Nalanda Roy

Armstrong State University, Savannah, GA., USA

 

MỐI QUAN HỆ RỒNG-VOI

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA HỖN ĐỘN

 

      “Trong mọi thành tố của sự xung đột, luôn luôn có một cơ hội cho sự hợp tác”. Hasjim Djalai

 

Ngô Bắc dịch

***

DẪN NHẬP

Đông Nam Á đă từng là tiêu điểm cho các học giả trong một thời gian lâu dài và tầm quan trọng của nó có khuynh hướng tăng trưởng không chỉ về mặt chính trị và kinh tế mà c̣n cả về quân sự.  Tuy nhiên, sự nghi ngờ, và các sự tuyên nhận trên biển tranh giành nhau đă hợp lại  làm suy yếu một cấu trúc an ninh cấp vùng thành công.  Các nước Đông Nam Á sẽ phải có khả năng không chỉ trong việc chống đỡ sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề môi trường, chúng c̣n phải giữ nhịp với nhu cầu năng lượng gia tăng và quản trị các sự xung đột tiềm năng tại vùng Biển Nam Trung Hoa (từ giờ trở đi viết tắt là BNTH).  Bài viết này sẽ không chỉ khảo sát ư nghĩa của Biển Nam Trung Hoa về mặt vị trí chiến lược, các tài nguyên dầu hỏa, tính đa trạng sinh học biển và kinh tế của nó; mà cũng sẽ duyệt xét các sự tuyên nhận chồng lấn tranh giành nhau mặt biển bởi các nước khác nhau, các sự tranh chấp lănh thổ tiềm năng giữa các nước, và phân tích sau hết vai tṛ của cặp đôi Rồng-Voi trong vùng.

       Các thách đố phát triển hiện thời một mặt là một chỉ dấu của t́nh trạng năng động, và tính khả dĩ dễ bị xâm kích ở mặt kia.  Bất kỳ một sự khinh suất nào cũng có thể dẫn đến các sự phát triển tiêu cực và sự bất ổn. 1 Vị trí của Đông Nam Á như một chiếc cầu giữa hai đại dương cũng như giữa hai châu lục của Á Châu và Đại Dương Châu mang lại cho vùng này một căn cước và tầm quan trọng khác biệt.  Nó không chỉ là một khu vực quan trọng về mậu dịch và chuyên chở mà c̣n phục vụ như Các Hải Lộ Giao Thông (Sea Lanes of Communication: từ giờ viết tắt là SLOCS) sinh tử; đảm nhận 32% số mậu dịch thuần dầu hỏa thế giới và 27% mậu dịch thuần số hơi đốt thế giới. 2 Bởi có các sự tranh chấp trên biển tại Biển Nam Trung Hoa và các sự xung đột biên giới với Đông Nam Á, vùng này đă trở thành một ưu tiên đối với Trung Quốc. 3

       BNTH được xem như một trong những vùng năng động nhất và gây nhiều tranh luận nhất trên thế giới với nhiều vấn đề đan chéo vào nhau, bao gồm chủ quyền lănh thổ; sự phát triển kinh tế mau chóng, các sự tuyên nhận đa cấp đối với các ḥn đảo, các băi đá và các rạn san hô; các sự tranh chấp trên đó các quốc gia duyên hải tuyên nhận quyền tài phán hợp pháp trên biển và đáy biển; các sự tranh chấp về cán cân thích hợp của các quyền hạn cấp vùng và quốc tế trong việc sử dụng các biển cho các mục đích quân sự; an ninh hàng hải; và sự suy thoái về môi trường.  Trong thực tế, nhiều người nh́n BNTH đang ở trong một trạng thái của sự hy vọng và thịnh vượng, một mặt, và sự bất định và đe dọa, ở mặt kia.  Trung Quốc từ lâu đă nh́n các “cận hải” (near seas) (Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Đông Á, và Biển Nam Trung Hoa) như các vùng của quyền lợi địa chiến lược lơi cốt. 4

       Trong thực tế, sự tranh chấp trên Quần Đảo Spratly [Trường Sa] nêu ra một trở ngại đặc biệt để đề xướng ḥa b́nh và sự ổn định và giờ đây đang trở thành một tiêu điểm của sự tranh giành dữ dội và các sự tuyên nhận mâu thuẫn nhau.  Sự thừa nhận gần đây của Trung Quốc rằng BNTH như một “quyền lợi quốc gia cốt lơi” (hexinliyi) là một trong các nguyên do chính yếu đàng sau “lư thuyết tỏ vẻ cứng răn’ của Trung Quốc.  Các sự tranh chấp phức tạp tại BNTH xem ra trong thực chất sẽ là một nút thắt rối rắm của các sự thách đố nan giải.  Các biến cố nổi bật bao gồm cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam liên quan đến Quần Đảo Paracels [Hoàng Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch] năm 1974, cuộc tấn công Việt Nam của Trung Quốc gần Rạn San Hô Fiery Cross Reef (Chữ Thập) năm 1988, và sự đụng độ của Trung Quốc với Phi Luật Tân trên Rạn San Hô Mischief năm 1995, cũng như các biến cố khác chẳng hạn như các vụ của chiếc tàu Impeccable và USNS Bowditch [các tàu khảo sát đại dương của Hải Quân Hoa Kỳ, ND].

 

Ư NGHĨA CỦA BIỂN NAM TRUNG HOA

       Biển Nam Trung Hoa gây ra ít sự chú ư đối với bất kỳ nước tuyên nhận tiềm năng nào thời trước thế kỷ thứ 20.  Vùng này cũng chẳng bị xem là một vùng nguy hiểm đặc biệt, tuy nhiên, sự việc đă thay đổi.  Tọa lạc tại Nam vĩ độ 3 – Bắc vĩ độ 25 và Đông vĩ độ 98 – Đông vĩ độ 123, Biển Nam Trung Hoa rộng gấp đôi Biển Đông Á với một diện tích là 648,000 hải lư vuông (nautical miles, từ giờ viết tắt là nm).5 Biển Nam Trung Hoa là một hệ thống sinh thái tổng hợp, và là một trong những biển giàu có nhất về hệ động vật biển và hệ thực vật biển; các cụm (rạn) san hô, cây đước, cá và cây cối. 6 BNTH là biển ven biên lớn nhất của Tây Thái B́nh Dương và là lưu vực biển nhiệt đối lớn nhất trên thế giới. 7 Vùng này từ lâu đă được xem như một nguồn cội quan trọng của sự căng thẳng tại vùng Á Châu Thái B́nh Dương bởi vị trí địa chiến lược của nó; sự tranh giành quyền kiểm soát trên các tài nguyên thiên nhiên; cũng như các sự tranh chấp về lănh thổ và về biẻn.  Trong thực tế, nó cũng từng là một mối quan ngai toàn cầu lâu dài.  BNTH gần đây là tiêu điểm của các sự tranh chấp có tiềm năng leo thang thành các sự xung đột quốc tế nghiêm trọng.

       Biển Nam Trung Hoa là một biển nửa khép kín giáp ranh bởi các nước thuộc Khối Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). 8 Có bốn nhóm đảo chính tại BNTH: Paracels (Hoàng Sa), Spratlys (Trường Sa), Pratas, và Cồn Cát Macclesfield Bank.  Trước khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, sự hiện diện của cả các cơ sở hải quân Liên Sô lẫn Hoa Kỳ tại Việt Nam và Phi Luật Tân đă mang lại một cán cân quyền lực ổn định trong vùng.  Tuy nhiên, sự triệt thoái của họ khỏi vùng này biến Trung Quốc trở thành lực lượng hải quân chế ngự.  Các lân bang lo sợ rằng Bắc Kinh đang cố gắng để thiết lập toàn vùng thành một “Hồ của Trung Quốc”. 9 Theo tác giả Rosenberg, ba sự chuyển động – sự kiểm soát tài nguyên, phong trào bảo tồn các tài nguyên bền vững về mặt môi trường và sự chuyển động an ninh góp phần vào tầm quan trọng gia tăng của vùng Biển Nam Trung Hoa.  Khu vực này đă trở thành quan yếu giữa các nước tranh chấp bởi vị trí địa dư của nó trên các tuyến đường đại dương chính yếu được sử dụng bởi các tàu chở dầu thô từ Vịnh Ba Tư đến Á Châu, các tuyến đường chở hàng hóa từ Á Châu đến phần c̣n lại của thế giới, và các mỏ dầu hỏa và hơi đốt ngoài khơi nhiều hứa hẹn.  Đáy biển Spratly được nghĩ chứa đựng khu tập trung lớn nhất các mỏ dầu và hơi đốt trong phạm vi Biển Nam Trung Hoa. 10

       Chín mươi phần trăm dầu hỏa của Nhật Bản đi ngang qua khu vực này 11 và Trung Quốc đă gọi biển này là một “Vịnh Ba Tư thứ nh́”.  Trong khi sự tiêu thụ năng lượng của Á Châu tăng trưởng song hành với sự phát triển kinh tế của nó, sự tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên này sẽ đặt nặng trên các sự nhận thức của các bên tuyên nhận về giá trị chiến lược của các khu vực tranh giành 12 – chứ không chỉ Quần Đảo Spratly.  Về vấn đề Quần Đảo Spratly, Bắc Kinh tiến tới với một chính sách “ba không” – không cụ thể hóa các sự tuyên nhận, không có các sự thương thảo đa phương, và không quốc tế hóa vấn đề. 13 Trung Quốc c̣n củng cố các cơ sở của nó tại Rạn San Hô Chữ Thập (Fiery Cross Reef) tại ṿng cung đảo Spratly với sự thiết trí một hệ thống radar cảnh báo sớm.  Cùng lúc, Trung Quốc duy tŕ một sự hiện diện hải quân liên tục tại Rạn San Hô Mischief ngoài khơi bờ biển phía tây của Phi Luật Tân. 14 Ư nghĩa rộng lớn hơn của các sự tranh chấp tại BNTH liên hệ đến mối đe dọa ở một mức độ cao hơn của hoạt động quân sự có thể đặt ra đối với các SLOCS, vốn là một phần của các động mạch sinh tử của BNTH đến các phần khác của thế giới, kể cả Trung Đông.  Nếu các tuyến giao thương trên biển bị gián đoạn bởi sự xung đột vũ trang, khi đó các quyền lợi kinh tế của các nước Á Châu Thái B́nh Dương cũng như của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. 15 Hơn phân nửa mười hải cảng vận tải thùng hàng (containers) hàng đầu trên thế giới tọa lạc tại và chung quanh Biển Nam Trung Hoa, vốn là một động mạch chính yếu của sự vận chuyển hàng nhập cảng và xuất cảng.  Trong thực tế, không phải nói quá đáng rằng vùng này đang trở thành trung tâm của cuộc cách mạng kỹ nghệ của Á Châu. 16

 

CÓ PHẢI BIỂN NAM TRUNG HOA LÀ

MỘT NƠI ĐỂ PHÁT ĐỘNG

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH?

Sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa thể hiện hai chiều kích: chủ quyền lănh thổ và các quyền về tài phán chiếu theo sự phân ranh trên biển phát sinh từ các sự giải thích khác nhau theo sau Công Ước UNCLOS 1982. 17 Sự giàu có tiềm năng của Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận của nó đă làm gia tăng sự tranh giành và các sự xung đột, và chính v́ thế, có thể nói rằng diễn trường Á Châu sẽ có tính chất trọng yếu cho việc định h́nh sự thực thi của quốc gia liên quan đến luật biển và trong việc xác định rằng liệu công ước 1982 sẽ thực sự cấu thành luật hiện hành (in being) hay không. 18 Các quy tắc của Công Ước UNCLOS, đặc biệt các điều luật liên hệ đến Khu Kinh Tế Độc Quyền (KKTĐQ), đă biến cải toàn thể vùng thành một khu vực được tuyên nhận sâu rộng nhất trên thế giới. 19 Sự tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa có một chiều kích địa chiến lược hiển nhiên.  Và nếu có bao giờ thành công trong việc thực hiện các sự tuyên nhận lănh thổ của nó, khi đó Trung Quốc sẽ “mở rộng quyền tài phán của nó ra xa khoảng một ngh́n hải lư tính từ đất liền của nó, hầu chế ngự một Địa Trung Hải thực sự, hay trung tâm trên biển của Đông Nam Á, với các hậu quả sâu xa trong môi trường chiến lược”. 20 Theo tác giả Garver, các tư tưởng về Lebensraum [ không gian sinh tồn, một nguyên tắc căn bản trong chính sách ngoại giao của Đức Quốc Xă thời Hitler, chủ trương lănh thổ phụ cộng th́ cần thiết cho sự sống c̣n của dân tộc German và cho sự bành trướng mậu dịch của Đức, chú của người dịch] đă ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến chính sách của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa kể từ cuối thập niên 1970. 21 BNTH mang lại 25% nhu cầu protein cho 500 triệu người và 80% chất dinh dưỡng của Phi Luật Tân. 22 Biển Nam Trung Hoa đă thụ đắc tầm quan trọng bổ túc bởi nó chứa chấp các mỏ năng lượng lớn lao.  Chính v́ thế điều trở nên hoàn toàn bất khả thi cho các nước tuyên nhận tuân hành chính sách “hàng rào tốt tạo ra các láng giềng tốt”, ít nhất trên biển. 23 Hơn nữa, phần lớn các nước Đông Á sử dụng một hệ thống đường cơ sở thẳng hàng 24 để tính toán các ranh giới và bị chỉ trích là làm sai lạc, do có sự giải thích rộng răi điều 7 Công Ước UNCLOS 25.  Một căn bản cho sự tuyên nhận của Trung Quốc đối với các hải phận của Biển Nam Trung Hoa là bằng khoán lịch sử.  Mặc dù Công Ước UNCLOS không xác định pháp chế của bằng khoán lịch sử hay các hải phận lịch sử, nó thừa nhận các thể chế này nơi các điều 10(6), 15, và 46(b).

Sự xây cất Căn Cứ Hải Quân Yulin của Trung Quốc gần Sanya (Tam Á) trên đảo Hải Nam đă nâng cao tầm quan trọng chiến lược của nó trong cán cán quyền lực trong vùng.  Căn cứ này sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng để nới dài tầm với quân sự của Hải Quân Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (HQQĐGPNDTQ, tiếng Anh là PLAN: People’s Liberation Army Navy) đến Thái B́nh Dương và Biển Nam Trung Hoa.  Các đầu cầu và bến đậu tại Căn Cứ Hải Quân Yulin hiện đang chứa chấp một vài tàu chiến diện địa chính yếu và các tàu ngầm nguyên tử.  Chủ định của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng để hành sử chủ quyền của nó.  Căn cứ này sẽ rút ngắn một cách đáng kể công tác hậu cần cho các lực lượng HQQĐGPNDTQ sẽ được bố trí tại Biển Nam Trung Hoa.  Cùng lúc, Trung Quốc sẽ có khả năng để đe dọa cùng các SLOCS trên đó Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn lệ thuộc.  Phần lớn căn cứ được xây dựng ngầm dưới mặt đất sao cho các cơ sở không thể bị theo dơi một cách dễ dàng bởi vệ tinh.  Nó có khả năng chứa các tàu ngầm nguyên tử như tàu ngầm Loại 094, một tàu nguyên tử thế hệ thứ nh́ đại diện cho vũ khí tấn công hải quân có khả năng gây tử vong nhiều nhất của Trung Quóc. 26 Trước đây, tất cả tàu ngầm nguyên tử đều nằm dưới sự chỉ huy của Hạm Đội Bắc Hải của Trung Quốc.  Tuy nhiên Căn Cứ này đánh dấu sự bố trí thường trực đầu tiên Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc.

Các tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc hoạt động từ Yulin có thể tuần tra và khai hỏa từ các vị trí được che giấu nơi biển sâu ngoài khơi đảo Hải Nam.  Điều này có thể đe dọa tới cán cân quyền lực hải quân tại Biển Nam Trung Hoa.  Trung Quốc đă phát triển các năng lực chống lại sự tiếp cận và từ chối khu vực (anti access/area denial) để thách đố Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng. 27 Bởi Trung Quốc đóng giữ một vai tṛ then chốt trong vùng này, bất kỳ sự chuyển động nào bởi Trung Quốc sẽ làm phát sinh sự căng thẳng.  Một sự tường tŕnh được ấn hành bởi tờ The Washington Times trong năm 2005 cho hay rằng Trung Quốc đang xây dựng các mối quan hệ chiến lược dọc theo các hải tuyến từ Trung Đông đến Biển Nam Trung Hoa để bảo vệ các quyền lợi năng lượng của Trung Quốc cũng như các mục tiêu an ninh.  Bản tường tŕnh c̣n cho hay thêm rằng Trung Quốc đang chấp nhận một chiến lược “xâu chuỗi ngọc trai” của các căn cứ và các quan hệ ngoại giao dàn trải để bao gồm một căn cứ hải quân mới tại hải cảng Gwadar của Pakistan.  Trung Quốc đă tài trợ hải cảng chỉ cách Eo Biển Hormuz Straits 390 hải lư.  Trong trường hợp có một sự gián đoạn tại Eo Biển Straits of Malacca, các số nhập cảng dầu hỏa có thể được chuyển hướng xuyên qua nơi đó và sau đó được chuyển vận ngang qua vùng Gilgit đến miền tây Trung Quốc. 28

Thượng Đỉnh Năng Lượng Thái B́nh Dương (Pacific Energy Summit) năm 2011 đă thăm ḍ về vai tṛ của hơi đốt thiên nhiên trong việc giải quyết các sự thách đố về an ninh năng lượng và sự biến đổi khí hậu trong vùng.  Các chuyên viên đă tiên đoán rằng một Thời Hoàng Kim của hơi đốt cho vùng Á Châu Thái B́nh Dương sắp diễn ra.  Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (International Energy Agency) đă dự phóng rằng Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm phân nửa số tăng trưởng trong nhu cầu dầu hỏa toàn cầu trong 5 năm tới, trong khi trong 25 năm sắp tới, số cầu từ các nước khối OECD [Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ Chức Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế, ND] như Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Âu Châu sẽ giữ nguyên. 29 Bắc Kinh cũng đang nâng cao các đề xuất ngoại giao ống dẫn dầu của nó để bảo trợ các ống dẫn hơi đốt mới, quan trọng trong vùng, từ Turkmenistan, Kazakhstan, và Miến Điện.  Mục tiêu là để xây dựng một hạ tầng cơ sở ông dẫn hơi đốt ở thể lỏng (liquid natural gas: LNG) trên đất liền từ tây sang đông lớn lao nhằm thích ứng với số nhập cảng gia tăng về LNG của Trung Quốc. 30

Thành ngữ “quyền lợi cốt lơi: core interest” có một ư nghĩa quan trọng khi tŕnh bày các chủ định của Trung Quốc tại khu vực Biển Nam Trung Hoa.  Nếu vấn đề Biển Nam Trung Hoa thực sự là một vấn đề “quyền lợi cốt lơi” đối với Trung Quốc, điều đó sẽ đặt nó ngang hàng với các vấn đề chủ quyền khác chẳng hạn như Tây Tạng và Đài Loan.  Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận rằng Trung Quốc, bất kể nhiều ghi nhận và tranh luận khác nhau, đă không công khai đưa ra một bản tuyên bố về chính sách tŕnh bày Biển Nam Trung Hoa như là một “quyền lợi cốt lơi”. 31 Tuy thế, QĐGPNDTQ có tuyên bố rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh căi” trên Biển Nam Trung Hoa và điều này đương nhiên làm phát sinh sự quan ngại nghiêm trọng ở cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Á Châu.  Các nước đă khởi sự tin tưởng rằng chính sách của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn.  Trong thực tế, hải quân Trung Quốc hồi gần đây đă biểu lộ ngày càng gây hấn hơn trên biển, bắt giữ các thuyền đánh cá, giam cầm thủy thủ của các nước khác, trao đổi hỏa lực v.v… 32

Trung Quốc đang cố gắng khống chế toàn thể khu vực về mặt quân sự bằng việc thiết lập một chuỗi các tiền đồn tại khu vực Biển Nam Trung Hoa.  Các chương tŕnh tiếp tế nhiên liệu trên không và hệ thống Kiểm Soát và Tiên Báo Trên Trời (Airborne Early Warning and Control: AEW&C) cũng đang cho phép mở rộng các hoạt động trên không trong vùng. 33 Cùng lúc, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng quyền lực mềm (soft power) bằng sự trợ giúp xây dựng khả năng trong một loạt các đề xuất về môi trường và hàng hải, chẳng hạn như Các Quan Hệ Đối Tác Trong Sự Quản Trị Môi Trường Cho Các Biển của Đông Á (Partnerships in Environmental Management for the Seas of East Asia: PEMSEA), Dự Án Biển Nam Trung Hoa UNEP/GEF South China Sea), và Cơ Chế Hợp Tác Cho Sự An Toàn Hải Hành và Bảo Vệ Môi Trường (Cooperative Mechanism for Navigational Safety and Environmental Protection) tại Các Eo Biển Malacca và Singapore.  Tổng kết, mặc dù chính sách chính thức “sự trổi dậy ḥa b́nh” của Trung Quốc thừa nhận các giá trị quốc tế về ḥa b́nh, trật tự và sự hợp tác quốc tế, chính sách đó đang ngày càng bị ngờ vực hơn. 34 Bài viết này lập luận rằng các hành vi quyết đoán lănh thổ gia tăng của Trung Quốc như một yếu tố quan trọng trong việc khởi phát các sự tranh chấp mật thiết về mặt địa dư và bị thúc đẩy bởi các sự cứu xét về chiến lược và kinh tế.  Các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại vùng biển nước xanh [biển sâu, ở các đại dương mở ngỏ, ND] đă làm nảy sinh các sự quan tâm an ninh trong cả các nước Đông Nam Á lẫn các quyền lực bên ngoại, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Ấn Độ.

 

 

CUỘC VA CHẠM GIỮA CÁC KẺ KHỔNG LỖ

-- RỒNG ĐẤU VỚI VOI

Ngoại trừ Ấn Độ, và có thể có cả Nhật Bản, tất cả các quốc gia Á Châu khác đều có các mối quan hệ không cân đối với Trung Quốc.  Tuy nhiên, Ấn Độ đang ngày càng dính líu nhiều hơn trong vùng Á Châu-Thái B́nh Dương mở rộng như một phần trong “chính sách Hướng Đông: Look East policy” của nó, nhằm tăng cường ảnh hưởng của Ấn Độ tại Đông Nam Á.  Kể từ 2002, cả hải quân Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ đă làm việc với nhau để bảo đảm sự chuyển vận an toàn xuyên qua Eo Biển Malacca.  Ấn Độ cũng đă kư kết một thỏa ước với Singapore trong năm 2003 để cải thiện an ninh hàng hải và chống khủng bố.  Hải quân Ấn Độ lẫn Indonesia đă thực hiện các sự tuần tra chung tại Eo Biển Vĩ Độ 6 nằm giữa các Đảo Aceh và Nicobar. 35 Ấn Độ xem ra lo ngại quân đội Trung Quốc đang hiện đại hóa một cách mau lẹ, bởi điều này có thể có một tác động trên an ninh của Ấn Độ. 36

Các sự bố trí và chuẩn bị quân sự của Trung Quốc được nh́n như một mối đe dọa bởi Ấn Độ.  Trung Quốc c̣n bị nh́n như một kẻ tranh giành cùng đẳng cấp (peer competitor) nghiêm trọng đối với Ấn Độ, bởi Trung Quốc đang chuyển đổi tiêu điểm quân sự của nó từ một chiến lược chính yếu dựa trên đất liền sang một chiến lược biển sâu.  Thí dụ, Trung Quốc đang xây dựng các hải cảng tại Pakistan và tăng cường các quan hệ hàng hải tại một số các địa điểm của Vùng Ấn Độ Dương (Indian Ocean Region: IOR).  Ngoài các sự xung đột lịch sử giữa Ấn Độ và Pakistan, quan hệ Trung Quốc – Pakistan th́ nóng bỏng bởi một t́nh trạng chiến lược được mô tả như là “Nghịch Lư Hormuz Dilemma” của Ấn Độ. 37 Điều này nói đến sự lệ thuộc của Ấn Độ trên các số nhập cảng đi ngang qua Eo Biển Strait of Hormuz gần sát với bờ biển Makran của Pakistan, và nhấn mạnh đến mối nguy hiểm của một mối quan hệ mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Pakistan tại khu vực đó của IOR.  Trong thực tế, sự xâm lấn của Trung Quốc vào IOR là một vấn đề gây quan tâm nghiệm trọng cho Ấn Độ.  Nhiều người c̣n nh́n sự chuyển động của PLA (QĐGPNDTQ) chống lại Ấn Độ như một phần trong sự bao vây chiến lược của nó. 38 Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc có kư kết một hiệp ước về việc duy tŕ ḥa b́nh và yên tĩnh dọc theo biên giới tranh chấp, các cuộc đàm phán về một vùng biên cương bị tranh chấp dài 3,500 cây số khó có thể đưa ra bất kỳ sự tiến bộ nào. 39 Tác giả Scobell tiên đoán rằng Trung quốc và Ấn Độ nhiều phần sẽ chứng kiến “các sự căng thẳng âm ư trong các quan hệ của họ.  Từ quan điểm của Trung Quốc, các hành động của Ấn Độ về Tây Tạng bị nh́n là ảnh hưởng đến chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc.  B́nh luận về cuộc chiến tranh năm 1962, tác giả Xia Liping phát biểu: “Nó không phải là một hành động quân sự thuần túy, mà là một cuộc chiến tranh chính trị, ngoại giao, và quân sự phức tạp”.  Rơ ràng, mục tiêu chính của chính phủ Trung Quốc “không phải là khôi phục lănh thổ, mà là việc xóa bỏ sức mạnh thực sự của Ấn Độ nhiều hơn, khiến mang lại các bài học nghiêm trọng hơn đối với Quân Đội Ấn Độ”. 40 Báo cáo thường niên 2010-2011 của Bộ Quốc Pḥng Ấn Độ tuyên bố rằng cần canh chừng các khả năng quân sự gia tăng của Trung Quốc cũng như hàm ư của diện mạo tiến hóa quân sự của Trung Quốc ở tại cả khu vực láng giềng sát cạnh lẫn nơi xa xôi. 41

Tập tài liệu (năm 2007) của Hải Quân Ấn Độ, nhan đề Sự Sử Dụng Tự Do Các Biển: Chiến Lược Quân Sự Trên Biển Của Ấn Độ (Freedom to use the Seas: India’s Maritime Military Strategy c̣n nói một cách rơ ràng rằng khu vực quyền lợi của Ấn Độ trải dài từ phía bắc của Biển Ả Rập (Arabian Sea) đến Biển Nam Trung Hoa.  Một số học giả lập luận rằng Ấn Độ không nên lo ngại về sự phát triển các khả năng quân sự của Trung Quốc, bởi họ nghĩ rằng Ấn Độ sẽ có thể thiết lập một quan hệ song phương chín chắn với Trung Quốc.  Tuy nhiên, Ấn Độ đang gia tăng một cách mau lẹ ngân sách quân sự của nó và cũng đang mở rộng sự bố trí quân sự của nó gần biên giới bị tranh chấp với Trung Quốc.  Các dữ liệu công bố bởi Viện Nghiên Cứu Ḥa B́nh Quốc Tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) xác minh hơn nữa cho quan điểm này.  Trong thực tế, theo sự tường tŕnh này, Ấn Độ đă thay chỗ Trung Quốc như nước nhập cảng vũ khí hàng đầu của thế giới. 42 Hồi cuối Tháng Bảy 2011, trong khi trở về từ cuộc thăm viếng thiện chí tại Việt Nam, một tàu hải quân Ấn Độ bị khuyến cáo hăy chỉ đi bên ngoài Biển Nam Trung Hoa.  Mặc dù các biến cố hải quân như thế giữa Trung Quốc và các láng giềng của nó không phải là điều bất thường, tuy nhiên, đây là biến cố đầu tiên dính líu đến Ấn Độ.  Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc b́nh luận: “Chúng tôi phản đối bất kỳ nước nào tham dự vào các hoạt động thăm ḍ và phát triển dầu hỏa và khí đốt tại các hải phận thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.  Ông ta c̣n nói thêm rằng các nước ngoài vùng sẽ [cần] tôn trọng và ủng hộ cho các nỗ lực được thực hiện bởi các nước tranh chấp để giải quyết các sự tranh chấp một cách song phương. 43 Trong thực tế, Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc và Ấn Độ không phải là các kẻ thù hay các nước chống đối nhau, mà là các láng giềng và các đối tác của nhau.  Thí dụ, cả Công Ty CNPC và Công Ty ONGC đều đă đồng ư cùng khám phá dầu hỏa và hơi đốt trên toàn thế giới hầu bảo đảm số cung năng lượng cho các nền kinh tế đang tăng trưởng mau lẹ của họ.

Theo một thỏa ước được kư kết trong năm 2012, các công ty sẽ cùng thăm ḍ các tích sản tại các nước như Miến Điện, Syria và Sudan.  Các công ty đă đồng ư mở rộng sự hợp tác trong việc lọc dầu, biến chế, tiếp thị và phân phối dầu thô và hơi đốt thiên nhiên.  Chúng cũng sẽ cộng tác về sự xây cất và điều hành các ống dẫn dầu và hơi đốt trên toàn thế giới.  Thí dụ, Công Ty ONGC đang làm việc với CNPC để chuyển vận hơi đốt Miến Điện qua một ống dẫn từ Vịnh Bay of Bengal xuyên Ấn Độ đến miền tây nam Trung Quốc.  Ống dẫn này sẽ được hoàn tất trong năm 2013.  Chúng đang làm việc với nhau tại Syria cũng như tại Sudan, do đó đồng sở hữu các cổ phần tại 36 mỏ đang sản xuất.  Chúng c̣n đang đầu tư để xây dựng ống dẫn dầu từ nam Sudan đến bờ biển Đông Phi Châu của Kenya hầu mở đường ṿng qua tuyến xuất cảng truyền thống ngang qua phía bắc. 44

Trong thực tế, Ấn Độ cũng bị xúc phạm khi Trung Quốc tố cáo hợp đồng của hăng ONGC Videsh (OVL) với các xí nghiệp Việt Nam để thăm ḍ các mỏ dầu ở hai khu ngoài khơi (127 và 128) tại BNTH bị tranh chấp, trên đó Trung Quốc tuyên nhận việc hưởng dụng quyền chủ quyền không thể tranh căi.  Trung Quốc đă ép Ấn Độ vào một t́nh trạng khó khăn bằng việc dựng lên một cuộc đấu thầu quốc tế cho cùng lô dầu khí của Việt Nam mà Ấn Độ đă nhận được từ Việt Nam để thăm ḍ.  Trong Tháng Năm 2012, bộ trưởng dầu hỏa của Ấn Độ, R. P. N. Singh tuyên bố rằng hăng OVL sẽ trả Lô 128 lại cho Việt Nam bởi sự thăm ḍ không có khả năng về mặt thương mại.  Trong sự đáp ứng, Hà Nội đă tuyên bố rằng Tân Đề Li đă bị khuất phục trước áp lực của Trung Quốc.  Tuy nhiên, sau khi Việt Nam đồng ư trao cho Ấn Độ một thời hạn lâu hơn để chứng tỏ khả năng tồn tại về mặt thương mại hồi Tháng Bảy 2012, Ấn Độ đă quyết định tiếp tục sự thăm ḍ chung.  Việt Nam c̣n quyết định mở rộng hợp đồng với OVL về sự thăm ḍ khí hydrocarbon tại khu 128 hầu duy tŕ sự cân bằng chiến lược trong vùng.

Cùng lúc, trong Tháng Sáu 2012, Công Ty CNOOC đi bước trước bằng việc mở chín lô cho sự thăm ḍ tại hải phận được tuyên nhận bởi Việt Nam, kể cả lô dầu 128.  Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc bố trí các binh sĩ và đến việc xây dựng các dự án chiến lược tại vùng Kashmir do Pakistan chiếm đóng (Pakiston occupied Kashmir: POK).  Có các sự tường thuật không được xác nhận về sự đối đầu giữa tàu chiến của Trung Quốc với INS Airavat [chiến hạn thủy bộ hùng mạnh nhất của Hải Quân Ấn Độ, bắt đầu hoạt động trên biển từ 2009.  Tên chiến hạm, Airavat, được đặt theo tên của con voi được cưỡi bởi Đế Thiên Indra, trong tuyển tập thánh ca Rigveda của Ấn Độ Giáo, chú của người dịch] tại BNTH. 45 Trong khi đó, Trung Quốc loan báo mở rộng sự thăm ḍ biển rộng 10,000 cây số vuông đáy biển tại Tây Nam Ấn Độ Dương (Southwest Indian Ocean).  Chính phủ Ấn Độ đáp ứng tức thời, tuyên bố rằng của hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam hay bất kỳ nước nào khác nằm trong khuôn khổ của luật pháp và công ước quốc tế.  Ấn Độ c̣n nói thêm rằng sự hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam trong lănh vực năng lượng rất quan trọng.  Trong thực tế, Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Độ Nirupama Rao trong khi nói chuyện tại Hội Hàng Hải Quốc Gia (National Maritime Foundation) năm 2011 có tuyên bố tầm quan trọng của BNTH như một lộ tŕnh hải vận và rằng Ấn Độ sẽ yểm trợ quyền tự do hải hành của ḿnh trên các hải lộ.  Bà ta c̣n nói thêm rằng các công ty Ấn Độ đă sẵn đầu tư một cách sâu rộng trong vùng đó, và sẽ mở rộng hơn nữa các hoạt động của họ. 46

Gần đây, Jaswant Singh b́nh luận rằng Trung Quốc nhắm đến sự bao vây chiến lược hay wei qui (vi kỳ).  Trong thực tế, hoạt động của Trung Quốc tại Pakistan và Miến Điện, sự mở rộng các sự thỏa thuận về hải cảng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương (cái được gọi là xâu chuỗi ngọc trai), và hoạt động hải quân được nâng cấp của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương là một sự đáng quan tâm đối với an ninh của Ấn Độ.  Kể từ khi có sự thất trận trong cuộc chiến tranh biên giới của nó trước Trung Quốc năm 1960, Ấn Độ nh́n Trung Quốc với sự nghi ngờ sâu xa.  Kể từ đó, bất kỳ loại chuyển động nào được thực hiện bởi Rồng trong vùng chắc chắn sẽ gây bực dọc cho Voi trong mọi trường hợp.  Cùng lúc, Trung Quốc t́m kiếm một mô h́nh hai bên cùng thắng lợi (win-win model) khi phát triển các quan hệ kinh tế và mậu dịch với các láng giềng của nó, kể cả Ấn Độ.  Giờ đây, câu hỏi hiện ra là liệu Ấn Độ sẽ cố gắng đẩy các nước nhở hơn này chống lại Trung Quốc hầu ngăn chặn ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong vùng hay không? Trong năm 2006, Trung Quốc và Ấn Độ đă mở lại hoạt động mậu dịch ngang biên giới qua cửa ải Nathu La của rặng Hi Mă Lạp Sơn, 44 năm sau khi chiến tranh đă đóng cửa lộ tŕnh cổ xưa này.  Điều này được kỳ vọng mang lại một sự tăng cường quan trọng cho mậu dịch song phương giữa hai nước.  Cùng lúc, Ấn Độ cần gia tăng sự hợp tác hàng hải của nó với khối ASEAN.  Mặc dù các tàu hải quân Ấn Độ thường xuyên thăm viếng các hải cảng của các nước Đông Nam Á và BNTH, nhưng sự hợp tác liên quan đến các mối đe dọa phi truyền thống như chống buôn lậu thuốc phiện, buôn lậu người hay khủng bố trên biển vẫn chưa đủ.  Trong thực tế, các nước khối ASEAN có thể cộng tác với Ấn Độ trên các vấn đề khác như: kỹ thuật hỏa tiễn, các hệ thống radar, các hệ thống bộ phận quốc pḥng (defense component systems), v.v… Ấn Độ cũng đang sẵn ḷng để bán các hỏa tiễn Brahmos cho các nước Đông Nam Á láng giềng. 47 Sự khẳng quyết của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa đă thúc đẩy Ấn Độ tuyên bố biển tranh chấp này như là tích sản của thế giới.  Ấn Độ th́ bén nhậy để tăng cường các khả năng hàng hải của ḿnh, trước sự theo đuổi của Trung Quốc trở thành một hải quân biển sâu hùng mạnh, bởi Tân Đề Li nh́n điều này không chỉ như một mối đe dọa đối với các lộ tŕnh hải vận then chốt tại Ấn Độ Dương mà c̣n đối với các tích sản năng lượng của Ấn Độ tại Biển Nam Trung Hoa.  Sự loan báo của [Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ] Leon Panetta việc điều động 60 phần trăm lực lượng hải quân của Hoa Kỳ tại Á Châu-Thái B́nh Dương đă làm nổi lên các sự quan ngại mạnh mẽ tại Trung Quốc.  Trong thực tế, Trung Quốc hiện đang t́m cách tăng cường các quan hệ của nó với Ấn Độ.  Ngay Ấn Độ cũng đă bày tỏ ước muốn của nó để cải thiện các quan hệ song phương của nó với Trung Quốc trong thế kỷ thứ 21. 48 Ấn Độ có thể không gia nhập vào phe Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc; tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ phát triển các cơ bắp của ḿnh để kiểm soát một cách hữu hiệu vùng Ấn Độ Dương.  Ấn Độ nắm trong tay lá bài chiến thắng của nó, tàu INS Satpura [khu trục hạm đa nhiệm, đa năng, hạng Shivalik-class, được đóng với kỹ thuật tàng h́nh, và được đặt dưới Bộ Tư Lệnh Hải Quân Miền Đông của Ấn Độ từ Tháng Tám, 2011, chú của người dịch] để hành sử sự kiểm soát cả trên Ấn Độ Dương lẫn vùng Á Châu-Thái B́nh Dương.  Trong thực tế, chiến hạm INS Satpura đă đặt Ấn Độ vào liên đoàn của sáu nước khác làm chủ một con tàu như thế.

Trung Quốc nh́n sự trổi dậy của Ấn Độ như một sự phát triển tích cực phát huy các quyền lợi cốt lơi và các mục tiêu chiến lược của chính Trung Quốc, hơn là sự đe dọa hay thách đố chúng.  Sự hợp tác nâng cấp với một Ấn Độ đang lên cho phép Bắc Kinh né tránh một sự đối đầu có tiềm năng đắt giá, gây phương hại cho sự tăng trưởng của cả hai nước, ngăn chặn sự thành lập một mối quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ-Ấn Độ, và giảm thiểu ảnh hưởng tổng quát của Hoa Kỳ trong vùng.  Chiến lược của Trung Quốc đối với một Ấn Độ đang lên kết hợp sự giao kết với sự răn đe.  Trung Quốc đang theo đuổi một sự giao kết quốc tế toàn diện về chính trị, kinh tế với Ấn Độ để thăng tiến các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của nó.  Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang t́m cách răn đe Ấn Độ không được triệt hạ các quyền lợi của Trung Quốc bằng cách kiềm hăm sự hợp tác hay duy tŕ các chính sách của nó trên một số vấn đề đặc biệt, chẳng hạn như các quan hệ của Trung Quốc với Pakistan. 49 Ấn Độ theo đuổi theo truyền thống cuộc cờ chaupad [cờ của Ấn Độ, dành cho bốn tay chơi, như kiểu cờ cá ngựa, chú của người dịch]) hay cờ shatranj [cờ có nguồn gốc từ Đế Quốc Ba Tư, dành cho hai tay chơi, như cờ chess, cờ Vua, chú của người dịch] theo đó tập trung vào việc thi đua, chinh phục, và khuất phục.  Trong khi đó, như đă đề cập bên trên, Trung Quốc theo đuổi wei qui: vi kỳ: cờ bao vây, hay như được khuyến cáo bởi Tôn Tử: “sự tuyệt hảo tột cùng nằm ở chỗ … không phải chiến thắng mọi trận đấu, mà ở chỗ đánh bại địch thủ, mà không cần tới việc phải giao chiến bao giờ”. 50 Trong thực tế, lời tuyên bố gần đây của Trung Quốc đă làm nảy sinh sự căng thẳng trong vùng: 51 “Chúng ta không nên để cho thế giới có ấn tượng rằng Trung Quốc chỉ nhắm tới sự phát triển kinh tế, hay chúng ta không theo đuổi tiếng tăm để trở thành một quyền lực ḥa b́nh”.  Giờ đây, câu hỏi hiện ra rằng liệu sự dính líu gia tăng của Ấn Độ với Việt Nam hay các bước di chuyển của nó tại BNTH sẽ tác động như một sự chuyển động đối đầu với các hoạt động và sự ủng hộ của Trung Quốc tại Bangladesh, Miến Điện, và Pakistan hay không.

Henry Kissinger trên quyển sách của ông ta nhan đề On China nói rằng đường hướng của Trung Quốc đối với trật tự thế giới không giống với hệ thống của Tây Phương về “ngoại giao cân bằng quyền lực, chính yếu bởi Trung Quốc chưa hề giao kết trong sự tiếp xúc bền vững với nước khác ... trên căn bản khái niệm b́nh đẳng chủ quyển giữa các quốc gia”.  52 Vấn đề nêu ra là liệu Ấn Độ và các nước khác có phải tranh đấu với sự quyết đoán của Trung Quốc bằng việc nghe theo lời cố vấn của Tôn Tử, “ngăn chặn một đối thủ qua đ̣n bẩy của việc biến cải vùng lân cận của đối thủ đó thành các kẻ thù địch”. 53 Kể từ năm 2000, đă có một sự mở rộng mau lẹ khu vực hoạt động của hải quân Ấn Độ vào BNTH. 54 Và sự chuyển động này đă có một tác động quan trọng trên cán cân quyền lực hải quân tại BNTH và trên sự phát triển trong cả các mối quan hệ quân sự song phương và đa phương trong vùng.  Là một quyền lực khống chế tại Nam Á, Ấn Độ luôn luôn nh́n Ấn Độ Dương nằm trong khu vực ảnh hưởng của nó.

Ấn Độ đă khởi sự để phát triển các hoạt động hải quân tầm xa và hành sử sự kiểm soát trên năm eo biển chiến lược – Kinh Đào Suez, Bab el Mandeb [nằm giữa Yemen thuộc Bán Đảo Ả Rập và các nước Djibouti và Eritrea tại Horn of Africa, nối liền Hồng Hải (Red Sea) với Vịnh Aden, chú của người dịch], Eo Biển Strait of Hormuz [nối liền Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập, chú của người dịch], Eo Biển Malacca [nằm giữa Bán Đảo Mă Lai và ḥn đảo Sumatra của Indonesia, chú của người dịch], và Eo Biển Sunda Strait [nằm giữa hai đảo Java và Sumatra của Indonesia, nối liền Biển Java và Ấn Độ Dương, chú của người dịch].  Điều này đánh dấu bước khởi đầu của “chiến lược nam tiến: southern forwarding strategy” của chúng. 55 Và như một phần của chiến lược này, hải quân Ấn Độ đă mở rộng các hoạt động đến BNTH và Vành Đai Thái B́nh Dương (Pacific Rim) ở phía đông; đến Hồng Hải và Kinh Đào Suez, giáp ranh với Địa Trung Hải ở phía tây và phía nam của bờ nam Ấn Độ Dương; và ngay cả tiềm năng bao quanh Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) tiến vào Đại Tây Dương.  Ấn Độ cũng đang hoạch định việc tăng phái một nhóm hàng không mẫu hạm cho các hạm đội Miền Đông và Miền Tây của nó, và cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân Viễn Đông tọa lạc tại Quần Đảo Andaman.  Điều này sẽ mang lại cho Ấn Độ một trong những hạm đội hàng không mẫu hạm lớn nhất trên thế giới và sẽ cải thiện một cách đáng kể khả năng của nó để phóng chiếu sức mạnh hải quân trên những vùng xa xôi.  Trong thực tế, Ấn Độ có các kế hoạch để đóng một tàu ngầm hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử, đă thí nghiệm thành công hỏa tiễn địa-đối-không Akash tại Quần Đảo Andaman, đă tham gia vào các cuộc thương thảo về việc bán sáu tàu ngầm Scorpene do Pháp đóng với nước Pháp trong năm 2002, và cũng đă khởi sự sản xuất các phản lực cơ chiến đấu Sukhoi theo giấy phép của Nga vào năm 2004. 56

Ấn Độ đă có các cuộc tập trận quân sự và chống hải tặc chung với các nước như Việt Nam, Nam Hàn, và Nhật Bản tại BNTH. 57 Trong Tháng Tư 2002, Ấn Độ đă kư kết một thỏa thuận quốc pḥng lịch sử với Hoa Kỳ như một dấu hiệu của các quan hệ an ninh và quốc pḥng gia tăng mau lẹ giữa Tân Đề Li và Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau vụ khủng bố 9/11.  Ấn Độ cũng đang cải thiện mối quan hệ của nó với các quốc gia hội viên khối ASEAN, và đă kư kết một hiệp ước cộng tác 14 điều khoản với Việt Nam.

Hoa Kỳ quan tâm rằng sự đối đầu hải quân giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại BNTH có thể ảnh hưởng đến các quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ liên quan đến sự duy tŕ ḥa b́nh và sự ổn định trong vùng và cũng ảnh hưởng đến sự thông hành tự do của các tàu của Mỹ ngang qua BNTH.  Cùng lúc, Hoa Kỳ nh́n sự mở rộng quyền lực của Ấn Độ vào BNTH như một bước tiến tích cực để ngăn chặn sự hiện diện hải quân gia tăng một cách liên tục của Trung Quốc trong vùng.  Hai nước đă đồng ư mang lại một “bước nhảy vọt có thực chất” cho sự hợp tác quân đội với quân đội. 58 Một số học giả nói về một ṿng cung bao vây h́nh chữ C bởi Trung Quốc”, trong khi các người khác tranh luận rằng Hoa Kỳ đang tổ chức một “phiên bản Á Châu của tổ chức NATO” chống lại Trung Quốc.  Chiến lược “xâu chuỗi ngọc trai của Trung Quốc đă trở thành một điều quan trọng về mặt bành trướng quyền lực của nó. 59

 

KẾT LUẬN

Xâu chuỗi ngọc trai là một trong các tuyến đường mậu dịch thế giới quan trọng nhất.  Và bất kỳ sự xáo trộn nào trong vùng này sẽ lôi kéo sự chú ư của các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Ấn Độ.  Có rất nhiều xác suất rằng Trung Quốc sẽ cực kỳ cẩn trọng trong việc bảo vệ xâu chuỗi của nó, và sẽ phát động các cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào cố gắng ngăn chặn nó khỏi việc kiểm soát xâu chuỗi đó.  Nếu các nhà lănh đạo suy tư về việc quân sự hóa “các viên ngọc trai” này, Bắc Kinh sẽ khó khăn để thuyết phục các đối tác Nam Á rằng việc tiếp đón các căn cứ của HQQĐGPNDTQ (PLAN) nằm trong các quyền lợi tốt đẹp nhất của họ.  Tuy nhiên, có các sự nghi ngờ nghiêm trọng về tính khả thi của một kế hoạch như thế.  Như “các tay chơi xoay chuyển, đong đưa: swing players” trong một “cuộc cờ vĩ đại” Ấn Độ – Thái B́nh Dương đang xuất hiện, các quốc gia duyên hải của Ấn Độ Dương sẽ ưa thích việc không đứng vào cùng một phe, thay vào đó sẽ đong đưa giữa Bắc Kinh, Tân Đề Li và Hoa Thịnh Đốn. 60 Vấn đề vẫn c̣n sót lại là liệu Trung Quốc có đang cố gắng khởi xướng một phiên bản mới của một Khu Vực Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á vốn là chủ định của đế quốc Nhật Bản trong thập niên 1940 hay không.  Theo khái niệm “Khối Đồng Thịnh Vượng” vào lúc đó, việc cung cấp nguyên liệu và các tài nguyên năng lượng trong vùng sẽ tạo sự thuận lợi cho sự kiểm soát của Nhật Bản trên sự tiếp cận của các nước khác đối với các khu vực sinh tử và các tuyến đường thương mại và cũng bảo đảm cho sự tự túc của chính quốc gia [Nhật Bản].  Tương tự, Trung Quốc hiện đang khẳng quyết các sự tuyên nhận hải phận và lănh thổ của nó tại Biển Đông Á và Biển Nam Trung Hoa, duy tŕ sự tuyên nhận từ lâu của nó trên Eo Biển Đài Loan, đưa ra các sự tuyên nhận tại Ấn Độ Dương, và thực hiện một chiến lược “xâu chuỗi ngọc trai”.  Trung Quốc có thể học hỏi vài bài học từ các sự tuyên nhận trước đây của Na Uy trên Svalbard [ṿng cung đảo của Na Uy, nằm giữa lục địa Na Uy và Bắc Cực, chú của người dịch].  Theo Hiệp Ước Spitsbergen năm 1920, Na Uy được chuẩn cấp chủ quyền trên ṿng cung đảo Spitsbergen, hay Svalbard.  Tuy nhiên, hiệp ước hạn chế sự kiểm soát của Na Uy đến một số tầm mức và Na Uy bị buộc không được kỳ thị đối với bất kỳ nước hay công ty nào từ các quốc gia kết ước t́m cách tiến hành hoạt động khai mỏ hay hàng hải nào trên quần đảo.  Trong thực tế, Na Uy chưa bao giờ làm gián đoạn số cung dầu hỏa toàn cầu, điều không gây ngạc nhiên có lẽ bởi nó vừa là nước thăm ḍ lẫn xuất cảng dầu hỏa. 61 Hiện có các tin đồn rằng Bắc Kinh sẽ đầu tư tiền bạc vào việc phát triển các sự pḥng không tiên tiến, các tàu ngầm, các vũ khí chống vệ tinh, và các hỏa tiễn chống tàu thủy, và sử dụng chúng để khước từ các nước khác sự tiếp cận với BNTH.  Hơn nữa, Trung Quốc gần đây đă loan báo các quy luật mới cho phép sự ngăn chặn các chiếc tàu tại BNTH, điều làm dấy lên sự báo động nghiêm trọng khắp Á Châu. 62 Nếu Trung Quốc thực hành đầy đủ các quy luật mới này vượt quá các khu vực rộng 12 hải lư, điều đó tượng trưng cho một sự đe dọa quan trọng đối với mọi nước quan tâm. 63 Hơn nữa, các hoạt động của Trung Quốc tại Maldives [đảo quốc tại Ấn Độ Dương, nằm phía tây nam của Ấn Độ và Tích Lan, chú của người dịch], điều được nh́n bởi Maldives là quan trọng cho việc duy tŕ an ninh tại TOR [?], đang xuất hiện như một khu vực xung đột mới.  Trung Quốc lại c̣n đang bận rộn để xây dựng các quan hệ với các đảo quốc khác tọa lạc tại hay gần biên giới của Ấn Độ, như Sri Lanka (Tích Lan), Seychelles và ngay cả Mauritius.  Cựu Chủ Tích Hồ Cẩm Đào đă xác định mục đích trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc là “cùng xây dựng một thế giới ḥa hợp”, và viện dẫn tư tưởng văn hóa về “mọi nước trong thiên hạ: tianxia: all under heaven”. 64 Nếu lời tuyên bố của ông ta là chân thật, có lẽ khi đó Trung Quốc sẽ không xúc tiến các hoạt động gây hấn tại BNTH để thúc đẩy các sự tuyên nhận lănh thổ và để đáp ứng với các nhu cầu năng lượng gia tăng của nó.    

Vùng Đông Nam Á và hải phận bao quanh nó trong giống như một ṿng đai gẫy nát, 65 một vùng có vị trí chiến lược bị chiếm cứ bởi một số quốc gia tranh giành nhau và bị mắc kẹt giữa các quyền lợi xung đột nhau của các quyền lực bên ngoài vùng.  Về phần minh, tờ Global Times đặt trụ sở tại Bắc Kinh tuyên bố rằng sự ổn định trong vùng sẽ khó được duy tŕ nếu các quốc gia Đông Nam Á tự để ḿnh bị kiểm soát bởi Hoa Kỳ.  Trong khi Úc Đại Lợi xem ra tán thành chiều hướng song phương của Trung Quốc để giải quyết các sự tranh chấp BNTH, Singapore, Thái Lan, và Phi Luật Tân dường như ưa thích sự sắp xếp hiện thời của việc đặt vấn đề vào trong nghị tŕnh của khối ASEAN. 66 Nếu Trung Quốc bị thuyết phục rằng Hoa Kỳ đang cố gắng một cách lén lút [sic] để lôi kéo khối ASEAN hay một số thành viên của khối cùng với Úc Đại Lợi, Nhật Bản, và Nam Hàn vào một liên minh mềm dẻo để kiềm chế Trung Quốc, khi đó thế giới chỉ có thể chờ đợi sự tranh giành và căng thẳng to lớn hơn nữa trong những năm sắp tới.  Trong thực tế, các sự tuyên nhận xung đột nhau như thế đă làm thay đổi cấu trúc chính trị của vùng này.  Một mặt, BNTH hành động như một chiếc cầu trên biển giữa các quốc gia bao quanh, trong khi mặt khác, nó hoạt động như một tuyến giao thông quốc tế. 67

Sự chẩn đoán dài hạn đang được yêu cầu sao cho để bảo toàn các hải lộ sinh tử và né tránh các sự xung đột khả hữu, con rồng Trung Quốc phải ḥa giải và thiết lập các quan hệ ḥa b́nh trong vùng.  Nếu không, Cuộc Tiến Công Của Con Rồng: Chiến Tranh Thiên Niên Kỷ (Dragonstrike: The Millennium War), một câu chuyện giả tưởng về điều được cho là cuộc chiến tranh tương lai phát khởi bởi Trung Quốc châm ng̣i cho Cuộc Chiến Tranh Thiên Niên Kỷ, có thể trở thành một thực tế.  Hơn nữa, chúng ta phải ghi nhớ rằng “he bang xiang zheng, yu weng de li: hạc bạng tương tranh, ngư ông đắc lợi” 68./-         

___

*Tiến Sĩ Nalanda Roy, Phụ Tá Giáo Sư về Quan hệ Quốc Tế và Chính Trị Á Châu tại Đại Học Armstrong State University, Savannah, GA. Hoa Kỳ.

_____

CHÚ THÍCH

1. Niklas Swanstrom. (biên tập)., Asia 2018-2028: Development Scenarios,(Sweden: Institute for Security and Development Policy, 2008).

 

2. Cùng nơi dẫn trên, trang 56.

 

3. Cùng nơi dẫn trên.

 

4. Foreign Ministry Spokesperson Qin Gang’s Regular Press Conference, July 13, 2010, http://www.ftnprc.gov.cn/eng/xwfw/S2510/251 l/t716745.htm.

 

5. Nguyễn Thao, và Ramses, Amer. “A New Legal Arrangement for the South China Sea?” Ocean Development & International Law, 40, các trang 333-349, 2009.

 

6. Timo Kivimaki, “War or Peace in the South China Sea?” (Copenhagen: Nordic Institute of Asian Studies, 2002), trang 43.

 

7. Ru Song Xu. “Petroleum and Gas Research by Remote Sensing In South China Sea,” Symposium on Geospatial Theory, Processing and Applications, 34:4, Ottawa, 2002.

 

8. Các nước ASEAN bao quanh BNTH gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines, Thailand và Việt Nam, nhưng không có Lào và Miến Điện.

 

9. Tridib Chakraborti. 2001. “People’s Republic of China at Fifty: Politics, Economy and Foreign Relations.” The Territorial Claims in South China Sea: Probing Persistent Uncertainties. (Lancer Publication, New Delhi: India), trang173.

 

10. Mark J. Valencia, Van Dyke, và Noel A. Ludwig. \999. Sharing the Resources of the South China Sea. University of Hawaii Press: Honolulu, trang5.

 

11.Mark J. Valencia, “The Spratly Islands: Dangerous Ground in the South China Sea,” The Pacific Review, 1:4, 1998, trang 438.

 

12. Ralph Cossa, và các tác giả khác. “Confidence Building Measures in the South China Sea,” Pacific Forum SIS, Honolulu: Hawaii, 2-01, August 2001.

 

13. Mark T. Valencia và các tác giả khác, 1999. Sharing the Resources of the South China Sea, 1999.

 

14. Carlyle Thayer. “The United States and Chinese Assertiveness in the South China Sea,” Security Challenges, 6:2, Winter 2010, các trang 69-84.

 

15. David Rosenberg và Christopher Chung, “Maritime Security in the South China Sea: Coordinating Coastal and User State Priorities,” Ocean Development and International Law, 39, 2008, các trang 51-52.

 

16. David Rosenberg. “Governing The South China Sea: From Freedom of The Seas to Ocean Enclosure Movements,” Harvard Asia Quarterly, Winter 2010, các trang 4-12.

 

17. Pooja Stanslas. “The Spratly Dilemma: External powers and Dispute Resolution Mechanisms,” Biuletyn Opinie, 34, November 2, 2010, trang 3.

 

18. Sam Bateman. “UNCLOS and Its Limitations as the Foundation for a Regional Maritime Regime,” In Working Paper number 111, (Institute of Defense and Strategic Studies: Singapore, 2006.)

 

19. Daniel Coulter. “South China Sea Fisheries: Countdown to Calamity,” Contemporary Southeast Asia, 17:4, March 1996, trang 378.

 

20. Gerald Segal và Richard Yang. (đồng biên tập). 1996. Chinese Economic Reform: The Impact on Security, (London: Routledge), trang142.

 

21. Luận án “Petroleum in the South China Sea- a Chinese National Interest?” của Snildal, Knut, Department of Political Science, University of Oslo, June 2000.

 

22. Cùng nơi dẫn trên.

 

23. Thi Sĩ Robert Frost đă dùng nhóm từ này trong bài thơ không vần nhan đề “Mending Wall” ấn hành trong năm 1914.

 

24. Một đường cơ sở là một lư thuyết pháp lư – một đường ranh giới nơi mà lănh hải và thẩm quyền tài phán của một Quốc Gia bắt đầu và chấm dứt.  Trong thực tế, các đường cơ sở xác định tất cả các khu vực của thẩm quyền tài phán trên biển.  Điều này tạo ra một sự phân định giữa các khu vực nơi một Quốc Gia không có các quyền hạn với những khu vực nơi mà một Quốc Gia hưởng dụng các quyền hạn.  Đường cơ sở thiết định theo Công Ước UNCLOS được biết là đường cơ sở thông thường.  Theo Điều 5 của Công Ước UNCLOS, một đường cơ sở thông thường được vẽ ở lằn mức thủy triều xuống thấp.  Hải phận ở về phía hướng vào đất liền của một đường cơ sở được xem như các nội hải của một Quốc Gia.  Tuy nhiên, trong một số t́nh trạng, việc vẽ một đường cơ sở có thể hoặc không thực tế hay không kinh tế.  Trong các trường hợp như thế, các đường cơ sở thẳng hàng được sử dụng.  Các sự hướng dẫn đầu tiên cho việc vẽ các đường cơ sở thẳng hàng phát sinh từ một trong các vụ kiện gây nhiều tranh căi nhất và nổi tiếng nhất trong luật quốc tế -- Vụ Kiện năm 1951 Về Ngư Trường Giữa Anh và Na Uy (1951 Anglo-Norwegian Fisheries Case).  Muốn có thêm tin tức, hăy tiếp cận với:  

http://www.aggregat456.com/2010/02/baselines-straight-and-normal.html.

 

25. J Prescott. “Straight and Archipelagic Baselines,” trong sách biên tập bởi Gerald Blake. Maritime Boundaries and Ocean Resources, (Croom Helm, 1987).

 

26. Carlyle, Thayer. “The United States and Chinese Assertiveness in the South China Sea,” Security Challenges, 6:2, Winter 2010, các trang 73-74.

 

27. Cùng nơi dẫn trên.

 

28. Bill Gert. “China Builds Up Strategic Sea Lanes”, The Washington Times , January 17, 2005, cung ứng tại:

http://www.washingtontimes.com/news/2005/jan/17/20050117-115550-1929r/;

Emmanuel, Karagiannis. “China’s Pipeline Diplomacy: Assessing The Threat of Low-Intensity Conflicts, Harvard Asia Quarterly, Winter 2010, các trang 54-60.

 

29. Xem báo cáo “Unlocking the Potential of Natural Gas in the Asia-Pacific,” 2011 Pacific Energy Summit, The National Bureau of Asian Research.

http://www.nbr.org/downloads/pdfs/ETA/PES201lsummitreport.pdf

 

 

30. Hergerg Mikkal. “Natural Gas in Asia: History and Prospects,” 2011 Pacific Energy Summit, The National Bureau of Asian Research.

 

31. Jim Stevenson, “Turbulence Remains in South China Sea,” Voice of America.com, October 17, 2010.

 

32. John Promfret, “Beijing claims 'indisputable sovereignty' over South China,” The Washington Post, July 31, 2010.

 

33. “Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2010,” A Report to Congress Pursuant to the National Defense Authorization Act for fiscal year 2010, Office of the Secretary of Defense.

 

34. Bonnie Glaser, và Evan Medeiros, “The Changing Ecology of Foreign Policy-Making in China: The Ascension and Demise of the Theory of ‘Peaceful Rise’”, China Quarterly, 2007, 190, các trang 291-310.

 

35. John Bradford. “The Growing Prospects For Maritime Security Cooperation in Southeast Asia,” Naval War College Review, các trang 63-86.

 

36. Srikanth Kondapalli. “The Chinese Military Eyes South Asia;” trong sách đồng biên tập bởi  Andrew Scobel và Larry Wortzel. Shaping China’s Security Environment: The Role of The People’s Liberation Army, (Strategic Studies Institute: U.S. Army War College, 2006), các trang 198- 282.

 

37. Eric S. Morse. “Geopolitics in the South China Sea and Indian Ocean Region: Tiny Ripples or Shifting Tides?” National Strategy Forum Review Blog, August 30, 2010.

 

38. Srikanth Kondapalli, “The Chinese Military Eyes South Asia,” (Strategic Studies Institute: U.S. Army War College), các trang 198- 282.

 

39. Ma Liyao. “Indian report points to China's growing military capabilities,” China Daily, March 24, 2011.

 

40. Srikanth Kondapalli. “The Chinese Military Eyes South Asia,” (Strategic Studies Institute: U.S. Army War College), các trang 198- 282.

 

41. Cùng nơi dẫn trên.

 

42. “India army chief wary of growing China military,” Cung ứng tại

http://www.india-defence.com/reports-3892

 

43. Jaswant Singh: “Asia’s Giants Colliding at Sea?” ST, Global Perspectives, October 27, 2011.

 

44. Rakesh Sharma. “Oil Firms in China And India Pull Closer,” The Wall Street Journal, June 19, 2012.

 

45. Amit Singh. “South China Sea Dispute And India,” National Maritime Foundation, tiếp cận ngày June 20, 2012; Harsh V. Pant. South China Sea: New Arena of Sino-Indian Rivalry: China ignores India’s exploration, puts Vietnam’s oil block up for global bid, Yale Global, August 2, 2012.

 

46. Jaswant Singh: Asia’s Giants Colliding at Sea?, ST, Global Perspectives, October 27, 2011.

 

47. Amit Singh. South China Sea Dispute And India.

 

48. Ties with China priority of India's foreign policy: SM Krishna, Daily News and Analysis, June 6, 2012.

 

49. Ashley J. Tellis, Travis Tanner và Jessica Keough. đồng biên tập. Strategic Asia 2011-12: Asia Responds to Its Rising Powers - China and India, National Bureau of Asian Research, September 28, 2011.

 

50. Cùng nơi dẫn trên.

 

51. Cùng nơi dẫn trên.

 

52. Henry Kissinger. On China. (NY: Penguin Press HC, 2011.)

 

53. Cùng nơi dẫn trên.

 

54. “India Challenges China in South China Sea,” Asia Times (Online), April 27, 2000, http://www/atimes.com/ind-pak/BD27Df01.html.

 

55. “South China Sea an area of "significant concern": Indian Navy chief, The Economic Times, November 17, 2011, cung ứng tại

http://articles.economictimes.indiatimes.com/2011-11-17/news/30410113_l_south-china-sea-indian-navy-territorial-disputes

 

56. Yann-Huei Song. “The Overall Situation in the South China Sea in the New Millennium: Before and After the September 11 Terrorist Attacks,” Ocean Development and International Law, 34, các trang 229-277, 2003.

 

57. Cùng nơi dẫn trên.

 

58. Yann-Huei Song. “The Overall Situation in the South China Sea in the New Millennium: Before and After the September 11 Terrorist Attacks.”

 

59. Pan Chengxin. “Is the South China Sea a new ‘Dangerous Ground’ for US-China rivalry?” East Asia Forum, May 24, 2011; Xâu Chuỗi Ngọc Trai: The String of Pearls là từ ngữ được dùng trong một Báo Cáo Nội Bộ của Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ, nhan đề Energy Futures In Asia. Theo họ,, “Xâu Chuỗi Ngọc Trai mô tả sự biểu hiện cho ảnh hưởng địa chính trị tăng trưởng của Trung Quốc xuyên qua các nỗ lực để gia tăng sự tiếp cận đến các hải cảng và các phi trường, phát triển các mối quan hệ ngoại giao đặc biệt, và hiện đại hóa các lực lượng quân sự trải dài từ Biển Nam Trung Hoa xuyên qua Eo Biển Malacca, băng ngang Ấn Độ Dương, và tiến tới Vịnh Ba Tư”.  Xem Chris, Devonshire-Ellis. “China’s String of Pearls Strategy,” China Briefing, March 18, 2009.

 

60. Ashley S. Townshend. “Unraveling China’s String of Pearls,” Yale Global, September 16, 2011.

 

61. Parag Khanna và John Gilman, “Does Norway hold key to solving South China Sea dispute?” CNN, November 13, 2012,

http://www.cnn.com/2012/11/13/opinion/khanna-south-china-seadispute/index.html.

 

62. …[thiếu một hàng chữ trong nguyên bản, chú của người dịch] York Times, December 1, 2012,

http://www.nytimes.com/2012/12/02/world/asia/alarm-as-china-issues-rules-for-disputed-sea.html?_i=0.

 

63. Sudhi Ranjan Sen, “Indian Navy will intervene in South China Sea, if required,” NDTV (India) December 3, 2012,

http://www.ndtv.com/article/india/indian-navy-will-intervene-in-south-china-sea-ifrequired-300388.

 

64. Amitav Acharya, “Can Asia Step Up to 21st Century Leadership?” Yale Global, December 1, 2011,

http://yaleglobal.yale.edu/content/can-asia-step-21st-century-leadershitrang

 

65. Tridib Chakraborti. “The Territorial Claims in South China Sea: Probing Persistent Uncertainties.” People’s Republic of China at Fifty: Politics, Economy and Foreign Relations (New Delhi: Lancer Publication, 2001); cũng xem Humphrey Hawksley. và Simon Holberton. 1997. Dragonstrike: The Millennium War, (Trans- Atlantic Publications, 1997.)

 

66. Mark Valencia, “The South China Sea: Back to the Future?”

 

67. Nalanda Roy. (2013). Managing Conflict in Troubled Waters- The Case o f the South China Sea, (Doctoral Dissertation), Thu hồi từ:

http://hdl.rutgers.edU/1782.l/racorel0002600001.ETD.000068765

 

68. Guan Ang Cheng, “ASEAN, China and the South China Sea Dispute,” Security Dialogue 30 no. 4 (1999), trang 425.

_____

Nguồn: Nalanda Roy, Dragon-Elephant Relationship In The South China Sea Imbroglio, Journal of Third World Studies, Vol. XXXII, No. 1, Spring 2015, các trang 181-197.

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

21.12.2015

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2015