Mohan Malik

Asia-Pacific Center for Security Studies, Honolulu

 

CHUYỆN GIẢ TƯỞNG LỊCH SỬ

Các Sự Tuyên Nhận

Biển Nam Trung Hoa

Của Trung Quốc

 

Ngô Bắc dịch

 

Bản Đồ Đường Chín Vạch

 

       Quần Đảo Spratly (Trường Sa) – không quá lâu trước đây được biết là một vùng đánh cá phong phú – đă biến thành một khu vực nóng bỏng quốc tế khi các nhà lănh đạo Trung Quốc nhấn mạnh với sự hùng hổ gia tăng rằng các ḥn đảo, các băi đá và các băi san hô đă từng là, theo lời của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao), “lănh thổ lịch sử của Trung Hoa từ thời cổ đại”.  B́nh thường, các sự tuyên nhận lănh thổ chồng lên nhau về chủ quyền và các ranh giới trên biển phải được giải quyết xuyên qua một sự kết hợp luật quốc tế thông thường, được xét xử trước Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of  Justice) hay Ṭa Quốc Tế Về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea), hay được trọng tài chiếu theo Phụ Lục (Annex) VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).  Trong khi Trung Quốc đă phê chuẩn UNCLOS, bản hiệp ước nói chung bác bỏ các tuyên nhận “dựa trên lịch sử”, đúng là loại mà Bắc Kinh khẳng định từng hồi.  Hôm 4 Tháng Chín 2012, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Jang Jiechi (Dương Khiết Tŕ), có nói với Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton rằng có “đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lư cho thấy rằng Trung Quốc có chủ quyền trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận”.

Đối với “bằng chứng pháp lư” liên hệ, tuyệt đại đa số các chuyên viên luật pháp quốc tế đă kết luận rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc về bằng khoán lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa, hàm ư thẩm quyền chủ quyền trọn vẹn và sự chấp thuận cho phép các nước khác xuyên quá, là vô giá trị.  Bằng chứng lịch sử, nếu có bất kỳ bằng chứng nào đi nữa, lại càng ít có tinh chất thuyết phục hơn. Có vài sự mâu thuẫn trong sự sử dụng lịch sử của Trung Quốc để biện minh cho các sự tuyên nhận của nó đối với các ḥn đảo và băi san hô tại Biển Nam Trung Hoa, trong đó lư sự khá cùn là sự khẳng định kiểu luận chiến về các điểm tương đồng với các sự bành trướng đế quốc của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín.  Biện minh cho các mưu tính của Trung Quốc nhằm bành trướng biên cương trên biển của nó qua việc tuyên nhận các ḥn đảo và các băi san hô cách xa bờ biển của nó, Jia Qingguo, giáo sư tại Trường Quốc Tế Học (School of International Studies) của Đại Học Bắc Kinh, lập luận rằng Trung Quốc chỉ noi theo thí dụ được đặt ra bởi khối Tây.  “Hoa Kỳ có đảo Guam tại Á Châu rất xa Hoa Kỳ và người Pháp có các ḥn đảo tại Nam Thái B́nh Dương, v́ thế không có ǵ là mới”, họ Jia nói với thông tấn xă AFP gần đây.

Sự tuyên nhận của Trung Quốc đối với quần đảo Spratly trên căn bản lịch sử bị vướng mắc vào sự kiện rằng các đế quốc trong quá khứ của vùng này đă không hành xử chủ quyền.  Tại Á Châu thời tiền hiện đại, các đế quốc được đặc trưng bởi các biên cương không được xác định, không được bảo vệ và thường biến đổi.  Khái niệm quyền chủ tể tối cao đă thắng thế.  Khác với một quốc gia-dân tộc (nation-state), các biên cương của các đế quốc Trung Hoa hoặc đă không được vẽ một cách cẩn thận hay tuần cảnh, mà nhiều phần như các ṿng tṛn hay các khu vực, tỏa ra từ trung tâm của nền văn minh đến vùng ngoại vi không được xác định của dân man rợ nước ngoài.  Quan trọng hơn, trong các cuộc tranh chấp lănh thổ của nó với lân bang Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn có quan điểm rằng các ranh giới đất liền của nó không hề được xác định, phân ranh, và giới hạn.  Nhưng giờ đây, khi xảy ra với các ḥn đảo, các cồn cát, và các băi san hô tại Biển Nam Trung Hoa, Bắc Kinh lại tuyên nhận một cách khác.  Nói khác đi, sự tuyên nhận của Trung Quốc rằng các biên giới đất liền của nó trên mặt lịch sử chưa bao giờ được xác định và giới hạn th́ mâu thuẫn rơ rệt với lập trường rằng các biên giới trên biển của Trung Quốc luôn luôn được xác định và giới hạn một cách rơ ràng.  Ở điểm này, một sự mâu thuẫn căn bản trong lập trường của Trung Quốc về biên giới đất liền và trên biển hiện ra, là điều không thể biện hộ được.  Trong thực tế, chính các mưu toan hồi giữa thế kỷ thứ hai mươi để biến cải các biên cương không được xác định thuộc các nền văn minh và các vương quốc cổ đại thụ hưởng quyền chủ tể tối cao thành các biên giới được xác định, phân ranh và giới hạn rơ ràng của các quốc gia-dân tộc hiện đại hành xử chủ quyền chính là tâm điểm của các sự tranh chấp trên biển và lănh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng.  Nói mộtg cách đơn giản, chủ quyền là một khái niệm thời hậu đế quốc được quy chiếu cho các quốc gia-dân tộc, chứ không phải đến các đế quốc cổ đại.

 

       Các biên giới ngày nay của Trung Quốc phần lớn phản ảnh các biên cương được thiết lập ở một phân khúc ngọan mục trong chính sách bành trướng của nhà Thanh (Măn Châu) thế kỷ thứ mười tám, mà với thời gian đă được kiên cố thành các biên giới quốc gia cố định theo sau sự áp đặt hệ thống quốc gia-dân tộc kiểu Westphalia (*a) trên Á Châu trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi.  Tuy nhiên sử kư chính thức của Trung Quốc ngày nay thường bóp méo lịch sử phức tạp này, tuyên bố rằng người Mông Cổ, người Tây Tạng, người Măn Châu, và người Hán đều là người dân Trung Hoa, khi trong thực tế, Vạn Lư Trường Thành đă được xây lên bởi các triều đại Trung Hoa để ngăn cản các thị tộc Mông Cổ và Măn Châu nhiều lần chiếm cứ Trung Hoa của người Hán; bức trường thành thực sự tượng trưng cho chu vi an toàn ṿng ngoài của đế quốc Trung Hoa của người Hán.  Trong khi phần lớn các sử gia đều nh́n cuộc tàn sát của các đoàn quân Mông Cổ cầm đầu bởi Genghis Khan hồi đầu những năm 1200 như một biến cố tai họa đe dọa đến chính sự sống c̣n của các nền văn minh cổ đại tại Ấn Độ, Ba Tư, và các dân tộc khác (Trung Hoa là dân tộc chính yếu trong đó), người Trung Quốc lại đă cổ động một cách cố ư rằng ông ta thực sự là “người Trung Hoa”, và do đó mọi khu vực mà người Mông Cổ (triều đại nhà Nguyên) đă từng có thời chiếm cứ hay chinh phục (chẳng hạn như Tây Tạng và phần lớn vùng Trung Á Châu và Nội Á Châu) thuộc về Trung Quốc.  Các tuyên nhận của Trung Quốc trên Đài Loan và tại Biển Nam Trung Hoa cũng dựa trên các căn bản rằng cả hai đều đă là các bộ phận của đế quốc Măn Châu.  (Thực sự, trong các bản đồ triều đại nhà Thanh hay Măn Châu, chính Hải Nam, chứ không phải các Quần Đảo Paracel và Spratly [Hoàng Sa và Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch] được tŕnh bày như là biên giới cực nam của Trung Hoa).  Trong phiên bản này của lịch sử, bất kỳ lănh thổ nào bị chinh phục bởi “người Trung Hoa” trong quá khứ đều bất di bất dịch như thế, bất kể thời điểm khi cuộc chinh phục có thể đă xảy ra.

       Cách viết và sửa đổi lịch sử như thế từ một quan điểm nhuốm dân tộc chủ nghĩa để phát huy sự đoàn kết dân tộc và tính chính đáng của chế độ đă được đặt làm ưu tiên hàng đầu bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa, cả phe Quốc Dân Đảng lẫn phe Cộng Sản.  Giới lănh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc tự hành sử một cách có ư thức như kẻ thừa kế di sản đế quốc của Trung Hoa, thường sử dụng các biểu tượng và ngôn từ của đế quốc.  Từ các sách giáo khoa bậc tiểu học cho đến các phim truyện lịch sử trên truyền h́nh, hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát đă cưỡng bách nhồi nhét các thế hệ người Trung Hoa bằng một thực đơn về tính vĩ đại của Trung Hoa đế quốc.  Như nhà Trung Hoa học Úc Đại Lợi Geremie Barmé nêu ra, “Trong nhiều thập niên, giáo dục và tuyên truyền Trung Hoa đă nhấn mạnh đến vai tṛ của lịch sử trong vận mệnh của quốc gia-dân tộc Trung Hoa … Trong khi chủ nghĩa Mác Xít/Leninnít và Tư Tưởng họ Mao đă bị từ bỏ, chỉ c̣n giữ lại danh xưng, vai tṛ của lịch sử trong tương lai của Trung Hoa vẫn c̣n vững chắc”.  Quá nhiều đến nỗi lịch sử đă được tinh chế thành một công cụ của thuật trị quốc và ngoại giao (statecraft) (cũng được biết như “sự xâm lăng trên bản đồ: cartographic aggression”) bởi các định chế nghiên cứu, giới truyền thông và các bộ phận giáo dục do nhà nước kiểm soát.

       Trung Quốc sử dụng chuyện dân gian, các huyền thoại, và các truyền thuyết, cũng như lịch sử, để hỗ trợ cho các sự tuyên nhận lănh thổ và vùng biển rộng lớn hơn.  Các sách giáo khoa Trung Quốc thuyết giảng khái niệm về Vương Quốc Trung Tâm như là nền văn minh cổ xưa nhất và tiên tiến nhất ở ngay trung tâm của vũ trụ, được bao quanh bởi các quốc gia nhỏ hơn, phần nào bị Hán hóa tại Đông và Đông Á Châu vốn thường trực phải khấu đầu để bày tỏ sự kính phục của họ.  Phiên bản về lịch sử của Trung Hoa thường xóa bỏ một cách chủ ư sự khác biệt giữa điều không ǵ khác hơn ảnh hưởng bá quyền, các mối quan hệ triều cống, quyền chủ tể tối cao, và sự kiểm soát thực sự.  Đồng hành với khái niệm đó rằng những kẻ đă làm chủ trong quá khứ sẽ kiểm soát hiện tại và trù hoạch tương lai của chính họ, Bắc Kinh luôn luôn đặt một giá trị cao trên “lá bài lịch sử” (thường là một sự giải thích lịch sử theo kiểu xét lại) trong các nỗ lực ngoại giao của nó nhằm thu đoạt các mục tiêu của chính sách ngoại giao, đặc biệt để ḅn rút các sự nhượng bộ lănh thổ và ngoại giao từ các nước khác.  Gần như mọi quốc gia kề cận, vào lúc này hay lúc kia, đều đă cảm nhậm được sức mạnh của cánh tay Trung Hoa – Mông Cổ, Tây Tạng, Miến Điện, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Phi Luật Tân và Taiwan – và đă là một đối tượng của lịch sử xét lại của Trung Quốc.  Như tác giả Martin Jacques đă ghi nhận trong quyển When China Rules the World, “Chủ Nghĩa lấy Trung Hoa làm Trung Tâm thời đế quốc đă định h́nh và củng cố nền tảng dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa hiện đại”.

 

       Nếu ư tưởng chủ quyền quốc gia đi ngược về Âu Châu thế kỷ thứ mười bảy và hệ thống phát sinh với Hiệp Ước Westphalia, ư tưởng chủ quyền trên biển nhiều phần là một sự biến chế của Hoa Kỳ hồi giữa thế kỷ thứ hai mươi mà Trung Hoa đă nắm lấy để mở rộng các biên cương trên biển của nó.  Như Jacques ghi nhận, “Ư tưởng về chủ quyền trên biển là một sáng chế tương đối gần đây, có niên kỳ từ năm 1945 khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng nó có ư định hành sử chủ quyền trên lănh hải của nó”.  Trong thực tế, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biên tượng trưng cho nỗ lực quốc tế nổi bật nhất để áp dụng khái niệm chủ quyền  đặt cơ sở trên đất liền cho biển trên toàn thế giới – dù thế, điều quan trọng là nó bác bỏ ư tưởng chứng minh theo quyền lịch sử.  Chính v́ thế, cho dù Bắc Kinh tuyên nhận khoảng tám mươi phần trăm Biển Nam Trung Hoa như “lănh hải lịch sử “ của ḿnh (và giờ đây đang t́m cách nâng sự tuyên nhận này lên cao thành một “quyền lợi cốt lơi” giống như sự tuyên nhận của nó trên Đài Loan và Tây Tạng), Trung Quốc, về mặt lịch sử, gần như có nhiều quyền để tuyên nhận Biển Nam Trung Hoa như là Mexico có để tuyên nhận Vịnh Mexico (Gulf of Mexico) cho sự sử dụng độc quyền của nó, hay Iran trên Vịnh Ba Tư (Persian Gulf), hay Ấn Độ trên Ấn Độ Dương (Indian Ocean).

       Các đế quốc cổ đại hoặc đă giành được sự kiểm soát lănh thổ xuyên qua sự xâm lược, sáp nhập, hay đồng hóa hay đánh mất chúng vào tay các đối thủ sở đắc hỏa lực hay thuật chính trị cao hơn.  Sự bành trướng hay thu hẹp lănh thổ đă là quy chuẩn (norm), được xác định bởi sức mạnh hay sự yếu kém của một vương quốc hay đế quốc.  Ngay chính ư tưởng “các vùng đất linh thiêng” có tính chất phi lịch sử (ahistorical) bởi v́ sự kiểm soát lănh thổ được đặt trên kẻ cướp giựt hay ăn trộm những ǵ ngay trước đó thuộc về người khác.  Các biên cương của các triều đại nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh đă sáng chói và tàn tạ qua lịch sử.  Một Trung Hoa đế quốc hùng mạnh và uy lực, rất giống với nước Nga thời sa hoàng, có khuynh hướng bành trướng vào Nội Á (Inner Asia) và Đông Dương khi cơ hội phát sinh và sức mạnh cho phép.  Sự bành trướng tiệm tiến qua nhiều thế kỷ dưới các triều đại Mông Cổ và Măn Châu phi Trung Hoa đă nới rộng sự kiểm soát của Trung Hoa đế quốc trên Tây Tạng và các bộ phận của vùng Trung Á châu (nay là Tân Cương), Đài Loan và Đông Nam Á.  Trung Quốc hiện đại, trong thực tế, là một “quốc gia - đế quốc: empire-state” ngụy trang như một “quốc gia - dân tộc: nation-state”.

       Nếu các sự tuyên nhận của Trung Quốc được biện minh trên căn bản lịch sử, khi đó các tuyên nhận lịch sử của người Việt Nam và Phi Luật Tân dựa trên lịch sử của họ cũng sẽ như thế.  Các người nghiên cứu lịch sử Á Châu đều hay biết, thí dụ, người dân Mă Lai liên hệ đến người Phi Luật Tân ngày nay có một sự tutyên nhận xác đáng hơn trên Đài Loan so với sự tuyên nhận của Bắc Kinh.  Đài Loan nguyên thủy được định cư bởi người vốn là hậu duệ của giống dân Mă Lai Đa Đảo (Malay-Polynesian) – tổ tiên của các nhóm thổ dân ngày nay – là những người đến cư trú tại các đồng bằng duyên hải đất thấp.  Mượn lời của nhà quan sát Á Câu nổi tiếng Philip Bowing, có viết trong năm qua trên tờ South China Morning Post, “sự kiện rằng Trung Hoa có một tài liệu lâu đời về sử kư thành văn không vô hiệu hóa lịch sử của các nước khác như được minh họa bởi các chế tác phẩm (artifacts), ngôn ngữ, ṇi giống và các nét tương đồng di truyền, bằng chứng của công cuộc mậu dịch và du hành”.  Trừ khi người ta tán đồng ư niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của Trung Hoa, “các tuyên nhận lịch sử” của Trung Quốc cũng có giá trị y như các sự tuyên nhận lịch sử của các vương quốc và đế quốc khác ở Đông Nam và Nam Á Châu. 

Trung Quốc đưa ra sự tuyên nhận đối với các vùng đất thuộc địa của các đế quốc Mông Cổ và Măn Châu sẽ tương tự như việc Ấn Độ đưa ra sự tuyên nhận trên A Phú Hăn, Bangladesh, Miến Điện, Mă Lai (Srivijaya), Nepal, Pakistan, và Sri Lanka (Tích Lan) trên căn bản chúng đă từng là các bộ phận hoặc của người Maurya, Chola, hay các đế quốc Mogul và Ấn Độ thuộc Anh.

       Các sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa cũng là một sự biến đổi lớn lao từ định hướng địa chính trị trường kỳ của nó đến quyền lực lục đia.  Trong khi tuyên nhận một truyền thống hàng hải mạnh mẽ, Trung Hoa đă đề cao các cuộc viễn chinh hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm của Trịnh Ḥa đến Ấn Độ Dương và Phi Châu.  Nhưng như tác giả Bowring vạch ra, “Trung Hoa thực sự là kẻ đến sau trong việc hải hành vượt quá các hải phận cận duyên.  Trong nhiều thế kỷ, các người làm chủ các đại dương là những giống dân Malay-Polynesian đă thuộc địa hóa phần lớn thế giới, từ Đài Loan đến Tân Tây Lan (New Zealand) và Hawaii ở hướng nam và hướng đông, và đến đảo Madagascar ở hướng tây.  Các chiếc b́nh (lọ) bằng đồng đà được trao đổi với Palawan, ngay phía nam của Scarborough, từ thời Khổng Tử.  Khi các người Trung Hoa hành hương Phật Giáo như Pháp Hiển (Faxian) đến Ấn Độ và Tích Lan trên thế kỷ thứ năm, họ đă đi trong các chiếc thuyền được sở hữu và điều khiển bởi người dân Mă Lai.  Các thuyền từ nơi giờ đâ được biết là Phi Luật Tân đă mua bán với Phù Nam (Funan), một quốc gia tại phần giờ đây thuộc miền nam Việt Nam, một ngh́n năm trước khi có triều đại nhà Nguyên”.

       Và sau cùng, cái được gọi là “các sự tuyên nhận lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa thực sự chưa đầy “một thế kỷ”.  Chúng chỉ trở lùi về năm 1947, khi chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vẽ ra cái được gọi là “đường mười một vạch” trên các bản đồ Trung Hoa về Biển Nam Trung GHoa, bao gồm quần đảo Spratly và các chuỗi đảo khác mà Quốc Dân Đảng đang cầm quyền tuyên bố giờ đây thuộc chủ quyền của Trung Hoa.  Bản thân họ Tưởng, nói rằng ông ta xem chủ nghĩa phát xít Đức như một mô h́nh cho Trung Hoa, đă say đắm với khái niệm của phe Quốc Xă (Nazi) về một lebensraum (“không gian sinh tồn” cho dân tộc Trung Hoa.  Ông ta đă không có cơ hội để bản thân trở thành kẻ bành trướng bởi người Nhật đă đặt ông vào thế pḥng thủ, nhưng các kẻ vẽ bản đồ của chế độ dân tộc chủ nghĩa đă vẽ h́nh chữ U gồm mười một vạch trong một toan tính mở rộng “không gian sinh sống” của Trung Hoa tại Biển Nam Trung Hoa.  Theo sau sự chiến thắng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến vào năm 1949, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc đă chấp nhận “cú đảo chinh” bản đồ này, xét lại ư niệm của họ Tưởng thành một “đường chín vạch” sau khi xóa bỏ hai vạch tại Vịnh Bắc Việt hồi năm 1953 .

 

      Kể từ khi kết thúc Thế Chiến Thứ Nh́, Trung Quốc đă vẽ lại các bản đồ của nó, tái xác định các biên giới, chế tạo bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực để tạo lập các thực thể lănh thổ mới, đặt tên lại các ḥn đảo, và t́m cách áp đặt phiên bản về lịch sử của nó trên các hải phận trong vùng.  Sự thông qua phép chế nội bộ trong năm 1992, “Luật Về Lănh Hải và Các Khu Vực Kề Cận của chúng”, đă tuyên nhận bốn phần năm Biển Nam Trung Hoa, được tiếp nối bởi các vụ đụng độ vũ trang với hải quân Phi Luật Tân và Việt Nam trong suốt thập niên 1990.  Gần hơn, việc phái một số lượng đông đảo các thuyền đánh cá và các tàu hải giám Trung Quốc đến các vùng biển tranh chấp trong điều không khác ǵ một “cuộc chiến tranh nhân dân trên biển cả” làm các sự căng thẳng dâng cao hơn nữa.  Theo lời b́nh luận của Sujit Dutta, “chủ nghĩa thu hồi đất cũ (irredentism) không sút giảm của Trung Quốc [được] đặt trên … lư thuyết rằng vùng ngoại vi phải được chiếm cứ hầu bảo toàn cho vùng lơi cốt.  Đây là một ư niệm có tinh chất đế quốc trong thực chất đă được tiêu hóa vào trong cơ thể (internalized) bởi các kẻ theo đuổi dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa – cả phe Quốc Dân Đảng lẫn phe Cộng Sản”.  Các mưu toan của chế độ [hiện thời] nhằm vươn tới các biên cương địa dư tưởng tượng của nó với ít căn bản lịch sử đă từng và tiếp tục gây ra các hậu quả chiến lược làm mất ổn định cao độ”.

       Một lư do người dân Đông Nam Á thấy khó để chấp nhận các sự tuyên nhận lănh thổ của Trung Quốc là chúng mang theo bên ḿnh một sự khẳng quyết tính ưu việt chủng tộc Hán trên các sắc dân và đế quốc Á Châu khác.  Tác giả Jay Batongbacal của trường luật Đại Học Phi Luật Tân (University of the Philippines) phát biểu: “Về mặt trực giác, sự chấp nhận đường chín vạch là một sự phủ nhân tương ứng ngay chính căn cước và lịch sử của các tổ tiên người Việt Nam, Phi Luật Tân, và Mă Lai; thực tế đó là sự phục hồi hiện đại sự phỉ báng của Trung Quốc về các dân tộc phi Hán là “loài man rợ: barbarians” không đáng được hưởng sự tôn trọng và phẩm cách b́nh đẳng như các con người”.

       Các đế quốc và các vương quốc chưa hề hành sử chủ quyền.  Nếu các sự tuyên nhận lịch sử có bất kỳ hiệu lực nào khi đó Mông Cổ có thể tuyên nhận toàn thể Á Châu, đơn giản bởi nó từng có lần chinh phục các vùng đất trên lục địa.  Tuyệt đối không có căn bản lịch sử để hậu thuẫn cho một trong các tuyên nhận theo đường các vạch, đặc biệt khi xét thấy các lănh thổ của các đế quốc Trung Hoa chưa bao giờ được giới hạn một cách cẩn thận như các quốc gia-dân tộc, mà đúng hơn đă hiện diện như các khu vực ảnh hưởng tỏa ra xa từ một trung tâm văn minh.  Đây là quan điểm của Trung Quốc đương đại mà Trung Quốc đă khởi phát trong thập niên 1960, trong khi thương thảo các ranh giới đất liền của nó với vài trong số các nước láng giềng của nó.  Nhưng đây không phải lập trường mà nó có ngày nay trong các sự đụng độ về bản đồ, ngoại giao và quân sự ở cường độ thấp.  Sự tái giải thích liên tục về lịch sử để thúc đẩy các tuyên nhận chính trị, lănh thổ, và trên biển đương thời, cộng với khả năng của giới lănh đạo cộng sản để đóng mở “các vụ bùng nổ nhuốm dân tộc chủ nghĩa” như một ṿi nước trong các thời khắc căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Việt Nam, và Phi Luật Tân, khiến Bắc Kinh sẽ khó khăn để đoan chắc với các lân bang rằng “sự trổi dậy ḥa b́nh” của nó th́ hoàn toàn có tính chất ḥa b́nh.  Bởi v́ có sáu nước tuyên nhận các băi san hô, các đảo, các mỏm đá và các mỏ dầu tại Biển Nam Trung Hoa, các sự tranh chấp Quần Đảo Spratly, theo định nghĩa, là các sự tranh chấp đa tầng đ̣i hỏi sự trọng tài quốc tế.  Nhưng Bắc Kinh khăng khăng rằng các sự tranh chấp này có tính chất song phương hầu đặt các đối thủ của nó vào giữa cái đe của lịch sử xét lại của nó và chiếc búa quyền lực quân sự đang tăng trưởng của nó. /-

__

Mohan Malik là giáo sư về an ninh Á Châu tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu-Thái B́nh Dương, Honolulu.  Các quan điểm tŕnh bày là của riêng tác giả.  Tác phẩm gần nhất của ông là quyển China and India: Great Power Rivals.  Tác giả xin cám ơn các Tiến Sĩ Justin Nankiwell, Carlyle Thayer, Denny Roy và David Fouse về các ư kiến của họ trên bài viết này.

____

Nguồn: Mohan Malik, Historical Fiction, China’s South China Sea Claims, World Affairs, May-June 2013, các trang 83-90.

_____

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH

*a. Westphalia: một vùng thuộc Đức quốc ngày nay, đại khái nằm giữa hai con sông Rhine và Weser, và tọa lạc cả hai phía bắc và nam con sông Ruhr.  Westphalia nổi tiếng do Ḥa Ước năm 1648 (1648 Peace of Westphalia Treaty) kết thúc Cuộc Chiến Tranh Ba Mươi năm (1618-1648) giữa các lănh địa của các ông hoàng đă tàn phá vùng Trung Âu.  Các hiệp ước Westphalia đă khởi xướng một hệ thống mới của trật tự chính trị tại Trung Âu, đặt trên khái niệm quốc gia có chủ quyền được cai trị bởi một vị chủ tê, và thiết lập nguyên tắc trong quốc tế sự vụ chống lại sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.  Hiệp ước Westphalia tượng trưng cho sự chiến thắng của các đơn vị chủ quyền trên đế quốc, và góp phần tạo lập các quốc gia dựa trên quyền dân tộc tự quyết.  Các nguyên tắc của Hiệp Ước Westphalia đă được phát triển và kêt hợp vào luật quốc tề và mô h́nh quốc gia-dân tộc trong trật tự thế giới hiện đại.  Chú của người dịch

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

16.06.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2014