Philip J. Piper 1, Hsiao-chun Hung 2, Fredelia Z. Campos 1,

Peter Bellwood 3, & Rey Santiago 4

 

MỘT SỰ DU NHẬP 4000 NĂM TRƯỚC

CÁC CON HEO (LỢN) NHÀ

VÀO QUẦN ĐẢO PHI LUẬT TÂN:

CÁC HÀM Ư CHO SỰ T̀M HIỂU

CÁC LỘ TR̀NH DI CƯ CỦA CON NGƯỜI

KHẮP VÙNG ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO

VÀ KHU VỰC WALLACEA (* a)

 

Ngô Bắc dịch

 

Nghiên cứu mới về thời đạ Tân Thạch (Neolithic) của vùng Đông Nam Á Hải Đảo đang mở rộng các khuôn mẫu cũ và làm cho chúng trở nên đa trạng hơn, nhân bản hơn – giống lịch sử hơn: con người và các súc vật có thể di chuyển xuyên qua các hải đảo bằng nhiều con đường.  Con lợn nhà là một thành tố truy t́m quan trọng về con người thời đại Đá Mới và tâp quán du nhập vào vùng Thái B́nh Dương, và các tác giả thảo luận đề tài gây tranh luân là liệu các con heo nhà đầu tiên đến được các ḥn đảo ở Đông Nam Á từ Trung Hoa xuyên qua Đài Loan hay là từ bán đảo Việt Nam lân cận.  Lộ đồ (trajectory) DNA xét nghiệm từ các con heo hiện đại nghiêng về phía Việt Nam, nhưng cáctác giả đă khám phá con heo nhà hóa thạch hoàn hảo có niên đại khoảng 4000 năm Trước Hiện Đại và liên hệ với vật thể văn hóa của Đài Loan.  Chính v́ thế, thật nguy hiểm nếu chỉ dựa vào DNA không thôi – nhưng đây có phải là các câu chuyện thay thế hay bổ túc?

 

 

DẪN NHẬP

       Tác giả Bellwood (1997, 2006) đă đề xướng rằng các cộng đồng canh tác di cư từ lục địa Trung Hoa đến Phi Luật Tân xuyên qua Đài Loan vào giữa các năm 4000 và 4500 trước [Ka, trong nguyên bản, có lẽ là chữ viết tắt của kiloannum, một đơn vị thời gian tương đương với một ngh́n (103) năm, chú của người dịch], mang theo cùng với họ đồ gốm và các kỹ thuật mài đá.  Bằng chứng khảo cổ học, vi khuẩn, và ngữ học khiến ta nghĩ rằng các người nói tiếng Austronesian đă du hành về phía trước từ Phi Luật Tân xuyên qua Borneo về phía tây và Sulawesi về hướng nam, sau rốt chiếm ngụ toàn thể vùng Đông Nam Á Hải Đảo (Island Southeast Asia: [viết tắt là] ISEA), Melanesia, và Oceania (Gray et al. 2009; Moodley et al. 2009).  Giả thuyết này đă bị thách đố bởi một số các nhà khảo cổ học và di truyền học đă lập luận rằng các sự liên hệ với Đông Nam Á Lục Địa, chứ không phải Đài Loan, chịu trách nhiệm cho [sự lan truyền] các ngôn ngữ Austronesian và nông nghiệp tại vùng Đông Nam Á Hải Đảo (ISEA) (Oppenheimer 1999; Solheim 2006).  Đặc biệt, tác giả Solheim (2006) đă lập luận cho một sự tương đồng mạnh mẽ trong văn hóa vật thể Tân Thạch giữa Việt Nam và Đông Nam Á Hải Đảo.  Ba gia súc, con lợn (heo), con chó và con gà, cùng với các con chuột (các loài hội sinh: commensals), tất cả đều có nguồn bgốc tại Á Châu lục địa và theo truyền thống được nối kết với các cộng đồng canh tác ban sơ của Đông Nam Á Hải Đảo.  Chúng thường được dùng như một sự đại nhiệm cho việc xác định các nguồn gốc và các tuyến đường di cư của con người trong quá khứ (Larson et al. 2005, 2007a, b & c; Liu et al. 2006; Marisoo Smith 2007; Dobney et al. 2008).  Sự tái dựng các tuyến đường di cư của con người khắp vùng Đông Nam Á Hải Đảo, sử dụng các con lợn (heo) nhà được căn cứ chính yếu trên di truyền học, và dựa gần như chuyên độc trên các sự giải thích từ các sự phân bố dân số hiện đại.  Căn cứ trên các kết quả này, các con lợn nhà sớm nhất và được lan truyền rộng răi nhất được du nhập vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo được gọi là “Ṇi Thái B́nh Dương: Pacific Clade”, và được tin là ḍng dơi duy nhất đă vươn tới được các đảo của Thái B́nh Dương, đi cùng với nhân số thực dân.  Chúng rơ ràng có nguồn gốc từ nơi nào đó tại bán đảo Đông Nam Á và được chuyên chở xuyên qua Mă Lai, Sumatra, Java và các ḥn đảo tại khu vực Wallacea (Flores, Timor, Miluccas) (Larson et al. 2005, 2007 a & b; Dobney et al. 2008), chính v́ thế đă bổ sung một số sự ủng hộ cho các tuyên xác của tác giả Solheim về một liên hệ Việt Nam/Đông Nam Á Hải Đảo.

       Có nhiều khó khăn trong việc phân biệt loại lợn nhà Sus scrofa với tổ tiên hoang dại và các thân thuộc gần gủi khác chẳng hạn như nhóm S. verrucosis /scrofa trong tài liệu khảo cổ vùng Đông Nam Á Hải Đảo.  Các mảnh xương lợn nhà duy nhất được ấn định niên đại một cách an toàn đến từ các ḥn đảo nằm bên ngoài phạm vi tự nhiên của các nhóm được phân loại này, chẳng hạn như đảo Flores, nơi mà chúng có thể đă được du nhập vào giữa khoảng 3500 đến 4000 năm trước đây (Dobney et al. 2008; van den Bergh et al., đang in), tại miền bắc Moluccas vào 3500 năm định chuẩn Trước Hiện Tại (cal BP) (Summerhayes 2007).  Một phả hệ thứ nh́ của các con lợn (heo) nhà hiện đại được xác minh tại Phi Luật Tân rơ ràng có một nguồn gốc rất khác biệt, từ Đông Á (Trung Hoa), và đă được chuyển vận xuyên qua Đài Loan vào Quần Đảo Phi Luật Tân, và sau đó đên Melanesia (Larson et al. 2007 a & b; Dobney et al. 2008).  Trong sự vắng vóng của bất kỳ bằng chứng khảo cổ nào cho biết việc ấn định thời điểm của sự du nhập lợn nhà vào Phi Luật Tân, tác giả Dobney và các  đồng tác giả khác (et al.) (2008) đă nêu ư kiến rằng sự phát tán do con người làm trung gian này có lẽ muộn hơn sự di chuyển của “Ṇi Thái B́nh Dương: Pacific Clade” của các con lợn từ lục địa đến Australasia và Thái B́nh Dương.

       Các cuộc khai quật gần đây tại địa điểm Nagsabaran thuộc đảo Luzon miền bắc Phi Luật Tân đă mang lại một sưu tập xương tuy nhỏ nhưng quan trọng có niên đại thời đại Đá Mới và Đồ Kim Loại.  Lẫn lộn trong đống xương người nhặt được gồm cả xương dê màu nâu bản xứ loại Cervus mariannus cùng với các loại cá, phần lớn loại Sparidac, rùa và hai loại lợn khác nhau (Piper et al. 2009).  Một loại được xác minh là lợn nhà loại Sus scrofa / verrucosus và được ấn định niên đại bằng xét nghiệm carbon trực tiếp sử dụng một chiếc răng hàm thứ tư duy nhất từ 4500 – 4200 năm định chuẩn Trước Hiện Tại (cal BP).  Bằng chứng mới này từ Nagsabaran khiến ta nghĩ rằng các con lợn nhà có thể đă được du nhập từ Đài Loan vào miền bắc Phi Luật Tân trước khi có sự di chuyển của “Ṇi Thại B́nh Dương: Pacific Clade” từ lục địa đến xuyên qua vùng Đông Nam Á Hải Đảo, khu vực Wallacea và tiếp đến vùng Australsaia và Thái B́nh Dương.  Điều này kế đó mang các hàm ư cho sự hiểu biết của chúng ta về việc ấn định thời điểm của  các sự du nhập lợn (heo) và các cuộc di cư của con người từ lục địa vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo.

 

Bối Cảnh Khảo Cổ

       Địa điểm khảo cổ của Nagsabaran bao gồm g̣ đống vỏ ṣ lớn nằm bên trên các trầm tích phù sa tọa lạc tại bờ phía nam của lạch Zabaran (hay Lạch Nagsabaran Creek), gần chỗ nối vào Sông Cagayan ở phía tây, khoảng 22 cây số ngược ḍng kể từ cửa sông Cagayan ở Barangay Alaguia, Lal-lo, miền bắc đảo Luzon, Phi Luật Tân (H́nh 1).  Được giáp ở phía bắc bởi Lạch Nagsabaran và các cánh đồng lúa nước ở phía nam, g̣ đống vỏ ṣ Nagsabaran có một cấu h́nh giống như một ḥn đảo, biệt lập, tại đồng bằng phù sa, dài khoảng 600 mét, rộng 100 mét và với một độ sâu tối đa 3 mét (H́nh 2A).  Các vỏ ṣ thu hồi được trong năm 1996 đă mang lại một niên đại bằng xét nghiệm C14 là 2950 ± 50 Trước Hiện Tại (xem Tsang et al. 2002; Hung 2008).  Một cuộc đào sới tám hố thử nghiệm khác nữa bởi một toán Phi Luật Tân – Đài Loan trong năm 2000 và 2001 thu được một số lượng lớn lao các chế tác phẩm gồm đồ gốm, các phiến đá, các hoa tai ṿng tṛn gần như khép kin hoàn toàn bằng đất sét, các đồ trang sức khác bằng xương, răng và vỏ ṣ, và các xâu chuỗi bằng thủy tinh và đá.  Căn cứ trên lớp liên tiếp của địa tầng kết tụ chưa khai quật, địa điểm có thể được chia thành hai loạt trầm tích riêng biệt: một thượng tầng (upper horizon) Thời Đại Kim Loại của g̣ đống vỏ ṣ nằm sâu, được tiêu biểu bởi các đồ sành (ceramics) màu nâu hơi đỏ và hơi đen và các xâu chuỗi và ṿng đeo tay bằng thủy tinh, nằm phủ trên các khoáng sàng bùn phù sa Tân Thạch với đồ gốm (pottery) tráng bên ngoài màu đỏ, các hoa tai gần khép kín bằng đất sét, và một ṿng đeo tay bằng đá nephrite [loại đá ngọc thạch rẻ tiền, màu sắc thay đổi từ trắng đến xanh đậm, trước đây đeo nó là một cách được nghĩ để chữa trị bệnh thận, chú của người dịch] (Hung 2005, 2008; Iizuka & Hung 2005).  Một loạt 20 niên đại xét nghiệm carbon (18 chất than, một vỏ ṣ ở sông, và một mảnh xương súc vật) cho thấy rằng tầm khoảng niên đại cho đống vỏ ṣ trong giới hạn 2 niên đại sớm nhất và muộn nhất [? tạm dịch, nguyên bản “at the 2-sigma outer limit”, người dịch không rơ nghĩa của thuật ngữ  trong khảo cổ học] nằm giữa 2100 năm định chuẩn Trước Hiện Tại và 1500 năm định chuẩn Trước Hiện Tại, trong khi các lớp đất bùn được ấn định niên đại ở tầm khoảng ṿng ngoài nằm giữa 4000/3800 năm định chuẩn Trước Hiện Tại và 2600 năm định chuẩn Trước Hiện Tại (Hung 2008).  Trong khoảng trung đến hậu kỳ kỷ nguyên Holocene, điều được ước lượng rằng con sông Cagayan ở độ cao ít nhất hơn 1 mét so với mức hiện tại của nó và chỉ sau 2000 năm định chuẩn Trước Hiện Tại, khi mực nước rút xuống, các đống g̣ vỏ ṣ mới tích tụ dọc theo các bờ của con sông (Mijares 2007).  V́ thế có thể là một số hố cắm trụ (postholes) được xác định tại Nagsabaran đại diện cho các di tích của các cấu trúc Tân Thạch có sàn nâng cao, nhô ra ngoài, bên trên các bờ cạn của con sông (Armand Mijares, thông tin cá nhân).

       Để hiểu rơ hơn các tầng lớp văn hóa của 4000 năm qua tại Thung Lũng Cagayan, một vụ cộng tác thứ ba của cuộc điều tra khảo cổ đă được thực hiện tại Nagsabaran, giữa Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi và Bảo Tàng Viện Quốc Gia Phi Luật Tân, trong các Tháng Mười Một và Mười Hai năm 2004.  Các sự khai quật, ở gần các gờ của đống g̣, gồm một khu vuông 4 x 4 mét (Hố 9), và một khu chữ nhật (2 x 4 mét) (Hố 10), cả hai được đào sâu xuống tới 2.5 mét.  Sự kết tụ địa tầng rất giống với các địa điểm g̣ đống vỏ ṣ khác tại Thung Lũng Cagayan, với một lớp bên trên dầy 1 mét của g̣ (đống) vỏ ṣ (nông hơn khi tiến đến gần ra phía các gờ của g̣ đống) nằm trên ba lớp phù sa khác biệt gộp chung dầy chừng 1 mét (Hung 2008).  Các lớp phù sa bị cắt ngang bởi nhiều lỗ đóng trụ và các hố chôn cất, nhiều hố từ g̣ (đống) vỏ ṣ Thời Đại Kim Loại bên trên (H́nh 2B).

       Các kết quả của cuộc điều tra xác nhận các sự giải thích trong các cuộc nghiên cứu trước đây và xác minh các sự khác biệt rơ rệt trong các diễn biến của các loại khác nhau trong vật thể văn hóa từ g̣ đống vỏ ṣ và lớp bất bùn nằm bên dưới.  Thí dụ, g̣ đống vỏ ṣ chứa đựng một tập hợp đồ gốm với một tỷ lệ cao các mảnh vỡ màu nâu hơi đỏ và hơi đen cùng với các xâu chuỗi và ṿng đeo tay bằng thủy tinh, các khí cụ bằng sắt, các vụ chôn cất bằng chum (vại) và các sự mai táng kéo căng ra không có đầu.  Các lớp bùn phù sa bên dưới, mặt khác, chứa đựng các mảnh có lớp tráng ngoài màu đỏ, các mảnh vơ màu nâu nhạt hay màu vàng sậm thô sơ, các hạt hay đĩa tṛn làm xâu chuỗi (spindle whorls), các hoa tai và mặt đeo dây chuyền gần khép kín bằng đất sét nung, và phiến đá và ŕu, vật liệu rất giống như tại Đài Loan.  Sự chuyển tiếp giữa g̣ đống vỏ ṣ và lớp bùn bên dưới được xác định rơ ràng bởi một thời kỳ ngắn bỏ phế địa điểm (Tầng 2 trong H́nh 2B).

H́nh 1: Vị trí của địa điểm Nagasbaran tại miền bắc của đảo Luzon, Phi Luật Tân.

 

Các Mảnh Xương Súc Vật Từ Nagsabaran

       Tổng cộng, các Hố 9 và 10 tại Nagsabaran đă thu gom được 1191 mảnh xương và răng.  Sự phân bố theo địa tầng của các xương súc vật thu hồi từ cuộc khai quật tương ứng rất chính xác với các đỉnh tại các điểm tập trung các mảnh vỡ được xác định bởi tác giả Hung (2008), cho thấy hai giai đoạn chính trong hoạt động của con người tại địa điểm.  Tập hợp xương trẻ hơn gồm 802 mảnh (67% của tổng số tập hợp) th́ lẫn lộn với đống vỏ ṣ lớn và có độ sâu từ gần sát bề mặt hiện đại cho tới khoảng 0.8 mét bên dưới bề mặt hiện đại (below modern ground: viết tăt là bmg).  Phần tích lũy xương cổ nhất và sâu nhất chỉ bao gồm 389 mành (33%) và nằm ở trong các trầm tích đất sét bùn giữa khoảng 1.10 mét và 1.50 mét bên dưới bề mặt hiện đại.  Quá tŕnh hóa thạch của các tập hợp xương được tŕnh bày chi tiết trong Piper et al. (2009).

       Cả hai giai đoạn của hoạt động tại địa điểm bao hàm một bộ tương tự của sự phân loại loài có xương sống bao gồm cả nai và cá (Piper et al. 2008).  Đến nay, tuy thế, loại động vật có vú to lớn thông thường nhất trong tài liệu khảo cổ là con lợn (heo), chiêm tới khoảng 75% (227) trong tổng số các mảnh xương loại động vật có vú xác định được.  Con lợn (heo) có mặt khắp các lớp địa tầng, từ trên cao 50 mm xuống tới độ sau 1.60 m ở Hố số 9, con số kể sau tương ứng với một độ tuổi tiềm hữu khoảng 4000 Trước Hiện Tại (xem Hung 2008).

       Các sự phân tích số đo h́nh thể sinh vật cho thấy rơ ràng rằng hai chủng loại lợn (heo) khác nhau đă hiện diện trong khuôn khổ tập hợp khảo cổ, được biện biệt dễ dàng bởi kích thước và h́nh thể các chiếc răng của chúng như loài lợn có nhiều mụn cơm đặc hữu của Phi Luật Tân Sus philipensis và một phần tử du nhập của nhóm lợn [có tên khoa học là] Sus scrofa / verrucosus (xem chú thích kỹ thuật đính kèm trên mạng tại đia chỉ http://antiquity.ac.uk/projgall/piper/).  Việc ấn định niên đại bằng xét nghiệm 14C trực tiếp một chiếc răng hàm thứ tư hàm dưới mang lại một niên đại là 3940 ± 40 Trước Hiện Tại (WK-23397 [năm không định chuẩn: uncal] hay 4500-4200 năm định chuẩn Trước Hiện Tại (OxCal Version 3), hỗ trợ cho các niên đại có được trên than đá thuộc cùng địa tầng, và niên đại biểu tượng của các nhân tác phẩm liên hệ.

 

H́nh 2: A) Vị trí của các rănh khai quật xuyên qua g̣ đống vỏ ṣ Nagsabara.  Các Hố số 9 và 10 tọa lạc tại góc dưới đáy bên phải của h́nh vẽ. 

 

B) Các lớp địa tầng của Hố số 9.  Thượng tầng trầm tích g̣ (đống) vỏ ṣ, phủ trên một tầng đất sét mỏng (0.9 – 1.1 mm), phân ranh một sự đứt đoạn trong hoạt động, bên dưới lớp này là một lớp đất sét bùn chứa đựng sự tập trung khá nhiều đồ gốm tráng men màu đỏ bên ngoài và văn hóa vật thể khác gắn liền với thời đại Tân Thạch, kể cả các con lợn nhà (theo Hung 2008).  

 

Thảo Luận

       Các loại động vật có vú to lớn duy nhất sở đắc bởi các kẻ chiếm ngụ Thời Đại Tân Thạch và Kim Loại tại Nagsabaran rơ ràng là nai và lợn (mặc dù xương sọ của một con thuộc loại nhai lại có sừng rỗng [trong nguyên bản là bovid, chỉ động vật thuộc loại bovidae, chẳng hạn như ḅ, cừu, dê, linh dương, chú của người dịch] đuợc thu hồi từ lớp sâu hơn ở Hố số 1, cùng với đồ gốm tráng màu đỏ, trong cuộc khai quật năm 2001.  Sự hiếm hoi của giới động vật với thân xác to lớn liên hệ tới vị trí sinh học địa dư biệt lập của đảo Luzon trong nhóm đảo khu vực Wallacea (xem Heaney 1985).  Từ một mẫu nhỏ bé của các phần tử răng  thu hồi được, rơ ràng rằng răng của các con lợn và dê  rừng chiếm nhiều hơn một chút số răng của các con lợn nhà.  Sự kiện này khiến ta nghĩ rằng việc săn bắn thú hoang đă đóng góp số lượng lớn lao nhất chất protein (không kể loài ṣ hến tôm cua (shellfish) trong Thời Đại Kim Loại) cho sự dinh dưỡng trong suốt cả hai thời kỳ chiếm ngụ tại Nagsabara.  Tuy nhiên, tại vùng Đông Nam Á Hải Đảo (cũng như tại nhiều vị trí) chúng ta phải thận trọng không nên gán tầm quan trọng cho một “tài nguyên” đặc biệt từ sự phong phú và tần số xuất hiện của nó trong tài liệu khảo cổ không thôi.  Nhiều dân số bản xứ tại các ḥn đảo phân biệt giữa các con lợn rừng được dùng cho các mục đích ăn thịt tổng quát, và lợn nhà được giữ được biệt cho các chức năng tế lễ và nghi thức (Piper, thông tin cá nhân; cũng xem Hayden 2003 và Barker 2007 để thảo luận).  Một sự hạ sát ít hơn các con lợn nhà nhiều phần làm cho di chỉ của chúng kém phong phú hơn trong tài liệu khảo cổ nhưng có thể che giấu tầm quan trọng về ư thức hệ và xă hội tổng quát của chúng.

       Sự khám phá các xương lợn nhà có niên đại trước 4000 Trước Hiên Tại tại Phi Luật Tân có các hàm ư quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về sự du nhập các con heo xuyên qua vùng Đông Nam Á Hải Đảo.  Tác giả Dobney et al (2008) đă tŕnh bày một cách khá thuyết phục rằng “Ṇi Thái B́nh Dương” của các con lợn đă được du nhập bởi các nhân số di cư đến New Guinea và các đảo Thái B́nh Dương từ nơi nào đó tại Việt Nam trên lục địa thông qua một tuyến đường chạy ngang bán đảo Mă Lai, Sumatra, Java, và Chuỗi Đảo Tiểu Sunda (Lesser Sunda Chain).  Họ c̣n lập luận xa hơn rằng sự vắng bóng hoàn toàn của các loại yếu tố di truyền thuộc cùng một “ṇi Thái B́nh Dương” (“Pacific Clade” haplotypes) trong các mẫu lợn từ Trung Hoa, Đài Loan và Phi Luật Tân khiến ta nghĩ rằng nếu các dân chúng thời đại Tân Thạch tiền vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo xuyên qua ngả này, như được đề xướng theo truyền thống bởi Mô H́nh “Ngoài Đài Loan” (Out-of-Taiwan” Model), khi đó nhiều phần rằng họ đă không chuyên chở các con lợn đi cùng với họ (Larson et al. 2007; Dobney et al. 2008).  Tham chiếu cùng các nghiên cứu về di truyền học, Dobney và các tác giả khác (2008: 70) nêu ư kiến rằng “một sự phát tán do con người trung gian, riêng biệt, có lẽ sau này liên can đến các con lợn nhà vùng lục địa Đông Á di chuyển xuyên qua Phi Luật Tân đến Micronesia”.

       Sự khám phá các con lợn tại Nagsabaran chứng tỏ một cách quả quyết rằng các con lợn nhà trong thực tế đă được du nhập vào Phi Luật Tân muộn nhất vào khoảng 4000 năm định chuẩn Trước Hiện Đại.  Các kêt luận này được ủng hộ bởi văn hóa vật thể liên kết đă có các sự tương đồng mạnh mẽ với miền nam và đông nam Đài Loan, nguồn gốc đề xường của các dân cư thời đại Tân Thạch tại Phi Luật Tân và phần c̣n lại của Đông Nam Á Hải Đảo, Melanesia và Thái B́nh Dương (Bellwood 2006; Hung 2008).  Điều này cung cấp một chỉ dẫn vững mạnh rằng các con lợn nhà đă được du nhập từ Trung Hoa xuyên qua Đài Loan với bằng chứng sớm nhất của các văn hóa Tân Thạch.  Một cách đầy hiếu kỳ, các nguồn gốc của các con lợn nhà sớm nhất tại đảo then chốt Sulawesi, phía nam của Phi Luật Tân và phía đông của Borneo, rơ ràng vẫn chưa được giải quyết.  Không có các loại yếu tố di truyền thuộc cùng một ṇi Đài Loan/Phi Luật Tân hay “ṇi Thái B́nh Dương” được báo cáo bởi Larson và các tác giả khác (2005, 2007a) xem ra sẽ xuất hiện.  Sự phân tích mtDNA [viết tắt của mitochondrial DNA, chỉ chất mitochondrial deoxyribonucleic acid, chú của người dịch] thời cổ cho thấy rằng con lợn có mụn cơm bản xứ Sulawesi Sus celebensis xuất hiện tại một đảo khác của khu vực Wallacea, đảo Flores, vào khoảng 7000 Trước Hiện Tại (căn cứ trên các niên đại than đá liên hệ) nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng rơ ràng là liệu điều này có đại diện cho sự di cư của các con lợn rừng, hay các thú vật được nuôi tại nhà ở Sulawesi trong sơ kỳ Kỷ Nguyên Holocene như được đề xướng bởi Groves (1983) (cũng xem Dobney et al. 2008 và van den Bergh et al., đang in) hay không.  Đảo Sulawesi có một số địa điểm “Tân Thạch” được hay biết sớm nhất tại Đông Nam Á Hải Đảo (Bellwood 1997) và một văn hóa vật thể khá giống với các văn hóa được xác định tại Quần Đảo Phi Luật Tân (Simanjuntak et al. 2008), song, với bằng chứng hiện thời, con người đă không du nhập các con lợn nhà theo hoặc bất kỳ chiều hướng nào vào ḥn đảo cùng với các h́nh thức khác của văn hóa vật thế Tân Thạch.  Có thể, nếu giống lợn S. celebensis đă không sẵn được thuần hóa, nó đă được thuần hóa tại địa phương trong thời chuyển tiếp Tân Thạch.

       Tại Borneo, bằng chứng di truyền học từ các con lợn nhà hiện đại khiến ta nghĩ rằng chúng hoặc đă được thuần hóa một cách độc lập trên đảo, hay con cái của giống lợn rừng bản địa S. barbatus đă được lai giống với giống lợn nhà S. scrofa được du nhập từ lục địa (Larson et al. 2007a).  Bằng cách này hay cách kia, các dữ liệu di truyền hàm ư rằng chúng khác biệt với cả “ṇi Thái B́nh Dương” lẫn các con lợn từ Đài Loan và Phi Luật Tân.  Con lợn nhà lâu đời nhất từ Borneo hiện thời bao gồm các di chỉ của một con lợn duy nhất từ Động Megala Cave, cửa E (gần với Động Niah Cave) và có niên đại từ khoảng 3200 Trước Hiện Tại (Medway 1973; Cucchi et al. 2009).  Tuy nhiên, niên đại theo xét nghiệm 14C được lấy từ di cốt xương sườn con người và v́ thế phải được xem xét với một số sự thận trọng.  Dù thế, một số lượng lợn nhà hay được chăn nuôi có niên đại cuối thiên niên kỷ thứ ba Trước Hiện Tại đă được xác định tại Gan Kira, lối dẫn vào phức hợp Động Niah Cave nơi chúng rơ ràng đă được kết hợp vào các hệ thống cắt cỏ nuôi thú hiện hữu trước đó (Piper, các dũ liệu chưa ấn hành).  Cá thí dụ Borneo và Sulawesi nêu lên câu hỏi rằng liệu các dân số di cư sớm nhất  khắp các đảo của Đông Nam Á có nhất thiết đă chuyên chở các gia súc trong các diễn biến thực dân đầu tiên hay không, hay trong một số trường hợp sự thuần hóa địa phương đă diễn ta trước sự du nhập.

Kết Luận

       Các kết quả của các cuộc nghiên cứu kết hợp về khảo cổ thú vật, đo lường h́nh thể và di truyền được thảo luận ở đây khiên ta nghĩ rằng các sự thụ đắc và/hay sự thuần hóa địa phương của các con lợn tại vùng Đông Nam Á Hải Đảo là các tiến tŕnh phức tạp.  Chắc chắn, nếu các sự giải thích của chúng ta đứng vững trước sự nghiên cứu và kiểm tra sâu xa hơn nữa, rơ ràng rằng các người dân thời đại Tân Thạch với các liên hệ với Đài Loan đă du nhập các con lợn nhà vào miền bắc Phi Luật Tân trong cuối thiên niên kỷ thứ năm, đầu thiên niên kỷ thứ tư Trước Hiện Tại cùng với các thành phần khác của một văn hóa vật thể Tân Thạch.  Một sự di cư thứ nh́ c̣n sâu rộng hơn của các con lợn nhà (“Ṇi Thái B́nh Dương) vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo xuyên qua Sumatra và Java tới Chuỗi Đảo Tiểu Sunda (Lesser Sunda Chain) giữa 4000 năm Trước Hiện Tại và 3500 năm Trước Hiện Tại.  Các giống lợn khác có thể đă được thuần hóa một cách độc lập tại Borneo và Sulawesi ở các niên đại chưa được hay biết hiện nay.

       Các cạm bẫy của việc dựa chính yếu trên di truyền học hiện đại gần đây đă được phơi bày trong các cuộc nghiên cứu tổng hợp DNA và aDNA [?] hiện đại về các nguồn gốc của các con lợn Âu Châu và Cận Đông (Larson et al. 2007c).  Các nghiên cứu này xác định các ḍng giống di truyền cổ thời trong các mẫu khảo cổ thuộc các miền địa dư nơi mà chúng không c̣n hiện hữu, thay đổi hoàn toàn các sự hiểu biết của chúng ta về các mô thức di cư của con người và các ư tưởng về sự thuần hóa cấp miền độc lập.  Các thí dụ Phi Luật Tân và Âu Châu chứng tỏ rằng cách duy nhất để xác định các nguồn gốc và các ḍng giống của các gia súc cổ thời ngơ hầu đua ra các sự suy luận về các tuyến đường trước đây của sự di cư và tương tác của con người là xuyên qua sự sưu tầm di truyền và nghiên cứu khảo cổ thú vật được kết hợp với nhau./-

***

Cảm Tạ

       Các tác giả xin cảm ơn Bảo Tàng Viện Quốc Gia Phi Luật Tân về việc cho phép tiếp cận với các tập hợp khảo cổ từ Nagsabaran và chấp nhận hy sinh chiếc răng hàm thứ tư cho việc ấn định niên đại bằng xét nghiệm radiocarbon.  Chúng tôi biết ơn sâu xa ông Larry Heaney và các đồng sự tại Bảo Tàng Viện Filed về Lịch Sử Thiên Nhiên (Field Museum of Natural History) tại Chicago, về sự cho phép tiếp cận vật liệu đối chiếu dưới sự bảo quản của họ, và cho việc cung cấp các dữ liệu và h́nh ảnh về giống lợn Sus scrofa hiện đại tại Lào và giống S. philippensis từ Zamboanga được sử dụng trong cuộc nghiên cứu này.  Chúng tôi cũng biết ơn ông Armand Mijares (Đại Học Phi Luật Tân: University of the Philippines), ông Terry O’Connor (Đại Học University of York), và Quận Công Earl of Cranbrook về việc đọc các bản thảo ban đầu của bài viết này hay các phiên bản của báo cáo chưa được ấn hành mà bản thảo đă căn cứ trên đó.  Nhiều sự cảm ơn cũng xin gửi tới ông Jonathan Jacar của Bảo Tàng Viện Quốc Gia Phi Luật Tân là người đă kiên nhẫn giới thiệu các mẫu đúc sao chép của chiếc răng hàm con lợn trước khi đệ tŕnh nó cho sự xét nghiệm carbon để ấn định niên đại.  Tiến Sĩ Philip Piper cũng xin cảm ơn Văn Pḥng Phó Viện Trưởng Nghiên Cứu và Phát Triển (OVCRD), Đại Học Phi Luật Tân về việc cấp ngân khoản cho dự án nghiên cứu này.  Tác giả Hsiao-chun Hung cảm ơn Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi về việc ủng hộ cuộc nghiên luận án Tiến Sĩ của cô tại Nagsabaran.            

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barker G. 2007.  The agricultural revolution in prehistoty: why did foragers become farmers.  Oxford: Oxford University Press.

Bellwood P.  1997.  Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago.  Honolulu (HI): University of Hawai’i Press.          

Bellwood, P.  2006.  First farmers: The origins of agricultural societies.  Oxford: Blackwell.

Bellwood, P. & P. White   2005.  Domesticated pigs in eastern Indonesia.  Science 309(5733): 381.

Cucchi, T., K. Dobney & M. Fujita, 2009.  New insights into pig taxonomy, domestication and human dispersal in Island South East Asia through molar shape analysis: the Sus remains from Niah, and Lobang kudih caves in Sarawak.  International Journal of Osteoarchaeology 19(4): 508-30.

Dobney, K., T. Cucchi & G. Larson.  2008.  The pigs of Island Southeast Asia and the pacific new evidence for taxonomic status and human-međiate dispersal.  Asian Perspective 47(1): 59-74.

Gray, R. D., A. J. Drummond & S. J. Greenhill.  2009.  Language phylogenies reveal expansion pulses and pauses in Pacific settlement.  Science 323: 479-83.

Groves, C.  1983.  Pigs east of the Wallace Line.  Journal de la Société des Océanistes 39:105-119.

Hayden, B.  2003.  Were luxury foods the first domesticates? Ethnoarchaeological perspectives from Southeast Asia.  World Archaeology 34(3):458-69.

Heaney, I. R.  1985.  Zoogeographic evidence for miđle and late Pleistocene land bridges to the Philippine Islands.  Modern Quaternary Research in Southeast Asia 9: 127-43.

Hung, H. C.  2005.  Neolithic reaction between Taiwan and northern Luzon: the pottery and jade evidence from the Cagayan Valley.  Journal of Austronesian Studies 1(I): 109-33.

Hung, H. C.  2008.  Migration and cultural interaction in southern coastal China, Taiwan and the northern Philippines.  3000 BC  to AD 1000: the early history of the Austronesian-speaking population.  Luận án Tiến Sĩ không được ấn hành, Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi.

Iizuka, Y. & H. C. Hung.  2005.  Archaeomineralogy of Taiwan nephrite: sourcing study of nephrite artifacts from the Philippines.  Journal of Austronesian Studies I: 35-81.

Larson, G., K. Dobney, U. Albarella, M. Fang, E. Matisoo-Smith, J. Robins, S. Lowden, H. Finlayson, T. Brand, E. Willersley, P. Rowley-Conwy, L. Anderson, L & A. Cooper.  2005.  Worldwide phylogeny of wild boar reveals multiple centers of pig domestication.  Science 307: 1618-21.

Larson, G., T. Cucchi, M. Fujita,  E. Matisoo-Smith, J. Robins, Anderson, B. Rolette, M. Spriggs, G. Dolman, Tae-Hun Kim, Nguyễn Thị Diệu Thúy, E. Randi, M. Doherty, Rokus Awe Due, R. Bolet, T. Djublantono, B. Griffin, M. Intoh, E. Klane, P. Kirch, Kuang-ti Li, M. Morwood, L. Pedrina, P. J. Piper, R. J. Rabett, P. Shooter, G. Van Den Bergh, E. West, S. Wickler, J. Yuan, A. Cooper & K. Dobney.  2007a.  Phylogeny and ancient DNA of Sus provides new insights into Neolithic expansion in Island Southeast Asia and Oceania.  Proceedings of the National Academy of Sciences USA 104(12): 4834-9.        

Larson, G., U. Albarella, K. Dobney & P. Rowley-Conwy.  2007b.  Current view on Sus phylogeography  and pig domestication as seen through modern mtDNA studies, trong sách biên tập bởi U. Albarella, K. Dobney, A. Ervynck & P. Rowley-Conwy, Pigs and humans: 10,000 years of interactions: 30-41.  Oxford: Oxford University Press.

Larson, G., U. Albarella, K. Dobney, P. Rowley-Conwy, J. Schibler, A. Tresset J-D. Vigne, C.J. Edwards, A. Schlumbaum, A. Dinu, A. Balasescu, G. Dolman, D.G. Bradley & A. Cooper, 2007c. Pigs, ancient DNA and the origins of Neolithic farming in Europe. Proceedings of the National Academy of Sciences USA 104(39): 15276-81.

Liu, Y.-P., G.-S. Wu, Y.-G, Yao, Y.-W. Miao, G. Luikart, M. Baig, A. Beja-Periera, Z.-L. Ding, M.G. Palanichamy & Y.-P. Zhang.  2006. Multiple maternal origins of chickens: out of the Asian jungles. Molecular Phylogenetics and Evolution 38: 12-19.

Matisso-Smith, E. 2007. Animal translocations, genetic variation, and the human settlement of the Pacific, trong sách biên tập bởi J. Friedlaender (ed.) Genes, language and culture history in the southwest Pacific: 10-35: Oxford: Oxford University Press.

Medway, LORD. 1973. The antiquity of domesticated pigs in Sarawak. Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 46: 169-78.

Mijares, A.S.B. 2007. Unearthing prehistory: the archaeology of northeastern Luzon, Philippine Islands (British Archaeological Reports International Series 1613). Oxford: John & Erica Hedges.

Moodley, Y., B. Linz, Y. Yamaoka, H.M. Windsor, S. Breurec, J.-Y. Wu, A. Maady, S. Bernhoft, J.-M. Thiberge, S. Phuanukoonnon, G. Jobb, P. Siba, D.Y. Graham, B.J. Marshall & M. Achtman. 2009. The peopling of the Pacific from a bacterial perspective, Science 323: 527-30,

Oppenheimer, 8. 1999. Eden in theEast. Phoenix (AZ): Orion.

Piper, P. J., F. Z. Campos & H.-C. Hung. 2009. A study of the animal bone recovered from pits 9 & 10 at the site of Nagsabaran in northern Luzon, Philippines. Hukay 14: 47-90.

Solheim, W.G. 2006. Archaeology and culture in Southeast Asia: unravelling the Nusantau. Quezon City: University of the Philippines Press.

Simanjuntak, T., M.J. Morwood, F.S. Intan, I. Machmud, K. Grant, N. Somba, B. Akw, D.W. Utomo. 2008. Minanga Sipakko and the Neolithic of the Karama River, trong sách biên tập bởi  T. Simanjuntak (ed.) Austronesian in Sulawesi: 57-76, Depok: Center for Prehistoric and Austronesian Studies.

Summerhayes, G. 2007. Island Melanesian pasts: a view from archaeology, trong sách biên tập bởi  J. Friedlaender (ed.) Genes, language and culture history in the southwest Pacific: 10-35, Oxford: Oxford University Press.

Tsang, C.H., R. Santiago & H.-C, Hung. 2002. Fei lu bin lu son dao bei hai an kao gu diao cha fa jue bao gao, 1996-2002 [Report on archaeological exploration in northern Luzon, Philippines, 1996-2002] (Annual report for the program of Asian and Pacific study). Taipei: Academia Sinica (in Chinese).

Van Den Bergh, G., Rokus Due Awe, H.J.M. Meijer, K. Szabo, L.W. Van Den Hoek Ostende, M.J. Morwood, T. Sutikna, E.W. Saptomo, P.J. Piper & K.M. Dobney. Đang in. The Liang Bua faunal remains: a 95kya sequence from Flores, East Indonesia. Journal of Human Evolution.

___

Các tác giả và nhiệm sở của họ:

Philip J. Piper (1), Hsiao-chun Hung (2), Fredeliza Z. Campos (1), Peter Bellwood (3) & Rey Santiago (4)

(1)Archaeological Studies Program, University of the Philippines, Diliman, Quezon City 1101, Philippines

(2) Research Center of Humanities and Social Sciences, Academia Sinica, Taipei, Taiwan

(3) School of Archaeology and Anthropology, A.D. Hope Building 14, The Australian National University, Canberra, ACT 0200, Australia

(4) Archaeology Division, National Museum of the Philippines, Padre Burgos St., Manila 1000, Philippines

_____

Nguồn: Philip J. Piper, Hsiao-chun Hung, Fredeliza Z. Campos, Peter Bellwood & Rey Santiago, A 4000 year-old introduction of domestic pogs into the Philippine Archipelago: implications for understanding routes of human migration through Island Southeast Asia and Wallacea, ANTIQUITY 83 (2009): 687-695.

*****

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DICH

* a) Khu Vực Wallacea: tên sinh học địa dư đặt cho một nhóm đảo Nam Dương được phân chia bởi eo biển nước sâu từ các thềm lục địa Á Châu và Úc Châu.  Khu Wallacea bao gồm đảo Sulawesi, đảo lớn nhất trong nhóm, cũng như Lombok, Sumbawa, Flores, Sumba, Timor, Halmahera, Buru, Seram, và nhiều đảo nhỏ hơn.  Các đảo của Khu Wallacea nằm giữa Sundaland (Bán Đảo Mă Lai, Sumatra, Borneo, Java và Bali) ở phía tây, và Cận Đại Dương Châu bao gồm Úc Châu và New Guinea ở phía nam và phía đông.  Tổng số diện tích của khu Wallacea là 347,000 km2.

H́nh Khu Wallacea, nhóm đảo nằm trong khu tô màu đỏ.  Đường Weber Line có màu xanh


http://wikimedia.org/

* b) Lesser Sunda Islands hay The Nusa Tenggara (có nghĩa: Các Đảo Đông Nam: Southeast Islands): là một nhóm đảo tại miền nam Đông Nam Á Thuộc Biển (Maritime Southeast Asia), bắc Úc Châu.  Cùng với Các Đảo Đại Sunda (Greater Sunda Islands)  ở phía tây, chúng tạo thành Các Đảo Sunda (Sunuda Islands).  Các đảo này là một phần của một vành cung núi lửa, Ṿng Cung Sunda Arc, được tạo thành bởi sức kéo và hút xuống dọc theo Rănh Java Trench tại Biển Java Sea.   


http://wikimedia.org/

Chuỗi Đảo Tiểu Sunda bao gồm nhiều đảo, chính yếu như các đảo Bali, Lombok, Sumbawa, Flores, Wetar, Sumba, Timor, Babar …. Về mặt chính trị, phần lớn các ḥn đảo thuộc chủ quyền Indonesia, cau%’ thành 3 tỉnh Bali, West Nusa Tenggara và East Nusa Tenggara.  Một số ḥn đảo, nổi bật nhất là một phần đảo Timor, thuộc quốc gia Đông Timor, tuyên bố độc lập từ năm 2002.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

23.10.2011    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2011