photo:http://media.us.macmillan.com/





Robert D. Schulzinger

University of Colorado, Boulder

 

 

 

WALT ROSTOW

 

Kẻ Chủ Chiến Vui Tươi

 

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

 

       Khi một John Kennedy trẻ trung thay thế Dwight Eisenhower già nua làm tổng thống năm 1961, một sự biến thể dường như đă xảy ra trong cá tính và khí chất của các lănh đạo Mỹ.  Kennedy đă đi t́m kiếm và bổ nhiệm vào chính quyền của ông với các người đăn ông lỗi lạc, sinh động, tự tin (cơ hội đồng đều cho phụ nữ chưa xẩy ra).  Được gán nhăn hiệu “các kẻ tài giỏi nhất và thông thái nhất” bởi kư giả David Halberstam, họ đến từ các trường đại học và các tổ hợp quan trọng và từ mọi cấp của chính phủ.  Đă có một sự kích động rơ rệt trong bàu khí với kỳ vọng rằng tất cả các con người tài năng này có thể vận dụng tiềm năng vĩ đại của Hoa Kỳ và biến đổi quốc gia và thế giới.  Trong nhóm các trí thức hành động có tài năng này là Giáo Sư Walt W. Rostow của Học Viện Kỹ Thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology: MIT).  Tổng Thống Kennedy đă bổ nhiệm ông vào ban tham mưu an ninh quốc gia tại Ṭa Bạch Ốc.  Được đăo tạo thành nhà kinh tế học, Rostow đă khai triển các mô h́nh lịch sử của sự phát triển kinh tế và tin tưởng rằng khu vực chính yếu của sự tranh giành Hoa Kỳ - Sô Viết sẽ nằm nơi thế giới kém phát triển.  Trong Tháng Tư 1966, người kế nhiệm ông Kennedy, Tổng Thống Lynmdon Johnson, đă lựa chọn ông Rostow phe diều hâu để làm cố vấn an ninh quốc gia cho ông.

 

       Johnson ưa thích các khuyến cáo không kềm chế và được phát biểu một cách rơ ràng của Rostow, theo tác giả Robert D. Schulzinger, và sau rốt, Rostow đă hất chân Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert McNamara làm vị cố vấn chính yếu của Tổng Thống về chính sách Chiến Tranh Việt Nam.  Rostow nhất quán thúc đẩy sự sử dụng không lực chống lại Bắc Việt Nam và kháng cự các sự thương thuyết với Hà Nội.  Cho đến 1967, Tổng Thống Johnson nghe theo lời cố vấn của ông.  Tuy nhiên, trong năm 1968, với sự giao chiến dữ dội của Cuộc Tấn Công Tết Mậu Thân và sự bất măn của công chúng Hoa Kỳ gia tăng đối với chiến tranh, Tổng Thống LBJ đă quyết định rằng ông không có lựa chọn nào ngoài việc xuống thang cuộc xung đột.  Ảnh hưởng của Rostow bị tụt dốc, nhưng ông không bao giờ từ bỏ niềm tin của ḿnh về tính thích đáng và hiệu năng tối hậu của sự sử dụng sức mạnh quân sự mạnh mẽ tại Việt Nam.  Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, ông tiếp tục nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đă hành động một cách thích hợp trong việc theo đuổi sự chiến thắng quân sự tại Đông Nam Á.

 

       Tác giả Robert D. Schulzinger là giáo sư về lịch sử và giám đốc Chương Tŕnh Quốc Tế Sự Vụ tại Đại Học Tiểu Bang Colorado, Boulder, nơi ông đă giảng dạy từ 1977.  Ông nhận được bằng Tiến Sĩ từ Đại Học Yale University và đă viết tám quyển sách về các khía cạnh trong lịch sử chính trị và ngoại giao Hoa Kỳ cận đại, trong đó tác phẩm mới nhất có nhan đề A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (1997).  Ông đang soạn thảo một bộ sách đồng hành, A Time for Peace, sẽ nghiên cứu về di sản của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam.

 

*****

      

Không ai làm việc khổ nhọc để gửi các lực lượng Hoa Kỳ sang chiến đâu tại Việt Nam cho bằng Walt Rostow, một cựu giáo sư hay nói giảng dạy về lịch sử và kinh tế tại Học Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT), người đă phục vụ như một cố vấn chính yếu  về chính sách ngoại giao cho các Tổng Thống John  F. Kennedy và Lyndon B. Johnson.  Rostow đă bênh vực cho sự tham dự của Hoa Kỳ vào Chiến Tranh Việt Nam để phô bày cho dân chúng tại các xă hội hậu thực dân rằng mô h́nh Mác-xít về sự tổ chức chính trị và kinh tế sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của họ.  Ông đă duy tŕ các quan điểm của ḿnh trong hơn ba mươi năm.

 

       Rostow sinh năm 1916 tại Thành Phố New York City.  Cha mẹ nhập cư gốc Nga Do Thái của ông đă đắm đuối mê say nước Mỹ.  Họ đă biểu lộ ḷng sùng bái với đất nước mới của họ bằng cách đặt tên cho ba đứa con trai của họ theo tên các anh hùng trong truyền thống căn cơ của Mỹ -- Walt Whitman Rostow, Eugene Victor (Debs) Rostow, và Ralph Waldo (Emerson) Rostow.  Walt chạy đua qua các trường trung học công lập của New York và bước vào Đại học Yale ở tuổi mười lăm.  Là một sinh viên bậc cử nhân xuất sắc, ông đă quyết định làm việc một cách chuyên môn về mối quan hệ giữa các lực lượng kinh tế, xă hội, và chính trị.  Thành tích học thuật, trí thông minh, các kỹ năng nói chuyện, và cá tính thân thiện, hăng say của ông đă giúp ông giành được Học Bổng Rhodes Scholarships đáng ao ước để theo học tại Oxford University [Anh Quốc].  Ông đă tiếp tục nghiên cứu sự tương giao của chính trị, kinh tế, và xă hội tại Oxford và sau đó quay trở lại Yale, nơi ông nhận được bằng Tiến Sĩ về kinh tế năm 1940.

 

       Rostow đă giảng dạy kinh tế được một năm tại Đại Học Columbia trước khi Thế Chiến II bùng nổ và đă trải qua các năm chiến tranh với cấp bậc thiếu tá tại Văn Pḥng Các Công Tác Chiến Lược.  Trong năm năm sau chiến tranh, ông làm việc xen kẽ cho Bộ Ngoại Giao và Kế Hoạch Marshall và giảng dạy tại Oxford và Cambridge.  Năm 1950, Rostow nhận một chức vụ tại MIT, nơi ông đă giảng dạy trong thập niên kế đó.  Công việc của ông bao gồm các sự phân tích uyên thâm về các tiến tŕnh phát triển kinh tế tại nhiều nước khác nhau từ thế kỷ thứ mười sáu và các phương lược chính sách cho Hoa Kỳ để tiến bước một cách năng động hơn trong việc cung cấp sự trợ giúp kinh tế và quân sự cho các dân tộc kém phát triển, đặc biệt những nước đang đối diện với các cuộc nổi dậy do cộng sản cầm đầu.

 

       Trong thời đại hạch tâm, Hoa Thịnh Đốn đă loại bỏ việc phát động chiến tranh chống lại Liên Bang Sô Viết hay Trung Hoa.  Nhưng, như Rostow đă viết trong năm 1955, “giải pháp cho chiến tranh không phải là ḥa b́nh”. 1 Hậu quả, ông đă nghiên cứu các đường lối trong đó Hoa Kỳ có thể thắng thế trong chiến tranh du kích hay phi quy ước.  Vào khoảng cuối thập niên 1950, ông kết luận rằng đấu trường chính yếu của sự tranh đua Chiến Tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Bang Sô Viết đă được chuyển từ Âu Châu sang thế giới kém phát triển.  Ông đặt tiểu đề cho công tŕnh nghiên cứu kinh điển 1960, The Stages of Economic Growth, “a non-communist manifesto (Các Giai Đoạn Của Sự Tăng Trưởng Kinh Tế),một bản tuyên ngôn phi cộng sản”. 2     

 

       Giống như nhiều trí thức được gọi là hành động khác tại Cambridge, Massachusetts, Rostow đă trải qua nhiều th́ giờ tại Hoa Thịnh Đốn trong thập niên 1950 trong việc cố vấn cả cho chính quyền Eisenhower lẫn phe Dân Chủ tại Quốc Hội.  Các người giữ chức vụ công luôn luôn có thể trông cậy ở ông về công tác phi thường và một sự sáng chế tài t́nh các thành ngữ.  Ông đă cung cấp, thí dụ,  cho Eisenhower từ ngữ “Open Skies: Các Bàu Trời Rộng Mở”, và hoàn thành các khẩu hiệu “the New Frontier: Biên Cương Mới” và “Let’s Get America Moving Again: Hăy Làm Cho Hoa Kỳ Chuyển Động Lại” cho thượng nghị sĩ Dân Chủ Massachusetts John F. Kennedy.  Bản chất tốt lành vui vẻ của Rostow và sự sốt sắng để hoàn thành một bản văn mới mẻ, không phải chỉ là một bài viết hay diễn văn được tái chế, đă tạo ấn tượng sâu xa nơi Kennedy.  Các người khác nhận xét ông nhiệt t́nh ra sao để làm vừa ḷng các nhân vật chính trị và trí thức nổi tiêng.  Ông và người vợ, Elspeth, thường thiết đăi luôn – tại Cambridge, New York, và Hoa Thịnh Đốn – và khách của họ đă nhận xét rằng cả hai vợ chồng Rostow đều cởi mở, nồng hậu, và nói nhiều.  Họ giữ vững các ư kioến mạnh mẽ, nhưng họ rất thân thiện với những ai bất đồng với họ.  Một số người đă gán sự tương đắc của Rostow cho bản tính tươi tỉnh bẩm sinh; các người khác tin tưởng rằng ông đă giao kết quá chặt chẽ với các niềm tin của ḿnh đến nỗi ông không thực sự quan tâm đến những ǵ kẻ khác suy nghĩ.  Điều cũng rât rơ ràng rằng Rostow khát khao mong muốn sự chấp nhận vào thế giới của các vĩ nhân và các kẻ quyền thế.  Ông vẫn c̣n giữ nhiều nét của một người Mỹ thế hệ đầu tiên – một kẻ bên ngoài không bao giờ thoải mái với các thành viên của thành phần cơ bản của Mỹ (American establishment).  Ông chiếm ngụ một không gian xă hội không thoải mái, làm việc hàng ngày với các kẻ giỏi giang nhất và thông thái nhất nhưng lúc nào cũng nhận thức được nguồn gốc khiêm tốn của ḿnh. 3

 

       Giống như phần lớn các bè bạn của ông tại Cambridge, ông nhiệt t́nh ủng hộ việc ứng cử tổng thống năm 1960 của Thượng Nghị Sĩ Kennedy.  Trong chiến dịch vận động, JFK đă nhấn mạnh đến một số trong các kết luận trung tâm của Rostow về Chiến Tranh Lạnh: rằng các chiều hướng gần đây đi ngược lại các quyền lợi của Hoa Kỳ; rằng sự thành công của cuộc cách mạng của Fidel Castro tượng trưng cho một sự thoái bộ quan trọng của Hoa Kỳ; rằng chính quyền Eisenhower đă tự măn để cho các lực lượng phi hạt nhân của Hoa Kỳ bị suy sụp; rằng các cuộc xung đột quan trọng của Chiến Tranh Lạnh sẽ diễn ra tại thế giới kém phát triển; và rằng Chiến Tranh Lạnh là một cuộc xung đột toàn cầu, như thế các biến cố ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới đều có thể ảnh hưởng đến các quyền lợi của Mỹ ở các nơi khác.  Khi Kennedy trở thành tổng thống hôm 20 Tháng Một, 1961, ông đă bổ nhiệm Rostow làm phó cố vấn an ninh quốc gia, báo cáo với McGeorge Bundy, một người bạn cũ của Rostow tại Cambridge.  Rostow lập tức lao ḿnh vào việc soạn thảo một chính sách khẳng định của Hoa Kỳ đối với cuộc nổi dậy của cộng sản tại Lào và Việt Nam bên cạnh.

 

       Việt Nam, ông hồi tưởng trong năm 1964, là một vấn đề đă khiến ông thức giấc ban đêm.  “Cơn ác mộng của tôi là chúng ta sẽ không đối phó với nó đủ sớm.  Các sự việc sẽ vô cùng tệ hại.  Khi đó chúng ta sẽ phải đối phó với nó một cách quằn quại trong một cuộc chiến tranh”. 4  Vào ngày 2 Tháng Hai, 1961, ông xin tổng thống đọc một bản báo cáo buồn thảm về t́nh h́nh tại Đông Nam Á được soạn thảo bởi viên tướng không quân, Edward Lansdale, một trong những người bạn và ủng hộ viên của Tổng Thống  Nam Việt Nam, ông Ngô Đ́nh Diệm.  Lansdale đă tiên liệu khả tính của một cuộc khủng hoảng quan trọng tại Việt Nam trong năm 1961 nếu ông Diệm không tái tổ chức chính quyền của ḿnh và phóng ra một cuộc chiến tranh mạnh dạn chống lại Mặt Trân Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (National Liberation Front: NLF) vừa mới được thành lập.  Việt Nam chỉ có thể được cứu vớt, ông khẳng định, khi Hoa Kỳ trở nên dính líu toàn diện hơn trong việc khuyến khích ông Diệm tái tổ chức chính phủ của ông.  Khi Kennedy đọc xong bản văn thất vọng này, ông ngước nh́n lên và nói với Rostow, “Đây là một trên các bản văn tệ nhất mà chúng ta nhận được, không phải thế sao?  Ông cho biết ông Eisenhower không bao giờ đề cập đến nó.  Ông ta nói dài gịng về Lào, nhưng không hề thốt lời nào về Việt Nam”. 5

 

       Rostow tiếp tục phác họa các mối liên hệ giữa các cuộc nổi dậy ở Lào và Việt Nam.  Trong mùa xuân và mùa hè năm 1961, ông tham gia vào một toán đặc nhiệm liên cơ quan gồm Ṭa Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Pḥng về Đông Nam Á.  Các thành viên đă kết luận rằng miền này phải được bảo vệ chống lại điều mà họ định danh là sự khuynh đảo của cộng sản; hơn nữa, Hoa Kỳ phải chuẩn bị để sử dụng các lực lượng quân sự nếu t́nh h́nh tệ hại đến mức cộng sản có vẻ sắp chiên thắng tại Lào hay Việt Nam.  Toán đặc nhiệm cũng khuyến cáo rằng Hoa Thính Đốn nên chấp nhận một khảo hướng phối hợp đối với mọi nước trong khu vực, và xác định Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Democratic Republic of Vietnam) (Bắc Việt) là tiêu điểm của vân đề.  Làm việc chặt chẽ với Tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự của Tổng Thống Kennedy, Rostow đă kết luận rằng sự xâm nhập binh sĩ từ Bắc Việt ngang qua Lào đă đặt Pathet Lao (các kẻ nổi dậy tả phái tại Lào) trên bờ của việc chiếm giữ quyền lực.  Sự xâm nhập cũng đe dọa thẩm quyền của tổng thống Nam Việt Nam, ông Ngô Đ́nh Diệm.  Trong Tháng Tám, ông Rostow đă báo động cho Kennedy về mối nguy hiểm rằng Việt Minh (như các kẻ nổi dậy cộng sản tại Việt Nam được gọi khi đó) và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa có thể tiến vào miền bắc Lào với quân số đông đảo.  Ông khuyến cáo rằng “biện pháp ngăn chặn tốt nhất chống lại một sự chuyển động của Việt Minh hay Trung Cộng (ChiCom) như thế sẽ là việc bố trí nhiều lực lượng hơn … để phát tín hiệu cho Hà Nội hay … rằng sự giao tranh – nếu được mở rộng – sẽ diễn ra không phải ở Lào mà ở tại Bắc Việt”. 6

 

       Rostow cùng phát biểu một cách công khai về các mối nguy hiểm mà các cuộc chiến tranh du kích tại thế giới kém phát triển đặt ra cho Hoa Kỳ.  Trong Tháng Sáu 1961, ông có nói với khóa tốt nghiệp của Trường Chiến Tranh Đặc Biệt của lục quân tại Fort Bragg, North Carolina, rằng chính quyền mới của Kennedy đối diện với bốn cuộc khủng hoảng tại thế giới kém phát triển khi nó đảm nhận chức vụ: Cuba, Congo, Lào, và Việt Nam.  Mỗi cuộc khủng hoảng, ông nói, phát sinh từ “các nỗ lực của phong trào cộng sản quốc tế nhằm khai thác các sự bất ổn nội tại ở các khu vực kém phát triển của thế giới không cộng sản”.  Nhưng Rostow đă biểu lộ sự tin tưởng rằng, với việc xác định được bản chất của chiến tranh du kich (“một hoạt động không che dấu, theo lư thuyết, dựa trên sự hạ sát nhiều hơn là vào sự hấp dẫn tâm lư”), Hoa Kỳ có thể trợ giúp Nam Việt Nam đánh bại quân nổi dậy của MTGPMN. 7

 

       Trong Tháng Mười, Rostow đă thăm viếng Nam Việt Nam cùng với Maxwell Taylor.  Hai người nhận thấy một sự khủng hoảng niềm tin ở đó.  Trên khắp chính trường, người ta ngờ vực là liệu Hoa Kỳ có cam kết cứu vớt Đông Nam Á khỏi quân nổi dậy cộng sản hay không, và người ta quy trách cho ông Diệm về việc sử dụng các chiến thuật quân sự tồi và dựa vào tầng lớp cán bộ cố vấn thu hẹp.  Khi trở về Hoa Thịnh Đốn, Taylor và Rostow đă khuyến cáo Tổng Thống Kennedy rằng Hoa Thịnh Đốn nên gia tăng sự cam kết của nó để cung cấp trợ giúp quân sự cho miền Nam.  Cuộc chiến tranh phải được chiến thắng bởi chính người dân Việt Nam, họ tuyên bố, nhưng Hoa Kỳ có thể trợ lực.  Phái bộ Taylor đă khuyến cáo rằng Tổng Thống Kennedy nên gia tăng kích thước của Nhóm Trợ Giúp Quân Sự Hoa Kỳ (U. S. Military Assistance Group) và đưa một lực lượng đặc nhiệm quân sự Mỹ vào Việt Nam để “mang lại một sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ có khả năng nâng cao tinh thần quốc gia và phô bày cho Đông Nam Á thấy sự nghiêm chỉnh trong ư định của Hoa Kỳ để kháng cự lại sự chiếm đoạt của cộng sản”.  8 Vào ngày 22 Tháng Mười Một, 1961, Tổng Thống Kennedy chấp nhận một số chứ không phải tất cả các khuyến cáo của Taylor khi ông kư ban hành Văn Thơ Ghi Nhớ Hoạt Động An Ninh Quốc Gia sồ 111 (National Security Action Memorandum 111: NSAM-111).  Ông kháng cự một sự gia tăng đáng kể trong các lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam trong hiện thời, nhưng ông có hứa hẹn với Sàig̣n một nỗ lực chung gia tăng rơ rệt để chống lại MTGPMN.  Chính quyền Kennedy sẽ gia tăng viện trợ kinh tế và huấn luyện cho Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa (ARVN) và sẽ chuyển sang các máy bay trực thăng, các máy bay hạng nhẹ, và các phương tiện vận chuyển, tất cả được điều khiển bởi nhân viên Hoa Kỳ.  Đổi lại, người Nam Việt Nam sẽ đồng ư tiến hành một tư thế chiến đấu.

 

       Sự chấp nhận của Tổng Thống Kennedy bản văn NSAM-111 tượng trưng một khúc quanh quan trọng trong sự cam kết của Mỹ để ủng hộ Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc chiến của nó chống lại MTGPMN.  Tổng Thống nh́n nhận rằng các vốn liếng đặt cọc tại Đông Nam Á th́ rất nặng và rằng tiêu điểm của Cuộc Chiến Tranh Lạnh đă chuyển hướng sang thế giới kém phát triển.  Ông đồng ư với Rostow rằng t́nh trạng nổi dậy tại Đông Nam Á là một phần của một mưu tính toàn cầu bởi phe cộng sản “để áp đặt một chứng bệnh nghiêm trọng trên các xă hội đang nỗ lực chuyển tiếp sang t́nh trạng hiện đại hóa”. 9 Tuy nhiên, ông thận trọng hơn viên phó cố vấn an ninh quốc gia của ông về việc bố trí quân sĩ Hoa Kỳ vào cuộc chiến.  Giống như Eisenhower trước ông và Johnson sau ông, Kennedy đă hy vọng triển hoăn các quyết định để biến cuộc chiến tranh tại Việt Nam thành một hoạt động của Mỹ càng lâu càng tốt.

 

       Vai tṛ của Rostow trong việc phát triển chính sách Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á giảm dần trong Tháng Mười Hai 1961 khi ông di chuyển từ Ṭa Bạch Ốc sang Bộ Ngoại Giao, nơi ông phục vụ với tư cách giám đốc Ban Tham Mưu Hoạch Định Chính Sách (Policy Planning Staff) và cố vấn của bộ cho đến mùa xuân 1966.  Mặc dù ông không c̣n trách nhiệm chính yếu cho việc ấn định chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, ông đă theo dơi t́nh h́nh tồi tê đi ở đó từ nhiệm sở của ông tại Bộ Ngoại Giao và tiếp tục quan sát các mối liên kết giữa các cuộc nổi dậy ở Lào và Việt Nam.  Trong khi các cuộc thương thảo để đạt đến một giải pháp của cuộc chiến ở Lào được tiến hành tại Geneva, Rostow đă cố vấn sự mạnh dạn hơn nữa bởi Hoa Kỳ.  Trong Tháng Năm, ông đă khuyến cáo Hoa Thịnh Đốn cứu xét việc bỏ bom “có tính cách chọn lựa cao cấp” các cơ sở vận tải và điện lực của Bắc Việt và rải ḿn Hải Cảng Hải Pḥng để thuyết phục Bắc Việt triệt thoái các lực lượng của họ tại Lào. 10 

 

       Chính quyền Kennedy quan tâm nhiều đến việc chấm dứt chiến sự tại Lào hơn là đến việc bỏ bom Bắc Việt, và trong Tháng Bảy Hội Nghị Geneva đă đẻ ra một hiệp ước để trung lập hóa Lào.  Hiệp ước làm thất vọng Rostow, kẻ sớm lo âu rằng Bắc Việt sẽ gửi vào Lào nhiều lực lượng hơn mức được phép bởi bản hiệp định Geneva: Ông gọi đó “là phương thức tệ hại để đồng lơa với sự vi phạm một hiệp ước nghiêm trọng bởi phe công sản”.  V́ thế, ông đă thúc dục Hoa Kỳ bỏ bom Miền Bắc trừ khi Hà Nội di chuyển các lực lượng của họ ra khỏi Lào, và ông đă khuyến cáo một màn phô trương mau lẹ, “trước khi Cộng Sản Trung Hoa cho nổ một khí cụ hạt nhân”. 11 Trong Tháng Mười Một, một lần nữa ông lại thúc dục Hoa Kỳ phóng ra các cuộc không kích giới hạn chống lại Bắc Việt nếu nó không đ́nh chỉ sự xâm nhập các lực lượng của nó xuyên qua Lào vào Miền Nam.  Ông đă lập luận rằng Hoa Thịnh Đốn phải “áp đặt trên Bắc Việt sự tổn hại thích đáng, có giới hạn, bởi hoạt động không và hải quân, nếu sự xâm nhập không ngừng lại”. 12

 

       Rostow phần lớn đứng bên lề trong năm cực độ 1963.  Ông ngắm nh́n trong sự đau khổ cuộc khủng hoảng Phật Giáo bùng nổ, khi các nhà sư tự thiêu để phản đối sự trấn áp của chính phủ Nam Việt Nam và Tổng Thống Diệm đáp ứng bằng các cuộc tấn công bạo lực vào các chùa Phật Giáo.  Rostow đă từng là một trong các người ủng hộ mạnh mẽ nhất của ông Diệm tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng t́nh h́nh nghiêm trọng trong mùa hè và mùa thu năm 1963 đă thuyết phục ông, giống như phần lớn mọi viên chức cao cấp khác, rằng tổng thống Nam Việt Nam đă mất khả năng để theo đuổi chiến tranh.  Với nhiều sự cam chịu rằng các sự việc này có thể xảy ra hơn là niềm hy vọng cho tương lai, Rostow chấp nhận cuộc đảo chính cầm đầu bởi Tướng Dương Văn Minh.  Vào hôm có cuộc đảo chính, ông đă cố vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk rằng Hoa Kỳ cần “nêu lên hàng đầu vấn đề xâm nhập từ Miền Bắc Việt Nam”.  Ông đă cảnh giác rằng “thật khó khăn, nếu không phải là không thể, chiến thắng một cuộc chiến tranh du kích với một biên cương mở ngỏ”. 13 Trong các tháng sau cuộc đảo chính, Rostow lo ngại rằng ngày càng nhiều các viên chức Nam Việt Nam  tin tưởng hơn rằng Hoa Kỳ đă không có một chiến lược rơ ràng để đánh bại quân nổi dậy cộng sản và rằng các viên chức này đang đùa giỡn với ư tưởng về một Việt Nam trung lập.  Ông tin tưởng rằng sự trung lập hóa Đông Nam Á, như được đề nghị bởi Tổng Thống Pháp, Charles de Gaulle, sẽ là “bước thụt lùi lớn nhất cho các quyền lợi Hoa Kỳ trên diễn trường thế giới trong nhiều năm”.  Như ông đă khuyến cáo trong năm trước, ông lập lại rằng cách thức duy nhất để đảo ngược khuynh hướng này cho chính quyền mới của Johnson là phải thực hiện “một cuộc biểu dương quân sự - chính trị trực tiếp với Hà Nội”. 14

 

       Trong năm 1964, Rostow nhiều lần thúc dục Tổng Thống Johnson hăy liệt kê một cách công khai các quyền lợi lớn lao liên can đến Việt Nam.  Ông đă nh́n cuộc khủng hoảng hiện ra tại Đông Nam Á, với Hoa Kỳ phải đối diện với các hậu quả khốc liệt quanh thế giới.  Vào Tháng Ba, ông đă khuyến cáo việc nghiên cứu “các t́nh huống trong đó các vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng” bởi Hoa Thịnh Đốn trong một cuộc chiến tranh trên đất liền Á Châu chống lại Bắc Việt và Trung Hoa. 15  Ông cũng đă là một trong các viên chức chínhquyền cao cấp đầu tiên bênh vực cho sự chấp thuận một nghị quyết quốc hội ủng hộ cho sự sử dụng lực lượng quân sự Mỹ chống lại Miền Bắc.  Tổng Thống Johnson do dự cho đến mùa hè, lo sợ rằng một cuộc tranh luận công khai về Việt Nam có thể làm trật đường chương tŕnh nhiều tham vọng của ông về sự cải cách quốc nội.  Rostow thừa nhận cách thức theo đó các cuộc không kích của Hoa Kỳ chống lại Bắc Việt và sự chấp thuận Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt (Tonkin Gulf Resolution) hồi đầu Tháng Tám đă làm thay đổi t́nh h́nh.  Trong các tuần lễ kế tiếp, ông đă cố vấn chính quyền nói rơ ước vọng của nó “để áp đặt một sự tổn hại trên Bắc Việt theo một bậc thang đủ để đặt nghi vấn về các lợi điểm của việc theo đuổi chiến tranh tại Miền Nam”. 16

 

       Rostow bận rộn với việc phát triển các chính sách đối với Mỹ Châu La Tinh trong năm 1965 khi chính quyền Johnson lấy các quyết định định mệnh, chung cuộc để gửi hơn một trăm ngh́n binh sĩ diện địa đến chiến đấu tại Việt Nam.  Tuy thế, ông có b́nh luận, và các sự phân tích của ông giờ đây bao gồm các dự phóng về phương cách theo đó Hoa Kỳ và Nam Việt Nam có thể thắng thế trên quân nổi dậy.  “ Ông khẳng định, “Không có lư do khiến chúng ta không thể giành đoạt được một chiến thắng tại Nam Việt Nam rơ rệt như tại Hy Lạp, Mă Lai, và Phi Luật Tân”. 17 Ông tiếp tục bênh vực một sự tấn công có hệ thống vào các kho trữ nhiên liệu và các khả năng sản xuất điện lực của Miền Bắc.  Ông đă nói với Tổng Thống Johnson hồi cuối Tháng Mười Hai rằng các cuộc dội bom như thế sẽ là cách hay nhất để dẫn Hà Nội sớm tới các sự thương thảo theo các điều kiện của Hoa Kỳ.  Nhận biết được các sự nguy hiểm của một cuộc chiến kéo dài, Rostow vạch ra rằng “chúng ta có một quyền lợi khổng lồ tại quê nhà và ở hải ngoại để buộc phải có một sự kết thúc sớm sủa, chứ không phải muộn màng, cuộc chiến tranh tại Việt Nam”. 18

 

       Johnson đă bổ nhiệm Rostow thay thế McGeorge Bundy làm cố vấn an ninh quốc gia ngày 1 Tháng Tư, 1966.  Vào cuối năm 1965, Bundy đă gánh vác công việc trong chức vụ đó trong năm năm, và đă phục vụ Tổng Thống Johnson trong hơn hai năm.  Khi Bundy loan báo sẽ ra đi để lănh đạo tổ chức Ford Foundation, Tổng Thống đă hướng tới Rostow.  Johnson đă ngưỡng mộ nhiệt t́nh sôi nổi, và các tài ứng khẩu lanh lợi của ông.  Về phần ḿnh, Rostow đă trở thành người phụ tá trung thành nhất của tổng thống.  Trong hai năm kế đó, ông ở trong số các kẻ bênh vực hăng say nhất cho việc gia tăng áp lực quân sự Hoa Kỳ trên Hà Nội.  Cho tới Tháng Ba 1968, Tổng Thống Johnson dựa một cách nặng nề vào sự cố vấn của ông.  Tư thế của Rostow đă lớn mạnh khi Bộ Trưởng Quốc Pḥng McNamara, từng có thời là một diều hâu to tiếng về Việt Nam, đă thay đổi tư tưởng của ông ta về cuộc chiến và bắt đầu đánh mất sự tín nhiệm của Johnson.

 

       Khi Rostow khảo sát các vấn đề quan yếu đối diện với Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi Tháng Tư 1968, ông kết luận rằng Hà Nội đă hy vọng làm mệt mỏi công chúng Hoa Kỳ.  Ông đă nhận xét, “Họ đang chơi với chúng ta như họ đă làm với người Pháp trong năm 1953.  Họ biết chúng ta mạnh hơn về mặt quân sự so với người Pháp.  Họ vẫn chưa bị thuyết phục rằng chúng ta có nhiều sức chịu đựng hơn”.  Do đó, nhiệm vụ của Hoa Thịnh Đốn là phô bày đủ sự tiến bộ để giữ các kẻ chống đối trong nước ở mức tối thiểu trong khi khuyến khích Miền Bắc t́m cách thương thuyết.  “Gây tổn thương nặng nề quanh Hà Nội – Hải Pḥng” có vẻ đối với ông là cách hay nhất để cưỡng đặt vấn đề với Bắc Việt.  Về ư kiến quốc nội tại Hoa Kỳ, ông khuyến khích Tổng Thống phát biểu thường xuyên về các quyền lợi đặt định.  “Chúng ta tất cả đang bị thử thách bởi cuộc khủng hoảng này”, ông nói, và ông thúc dục tổng thống hăy vạch ra rằng “phe Cộng Sản đang trông mong chúng ta thất vọng và bỏ cuộc”. 19

 

       McNamara ít nhiệt thành hơn về việc bỏ bom các cơ sở trữ nhiên liệu gần Hà Nội bởi ông tin rằng các cuộc tấn công như thế sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ xâm nhập vào Miền Nam.  Ông cũng nghĩ rằng các cuộc tấn công gần Hà Nội sẽ chỉ làm cứng rắn hơn ư chí kháng cự của Bắc Việt chống lại người Mỹ.  Rostow không đồng ư.  Ông tranh luận rằng việc bỏ bom Miền Bắc đă áp đặt các tổn thất nặng nề trên địch quân.  Gia tăng các gánh nặng này, trong khi giữ chắc rằng Liên Bang Sô Viết đă không áp đặt phản lực trên Hoa Kỳ, có vẻ đối với ông là cách tốt nhất để nhử Hà Nội đến bàn thương thảo.  Johnson đứng về phía Rostow, và các máy bay Hoa Kỳ bắt đầu bỏ bom các cơ sở kỹ nghệ quanh thủ đô Bắc Việt hồi cuối Tháng Sáu, 1966.

 

       Trong các năm 1966 và 1967, Rostow đă t́m kiếm nhiều cách thức hơn để áp đặt sức mạnh quân sự đối với Miền Bắc.  Ông đă muốn gia tăng áp lực trên Hà Nội và phóng ra một cuộc tấn công các quan hệ với công chúng bên trong Hoa Kỳ để chiến đấu chống lại sự ṃn mỏi.  Một bản hợp xướng tăng cường của các kẻ chỉ trích phản chiến phàn nàn rằng chiến tranh đă trở nên bế tắc.  Họ lập luận rằng trong một cuộc chiến tranh du kích, các du kích quân đă chiến thắng nếu họ không bị thua.  Rostow trả lời rằng chiến tranh được chiến đấu để giành dân, chứ không phải giành đất.  Trong hai năm sau khi có sự củng cố quân sự Mỹ tại Việt Nam, ông tuyên bố rằng tỷ lệ dân chúng Việt Nam sinh sống dưới sự bảo vệ của chính phủ Sàig̣n đă gia tăng bởi phân nửa, trong khi số dân nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng đă giảm sụt một phần tư.

 

       Sự tiến bộ này đă đủ để mang cuộc chiến tranh đến một kết sự thành công trước năm 1967 hay không?  Trong sự ước lượng của Rostow, có lẽ nó chưa đủ.  V́ thế trong năm 1967, ông bênh vực cho việc áp đặt nhiều áp lực hơn để buộc Hà Nội phải thương thuyết.  Ông khuyến cáo việc xâm chiếm miền nam của Bắc Việt “hầu ngăn chặn các con đường xâm nhập, và giữ khu vực này làm con tin cho việc triệt thoái của Bắc Việt khỏi Lào và Căm Bốt, cũng như khỏi Nam Việt Nam”. 20 Tổng Thống Johnson đă nghĩ đến các rủi ro trong sự can thiệp của Trung Hoa là quá cao, và ông đă quyết định chống lại sự xâm chiếm Bắc Việt.  Ông cũng bác bỏ lời kêu gọi của Rostow cho việc gọi quân trừ bị.  “Không có ǵ chúng ta có thể làm lại sẽ tạo ấn tượng nghiêm trọng hơn đối với Hà Nội”, Rostow nhận đinh. 21 Nhưng Tổng Thống Johnson, cảnh giác về các mối nguy hiểm chính trị, đă từ chối không động viên quân trừ bị.

 

       Rostow đă phối hợp chiến lược của Ṭa Bạch Ốc về các khả tính của các sự thương thảo trong năm 1967.  Ông tin tưởng rằng chiến tranh sẽ sau rốt kết thúc bằng ngoại giao, nhưng trước khi điều đó xảy ra, ông nghĩ rằng Hà Nội phải gánh chịu nhiều khốn khổ hơn.  Nhưng năm 1967 đă đưa ra cơ hội tốt nhất để thương thảo một lối thoát trước khi người dân Mỹ đên các pḥng bỏ phiếu để bàu cử một vị tổng thống.  Rostow đă phát hiện “một khả tính rằng Hà Nội giờ đây ước tính rằng cuộc bàu cử tại Hoa Kỳ năm 1968 sẽ không chứng tỏ sẽ là một hũ vàng ở cuối chân cầu vồng” – hoặc là Johnson sẽ được tái đắc cử, hay Bắc Việt sẽ đối diện với các điều kiện c̣n cứng rắn hơn nữa được áp đặt bởi phía Đảng Cộng Ḥa.  Hậu quả, ông nghĩ Johnson nên khuyến khích sự đồn đăi rằng phe đảng Cộng Ḥa có thể thắng cử.  “Chúng ta phải thực hiện mọi nỗ lực để gia tăng áp lực trên phe cộng sản tại Miền Nam và tại Miền Bắc Việt Nam”, ông đă cố vân như thế. 22

 

       Trong năm 1967, các quan điểm của Hoa Kỳ và Bắc Việt dường như không thể nối liền với nhau được.  Hoa Thịnh Đốn đă nh́n cuộc xung đột là một trường hợp xâm lăng quốc tế: Bắc Việt đă tấn công một quốc gia có chủ quyền, Nam Việt Nam.  Hoa Kỳ đă gán nhăn hiệu cho Việt Cộng là một tổ chức khủng bố, nhất quyết giành đoạt quyền lực chính trị xuyên qua sự đe dọa.  Hoa Thịnh Đốn đă tin tưởng các cuộc thương thuyết phải đặt tiêu điểm vào việc chấm dứt điều được mô tả là môt sự xâm lược từ Miền Bắc và đặt định các nguyên tắc căn bản cho tương lai chính trị của một Nam Việt Nam độc lập.  Ư kiến của Hà Nội là một tấm gương gần như phản chiếu quan điểm của Mỹ.  Đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, sự xâm lăng bao gồm các cuộc tấn công của Hoa Kỳ trên miền Bắc và chính phủ Nam Việt Nam chỉ là một sản phẩm của Hoa Kỳ.  Chính v́ thế, các nhà lănh đạo Hà Nội tranh luận rằng các cuộc thương thảo phải nhắm vào các phương thức theo đó Hoa Kỳ phải rời khỏi Miền Nam.

 

       Rostow đă tin rằng các cuộc thương thảo là điều khả dĩ chừng nào mà diễn trường có thể gạt bỏ nhiều kẻ trung gian lăng xăng xen lấn vào việc người khác.  Sự cẩn mật là yếu tố then chốt.  Ông có lần đă so sánh một đề nghị để viết một lịch sử về các nỗ lực thương thuyết nhằm chấm dứt giao tranh với “sự công bố của tờ Chicago Tribune về việc giải mă của chúng ta đối với các mật mă của Nhật Bản trong Thế Chiến II”. 23

 

       Hồi đầu năm 1967, các nhà ngoại giao Ba Lan đă thăm ḍ khả tính rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ đ́nh chỉ việc bỏ bom Bắc Việt đổi lấy một lời hứa hẹn từ Hà Nội để cứu xét các cuộc thương thảo trực tiếp.  Hoa Kỳ không tin đề nghị này đi đủ xa và tuyên bố rằng Hà Nội cũng sẽ phải đồng ư ngưng lại sự xâm nhập.  Rostow và Tổng Thống Johnson đă cảm thấy rằng các sáng kiến của Ba Lan, được đặt mật hiệu là Marigold, là không nghiêm chỉnh, và Ba Lan chưa hề có thể được Bắc Việt hứa hẹn đàm phán để đổi lấy một sự ngưng bỏ bom.  Trong Tháng Hai, Anh Quốc và Liên Bang Sô Viết đă bước tới, đề nghị dàn xếp các sự gặp gỡ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.  Sự can thiệp của họ làm Ṭa Bạch Ốc giận dữ.  Rostow đă mô tả điều đó “như một tṛ chơi áp lực mà chúng ta phải xem là nghiêm chỉnh nhưng không nên phản ứng một cách quá hấp tấp”. 24  Tổng Thống Johnson đồng ư như thế, mặc dù ông đă đáp ứng với sự trung giải của Anh và Liên Bang Sô Viết nhiều hơn là những sáng kiến xuyên qua đường dây Ba Lan.  Sô Viết đă yêu cầu Bắc Việt cứu xét sự chấm dứt xâm nhập, điều mà Rostow nghĩ “có thể làm họ bị rúng động và ngay cả bị kinh hăi”.  Tuy nhiên, sau cùng, các viên chức của Hà Nội đă do dự.  Họ đă trả lời rằng nếu Hoa Kỳ ngừng ném bom, họ sẽ cứu xét việc thương thảo.  Điều đó chưa đủ đối với Hoa Thịnh Đốn.  Rostow đă kết luận rằng Bắc Việt đă quyết định “sốt ruột chờ đợi chúng ta qua kỳ bàu cử 1968 và nếu họ thua, sẽ rút lui một cách im lặng hơn là thương thảo”. 25

 

       Vào mùa hè các lời kêu gọi lớn tiếng hơn phát sinh bên trong Hoa Kỳ về một sự kết thúc qua thương thảo cho cuộc chiến.  Các kẻ chỉ trích chiến tranh nổi bật tại Thượng Viện – kể cả Robert Kennedy của New York, J. William Fulbright của Arkansas, và Lănh Tụ Khối Đa Số Mike Mansfield của Montana – đă kêu gọi chính quyền tiến xa hơn nữa và ngưng ném bom để đổi lấy lời hứa hẹn đàm phán của Hà Nội.  Chính quyền Johnson giờ đây bảo trợ cuộc thăm ḍ không chính thức của chính ḿnh về khả tính của các sự thương thuyết.  Henry Kissinger, một giáo sư về chính phủ tại Đại Học Harvard đă từng phục vụ như một cố vấn bán thời gian về chính sách ngoại giao cho cả Kennedy và Johnson, đi lại giữa Hoa Kỳ và Pháp từ Tháng Tám đến Tháng Mười.

 

       Trong các cuộc đàm thoại với các trung gian người Pháp, được đặt mật hiệu là Pennsylvania, Kissinger nghĩ ông đă khám phá được một số sự chuyển động trong lập trường của Hà Nội.  Ông đă h́nh dung Bắc Việt như “một nước nhỏ bất định, với một chính quyền phân hóa, đối diện với một cường quốc vĩ đại có ư định mà nó không hiểu hay tin tưởng”.  Tuy nhiên, Rostow đă nghĩ rằng “với thiện ư tốt đẹp nhất thế giới, không ai trong chúng ta lại có thể t́m thấy bất kỳ điều ǵ khác hơn một thái độ tiêu cực khá đường hoàng” trong sự trả lời của Hà Nội đối với các điều kiện của Mỹ cho việc ngừng ném bom. 26 Chiến dịch Pennsylvania tiếp diễn trong ít tuần lễ kế tiếp, nhưng sau rốt, Tổng Thống Johnson đă nghe theo lời cố vấn của Rostow, Ban Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff: JCS), và Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Abe Forbas, một trong những cố vấn được tin cậy nhất của ông, và đă quyết định không ngừng ném bom.  Sự đồng thuận là làm như thế sẽ bộc lộ các binh sĩ Mỹ trước sự nguy hiểm mà không có được bất kỳ sự bảo đảm cụ thể nào của các sự thương thuyết.  Các cố vấn phái diều hâu khác cũng lo sợ rằng sẽ khó khăn về mặt chính trị để tái lập việc ném bom một khi đă đ́nh chỉ.  Rostow đă nghĩ rằng “ đó sẽ là một việc dễ làm hơn nhiều cho lănh đạo ở Hà Nội (và các đồng minh của họ đang gánh vác gánh nặng viện trợ) để kéo dài cuộc chiến tranh và tiếp tục sự căng thẳng trên Nam Việt Nam – và Hoa Kỳ -- với phí tổn thấp hơn cho chính họ”, nếu Hoa Kỳ ngừng ném bom. 27

 

       Cuộc chiến tranh đă không kết thúc như ông đă hy vọng vào khoảng đầu năm 1968.  Song, ông vẫn nghĩ rằng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam ở trong một vị thế thuận lợi hơn nhiều so với vị thế khi sự xây dựng của Mỹ khởi sự ba năm trước đó.  Ông đă lạc quan hơn nhiều so với Bộ Trưởng Quốc Pḥng. McNamara vốn ngày càng mất ảo tưởng với chiến tranh đến nỗi ông ta muốn đ́nh chỉ việc ném bom và chuyển phần lớn sự chiến đấu cho Nam Việt Nam.  Khoảng mùa thu 1967, ông đă thực ḷng chán ngấy chiến tranhvà ông muốn rời khỏi chính phủ.  Johnson, kẻ trước đây đă gọi ông là ngôi sao sáng chói nhất trong nội các của ḿnh, nay đă mất tin tưởng nơi ông.  Cuối năm 1967, LBJ loan báo rằng McNamara sẽ từ chức trong Tháng Hai sắp tới để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).  Kế đó ông đă bổ nhiệm ông Clark Clifford, một cố vấn lâu đời cho các vị tổng thống phe Dân Chủ, thay thế cho McNamara.

 

       Bề ngoài, có vẻ là Rostow và Clifford có thể t́m thấy nhiều sự thỏa thuận về Việt Nam hơn giữa viên cố vấn an ninh quốc gia và McNamara.  Trong các cuộc thảo luận Tháng Bẩy 1965 quanh vấn đề xây dựng các lực lượng Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, Clifford đă gọi điện thoại tŕnh bày các sự dè dặt của ḿnh.  Tuy nhiên khi Tổng Thống Johnson loan báo rằng Hoa Kỳ đang gửi thêm một trăm ngh́n lính nữa sang Việt Nam, Clifford đă giữ các sự nghi ngờ cho riêng ḿnh, và với quần chúng, ông đă là một trong các người ủng hộ lớn tiếng nhất cho cuộc chiến.  Với sự bổ nhiệm ông, dường như ba vị cố vấn chính sách ngoại giao cao cấp của Johnson – Rostow, Rusk, và Clifford – sẽ cùng xếp hàng tán thánh một vị thế mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong chiến tranh. 

 

       Mọi điều đă thay đổi vào ngày 30 Tháng Một, 1968.  Vào hai giờ trưa hôm đó, Johnson và Rostow đang đang hội ư riêng trong cuộc thảo luận tại Ṭa Bạch Ốc về một khủng hoảng mới ở Á Châu – sự bắt giữ của Bắc Hàn một chiếc tàu thám thính của Mỹ, chiếc U.S.S. Pueblo – khi một phụ tá xông váo báo tin rằng các đặc công Việt Cộng đă tràn vào sân của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sàig̣n.  Cuộc Công Kích Tết [Mậu Thân] của Bắc Việt, một cuộc tân công đồng loạt vào tất cả các trung tâm dân cư quan trọng của Nam Việt Nam, đă khởi sự.  Sự giao tranh đẫm máu nhất của cuộc chiến đến giờ đă diễn ra trong sáu tuần lễ kế đó, khi các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đă chiến đấu để giành lại một số các tỉnh lỵ và thị trấn bị chiếm giữ bởi quân Bắc Việt và Việt Cộng.  Trong diễn tiến, các sự ngờ vực của công chúng Mỹ về việc đồn trú tại Đông Nam Á đă sôi sục, buộc Tổng Thống Johnson phải đảo ngược đường lối tại Việt Nam.  Nhưng Rostow không thay đổi ư nghĩ của ḿnh.  Ông đă tiếp tục thúc dục Tổng Thống làm nhiều hơn nữa về mặt quân sự, và ông vẫn c̣n hồ nghi về việc đề nghị một sự ngừng ném bom Bắc Việt mà không nhận được các sự bảo đảm chắc chắn từ Hà Nội rằng một sự xuống thang của Mỹ như thế sẽ tức thời đưa đến các cuộc thương thảo hiệu quả.  Tuy thế, lần này, ông bị bác bỏ.

 

       Rostow tức thời nh́n nhận Cuộc Công Kính Tết sẽ ảnh hưởng công luận nghiêm trọng đến mức nào.  Sau ngày Tết, ông đă viết xuống các ư nghĩ của ông về việc chính quyền nên phản ứng như thế nào trước t́nh h́nh quân sự mới, nguy hiểm hơn.  Như thường lệ, ông nh́n thấy các liên hệ giữa các biến cố trên một khu vực rộng lớn hơn.  Trong trường hợp này, ông nhận thức rằng đúng ngay vào lúc Á Châu trở nên nguy hiểm hơn, Mỹ đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế, bởi một số nước Âu Châu đang đ̣i hỏi rằng các khoản sở hữu đô la của họ phải được hoán đổi ra vàng tại Hoa Kỳ.  Các viên chức Bộ Ngân Khố lo sợ, như một hậu quả, một sự đổ xô để rút tiền Mỹ.  Cuộc Công Kích Tết, sự bắt giữ chiếc tàu Pueblo, việc gia tăng áp lực của Bắc Hàn trên Nam Hàn, và sự tăng cường chiến sự tại Lào và Căm Bốt, tất cả đă đe dọa ư chí của Hoa Kỳ để tiếp tục cuộc chiến.  Ông cảnh cáo, “có một nỗ lực cộng sản nguy hiểm và tuyệt vọng, lan rộng cùng với toàn thể mặt trận tại Á Châu để làm lệch hướng chúng ta khỏi Việt Nam, đảo lộn sự tiến bộ đă được thực hiện tại Việt Nam, và làm nản ḷng và phân hóa nhân dân Mỹ”.  Ông thúc dục Tổng Thống Johnson hăy nói với các kẻ chỉ trích ông “thôi không nói về một sự ngừng ném bom và nhớ rơ trong đầu chúng ta về bom nổ tại Sàig̣n, Đă Nẵng và mọi nơi khắp Miền Nam”.  Về viễn ảnh của các sự thương thuyết, Rostow tuyên bố rằng “khi họ sẵn sàng nói chuyện về ḥa b́nh, họ biết nơi đâu để gặp gỡ chúng ta”. 28 Ông đă muốn Tổng Thống Johnson yêu cầu Quốc Hội cho phép nâng cao các sắc thuế và chuẩn cấp ngân khoản để ổn định đồng đô la.  Để chiến đấu hữu hiệu hơn tại Việt Nam, ông cố vấn tổng thống hăy kéo dài nhiệm kỳ phục vụ và trưng tập các cá nhân với các khả năng kỹ thuật đặc biệt.

 

       Rostow lập luận rằng chỉ có một cuộc phản công thắng lợi tại Miền Nam mới chuyển hướng t́nh h́nh có lợi cho Hoa Kỳ.  Ông có nói với Tổng Thống Johnson rằng Hà Nội đă thất bại trong các mục tiêu cao nhất của nó trong các ngày đầu Tết nhằm xúi bẩy một cuộc tổng nổi dậy trong dân chúng Miền Nam và một sự sụp đổ toàn diện của QLVNCH (ARVN).  Tuy thế, cuộc tấn công đă làm rung động một cách tệ hại công luận tại Hoa Kỳ và khắp thế giới, và đă triệt hạ cơ cấu chính phủ của Miền Nam [sic].  Cuộc tấn công cũng đă buộc Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam, phải chuyển số quân trừ bị ít ỏi khỏi việc phóng ra cuộc phản công của riêng ông tại phần cực bắc của Nam Việt Nam, được biết trong giới quân sự là Vùng I Chiến Thuật (I Corps).  Rostow đă nghĩ rằng để đảo ngược tinh thần chủ bại tại Hoa Kỳ, “có một cách giải đáp thỏa đáng: một sự thất trận rơ ràng của địch quân tại Vùng I”.  Ông đă nghĩ rằng hoạt động tại Vùng I, nơi Hoa Kỳ đối diện với một lực lượng quy ước lớn lao của Bắc Việt, là “loại h́nh giao chiến của chúng ta.  Có các phần tử du kích, nhưng nó rất giống, gân như một cuộc chiến tranh quy ước”. 29 Một cuộc phản công như thế sẽ hữu hiệu nhưng chỉ làm được khi Westmoreland nhận được sự tăng cường và Tổng Thống Johnson thực hiện bước tiến định mệnh của việc gọi quân trừ bị.

 

       Trong cuối Tháng Hai và Tháng Ba 1968, Rostow đă cố gắng củng cố tinh thần của người Mỹ tại Sàig̣n và chính quyền Nam Việt Nam.  Ông đă khuyến cáo Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ellsworth Bunker hăy “tiến hành sự phản công”, ghi nhận rằng “địch đang bị rúng động một cách tệ hại …Bất kỳ nơi đâu các lực lượng có thể được rút ra khỏi sự pḥng vệ thụ động để săn đuổi và quấy rối địch quân, đều sẽ phải làm như thế”. 30 Hoa Thịnh Đốn đă tin tưởng rằng Bắc Việt đang cố gắng buộc chúng ta phải bước vào một cuộc thương thuyết theo các điều kiện của địch”.  Để ngăn cản t́nh trạng đó, Nam Việt Nam phải thuyết phục công luận Hoa Kỳ rằng Sàig̣n đang nắm lấy sự khởi động.  Tết đă là “một cuộc tấn công sống hay chết” đối với Bắc Việt, các kẻ “có thể sẽ sớm đối đầu với chúng ta bằng một cuộc tấn công ngoại giao”.  Miền Nam phải hiểu rằng “không ai có thể làm công việc tranh đấu cho người Việt Nam …. Họ phải làm việc đó cho chính ḿnh”. 31

 

       Tướng William Westmoreland cũng chia sẻ các quan điểm của Rostow rằng Têt đă cung cấp một cơ hội để áp đặt vấn đề với Bắc Việt.  Trong Tháng Hai, ông đă yêu cầu Tổng Thống gửi thêm một quân số bổ túc là 206,000 quân trong năm tới, và trưng tập quân trừ bị Hoa Kỳ.  Yêu cầu của viên tướng khơi ng̣i cho một trong các cuộc tranh luận quan trọng nhất trong các viên chức chính quyền cao cấp về sự điều hành tương lai nỗ lực chiến tranh.  Tham Mưu Liên Quân, Đại Sứ Bunker, ông Rostow, và Ngoại Trưởng Rusk tán đồng lời yêu cầu của Westmoreland.  Phía đối lập là Clifford, các nhân vật bồ câu chủ ḥa trong quốc hội, các cố vấn chính trị của Johnson, và một nhóm không chính thức các chuyên viên ngoại giao được gọi là “Các Nhà Thông Thái: The Wise Men”, là các người mà Johnson thường tham khảo.

 

       Rostow cứu xét trường hợp về quân số bổ túc cần thiết, bởi việc gửi họ đi sẽ giảm bớt áp lực tại Việt Nam và các nơi khác.  Lúc nào cũng vậy, mọi việc được nối kết trong đầu óc ông.  Không có các lực lượng bổ túc, ông lư luận, “áp lực hay sự xâm lược có thể thành công tại Trung Đông, các nơi khác tại Á Châu, và có lẽ ngay ở cả Âu Châu”.  Tại Việt Nam, phe cộng sản tin tưởng rằng năm 1968 là năm quyết định.  Không giống như năm trước, khi họ nghĩ rằng cuộc bàu cử sẽ là một cuộc tranh đua giữa Tổng Thống Johnson, cam kết giành chiến thắng tại Việt Nam, và một người của Đảng Cộng Ḥa là kẻ nóng ḷng leo thang, Johnson giờ đây đang chịu áp lực nặng nề để thay đổi đường lối.  Rostow nghĩ ông phải chấp nhận sự thách đố của cộng sản và biến năm 1968 thành lợi thế của Mỹ.  Ông đă tin tưởng rằng cung luận Hoa Kỳ muốn làm nhiều hơn nữa, chứ không phải ít đi, trong cuộc chiến.  Với sự thất vọng và ngay cả sự lo sợ khắp nơi trong nước, ông khám phá  “một lực cân bằng phe chủ chiến trong nước” và “một ước muốn làm cái ǵ đó cho t́nh h́nh”.

 

       Nhiều cố vấn khác của Johnson bi quan hơn nhiều.  Clifford bắt đầu một sự tái duyệt toàn diện t́nh h́nh quân sự tại Việt Nam ngay khi nhậm chức.  Các viễn ảnh không mấy khích lệ.  Ngay cả với sự bổ túc 206,000 quân, ông không thể nh́n thấy hồi kết cuộc của cuộc chiến, và Westmoreland không thể hứa hẹn rằng ông ta sẽ không yêu cần nhiều binh sĩ hơn trong năm tới nữa.  Đối với Cliffordcác biến cố năm 1968 đă mang một nét tương đồng huyền bí và không vui với các biến cố của năm 1965.  Lần này, Clifford thề sẽ không giữ các sự dè dặt của ḿnh im tiếng như trước, và trong các cuộc tranh luận sâu rộng trong ba tuần lễ đầu tiên của Tháng Ba, giới lănh đạo dân sự của Bộ Quốc Pḥng đă nhiều lần cảnh cáo chống lại các sự cam kết tăng thêm binh sĩ.  Giống như McNamara, Clifford nghi ngờ sự hữu hiệu của việc bỏ bom như một khí cụ để ngăn chặn sự xâm nhập.  Giá trị duy nhất của nó là để chống đỡ tinh thân của các viên chức Sàig̣n và binh sĩ Mỹ đánh nhau tại Miền Nam.  Clifford đă nghĩ rằng đáng để ngưng đội bom hầu bắt đầu các cuộc thương thảo.

 

       Rostow đánh hơi được tâm trạng của các viên chức Bộ Quốc Pḥng khi các cuộc thảo luận tiếp diễn.  Kết quả cao một cách đáng ngạc nhiên của thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota, Eugene McCarthy trong kỳ bỏ phiếu sơ bộ của Đảng Dân Chủ tại New Hampshire cho thấy Tổng Thống Johnson bị tụt giảm đên đâu trong sự kính trọng của công chúng.  Kế đến, vài ngày sau đó, Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy, đối thủ mà LBJ ghét và sợ nhất, gia nhập cuộc bàu cử tổng thống.  Trong khung cảnh này, Rostow đă nh́n thấy các sự tương đồng đen tối giữa các xáo trộn hiện thời trong nước và Cuộc Nội Chiến của Mỹ, mặc dù ông vẫn c̣n trương ra niềm hy vọng.  “Về điều duy nhất mà chúng ta có được”, ông kết luận hôm 25 Tháng Ba, “là [hy vọng] rằng Bắc Việt tấn công”, và rằng quân Mỹ sẽ đánh bại họ”.  Khi đó Johnson sẽ ‘giống y như Lincoln trong năm 1864”, bị mắng nhiếc trên báo chí và có vẻ không được ḷng dân nhưng có thể vạch ra một t́nh trạng quân sự đang cải thiện để thắng sự tái cử trong mùa thu. 33

 

       Lịch sử đă không tự nó tái diễn.  Các Nhà Thông Thái đưa ra ít sự hy vọng hơn nhiều về một sự biến đổi đột nhiên trong tin tức chiến cuộc, và tổng thống đă phải làm điều ǵ đó quyết liệt và tức thời để chặn đứng sự sụp đổ đáng sợ trong sự tín nhiệm của công chúng.  Như cựu ngoại trưởng Dean Rusk đă nói với Johnson, Hoa Kỳ đă không thể “làm công việc mà chúng ta đề ra vào lúc chúng ta bỏ đi và chúng ta phải thực hiện các bước tiến để giải kết”. 34 LBJ khó có thể tin tưởng rằng ông đă nghe như thế từ các cố vấn chính sách ngoại giao cao cấp của ḿnh, các kẻ trước đây đă hậu thuẫn từng chuyển động mà ông đă thực hiện tại Việt Nam.  “Mọi người đều khuyến cáo đầu hàng”, ông phàn nàn như thế. 35

 

       Tuy nhiên, Tổng Thống cũng nhận biết như bất kỳ kẻ nào về tâm trạng u tối của công chúng, và ông biết họ sẽ không chấp nhận các việc gửi quân thêm nữa.  Vào ngày 31 Tháng Ba, ông loan báo rằng Hoa Kỳ ngừng ném bom trên các trung tâm dân cư của Bắc Việt và sẽ chấm dứt mọi cuộc ném bom nếu Hà Nội đồng ư mở các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh tức thời.  Ông nói rằng ông đă phái Đại Sứ Đặc Nhiệm Averell Harriman và Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng Cyrus Vance đến Paris để cố gắng sắp xếp các cuộc ḥa đàm với Bắc Việt.  Kế đó là quả bom nổ của Johnson – ông sẽ không là ứng cử viên tổng thống trong năm 1968.

 

       Rostow bị chấn động và thất vọng sâu xa.  Ông đă không ngĩ rằng bất kỳ ai trong số các ứng cử viên tiềm năng của Đảng Dân Chủ -- các Thượng Nghị Sĩ McCarthy và Kennedy, cả hai thuộc phái bồ câu, hay Phó Tổng Thống Hubert Humphrey – có được tầm vóc như Tổng Thống.  Ông cũng không thể, là một kẻ bênh vực cho chương tŕnh cải cách quốc nội cấp tiến của Johnson, vui vẻ với viễn ảnh có một người Đảng Cộng Ḥa tại Ṭa Bạch Ốc.  Nhưng ông kiên tŕ làm việc cho hết năm 1968.  Ông nhất quán biện hộ rằng Hoa Kỳ phải chiến đấu kiên cường trong khi nó nói chuyện với Bắc Việt, phải làm nhiều hơn để củng cố tinh thần của Sàig̣n, và không đ́nh chỉ tất cả việc dội bom miền Bắc cho tới khi Hà Nội đồng ư các cuộc nói chuyện có hiệu quả.  Rostow, luôn luôn hăng say đi t́m các sự tương đồng lịch sử, nh́n thấy các điểm giống nhau giữa t́nh h́nh đang được mở ra tại Nam Việt Nam, trong đó Hoa Kỳ sẽ cùng một lúc vừa đánh vừa đàm, với những năm cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Hàn Quốc.  Nhưng lần này, ông cảm thấy sự việc có thể khá hơn.  Ông đă lập luân, “Tại Hàn Quốc, chúng ta đă giao chiến tại một giới tuyến cố định trong đó địch quân có thể áp đặt các sự tổn thất – và sự thất vọng trong nội địa Hoa Kỳ -- mà không đánh mất bất kỳ điều ǵ trong tư thế mặc cả của anh ta.  Bên trong Nam Việt Nam, chúng ta có khả năng để cải thiện một cách liên tục vị thế của chúng ta khi các cuộc ḥa đàm tiếp diễn”. 36

 

       Các cuộc thương thuyết đă diễn tiến với một nhịp độ giá băng cho tới mùa thu.  Bắc Việt khăng khăng đ̣i hỏi rằng Hoa Kỳ phải đ́nh chỉ mọi việc ném bom trước khi nó sẽ tham dự vào bất kỳ cuộc nói chuyện thực chất nào, và Hoa Kỳ cũng cứng rắn không kém đ̣i hỏi rằng Miền Bắc không được lợi dụng việc ngưng dọi bom để nâng cao quân số của họ tại Miền Nam.  Trong khi đó, các biến cố gây nhiều xúc cảm tại Hoa Kỳ và Âu Châu – các vụ ám sát, các cuộc nổi dậy của sinh viên, cuộc xâm lăng vào Tiệp Khắc, và Hội Nghị Toàn Quốc Đảng Dân Chủ náo động tại Chicago – đă che khuất các cuộc thương thuyết tẻ nhạt này đối với phần lớn dân Mỹ.  Song, Rostow vẫn chịu khó làm việc để  thuyết phục Harriman tránh việc cho đi quá nhiều và nhận lại quá ít từ Hà Nội.  Harriman có một quan điểm khác biệt.  Ông run sợ trước viễn ảnh ứng cử viên Đảng Cộng Ḥa, Richard Nixon, sẽ được bàu cử, và ông tin tưởng rằng các cuộc nói chuyện có thực chất, mở ra chính thức với Bắc Việt sẽ xoay chuyển sự  tuyển cử về cho Humphrey.

 

       Sau khi rời hội nghị Chicago,  đứng sau một cách tệ hại Nixon trong các cuộc thăm ḍ công luận, Humphrey đồng ư rằng việc đẩy mạnh viễn ảnh ḥa b́nh tại Việt Nam là hy vọng tốt nhất của ông để giành chiến thắng, và vào ngày 30 Tháng Chín, ông đă công khai kêu gọi sự đ́nh chỉ dội bom toàn diện.  Kế đó, trong Tháng Mười, bế tắc được phá vỡ tại Paris, nơi Hà Nội lần đầu tiên ra dấu hiệu rằng nó sẽ không gia tăng tầm mức lực lượng của nó tại Miền Nam nếu việc dội bom được ngừng lại.  Harriman nóng ḷng muốn kết thúc một sự điều đ́nh trước ngày bầu cử, và Humphrey bắt đầu cắt bớt sự dẫn đầu của Nixon.

 

       Trong các giờ sáng sớm ngày 29 Tháng Mười, Tổng Thống Johnson đă hội họp các cố vấn quân sự và chính sách ngoại giao cao cấp của ông để hoàn tất các chi tiết sau cùng của việc đ́nh chỉ ném bom.  Khoảng nửa đêm, ngay trước khi bước vào phiên họp, Rostow nhận được một cú điện thoại th́ người em của ông, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Eugene Rostow, thông báo cho ông hay rằng Anna Chennault, một viên chức thuộc chiến dịch vận động bàu cử của Nixon, đă tiết lộ tin tức về sự khai triển sắp diễn ra cho chính phủ tại Sàig̣n.  Khi nghe được vụ điều đ́nh này, Tổng Thống Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu, đă rút lại việc đồng ư tham dự vào các cuộc đàm phán trước cuộc bàu cử.  Tin tức về sự từ chối của ông Thiệu đă về đến Ṭa Bạch Ốc vào giữa cuộc họp hôm 29 Tháng Mười.  Tin tức của Eugene Rostow giờ đây mang các hàm ư mới và hiểm độc.

 

       Johnson có thể bảo đảm cho một sự thắng cử cho Hubert Humphrey nếu ông công khai công kích Nixon về việc xen lấn vào các cuộc thương thảo.  Tuy nhiên, ông đă không làm như thế, với mong muốn giữ ḿnh đứng trên cuộc căi nhau về chính trị.  Rostow đồng ư: “Không có bằng chứng chắc chắn rằng chính bản thân ông Nixon có can dự”, ông nói với Tổng Thống Johnson lúc 8:50 sáng ngày 29 Tháng Mười.  Hơn nữa, “các nội dung th́ bộc phát đến nỗi chúng có thể làm phương hại nặng nề xứ sở, cho dù ông Nixon có được bàu cử hay không”. 37  Johnson đồng ư.  Hậu quả, sự loan báo việc ngừng ném bom đă bị tŕ hoăn trong hai ngày cốt yếu,  xung động của Humphrey trong các cuộc thăm ḍ bị ngừng lại, và Nixon đă thắng cuộc tuyển cử một cách xít xao.

 

       Năm năm sau, sau khi Nixon đă thắng một cuộc tái cử áp đảo và vụ tai tiếng Watergate bắt đầu mở ra, Rostow đă phát biểu một cách riêng tư các ư nghĩ suy xét lại (second thoughts).  Trong một bản ghi nhớ ông có ư định từ nguyên thủy được niêm lại trong năm chục năm, ông đă hồi tưởng về sự xen lấn của các kẻ thuộc Đảng Cộng Ḥa vào trong các cuộc thương thuyết hồi Tháng Mười [1968] và nhận thấy một sự liên hệ trực tiếp với vụ Watergate.  Như ông đă nh́n sự việc, phe đảng Cộng Ḥa đă tin rằng “việc làm táo bạo của họ với Nam Việt Nam và sự ngoan cường của ông Thiệu có thể đủ làm cùn tác động trên các chính sách của Hoa Kỳ về sự đ́nh chỉ toàn thể việc ném bom”.  Nó cũng tạo ra một tie6`n lệ.  “Họ đă trốn tránh được trách nhiệm về vụ đó”, Rostow đă viết, và họ cảm thấy mạnh bạo trong năm 1972.  “Đă không có điều ǵ trong các kinh nghiệm trước đó của họ về một hoạt động có tính thích đáng bị ngờ vực (hay ngay cả, tính hợp pháp) để xảnh cáo họ lánh xa”, ông c̣n suy tưởng xa hơn nữa, “và đă có các kư ức về một cuộc bàu cử có thể ngang ngửa biết bao và sự hữu dụng khả hữu của việc ép sát tới giới hạn – hay vượt quá [giới hạn]”. 38

 

       Vào ngày 21 Tháng Một, 1969, Rostow đă rời Hoa Thịnh Đốn để đi đến Texas cùng với Tổng Thống Johnson, một người mà ông kính trọng.  Với c̣n tràn đầy sinh lực, ông đă trợ lực vào việc thành lập Trương Đại Học Về Công Vụ Lyndon B. Johnson (Lyndon B. Johnson School of Public Affairs) và thư viện tổng bthống của LBJ.  Ông cũng trợ giúp tổng thống soạn thảo tập hồi kư của ḿnh, và ông đảm trách đầy đủ một khối lượng công việc của một giáo sư lịch sử và kinh tế tại Đai Học Texas, nơi các học tṛ của ông đă ngưỡng mộ ông về sự quan tâm chân thật của ông đến đời sống và các ư tưởng của họ.  Ông không bao giờ lung lay trong sự ủng hộ của ông cho cuộc chiến tranh tạiViệt Nam và cho Tổmng Thống Johnson, hay ông cũng không trở nên chua chát.  Trong một loạt các quyển sách và các bài viết mà ông trước tác, ông biện minh cho công việc táo bạo của Mỹ tại Việt Nam như đă ngăn chặn một cách thành công một chuỗi các con cờ liên tiếp khỏi bị sụp đổ khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á.  Ông đă lập luận rằng sự tồn tại của Việt Nam phi cộng sản măi cho đến 1975, khi nó đă có thể trở thành cộng sản mưo=́ năm sớm hơn nếu lkhông có sự can thiệp của Hoa Kỳ, đă cho phép các nền kinh tế khác trong vùng được thịnh đạt.

 

       Sau cùng, có hai điều mỉa mai nổi bật về Walt Rosatow.  Thứ nhất, rằng ông luôn luôn nh́n các sự liên hệ cấp vùng giữa các biến cố thế giới song hiếm khi phản ảnh về các phí tổn khổng lồ và các hàm ư của việc kéo dài Chiến Tranh Việt Nam, đoi^’ với hoặc Đông Nam Á hay Hoa Kỳ.  Thứ nh́, mặc dù đă đă bày tỏ các ư kie6n’ của ông về chiến tranh trong giọng văn lạnh lùng và nhẫn tâm, ông chắc chắn đă là một người nồng nhiệt nhất, tịch cực nhất, và vui tưoi nhất trong tất cả các vị cố vấn đă ràng buộc nước Mỹ vào việc chiến đấu tại Việt Nam./-

 

_____

         

 

CHÚ THICH:

 

1. Walt W. Rostow, An American Policy in Asia (New York: Wiley, 1955), VII.

 

2. Walt W. Rostow, The Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto (New York: Cambridge University Press, 1960).

 

3. David Halberstam, The Best and the Brightest (New York: Random House, 1972), 156-59.

 

4. Walt W. Rostow, The Diffusion of Power: An Essay in Recent History (New York: Macmillan, 1972), 287.

 

5. Cùng nơi dẫn trên, 265.

 

6. Rostow gửi Tổng Thống, August 4, 1961, Foreign Relations of the United States, 1961-1963, vol. 24, Laos Crisis (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1994), 344.

 

7. Rostow gửi Trường Chiến Tranh Đặc Biệt Lục Quân (Army Special Warfare School), June 28, 1961, Box 6, Walt Rostow Files, Lyndon B. Johnson Library, Austin, Texas (từ giờ về sau viết tắt là LBJL).

 

8. Taylor gửi Tổng Thống, November 3, 1961, Foreign Relations of the United States, 1961-1963, vol. 1, Vietnam, 1961  (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1988), 480

 

9. Rostow gửi Trường Chiến Tranh Đặc Biệt Lục Quân (Army Special Warfare School), June 28, 1961, Box 6, Walt Rostow Files, LBJL.

 

10. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, May 31, 1962, Foreign Relations of the United States, 1961-1963, vol. 2, Vietnam, 1962  (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1990), 433.

 

11. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, July 4, 1963, Foreign Relations of the United States, 1961-1963, vol. 3, Vietnam, January – August 1963  (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1991), 454-55.

 

12. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, November 28, 1962, Box 13, Rostow Files, LBJL.

 

13. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, November 1, 1963, cùng nơi dẫn trên.

 

14. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, January 10, 1964, cùng nơi dẫn trên.

 

15. Rostow gửi Thứ Trưởng U. Alexis Johnson, March 9, 1964, cùng nơi dẫn trên.

 

16. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, September 19, 1964, cùng nơi dẫn trên.

 

17. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, May 20, 1965, Foreign Relations of the United States, 1964-1968, vol. 2, Vietnam, January – June 1965 (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1990), 681.

 

18. . Rostow gửi Tổng Thống, December 23, 1965, Foreign Relations of the United States, 1964-1968, vol. 3, Vietnam, June – December 1965 (Washington, D. C.: Government Printing Office, 1996), 696.

 

19. Rostow gửi Tổng Thống, April 21, 1966, Box 6, Rostow Files, LBJL.

 

20. Rostow, The Diffusion of Power, 513.

 

21. Rostow gửi Vance, May 22, 1967, Box 5, Rostow Files, LBJL.

 

22. Rostow gửi Tổng Thống, July 22, 1967, cùng nơi dẫn trên.

 

23. Risotto, bản ghi nhớ lưu làm tài liệu, January 11, 1968, Box 6, cùng nơi dẫn trên.

 

24. Rostow gửi Tổng Thống, February 6, 1967, Box 5, cùng nơi dẫn trên.

 

25. Rostow gửi Tổng Thống, February 15, 1967, Box 6, cùng nơi dẫn trên.

 

26. Rostow, bản ghi nhớ cuộc đăm thoại, October 17, 1967, cùng nơi dẫn trên.

 

27. Rostow gửi Tổng Thống, October 18, 1967, cùng nơi dẫn trên.

 

28. Rostow gửi Ngoại Trưởng Rusk, January 31, 1968, cùng nơi dẫn trên.

 

29. Rostow gửi Tổng Thống, February 12, 1968, cùng nơi dẫn trên.

 

30. Rostow gửi Đại Sứ Bunker, February 14, 1968, cùng nơi dẫn trên.

 

31. Dự thảo các chỉ thị cho sứ giả tới Sàig̣n, không ghi nhật kỳ [Tháng Hai, 1968], cùng nơi dẫn trên.

 

32. Rostow, bản ghi nhớ lưu làm tài liệu, February 29, 1968, cùng nơi dẫn trên.

 

33. Rostow, ghi chú, March 25, 1968, cùng nơi dẫn trên.

 

34. Clark Clifford, Counsel to the President (New York: Simon and Schuster, 1991), 517.

 

35. CIA and Defense Department Briefing, March 28, 1968, Box 1, Tom Johnson’s Notes of Meetings, LBJL.

 

36. Rostow gửi Tổng Thống, April 3, 1968, Box 6, Rostow Files, LBJL.

 

37. Rostow gửi Tổng Thống, October 29, 1968, cùng nơi dẫn trên.

 

38. Rostow, bản ghi nhớ lưu làm tài liệu, May 14, 1973, Anna Chennault, Reference Files, LBJL.

 

*****

 

TÀI LIỆU CẦN ĐỌC THÊM

 

       Ngoài các tài liệu ghi trong các chú thích, cần xem thêm Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (New York: Oxford University Press, 1997) và David M. Barrett, Uncertain Warriors: Lyndon Johnson and His Vietnam Advisers (Lawrence: University Press of Kansas, 1993).

 

-----

Nguồn: Robert D. Schulzinger, Walt Rostow, Cheerful Hawk, The Human Tradition in The Vietnam Era, Wilmington, Delaware: Scholarly Resources Inc., 2000, các trang 43-61.

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

22.07.2013    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2013