Thomas Suárez

 

THẾ KỶ THỨ MƯỜI CHÍN

VÀ VIỆC VẼ BẢN ĐỒ

VÙNG NỘI ĐỊA ĐÔNG NAM Á

 

Ngô Bắc dịch

 


 

*****

Lời Người Dịch:

       Dưới đây là bản dịch một loại tài liệu hiếm hoi về chủ đề địa lư và việc vẽ bản đồ vùng Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả Việt nam.  Ngoài phần bài dịch chính, để có được một ư niệm tổng quát về tư tưởng địa dư học từ nhiều vùng của thế giới, từ thời thượng cổ cho đến nay, đối với địa h́nh Đông Phương nói chung và của Việt Nam nói riêng, người dịch đă trích dich các đoạn quan trọng liên hệ đến địa lư và lịch sử Việt Nam, trong cùng tác phẩm bao gồm bài dịch chính. Người dịch có bổ túc một số các phụ lục đánh số A, B,C, D liên quan đến lịch sử và địa dư Việt Nam cùng một số chú giải rải rác trong bản văn. 

       Bản dịch có kèm theo nhiều bản đổ cổ, hiếm thấy đối với các độc giả Việt Nam, và ít nhiều hữu ích cho việc nghiên cứu về địa dự, lịch sử Việt Nam.  Các bản đồ được giữ nguyên số thứ tự như ghi trong nguyên bản,  ngoại trừ các bản đồ hay tài liệu bổ túc khác sẽ được nêu rơ xuất xứ.

       V́ bản văn khá dài, dưới đây là dàn bài để giúp độc giả dễ nắm bắt nội dung hơn:

 

Phần I:        THẾ KỶ THỨ MƯỜI CHÍN VÀ VIỆC VẼ BẢN ĐỒ VÙNG NỘI ĐỊA ĐÔNG NAM Á

Phần II: CÁC PHỤ LỤC TRÍCH DỊCH TỪ NGUYÊN BẢN

01. Ư Niệm Của Người Việt Nam Về Xứ Sở

02.  Phân Loại Chính Các Bản Đồ Về Đông Nam Á

03. Bản Đồ Vũ Trụ (Cosmographic Maps) Của Đông Nam Á và Việt Nam

04. Địa Dư Thực Nghiệm: Việc Vẽ Bản Đồ Tại Đông Nam Á và Việt Nam

05. Phù Nam

06. An Nam & Đông Dương

07. Xứ Chàm Trong Bản Đồ Giữa Thế Kỷ Thứ Mười Hai Của Sharif al-Idrisi

08. Xứ Chàm Trong Bản Đồ Năm 1522 Của Lorenz Fries

09. Trịnh Ḥa Và Tập Bản Đồ Vũ Bị Chí (Wubei-zhi)

10. Số Phận Của Cattigara và Mũi Đất Vĩ Đại Của Ptolemy – Cattigara Có Thể Là Hà Nội?

11. Đảo Côn Sơn

12. Đông Dương

13. “Bản Đồ Bàn Tay” Vùng Đông Nam Á Của Barros, Năm 1552

14. Vịnh Bắc Việt, Đảo Hải Nam, Quần Đảo Hoàng Sa, và Biển Trung Hoa (China Sea)

15. Lục Địa Đông Nam Á Trên Bản Đồ Của Gastaldi năm 1548

16. Lục Địa Đông Nam Á Trên Bản Đồ Của Ramusio Năm 1554 và Trên Bản Đồ Của Gastaldo Năm 1561.

17. Các Phái Bộ Truyền Giáo Âu Châu Đến Việt Nam

18. Hải Lộ Singapore – Trung Hoa và Quần Đảo Hoàng Sa

19. Các Bản Đồ Của Âu Châu Được Lập Tại Đông Nam Á

20. Xứ Chàm Trên Bản Đồ Của Johann Ruysch, 1507 và Trong Cac Văn Bản Của Odoric, Mandeville và Tomé Pires

21. Huyền Thoại Âu Cơ

22. Claudius Ptolemy

23. Tomé Pires

24. Giovanni Ramusio, Người Đă Khai Sinh Ra Quần Đảo Hoàng Sa Trên Bản Đồ

25. Giacomo Gastaldi

26. William Dampier

 

Phần III: CÁC PHỤ LỤC CỦA NGÔ BẮC

Phụ Lục A: Lễ Thiên Thành  và Núi Vạn Thọ Nam Sơn thời nhà Lư

Phụ Lục B: Truyền Thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, theo tác giả Keith Weller Taylor

Phụ Luc C: Biên Giới Địa Lư Nhân Văn: Trường Hợp Việt Nam

Phụ Lục D: Đất Vành: Địa Lư Chính Trị Của Việt Nam hay Ban Lơn Quay Ra Thái B́nh Dương

*****

PHẪN I:

THẾ KỶ THỨ MƯỜI CHÍN VÀ

VIỆC VẼ BẢN ĐỒ VŨNG NỘI ĐỊA ĐÔNG NAM Á

 

Vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ mười chín, bất kể ba thế kỷ hiện diện của Âu Châu dọc theo các bờ biển của Đông Nam Á lục địa, phần lớn vùng nội địa hăy c̣n chưa được biết đến và bị che phủ trong sự bí ẩn.  Nói theo lời Trung Úy James Low, một người Anh dính líu đến việc vẽ bản đồ Đông Nam Á vào lúc đó, “Các Bản Đồ Thế Giới hiện có cho thấy [Xiêm La, Căm Bốt, và Lào] gần như một giải đất trống trơn.” 1 Ngay các vương quốc hùng mạnh, được che chắn của Trung Hoa và Nhật Bản từ lâu đă nhường bước trước Tây Phương hơn nhiều so với vùng nội địa của Đông Nam Á đất liền.  Song nó là một nơi ấn chứa nổi tiếng của sự giàu có đáng kể, và hệ thống sông ng̣i của nó hứa hẹn một thủy lộ thực tế dẫn đến Trung Hoa.

Sự thất vọng cảm thấy bởi một số người Âu Châu thế kỷ thứ mười chín v́ sự cự tuyệt của vùng nội địa Đông Nam Á trong việc bộc lộ các sự bí mật của nó khiến vùng đất này trở thành người t́nh định mệnh [femme fatal, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của kẻ đi chinh phục.  Như một viên chức thực dân ở Mă Lai thuộc Anh hồi cuối thế kỷ thứ mười chín đă viết, “Giống như tượng nữ thần ḿnh sư tử ở Ai Cập (Sphinx), vùng đất đă đề ra các câu đố mà ít người có thể giải đáp được, cám dỗ chúng ta tiến tới với các hy vọng hăo huyền về các sự phát hiện đầy hứng khởi, song măi măi che dấu trong bầu ngực tuyệt trần, tả tơi của nó, các điều bí mật của một trong các lịch sử con người được ghi chép cổ xưa nhất nhưng cũng ít đầy đủ nhất.” 2 Có một sự thúc dục để chiếm ngự vùng ít được hay biết và huyền bí này: “Phương Đông phỉnh gạt trong khi nó mê hoặc chúng ta: mê hoặc chúng ta bởi v́ nó phỉnh phờ,” cách nói bóng bẩy tiếp tục như thế.

Cùng lúc, các sự quan tâm được cho là nhân đạo đă biện minh một cách giả dối cho sự thám hiểm và vẽ bản đồ vùng nội địa Đông Nam Á.  “Các  nhân vật cao cấp và đặc biệt các vị ở Ấn Độ,” một viên chức người Anh tại Mă Lai đă viết hồi đầu thế kỷ thứ mười chín, “không bao giờ được quên” sự kiện rằng các bản đồ tốt hơn của vùng nội địa Đông Nam Á “sẽ cung cấp các phương tiện hay nhất giúp chúng ta phát tán trong những đồng loại kém may mắn và man rợ hơn của chúng ta các ân phúc của kiến thức hữu dụng và các tiện nghi của cuộc sống văn minh hóa”. 3 Các cảm nghĩ tương tự cũng được phát biểu bởi người Pháp tại Đông Dương.  Vào giữa thế kỷ thứ mười chín, Francis Garnier, nhà thám hiểm nổi tiếng nhất các ḍng sông của Đông Dương, đă khoa trương về “nước Pháp, vị trọng tài của Âu Châu, chỉ sử dụng ảnh hưởng của ḿnh nhằm tạo hạnh phúc và cho sự cải thiện đạo đức của các dân tộc.” 4  Chính v́ thế, việc  vẽ  bản đồ vùng nội địa Đông Nam Á th́ cần thiết cho cảm nghĩ về “định mệnh hiển nhiên” của các cường quốc Âu Châu, để truyền bá phong cách văn hóa và lối sống cụ thể của nó cho các dân tộc Đông Nam Á, và để cứu vớt các người dễ bị xâm hại khỏi các kẻ chinh phục không xứng đáng, bởi mỗi dân tộc Pháp và Anh đều xem sự bảo hộ của ḿnh sẽ phục vụ cho các quyền lợi tốt nhất của các dân tộc bản địa trong vùng.

Đông Dương

       Garnier đă trưng dẫn các di sản Anh Quốc trong các cuộc Chiến Tranh Nha Phiến tại Trung Hoa và sự suy đồi của văn minh Ấn Độ dưới sự cai trị của Anh như một bằng cớ rằng Căm Bốt, Lào và Việt Nam phải nên chào đón chế độ bảo hộ của Pháp hầu tránh cho các vương quốc của họ cùng sự thống khổ như thế.  “Hăy đi sang Ấn Độ, ” ông ta cáo giác, để thăm viếng xứ sở bị tàn phá và bần cùng hóa bởi các sự cướp đoạt của Công Ty Anh Quốc.”  Và về các cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, “ai là kẻ mà không ghê tởm khi [Anh quốc, v́ các lợi nhuận về thuốc phiện, đă tuyên chiến với Trung Hoa nhằm cưỡng bách] vị Hoàng Đế … chuẩn thuận việc đầu độc ba trăm triệu con người?” 5

       Tuy nhiên, chính các giấc mơ giàu có vẫn tiếp tục là lư do chính cho việc tại sao các người Âu Châu đă chú ư đến việc thủ đắc một hồ sơ bản đồ chính xác của Đông Dương và các sông ng̣i của nó.  August Pavie, một nhà thám hiểm quan trọng vùng Đông Dương và sông Cửu Long trong thập niên cuối của thế kỷ thứ mười chín, vẫn c̣n có thể đồn đoán rằng Căm Bốt cổ thời không ǵ khác hơn là xứ Ophir [theo Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, là xứ đầy vàng, chú của người dịch] của Nhà Vua Soloman.  Nhưng trong sự khiếm khuyết bất kỳ bằng chứng vững chắc nào rằng Đông Dương vẫn c̣n cất chứa sự giàu có huyên thoại như thế, các người Pháp t́m kiếm sự giàu có thay vào đó đă trở nên say đắm với huyễn tượng rằng các ḍng sông của nó có thể cung cấp các luồng mậu dịch trên nước xuyên qua “các xứ sở hoang dại” đến “cac vùng giàu có nổi tiếng của Miền Tây Trung Hoa,” là miền mà họ tin rằng “Thiên Triều khư khư pḥng vệ chống lại sự ṭ ṃ của các cặp mắt Âu Châu.” 6      

       Các ư tưởng này có được truy tầm ngược lại khá xa trong tài liệu bản đồ.  Bản đồ hải hành (portolan) năm 1641 của Antonio Sanches (H́nh 80) [số đánh theo nguyên bản, chú của người dịch],thí dụ, cho thấy một thủy lộ khổng lồ tại vùng phụ cận Châu Giang (Pearl River), trong tỉnh Quảng Đông, nam Trung Hoa, chảy thênh thang và tương đối thẳng đến hết đường xuyên qua quanҫi (Kwangsi: Quảng Tây), nơi có một cái hồ lớn hiể:n nhiên sẽ cung cấp các cơ sở cặp bến và du hành dễ dàng trong vùng.  Từ cùng cái hồ đó hai chi lưu khác của con sông tiếp tục chạy về phía tây đến quacheu (Kweichou: Quư Châu), trong khi các nhánh khác có thể đón nhận các thuyền mậu dịch đi xa hơn về hướng bắc tiến vào nội địa Trung Hoa.  Trong thế kỷ thứ mười chín, trong khi người Anh nh́n các con sông của Miến Điện như là các thủy lộ đầy tiềm năng hứa hẹn dẫn vào nội địa Trung Hoa, các nhà thám hiểm Pháp nhắm tới sông Cửu Long và sông Hồng với cùng mục đích đó.  Trong hai con sông này, chính con sông mênh mông Mekong, được gọi là “Sông Căm Bốt” (River of Cambodia), xem ra là thủy lộ ở vị trí thuận tiện nhất với một lượng nước cung cấp phong phú sẽ cung cấp sự tiếp cận đến miền bắc xa xôi.

Jean Marie-Dayot và John White

 

H́nh 158: Map of the River of Don Nai, from Cape St. James to the City of Saigon (Bản Đồ Sông Đồng Nai, từ Vũng Tầu đến Thành Phố Sàig̣n).  Sông Donnai [Đồng Nai] ở Việt Nam với Sàig̣n nằm ở góc trên bên trái.  John White, 1823 (43.5 x 57.5 cm) [Edward Lefkowicz, Providence]

 

 

       Trong sự kỳ vọng rằng con sông Mekong sẽ trở thành một thông lộ vĩ đại tiền vào nội địa miền nam Trung Hoa, một nỗ lực đă được thực hiện để cung cấp một sự nối kết giữa sông Mekong với Sàig̣n.  Một kinh đào v́ thế đă cắt ngang để nối liền các phụ lưu của sông Mekong và sông Đồng Nai, một trong những con sông chính tiến tới thành phố.  Khi một cuộc viễn chinh từ Hoa Kỳ, dưới sự chỉ huy của John White, đă đến Việt Nam trong năm 1819, viên chỉ huy đă báo cáo rằng:

Từ phía tây của thành phố, một con sông hay một kinh đào đă được mở ra hồi lgần đây, (trong thực tế mới chỉ được hoàn tất vào lúc chúng tôi đến đó) dài hai mươi ba dậm Anh, nối liền với chi lưu của sông Căm Bốt [tức Mekong], theo đó một sự lưu hành bằng đường sông thông thoáng đă được khai mở đối với Căm Bốt.

       Chính Sàig̣n “nằm trong ṿng vài dặm từ bước khởi đầu cuộc hải hành trên chi nhánh đó của sông Đồng Nai [nguyên bản ghi sai la Don-nai, chú của người dịch], trên đó thành phố tọa lạc.”  Tập tường thuật năm 1823 về cuộc viễn chinh của ông White bao gồm một bản đồ chi tiết của sông Đồng Nai và kinh đào mới của nó (H́nh 158) [số thứ tự được đánh trong nguyên bản, chú của người dịch], bởi v́ một việc vẽ họa đồ chính xác hệ thống thủy lộ rắc rối đă là ch́a khóa đối với các sự chú ư đến việc đặt cơ sở ở Sàig̣n, hy vọng khai quật được tiềm năng của sông Cửu Long.  Bản đồ được dựa trên các sự thăm ḍ được thực hiện vào năm 1791 bởi Jean-Marie Dayot, “nhà thủy đạo học của vị Vua miền Nam Kỳ,” được cập nhật hóa với các sự quan sát của chính White và gồm kinh đào mới.  Khi White đi thuyền xuyên qua một vịnh được gọi là Ngă Bẩy [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay sete-bocas (bẩy cửa sông) tại các thủy đạo gần Sàig̣n, ông đă viết rằng:

Cảnh trí từ lưu vực bao la này, mặc dù chỉ có ít đường nét của sự tuyệt diệu, th́ đẹp đẽ và thơ mộng.  Các cây cao và đáng sợ phủ kín các đầu ngọn song được tạo thành bởi trào lượng của nhiều ḍng nước, chia nhánh ra nhiều hướng khác nhau, giống như thật nhiều đường bán kính từ một tâm điểm, phát hiện ra các phối cảnh trải dài, được viền mỗi bên các chùm lá với các sắc độ khác nhau của màu xanh, trong khi chúng đánh bóng mặt nước phản chiếu,với một vẻ đẹp trinh nguyên, các sắc thái biến đổi của các khu rừng lơ lửng.

 

Bức Trường Thành Tại Việt Nam – Tập Bản Đồ Thế Giới (Atlas Universel) năm 1827 của Vander Maelen

Một cái nh́n sát cận Đông Dương vào lúc khởi đầu của cuộc thám hiểm sâu rộng của người Pháp tại vùng có thể được t́m thấy trong các bản đồ của Philippe vander Maelen,tác giả quyển Atlas Universel năm 1827 đă là tập bản đồ đầu tiên – ngoài các bản h́nh tam giác vẽ địa cầu được đóng thành bộ của Coronelli – đă sử dụng một tỷ lệ xích đồng nhất trong suốt tập sách.  Phương tiện tương đối mới của cách in thạch bản đă được sử dụng cho bốn trăm bản đồ của tập bản đồ toàn thư. Sáng sủa nhưng không thực dụng, sự ấn hành nó có lẽ không thể tồn tại nếu tác giả đă không thừa hưởng vốn liếng đáng kể từ doanh nghiệp xà pḥng thịnh đạt của cha mẹ ông.

 

H́nh 159: Indochina, Philippe vander Maelen, 1827.  (46.8 x 54.7 cm)

 

 

 

H́nh 160:  “Bức Ttrường Lũy ngăn đôi hai vương quốc” của Việt Nam được vẽ trên bản đồ này dựa theo các nguyên mẫu được công bố bởi Jean Baptiste d’Anville trong thập niên 1730.  Solomon Bolton, 1755.

 

      

Bản đồ Camboge et Anam (Căm Bốt và An Nam) H́nh 159) trong toàn tập tŕnh bày một khu vực “gần như trống trơn” (như James Low đă than phiền), bất kể cơ hội để ghi nhiều chi tiết trong nội địa được cung cấp bởi tỷ lệ xích to lớn của nó, đă có các dữ kiện khả tín được cung cấp.  Tuy nhiên, một đặc điểm không thể sai lầm được là bức trường thằnh (Muraille: tức Lũy Thầy) chạy từ bờ biển, gần Đồng Hới (không được ghi tên), cho đến Rặng An Nam [tức rặng Trường Sơn, chú của người dịch].  Bức tường thành này nguyên thủy được xây dựng bởi Trung Hoa [China [?][sic, nhiều phần không đúng, chú của người dịch] khoảng năm 1540 để trung giải một cuộc tranh chấp giữa hai phe Việt Nam tranh dành nhau, họ Trịnh và họ Nguyễn. 7 William Dampier, kẻ đă thăm viếng Việt Nam năm 1688, thuật lại rằng bức tường thành là một công sự duy nhất c̣n tôn tại sau chiến sự liên miên trong nước, nhưng bất kể có các báo cáo như thế, bức tường thành đă không được ghi lại trên các bản đồ được ấn loát cho đến khi nhà địa dư người Pháp, ông Jean-Baptiste d’Anville, phổ biến nó hồi đầu thế kỷ thứ mười tám (H́nh 160).  Được dựng ở phía bắc của vĩ tuyến thứ 17, nó nằm sát cận một cách kỳ dị với đường được vạch ra bởi Hội Nghị Geneva năm 1954 để phân chia tạm thời Việt Nam cho đến khi có cuộc tổng tuyển cử, dự trù có thể được tổ chức trong năm 1956 (các cuộc bầu cử đă không bao giờ xảy ra).

Căm Bốt, bị kẹp giữa Việt Nam và Thái Lan

       Vander Maelen cung cấp một tiêu điểm nhắm vào Căm Bốt trong cao điểm của các lời tuyên xác cạnh tranh về sự lệ thuộc của vương quốc này bởi các láng giềng hùng mạnh của nó, Thái Lan và Việt Nam.  Bẩy trăm năm trước đây, trong thời cực thịnh của đế quốc Khmer, lănh địa kiểm soát bởi Angkor trải dài đến tận miền ngày nay là Thái Lan và Việt Nam.  Khi Angkor bắt đầu suy sụp trong thế kỷ thứ mười bốn, Sukhothai và sau này Ayuthaya [các kinh đô, trung tâm quyền lực của Thái Lan khi đó, chú của người dịch] đă nới rộng sự kiểm soát của chúng trên Căm Bốt, sau rốt tuyên bố Căm Bốt là một vương quốc triều cống.  Vào thế kỷ thứ mười bẩy, Việt Nam cũng đă đưa ra các đ̣i hỏi trên Căm Bốt, và năm 1834 đă chứng kiến sự khởi đầu của mười bốn năm giao chiên công khai giữa Xiêm La và Việt Nam để quyết định xem nước nào sẽ sở hữu Căm Bốt.  Năm 1847, Căm Bột, giờ đây lại “độc lập” một lần nữa, song cũng thêm một lần bị kẹt giữa hai láng giềng hùng mạnh của nó, bị tàn phá.

       Bản chất bất định h́nh của “bản đố bản xứ của Đông Nam Á được vẽ một cách tuyệt vời theo lời thỉnh cầu của nhà vua xứ Căm Bốt với hai vương quốc láng giềng của ông vào lúc kết thúc cuộc chiến.  Ông ta đă hiểu rằng bởi vị trí địa dư của lănh thổ của ông, Căm Bốt sẽ không bao giờ được để yên chừng nào nó là chư hầu của chỉ một trong hai láng giềng khổng lồ của nó.  Chính v́ thế, nhà vua đă khẩn cầu sẽ được “chinh phục” trên danh nghĩa bởi cả hai nước.: “Xin vui ḷng để tôi được thần phục trước công đức và sức mạnh của cả hai vương quốc vĩ đại [Xiêm La và Việt Nam], sao cho người dân của tôi có thể sống trong ḥa b́nh và hạnh phúc.” 8

Sự Huyền Bí Của Sông Cửu Long

       Trong các năm 1858-60, nhà thiên nhiên học Henri Mouhot du hành xa về hướng bắc lên tới Xiêm La, Căm Bốt và Lào, nơi mà ông đến được Luang Prabang và thu lượm được một h́nh ảnh thô sơ về ḍng chảy của sông Cửu Long.  Bản đồ Đông Nam Á năm 1863 của Edward Weller (chi tiết phóng lớn, H́nh 161) tiêu biểu cho thời kỳ này, tŕnh bày một cách chính xác về con sông Cửu Long đổi hướng sang phía đông ở kinh đô M. Udong (Phnom Penh).  Nhưng cả khúc ngoặt ngoạn mục về hướng bắc ngay bờ phía đông của Vạn Tượng (Vientiane), lẫn phần quay ngoặt hai lần một cách gắt gao về hướng tây ở bên trên Luang Prabang, đă giới hạn sự hải hành ở phía cực bắc của con sông, vẫn chưa được vẽ ra (Luang-Prabang trong bản đồ của Weller được ghi là Muang-luang Prabang, muang: có nghĩa là thành phố).

 

H́nh 161: Đông Nam Á lục địa (chi tiết phóng lớn), Edward Weller, 1863 (45 x 30.5 cm).  Bất kể các biên giới rơ ràng được hàm ư bằng các đường nét tô màu, Weller cố gắng chỉ cho thấy sự tế nhị trong việc sắp xếp chính trị vùng Đông Nam Á qua việc ghi dấu một số khu vực nào đó như “các nước nhỏ bé: petty states” và cho thấy quy chế triều cống của các vương quốc của chúng.  Khu vực bao quanh bởi đường tô màu tím, được cư trú bởi nhiều bộ tộc nhỏ khác nhau, đáng để ư trong khía cạnh này.  Sự kiện rằng sông Cửu Long chảy ra lănh địa tập hợp của chúng và rằng chúng nằm ở đường phân cách giữa Xiêm La và Đông Dương bị chiếm đóng, có nghĩa rằng trong ṿng ít thập niên sắp tới các nhóm này đích thực bị xóa bỏ sự hiện hữu khi Xiêm La và Pháp lấn sang từ phía bên đối lập.  Miến Điện hănh diện có nhiều chi tiết nhất trên bản đồ, một kết quả của việc vẽ bản đồ cần mẫn của người Anh về các phần đất khai thác của họ tại đó.  Mặc dù vương quốc Lan Na (ở giữa, bên trái) hăy c̣n độc lập, sự liên kết chặt chẽ với Xiêm La đă khiến Weller bao gồm vương quốc này vào trong cùng phần bên trong đường bao bọc chung quanh màu cam, tách biệt hai nước cựu đối thủ với một đường vẽ bằng nét thanh, màu đỏ.  Kinh đô của nó, Chiang Mai (ở đây ghi là Zimmé), nơi mà địa điểm từ lâu chỉ được phỏng đóan, sau hết đă được vẽ một cách chính xác.  

 

 

       Các phần bổ túc này cho bản đồ xẩy ra không lâu sau thời kỳ của Mouhot, nhờ ở các kẻ năng nổ Doudart de Langée [sic, Lagrée?] và Francis Garnier, các kẻ mà cuộc thám hiểm trong các năm 1866-68 sau hết đă mang lại cho Âu Châu sự hiểu biết cặn kẽ về miền thượng nguồn sông Cửu Long và vùng biên cương núi đồi của miền này với Trung Hoa.  Tài liệu từ cuộc thám hiểm của Garnier mau chóng được khai thác bởi nhà vẽ bản đồ người Đức, Justus Perthes trong bản đồ Ubersichtskarte der Franzosischen Expedition in Hinterindien vom Me-khong bis zum Jang-tse-kiang 1867-1868 (H́nh 162), được công bố trong năm 1869, ngay năm khi mà cuộc thám hiểm vừa được hoàn tất.

       Garnier đă mô tả Luang Prabang như là kinh đô của Lào,

… đẹp như tranh vẽ và thích thú để ngắm nh́n, [với nhiều ngôi nhà] được sắp theo các đường song song chung quanh kmột ngọn đồi nhỏ ở trung tâm, trông giống như một cái ṿm màu xanh, mọc lên bên trên khối mái tranh màu xám … trên đỉnh đồi một ngọn tháp hay lăng [tat, tiếng Lào], hay dagoba, [tiếng Sinhgalese, trong nguyên bản, chú của người dịch] chỉa chóp nhọn như mũi tên bên trên một vành đai các cây cối, tạo thành một điểm chuẩn cho tất cả vùng đất chung quanh.

       Mái đỏ của các ngôi chùa “tương phản một cách sống động với cây cỏ màu xanh đậm,” và đă có một thành phố trên sông với các túp lều được dựng trên các chiếc bè, “nối liền với chính thành phố kinh đô bởi các lối đi ngoằn ngoèo, sáng rực lên như các giải băng màu trắng từ xa.”  Chính ḍng sông là một thông lộ nhộn nhịp cho tàu thuyền đủ mọi cỡ, nơi mà “tiếng xào xạc trộn lẫn với tiếng rù ŕ của ḍng nước, và tiếng th́ thầm của các cây dừa [phe phẩy] tàn lá bên trên các bờ sông màu mỡ và tươi tỉnh.” 9 Ngược ḍng từ Luang Prabang, Garnier nhận thấy con sông Cửu Long “hẹp lại một cách đáng kể, và lập lại khía cạnh hoang dại và thơ mộng của nó.”

 

H́nh 162: Northern Indochina (Bắc Đông Dương), vẽ ḍng chảy của sông Mekong,

như được phác họa thành bản đồ bởi Garnier.  Justus Perthes, 1869.  (26 x 20.5 cm)

 

 

       Nhiều khúc căng dài của ḍng sông th́ không lưu thông được, buộc các kẻ tiên phong phải khiêng thuyền và đồ tiếp liệu của họ theo đường bộ.  Sau sự khổ nhọc lớn lao (de Langée [sic] bị chết trên đường đi [en route, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], Garnier và đồng đội đă thành công trong việc đi tớiVân Nam xuyên qua sông Cửu Long, nhưng các sự thử thách của sông Mekong đáng kinh sợ đến nỗi họ đă không t́m cách đi lại con đường đă qua.  Thay vào đó, đoàn thám hiểm, cầm đầu bởi Garnier, đă quay về Sàig̣n bằng ngả sông Dương Tử và Biển Trung Hoa (China Sea).  Khó khăn quá mức và không thực dụng tột cùng, ḍng sông vĩ đại đă không toàn thành cho giấc mơ của họ về một hải lộ Đông Dương to rộng vươn tới Vương Quốc Thiên Triều.

       Cuộc thám hiểm chứng minh rằng những ǵ mà Engelbert Kaempfer thu lượm được từ Thái, liên quan đến Lào, gần hai thế kỷ trước đó, là chính xác.  Trong khi cư trú tại Ayuthaya năm 1690, Kaempfer có được nói cho biết rằng việc du hành trên các con sông thượng nguồn

… là cuộc du hành đến đó rất bất tiện và phiền phức trên đường bộ, bởi có các rặng núi cao, và bằng đường sông, bởi có đá và các thác nước lớn, đến nỗi các tàu thuyền, hay Prows như họ gọi chúng, được đóng theo cách mà chúng có thể được tháo ra thành từng mảnh, và khiêng qua các ghềnh thác nhô cao, hầu tiếp tục cuộc hành tŕnh trên nước.

       Song, mặc dù Francis Garnier bỏ lại sau lưng các hy vọng của ḿnh về sông Mekong,  giấc của ông về một tuyến đường thủy đến Trung Hoa vẫn c̣n.  Ông giờ đây tin tưởng rằng trong số năm con sông vĩ đại của Đông Nam Á – Irrawaddy, Salween, Chao Phraya, Mekong, và sông Hồng – chính ḍng sông cuối cùng của các con sông này, vẫn thực sự chưa được biết đến đối với Tây phương, theo đó “sự thừa mứa của các sự giàu có ở miền Tây Trung Hoa chỉ trong một ngày sẽ trôi xuống một hải cảng của Pháp.”  Hơn nữa, chính lưu vực sông Hồng và miền Bắc Kỳ (Tongkin), với thành phố chính của nó là Hà Nội, sẽ là “một tiếp nối cần thiết cho sự thiết dựng ngọn cờ Pháp tại sáu tỉnh Nam Kỳ.”  Garnier bị giết chết tại Hà Nội năm 1873 trong cuộc chiếm đoạt thành phố này cho Pháp.

       Tầm hữu dụng của sông Hồng nằm phía nam Hà Nội, trong sự tiếp cận với các sản vật Trung Hoa xuyên qua Vịnh Bắc Việt và Biển Nam Hoa [South China Sea, hay Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, chú của người dịch], đă là, trong thực tế, một sự cứu xét của người Việt Nam một ngh́n năm trước đó, khi kinh đô được thành lập gần thành phố Hà Nội ngày nay.  Một bia kư có nhật kỳ từ năm 870 bảo tồn truyền thống rằng “quyền lực khuấy động của sấm sét” đă khiến cho biển “tạo thành một tuyến đường, nơi mà các tàu thuyền có thể đi qua một cách an toàn, với biển sâu kéo dài ra một cách ḥa dịu, một thông lộ cung cấp tiếp liệu cho thành phố chúng ta” – khu vực khởi nguyên của sông Hồng. 10 Hà Nội về mặt biểu tượng được xem như “bụng con Rồng” [Long đỗ, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], trung tâm tinh thần của vương quốc.

 

H́nh 163: (tay trái) Hà Nội và các vùng phụ cận, [Hà Nội Toàn Đồ,tên của bản đồ bên tay phải, chú của người dịch] từ một tập bản đồ toàn thư Việt Nam vô danh.  Bản vẽ tay, khoảng 1870.  [Rodolphe Chamonal, Paris]

 

 

 

 

 

H́nh 164 (bên dưới)  B́a của Toàn Thư Bản Đồ Việt Nam,  vô danh, được tŕnh bày bên trái.

 

 

Các Tập Bản Đồ Lộ Tŕnh Pháp-Việt

       Một thí dụ về sự hiện diện mới, áp đặt của Pháp tại Việt Nam được phản ảnh bởi một tập bản đồ vẽ tay của đất nước nhan đề Hoàng Việt Dư Đồ (Atlas of Vietnam), từ đó bản đồ Hà Nội tŕnh bày nơi H́nh 163 được rút ra.  Bản đồ có nhật kỳ khoảng 1870, vào lúc Hà Nội được thiết lập thành thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp.  Mặc dù có tính chất Á Châu trong cách thực hiện của nó, quyển sách tuy thế đă là một trong các tập bản đồ Việt Nam sớm nhất với danh biểu cả bằng tiếng Pháp lẫn chữ Hán.  Bản đồ tượng trưng một cách toàn hảo khái niệm của người Việt Nam về xứ sở của họ như Non Nước [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], có nghĩa “núi và sông nước”, với các hệ thống sông ng̣i quanh Hà Nội được vẽ ngoài tỷ lệ [để làm nổi bật lên], trong khi các ngọn núi nội địa mọc lên theo cách vẽ thể loại hóa ở phía tây bắc, như thể trong một bức họa của Trung Hoa.

       Trong khi đó, các kẻ bành trướng Pháp tiếp tục thám hiểm nội địa Đông Dương và các nhánh thượng nguồn của Sông Cửu Long.  Hồi đầu năm 1877, Franҫois Jules Harmand khởi sự thám hiểm Cao Nguyên Boloven (Boloven Plateau) và các thung lũng của con sông tại miền Trung Lào, hy vọng thiết lập được một con đường từ Bassac trên sông Mekong đến Huế bên bờ biển Việt Nam.  Một bản vẽ tay được lưu giữ trong các báo cáo của ông được tŕnh bày nơi H́nh 165.

 

H́nh 165: Bản đồ vẽ tay một mảnh đất rộng  20 x 35 km trong nội địa Đông Dương, được vẽ cho Bộ Bản Xứ Sự Vụ (Ministry of Indigenous Affairs), 1874-75.  Được t́m thấy trong các tài liệu của nhà thám hiểm người Pháp, F. J. Harmand, và được kư tên bởi Dr. Nansot (27.5 cm x 39 cm) (xin cảm ơn hảo ư của Thư Viện Đại Học Cornell).

 

 

       Để thưc hiện dự kiến của ḿnh về một nước Lào thuộc Pháp, Harmand tin rằng người dân bản xứ trước tiên phải được thay thế.  Trong năm 1880, ông có viết rằng “điều cần thiết trước tiên là người Lào phải bị loại trừ, không phải chỉ bằng các phương cách bạo lực, mà bởi các hiệu quả tự nhiên của sự cạnh tranh và giống dân chủ tể là sắc dân thích nghi nhất.” Để hoàn tất điều này, ông dự kiến chuyên chở “người An Nam” (người Việt Nam), một khi đă được khuất phục, “để thực dân hóa có lợi cho chúng ta tại phần lớn [Thung Lũng sông Mekong tại Lào] nơi mà họ sẽ mau chóng thế chỗ cho các mảnh vụn của các sắc dân già yếu đang cư ngụ ở đó.” 11

       Sau Harmand, Auguste Pavie đă thực hiện một loạt các cuộc thám hiểm gian truân khắp miền trung Đông Dương từ năm 1886 đến 1895.  Du hành bằng voi, bè, ngựa và chân, Pavie đă t́m cách hoàn tất được một cuộc khảo sát thông suốt chưa từng có về xứ Lào.  Bản đồ phát sinh từ công tác tại chỗ của ông được công bố năm 1899 và vẫn c̣n là kiểu mẫu cho việc vẽ bản đồ của vùng trong hai thập niên kế tiếp.  Sự mê hoặc của sông Mekong như một thông lộ con thoi đến Trung Hoa không hoàn toàn bị lăng quên, một thế hệ mới các kẻ ủng hộ tin tưởng rằng nó có thể phục vụ công việc như thế nếu một lối thông hành khá tốt ṿng qua con sông ở thác Khone được t́m thấy.  Ngay chính Lào vẫn c̣n được lư tưởng hóa như một vùng giàu có bao la – trong sự dự liệu cuộc viễn thám của Pavie, Hội Địa Dư Thương Mại Ba Lê (Commercial Geographic Society of Paris) có ám chỉ đến “các sự giàu có không thể tính toán được” của đất nước này.

       Các tiểu quốc nhỏ nhặt của Lào không thể kháng cự sự bành trướng của Pháp.  Nhưng nhà vua Xiêm La, nhận thức sắc bén rằng nước Pháp đang thu vét càng nhiều càng tốt phần đất “chưa được xác lập’ của Đông Dương, đă t́m cách mở rộng quyền chủ tể của nó sang bờ phía đông của con sông, và khởi đầu một cuộc đánh cờ địa dư với người Pháp.

Miến Điện và Thái Lan

       Trong số các nguyên nhân khác nhau đằng sau các cuộc tranh chấp Miến Điện – Anh Quốc đă dẫn người Anh đến việc xâm chiếm Miến Điện,  có một điều khiến chúng ta quan tâm ở đây, tức một sự đụng độ của các khái niệm địa dư khác nhau làm trầm trọng hơn sự bế tắc trong vũng lầy.  Miến Điện tuyên nhận một số lời thề trung thành từ các vương quốc Assam, Maniput, và Arakan, nhưng bác bỏ sự quy tội về bất kỳ cuộc đột kích nào mà các vương quốc đó có thể đă thực hiện vào các phần đất đă sẵn bị chiếm hữu bởi Công Ty Đông Ân tại Ấn Độ.  Anh Quốc, với khái niệm Tây phương của ḿnh về không gian chính trị, không thể hiểu được khái niệm của Đông Nam Á về các khu vực biên cương và quyền chủ tể không rơ ràng.  Nhà Vua Bagyidaw của Miến Điện không nghĩ về mặt các biên giới chính xác, mà đúng hơn đă nh́n Assam, Maniput, và Arakan như các vùng tự trị trong bản chất, vốn chỉ được kỳ vọng sẽ không hành động chống lại các quyền lợi của Miến Điện.  Ông đă không nhận thức các biên giới quốc gia theo các điều kiện tuyệt đối, rơ ràng của đám con buôn trái phép Âu Châu, mà thay vào đó, tưởng kiến các biên giới có tính cách phỏng chừng và có thể thẩm nhập qua lại.  Nhưng tách riêng cái nh́n hậu kiểm, Quốc Vương Bagyidaw đă phạm phải một quyết định có thể tệ hại nhất khi đáp ứng các sự dương danh hăo huyền leo thang giữa ông và người Anh: ông đă xâm lăng xứ Bengal.  Chinh từ đó đă được tiếp nối bởi cuộc chiến tranh Anh-Miên Điện các năm 1824-26.

       Người Anh đă phái các lực lượng ngược ḍng sông tới Prome và đă đ̣i hỏi rằng Arakan và Tenasserim phải được nhượng lại cho Công Ty [Đông Ấn].  Khi Nhà Vua từ chối, quân Anh tiến lên phía bắc, sau hết đă buộc Vua Bagyidaw phải từ bỏ Tavoi, Mergui, và Tenasserim.  Với việc đoạt được các phần đất chiến lược này, Công Ty Đông Ấn đă chiếm đóng toàn thể giải duyên hải sinh tử từ Ấn Độ đến Xiêm La, thực sự bóp cổ Ava [kinh đô của Miến Điện khi đó, chú của người dịch].  Mặc dù không có cuộc tiến quân xa hơn được thực hiện trong hai mươi sáu năm kế đó, đế quốc thực dân Anh tại Miến Điện đă được khai sinh.

Sidney Hall, Miến Điện và Các Vùng Chung Quanh, 1829  

       Bản đồ năm 1829 của Sidney Hall mang tên Birmah, with part of Anam and Siam (H́nh 166), ghi nhận Miến Điện trong thời kỳ chuyển tiếp của nó thành một thuộc địa của Anh Quốc, được ấn hành ba năm sau khi có cuộc chinh phục của Anh.  Ông Hall đă chấm định một số địa điểm nổi bật dọc theo sông Irrawaddy, phía bắc xuyên qua Mandalay (Amaraputa), với chi tiết đáng kể, c̣n vươn xa hơn nữa về phía bắc, hầu làm bắng cớ cho mức độ theo đó người Anh vào lúc này đă xâm nhập Miến Điện đến đâu.  Các bản đồ của Anh Quốc về ḍng sông xa đến tận Mandalay đă được tu bổ đáng kể như kết quả của một cuộc thăm ḍ dưới tên của Trung Úy (Lieutenant) Woods, người đă tháp tùng một sứ bộ Anh Quốc đên Ava trong năm 1795 được cầm đầu bởi Thuyền Trưởng Michael Symes.  Hành tŕnh trên sông đến Mandalay đă trở nên rất nổi tiếng đối với phe bành trướng Anh Quốc, bởi v́ sự miễn cưỡng của Miến Điện chuẩn cấp cho họ các đặc quyền mậu dịch rộng răi đă dẫn dắt họ nhiều lần đến kinh đô vào lúc đó.

 

H́nh 166: Burma and Thailand (Miến Điện và Thái Lan) Sidney Hall, 1829.  (42 x 51 cm)

 

 

Phần đất phía đông của Miến Điện vẫn c̣n, phần lớn, một vùng bí ẩn và chưa được khai phá trên bản đồ của Hall.  Tại vùng núi thuộc biên giới Miến Điên – Xiêm La có một phần được đánh dấu là “Giải Đất Núi Đồi Rộng Lớn chiếm ngụ bởi người Karen.” Ông Hall đề cập đến người Karen, một trong những sắc dân được gọi là “bộ tộc miền nui đồi” sinh sống tại núi đồi phía tây và bắc Thái Lan và vùng biên cương của nó với Miến Điện.  Trong các nhóm này, người Karen có thể đă sống tại vùng núi đồi miền tây Thái Lan (vào lúc này, vẫn c̣n đất của vương quốc Lan Na) trong hàng trăm năm, trong khi người Hmong, Akha, Lisu, Yao, và các sắc dân khác bắt đầu định cư tại miền bắc Thái Lan từ Miến Điện và Lào khoảng năm 1880. 12 Mặc dù người Karen hiếm khi được đề cập tới trên các bản đồ, họ đă được hay biết bởi người Âu Châu từ thế kỷ thứ mười sáu.  Tác giả Camoes, nhắc lại lời đồn đại, đă mô tả người Karen như “các bộ tộc man dại cư ngụ tại các đồi núi xa xôi hơn, ăn thịt quân thù và xâm ḿnh một cách hung bạo trên chính thân thể họ với thanh sắt nung đỏ,” có lẽ liên kết họ với sắc dân đáng sợ Gueos.

 

Sự Tái Sinh Của Chiang Mai

       Tiếp tục theo hướng đông vào vương quốc Lan Na, được đánh dấu gồm cả Lao và An Nam, chúng ta t́m thấy Chiang Mai (Xiêng Mai) và chỉ định bởi danh xưng hiện đại của nó, một sự chứng nhận ban đầu cho sự phục sinh của miền này.  Vào lúc kết thúc thế kỷ thứ mười tám, Chiang Mai, trong một t́nh trạng suy đồi dần dần kể từ khi nó bị chiếm đoạt bởi Miến Điện trong thế kỷ thứ mười sáu, thực sự bị bỏ hoang, và gần như đă bị lăng quên bởi ngọn bút của nhà vẽ bản đồ, (mặc dù nó có xuất hiện, thí dụ, trên bản đồ Xiêm La của La Loubère, H́nh 129 [thuộc một chương khác, chú của người dich]).  Các trung tâm dân số quan trọng của phần giờ đây là miền bắc Thái Lan đang trong cơn tàn phá, dân chúng của chúng sống rải rác tại vùng thôn quê.  Trong năm 1775 – chính năm mà Xiêm La tự ḿnh mở cửa trở lại đới với khối Tây – triều đ́nh hoàng gia tại Chiang Mai di chuyển xuống một trại ở phía nam Lamphun.

       Biến cố định mệnh đă đặt Chiang Mai trở lại trên bản đồ, một cách mỉa mai, là sự tàn phá của Miến Điện trên thành phố Ayuthaya [kinh đô của Thái Lan khi đó, chú của người dịch] năm 1767.  Cuộc tấn công đó khiến cả Xiêm La lẫn Lan Na nhận thức rơ ràng rằng v́ quyền lợi hỗ tương, chúng cần liên kết lực lượng để chống lại Miến Điện.  Tiếp theo sau cuộc lục soát Ayuthaya, kinh đô của Xiêm La được tái thiết lập xa hơn về hướng nam bên bờ phía đông của con sông Chao Phraya tại Thonburi.  Nó vẫn c̣n ở lại đó cho đến năm 1782, khi kinh đô được di chuyển một lần nữa, về phía hạ lưu bên bờ tây, tại Bangkok.  Trong năm 1797, nhà vua xứ Lan Na tái nhập Chiang Mai, được bảo vệ bởi một liên minh với Xiêm La.  Trong nhiều năm kế đó, lực lượng kết hợp của Xiêm La và Lan Na đă đánh trả thắng lợi các cuộc tấn công liên tiếp của Miến Điện.  Miến Điện, trong khi đó, ngày càng trở nên bận tâm với người Anh.

       Liên minh Xiêm La – Lan Na lănh đạo trực tiếp Chiang Mai, Chiang Rai và các bang quốc khác ở miền bắc, sau hết đă trở thành một phần của Thái Lan.  Chiang Rai, nằm gần các biên cương với cả Miến Điện và Lào, đă không chính thức được tái lập cho măi đến năm 1844 và chính v́ thế chưa xuất hiện trên bản đồ của Hall.  Các biên giới hiện đại của miền bắc Thái Lan, Miến Điện và Lào là kết quả của các hiệp ước với Pháp và Anh được soạn thảo giữa các năm 1894 và 1904 (xem bản đồ năm 1904 về Chiang Mai, H́nh 168).

 

Người Anh Khai Thác Các Nguồn Tài Liệu Bản Xứ

       Trong khi các bản đồ Âu Châu theo truyền thống bao gồm một tỷ lệ khoảng cách được tính toán trong một hay nhiều loại đơn vị dặm (mile) đường của Âu Châu, Hall đă ghi lại tỷ lệ xích của ông theo dặm Anh và “Roé-ning của Xiêm La”, từ “roé-ning” được nghĩ phát sinh từ từ ngữ nueng-roi, con số một trăm trong tiếng Thái – nó có thể tương đương với một lư [league, đơn vi đo đường dài, thay đổi tùy nơi và thời gian; tại các nước theo đơn vị của Anh, thường bằng ba (3) dặm Anh hay ba hải lư, chú của người dịch].  13 Nỗ lực này để chỉ dẫn bằng số đo lường đường thẳng của Thái chỉ là một mảnh bằng cớ của sự quan tâm của Anh Quốc trong việc thu thập những ǵ họ có thể rút ra được từ các đồng sự bản xứ của họ.  Trong năm 1795, Francis Hamilton, cư dân tại Miến Điện trong tám tháng như một phụ tá cho viên đại sứ đầu tiên của nước ông ở nước này, đă thu thập, nghiên cứu, và giám sát việc vẽ bản đồ Miến Điện.  Trong khi Hamilton quan tâm đến các bản đồ Miến Điện v́ các sự chú ư học thuật của họ, ông cũng lấy làm toại nguyện bởi họ “có khuynh hướng chiếu rọi nhiều ánh sáng vào địa dư của vùng … được gọi là Vùng Xa Hơn Bán Đảo Ấn Độ (Further Penisula of India).”  Chắc chắn điều này được chú ư một cách đặc biệt, xảy ra vào một lúc khi mà người Anh đang tranh đua để chiếm hữu đất đai của Miến Điện.  Thí dụ trong số các bản đồ thụ đắc được, là một bản đồ về xứ Lan Na, mà trong năm 1795, vẫn c̣n được săn t́m bởi Miến Điện, và chính từ đó nhiều phần là một đối tượng của các bản vẽ của Anh Quốc.

       Một nhà vẽ bản đồ Anh Quốc khác quan tâm đến các bản đồ bản xứ là James Low.  Tại Penang (có tên Anh ngữ là Prince of Wales Island), trong năm 1824, Trung Úy Low đă đề tŕnh lên các nhà chức trách Anh Quốc trên ḥn đảo một bản đồ của nước Xiêm La, Căm Bốt và Lào mà theo lá thư đính kèm, ông đă hoàn tất đầu tiên hồi năm 1822, “từ một khối lượng lớn lao các nguyên bản, và tôi tin tưởng chắc chắc, là các Họa Đồ Bản Xứ đích thực, Các Lộ Tŕnh, và các tin tức truyền khẩu.” 14 Bản đồ của Low chứa đựng khá nhiều các dữ liệu địa h́nh nhưng không đạt được lời hứa hẹn của tác giả rằng nó chính xác “trong mọi h́nh thể và ranh giới chính yếu của nó.”  Không bao lâu sau khi bản đồ được công bố, ông Low đă tham dự vào cuộc Chiến Tranh Anh-Miến Đầu Tiên (First Anglo-Burmese War).

Việc Vẽ Bản Đồ Sông Mekong và Số Phận Của Thái Lan

       Năm 1830, ông Low đưa ra một bản đồ mới cho vùng trong khi cư trú tại Calcutta. 15 Tác phẩm này mang lại một số cải tiến khiêm nhường trong sự phác họa các bờ biển như được khảo sát bởi John Crawfurd, một sứ giả người Anh xông xáo được phái đến Bangkok năm 1821, cũng như một số bờ biển được vẽ bởi chính ông Low.  Tuy nhiên, khuyết điểm chính của bản đồ rằng nó đă lưu truyền quan điểm Âu Châu sai lầm về Vương Quốc Xiêm La hẹp hơn nhiều (từ tây sang đông [tức chiều ngang]) so với thực địa bằng cách đặt Sông Mekong quá xa về phía tây.  Bởi v́ sông Mekong được nh́n như ranh giới giữa Xiêm La và các nước láng giềng của nó ở phía đông, sự ngu dốt về ḍng chảy của con sông đă di chuyển phần thực sự là miền đông của Xiêm La vào nước Lào và Căm Bốt.  Sự tăng cường của Low trên lơi lầm này có thể đă ảnh hưởng đến diễn biến trong các cuộc tranh dành thuộc địa tại Đông Nam Á hồi thế kỷ thứ mười chín. 

       Có hai nguyên do cho sự kiện này.  Trước tiên, nếu tầm trải rộng thực sự của Xiêm La được nhận biết bởi các nhà chức trách Anh Quốc tại Ấn Độ hay các kẻ đi t́m kiếm thuộc địa người Pháp tại Đông Dương, sự chinh phục Xiêm La sẽ mang thứ tự ưu tiên cao hơn, vừa như một phần thưởng cụ thể tự bản thân nó, vừa để né tránh các sự tranh chấp với Xiêm La trong tương lai.  Lư do thứ nh́ là cung cách theo đó Xiêm La đă tính toán trong các thỏa ước Anh-Pháp để chia cắt vùng Đông Nam Á lục địa.  Trong khi người Anh đang khống chế Miến Điện, người Pháp bắt đầu củng cố sự tuyên xác của họ tại Đông Dương, Anh và Pháp đồng ư dùng Xiêm La như một vùng trái độn giữa hai nước – một sự thỏa thuậm xem ra hợp lư nếu các nhà thương thuyết tin rằng Xiêm La là một mảnh đất thon gọn.  Chính v́ thế Xiêm La được dự tưởng như một khu vực biên cương, hay một quốc gia [nguyên bản tiếnh Anh in sai, sate (làm cho thỏa thích), đúng ra phải là state: quốc gia, chú của người dịch] trái độn, bởi Anh và Pháp.  Khá lâu sau này, cùng nguyên tắc địa dư này có thể được nhận thấy nơi các DMZ (demilitarized zones: khi phi quân sự) của Hàn Quốc và Việt Nam.

 

Bưu Thiếp Với Bản Đồ Vùng Đông Nam Á Lục Địa

 

 

       Bản đồ Weller cho thấy vương quốc Lan Na như “Các Bang Quốc dân Shan: Shan States”, mới được sáp nhập vào Xiêm La như các vùng đất triều cống trong một liên minh để chống lại Miến Điện.  Các Bang Quốc dân Shan xa hơn về phía bắc được phân định là triều cống đối với Ava (Miến Điện).  Biên giới phân chia hai vương quốc ở phía bắc được vạch thẳng ở kinh độ 20 o bắc, gần nơi mà biên giới bất thường hiện đại tọa lạc giờ đây.  Chiang Mai được ghi là Zimmé,  vốn là một cách phiên dịch trong Anh ngữ thế kỷ thứ mười chín cách phát âm của người Miến cho danh xưng đó.  Vientiane (Vạn Tượng), thủ đô hiện đại của Lào, đă bị chiếm đóng và bị phá hủy phần lớn bởi Xiêm La năm 1827, và xuất hiện chỉ như làng Ban-chan hay Vien-chan cách xa con sông Mekong vài dặm.

       Các cuộc thương thuyết của Anh Quốc với triều đ́nh Xiêm La chứng tỏ ít nhất đă khiến cho người Anh thất vọng, y như các cuộc điều đ́nh với Miến Điện.  Anh Quốc đă mong muốn ấn định một biên giới theo ư niệm Tây phương, rành mạch giữa các phần đất cưỡng chiếm của nó tại Miến Điện với phần đất tuyên nhận bởi Xiêm La, nhưng Bangkok đă không hiểu lư do tại sao lại cần thiết để xác định một ranh giới chút nào, và khi bị thúc đẩy để làm như thế, nó chỉ có thể đưa ra một sự mô tả của một khách du lịch về một vùng “biên cương” mơ hồ hơn là một ranh giới.  Các con sông và núi non, dĩ nhiên, là bộ phận của các trụ cột hướng dẫn, nhưng các điểm mốc cũng là “các rừng gỗ teak, các ngọn núi bên trên các ngọn núi, các ao bùn nơi có ba ngôi chùa, các cây Maprang [?], ba đống đá,” v.v… 16 Các thương thuyết gia người Anh c̣n sững sờ hơn nữa khi Xiêm La liên tiếp cho thấy không quan tâm đến việc thực sự đi đến nơi để xác định và vẽ các biên giới tuyên nhận của họ, để mặc người Anh làm việc đó nếu họ thực sự cảm thấy là cần thiết.

       Không lâu trước khi có bản đồ Weller, một vụ tranh chấp đă xảy ra tại một ngôi làng người Karen trên núi giữa Chiang Mai và Ava – một khu vực khá trống trơn trên bản đồ.  Người Anh ngạc nhiên nhận thấy người dân ở Chiang Mai khá thờ ơ với sự rắc rối, nói rằng thị trấn Karen đó “không thuộc vào ai cả.”  Dĩ nhiên, trong cái nh́n của người Anh, một thị trấn không thể “không thuộc ai cả”, nhưng ngay cho đến ngày nay, nhiều bộ tộc miền núi khác nhau dọc theo biên cương Thái – Miến phần lớn sống dửng dưng với căn cước dân tộc, và nhiều kẻ sống trong phạm vi lănh thổ Miến Điện đă kháng cự một cách dữ dội thẩm quyền tài phán của Rangoon trên đời sống của họ.  Trong khai niệm về không gian địa dư của họ, họ sống tại “các kẽ hở” (cracks) giữa các láng giềng lớn hơn – nhà của họ không nằm trên “bản đồ” của bất kỳ nước nào. 

       Biên giới tây bắc của khu vực trống trơn trên bản đồ Weller là Sông Salween.  Có nhiều rừng gỗ teak dọc theo các bờ của con sông này và trong miền của Lan Na (phần lớn khu vực trống trơn) mà người Anh hắng hái chiếm hữu.  Ở đây người Anh nhận thấy ḿnh ở trong một “lănh địa” khái niệm khác thường hơn nữa so với trước đây, bởi các miền phía bắc bị phân hóa nhiều hơn những miền mà họ đă sẵn có kinh nghiệm tại Miến Điện và Xiêm La chính danh.  Nhiều ngôi làng khác nhau đă thuộc về một hay nhiều vương quốc và người dân sống dọc biên cương với vùng giờ đây trở thành Miến Điện thuộc Anh không thể hiểu được tại làm sao mà họ không c̣n có thể vượt qua một lằn ranh vô h́nh nào đó (biên giới do Anh xác định của Miến Điện] để tiếp tục mậu dịch, săn bắn hay đánh cá như họ đă từng làm trước đây, không cần để ư tới “quyền sở hữu” trên đất đai.  Giống y như các nhà chức trách Xiêm La nêu ư kiến với người Anh rằng họ cứ tiến tới và vẽ các ranh giới đề nghị mà không cần có họ [viên chức Thái, chú của người dịch] đi theo, Chiang Mai cũng bày tỏ không quan tâm đến việc vẽ bản đồ con sông Salween, nhưng khuyến khích người Anh hăy tự ḿnh làm như thế.  Kết quả, giữa các năm 1847 và 1849, các nhà địa chính Anh Quốc đă vẽ bản đồ sông Salween với chi tiết, và từ đó, có sự cải tiến trong việc phác họa con sông đó giữa bản đồ của Hall năm 1829 với bản đồ của Weller năm 1863.

       Tuy nhiên, Weller nhận biết sự kiện rằng nhiều vương quốc nhỏ bé nằm ở các kẻ hở giữa các cuờng quốc Đông Nam Á quan trọng.  Dọc bờ tây của sông Cửu Long tại miền bắc-đông bắc Thái Lan, chúng ta t́m thấy “các Bang Quốc Nhỏ triều cống Trung Hoa, Xiêm La và Nam Kỳ”.   Các “Bang Quốc dân Shan” phía bắc (giờ đây là miền dân Shan của Miến Điện) được ghi nhận như thần phục đối với Ava, trong bkhi Các Bang Quốc dân Shan miền nam (Chiang Mai) th́ thần phục Xiêm La.  Căm Bốt được vẽ phủ chùm, một cách mơ hồ, lên Thái Lan và Việt Nam.  Bên dưới nó, phần c̣n lại của “Camboja Độc Lập: Inđepenent Camboja”, vùng mà hồi đầu của thế kỷ thứ mười chín được dùng như một quốc gia trái độn giữa Việt Nam và Thái Lan.

 

H́nh 168: Bản Đồ Chiang Mai, vào khoảng 1904.  Theo một sự ghi chú ở cuối, viết bởi một sĩ quan quân đội năm 1972, bản đồ được ”lập ra năm 1904 khi Ông Tướng Hoàng Thân (General Prince) NakhonCaisi Suradet du hành đến các tỉnh miền bắc.” [được vẽ lại bởi H. Penth (1986) từ một bản sao tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia, Chiang Mai, Thái Lan.  Nguyên bản được lưu trữ tại Ban Bản Đồ (Map Division), Quân Đội Hoàng Gia Thái, Bangkok.]

 

 

Chuyển Tiếp Sang Kỷ Nguyên Hiện Đại

       Anh Quốc và Pháp đă vẽ bản đồ Miến Điện và Đông Dương theo các điều kiện của chính họ, bởi họ là các kẻ chiếm đoạt trong các vùng này – họ đơn giản du nhập việc vẽ bản đồ phương Tây như một phần của đặc ưu quyền của sự chinh phục.  Xiêm La, ngược lại, vẫn c̣n độc lập.  Tuy thế, khát vọng để hiện đại hóa hạ tầng cơ sở của vương quốc, cũng như sự tranh dành để ấn định các biên giới thuận lợi nhất khả hữu trong bản đồ chính trị đang  thay đổi của vùng, dẫn vương quốc đến việc nhập cảng cách vẽ bản đồ Tây phương.

       Sự  tiếp nhận các kỹ thuật vẽ bản đồ Tây phương tại Thái Lan được gia tốc dưới thời trị v́ của Quốc Vương Mongkut (1851-68).  Mặc dù Mongkut đă sẵn quen thuộc với các bản đồ Tây phương, nhưng chính chính sách đế quốc của Pháp tại Đông Dương đă cung cấp một chất xúc tác cho việc vẽ bản đồ vương quốc kiểu “Tây phương” cho chính Xiêm La .  Sau khi Pháp đă thực sự chinh phục được Việt Nam, nó bắt đầu di chuyển sâu vào nội địa, xâm nhập nhiều bộ tộc nhỏ nằm ở các giải đất lờ mờ phân cách Xiêm La với Việt Nam và Căm Bốt.  Trong năm 1866, Mongkut hay biết rằng các nhà thám hiểm Pháp đang khảo sát các khu vực nằm dọc theo sông Mekong và hiểu được các hàm ư chính trị của việc vẽ bản đồ như thế, đă thuê mướn một nhà địa chính Ḥa Lan cầm đầu một toán đến sông Cửu Long để vẽ bản đồ miền này cho Thái.

       Việc này châm ng̣i cho một cuộc tranh đua có hiệu quả xóa bỏ “tâm lư mô h́nh tiểu vũ trụ thu nhỏ: mandala psychology” cổ xưa của địa lư chính trị Đông Nam Á, trong đó quyền lực và chủ quyền chiếu rọi ra bên ngoài từ trung tâm của một vương quốc.  Cả Pháp lẫn Xiêm La đều vội vă để đặt bước chân đầu tiên đến nơi luôn luôn là các-vùng-đất-nằm-ở-các-kẽ-hở -- những miền được chiếm ngụ bởi các tù trưởng và dân miền núi có thể chính thức tán dương một hay nhiều vương quốc to lớn với cống phẩm và biểu tượng của ḷng trung thành, nhưng trong bản chất vẫn tự trị.  Đột nhiên, các khoảnh đất xa xôi này bị áp lực phải tự xếp hàng hoặc là với Xiêm La hay với Pháp, để bao gồm cộng đồng của họ với bên này hay bên kia của một lằn ranh tưởng tượng xác định quyền sở hữu chính trị.  Sự phân chia địa lư chính trị này, theo định nghĩa, có nghĩa sự loại bỏ chính các tiểu quốc tí hon này.

       Xiêm La cũng thuê mướn các kỹ thuật gia ngoại quốc, dù không nhất thiết phải là các nhà địa chính hay các người vẽ bản đồ chuyên nghiệp, để thực hiện việc vẽ bản đồ được tiếp nối bởi các dự án canh tân hóa.  Ước vọng xây dựng các đường lộ, đường rầy xe lửa, và đường dây điện tín đều đ̣i hỏi rằng các cuộc khảo sát địa chính tân tiến phải được tiến hành.  Ngay Auguste Pavie, sau này trở nên nổi tiếng như một nhà thám hiểm người Pháp trên phần nội địa Đông Dương, đă làm việc tại Xiêm La trong khoảng 1878-79, chỉ huy sự xây dựng một đường dây điện tín từ Bangkok đến Battambang (nay nằm tại Căm Bốt), được nối liền với đường dây của Pháp đến tận Sàig̣n.

       Trong năm 1880,  một động lực mới đến từ láng giềng thực dân phía tây của Xiêm La.  Anh quốc đă thực hiện các cuộc khảo sát địa chính theo phép đo tam giác sâu rộng tại Ấn Độ và Miến Điện, nhưng cần tiến vào Xiêm La để hoàn tất tiến tŕnh.  Nhiều người trong triều đ́nh Xiêm La đă nh́n lời yêu cầu trắc địa theo phép đo tam giác tại Bangkok với sự ngờ vực, đặc biệt bởi v́ hai trong các mốc làm chuẩn cụ thể là các địa điểm tôn giáo quan trọng.  Nhưng Quốc Vương Chulalongkorn đồng ư với đề nghị khi được nêu ư kiến rằng phép trắc địa theo tam giác sẽ được thực hiện bởi các kỹ sư người Anh nhằm thiết lập một bản đồ của chính nước Xiêm La.

       Việc này, kế đó, đă dẫn đến các dự án vẽ bản đồ của Xiêm La do người Anh cầm đầu hồi đầu thập niên 1880.  Các dự án trải khắp vương quốc và có tính chất đa trạng về mục đich: một đường dây điện tín được khảo sát địa chính và xây dựng nối liền thị trấn Tak của Xiêm La với Miến Điện; một bản đồ khu phố Trung Hoa tại Bangkok được thực hiện nhằm làm dễ dàng cho việc thu một sắc thuế hữu hiệu hơn trên các cư dân Trung Hoa; một bản đồ vùng biên cương giữa Chiang Mai và vùng lân cận Thái Lan đă được vẽ để giải quyết một cuộc tranh chấp về thuế chặt cây; và một bản đồ được phác họa về ranh giới giữa Pattani, một bang quốc Mă Lai nằm dưới sự kiểm soát của Thái Lan, với một bang quốc Mă Lai thuộc quyền người Anh.  Tuy nhiên, các nhà địa chính Anh đă tuyên bố rằng nhiều người Thái, các viên chức cao cấp cũng như thường dân, nghi ngờ công việc của họ, và đă cản trở các cuộc khảo sát.  Nhưng trong năm 1882, một trường dạy vẽ bản đồ đă được thiết lập bởi Hoàng Thân Damrong và ba năm sau đó, Xiêm La đă thành lập Ban Khảo Sát Địa Chính Hoàng Gia (Royal Survey Department), kết hợp một cách hữu hiệu việc vẽ bản đồ Tây Phương như một phần chính thức của văn hóa Thái Lan.

       Cùng lúc mà người Anh và người Pháp tranh nhau quyền kiểm soát trên các miền nội địa và các kỹ thuật vẽ bản đồ Tây Phương được tiếp nhận bởi nước Xiêm La độc lập, các sự chuyển đổi trong sự sử dụng đất đai cũng gây ra các sự thay đổi mạnh mẽ đối với “bản đồ” của cả hai vùng Đông Nam Á đại lục và hải đảo.  Một nông phẩm thu hoạch tại Đông Nam Á có một hiệu ứng đặc biệt dễ nhận thấy là cao su.  Cao su, là một chất có ít sự ứng dụng thực tế cho đến khi các sự tiến bộ khoa học của thế kỷ thứ mười chín phát triển các phương thức giúp nó được chế biến thành một chất liệu bền chắn tương đối không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.  Nguyên thủy nó chỉ được cung cấp từ các nguồn tiếp liệu đắt giá và không mấy tin cậy ở Nam Mỹ Châu, nhưng trong suốt hai thập niên cuối của thế kỷ thứ mười chín, cao su đă được cấy trồng ở Đông Nam Á nơi mà nó được nhận thấy là sè tăng trưởng một cách sinh lợi.  Việc này trùng hợp với cao trào mạnh mẽ trong nhu cầu toàn thế giới về chất liệu này, và không lâu các đồn điền cao su đă phủ kín các khu vực bao la ở Việt Nam, Căm Bốt, Mă Lai, Sumatra, và Java, chiếm chỗ các hoa màu đương hữu và khai khẩn các khu rừng và các giải đất rộng lớn trước đây không được canh tác.  Kế tiếp đó, sự đầu tư đáng kể mà các đồn điền này đ̣i hỏi đă củng cố hơn nữa sự kiểm soát của thực dân trên các miền này.

       Vào các thập niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi, phần cướp đoạt của thực dân và vị thế của Xiêm La đă đặt định nền tảng cho các sự phân chia chính trị mà chúng ta có ngày nay, và sự thám hiểm năng nổ tiếp diễn vùng nội địa đă khai mở nhiều bí mật địa dư quan trọng của miền này.  Nhưng không phải Đông Nam Á, cũng như bản thân việc vẽ bản đồ, lại bất động, và việc vẽ bản đồ đất đai, nhân chủng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đáy đại dương, và vô số các khía cạnh khác, vẫn được liên tục cho đến thời đại của chúng ta./-           

_____

CHÚ THÍCH

1. Trung Úy James Low trong một lá thư năm 1824 gửi Bộ Trưởng Chính Phủ Penang (Secretary to the Government of Penang (khi đó là Đảo Prince of Wales Island).  Xem Sternstein, Larry, “LOW’ Maps of Siam, trong tạp chí The Journal of  the Siam Society, Vol. 73, part 1 & 2, Jan-July, 1985, Bangkok, trang 132.

2. Clifford, Hugh, Further India being the Story of Exploration from the Earliest Times in Burma, Malaya, Siam, and Indo-China.  London: Lawrence and Bullen, Ltd., 1904,  các trang 1-14.

3. Trích từ một lá thư của W. E. Phillips trong Hồ Sơ Xí Nghiệp Các Khu Định Cư Eo Biển (Straits Settlements Factory Records, 15 April, 1824, các trang 442-445; được trích dẫn bởi Larry Sternstein, trong bài “LOW’ Maps of Siam, trên tạp chí The Journal of the Siam Society, Vol. 73, trang 135.

4. Clifford, sách dẫn trên, các trang 131-133.

5. Francis Garnier, trong Clifford, sách dẫn trên,các trang 133-134.  Một cách mỉa mai, lá thư từ đó điều này được rút ra được giả định viết bởi Garnier khi anh ta vào khoảng hai mươi tuổi, có nhật kỳ ba năm trước khi có cuộc Chiến Tranh Nha Phiến, trong đó, nước Pháp đă liên kết với Anh Quốc trong việc cưỡng bách Trung Hoa mở cửa cho thuốc phiện.

6. The French in Indochina , tác giả vô danh, Edinburgh: T. Nelson & Sons, 1884 [Sách in lại, với lời đề tựa của Dean Meyers, Bangkok, White Lotus Co. Ltd., 1994], trang 1.

7. Sar Desai, D. R., Southeast Asia Past & Present, Boulder and San Francisco: Westview Press, 1989 (1994), trang 73.

8. Như được trích dẫn trong Winichakul, Thongchai, Siam Mapped a History of the Geo-body of a Nation, Honolulu: University of Hawaii Press, 1994 [Chiang Mai, Silkworm Books], trang 85.

9. The French in Indochina, sách dẫn trên, trang 40.

10. Taylor, Keith Weller, The Birth of Vietnam, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, trang 252.

11. Trích dẫn bởi Martin Stuart-Fox, A History of Laos, Cambridge University Press, 1997, trang 47.

12. Penth, Hans, A Brief History of Lan Na, Chiang Mai: Silkworm Books, 1994, trang 39.

13. Xem, Lotika Varadarajan, “Glimpses of Seventeenth Century Currency and Mensuration in Siam”, trang 207, chú thích số 13, trong tạp chí Journal of the Siam Society, Vol. 83, Parts 1 & 2, 1995.

14. Trích dẫn từ Sternstein, “LOW’ Maps of Siam, tạp chí đă dẫn trên, các trang 132 & 135.

15. Bản đồ thứ nh́ này có nhan đề A Map of Siam, North Laos, Martaban, Tennasserim and Part of the Malayan Peninsula … Xem, Sternstein, “LOW’ Maps of Siam, tạp chí đă dẫn trên, trang 153, v.v…

16. Trích dẫn từ Winichakul, sách dẫn trên các trang 67-70.

_____

PHẪN II

CÁC PHỤ LỤC TRÍCH DỊCH TỮ NGUYÊN BẢN

 

*****

 

Phụ Lục 1

Ư Niệm Của Người Việt Nam Về Xứ Sở

(các trang 16-17)

       [Bắt đầu trích dịch] … Các con sông, cùng với núi hay rừng, là chủ điểm chính yếu trong địa dư Đông Nam Á và trong đời sống Đông Nam Á.  Các từ ngữ trong tiếng Phạn (Sanskrit) và tiếng Pali chỉ “đại lục hay châu: continent” lần lượt là dvipadipa, vốn bao gồm dvi = hai, và apa = nước, chính từ đó tạo ra h́nh ảnh trong tinh thần về một khối đất như một vật ǵ đó nằm giữa hai ḍng nước, bất luận là biển cả hay sông ng̣i. 1 Một trong những từ ngữ bản địa của người Việt Nam để chỉ xứ sở của họ là Non Nước [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], có nghĩa là “núi và nước” . 2 Bởi do h́nh dạng và lộ tŕnh của các con sông, các ngọn núi và các ḥn đảo ấn định sự di chuyển của người dân Đông Nam Á, một bản đồ về sự sinh hoạt con người hàng ngày tại vùng đất liền Đông Nam Á và các ḥn đảo Nam Dương có thể h́nh dung như các đường “dọc: vertivcal” và “ngang: horizontal” vô tận.  Đối với dân chúng vùng bán đảo và nội địa, đời sống được chia sẻ cùng với các ḍng sông và sự di chuyển tổng quát của họ theo hướng bắc-nam, trong khi sư du hành duyên hải hay xuyên-hải đảo của dân chúng vùng Đông Nam Á hải đảo phần lớn theo trục đông-tây.  Trong khi các hải đảo có nhiều hệ thống sông ng̣i đa cấp, vùng lục địa lệ thuộc vào các mạch chính của sông lớn và các đồng bằng ph́ nhiêu của chúng.  Các vương quốc cổ xưa ở Pagan [Miến Điện], Angkor [Căm Bốt], và Việt Nam đều bắt nguồn tại các đồng bằng lúa gạo ph́ nhiêu (lần lượt, đồng bằng sông Irrawaddy, Tônle Sap, lưu vực sông Hồng).  Các hệ thống sông ng̣i, như chúng ta sẽ thấy, cũng là các mạch chính của quyền lực chính trị, bởi v́ bản chất của địa h́nh Đông Nam Á khiến cho sự kiểm soát chính trị trực tiếp trên dân chúng xa xôi trở nên khó khăn.

       Các sự khác biệt về nông nghiệp có để lại dấu vết của chúng trên bản đồ.  Một số các sự khác biệt này phát sinh từ sự thích ứng với môi trường, chẳng hạn như các kỹ thuật canh tác mà người dân đồi núi sử dụng để sống sót tại các núi đồi ở Lào, Thái Lan và Miến Điện.  Các sự khác biệt khác nặng về văn hóa, tạo ra sự tương phản địa h́nh trong cùng môi trường.  Người đân bên phía Việt Nam và Căm Bốt của sông Mekong dồn sức cho các cánh đồng lúa gạo làm ra hai mùa gặt trong một năm, trong khi dân bên phía tây th́ biến đổi và hoang dại hơn. …

       … Địa lư Đông Nam Á ngăn cách các văn hóa tiến triển của Ấn Độ và Trung Hoa với nhau; cùng lúc, với các mực độ khác nhau, các nền văn minh của Đông Nam Á đă vay mượn từ cả hai, thích ứng và biến đổi các tư tưởng của Ấn Độ và Trung Hoa cho phù hợp với các nhu cầu của chúng.  Ảnh hưởng của Trung Hoa mạnh nhất ở Việt Nam, nhưng không trải dài xuống tới miền nam Đông Dương măi cho đến thế kỷ thứ mười tám.  Miền nam Đông Dương, bao gồm Chàm và Căm Bốt, tương đồng về mặt văn hóa với phần c̣n lại của Đông Nam Á.

       Việc “Ấn Độ hoa’ vùng Đông Nam Á thường hay được thảo luận, bắt đầu sớm sủa ngay từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, không bao giờ là một sự tiếp nhận mù quáng các giá trị Ấn Độ, mà đúng hơn, sự tiến hóa của văn hóa Đông Nam Á rút ra từ kinh nghiệm và nguồn cảm hứng của văn minh Ấn Độ.  Các tín ngưỡng địa phương và Ấn Độ đan lẫn vào nhau đến nỗi các nhà xă hội học thường tranh luận nhau về việc liệu một truyền thống hay vị thần nào đó là có tính chất bản địa, Ấn Độ, hay bản địa với một danh xưng hay vỏ bọc Ấn Độ.  Các miền ṿng ngoài, nổi bật nhất là Phi Luật Tân, chỉ có ít kinh nghiệm hay không chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ bởi có khoảng cách địa lư đích thực của nó.

       Cũng như văn hóa Trung Hoa cũng không được tiếp nhận chỉ v́ văn hóa; ngay ảnh hưởng mạnh mẽ trong truyền thống của Trung Hoa trên Việt Nam bị giới hạn nhiều trong lớp thường dân hơn là các định chế hoàng triều.  Thí dụ, trong khi người dân Việt Nam chấp nhận sự sử dụng đũa để ăn từ Trung Hoa và từ bỏ các nhà sàn, được dựng trên các cây cột, âm nhạc Việt Nam chỉ vay mượn cơ cấu âm vực Trung Hoa [tức hệ thống ngũ cung, chú của người dịch] bên trong phạm vi các cánh cổng triều đ́nh.  Trong thực tế, sự thất bại của tầng lớp tinh hoa ban sơ tại Châu Thổ sông Hồng để tạo lập một quốc gia khả dĩ sinh tồn một phần bởi có sự ngần ngại du nhập các truyền thống bản xứ vào ư thức hệ Khổng học của họ. 4 ….    

*****

Phụ Lục 2

Phân Loại Chính Các Bản Đồ Về Đông Nam Á

(trang 33)

       [Bắt đầu trích] … Với các giới hạn này ghi nhớ trong đầu, chúng ta có thể nh́n vào các loại bản đồ Đông Nam Á khác nhau và các niên đại của các thí dụ c̣n tồn tại của mỗi loại, và sau đó b́nh luận về các loại bản đồ đối chiếu tại Tây Phương, các bản đồ Đông Nam Á có thể được phân chia thành bốn loại chính:

1) các bản đồ thuần túy có tính chất vũ trụ quan (trong khung cảnh này, có nghĩa “siêu h́nh” hay “tinh thần” trong bản chất, hay nói cách khác, không có tính chất bản đồ địa dư;

2) các bản đồ đại diện một cách biểu trưng các đặc tính địa dư có thực nhằm các mục đích tôn giáo hay phác họa vũ trụ quan;

3) các bản đồ cố gắng vẽ lại địa dư chân thực, bất luận theo báo cáo hay sự quan sát thực nghiệm;

4) các lộ tŕnh, có thể được viết thành văn bản, được học thuộc ḷng, hay kư âm thành bài hát, dùng để kiến tạo một h́nh ảnh tinh thần về thời gian và không gian, chiều hương và vị trí, địa h́nh, và các thắng tích. …[hết trích dịch]   

*****

Phụ Lục 3

Bản Đồ Vũ Trụ (Cosmographic Maps)

Của Đông Nam Á và Việt Nam

(trang 34)

 

       Tại Đông Nam Á thời tiền hiện đại, phác họa con đường của người ta đi đến một mức độ khác biệt của sự hiện hữu cùng quan trọng y như vẽ con đường đến thung lũng bên cạnh.  Các bản họa tượng trưng cho thế giới vô h́nh hay siêu h́nh dưới h́nh thức các ngôi đền hay dinh thự bằng đá là các thí dụ cổ xưa nhất c̣n sống sót về các họa đồ của Đông Nam Á.

       Để nh́n vào các bản đồ vũ trụ của Đông Nam Á, cần nh́n vào vị trí của của các ngọn núi trong đời sống Đông Nam Á.  Không chỉ các ngọn núi là một đặc điểm chính yếu trong phong cảnh cụ thể của Đông Nam Á, chúng cũng c̣n là một phần liên hợp của cảnh trí tinh thần của toàn miền.  Quyền chủ tể của một nhà vua thường được liên kết một cách rắc rối với một ngọn núi, hoặc có thực hay chỉ có tính cách biểu trưng.  Các ngọn núi có thể tượng trưng cho sự hiện thân của các trạng thái cao siêu hơn của sự hiện hữu và đồng thời là nơi cư ngụ của các thần linh.  Sự tôn kính dành cho núi non này có tính cách bản địa, nhưng được bổ túc bởi các ảnh hưởng ngoại lai.  Ngọn núi nổi tiếng nhất trong các ngọn núi tinh thần là Sumeru, được tin nằm ở phía bắc, tại trung tâm thế giới, có nghĩa, tại núi Hi Mă Lạp Sơn (Himalayas) , Tây Tạng hay Rặng Núi Pamir thuộc Trung Á Châu.

       Khi Ấn Độ Giáo lan truyền khắp Đông Nam Á, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, nó mang theo cùng với ḿnh ư tưởng về Sumeru và các niềm tin Ấn Độ khác về các ngọn núi, kế đó ḥa trộn với các tín ngưỡng thờ thần linh bản địa.  Vị thần Ấn Độ, Indra (Đế Thích), là chúa tể của ngọn núi Sumeru, và cư ngụ tại một nơi gọi là Trayastrima ở định núi.  Người dân Khmers của Căm Bốt có ngọn núi riêng của họ tương đương như Sumeru, mà họ gọi là Ngọn Mahendra; khi tín ngưỡng Ấn Độ vươn tới Căm Bốt, chúng trộn lẫn với các khía cạnh tôn giáo của Mahendra, với các nhà lănh đạo ban đầu của Khmer được xác định như các sự hiện thân tại thế gian của các vị thần linh của ngọn núi vũ trụ này.  42 Siva, vị thần uy quyền nhất trong các vị thần Ấn Độ, là “Vị Quân Vương Của Ngọn Núi: Lord of the Muontain”, và sự tôn thờ Siva như một vị thần  núi đă hiện diện tại Căm Bốt ngay từ thế kỷ thứ năm. 43 Tại Miến Điện cũng vậy, sự tôn kính núi non nhập cảng từ Ấn Độ đă đồng hóa với các v́ thần linh bản địa. 44 Khái niệm các ngọn núi linh thiêng tiếp tục với sự du nhập của Phật Giáo; các niên sử Trung Hoa đầu thế kỷ thứ mười ba ghi chép rằng tại một nước nằm phía tây Căm Bốt, “có một ngọn núi được gọi là Wu-nung [có thể từ một từ ngữ Mă Lai để chỉ núi, gunong]” từ đó người ta nhập vào cơi Niết Bàn (Nirvana).  45

       Ḥn đảo Bali, theo truyền thuyết địa phương, nguyên thủy là một vùng đất phẳng, không có núi.  Tuy nhiên, khi Hồi Giáo thay thế cho Ấn Độ Giáo tại phần lớn đảo Java, các vị thần Ấn Độ, lựa chọn để tái định cư tại đảo Bali bên cạnh, trước tiên cần tạo ra, trên quê hương hải đảo mới của họ, các ngọn núi đủ cao làm nơi cư ngụ.  Trong một phiên bản khác, các ngọn núi đă được di chuyển từ miền đông Java.  Ngọn núi được tán dương nhất trong số các nơi cư ngụ của cac thần linh này, ngọn “Sumeru” của Bali, là núi Gumung Agung, nằm miền đông ḥn đảo. 46 Bali là thế giới, và Ngọn Agung là “rốn” (navel; puséh).  Các biểu trưng về Sumeru, trong thực tế là các họa đồ vũ trụ, luôn luôn được t́m thấy trong các ngôi đền của ngay cả các ngôi làng Bali nghèo hèn nhất.

       Các ngọn núi đă là suối nguồn của đời sống tinh thần; chúng cũng là căn nguyên của “thành tố” khác của thế giới, các con sông, chính v́ thế, cũng là suối nguồn của sinh hoạt thực tế.  Trong khía cạnh sau cùng này, chiếc bóng tuyệt hảo của một ngọn núi Nam Dương, vươn cao trên nền thung lũng hay trổi lên từ biển, đôi khi được so sánh với h́nh ảnh của một bầu vú.

       Sự ph́ nhiêu của đất đai là một bộ phận của tượng dung học (iconography) của một loại họa đồ biểu trưng được biết dưới h́nh thức các bức chạm khắc trên đá từ xứ Chàm (phía đông miền trung Việt Nam). 47  Các bức chạm khắc này có nguồn gốc như “các tảng đá của nền đất” thần diệu, trong đó ḥn đá thể hiện vị thần đất; không giống như các tín ngưỡng nhập nội, trong đó các thần linh cư ngụ (inhabited) ở các thực thể trần gian, quan điểm bản địa có thể đă xem bản thân trái đất như một vị thần.  Các đối tượng huyền bí như thế tương tự  như các ḥn đá hay g̣ đất được thờ cúng bởi người Việt Nam hay Trung Hoa.  Các tảng đá độc khôi của Chàm mang h́nh thức linga, biểu tượng cho dương vật theo Ấn Độ Giáo, tượng trưng thần Siva, hay năng lực tái sinh sản của thiên nhiên.  Chúng được đặt ở giữa một ngôi làng và rơ ràng đă tạo ra một tiểu vũ trụ quan  đa diện về lănh thổ, sự hiện thân của vương quốc hay nhóm phong kiến trong đó linga là trung tâm.  Đ́nh tảng đá là vật biểu trưng cho Siva.  Siva được được đặt trên đỉnh ḥn đá bởi v́ ông là “Vị Quân Vương Của Núi” (Meru) và cũng bởi v́ quyền lực chính trị tại xứ Chàm và Căm Bốt ban sơ được chính thống hóa qua sự đồng nhất hóa nhà vua với thần Siva.  Một phần h́nh bát giác bên dưới đầu mũi này tượng trưng cho thần Vishnu, và một phần bốn mặt bên dưới nó biểu trưng cho Brahma, kẻ giám sát tất cả sự vật linh thiêng (một thí dụ khác về ư nghĩa đặc biệt của các con số này).  Phần dưới cùng nhất tượng trưng cho nền đất, tức vương quốc.  Chính v́ thế, ḥn đá đă tức thời là một biểu đồ về trật tự của vũ trụ, một biểu tượng của thần quyền của nhà vua và sự hiện thân độc hữu của ông với Siva, và một họa đồ của các quyền lực ban sủng sự ph́ nhiêu đến cho đất đai và dân chúng.  “Họa đồ” này về quyền lực, sự phồn sinh, và trái đất có thể phục vụ như một công cụ linh thiêng trong các nghi lễ sinh sản.  Các h́nh tượng chạm khắc đá khác của Chàm có nội dung nửa như sổ địa bạ, và sẽ được đề cập tới trong phần liên quan đến các bản đồ thực nghiệm (empirical maps) (xem trang 38) [trong nguyên bản, chú của người dịch].

       Sumeru đă được mô phỏng về mặt biểu tượng tại khắp vùng Đông Nam Á theo Phật Giáo-Ấn Độ Giáo (Hindu-Buddhist).  Các đền thờ Ấn Độ Giáo tập trung vào các đền thờ tượng trưng cho Sumeru, trục của vũ trụ, có niên đại từ thế kỷ thứ bẩy tại Java, và các công thự với các biểu tượng kiến trúc Phật Giáo dựa theo ngôi đền vĩ đại tại Borobudur (khoảng 800 sau Công Nguyên).  Borobudur và các ngôi đền Phật Giáo-Ấn Độ Giáo lân cận phác họa nhiều trạng thái khác nhau của sự hiện hữu, là các họa đồ lâu đời nhất c̣n tồn tại ở Đông Nam Á.  Các tầng thấp bên dưới của Borobudur diễn tả các vấn đề thế tục và tượng trưng cho các trạng thái thấp kém của ư thức tinh thần: khi một người leo lên các tầng trên, chủ đề được dần nâng cao và có tính cách siêu h́nh, với thượng đỉnh biểu thị cho sự thành đạt được sự giác ngộ chân thực.  Nh́n như một toàn bộ, cơ cấu phác thảo nhất thể của vũ trụ.

       Các chủ điểm tương tự, mặc dù sử dụng các phương tiện khác, được ghi nhận tại Việt Nam thời ban sơ.  Vào cuối thế kỷ thứ mười, khoảng thời gian Việt Nam dành lại sự độc lập từ Trung Hoa sau gần một ngh́n năm lệ thuộc, các nghệ nhân Việt Nam đă phác thảo các tín ngưỡng vũ trụ bằng việc xây dựng một “ngọn núi” bằng tre trên một con sông, và trong thế kỷ theo sau, bằng việc kiến tạo một công thự bằng gạch với các hồ nước kề cận. 48  [Xem thêm: Phụ Lục A của người dịch bên dưới].

       Tại Căm Bốt, các đền đài uy nghiêm tại khu Angkor (đầu thế kỷ thứ mười hai) cũng cấu thành một họa đồ vũ trụ, phác thảo cả không lẫn thời gian.  Các nhà nghiên cứu hiện đại khám phá rằng khoảng cách giữa các thành tố của ngôi đền, đi từ đông sang tây, tương ứng với số các năm trong kỷ nguyên hiện tại – [cũng chính là hồi] chung cuộc – của trái đất, theo như tín ngưỡng Ấn Độ, được đo bằng hat ( 1 hat = tương đương 0.4 mét). 49 ….

*****

Phụ Lục 4

Địa Dư Thực Nghiệm:

Việc Vẽ Bản Đồ Đông Nam Á Tại Bản Địa

(trang 38)

       Việc vẽ bản đồ nền đất Đông Nam Á, trong một ư nghĩa thô sơ nhất, có thể t́m thấy tại các h́nh tượng chạm khắc trên đá nửa có tính chất vũ trụ, nửa có tính chất “trần thế” được đặt tại trung tâm một số ngôi làng hay nhóm đất đai của người Chàm. 53 Các tảng đá độc khối như thế là một tiểu vũ trụ về một lănh địa được xác định rơ ràng và được nối kết về mặt nghi lễ với các tảng đá tọa lạc tại đường ranh giới lănh địa.  Tảng đá trung tâm mang tất cả tầm quan trọng một phần là một biểu tượng địa bạ sơ đẳng, một “bản đồ” về đất đai, cùng lúc nó là vật bảo đảm cho sự ph́ nhiêu và một đối tượng cho sự tôn kính về tôn giáo.  Bởi các pháp quy đất đai và tôn giáo đan lẫn vào nhau, và bởi v́ tôn giáo phần nào phục vụ cho việc hợp thức hóa các quyền hạn trên đất đai, các khía cạnh tôn giáo và địa bạ của tảng đá độc khối cộng tác với nhau trong sự ḥa hợp.

       Ngoài bằng cứ hoàn toàn có tính cách phỏng định được trưng dẫn trước đây liên quan đến một lịch sử lâu dài của việc vẽ bản đồ tại bản địa, tài liệu hay biết về thuật vẽ bản đồ của Đông Nam Á khởi đầu qua sự các sự tham chiếu văn bản với các bản đồ của Việt Nam, Java và Thái Lan.  Mặc dù không bản đồ nào trong số này c̣n tồn tại, chúng có niên đại trước các họa đồ ngôi đền tại Chiang Mai và Chiang Rai nửa có tính cách đia dư.  Các bản đồ Việt Nam bắt nguồn từ các nhu cầu của chính quyền, dĩ nhiên đă là một động lực quan trọng cho việc lập bản đồ, vừa để bảo vệ các biên giới, vừa cho sự giám định dân số và các sắc thuế.  Trong năm 1075, theo một quyển sử kư Việt Nam năm 1479, một bản đồ được được lập cho biên cương phía nam với xứ Chàm; cùng quyển sứ kư này ghi nhận một bản đồ được lập ra trong thập niên 1170 là kết quả của “một cuộc tuần tra của nhà vua vùng bờ biển và các biên cương.” 54 Với truyền thống Trung Hoa lâu dài về việc lưu trữ tài liệu kỹ lưỡng và ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Hoa trên công việc chính phủ của Việt Nam, không có ǵ đáng ngạc nhiên rằng chính ở Việt Nam chúng ta t́m thấy tài liệu cổ xưa nhất c̣n tồn tại về các bản đổ Đông Nam Á “có tính cách thực dụng”.

       Việt Nam đă khởi đầu một cuộc vẽ bản đồ địa bạ triệt để hơn về đất đai và dân số của nó trong hậu bán thế kỷ thứ mười lăm, khi triều đ́nh của nó du nhập các ư niệm của Trung Hoa về hạ tầng cơ cấu xă hội và về một chính quyền tập trung hơn, mạnh hơn.  Trang bị cho chính quyền với sự kiểm soát hữu hiệu hơn trên lănh thổ và dân chúng của nó, các cơ chế đă được thiết lập cho một cuộc khảo sát địa chính có phương pháp, thông suốt khắp toàn thể xứ sở.  Trong năm 1467, nhà vua đă ra lệnh mười hai tỉnh (khi đó) của Việt Nam vẽ bản đồ tỉnh hạt của ḿnh.  Các bản đồ đă phác họa lại địa h́nh, các đặc tính thiên nhiên và nhân tạo, các đường lộ du hành,  và các dữ liệu liên hệ khác.  Triều đ́nh thu thập các cuộc khảo sát địa chính riêng rẽ thêm vào đó, họ đă bổ túc các thống kê phụ trội về thường dân và xứ Chàm mới vừa sáp nhập, vùng mà Việt Nam đă chinh phục trong thập niên 1470.  Tin tức tổng hợp đă được tuyên bố là tập bản đồ chính thức của vương quốc vào năm 1490, ngay trước khi có cuộc tấn công của Âu Châu, mặc dù các bản đồ xưa nhất c̣n tồn tại của Việt Nam, có niên đại từ thế kỷ thứ mười bẩy (có thể từ thế kỷ thứ mười sáu). 55 Tập bản đồ của Việt Nam trong thế kỷ thứ mười chín được tŕnh bày nơi H́nh 163 [xem trong phần chính của bài dịch bên trên, chú của người dịch] có thể mang các sự tương đồng về cách vẽ của các tác phẩm sớm hơn như thế…. “ [hết trích dịch]     

*****

Phụ Lục 5

Phù Nam

(các trang 29-30)

       [Bắt đầu trích dịch] … Vương quốc Phù Nam, được thiết lập tại Châu Thổ Sông Cửu Long vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, thường được nh́n như quốc gia được biết đến đầu tiên của Đông Nam Á, mặc dù tài liệu thành văn xác định duy nhất về nó là từ các đoạn văn trong một tập tường thuật bởi hai sứ giả Trung Hoa trong thế kỷ thứ ba. 29 Sự thành công kinh tế của Phù Nam phần lớn do vị trí chiến lược của nó nằm giữa các địa điểm đông và tây, bởi đó là một nơi chốn lư tưởng để phục vụ các thương nhân và các người hành hương tôn giáo xuyên qua eo biển Kra (isthmus of Kra) [Thái Lan], hay qua lại giữa Ấn Độ và Trung Hoa bằng cách lái thuyền bọc quanh Bán Đảo Mă Lai.  Các khám phá khảo cổ học được khai quật tại hải cảng của Phù Nam ở Óc Eo, bao gồm các chế tạo phẩm La Mă và Ấn Độ được tin là có niên đại từ các thế kỷ thứ nh́ và thứ ba, cho thấy nó là một trung tâm thịnh đạt về mậu dịch đường biển. 30

       Một vị vua đă sử dụng các bản đồ để ghi chép các cuộc chinh phục của ông và tạo ấn tượng trên người dân về tầm mức quyển chủ tể của ông, để ghi chép các phần đất nằm dưới thẩm quyền tài phán của ông cho việc đánh các sắc thuế từ các thần dân, và để làm dễ dàng cho việc tạo dựng các đường xá và các hệ thống dẫn nước tưới tiêu.  Hai ngh́n năm trước đây – khoảng cùng lúc mà người dân Nam Dương mở đường cho cuộc du hành đến Madagascar và Phù Nam đă được thành lập tại phần giờ đây là miền nam Việt Nam – người dân Banaue tại miền bắc Luzon [Phi Luật Tân] đă kiến tạo các vùng ruộng bậc thang đồ sộ phần lớn c̣n nguyên vẹn cho đến ngày nay.  Các cấu trúc bằng đá tạo thành các bực thang ruộng mênh mông này vươn lên cao đến gần một dậm Anh (mile) từ đáy thung lũng cho đến đỉnh núi.  Một báu vật của thiên tài và việc xây dựng, bản thiết kế đă tạo ra các thác nước nhân tạo, khoan thai dẫn nước cho các cây trồng theo bậc thang bên dưới.  Mặc dù các ruộng lúa bậc thang tại Luzon ngoạn mục nhất trong các hệ thống dẫn nước tươi tiêu ban sơ, các phức thể dẫn nước tưới tiêu tinh vi với việc tạo các thang ruộng trồng lúa được biết đến trong toàn vùng Đông Nam Á.  Phù Nam và vương quốc Căm Bốt ở khu đền Angkor tiếp nối nó tại miền nam Đông Dương, cả hai đều tùy thuộc nhiều vào các hệ thống dẫn nước tưới tiêu sâu rộng của chúng. …

       … Các cấu trúc bằng đá hướng đến vũ trụ quan c̣n sống sót tại Căm Bốt, nhưng không có các bản đồ địa dư.  Vào giữa thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, Phù Nam, quốc gia quan trọng nhất tại miền nam Đông Dương, trước khi có sự trổi dậy của đế quốc Khmer, đă được đến thăm bởi các sứ giả triều đại nhà Ngô (Wu) của Trung Hoa.  Các sứ giả Trung Hoa đă mô tả Phù Nam như một địa điểm nơi mà dân chúng “sống trong các thành phố, các cung điện, và nhà cửa có tường thành bao quanh”, 34  Tuy nhiên, chúng ta không hay biết rằng liệu “các đồ vật khác” trong các văn khố của họ có thể gồm cả các bản đồ hay không….[hết trich]

       Theo nhà văn Sơn Nam, “Phù Nam chỉ là phiên âm tiếng Phnom – theo tiếng Miên là núi (như trường hợp Phnom Penh), chưa ắt vua chúa xưa gọi Vương Quốc của họ là Phnom!” (Sơn Nam, Văn Minh Miệt Vườn, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, [không ghi nơi xuất bản], 1992  [không rơ có phải sách in lại hay không, tác giả có ghi nhật kỳ viết xong là ngày 1-7-1970 tại Sàig̣n], trang 29.

*****

Phụ Lục 6

An Nam, Đông Dương

(các trang 46, 51)

       [Trang 46] (Bắt đầu trích) Một số thư lại chính quyền nhà Tống tuy thế đă ghi chép theo niên lịch các báo cáo mà họ nghe được về các vùng đất ở phía nam và hai văn bản c̣n tồn tại với các chi tiết liên quan đến Đông Nam Á.  Một văn bản được viết vào năm 1178 bởi Chou Ch’u-fei (Chu Khứ Phi), một viên chức của tỉnh hàng hải tại Kuang-hsi (Quảng Tây), văn bản thứ nh́ nửa thế kỷ sau đó, viết bởi Chao Ju-kua, Ủy Viên về Ngoại Thương tại Ch’uan-chou (tỉnh duyên hải Phúc Kiến).  Chou Ch’u-fei giải thích rằng

Đại Dương Bao Quanh (Encircling Ocean) vĩ đại bao bọc các nước man rợ [Đông Nam Á].  Ở mọi nơi, họ có các vương quốc của họ, mỗ́ nơi đều có các sản phẩm đặc thù của nó, mỗi nơi đều có thị trường trên đó sự thịnh vượng của nhà nước lệ thuộc.  Các vương quốc nằm ngay phía nam [của Trung Hoa] có quốc gia hàng hải Sumatra ở Srivijaya] là thị trường của chúng; những vương quốc ở phía đông nam [Trung Hoa] có She-p’o [Java]. 75

       Đề cập đến Đông Dương, họ Chou cho hay mặc dù

       Không thể liệt kê các nước ở Nam Tây Dương (South Western Ocean) … chúng ta có ở phía nam [của Chiao-chih: Giao Chỉ = Bắc Kỳ (Tongkin), Chan-ch’eng [(Chiêm Thành]?: Annam], Chen-la [Chân Lạp tức Căm Bốt] và Fo-lo-an [?]. [hết trích]

       (Trang 51) Các chuyên khảo hải hành Ả Rập c̣n tồn tại xưa nhất ghi chi tiết sự du hành tại các vùng biển Đông nam Á tương đối muộn, có niên kỳ vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười lăm hay đầu thế kỷ thứ mười sáu, nhưng bao hàm các dữ liệu từ nhiều thế kỷ hải hành trước đó.  Chúng được viết bởi hai thuyền trưởng đi biển trong thế kỷ thứ mười lăm, Ahmad ibn Majid, kẻ mà truyền tích kín đáo đề cập đến như là kẻ hướng đạo do Vasco da Gama thuê mướn để hướng dẫn đội thuyền của ḿnh băng ngang từ đông bắc Phi Châu sang Ấn Độ, và Sulaiman al-Mahri.  Tác phẩm của Ibn Majid được viết thành thơ để tạo dễ dàng cho việc nhập tâm các chỉ dẫn của quyển sách.  Các cẩm nang chỉ đường này xem ra đă là đỉnh cao nhất của các văn bản như thế ít nhất trong bốn thế kỷ qua; ibn Majid, trong thực tế, có trưng dẫn các soạn giả đi trước tác phẩm của ông có niên đại lùi lại từ đầu thế kỷ thứ mười hai, và một du hành kư từ lúc bắt đầu thế kỷ thứ mười một.  Tuy nhiên các cẩm nang hải hành này đă không có tác động rơ rệt trên việc vẽ bản đồ của người Ả Rập.

       … Các văn bản kể gộp chung bờ biển Mă Lai với Xiêm La, và vùng lục địa phía đông với Trung Hoa, mặc dù Zaiton [Quanzhou] được xem là ngưỡng cửa của vương quốc Trung Hoa chính danh.  Dọc con đường từ Singapore đến Trung Hoa, các hải cảng được tŕnh bày bao gồm Shahr-I Naw, chỉ kinh đô của Thái tại Lop Buri hay Ayuthaya.  Từ ngữ Shahr-I Naw (thành phố mới) sau này được vay mượn bởi các người Âu Châu quen biết với người Ả Rập chẳng hạn như Mendes Pinto, và được tiếp nhập bởi một số người vẽ bản đồ (xem H́nh 80).  Xa hơn đó, dọc theo bờ biển phía đông của Đông Dương, các nhà hàng hải thường hay ghé lại Champa (Shanba), và hải cảng Kiao-Chi (Giao Chi?) tại An Nam.” …[hết trích]  

*****

Phụ Lục 7

Xứ Chàm

Trong bản đồ giữa thế kỷ thứ mười hai

của Sharif al-Idrisi

(các trang 56-57, và trang 52)

(Các trang 56-57) [Bắt đầu trích dịch] “Công tŕnh của nhà địa dư Sicilian, [Sharif ] al-Idrisi trong thế kỷ thứ mười hai là quan điểm xưa nhất c̣n tồn tại của Ả Rập về Đông Nam Á.  Tập bản đồ của Al-Idrisi được chia thành một bản đồ thế giới (H́nh 27) và bảy mươi bản đồ cấp miền, trong đó sáu bản đồ bao gồm miền nam và đông nam Á Châu (ghép liền nhau trong H́nh 28).  Bản đồ của ông là một sự tổng hợp các nguồn tài liệu.  Một số các dữ liệu của ông có thể truy t́m ngược lại đến văn bản hồi giữa thế kỷ thứ chín, Akhbar al-Sin, và nhà địa dư học, Ibn Khurđahbih; phần lớn dữ liệu có nguồn gốc từ các nhà địa dư học thuộc giai đoạn nằm ở giữa, và một số là mới, hay ít nhất được giải thích theo cách mới.  Các bản đồ trưng bày là từ một bản sao c̣n tốt của tập bản đồ của al-Idrisi, có niên đại là 960 AH (tức 1553 sau Công Nguyên).

       Khối lục địa chạy dọc bên trên cùng (hướng nam) là Phi Châu, mà al-Idrisi, bị ảnh hưởng bởi các nhà địa dư học trước đó, uốn ḿnh chung quanh một giải đất mà Ptolemy tin rằng đă nối liền Đông Nam Á với Phi Châu (xem bản đồ thế giới của al-Idrisi, H́nh 27).  Khái niệm này, một sự nhượng bộ ngoạn mục của các nhà địa dư học Ả Rập đối với Ptolemy, có nhiều ảnh hưởng, được nhận thấy trong các nguồn tài liệu Tây Phương chẳng hạn như bản đồ thế giới mappamundi năm 1320 của Sanudo (H́nh 3).  Nhưng trái với Ptolemy, al-Idrisi đi theo sự đồng thuận áp đảo của Ả Rập trong việc để mở ngỏ bờ phía đông (tay trái) của Ấn Độ Dương .

H́nh 27: Bản đồ thế giới của al-Idrisi, giữa thế kỷ thứ mười hai, một bản sao đề niên đại 960AH (1553 sau Công Nguyên).  Định hướng với phía nam ở trên cùng, Phi Châu bọc quanh phía nam Ấn Độ Dương,.  Nhan đề tiếng Ả Rập của địa đồ của al-Idrisi được phiên dịch là “The Recreation for Him Who Wishes to Travel Through The Countries: Bản Sao Vẽ Lại Dành Cho Ngài Là Kẻ Mong Ước Du Hành Xuyên Qua Các Nước” (đường kính khoảng 25 cm) [Bodleian Library, Oxford, ms. Poc. 375]

 

 

***

 

H́nh 28: Đông Nam Á, trong tập bản đồ của al-Idrisi, giữa thế kỷ thứ mười hai, theo một bản sao có niên đại 960 AH (1553 Sau Công Nguyên).  Sáu trang của tập bản đồ được xếp liền nhau trong h́nh này; hướng nam là ở trên cùng.  (Mỗi tờ khoảng 21 x 30.5 cm) [Bodleian Library, Oxford, ms. Poc. 375, fol. 33v-34r, 38v-39r, 42v-43r, 77v-78r81v-82r, 84v-85r]

 

 

       Quần đảo phía cực đông nam (bên trên, tay trái) bao gồm các ḥn đảo của Waq-Waq, một vùng đất màu mè với đầy vàng và cây cối cùng nhiều đàn thiếu nữ.  Các đảo này nằm ở biển ngoài khơi Trung Hoa, chính là bờ biển của lục địa nằm bên dưới.  Về phía trái của mỏm lục địa tọa lạc quần đảo Sila, được xác định là Hàn Quốc.  Nhảy sang bên trên, tay phải (phía tây), một ḥn đảo h́nh tṛn rộng lớn trong góc là Tích Lan (Ceylon), và đảo bằng phẳng, rộng lớn gần lục địa ở phía bên dưới, tay trái (đông bắc) của Tích Lan là Ramni, một vương quốc của Sumatra mà đôi khi đă được dùng để gọi tên ḥn đảo.  Nhiều đảo “Java” nhỏ khác nhau nằm ở phía đông (tay trái) của Ramni, gồm cả Salahit, đă được thăm viếng bởi Sindbad và có thể là một phần của Sumatra, cùng với Harang, một trong các điểm xuất phát đến các Ḥn Đảo Gia Vị và có thể là một bộ phận của Sumatra hay Java.  Sanf, tức xứ Chàm ở Đông Dương, là ḥn đảo nằm ngay giữa phía đông của Ramni và miền lục địa.  Trong số các thành phố duyên hải của lục địa gần bờ phía đông của Ramni Cattigara, một thị trường ghi nhận bởi Ptolemy mà địa điểm đă được hăng hái đi t́m trong suốt thời Phục Hưng (Renaissance).

       Giờ đây chúng ta tiến tới đảo dài, nổi tiếng hẹp bề ngang vốn chế ngự Ấn Độ Dương, al-Idrisi xác định đảo này là al-Qumr, tức Madagascar, ḥn đảo nằm ở vị trí “xác thực” của nó ngoài khơi bờ biển Phi Châu hoang dại bị châm định sai lạc.  Al-Idrisi ghi nhận cùng đảo này c̣n được gọi là Mala‘i.  Danh xưng này có thể để chỉ một địa danh trên đảo Madagascar, hay để chỉ Malayu của các nhà địa dư Ả Rập khác, là một phần của Malaya (Mă Lai) hay Sumatra.  Ngoài ra, một trong các địa phương trên ḥn đảo rộng lớn là Qmar, tức Căm Bốt (hay Khmer).  Chính v́ thế, ḥn đảo có thể vừa là Madagascar lẫn một phần của vùng lục địa Đông Nam Á và Sumatra.

       Xứ Chàm (Sanf) bị tŕnh bày sai lạc như một ḥn đảo bởi v́ ít điều được hay biết về nó ngoại trừ việc nó là một cảng dừng chân trên đường đến Trung Hoa.  Một thí dụ rơ rệt hơn về các cạm bẫy của việc vẽ các vùng đất dựa trên các sự tham khảo bản văn không chính xác có thể được nhận thấy nơi ba quần đảo ngoài khơi phía đông “Madagascar”.  Chúng là Ma‘id, một đảo lớn nằm giữa “Madagascar” và lục địa, phân cách đồng đều giữa các mảnh bản đồ bên trên tay trái với bên trên, ở giữa; Muja, một trong những ḥn đảo ngoài khơi bờ biển đông nam của “Madagascar”; và Qamrun, nhóm năm đảo nhỏ bị kẹp giữa “Madagascar” và bờ biển Phi Châu trong bản đồ của Ptolemy.  Cả ba địa điểm này đều được mô tả trong văn bản hồi giữa thế kỷ thứ chín, quyển Akhbar al-Sin, là nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa, điều mà al-Idrisi đă giải thích có nghĩa rằng chúng nằm trên hải tŕnh giữa hai nước.  Trong thực tế, chúng nằm trên lộ tŕnh đường bộ: Qamrun là Assam, trong nlhi Ma‘id và Muja là các vương quốc nằm dọc biên giới giữa Miến Điện và Vân Nam. [hết trích]

***

 (trang 52) [bắt đầu trích dịch] Xứ Chàm được tŕnh bày trong nhiều văn bản, khi nói đến vương quốc Sanf.  Nó được nói nằm trên hải lộ đến Trung Hoa nằm giữa Qmar (Khmer, tức Căm Bốt) và Luqin (Lung-p’ien: Long Biên [tức Hà Nội, chú của người dịch], một hải cảng ở cửa sông Hồng).  Tác giả Akhbar al-Sin wa ‘l-Hind (khoảng 850) ghi nhận số xuất cảng của vương quốc này về gỗ trầm hương (aloeswood), và rằng các người đi biển trên đường đến Trung Hoa kế đó dừng chân tại một ḥn đảo có nước ngọt được gọi là Sundur Fulat (một cách hợp lư, là đảo Hải Nam, nhưng có thể là Pulo Condore (đảo Côn Sơn). [hết trích]

*****

Phụ Lục 8

 

Xứ Chàm Trong Bản Đồ Năm 1522 Của Lorenz Fries

 (các trang 118-119)

       [Bắt đầu trích] Bản đồ mới khác của vùng Đông Á mà Fries đă bổ túc vào tập bản đồ của Waldseemuller có tên là Tabula Superioris Indiae et Tartariae Majoris (Map of Upper India and Greater Tartary).  Giống như bản đồ trước, nó được dựa hoặc trên bản đồ thế giới h́nh trái tim (cordiform) của Waldseemuller năm 1507, hay trên các bản đồ cấp miền liên hệ của Waldseemuller không c̣n tồn tại nữa.

       Trong dịp này, Fries tŕnh bày tất cả Trung Hoa, Tartary, Nhật Bản và Đông Nam Á nằm ở phía bắc của đường xích đạo.  Thực sự, tất cả vùng Đông Nam Á đều nằm bên trên đường xích đạo ngoại trừ phần lớn Quần Đảo Indonesia, nhưng khung vẽ trên đó Fries phác thảo – nền tảng mà ông đă thừa hưởng từ Martellus và các vết tích của khuôn mẫu Mũi Đất Vĩ Đại – đă đẩy tất cả miền đất Đông Nam Á được tường thuật bởi Marco Polo, ngoại trừ xứ Chàm (Việt Nam), xuống nam bán cầu.

       Địa Hạt Vĩ Đại Chàm (The Great Province of Champa: Cianba Provicial Magna [trên bản đồ trong H́nh 63 dưới đây, chú của người dịch] được tượng trưng bởi h́nh vẽ vị vua ngồi trên ngai của xứ này, kẻ gây ngạc nhiên cho người Âu Châu về số đông đảo các bà vợ, con cái và đàn voi của ông, cùng sự phong phú về gỗ mun và trầm hương trong các khu rừng của ông.  Bên dưới Champa là tỉnh hạt Bocat, mà như chúng ta nh́n thấy trong bản đồ của Ruysch, chính là Căm Bốt (Cambodia) (boja có nghĩa là “xứ sở: country) trong tiếng Pali, Bocat = Cambocati). 179

       Giáp phía đông của Cambodia là Hồ Nước Xiêng Mai (Lake Chiang Mai) (Lamia Lacq), suối nguồn theo truyền thuyết của các con sông chính của Đông Nam Á và địa điểm thuận lợi cho sự thành lập Chiang Mai.  Ở phía tây có tọa lạc một số địa danh trong danh pháp Ấn Độ của Polo và “Vịnh Vĩ Đại: Great Gulf” của Ptolemy.  Ở góc bên dưới, phía tay trái là vùng Malaya/Indochina nguyên thủy, “chính xác (correct)”của Ptolemy, đuợc bỏ trống dành chỗ cho danh pháp Đông Nam Á bởi các nhà vẽ địa đồ tán đồng về một bán đảo mới được sáng chế ra từ dấu vết của cầu đất Phi-Á châu (Africa-Asia land bridge) của Ptolemy…” [hết trích]

H́nh 63: Trung Hoa và Nhật Bản, Lorenz Fries, 1522 (28.8 x 45.2 cm) [Roderick M. Baron]

 

 

 

*****

Phụ Lục 9

Trịnh Ḥa Và Tập Bản Đồ Wubei-zhi

(các trang 48-49)

       [Bắt đầu trích dịch] Trịnh Ḥa, tuy thế, đă thu đạt sự thành công đáng kể trong việc khai thông Trung Hoa đến phần lớn vùng nam Á Châu và các phần của miền đông Phi Châu.  Trong những năm 1405 và 1433 – một cách mỉa mai, vào đúng thời kỳ mà Bồ Đào Nha khởi sự dương oai và tiến bước xa hơn quanh Phi Châu – nhà hàng hải Trung Hoa này, kẻ trở nên nổi tiếng là “thái giám tam bảo[?] (three-jewel ennuch), đă cầm đầu bẩy cuộc viễn thám đến các biển miền nam, đi theo bờ biển Đông Nam Á vào Ấn Độ Dương, và dọc theo bờ biển phía đông của Phi Châu, có thể đă vươn măi tới Đảo Kerguelen tại miền nam Ấn Độ Dương.  Quy mô của các cuộc mạo hiểm này thật dị thường.  Cuộc thám hiểm đầu tiên được khoa trương gồm 62 chiếc thuyền lớn, 225 thuyền nhỏ hơn, và một thủy thủ đoàn gồm 27,000 người; nó đă đến các bờ biển Sumatra trong lượt đi, và Xiêm La cùng Java trong lượt về.  Tính đến cuộc hành tŕnh thứ bẩy, Trịnh Ḥa đă dành đạt cho Trung Hoa các quan hệ thương mại và ngoại giao với 35 nước tại Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư, và miền đông Phi Châu.  Fra Mauro, trong bản đồ thế giới năm 1459 của ông, ghi chép các thuyền buồm hải quân Trung Hoa ngoài khơi bờ biển phía đông của Phi Châu – có thể là các thuyền của Trịnh Ḥa – rút ra từ các nguồn tài liệu Ả Rập.

       Một bản đồ dựa trên các cuộc du hành của Trịnh Ḥa (H́nh 23) được t́m thấy trong một ấn phẩm có nhan đê Wubei-zhi (Treatise on Military Preparations: Vũ Bị chí [?]”, được hoàn thành bởi Mao Yuanji vào khoảng 1621 (niên kỳ của lời đề tựa quyển sách), và đệ tŕnh lên nhà vua năm 1628.  Tác giả họ Mao đă không nêu nguồn tài liệu của bản đồ, nhưng không có mấy thắc mắc rằng nó đă dựa sâu rộng trên các cuộc du hành của họ Trịnh.  “Các bản đồ của ông ta,” họ Mao cho hay, “ghi chép một cách cẩn thận và chính xác các khoảng cách của lộ tŕnh và các quốc gia khác nhau và tôi đă gộp chúng để bảo truyền tin tức cho hậu thê” và như một sự ghi nhớ (momento) các thành tích quân sự cvủa ông,” 80 Chúng ta biết được từ văn bản của tập Khảo Luận rằng các bản đồ và tin tức đă được thu thập trước mỗi cuộc hành tŕnh của Trịnh Ḥa, và rằng các bản đồ đă được so sánh và điều chỉnh cho chính xác các số đo khoảng cách của la bàn và các ngôi sao hướng dẫn, với các bản sao bao gồm các bản vẽ về cấu h́nh của các đảo, các hải phận, và lănh thổ.”  Tuy nhiên, bản đồ, như nó c̣n tồn tại, rơ ràng đă được xây dựng một phần từ các nguồn văn bản.

       Nguyên thủy, bản đồ Wubei-zhi có thể là một mảnh duy nhất, dài, được giữ như một cuộn giấy, mặc dù để đóng thành sách, nó đă được cắt chia thành một loạt các tấm giải dài ra.  Một hậu quả của h́nh thức giải dài hẹp (bất luận thành cuộn hay được phân làm nhiều khúc) là sự định hướng không được nhất quán.  Ngoài ra, tỷ lệ xích được kéo dài ra hay ép ngắn lại tùy theo khối lượng chi tiết được bao gồm trong một phần cá biệt.  Thí dụ, khu vực duyên hải nguy hiểm và lộn xộn của Singapore được vẽ theo tỷ lệ lớn gấp ba lần tỷ lệ của bờ biển phía đông của Mă Lai và gấp hai lần rưỡi tỷ lệ của bờ biển phía tây. 82

       Bản đồ bao gồm các chỉ thị lái buồm mà các học giả hiện đại nhận thấy khá chính xác. 83 Lái thuyền từ Malacca và Eo Biển Singapore theo trục tây sang đông, tập chỉ dẫn lái thuyền cho hay rằng (dùng các số đo khoảng cách la bàn hiện đại)

       Để đến Quần Đảo Aroa, định hướng đi ở 120o và sau đó 110o, sau 3 canh (watches) thuyền đến sát [South Sands: Nam Sa].  Định hướng đi ở 115o và sau đó 120o trong 3 canh, thuyền đến sát [đảo Cotton].  Sau 10 canh đi theo hướng 130o, thuyền đến sát cạnh [Malacca].  Định lại buồm từ Malacca theo hướng 130o, sau 5 canh thuyền đến sát cạnh [Gunong Banang]; sau 3 canh theo hướng 130o thuyền đến sát cạnh [Pulau Pisang] … 84

       Từ Pulau Pisang, chạy theo hướng 135o đưa chúng đến Karimun, và từ đó, 5 canh theo hướng 115o và sau đó 120o và thuyền đến Blakang Mati, đi xuyên qua Eo Biển Răng Rồng (Dragon-Teeth Strait).  Với 5 canh ở 85o, thuyền sau đó đến Pedra Branca (Pulau Batu Puteh), sau khi đi qua Pedra Branca, định hướng đi theo 25o và sau đó 15o trong 5 canh, mang thuyền đến sát ”Núi Tre Đông: East Bamboo Mountain”, một trong hai đỉnh cao của Pulau Aur.  Sau cùng, định hướng đi ở 350o và sau đó 15o, thuyền đi ngang bên ngoài đảo Pulau Condor (đảo Côn Sơn).   

       Đế quốc thương mại chớm nở mở đường bởi Trịnh Ḥa bị yểu tử.  Sau sự băng hà của vị hoàng đế bảo trợ ông ta, vua Yong-lo (Vĩnh Lạc), và sự từ trần của chính Trịnh Ḥa một thập niên sau đó, các nhà cầm quyền Trung Hoa đă bác bỏ bất kỳ cuộc đột kích nào khác vào vùng các biển phía nam.  Thương mại trong cuộc mậu dịch ở Ấn Độ Dương một lần nữa bị bỏ lại cho các mạng lưới của các nhà mậu dịch Hồi Giáo và Đông Nam Á vào ngay ttrước khi có sự xâm nhập của Bồ Đào Nha vào các hải phận phía đông…[hết trích]   

H́nh 23: Phần trong Bản Đồ của Wubei-zhi bao gồm Đông Nam Á, 1621

[Cảm tạ hảo ư của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Washington D. C., E701.M32.1]

 

 

 

 

*****

Phụ Lục 10

 

Số Phận Của Cattigara và Mũi Đất Vĩ Đại Của Ptolemy–

Cattigara có thể là Hà Nội?

[tiểu đề in nghiêng bên trên là của người dịch]

 

 

(các trang 90-92)

       [Bắt đầu trích dịch] Sự đồng hóa của các nhà vẽ bản đồ tiểu lục địa mới khai sinh từ “Mũi Đất Vĩ Đại” (Great Promomtory) của Ptolemy với sự thay đổi mau chóng quan điểm về Đông Nam Á đă xảy ra bởi các cuộc du hành khám phá liên tiếp có thể được dơi t́m qua việc lần ṃ theo lịch sử của thị trường miền nam lớn lao của nó, Cattigara.  Ptolemy đă tạo ra một chuyện rắc rối về địa điểm chính xác của Cattigara, nơi mà ông cố gắng để xác định dựa trên sự tường thuật một chuyên du hành bởi người lái tàu, Alexander, như được kể lại bởi Marinus ở Tyre.  Alexander được nghĩ đă rời Bán Đảo Vàng (Bán Đảo Mă Lai) và lái thuyền trong hai mươi ngày đến Zaba, một địa điểm được t́m thấy trên các bản vẽ phác theo Ptolemy điển h́nh (thí dụ các H́nh 32 và 43) như là một mũi đất phía đông của Mă Lai, nơi mà một số các nhà quan sát thế kỷ thứ mười sáu, chẳng hạn như Barros, tin là Singapore, nhưng phần lớn các sử gia hiện đại tin là nó tọa lạc ở Đông Dương.  Từ Zaba, ông tới Cattigara bằng cách lái thuyền “theo hướng nam và tiến sang phía trái” (tức phía đông) trong một thời khoảng được tŕnh bày bởi Alexander là “một số ngày (some days),” bị tái giải thích bởi Marinus có nghĩa “nhiều” (many) ngày, và sau đó được tái lượng định một lần nữa bởi Ptolemy.  Hành tŕnh từ “kinh đô Sina” (China: Trung Hoa) đển cửa ngơ của Cattigara” chạy, theo Ptolemy, theo hướng tây nam, trong khi Marinus tường thuật rằng các kinh tuyến của chúng trùng với nhau.  Ptolemy đă cố gắng xác định tọa độ chính xác của Cattigara xuyên qua một toan tính (nó vô t́nh như thế) hoàn toàn khôi hài để suy đoán một sự phỏng định chính xác từ các “dữ liệu” phi-hiện hữu trong các từ ngữ “một số; some” và “nhiều: many”.  Phán quyết chung thẩm của ông về địa điểm của thị trường miền nam chủ yếu này của Mũi Đất Vĩ Đại rằng nó nằm ở 177o đông Quần Đảo Canary, và 8o 30’ nam đường xích đạo.

       Sự chuyển biến về phép vẽ bản đồ vùng “Mũi Đất Vĩ Đại” trong các bản đồ thế kỷ thứ mười sáu có thể được tóm lược thành ba giai đoạn:

       1. Bản đồ thế giới của Martellus (khoảng 1489) xóa bỏ phần nửa phía tây cầu bằng đất liền của Ptolemy, nhưng giữ lại Cattigara trên bán đảo Đông Nam Á phát sinh.  (Muốn có một thí dụ hơi sau hơn một chút cho sự kiện này, xem Bán Đảo Mă Lai trong bản đồ thế giới của Waldseemuller năm 1507, H́nh 45; Cattigara là thành phố trên cao tột cùng được nh́n thấy trên bán đảo).  Rất có thể, họa đồ này được dựa trên các mẫu trước đó, nay không c̣n tồn tại nữa (có thể, thí dụ, một bản đồ được nghĩ sở đắc bởi một người con trai Ông Hoàng Prince Henry trong năm 1428; xem trang 95, bên dưới).

 

 

       2. Tuy nhiên, một số các nhà địa dư học, có quan điểm rằng tiểu lục địa Đông Nam Á mới trong thực tế là Mỹ Châu.  Bản đồ phác thảo bởi Alessandro Zorzi và Bartolomeo Columbus (anh em của Christopher) (1506?/1522, H́nh 51), thích ứng cầu đất liền cũ cho chức năng của vùng Trung Mỹ Châu.  Tin rằng Cattigara sẽ được t́m thấy trên mũi đất, và biết rằng Ptolemy đă chấm định nó bên dưới khá xa đường xích đạo, họ đă v́ thế nới dài Trung Mỹ Châu xuống sâu miền nam.  Oronce Fine (1531 và 1534; các h́nh 52 và 71) cũng quyết định rằng phần mà Ptolemy gọi là Mũi Đất Vĩ Đại trong thực tế chính là Tân Thế Giới – sự phác họa Mỹ Châu của ông khá hơn nhiều so với bản đồ của Zorzi, và Cattigara giờ đây nằm “một cách xác đáng” tại Nam Mỹ Châu.

       3. Sebastian Munster đă hoàn tất sự chuyển tiếp, như có thể được nh́n thấy trên các bản đồ của ông về Á Châu và Mỹ Châu năm 1540 (H́nh 72).  Munster vẽ Bắc và Nam Mỹ Châu là một châu lục độc lập, hoàn toàn tách biệt ra khỏi Á Châu, nhưng đă giữ lai Cattigara tại vĩ độ “chính xác’ của nó trên bờ biển Péru.  Giải pháp cấp tiến của Munster cho câu đố về Cattigara là kết luận hợp lư cho một nửa thế kỷ thích ứng hóa “Mũi Đất Vĩ Đại” của Ptolemy đối với các khám phá mới của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

       Hơn nữa, một số bản đồ hải hành vẽ bờ biển và hải cảng xác thực đă loại bỏ hoàn toàn mũi đất cũ và chấm định Cattigara trên một ḥn đảo ở vùng Đông Ấn Độ.  Nhà vẽ bản đồ ở Genoa [thuộc Ư Đại lợi], Battista Agnese (H́nh 47), làm việc tại Venice hồi giữa thế kỷ thứ mười sáu, đă xác định Biển Nam Hải (South China Sea) của ḿnh với Vịnh Vĩ Đại (Great Gulf) của Ptolemy, và kết quả đă chấm định Cattigara của ông tại quân đảo Moluccas, đôi khi như một dải đất không rơ rệt, ở các lúc khác (như trong H́nh 47), như một ḥn đảo nhỏ.  Đây là một giải pháp nhậy cảm cho câu đố; nó đơn giản lập lại cuộc du hành của Alexander ở vùng Ấn Độ Dương mở ngỏ, và tôn trọng một cách lỏng lẻo lời tuyên bố của Ptolemy rằng Cattigara là một phần của Sinae, hay miền nam Trung Hoa. 

       Cattigara là nơi nào, và tại sao nó lại quan trọng đến thế? Trong một vài thủ phủ mà Ptolemy đă đặt định trên “Mũi Đất Vĩ Đại”, các nhà vẽ bản đô thời Phục Hưng đều miễn cưỡng nhiều nhất trong việc loại bỏ Cattigara bởi v́ ư nghĩa đă được quy cho nó trong tập Geographia như một thị trường quan trọng đánh dấu mũi đông nam xa nhất tại thế giới hay biết được.

       Trạm trung chuyển ở vị trí chiến lược này của Cattigara được đặc biệt truy lùng bởi các kẻ tiền phong Âu Châu tại Đông Nam Á.  Một người là ông Magellan, đă hy vọng đến đó sau khi băng ngang qua Thái B́nh Dương.  Nhưng một số nhà quan sát ban đầu đă sớm suy luận rằng Cattigara phải nằm xa hơn về phía bắc nhiều hơn tọa độ của Ptolemy cho hay.  Antonio Pigafetta, ghi chép đường đi của đoàn thuyền của Magellan băng ngang Thái B́nh Dương, đă giải thích rằng:

Chúng tôi đă đổi đường đi theo hướng tây nam, hầu chúng tôi có thể tiến gần đến Mũi Cattigara, nhưng mùi đất đó, với sự xá tội cho các nhà vẽ bản đồ vũ trụ, bởi họ chưa nh́n thấy nó, đă không được t́m thấy nơi mà nó được tưởng tượng ở đó.

       Maximilian của vùng Transylvania, kẻ ghi chép theo niên lịch hành tŕnh của Magellan từ các cuộc phỏng vấn với những người c̣n sống sót, cũng đă ghi nhận tương tự rằng khi họ tới được Moluccas, “các người Tây Ban Nha … đă đồng ư rằng [thuyền Victoria] hẳn đă phải được lái đến mũi Cattigara.”  Tuy nhiên, “mặc dù họ đi xa măi đến 12o nam, họ đă không t́m thấy Cattigara mà Ptolemy xem là nằm phía nam khá sâu của đường xích đạo.” 131 Peter Martyr ám chỉ rằng đă có sự không chính xác trong các con số của Ptolemy khiến cho thủy thủ đoàn của Magellan không t́m thấy Cattigara.  Martyr viết rằng mặc dù Magellan đă có chủ định “tối đa để tiến tới mũi mà các tác giả cổ xưa gọi là Cattigara”, địa điểm địa dư này “không được t́m thấy như các nhà vẽ bản đồ vũ trụ cổ xưa đă mô tả về nó, nhưng nó nằm theo hướng bắc xii độ như họ biết được sau này.” 132

       Trong các lư thuyết khác nhau khi đó được lưu hành liên quan đến câu đố về Cattigara, sự đáp ứng của Peter Martyr tương ứng gần nhất với các sự thẩm định hiện đại.  Các học giả một cách tổng quát đồng ư rằng Cattigara thực sự hoặc là nằm dọc theo Châu Thổ sông Hồng, gần nơi giờ đây là Hà Nội, hay nếu không, nó nằm ở phần cực nam của Trung Hoa, Thành Phố Quảng Châu hay Zaiton trong thời đại đó.  Cattigara cũng được xác minh với Phù Nam, vương quốc cổ xưa then chốt quanh miền nam Việt Nam và Châu Thổ sông Mekong, đă thịnh đạt vào lúc mà tập Geographia được biên soạn vào khoảng năm 150 sau Công Nguyên.

       Mặc dù sự khám phá đă khiến cho tập Geographia của Ptolemy trở thành một vấn đề chỉ dành cho sự ṭ ṃ về học thuật vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười sáu, hiện vẫn c̣n một khuynh hướng ngoan cố cố gắng cải chính và biện luận cho các giáo điều căn bản của nó.  Các ấn bản mới của tác phẩm vẫn thường diễn ra cho tới chính những năm cuối cùng của thế kỷ thứ mười sáu, và tiếp tục được ấn hành, mặc dù ít thường xuyên hơn, măi cho đến thế kỷ thứ mười tám.  Cho đến tận khoảng năm 1786 người ta t́m thấy một bản đồ bao gồm trong quyển Philosophical Transactions vẫn c̣n cố giải thích phù hợp với sự bí ẩn về Cattigara, về  Vịnh Biển Vĩ Đại (Great Bay) và về các từ ngữ định mệnh “một số: some” đối với “nhiều: many” được trích dẫn bởi Alexander và Marinus.  Theo một lời ghi chú dài gịng đi kèm theo bản đồ này, chính “sự khó khăn của việc tăng gấp đôi Mũi Xiêm La (Cape Siam) trong khi lái thuyền ra khỏi vịnh” đă phải chịu trách nhiệm về “tin tức thiếu đồng nhất mà Ptolemy đă nhận được”, và điều này cũng “là Nguyên Nhân Chính cho sự Thay Đổi Ư Kiến của ông liên quan đến thời lượng thích đáng dành cho Từ Ngữ “Một Số: Some”.  Các tác giả của bản đồ này tin tưởng rằng “Vịnh Biển Vĩ Đại” của Ptolemy là Vịnh Xiêm La (Gulf of Siam), và Vịnh Sinae, tức Sinarum Sinus (“China Gulf: Vịnh Trung Hoa) theo tên gọi của Ptolemy, là vũng ăn sâu hơn gấp đôi một chút vào miền đông nam của Chantanburi ở đông nam Thái Lan.  Cattigara khó hiểu, trong lược đồ các sự sắp xếp này, được nói nằm ở 3o tây của Thành Phố “Cambodia City” (Phnom Penh hay Lovek).

H́nh 45: Bán Đảo Mă Lai, từ bản đồ thế giới của Martin Waldseemuller, 1507 (từ một bản sao).  Các phần của hai trong mười hai tờ của bản đồ khắc trên gỗ được tŕnh bày nơi đây (Toàn thể bản đồ có kích thước 132 x 236 cm)

 

 

***

 

H́nh 46: Bản đồ thế giới với bắc cực là tâm điểm phóng dọi ra, Peter Apianus, 1524.  Bản đồ là một phần của một bàn xoay tṛn (volvelle), trên đó di chuyển các mảnh giấy, nối với trục ở giữa bằng một sợi chỉ, xoay quanh bản đồ để thực hiện các phép tính khác nhau.  (đường kính 11 cm)

 

 

***

 

H́nh 47: Bản đồ thế giới của Battista Agnese, khoảng 1544, ghi lại lộ tŕnh của chuyến đi ṿng quanh của Magellan.  Ḥn đảo ở phía bên dưới tay trái của đầu (thổi) gió (wind head) ở vị thế đồng hồ chỉ 3 giờ được xác định là Cattigara.  Bất kể sự h́nh dung tiên tiến của Agnese về Đông Nam Á và Mỹ Châu, ông chiếu theo Ptolemy trong việc đảo ngược các tỷ lệ tương đối của tiểu lục địa Ấn Độ và Tích Lan (Bản vẽ tay trên da (hay giấy) mịn vellum, khoảng 16 x 23 cm) (Thư Viện Quốc Hội [Hoa Kỳ]).             

 

 

*****

Phụ Lục 11

Đảo Côn Sơn

(trang 106)

       [Bắt đầu trích dịch] Marco Polo, người mà chúng ta giă từ ở xứ Chàm, đă không làm cuộc du hành giữa Java và lục địa, và đă không đề cập đến bất kỳ vùng biển tĩnh lặng nào.  Rời xứ Chàm và lái thuyền bẩy trăm dặm theo hướng nam tây nam, Polo đi ngang qua hai đảo không có người cư ngụ, đảo SodurCandur của Ruysch (Bản văn của Polo để cho ông rời từ “Java” thay v́ xứ” Chàm”, nhưng điều được đồng ư chung rằng đây là một sự nhầm lẫn).  Những đảo này thuộc vào nhóm đảo Condore (Côn Sơn), một tập hợp các đảo nhỏ nằm ngoài khơi mỏm đông nam của Việt Nam, về phía đông nam của Châu Thổ sông Cửu Long (trong tiếng Mă Lai, pulau = đảo, kundur = trái bầu).  Pulo Condore là một điểm chuẩn quan trọng và nơi dừng chân cho các kẻ hướng đạo hướng dẫn các chiếc thuyền của họ giữa Đông Nam Á và Trung Hoa. 156 Mặc dù Polo báo cáo rằng không có ai sinh sống trên Condore, đảo chính của nhóm sau này đă được định cư; thí dụ, William Dampier có đưa ra một sự mô tả dân chúng của đảo khi ông thăm viếng Côn Đảo bốn thế kỷ sau đó. [hết trích dịch] 

       Cũng xem thêm đoạn hai, trong phụ lục về Đông Dương dưới đây.

*****

Phụ Lục 12

Đông Dương

(trang 111)

       [Bắt đầu trích dịch]  … Đông Dương được mô tả sơ sài trên bản đồ năm 1513 của Waldseemuller và trên tất cả bản đồ dựa theo Cantino như một bán đảo nhỏ, nhọn ở góc đông bắc của bán đảo chính, với từ ngữ fulicandora để chỉ bán đảo hay mũi của nó (fulucandoia trên bản đồ của Waldseemuller).  Từ ngữ fulucandora có lẽ phát sinh từ đảo Condore (Côn Sơn) nằm ngoài khơi Châu Thổ sông Mekong. 166Fulu” là cách đọc sai của từ “pulu”, sự sử dụng mẫu tự “f” cho mẫu tự “p” là một sự sai lầm thường xảy ra bởi không có các phụ âm p, q, ch và v của Anh ngữ trong tiếng Ả Rập.  Các ngữ căn của từ fulucandoia có lẽ được nh́n thấy rơ hơn trên bản đồ của Ramusio năm 1554 (H́nh 74), nơi mà một dấu vết của Đông Dương của Cantino đă được h́nh dung như một mũi đất khác tại Đông Dương được ghi là capo pulocanpola – “cape pulo Condore”.

       Pulo Condore cũng là nguyên ủy của các ḥn đảo nằm ngay bên ngoài bản đồ năm 1515 về bán đảo Đông Dưuơng, được gọi là y das Baixos (“đảo của các baixos”, baixos là một từ ngữ tiếng Bồ Đào Nha, để chỉ các băi cát đá ngầm sẽ xuất hiện khi thủy triều xuống thấp]. Sự tham chiếu của Waldseemuller về “các đảo băi cát đá ngầm này” được rút ra từ một sự chú giải đi kèm quần đảo Condore trên các bản đồ của Cantino; lời ghi chú như sau, ilha das baixos chamada fullu candor esta a norte em iij pulgadas, “đảo của băi cát đá ngầm được gọi là Pulo Condore ở bắc ba pulgadas [của đường xích đạo], từ “pulgada” của tiếng Bồ Đào Nha (polegada = phân [Anh] = inch), được dùng thay cho từ isha của tiếng Ả Râp…. [hết trích dịch]

       Cũng xem đoạn nói về Đông Dương trong phần cuối của phụ lục về An Nam, bên trên.

 

H́nh 57, Asia, Martin Waldseemuller, 1513. (40 x 51 cm)

 

 

*****

 

Phụ Lục 13

“Bản Đồ Bàn Tay” Vùng Đông Nam Á của Barros, Năm 1552

(trang 123)

       [Bắt đầu trích] Các nhà chức trách Bồ Đào Nha c̣n miễn cưỡng trong việc  cho phép các bản dồ và sự mô tả vùng Indies được ấn hành hơn cả các đối nhiệm Tây Ban Nha của họ nữa.  Thí dụ, Ramusio, đă ghi nhận trong phần giới thiệu tập I, quyển Navigazioni et Viaggi của ông rằng tác phẩm của Tomé Pires đă không được chấp thuận tại Bồ Đào Nha.  Nhưng ngay Tây Ban Nha, chấp nhận sự ấn hành các bản đồ Mỹ Châu trong năm 1511 và 1545, lại không công bố một bản đồ Á Châu quan trọng nào trong thế kỷ thứ mười sáu  192

Chỉ đúng vào lúc mà việc vẽ địa đồ bản địa tại Đông Nam Á dàn trải các khái niệm Âu Châu phổ thông về đúng những ǵ cấu thành một bản đồ, khi đó các hạn chế của chính phủ và nhu cầu thiết thực của việc mở rộng phương tiện vẽ bản đồ mới được giăn ra..  Joao de Barros (khoảng 1496-1570), một viên chức ở Lisbon am hiểu về mậu dịch đồ gia vị và các sự vụ ở thuộc địa, đă viết một quyển lịch sử về các nỗ lực tại Á Châu của nước ông, quyển Décadas da Asia, đă xuất hiện qua năm tập bắt đầu từ năm 1552.  Mặc dù không có bản đồ nào được bao gồm cho đến khi có ấn bản mở rộng sau khi ông chết đi, được công bố tại Madrid năm 1615.  Barros đă tŕnh bày cho khối khán thính giả Bồ Đào Nha nguyên thủy năm 1552 một bản đồ không có tính chất xúc phạm về chính trị hay cần bản khắc vẽ, các kỹ năng chưa được phổ thông tại Bồ Đào Nha.

Câu trả lời của Barros là dùng bàn tay con người để tạo ra một bản đồ của Đông Nam Á.  Ông chỉ dẫn các khan thính giả của ḿnh hăy chỉ bàn tay trái của họ hướng vào thân h́nh, ḷng bàn tay úp xuống, ngón tay trỏ duỗi thẳng và tách xa khỏi ngón cái, với ba ngón tay c̣n lại cũng tách biệt với ngón trỏ, ba ngón tay này co lại sao cho phần duỗi ra của chúng chỉ đến khớp đốt [đầu tiên của] ngón tay.  Ngón tay cái tượng trưng cho Ấn Độ, ngón tay trỏ cho Mă Lai, và phần thịt nằm giữa hai ngón tay đó là Miến Điện.  Ba ngón tay co lại là Đông Dương với h́nh dáng tự nhiên của chúng tương tự như đường viền theo hướng đông bắc – tây nam đích thực của vùng đất.  “Bản đồ bàn tay” của Burros, sử dụng ngay cả các đặc điểm của cảnh trí của bàn tay để chấm định các vương quốc nội địa và các tính chất địa h́nh, có thể đă là sự tŕnh bày chính xác nhất về Đông Nam Á cung cấp cho công chúng có học thức Bồ Đào Nha.  Trong thực tế, nó c̣n chính xác hơn một số bản đồ đă in ra vẫn c̣n được lưu hành.  Trong bản văn của ông, Barros tham chiếu đến bàn tay trái của độc giả để chấm định Xiêm La, Chiang Mai, ba vương quốc người Lào, xứ Chàm, Căm Bốt, Malacca, các vương quốc Miến Điện ở Arakan, Ava và Pegu, các con sông Mekong và Chao Phraya, và các rặng núi khác nhau.

Người đọc có thể nhận thấy việc chỉ bàn tay về hướng thân thể với ḷng bàn tay úp xuống sẽ khó khăn bởi nó đ̣i hỏi động tác uốn cong khá gắt theo chiều kim đồng hồ các phần khuỷu tay và cổ tay.  Trong trường hợp này, bàn tay có thể được định hướng với phia nam ở trên cùng.  Giữ ngón tay trỏ và ngón cái vươn thẳng ra, nhưng co ba ngón tay về phía trái (hướng đông) .  Trong thí dụ này, ngón cái là Ấn Độ với khoảng trống rộng bên phía trái của nó là Vịnh Bengal và phần thịt của bàn tay cấu thành các vương quốc khác nhau của Miến Điện.  Ngón tay trỏ là Bán Đảo Mă Lai, với Singapore [trong nguyên bản có thể đă ghi sai là singerpore, chú của người dịch] ở đầu mỏm của nó, khoảng trống giữa ngón tay trỏ và ba ngón tay uốn khum xuống bên phía trái là Vịnh Xiêm La, và kẽ hở được tạo h́nh khi các ngón tay này tiếp giáp với bàn tay là sông Chao Phraya.  Đốt ngón tay của ngón kế tiếp (ngón giữa) là Căm Bốt, đường được tạo thành giữa nó và ngón tay kế bên tay trái là sông Mekong.  Đường bờ biển uốn cong của hai ngón c̣n lại tượng trưng cho Việt Nam, vươn xa lên phía bắc, ở đường nối nơi bàn tay tiếp giáp cổ tay, là Hô Nước Chiang Mai, hồ lớn mà Barros tin là nguồn cội của sáu con sông chính của Đông Nam Á.” [hết trích]   

Về phần tiểu sử của Barros, xin phụ lục về nhà đia dư học này bên dưới.

*****

Phụ Lục 14

Vịnh Bắc Việt, đảo Hải Nam, Quần Đảo Hoàng Sa,

và “Biên Trung Hoa: China Sea”

(trang 147)

       Vịnh Bắc Việt xuất hiện trong một cung cách khả dĩ nhận biết được lần đầu tiên trên một ấn bản theo bản đồ của Gastaldi năm 1548, với bờ biển phía bắc của nó được chấm định chính xác ở 210 bắc và Bán Đảo Lôi Châu (Leithou Penisula) (không được ghi danh) tạo thành một cách xác thực các giới hạn phía đông bắc của nó.  Vẫn chưa có bất kỳ dấu vết ǵ về đảo Hải Nam.  Ramusio đă đỡ đầu khai sinh ḥn đảo đó sáu năm sau, đề cập đến ḥn đảo là Aliosar, mặc dù danh xưng hiện đại Aynam vốn đă được trưng dẫn bởi Pires năm 1515.  Mercator đă giới thiệu danh xưng chính xác của ḥn đảo trên bản đồ thế giới của ông năm 1596 (H́nh 76), sử dụng cùng cách đánh vần của Pires.

       Một nhóm đảo khác khai sinh từ bàn tay của nhà vẽ bản đồ Ramusio là Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels), được chỉ như một giải cát với lời ghi chú Canali donde Vengono gli liquij. [H́nh 74, chú của người dịch]  Lời ghi chú của Ramusio về Quần Đảo Hoàng Sa được giải thích rơ ràng hơn bởi Gastaldi trong năm 1561, người đă xác định chúng là “Canalli dove passapo i chini per andarea palohan, et a boru” (tuyến đường biển xuyên qua đó, người Trung Hoa đi qua để đến Palawan và Borneo”). [H́nh 75, chú của người dịch]

       Bản đồ Gastaldi năm 1548, có vùng đảo bị thu nhỏ hơn bản đồ của Ramusio hay bản đồ Gastaldi năm 1561, đặt cho phía tây Thái B́nh Dương một danh từ tổng quát Provincia di Maluco, “Tỉnh Molucca”, để vinh danh các nơi cất trữ đồ gia vị (Spiceries).  Đối với Ramusio và Gastaldi (1561), biển nơi mà các ḥn đảo này tọa lạc giờ đây được gọi là Biển Trung Hoa (China Sea = Mare de la China).  Ư tưởng của Âu Châu về “Biển Trung Hoa: Sea of China” có niên đại trở lùi ít nhất từ thời Marco Polo , hơn hai thế kỷ trước đó.  Pigafetta, gần phần kết thúc quyển biên niên của ông, khi ông ta phần lớn chỉ lập lại các báo cáo nghe thuật lại (second hand reports), lưu ư rằng “đi quá Đảo Java Lớn Hơn (Greater Java), hướng lên phía bắc, có một vịnh Trung Hoa được gọi là Sino Grand.”  Từ ngữ sino có tính chất then chốt ở đây.  Nó có đến bắt nguồn từ từ ngữ La Tinh sinus hay từ tiếng Bồ Đào Nha, seno, có nghĩa, vịnh (gulf), khiến cho danh xưng Sino Grand của Pigafetta để chỉ “Great Gulf: Vịnh Vĩ Đại” cổ xưa của Ptolemy (như trong thực tế Gastaldi đă đặt tên biển này trong năm 1548 bằng danh xưng đă Ư-Đại-Lợi-hóa của ông, Golpho Grande).  Một cách khác, sino cũng có thể để chỉ “China: Trung Hoa”.  Trong khi Gastaldi (1548) hiểu sino như là “gulf: vịnh: sinus”, Ramusio hiểu nó như là “Trung Hoa: China”, gần như đă chuyển vị từ Vịnh Vĩ Đại (Great Gulf) cổ xưa sang thành Biển Trung Hoa hiện đại qua sự trùng hợp về ngữ học.

 

H́nh 74: Đông Nam Á, G. B. Ramusio.  Nguyên thủy được ấn hành bằng bản khắc gỗ trong năm 1554, h́nh trên đây là từ bản khắc trên đồng năm 1563 (27.4 x 37.3 cm)

 

 

***

 

 

 

H́nh 75: Đông Nam Á, Girolamo Olgiato, khoảng 1570.  Đây là bản khắc lại bản đồ Asia của Gastaldi năm 1561, và tờ vẽ phần phía nam được ráp thêm vào bởi Fornali khoảng năm 1565. [Richard B. Arkwa].

 

 

*****

Phụ Lục 15

Lục Địa Đông Nam Á

Trong Bản Đồ Của Gastaldi năm 1548

(các trang 148-149)

 

Mă Lai

       Sự minh họa của Gastaldi về Bán Đảo Mă Lai và Đông Dương, mặc dù là một sự miêu tả “hiện đại”, vẫn mang các cội rễ xa xôi trong bản đồ Golden Chersonese (Bán Đảo Vàng) của Ptolemy.  Giống như một nhà điêu khắc nhồi nhét và vắt nặn đất sét của ḿnh trước khi nó khô đi với thời gian, Gastaldi đă cố khuôn đúc kiến thức địa dư của thời đại ông vào bản đồ Bán Đảo Vàng của Ptolemy hơn là vứt bỏ nó toàn bộ để làm một tác phẩm điêu khắc hoàn toàn mới chưa từng có.  Ông ta lấy phần vẽ lục địa Đông Nam Á của Ptolemy (so sánh phần vẽ về Mă Lai của ông với phần tương ứng trong bản đồ của Ptolemy, H́nh 27), và đă kiểu chính vĩ độ của Mă Lai để nới dài về phía nam tới 1 ½ o bắc vĩ độ, như được báo cáo một cách chính xác trong nhật kư của Pigafetta, chứ không phải là 1 ½ o nam vĩ độ được t́m thấy trong bản thảo và ấn bản lần đầu tiên quyển nhật kư của ông ta, và được sử dụng bởi Fine hồi năm 1531, hay 3o nam, như trong chính bản đồ của Ptolemy.  H́nh dạng chiếc lá lật ngược cho phần đất phía nam của Mă Lai trong bản đồ của Ptolemy (có thể là Sumatra) giờ đây nghiêng về phía đông một cách chính xác, và mỏm trên đó Ptolemy vẽ ra có thể tượng trưng cho phía nam của Đông Dương (thi trường Zaba, được trích dẫn bởi Ptolemy nằm ở tọa độ 4o45” băc vĩ độ) và giờ đây nằm ngay trên 10o (số tọa độ chính xác là ngay trên 8o).  So sánh hai bán đảo này với hai phần đất tiền thân của chúng trong bản đồ Ptolemy cho thấy rằng Gastaldi đă đánh đồng vùng Sinus Perimulicus của Ptolemy với Vịnh Xiêm La (Gulf of Siam) – một danh xưng mà trong thực tế, ông giữ lại trên bản đồ là Golfo Permuda.

Singapore ….

Căm Bốt và Miến Điện …

Xiêm La và Các Vương Quốc Khác Trên Bản Đồ Năm 1548

Davsian, vương quốc phía bắc của Ava, là Sian (Siam: Xiêm L), cách đọc sai từ từ ngữ d’Ansian (có nghĩa vương quốc của Xiêm La) được nhận thấy trong các bản đồ chẳng hạn như bản đồ của Ribero năm 1529.  Nagogor, trên bờ biển phía đông của Mă Lai, là Lugor (Nakhon si Thammarat), một thành phố tại miền nam Thái Lan, thành phố Nagaragoy trên các bản đồ sớm hơn như bản đồ của Waldseemmuller năm 1513 (H́nh 57).  Trong trận chiến dành quyền kiểm soát Malacca, người Bồ Đào Nha đă sớm vương vấn vào một sự say đắm với Xiêm la, vừa bởi sự giàu có và quyền lực dự tưởng của nó, vừa bởi sự cạnh tranh của nhà vua của nó với các nhà lănh đạo Malacca mà Albuquerque đang giao tranh.  Chính v́ thế, Albuquerque đă phái một sử giả, Duarte Fernandes, đến Ayuthaya ngay trước khi ông ta chiếm đoạt được Malacca.  Người Bồ Đào Nha cảm thấy an tâm khi biết rằng nhà lănh đạo Xiêm La, Rama T’ibodi II, đang bận tâm về chiến cuộc với Chiang Mai, và không có ư đe dọa cán cân giữa những kẻ đang dành giựt Malacca.  Một sứ bộ Bồ Đào Nha khác đă đi đến Ayuthaya trong năm 1518, lần này để thiết lập một hiệp ước với Vua Rama T’ibodi II.  Người Bồ Đào Nha được cho phép định cư tại Xiêm La và được mua bán tại Ayuthaya, Lugor, Patani, và Mergui, trong khi người Xiêm La được phép định cư tại Malacca, và được hứa hẹn súng ống cho cuộc chiến tranh của họ chống lại Chiang Mai.

       Comche China (Cochin-China), một từ ngữ được đặt ra bởi người Bồ Đào Nha và được sử dụng trước tiên để chỉ bất kỳ phần đất nào của Việt Nam khác hơn là xứ Chàm hay miền Châu Thổ sông Cửu Long, được ghi tên bên cạnh Đông Dương.  Từ ngữ này có thể có nguồn gốc từ tiếng Mă Lai là Kuchi, bản thân có thể đến từ danh xưng bằng tiếng Hán, “Chiao-Chili: Giao Chỉ”, hay Tongking (Đông Kinh, [tức Bắc Kỳ]).  Tomé Pires đă giải thích rằng “Cochin-China” là một từ ngữ được dùng tại Malacca, [trong thành ngữ] “xét về miền Cauchy Coulam”.  Người Bồ Đào Nha có thể đă bổ túc từ ngữ “China” vào từ ngữ “Cochin” để phân biệt nó với vùng Cochin thuộc Ấn Độ.  Barros xem vùng Cochin-China là vùng ít được biết tới nhất trong các vương quốc Đông Dương (sau Căm Bốt và Chàm).  Ông cho rằng sự thiếu hiểu biết của Tây phương về vùng Cochin-China là hậu quả của các đại dương giông băo và bất trắc ngoài bờ biển của nó, và v́ sự kiện rằng người Cochin-China ít khi tham gia vào các cuộc mạo hiểm đường biển.  Một thế kỷ sau đó, giáo sĩ Ḍng Tên Marini đă phàn nàn rằng các nhà địa dư đă sử dụng sai từ ngữ “Cochin-China” để chỉ toàn thể Đông Dương bởi họ không hay biết ǵ về miền này và lịch sử của nó.

       Pires có báo cáo rằng vương quốc này, giống như xứ Chàm, là một dân tộc nặng về nông nghiệp hơn là đi biển, mặc dù ông ta tin rằng nước này được ban cho nhiều con sông lớn, có thể hải hành được, và hay biết rằng các thương nhân của nó thường xuyên du hành sang Trung Hoa, và đôi khi sang Malacca.  Cochin-China liên hệ chặt chẽ với Trung Hoa về văn hóa, thương mại, và ngay bởi sự kết hôn giữa các hoàng tộc.  Sự quen thuộc với Tongking (Bắc Kỳ) – được làm chứng bởi sự xuất hiệu danh xưng của nó trên các bản đồ Âu Châu – gia tăng khi người Bồ Đào Nha tự định cư tại Macao, nơi đă cung cấp một căn cứ thực dụng để với tới Việt Nam.  Một khi từ ngữ Tongking đă được đặt cho miền bắc Đông Dương, danh xưng Cochin-China đă được dùng để chỉ An Nam (Trung Kỳ), phần đất Việt Nam tập trung quanh thành phố Huế. [hết trích dịch]

 

H́nh 73: Đông Nam Á, Giacomo Gastaldi, 1548 (13 x 17 cm)

 

 

*****

Phụ Lục 16

Lục Địa Đông Nam Á

Trên Bản Đồ của Ramusio năm 1554 và

Trên Bản Đồ của Gastaldi năm 1561

(các trang 150-151)

       [Bắt đầu trích dịch] Nói chung, những ǵ có thể nói về lục địa trên bản đồ của Ramusio năm 1554 có có thể đúng như vậy đối với Bản Đồ Của Gastaldi năm 1561.  Chúng ta sẽ chỉ đề cập đến Bản Đồ Của Ramusio khi Bản Đồ Gastaldi khác biệt một cách đáng kể.

       Trong khi h́nh dạng của Mă Lai trên Bản Đồ Gastaldi năm 1548 có giữ lại một sự ám chỉ đến Bán Đảo Vàng của Ptolemy, Bản Đồ Của Ramusion có một hồi ức mơ hồ về bán đảo Cantino cổ xưa (Xem Bản Đồ Waldseemuller Asia, H́nh 57), tương tự cũng chính xác về vĩ độ, với sự định hướng mỏm phía nam cũng được quay ngược lại một cách chính xác.  Tuyệt vời hơn rất nhiều về h́nh vẽ của Mă Lai so với bản đồ năm 1548, đây là nền tảng của Mă Lai, Đông Dương, và đúng ra lục địa Đông Nam Á hiện đại.  Một vài bản đồ thế giới được ấn hành vào khoảng cùng lúc với bản đồ Ramusio cũng cho thấy các sự cải tiến trên vùng lục địa, nổi bật là bản đồ khá thô sơ của Lopez de Gómara năm 1552-53, và, đặc biệt hơn, bản đồ của Michele Tramezzino năm 1554.

Việt Nam

       Sông Hồng có được bước khởi đầu, ở đây, và được tŕnh bày cùng với thành phố của Cochinchina (Hà Nội) được vẽ bên bờ sông của nó.  Tiếp tục đi xuống phía nam, chúng ta đến một bán đảo nhô ra về phía đông được đặt tên là Capo pulocanpola.  Tên này là cách gọi sai của danh xưng “Pulo Condore” (Côn Sơn), một ḥn đảo ngoài khơi Châu Thổ sông Cửu Long, và là một biến thể của từ ngữ fulucandoia trong nguyên mẫu bán đảo Đông Dương trên bản đồ của Cantino năm 1502 và nhiều bản đồ kế tiếp của cùng gia tộc này (xem trang 109 [trong nguyên bản, chú của người dịch] bên trên).  Bản đồ của Ramusio gần với sự thực hơn, với từ ngữ fulu của Cantino giờ đây được đánh vần một cách chính xác hơn là pulo (ḥn đảo).

Sông Cửu Long

Theo sau quái trạng này, chúng ta đi qua xứ Chàm (Campa) và có được cái nh́n thoáng qua ḍng sông dũng mănh Cửu Long và vùng châu thổ trải rộng của nó, được ghi theo tên hiện đại của nó (Mécon), mà theo Camơes có nghĩa là “Ông Hoàng Của Các Ḍng Sông” (Prince of Waters).  Quyển Travels của Pinto đề cập đến ḍng sông là Pulo Cambin, mặc dù đây rơ ràng là một cách gọi sai lạc theo văn bản bởi pulo, như Pinto hẳn phải hay biết, có nghĩa “ḥn đảo” (island).  Nhiều nhà vẽ bản đồ sau này đơn giản chỉ sông Mekong là Sông Căm Bốt (River of Cambodia).

       Ḍng chảy của sông Cửu Long là một sự đoán ṃ, ḍng sông được h́nh dung như một hải lộ gần như thẳng tuột, thông suốt, đến tận nội địa Trung Hoa xa xôi.  Chính v́ với quan điểm ngây thơ về ḍng chảy của sông Mekong này, chúng ta nh́n thấy sự mở màn cho hai sự ngụy biện có tầm quan trọng bao la.  Sự sai lầm thứ nhất là giấc mơ rằng con sông có thể cung cấp một thông lộ thương mại dễ dàng vào đến tận trung tâm của Vương Quốc Thiên Triều, một cuồng vọng ám ảnh các kẻ t́m kiếm của cải người  Âu Châu măi cho đến cuối thế kỷ thứ mười chín.  Thứ nh́, bởi v́ người Âu Châu đă nhận thức sông Mekong như xác định biên giới phía đông của Xiêm La, ḍng chảy phán định dành cho con sông huyền bí – thiếu mất bước ngoặt gắt sang phía đông ở phía bắc Phnom Penh – đă làm giảm bớt lớn lao sự nhận thức của khối Tây về kích thước của Xiêm La.  Sự sai lầm này, như chúng ta sẽ thấy sau này, giúp cho Xiêm La tránh được sự đô hộ của ngoại bang trong thế kỷ thứ mười chín.

Biển Hồ Tônle Sap

       Cả bản đồ của Ramusion và của Gastaldi năm 1561 đều tŕnh bày sơ sài về Biển Hồ Tônle Sap, hồ được đổ nước vào từ một phụ lưu của hạ lưu sông Cửu Long với bờ hồ tây bắc giáp ranh với kinh đô cổ thời ở khu đền Angkor.   Nhưng kích thước của hồ khác nhau một cách rơ rệt giữa hai bản đồ.  Bản đồ của Ramusio cho thấy nó như một hồ tương đối nhỏ được giới hạn vào miền châu thổ sát cạnh, trong khi bản đồ của Gastaldi chạy dài gần đến vĩ độ 5o .  Tại sao lại có một sự khác biệt đến thế giữa hồ trên hai bản đồ có các vùng lục địa, mặt khác, liên hệ chặt chẽ với nhau?  Chiều rộng của hồ Tônle Sap trong thực tế thay đổi một cách sâu xa, mở rộng và thu nhỏ khi mà hạ lưu sông Mekong thực sự đảo ngược ḍng chảy hai lần trong một năm.  Giống như một lá phổi của lưu vực sông Mekong, hồ nhiều cá mở rộng và thu nhỏ theo mùa,thay đổi kích thước gần mười lần từ khoảng 2600 đến 25,000 kilomét vuông, và chính v́ thế các nhà thám hiểm nh́n thấy hồ ở các thời điểm khác nhau trong chu kỳ của nó sẽ báo cáo các cảnh tượng hoàn toàn khác biệt.  Ramusio chỉ đơn giản chỉ danh hồ là Lago, trong khi Gastaldi dùng chữ Lago de Cambodia (Hồ của Căm Bốt).  “Tônle Sap”là một từ ngữ tiếng Căm Bốt có nghĩa “hồ vĩ đại”, giống như Chao Phraya hay Sông của Thái Lan từ lâu được gọi bằng một danh từ của Thái để chỉ con sông, “menam”. [hết trích dịch]

       Xin xem và so sánh các h́nh 74 và 75 bên trên, chú của người dịch.

***

H́nh 78: Thuyền xưa đáy bằng, boong thấp, chèo bằng tay của nhà vua Bắc Kỳ, và (góc dưới, bên phải], cách họ ăn cơm bằng đũa.  Trong tập Delle Missionidé Padri della Campganiadi Giesu của Marini, Rome, 1663.  Vị tu sĩ địa phận Choisy thuật lại một sự tŕnh bày sống động về các chiếc thuyền này mà ông đă nghe được trong cuộc du hành đến Xiêm La năm 1685 của ông, và tương hợp một cách chặt chẽ với h́nh minh họa của Marini.  “Mỗi thuyền đáy bằng [của Cochin-China] có ba mươi sáu tay chèo ở mỗi bên,” (được vẽ với con số chính xác) và chỉ có một người cho mỗi mái chèo.  Phần mũi và đuôi tàu bỏ trống  và đài cao dành cho các sĩ quan.  Không có ǵ ngăn nắp cho bằng các người này.  Các tay chèo phải luôn luôn trông chừng vị thuyền trưởng, kẻ bằng động tác của chiếc gậy chỉ huy ra hiệu cho họ thi hành các mệnh lệnh của ông.  Tất cả nằm trong một sự ḥa hợp đến nỗi một nhạc trưởng khó làm khá hơn trong việc phối hợp nhịp điệu các nhạc sĩ của ḿnh cho bằng một vị thuyền trưởng một chiếc thuyền đáy bằng của Cochin-china tuân theo sự di chuyển của chiếc gậy chỉ huy.  ”Vị nhạc trưởng” đứng trên “bục” bên trái, tay cầm gậy chỉ huy.  Mặt ngoài của thuyền được quét sơn bóng màu đen và mặt trong có một lớp sơn mài màu đỏ trên đó người ta có thể thấy phản chiếu khuôn mặt của ḿnh.  Tất cả mái chèo đều được thếp vàng.” (Cảm ơn hảo ư của Martayan-Lan, New York)

 

 

*****

Phụ Lục 17

Các Phái Bộ Truyền Giáo Âu Châu Đến Việt Nam

(các trang 216-217)

       [Bắt đầu trích dịch] Các giáo sĩ Ḍng Tên Ư Đại Lợi, Bồ Đào Nha, và Pháp đă bắt đầu tổ chức các phái bộ sang Việt Nam hồi đầu thế kỷ thứ mười bẩy.  Alexandre de Rhodes, quê quán tại Avignon đă làm việc trong hai thập niên tại Đông Á Châu, được phái đến Bắc Kỳ (Tongking) trong năm 1627 bởi các bề trên của ông ở Ma Cao.  Đă sẵn học ngôn ngữ Việt Nam trong thời cư trú trước đó tại nước này, ông đă thành lập một phái bộ ở Hà Nội và tuyên bố đă thụ hưởng sự thành công mau chóng và vững chắc trong các sự cải đạo (mặc dù Willam Dampier tường thuật rằng nhiều người cải đạo được báo cáo bởi các nhà truyền đạo Thiên Chúa là các kẻ nghèo đói đă t́m đến các người Âu Châu để có gạo “trong các thời kỳ khan hiếm”).  Tuy nhiên, ông Rhodes đă bị trục xuất ba năm sau đó, nhiều phần bởi các bà vợ của nhà vua cùng gia đ́nh của họ, các kẻ lo sợ tương lai sẽ ra sao nếu các giáo lệnh của Thiên Chúa chống lại chế độ đa thê được chấp nhận, đă áp lực nhà vua cấm đoán ông ta.  Trong năm 1650, một năm sau khi trở lại Rome, ông Rhodes đă xuất bản một tập tường tŕnh về Việt Nam có chứa một bản đồ phần miền bắc của xứ sở (H́nh 130).  Nhan đề của bản đồ trưng dẫn danh xưng cổ xưa, “An Nam”, có nghĩa “miền nam đă được b́nh định”, một sự ám chỉ đến sự khuất phục của nó dưới sự cai trị của Trung Hoa từ khoảng 111 trước Công Nguyên đến năm 939 sau Công Nguyên.  Bản đồ phản ảnh h́nh ảnh của miền bắc Việt Nam như có nhiều con sông ngắn, điều mà Choisy đă mô tả trong năm 1685 như “quá ngắn và quá nhiều đến nỗi không ai đặt tên cho chúng cả.”

       Một bản đồ Việt Nam đáng lưu ư khác được họa vào thời khoảng này bởi Daniel Tavernier, kẻ đă thực hiện mười một hay mười hai cuộc du hành đến Bắc Kỳ trong thập niên 1640 từ các tiền trạm tại Nam Dương.  Daniel mất năm 1648, nhưng người (anh) em nổi tiếng hơn của ông, Jean Baptiste, đă công bố bản đồ của Daniel vào năm 1679 (H́nh 131) như một phần của phụ lục cho tập tường tŕnh các cuộc du hành của chính ông đến Á Châu, vốn đă mang lại cho ông một sự giàu có đáng kể nhờ việc mua bán kim cương.  Bản đồ và các phần ghi chú khác nhau, giống như sự tường thuật về Bắc Kỳ của tác giả, chứa đựng cả các tin tức xác thực lẫn hoang đường.

       Dampier đă để lại cho chúng ta các cảm tưởng của ông về việc ngược ḍng sông lên Hà Nội (Kecio trên bản đồ của Rhodes, Checo trên bản đồ của Tavernier):

Trong khi chính từ đó chúng tôi đi ngược ḍng Sông, đôi khi chèo tay và đôi khi trương buồm, chúng tôi nh́n được một cảnh tượng ngoạn mục trên Xứ Sở ph́ nhiều bằng phẳng khoảng khoát.  Tổng quan, hoặc Đồng Cỏ hay các cánh đồng ruộng Lúa và vắng bóng cây cối, chỉ ngoại trừ gần các Ngôi Làng, mọc lên san sát, và trông có vẻ vô cùng thích thú từ xa.  Có nhiều Ngôi làng nằm sát các bờ của các con Sông, bao quanh bởi Cây Cối chỉ mọc ở phía đàng sau , nhưng để ngỏ ở mặt hướng đến con Sông.

       Dampier đă mô tả thành phố là đông đảo, nhưng kinh đô rất ngăn năp được chia thành 72 khu vực, mỗi khu có một con đường chính rộng lớn với nhiều phố bên hông nhỏ hơn.  Nó là thị trường chính cho vùng Châu Thổ sông Hồng.  Trong khi bản đồ của Rhodes dành cho An Nam (miền bắc Việt Nam) [tức Đàng Ngoài khi đó, chú của người dịch], bản đồ của Tavernier bao gồm toàn thể bờ biển Đông Dương.  Bên ngoài vùng Châu Thổ sông Mekong vẽ rất sai lạc của ḿnh, Tavernier có xác định Quần Đảo Condore (Côn Đảo) với tên Tortues bởi các con rùa được thấy thật nhiều ở đó.  Dampier có nói nhiều về các con rùa màu lục t́m thấy ở Condore và các đảo lân cận, và đặt giả thuyết rằng chúng có thể đă di tản sang từ măi Đảo Ascension.

       Sau khi người Anh đóng cửa cơ xưởng của họ tại Hà Nội trong năm 1697 (người Ḥa Lan đóng cửa xí nghiệp của họ trong năm 1700), người Anh đă nhắm Côn Đảo (Pulo Condore) như một địa điểm thay thế.  Dampier đă nêu ư kiến về Côn Đảo như một căn cứ; dừng chân tại ḥn đảo trong năm 1687, ông ghi nhận rằng “Côn Đảo là đảo chính của một đống các ḥn đảo, và là ḥn đảo duy nhất có người cư ngụ trong số các ḥn đảo”, bổ túc rằng “ các ḥn đảo này nằm rất gần nhau, rằng với một khoảng cách khiến chúng trông có vẻ chỉ là một ḥn đảo độc nhất.”

       Dampier tiếp tục mô tả các tính chất thể h́nh của người dân tại Côn Đảo, nhừng người ông xem ra t́m được sự hấp dẫn, và ca tụng sự tự do của phụ nữ trên đảo.  Nhưng ông cũng có các kế hoạch cho nước ông ở đó.  “Các ḥn đảo này”, Dampier giải thích,

Nằm rất thuận lợi trên đường đến và đi từ Nhật Bản, Trung Hoa, Manila, Đàng Ngoài (Tonquin), Đàng Trong (Cochinchina), và nói chung mọi vùng ở Bờ Biển Cực Đông của Lục Địa Ấn Độ này …  Bất kỳ Tàu Thuyền nguy khốn nào có thể được tái tiếp tế và bổ sung tại đây một cách rất thuận tiện …   nó cũng có thể là một địa điểm thuận tiện để dẫn đường cho một công cuộc Thương Mại với nước Láng Giềng của Đàng Trong, các Đồn Lính có thể được xây dựng để bảo toàn cho một Cơ CXưởng, đặc biệt tại Bến Tàu, với khả năng có thể được củng cố một cách hoàn hảo.

       Dampier có bao gồm một bản đồ Côn Đảo vào tập tường tŕnh của ông bởi, ông giải thích, địa dư của nó ít được hay biết đến.  Trong năm 1702, như ông dự kiến, Công Ty Đông Ấn Độ (East India Company) trong thực tế đă thiết lập một cơ xưởng trên Côn Đảo, nhưng nó chỉ tồn tại trong ít măm.  Khi nh́n lại, Alexander Hamilton, kẻ đă đến Đông Nam Á ngay sau Dampier và đă ở lại cho đến năm 1723, đă ghi nhận rằng Côn Đảo là “một sự lựa chọn tồi để làm thành một thuộc địa, rằng đảo không sản xuất ǵ khác ngoài gỗ, nước, và cá để bắt.”

 

H́nh 130: Regnu Annam, một bản đồ sớm sủa của riêng biệt Việt Nam, từ sách của A. de Rhodes, quyển Relazione dé felici successi della SanteFede nel Regno di Tunchino, 1650 [Antiquariaat Forum, Catalogue 105]

 

 

***

 

H́nh 131: Việt Nam, của Daniel Tavernier.  Từ J. Chr. Wagner, Delineatio Provinciarum Pannonise … 1684-86 (16.5 x 21 cm)

 

 

 

*****

Phụ Lục 18

Hải Lộ Singapore – Trung Hoa và Quần Đảo Hoàng Sa

(các trang 244-245)

       Các người đi biển Bồ Đào Nha trở nên quen thuộc với Quần Đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) hồi đầu thế kỷ thứ mười sáu, khi họ trước tiên trương buồm về hướng đông bắc từ Malacca dọc theo bờ biển Trung Hoa.  Nhưng trong khi các đảo như Tioman và Condore (Côn Đảo) là các nơi trú náu an toàn trên lộ tŕnh giữa Trung Hoa và Ấn Độ Dương, Quần Đảo Paracel là một mối đe dọa.  Dampier đă ghi nhận sự nguy hiểm của chúng, và sau đó không lâu, Alexander Hamilton nhận xét rằng Quần Đảo Hoàng sa là “một chuỗi đá nguy hiểm, dài khoảng 130 hải lư, và rộng khoảng mười lăm hải lư, và chỉ có một số ít đảo ở mỗi đầu cực.  Có nhiều thủy triều nội vi giữa các đảo đó, nhưng không có dấu hiệu hay biết nào để cảnh báo tránh xa các nguy hiểm gần đó.”  Hamilton ghi nhận rằng nỗi lo sợ bị vỡ tàu tại Quần Đảo Hoàng Sa khiến cho các lái thuyền bám sát lấy bờ biển Đông Dương.

       Trong năm 1808, một họa đồ Quần Đảo Paracels được ấn hành và công bố bởi James Horsburgh,  Nhà Vẽ Thủy Đạo của Công Ty Đông Ấn, và được mang theo trên các chiếc tàu Anh Quốc chạy đường Trung Hoa và Singapore.  Nhưng thí dụ được tŕnh bày nơi đây (H́nh 152), là một bản đồ vẽ tay, chứ không phải là bản đồ được ấn loát.  Mặc dù các bản đồ được in vào thời điểm này đă thay thế phần lớn các bản đồ vẽ tay làm tài liệu tham khảo chính yếu cho các kẻ dẫn đạo và các thuyền trưởng trên các lộ tŕnh thường xuyên, bản vẽ tay vẫn tiếp tục phục vụ như một phương cách tái sản xuất mau chóng trong khi trên biển hay ở một hải cảng xa xôi.  Khi các bản sao phụ trội của một bản đồ cần đến trên đường đi, nó sẽ được sao chép lại bằng tay.  Đây là một thí dụ của một sự sản xuất như thế, được sao chép tỉ mỉ từ bản in (hay một bản sao chính MS [?] khác từ bản đồ được chạm khắc), có lẽ trên một chiếc tàu Anh Quốc tại Ấn Độ. 282 Ngay tên người chạm khắc, một đặc điểm xem ra dư thừa cho mục đích sao chép, đă được giữ lại.

H́nh 152 Quần Đảo Hoàng Sa (The Paracel Islands, một bản sao vè tay từ họa đồ được ấn loát của James Horsburgh, khoảng 1810 (61.5 x 61.5 cm).  Bản sao chép bằng tay này có lẽ đă được thực hiện tại Ấn Độ trên một chiếc tàu hay một hải cảng nơi mà các bản sao phụ trội của bản đồ đă  ấn hành không được cung cấp.  Bờ biển có đường chéo  ở góc dưới bên trái là Đà Nẵng, Việt Nam.  Macao được đánh dấu theo hướng góc trên bên phải, Thành Phố Quảng Châu được chấm định ở đường biên, phía bên trên của bản đồ và đảo Hải Nam nằm ở trong khu vực bị chiếm bởi nhan đề bản đồ dài rộng.  Các ḥn đảo khác nhau tạo thành Quần Đảo Hoàng Sa hiện ra ngay phía trước.

 

 

 

*****

Phụ Lục 19

Các Bản Đồ “Âu Châu” Được Lập Tại Đông Nam Á

(trang 251)

       [Bắt đầu trích] Các bản đồ Forrest lập cho triều đ́nh Mindanao và các người quen biết ở Bugis đă là các bản đồ “Âu Châu” được thực hiện tại vùng Đông Ấn Độ.  Sự sản xuất bản đồ, trong thực tế, là một cuộc kinh doanh tiếp diễn của người Âu Châu tại Đông Nam Á.  Gần như tất cả các bản đồ như thế đều ở dạng vẽ bằng tay, được sản xuất vừa cho sự sử dụng địa phương của các kẻ định cư, vừa để xuất cảng về mẫu quốc, nơi chúng sẽ phục vụ cho việc tu sửa các bản vẽ chính phủ chính thức về miền đất này.  Các bản vẽ của Tây Phương về Á Châu như thế th́ hiếm có, bởi không chỉ các bản đồ vẽ tay tự nó đă hiếm hoi, được sản xuất từng bản một,  mà chúng c̣n phải chịu đụng sự hư hao của việc chuyên chở bằng tàu, và sự sử dụng địa phương, cũng như khí hậu nóng và ẩm.  Đối với người Ḥa Lan, trung tâm chính cho sự sản xuất bản đồ tại Đông Nam Á là Batavia; H́nh 157 tượng trưng cho một công tŕnh vô danh ở Batavia như thế. [hết trich]

H́nh 157: Một họa đồ vô danh của V.O.C. (Công Ty Đông Ấn của Ḥa Lan) bao gồm vùng Biển Nam Hải (South China Sea), từ bắc Borneo chạy xuyên qua Việt Nam và Mă Lai, được lập ra tại Batavia hồi đầu thế kỷ thứ mười tám.  Mặc dù Căm Bốt đă là một mục tiêu của Công Ty Đông Ấn (V. O. C.) kể từ năm 1620, sự xâm nhập nghiêm chỉnh của Ḥa Lan vào xứ sở này chỉ diễn ra sau khi thương mại của Nhật Bản với Căm Bốt bị đ́nh chỉ sau năm 1635.  Công Ty V. O. C. đă thiết lập các căn cứ tại Phnom Penh để thực hiện công cuộc mậu dịch bị bỏ rơi bởi người Nhật, hoạt động một cách bất thường xuyên cho đến khoảng 1670, khi sự bất ổn chính trị của xứ sở chứng tỏ là một gánh nặng quá to lớn.  Sự kiện rằng Âu Châu phần lớn vẫn c̣n ngây ngô về Căm Bốt cho đến thời đại tương đối gần đây được phản ảnh qua việc rằng các sự tường thuật về tầm mức vĩ đại có thực của khu đền Angkor vẫn không được xem là khả tín cho đến thế kỷ thứ mười chín. (100.5 x 66 cm) (Paulus Swaen Old Maps Internet Auction)

 

 

*****

Phụ Lục 20

Xứ Chàm Trên Bản Đồ Của Johann Ruysch (1507),  và

Trong Các Văn Bản của Odoric, Mandeville và Tomé Pires

(các trang 104-105)

       [Bắt đầu trích dịch] Ở phía trên bên phải h́nh thu nhỏ bản đồ của Ruysch, có một bán đảo với một thành phố tên là Zaiton.  Hải cảng này, từ đó đ̣an người của Marco Polo khởi sự cuộc phiêu lưu kỳ thú của họ xuyên qua các hải phận Đông Nam Á, là Ch’uan-chou [Quanzhou: Tuyền hay Ṭan Châu?], tại miền hải cảng Amoy của Trung Hoa 153.  Từ Zaiton, họ đă hộ tống một thiếu nữ có tên là Kokachin, được tuyển chọn để trở thành hoàng hậu của Persia, “1500” dậm ngang qua một vịnh đến Ciamba (Champa, tức Chàm hay Chăm), một vương quốc duyên hải cổ xưa ở phần giờ đây là miền trung Việt Nam, được biết bởi người Trung Hoa là Lin-yi (Lâm Ấp).  Polo đă đến thăm người Chàm đang tiến đến hồi kết thúc nền văn minh của họ, vốn đă phát triển trong hơn một ngh́n năm, từ khoảng thế kỷ thứ nh́ cho đến thế kỷ thứ mười bốn.  Polo đă xem xứ Chàm như khởi điểm phía đông của Đông Nam Á, phần mà ông gọi là “Tiểu Ấn Độ” (Lesser India: Ấn Độ Nhỏ Hơn” và đă mô tả như miền trải rộng từ xứ Chàm ở phía đông xuyên qua Motupalli (đông Ấn Độ) sang phía tây.

       Ruysch đặt định Silva Aloe tại miền nam xứ Chàm.  Danh xưng để chỉ một khu rừng có cây lô hội [aloes trong nguyên bản, nhiều phần phải là aloeswood, tức cây gỗ trầm hương, chú của người dịch] quư báu mà Polo nói là vua Chàm đă dâng hiến như một phần trong cống phẩm hàng năm của ông lên Kublai Khan.  Tại vùng núi bên trên xứ Chàm, cũng như đi sâu hơn về phía nam dọc theo bờ biển Việt Nam, Ruysch cho thấy silva ebani (rừng gỗ mun màu đen; forests of ebony), loại gỗ mà Polo cho chúng ta  biết, được dùng để làm quân cờ và các hộp đựng bút.  Polo đă dùng danh từ bonus cho ebony, từ chữ abnús của tiếng Persian (Ba Tư).

       Theo Polo, không người đàn bà nào của Chàm có thể kết hôn cho đến khi nhà vua nh́n thấy cô ta đầu tiên, bởi “nếu cô ấy làm vừa ḷng ông, khi đó ông sẽ lấy làm vợ”. Các sử gia hiện đại không nghĩ rằng Polo đă nói quá đáng khi ông báo cáo rằng nhà vua Chàm đă có 326 đứa con (con số thực sự sai biệt đôi chút) từ nhiều bà vợ của ông ta.  Odoric của Pordenone, người đă đến xứ Chàm từ Java khoảng năm 1323, đă tán đồng.  Nhà vua xứ Chàm “đă có quá nhiều vợ và nàng hầu, rằng ông ta đă có ba trăm đứa con trai và con gái từ họ.” Odoric cũng lấy làm kinh sợ bởi sự thu thập đàn voi của nhà vua, ghi nhận rằng “nhà vua đă có 10,004 con voi đă được thuần hóa, được bảo quản y như chúng ta đi chăn ḅ, hay các đàn cừu trên đồng cỏ.”  Vị tu sĩ lương hảo có nêu ư kiến rằng xứ Chàm là “một xứ sở giàu có và xinh đẹp nhất, và trần đầy mọi thứ lương thực.”

       Cứ cách một năm, theo Odoric, cá bơi vào bờ biển của xứ Chàm “một cách phong phú đến nỗi, nh́n ra rất xa ngoài biển, không thấy ǵ ngoài các cái lưng của bầy cá.”  Cá tự quăng ḿnh lên trên bờ biển nơi, trong một thời khoảng ba ngày, người ta “đến đó có thể bắt nhiều cá đến mức ḿnh muốn .”  Bầy cá c̣n lại sau đó trở về biển, và một loại cá khác đến hiến ḿnh theo cùng cách thức như thế.  Câu chuyện về cá của xứ Chàm đă gợi hứng cho John Mandeville, tác giả thế kỷ thứ mười bốn bịa đặt ra một ḥn đảo gọi là Calonak cho quyển sách kiến thức du lịch của ông ta.  Mandeville, với năng khiếu thông thường của ông, đă lăng mạng hóa sự mô tả của Odoric về xứ Chàm, khai triển một cách đầy tưởng tượng trên đó.  Hiện tượng của nhiều đoàn cá tự quăng ḿnh trên bờ biển của Chàm, Mandeville giải thích, được nói là kết quả của sự sinh sản phi thường đàn con của nhà vua.  “Bởi v́ ông đă chu toàn lời răn mà Chúa đă yêu cầu ông Adam và bà Eve, khi Thượng Đế phán, Crescite et multiplicamini et replete terram [trích dẫn từ Thánh Kinh Công Giáo, Genes 1.28, có nghĩa: Hăy sinh sản, làm đông gấp bội và bồi bổ cho trái đất, chú của người dịch] .. do đó Chúa đă gửi đến nhà vua đủ mọi loại cá khác nhau có mặt ngoài biển, để bắt lấy tùy ư nhà vua cho chính ông và dân chúng của ông.”

       Các báo cáo đầu tay mới về xứ Chàm xảy ra không lâu sau bản đồ của Ruysch, với quyển Suma Oriental của Tomé Pires (1515).  Pires thuật lại rằng xứ Chàm là một vương quốc nông nghiệp và không có các hải cảng thích hợp cho các thuyền buồm lớn, nhưng có một ít thị trấn nằm trên các con sông của nó.  Sản phẩm xuất cảng chính yếu của nó là cá khô, gạo, đồ dệt, hạt tiêu, và gỗ trầm hương (calambac hay aloe-wood), với phẩm chất thượng hạng, chủ yếu được chở sang Xiêm La. [hết trích]

 

H́nh 55: Bản Đồ Thế Giới, Johann Ruysch, 1507 (phóng lớn chi tiết).  Sự phóng chiếu thành h́nh quạt bản đồ thực sự đă cắt đôi ngang qua vùng Đông Nam Á (xem h́nh 56, bên phải), nhưng hai mép của bản đồ được nối liền nhau trên h́nh tŕnh bày ở trên. (40.5 x 53.5 cm)

 

 

***

 

      

*****

 

Phụ Lục 21

Huyền Thoại Âu Cơ

(trang 17)

       [Bắt đầu trích] “Huyền thoại về nền văn minh khai diễn tại miền bắc của vùng nay là Việt Nam cũng thuật lại lại một câu chuyện tương tự, nh́n nhận món nợ của Việt Nam đối với văn minh Trung Hoa, trong khi thách đố sự thống trị của Trung Hoa.  Huyền thoại truy t́m các gốc rễ của người Việt Nam nơi sự kết hợp của một người đàn bà Trung Hoa và một anh hùng, Lạc Long Quân (Lac Lord Dragon).  Lạc Long Quân từ vùng biển du nhập vào Đồng Bằng Sông Hồng ngày nay là miền bắc Việt Nam, đánh đưổi loài ma quỷ ra khỏi đất nước, và dậy cho dân chúng “trồng lúa gạo và mặc quần áo.”  Ông đă ra đi, hứa quay lại nếu cần đến ông.  Khi một nhà vua Trung Hoa đi xuống phương nam và t́m cách khuất phục người dân, Lạc Long Quân được triệu thỉnh.  Ông đă bắt cóc vợ của kẻ xâm lăng, người đàn bà có tên là Âu Cơ, dấu bà ta ở trên định một ngọn núi trông xuống sông Hồng, và nhà vua Trung Hoa, không thể t́m thấy bà ấy, đă quay về nước với sự tuyệt vọng.  Một đứa con trai đă được sinh ra bởi bà Âu Cơ và Lạc Long Quân, chính từ đó khởi đầu cho một triều đại mới. “ [hết trích]

       Câu chuyện trên tuy có nhiều chi tiết tương tự, nhưng cũng có nhiều sự  khác biệt với truyền thuyết về Âu Cơ trong các bộ huyền sử và lịch sử Việt Nam như Lĩnh Nam Chích QuáiĐại Việt Sử Kư Toàn Thư.  Rất có thể tác giả đă sử dụng một phiên bản nào khác rút ra từ sách vở của Trung Hoa, v́ có sự kiện không thấy có trong tài liệu Việt Nam.  Câu chuyện trich dẫn bởi tác giả ít nhiều có tính cách hạ thấp giá trị của bà Âu Cơ, trong khi quyết đoán rằng người Việt Nam có mẹ là người Trung Hoa [sic], mang đặc điểm trịch thượng và miệt thị truyền thống trong sử kư Trung Hoa đối với các dân tộc lân cận không phải là cùng gốc dân Hán.  Lịch sử Trung Hoa vốn bị đánh giá bởi cac sử gia Tây Phương là khó có được tính cách khách quan, sẵn sàng sửa đổi lịch sử sao cho có lợi cho triều đ́nh Trung Hoa hay nếu cần ngụy tạo cả sử kiện nữa.  Chính v́ thế, chính sách đối ngoại của Trung Hoa thường không hợp lư và sử sách Trung Hoa ít khi phản ảnh trung thực mối quan hệ giữa Trung Hoa và các lân bang.  Câu chuyện Âu Cơ trích dẫn ở trên, tuy chỉ là thần thoại, nhưng nhiều phần cần phải được nghiên cứu kỹ càng hơn để kiểu chính các sự trá ngụy hay sai lầm nếu có.  Một thí dụ khác như việc đặt tên nước là Xích Quỷ! Thật khó tưởng tượng là có một vị vua nào lại tự nhận dân ḿnh là ma quỷ và muốn đặt tên nước ḿnh cai trị một cach phi lư đến thế.  Nhiều phần đây là sự bịa đặt để miệt thị của các sử gia Trung Hoa cô xưa, và cũng cần phải được kiểu chính.  Xin xem thêm Phụ Lục B bên dưới, Truyền Thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ của tác giả Keith Weller Taylor. 

 

*****

Phụ Lục 22

Claudius Ptolemy

(các trang 63, 64, 82)

       (Bắt đầu trich) Ptolemy nhà địa dư học cổ thời nổi tiếng nhất, … có thể được xem như đỉnh cao nhất của truyền thống họa đô thế giới của Hy Lạp, là một người Ai Cập đứng đầu thư viện tại Alexandria (Ai Cập) giữa khoảng 127 – 150 sau Công Nguyên.  Quyển Geographia của ông, nhiều phần là một sự bổ chính quan trọng do công lao của Marinus, đă đẩy các vùng biên cương của bản đồ thế giới để bao gồm một sự phác họa” thực sự” về Á Châu, mặc dù bản đồ của Ptolemy, như thường được tái xây dựng, đă không vẽ lại các bờ biển phía đông của lục địa.

       Có lẽ điều khác thường nhất trong câu chuyện về Ptolemy là sự kiện các văn bản của ông thực sự nằm yên trong hơn một ngh́n năm, và rồi phi nhanh vào sự nhận thức của Âu Châu như là có tính cách mới mẻ và cách mạng hồi thế kỷ thứ mười lăm,  như chúng đă từng được xem là như thế trong thế kỷ thứ nh́ sau Công Nguyên.  Thực ra, mặc dù Ptolemy không được hay biết tới tại Tây Âu trong một ngh́n năm trăm năm sau Công Nguyên, quyển Geographia đă được duyệt xét bởi giới hàn lâm Byzantine trong thế kỷ thứ mười hay mười một, có thể một số những ǵ mà chúng ta hay biết về công tŕnh của Ptolemy trong thực tế có thể phát sinh, hay ít nhất có thể đă được tu sửa bởi các học giả này.” …

       … “Ptolemy đă chia Á Châu thành 12 phần, trong đó Đông Nam Á và Trung Hoa (Sinae) ở trong phần thứ 11 và Taprobana (Tích Lan) ở phần thứ mười hai.  Một sự duyệt xét kỹ lưỡng một bản đồ Đông Nam Á theo Ptolemy, thí dụ, là bản đồ xuất hiện trong ấn bản quyển Geographia ở Rome năm 1478, hay bản in năm 1511 bởi Bernard Sylvanus (lần lượt làH́nh 32 và 43), cho thấy một bán đảo tại phía đông Ấn Độ Dương, là một phỏng chừng sơ sài vùng Mă Lai và Đông Dương.  Như thế đâu là các sự xác minh của nhiều thành phố, sông ng̣i và núi non của Đông Nam Á được ghi chép trong quyển sách của Ptolemy? Ptolemy đă đưa ra các tọa độ chính xác cho gần tám ngh́n địa điểm trên trái đất mà ông đă lập danh biểu, và đang có sự cố gắng để thử nghiệm và phối hợp những địa điểm của vùng Đông Nam Á với các vị trí hiện thời trên bản đồ. Điều xem ra hợp lư rằng người ta sẽ chỉ cần bù đắp cho các sự sai lầm khác nhau của Ptolemy bằng việc tái xây dựng Đông Nam Á của hai thiên niên kỷ trước (hay ít nhất Đông Nam Á của các học giả Byzantine đă xen vào can thiệp là các kẻ có thể phải chịu trách nhiệm cho các phần của quyển Geographia).  Sự quư trọng cao cả mà Ptolemy được dành cho, cộng với sự hiện diện tỉ mỉ của các tọa độ của ông, sẽ mang lại cảm tưởng rằng đă có ư nghĩa thực sự sẽ được thu lượm từ các con số của ông…” [hết trích]

*****

 

Phụ Lục 23

Tomé Pires

(trang 79)

      

[bắt đầu trích dịch] Tomé Pires là một nhà bào chế dược phẩm người Bồ Đào Nha, đă đến Ấn Độ năm 1511 khi ở tuổi 40.  Trong khi ở Malacca giữa các năm 1512-1515, ông đă đặt bút ghi lại bấy kỳ điều ǵ ông nghe thấy được về thế giới bao la của Ấn Độ, và đặt tên cho tác phẩm của ḿnh là Suma Oriental.  Pires sau đó được phái bởi Afonso de Albuquerque đến Sumatra và Cochinchina [Việt Nam], và sau đó được bổ nhiệm làm đại sứ đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Trung Hoa.  Quyển Suma Oriental là tài liệu đáng ghi nhớ nhất về Đông Nam Á vào lúc mở màn thời kỳ Âu Châu.  Tập biên soạn thực sự phi thường các dữ liệu này vẫn chưa được ấn hành cho đến khi Ramusio bao gồm các trích đoạn ngắn vào quyển Navigationi của ông ta.  Bởi v́ nó không thực sự được biết đến cho đến sau khi nhiều báo cáo hiện hành được lưu truyền, quyển Suma Oriental đă không có ảnh hưởng trực tiếp trên các bản đồ được ấn hành.

*****

Phụ Lục 24

Giovanni Battista Ramusio, kẻ đă khai sinh ra

Quần Đảo Hoàng Sa trên Bản Đồ

 

Ramusion được ghi nhận là người đầu tiên đă vẽ và ghi chú về Quần Đảo Hoàng Sa trên bản đồ do Âu Châu lập ra nói riêng, nếu không phải là đầu tiên thê giới giới.  Ông sinh ngày 20 Tháng 7, 1485 tại Treviso, Cộng Ḥa Venice và mất ngày 10 Tháng Bẩy năm 1557 tại Padua.  Năm 1505, ông làm thư kư cho Alvise Mocenigo, khi đó đang làm đại sứ của Venice tại Pháp.  Ông rất lưu tâm đến địa dư học, và công việc giúp ông nhận được tất cả tin tức mới nhất từ các nhà thám hiểm Âu Châu khi chúng đựoc gửi về Venice.  Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ, đă biên soạn các tài liệu này thành một bộ bút kư du hành gồm 3 tập, có nhan đề là Navigationi et Viaggi , ghi lại các sự tường thuật của chính các nhà du hành, được ấn hành trong thời khoảng 1550 đến 1559.  Bộ sách này được xem là mở đường cho các tác phẩm du hành kế tiếp như của Richard Hakluyt (phần phụ lục này được viết theo Wikipedia, chú của người dịch).

 

*****

Phụ Lục 25

Giacomo Gastaldi

(trang 130)

 

       (Bắt đầu trích dịch) Danh tính của Giacomo chế ngự việc vẽ bản đồ vùng Đông Nam Á trên các bản đồ được in ra suốt các thập niên giữa thế kỷ mười sáu.  Sinh quán tại Piedmont, Gastaldi là một kỹ sư và nhà vẽ bản đồ thế giới sáng chói hoạt đông tích cực tại Venice, và đă góp phần trách nhiệm lớn lao cho sự phát triển ngành đia dư học tại Venice trong thời đại này.  Ông đă vẽ ra ba bản đồ tốt về Đông Nam Á, mỗi bản đồ đă cung cấp sự tŕnh bày hay nhất và được ấn hành gây hứng khởi nhất về vùng đất này trong thời điểm của nó.  Bản đồ đầu tiên được ấn hành như một phần trong ấn bản của ông về quyển Geographia của Ptolemy vào năm 1548, bản đồ thứ nh́ trong năm 1554 như một phần của một tuyển tập về các cuộc du hành của Ramusio, và bản đồ thứ ba là một bản đồ Á Châu được ấn hành riêng biệt trong năm 1561, sau đó được bổ túc bởi một mảnh khác nữa vào năm 1565, chính v́ thế, đă nới rộng phạm vi bản đồ xuống tới tận phía nam của xích đạo. [hết trích]

       Xin xem các bản đồ của Gastaldi được trưng dẫn ở các phần phụ lục bên trên.

*****

 

Phụ Lục 26

William Dampier

(trang 211và trang 20)

       [Bắt đầu trích] Một trong những nhân vật khiêu gợi sự ṭ ṃ nhất đă lang thang – và vẽ bản đồ -- các hải phận Đông Nam Á trong thời gian này là một kẻ phiêu lưu người Anh, William Dampier.  Dampier đă ra biển từ năm mười sáu tuổi, đi thuyền đến nhiều nơi chốn khác nhau, trong đó có Á Châu, trong thập niên kế tiếp.  Trong năm 1679, ở tuổi 27, anh ta rời Anh Quốc để đi Jamaica, nơi anh đă ở lại trong một năm.  Trong chuyến trở về, khi thủy thủ đoàn nổi loạn, Dampier đă chọn việc gia nhập cùng các người nổi dậy.  Trong gần sáu năm, Dampier và các kẻ đồng thuyền đă đánh cướp các khu định cư của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ châu, hai lần đă vượt qua eo đất Panama.  Trong năm 1680, anh ta gia nhập một nhóm hải tặc đă chiếm đoạt một chiếc tàu và băng qua Thái B́nh Dương đến Phi Luật tân, Sumatra và Bắc Kỳ (Tongkin).  Trong năm 1688, mệt mỏi với cuộc sống của một kẻ phục dịch quét dọn, anh ta đă thuyết phục đám hải tặc hăy để anh ta ở lại trên một trong các ḥn đảo của Nicobar.  Cuối cùng, sau mười hai năm rưỡi, và hơn mười chuyến tàu cùng các thuyền bản xứ -- Dampier đă quay trở lại được nước Anh vào năm 1691.

       Điều khó hiểu của Dampier là trong sự tương phản lớn lao với bản chất đánh thuê của các đồng bạn hải tặc, Dampier có thể được xem như một trong những kẻ đầu tiên của một loại “giác ngộ hơn”, quan sát kỹ lưỡng và thu thập khách quan các tin tức, là các kẻ sau đó đă gia nhập vào các cuộc thám hiểm khoa học vĩ đại của thế kỷ thứ mười tám.  Anh ta đă lưu giữ một tài liệu ghi chép chính xác nhiều loại dữ kiện đia dư – bản chất của bờ biển, băi cát đá nông, gió, và luồng chảy; anh ta nêu ư kiến rằng các họa đồ quy ước đă ước lượng quá thấp chiều rộng của Thái B́nh Dương đến 25 vĩ độ và rằng Ấn Độ Dương đă bị ước lượng thái quá với tỷ lệ tương ứng; và anh ta đă cố để sưu tập bằng cớ để chứng minh rằng chiều sâu của biển th́ sâu hơn dọc theo bờ biển có núi dựng đứng và nông ngoài khơi bờ biển nằm thấp.

       Dampier cũng mô tả bản chất và phong tục của các dân tộc và nền văn minh mà anh ta đă đi qua, cẩn trọng mà không ước đoán về điều mà anh ta không biết, và luôn luôn cho hay khi các tin tức đến từ các nguồn tin mà chính anh ta không kiểm chứng được.  Có cả một dấu hiện của sự ca ngợi sắp đến về Kẻ Hoang Dă Cao Quư khi, được để lại bơ vơ một ḿnh trên bờ biển Nicobar, anh ta ghi nhận rằng anh ta không hề gặp mặt các kẻ ăn thịt người được nghĩ là sẽ thấy xuất hiện ở đó và đă nói về tính thiện cơ bản của người dân.  “Tôi có ư kiến,” anh ta phát biểu, “rằng không có dân tộc nào trên thế giới lại quá man rợ đến thế, để giết chết một con Người chỉ t́nh cờ rơi vào tay họ …”.  Chúng ta sẽ được nghe nhiều hơn về kẻ lang thang sâu sắc này trong các trang sách sau này. [hết trích]

       Dampier có để lại một quyển sách trong đó thuật lại những nhận xét về đời sống tại Đàng Ngoài Việt Nam khi đó. “William Dampier, cư dân tại Bắc Kỳ (Việt Nam) hồi cuối thế kỷ thứ mười bẩy, ghi nhận rằng chính các phụ nữ đă quản trị sự hoán đổi tiền tệ, và rằng sự kết hôn sẽ thiết lập một sự liên minh giữa các thương nhân ngoại quốc vẫn quay trở lại hàng năm với các phụ nữ địa phuơng là người họ họ đă tín thác tiền bạc và hàng hóa.” (trang 20).   

Bản dịch quyển sách của Dampier viết về Đàng Ngoài Việt Nam này sẽ được đăng tải nơi đây, trên Gio-O.com../-

*****

 

 

 

PHẪN III

CÁC PHỤ LỤC CỦA NGÔ BẮC

 

Phụ Lục A

Lễ Thiên Thành và Núi Vạn Thọ Nam Sơn thời nhà Lư

       Về nghi lễ này, bản dịch Tập Một, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, do Nhà Xuất Bản Giáo Dục ấn hành tại Hà Nội, năm 1998, nơi các trang 296-297 có ghi như sau:

       [Bắt đầu trích] Tân Dậu, năm thứ 12 (1021).  Tống, năm Thiên Hi thứ 5).

       Tháng 2, mùa xuân.  Ngày tiết Thiên Thành, thết yến tiệc các bầy tôi.

       Đặt ngày sinh nhật nhà vua làm tiết Thiên Thành.  Ngoài cửa Quảng Phúc (lời chua: cửa Tây kinh thành Thăng Long) kết trúc làm núi, gọi là Vạn Thọ nam sơn; trên núi làm nhiều h́nh trạng chim bay, thú chạy, lắm vẻ ly kỳ.  Nhân đó ban yến cho bầy tôi để mua vui. [Hết trích]

*****

 

Phụ Lục B

Truyền Thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

Keith Weller Taylor

       Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ được ghi chép trong quyển Lĩnh Nam Chích Quái và bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư.  Phiên bản của Đại Việt Sử Kư Toàn Thư có sửa đổi đôi chút so với bản văn của Lĩnh Nam Chích Quái.  Theo Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ, 5), Âu Cơ là vợ một vị vua “nhuận triều” (interloping).  Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (TT, I, 22), tuy thế, đă biến Âu Cơ thành con gái của ông ta, rơ ràng v́ các lư do luân lư, để Lạc Long Quân sau đó sẽ không phạm tội lấy vợ của kẻ khác.

       Theo Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ, 6), một trăm người con trai đă được sinh ra từ một bọc trứng duy nhất; Lạc Long Quân đă dẫn năm mươi đứa con trai theo ông xuống biển, để năm mươi đứa con trai kia ở lại cùng với Âu Cơ trên Núi Tản Viên, trong số đó, đứa con can đảm nhất đă được tuyển chọn trở thành vị vua đầu tiên trong các vua Hùng.  Tuy nhiên, Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (TT, I, 22) đă ghi rằng nhà vua đầu tiên của các vua Hùng là một trong các người con trai đi theo cha, chính v́ thế, nhấn mạnh đến các giá trị phụ hệ.  Sự kiện này được hồi nhớ một cách khác biệt bởi các người Mường vùng thượng du, các kẻ, giống như các người Việt Nam hiện đại, đều là hậu duệ của dân Việt cổ.  Theo người Mường, đă có năm mươi đứa con trai và năm mươi đứa con gái thay v́ một trăm đứa con trai; một nửa đi theo người mẹ lên núi và trở thành tổ tiên của người Mường, trong khi một nửa đi theo cha ra biển và trở thành tổ tiên của người Việt Nam (Nguyễn Linh và Hoàng Xuân Chinh, trang 103).

       Phả hệ của các vua Hùng được ghi trong cả hai nguồn tài liệu (LNCQ, 5-6, và TT, I, 1b-2a).  Lạc Long Quân và Đế Lai, nhà vua nhuận triều từ phương bắc và là chồng của Âu Cơ, là các anh em họ.  Họ tượng trưng cho hai chi nhánh của một gia tộc duy nhất có nguồn gốc từ nhà lănh đạo Trung Hoa trong huyền thoại, Yen Ti Shen Nung (tiếng Việt là Viêm Đế Thần Nông).  Thần Nông là vị thần nông nghiệp có gốc rễ từ văn hóa Tây Tạng, là kẻ đă xuất hiện trước tiên trong số các người Trung Hoa tại miền bắc của Hồ Bắc (Hu-pei) và miền nam của Hà Nam (Ho-nan), nơi mà các nền văn hóa của dân Pa và dân Thái cổ xưa ḥa hợp vào nhau.  Các người tuân phục ông đến từ miền nam và là ngoại nhân đối với các người Trung Hoa cổ thời.  Họ là những nông dân trồng lúa nước, và sự tôn thờ Thần Nông có liên quan với các hệ thống định cư nông nghiệp (Eberhard, các trang 219-21, 229).

Trong huyền thoại Trung Hoa, Thần Nông được xem là vị Chúa Tể Thứ Nh́ trong Ba Vị Chúa Tể (Three Sovereigmns: Tam Hoàng), người thứ Ba trở thành Huang Ti (Hoàng Đế), kẻ được nghĩ là người đầu tiên trong Năm Vị Hoàng Đế (Ngũ Đế) theo truyền thuyết.  Thần Nông bởi đó có thể được nói là đă hiện diện trước khi co sự thành lập truyền thống đế triều tại Trung Hoa.

Hai chi của gia tộc tượng trưng cho một chi đế triều, trên đất liền, ở phương bắc, có các hậu duệ đều mang tước hiệu “hoàng đế” (đế), và chi nhánh phương nam th́  liên kết với biển:

 

 

       Mẹ của Lạc Long Quân là một Thần Long Nữ (Lady Dragon Spirit), con gái của Động Đ́nh Quân (Lord of Tung T’ing Lake) tại lưu vực sông Dương Tử; cha của ông ta, Kinhh Dương Vương, cai trị một vùng đất phía nam của “Ngũ Quan” (Five Passes) có tên là “Nước Xích Quỷ” (Kingdom of Red Devils) (Xích Quỷ Quốc).  Mẹ của Kinh Dương Vương là Vụ Tiên Nữ, một chùm sao trên trời giám sát miền bắc Việt Nam (xem phần tham chiếu Han shu (Hán Thư) trong tác phẩm của Aurousseau, trang 205), là kẻ đă gặp gỡ với Đế Minh, cha của Kinh Dương Vương, khi ông này tuần du các miền phía nam.  Đế Minh là vị vua trị v́ thuộc thế hệ thứ ba kể từ Thần Nông.  Chi nhánh miền bắc đă đi đến chỗ kết liễu khi con trai và kẻ kế ngôi Đế Lai, Đế Du, bị đánh bại bởi Hoàng Đế (Yellow Emperor).

       Chi miền bắc của gia tộc này, cũng như kẻ nhận là tổ tiên của nó, có thể bị quy là một sự cải biên sau này; chức năng duy nhất của nó là để tuyên xác một một ḍng dơi cổ xưa hơn cho các vua Hùng so với vị vua đầu tiên của Trung Hoa, Hoàng Đế (Huang Ti).  Tuy nhiên, chi tộc phương nam có trưng bày đủ chi tiết văn hóa và địa dư tán trợ cho ư tưởng rằng nó đă được đặt trên các truyền thống cổ xưa.

       Mẹ của Kinh Dương Vương là chùm sao sáng chói tương ứng với miền bắc Việt Nam, và Kinh Dương Vương đă cai trị một vương quốc với danh hiệu mọi rợ (ít nhất trong khung cảnh Trung Hoa) là Xích Quỷ (Red Devils); ông kết hôn với Thần Long Nữ từ Động Đ́nh Hồ (có lẽ là một sự ám chỉ đến nước Chu cổ thời) và có một người con trai trở nên một anh hùng văn hóa của người Việt Nam cổ thời.  Tác giả C. Madrolle (trang 268) đă tường thuật rằng một khu nào đó được suy đóan là ngôi mộ của Kinh Dương Vương có thể được t́m thấy tại vùng phụ cân Luy Lâu.

       Ư tưởng về phả hệ hoàng tộc với một chi phương bắc và một chi phương nam có thể biểu lộ chiều kích chính trị của vị trí địa dư của Việt Nam trong các thời đại cổ xưa.  Như hành lang nằm giữa Vân Nam, và bởi sự nối dài tới cao nguyên Tây Tạng ở phía tây và biển cả ở phía đông, b́nh nguyên sông Hồng đă là địa điểm chịu áp lực chiến lược tối đa giữa các dân tộc “chi băc’ và “chi nam” của vùng Đông và Đông Nam Châu Á.  Cả về mặt phả hệ lẫn về kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam, người Việt Nam tự xem ḿnh là một dân tộc “phương nam” khác biệt với dân Trung Hoa “phương bắc”.  Phả hệ chính v́ thê” có thể là một chau chuốt văn chương về các truyền thống cổ xưa, về kinh nghiệm lịch sử sau đó, hay cả hai.

       Trong một bài báo gần đây, tác giả Nguyễn Thị Huệ thảo luận về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, như được lưu truyền trong các nông dân Việt Nam ngày nay.

(Nguồn: Keith Weller Taylor, Appendix A, The Legend of Lạc Long Quân and Âu Cơ, trong quyển The Birth of Vietnam, các trang 303-305, University of California Press, Berkeley, 1983.

 

*****

 

Phụ Lục C

Biên Giới Địa Lư Nhân Văn: Trường Hợp Việt Nam

       Quyển sách giáo khoa Human Geography: Culture, Society, and Space, Sixth Edition, của hai tác giả H. J. de Blij (Giáo Sư Đại Học Marshall University) và Alexander B. Murphy (Giáo Sư Đại Học University of Oregon), do nhà xuất bản Wiley phát hành tại New York năm 1999, có tŕnh bày về các loại biên giới chính trị theo căn nguyên, trong đó có hai thí dụ về biên giới tại Việt Nam, nơi các trang 350-351 như sau:

Sự Xếp Loại Biên Giới Dựa Trên Nguồn Gốc

       Một cách khác để khảo sát các biên giới liên quan đến sự tiến hóa hay căn nguyên của chúng.  Sự xếp loại biên giới theo căn nguyên này được đề xuất bởi Richard Hartshorne (1899-1992), nhà chính trị đia lư học Hoa Kỳ hàng đầu hồi giữa thế kỷ thứ hai mươi.  Hartshorne lư luận rằng một số biên giới nào đó đă được định nghĩa và phân ranh trước khi cảnh trí nhân văn ngày nay được phát triển.  Mặc dù Hartshorne sử dụng chính yếu các thí dụ của Tây Phương để minh chứng ư tưởng này, tính ứng dụng của nó cũng được biểu hiện ở các nơi khác, thí dụ, tại Đông Nam Á. 

Trong H́nh 25-6A [giữ nguyên cách đánh số trong nguyên bản, chú của người dịch] biên giới giữa Mă Lai và Indonesia trên đảo Borneo là một thí dụ của loại biên giới theo tiền lệ (antecedent boundary) này.  Phần lớn biên giới này chạy qua miền rừng mưa nhiệt đới dân cư thưa thớt, và sự định cư lác đác c̣n có thể được phát hiện trên bản đồ phân bố  nhân số thế giới (H́nh 4-1, [trong nguyên bản]).  Loại biên giới thứ nh́ tiến triển như cảnh trí văn hóa của một khu vực được h́nh thành.  Các biên giới hậu biến (subsequent boundaries) này được tiêu biểu bởi bản đồ trong H́nh 25-6B, tŕnh bày ranh giới giữa Trung Hoa và Việt Nam, kết quả của một tiến tŕnh điều chỉnh và sửa đổi trong trường kỳ.

       Một số biên giới bị vạch một cách cưỡng chế cắt ngang một cảnh trí văn hóa thống nhất.  Một biên giới áp đặt lên trên (superimposed boundary) như thế hiện diện ở giữa ḥn đảo New Guineavà chia cắt vùng West Irian của Indonesia ra khỏi nước Papua New Guinea (H́nh 25-6C).  Vùng West Irian, vốn được cư ngụ bởi phần lớn sắc dân Papuans, là một phần của Đông Ấn thuộc Ḥa Lan đă không được độc lập vào lúc Indonesia được độc năm 1949.  Sau nhiều năm đầy căng thẳng, người Indonesians sau hết đă xâm lăng lănh thổ này vào năm 1962 để đánh đuổi các người Ḥa Lan c̣n lại; tiếp theo sau sự điều giải của Liên Hiệp Quốc và một cuộc trưng cầu dân ư chung cuộc, West Irian được chính thức sáp nhập vào Indonesia năm 1969 – do đó vĩnh viễn hóa biên giới mà chính quyền thực dân nguyên thủy đă áp đặt lên trên New Guinea hồi đầu thế kỷ thứ mười chín.  Loại biên giới theo nguồn gốc thứ tư là biên giới theo di tích (relict boundary) – một biên giới thôi không c̣n hiệu lực nhưng dấu vết vẫn c̣n hiển hiện trên bối cảnh văn hóa.  Biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam trước đây (H́nh 25-6D) là một thí dụ cổ điển: từng có thời để phân cách về mặt quân sự, nó trở thành loại biên giới di tích kể từ năm 1976, tiếp theo sau sự tái thống nhất Việt Nam trong sự kết thúc cuộc Chiến Tranh Đông Dương (1964-1975).

 

H́nh 25-6: Các Loại Biên Giới Chính Trị Theo Căn Nguyên.  Các loại biên giới chính trị theo căn nguyên là: (A) Tiền Lệ (antecedent), (B) Hậu Biến (subsequent), (C) Áp Đặt Lên Trên (superimposed), và (D) Di Tích.  Nguồn: từ một bản đồ trong sách của H. J. de Blij và P. O. Muller, Realms, Regions, and Concepts, ấn bản lần thứ 7, New York: Wiley, 1994.

 

 

*****

Phụ Lục D

Đất Vành: Địa Lư Chính Trị Của Việt Nam hay

Ban Lơn Quay Ra Thái B́nh Dương

 

Đất Vành hay Đất Viền (Rimland) là một khái niệm được đế xướng bởi tác giả Nicholas John Spykman để mô tả đường ven biển của một xứ sở hay một lục địa; đặc biệt các bờ đông đảo dân cư ở phía tây, phía nam và phía đông của lục địa Âu – Á.

Theo Spykman, giải đất ven biển bao quanh Âu Á, th́ quan trọng hơn khu vực trung Á châu (được gọi là trọng địa trung tâm (Heartland) cho sự kiểm soát lục địa Âu-Á.  Dự kiến của Spykman là nền tảng của “chính sách be bờ ngăn chận” được thi hành bởi Hoa Kỳ trong mối quan hệ của Mỹ với Liên Bang Sô Viết trong thời Chiến Tranh Lạnh sau Thế Chiến II.

Theo tác giả Mackinder, trong quyển “Inner or Marginal Crescent”, Đất Vành được chia thành ba đoạn: vùng ven biển Âu Châu; vùng sa mạc Ả Rập – Trung Đông, và vùng gió mùa Á Châu.

Trong khi Skypman chấp nhận hai vùng đầu tiên như được xác định, ông đă bác bỏ sự gộp chung đơn giản các nước Á Châu vào thành một “vùng gió mùa” (monsoon land).  Ấn Độ, vùng duyên hải Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ th́ tách biệt về mặt địa dư và văn minh với vùng đất Trung Hoa. 

Đặc tính xác quyết của Đất Vành rằng nó là một khu vực trung gian, nằm giữa các quyền lực đất và hải lực, nó phải tự pḥng vệ ở cả hai phía, và các vấn đề an ninh nền tảng  của nó nằm ở đó. 

       Đất Vành có tầm quan trọng lớn lao phát sinh từ trọng lực về dân số, các tài nguyên thiên nhiên, và sự phát triển kỹ nghệ của nó.  Tác giả Skypman nh́n tầm quan trọng này như là lư do tại sao Đất Vành sẽ có tính chất quan yếu trong việc ngăn chặn vùng Trọng Địa Trung Tâm, trong khi tác giả Mackinder lại tin tưởng rằng Vành Cung Bên Ngoài hay Hải Đảo sẽ là thành tố quan trọng nhất trong việc ngăn chặn vùng Trọng Địa Trung Tâm.

              Việt Nam, Đông Dương, Phi Luật Tân, Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản là những phần đất được kể chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió mùa Á Châu, và ở vào vị trí đất vành, Việt Nam đă dễ dàng trở thành băi chiến trường cho các sự xung đột giữa các cường lực đất liền và từ ngoài biển, như được chứng minh trong suốt thế kỷ thứ hai mươi vừa qua./- (Phần lớn các dữ kiện trong Phụ Lục này đều được rút rat ừ Wikipedia)

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        _______                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Nguồn: Thomas Suárez, Early Mapping of Southeast Asia, Periplus Editions (HK) Ltd: Singapore, 1999, Chapter 16, The Nineteenth Century and the Mapping of the Interior – Indochina, Burma and Thailand, Transition to the Modern Era, các trang 252-263, và rải rác nhiều nơi trong quyển sách.

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

18/10/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2010