Yumio Sakurai

 

 

NẠN MẤT MÁT NÔNG DÂN VÀ

CÁC LÀNG BỎ HOANG

TẠI CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

GIỮA THỜI KHOẢNG TỪ 1750 ĐẾN 1850

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

***

 

DẪN NHẬP

 

            Chương này thảo luận về mối liên hệ giữa nạn thất thoát nông dân dựa trên địa h́nh của châu thổ sông Hồng và các ảnh hưởng kinh tế xă hội của nó hồi cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín.

 

            Điều đă từng được tuyên bố là có hơn 3,120,000 người đă sẵn rời khỏi miền Bắc Việt Nam (Bắc Việt và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, và Thanh Hóa) trong hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, theo cuộc kiểm kê dân số được thực hiện thời nhà Trần (Yamamoto, 1950: 607; Gourou, 1936: 174).  Con số được ước lượng là có vào khoảng 2,534,000 người đă định cư tại vùng Châu Thổ sông Hồng (Sakurai, 1987: 331).  Theo một cuộc kiểm kê dân số thời đầu Pháp thuộc thực hiện vào năm 1911, dân số của châu thổ sông Hồng là 6,118,000 người (Monnier, 1981: 612).  Con số này đưa đến một tỷ suất tăng trưởng dân số từ thế kỷ thứ mười lăm đến thế kỷ thứ hai mươi chưa đến 0.17%.  Một cuộc nghiên cứu lịch sử về số làng tại châu thổ sông Hồng trong thời nhà Lê cũng cho thấy có nạn nhân măn trong thế kỷ thứ mười lăm và sự đ́nh trệ trong sự gia tăng dân số sau thời kỳ này (Sakurai, 1987: 166-76).

 

            Yếu tố quan trọng nhất trấn áp sự tăng trưởng dân số của xă hội thời tiền hiện đại trong vùng là các nạn đói thường xuyên được ghi chép trong các niên sử của triều đinh về giai đoạn này.  Ngay dưới thời Pháp thuộc, theo sự nghiên cứu của tác giả Cadière, sự tăng trưởng dân số trước thời khoảng từ 1899 đến 1904 chỉ là 0.4%  tại một làng và -5.1%  tại làng khác, bởi có nạn đói năm 1897 (Gourou, 1936: 194).  Tác giả Gourou ước lượng sinh suất tối thiểu là 3.78% tại vùng châu thổ vào đầu thế kỷ thứ hai mươi dựa trên các tài liệu rửa tội của Giáo Hội Công Giáo (cùng nơi dẫn trên: 196).  Nếu con số này cũng đúng cho thời kỳ trước thế kỷ thứ mười tám, tử suất sẽ phải nhiều hơn 3.61%  để đưa đến một tỷ suất gia tăng dân số là 0.17% cho thời kỳ từ giữa thế kỷ thứ mười lăm và thế kỷ thứ mười tám.  Nhưng tử suất trung b́nh hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi chỉ là 2.78%.  Do đó, điều được giả định là dân số sẽ gia tăng khoảng 1% trong những năm ổn định và sụt giảm nhanh chóng trong những năm có nạn đói trong giai đoạn đó bởi bị chết hay tiêu hao v́ thiếu ăn.

 

            Một sự phân tích các niên sử cho thấy các nạn đói tàn phá không phải toàn vùng châu thổ mà chỉ ở một số khu vực giới hạn nào đó (Sakurai 1987: 251-97).  Nạn đói và sự sụt giảm dân số mau lẹ phát sinh làm xáo trộn xă hội đồng nhất cổ truyền bao gồm các nông dân canh tác công điền [tiếng Việt trong nguyên bản, ND) hay các nông dân được phân chia cho các mảnh ruộng của nhà nước (Sakurai, 1987) thành ba nhóm: một ít các điền chủ, các nông dân giàu có thuộc “các cộng đồng làng xă khép kín” nổi tiếng, và các dân di cư (displaced) rời bỏ làng xă của họ (Sakurai, 1987: 288-9).  Tuy nhiên, các tài liệu trước đây được dựa trên các sự tŕnh bày trong các niên sử của vương triều, và các niên sử này bị hạn chế bởi “sự tổng quát hóa” của các sử thần trong triều.  Trong chương này, tôi cố gắng phân tích sự phân bố về mặt địa dư các làng bị đói dựa trên một cuộc kiểm kê dân số làng xă thuộc vùng châu thổ, được biên soạn hồi đầu thế kỷ thứ mười chín và có nhan đề là Các Trấn Tổng Xă Danh Bị Lăm [Danh Sách Tên Làng, Tổng Thuộc Tất Cả Các Tỉnh, viết tắt là BL] để thảo luận về sự quan hệ giữa các làng bị bỏ hoang 1 với môi trường canh tác của chúng.  Tôi cũng sẽ phân tích t́nh trạng sở hữu đất đai tại các ngôi làng bị bỏ hoang dựa trên quyển Nam Định Tỉnh, Vụ Bản Huyện, Đông [?] Doi [?] Tổng Địa Bạ (Địa Bạ Tổng Dong Doi [?], huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, viết tắt là NDB) được biên tập lần đầu trong năm 1806.

 

 

SỰ PHÂN BỐ THEO HUYỆN CÁC LÀNG BỊ BỎ HOANG

HỒI CUỐI THẾ KỶ THỨ MƯỜI TÁM

 

            Các nguyên do của nạn đói tại vùng châu thổ giữa thế kỷ thứ mười lăm và thế kỷ thứ mười tám được phân loại như sau (Sakurai, 1987: 251-97):

 

(a)    Sự tổn hại nghiêm trọng nhất cho sự sản xuất nông nghiệp phát sinh từ sự thất thoát nông dân nặng nề gây ra bởi hạn hán trong suốt vụ mùa lúa tháng Năm. 2

 

(b)   Nạn hạn hán gây tổn hại cho lúa tháng Năm xảy ra phần lớn tại các vùng đất cao bao quanh vùng châu thổ trước thế kỷ thứ mười sáu, và tại các miền śnh lầy trong thế kỷ thứ mười tám.

 

(c)    Tổn hại bởi nạn lụt gia tăng dần dần sau năm 1600, đặc biệt giữa các năm 1720 và 1779, xảy ra khoảng bốn năm một lần, và phản ảnh sự phát triển mau lẹ việc canh tác lúa tháng Mười tại các miền châu thổ hạt nhân.  Chỉ có ba trận lụt trước thế kỷ thứ mười chín – vào các năm 1597, 1629 và 1729 – mới lớn đủ gây tổn hại đến mức đưa tới các nạn đói trầm trọng và sự tiêu hao nông dân.

 

Theo BL, trong năm 1807, các làng bị bỏ hoang được nhận thấy tại 59 trên 190 châu [huyện miền núi] và huyện [huyện vùng đồng bằng] tại Bắc Việt.  Đă không có các làng bị bỏ hoang tại các miền canh tác lúa tháng Mười chẳng hạn như các châu thổ cũ và mới và các bờ đê tự nhiên nơi mà sự cầy cấy thâm canh [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] được thực hiện tại Việt Nam ngày nay, hay tại các đồi núi có mái bằng, x̣e ra h́nh quạt  (fan-terrace), nơi khai sinh cho sự canh tác lúa gạo ban đầu của thời kỳ Đông Sơn.  Điều này cho thấy tính ổn định của sự canh tác vụ lúa tháng Mười.

 

            Sự phân bố các làng bị bỏ hoang thời khoảng đó được tŕnh bày nơi H́nh 6-1 [số đánh trong nguyên bản, ND].  Các huyện với hơn 10% các làng bị bỏ hoang được tập trung vào ba khu vực:

 

(a)    Miền thựợng du đông bắc bao gồm các huyện Văn Quan, Văn Uyên và Lộc B́nh thuộc tỉnh Lạng Sơn, các huyên Động Hy và Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Phúc Yên tại tỉnh Tuyên Quang 3 và huyện Đông Triều thuộc tỉnh Hải Dương;

 

(b)   Vùng đồng bằng bị lụt phía tây, bao gồm các huyện Nam Sáng và Kim Bảng thuộc tỉnh Sơn Nam Thượng (các tỉnh Hà Nội và Hà Nam trong thời Pháp thuộc);

(c)    Vung đồng bằng bị lụt ở phía bắc, bao gồm các huyện Lang Tài và Quế Dương thuộc tỉnh Kinh Bắc (Bắc Ninh).

 

 

H́nh 6.1: Sự Phân Bố Các Làng Bị Bỏ Hoang Tại Bắc Việt Năm 1807

 

 

 

CÁC LÀNG BỊ BỎ HOANG TẠI CÁC VÙNG THƯỢNG DU

 

Khảo Hướng Môi Trường Thiên Nhiên

 

            Các miền thượng du của Bắc Việt nói chung được chia thành hai khu vực là Vùng Tây Bắc (Northwest Area) và Vùng Bắc Sơn (North Mountains).  Các làng bị bỏ hoang được tập trung tại vùng kể sau, gồm Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái và một số huyện phía bắc của các tỉnh Quảng Ninh và Hà Bắc.  Về mặt địa h́nh, hai vùng này thật khó để phân biệt, nhưng về mặt khí hậu, chúng rất khác nhau.  Theo sự nghiên cứu mô h́nh khí hậu (modclimatic) (1950-1970), vũ độ trung b́nh là 1,400 mm tại Lạng Sơn và 1,445 mm tại Cao Bằng (Phạm Ngọc Thuần và Phan Tất Đắc, 1978: 268-71).  Vũ lượng thấp nhất mang lại các viễn ảnh xấu cho việc thu hoạch lúa gạo; thí dụ 154 mm nước mưa tại Tuyên Quang và 1,142 mm tại Lạng Sơn trong năm 1922 (Gouvernement Général, 1927: 9).  Theo báo cáo của Marabail trong năm 1908, mùa nguy hiểm nhất cho nông nghiệp của các miền này nằm giữa tháng Tư và tháng Năm, khi yêu cầu về nước lên cao nhất nhưng lượng nước mưa th́ không đủ và mô thức mưa của nó th́ không ổn định từ năm này sang năm kia.  Thí dụ, 45 mm nước mưa đổ xuống trong tháng Tư và 109 mm trong tháng Năm tại Lạng Sơn trong năm 1922.  Hơn nữa, độ bốc hơi trung b́nh là 48 mm trong tháng Tư và 75.2 mm trong tháng Năm trong thời khoảng từ 1907 đến 1929 (Dumont, 1935: 17).  Sẽ rất khó khăn để hoàn tất việc trồng trọt ở đó trong năm 1922.  Mô thức vũ lượng của các vùng cao nguyên đông bắc hẳn giải thích được cho sự tập trung các ngôi làng bị bỏ hoang tại đó.

 

 

Khảo Hướng Môi Trường Xă Hội

 

            Giống như ở Lạng Sơn, các làng bị bỏ hoang cũng tập trung tại tỉnh Thái Nguyên nơi vũ lượng tương đối cao hơn, trung b́nh 1,830 mm từ năm 1906 đến 1922 và 2,168 mm từ năm 1959 và 1965.  Độ mưa này dư thừa cho việc trồng lúa gạo, như thế yếu tố khí hậu chỉ là một trong nhiều yếu tố giải thích cho các nạn thất thoát nông dân.  Sự phân bố các ngôi làng bị bỏ hoang tại các vùng thượng du trùm lên sự phân bố các trang  [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] 4 trong thời hậu Lê.  Theo bộ Quốc Triều Điều Lệ Điển Chế [National Code of Le Dynasty], các trang đă gia tăng mau lẹ vào đầu thế kỷ thứ mười tám, đặc biệt tại các vùng núi như các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Yên Quảng (= Quảng Yên).  Từ ngữ “trang” có lẽ phát sinh từ danh từ ghép điền trang hay trang trại [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] có nghĩa “bất động sản, điền sản: estate” trong tiếng Hán Việt cổ điển.  Trong thời hậu Lê, các ông hoàng tử , các quan chức cao cấp, các người giàu có ở địa phương thuê mướn các nông dân dời cư đi khai khẩn đất hoang và theo đó đă thiết lập nhiều trang trại hay điền trang (Sakurai, 1987: 238-47).  Các trang được phát triển tại các vùng núi đặc biệt trong thế kỷ thứ mười tám hẳn phải là một kết quả của phong trào lập trang trại này.  Sự phân bố các ngôi làng bị bỏ hoang tại vùng này hẳn phải liên hệ với sự bất ổn của các điền trang này trong thời kỳ có phong trào cách mạng Tây Sơn. 5

 

 

CÁC LÀNG BỊ BỎ HOANG TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

 

            Huyện Đông Triều nằm ở phần phía tây của tỉnh Quảng Ninh ngày nay và trong phần phía bắc của tỉnh Hải Dương thời nhà Nguyễn.  Huyện có hai phân khu sinh thái, núi và đầm lầy, với các ảnh hưởng khác nhau liên quan đến sự phân tích các làng bị bỏ hoang.

 

            Huyện Đông Triều nằm ở chân núi phía nam của rặng núi Đông Triều, một chi nhánh phía nam của dăy núi Bắc Sơn, và đối diện với sông Kinh Thày ở mặt nam.  Luồng thủy triều của Vịnh Bắc Bộ xâm nhập đến chân núi và đă tạo ra nhiều suối lạch nước biển và các b́nh nguyên có nước thủy triều nằm giữa chân núi và sông Kinh Thày.  Trước thập niên 1930, rừng đước mọc lên dọc theo các lạch suối thủy triều này (Gourou, 1936: 49).

 

            Khoảnh đất canh tác chính của huyện bị giới hạn vào một dải đất h́nh chữ nhật hẹp đo được từ 4-10 km theo hướng bắc nam, và 38 km theo trục tây sang đông, nằm giữa chân núi và sông Kinh Thày.  Quyển Đồng Khánh Ngự Lăm Địa Dư Chí [Official Geography of the Emperor Đồng Khánh] (viết tắt là ĐDC) có đề cập đến các sản phẩm của huyện, cho biết lúa tháng Mười được thu hoạch trên toản huyện, trong khi cũng có trồng cây kê và lúa đại mạch.  Cũng có nhiều tre và gỗ. Núi Yên Tử có rừng thông và rừng trắc bá Nhật [hinoki, tiếng Nhật trong nguyên bản, ND], làng Mạo Khê có sản xuất đất sét thô, mỏ Yên Lăng sản xuất than đá, làng Hương Lát sản xuất đất sét trắng, và làng Hồ Lăo sản xuất đất sét đỏ.  Lúa tháng Mười được canh tác tại các khu vực đầm lầy thấp,  lúa đại mạch và kê trên đất khô, và các làng miền núi bán ra cây tre, gỗ, đất sét làm đồ gốm và than đá.

 

            Lịch sử định cư tại một huyện nghèo như thế có thể truy t́m thấy dấu vết từ một quá khứ khá xa.  Quyển Ức Trai Tập Cẩn Án [ Comment on the Ức Trai Collection], được viết hồi cuối thế kỷ thứ mười lăm, cho hay đă có 110 [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] trong huyện.  Con số các làng đă giảm dần xuống 87 và hai thôn vào hồi đầu thế kỷ thứ mười chin, theo quyển BL.  Bẩy mươi trong số 89 làng đó có thể xác định được trên bản đồ địa h́nh ngày nay (1:50,000) ấn hành năm 1965. 

 

            Các sự định cư làng xă cổ truyền của huyện Đông Triều có thể được phân chia thành bốn loại:

 

            (a) 21 làng nằm dọc theo quốc lộ giữa Hà Nội và Quảng Yên trên một nền đất bằng phẳng cao hơn mặt biển khoảng 10 mét.

 

            (b) 28 làng tọa lạc quanh các ngọn đồi đơn độc (monadnocks);

 

            (c) 8 làng tọa lạc giữa chân núi và sông Đa Bach [?], trên các mặt phẳng có thủy triều xâm nhập cao hơn mặt biển vào khoảng 2-3 mét, và 4 làng tại khu vực đầm lầy bao quanh bởi các ngọn đồi đơn độc Vinh Long [?] và Yên Phu [?] và bờ phía nam của con sông Kinh Thày. 6

 

            (d) 7 làng được thành lập tại vùng núi trên một thung lũng hẹp có chiều rộng khoảng 2 km và chiều dài khoảng 20 km, nằm giữa rặng núi chính Đông Triều và các nhánh phụ Đông Sơn – Cao Bằng.

 

 

Các Làng Bị Bỏ Hoang Tại Các Thung Lũng

 

            Trong năm 1807, 10 làng (hai phường, năm , ba trại [tiếng Việt trong nguyên bản, ND]) đă bị bỏ hoang tại huyện Đông Triều.  Năm trong số này (bốn và một trại) có thể được xác định trên bản đồ địa h́nh hiện tại, và cả 5 làng đều được tập trung vào nhóm các làng ở thung lũng.  Như thể hiện ở H́nh 6.2, các làng Phú Ninh và Quảng Măn tọa lạc ở cửa một thung lũng có cao độ 10 m trên mặt biển.  Các làng Tuấn Mậu và Thanh Luận nằm ở trung tâm thung lũng.  Theo bản đồ huyện Đông Triều trong quyển ĐDC, làng Bồng Am, không c̣n trên bản đồ ngày nay, nằm ở phía bắc của làng Tuấn Mậu.  Năm làng đó tọa lạc trong thung lũng.  Nhưng trong năm 1807, chỉ có 2 làng (Nam Mẫu và Hồ Lao) c̣n hiện diện tại thung lũng.  Nhưng trong ba sự phân hạt hành chính khác, không có làng nào là bị bỏ hoang.

 

 

H́nh 6.2: Sự Phân Bố Các Làng Bỏ Hoang Tại Huyện Đông Triều Năm 1807

 

 

            3 làng bị bỏ hoang trước năm 1807, tức Tuấn Mậu, Thanh Luận và Bồng Am, lại xuất hiện trên bản đồ trong quyển ĐDC hồi cuối thế kỷ thứ mười chin như các làng thuộc vào một tổng được gọi là Tư Trang Tổng , có nghĩa “Quận Hạt có 4 Điền Trang: County of Four Estates”, với một làng mới được gọi là Tư Trang.  Theo bộ Quốc Triều Điều Lệ Điển Chế [Royal Code of Landholding System], đă có 10 quận hạt, 104 và 4 trang trong huyên Đông Triều hồi đầu thế kỷ thứ mười tám.  Ba làng thuộc 4 trang trong huyện đă bị bỏ hoang trước năm 1807.  Trường hợp này hậu thuẫn cho giả thuyết rằng các làng kiểu điền trang tại các vùng núi đă sẵn bị bỏ hoang vào cuối thế kỷ thứ mười tám, có lẽ trong thời Tây Sơn.

 

 

CÁC LÀNG BỎ HOANG TẠI CÁC ĐỒNG BẰNG BỊ LỤT

 

Sự Thành Lập Làng Tại Huyện Nam Sáng

 

            Như đă nói trước đây, hạn hán trong mùa trồng lúa tháng Năm là yếu tố quan trọng nhất gây ra nạn đói và thất thoát nông dân.  Trong thực tế, như được chỉ ở H́nh 6.1 và H́nh  6.3, sự phân bố các làng bị bỏ hoang tại vùng châu thổ, đặc biệt tại các huyện Lang Tài, Quế Dương và Nam Sáng, phủ trùm một cách khít khao lên sự phân bố các vùng trồng lúa một mùa duy nhất vào tháng Năm.

 

 

H́nh 6.3: Sự Phân Bố Vụ Lúa Tháng Năm Tại Châu Thổ Sông Hồng

 

 

            Huyện Nam Sáng tọa lạc tại mỏm đông nam của đồng bằng bị lụt ở phía tây (được gọi là Máng Hà Đông (Casier de Hà Đông) trong thời Pháp thuộc), trên bờ đất bùn rộng lớn được bao quanh bởi các con sông Bắc và Nam Phủ Lư và ḍng chảy chính của sông Hồng để tạo thành một đầm nước được gọi là máng Nam Sáng (Casier de Nam Sáng).  Bởi địa điểm này tiếp nhận mọi nguồn nước xả ra từ các máng Hà Đông và Nam Sáng xuyên qua các con sông của Phủ Lư, rất khó để tháo nước đi trong các mùa mưa.  Khi một bờ đê của máng Hà Đông bị vỡ bởi nước lụt, phần ngập nước ở đó vượt quá 2 mét (Gourou, 1936: 98).  Theo đó, bất kỳ sự canh tác nào đều trở thành việc bất khả trong mùa lụt, và chỉ có lúa tháng Năm là có thể trồng được trong mùa đông, khô ráo.

 

            Quyển BL nêu tên 80 làng trong huyện Nam Sáng, nhưng chỉ có 46 làng có thể được xác định trên bản đồ.  Theo mô thức định cư, 46 làng có thể được chia thành hai nhóm:

 

            (a) Có 33 làng tọa lạc trên các bờ đê thiên nhiên và băi, cồn cát dọc theo con sông bao quanh máng Nam Sáng.  Theo ĐDC, một số làng trong đó, như Mac Xa [?] và Mai Xa [?], nổi tiếng nhờ sản xuất lụa hồi giữa thế kỷ thứ mười chin.

 

            (b) Có 13 làng dọc theo sông Long Huyên [?] chảy xuyên qua trung tâm máng Nam Sáng.  Trước năm 1904, khi một kinh đào mới được đào để xả nước từ máng vào sông Nam Phủ Lư và hơn 3,000 héc-ta (ha) đất được khai khẩn thành đồng lúa, đă có một hồ lớn tại trung tâm của nó (Gourou, 1936: 98).  Khu vực này hẳn đă quá śnh lầy cho sự canh tác ổn định trước đầu thế kỷ thứ mười chín.

 

 

Sự Thành Lập Các Làng Bỏ Hoang Tại Huyện Nam Sáng (xem H́nh 6.4)

 

 

H́nh 6.4: Sự Phân Bố Các Làng Bỏ Hoang Tại Huyện Nam Sáng trong năm 1807

 

 

            12 làng bỏ hoang được nói đến trong quyển BL năm 1807 là “không có dân đăng tịch”.  Chỉ có 3 trong các làng này (Yên Lăng, Măo Cao, và Tri Cao [?]) là có thể xác định được trên bản đồ.  Tuy nhiên, may mắn là chin (9) trong số tên các làng này có xuất hiện trên bản đồ trong quyển ĐDC.  3 trong các làng này, Tri Cao [?], Yên Lăng, và Bàng Ba (giờ không c̣n nhưng trước đây thuộc vào tổng Đông Thuy [?], đă tọa lạc trên bờ đê tự nhiên bao quanh máng Nam Sáng.  Trên một băi cát của sông Phủ Lư là làng Tien Duong [?] (nay là Tien Dinh [?]), Thai Dong (Thai Dinh) [?] và An Mong [?], trong khi 3 làng khác, Măo Cao, Ngu Nhuế và Quan Di (Quan Vu) [?], thuộc khu vực đầm lầy ở trung tâm.

 

            Theo đó, sự phân bố các làng bị bỏ hoang tại khu vực trồng lúa tháng Năm không bị hạn chế vào các điều kiện địa h́nh cụ thể, nhưng có thể là hậu quả của nạn hạn hán thường có ảnh hưởng đến toản vùng.    

 

 

CÁC LÀNG BỎ HOANG TẠI HUYỆN LANG TÀI

 

 

H́nh 6.5: Sự Phân Bố Các Làng Bỏ Hoang Tại Huyện Lang Tài Trong Năm 1807

 

 

            Huyện Lang Tài tọa lạc tại ngà ba sông Đuống (Canal des Rapides) và sông Cầu, nơi cửa con sông Bai Giang [?], xuyên qua đó tất cả lượng nước mưa của châu thổ cũ đổ vào sông Thái B́nh.  Phần ghi chép về huyện Lang Tài trong quyển ĐDC cho biết địa thế của huyện có ít vùng đất cao và khô, và nhiều khu vực ướt nước và đầm lầy. Tất cả các làng đều thu hoach lúa tháng Mười, trồng trong mùa hè vào tháng sáu và gặt trong mùa thu vào tháng chin.  Theo đó, các làng có lẽ có trồng một loại lúa ngắn ngày đặc biệt, chin trong ba tháng, có lẽ để tránh sự thiệt hại bởi sự xâm nhập của nước mặn.  Theo các nhận xét của Gourou, các loại lúa ngắn ngày như thế phổ biến dọc theo các bờ sông Thái B́nh, trong khi lúa tháng Năm được trồng tại trung tâm của các máng đặc biệt dọc theo sông Bai Giang [?] (Gourou, 1936: 398-9).

 

            Đă có 71 làng được ghi chép trong năm 1807, trong đó chỉ c̣n 53 làng có thể xác định được trên bản đồ ngày nay.  Các làng này được xếp loại thành 2 nhóm theo mô h́nh thành lập của chúng, tức các làng trên các bờ đê tự nhiên hay các băi cát và các làng nằm tại trung tâm của đầm lầy phía sau.  Mô h́nh kể sau được mệnh danh “theo kiểu Kim Thanh [?]” bởi tác giả Gourou, người đă nêu các đặc điểm của chúng là “không có h́nh thể rơ rệt, các đường trắc địa viền quanh phần lớn mập mờ và bị đứt đoạn.  Các làng này được thành lập tại các khu vực bằng phẳng, nơi mà các ḍng nước từ máng đổ vào các thung lũng trống không to lớn. 7

 

            Các làng bỏ hoang tại huyện Lang Tài tổng cộng là 13 làng, trong đó 9 làng đă được tái thiết trong năm 1808 hay 1809 và 4 làng đă không được tái lập vào năm 1809.  12 làng trong chúng có thể xác định được trên bản đồ ngày nay (xem Bản Đồ 6.5).  Chỉ có 1 làng, Yên Trang, bị bỏ hoang tại khu vực cạnh bờ sông.  Ngược lại, 12 làng bị bỏ hoang nằm trong khu vực đầm lầy, được phân chia thành hai phần.  Tại phần phía tây là 4 làng tọa lạc tại khu vực đầm lầy sâu nhất, từ 12-17 km phía tây sông Thái B́nh: Mâu Duyệt [?], Cẩm Duyệt [?] (nay là Hy Duyệt [?]), Xuân Quan (nay là Ngọc Quan [?]) và Quan Thiện [?] (Khuyến Thiện [?]).  Tại phần trung tâm là 6 làng: Ni Trai [?], Dinh Dương [?], Trinh Phú [?], Kim Đào và Đông Hương [?].  Đặc biệt, 5 trong 12 làng thuộc tổng Đặng Xá [?] bị bỏ hoang.  Rơ ràng, các làng trong khu vực đầm lầy dựa trên sự thu hoạch lúa tháng Năm rất dễ bị bỏ hoang hơn nhiều, so với các làng tọa lạc trên các băi cát hay trên các bờ đê tự nhiên.

 

 

NẠN THẤT THOÁT NÔNG DÂN VÀ SỰ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI

TẠI HUYỆN VỤ BẢN

 

            Như đă nói ở trên, các làng bị bỏ hoang được tập trung tại khu vực miền núi và khu vực đầm lầy nơi mà vụ lúa tháng Năm được canh tác.  Ngược lại, tại những khu vực như các bờ đê tự nhiên, các châu thổ mới và cũ hay các băi cát, các ngôi làng đă có thể kháng cự lại các thiên tai về nông nghiệp.  Sự khác biệt này trong tính ổn định của sự sản xuất nông nghiệp giữa hai loại sinh thái mang lại các sự thay đổi xă hội trong một xă hội nông dân thuần nhất về mặt lư thuyết, dưới khái niệm chính trị Trung Hoa cổ truyền trên đó thuật chính trị Việt Nam được đặt định.  V́ thế, chính quyền Việt Nam được kỳ vọng sẽ phải giải quyết vấn đề thất thoát nông dân.

 

            Một trận đại hạn hán trong năm 1703, đặc biệt tại khu vực trồng lúa tháng Năm trong tỉnh Sơn Nam (các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây, Nam Định trong thời Pháp thuộc) đă gây ra một sự tiêu hao lớn lao các nông dân là những kẻ vẫn chưa quay trở lại vào năm 1706 (Sakurai, 1987: 228).  Biện pháp đầu tiên được thi hành nhằm khích lệ sự trở về của các nông dân là việc miễn cho họ các khoản thuế đất.  Trong năm 1707, họ được miễn không phải làm xâu dịch trong 5 năm và các nông dân nghèo nhất được miễn thuế gia đ́nh ([?] family tax) trong ba năm (Sakurai, 1987: 228).  Nhưng sự quy định về sự phân phối đất đai năm 1711 tuyên bố rằng khi các nông dân dời cư quay trở về, họ phải nhận được một phần đất công điền [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] [common land] cũng như có trách vụ trả thuế đất (Sakurai, 1987: 230).  Các biện pháp này có vẻ nhằm trước tiên vào việc tái lập xă hội nông dân canh tác công điền, chứ không phải để thu thuế.

 

            Như một hậu quả của các trận hạn hán của các năm 1712 và 1721, các biện pháp sơ khởi này mang lại các phương cách để ổn định hóa sự thu thuế từ các nông dân giàu có.  Một quy định trong năm 1725 cho phép các người láng giềng của các nông dân dời cư được canh tác và mua các cánh đồng bỏ hoang kể cả công điền, và miễn trừ cho các người mua việc trả bất kỳ sắc thuế nào c̣n tồn đọng.  Mặt khác, các nông dân dời cư bị thu thuế và phải đăng tịch tại cư sở mới của họ, và bị bắt buộc phải khai khẩn đất chưa canh tác hay bị trưng tập thành binh sĩ (Sakurai, 1987: 233-8).

 

            Trong thời đầu nhà Nguyễn, sự canh tác đất bỏ hoang bởi các người láng giềng bị cấm đoán.  Đúng hơn, đất đai được phân chia cho các binh sĩ một cách tạm thời.  Nhưng trong năm 1806, các binh sĩ bị cấm đoán không được canh tác trên ruộng đất bỏ hoang như một phương thức để khuyến khích các kẻ dời cư quay trở về.  Cùng lúc, điều được ấn định là nếu họ không quay trở về trong thời khoảng từ 1805 đến 1807, các láng giềng trong làng có thể canh tác trên đất của họ và trả thuế (Sakurai, 1987: 392-3).

 

            Các trường hợp điển h́nh của việc chuyển giao quyền sở hữu đất trong suốt thời kỳ thất thoát nông dân được t́m thấy tại các làng miền núi.  Phần ghi chép về tỉnh Lạng Sơn trong quyển BL có nói rằng “làng Hoàng Liệt, bởi có sự mất mát nông dân, giờ đây thuộc vào trại Bạch Phu [?], và có các cánh đồng lúa nhưng không có đàn ông đăng tịch”.  Tổng số 5 làng bỏ hoang rơi vào tay trại Bạch Phu [?] v́ lư do bỏ phế.  Bạch Phu [?] có nghĩa là tấm vải trắng.  Trong thời kỳ này, các làng của người Nùng (dân Tày ngày nay) được đặt tên theo cống phẩm của họ trong quyển BL.  Theo đó, trại Bạch Phu [?] trong câu chuyện là các làng của người Nùng bao quanh các làng bị bỏ hoang bởi nông dân người Việt, phần đất mà trên đó người Nùng được phép kiểm soát hay canh tác.

 

            Đối với làng thuộc châu thổ, mặc dù không có tài liệu về sự chuyển giao đất tương tự như sự việc tại các làng miền núi có thể t́m thấy được, các thí dụ về các sự chuyển giao quyền sở hữu đất đai có xuất hiện trong sổ Địa Bạ (Land Roll) năm 1805.  Như đă được nói tới trong một bài viết trước đây (Sakurai, 1987: 299-306), các tài liệu c̣n sót lại về 17 làng trong huyện Vụ Bản, tỉnh Sơn Nam Hạ (Nam Định), cho năm 1805, tượng trưng cho sự trước bạ đất đai đầu tiên của thời nhà Nguyễn trong Sưu Tập Tiếng Việt của EFEO [Vietnamese Collection of the EFEO].  Tài liệu này ghi chép sự sở hữu đất đai của các làng có dân cư ngụ vào thời gian đó, không phải của các làng bị bỏ hoang, nhưng may mắn là huyện Vụ Bản tọa lạc tại một khu vực chuyển tiếp giữa các khu vực trồng lúa tháng Mười và lúa tháng Năm, và giữa các đầm lầy bên trong và các cồn cát.  13 làng phia bắc có từ 10 đến 40 % ruộng trồng lúa tháng Năm.  Một sự so sánh sự sở hữu đất đai giữa các làng có các ruộng lúa tháng Năm với các làng không có chúng có thể gợi ư về sự liên hệ giữa sự chuyển giao quyền sở hữu đất đai với t́nh trạng canh nông.

 

            Trong hồi đầu thế kỷ thứ mười chin, hệ thống sở hữu đất đai tại làng xă chưa chặt chẽ; đúng hơn, hệ thống đất đai tách biệt gọi là phụ canh [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] rất là phổ thông (Sakurai, 1987: 324-7).  Thí dụ, trong số 4,344 mẫu (1 mẫu ta = 0.36 ha) ruộng lúa tại 17 làng trong sổ  Địa Ba năm 1805, 1,247.9 mẫu được gọi là phụ canh, có nghĩa đất sở hữu và canh tác bởi cư dân thuộc các làng khác.  Nói chung, sự sở hữu đất đai được chuyển giao bằng sự giao dịch, và các trường hợp như thế được giới hạn vào các cư dân của cùng làng hay cả các làng lân cận (Yamamoto, 1940: 378).

 

 

H́nh 6.6: Các Làng Được Nói Đến Trong Địa Bạ năm 1805

 

 

 

 

Bảng 6.1: Ruộng Lúa và Đất Phụ Canh Tại 17 Làng Thuộc Huyện Vụ Bản

 

 

 

a = diện tích ruộng lúa (mẫu)

b = diện tích ruộng lúa tháng Mười (mẫu)

c = diện tích ruộng lúa tháng Năm (mẫu)

d = diện tích ruộng lúa ba giăng (mẫu)

e = diện tích ruộng phụ canh (mẫu)

f = tỷ lệ ruộng lúa tháng Năm / tổng số ruộng lúa (%)

g = tỷ lệ ruộng hạng ba / tổng số ruộng lúa (%)

h = tỷ lệ ruộng phụ canh vụ lúa tháng Năm / tổng số ruộng lúa (%)

i = tỷ lệ ruộng phụ canh vụ lúa tháng Năm / số ruộng lúa tháng Năm trong tay tư nhân (%)

j = tỷ lệ ruộng phụ canh hạng ba / tổng số ruộng lúa hạng ba (%)

k = tỷ lệ ruộng lúa tháng Năm hạng ba / tổng số ruộng lúa tháng Năm (%)

 

 

 

 

Nhưng trong trường hợp của huyện Vụ Bản năm 1805, phần lớn đất đai trong một làng lại được sở hữu bởi các cư dân thuộc nhiều làng.  Thí dụ, 72% đất của làng Dương Lai thuộc về cư dân của 5 làng (Sakurai, 1987: 325).  Thứ nh́, các làng nguyên gốc của các sở hữu chủ đất phụ canh tại các làng khác được phân bố rất rộng răi.  Thí dụ, như được tŕnh bày trong H́nh 6.6, các sổ hữu chủ đất ruộng của làng Đa Mễ nằm rải rác trên một khu vực rộng 20 cây số vuông, kẻ xa nhất cư ngụ cách Đa Mễ đến 9 km.  Thứ ba, như được chỉ trong Bảng 6.1, tỷ lệ đất  phụ canh do tư nhân chiếm hữu thay đổi rất nhiều từ làng này sang làng khác.  Điều này khiến ta nghĩ rằng sự chuyển giao quyền sở hữu đất đai tại huyện Vụ Bản hồi đầu thế kỷ thứ mười chin phần lớn phát sinh không phải từ sự chuyển nhượng thông thường, mà do sự bỏ hoang đất đai v́ nạn mất mát nông dân

 

 

H́nh 6.7: Tương Quan Giữa Tỷ Lệ Của Ruộng Lúa Tháng Năm với

Tỷ Lệ Của Đất Phụ Canh Nằm Trong Tay Tư Nhân

 

 

 

Như đă nói ở trên, có một sự quan hệ rơ ràng giữa sự phân bố các làng bỏ hoang với khu vực trồng lúa tháng Năm.  H́nh 6.7 cho thấy mối tương quan giữa tỷ lệ ruộng tháng Năm trên toàn thể số ruộng lúa của làng với tỷ lệ đất phụ canh nằm trong tay tư nhân.  Các làng mang số 1, 2, 3, 5, 7, 10, 12 và 13 cho thấy một sự tương quan cao (hệ số tương quan R = 0.6898), các làng đánh số 6, 9, và 11 cho thấy một sự tương quan thấp, trong khi các làng số 4, 8, 16 và 17 không có sự tương quan.  Các làng không có sự tương quan là các làng kể sau:

 

            (a) Làng số 17, An Nhân, như được chỉ trong H́nh 6.6, tọa lạc tại khu vực băi cát và trong khi nó không có ruộng trồng lúa tháng Năm, sổ địa bạ cho thấy nó có nhiều ruộng xấu được gọi là “ruộng hạng ba”.  Số ruộng này chiếm tới 53.1% đất đai của làng, trong đó 91.3% thuộc vào loại phụ canh.  Điều này có nghĩa rằng đất ruộng xấu hơn, ngay dù không phải ruộng lúa tháng Năm, có thể dễ dàng được chuyển giao cho các cư dân thuộc các làng khác.

 

            (b) Làng sô 6, Nhu Thôn [?], là làng mẹ của nhóm làng Xuân Bảng [?] bao gồm Uông Thôn [?], Dao Thôn [?], Phó Thôn [?], Tiền Thôn [?] và Nhu Thôn [?].  Các cư dân của Nhu Thôn sở hữu 48.8 mẫu đất phụ canh tại làng Uông Thôn [?],  9.5 mẫu tại Dao Thôn [?], và 30.4 mẫu tại Pháo Thôn [?].  Tổng cộng, họ sở hữu 88.7 mẫu đất phụ canh ở các làng con, trong khi ngược lại, không có cư dân làng con nào lại sở hữu đất phụ canh tại làng mẹ của họ.  Một t́nh trạng tương tự đă hiện hữu trong sự liên hệ giữa Hương Thôn [?] với Triêu Thôn [?] thuộc nhóm làng Triêu Uyên [?].  T́nh trạng này có nghĩa là sự sản xuất nông nghiệp tại làng mẹ th́ ổn định, ngay dù ở trong khu vực trồng lúa tháng Năm.

 

            (c) Làng số 11, Đa Mễ, trong khi nó có 39.1% đất thuộc ruộng lúa tháng Năm, chỉ có 36.1% trong tổng số đất đai của nó là thuộc vào loại đất phụ canh.  Tuy thế, Đa Mễ bao gồm diện tích đất phụ canh lớn nhất trong số 17 làng, tổng cộng là 163.8 mẫu.  Nó có thể được xem như một làng phụ canh phát triển một cách đặc biệt.

 

            (d) Làng số 16, Đồng Mỹ, có một mô h́nh sở hữu đất đai đặc biệt trong số 17 làng.  Như đă được tŕnh bày ở nơi khác (Sakurai, 1987: 320-2), trong số 43 điền chủ tại các làng, 37 người có đất sở hữu rộng từ 5 đến 20 mẫu và điều này sẽ ổn định hóa t́nh trạng sở hữu đất đai.  Trong số các làng c̣n lại, hơn 80% ruộng lúa tháng Năm tại các làng mang số 1, Dương Lai, số 2, Uông Thôn [?], và số 12, Bội Xuyên, là đất phụ canh.  Gộp chung 17 làng, 37.4% toản thể ruộng lúa tháng Năm là đất phụ canh.  Ngược lại, chỉ có 24% (nếu bỏ ra ngoài trường hợp của làng Yên Nhân [?], 20%) ruộng lúa tháng Mười là đất phụ canh, ít hơn khá nhiều so với đất phụ canh của ruộng lúa tháng Năm.

 

            Một làng với một tỷ lệ rất cao đất phụ canh trong ruộng lúa tháng Năm là Dương Lai, một làng, như H́nh 6.6 cho thấy, nằm tại khu vực đầm lầy bên trong, phía tây bờ đê tự nhiên trên hữu ngạn sông Nam Định, nơi mà Tiểu Cốc Thôn [?] và Bách Cốc Thôn [?] tọa lạc.  Ruộng lúa tháng Năm đều là đất phụ canh.  Ruộng lúa của làng được chia thành 112 mảnh với diện tích trung b́nh là 4.2 mẫu, trong đó 94% nằm trong khoảng từ 2 đến 6 mẫu, một kích thước thích hợp cho sự quản lư của gia đ́nh trong nông nghiệp Việt Nam ở vùng Châu Thổ.  Tuy nhiên, 62.7% ruộng lúa tư nhân (96.4% là ruộng tư nhân hạng ba) được sở hữu và canh tác bởi các cư dân thuộc các làng khác, trong đó 82.6% sở hữu bởi 41 cư dân của Tiểu Cốc [?[], nằm trên bờ đê tự nhiên , 2km đông bắc Dương Lai.  V́ thế, sự sở hữu đất đai của dân làng Dương Lai th́ nhỏ, nhiều nhất chỉ có 2 mảnh với tổng diện tích là 7.8 mẫu, và trung b́nh là một mảnh rộng 4 mẫu.  Ngược lại, Tiểu Cốc [?] có các sự sở hữu nhiều nhất lên tới 10.5 mẫu, với số trung b́nh là 5.8 mẫu.  Do thế, đất đai của làng Dương Lai phần lớn được chuyển giao cho các điền chủ ở Tiêu Cốc [?].  Hơn nữa, 30.8 mẫu hay 39% ruộng lúa tháng Năm và 5.9 mẫu ruộng lúa tháng Mười không có chủ và bị bỏ hoang.  Nhiều phần là đa số các ruộng lúa tháng Năm và ruộng hạng ba đă bị bỏ hoang trước khi có cuộc kiểm kê dân số năm 1805, và một số đất trong đó về sau đă được tái canh bởi dân làng Tiêu Cốc.

 

            Một bức tranh tương phản xuất hiện từ Tiêu Cốc, một làng nằm trên bờ đê tự nhiên dọc theo sông Nam Định, làng mà tất cả đồng ruộng đều là ruộng lúa tháng Mười.  Nông nghiệp tại đó ở vào các điều kiện tốt hơn nhiều so với làng Dương Lai, nhưng sự sở hữu đất đai cũng nhỏ bé.  Ruộng tư nhân chiếm 15.9 mẫu và được phân chia cho 31 sở hữu chủ, diện tích sở hữu trung b́nh là 0.5 mẫu, và mảnh lớn nhất chỉ có 1.4 mẫu.  Các sự sở hữu như thế khó hỗ trợ cho một gia đ́nh nếu không có công điền [tiếng Việt trong nguyên bản, ND], tại Tiêu Cốc được ước lượng là 204.5 mẫu, 13 lần lớn hơn số đất tư nhân.  Một hệ thống công điền phát triển như thế sẽ chỉ khiến gây ra nạn thất thoát nông dân hay bỏ hoang các cánh đồng.  Một khi các ruộng lúa của Dương Lai được thụ đắc, phần đất tư nhân của dân làng Tiêu Cốc [?] đă gia tăng lên 253.5 mẫu.  Số đất này được chia sẻ bởi 65 dân làng và mang số đất sở hữu trung b́nh lên 3.9 mẫu, chưa kể công điền.  Khi đó, con số này sẽ tượng trưng cho một làng giàu có điển h́nh nằm trên vùng đất cao hơn và sở hữu nhiều công điền, có thể kháng cự lại các thiên tai nông nghiệp chẳng hạn như hạn hán và mở rộng các ngôi làng đầm lầy phía sau hồi cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chin.

 

 

KẾT LUẬN

 

            Từ cuộc thảo luận ở trên, các điểm sau đây có thể được rút ra:   

 

            (a) Yếu tố quan trọng nhất kiềm hăm sự tăng trưởng dân số trước thế kỷ thứ mười tám là sự mất mát nông dân như hậu quả của nạn đói.

 

            (b) Các nạn đói đă xẩy ra phần lớn v́ sự tổn hại đối với vụ lúa tháng Năm tại các khu vực châu thổ đầm lầy chẳng hạn như các đồng bằng bị ngập nước, và đối với vụ lúa tháng Mười tại các vùng đồi núi phía đông bởi nạn hạn hán.  Tại các vùng núi đồi, trang hay các làng trang trại đặc biệt nhiêu phần sẽ bị bỏ hoang.

 

            (c) Trong cuối thời nhà Lê và đầu nhà Nguyễn, đồng ruộng bỏ hoang được phép canh tác bởi láng giềng.  Theo đó, một sự chuyển giao đáng kể quyền sở hữu đất đai đă xảy ra giữa các làng.

 

             (d) Sự phân tích các sổ địa bạ thời đầu thế kỷ thứ mười chin cho thấy một sự tương quan chặt chẽ giữa tỷ lệ ruộng lúa tháng Năm với ruộng phụ canh tại nhiều làng.

 

            (e) Một sự nghiên cứu trường hợp điển h́nh các sổ địa bạ của các làng Tiêu Cốc [?] và Dương Lai cho thấy rằng làng giàu có trên một bờ đê tự nhiên đă thành công trong việc thu gom các ruộng lúa xấu bị bỏ hoang bởi các người canh tác từ làng thuộc khu đầm lầy đàng sau.

 

            Để kết luận, nạn đói và mất mát nông dân đă tập trung tại các ngôi làng có điều kiện xấu, và chúng đă thúc đẩy sự mở rộng t́nh trạng sở hữu đất đai của các làng giàu có vào các làng nghèo khổ hơn.  Khuynh hướng này cũng đă diễn ra giữa các nông dân giàu có và nông dân nghèo khổ trong cùng làng.  Nạn đói và mất mát nông dân hay sự đ́nh trệ trong sự gia tăng dân số đưa đến một sự phân biệt giai cấp xă hội rơ rệt tại làng xă thời tiền hiện đại, ngay cả trước khi có sự phổ thông hóa một nền kinh tế tiền mặt của thời kỳ thực dân./-     

 

  

_____

 

 

CHÚ THÍCH:

 

1. “Làng bị bỏ hoang: abandoned village” là sự phiên dịch từ từ ngữ phiêu lưu (hay phiêu bạt) xuất hiện trong BL và được giải thích là “các làng bị bỏ hoang bởi dân làng và vẫn chưa được tái thiết ngay đến giờ” [? sic.  Từ ngữ phiêu lưu hay phiêu bạt được dùng chủ yếu chi người nông dân bỏ làng ra đi, chứ không phải  để chỉ ngôi làng là vật bất động, chú của người dịch].  BL cũng cho hay rằng cho đến năm Đinh Măo (1807), “không có các người phái nam đăng tịch”, rằng “tất cả dân làng” đều đà bỏ đi và mất dạng”, và rằng có “các đồng lúa nhưng không có người canh tác”.  Theo đó chúng ta có thể xác định từ ngữ này để chỉ một ngôi làng đă được đăng kư như một đơn vị hành chính trước năm 1807, nhưng là những ngôi làng mà tất cả dân làng đă bỏ đi từ đó, đến nỗi không c̣n người canh tác để trả thuế đất trong năm 1807.

 

2. Mô thức thu hoạch lúa gạo cổ truyền tại Việt Nam liên hệ đến ba loại lúa gạo: lúa tháng Năm, lúa tháng Mười và lúa ba giăng (ba tháng).  Lúa tháng Năm hay lúa chiêm [tiếng Việt trong nguyên bản, ND) là vụ mùa điển h́nh và truyền thống nhất, và được gọi là Indosinica bởi tác giả Đào Thế Tuấn (Giám Đốc Viện Nông Nghiệp và Kỹ Thuật Nông Nghiệp, Việt Nam).  Nó được thu hoạch chính yếu tạicác khu vực đầm lầy bên trong, phía sau, chẳng hạn như các cánh đồng ngập nước, được cấy trong tháng Chạp hay tháng Giêng theo lịch Việt nam (thường từ cuối tháng Một đến tháng Hai dương lịch) và gặt trong tháng Năm trước khi có mùa lụt.  Nó tương đối kháng cự được với khí lạnh và hạn hán trong mùa đông, nhưng có năng suất thấp hơn lúa tháng Mười.

 

Lúa tháng Mười là một nhóm thuộc chủng loại Indica Aman, được trồng trên mặt đất cao,không bị ngập nước trong mùa lụt, chẳng hạn như trên các con đê tự nhiên, các châu thổ cũ hay mới, và các khu cồn cát.  Nó được trồng trong tháng Năm hay tháng Sáu và thu hoạch trong tháng Mười.  Lúa ba giăng (ba tháng) là một nhóm thuộc chủng loại ngắn ngày, không nhạy cảm với ánh sáng tương tự như chủng loại Indica Aus.  Nó thường được trồng tại các khu cồn cát trước khi cơn lũ đến và được thu gặt trong ṿng ba tháng, và năng suất của nó th́ rất thấp.

 

3. Tỷ số các ngôi làng bị bỏ hoang tại tỉnh Tuyên Quang th́ cao nhất tại Bắc Việt, với 33 trên 249 làng bị bỏ hoang.

 

4. Các từ ngữ chính được dùng để chỉ làng tại Bắc Việt cổ truyền bao gồm xă, thôn, trang, trại, độngsách [tiếng Việt trong nguyên bản, ND].  Danh từ được dùng cho phần lớn các làng trong vùng châu thổ trong thế kỷ thứ mười lăm, sau đó từ ngữ thôn được dùng nhiều hơn trong suốt thời hậu Lê (Sakurai, 1987: 171-5).

 

5. Trong thực tế chỉ có sáu làng (trang) là được đề cập đến trong BL (Sakurai, 1987: 290-1).  Trong tất cả các làng bị bỏ hoang, 85.7% trong tỉnh Lạng Sơn và 88.2% trong tỉnh Thái Nguyên được gọi là .  Trong BLLịch Triều Hiến Chương Loại Chí [Collection of Laws and Regulations of Dynasties] được viết hồi đầu thế kỷ thứ mười chin, phần lớn các làng cũ (trang) nêu trong Quốc Triều Điển Chế Điều Lệ [Regulation Collection on the land holding system in Le Dynasty], biên soạn trong thế kỷ thứ mười tám, đă được đổi thành .  Theo đó, phần lớn ở đó trong đầu thế kỷ thứ mười chin có lẽ có nguồn gốc từ các trang trước đây.  Nguyên do chính của sự bỏ phế về phía người canh tác sau khi có sự sụy sụp của các sở hữu chủ trang trại có thể v́ sự tranh chấp chủng tộc.  Ngay trong hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi, dân số người Việt (Kinh) tại các vùng đồi núi c̣n rất nhỏ, thí dụ chỉ là 2% so với 75% người Tày trong năm 1908 (Diguet, 1908: 7-9).  Nói chung, dân định cư gốc Việt không muốn cư trú một cách vĩnh viễn, v́ thế họ bị nh́n như các thuộc viên của các nhà lănh đạo và khiêu dậy sự thù nghịch của dân bản địa (Famin, 1895: 50).

 

6. Hiện nay, có một mạng lưới rộng lớn các bờ đê ngăn thủy triều chạy dài khoảng 10 km.  Nhưng theo Tập 29 của bộ Đại Nam Nhất Thống Chí [Royal General Geography of Đại Nam], biên tập vào giữa thế kỷ thứ mười chin, các bờ đê như thể chỉ chạy dài có 135 trượng (khoảng 574 m).  Như thế, tám làng trong khu vực này đă không được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của thủy triều hồi trước giữa thế kỷ [ thứ 19].

 

 

***

 

            Tác giả, Tiến Sĩ Yumio Sakurai là Giáo Sư tại Đai Học University of Tokyo và Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á tai Kyoto, Nhật Bản.  Ông cũng là Chủ Tịch của Hội Nghiên Cứu Việt Nam tại Nhật Bản.

 

 

THAM KHẢO

 

Chassigneux, E., “L’irrigation dans le delta du Tonkin”, Revue de Géographie annuelle, Tome VI, Paris, 1912.

 

Diguet, Colonel Edouard J. J., Le Montagnards du Tonkin (Paris: A. Challomel, 1908).

 

Dumont, Remi, La Culture du riz dans le Delta du Tonkin (Paris: Société d’éditions géographiques maritimes et colonials, 1935).

 

Famin, Pierre Paul, Au Tonkin et sur la Frontière du Kwang-si (Paris: A. Challamel, 1985).

 

Gouvernement Général de l’Indochine, Annuaire statistique de l’Indochine, Tome I (Hanoi, 1927).

 

Gourou, Pierre, Les paysans du Delta Tonkinois (Paris: Mouton, 1936).

 

Marabail, P., “Étude sur le cercle de Caobang”, luận án tiến sĩ, Université Paris, Paris, 1908.

 

Phạm Ngọc Thuần và Phan Tất Đắc, Khí Hậu Việt Nam [Climate in Vietnam] (Hà Nội: Khoa Học và Kỹ Thuật, 1978).

 

Sakurai Yumio, Betonamu Sonraku no Keisei [Sự Thành Lập Làng Xă Việt Nam] (Tokyo: Soubunsha, 1987).

 

Yamamoto Tatsuro, “Annan no fudosan baibai monjo” [Tài liệu về việc mua bán bất động sản tại An Nam], Tohogakuho, Tokyo: Tohogakkai, 1940.

 

Yamamoto Tatsuro, Annanshi Kenkyu (I) [Nghiên Cứu Lịch Sử An Nam] (Tokyo: Yamakawa Shuppan, 1950.  

_____

 

Nguồn: Yumio Sakurai, Peasant Drain and Abandoned Villages in the Red River Delta between 1750 and 1850, The Last Stands of Asian Autonomies: Responses to Modernity in the Diverse States of Southeast Asia and Korea, 1975-1900, editor: Anthony Reid, New York: St. Martin‘s Press, Inc., 1997, các trang 133-152.  Bản tiếng Nhật có thể được truy cập tai website: http://repository.kulib.kyoto-u.ac.jp/dspace/handle/2433/56103?mode=full&submit_simple=Show+full+item+record

 

Ngô Bắc dịch

3/8/2009  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2009