Sam Bateman*

Australian National Centre for Ocean Resources and Security (ANCORS)

University of Wollongong,

 

VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA –

 

HIỆN TRẠNG VÀ VIỄN ẢNH

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Lời Người Dịch:

Trong khi tuyệt dại đa số các chuyên viên luật biển quốc tế hàng đầu đều xem các sự tuyên nhận chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa theo bản đồ chín đoạn (vạch) của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở và hiệu lực pháp lư nào, không đáng cứu xét tới, tác giả Sam Bateman lại là một trong thiểu số rất ít các kẻ bênh vực cho lập trường của Trung Quốc.  Không cần xét lại tinh chất phi pháp lư của bản đồ đường 9 vạch mà nhiều tác giả khác được dịch nơi đây đă bác bỏ như chuyện giả tưởng lịch sử, chúng ta thử cân nhắc một vài luận điệu được tác giả Bateman nêu ra trong bài này:

1.      Trong khi Trung Quốc chưa bao giờ làm sáng tỏ ư nghĩa của bản đồ đường chín, rồi 10 đến 12 vạch, một cách chính thức, và lại cố t́nh sử dụng các từ ngữ mới như “các hải phận liên hệ: relevant waters” mà nhiều tác giả khác cho là một chiến thuật cố ư gây hỏa mù v́ Trung Quốc không có bằng chứng nào biện minh được cho sự tuyên nhận của ḿnh, Bateman lại t́m cách giải thích một cách không chính thức rằng đường chín vạch không có nghĩa Trung Quốc tuyên nhận toàn thể hải phận, mà chỉ để tuyên nhận tất cả các ḥn đảo bên trong đường chín vạch này, làm như mặc nhiên thừa nhận tất cả đảo này đă thuộc chủ quyền Trung Quốc.  Bateman c̣n liên kết một cách vu vơ rằng đường chín vạch phù hợp với sự phản đối của Trung Quốc đối với hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam mà không có lập luận nào về sự phù hợp đó, khiến người đọc không hiểu Bateman muốn nói điều ǵ.  Một luận cứ bênh vực khác cho bản đồ đường chín vạch là Trung Quốc chưa hề phản đối các sự phân định ranh giới trước đây giữa Indonesia với Mă Lai và giữa Việt Nam với Mă Lai.  Điều khôi hài là khi đó Trung Quốc lấy tư cách ǵ dể phản đối bởi cho đến cuối thập niên 1930, chính một Ủy Hội của Chính Quyền Trung Hoa Dân Quốc có nói rơ rằng phía nam Biển Nam Trung Hoa tức Quần Đảo Trường Sa nằm ngoài lănh thổ Trung Quốc. Nên nhớ Trung Quốc mới chỉ có mặt tại vùng Quần Đảo Trường Sa sau khi chiếm đoạt bằng vũ lực đảo Gạc Ma và một số đảo nhỏ khác của Việt Nam từ năm 1988.

2.      Bateman cho rằng việc Việt Nam và Mă Lai đệ nạp hồ sơ tuyên nhận chung lên Ủy Hội Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc có tính chất khiêu khích cao độ Trung Quốc, v́ bị Trung Quốc xem là vi phạm đến chủ quyền, các quyền lănh thổ và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa.  Một lần nữa, Trung Quốc mới chỉ xuất hiện tại miền nam của Biển Nam Trung Hoa sau khi cướp đoạt một số đảo của Việt Nam vào cuối thập niên 1980.  Thế giới chưa có nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các phần đất chiếm đoạt phi pháp bằng vũ lực này.  Hoặc giả một cách mỉa mai, chỉ có mỗi Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền này theo công hàm của Phạm Văn Đồng hồi năm 1958, như sự cáo giác của Trung Quốc.

3.      Trong khi với việc đệ nạp hồ sơ tuyên nhận chủ quyền hay khởi kiện của Mă Lai, Việt Nam, Phi Luật Tân lên các định chế thẩm quyền liên hệ của Liên Hiệp Quốc là một chiều hướng tốt, thể hiện việc chấp nhận và yêu cầu phân xử theo các Công Uớc và công pháp quốc tế của ba nước này, chính Trung Quốc mới là nước ngoài miệng kêu gọi sự tôn trọng luật pháp quốc tế, trong thực chất đă có hành động không những đi ngược lại mà c̣n triệt hủy Công Ước về Luật Biển  của Liên Hiệp Quốc mà chính Trung Quốc đă kư kết tham gia và phê chuẩn.

4.      Các hành động cụ thể gần đây nhất như việc đặt dàn khoan dầu HY981 trong Khu Kinh Tế Độc Quyền của Việt Nam một cách phi pháp hồi Tháng Năm, 2014, việc công bố bản đồ Trung Quốc theo chiều dọc với ranh giới mới xâm chiếm cả một phần hải phận của Indonesia tại Biển Nam Trung Hoa, việc gia tốc xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma thành căn cứ quân sự đe dọa khống chế vùng Quần Đảo Trường Sa v.v… đă làm bộc lộ chủ đích của Trung quốc là độc chiếm Biển Nam Trung Hoa.  Trung Quốc không hề có ư định theo đuổi một sự xây dựng thể chế chung nào hết cho Biển Nam Trung Hoa, với bất kỳ một hay tất cả các nước thuộc khối Asean.  Với Trung Quốc, mục tiêu tối hậu là biến Biển Nam Trung Hoa thành một ao nhà của Trung Quốc, và áp đặt một trật tự mới tại Biển Nam Trung Hoa tức trật tự của Trung Quốc.

Việt Nam là nước gần cận nhất và là một mục tiêu cần khuất phục trước tiên trong kế hoạch bành trướng và độc chiếm Biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc.  Chừng nào Việt Nam c̣n tự lựa chọn là một nước lệ thuộc ảnh hưởng của Trung Quốc, chừng đó Việt Nam không thể nào tự ḿnh bảo vệ được chủ quyền và nền độc lâp do sự bất cân xứng sức mạnh, khoan nói đến chuyện liên kết với các nước khác để chống ngoại xâm.  Đối với Đại Hán Tộc chủ nghĩa, như một số các nhà quan sát am tường Trung Quốc nhận xét, một Việt Nam chư hầu tốt của Trung Quốc là một Việt Nam chết tốt.  Đây chính là thời điểm quyết định của dân tộc Việt Nam.  Xin nh́n lại lịch sử, Trung Hoa đă nhiều lần xâm lăng Việt Nam, như chưa bao giờ thành công trên đất Việt./-

 

***

 

Đại Ư: Bài viết này duyệt xét hiện trạng tại Biển Nam Trung Hoa, quy chế pháp lư của biển này, và các yếu tố đă ngăn cản sự hợp tác hữu hiệu phù hợp với Bản Tuyên Bố của Khối Asean và Trung Quốc Năm 2002 Về Sự Ứng Xử Của Các Bên Tại Biển Nam Trung Hoa.  Bài viết kết luận với các đề xuất về các hoạt đông xây dựng thể chế khả hữu cho vùng này.  T́nh trạng tại Biển Nam Trung Hoa là một trở ngại chính yếu cho một thể chế an ninh hàng hải ổn định và trật tự tốt đẹp trên biển tại Đông Nam Á.  Các yếu tố đă hạn chế sự tiến bộ trong việc phát triển các thể chế quản lư hừu hiệu cho Biển Nam Trung Hoa kể cả các sự tranh chấp chủ quyền trên các ḥn đảo và rạn san hô tại biển, sự thiếu vắng của quyền tài phán hàng hải được thỏa thuận, và sự thiêu sót của các nước duyên hải khi không tôn trọng các nghĩa vụ của họ chiếu theo các văn kiện liên hệ của luật quốc tế.  Bài viết lập luận rằng điều cần thiết giờ đây là phải t́m kiếm một số phương cách khác cho việc quản trị Biển Nam Trung Hoa và khai thác các nguồn tài nguyên của nó, không được đặt trên quyền tài phán đơn phương và quyền sở hữu độc nhất đối với các nguồn tài nguyên.

***

 

Nhu Cầu Các Thể Chế Hữu Hiệu

Tại Biển Nam Trung Hoa

Vẫn chưa có thể chế hữu hiệu tại Biển Nam Trung Hoa cho sự quản trị hàng hải hợp tác và trật tự tốt đẹp trên biển: v́ sự an toàn và an ninh của việc chuyển vận bằng tàu; sự bảo tồn, bảo vệ và và giữ ǵn môi trường hàng hải; sự thăm ḍ và khai thác các tài nguyên biển; sự ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp tại biển; và sự thực hiện việc nghiên cứu khoa học về biển.  Sự việc hiện tại là như vậy, bất kể nghĩa vụ của mọi nước giap ranh với một bộ phận của biển, chẳng hạn như Biển Nam Trung Hoa, là phải hợp tác chiếu theo Phần IX của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 (viết tắt là LOSC), Công Ước mà tất cả các nước duyên hải đều là thành viên kết ước. 1 Bản Tuyên Bố Của Khối ASEAN và Trung Quốc năm 2002 về Sự Ứng Xử của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa (Declaration on the Conduct: viết tắt là DOC) được đồng ư là “luật mềm: soft law cũng mời gọi các quốc gia duyên hải hợp tác trong một số hoạt động trên biển nào đó.  Ban Tuyên Bố Ứng Xử (DOC) đă là một biện pháp xây dựng sự tín nhiệm quan trọng, nhưng nó không có tính chất ràng buộc và không đủ để cấu thành một thể chế thành công cho việc cung cấp an ninh và sự quản trị hàng hải hợp tác tại Biển Nam Trung Hoa.

       Các vấn đề xuyên ranh giới tại Biển Nam Trung Hoa cần có sự hợp tác bao gồm năm hoạt động. được xác định trong Bản Tuyên Bố Ứng Xử DOC khi đ̣i hỏi sự hợp tác trong lúc chờ đợi một sự giải quyết toàn diện và bền vững cho sự tranh chấp.  Các hoạt động này là:

·         Bảo vệ môi trường hàng hải

·         Nghiên cứu khoa học về biển

·         An toàn hải hành và truyền tin tại biển

·         Các hoạt đông t́m kiếm và cứu nguy

·         Chiến đấu chống tội phạm quốc gia, kể cả, nhưng không bị giới hạn, đến việc buôn lậu chất thuốc hút phi pháp, nạn hải tặc và cướp bóc có vũ trang tại biển, và sự buôn lậu vũ khí bất hợp pháp. 2

       Rất ít tiến bộ đă được thực hiện trong việc thi hành sự hợp tác đ̣i hỏi và nhiều nước trong các quốc gia duyên hải Biển Nam Trung Hoa vẫn chưa là thành viên của các công ước quốc tế liên hệ có dự liệu một khuôn khổ cho trật tự tốt đẹp tại biển. 3 Hơn nữa, các yêu cầu về các thể chế quản trị hữu hiệu tại Biển Nam Trung Hoa sẽ trở nên gay gắt hơn trong tương lai.  Khối lượng chuyển vận bằng tàu sẽ tiếp tục gia tăng với các rủi ro lớn hơn của sự ô nhiễm biển do tàu gây ra và các tai nạn hải vận.  Sẽ có áp lực gia tăng trên các nguồn tài nguyên của Biển Nam Trung Hoa, sinh vật hay không phải sinh vật, cũng như sự quan ngại tăng trưởng về sự bảo vệ và bảo tồn các hệ thống sinh thái nhạy cảm và trạng thái đa dạng sinh thực vật biển của biển này. 4

       Các thể chế mang lại các lợi lộc và giảm bớt các phí tổn trong một cách mà không một. nước đơn độc nào hoạt động riêng rẽ có thể đạt được. 5 Chúng giảm bớt các rủi ro về “một bi kịch của cộng đồng”, nơi trong ngắn hạn, các nước cá biệt có thể được lợi nhưng trong trường kỳ, mọi nước đều mất mát.  Tuy nhiên, chúng liên can đến các sự thỏa hiệp và đổi chác giữa các quyền lực quốc gia khác nhau của từng nước cá biệt.  Các gánh nặng ngắn hạn được nhận thức của sự tham gia thể chế thường bị xem là vượt quá các lợi lộc trường kỳ của sự tham gia như thế, ngay dù các lợi lộc này có thể đáng giá hơn nhiều các phi tổn.  Thí dụ, các nước ven bờ Biển Nam Trung Hoa rơ ràng lo ngại rằng sự tham gia vào một số thể chế hàng hải có thể liên can đến một sự mất chủ quyền và nền độc lập, và điều này vượt quá bất kỳ lợi lộc trường kỳ nào có thể có của sự tham gia thể chế về mặt quản trị tài nguyên được cải thiện, bảo vệ môi trường biển, và an ninh hàng hải.

       Sự thiếu sót một thể chế hữu hiệu tại Biển Nam Trung Hoa là do có vài sự tranh chấp chủ quyền trên các ḥn đảo và các rạn san hô tại biển này và sự thiếu sót phát sinh của thẩm quyền tài phán trên biển được thỏa thuận.  Các nước duyên hải của Biển Nam Trung Hoa theo đuổi một chiều hướng dân tộc chủ ngh́a đối với các hải phận tuyên nhận của họ, và miễn cưỡng dấn ḿnh vào các đế xuất có vẻ phải thỏa hiệp chủ quyền của họ.  Họ vẫn đang t́m kiếm “các hàng rào trên biển để phân định các giới hạn của chủ quyền và các quyền chủ quyền của họ, và cho đến này đều ngừng lại ở sự hợp tác hay xây dựng thể chế hữu hiệu bất kể khuôn khổ chính trị đă được dự liệu bởi Bản Tuyên Bố Ứng Xử DOC.  Bởi v́ quá nhiều vấn đề quản trị không gian đại dương có bản chất xuyên ranh giới, các hàng rào không thể được thiết lập tại biển theo cùng cách như các hàng rào biên giới được dựng lên trên đất liền.

       Xây dựng các thể chế hữu hiệu tại Biển Nam Trung Hoa cũng bị ngăn trở bởi vấn đề vạch ranh giới trên biển tại khu vực này.  Địa dư của vùng tiếp cận, với các khu vực lơm vào trong của bờ biển (các vịnh Thái Lan và Bắc Việt), các ṿng cung đảo và nhiều đảo ngoài khơi chịu nhiều sự tuyên nhận chủ quyền xung đột với nhau, có nghĩa rằng các ranh giới trên biển thẳng hàng theo quy ước nhiều phần không được áp dụng tại nhiều bộ phận của khu vực.  Nhiều ranh giới, hay ít nhất các điểm cuối hay các khúc quanh của chúng (tripoint: ngă ba) sẽ đ̣i hỏi sự thỏa thuận của ba nước, hay c̣n nhiều hơn nữa.  Kinh nghiệm quá khứ tại Á Châu và các phần khác của thế giới cho thấy rằng sự thỏa thuận này có thể rất khó đạt được.  Chính v́ thế, điều sẽ trở nên càng cần thiết hơn để t́m kiếm một số phương cách khác cho việc quản/trị khu vực tranh chấp và khai thác các nguồn tài nguyên của nó, giải pháp sẽ không được đặt trên quyền tài phán đơn phương và quyền sở hữu duy nhất các nguồn tài nguyên.

 

Hiện Trạng

       T́nh h́nh tại Biển Nam Trung Hoa tệ hại hơn trong năm 2010.  Ba tác nhân then chốt đă góp phần cho t́nh trạng này: Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Việt Nam.  Trung Quốc và Việt Nam là các tác nhân then chốt do bởi tầm mức tuyên nhận chủ quyền, các hành động khẳng quyết gần đây của họ, và các sự căng thẳng tái diễn giữa hai nước.  Các tuyên nhận của Trung Quốc và Việt Nam đối với toàn thể các địa h́nh của biển này là khía cạnh ương ngạnh nhất của các sự tranh chấp chủ quyền.  Sự tuyên nhận bởi Việt Nam đối với tất cả các địa h́nh là một khía cạnh đặc biệt khó khăn bởi nó bao gồm các đảo và các rạn san hô cũng đuợc tuyên nhận bởi Mă Lai, Phi Luật Tân, hay Brunei, và do đó gây bất lợi cho khả năng của khối ASEAN để đạt tới một lập trường chung về các sự tranh chấp, hơn các khía cạnh khác, nói một cách tổng quát nhất.

       Cả Trung Quốc và Việt Nam đă khởi sự các chương tŕnh giao tế công cộng quan trọng để phát huy các quyền lợi và củng cố sự ủng hộ cho các tuyên nhận của họ.  Các chương tŕnh này, thí dụ, bao gồm việc đón mời các hội nghị quốc tế quan trọng về Biển Nam Trung Hoa. 6 Đây là các biến cố trên Tuyến II (Track II) quan trọng hẳn phải trợ lực vào việc xây dựng sự tín nhiệm, sự hợp tác và ngoại giao pḥng ngừa tại Biển Nam Trung Hoa nếu chúng đừng thiên vị quá mức đối với các quan điểm của nước chủ nhân đón tiếp.  Các diễn đàn trên Tuyên II (Track II) sẽ không bị xem nhẹ về vai tṛ mà chúng đóng giữ trong việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định tại Biển Nam Trung Hoa kể từ đầu thập niên 1990. 7

       Hoa Kỳ đă xuất hiện như một tác nhân then chốt mới tại Biển Nam Trung Hoa.  Điều này diễn ra trong tiến tŕnh tái xây dựng các quyền lợi trong vùng của nó và Hoa Kỳ đă tuyên bố “một quyền lợi quốc gia” trong việc bảo tồn các quyền tự do hải hành xuyên qua Biển Nam Trung Hoa.  Sự phát triển này ít nhất một phần là hậu quả của việc Trung Quốc nâng Biển Nam Trung Hoa lên tư thế của một trong những “quyền lợi cốt lơi” của nó, ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, vùng dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) bất kham tại miền tây Trung Quốc.  Tuy nhiện sau này, đă có một số lời thoái thác bởi Trung Quốc về việc liệu trong thực tế Biển Nam Trung Hoa có phải là “một quyền lợi cốt lơi” đáng để tiến tới chiến tranh hay không. 8

       Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ Gates có tuyên bố tại Cuộc Đối Thoại Shangri-La 2010 ở Singapore rằng Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào đối với các sự tuyên nhận chủ quyền nhưng chống đối bất kỳ hành động nào đe dọa các các sự tự do hải hành. 9 Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Clinton đă đưa ra một sự tuyên bố tương tự tại Diễn Đàn Cấp Vùng ASEAN nhóm họp tại Hà Nội hồi Tháng Bảy 2010 rằng Hoa Kỳ có “một quyền lợi quốc gia trong sự tự do hải hành, sự tiếp cận mở ngỏ đối với các vùng biển chung của Á Châu, và sự tôn trọng luật quốc tế tạo Biển Nam Trung Hoa”. 10 Hậu quả, Trung Quốc sau đó đă cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào các tranh chấp lănh thổ. 11

       Sau một vài hăng hái ban đầu về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào sự vụ của Biển Nam Trung Hoa, các chính phủ khối ASEAN trở nên quan ngại về các rủi ro của việc leo thang các sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 12 May mắn, t́nh trạng đă phần nào được cải thiện trong những tháng cuối cùng của năm 2010.  Các sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được tháo gỡ tại Phiên Họp Các Bộ Trưởng Quốc Pḥng khối ASEAN cộng với 8 nước khác (ASEAN Defence Ministers Meeting plus Eight: ADMM+8) tại Hà Nội hồi Tháng Mười 2010 với cả hai bên phần nào thoái lui khỏi các lập trường khẳng quyết hơn trước đây. 13 Trong một dấu hiệu của sự không chú ư đến sự can dự của bên ngoài vào việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa, cả khối ASEAN lẫn Trung Quốc đều không xuất hiện như phe ủng hộ cho đề nghị của Hoa Kỳ muốn tạo thận tiện cho các cuộc đàm phán về việc thi hành Bản Tuyên Bố Ứng Xử DOC.  Tuy nhiên, Phiên Họp Thượng Đỉnh khối ASEAN-Trung Quốc tại Hà Nội hồi Tháng Mười Một năm 2010 đă đồng ư một Kế Hoạch Hành Động để Thi Hành Bản Tuyên Bố Chung về Đối Tác Chiến Lược giữa khối ASEAN – Trung Quốc cho Ḥa B́nh và Thịnh Vượng (2011-15) và khối ASEAN cùng Trung Quốc đă hội họp tại Côn Minh, Trung Quốc trong Tháng Mười Hai, 2010 để thảo luận một bộ luật ứng xử về an ninh hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa. 14 Buổi họp kể sau đă không tạo ra kết quả ǵ nhưng các kỳ họp khác nữa sẽ được triệu tập.

       Hai biến cố đă góp phần vào việc “châm ng̣i” cho sự tệ hại trong t́nh trạng tại Biển Nam Trung Hoa trong năm 2010.  Đây là những sự việc tiêu biểu cho các vấn đề thi hành Bản Tuyên Bố Ứng Xử DOC và xây dựng các thể chế hữu hiệu tại Biển Nam Trung Hoa.

       Trước tiên là sự va chạm tại Biển Nam Trung Hoa trong Tháng Ba 2009 khi tàu khảo sát đại dương của Hoa Kỳ, chiếc USNS Impeccable bị quấy nhiễu bởi các chiếc tàu của Trung Quốc tại một khu vực phía nam đảo Hải Nam.  Hoa Kỳ đă tranh luận một cách mạnh mẽ rằng các hoạt động của tàu Impeccable là một quyền tự do hải hành chính đáng được dành cho các nước khác trong khu kinh tế độc quyền (KKTĐQ) của một nước. 15 Câu chuyện rắc rối này đă trở thành một chất xúc tác cho sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào các sự vụ của Biển Nam Trung Hoa.  Quan điểm Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để giải thích Công Ước LOSC theo quyền lợi riêng của ḿnh, và rằng các hoạt động của tàu Impeccable là sự nghiên cứu khoa học về biển cần phải có sự ưng thuận của Trung Quốc. 16 Vấn đề cho sự xây dựng thể chế hữu hiệu rằng nhiều nước Á Châu ngầm [?] ủng hộ quan điểm rằng phải có một số sự giới hạn trên các hoạt động quân sự được thực hiện bởi nước khác tại KKTĐQ của một quốc gia duyên hải. 17

       Biến cố này đă trở nên một “ng̣i nổ” cho t́nh trạng hiện nay bởi nó làm gia tăng sự nhạy cảm của Trung Quốc đối với các hoạt động của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa và làm Hoa Kỳ hoảng sợ. Về phía Hoa Kỳ, nó chứng tỏ một sự đe dọa khả hữu từ Trung Quốc đến các quyền tự do hải hành và phi hành trên không trung.  Sự quan tâm của Hoa Kỳ đến các sự tự do này tại Biển Nam Trung Hoa chính yếu liên hệ với các tàu thủy và máy bay quân sự và sự tự do của chúng để thực hiện một số các hoạt động khảo sát và nghiên cứu quân sự tại một KKTĐQ nước ngoài.  Tuy nhiên, dường như ít có sự nghi ngờ về sự khả cung của chúng cho việc hải vận thương mại.  Trung Quốc đă tuyên bố trong vài dịp rằng nó tôn trọng các quyền tự do nói chung về hải hành và phi hành tại Biển Nam Trung Hoa.  Các sự tự do này cũng được tôn trọng nơi Điều 3 của Bản Tuyên Bố Ứng Xử.

       Biến cố thứ nh́ dẫn đến sự tệ hại là hồ sơ đệ nạp chung bởi Mă Lai và Việt Nam hồi Tháng Năm 2009 lên Ủy Hội Về Các Giới Hạn Của Thềm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf: CLCS).  Sự việc này tương đương với một sự tuyên nhận bởi hai nước này đối với các nguồn tài nguyên dưới đáy biển của toàn thể phía nam Biển [Nam?] Trung Hoa, gạt bỏ các bên quan tâm khác gồm Brunei, Trung Quốc và Phi Luật Tân. 18 Điều có thể bị tranh luận rằng sự đệ nạp này trái với Điều 5 Bản Tuyên Bố Ứng Xử về việc tự kiềm chế trong sự thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp hay leo thang sự tranh chấp.

       Khu vực bao trùm bởi hồ sơ đệ nạp chung được tŕnh bày nơi H́nh 1.  Sự đệ nạp này có tính chất khiêu khích cao độ đối với Trung Quốc.  Điều dễ tiên đoán là sự đáp ứng tức tối với việc Trung Quốc phản đối rằng hồ sơ đệ nạp “đă xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa”. Bởi Ủy Hội CLCS sẽ không cứu xét các hồ sơ đệ nạp liên hệ đến một khu vực nằm dưới sự tranh chấp chủ quyền, sự đệ nạp bởi Mă Lai và Việt Nam có thể được xem như một cử chỉ chính trị chỉ làm phức tạp và leo thang t́nh h́nh.

       Có các vấn đề khác với hồ sơ đệ nạp chung này.  Các khu vực thềm lục địa vành ngoài cùng chỉ hiện hữu tại Biển Nam Trung Hoa nếu các ḥn đảo tranh chấp được xem là “các băi đá”  theo nghĩa của Điều 121(3) Công Ước LOSC, và chính v́ thế bị ngăn cấm không cho phát sinh các tuyên nhận trên biển nối dài.  Nếu bất kỳ ḥn đảo nào của Biển Nam Trung Hoa có khả năng làm phát sinh các quyền của KKTĐQ và thềm lục địa, không khu vực nào của thềm lục địa vành ngoài tiềm năng vượt quá 200 hải lư từ đảo hay đường cở sở đât liền gần nhất lại được hiện hữu.  Sự phát triển này về mặt luận lư có thể làm phương hại đến các lập trường của Mă Lai và Việt Nam đặc biệt trong các cuộc thương thảo ranh giới trong tương lai.  Ngược lại, nó cũng có thể có tiềm năng đơn giản hóa đáng kể sự tranh chấp bằng việc tối thiểu hóa các sự tuyên nhận biển liên hệ đến có ḥn đảo tranh chấp. 19

 

Quy Chế Pháp Lư Của Biển Nam Trung Hoa

       Biển Nam Trung Hoa là một “biển nửa khép kín” theo định nghĩa nơi Điều 122 Công Ước LOSC.  Phần cuối cùng của định nghĩa, rằng một biển nửa khép kín là biển bao gồm “toàn thể hay chính yếu các lănh hải và các khu kinh tế độc quyền của hai hay nhiều Quốc Gia duyên hải” là phần được áp dụng cho Biển Nam Trung Hoa.

 

H́nh 1 Hồ Sơ Đệ Nạp Chung Của Mă Lai và Việt Nam

Được vẽ bởi I Made Andi Arsana của Khoa Kỹ Sư Địa Chính, Đại Học Gadjah Mada University, Indonesia
và được in lại với sự cho phép của Viện Nghiến Cứu Chính Sách Chiến Lược Úc Đại Lợi.


       Sự sử dụng các nhóm từ ngữ “phải hợp tác” và “cần gắng sức” trong điều 123 Công Ước LOSC đặt một nghĩa vụ nặng nề lên các quốc gia duyên hải để phối hợp các hoạt động của họ như được xác định trong các đoạn văn của điều khoản đó.  Trong khi sự quản trị nguồn tài nguyên, sự bảo vệ môi trường biển và sự nghiên cứu khoa học về biển được đề cập một cách cụ thể như các lănh vực cho sự hợp tác, câu mở đầu của Điều 123 tạo ra một nghĩa vụ hợp tác tổng quát hơn.  Trách nhiệm đó có thể được giải thích như bao gồm an ninh và an toàn, kể cả việc duy tŕ luật và trật tự trên biển. 20

       Biển Nam Trung Hoa không phải là “hải phận quốc tế”; đúng hơn nó bao gồm các KKTĐQ của một vài nước duyên hải, kể cả Trung Quốc, có các quyền hạn và bổn phận quan trọng tại biển này, như được đặt ra trong Phần V Công Ước LOSC định nghĩa về thể chế KKTĐQ. 21 Hoa Kỳ bao gồm các KKTĐQ vào trong định nghĩa “hải phận quốc tế” hoạt động của nó bởi v́, chiếu theo Điều 58 (1) Công Ước LOSC, các quốc gia khác có các quyền tự do hải hành và phi hành tại KKTĐQ của một quốc gia duyên hải, cũng như quyền tự do để đặt các đường dây điện thoại và ống dẫn dầu dưới biển, và các sự sử dụng hợp pháp quốc tế khác của biển liên quan đến các tự do đó.  Tuy nhiên, Điều 58 (3) Công Ước LOSC đ̣i hỏi rằng, trong khi hành sử các tự do đó, các quốc gia khác phải cứu xét thích đáng (due regard) về các quyền và bổn phận của quốc gia duyên hải, nhưng trong thực tế, rất khó để xác định một trắc nghiệm hữu hiệu để phân biệt giữa một hành động có cứu xét thích đáng dến các quyền và bổn phận của bên kia, với hành động không cứu xét thích đáng. 22

       Sự khó khăn về việc đề cập đến các KKTĐQ như “hải phận quốc tế” đă được thừa nhận bởi một chuyên viên Hoa Kỳ nổi tiếng về luật biển. 23 Không may, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hilary Clinton lại không có cùng quan điểm.  Kể từ khi bà có các sự khác biệt với đối nhiệm Trung Quốc tại phiên họp của Diễn Đàn Cấp Vùng Khối ASEAN tại Hà Nội hồi Tháng Bẩy 2010, bà vẫn thường đề cập đến Biển Nam Trung Hoa như “hải phận quốc tế”. 24 Điều này không tác động tốt đẹp với bất kỳ quốc gia duyên hải nào vốn muốn nh́n thấy sự thừa nhận lớn hơn bởi Hoa Kỳ về các quyền hạn và bổn phận của họ tại một KKTĐQ. 25

       Trong khi Biển Nam Trung Hoa không phải là “hải phận quốc tê’, nó cũng không phải là “hải phận lịch sử” hay lănh hải của bất kỳ một nước nào.  Sự phản kháng củaTrung Quốc trong sự đáp ứng trước hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội CLCS bao gồm một bản đồ tŕnh bày một đường h́nh chữ U tai tiếng (xem H́nh 2), đôi khi được đề cập đến trong văn liệu Trung Quốc như “đường ranh giới trên biển truyền thống”, “biên cương cực nam”, “giới hạn lănh thổ”, v.v… Nó kéo dài xuống phía nam gần đến quần đảo Natuna của Indonesia [sic, các tác giả khác cho biết bản đồ này có xâm chiếm một phần chứ không chỉ gần sát quần đảo này, và Chính Phủ Indonesia đă có yêu cầu Trung Quốc giải thích chính thức về điểm này, chú của người dịch] và gồm cả Rạn San Hô Louisa Reef ngoài khơi Brunei.  Tuy nhiên, bản chất pháp lư của đường vè này chưa bao giờ được làm sáng tỏ, và đă là đề tài của sự suy đoán đáng kể.  Một số tác giả Tây Phương có nêu ư kiến kiến rằng đó là một sự tuyên nhận toàn thể biển như lănh hải hay “hải phận lịch sử” của Trung Quốc, nhưng điều này dường như không phải như thế.

H́nh 2: Đường H́nh Chữ U Của Trung Quốc

Được vẽ bởi I Made Andi Arsana của Khoa Kỹ Sư Địa Chính, Đại Học Gadjah Mada University, Indonesia
và được in lại với sự cho phép của Viện Nghiến Cứu Chính Sách Chiến Lược Úc Đại Lợi.

 

       Giáo Sư Zhoguo Gao, một học giả hàng đầu về chính sách biển của Trung Quốc và hiện là một thẩm phán của Pháp Đ́nh Quốc Tế về Luật Biển (International Tribunal on the Law of the Sea: ITLOS), đă nhận xét rằng “Một sự nghiên cứu kỹ càng các tài liệu Trung Quốc phát hiện rằng Trung Quốc chưa bao giờ tuyên nhận toàn thể cột nước (water column) của Biển Nam Trung Hoa, mà chỉ đối với các ḥn đảo và các hải phận bao quanh chúng nằm trong đường vẽ”, và rằng “đường ranh giới trên bản đồ Trung Quốc chỉ là một đường phân định quyền sở hữu các ḥn đảo chứ không phải một ranh giới trên biển theo nghĩa quy ước”. 26

       Trong thực tế, Trung Quốc đang nói rằng tất cả các ḥn đảo và các rạn san hô nằm trong đường đứt đoạn là của Trung Quốc, và rằng các đảo này khi đó phát sinh ra các khu vực biển như được cho phép bởi luật quốc tế.  Chính v́ thế, đường này không phải là một sự tuyên nhận trọn vẹn hải phận của Biển Nam Trung Hoa.  Sự thẩm định này phù hợp với sự sử dụng các nhóm chữ “hải phận kề cận: adjacent waters” và “hải phận liên hệ: relevant waters” [“hải phận liên hệ” là nhóm chữ mới được sáng chế ra bởi nhà cầm quyền Trung Quốc, không hề có trong các văn bản luật quốc tế và chưa bao giờ được chính thức giải thích ư nghĩa bởi nhà cầm quyền Trung Quốc.  V́ thế không hiểu tác giả Bateman hiểu ư nghĩa nhóm từ này ra sao khi tán tụng lập trường của Trung Quốc.  Nhiều tác giả khác cho rằng việc sử dụng các từ ngữ mới này là một chiến thuật gây hỏa mù cố ư của Trung Quốc, bởi đại đa số các chuyên viên lua6t. quốc tế đều thẳng thừng bác bỏ các lập luận của Trung Quốc về đường vẽ từ 9 đến 11 hay 12 đoạn này của Trung Quốc.  Xin xem các bài dịch của các tác giả khác trong cùng chủ đề này, chú của người dịch] trong kháng thư phúc đáp hồ sơ đệ nạp chung của Mă Lai và Việt Nam.  Điều này có thể được xem như một sự thừa nhận mặc nhiên nguyên tắc căn bản rằng chủ quyền và các quyền chủ quyền tại biển chỉ có thể phát sinh từ chủ quyền trên lănh thổ đất liền.

       Quan điểm này về đường vẽ h́nh cữ U cũng được hậu thuẫn bởi sự kiện rằng Trung Quốc chưa hề phản đối các ranh giới trên biển được đồng ư trước đây tại khu vực nằm giữa Indonesia với Mă Lai, và giữa Indonesia với Việt Nam.  Các ranh giới này xâm nhập vào khu vực được bao quanh bởi đường h́nh chữ U.  Hơn nữa, Trung Quốc chưa bao giờ phản đối các hoạt động thăm ḍ và khai thác dầu khí ngoài khơi sâu rộng được thực hiện bởi Brunei, Indonesia và Mă Lai tại phần phía nam của Biển Nam Trung Hoa nằm trong đường chữ U của Trung Quốc.

 

Bản Tuyên Bố Ứng Xử Của Các Bên

       Bản Tuyên Bố Ứng Xử là kết quả của một tiến tŕnh lâu dài của sự thương thảo khởi đầu với hảo ư từ Bản Tuyên Bố về Biển Nam Trung Hoa của khối ASEAN năm 1992, theo sau hậu quả của các vụ đụng độ hải quân có tiềm năng gây bất ổn tại các Quần Đảo Paracels và Spratly. 27 Cuộc Hội Thảo Công Tác Về Biển Nam Trung Hoa do Indonesia bảo trợ đă đóng một vai tṛ then chốt trong việc tạo sự thuận tiện cho sự thảo luận các lănh vực có tiềm năng gây bất ḥa ở một mức độ không chính thức. 28 Bản Tuyên Bố Ứng Xử giao kết các bên đối với các phương thức ḥa b́nh của sự giải quyết tranh chấp, sự áp dụng luật quốc tế, nhu cầu xây dựng sự tin nhiệm và ḷng tin cậy, và sự thừa nhận quyền tự do hải hành và phi hành tại Biển Nam Trung Hoa.  Trong khi nó đă thành công trong việc kiềm chế các sự tranh chấp và các căng thẳng tại Biển Nam Trung Hoa, nó đă không góp phần vào các hoạt động hợp tác theo cách mà nó đă hy vọng, hay dẫn tới các biện pháp xây dựng sự tín nhiệm thích đáng. 29

       Bản Tuyên Bố Ứng Xử đă là “một bước tiến cần thiết trong tiến tŕnh nhắm đến việc thiết lập và thỏa thuận về một “bộ luật ứng xử” tại Biển Nam Trung Hoa”. 30 Nó là một chuyển động thực tiễn để đặt các sự tranh chấp ra đàng sau và mang các liên hệ kinh tế ASEAN-Trung Quốc lên phía trước. 31 Hơn nữa, nó đă cung cấp một thí dụ về sự đoàn kết của giữa các hội viên của khối ASEAN.  Tuy nhiên, nó không phải là một bộ luật ứng xử có tinh chất ràng buộc.  Nó đă là một cử chỉ chính trị hơn là một bước tiến quan trọng đến sự quản trị và giải quyết xung đột.  Tuy nhiên, sẽ là điều thơ ngây để tin tưởng rằng bởi có Bản Tuyên Bố Ứng Xử, các bên đă ngừng các hoạt động có thể làm phức tạp t́nh h́nh. 32 Một bộ luật ứng xử quy định một nghĩa vụ ràng buộc để né tranh xung đột vẫn c̣n cần thiết.

 

Phát Triển Các Thể Chế Cho

Biển Nam Trung Hoa

       Không khó để xác định các yếu tố cản trở sự tiến bộ trong việc thi hành Bản Tuyên Bố Ứng Xử (DOC) và sự phát triển một thể chế quản trị hợp tác cho Biển Nam Trung Hoa.  Cản trở nan giải nhất là các sự tuyên nhận toàn thể các địa h́nh trên biển này bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.  Các tuyên nhận này có nghĩa ít có viễn ảnh cho việc giải quyết chủ quyền trong tương lai khả dĩ tiên đoán được, nhưng nghiêm trọng hơn nữa, chúng khiến cho sự hợp tác điều hành trở nên khó khăn hơn.  Các “chướng ngại vật” khác bao gồm ước muốn của các nước để nh́n các ranh giới trên biển như “các hàng rào tại biển” phân cách các khu vực thuộc sự kiểm soát chủ quyền, các sự quan tâm gia tăng về an ninh năng lượng và sự tranh giành các nguồn tài nguyên; sự chia rẽ trong khối ASEAN; và sự quốc hữu hóa và quân sự hóa các sự tranh chấp.

       Các tác nhân quan trọng cần phải điều giải các sự khác biệt của họ và theo đuổi các sáng kiến ngoại giao pḥng ngừa.  Trung Quốc và Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng các sự khác biệt của họ tại Đông Bắc Á Châu về Đài Loan và bán đảo Triều Tiên sẽ không lan xuống Đông Nam Á.  Họ sẽ phải theo đuổi một cách tích cực hơn sự đối thoại để đạt tới một sự hiểu biết chung về các vấn đề của luật biển, kể cả một sự hiểu biết chung về các quyền hạn và các bổn phận của các quốc gia trong một KKTĐQ.  Công việc được thực hiện bởi Nhóm 21 KKTĐQ (EEZ Group 21), dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội Nghiên Cứu Chính Sách Đại Dương, để đưa ra Các Chỉ Dẫn Cho Việc Hải Hành và Phi Hành trên KKTĐQ (Guidelines for Navigation and Overflight in the EEZ) là một căn bản hữu dụng cho việc bắt đầu thảo luận về sự hiểu biết chung này. 33

       Tuy nhiên, không may một chuyên viên Hoa Kỳ cao cấp về luật biển đă nói rằng ông xem các hướng dẫn này là “không thể chấp nhận được ngay dù như một điểm khởi thảo”. 34 Đây là một thái độ ít trợ lực nhất.  Nhiều biến cố sẽ xảy ra trừ khi có một sự chuẩn bị nhiều hơn để phân xử và giải quyết các sự mơ hồ và các quan điểm khác biệt.  Các khu vực rông lớn của KKTĐQ hiện diện tại Á Châu Thái B́nh Dương và các sự khác biệt về các quyền và các bổn phận tại khu này là một sự đe dọa nghiêm trọng đến trật tự tốt đẹp tại biển trong vùng, kể cả ở Biển Nam Trung Hoa.  Phải có sự đối thoại để gắng sức giải quyết chúng hơn là sự khẳng quyết quyền hạn đơn phương bởi bất kỳ bên nào, đặc biệt bởi Hoa Kỳ, trong khi nó không phải là một thành viên của Công Ước LOSC. 35

       Trung Quốc và Việt Nam, cũng như các nước tuyên nhận khác, phải tôn trọng một cách chặt chẽ tinh thần của Bản Tuyên Bố Ứng Xử DOC và làm việc với các thành viên khác của khối ASEAN để mở rộng nó thành một bộ luật ứng xử ràng buộc.  Trung Quốc phải gỡ bỏ sự mơ hồ gắn liền với sự tuyên nhận theo đường h́nh chữ U bao trùm khắp khu vực, và làm sáng tỏ một cách chính xác đích thực những ǵ nó tuyên nhận tại Biển Nam Trung Hoa.

       Có một nhu cầu để thừa nhận rằng các sự tuyên nhận chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa và từ đó các ranh giới trên biển sẽ không được giải quyết trong một tương lai gần cận.  Các ranh giới trên biển song phương theo quy ước nhiều phần không xảy ra tại nhiều bộ phận của biển này.  Một thể chế quản trị hợp tác là giải pháp duy nhất.  Khuôn khổ duy nhất khả dĩ chấp nhận được cho một thể chế như thế rơ ràng sẽ là một mạng lưới của các sự dàn xếp tạm thời bao hàm sự hợp tác cho các chức năng khác nhau và có lẽ ngay cả cho các khu vực khác nhau của mỗi chức năng.  Các chức năng sẽ được cứu xét có thể bao gồm việc phát triển các nguồn tài nguyên về dầu hỏa và khí đốt, sự quản trị các ngư trường, an toàn biển, luật pháp và trật tự trên biển, và sự bảo tồn và bảo vệ môi trường biển.

       Một thể chế quản trị hợp tác đ̣i hỏi cho Biển Nam Trung Hoa được đặt trên một khảo hướng điều hành nhằm khai thác các quyền lợi chung của các nước tuyên nhận.  Để đạt được kết quả này, công việc đ̣i hỏi bởi Tuyến I (Track I) là phát huy sự hợp tác điều hành và sự phát triển chung.  Công việc liên can khổng thể bị xem nhẹ.  Nó đ̣i hỏi việc xác định chức năng đặc biệt cho sự hợp tác; xác định khu vực cho sự phát triển chung; xác định nhiệm vụ cụ thể của sự đầu tư liên doanh; t́m kiếm một công thức để phân chia các phí tổn và các tài nguyên; và thiết lập một bộ phận quản trị.  Tuyến II (Track II) có thể cung cấp sự trợ giúp thiết yếu trong việc phát triển công việc bày.  Thay v́ thiết lập các diễn đàn mới, sự ủng hộ hiện hành th́ cần thiết cho tiến tŕnh Khóa Họp Công Tác được tiếp đón bởi Indonesia.  Ngoại giao pḥng ngừa vẫn c̣n là một.đ̣i hỏi cao độ tại Biển Nam Trung Hoa.

 

Tóm Lược Các Hoạt Động Xây Dựng Thể Chế Khả Hữu

       Dưới đây là một bảng tóm lược các hành động và các hoạt động. có thể được tiến hành để trợ lực vào việc xây dựng một thể chế về biển hữu hiệu cho Biển Nam Trung Hoa:

·         Một Thái Độ Thay Đổi.  Một thái độ thay đổi giữa các nước có quyền lợi liên hệ, nhắm vào các quyền lợi chung và sự hợp tác chứ không phải trên chủ quyền quốc gia, các sự khác biệt và các sự tranh chấp, là điều kiện nền tảng nhất.

·         Bộ Luật Ứng Xử. Biến hóa Bản Tuyên Bố Ứng Xử DOC thành một Bộ Luật Ứng Xử ràng buộc đối với các bên trong các vụ tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa phải là một mục tiêu then chốt của các phiên họp giữa khối ASEAN và Trung Quốc.

·         Hợp Tác Điều Hành.  Sự thảo luận về các phương thức hợp tác điều hành tại Biển Nam Trung Hoa phải được tiếp tục tại cả hai diễn đàn Tuyên I (Track I) và Tuyên II (Track II).  Các nước tuyên nhận phải chu toàn các nghĩa vụ của họ chiếu theo Bản Tuyên Bố Ứng Cử DOC lẫn Phần IX Công Ước LOSC, với việc ghi nhận rằng Thông Tư Số 13 của Cơ Quan CSCAP có cung cấp một sự hướng dẫn hữu dụng để chu toàn các nghĩa vụ này.

·         Các Quan Hệ Song Phương Giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ.  Hai tác nhân quan trọng này phải tiếp tục hành sử sự kiềm chế để bảo đảm rằng các sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương của họ không lan tỏa tới Biển Nam Trung Hoa.

·         Các Công Ước Quốc Tế.  Mọi quốc gia duyên hải phải phê chuẩn các Công Ước quốc tế liên hệ có dự liệu khuôn khổ cho sự hợp tác và trật tự tốt đẹp tại Biển Nam Trung Hoa.

·         Một Sự Hiểu Biết Chung Về Các Nguyên Tắc Then Chốt Của Luật Biển.  Sự đối thoại phái được xướng xuất để đạt tới một sự hiểu biết chung ở những phần có thể đạt được, về các nguyên tắc then chốt của luật biển, đặc biệt các quyền hạn và các bổn phận tại một KKTĐQ.  Một căn bản khả dĩ cho sự thảo luận này được cung cấp bởi Các Hướng Dẫn Về Hải Hành và Phi Hành tại một KKTĐQ, và Thông Tư số 6 của Cơ Quan CSCAP – Sự Thực Thi Luật Biển tại Á Châu Thái B́nh Dương. 37

 

Kết Luận

       Biển Nam Trung Hoa nhiều phần sẽ tiếp tục âm ỷ như một sự cản trở để tiến tới một thể chế an ninh biển ổn định và trật tự tốt dẹp trên biển tại Đông Nam Á.  Các cao điểm từng chập trong sự căng thẳng sẽ xảy ra, chẳng hạn như các biến cố riêng biệt hồi Tháng Ba năm 2011 khi các tầu tuần tra của Trung Quốc ngăn cản công việc của một tàu khảo sát thực hiện một sự nghiên cứu địa chấn cho Phi Luật Tân ngoài khơi Cồn Cát Reed Bank trong khu vực được tuyên nhận của Phi Luật Tân thuộc Quần Đảo Spratly, và Việt Nam đă phản đối Trung Quốc về các sự thao diễn quân sự của Trung Quốc tại hải phận của Biển Nam Trung Hoa được tuyên nhận bởi Việt Nam.  38 Các biến cố như thế kéo lùi bất kỳ sự tiến bộ nào hướng đến sự hợp tác, và chỉ càng soi sáng hơn tầm quan trọng của việc thiết lập các thể chế hợp tác hữu hiệu cho việc quản trị Biển Nam Trung Hoa, môi trường và các tài nguyên của nó.  Trong trường kỳ, tất cả các bên sẽ điều phải ganh chịu thiệt hại bởi sự tiếp tục thiếu vắng các sự dàn xấp hữu hiệu cho việc quản trị tài nguyên, nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ môi trường biển, sự an toàn và an ninh cho việc chuyên chở bằng tàu xuyên qua khu vực, và sự ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp trên biển./-

___

       Tiến Sĩ Sam Bateman là một Giáo Sư Nghiên Cứu tại Trung Tâm Quốc Gia Úc Đại Lợi Về Các Tài Nguyên và An Ninh Đại Dương (Australian National Centre for Ocean Resources and Security: ANCORS), Đại Học University of Wollongong, NSW 2522 (sbateman@uow.edu.au), và hiện là một Nhân Viên Cao Câop Và Cố Vấn cho Chương Tŕnh An Ninh Hàng Hải tại Trường S Rajaratnam School of International Studies (RSIS), Nanyang Technological University, Singapore(issambateman@ntu.edu.sg).  Vài viết được dựa theo một. bài viết có nhan đề “The Regime of the South China Sea – The Significance of the Declaration on the Conduct of Parties” được tŕnh bày tại hội nghị quốc tế về cđề tài Môi Trường An Ninh tại Các Biển Đông Á Châu được triệu tập bởi Hiệp Hội Ocean Policy Research Foundation, Tokyo, 16-17 Tháng Hai, 2011.

 

---

CHÚ THÍCH

1. Hội Đồng Hợp Tác An Ninh tại Á Châu – Thái B́nh Dương (The Council for Security Cooperation in the Asia Pacific, viết tắt là CSCAP) đă thảo ra văn bản nhan đề Các Sự Hướng Dẫn về Hợp Tác Hàng Hải tại Các Biển Khép Kin và Nửa Khép Kín và Các Khu Vực Biển Tương Tự Của Á Châu Thái B́nh Dương, Thông Tư CSCAP Memorandum No. 13, Tháng Sáu 2008, <www.cscatrangorg/index.php?page=cscap-memoranda>. Các hướng dẫn này là một bộ các nguyên tắc nền tảng, không có tính chất ràng buộc, để hướng dẫn sự hợp tác hàng hải tại các biển khép kin và nửa khép kin trong vùng, và để giúp vào việc phát triển một sự hiểu biết và khảo hướng chung đối với vấn đề hàng hải trong vùng.

 

2. ASEAN – China Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea 2002, Article 6. Bản Tuyên Bố này được cung ứng tại  <www.aseansec.org/13163.htm>.

 

3. Sam Bateman, Joshua Ho và Jane Chan, Good Order at Sea in Southeast Asia – Policy Recommendations, S Rajaratnam School of International Studies, Singapore, April 2009, Table 5, trang 29. Sự thiếu tuân thủ Công Ước Quốc Tế về việc T́m Kiếm và Cứu Nguy (International Search and Rescue (SAR) Convention) được đặc biệt đáng ghi nhớ rằng chỉ có Trung Quốc, Singapore và Việt Nam, trong số các nước duyên hải của Biển Nam Trung Hoa, là các nước kư kết công ước trong thời điểm này.  

 

4 Yann-Huei Song, ‘The Study of Marine Biodiversity in the South China Sea; Joint Efforts Made in the SCS Workshop  Process’, tham luận được tŕnh bày tại cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề  The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, Saig̣n (Ho Chi Minh City), Tháng Mười Một 2010.

 

5. Edward L Miles, ‘Implementation of International Regimes: A Typology’ trong sách đồng biện tập bởi David Vidas và Willy Ostreng, Order for the Oceans at the Turn of the Century, Kluwer Law International, The Hague, 1999, trang 327.

 

6. Học Viên Ngoại Giao Việt Nam (Học Viện Quan Hệ Quốc Tế?) và Hội Luật Gia Việt Nam giờ đây có tổ chức hai cuộc hội thảo quốc tế quan trọng.  Kỳ hội thảo sau tại Thành Phố Sàig̣n trong Tháng Mười Một năm 2010 với chủ đề Biển Nam Trung Hoa: Hợp Tác Cho Sự Phát Triển và An Ninh Trong Vùng: The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development có vào khoảng 35 diễn giả từ 17 nước khác nhau.

 

7. Mikael Weissmann, ‘The South China Sea Conflict and Sino-ASEAN Relations: A Study in Conflict Prevention and Peace Building’, Asian Perspective, vol. 34, no. 3, 2101, ptrang 35-69.

 

8. Edward Wong, ‘China Hedges Over Whether South China Sea is a ‘Core Interest” Worth War’, The New York Times, 30 March 2011,

 <www.nytimes.com/2011/03/31/world/asia/31beijing.html>.

 

9. Ian Storey, ‘Shangri-La Dialogue Highlights Tensions in Sino-U.S. Relations’, Jamestown Foundation, China Brief, vol. 10, issue 13, 24 June 2010, <www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews%5Btt_news%5D=36532&cHash=cbac584235>; và Bronson Percival, ‘The South China Sea: An American Perspective’, tham luận tŕnh bày tại hội thảo quốc tế với chủ đề The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, Ho Chi Minh City, November 2010.

 

10. Như được trịch dẫn trong bài viết của Michael Richardson, ‘In knots and tangles over freedom of the sea’, The Straits Times, 28 Tháng Bảy 2010, <www.iseas.edu.sg/viewpoint/mr28jul10.pdf>.

 

11. Andrew Jacobs, ‘China Warns U.S. to Stay Out of Islands Dispute’, The New York Times, 26 Tháng Bảy 2010, <www.nytimes.com/2010/07/27/world/asia/27china.html>.

 

12. Barry Wain, ‘Asean caught in a tight spot’, The Straits Times, 16 Tháng Chín 2010, <www.iseas.edu.sg/aseanstudiescentre/asco50-10.pdf>.

 

13. Thom Shanker, ‘U.S. and China Soften Tone Over Disputed Seas’, The New York Times, 12 Tháng Mười 2010, <www.nytimes.com/2010/10/13/world/asia/13gates.html>.

 

14. Tran Truong Thuy, ‘Recent Developments in the South China Sea; from Declaration to Code of Conduct’, tham luận tŕnh bày tại hội thảo quốc tế với chủ đề The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, tại Sàig̣n, Tháng Mười Một 2010.

 

15. Các sự biện hộ mạnh mẽ cho lập trường Hoa Kỳ có thể t́m thấy trong bài viết của Jonathan G Odom, ‘The True “lies” of the Impeccable Incident: What really happened, who disregarded international law, and why every nation (outside of China) should be concerned’, Michigan State Journal of International Law, vol. 18, no. 3, các trang 1-42; và Raul (Pete) Pedrozo, ‘Preserving Navigational Rights and Freedoms: The Right to Conduct Military Activities in China’s Exclusive Economic Zone’, Chinese Journal of International Law, vol. 9, no. 1, Tháng Ba 2010, các trang 9-29.

 

16. Lập trường của Trung Quốc được mô tả trong bài viết của Zhang Haiwen, ‘Is It Safeguarding the Freedom of Navigation or Maritime Hegemony of the United States? – Comments on Raul (Pete) Pedrozo’s Article on Military Activities in the EEZ’, Chinese Journal of International Law, vol. 9, no. 1, Tháng Ba 2010, các trang 31-48.

 

17. Stein Tonneson, ‘Misperceptions, National Interests, and Law in the South China Sea’, tham luận tŕnh bày tại hội thảo quốc tế với chủ đề The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, tại Sàig̣n, Tháng Mười Một 2010.

 

18. Sam Bateman và Clive Schofield, ‘Outer Shelf Claims in the South China Sea: New Dimension to Old Disputes’, RSIS Commentary 65/2009, S Rajaratnam School of International Studies, Singapore, 1 Tháng Bảy 2009.

 

19. Robert Beckman, ‘South China Sea: Worsening Dispute or Growing Clarity in Claims?’ RSIS Commentary 90/2010, S Rajaratnam School of International Studies, Singapore, 16 Tháng Tám 2010.

 

20. CSCAP Memorandum No. 13 – Guidelines for Maritime Cooperation in Enclosed and Semi-Enclosed Seas and Similar Sea Areas of the Asia Pacific: Thông Tư Số 13 của CSCAP – Các Hướng Dẫn Cho Sự Hợp Tác Hàng Hải tại Các Biển Khép Kín và Nửa Khép Kín và Các Khu Vực Biển Tương Tự tại Á Châu Thái B́nh Dương.

 

21. Hoa Kỳ dùng từ ngữ “các hải phận quốc tế: international waters” đi gần một cách nguy hiểm đến việc lôi thế giới trở ngược lại một thời kỳ tiền-Công Ước LOSC khi nó và các cường quốc hàng hải khác lập luận rằng khu vực có các nguồn tài nguyên ngoài khơi nối dài (đă trở thành Khu Vực Kinh Tế Độc Quyền: KKTĐQ (tiếng Anh là EEZ) phải là một sự nối dài của các biển khơi (mở ngỏ) trong khi các quốc gia duyên hải có khuynh hướng nh́n nó như một sự nối dài của lănh hải.  Giải pháp là một KKTĐQ that is sui generis, có nghĩa, một khu vực tổng gộp của riêng nó, không phải chỉ là các biển mở ngỏ cũng như không phải chỉ là lănh hải.  Việc sử dụng từ ngữ “hải phận quốc tế” làm phương hại đến bản chất đă được đồng ư về KKTĐQ.  Như các tác giả Rothwell và Stephens đă ghi nhận, KKTĐQ có “thể chế pháp lư đặc biệt” của riêng nó chiếu theo Điều 55 của Công Ước. Donald R Rothwell và Tim Stephens, The International Law of the Sea, Hart Publishing, Oxford, 2010, trang 84.

 

22. Sam Bateman, ‘Solving the “Wicked Problems” of Maritime Security – Are Regional Forums up to the Task?’, Contemporary Southeast Asia, vol. 33, no. 1, 2011, trang 7.

 

23. Pedrozo, ‘Preserving Navigational Rights and Freedoms’, trang 19.

 

24. ‘Rolling the South China Sea’, The Japan Times online [báo trên mạng Internet], quan điểm của ban biên tập, 5 August 2010, <http://search.japantimes.co.jp/cgibin/ed20100805a1.html>.

 

25. Muốn có thí dụ về sự quan tâm cấp vùng này, xem BA, Hamzah, ‘EEZs: US Must Unclench its Fist First’, RSIS Commentary 37/2009, S Rajaratnam School of International Studies, Singapore, 9 Tháng Tư 2009.

 

26. Gao Zhigou, 'The South China Sea: From Conflict to Cooperation’, Ocean Development and International Law, Vol. 25, 1994, trang 346.

 

27. Jay Batongbacal, ‘The Long Road to the Code: Assessing Recent Developments in the South China Sea’, tham luận tŕnh bày tại Phiên Họp Nhóm Công Tác Hợp Tác Hàng Hải của CSCAP Lần Thứ 12 tại Singapore, 9-11 Tháng Mười Hai 2002.

 

28. Hasjim Djalal, ‘The South China Sea: the long road towards peace and cooperation’, trong sách đồng biên tập bởi Sam Bateman và Ralf Emmers, Security and International Politics in the South China Sea: Towards a Cooperative Management Regime, Routledge, Abingdon, 2009, các trang 175-188.

 

29. Ian Storey, ‘Implementing CBMs in the 2002 DOC: A Roadmap to Managing the South China Sea Dispute’, tham luận tŕnh bày tại hội thảo quốc tế với chủ đề The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development, tại Sàig̣n, Tháng Mười Một 2010.

 

30. Nguyen Hong Thao, ‘The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea – A Vietnamese perspective, 2002-2007’ trong sách đồng biên tập bởi Bateman & Emmers, Security and International Politics in the South China Sea, trang 210.

 

31. Christopher Chung, ‘Southeast Asia and the South China Sea Dispute’ trong sách đồng biên tập bởi Bateman & Emmers, Security and International Politics in the South China Sea, trang 95.

 

32. Thao, ‘The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea’, trang 211.

 

33. EEZ Group 21, Guidelines for Navigation and Overflight in the Exclusive Economic Zone, Ocean Policy Research Foundation, Tokyo, 2005,

 <www.nippon.zaidan.info/seikabutsu/2005/00816/pdf/0001/pdf>.

 

34. Pedrozo, ‘Preserving Navigational Rights and Freedoms’, trang 28.

 

35. BA Hamzah, ‘ASEAN and China can keep peace in the South China Sea: A personal view’, tham luận được tŕnh bày tại cuộc hội thảo quốc toế với chủ để The South China Sea: Cooperation for Regional Regime Building in the South China, Thành Phố Sàig̣n, Tháng Mười Một 2010; và Hamzah, ‘EEZs: US Must Unclench its Fist First’.

 

36. Mười điểm ḥa giải sự tuyên nhận của Trung Quốc với Công Ước Luật Biển LOSC được xác định trong bài viết của Robert Beckman, South China Sea: How China Could Clarify its Claims’, RSIS Commentary 116/2010, S Rajaratnam School of International Studies, Singapore, 16 Tháng Chín 2010.

 

37. Thông Tư số 6 của cơ Quan CSCAP (CSCAP Memorandum No. 6) – The Practice of the Law of the Sea in the Asia Pacific, December 2002, http://www.cscatrangor g/index.php?page=cscap-memoranda&start=7

 

38. Banyan, ‘Carps Among The Spratlys – Tensions in the South China Sea’, The Economist, 12 March 2011, <http://www4.economist.com/node/18332702>.

_____

Nguồn: Sam Bateman, Regime building in the Soutrh China Sea – current situation and outlook, Australian Journal of Maritime and Ocean Affairs (2011) Vol. 3 (1), các trang 25 – 33.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

06.10.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014