E. H. PARKER

 

BÁO CÁO CỦA
LĂNH SỰ
ANH QUỐC PARKER
VỀ AN
NAM

ĐƯỢC TR̀NH BÀY TRƯỚC CẢ

HAI VIỆN CỦA QUỐC HỘI

THEO LỆNH CỦA NỮ HOÀNG

Tháng Tám 1892

 

Ngô Bắc dịch

 

***

 

 

Báo cáo của Lănh Sự Parker về An Nam

 

Số 1

 

Lănh Sự Parker kính gửi Hầu Tước vùng Salisbury. -- (Đă nhận ngày 4 tháng Tư)

 

                                                                                       Kiungchow,  ngày 19 tháng 2, 1892

 

   Thưa Ngài,

 

   Tôi xin hân hạnh đính kèm một Báo Cáo về An Nam.

   Một bản sao của phần liên quan đến cuộc hội kiến đă được chuyển tới Ngài Sir John Walsham.

   Tôi có thể nói rằng, ở cả Hải Pḥng và Đà Nẵng, tôi đă có công việc vận tải khá quan trọng để giao dịch với các Trú Sứ Pháp.

                                                               Tôi kính tŕnh,                                                   

                                                               (đă kư tên)        E. H. PARKER

 

_____

 

Đinh kèm số 1

 

Báo Cáo

 

---

 

1.       Triều Đ́nh

2.       Huế

3.       An nam

4.       Các Mỏ Than Đá

5.       Quảng Nam và Hội An (Faifo)

 

---

 

1.      Triều Đ́nh

 

Vào ngày 30 tháng Một, tôi đă hân hạnh hiện diện tại một Triều Đ́nh long trọng được thiết chế bởi Hoàng Đế Thành Thái [viết là Thanh-thay trong nguyên bản, chú của người dịch], nhân dịp tết An Nam (Trung Hoa), hay năm mới.

 


 

   Quan Nội thần Triều Đ́nh An Nam, Thượng Sứ (Pháp), và Phó Thượng Sứ, cùng với “Tiểu Đoàn Trưởng”, thay mặt cho Đại Tá Chỉ Huy tại Huế, bị đau ốm, tiến đến cổng Cung Điện trong xe kéo song mă.  Phần c̣n lại của phái đ̣an Pháp, dân sự và quân sự, và chính tôi, đi bộ tới, các nhân viên dân sự mang (lúc 9 giờ sáng) y phục buổi tối.

 

   Sáu con voi và mười hai con ngựa được mặc giáp, xếp thành hai hàng bên ngoài, một nửa cho mỗi bên hông cổng Cung Điện; bên trong cùng cổng đó là hai thớt voi được trang phục đẹp đẽ hơn, mỗi bên một con, đàng sau đoàn của các hoàng thân và các quan chức bản xứ.

 

   Chúng tôi cùng nhau bước tới trước, từ cổng ra vào, đầu đội mũ cối che nắng, giữa hai hàng quan lại, tổng cộng vào khoảng 600 người, tất cả họ đều mang đầy đủ phẩm phục của đại triều, các y phục mang vẻ giống như phẩm phục triều nhà Minh của Trung Hoa; khoảng cách giữa các hàng này với nhau vào khoảng100 bộ (Anh), có nghĩa, bằng chiều rộng của cung điện nơi vị Hoàng Đế tiếp kiến chúng tôi.  Lên đến đỉnh các bậc thang nằm dưới mái hiên của điện đường, chúng tôi gỡ nón xuống, và nh́n thấy vị Hoàng Đế ngồi trước mặt chúng tôi trong một chiếc ghế có tay ngai mạ vàng hay bằng vàng tức ngai vua, đặt giữa một đài cao gồm ba cấp, trên đầu có long đ́nh che, giống như ngai vàng tại Mandalay [thuộc Miến Điện ngày nay, chú của người dịch].  Vị Hoàng Đế đă đứng dậy khi chúng tôi tiến đến ngài, nhưng sau khi chúng tôi cúi đầu chào ngài, Hoàng Đế ngồi xuống ngai.  Hoàng Đế mặc một chiếc áo dài bằng lụa màu vàng, có thêu các con rồng màu xanh và các họa tiết trang trí khác; mang giầy cao ống bằng lụa màu xanh, có thêu h́nh con rồng vàng; và một măo hay mũ mà, nếu tôi không nh́n sai, tương tự như chiếc mũ được mang bởi Quốc Vương Triều Tiên, với hai cánh chuồn vươn dài ở hai bên, kiểu măo “sha-mau” [?] của triều đ́nh nhà Minh, triều đại có trước nhà Măn Châu.  Hoàng Đế có vẻ là một thiếu nhi khoảng 10 tuổi – ông lên 14 tuổi vào ngày đó – với một vẻ thật thà, tự nhiên, hơi nhút nhát và nước da khỏe mạnh.  Bằng hai tay, ông cầm một cách kính cẩn trước mặt ông một loại bảng màu trắng, tôi tin rằng là loại bài vị “ya-huh” [?] của thời Trung Hoa cổ xưa, vốn nhất thiết được cầm giữ bởi các quan nội thị khi có sự hiện diện của Hoàng Đế.  Tại mỗi góc và phía dưới bệ cao, có một lính hầu đứng đó, cầm một chiếc quạt dài bằng lông; và chậm răi thay phiên nhau, trong suốt cuộc lễ, từng người trong bốn kẻ hầu cận này đă quạt một cách mạnh mẽ quát của ḿnh về hướng vị Hoàng Đế.  Đằng sau bệ cao, với bối cảnh sơn màu son đỏ, một số thái giám trong Cung Điện đứng hầu; nhưng, ngoại trừ các người này, và thông dịch viên, có vẻ không có người An Nam nào thực sự lọt vào trong điện đường.  Có lẽ nửa tá người (như được giải thích sau này) đứng ngay dưới mái hiên cung điện.

 

   Chúng tôi các người Âu Châu tự đứng xếp hành một cách lộn xộn thành hai hàng, cách nhau 30 bộ [Anh: feet] ở hai bên ngai vàng, phía trước Hoàng Đế; và vị Thượng Sứ [Pháp], trong phẩm phục đại lễ Triều Đ́nh, sau đó tiến lên trước, tay cầm mũ, đến một chiếc án đặt trước mặt Hoàng Đế, và đọc một diễn văn ngắn bằng tiếng Pháp.  Bài diễn văn này được dịch sang tiếng An Nam, hay, đúng hơn tiếng Trung Hoa đọc theo cách của An Nam, bởi một viên thông dịch bản xứ, đứng phía bên trái Hoàng Đế, đằng trước bệ rồng.  Hoàng Đế sau đó đứng dậy và đáp từ bằng tiếng Việt Hán.  Tôi có nghe được các từ ngữ, “ đại Hoàng Đế của xứ sở cao đẹp của ngài,” và “đại Thượng Sứ của xứ sở cao đẹp của ngài” – để chỉ Tổng Thống Cộng Ḥa [Pháp] và viên Thượng Sứ (Chức vị của viên Thống Đốc là “Toàn Quyền [“Tuyền Quyền”, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay “đại sứ toàn quyền: plenipotentiary”.)  Đáp từ của vị Hoàng Đế có vẻ được đọc theo một văn bản được dấu đàng sau tấm bảng [màu trắng], và được tuyên đọc bằng một giọng đặc thiếu niên.  Thông dịch viên sau đó đă chuyển dịch nó sang tiếng Pháp.  Nội dung của cả hai bài diễn văn, bởi tôi được nh́n thấy nguyên bản, là một lời chúc tụng sự thịnh vượng cho cả hai xứ sở.

 

   Chúng tôi giờ đây lùi lại sát vách tường của cung điện, để trống sảnh đường, hầu cho phép các lễ nghi bản xứ được diễn ra đầy đủ, và cho phép vị Hoàng Đế nh́n thấy những ǵ diễn ra trước mặt Hoàng Đế.  Cung điện được hướng trọn vẹn về phía nam, hướng mà vị Hoàng Đế nh́n tới, và được nâng lên cao tính từ dưới sân ngoài điện bởi một dẫy gồm khoảng hai bực thang bằng đá xanh hay đá cẩm thạch, trải ngang theo suốt chiều rộng.  Mái ngói được chống đỡ bên trong bởi ít nhất năm mươi chiếc cột gỗ cứng, có đường kính 2 bộ Anh, cách nhau khoảng 20 bộ Anh, được sắp xếp hơi giống kiểu Đền [Hồi Giáo] hay Nhà Thờ ở Cordova [thuộc Tây ban Nha, chú của người dịch], nhưng với kích thước rộng răi hơn và cao hơn nhiều.  Toàn thể công tŕnh bằng gỗ, các rui mái nhà, các vách tường phía sau, các cột nhà v.v… được sơn bởi một màu sơn đỏ tẻ nhạt nhưng tinh tuyền – có lẽ là màu “hồng tim” ở La Mă – được trang trí bằng h́nh các con rồng màu xanh và vàng.  Sàn nhà được lát bằng đá lớn, h́nh thoi thông thường; nhưng ở giữ sảnh đường có trải một ít tấm chiếu đan cói sạch sẽ.  Không có ǵ vượt quá sự chỉnh tề và nghiêm trang trong các sự bố trí, và sự thuần khiết trong khía cạnh sang trọng tổng quát.

 

   Giữa hàng cột đầu tiên với mái hiên là chỗ đứng, mỗi bên ba người, sáu kẻ trọng tuổi, được nói là các Hoàng Thân theo huyết thống, các anh em hay chú bác của các vị Hoàng Đế trước đây.  Y phục họ may bằng vải sa tanh màu son, được thêu nhiều họa tiết.  Ngay kế tiếp, phía các bậc thang bên ngoài, có sắp xếp, song song với mặt tiền của cung điện, bảy chiếc lọng màu vàng, mỗi bên ba long lớn, và một chiếc nhỏ hơn ngay chinh giữa.  Ở mỗi bên nơi sân bên ngoài, đàng trước cung điện, bên dưới các bậc thang, là một dẫy gồm mười tám bục gỗ, mỗi bục ghi các chữ Hán để chỉ ngạch trật.  Tất cả các quan chức bản xứ, các nhạc công v.v…đều được sắp hàng đằng sau các bục này, với nhiều hơn các cờ xí và huy hiệu hoàng gia màu vàng, các quan văn đứng phía đông (bên trái của Hoàng Đế), và các quan vơ ở phía tây; nhưng tôi không thể phân biệt, dưới ánh nắng mặt trời, bất kỳ sự khác biệt căn bản nào trong phẩm phục của họ.

 

   Khi lễ nghi dành cho người Âu Châu đă kết thúc, hai dăy quan lại sáp lại gần nhau, lấp đầy sân trống, và đối diện với Hoàng Đế, tương đối có ít các quan lại cao cấp ở mỗi bên.  Kiểu phẩm phục tổng quát của sáu hay tám cấp bực đầu tiên th́ giống nhau, ngoài trừ các màu sắc nổi bật của một số người mặc màu xanh lá cây, người khác màu xanh da trời, người khác màu tim v.v…  Mũ tương tự như mũ của Hoàng Đế.  Các quan cấp thấp hơn có vẻ như được tách biệt với các quan chức cao hơn bởi một loại hàng rào, và phẩm phục cùng mũ của họ -- khăn xếp – trông đơn giản hơn  nhiều.  Tất cả các quan chức cao cấp, ít nhất, đều mang giầy ông cao làm bằng chất vải màu hơi xanh lá cây bóng lóang, với gót giầy to, màu trắng.    

 

   Sau đó một điệu nhạc nghiêm trang được trổi lên và được hát bởi các nhạc công; sáu vị Hoàng Thân lớn tuổi tiến vào trung tâm, nhưng không tiến xa hơn, và hăy bên ngoài tất cả các người Âu Châu; và toàn thể các quan chức hạ ḿnh thấp xuống, rất từ tốn, trong ba động tác, quỳ gối, khấu đầu, quỳ gối, lại khấu đầu – tổng cộng chín lần, theo tiếng nhạc chậm răi, phần này của buổi lễ được sắp xếp cực kỳ cặn kẽ và tạo nhiều ấn tượng.  Hoàng Đế ngồi bất động và im lặng trong suốt buổi lễ.  Việc khấu đầu làm lễ theo nhịp âm nhạc chiếm gần mười phút.  Phía trên bệ rồng, gần mái hiên, nhưng đối diện với các Hoàng Thân lớn tuổi, là một chiếc bàn nhỏ phủ bằng một tấm vải màu vàng; bên phía đông, hay bên trái chiếc bàn này, lại có một chiếc bàn nhỏ khác được phủ bằng tấm vải màu đỏ hay màu cam, và trên bàn nhỏ sau này, có đặt hai món đồ được phủ bằng tấm vải đỏ.  Một quan chức, -- tôi được cho biết là vị Thượng Thư Bộ Lễ -- giờ đây tiến ra từ bên bức tường phía đông, gần các bực thang bên ngoài, đến phía trái vị Hoàng Đế, và, lấy một trong các phẩm vật được che phủ từ chiếc bàn màu đỏ, sang bên chiếc bàn màu vàng, và cúi đầu xuống với gói đồ được giơ cao bằng cả hai tay về phía trước, kính cẩn đặt nó lên chiếc bàn màu vàng, đứng lên, và đi giật lùi về chỗ của ông ta.  Tôi được cho hay rằng gói đồ đó bao gồm một sự chúc mừng Năm Mới, và tôi giả định rằng gói đồ kia là để dành cho các quan Phụ Chính là các kẻ có liên hệ huyết thống.

 

   Sau đó một quan chức cao cấp hơn ngoài sân tiến lên đến phía cung điện, vẫn ở bên ngoài, đối diện với Hoàng Đế, và, quỳ gối xuống, hát một loại đoản ca chúc mừng, đứng dậy, và trở về vị trí của ḿnh.  Tôi không thể t́m hiểu được đó là ai và bài ca ngắn đó là ǵ, -- có thể là việc độc xướng nội dung trong tờ sớ được chứa đựng trong gói đồ.

 

   Động tác này chấm dứt cuộc lễ.  Hoàng Đế đứng lên, cúi đầu chào, bước xuống từ trên bệ phía bên tay trái của ḿnh, cúi chào viên Thượng Sứ [Pháp] lúc quay đi, rút vào phía sau bệ rồng, và được hướng dẫn bởi các thái giám hay quan nội thị về lại các căn pḥng của Hoàng Đế nằm phía sau.

 

   Tôi ghi nhận từ một bảng bên trong rằng cung điện được gọi là Thái Ḥa Điên (T’ai-ho Tien: Hall of Vast Harmony).  Tôi được cho hay rằng ông Lemaitre, hiện là Sứ Thần tại Bắc Kinh, khi là quan Tổng Trú Sứ năm 1885, đă là kẻ đầu tiên cương quyết đ̣i được nhập hoàng thành bằng cổng giữa [tức Ngọ Môn, chú của người dịch], và về việc được tiếp kiến nơi điện này.  V́ các nghi lễ của An Nam chỉ là sự phản ảnh của nghi lễ Trung Hoa, điều đó xem ra là dấu hiệu cho thấy Hoàng Đế Măn Châu có thể, với sự lịch sử tuyệt vời, sẽ đón tiếp các Sứ Giả của Các Quốc Gia ngang hàng tại Thái Ḥa Điện ở Bắc Kinh, bên trong các bức tường thành bao quanh Cung Điện, qua cổng chính.  Bên ngoài tường thành Cung Điên tại Huế vẫn có Quán Sứ (Ambassadors’ Hall) [đ́nh Thương Bạc (?), chú của người dịch] nơi mà các Hoàng Đế An Nam vẫn thường đón tiếp các Sứ Giả ngoại quốc trong chuỗi ngày độc lập huy hoàng của họ.  Đ́nh này không chiếm cứ một vị trí trung ương, c̣n nằm ngoài hoàng cung, và có vẻ tương ứng, trong sự suy luận, với các điện mà các Hoàng Đế Măn Châu, cho đến nay, tiếp kiến các Sứ Giả Âu Châu; nhưng điều được hay biết là ông Lemaitre gần đây đă đạt được một sự tiếp kiến thích hợp bên trong Hoàng Cung tại Bắc Kinh.

 

   Tôi phải lưu ư rằng tất cả chúng tôi đă tiến vào qua cửa Ngọ Môn của ba cổng tạo thành lối vào chính dẫn đến Cung Điện, quay mặt về hướng Nam.  Chúng tôi đă được đón tiếp ngay chính bên trong bởi bốn vị Phú Chính của Đế Quốc, các kẻ đă bắt tay với chúmg tôi khi chúng tôi bước xuống từ các bực thang của cung điện.

 

   Phán đoán theo sự phác thảo h́nh ảnh cuộc tiếp kiến được chấp thuận bởi Hoàng Đế Măn Châu Đồng Trị (T’ung-chi) dành cho các Sứ Giả Âu Châu tại Bắc Kinh mười tám năm trước đây, -- tôi tin tưởng phần nào các công tŕnh của Ngài Sir E.B. Malet – tôi phải nói rằng khía cạnh tổng quát của lễ nghi Măn Châu cũng giống y như nghi lễ của người An Nam, ngoại trừ việc là Hoàng Đế Măn Châu ngồi xếp ṿng tṛn (cross-legged); rằng đă không có sự khấu đầu của người bản xứ; rằng các phẩm phục mang vẻ dân Tartar [hay Tatar, chỉ sắc dân gốc Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng vùng Trung và Tây Á Châu và vùng Đông Âu thời trung cổ, chú của người dịch], chứ không theo kiểu Trung Hoa cổ; và rằng cung điện ở Bắc Kinh hiển nhiên muốn khoa trương bề ngoài.  Tôi ngờ rằng có bất kỳ sự sắp xếp tại Triều Đ́nh Trung Hoa nào lại có thể vượt quá các sự bài trí của An Nam mà tôi đă chứng kiến trong sự đoan chính và đáng thán phục nói chung.

 


 

2.      Huế

 

Khi tôi đến Huế, viên Thượng Sứ, ông Brière, tức thời dành mọi tiện nghi cho tôi sử dụng, và kết quả, trong ba ngày lưu ngụ, tôi đă có thể, với sự tháp tùng của Nhân Viên Ṭa Sứ, thăm viếng các điểm đáng quan tâm chính yếu trong tỉnh. 

 

Trong ngày đầu tiên, tôi được ngồi chung xe với viên Phó Thượng Sứ chạy xuyên qua khu thương mại, Hoàng Thành, các đồn đóng quân trong khu dân cư ngụ, khu sinh sống của giới quư tộc, và đến nơi được gọi là Miếu Khổng Tử [tức Văn Miếu ở Huế (?), chú của người dịch], dùng cơm tối với Nhân Viên Ṭa Thượng Sứ.

 

Vào ngày thứ nh́, tôi đă đến Triều Đ́nh cùng Nhân Viên Ṭa Thượng Sứ, và thực hiện một cuộc du hành dài đến vùng thôn quê, thăm viếng một vài lăng tẩm Hoàng Gia, đàn Tế Trời [tức đàn Nam Giao, chú của người dịch], và băi tập voi, nay không c̣n dùng nữa.

 

Vào ngày thứ ba, được tháp tùng bởi viên Phó Thượng Sứ, và đă dùng một chiếc tàu nhỏ chạy hơi nước, ngược gịng lên vùng trên cao đến sát gần khu người Mọi miền núi, và thăm viếng các lăng tẩm của các vị Hoàng Đế đầu tiên của triều đ́nh này.  Thật khó cho tôi để truyền đạt bất kỳ một ư nghĩ thích đáng nào về sự tịch mịch, trang nghiêm, và nét bi hùng của các lăng tảm này.  Tu Viện và Nhà thờ Westminster Abbey [tại Luân Đôn, nơi làm lễ đăng quang và chôn cất Quốc Vương / Nữ Hoàng Anh Quốc, chú của người dịch], Tu viện Escurial [tại Madrid, thủ đô Tây ban Nha, chú của người dịch], Nhà Thương dành cho Thương Binh (The Invalides) và nơi chôn cất các anh hùng quân đội như Nă Phá Luân tại Paris, chú của người dịch], các ngôi mộ trong thành của thành phố St. Petersburgh, điện Taj Mahal tại Agra [Ấn Độ], và các lăng mộ tại Delhi [Ấn Độ] tất cả đều gây ra một vẻ rất đáng nể sợ trong cung cách liên hệ của chúng, nhưng không công tŕnh nào trong chúng lại để lại, một cách rất nổi bật, cảm tưởng của sự riêng biệt và sự vĩnh cửu cho bằng các lăng tẩm của An Nam.  Tôi chưa nh́n thấy các ngôi mộ của Hoàng Gia Măn Châu, nhưng các ngôi mộ được bảo quản tốt nhất trong số các ngôi mộ của các Hoàng Đế nhà Minh gần Bắc Kinh, giờ đây phần nào tàn tạ, không ngang xứng, về mặt khái niệm, với lăng của Minh Mệnh, Hoàng Đế An Nam.  Nếu ta có thể tưởng tượng về một vùng đất quê dài nửa dặm ngay phía trước Khách sạn Star and Garter Hotel tại Richmond, với một trong những ngọn đồi, có chu vi dài một phần tư dậm, được dành làm chỗ chôn cất quan tài, và được che phủ bằng các cây thông cao từ một đến hai trăm bộ Anh, gịng sông Thames được sử dụng sao có thể tạo thành một loạt các hào bao quanh, và diện mạo của khu vực lân cận được sửa đổi với sự chính xác của toán học trông không khác ǵ các đường nét của các khu vườn tại điện Versailles trên một quy mô phi thường, may ra ta sẽ có được một ư tưởng mơ hồ về lăng tẩm này; và trong thực tế, tôi ngờ rằng các kỹ sư người Pháp đă xây cất các thành tŕ An Nam hẳn đă phải dính líu đến việc hoạch định các lăng mộ.  Chúng bao gồm công viên, cung điện, lăng mộ, và các điện thờ; và có một tục lệ cảm động về việc cung cấp các căn pḥng thích hợp cho các quả phụ và nàng hầu của mỗi vị Hoàng Đế nằm trong khu lăng tẩm.  Tôi có làm quen với một trong các bà phi của Hoàng Đế Minh Mạng, người đă băng hà vào năm 1840.  Bà ta là một lăo nương tí hon, nhăn nheo 70 tuổi, bao quanh bởi các “thị nữ” c̣n sống sót, ở độ tuổi 80 và 90.  Tôi được đăi tiệc vào buổi tối bởi viên Thượng Sứ và bà Brière, kẻ, cùng với toàn thể nhân viên ṭa Thượng Sứ, là những người tử tế và quảng đại nhất trong sự đối xử của họ dành cho tôi.

 


 

3. An Nam

 

An Nam, như một phần được tŕnh bày trong họa đồ đính kèm, thường được so sánh một cách tài t́nh bởi người dân bản xứ như chiếc đ̣n gánh của người phu khuân vác, mang hai túi gạo ở hai đầu đ̣n gánh.  Điều này có nghĩa, kể từ khi có sự thống nhất Đông Kinh (Tonquin: Bắc Kỳ) tại miền bắc và Xứ Chàm-Căm Bốt ở miền trung và miền nam thành một đế quốc bởi vua Gia Long, người đă chỉ định kinh đô của ngài vào khoảng năm 1802 tại Huế, các “lănh địa” bắc và nam là những trung tâm thực sự của sự giàu có và dân cư, trong khi chính An Nam, -- Quốc Gia Cổ Xưa Chịu Ảnh Hương Ấn Độ - Chà Và (Hindoo-Javan State) của người Chàm, hay xứ Chàm (Ciampa), -- chỉ là một giải đất, giống như Chí Lợi (Chili), nằm kẹp giữa núi và biển.  Nó có dân số vào khoảng 4,000,000 đến 5,000,000 người.

 

ban do An Nam ve boi Lanh Su Parker

 

   Đông Kinh (Bắc Kỳ), vị trí cổ xưa của sắc dân An Nam, với dân số khoảng từ 15,000,000 đến 20,000,000 người, giờ đây trong thực tế nằm dưới sự cai trị trực tiếp của viên Toàn Quyền [Pháp], quan Khâm Mạng Phó Vương An Nam hay “Kinh Lược Sứ”, phần lớn chỉ là một công cụ, và Chính Quyền của Hoàng Đế, trừ danh hiệu và trên lư thuyết, không có ǵ dính dáng với miền đất này.  Tương tự, Căm Bốt và Nam Kỳ thuộc Pháp, nơi mà các người Chàm cuối cùng đến định cư, với con số 120,000 người, đều có chính quyền riêng của chúng, nhưng hoàn toàn độc lập với An Nam, ngay cả trong danh xưng.  Tổng số dân của chúng gộp lại không nhiều hơn dân số của chính An Nam.  Nam Kỳ thuộc Pháp là phần đất của Căm Bốt bị chinh phục bởi An Nam năm 1699, và được thực dân hóa bằng người Trung Hoa và người An Nam.

 

   Mặt khác, xứ An Nam chính danh nằm dưới sự cai trị trực tiếp của Hoàng Đế và các quan lại của ngài, các nhiệm vụ của viên Thượng Sứ [Pháp], các Trú Sứ, và các Phó Trú Sứ, chính yếu là công việc Lănh Sự, và các thẩm quyền của họ, trên lư thuyết, bị giới hạn vào sự khuyến cáo ôn ḥa, và điều này luôn luôn [xảy ra] bởi có đường dây lắt léo của Triều Đ́nh Huế.  Tuy nhiên, các sắc thuế quan, vườn trồng cây thuốc phiện, và số thu các Công Tŕnh Công Chánh của An Nam được giữ lại bởi người Pháp.  Hiện có sáu Trú Sứ hay Phó Trú Sứ dưới quyền viên Thượng Sứ.  Người Pháp dành riêng quyền quản trị  cho họ trên số thu các Công tŕnh Công Chánh, ngơ hầu ngân khoản có thể thực sự được chi tiêu vào các công tŕnh; nhưng tôi tin rằng hệ thống dân công sưu dịch (corvée) thực sự đă cung cấp phần lớn lao động cần thiết cho việc duy tŕ các đường lộ, cầu cống  v.v… của xứ sở được điều ḥa.

 


photo: The Road to Nong Son @
http://www.hotel2-5usmc67-68.com/

 

4. Các Mỏ Than

 

Trong lúc ở Đà Nẵng (Tourane) tôi đă có một cơ hội thăm viếng các mỏ than ở Nông Sơn, tọa lạc ở các ngọn núi trong thực tế đă tạo thành biên giới phía tây cho toàn thể An Nam, và nằm ở khoảng 40 dậm tây nam của Đà Nẵng.  Đồn quân lính Pháp sau cùng nằm cách các mỏ khoảng 10 dậm về phía tây; nhưng sau này đă bị triệt thoái, và hiện có toán canh pḥng biên giới của Xiêm La trên hai hay ba ngả đường tiến sang phía tây.

 

Công Ty Than, có tên đặt là “Socíeté Francaise des Houillères de Tourane”, là một công ty tổ hợp (“vô danh”), được thành lập, chiếu theo Đạo Luật ngày 24 tháng bảy, 1867, với mục tiêu khai thác than trong tỉnh Quảng Nam.  Trụ sở của nó đặt tại Tourane, nơi nó đă được di chuyển về từ Hải Pḥng.  Có vẻ là, trong tháng Ba năm 1881, Chính Quyền An Nam đă chấp thuận khu vực Đặc Nhượng hiện tại, theo một sự lănh trưng bấp bênh, cho một người tên là Lương Văn Phương; nhưng Hoa kiều đầu cơ này, sau khi không kiếm được lợi nhuận, đă chuyển các quyền lợi của ḿnh, vào tháng Bẩy năm 1889, cho một người là ông Cotton, với sự chấp thuận đầy đủ của Chính Quyền An Nam, và sự hay biết của viên Thượng Sứ [Pháp] tại Huế, người có thẩm quyền cho phép ông Cotton nhượng lại các quyền lợi của ḿnh cho Công Ty.  Sự đặc nhượng nguyên thủy cho Lương Văn Phương có hiệu lực trong 30 năm, và việc này phải có sự ưng thuận của Hoàng Đế An Nam; nhưng thời hạn đă được nới dài đến chín mươi chin năm, và các quyền lợi của người lănh trưng được bảo đảm.  Đặc Nhượng bao gồm một khu vực rộng vào khoảng 4 dậm vuông, bao bọc ba mặt bởi núi non, và một mặt bởi gịng sông.  Địa điểm trông cực kỳ ngoạn mục, và, với con sông rộng uốn khúc và cảnh trí tổng quát bao quanh, nó trông không khác nào các phần thuộc vùng Thượng Lưu sông Dương Tử bên trên Trùng Khánh.  Tôi đă mất đúng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, không kể những lúc ngừng nghỉ, trên một chiếc tàu nhỏ, với chiều gió thuận, để đến địa điểm này từ Đà Nẵng.  Thủy triều, với triều nước lên và xuống khá mạnh, và trong phần lớn các ngày trong tháng, là luồng chảy duy nhất trong ṿng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, được cảm thấy trên gần nửa đoạn đường đi; nhưng, với các điều kiện thuận lợi về gió và thủy triều, các chiếc thuyền tam bản chở than, vận tải từ 2 đến 4 tấn mỗi thuyền, có thể xuôi gịng xuống trong mười hai tiếng đồng hồ.  Các thuyền nhẹ (khinh tốc) chạy bằng hơi có thể xuôi và ngược gịng bất luận thời tiết và triều sóng, nhưng thường mắc cạn khi mực nước xuống thấp.  Ông Carnot, con trai của Tổng Thống Cộng Ḥa [Pháp], khách đồng hành với tôi, đă dùng khinh tốc đỉnh của Công Ty đi từ Đà Nẵng, nhưng không thể ngược lên đến tận Nông Sơn được.  Toàn thể con sông đă được khảo sát và vẽ họa đồ một cách cẩn thận tôi đa, nhưng bất kể như thế, bùn đă được tải xuống bởi các cơn nước dâng cao có khuynh hướng làm biến đổi h́nh thể của bờ cát và che lấp ḷng sông.  Ông Beauverie đảm trách điều hành mỏ trong khi ông Cotton vắng mặt v́ trở về Pháp.  Tôi được dẫn xuyên qua các đường hầm khai mỏ, dài vào khỏang hai dậm, bởi ông Benoit, Giám Đốc Công Tŕnh: về mặt tổng quát các đặc tinh của chúng gần giống y như tính chất của đường hầm khai mỏ Nagotna [?] ở Ḥn Gay, một bản tường thuật về chúng đă được ấn hành bởi Bộ Ngoại Giao hồi mùa thu năm ngoái.  Than đá cũng thế, gần như giống y hệt như than ở Nagotna [?]; có nghĩa, nó là than đá gầy, cứng (anthracite), nhả ra ít khói, và cháy thành tro bụi; nhưng bền (“chắc: solidé) hơn, và v́ thế, được nghĩ là tốt hơn than ở Nagotna.  Một giới chức có sự hiểu biết tường tận cho tôi hay rằng cả than ở Đà Nẵng và than Ḥn Gay, nếu chỉ dùng cho tàu chạy bằng hơi, đ̣i hỏi hoặc một luồng gió ḷ được tăng cường hay một luồng gió ḷ tự nhiên mạnh khác thường, và ngoài điều này, vỉ ḷ đốt hay thanh sắt vỉ ḷ cần được biến cải, sao cho không khí có thể tiếp xúc dễ hơn b́nh thường với than đá, nhất thiết phải là các cục với kích thước khá to.  Điều cũng được thừa nhận rằng than ở cả hai nơi khó khăn một cách khác thường để bắt lửa hoàn toàn trong lần nhóm đầu tiên, và điều then chốt là không nên khời lửa (hay phủi tro khêu lửa: tisonner [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]); nếu không, các khối than, dính kết với nhau khá chắc trong khi nung đốt, sẽ dễ vỡ ra thành các mảnh nhỏ, làm tắt ngọn lửa và trong thực tế bố trí lại đám cháy; sau đó sẽ gặp khó khăn để làm chúng cháy rực lại một cách thích hợp.  Có lẽ v́ các đặc điểm này, vốn đă không được thừa nhận ngay bởi các kẻ mong ước kết quả tốt nên quá nhiệt thành mà than ở Ḥn Gay, trong một thời gian. đă phải chịu một sự nghi ngờ có thực.  Nhưng các sự thử nghiệm công b́nh giờ đây đă được thực hiện: một số tàu chạy hơi nước của Anh Quốc được nói đă đốt thành công riêng than đá Ḥn Gay không thôi, mà không cần thay đổi vỉ ḷ đốt hay ống thông gió của chúng; và một chiếc tàu chạy hơi nước của Anh Quốc, chiếc “Avochíe, đă được thuê bao trong sáu tháng, với giá 4,500 đô la mỗi tháng, để chở 2,000 tấn than Ḥn Gay mỗi chuyến sang Hồng Kông: v́ thế, nó phải thực hiện ba chuyến mỗi tháng, và 6,000 tấn với giá 1 đồng livre (bảng Anh, đơn vị tiền tệ của Anh Quốc, chú của người dịch] có nghĩa 72,000 bảng một năm, 10 phần trăm lợi nhuận tương đương với tiền lăi 3.5 phần trăm trên số tiền đầu tư là 200,000 bảng đă sẵn được khoan trích từ Ḥn Gay.  Nhưng công ty ở Đà Nẵng chưa ở vị thế để thực hiện các sự giao hàng lớn như thế.  Số vốn đăng kư thấp, -- chỉ trị giá 80,000 bảng Anh, trong đó trước tiên mới chỉ có phân nửa là được đóng đủ, -- các nhà quản lư đă giới hạn một cách khôn ngoan các hoạt động khai thác của họ tại một địa điểm, mặc dù các sự thăm ḍ, được thực hiện sâu xuống, cách nhau mỗi 2 bộ Anh (feet), cho thấy có một vài chỗ có thể khai thác tương đương ở các vùng sát bên, có lẽ cùng một vỉa; và tại một địa điểm hiện nay đang được khai thác, được biết [có trữ lượng] là 1,000,000 tấn than, ở một vỉa bất thường, có độ dầy trung b́nh từ 25 đến 30 thước Anh (yards).

 

   Viên Kỹ Sư Trưởng, hiện là Quyền Quản Đốc, sinh sống, và có nhiều văn pḥng khác nhau, tại một ngôi nhà kiểu Âu Châu hai tầng được xây dựng một cách hoàn hảo, với tường gạch và khung bằng sắt; nó tốn mất 2,000 bảng Anh.  Có hai kỹ sư khác và hai nhân viên văn pḥng, có lẽ được cho ở trọ.  Ông Benoit, sinh sống tại mỏ, cách xa khoảng 1.5 dậm, là trưởng toán đào mỏ trong thực tế, người mà cho đến năm ngoái, đă có lần được tuyển dụng làm việc tại mỏ Nagotna; ông hiện có dưới tay mười tám thợ mỏ dân Pháp, mỗi người giám thị một nhóm công nhân An Nam.  Trong số này có khoảng 200 người làm việc trong các đường hầm, với tiền công là 7 xu/ một ngày [viết là “7d.” trong nguyên bản, tức đồng penny hay đồng xu, chú của người dịch], tự lo lấy thức ăn.  Một phần lớn lao động bên ngoài, chẳng hạn như canh gác đường rày xe hỏa Décauville Railway, đẩy xe tải, chất hàng v.v... có vẻ là đàn bà, đàn bà An Nam hoàn toàn là các các công nhân cứng cáp như đàn ông An Nam, và thường trông cân đối hơn.  Có rất ít người Trung Hoa được tuyển dụng, và phần lớn trong họ là gia nhân.  Trong năm qua, số hàng xuất từ mỏ than Nông Sơn chỉ đạt tới 2 tấn một ngày; giờ đây đă lên tới 20 tấn, và vào năm tới hy vọng sẽ đạt được tới 100 tấn.  Các chuyếc tàu chạy hơi nước của hăng Messageries Company, cặp bến hàng tuần, đă thiêu dụng một số lượng than đá Đà Nẵng nào đó, với các kết quả đă được chấp thuận; và một chiếc tàu chạy bằng hơi nước khác, chiếc “Torrington”, ở trong t́nh trạng thiếu than, đă chở đi ít trăm tấn trong thời gian thăm viếng của tôi.  Tuy nhiên, tàu đă phải trở lại và trộn nó với 25 phần trăm than đá của Úc Đại Lợi và Nhật Bản; nhưng tôi tin rằng t́nh trạng khẩn thiết đáng nản này phần lớn xẩy ra là v́ t́nh trạng hao cũ của các máy móc của tàu, cũng như bởi sự kiện rằng các ḷ đốt từ Tây Ấn Độ hoàn toàn không dùng loại than như thế, và rằng các vỉ ḷ hay thanh đan vỉ đốt được xếp quá gần nhau, không thích hợp cho việc dùng loại than như thế, như đă giải thích ở trên.

 

   Vốn của Công Ty Đà Nẵng trên danh nghĩa là 160,000 bảng Anh (livres), trong đó 80,000 bảng Anh được tượng trưng bởi các cổ phần tặng dữ, bất khả chuyển nhượng * (không được chuyển nhượng trong thời gian là Giám Đốc của “Hội Đồng [Các Giám Đốc Quản Trị]), thuộc quyền sở hữu của ông Cotton, để đổi lại sự chuyển giao Đặc Nhượng cho một Công Ty.  Chính v́ thế, 80,000 bảng Anh là vốn đă được góp, trong đó 40,000 bảng Anh đă được trả khi Công Ty được tổ chức vào tháng Tư năm 1890.  Tôi hiểu rằng 20,000 bảng Anh khác đă được trả kể từ khi đó, và rằng một lời gọi vốn đă – hay đang – được thực hiện cho 20,000 bảng Anh tức phần tư cuối cùng.

 

   Do đó, ông Cotton nắm giữ 4,000 trong số 8,000 cổ phần, với giá 20 bảng Anh (500 đồng Franc) một cổ phần, và ngoài khoản đó, Công Ty đă hoàn trả ông ngân khoản 3,040 bảng Anh mà ông đă trao cho thương nhân Trung Hoa nhường lại đặc nhượng, và 7,200 bảng Anh chi phí cho việc thực hiện sự chuyển giao Đặc Nhượng.  Vốn có thể được nâng cao vô giới hạn bất kỳ lúc nào, nhưng ông Cotton không thể, trong trường hợp đó, tuyên nhận số cổ phần tặng dữ nhiều hơn số mà ông ta đang sở hữu.  Do đó, nếu 30,000 hay 40,000 tấn than, với giá 5 đô la mỗi tấn, có thể được bán ra tại Đà Nẵng trong năm 1893, số bán đó sẽ tượng trưng một tổng số, thí dụ, là 30,000 bảng Anh; và nếu, như được ước lượng, lợi nhuận thuần trên than đá là 1 đô la 50 xu [1 dol. 50c. trong nguyên bản, chú của người dịch], tổng số bán đó sẽ có 10,000 bảng Anh làm cổ tức, trong đó ông Cotton sẽ, dĩ nhiên, có một nửa, như các sự việc đang diễn ra].  Nhưng 5 phần trăm lợi nhuận, theo luật của Pháp, phải dành cho quỹ dự trữ, như khoản khấu trừ đầu tiên, cho đến khi quỹ dự trữ tương đương với một phần mười số vốn đă góp; và một trong các nội quy của Công Ty có quy định rằng Công Ty có thể ngưng không đóng góp ǵ thêm vào quỹ dự trữ ngay khi quỹ đó tương đương với một phần năm số vốn (“tổng số vốn của công ty”).

 

   Đà Nẵng (trước tiên là Hải Pḥng) là cư sở pháp định của mọi cổ đông bất luận thế nào, và không cổ đông nào có thể thưa kiện Công Ty mà không đưa ra sự cáo tri hợp thức tại một phiên họp.  Các cổ phần không thể được phân chia đối với Công Ty, và có thể hoặc chuyển giao đến người đứng tên, bởi sự sắp xếp đặc biệt được thực hiện ở một phiên họp, hay có thể chuyển nhượng theo việc kư tên vào sổ đăng kư.  Một phần tư số vốn phải được đại diện tại các phiên họp thường lệ (trừ phiên họp đặc biệt về các vấn đề sẽ được thảo luận tại một phiên họp tương lai chỉ cần tượng trưng cho số vốn ít hơn), và tại các phiên họp khi mà các vấn đề trọng đại nào đó được thảo luận, phân nửa số vốn phải được đại diện.  Hai mươi cổ phần là điều kiện cần có để họp thành một phiếu, và có được một phiếu cho mỗi 20 cổ phần, cho đến 1,000 cổ phần; nhưng không cổ đông nào có thể có số phiếu tổng cộng nhiều hơn 50 phiếu.  Đa số quyết định, và Chủ tịch có quyền bỏ một phiếu.  Người được ủy quyền bỏ phiếu được phép dự họp, bất luận có phải là cổ đông hay không, để đại diện cho một hay nhiều cử tri hợp lệ, và phiếu có thể được bỏ kin.  Các phiên họp khóang đại sẽ được tổ chức vào tháng Năm hàng năm, và thông báo hợp thức về các phiên họp sẽ được đăng tải trên các báo chí tai Hồng Kông và Bắc Kỳ.  Các Báo Cáo Nửa Năm phải được công bố, ngoài một báo cáo thường niên với đầy đủ chi tiết hơn.

 

   Các cổ đông sẽ bầu hàng năm, và quyết định về việc thù lao cho một hay hai kiểm toán viên (auditors) (“Các Ủy Viên: Commissionaires), là các kẻ không cần phải là cổ đông, và là người có quyền đ̣i xem xét sổ sách kế toán, các kế hoạch, và các trương mục; nhiệm vụ của các kiểm toán viên là soạn thảo các Báo Cáo nêu trên, và trong trường hợp khẩn cấp, triệu tập các phiên họp đặc biệt.  Hội Đồng các Giam Đốc Quản Trị phải bao gồm đa số là người Pháp, và bao gồm từ bảy đến chin hội viên, được đề cử bởi các cổ đông; những hội viên này có thể tái cử, và hai hội viên sẽ về hưu mỗi năm, lần đầu tiên bởi việc bỏ phiếu, sau đó theo thứ tự luân phiên.  Điều kiện là phải có năm mươi cổ phần, không được chuyển nhượng trong thời gian tại chức, và các hội viên khác có thể hành động như các thụ ủy để bỏ phiếu hộ.  Các hôi viên bị ngăn cấm không được có bất kỳ quyền lợi nào trong các giao dịch với Công Ty.  Hội Đồng hay Ban Quản trị có thể ủy các quyền hạn của nó cho một hay nhiều cá nhân để điều hành doanh nghiệp đương diễn tiến, và không hội viên nào phải chịu trách nhiệm cá nhân v́ các hành vi chính thức hay của công ty.  Số thù lao tối đa cho toàn thể Hội Đồng là 2,000 bảng Anh mỗi năm.  Tuy thế, Hội Đồng đầu tiên đă điều hành mà không có ǵ thay đổi trong ba năm; và bốn tên sau đây, như được thể hiện, cho thấy là các người có quốc tịch Đức và Anh Quốc: Wehrung, Poesnecker, Michaelson và Wolton.  Thương nghiệp Đức Arnold Karberg and Co. là các đại diện ở Hương Cảng.

 

   Công Ty có đường dây điện tín riêng đến Đà Nẵng, và sở hữu tàu chạy nhanh bằng hơi nước.  Tổng quát, kinh phi chi tiêu có vẻ dè dặt hơn so với trường hợp của Công Ty Ḥn Gay.  Thí dụ, thay v́ có hai bác sĩ thường trú, bác sĩ ở Đà Nẵng chỉ khám bệnh một lần hàng tuần với tiền công là 10 bảng Anh mỗi tháng.  Tôi không thể nào bỏ lỡ cơ hội này mà không ghi lại sự biết ơn của tôi đối với Ngài Nam Tước Vùng Montaignac, Chánh Sở Quan Thuế tại Đà Nẵng, và ông de la Noe, Phó Trú Sứ tỉnh Quảng Nam.  Ông Beauverie cùng thế, đă dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu nhất.

 


photo:http://i.pbase.com/g3/09/268309/2/59481047.6DZDD9cB.jpg"

 

5. Quảng Nam và Hội An

 

Trên đường đến vùng mỏ than tôi đă có cơ hội thăm viếng Thành Quảng Nam và khu phố chợ cổ tại Hội An.

 

   Quảng Nam là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, tỉnh cùng với tỉnh Quảng Ngăi, tạo thành Trú Sở Nam Ngăi.  Viên Trú Sứ, người có các nhiệm vụ chính yếu mang tính cách địa phương và thành phố, trú đóng ở Đà Nẵng, nơi có một giải đất khá rộng nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Pháp; tại Quảng Nam, có một viên Phó Trú Sứ đảm trách các nhiệm vụ có tính cách bán ngoại giao (quasi-diplomatic); viên Tổng Đốc [An Nam] [tiếng Việt ghi sai là Tong duc trong nguyên bản, chú của người dịch] hay quan Cai Trị Toàn Quyền, “Bố Chánh” hay quan phụ trách Ngân khố (Treasurer), và “Án Sát” hay vị Thẩm Phán, tất cả những người mà tôi đă giới thiệu, đều sinh sống trong Ṭa Thành, giống như viên Phó Trú Sứ.  Ṭa Thành là một khoảnh đất vuông được bao bọc, chu vi dài khoảng một dậm, có hào chạy chung quanh, và được pḥng vệ ở mỗi góc bởi một pháo đài; mặc dù nhỏ, nó không mấy khác về kiểu thức nói chung với các thành ở Huế và Hà Nội.  Các Thành ở Đông Dương là các thị trấn thưa thớt; với ngoại lệ của một số ít người trồng rau được hưởng đặc quyền, không một ai đă sinh sống, hay giờ đây sinh sống, bên trong các bức tường thành, ngoại trừ các bộ phận của Hoàng Gia (hay của quan Kinh Lược) và các quan chức, các binh sĩ v.v…  Tại Huế và Hà Nội, có thể nói là có các thị trấn gắn liền với các ṭa Thành, chính yếu là nhờ sự kinh doanh của người Trung Hoa; nhưng, như một quy lệ tổng quát, có thể nói rằng các thị trấn An Nam chỉ là các khối vô tổ chức của nhiều làng xă, và các làng xă chỉ là các sự tụ tập rời rạc của các túp lều tranh.  Tài sản cá nhân, ngoài quần áo đẹp, các ṿng đeo của phụ nữ, trâu ḅ, và đàn bà, không thể nói là có cái ǵ.  Một ít giường nằm, làm bằng tre hay các tấm gỗ cứng, hay các tấm phên đan đặt trên giá kê, mấy tấm chiếu và vại nước, nồi niêu nấu ăn v.v… và đó là tổng số tài sản sở hữu của người An Nam.  Song ít có sự nghèo đói hay khốn khổ; ít ham muốn; đời sống th́ điều độ, và, về mặt giao tiếp với bên ngoài, rất đứng đắn; và mức độ của văn minh tinh thần, theo tôi nghĩ, cao hơn một cách rơ rệt so với tŕnh độ tại Xiêm La, Miến Điện, hay Java [chỉ Nam Dương ngày nay, chú của người dịch].  Quảng Nam và sự mô tả ở trên có thể được xem là mẫu mực khá đúng cho tất cả các tỉnh của An Nam.

 

   Có ít hơn 500 lính Pháp trong nước; 300 tại Huế, dưới quyền một Đại Tá và một “Tiểu Đoàn Trưởng”, vào khoảng 80 lính ở Đà Nẵng, và 100 ở Thuận An, hải cảng của Huế (không dùng được, hay đúng hơn, bất trắc cho sự lưu thông trong suốt thời kỳ có gió mùa đông bắc).  Phần c̣n lại của nhiệm vụ đóng quân tại An Nam được thi hành bởi “phụ lực quân” [miliciens, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], có nghĩa binh sĩ bản xứ đă huấn luyện được chỉ huy bởi người Pháp.  Trong số này có khoảng 200 người tại Tỉnh Quảng Nam, được phân chia cho ba hay bốn đồn trạm.  Các “phụ lực quân” này, mặc dù thua sút về mặt sức mạnh thể chất, làm tôi nghĩ đến lính Ghoorkhas [thường viết là Gurkha, chỉ người gốc Népal và bắc Ấn Độ được xem là có khả năng quân sự bẩm sinh và chiến đấu dũng cảm trên chiến trường, được tuyển mộ thành một đơn vi của quân đội Anh thời thuộc đia, chú của người dịch] của chúng ta, nhiều người trong họ có được các đặc tính tuyệt hảo.  Giống như mọi người An Nam, họ đi chân trần, và không cần ǵ hơn ngoài khẩu phần lương thực.  Có một lực lượng phụ lực đông đảo ở Thanh Hóa, và gần đông như thế tại Vinh, lần lượt là các địa điểm then chốt đối với các đường lộ ra Bắc Kỳ và sang Xiêm-Lào tại phía bắc An Nam.  Phía nam các nơi này, An Nam có một t́nh h́nh yên tĩnh hoàn hảo, như có thể phán đóan từ sự kiện rằng tôi đă du hành khắp nơi một ḿnh, chỉ được tháp tùng bởi một nam thiếu niên An Nam, và trông cậy ở chữ Hán viết tay thay cho lời nói.

 

   Nha Quan Thuế An Nam tại Đà Nẵng chỉ chịu trách nhiệm trước viên Thượng Sứ.  Các trạm phía bắc đặt tại Thanh Hóa, Vinh, Thuận An, Cửa Đại (Hội An) [Faifo trong nguyên bản, chú của người dịch]; và ở phía nam, tại Nha Trang, Qui Nhơn, và nửa tá địa điểm khác, tại mỗi địa điểm này có một đại diện phụ tá.  Không có các lính đoan Âu Châu hay tầu tuần dương đi biển, và các phương tiện giám sát hữu hiệu hầu như không có.  Công cuộc mậu dịch cũng bị trở ngại, bởi “giấc nghỉ trưa” [sieste, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], kéo dài từ 10:30 sáng đến 4 giờ chiều mỗi ngày, là giờ trong đó tất cả các văn pḥng đều đóng cửa.

 

   Các thương nhân Trung Hoa mà tôi đến thăm viếng tại Hội An đă lớn tiếng phàn nàn chống lại thuế thân hàng năm đánh trên người Trung Hoa (3, 12 và 40 dollars mỗi đầu người).  Bất kể việc này, bốn hội quán huy hoàng của các bang vừa mới được xây dựng hồi gần đây tại nơi đó bởi các thương gia gốc Canton (Quảng Châu, Quảng Đông), Kiungchow, Swatow và Hoklo.  Đường, lụa, quế và tổ yến là các món hàng xuất cảng chính.

 

   Hội An vẫn c̣n mang các dấu hiệu của sự thịnh vượng thời trung cổ của nó.  Có một chiếc cầu gỗ lợp mái cổ xưa đẹp đẽ, với các ngăn buồng ở mỗi bên cầu, trông giống như chiếc cầu tại Lucerne [một tổng miền trung Thụy Sĩ, chú của người dịch], nhưng ngắn hơn nhiều, và hai đường phố chính trông giống như đường phố của một trong nhiều thị trấn cổ tại Âu Châu.  Trong thế kỷ thứ mười sáu, người Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Nam Dương (Java) và Căm Bốt thường kéo lũ lượt hàng đàn đông đảo đên đây, nhưng thành phố không c̣n có thể tiếp cận với các thuyền buồm lớn, và mọi công cuộc mậu dịch đều xuyên qua Đà Nẵng, Hội An chỉ c̣n là điểm nối kết hay kho hàng cho hàng hóa nội địa từ các vùng bán khai.  Đồ nhập cảng về Huế di chuyển từ Đà Nẵng đến Thuận An bởi các tàu chạy nhanh bằng hơi nước, trong đó có ba đến bốn chiếc là ở Đà Nẵng.  Dưới một sự quản trị Thuế Quan cẩn mật, mậu dịch của An Nam sẽ có khả năng phát triển lớn lao.

 

                                                                           (Kư tên)            E.H. PARKER

 

   Kiungchow, 19 tháng Hai, 1892    

               

-----

 

 

Nguồn: Bản sao chụp từ nguyên bản của Bộ Ngoai Giao Anh Quốc, kho tư liệu của người dịch NGÔ BẮC.

 

 

NGÔ BẮC dịch và chú giải

  

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

 

 

© 2008 gio-o