L. A. Schepartz,

S. Miller-Antonio &

D. A. Baklen

 

 

CÁC TÀI NGUYÊN VÙNG THƯỢNG DU

 

VÀ SỰ CHIẾM NGỤ SƠ KỲ THỜI  ĐỒ ĐÁ CŨ

 

TẠI MIỀN NAM TRUNG HOA,

 

VIỆT NAM, LÀO, THÁI LAN, VÀ MIẾN ĐIỆN

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Đại Ư:

 

       Các tỉnh miền tây nam Trung Hoa và các khu vực thượng du lân cận tại Miến Điện, Thái Lan, Lào, và Việt Nam tạo thành một vùng địa dư với một lịch sử bành trướng thời đại Đồ Đá cũ.  Khu vực là cửa ngơ cho sự phát tán dân cư vào vùng Đông Á và Đông Nam Á Hải Đảo.  V́ thế, điều quan trọng là cần khảo sát tính đa trạng của các môi trường và các tài nguyên mà các cư dân sớm nhất phải đối diện, và cần xác định sự thích nghi và các kỹ thuật có thể đă định h́nh các sự khai thác kế đó trên các môi trường Á Châu.  Bài viết này tổng hợp bằng chứng về các sự chiếm ngụ sớm nhất của con người trong vùng, khởi sự hơn một triệu năm trước đây và tiếp tục đến Thượng Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene (* a)

 

[Để người đọc tiện theo dơi loạt bài liên quan đến khảo cổ học và nhân chủng học Việt nam, người dịch có bổ túc nơi Phụ Lục Của Người Dịch, Các Sơ Đồ Về Sự Xuất Hiện và Tiến Hóa Của Con Người Trong Nhân Chủng Học và Khảo Cổ Học nói chung, của tác giả Robert Leakey.]

 

 

 

***

 

DẪN NHẬP

 

       Sự bành trướng ban sơ của con người vào Á Châu nay được đúc kết thành tài liệu cho nhiều địa điểm khắp lục địa.  Mặc dù chúng vẫn c̣n bị tranh luận nóng bỏng, các niên đại ban sơ đề xuất cho các giống vật hai chân (hominids) và các địa điểm khảo cổ tại Java (Swisher et al. 1994), tây nam Trung Hoa (Zhang et al. 1994; Huang Wanpo et al. 1995), miền bắc Thái Lan (Pope et al. 1986) và miền bắc Trung Hoa (Tang et al. 1995) cung cấp một khuôn khổ cho cuộc điều tra về các sự di dân Á Châu thời ban sơ (Bảng 1).  Con đường theo đó các động vật hai chân đă mở rộng vào vùng Đông Nam và Đông Á Châu phần lớn không được hay biết tới, nhưng sự khám phá các địa điểm ban sơ tại các miền lân cận cung cấp sự ủng hộ cho các sự di động khả hữu từ miền bắc Pakistan (Dennell et al. 1994) và sự phân tán mau chóng kế đó đến các khu đường viền đông bắc và đông nam của Á Châu.  Địa dư đặc biệt của Đông Nam Á là một yếu tố then chốt trong các sự phân tán này, tạo thành một hành lang cho các sự di chuyển của loài vật hai chân và loài có vú.  Hậu quả, cuộc nghiên cứu gần đây về kỷ nguyên Pleistocene của Đông Nam Á đang đặt tiêu điểm vào vai tṛ độc đáo của các môi trường và tài nguyên trong việc định h́nh các sự thích nghi loài vật hai chân Á Châu sau này. 

 

Bảng 1: Các Niên Đại Đề Nghị Sớm Nhất Cho Các Địa Điểm Thảo Luận trong bài viết.

 

 

 

[Các từ ngữ trong Bảng 1: Locality: Địa Phương; Approx. date (in Ma) *: Niên Đại Xấp Xỉ (theo Hàng Triệu Năm) * : Các Niên Đại lấy từ sách của Klein (1999) và Wolpoff (1999); Materials Founmd: Các Vật Liệu T́m Thấy; (Java) Homo erectus: một giống nay đă bị tuyệt chủng của loài người, trước đây được gọi là Pithecanthropus erectus,có tư thế đứng thẳng và một bộ xương sọ sau đầu nẩy nở rất tốt, nhưng lại có một năo bộ khá nhỏ bé, trán thấp, và bộ mặt nhô ra; Stone artefacts: các nhân chế phẩm bằng đá, chú của người dịch.]

 

       Sự khám phá các địa điểm thuộc các kỷ nguyên Plio-Pleistocene bên ngoài Phi Châu đang tái định h́nh các ư tưởng của chúng ta về các sự thích nghi của loài hai chân với các sự thách đố môi trường.  Các ư tưởng trước đây về các sự di dân ban đầu phản ảnh các sự giả định rằng loài vật hai chân khởi đầu đă t́m cách duy tŕ các sự thích nghi Phi Châu đối với các môi trường đồng cỏ và rơm rộng mênh mông (Larick and Ciochon 1996).  Tuy nhiên, theo sau các sự phân tán loài hai chân dọc theo hẹ thống thung lũng khe sâu (Rift Valley) (* b) vào miền Tây Nam Á Châu, được lập chứng tại Ubeidiya (* c)  và trong sự thành lập Erq el-Ahmar (* d)  [một địa điểm khai quật khảo cổ khác cũng thuộc miền trung của Thung Lũng Jordan Rift Valley, Do Thái, chú của người dịch] (Bar-Yosef 1998), điều rơ ràng rằng chúng đă phát triển các sự thích ứng với các môi trường thượng du, rừng rú.  Thí dụ, môi trường của địa điểm Dmanisi thuộc Georgia (* e)  (1.6-1.2 Ma) nơi mà các di cốt của Homo ban đầu được thu hồi, là một trong các núi thuộc vùng núi cao (Alpine)  bao quanh một trũng đất rừng (tham khảo cuộc thảo luận trong Bar-Yosef 1998).  Tương tự, sự khám phá các chế tác phẩm bởi con người (artefacts) dọc theo các phụ lưu của Sông Indus (Ấn Hà) tại vùng Siwaliks thuộc miền bắc Pakistan liên hệ đến một giới động vật bao gồm các con báo tuyết (có niên đại tới 2Ma, Dennell et al., 1994; thông tin cá nhân với Dennell 1999) và từ địa điểm Kuldara tại Tajikistan (có niên đại đến 0.85 Ma, Ranov et al. 1995) xác nhận một sự khai thác rộng lớn các khu vực ở độ cao hơn.  Trong khi khung cảnh thực sự của các địa điểm này có thể ở các cao độ hơi thấp hơn dọc các con sông hay trên các sườn thung lũng, sự bành trướng của loài hai chân ban sơ vào các khu vực thượng du chứng thực cho sự sử dụng của chúng trên một phạm vi rộng lớn của các nguồn tài nguyên.  Chúng tôi nêu ư kiến rằng khả năng này của các loài vật hai chân ban sơ để khai thác các môi trường thượng du th́ quan trọng cho sự bành trướng của chúng vào Đông Nam Á và Đông Á, nơi chúng đối đầu với sườn rừng rú cận nhiệt đới, các b́nh nguyên miền núi và các khu vực miền bắc mát mẻ hơn.  Một con số gia tăng các địa điểm được t́m thấy ở các cao độ cao hơn hậu thuẫn cho quan điểm này.

 

       Các nhà cổ nhân chủng học (palaeoanthropologists) thường không nh́n nhận tầm quan trọng của các sự thích ứng thượng du Á Châu.  Một số các nhà nghiên cứu c̣n nêu ư kiến rằng các loài hai chân ban sơ đă di chuyển vào đảo Java bởi v́ các khu vực lộ thiên của thềm lục địa Á Châu (Sundaland) là các đồng cỏ rộng mênh mông tương tự như các đồng cỏ của Phi Châu.  Trong khi bác bỏ bằng chứng về các sự phát triển các đồng cỏ chính yếu tại Á Châu trong Kỷ Nguyên Pleistocene, tác giả Pope (1995: 493) tranh luận rằng “loài hai chân Á Châu tiền hiện đại dường như đă bị hạn chế phần lớn vào các môi trường đất thấp ổn định và tương đối quân bằng, được xếp loại từ vùng Đông Nam Á nhiệt đới cho đến miền bắc Trung Hoa ôn đới, mát (nhưng không lạnh cóng) theo mùa”.  Tuy nhiên, các vùng đất thấp có lẽ là các môi trường ít ổn cố hơn.  Trong suốt thời kỳ đóng băng Phần Thứ Tư (Quaternary glacials) đă có các mùa khô rơ rệt hơn tại Đông Nam Á và thực vật vùng đất thấp đặc biệt mẫn cảm với áp lực của hạn hán.  Ngược lại, các vùng thượng du có các trị số vũ lượng tổng quát cao hơn (Verstappen 1980).

 

 

Định Nghĩa Địa Dư và Các Đặc Điểm Của Vùng

 

       Đông Nam Á, như được khảo sát ở đây, bao gồm các phần thuộc các tỉnh Trung Hoa ở Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu và Quảng Tây nằm bên dưới ḍng chảy hiện giờ của sông Dương Tử, và các vùng bắc của Thái Lan, Miến Điện, Lào và Việt Nam (H́nh 1).  Định nghĩa rộng lớn hơn này của Đông Nam Á bao gồm cả các khu vực của Trung Hoa (cũng được dùng trong sách của Bellwood, 1992) được dựa trên các yếu tố trắc địa chi tiết (topographic) và môi trường, cũng như sự cứu xét rằng nó bao gồm khu vực đầu tiên của Đông Nam Á mà loại hai chân đă chạm trán.

 

       Vai tṛ của miền như một tuyến đưa đường dẫn lối cho các dân số loài người được nối buộc một cách chặt chẽ với các hệ thống sông lớn đă thành h́nh do kết quả của sự nâng cao Cao Nguyên Thanh Hải – Tây Tạng.  Tiến tŕnh này bắt đầu vào cuối thời Cenozoic (* f) và đă tăng cường độ lên khoảng hai triệu năm trước đây.  Vào khoảng Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene, cao nguyên vươn đến độ cao 4000 mét và mô thức khí hậu gió mùa đă được thiết lập một cách vững chắc (Tong and Shao 1991).  Về phía đông, Cao Nguyên Vân Nam – Quí Châu cùng nhô lên cao trong Trung Kỳ Pleistocene, sau rốt vươn đến các cao độ hơn 1000 mét.  Các hệ thống sông lớn thoát ra khỏi các cao nguyên này, chảy theo hướng nam và hướng đông xuyên qua vùng và tạo thành các môi trường khác biệt và các lối đi cho sự phân tán và di chuyển.  Chính yếu trong các sông này là các sông chảy theo hướng nam như Irrawaddy, Salween, Chao Phraya và Mekong, và theo hướng đông nhiều hơn là sông Hồng và sông Dương Tử.  Khung cảnh địa h́nh (geomorphological) của các con sông này, bị giới hạn bởi các vùng thượng du hầu như suốt ḍng chảy của chúng xuyên qua miền bắc Đông Nam Á Lục Địa, chắc chắn có tính chất then chốt cho các sự thích ứng loài hai chân Á Châu ban sơ.

 

       Sự biến đổi thượng du/hạ du (đất cao/đất thấp) có một lịch sử lâu dài tại Đông Nam Á.  Nó là căn bản cho nhiều sự khác biệt giữa các nhóm chủng tộc hiện nay, và nó cũng cung cấp cái nh́n quán triệt vào các sự thích ứng của lớp người săn bắn – thu lượm ban sơ.  Một khuôn mẫu của sự khai dụng vùng thượng du là đặc tính của phần lớn sự chiếm ngụ thời đại Đá Cổ (Palaeolithic) tại một số khu vực của Đông Nam Á.  Thí dụ, hầu hết các địa điểm hồi kết thúc kỷ nguyên Pleistocene cho đến kỷ nguyên Holocene tại miền bắc Việt Nam và Thái Lan đều ở các cao độ cao hơn.  Theo tác giả Higham (1989: 38) “địa điểm đặc thù của Ḥa B́nh là chỗ trú náu bằng đá nhỏ, nơi mà sự tiếp cận cả với vùng thượng du đá vôi gập ghềnh và các nguồn tài nguyên của các thung lũng phụ lưu là khả dĩ.  Phải chờ măi đến các thời kỳ canh nông sau này, các địa điểm mới được t́m thấy tại các đồng bằng ngập nước ở hạ lưu con sông.

 

 

Môi Trường Cổ Của Đông Nam Á Kỷ Nguyên Pleistocene

 

Khí hậu

 

       Sự biến đổi hiện thời của các môi trường Đông Nam Á cung cấp các cái nh́n quán triệt vào các phức hợp sinh học (biomes) kỷ nguyên Pleistocene mà các con người ban sơ đă gặp phải.  Các khu rừng che mưa hiện nay nuôi dưỡng một giới động vật sống trên cây phong phú, kể cả các loại linh trưởng (primate: hầu tinh) khác nhau.  Mặc dù cây bụi thấp bị hạn chế, các khu rừng rậm rạp là một môi trường chính yếu cho các con lợn rừng (wild pigs).  Tê giác, ḅ hoang khổng lồ (gaur), các con voi, nai có sừng chỉa thành ba mũi nhọn, và các loại thú ăn cỏ khác cư trú tại các khoảng rừng trống khoảng khoát hơn và các con suối hay bờ sông của các khu rừng thượng du cao hơn 400 mét (Higham 1989).  Khu nằm giữa hai chí tuyến (intertropical) của vùng Đông Nam Á Lục Địa có các mùa mưa và khô rơ ràng hỗ trợ cho các khu rừng gió mùa khoảng khoát, nơi các con vật ăn cỏ to lớn được t́m thấy.  Khối lượng sinh động vật (animal biomass) của khu vực này khá cao, đặc biệt khi so sánh với các khu vực xích đạo phía nam bán cầu (Bellwood 1992).

 

       Các môi trường kỷ nguyên Pleistocene của Đông Nam Á mang lại các điều kiện khí hậu mới và các thử thách dành cho dân số loài hai chân ban sơ.  Nhiệt độ biến thiên và các độ vũ lượng đă làm thay đổi sự phân bố các khu rừng cận nhiệt đới (subtropical) và các mực nước biển.  Các thời kỳ lạnh hơn và các thời khoảng xen kẽ của mực nước biển thấp đă dẫn tới sự mở rộng rừng theo mùa (Heaney 1991).  Các loại cây và các khu vực sinh dưỡng thực vật biến đổi một cách mạnh mẽ, tụt thấp xuống đến cả 1500m (Bellwood 1992).  Các cuộc nghiên cứu sự thành lập các hang động có chất kết tinh trong suốt tại các núi đá vôi của Quư Châu khiến ta nghĩ rằng các trạng thái ẩm, ấm đă thịnh hành từ 240 đến 180 ka và một lần khác giữa 130 và 100 KA.  Dưới các điều kiện này, thực vật trông giống như rừng mưa cận nhiệt đới ngày nay (Shen 1993).  Trong thời kỳ mát hơn xen kẽ, nhiều loại thích ứng khí ấm chẳng hạn như các con linh trưởng đà di chuyển xuống phía nam (Jablonski 1997).  Các tŕnh độ từ động Panxian Dadong có niên đại cùng thời này, tương đối làm suy kiệt sự hiển hiện của loài linh trưởng, minh chứng cho sự thay đổi hệ động vật này. 

 

Hệ Động Vật

 

       Trong sự so sánh với các hệ động vật khác biệt hữu hạn hơn của miền bắc Trung Hoa bên ngoài rặng Qinling (? Tần Lĩnh), hệ động vật Stegodon-Ailuropoda (Stegodon = extinct proboscidian: loại động vật có ṿi bị tuyệt chủng; Ailuropoda = panda: gấu trúc hay gấu tre) của miền nam Trung Hoa và các vùng phía bắc của Đông Nam Á Lục Địa cho thấy ít sự thay đổi hơn.  T́nh trạng đáng chú ư này làm phức tạp hơn cho sự sử dụng hệ động vật để biện biệt các giai đoạn khác nhau của kỷ nguyên Pleistocene – ít chủng loại hơn được chẩn đoán theo địa tầng hay hạn kỳ như phần lớn chủng loại kiên tŕ tồn tại suốt kỷ nguyên Pleistocene (Xue và Chang 1991).

 

       Các sưu tập hệ động vật từ vùng này mang lại bằng chứng về sự bền bỉ của các mảng nhiệt đới, có rừng mọc, và có thể là các nơi tỵ nạn [refugia, chỉ các địa điểm ẩn náu dành cho các chủng loại bị tuyệt chủng tại các môi trường chung quanh, chú của người dịch] suốt kỷ nguyên Pleistocene.  Sự phát triển của đồng cỏ hay các cánh đồng cỏ, như được giả thiết trước đây về sự bành trướng của loài hai chân xuống hướng nam xuyên qua thềm Sunda tiến vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo, không được hậu thuẫn bởi một chứng từ hệ động vật đă gạt bỏ một cách nổi bật các loài gặm cỏ (grazers) (Pope 1995).  Các trầm tích kỷ nguyên Plio-Pleistocene từ Động Longgupo Cave (Wushan) có một hệ động vật ấm áp/cận nhiệt đới (subtropical) vô cùng khác biệt, bao gồm chủng Gigantopithecus (* g) [loại hầu nhân khổng lồ nhất tại nam Á Châu hay biết được, đă bị tuyệt chủng trong các kỷ nguyên Pliocene và Pleistocene, chú của người dịch] và các loại linh trưởng khác, loại có h́nh thể như các con voi chẳng hạn như chủng Stegodon, nai, chủng Bovidae to xác (* h), nhiều loại lợn (heo) và gấu trúc (panda) (Bakken 1997).  Các hệ động vật ban sơ kỷ nguyên Pleistocene của miền bắc Miến Điện có nhiều yếu tố giống với Ấn Độ, nhưng, vào khoảng trung kỳ kỷ nguyên Pleistocene, các yếu tố Trung Hoa được tiêu biểu bởi chủng Stegodon chiếm ưu thế (Movius 1949).  Hệ động vật trung kỳ kỷ nguyên Pleistocene từ khe nứt của Yangjinggou tại Sichaan [? Tứ Xuyên ] bao gồm cùng nhiều chủng loại, chẳng hạn như Stegodon, nhiều loại khỉ, các loại bovids to xác, các loại nai có sừng tí hon (muntjaks), các con lợn, heo ṿi (tapir) khổng lồ, và các gấu trúc.  Về hướng nam, các động Lang Trảng [?] trung kỳ kỷ nguyên Pleistocene tại miền bắc Việt Nam chứa đựng đầy rẫy các di cốt của các loại thuộc rừng mưa nhiệt đới ẩm thấp chẳng hạn như các con lợn, loại nai có sừng tí hon, và loại nai khác, và nhiều loại khỉ khác nhau (Ciochon and Olsen 1991).  Các con đười ươi (orangutans), vượn (gibbons), tê giác, trâu nước, Stegodon, và voi cũng thấy có đại diện.  Các chủng loại tương tự được t́m thấy tại các hang động Hang Hom [?], Phai Ve [?] và Kèo Leng từ các tỉnh lân cận (Hoàng 1991).  Các sưu tập hệ động vật này tại miền bắc Việt Nam tương tự như các hệ động vật Đông Nam Á khác, đặc biệt các động vật từ động Lida Ayer tại đảo Sumatra, được nghĩ có niên đại của thời cuối (Upper) Pleistocene (Vu et al. 1996).  Vào cuối Trung Kỳ Pleistocene, có một thời kỳ nguội mát và các hệ động vật Trung Hoa nhiệt đới bắt đầu di chuyển xuống phương nam (Jablonski 1997; Vu et al. 1996).  Các tŕnh độ cuối Trung Kỳ Pleistocene từ Đông Dadong Cave tại Quư Châu, Trung Hoa, được đặc trưng bởi các chủng Stegodon Rhinoceros (Tê Giác).  Các con đười ươi, vượn, nhiều loại khỉ, gấu trúc, và heo ṿi khổng lồ có hiện diện, nhưng không thông thường.  Xa hơn về phía nam, động Snake Cave (Hang Rắn) tại đông bắc Thái Lan có một hệ động vật rừng nhiệt đới ẩm ướt bao gồm các con dơi, gấu trúc, linh cẩu chủng Crocuta, các loại gặm nhấm rễ củ, đười ươi, khỉ đuôi dài, ḿnh thon (langur) và các con sóc bay.  Động vật tại địa phương được ấn định niên đại nằm giữa 125 ka và 80 ka (giữa giai đoạn 5: interstadial 5), áp dụng cách ân định niên đại bằng U/Th [(using U/Th) (* i) , (Chaimanee and Jaeger 1994).  Nhiều chủng loại được t́m thấy tại các địa phương thảo luận ở đây tồn tại dai dẳng cho đến lúc chấm dứt kỷ nguyên Pleistocene, như được lập chứng (documented) từ các địa điểm khảo cổ Nguom [? trong nguyên bản dùng như tĩnh từ, Nguomian] và Sơn Vi tại Việt Nam.  Nhưng vào lúc ban sơ kỷ nguyên Holocene, các con đười ươi, gấu trúc, Stegodon, và heo ṿi không c̣n hiện diện trong các hệ động vật liên hệ với các địa điểm khai quật khảo cổ nữa (Hoàng 1991).

 

 

Bằng Chứng Của Các Sự Chiếm Ngụ Sớm Nhất

 

       Bản chất của bằng chứng về loại hai chân ban sơ tại Đông Nam Á đă biến đổi trong vài thập niên vừa qua.  Trong khi trước đây phần lớn bằng chứng đến từ các địa điểm ngoài trời, giờ đây nhiều hang động đang được điều tra.  Khung thời gian khảo sát ở đây bắt đầu từ khoảng 2 Ma (megaannum) và tiếp tục cho đến 128 ka, ranh giới phía dưới của giai đoạn 5 oxygen-đồng vị (oxygen-isotope stage 5).

 

       Như nhiều tác giả đă vạch ra, bằng chứng khảo cổ cho sự chiếm ngụ vùng Đông Nam Á Lục Địa th́ sơ sài măi cho tới lúc kết thúc kỷ nguyên Pleistocene và ban sơ kỷ nguyên Holocene.  Phần lớn các sưu tập gom góp có thể bị tra vấn đến từ các địa điểm phù sa bồi đắp, lộ thiên với nhiều cơ hội của sự kết tủa thứ nh́ hay có tiềm năng lớn lao cho sự tạo lập các địa tạo phẩm (geofact) (* j) (Albretch and Moser 1996).

 

       Một mật độ thấp nổi bật của nhân chế phẩm làm phức tạp thêm cho sự giải thích về các địa phương Đông Nam Á ban sơ.  Đặc điểm này thường được giải thích bởi việc nêu ư kiến rằng các bộ khí cụ Á Châu dựa phần lớn vào tre và gỗ cứng làm nguyên liệu (tham khảo Pope 1994; Hutterer 1985).  Hàm ư quan trọng của quan điểm này rằng loài hai chân đă có kiến thức thông suốt về các sản vật chức năng của các nguồn tài nguyên khác biệt trong các môi trường rừng rú.

 

 

H́nh 1: Các Địa Phương: 1 Longgupo; 2 Lưu vực Yuanmou; 3 Các địa điểm ở Bose; 4. Panxian Dadong; 5 Guanyindong; 6. Tongzi; 7. Bianbian; 8. Thẩm Khuyên; 9. Lảng Trang; 10 Tam Hang; 11 Mae Tha; 12 Các địa điểm thuộc gịng sông Irrawaddy (theo Movius 1944)

 

 

 

Miến Điện

 

       Trong thập niên 1930, các tác giả de Terra và Movius (1943) đă nghiên cứu các nền đất cao rộng lớn dọc sông Irrawaddy và các khu vực thượng du lân cận tại miền Thượng Miến (Upper Burma (H́nh 1).  Họ đă khám phá nhiều địa phương với các nhân chế phẩm bằng sỏi-khí cụ lớn được đặt tên là Anyathian (* k).  Nguyên liệu bao gồm gỗ hóa thạch và đá vôi hóa cát.  Tác giả Movius nhấn mạnh đến khía cạnh khí cụ chặt-dao chặt của các sưu tập (mặc dù các phiến đá cũng được t́m thấy) bởi ông nh́n thấy các sự khác biệt rơ rệt với các công nghệ chế tạo ŕu cầm tay Acheulean (* l).  Ông đề nghị một thời đại Trung Kỳ Pleistocene cho Anyathian dựa trên các sự tương quan giữa các chiều cao của nền đất và lịch sử tạo lập của chúng, các chuỗi đóng băng nối tiếp nhau tại miền bắc và sự kết tập hệ động vật (Movius 1944).  Trong thực tế, niên đại thực sự của Anyathian vẫn chưa xác định được.  Cổ thời của Anyathian giờ đây bị tra vấn bởi các truyền thống khác bao gồm trong phức hợp khí cụ chặt – dao chặt của Movius, chẳng hạn như Pacitanian của đảo Java, đă bị xếp vào hồi kết thúc kỷ nguyên Pleistocene và Holocene (Bartstra 1982).  Tuy nhiên, môi trường trầm tích và tài liệu hệ động vật của thung lũng sông Irrawaddy khiến ta suy nghĩ rằng một số vật dụng được gán là ‘Anyathian’có thể là thuộc Hạ Kỳ Thời Đại Đá Cổ (Lower Palaeolithic).  Cần có nhiều sự nghiên cứu hơn về công nghệ  khí cụ bằng đá sỏi trước khi mối tương quan với Hạ Kỳ Thời Đại Đá Cổ (Lower Palaeolithic) của các nhân tạo phẩm từ Miến Điện bị loại trừ hoàn toàn.

 

       Sự khảo cứu khảo cổ gần đây tại Miến Điện c̣n làm phức tạp hơn nữa vấn đề Anyathian.  Tác giả Ba Maw và các đồng sự của ông cũng áp dụng từ ngữ ‘Anyathian’ cho toàn thể diễn tiến văn hóa cuối kỷ nguyên Pleistocene bao gồm các lưỡi dao kiếm (blades), các mảnh đá nhỏ (microliths), các chiếc ŕu đá mài nhẵn và các chiếc nhẫn (Ba Maw et al. 1998).

 

       Vật liệu xương sườn con người hóa thạch giờ đây được hay biết từ Miến Điện.  Điều này bao gồm sự khám phá năm 1981 một xương quai hàm trên bị vỡ với hàm răng bị ṃn (P4 và M1) từ Đồi New Gwe Hill tại miền trung Lưu Vực Chindwin Basin.  Dựa trên mức độ hóa thạch và h́nh thể của răng, Ba Maw (1995) quy kết nó cho giống H.erectus (giống vật đứng thẳng).  Một niên đại 200 ka được đề xướng.  Cá sự quy kết lẫn niên đại nhiều phần không phải là dữ liệu liên kết bao gồm chó nuôi trong nhà và các khí cụ thời Đá Mới (Neolithic).  Tác giả Toe Hla đă khám ra ra một phần của hàm dưới với bốn răng cửa, cũng được quy kết cho loài H. erectus, tại Letpan-Chibaw, một nơi hợp lưu của hai con sông Chindwin và Irrawaddy (Ba Maw et al. 1998).

 

Thái Lan

 

       Bằng chứng khảo cổ đề xuất sớm nhất từ Thái Lan phát sinh tại các địa điểm Mae Tha (H́nh 1), Mae Tha Nam và Ban Don ở các thung lững giữa các núi non của các tỉnh Lampang và Phrae, miền bắc Thái Lan.  Một số lượng nhỏ các dụng cụ bằng đá, được chế tạo phần lớn trên các đá sỏi tại sông có nham thạch anh, được thu hồi.  Niên đại từ các chất Potassium-argon và palaeomagnetic từ các huyền vũ nham (basalts) liên hệ nằm trong khoảng từ 0.8 – 0.6 Ma (Pope and Keates 1994; Reynolds 1990). Ngoài ra, các tác giả Pope và Keates (1994) nêu ư kiến rằng con người Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene sinh sống tại nơi trú náu bằng đá ở Kao Pah Nam (Thung Lũng Sông Wang, miền bắc Thái Lan) cho thấy một sự linh động trong thái độ đáng kể và sự canh tân qua việc nhập cảng một cách tuyển chọn các đá sỏi để xây dựng các ḷ đốt.  Sự sự khám phá tại Sung Noen ở tỉnh Nakhorn Ratchasima vùng đông bắc Thái Lan bao gồm một kết tập các dụng cụ bằng sỏi nhỏ, các phiến đá mỏng và các đồ cạo được làm bằng gỗ hóa thạch (petrified wood) giống như thời Anyathian của Miến Điện (Subhavan et al. 1984, như được trích dẫn trong Reynolds 1990).

 

       Sự chiếm ngụ được lập chứng hoàn hảo kế tiếp của con người tại Thái Lan đên từ vùng xa hơn nhiều về phía nam và muộn hơn nhiều trong thời gian (khoảng 27-37 ka).  Tác giả Anderson (1990) có báo cáo một kết tập đáng ngạc niên của các khí cụ đá phiến nhỏ với nước sơn trong, cũng như một ít nhân chế phẩm bằng gạc nai và xương từ các tầng sâu nhất của nơi trú náu bằng đá Lang Rongrien tọa lạc tại tỉnh Krabi, miền nam Thái Lan.

 

Lào

 

       Địa phương thời Pleistocene  duy nhất của Lào hay biết được là động Tam Hang, tọa lạc tại miền bắc xứ sở này (H́nh 1).  Bởi phần lớn các ấn phẩm về địa điểm này khó thu thập được, chúng tôi dựa vào các ư kiến của Olsen và Ciochon (1990).  Địa điểm được điều tra bởi Fromaget và Saurin, các tác giả đă mô tả các mức độ “bên dưới” và “ở giữa” của Phân Thời Thứ Tư (Quarternary)  chứa đựng di cốt loài hai chân, Stegodon, gấu trúc, heo ṿi khổng lồ, đười ươi và các giống khác của hệ động vật Stegodon-Ailuropoda.  Không có báo cáo về các khí cụ bằng đá.  Loài hai chân gồm có hai răng hàm riêng biệt và một xương thái dương từ các khoáng sàng “bên dưới” và một phần xương sọ người chưa trưởng thành (subadult) từ các khoáng sàng “nằm giữa”.  Các răng hàm của đười ươi th́ có nhiều tại tầng thu lượm được xương sọ.  Tác giả Fromaget đă kết luận kẻ chưa trưởng thành giống như các sự khám phá giống H. erectus từ Zhoukoudian và Java, mặc dù Teilhard de Chardin (như được trích dẫn trong Movius 1948) đă nghĩ rằng các loài hai chân và các đồ đá thuộc vào các tầng gần cận hơn.  Khó khăn để lượng định đầu lâu từ h́nh chụp được ấn hành (được in lại trong sách của Olsen and Ciochon 1990).  Trong khi một số các đặc điểm được mô tả, chẳng hạn như các xương sọ dầy và xương phía sau phẳng, thường được nhận thấy nơi giống H. erectus, chúng cũng được nh́n thấy nơi xương sọ của giống H. sapiens (giống vật thông minh).  Tam Hang có tiềm năng khá quan trọng và đáng để điều tra hơn nữa.  Việc ấn định niên đại ESR (* m) mẫu răng loài có vú (mammalian) có thể giải quyết được các vấn đề niên kỷ.

 

Việt Nam

 

       Bằng chứng sớm nhất cho sự chiếm ngụ thời Đồ Đá Cổ (Palaeolithic) của Việt Nam đến từ các hang đá vôi thượng du: Thẩm Khuyên [Lạng Sơn], Thẩm Hai [Lạng Sơn], Thẩm ̉m [Nghệ An], Hang Hum [?] Kéo Lèng [Lạng Sơn] (Olsen and Ciochon 1990) và các hang Lang Trang [?] (Ciochon and Olsen 1991) (H́nh 1).  Mỗi nơi trong các địa phương này đều đă thu thập được răng riêng biệt được xác định thuộc loài hai chân, mặc dù không khí cụ bằng đá nào hay các di chỉ khác về hoạt động con người thuộc kỷ nguyên Pleistocene được t́m thấy.  Gần đây, các toán quốc tế đă đặt trọng tâm vào việc xác định niên đại các trầm tích chứa hóa thạch, cổ xưa hơn.  Các tác giả Ciochon và Olsen (1991) báo cáo các niên đại đo bằng phương pháp ESR sơ khởi nằm trong khoảng từ 480±40 ka đến 146±2ka cho các hang động Lang Trang.  Ciochon và các tác giả khác (1996) đă tại điều tra Thẩm Khuyên tại tỉnh Lạng Sơn gần biên giới Trung Hoa.  Tuổi của các tầng chứa hóa thạch chính được ước lượng dựa vào các sự phân tích ESR và U/Th là 475±125ka.  Tuổi Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene này th́ phù hợp với sưu tập hệ động vật cũng bao gồm Gigantopithecus (* n), đười ươi, và các thành phần khác của một hệ động vật Stegodon-Ailuropoda.  Ở nơi khác tại Đông Nam Á, các khoáng sàng chứa Gigantopithecus được ấn định niên đại từ Hạ Kỳ Pleistocene lên tới Trung Kỳ Pleistocene, khi chúng được hay biết cùng xảy ra với giống H. erectus.

 

H́nh 2: Các Địa Diểm Khai Quật Khảo Cổ Tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam

 

 

http://www.uiowa.edu/~bioanth/gmapbig.jpg

 

 

 

       Hai vấn đề tạo rắc rối cho sự hiểu biết của chúng ta về các hang động này.  Trước tiên, các môi trường kết tủa th́ cực kỳ phức tạp và có bằng chứng về sự hỗn hợp và tái tạo tại phần lớn các địa điểm.  Trong khi dường như hoàn toàn có khả tính rằng một số khoáng sàng có niên đại Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene, các hang động này cũng chứa các vật liệu thời sau này, như được tŕnh bày bởi cuộc khảo sát chi tiết hơn về các hang động Lang Trang của Ciochon và Olsen (1991).  Một sự phức tạp thứ nh́ là sự khó khăn trong việc xác định và quy kết mẫu răng cho bất kỳ sự phân loại giống vật hai chân nào: răng loài hai chân bị ṃn dễ dàng bị nhầm lẫn với răng của các con đười ươi hóa thạch, và hiếm có khả tính để phân biệt răng của going H. sapiens với răng của giống H. erectus khi sử dụng các tiêu chuẩn số đo lường.

 

       Núi (Mound) Dọ [?] Núi Nường [?] và Quan Yên [?] tại phía đông tỉnh Thanh Hóa là các địa điểm ban sơ gây tranh luận nhiều nhất tại Việt Nam.  Các vật liệu thu thập trên mặt bằng từ các địa điểm lộ thiên trên cao độ này được lập luận là các khí cụ bằng đá cổ xưa nhất của Việt Nam.  Các tác giả Phạm Văn Kinh [?] và Lưu Trần Tiêu [?] (1978) đề xướng rằng chúng là các nhân tạo phẩm Hạ Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene, được ấn định niên đại dựa trên địa h́nh là Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene (cổ tới 500 ka).  Các sự khai quật kế tiếp tại Núi Dọ không thu thập được các đồ đá tương tự in situ (tại chỗ), mặc dù một số được thu hồi từ Núi Nường [?] (Olsen and Ciochon 1990).  Ư kiến hăy c̣n phân chia trên các vật liệu từ các địa phương này trong khi một số các nhà khảo cổ tiếp tục chấp nhận chúng như các nhân tạo phẩm (artifacts) Hạ Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene, các người khác xem chúng là địa tạo phẩm (geofacts), và các người khác nghĩ chúng là các phiến đá nguyên phẩm (blanks) (* o) cho các chiếc ŕu và ŕu lưỡi ṿm thời đại Tân Thạch (Neolithic) hay Thời Đồ Đồng (Bùi Vinh 1998).  Olsen và Ciochon (1990) nhấn mạnh đến bản chất hỗn hợp của sưu tập và nêu ư kiến rằng tất cả các sự giải thích này đều đúng một phần.  Một cách đáng chú ư, họ cũng nêu ư kiến rằng một số lượng nhỏ các vật hai mặt (bifaces) lớn với vỏ bọc được giữ lại nơi phần gốc của chúng và sự tạo phiến và cắt tỉa cẩn thận trông giống như các nhân tạo phẩm của Trung Hoa từ vùng Bose (có niên đại 0.75 Ma) và Dingcun.

 

Trung Hoa

 

Tại tây nam Trung Hoa, bằng chứng về các cư dân ban sơ một lần nữa đến từ các địa điểm thượng du (H́nh 1).  Chỉ có một ít các thí dụ then chốt từ chứng liệu sâu rộng thời đại Đá Cổ Palaeolithic (Olsen and Miller-Antonio 1992) được thảo luận nơi đây.  Địa phương được báo cáo sớm nhất là hang Longgupo nằm ngay phía nam của sông Dương Tử tại miền đông tỉnh Tứ Xuyên.  Hai viên sỏi nhỏ được biến chế, một răng cửa giống hai chân riêng biệt và một phần hàm được tŕnh bày trong sách của Huang Wanpo và các tác giả khác (Huang Wanpo et al.) (1995).  Mặc dù niên đại được công bố từ 1.96 đến 1.78 Ma làm nảy sinh sự kích động và lưu ư lớn lao, sự giải thích các hóa thạch đó được tŕnh bày như một h́nh thức tiền-erectus (pre-erectus) của loài hai chân bị tranh nghị một cách mạnh mẽ (Pope 1995; Wang 1996; Wolpoff 1999). 

 

Cấu H́nh Yuanmou tại các ngọn đồi miền bắc Vân Nam chứa đựng nhiều trầm tích đất bồi hồ nước có vật hóa thạch với một di sản hệ động vật phong phú.  Hai răng cửa được quy cho giống H. erectus là các vật khám phá trên mặt đất, nhưng một số lượng nhỏ các khí cụ bằng đá phiến được khai quật từ các địa phương gần đó (Zhou and Zhang 1984).  Vẫn chưa có sự đồng thuận về niên biểu chắc chắn của các vật liệu khảo cổ Yuanmou.  Gần đây nhất, niên kỷ ban sơ 1.7 Ma được ủng hộ bởi Zhang và các tác giả khác (1994) xuyên qua các cuộc nghiên cứu về từ trường và thạch tầng (palaeomagnetic và lithostratigraphic studies).

 

       Về phía đông của Quảng Tây, các địa phương Lưu Vực Bose diễn ra tại các khoáng sàng dọc sông Youjiang.  Các cuộc khai quật trong các năm 1988-9 và 1993 phát hiện một tập hợp nhân tạo phẩm bằng đá của khí cụ đá lơi (cốt) và đá phiến lớn được tạo thành trên thạch anh (quartz), nham thạch anh (quartzite), sa thạch (sandstone) và đá sừng đặc, có hạt nhỏ trong suốt (chert) (Huang and Hou 1997; Hou et al. 2000).  Huang và Hou (1997) mô tả một số các khí cụ đá lơi lớn như ŕu tay có các quan hệ khả dĩ với giai đoạn văn hóa Acheulean.  Không có hóa thạch động vật hay con người được thu hồi liên hệ với các khí cụ bằng đá, nhưng việc ấn định niên đại theo dấu phân đôi trên các vẫn thạch (tektites) mang lại tuổi là 0.732 Ma cho các khoáng sàng này (Guo et al. 1996).

 

       Tại các vùng đá vôi của Quư Châu núi đồi, các hang động ở Yanhui (Tongzi) (Shen and Jin 1991), Bianbian (Cai et al. 1991), Guanyindong, và Panxian Dadong đă thu lượm được vô số di vật khảo cổ Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene và/hay các hóa thạch loài hai chân.  Các địa điểm được tŕnh bày hoàn thiện nhất là Guanyindong và Panxian Dadong.  Trong khi không có hóa thạch con người được t́m thấy tại Guanyindong, nhiều khí cụ bằng đá và một hệ động vật liên hệ với loài Stegodon-Ailuropoda đă được thu hồi từ các khoáng sàng có niên đại 230 ka theo phép đo U-series.  Tác giả Leng (1992) giải thích Guanyindong như là một khu vực đập đá dựa trên sự phân bố các mảnh đá vụn và các nhân chế phẩm ba9ng` đá.  Các ḥn đá sừng nhỏ, được thu nhặt cách hang khoảng 4 cây số, được sử dụng sâu rộng, một cách có tuyển chọn.  Các cuộc khai quật ga6`n đây tại Panxian Dadong thu hoạch được một sưu tập phong phú về hệ đông vật và các khí cụ bằng đá cũng như bốn răng người.  Trái với Guanyindong, các cư dân Dadong đă chế tạo các khí cụ từ đá vôi, đá sừng, huyền vũ nham (tức đất basalt) được cung cấp tại địa phương (huang et al. 1995).  Các niên đại theo phương pháp ESR trên men răng tê giác khiến ta nghĩ rằng các tầng bên trên có niên đại từ 120 đến 150 ka (Rink, thông tin cá nhân, 2000), trong khi các niên đại theo phương pháp U-series khiên ta nghĩ rằng các khoáng sàng của động sâu hơn có một cổ thời lâu hơn 300 ka (Shen et al. 1997).

 

 

CÁC KẾT LUẬN

 

       Hutterer (1985) xác định từ sự duyệt xét của ông về Thời Đá Cổ Đông Nam Á rằng đă không có bằng chứng quả quyết cho các nhân tạo phẩm trước 50 ka.  Trong mười lăm năm qua, nhiều địa điểm mới đă được điều tra và ấn định niên đại.  Câu hỏi về các địa điểm sớm nhất vẫn c̣n là vấn đề, và phẩm chất của các dữ liệu không được cải thiện một cách có thực chất.  Mặc dù sự áp dụng cách ấn định niên đại bằng việc đo bức xạ đă soi sáng thời khoảng trong câu hỏi, các vấn đề mới đă phát sinh.  Chinh yếu trong số này là sự liên hệ giữa các niên đại được báo cáo và bằng chứng về nhân tạo phẩm hay loài hai chân.  Điều này chắc chắn đúng cho các niên đại sớm nhất được báo cáo cho Java (cf. Klein 1999).  Sự chứng thực hơn nữa về sự liên hệ của di vật loài hai chân với các trầm tích có niên đại đến 1.81 Ma có tính cách then chốt, bởi phần c̣n lại của bằng chứng từ Đông Nam Á không cung cấp sự hậu thuẫn cho sự xác định về Java.

 

       Có ba kết luận quan yếu về sự chiếm ngụ sớm nhất tại Đông Nam Á:

 

       1. Các sự di dân khởi thủy vào Đông Nam Á có thể đă diễn ra từ 1.5 đến 1 Ma.  Tại các địa phương có niên đại trước 1.5 Ma, sự liên kết giữa các vật liệu loài hai chân hay nhân tạo phẩm và các trầm tích đă có niên đại không được kiện chứng (documented) hoàn hảo.  Bằng chứng cho các sự di dân ban sơ đến từ Trung Hoa, Thái Lan và Việt Nam.  Tính cổ thời của các địa điểm tại Miến Điện và Lào vẫn c̣n phải được chứng thực.

 

       2. Các vùng thượng du với các khu vực thực vật hỗn hợp và các ḍng chảy của sông là các môi trường quan trọng cho sự thực dân hóa khởi thủy tại vùng Đông Nam Á Lục Địa và Đông Á.  V́ thế, các hệ thống thung lũng tại các cao độ cao hơn sẽ là các khu vực hiệu quả nhất để điều tra.  Bởi v́ các hang động và các nơi trú náu bằng đá có nhiều khả tính hơn để bảo tồn các nhân tạo phẩm và hệ động vật liên hệ, việc điều tra phải đặt ưu tiên vào các loại địa điểm đó.

 

       3. Các khuôn mẫu của hoạt động con người tại Đông Nam Á trong Hạ Kỳ và Trung Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene phơi bày tính khác biệt về kỹ thuật.  Các nguyên liệu đá bao gồm gỗ hóa thạch (fossil wood), đá sừng (chert), sỏi lớn có nham thạch anh (quartzite cobbles), đá vôi hóa thạch (silicified tuff), đá vôi (limestone) và huyền vũ nham (basalt).  Tại một số địa phương, nguyên liệu dường như sẽ được tuyển chọn, trong khi tại các nơi khác, sự lựa chọn rơ ràng là giản tiện hơn.  T́nh trạng kiên tŕ của các sự chiếm ngụ vùng thượng du trong suốt kỷ nguyên Pleistocene có thể được nối kết với sự ổn định và đa dạng của các nguồn tài nguyên cung ứng, sự giàu có tương đối về mật độ sinh sống (biomass) của thú vật và sự khả cung của các nguồn tài nguyên không phải là đá./-

 

___

 

CẢM TẠ

 

Bài nghiên cứu này được ủng hộ bởi National Science Foundation, The Leakey Foundation, Wenner-Gren, The Henry Luce Foundation, the University of Cincinnati Research Council và Quỹ Charles P. Taft Fund, và Đại Học California State University, Stanislaus.

 

[Các tác giả]

 

Lynne A. Schepartz,

Department of Anthropology, University of Cincinnati, Cincinnati, OH 45221-0380

Fax: (513) 556-2778; Email: Lynne.Schepartz@uc.edu

 

S. Miller-Antonio, Califiornia State University, Stanislaus

 

D. A. Bakken, Field Museum of Natural History.   

 

_____

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Albrecht, G. and Moser, J. 1996.  Gerollgerate aus schottern des Mekong? Tubinger Monographien zur Urgeschichte, 11: 133-46.

 

Anderson, D. D. 1990.  Lang Rongrien rockshelter: a Pleistocene – Early Holocene archaeological site from Krabi, southwestern Thailand.  University of Pennsylvania University Museum Monograph, 71: 1-86.

 

Bakken, D. A. 1997.  Taphomonic parameters of Pleistocene hominid sites in China.  IPPA Bulletin (Chiang Mai Papers, Volume 3), 16: 13–26.

 

Ba Maw, 1995.  The first discovery of the early man’s fossilized maxillary bone fragment in Myanmar.  The East Asian Tertiary Quarterary Newsletter, 16: 72–9.

 

Ba Maw, Than Tun Aung, Pe Nyein and Tin Nyein.  1998.  Artifacts of Anyathian cultures found in a single site.  Myanmar Historical Research Journal, 2: 7-15.

 

Bartstra, G.-J.  1982.  Homo erectus erectus: the search for his artifacts.  Current Anthropology, 23: 318-20.

 

Bar-Yosef, O.  1998.  Early colonization and cultural continuities in the Lower Palaeolithic of western Asia.  Trong quyển Early Human Behaviour in Global Context: The Rise and Diversity of the Lower Paleolithic Period (đồng biên tập bởi M. D. Petraglia và R. Korisettar).  London: Routledge, các trang 221-79.

 

Bellwood, P.  1992.  Southeast Asia before history.  Trong quyển The Cambridge History of Southeast Asia (biên tập bởi N. Tarling).  Cambridge: Cambridge University Press, các trang 55-136.

 

Bui Vinh 1998.  The stone age archaeology in Vietnam: achievements and general model.  Trong quyển Southeast Asian Archaeology 1994, Volume 1 (biên tập bởi P.-Y.  Manguin).  Centre for Southeast Asian Studies, University of Hull, các trang 5-12.

 

Cai, H., Wang X. và Xu, C.  1991.  Paleolith of Bianbian cave at Bijie County, Guizhou Province.  Acta Anthropologica Sinica, 10: 50-7.  Bằng Hán tự.

 

Chaimanee, Y. và Jaeger, J. J.  1994.  Pleistocene mammals of Thailand and their use in the reconstruction of the paleoenvironments of Southeast Asia.  SPAFA Journal, 3: 4-10.

 

Ciochon, R. L. và Olsen, J. W.  1991.  Paleoanthropological and archaeological discoveries from Lang Trang caves: a new Middle Pleistocene hominid site from northern Viet Nam.  IPPA Bulletin, 10: 59-73.

 

Ciochon, R., Vu, T. L., Larick, R., Grun, R., de Vos, J., Yonge, C., Taylor, L., Yoshida, H., và Reagan, M.  1996.  Đate co-occurrence of Homo erectus and Gigantopithecus from Tham Khuyen Cave, Vietnam.  Proceedings of the National Academy of Sciences USA, 93: 3016-20.

 

Dennell, R. W., Rendell, H. M., Hurcombe, L., và Hailwood, E. A. 1991.  Archaeological evidence for hominids in northern Pakistan before one million years ago.  Courier Forschungs-Institut Senckenberg, 171: 151-5.

 

De Terra, H. và Movius, H. L..  1943.  Research on early man in Burma.  Transactions of the American Philosophical Society, 32(3).

 

Guo, S., Hao, X., Chen, B., và Huang Weiwen 1996.  Fission track dating of Paleolithic site at Bose in Guangxi, South China.  Acta Anthropologica Sinica, 15(4): 347-50.  Bằng Hán tự.

 

Heaney, L. R.  1991.  A synopsis of climatic and vegetational change in Southeast Asia.  Climatic Change, 19: 53-61.

 

Higham, C.  1989.  The Archaeology of Mainland Southeast Asia.  Cambridge: Cambrige University Press.

 

Hoàng Xuân Chính 1991.  Faunal and cultural changes from Pleistocene to Holocene in Vietnam.  IPPA Bulletin (Indo-Pacific Prehistory 1990, Volume 1), 10: 74-8.

 

Hou, Y., Potts, R., Yuan, B., Guo, Z., Deino, A., Wang, W., Clark, J., Xie, G., và Huang Weiwen 2000.  Mid-Pleistocene Acheulean-like stone technology of the Bose Basin, South China.  Science, 287 (5458): 1622-6.

 

Huang Wanpo, Ciochon, R., Gu, Y., Larick, R., Fang, Q., Schwarez, H., Yonge, C., de Vos, J., và Rink, W.  1995.  Early Homo and associated artefacts from Asia.  Nature, 378: 275-8.

 

Huang Weiwen và Hou, Y.  1997.  Archaeological evidence for the first human colonization of East Asia.  IPPA Bulletin, 16(3): 3-12.

 

Huang Weiwen, Si, X., Hou, Y., Miller-Antonio, S., and Schepartz, L. A.  1995.  Excavations at Panxian Dadong, Guizhou Province, Southern China.  Current Anthropology, 36(5): 844-6.

 

Hutterer, K. L.  1985.  The Pleistocene archaeology of Southeast Asia in regional context.  Modern Quaternary Res. SE Asia, 9: 1-23.

 

Jablonski, N. G. 1997.  The relevance of environmental change and primate life histories to the problem of hominid evolution in East Asia.  Trong quyển The Changing Face of East Asia during the Tertiary and Quaternary (biên tập bởi N. G. Jablonski).  Centre of Asian Studies, University of Hong Kong, các trang 462-75.

 

Klein, R. G.  1999.  The Human Career.  Chicago: University of Chicago Press.

 

Larick, R. và Ciochon, R. L.  1996.  The African emergence and early Asian dispersals of the genus Homo.  American Scientist, 84: 538-51.

 

Leng, J.  1992.  Early Paleolithic Technology in China and India.  Luận án Tiến Sĩ.  Washington University, St. Louis.

 

Movius, H. L.  1944.  Early man and Pleistocene stratigraphy in southern and eastern Asia.  Papers of the Peabody Museum, Harvard University, 19(3).

 

Movius, H. L.  1948.  The Lower Palaeolithic cultures of southern and eastern Asia.  Transactions of the American Philosophical Society, 38(4): 330-420.

 

Olsen, J. W. và Ciochon, R. L.  1990.  A review of evidence for postulated Middle Pleistocene occupations in Viet Nam.  Journal of Human Evolution, 19: 761-88.

 

Olsen, J. W. và Miller-Antonio, S.  1992.  The palaeolithic in southern China.  Asian Perspectives, 31: 129-60.

 

Pham Van Kinh và Luu Tran Tieu.  1978.  The Lower Palaeolithioc site of Núi Do.  Vietnamese Studies, 46: 50-106.

 

Pope, G. G.  1994.  A historical and scientific perspective on paleoanthropological research in the Far East.  Courier Forschungs-Institut Senckenberg, 171: 233-32.

 

Pope, G. G.  1995.  The influence of climate and geography on the biocultural evolution of the Far Eastern hominids.  Trong quyển Paleoclimate and Evolution, with Emphasis on Human Origins (đồng biên tập bởi E. Vrba, G. h. Denton, T. C. Partridge và L. H. Burckle).  New Haven, Ct.: Yale University Press, các trang 493-506.

 

Pope, G. G. và Keates, S. G.  1994.  The evolution of human cognition and cultural capacity: a view from the Far East.  Trong quyển Integrative Pathways to the Past (đồng biên tập bởi R. L. Ciochon và R. Corruccini).  Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, các trang 531-67.

 

Pope, G. G.. Barr, S., Macdonald, A., và Nakabanlang, S.  1986.  Earliest radiometric dated artifacts from Southeast Asia.  Current Anthropology, 27: 275-9.

 

Ranov, V. A., Carbonell, E., và Rodriguez, X. P. 1995.  Kuldara: earliest human occupation in central Asia in its Afro-Asian context.   Current Anthropology, 36(2): 337-46.

 

Reynolds, T. E. G.  1990.  Problems in the stone age of Thailand.  Journal of the Siam Society, 48: 109-14.

 

Shen, G.  1993.  Uranium-series ages of speleothems from Guizhou Paleolithic sites and their paleoclimatic implications.  Trong quyể:n Evolving Landscapes and Evolving Biotas of East Asia Since the Mid-Tertiary (biên tập bởi N. Jablonski).  Centre of Asian Studies, University of Hong Kong, các trang 275-82.

 

Shen, G. và Jin, L.  1991.  U-series age of Yanhui Cave, the site of Tongzi Man.  Acta Anthropologica Sinica, 10(1): 65-72.  Bằng Hán tự.

 

Shen, G., Liu, J., và Jin, L.  1997.  Preliminary results on U-series dating on Panxian Dadong in S-W China’s Guizhou Province.  Acta Anthropologica Sinica, 16(3): 221-30.  Bằng Hán tự.

 

Swisher, C. C., Curtis, G. H., Jacob. T., Getty, A. G., Suprijo, A., và Widiasmoro 1994.  Age of the earliest known hominids in Java, Indonesia.  Science, 263: 1181-21.

 

Tang, Y. J., Li, Y., và Chen, W. Y.  1995.  Mammalian fossils and the age of Xiaochangliang palaeolithic site of Yangyuan, Hebei.  Vertebrata PalAsiatica, 33(1): 74-83.  Bằng Hán tự.

 

Tong, G. B. và Shao, S. X. 1991.  The evolution of Quaternary climate in China.  Trong quyển The Quaternary of China (đồng biên tập bởi Z. H. Zhang và S. X. Shao).  Beijing: China Ocean Press, các trang 42-76.

 

Verstappen, H. T.  1980.  Quaternary climatic changes and natural environment in southeast Asia.  GeoJournal, 4(1): 45-54.

 

Vu, T. L., de Vos, J. và Ciochon, R. L.  1996.  The fossil mammal fauna of the Lang Trang Caves, Vietnam, compared with Southeast Asian fossil and recent mammal faunas: the geographical implications, IPPA Bulletin (Chiang Mai Papers, Volume 1), 14: 101-9.

 

Wang, Q.  1996.  Assignment of Longgupo Cave hominid incisor from Wushan.  Acta Anthropologica Sinica, 15(4): 320-3.  Bằng Hán tự.

 

Wolpoff, M. H.  1999.  Paleoanthropology.  Boston, MA: Mc-Graw-Hill.

 

Xue, X. X. và Zhang, Y. X.  1991.  Quaternary mammalian fossils and fossil human beings.  Trong quyển The Quaternary of China (đồng biên tập bởi Z. H. Zhang và S. X. Shao).  Beijing: China Ocean Press, các trang 307-74.

 

Zhang, Z. G., Liu, P. G., Qian, F., Min, L. R., Wang, Q. và Zong G. F.  1994.  New development in research of Late Cenozoic stratigraphy in Yuanmou Basin.  Marine Geology and Quaternary Geology, 14(2): 1-18.  Bằng Hán tự.

 

Zhou G. X. và Zhang X. Y. (đồng biên tập) 1984.  Yuanmou Man.  Kunming: Yunnan Renmin Chubanshe.  Bằng Hán tự.

 

_____

 

Nguồn: L. A. Schepartz, S. Miller-Antonio and D. A. Bakken, Upland Resources And The Early Palaeolithic Occupation Of Southern China, Vietnam, Laos, Thailand And Burma, World Archaeology, Vol. 32(1): 1-13, Archaeology in Southeast Asia, 2000.  

 

*****

 

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DICH

 

* a) Thượng Kỳ Kỷ Nguyên Pleistocene (Upper Pleistocene), được hiểu tổng quát là Kỷ Nguyên Băng Tan và bắt đầu có sự xuất hiện của con người hiện đại.

 

* b) Hệ thống thung lũng khe sâu (Rift Valley system): chỉ thung lũng dài, hẹp phát sinh từ sự sụp xuống của đất nằm giữa hai đường nứt song song trong vỏ địa cầu, thường liên kết với tác động của núi lửa, như hệ thống thung lũng khe sâu tại vùng Jordan Rift Valley thuộc Do Thái, thung lũng khe Sâu Đông Phi Châu. 

 

* c) Ubeidiya, tức Tel Ubeidiya, khoảng 3 cây số nam Hồ Lake Tiberias, tại Thung Lũng Khe Sâu Jordan Rift Valley, Israel, là một địa điểm khảo cổ kỷ nguyên Pleistocene, độ 1.5 triệu năm trước đây, bảo tồn các vết tích của sự di cư sớm nhất của giống Homo erectus ra ngoài Phi Châu.  Địa điểm thu lượm được các chiếc ŕu cầm tay thuộc giai đoạn văn hóa Acheulean.  Địa điểm được khám phá năm 1959 và được khai quật giữa các năm 1960 và 1974, chính yếu dưới sự điều khiển của các nhà khảo cổ Ofer Bar-Yosef và Naama Goren-Inbar, theo Wikipedia.

 

* d) Erq el-Ahmar, một địa điểm khai quật khảo cổ khác cũng thuộc miền trung của Thung Lũng Jordan Rift Valley, Do Thái.

 

* e) Dmanisi là một thị trấn và địa điểm khảo cổ tại vùng Kvemo Kartli, nước Georgia, cách thủ đô Tbilisi khoảng 93 cây số về phía tây nam, tại thung lũng của con sông Mashavera, theo Wikipedia.

 

* f) Thời Cenozoic (The Cenozoic Era) cũng c̣n viết là Cænozoic or Cainozoic, có nghĩa “đời sống mới”, từ ngữ căn tiếng Hy Lạp, kainos: mới”, và zoe: đời sống, là thời hiện tại và gần nhất trong ba thời kỳ địa chất Phanerozoic vào bao gồm thời khoảng từ 65.5 triệu năm (mya) đến hiện tại.  Nó được đánh dấu bởi sự tuyệt chủng của các con khủng long không thuộc loài chim (non-avian dinosaurs) cuối cùng vào lúc kết thúc phân thời Thứ BaTertiary.

 

* g) Gigantopithecus, loại hầu nhân khổng lồ nhất tại nam Á Châu hay biết được, đă bị tuyệt chủng trong các kỷ nguyên Pliocene và Pleistocene.

 

* h) Bovidae, chủng loại động vật có móng chân thẳng, bằng nhau và sừng rỗng, như ḅ, trừu, linh dương (antelopes), dê.

 

* i) Giữa giai đoạn 5 theo phương pháp U/Th (interstadial 5 using U/Th):  một thời kỳ rút bớt  tạm thời băng đá trong một giai đoạn đóng băng 5, một thời kỳ ấm lên,  áp dụng cách ân định niên đại bằng Uranium-thorium.

 

* j) Geofact: địa tạo phẩm, như ḥn đá, mảnh xương, vỏ ṣ ốc hay vật tương tự bị biến đổi bởi tác động thiên nhiên khiến trông giống như nhân tạo phẩm hay nhân chế phẩm, tác tạo ra bởi con người (artifact hay artefact).

 

* k)  Anyathian, Thời Đại Đồ Đá của Miến Điện, hiện diện vào thời điểm được nghĩ là song hành với hạ và trung kỳ Đá Cổ tại Âu Châu.  Thời Đại Đá Mới (Neolithic), khi mà cây cối và súc vật lần đầu được thuần hóa và các dụng cụ bằng đá mài bóng xuất hiện, được t́m thấy tại Miến Điện ở ba hang động tọa lạc gần Taunggyi, ven cao nguyên Shan, có niên đại từ 10000 đến 6000 Trước Công Nguyên.

 

* l) Acheulean, cũng viết là Acheulian, là tên để chỉ một nghề trong khảo cô học chuyên chế tạo khí cụ bằng đá đi liền với con người ban sơ trong Hạ Kỳ Thời Đại Đá Cũ  ở khắp Phi Châu và phần lớn Tây Á Châu, Nam Á Châu và Âu Châu.  Các khí cụ thời kỳ văn hóa Achelean thường được t́m thấy với di chỉ của giống vật Đứng Thẳng (Homo erectus).

 

* m): ESR: Electron Spin Resonance: Một cách ấn định niên đại bằng cách đo cộng hưởng khi quay các điện tử. 

 

* n) Gigantopithecus, từ ngữ căn Hy Lạp, gigas có nghĩa khổng lồ, và pithekos là con khỉ không có đuôi, có h́nh người (ape), là một giống khỉ tuyệt chủng, đă hiện diện từ khoảng gần một triệu năm cho đến gần đây khoảng 300,000 năm, tại vùng giờ đây là Trung Hoa, Ấn Độ và Việt Nam.  Chứng liệu hóa thạch cho thấy giống Gigantopithecus blacki là các con khỉ to lớn nhất từng sinh sống, cao tới 3 mét và cân nặng 540 kilograms.

 

* o) Nguyên phẩm (blank), trong khảo cổ học, nguyên phẩm là một ḥn đá có h́nh hai mặt (biface) dầy, với kích thước và cấu h́nh thich hợp cho việc tinh chế thành một khí cụ bằng đá.

 

_____

PHỤ LỤC CỦA NGƯỜI DỊCH

Sơ Đồ Về Sự Xuất Hiện và Tiến Hóa Của Con Người

Trong Nhân Chủng học và Khảo Cổ Học

Nguồn: Richard Leakey, The Origin of Humankind, New York, New York: BasicBooks, 1994, các trang v-vi.

 

Sơ Đồ Leakey 1 & 2


 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

21.11.2011    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2011