Nizam Basiron,

Sumathy Permal và

Melda Malek *

Maritime Institute of Malaysia

 

Tố Tụng Trọng Tài Của

Phi Luật Tân chống Trung Quốc

 

Ngô Bắc dịch

 

Bản Đồ Tuyên Nhận Lănh Hải Tại Biển Nam Trung Hoa

Của Các Nước Tranh Chấp

Nguồn: Wikipedia

 

       Trong một chuyển động lôi cuốn sự chú ư đáng kể trong vùng, Phi Luật Tân đă khởi xướng một thủ tục tố tụng trọng tài chiếu theo Phụ Lục Annex VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 ( Công Ước LOSC) vào ngày 22 Tháng Một 2013, không nh́n nhận hiệu lực của các sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt quy chế của bản đồ đường chín vạch bao gồm các sự tuyên nhận các quyền lịch sử (historic rights), chủ quyền (sovereignty) và các quyền chủ quyền (sovereign rights) của Trung Quốc.  Bản đồ [chín vạch] được đính kèm kháng thư (note verbale) ngày 7 Tháng Năm 2009 của Trung Quốc đối với hồ sơ cùng đệ tŕnh của Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội về các Giới Hạn Thềm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf) và cho thấy một khu vực bao gồm gần hết Biển Nam Trung Hoa chồng lên các sự tuyên nhận vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa của các quốc gia ven biển khác.  Nhiều hành động hành chính, lập pháp và quân sự khác nhau đă được thực hiện bởi Trung Quốc nhằm khẳng định các sự tuyên nhận của Trung Quốc trước và sau khi công bố bản đồ.

       Cáo Tri và Tuyên Bố Sự Tuyên Nhận (Cáo Tri) bởi Phi Luận Tân việc không thừa nhận sư tuyên nhận đường chín vạch, sự chiếm đóng của Trung Quốc các địa h́nh ch́m dưới mặt nước và các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, và sự can thiệp vào các sự hành sử hợp pháp các quyền hạn của Phi Luật Tân tại vùng hàng hải của Phi Luật Tân.  Phi Luật Tân t́m kiếm một phán quyết tuyên bố rằng đường vẽ [chín vạch] th́ trái với Công Ước LOSC và do đó vô giá trị; rằng các quyền của Trung Quốc liên quan đến các khu vực hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa được ấn định bởi Công Ước LOSC; đ̣i hỏi Trung Quốc phải đặt pháp chế nội bộ của nó phù hợp với các nghĩa vụ của Trung Quốc theo Công Ước LOSC; xác định quy chế (status) và quyền bằng khoán của một số địa h́nh trên biển nào đó được tuyên nhận bởi cả hai quốc gia chiếu theo Điều 121 Công Ước LOSC; và rằng Phi Luật Tân có quyền đối với các khu vực hàng hải được thiết lập theo Công Ước LOSC và được đo từ các đường cơ sở quần đảo của Phi Luật Tân.

 

Sự Giải Quyết Tranh Chấp theo Công Ước LOSC

       Công Ước LOSC đă được thương thảo để bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp bao quát nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sự áp dụng và giải thích các điều khoản của nó.  Nó là một trong ít các hiệp ước quốc tế cho phép các thủ tục cưỡng hành theo sau các quyết định bó buộc chiếu theo Mục 2 (Section 2) của Phần XV (Part XV) vốn được xem một cách rộng răi như một chiều hướng canh cải trong sự giải quyết các tranh chấp hàng hải.  Điều 300 Công Ước LOSC quy định rằng

Các Quốc Gia Kết Ước sẽ phải chu toàn với hảo ư các nghĩa vụ đảm nhận theo Công Ước này và sẽ hành xử các quyền, thẩm quyền tài phán và các quyền tự do được thừa nhận trong Công Ước này theo một cung cách sẽ không cấu thành một sự lạm dụng quyền hạn.

Tuy nhiên, Mục 1 của Phần XV nói rơ sự ưu tiên với các giải pháp thương thuyết, xuyên qua các phương tiện ngoại giao hay sự dàn xếp ḥa b́nh khác qua các sự thỏa thuận toàn diện, cấp vùng hay song phương giữa các bên.  Các bên cũng có thể tự đặt ḿnh vào sự ḥa giải không ràng buộc phù hợp với Phụ Lục V hay bất kỳ thủ tục ḥa giải nào khác.  Khi sự giải quyết không thể đạt được xuyên qua Mục này, một bên của cuộc tranh chấp quan tâm đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước LOSC có thể đệ nạp lên ṭa án hay pháp đ́nh có thẩm quyền tài phán theo Mục 2 Phần XV.  Sự ưng thuận của bên quốc gia đối phương kia của cuộc tranh chấp th́ không cần thiết bởi sự ưng thuận được xem như đă được trao khi nó phê chuẩn hay tán thành CÔng Ước LOSC.

Một bên quốc gia tụng phương của Công Ước LOSCV có thể lựa chọn một hay nhiều phương cách cho sự giải quyết các sự tranh chấp: Pháp Đ́nh Quốc Tế vr^` Luật. Biển (International Tribunal for the Law of the Sea), chiếu theo Phụ Lục Annex VI; Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice); một ṭa trọng tài chiếu theo Phụ Lục Annex VII; hay một ṭa trọng tài đặc biệt chiếu theo Phụ Lục Annex VIII. 1 Nếu không có sự ưu tiên nào được tuyên bố, sự trọng tài chiếu theo Phụ Lục Annex VII được xem đă được chấp nhận. 2

Phi Luật Tân đă không chỉ cho thấy sự lựa chọn ưu tiên đối với bất kỳ một trong các phương thức đă liệt kê 3 và Trung Quốc đă tuyên bố rằng nó không chấp nhận bất kỳ một trong các phương pháp nào được phép chiếu theo Mục 2 của Phần XV về mốt số loại tranh chấp nào đó. 4 Trong trường hợp Điều 287 Công Ước LOSC được áp dụng và cuộc tranh chấp chỉ có thể được đệ nạp cho sự trọng tài chiếu theo Phụ Lục Annex VII của Công Ước.

Tuy nhiên, trước khi nhờ cậy đến sự giả quyết cưỡng hành theo Mục 2, Phi Luật Tân sẽ phải thỏa măn ṭa án rằng cả hai quốc gia đă chu toàn nghĩa vụ trao đổi quan điểm và đă cố gắng để giải quyết cuộc tranh chấp, xuyên qua sự thương thảo hay các phương cách ḥa b́nh khác. 5 Trong bản Cáo Tri của nó, Phi Luật Tân cho rằng trách vụ này đă được hoàn tất xuyên qua các sự tham khảo song phương với Trung Quốc trở lùi về từ năm 1995.  Ṭa trọng tài sẽ phải quyết định liệu trong thực tế điều kiên đ̣i hỏi này đă được hoàn tất hay chưa.

Chướng ngại vật hiển nhiên nhất cho bước đi của Phi Luật Tân sẽ là sự tuyên bố “chọn lựa đứng ngoài: opting-out” của Trung Quốc đối với tất cả mọi loại tranh chấp được liệt kê theo Điều 298(1) bao gồm các sự tranh chấp về sự phân ranh trên biển, các vũng lcị sử (historic bay) hay bằng khoán lịch sử (historic title), các hoạt động quân sự kể cả những hoạt động được làm bởi các tàu và máy bay chính phủ tham gia vào các hoạt động phi thương mại, các hoạt động thi hành luật pháp.

Để phá hỏng chướng ngại này, bản Cáo Tri không bao gồm các loại tranh chấp được lựa chọn đứng ngoài (opted out) một cách cụ thể bởi Trung Quốc.  Mặc dù bản đồ đường chín vạch có được đề cập đến, không sự tham chiếu nào được đưa ra về bản chất “lịch sử” trong các sự tuyên nhận của Trung Quốc trong khi các câu hỏi về chủ quyền và sự phân ranh được đặc biệt đặt ra ngoài bản Cáo Tri.

 

Sự Đáp Ứng Của Trung Quốc

       Sự trả lời rơ rệt của Trung Quốc diễn ra hôm 19 Tháng Hai năm 2013 dưới h́nh thức một kháng thư (note verbale) gửi Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân hoàn trả và từ khước Cáo Tri trên căn bản của các sự tuyên nhận chủ quyền không tranh căi của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp và rằng bản Cáo Tri “vi phạm sự đồng thuận được trân quư trong Bản Tuyên Bố về Sự Ứng Xử Của Các Bên Tại Biển Nam Trung Hoa”. 6 Hơn nữa, trong một bản tin báo chí, Trung Quốc cho hay rằng họ hy vọng “… Phi Luật Tân đáp ứng một cách tích cực đối với đề nghị của Trung Quốc nhằm thiết lập một cơ chế đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải và làm việc để giải quyết chúng xuyên qua các cuộc thương nghị song phương”. 7 Tuy nhiên Phi Luật Tân đă nhất quyết tiến hành thủ tục trọng tài theo Phụ Lục VII.

       Điều 3 (e) cùng với tiểu mục (e) của Phụ Lục VII cho phép Phi Luật Tân, được yêu cầu Chánh Án của Pháp Đ́nh Quốc Tế về Luật Biển thực hiện các sự chỉ định cần thiết cho sự thiết lập phần c̣n lại của phiên ṭa trọng tài.  Hơn nữa, Điều 9 của Phụ Lục VII cho phép Phi Luật Tân yêu cầu ṭa án tiếp tục các thủ tục tố tụng và đưa ra phán quyết của ṭa bất kể sự không tham dự của Trung Quốc.  Sự vắng mặt của một bên hay không biện hộ vụ kiện của nó sẽ không cấu thành một sự ngăn cản các thủ tục tố tụng và bất kỳ phán quyết nào được đưa ra sẽ có tính ràng buộc đối với cả hai bên.  Tuy nhiên, trước khi đưa ra phán quyết của ḿnh, ṭa án phải biết chắc không chỉ nó có thẩm quyền tài phán trên cuộc tranh chấp mà c̣n bảo đảmn rằng sự tuyên nhận có nền tảng vững chắc về t́nh và lư.  Trung Quốc hiện khăng khăng giữ lập trường của nó rằng các cuộc tranh chấp Biển Nam Trung Hoa phải được giải quyết xuyên qua các cuộc đàm phán song phương và đă mời Phi Luật Tân băi bỏ thủ tục tố tụng trọng tài và làm việc theo đề nghị của họ nhằm thiết lập một cơ chế đối thoại song phương.  Lời tuyên bố của Trung Quốc đi kèm theo sự tứ khước Bản Cáo Tri nói rằng “văn thư và Cáo Tri liên hệ … cũng thiếu sót sự kiện và chứa đựng các sự tố cáo sai lạc”.

       Bất kể sự từ chối của nó không tham dự vào các thủ tục tố tụng trọng tài, sự từ khước chính thức của Trung Quốc rơ ràng chứa đựng các sự thách thức tính thích đáng của tố quyền của Phi Luật Tân cũng như chống lại thẩm quyền tái phán của phiên ṭa trọng tài tương lai thụ lư vụ kiện.  Có lẽ một diễn đàn đáng tin cậy hơn cho Trung Quốc để phát biểu các sự thách thức của nó sẽ là việc tham gia vào các thủ tục tố tụng trọng tài và tŕnh bày lư lẽ của nó vào lúc khởi đầu các thủ tục.  Sự từ chối của Trung Quốc không tham gia vào các thủ tục trọng tài đă đặt ra một tiền lệ không đáng mong ước rằng các quốc gia tụng phương không cần tuân hành yêu cầu của Công Ước LOSC về các thủ tục cưỡng bách đưa đến các quyết định ràng buộc trên bất kỳ sự tranh chấp nào liên quan đến sự giải thích hay áp dụng Công Ước khi mà sự giải quyết xuyên qua phương sách thương thảo hay các phương cách ḥa b́nh khác đă không thể đạt được.

Các Phản Ứng Ngoại Giao

       Mặc dù các lư đo đă tuyên bố cho các hành động của Phi Luật Tân th́ rơ ràng từ Bản Cáo Tri gửi đến Trung Quốc, tuy thế các mục tiêu hàm ư đáng được cứu xét hơn nữa.  Tùy thuộc vào kết quả, phiên ṭa trọng tài cũng sẽ có hiệu ứng tiềm năng của việc giải trừ t́nh hợp pháp của sự tuyên nhận đường chín vạch của Trung Quốc, từ đó cung cấp cho Phi Luật Tân căn bản pháp lư vững chắc hơn trong việc khẳng định các sự tuyên nhận của Phi Luật Tân tại Biển Nam Trung Hoa.

       Hành động của Phi Luật Tân sẽ lôi kéo các thành viên khác của khối ASEAN tiến sâu hơn vào cuộc chiến qua việc buộc chúng phải đáp ứng, như Brunei và Việt Nam đă làm, đối với sự cáo tri.  Brunei đă tuyên bố rằng nó sẽ theo đuổi một bộ luật ứng xử bắt buộc giữa các quốc gia tuyên nhận tranh giành Biển Nam Trung Hoa như một ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ chủ tịch khối ASEAN của Brunei trong năm 2013.  Brunei xem các cuộc tranh chấp Biển Nam Trung Hoa như một mối đe dọa then chốt đến an ninh trong vùng và muốn giải quyết chúng xuyên qua sự đối thoại với tất cả các nước tuyên nhận, kể cả Trung Quốc. 8 Việt nam mặt khác có tuyên bố rằng:

…lập trường nhất quán của Việt Nam rằng mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ phải được giải quyết bằng các phương cách ḥa b́nh trên căn bản luật quốc tế, đặc biệt Công Ước LOSC.  Việt Nam tin tưởng rằng mọi nước có thể thực hiện bất kỳ phương tiện ḥa b́nh nào để giải quyết các sự tranh chấp …” 9

       Lập trường của Việt Nam tương tự như lập trường của Singapore và Thái Lan, vốn cũng nh́n nhận hành động của Phi Luật Tân như một “tố quyền quốc gia” mà các nước tuyên nhận được quyền theo đuổi.

       Trong khi khối ASEAN không ủng hộ các sự tuyên nhận của bất kỳ một trong các thành viên của nó tại Biển Nam Trung Hoa và không nêu quan điểm về hiệu lực của các sự tuyên nhận của Trung Quốc, Phi Luật Tân trong vài lần đă cố gắng sử dụng khối ASEAN như một đường dẫn truyền để tăng cường lập trường của nó bằng việc thúc đẩy một sự chấp nhận mau chóng hơn một Bộ Luật Ứng Xử tại Biển Nam Trung Hoa hay bằng việc giới thiệu các ư tưởng chẳng hạn như biến Biển Nam Trung Hoa thành một Khu Vực Ḥa B́nh, Tự Do, Thân Hữu và Hợp Tác.  Sự tiến triển chậm chạp của các cuộc thảo luận về Bộ Luật Ứng Xử, sự bác khước của khối ASEAN ư tưởng về Khu Vực Ḥa B́nh  và sự khẳng định gia tăng của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa có thể đă thúc đẩy hành động gần đây nhất của Phi Luật Tân.  Trong thực tế nhiều lời tuyên bố khác nhau của chính phủ Phi Luật Tân có vạch ra rằng nó đă chọn con đường pháp lư bởi hoạt động ngoại giao bị vấp ngă, và khi nh́n lại, chỉ có câu hỏi là khi nào chứ không phải là liệu Phi Luật Tân sẽ có làm như thế hay không.

       Để làm nhẹ các sự căng thẳng tiếp theo sau hành động của Phi Luật Tân, Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc đă đưa ra một sự b́nh luận hiếm hoi về sự tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, thúc giục một sự giải quyết hữu nghị và đưa ra sự trợ giúp kỹ thuật nếu được yêu cầu và rằng “mọi vấn đề này cần phải được giải quyết bởi các bên liên can”. 10 Các nhà ngoại giao ghi nhận rằng các ư kiến của ông rơ ràng được cân nhắc một cách cẩn thận để tránh không đứng về phe nào trong khi đề cao tiến tŕnh trọng tài theo Công Ước LOSC.

 

Các Sự Chú Ư Từ Bên Ngoài Vùng và Các Hàm Ư

       Ngoài các nước tuyên nhận thuộc khối ASEAN và Trung Quốc, có các cường quốc quan trọng khác lưu tâm đến địa chính trị của Biển Nam Trung Hoa.

       Sự quan tâm của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa gồm hai phương diện: để bảo đảm sự tự do hải hành và để theo đuổi các chiến lược toàn cầu của nó, pḥng vệ các đồng minh của nó trong vùng, và kiềm chế ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.  Sự cam kết của Hoa Kỳ vượt quá các liên minh quân sự của nó và bao gồm các ràng buộc mậu dịch chặt chẽ với các nước Á Châu.  Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Kerry, ủng hộ các nỗ lực của Phi Luật Tân để giải quyết các sự tuyên nhận trái nghịch nhau xuyên qua nguyên tắc của luật pháp, đặc biệt xuyên qua Công Ước LOSC và Kerry đă là một lực thúc đẩy đàng sau một nghị quyết của Thượng Viện Hoa Kỳ về sự giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp tại Biển Tây Phi Luật Tân, và rằng Bộ Trưởng Kerry hoàn toàn ủng hộ Công Ước LOSC và là một trong các người bênh vực mạnh mẽ nhất Công Ước tại Thượng Viện.. 11

       Ấn Độ có các quyền lợi chiến lược và kinh tế trực tiếp tại Đông Nam Á.  Công Ty Hơi Đốt Quốc Gia do nhà nước điều hành của Ấn Độ có can dự vào các liên đoanh với Công Ty TNK Việt Nam và Petro Vietnam, thực hiện các dự án thăm ḍ chất đốt hydrocarbon ngoài khơi tại các hải phận tranh cuấp của Biển Nam Trung Hoa.  Trong kỳ họp Thượng Đỉnh khối ASEAN-Ấn Độ năm 2012, Ấn Độ đề nghị đóng một vai tṛ lớn hơn trong việc bảo đảm sự ổn định trong vùng và ngăn chặn thái độ hung hăng của Trung Quốc kể cả việc bố trí các lực lượng hải quân của Ấn Độ ở đó.

       Ngoài sự bác khước hiện thời để không nh́n nhận các thủ tục trọng tài của Phi Luật Tân và sự lập lại “chủ quyền không tranh căi” của nó trên khu vực, Trung Quốc cũng đă gia tăng sự hiện diện hải quân tại khu vực tranh chấp.  Một hạm đội hải quân bao gồm ba tàu chiến đă tiến vào Biển Nam Trung Hoa hôm 1 Tháng Hai năm 2013 để tuần tra và tập trận.  Trước đó, trong Tháng Một, chính quyền địa phương tại đảo Hải Nam có ban hành một luật cho phép cơ quan hải giám Trung Quốc được thanh tra, bắt giữ hay trục xuất các tàu nước ngoài tiến vào hải phận thuộc quyền tài phán của đảo Hải Nam.  Ngoài ra, Pḥng Ngư Nghiêp Biển Nam Trung Hoa, thuộc Bộ Nông Nghiệp có loan báo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện các cuộc tuần tra quản trị việc đánh cá hàng ngày tại Biển Nam Trung Hoa trong năm 2014 để bảo vệ các quyền lợi của các ngư phủ Trung Quốc. 12

       Sự hiện diện gia tăng các tàu của Trung Quốc có thể đưa đến việc các nước tuyên nhận khác nâng cao tư thế của chúng trong khu vực mà kế đó có thể làm tăng cường độ sự căng thẳng và các biến cố tại Biển Nam Trung Hoa.  Các sự tuyên nhận từ lâu tại Quần Đảo Spratly đă là một động lực quan trọng cho các nỗ lực hiện đại hóa hải quân tại các nước tuyên nhận.  Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đă công bố Bạch Thư Quốc Pḥng của Việt Nam bao gồm 1.8% tổng sản lượng gộp của xứ sở cho các chi tiêu quốc pḥng.  Việt Nam đă mau chóng tái xây dựng các năng lực của ḿnh sau các năm lăng quên, được thúc đẩy bởi ước muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên ngoài khơi và các tuyên nhận lănh thổ.  Hải quân đă cam kết cải thiện các khả năng chống tàu chiến, chống tàu ngầm, gỡ ḿn hay quét ḿn.  Chính phủ Việt Nam đang trong tiến tŕnh cải thiện hạm đội hộ tống trên biển để đáp ứng với sự đe dọa gia tăng trông thấy của các tàu ngầm Trung Quốc cũng như sự quan tâm gia tăng đến Quần Đảo Spratly.

       Hải quân Phi Luật Tân đă mở rộng vai tṛ của nó vượt quá sự ủy nhiệm tiên khởi nhằm bảo vệ bờ biển của đất nước đến việc pḥng thủ lănh thổ chống sự xâm lược ngoại lai và bảo toàn các khu vực hàng hải của nó chống lại mọi h́nh thức đột nhập và xâm lấn.  Việc hiện đại hóa cũng được ước định nhằm nâng cao một cách lớn lao khả năng của hải quân để hoàn thành một số công tác phi truyền thống nào đó và để bảo đảm cho việc theo dơi ngoài khơi hữu hiệu chủ quyền trên biển của xứ sở.  Ngoài ra, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ đang tái cam kết như được thỏa thuận trong Hiệp Ước Pḥng Thủ Hỗ Tương năm 1951; đối với Phi Luật Tân, sự tái cam kết th́ trọng yếu cho ḥa b́nh và an ninh trong vùng.  Điều này diễn ra bởi hiệp định buộc Hoa Kỳ phải đến pḥng thủ Phi Luật Tân nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Phi Luật Tân tại Biển Nam Trung Hoa.

       Ghi nhận tầm quan trọng của biển đối với mậu dịch và sự phát triển ngoài khơi, Brunei đă trù hoạch các chiến lược để bảo vệ các khu vực hàng hải và theo đuổi an ninh trên biển tại vùng kinh tế độc quyền của nó và đă mua sắm các tàu tuần tra mới để bảo vệ vùng biển của ḿnh.

       Tố quyền của Phi Luật Tân có thể có một hiệu ứng tiêu cực trên khảo hướng đa phương của khối ASEAN trong việc quản lư các sự trtanh chấp tại Biển Nam Trung Hoa mà cho đến nay được đặt trên một khảo hướng cấp vùng trong sự đối phó với Trung Quốc xuyên qua sự thi hành Bản Tuyên Bố về Sự Ứng Xử của các Bên tại Biển Nam Trung Hoa.  Nguyên tắc đàng sau đó là việc tái khẳng định của khối sự cam kết của nó đối với các mục đích và các nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công Ước LOSC, Hiệp Định Hữu Nghị và Hợp Tác tại Đông Nam Á, các điều khoản và tinh thần của Bản Tuyên Bố về Sự Ứng Xử của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa. 13

 

Sự Tham Gia, Con Đường Tiến Về Phía Trước

       Các sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa đă là một nguồn cội xung đột giữa các nước tuyên nhận, tức Brunei, Trung Quốc, Mă Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan, và Việt Nam trong 30 năm qua.  Hành động của Phi Luật Tân là một gia vị bổ túc cho món hầm xoáy tṛn đang sôi sục tại Biển Nam Trung Hoa và đ̣i hỏi sự xử lư sáng suốt bởi mọi bên liên can.

       Các sự tranh chấp lănh thổ và sự quan trọng về địa dư của Biển Nam Trung Hoa sè tiếp tục có các sự phân hóa đáng kể trong các lănh vực địa chính trị, kinh tế và an ninh của vùng trong những thập niên sắp tới.  Để giúp vào việc ngăn chặn các sự leo thang căng thẳng không may, điều quan trọng cho khối ASEAN là cần tăng cường các biện pháp xây dựng sự tin tưởng chẳng hạn như xuyên qua Bộ Luật Ứng Xử không có nghĩa mang lại các giải pháp cho các sự tranh chấp pháp lư hay không bị nh́n như một rào cản cho các quốc gia tuyên nhận theo đuổi các phương thức giải quyết tranh chuấp ḥa b́nh khác được dự liệu theo Công Ước LOSC và luật quốc tế.  Khối ASEAN cần tiếp tục lôi cuốn Trung Quốc tiến tới một Bộ Luật Ứng Xử hữu hiệu, và với hành vi mới nhất này của Phi Luật Tân vốn có thể bị nh́n như có tính cách khiêu khích bởi một số nước, việc h́nh thành một Bộ Luật Ứng Xử ràng buộc tại Biển Nam Trung Hoa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết./-   

__

* Các nhà nghiên cứu tại Viện Hàng Hải Mă lai (Maritime Institute of Malaysia)

_____

 

CHÚ THÍCH

 

1. Công Ước LOSC, Điều (Article) 287.

2. Công Ước LOSC. Điều (Article) 287(2).

3. Bản Tuyên Bố được đưa ra nhân dịp kư kết hôm 10 Thánh Mười Hai, năm 1982 và được xác nhân phê chuẩn hôm 8 Tháng Năm, năm 1984.

4. Bản Tuyên Bố được đưa ra sau khi có sự chấp thuận hôm 25 Tháng Tám, năm 2006,

www.un.org/Depts/los/convention_agreements/convention_declarations.htm#China after ratification.

5. Công Ước LOSC, Điều  (Article) 283.

6. T́nh trạng về Sự Đáp Ứng của Trung Quốc đối với Vụ Kiện Trọng Tài của Phi Luật Tân, ngày 19 Tháng Hai, 2013, Bộ Ngoại Giao (The Department of Foreign Affairs’ Status on China’s Response to the Philippines’ Arbitration Case, 19 February 2013),

http://www.dfa.gov.ph/index.php/newsroom/dfa-releases/7465-the-department-of-foreign-affairs-statement-on-chinas-response-to-the-philippines-arbitration-case.

7. ‘China rejects Philippines Arbitral Request: FM’ (Trung Quốc bác bỏ Yêu Cầu Trọng Tài Của Phi Luật Tân: Bộ Ngoại Giao), http://news.xinhuanet.com/english/china/2013-02/19/c_132178817.html, 19 Tháng Hai, năm 2013.

8. ‘New ASEAN chair Brunei to seek South China Sea code of conduct’ (Tân chủ tịch khối ASEAN, Brunei, t́m kiếm Bộ Luật Ứng Xử Tại Biển Nam Trung Hoa), 14 Tháng Một, 2013,

www.gmanetwork.com/news/story/290271/news/world/new-asean-chair-brunei-to-seek-south-china-sea-code-of-conduct.

9. Các nhận xét bởi Phó Trưởng Ban Ban Biên Giới Quốc Gia Việt Nam hôm 24 Tháng Một, 2013, Bộ Ngoại Giao, Việt Nam.

10. Xem ‘UN chief Ban Ki-moon makes a rare intervention in South China Sea row’, South China Sea Morning Post, 24 Tháng Một 2013,

www.scmp.com/news/asia/article/1134622/un-chief-ban-ki-moon-makes-rare-intervention-south-china-sea-row.

11.Bộ Trưởng Del Rosario, Bộ Trưởng Kerry Đồng Ư Tôi Luyện Các Quan Hệ Hoa Kỳ-Phi Luật Tân Mạnh Hơn, Sâu Xa Hơn, [xem website dưới đây, chú của người dịch].

www.dfa.gov.ph/index.php/newsroom/dfa-releases/7443-secretary-del-rosario-secretary-kerry-agree-to-forge-stronger-deeper-phl-us-relations-.

12. Xem ‘Daily fishery patrols to begin in South China Sea’, China Daily, 8 Tháng Hai 2013, www.chinadaily.com.cn/china/2013-02/07/content_16213362.htm.

13. Tuyên Bố của Chủ Tịch Phiên Họp Thượng Đỉnh khối ASEAN lần thứ 21 tại Nam Vang, 18 Tháng Mười Một., 2012 (Chairman’s Statement of the 21st ASEAN Summit Phnom Penh, 18 November 2012).

_____

Nguồn: Nizam Barison, Sumathy Permal and Melda Malek, COMMENTARY: Philiiines arbitral proceedings against China, Australian Journal of Maritime and Ocean Affairs (2013) Vol. 5(1) , các trang 37-40.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

16.06.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2014