John K. Whitmore

University of Michigan

 

HỘI TAO ĐÀN:

Thi Ca, Vũ Trụ Luận, và Nhà Nước

Dưới Thời Hồng Đức (1470-1497)

 

Ngô Bắc dịch

 

       Một phần ba cuối cùng của thế kỷ thứ 15 đă chứng kiến sự vươn trội bật lên (nếu không phải quyền lực) của giới văn nhân học giả (scholar-literati) tại triều đ́nh Việt Nam ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay).  Đây là sự kiện thứ nh́ trong lịch sử từng hồi của sự sử dụng của Việt Nam các học giả theo kiểu Trung Hoa cho công việc thư lại.  Song, lần xảy ra đầu tiên, hồi giữa thế kỷ thứ 13, đă chứng kiến các nhà lănh đạo và các học giả trong một khung cảnh Phật Giáo.  Giờ đây nhà lănh đạo vĩ đại Lê Thánh Tông đă chuyển hóa quốc gia Đại Việt theo h́nh ảnh của ông về nhà nước triều Minh hiện đại đương thời tại Trung Hoa.  Ông đă thiết lập tân Khổng học làm học thuyết chính thống của quốc gia, đặt ra các cuộc khảo thí dựa trên học thuyết chính thống này, và đă sử dụng các học giả thành đạt làm nhân viên tham mưu cho cơ cấu thư lại mới mà ông đă  thúc giục. 1

       Trong khi đó, hai thế kỷ từ thứ 13 đến 15 cũng đă chứng kiến một sự thay đổi đồng thời trong bản chất của thi ca được viết ra bởi giới tinh hoa Việt Nam.  Các nhà thơ này tiếp tục sử dụng cùng h́nh thức thi ca, tức thể Thơ Đường Cận Đại của Trung Hoa (xem bài viết của tác giả Taylor trong cùng số báo này) nhưng đă chuyển hướng tiêu điểm trong sự trước tác của họ qua ḍng thời gian.  Trong khi hai thế kỷ trước đó họ đă di chuyển từ các đề tài Phật Giáo siêu thoát để tập trung vào các cảnh trí vật lư cụ thể, giới văn nhân thế kỷ thứ 14, được hướng dẫn bởi các tác phẩm của học giả Trung Hoa thế kỷ thứ 9, Han Yu, đă chọn các mối quan tâm đương đại làm trung tâm cho việc trước tác của họ.  Các sự xáo trộn trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 15 đă dẫn đến một sự ẩn dật giữa các nhà thơ cho tới khi một chủ trương tích cực đạo lư của các nhà tân Khổng học xuất hiện sau đó trong thế kỷ này. 2 Trong khi phía Việt Nam có vay mượn các h́nh thức và tiền lệ Trung Hoa cùng tham khảo “bách khoa về sự thông thái được ghi chép lại” của Trung Hoa hầu để đối đầu với các t́nh huống của chính họ, họ vẫn không chấp nhận bản thân thế giới quan của Trung Hoa. 3 Chỉ với sự chuyển hóa chính trị của thập niên 1460 mà học thuật Trung Hoa cổ điển trước đây mới trở thành một hệ thống tín ngưỡng tân Khổng học măn khai và sẽ được phản ảnh trong thi ca của các học giả.

       Lần đầu tiên, một nhà lănh đạo Việt Nam khởi sự áp đặt một đường hướng tư tưởng trên dân chúng nước Đại Việt.  Ông cũng cầm đầu một văn hóa tich cực cao độ đă lôi kéo một cách nhiệt t́nh giới văn nhân vào chính quyền của ông.  Đặc biệt, Lê Thánh-tông đă nhấn mạnh đến một sự hợp thức trung hoa trong quan hệ thân thích và tang lễ.  Ông đi theo chủ thuyết chính thống tân Khổng học của triều đại nhà Minh đương thời bên Trung Hoa bằng việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quan hệ cha-con (và từ đó, vua-thần dân).  Các viên chức mới trong chế độ của ông đă phải được chứng nhận về tác phong cá nhân của họ trong khía cạnh này trước khi nhận lănh nhiệm vụ.  Với các khuynh hướng song phương trong quan hệ thân thích Việt Nam, Thánh–tông nhấn mạnh đến chế độ phụ hệ (patrilineality) và con trai trưởng thừa kế (primogeniture), đặc biệt trong nghi lễ hương hỏa [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (thờ cúng tổ tiên). 4 Ông đă muốn đặt người dân của ông nằm trong khái niệm Trung Hoa thời nhà Minh về thế giới.

 

I. Các Nhà Thơ và Chức Vụ

       Trường hợp đầu tiên chúng ta biết được về việc chức vụ chính thức và thi ca hợp nhất với nhau đă xảy ra trong năm 1468.  Hai người trúng tuyển, Đỗ Nhuận và Quách Đ́nh Bảo, trong các cuộc khảo thí gần nhất hai năm trước đó, đă đi cùng với nhà vua và triều thần của ông trong một chuyến du hành về quê quán tổ tiên hoàng gia.  Trên đường đi, nhà vua và các triều thần đă đối đáp các câu thơ của nhau và, trong hành tŕnh, đă biên soạn thành tập Anh Hoa Hiếu Trị Thi Tập [Collection of poetry on the splendor of filial piety in the government]. 5 Câu chuyện này thiết định âm điệu cho ba thập niên theo sau: một vị quân vương văn học, các học giả trẻ sáng chói, thi ca và triết lư Khổng học.

       Hai học giả trẻ này (và một số các học giả khác trong các thập niên này) có được sự chú ư của nhà vua của họ, như chúng ta đă ghi nhận, qua việc chứng tỏ xuất sắc trong các cuộc khảo thí với một nội dung nặng về văn chương.  Vay mượn từ Trung Hoa và rập khuôn theo cách thức của nhà Minh, các cuộc khảo thí này bao gồm: 1) các sách Khổng học chính yếu (Tứ Thư và Ngũ Kinh); 2) các tài liệu chính thức; 3) thi ca; và 4) một câu hỏi về chính sách quan trọng.  Bản thân vua Thánh Tông đă thiết lập các cuộc khảo thí này một cách vững chắc trong khung cảnh chính quyền và giờ đây đă thu hái được các phần thưởng của chúng.  Phần thi ca đă chỉ định công khai thể thơ sẽ được dùng: về h́nh thức của Thi (tiếng Hán là Shih), phải là thể thơ Đường, và về h́nh thức của Phú (tiếng Hán là Fu), phải là thể phú của nhà thơ Lư Bạch (Li Po) bất tử của cùng triều đại nhà Minh. 6

       Trong việc tái cấu trúc chính quyền của Đại Việt, vua Thánh Tông đă vay mượn một cách trực tiếp từ cấu trúc thư lại nhà Minh vốn được thiết lập tám mươi năm trước.  Tuy nhiên, ông đă thực hiện các sự điều chỉnh trong cấu trúc này để thích nghi nó với các thực tại của Việt Nam và với các ư muốn của chính ông.  Một thí dụ cụ thể về ư muốn của chính nhà vua liên hệ ở đây liên quan đến Viện Hàn Lâm (tiêng hán là Han-lin).  Văn pḥng thư kư này nằm bên cạnh ngai vàng, và vua Thánh Tông đă ban cho nó một ngạch trật cao trong cấu trúc Việt Nam hơn là nó giữ trong cấu trúc Trung Hoa. 7 Khi ông mới lên nắm giữ quyền hành hồi đầu thập niên 1460, vua Thánh Tông đă sử dụng Viện Hàn Lâm này như nhiệm sở cho các cố vấn văn nhân của ông.  Với các vị cố vấn sát cận này, nhà vua trẻ đă có thể khắc phục chế độ quả đầu (oligarchy) vốn đă từng khống chế triều đ́nh trong hai thời trị v́ trước (kể từ thập niên 1430).  Một thập niên sau, khi sự kiểm soát nằm vững chắc trong tay của ông, vua Thánh-Tông đă khởi sự tập trung quanh ông bằng các học giả trẻ xuất sắc và bổ khuyết Hàn Lâm Viện bởi họ.  Ngoài ra, cơ quan Đông Các được dùng để trợ giúp nhà vua trong các vấn đề thư kư cũng như bao gồm các học giả như thế.

       Một dấu hiệu về các vai tṛ được đóng giữ bởi các cơ quan thư kư này có thể được nh́n thấy hồi đầu năm 1481 trên vấn đề triều cống Trung Hoa.  Trong cuộc thảo luận của Triều Đ́nh, một vị thượng thư có ghi nhận rằng các tài liệu về các phái bộ như thế được soạn thảo trước tiên bởi Hàn Lâm Viện và sau đó được kiểm tra bởi Đông Các trước khi triều đ́nh thanh sát chúng. 8 Đôi khi, cácViên chức của Hàn Lâm Viện được cử nhiệm cho các công tác khác, thí dụ, đến các tỉnh để giúp giảm bớt nạn đói hay khảo sát các vụ án pháp lư. 9 Các người từ cả Hàn Lâm Viện lẫn Đông Các cũng hành động một cách cá nhân trong một số công việc học thuật.  Họ đă đóng các vai tṛ quan trọng trong các cuộc khảo thí ba năm một lần, phụ trách các bài thi đă hoàn tất. 10 Trong năm 1492, vua Thánh-Tông khởi sự phái các học giả này đi t́m kiếm các học sinh giỏi tại bốn tỉnh Châu Thổ sông Hồng bao quanh kinh đô. 11 Họ cũng đă viết các bài thơ tặng một sứ giả Trung Hoa đên giă từ, 12 đệ tŕnh các văn thư lên nhà vua, 13 và thực hiện các đự án quan trọng. Công việc sau cùng này bao gồm cả việc biên soạn quyển Thiên Nam Dư  Hạ Tập nghiêm trang và sự biên soạn các bia kư tưởng niệm các người trúng tuyển các cuộc khảo thí. 14 Các viên chức tại Hàn Lâm Viện và Đông Các cũng tham gia trong các sứ bộ sang Trung Hoa. 15  Và họ phục vụ nhà vua của họ -- một thí dụ về sự gần gủi trí thức giữa vua Thánh-Tông và các học giả của ông có thể được nhận thấy trong một cuộc đối thoại triết lư đă diễn ra giữa ông và một viên chức Hàn Lâm Viện tháp tùng trong đại chiến dịch đánh Chiêm Thành năm 1471. 16

       Vào thập niên 1490, vua Thánh Tông chính v́ thế đă tụ tập quanh ông các người trúng tuyển khảo hạch hàng đầu từ ba thập niên trước.  Nhập thế [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] chính là phong cách của thời đại (xem bài viết của Taylor trong cùng số báo này).  Giờ đây 50 tuổi, nhà vua khởi sự xem là nghiêm chỉnh sự biên soạn các tác phẩm thi ca của triều đ́nh của ḿnh.  Trong các năm 1494/1495, ông và các học giả của ông đă hợp soạn tập Ngự Chế Quỳnh Uyển Cửu Ca trong các phiên họp tại Triều Đ́nh. 17 Các nhà thơ này, cùng với nhà vua của họ, đă được hay biết bởi hậu thế là “Nhị Thập Bát Tú: Hai mười tám vị sao sáng” và đă tạo thành hội Tao Đàn (Altar of Literature) nổi tiếng.

       Song các quyển niên sử chỉ ghi chép sự biên soạn tuyển tập và ghi danh tính của hai mươi bảy (không phải hai mươi tám) học giả của Hàn Lâm Viện và Đông Các đă từng làm việc với vua Thánh-Tông về tác phẩm đó.  Không có sự đề cập đến “Nhị Thập Bát Tú” hay nhóm Tao Đàn.  Các nhóm chữ này cũng không xuất hiện trong các lời b́nh luận được đưa ra về thời trị v́ của vua Thánh Tông không lâu sau khi nhà vua băng hà. 18 Lê Quư Đôn và Phan Huy Chú, hai học giả Việt Nam lần lượt thuộc thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, cũng không đề cập ǵ đến hội Tao Đàn.  Tuy nhiên, cả hai đều nói đến hai mươi tám văn nhân. 19 Mặt khác, đính kèm bản thân tuyển tập là lời giới thiệu của hoàng triều và một bài kết luận bởi một viên chức của Hàn Lâm Viện, mỗi phần đều có nói về “Nhị Thập Bát Tú”. Nhân viên của Hàn Lâm Viện viết phần kết luận cho tuyển tập, Đào Cử, có cho hay rằng nhà vua “đă đặc biệt lựa chọn hai mươi tám … bởi v́ có bảy chùm sao tại mỗi phần tư của bàu trời và có bảy vị thượng thư tài giỏi tại mỗi một phần tư của Vân Đài (Cloud Tower) nhà Hán”. 20

       Không rơ là liệu con số “hai mươi tám” này có kể cả nhà vua hay không.  Các nguồn tài liệu sau này đă giả định là không và đă bổ túc một tên vào danh sách.  Chỉ dựa trên danh sách hai mươi bẩy người không thôi, chúng tôi nhận thấy một ưu thế áp đảo của các người trúng tuyển và học giả gần đó đến từ Châu Thổ sông Hồng bao quanh kinh đô.  Hai mươi người đă trúng tuyển các cuộc khảo hạch trong mười lăm năm trước, gia nhập cùng với chỉ bốn học giả lớn tuổi hơn từ các thập niên 1460 và 1470. Hai mươi sáu người đến từ vùng Châu Thổ (mười một người từ khu vực phía bắc kinh đô, tám từ khu vực phía đông, năm từ phía nam, và hai từ phía tây); chỉ có một người đến từ khu vực ngoại vi (Thanh Hóa ở phía nam). 21

       Song, mặc dù hai mươi bẩy vị này chắc chắn mang tính chất đại diện, họ không phải bao gồm tất cả các học giả, hay ngay cả tất cả các học giả quan trọng, tại hai văn pḥng biên tu này.  Những học giả khác, đặc biệt là Đàm Văn Lễ và Đào Cử, đều khá quan trọng và thân cận với nhà vua nhưng không tham dự vào thi ca của dự án đặc thù này.  Trong thực tế, ba trong năm học giả chịu trách nhiệm cho tập Thiên Nam Dư Hạ Tập không nằm trong số hai mươi bẩy v́ sao, cũng như sáu trong mười người làm việc trên bia kư dành cho các người trúng tuyển. 22 Trong các tháng sau khi hoàn tất tập Quỳnh Uyển Cửu Ca, vua Thánh-Tông cũng soạn thảo các quyển Cổ Tâm Bách Vịnh Thi (Một Trăm Bài Thơ Về Tâm Điểm Của Thời Cổ Đại) và Cổ Kim Cung Từ Thi (Các Bài Thơ Trong Cung Điện về quá khứ và hiện tại), với bốn trong số hai mươi bẩy học giả thuộc nhóm Tao Đàn cộng thêm Đào Cử. 23

       Trong ṿng một năm sau tuyển tập kể sau, vua Thánh-Tông băng hà.  Ông đă giữ hai học giả thuộc Đông Các, Thân Nhân Trung và Đào Cử, ở gần ông trong suốt cơn đau bệnh, và một người trong họ, ông Trung, đă soạn thảo bia kư cho lăng của vị vua quá cố. 24

       Từ đó đă chấm dứt một mối quan hệ độc đáo trong niên sử hoàng triều của Đại Việt.  Nó đă trở nên nổi tiếng trong các thế kỷ sau một cách thuần túy như hội Tao Đàn với Nhị Thập Bát Tú của nó, một vị vua và triều đ́nh của ông tận tụy với văn chương.  Có lẽ điều đó c̣n đáng chú ư hơn thế.  Bởi đó là lần duy nhhất mà tôi hay biết trong lịch sử Việt Nam, một nhà vua vững chăi đă lựa chọn việc quy tụ quanh ông các học giả trẻ xuất sắc và để tương tác với họ.  Các văn pḥng của Hàn Lâm Viện và Đông Các tiến tới việc đóng một vài tṛ quan trọng trong chính quyền Việt Nam suốt niên hiệu Hồng Đức vĩ đại (1470-1497), giai đoạn thứ nh́ của thời trị v́ ba mươi bẩy năm của của vua Thánh-Tông.  Cùng với vài học giả lớn tuổi hơn, có uy tín, nổi bật là Thân Nhân Trung 75 tuổi, và Đào Cử 45 tuổi, hai mươi đến ba mươi học giả trẻ tuổi hơn, một số trong lứa tuổi 20, đă có một sự tiếp cận gần gũi với nhà vua.  Như chúng ta sẽ nhận thấy bên dưới, họ đă đối họa thơ của ông trên một loạt các đề tài và hoàn tất tập Quỳnh Uyển Cửu Ca.  Mối quan hệ này giữa nhà vua và học giả đă là một nét nổi bật của thời trị v́ và tạo thành căn bản cho các thành tựu học thuật vĩ đại của thời Hồng Đức.

       Sự băng hà của nhà vua đă chấm dứt mối quan hệ và với nó các thành quả.  Con trai vua Thánh-Tông, Hiển-Tông, lên nối ngôi, và các học giả vẫn tiếp tục các vai tṛ của họ, bảo tồn các thành quả trước đây.  Vị vua mới đă không có các sự quan tâm học thuật mạnh mẽ của vua cha và hơn nữa, cai trị chỉ có bảy năm.  Trong các sự xáo trộn tiếp theo sau sự băng hà của Hiển-tông trong năm 1504, các học giả của Hàn Lâm Viện và Nội Các tan tác trong gió, nói chung biến mất khỏi các tài liệu ghi chép. 25 Song các học giả này và vị vua của họ đă để lại một di sản mà các vị vua kế ngôi và các học giả gắng sức một cách vô ích để tái lập.

 

II. Thi Ca và Vũ Trụ Luận

       Vào cuối thế kỷ thứ 15, cả h́nh thức lẫn nội dung thi ca làm ra bởi vua Thánh-Tông và các học giả của ông có nguồn gốc từ Trung Hoa.  Các thế kỷ trước đă chứng kiến sự chấp nhận và sự sử dụng liên tục thể Thơ Đường Cận Đại, thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú (xem bài viết của Taylor trong cùng số báo này).  Thể thơ này trở nên nổi tiếng nhờ các nhà thơ Trung Hoa vĩ đại thuộc thế kỷ thứ 8, Lư Bạch (Li Po) và Đỗ Phủ (Tu Fu). 26 Vua Thánh-Tông, như chúng ta đă ghi nhận, đă quy định thể thơ của Lư Bạch cho các kỳ khảo hạch.  Chính v́ thế chúng ta nhận thấy tập thơ Xuân Vân Thi Tập (Tập Thơ Mây Mùa Xuân) của vua Thánh-tông, được soạn thảo trong năm 1496 khi o6ng hân hoan biểu dương các phong cảnh trong vương quốc của ông.  Đối với học gia Việt Nam thế kỷ thứ 19, Phan Huy Chú, các bài thơ này đă là “các lời thơ và tư tưởng hănh diện và đầy khí lực bay bổng như các con bướm”.  “Các từ ngữ bao quát [và] các câu thơ đẹp”, ông Chú đă suy nghĩ, “các tác phẩm mà không có nhà lănh đạo nào từ thượng cổ [đến nay] có thể tương xứng được!”. 27  

       Vua Thánh-Tông tự ḿnh làm ra các bài thơ, cùng với Thái Tử và các hoàng tử khác của ông, và với các viên chức của Hàn Lâm Viện và Đông Các.  Trong một trường hợp, tuyển tập Cổ Tâm Bách Việt nêu ra ở trên, nhà vua đă lấy các câu thơ lịch sử của nhà thơ Trung Hoa thời nhà Minh, Ch’ien Tzu-I, và họa [tiếng Việt trong nguyên bản chú của người dịch] lại chúng.  Điều này có nghĩa ông chấp nhận chủ đề và vần của bài thơ hiện hữu và viết các câu thơ đối lại.  Sau đó ông yêu cầu hai trong số các học giả của Hàn Lâm Viện/Nội Các của ḿnh họa bài thơ do nỗ lực của chính ông và hai người khác b́nh luận trên kết quả và phê b́nh câu thơ. Ông Chú nghĩ rằng chúng là các bài thơ hay. 28

       Nằm ở trung tâm của tất cả các nỗ lực văn chương này là tập Quỳnh Uyển Cửu Ca.  Được viết bằng tiếng Hán (chứ không phải chữ Nôm), đó là một tác phẩm thi ca chủ yếu của thời Thánh Tông trị v́ và cho thấy nhà vua và các học giả của ông đưa ra một quan điểm nhất thống của họ về vũ trụ và bản chất của nó.  Quan điểm này được nêu ra vào lúc chấm dứt thời trị v́ ba mươi bẩy năm của vua Thánh-Tông và đại diện cho điều mà ông đang nỗ lực để đạt được tại quốc gia của ông.  Ông và các người đồng xứ của ông thuộc Hàn Lâm Viện/Nội Các , tôi nghĩ có thể dùng lời lẽ này một cách an toàn, đă tổng hợp sự phát biểu quan trọng và có lẽ mạch lạc nhất của thời Hồng Đức về thế giới theo mắt nh́n của họ.

       Vua Thánh-Tông đă quyết định trên tiến tŕnh này vào lúc hai vụ mùa gặt hái tốt đẹp đi liền nhau, loại sự việc mà, ông cảm thấy, chứng minh cho sự cai trị của ông.  Đây đă là những ǵ dẫn dắt đến việc soạn bài thơ thứ nhất vào năm 1468, và hai năm sau đó nhiều thi ca hoàng triều đă đánh dấu một vụ mùa nông nghiệp tuyệt hảo -- chuyển đi thông điệp rằng sự cai trị của ông th́ hợp Đạo [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], các lực tự nhiên và đạo lư, và rằng mọi việc đều tốt đep. 29 Giờ đây, một phần tư thế kỷ sau đó, vua Thánh-Tông khởi sự xác định bằng các phương pháp văn chương trào lưu đạo lư của vũ trụ và để chứng tỏ rằng vương quốc của ông đă thích hợp với trào lưu này như thế nào.  Sự tŕnh bày văn chương đă không chỉ là một sự triển khai nghệ thuật về thế giới mà là một hành vi đă tham dự cùng với đạo lư để xác định vũ trụ.  Thi ca tạo thành một phần quan trọng của các cuộc khảo thí chính là v́ lư do này, và vua Thánh-Tông đă hội họp với các kẻ trúng tuyển trẻ tuổi của ông để tạo ra lời phát biểu chung của họ về sự thành công của vương quốc của ông.

       Theo các niên sử, Thánh-Tông, với tư cách nhà vua, đă chỉ huy hai mươi bẩy viên chức Hàn Lâm Viện / Đông Các họa thơ của ông.  Các câu thơ của ông nói về các nhà cai trị và các thượng thư, người can đảm và thông thái, các ma thuật, và biến việc viết văn, biên chép, và các tṛ giải trí thành văn chương nghiêm chỉnh. 30 Theo các nguồn tài liệu văn chương, mặt khác, Thánh-Tông không phải làm vua mà làm Nguyên Soái [tiêng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] đă tổ chức hội Tao Đàn [Đàn Thờ Văn Chương: Altar of Literature] và đă tuyển chọn hai mươi tám nhà thơ phục vụ ông, với hai người trong họ, Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận, làm Phó Nguyên Soái.  Hai mươi tám người này đă họa các bài thơ của ông, và hai người phụ tá b́nh luận tất cả  nỗ lực. 31

       Vua Thánh-Tông, ngồi một cách tĩnh lặng như ông nói với chúng ta, đă lựa chọn chín đề tài và đă viết bài thơ mở đầu cho mỗi đề tài.  Hai mươi bảy/hai mươi tám nhà thơ của ông tiếp nối với các nỗ lực của họ viết ra một tổng số hơn 250 bài thơ.  Theo lời của nhà vua, “Đối với mỗi bài thơ, chúng tôi đă lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận, [và] các âm vận của chúng tôi rung lên tựa như rèn luyện kim loại.  Chúng tôi đưa các câu thơ cho nhau xem.  Tim chúng tôi thật quá vui mừng, {và} chúng tôi đọc mỗi bài thơ hai hay ba lần”.  Trong đầu óc của ông, thi ca này th́ nghiêm chỉnh và có tính chất giáo huấn, giống như thi ca của các hoàng đế Trung Hoa huyền thoại, vua Nghiêu và vua Thuấn, không lăng mạn như thi ca thời nhà Tống và nhà Ngụy. 32 Như đă ghi nhận, vua Thánh-Tông đặt đề tài và lược đồ thi vận, và các người khác làm theo đó.  Thí dụ, trong bài thơ thứ nhất, vần là ăng (xem thí dụ 1), và các câu thứ nhất, thứ nh́, thứ tư thứ sáu và thứ tám phải hợp vần với nó: do đó, [như] năng, đăng, thăng, hoăng,căng.  Mỗi một viên chức sau đó dùng cùng năm từ ở cùng các vị trí (mặc dù không nhất thiết phải cùng nghĩa – thí dụ, ông Nhuận đă dùng chữ Căng như một tên gọi riêng) và đă viết một bài thơ khác trên cùng chủ đề.  Tuy nhiên, trước tiên các viên chức đă b́nh luận về bài thơ của nhà vua.  Đối với Nguyễn Xung Xác [?], bài thơ đầu tiên của nhà vua th́ “hoàn toàn tự nhiên”, “chính trực” và “thanh nhă”. Hai Phó Nguyên Soái, Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận, đă nh́n ư định của bài thơ nhằm “truyền tải sự sáng chói”, lời lẽ của nó “nêu lên các thành quả”, ư nghĩa của nó “sâu xa và tràn đầy sự chân thật”, và tổng quát tác động của nó th́ “tuyệt diệu”.  Sau khi ông Trung và ông Nhuận lần lượt họa bài thơ của ông, vua Thánh-Tông đă đáp lại cùng cách như thế.  Công việc của họ đă tạo ra, đối với ông, h́nh ảnh của cảnh trí đẹp đẽ và  “tranh đua với mây chở gió” (về thơ của ông Trung), và “một bản chất ḥa b́nh” và “một tính khí khiêm nhường” (về thơ của ông Nhuận). 33 Các sự đáp ứng này là một h́nh thức nghệ thuật tự bản thân chúng.

       Chín loại đề tài được đặt ra bởi vua Thánh-Tông bao hàm bản chất của vũ trụ như ông và các viên chức của ông nh́n nó. 34 Đề tài đầu tiên, “Phong Niên” (xem thí dụ 1), bàn về những năm phong phú mà họ đă chứng kién.  Sự phong phú này đă đánh dấu vai tṛ của nhà vua trong chu kỳ thiên nhiên, sự tràn trề của các mùa màng và đặc biệt các vụ gặt hái.  Sự tràn đầy này không phải là khách quan hay xa xôi mà tương tác với động thái của con người và đáp ứng với đạo lư trong tư tưởng và hành động của con người.   Hai câu đầu tiên trong bài thơ của nhà vua diễn tả sự khiêm tốn và biết ơn:

Truyền bá đức độ [và] ban bố ḷng nhân từ, [chúng ta vẫn] tin rằng [chúng ta] không có năng lực,

Song Trời oai nghiêm chuẩn câp sự thịnh vượng: các mùa bội thu liên tiếp.

       Hai Phó Nguyên Soái của ông đă đối đáp điểm này bằng việc vạch ra rằng các hành động của nhà vua là nguyên do:

Vươn tới Trời cao, đức độ của Hoàng Đế ảnh hưởng một cách huyền bí đến mọi quyền lực,

Ḥa hợp và đáp ứng với các dấu hiệu thuận lợi, mọi hạt mầm đều lớn mau. (ông Trung)

 

Các thửa ruộng của trời ḥa hợp với các điềm triệu và các năng lực của Hoàng Đế,

Các số thu hoạch tuyệt hảo trên sân đập lúa [và] tại các khu vườn [xảy đên] trong các mùa gặt hái liên tiếp. (ông Nhuận)

       Trời và các hành vi tốt lành của nhà vua kết bện vào nhau để tạo ra sản lượng nông nghiệp phong phú và liên tục. 35

 

Thí dụ 1

Phép họa một bài thơ

Phong Niên

 

1. Lê Thánh-tông                                                                  2. Thân Nhân Trung                                                                    3. Đỗ Nhuận

Bá đức thi nhân tín vị năng,                                        Cách thiên đế đức diệu toàn năng,                                                   Thiên điền hiệp triệu thánh toàn năng,

Hoàng thiên tích phúc lũ phong đăng.                        Hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng.                                                    Trường phố gia ḥa tuế lũ đăng.

Đường đường đoan sĩ tram anh mỹ,                           Đổng chiếu nghiên xuy kim tác giám,                                              Chí trị nhật long phong tập lợi,

Tỏa tỏa ngoan phu pháp lệnh thằng.                           Lạc văn dược thạch mộc ṭng thằng.                                                 Hưu trưng thời ứng vũ như thằng.

Hạ huấn Thang h́nh thời giám giới,                           Cửu trù khắc tự di-luân đốc,                                                             Cửu niên hữu tích bang trừ tiễn,

Văn mô vũ liệt nhật khôi hoằng.                                 Thứ tích hàm hi đế nghiệp hoằng.                                                         Tứ hải vô ngu đế nghiệp hoằng.

Cầm nguyên băo noàn hưu trưng ứng,                       Trị hiệu dũ long tâm dũ thận,                                                           Lân bút đại thư Hồng Đức thụy,

Túc dạ cần cần dũ chiến căng.                                    Ưu dân cần chính nhật căng căng.                                                  Khu khu Đường sử lậu Ngô Căng.

Trích từ Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên (Sàig̣n: Quốc Học Tùng Thư, 1961), tập I, 114-118.

 

       Tâm điểm của ư nghĩ và hành động con người này chính v́ thế là nhà vua và tác phong của ông ta.  Từ đó, đề tài thứ nh́, “Quân Đạo” khảo sát ngôi vua và trách nhiệm của ngôi vua trong vương quốc.  Đây là vị trí trung gian điều giải then chốt trong vũ trụ, đứng giữa con người và thiên nhiên và giúp vào việc xác định t́nh trạng của bản thân thiên nhieên.  Như bài thơ của nhà vua đă viết, trong bản phiên dịch tuyệt hảo của Huỳnh Sanh Thông,

       Ponder the Ruler’s Way with utmost care,

       Feed men on earth, fear Heaven throned above.

       Protect the realm – walk in the ancients’ steps,

       Cleanse cravings from the heart – go on no hunt.

       Wide choice of talents spread the scholar’s faith,

       Weapons in plenty build the soldier’s pride.

       Light your jade torch and see your subjects’ needs,

       May we and all our neighbors live at peace. 36

 

       "Đế vương đại đạo cực tinh nghiên

Hạ dục nguyên nguyên thượng kính thiên

Chế trị bảo bang tư kế thuật

Thanh tâm quả dục tuyệt du điền

Bàng cầu tuấn ngải phu văn đức

Khắc cật binh nhung trọng tướng quyền.

Ngọc chúc điều hoà hàn noăn tự

Hoa di cộng lạc thái b́nh niên".

(Ngự chế Quân đạo thi) [Nguyên bản bài thờ Việt Hán này do người dịch sưu tầm và bổ túc cho đầy dủ]

 

       Sự thi hành của nhà vua cả trong nghi lễ lẫn việc quản trị chính quyền sẽ, vua Thánh-Tông tin tưởng, làm ra sự khác biệt giữa một thiên nhiên hiền ḥa và một thiên nhiên hiểm độc, giữa các vụ thu hoạch tốt và xấu. 37

       Song nhà vua không một ḿnh điều hành nhà nước.  Ông ta lệ thuộc vào các viên chức cao cấp của ḿnh để có các thành quả tốt trong việc bảo đảm sự quản trị quốc gia và nghi lễ duy tŕ được Đạo.  Từ đây, đề tài thứ ba, “Thần Tiết”, đă hướng tiêu điểm đến các thượng thư của nhà vua và đức độ của họ.  Các bầy tôi tốt là một thành tố kết hợp thiết yêu cho việc giữ ǵn thiên nhiên tiến triển đúng cách của nó.  Công vụ đứng trước lạc thú, và nhà vua đă kêu gọi các viên chức của ông hăy “quay trở về Trời”. 38 Đề tài thứ; tư, “Minh Lương”, cũng nhắm vào vấn đề này: nhà vua phải “xuất sắc” và các viên chức của ông [phải] “tài t́nh”. Hai b́nh diện, nhà cai trị và thần dân, phải cộng tác tốt đẹp với nhau hầu vươn được tới Đạo từ vị trí của mỗi người và để bảo đảm trào lưu tự nhiên.  Nơi đây, vua Thánh-Tông đă lần ngược lại ông nội của ông (Lê Lợi) và cha ông (Lê Thái-Tông) và các thượng thư tài giỏi của họ, đứng đầu là Nguyễn Trăi.  Trong thực tế, ông đề cập tới Thân Nhân Trung và con trai ông Trung là các kẻ cũng đă phục vụ tại Hàn Lâm Viện. 39

       Nhưng nhà nước liên quan đên nhiều điều khác hơn nhà vua và các thượng thư của ông ta.  Lời nói cũng phải truyền ra ngoài để ảnh hưởng đến những người danh vọng và những người thông thái khắp nước. Đề tài thứ năm, “Anh Hiền”, nhắm vào vấn đề này, vai tṛ của các nhà lănh đạo địa phương trong quốc gia và xă hội.  Họ cũng thế, phải tuân hành theo vai tṛ của nhà vua của họ trong vũ trụ và bảo đảm rằng  các địa phương của họ cũng thi hành tương tự.  Đề tài thứ sáu, “Kỳ Khí”, thảo luận về các kẻ hành nghề phù thủy và các pháp thuật kỳ lạ cũng phải được mang vào khuôn phép của Đạo, không để gây bất kỳ sự tổn hại nào đến nó.  Các đề tài thứ bảy và thứ tám, “Thư Thảo” và “Văn Nhân”, xét đến các tác phẩm và các văn gia, cũng đặt họ trong khung cảnh đạo lư.  Sau cùng, sự tăng trưởng của thực vật, các loài hoa, được tŕnh bày nơi đề tài thứ chín, “Mai Hoa”, mang chúng ta trở lại thế giới thiên nhiên và vẻ đẹp của nó. 40

       Chín đề tài “Chín Bài Hát”, cùng nhau kết buộc đạo lư của hành vi của con người, đặc biệt đạo lư của nhà vua, với sự phát triển của thế giới vật thể.  Trời, Đất, và Người được liên kết, và một dân tộc xứng đáng với những ǵ mà các thành tố đă gây ra trên họ.  Sự ngay thẳng về đạo lư của vũ trụ có nghĩa rằng nghi lễ và sự cai trị của nhà vua có thể hoặc duy tŕ hay làm xáo trộn sự ḥa hợp của nó.  Từ đây, các mùa thu hoạch phong phú đă phô bày dấu hiệu với  vua Thánh-Tông về sự thành công của ông, và thi ca có nghĩa để biểu lộ sự vẹn toàn đạo lư này mà, theo định nghĩa, theo đó đă hiện hữu.

 

III.  Các Tác Phẩm Khác Của Thời Đại

       Chính v́ thế, vào cuối thế kỷ thư 15, giới tinh hoa văn nhân tại Việt Nam đă tham gia một cách tích cực vào thế giới quan Khổng học Trung Hoa.  Được cầm đầu bởi nhà vua của họ, Lê Thánh-Tông, giới tinh hoa này đă chứng kiến đất nước Đại Việt của họ như một phần của vũ trụ được mô tả trong thế giới quan này.  Thi ca đă trở nên một loại nghi lễ theo đó h́nh thức đă dược bày ra một cách mănh liệt và nội dung đ̣i hỏi một lập trường đạo lư thành thực.  Trong sự hoàn hảo của nó, thi ca này có nghĩa lập lại bằng chữ nghĩa các lực vận hành trong vũ trụ.

       Song hệ thống tín ngưỡng này đă được chấp nhận bởi giới tinh hoa và đă được áp đặt lên trên người dân Việt Nam nói chung.  Nó đă có ảnh hưởng tại triều đ́nh ở Thăng Long chưa đến bẩy mươi năm, và chỉ với vua Thánh-Tông, triều đ́nh mới bắt đầu mang dân chúng vào trong vũ trụ này.  Một cách tự nhiên, các tín ngưỡng khác vẫn hiện hữu.  Trong thập niên 1490, cùng các năm với các thành quả thi ca của nhóm Tao Đàn, các ấn bản mới của các tác phẩm trước đó đă xuất hiện.  Một quyển, Việt Điện U Linh Tập của Lư Tế Xuyên, ghi chép các câu chuyện về các quyền lực tinh thần quan trọng của vương quốc Việt.  Nó đă phản ảnh các niềm tin mạnh mẽ nơi sự thờ cúng thần linh địa phương và đă xác định vương quốc bởi các vị thần linh này như một sự hợp nhất vô hạn.  Trong ấn bản mới, Nguyễn Văn Trất đă bổ túc thêm bốn truyện vào bản nguyên thủy của năm 1329 và đă giữ tồn tại hệ thống tín ngưỡng này từ thời có các cuộc xâm lăng của Mông Cổ hai trăm năm trước đó.  Tuy thế, trong những năm khi vua Thánh-Tông thiết lập chính quyền của ông tại các làng xă, Nguyễn Văn Trất đă bổ túc sự quan tâm của triều đ́nh về sự bất ổn địa phương, nhu cầu về các sự ràng buộc gia đ́nh thích đáng, và lo âu về các nghệ thuật bí ẩn.  Đối với ông cũng thế, nhà cai trị th́ thiết yếu trong việc điều hành thích đáng của vương quốc. 41 Tác phẩm khác, quyển Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, xuất hiện cuối thế kỷ thứ 14 và bao gồm các câu chuyện giúp vào việc xác định một ư thức hệ mới, ư thức hệ về Thời Cổ Đại.  Mặc dù các nhà biên tập, Vũ Quỳnh và Kiều Phú, không có sự hiểu biết về gốc tích của bản văn và đă tu sửa nó đôi chút, quyển sách vẫn đại diện cho khuôn mẫu tư tưởng hiện hữu trước khi triều đ́nh chấp nhận tân Khổng học nhà Minh hiện đại. 42

       Từ đó, các truyền thống dân chúng, được chạm khắc ở vài mức độ bởi các học giả cuối thế kỷ thứ 15, đă hiện điện bên cạnh (hay đúng hơn bên dưới) học thuyết chính thống Khổng học cao cấp của vua Thánh-Tông và nhóm Tao Đàn của ông.  Kế đó trong thập niên đầu tiên của thế kỷ tiếp theo, mọi việc trở nên tan tác khi triều đ́nh bị xé nát bởi âm mưu và nội chiến.  Nhóm Tao Đàn bị giải tán và triết lư của nó bị đẩy sang một bên.  Sự tham gia chính quyền trở nên khó khăn.  Trong những năm này đă có xuất hiện một tuyển tập khác, quyển Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ, các câu chuyện kỳ lạ quay ngược về các sự xáo trộn của Việt Nam một thế kỷ hay hơn trước đó.  Nơi đây chúng ta có được một cảm giác về áp lực và sự căng thẳng phát sinh mà xứ sở và nền văn hóa của nó đă trải qua.  Các tín ngưỡng dân chúng hiện lên trên mặt.  Các quyền lực thiên nhiên và siêu nhiên trộn lẫn khi dân chúng đi t́m sự giải thích về các sự xáo trộn gia tăng quanh họ. 43 Tiếp đó, một thập niên sau, trong năm 1516, một phong trào quần chúng đă nổi dậy và chiếm cứ kinh đô Thăng Long.  Lănh đạo của phong trào, dưới tên Trần Cảo, nhà cai trị sau cùng của triều đại trước đây, tuyên bố là hóa thân của Indra (Đế Thích), vua các vị thần trong Phật Giáo Ấn Độ. 44 Phong trào này t́m cách trở lại thời trước khi có sự chấp nhận mô h́nh Trung Hoa và các tín ngưỡng Khổng học của nó.  Cố gắng loại bỏ vũ trụ đạo lư mà vua Thánh-Tông và nhóm Tao Đàn đă chủ trương, phong trào này đă t́m cách quay trở lại mối quan hệ xưa hơn giữa nhà vua và vũ trụ.

       Trong ṿng hai thập niên sau khi có sự băng hà của vua Thánh-Tông và sự châm dứt hội Tao Đàn và thời Hồng Đức vĩ đại của ông, sự nghi ngờ nặng nề đă hiện hữu đối với tương lai của di sản của nó.  Song mô h́nh Trung Hoa đă tồn tại tại Đại Việt.  Như thế nào? Tôi nghĩ rằng triều đ́nh nhà Mạc kế tiếp (1528-1592) đă thiết lập bản thân nó trên căn bản phục hồi di sản thời Hồng Đức. 45 Quan điểm chế ngự của tập Quỳnh Uyển Cửu Ca đă bắt rễ một cách vững chắc trong vương quốc và các tín ngưỡng thần linh cạnh tranh dần dần được bao gồm vào trong đó.

       H́nh thức thi ca được sử dụng bởi Nhóm Tao Đàn (cách gieo vần theo Thể Thơ Nhà Đường Cận Đại Thất Ngôn Bát Cú) sẽ tiếp tục là tiêu chuẩn trong văn hóa cao cấp đối với giới văn nhân Việt Nam xuyên qua bốn thế kỷ kế tiếp và cho đến thời hiện đại.  Nó đă trở thành, theo cách nói của tác giả Huỳnh Sanh Thông, “một tính chất có mặt khắp nơi (vô sở bất tại: omnipresent) của thi ca Việt Nam”. Với sự thích ứng mềm mại thể thơ này bởi người Việt Nam, thất ngôn bát cú căn bản c̣n là cách diễn tả quan trọng cho giới tinh hoa văn chương và văn hóa cao cấp của nó tại triều đ́nh và tại các địa phương ngay sau khi có cuộc chinh phục của người Pháp.  Giới tinh hoa này đă viết thơ như thế cho chính họ và cho bè bạn của họ, và thế hệ mới sẽ nổi dậy chống lại cách làm thơ theo quy định này, giờ đây là “lối cổ”./-     

___

CHÚ THÍCH

1. John K. Whitmore, Transforming Đại Việt, Politics and Confucianism in the Fifteenth Century (sắp xuật bản), Chương V.  Trần Quốc Vượng trong số tạp chí này rút ra một sự tương tự giữa đạo đức luận tân-Khổng học và đạo đức luận của chủ nghĩa Cộng Sản trong thời đại chúng ta, cả hai đều “độc đoán toàn trị về mặt ư thức hệ”.

2. John K. Whitmore, “From Chinese Scholarship to Confucian Belief in Vietnam”, The Vietnam Forum 9 (1987), 49-65; và Adopting Antiquity: Han Yu and Hồ Quư Ly in Vietnam (sắp xuất bản).

3. O. W. Wolters, “Historians and Emperors in Vietnam and China”, trong quyển Perceptions of the Past in Southeast Asia, biên tập bởi A. Reid và D. Marr, 75-85, 89. Southeast Asia Publications Series no. 4 (Singapore: Asian Studies Association of Australia, 1979).

4. John K. Whitmore, “Social Organization and Confucian Thoiught in Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies 15:2 (1984), 296-306; The Double Revolution: Land and Kinship in Fifteenth and Sixteenth Century Vietnam (sắp xuất bản), Chương V.

5. Whitmore (1987), 59; Transforming Đại Việt, Politics and Confucianism in the Fifteenth Century (sắp xuất bản), Chương V, phần F; Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, biên tập bởi Ch’en Ching-ho, quyển II (Tokyo: Tokyo Daigaku Toyo Bunka Kenkyujo Fuzoku Toyogaku Bunken Senta, 1984-1986), 674(8).

6. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 691, 696, 699; James R. Hightower, Topics in Chinese Literature (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1965), 26-29, 65-67.

7. John K. Whitmore, “Vietnamese Adaptions of Chinese Government Structure in the Fifteenth Century”, trong quyển Historical Interaction of China and Vietnam, biên soạn bởi E. Wickberg (Lawrence, KS: Center for East Asian Studies, University of Kansas, 1969) 6, 9-10.

8. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 713 (19).

9. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 763 (3), 739(2).

10. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 699 (3), 740 (4), 743 (9).

11. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 739 (4).

12. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 698-699 (1).

13. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 697 (21), 702 (6), 717 (7), 729 (22).

14. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 718 (13), 721-722 (21), 744 (17).

15. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 703 (13), 713 (16), 741 (2).

16. Whitmore, Transforming Đại Việt, Politics and Confucianism in the Fifteenth Century (sắp xuất bản), Chương V, phần G.

17. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 741-742 (3).

18. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 746-747.  Cũng xem bia mộ được trưng dẫn trong chú thích số 24 bên dưới.

19. Lê Quư Đôn, Đại Việt Thông Sử, quyển III của bộ Lê Quư Đôn Toàn Tập (Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 1978), 105; và Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, quyển IV (Hà Nội: Sử Học, 1961), 75.

20. Phan Huy Chú, quyển IV (1961), 75-76.

21. E. Gaspardone, “Bibliographie annamite”, Bulletin de l’École Franҫaise d’Extrême-Orient 34 (1934), 39 chú thích số 1.

22. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 718 (13), 721-722 (21).

23. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 742 (4), 743 (7); Gaspardone (1934), 39, 105.  Về Đàm Văn Lễ, xem Đinh Gia Khánh và các tác giả khác, Văn Học Việt Nam, Thế Kỷ Thứ X, Nửa Đầu Thế Kỷ Thứ XVIII, quyển I (Hà Nội: Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1978), 468-474.

24. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 742 (4), 745-747 (3), 756 (4); Bùi Huy Bích, Hoàng Việt Văn Tuyển, quyển II (Sàig̣n: Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa, 1972), 103-116 (q. 2, 3b-9b).

25. Trong năm 1505, nhà vua mới đă xử tử hai trong số các cựu thành viên của Hàn Lâm Viện v́ việc chống đối sự lên ngôi của ông ta; Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 781-782 (16).

26. Whitmore (1987), 51, 53, 55, 57-61; Hightower (1965), 65-67.

27. Phan Huy Chú, quyển IV (1961), 76-79; Gaspardone (1934), 106.

28. Phan Huy Chú, quyển IV (1961), 76; Gaspardone (1934), 105-106.  Về cách họa thơ, cũng xem Đinh Gia Khánh và các tác giả khác, quyển I (1978), 475.

29. Whitmore, Transforming Đại Việt, Politics and Confuciamism in the Fifteenth Century (sắp xuất bản), Chương V, các phần E-F.

30. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quyển II (1984-1986), 741-742 (3).

31. Garpardone (1934), 104-105; M. M. Durand và Nguyễn Trần Huân, Introduction à la Littérature Vietnamienne (Paris: Éditions G. – P. Maisonneuve et Larose, 1969), 71, cung cấp một sự giải thích về từ ngữ Tao Đàn.  Nó được rút ra từ nhan đề một bài thơ Trung Hoa nổi tiếng trong thời nhà Chu.

32. Phan Huy Chú, quyển IV (1961), 75.

33. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, quyển I (Sàig̣n: Quốc Học Tùng Thư, 1961), 115.

34. Phan Huy Chú, quyển IV (1961), 75.

35. Phạm Thế Ngũ, quyển I (1961), 114-118; Đinh Gia Khánh và các tác giả khác (1978), quyển I, 476-478, 488-489.

36. Huỳnh Sanh Thông, The Heritage of Vietnamese Poetry (New Haven: Yale University Press, 1979), 33.

37. Phạm Thế Ngũ, quyển I (1961), 114, 116-117.

38. Phạm Thế Ngũ, quyển I (1961), 118-119; Đinh Gia Khánh và các tác giả khác, quyển I (1978), 478, 490.

39. Trên Đường T́m Hiểu Sự Nghiệp Thơ Văn Nguyễn Trăi (Hà Nội: Văn Học, 1980), 253-255; Đinh Gia Khánh và các tác giả khác, quyển I (1978), 476, 491; Ủy Ban Khoa Học Xă Hội Việt Nam, Lịch Sử Văn Học Việt Nam, quyển I (Hà Nội: Khoa Học Xă Hội, 1980), 242.

40. Đinh Gia Khánh và các tác giả khác, quyển I (1978), 479 (“Mai Hoa”), 489 (“Anh Hiển” và “Văn Nhân”); Ủy Ban Khoa Học Xă Hội Việt Nam, quyển I (1980), 237 (“Văn Nhân”).

41. Phạm Thế Ngũ, quyển I (1961), 143-147; Keith W. Taylor, “Notes on the Việt Điện U Linh Tập”, The Vietnam Forum 8 (1986), 26-59; Keith W. Taylor, The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), 352-354; Gaspardone (1934), 127; Esta S. Ungar, “From Myth to History: Imagined Polities in 14th Century Vietnam”, trong quyển Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, biên tập bởi D. G. Marr và A. C. Milner (Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1986), 179-180, 183; O. W. Wolters, “Preface”, Two Essays on Đại Việt in the Fourteenth Century (New Haven: Council on Southeast Asian Studies, 1988), xx-xxix; Whitmore, The Double Revolution (sắp xuất bản), chương VI.

42. Phạm Thế Ngũ, quyển I (1961), 147-153; Taylor (1983), 354-357; Ungar (1986), 181-182, 184; Whitmore, Adopting Antiquity (sắp xuất bản).

43. Phạm Thế Ngũ, quyển I (1961), 154-169; John K. Whitmore, Vietnam, Hồ Quư Ly, and the Ming (New Haven: Council on Southeast Asian Studies, Yale Center for International and Area Studies, 1985), rải rác trong các chú thích.

44. Lê Quư Đôn, quyển III (1978).  Cũng xem Trần Quốc Vượng, trong cùng số báo này.

45. John K. Whitmore, “Chung-hsing and Ch’eng t’ung: Historiography of and on the Sixteenth Century Vietnam”, trong quyển Textual Studies on the Vietnamese Past, biên tập bởi K. W. Taylor và J. K. Whitmore (Ithaca: Southeast Asian Program, Cornell University, sắp xuất bản).  Trần Quốc Vượng trong số báo này tŕnh bày triều đại nhà Mạc dưới một ánh sáng khác biệt.

46. Như Jamieson vạch ra trong số báo này.  Huỳnh Sanh Thông (1979), xxix-xxxi; John K. Whitmore, “Traditional Literature in the 20th Century: Nguyễn Văn Mại and His Friends”, Harvard Workshop on Preindependence (1920-1945), Vietnamese Literature, Cambridge, MA. June 1982./-   

_____

Nguồn: John K. Whitmore, The Tao Đàn Group: Poetry, Cosmology, and the State in the Hồng-Đức Period (1470-1497), Crossroads, An Interdisciplinary Journal of Southeast Asian Studies, Volume 7, no. 2, 1992, các trang 55-70.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

02.12.2013

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2013