André Malraux, photo: www.didier-faubert.com



Michel Dye

Université de Avignon

 

ANDRÉ MALRAUX VÀ

 

SỰ QUYẾN RŨ CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

 

TRONG QUYỂN “THÂN PHẬN CON NGƯỜI”

 

 

Ngô Bắc dịch

*****

 

Lời Người Dịch

       Mặc dù chính André Malraux đă gọi quyển tiểu thuyết nổi tiếng của ông, La Condition Humaine, là một bản tường tŕnh, nhưng như tác giả Michel Dye đă viết trong bài nghiên cứu này, nhiều phần đây là một tác phẩm giả tưởng, tuy có xen lẫn các mẫu tin tức có thực thu lượm từ một người bạn kư giả của André Malraux.  Chính v́ bản thân André Malraux cũng là một trí thức dấn thân đấu tranh, bài viết của Michel Dye được dịch nơi đây cũng có nhữmg lúc lẫn lộn giữa thực và ảo, giữa giả tưởng và đời thực.  Từ quyển tiểu thuyết này, tác giả đă đưa ra một số nhận xét về André Malraux như sau:

       1. Mặc dù không phải là một người ủng hộ nhiệt t́nh cho cuộc cách mạng Trung Hoa, nhưng ông đă cố gắng lái chủ nghĩa dân tộc An Nam theo chiều hướng giải phóng xă hội, và chủ định này là căn nguyên của quyển La Condition Humaine. 

       2. Sự giải nhiệm của Quốc Tế cộng sản các nhà cách mạng Thượng Hải, các kẻ quyết định duy tŕ chiến dịch của họ bất kể mọi điều, đưa đến sự đàn áp trong đó Kyo và thân hữu của anh ta là các nạn nhân.  Bằng việc chiếu rọi vào sự bỏ rơi này và dừng lại trên số phận ác độc tức thời đổ xuống các nhà cách mạng Trung Hoa này, Malraux bộc lộ sự ủng hộ của ông cho học thuyết của Trotsky, và nhấn mạnh đến các t́nh trạng cá biệt của cách mạng Trung Hoa.

       3. Malraux cũng đă sớm nhận chân được các ảo tưởng của chủ nghĩa cộng sản, qua lời một trong các nhân vật chính trong truyện, giáo sư triết học Gisors, nơi phần kết luận của tác phẩm: 

Tôi không muốn đi sang Mạc Tư Khoa.  Tôi sẽ dậy học một cách khốn khổ ở đó.  Chủ nghĩa mác-xít đă ngừng sống trong tôi.

Để độc giả dễ dàng theo dơi nội dung bài nghiên cứu này, người dịch có bổ túc Phụ Lục 1 liệt kê các nhân vật chính trong tác phẩm La Condition Humaine ngay trước khi bước vào bài viết.

Để độc giả có thể hiểu biết thêm một André Malraux, một chính trị gia trong thực tế lịch sử, người dịch có bổ túc, sau bài viết, Phụ Lục 2, bản tường tŕnh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc về chuyến thăm viếng và công tác của André Malraux tại Bắc Kinh trong thời Chiến Tranh Việt Nam, vào Tháng Tám năm 1965.  Khi tiếp xúc với các nhà lănh đạo Trung Cộng tai Bắc Kinh, André Malraux có tŕnh bày với chính quyền Trung Cộng đề nghị của chính phủ De Gaulle của Pháp để chia cắt Đông Dương một lần nữa, dọc theo rặng Trường Sơn.  Theo đề nghị này, Việt Nam Công Ḥa sẽ bị hy sinh, và thuộc về sự kiểm soát của Hà Nội hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam…Theo học giả Jean Lacouture, đây là một ư kiến chính trị hoang tưởng nhất của một tiểu thuyết gia trong vai chính khách.  André Malraux đă không nói ǵ đến đề xuất này khi thuật lại chuyến thăm viếng của ông tại Trung Hoa trong tập hồi kư Anti-Mémoires của ông ta.

***

 

Toát Yếu:

Nhà văn Pháp André Malraux gục ngà v́ sự mê đắm của ông với văn hóa Phương Đông.  Quyển sách của ông, ‘La Condition Humaine: Thân Phận Con Người” giúp ông đoạt Giải Prix Goncourt năm 1933.  Các chuyến du hành thường xuyên của ông đến Á Châu đă khiến ông quen thuộc với lịch sử và văn hóa Phương Đông.  Quyển sách là bản cáo trạng cá nhân của ông về xă hội tư sản đă sỉ nhục ông trong công việc của ông tại Đông Dương, như một kẻ sáng lập tờ báo L’Indochine.  Một phân cảnh đặc biệt của cách mạng Trung Hoa đă mang lại cảm hứng cho quyển sách.

***

Phụ Lục 1 của người dịch

CÁC NHÂN VẬT CHÍNH TRONG TRUYỆN

 

TCHEN (CH’EN) TA ERH, một kẻ khủng bố người Tàu.

KYO GISORS, nửa Pháp, nửa Nhật Bản, một trong các người tổ chức cuộc nổi dậy ở Thương Hải.

ÔNG GIÀ GISORS, bố của Kyo, có thời là Giáo Sư Xă Hội Học tại Đại Học Bắc Kịnh

MAY GISORS, vợ của Kyo

BARON DE CLAPPIQUE, Nam Tước người Pháp, một nhà buôn đồ cổ, thuốc phiện, và các hàng lậu.

KATOV, người Nga, một trong những người tổ chức cuộc nổi dậy.

HEMMELRICH, người Đức, nhà buôn máy hát.

LU YU HSUAN, cộng sự viên của anh ta.

KAMA, họa sĩ Nhật Bản, anh em rể của Ông Già Gisors.

FERRAL, Chủ Tịch Pḥng Thương Mại Pháp và đứng đầu Tổ Hợp Franco-Asiatic Consortium.

VALÉRIE, nhân t́nh của Ferral.

MARTIAL, Cảnh Sát Trưởng Thượng Hải.

KONIG, Chỉ huy cảnh sát của Tưởng Giới Thạch.

VOLOGIN và POSSOZ, các nhân viên cộng sản tại Hán Khẩu.

PEI và SUAN, các thanh niên khủng bố người Tàu.

 

***

 

Khi được trao giải thưởng Prix Goncourt cho quyển La Conditon Humaine vào năm 1933, André Malraux có nói rằng ông đă viết nó “để ủng hộ cho cuộc đấu tranh mà các kẻ Trung Hoa theo cộng sản [đă nhận được] cảm t́nh sâu xa nhất của nó: pour soutenir la lutte des communists chinois [qui avaient] toute sa sympathie”. 1 Malraux đă hấp thụ văn hóa Phương Đông do nhiều chuyến du hành của ông sang vùng Viễn Đông, và trong thực tế ông dùng tác phẩm này để đưa ra một bản cáo trạng xă hội tư sản đă sỉ nhục ông tại Đông Dương.  Mặc dù không phải là một người ủng hộ nhiệt t́nh cho cuộc cách mạng Trung Hoa, nhưng ông đă cố gắng lái chủ nghĩa dân tộc An Nam theo chiều hướng giải phóng xă hội, và chủ định này là căn nguyên của quyển La Condition Humaine.  Malraux được nghĩ như một kẻ phiêu lưu phi đạo đức trong xă hội thực dân tại Phnom Penh và Sàig̣n, bởi cuộc viễn chinh khảo cổ của ông tại Căm Bốt.  Tuy nhiên, ông đă được đón tiếp nồng nhiệt trong giới đấu tranh Việt Nam.  Từ ngay trong cuộc lưu trú đầu tiên của ông tại Đông Dương, ông đă tiếp xúc với luật sư Paul Monin, một trong các nhân vật then chốt trong chiến dịch An Nam.  Chính cùng với ông này mà Malraux đă tung ra, trong lần lưu trú thứ nh́ của ḿnh tại Đông Dương, tờ báo L’Indochine, và sau đó tờ L’Indochine enchainée.  Các tờ báo này đă tố cáo chế độ đàn áp và sự bóc lột người dân nông thôn, cùng chính quyền thực dân.  Vào lúc này đă có một vụ mưu sát nhắm vào Monin bởi một người An Nam được trả tiền với nhiều xác xuất nhất bởi chính ban điều tra h́nh sự.  Cuộc mưu sát này đă có tác động trên Malraux đến nỗi ông đă bắt đầu quyển La Condition Humaine với cảnh kẻ sát nhân vén màn chống muỗi của Monin [sic] sang một bên, vung lười dao cạo mà với nó kẻ sát nhân sắp sửa tấn công Monin [sic].  Nhà văn hẳn đă phải phát triển sự cảm nhận của ông về lẽ công bằng xă hội trong các kỳ lưu trú liên tiếp này tại Đông Dương.  Chúng cũng đă phô bày cho ông thế giới khác, một nền văn minh khác biệt không thể không lôi cuốn một người trẻ tuổi say đắm với nghệ thuật của Khmer.  Vào lúc đó, Á Châu được nh́n như một địa điểm huyền bí và xă hội Khổng học chỉ được biết đến chút ít, nhưng không phải không có sự thu hút đối với kẻ khao khát sự tuyệt đối như Malraux.  Quyển La Condition Humaine cho thấy một cách rơ ràng các sự tin tưởng của tác giả.  Nó cũng tŕnh bày văn hóa Phương Đông, điều ông hẳn có được sự hiểu biết nhiều hơn nhờ cuộc du hành thế giới mà ông đă thực hiện trong năm 1931 với tư cách đại diện cho nhà xuất bản Gallimard.  Chính trong cuộc du hành này ông đă khám phá ra Trung Hoa, đặc biệt Thượng Hải, và Nhật Bản, các nơi chốn cho câu chuyện được dựng lên.      

Trong quyển La Condition Humaine, Malraux đặt tiêu điểm vào một lớp lang của cách mạng Trung Hoa, cuộc nổi dậy năm 1927 tại Thượng Hải được tổ chức bởi phe cộng sản và bị đàn áp bởi viến tuớng Quốc Dân Đảng, Tưởng Giới Thạch.  Ông gọi quyển sách của ḿnh là một bản tường tŕnh, nhưng trong thực tế nhiều phần nó là một tác phẩm loại giả tưởng.  Các đoạn tin cắt từ báo chí và các mẩu tin tức lấy từ người bạn của ông, Georges Manue, một phóng viên tường thuật cuộc nổi dậy đấu tranh cộng sản tại Trung Hoa, tạo thành căn bản của một quyển truyện đi xa hơn phạm vi của một quyển sử biên niên.  Các mục tiêu của Malraux trong quyển La Condition Humaine như sau: để phản ảnh các thảm cảnh của một thế giới đang phát triển, để định h́nh dân tộc đang biểu lộ các khát vọng của một thời đại bị giày ṿ và để mô tả cuộc chiến đấu của con người với Định Mệnh.  Thực ra, ngay trong chính nhan đề La Condition Humaine đă bao hàm sự tham chiếu đến Pascal và đến siêu h́nh học.  Malraux bác khước các h́nh ảnh đẹp mắt thú vị, bởi ông nhắm đến việc đặt sự nhấn mạnh trên mối quan hệ giữa cá nhân và hành động tập thể, và ông phác họa trong quyển tiểu thuyết của ḿnh cuộc xung đột giữa con người và vận mệnh.  Ông muốn đi thẳng đến vấn đề, và chính v́ thế, đă chỉ mô tả vẻ bề ngoài một cách thoáng qua.  Khung cảnh cho hành động hay của ư nghĩ nó khiêu dẫn không được mô tả tự bản thân, mà trong sự tương quan với ư thức của các nhân vật.  Tác giả đẩy chúng ta thẳng vào ngay giữa bạo lực cách mạng, qua việc thuật lại hành động khủng bố được thực hiện bởi Tchen vào lúc bắt đầu quyển truyện.  Sự tŕnh bày về môi trường bị giảm thiểu vào sự mô tả đơn giản nhất của nó, trong tầm nh́n của nhân vật chính.  Chính v́ thế chúng ta với tư cách các độc giả khám phá cùng với Tchen, kẻ sắp sửa hạ sát nạn nhân của anh ta, các ngọn đèn thành phố trong bóng đêm, nhưng người viết truyện không dừng lại ở sự mô tả thành phố.  Giống như đôi mắt của Tchen, đôi mắt chúng ta nhắm đến chiếc màn chông muỗi che đậy con người đang nằm ngủ có mạng sống sẽ bị hy sinh cho cách mạng.  Thành phố Á Châu không thực sự được mô tả sau đó.  Trong sự mô tả sơ sài mà Malraux viết về nó ít trang sau đó, tài năng của người viết nằm nơi khả năng cho thấy rằng cuộc nổi dậy đang kề cận.  Chính v́ thế âm thanh ông mô tả, thay v́ để chỉ hoạt động dồn dập của một hải cảng, lại nhấn mạnh đến sự căng thẳng mành liệt; tiếng c̣i của các chiếc thuyền tuần cảnh nhắc nhở chúng ta về các chiến thuyền, và bản chất bệnh hoạn của tiếng c̣i hụ được nghe như một kêu thét cầu cứu.  Bút pháp của Malraux có tính cách ám chỉ.  Sự nghèo đói thê thảm của khu sinh sống của người Trung Hoa, một vũ trụ cáu ghét của sự dơ bẩn, các ngơ cụt hoang tàn và các đường hẻm quanh co, được nói đến trong ít hàng của sự mô tả.  Tuy nhiên, vượt quá những ǵ ông nh́n thấy, người viết truyện dự tưởng đến đời sống của người dân đang phải chịu đựng sự bóc lột ô nhục:

Cachés par ces murs, un demi-million d’hommes: ceux des filatures, ceux qui travaillent seize heures par jour depuis l’enfance, le peuple de l’ulcère, de la scoliose, de la famine 2. (CH, 23-4)   

Che khuất bởi các bức tường này, nửa triệu người: những người thợ xe sợi, những kẻ làm việc mười sáu tiếng đồng hồ mỗi ngày từ lúc c̣n thơ ấu, lớp người của bệnh lở loét, của chứng vẹo xương sống, của sự đói khát. 2 (CH, 23-4)

Trong h́nh ảnh tầng lớp lao động Trung Hoa mà ông phác thảo nơi đây, Malraux vươn tới một chiều kích anh hùng ca.  Mô tả sự bất công xă hội, ông sử dụng các khí cụ văn chương tương tự như các dụng cụ của Zola, tác giả quyển Germinal.  Để tạo tác động trên độc giả, ông trước tiên sử dụng một h́nh dáng, sau đó một sự cân bằng hùng biện, trước khi thay thế h́nh dáng bằng một từ ngữ về chủng loại hàm ư sự khuếch đại, phóng lớn.  Sau cùng, ông chấm dứt câu văn với một sự tích lũy cố ư đặt sự nhấn mạnh trên các bệnh tật ảnh hưởng đến người Tàu.  Tuy nhiên, không giống như Zola, Malraux không dừng lại trên sự tố giác này.  Câu cuối cùng của đoạn văn này một cách khôn khéo mang chúng ta trở lại thị kiến về thiên nhiên được nêu ra ở phần mở đầu của đoạn văn.  Thành phố xem ra bị rúng động bởi một cơn băo dữ dội, và người đọc không thể làm ǵ khác hơn ngoài việc nh́n thấy trong sự bùng nổ đột nhiên của sự kiện đại biến này cuộc nổi dậy của người dân Thượng Hải là các kẻ, giống như thiên nhiên, có khả năng nổi giận.  Cẩn thận để tránh không viết một quyển truyện quanh co dài ḍng, Malraux loại bỏ sự mô tả hời hợt.  Bàu không khí của Thượng Hải chủ yếu được chuyển tải xuyên qua ư thức của Kyo, nhân vật chính yêu tổ chức cuộc nổi dậy chống “người phe chính phủ: govermentals”, các kẻ được ủng hộ bởi Phương Tây.

Les concessions, les quartiers riches, avec leurs grilles lavées par la pluie à l’extrémité des rues, n’existaient plus que comme des menaces, des barriers, de long murs de prison sans fenêtres: ces quartiers atroces, au contraire – ceux ou les troupes de choc étaient les plus nombreuses – palpitaient du frémissement d’une multitude à l’affût.  (CH, 24)

Các tô giới, các khu giàu có, với các khung chấn song được gột rửa bởi mưa ở cuối các con đường, chỉ c̣n hiện diện như những sự đe dọa, những hàng rào chắn ngang, những bức tường dài của nhà tù không cửa sổ; các khu vực tàn ác này, ngược lại, là những nơi có các toán quân xung kích đông đảo nhất, nơi không biết bao nhiêu người đang phập phồng run rẩy trong cuộc mai phục.

Quang cảnh tại Hán Khẩu, một cán cứ địa cộng sản trước đây, được tŕnh bày nơi đoạn mở đầu của phần thứ ba theo một lối tương tự, mặc dù xuyên qua một cái nh́n phê phán của Kyo.   Nó đă trở thành một thị trấn ma, và hải cảng giờ đây chỉ chứa các tàu phóng thủy lôi và thuyền buồm.  Tiểu thuyết gia không thực sự mô tả vũ trụ phức tạp của Trung Hoa, bởi ông quan tâm nhiền hơn đến việc đặt định các chi tiết biểu tượng hơn là việc mô tả sự đa dạng của Á Châu.  Trong cung cách này, sự im lặng của đám đông người dân Trung Hoa, thường ồn ào biết bao, được nhấn mạnh nhằm làm nổi bật bản chất khác thường của cuộc đ́nh công đă mang Thượng Hải đến một t́nh trạng đ́nh trệ vào lúc khởi đầu phần thứ nh́.  Trong “biên niên” này về cuộc cách mạng Trung Hoa, trong thực tế tầng lớp lao động chỉ có một vai tṛ không đáng kể.  Malraux chỉ đưa ra sự chú ư hạn chế về nỗi thống khổ của người Trung Hoa bị bóc lột.  Hơn nữa, ông chiếu rọi ít ánh sáng trên các động lực của các công nhân ở Thượng Hải.  Cuộc cách mạng mà ông phô bày cho chúng ta phần lớn là hành động của các trí thức, từ nhiều tầng lớp xă hội, những kẻ mà ông hiểu biết về ư thức hệ nhiều hơn căn bản xă hội của họ.   Ông né tránh viết một bản tường tŕnh về Trung Hoa, và thay vào đó biến tiểu thuyết của ông thành đấu trường cho một cuộc tranh luận chính trị và siêu h́nh học.  Cuộc tranh luận này th́ không thể tránh né đối với một người Tây Phương ở giữa các cuộc chiến tranh, nhưng bởi v́ ông đă bị say đắm bởi vùng Viễn Đông, sự tŕnh bày của ông mang một màu sắc Đông Phương mạnh mẽ.

Cách mạng Trung Hoa được đề cập trong quyển La Condition Humaine ở nơi mà cuộc nổi dậy đang làm rung chuyển Thượng Hải, và có “các kẻ nắm chính quyền” đang kiểm soát miền bắc Trung Hoa bất ḥa với cả phe cộng sản lẫn quân đội Quốc Dân Đảng, phe kể sau được lănh đạo bởi Tưởng Giới Thạch, kẻ đă chinh phục miền nam, và đang tiến đến Thượng Hải.  Malraux mô tả của nổi dậy thắng lợi được tổ chức bởi các người cộng sản đấu tranh tại Thượng Hải, và bị xúi giục bởi Chu Ân Lai, nhằm đánh bại viến tường phe dân tộc chủ nghĩa Tưởng Giới Thạch.  Nhân vật lịch sử này được đại diện bởi Kyo Gisors trong quyển tiểu thuyết, nhưng kẻ kể sau th́ rất khác biệt với chính trị gia trong đời thực, và không phải là một sự hoán vị văn chương của ông ta.  Là con trai của một người đàn ông Pháp và một phụ nữ Á Châu, Kyo tượng trưng cho sự hỗn hợp của hai văn hóa.  Con trai của ông bị ảnh hưởng bởi văn minh Tây Phương, và gánh chịu một loại cô đơn hiện sinh.  Anh ta nhận biết được sự khả dĩ bị xâm hại của chính ḿnh khi đối diện với định mệnh, và cảm thấy rằng cách mạng mang lại ư nghĩa cho cuộc đời anh ta.  Từ sự giáo huấn Nhật Bản của ḿnh, Kyo đă ǵn giữ sự nhiệt thành cho hành động, vốn cũng là một đường nét Tây Phương, và anh ta được phô bày như một con người thực tế nhắm đến hiệu quả.  Sự cam kết của anh ta với tầng lớp lao động Trung Hoa, khác xa với lớp trí thức thuần túy, th́ cụ thể và được tŕnh bày là không thể phân ly khỏi ḷng vị tha của anh ta:

Kyo avait chosi l’action, d’une faҫon grave et premeditée, comme d’autres choisissent les armes ou la mer: il availt quitte son père, veҫu à Canton, à Tiensin, de la vie des manoeuvres et des coolies – pousse pour organizer les syndicats. (CH, 67-8)

Kyo đă lựa chọn hành động, một cách nghiêm chỉnh và cố ư, giống như các người khác lựa chọn binh nghiệp hay biển cả: anh đă xa rời khỏi người cha, đến sống tại Quảng Châu, tại Thiên Tân, cuộc đời của các công nhân và các cu -li, hầu tổ chức các nghiệp đoàn (CH, 67-8)

Ảnh hưởng bởi Nhật Bản, nơi anh ta sống thời c̣n trẻ, Kyo tin tưởng rằng điều cần thiết là phải hành động trên các tư tưởng, và v́ thế anh quả quyết đánh liều mạng sống của ḿnh.  Giống y như Mao Trạch Đông sẽ làm sau này, anh ta quan tâm đến các quyền lợi quốc gia của Trung Hoa.  Trong chiến lược của anh ta về chính nghĩa của dân nông thôn, anh ta biểu lộ tính chất cá nhân của phong trào cách mạng Trung Hoa.  Anh ta chống đối Vologuine, một viên chức thư lại của khối Komintern và kẻ ủng hộ cho lư thuyết của Stalin tuyên bố rằng điều cần thiết là thiết lập đầu tiên căn bản của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Bang Sô Viết trước khi mở rộng nó đến các nước khác, đặc biệt là Trung Hoa.  Kyo đại diện cho đề xướng có tinh chất cá nhân mà Chu Ân Lai đă thể hiện trong đời sống thực tế.

Xuyên qua hai nhân vật này, Malraux nêu lên câu hỏi về sự xung đột giữa phe chính thống Mác-xít và ư thức hệ phe Trotsky, nhưng ông khoác cho nó một chiều kích Á Châu bằng việc nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa các tư tưởng của Kyo và những tư tưởng của Hồ Chí Minh [?] hay Mao Trạch Đông.  Các nhà cách mạng Thượng Hải như Kyo hay Tchen chống lại một Vologuine lạnh lùng, kẻ mong ước duy tŕ liên minh với các lực lượng bảo thủ của Tưởng Giới Thạch.  Từ khước bất kỳ sự thỏa hiệp nào với viên tướng phe dân tộc chủ nghĩa, họ chủ định tiếp tục cuộc cách mạng.  Trong các chỉ thị của Komintern ra lệnh đ́nh chỉ hoạt động của giới nông dân, Kyo nh́n thấy một sự phản bội đối với phong trào cách mạng Trung Hoa, và ông ưa thích Vologuine thừa nhận bản chất đặc thù của cách mạng Trung Hoa.  Bằng việc hoạch định hành động của giới nông dân và tổ chức một cuộc tuần hành từ thành phố này đến thành phố khác, Kyo phát biểu các tư tưởng tương tự như các tư tưởng của Hồ Chí Minh, kẻ mà Malraux hẳn phải biết đến, khi làm chủ biên cho tờ L’Indochine tại Phnom Penh.  Nhân vật Ferral trong vai một đại doanh nhân được gợi hứng bởi người anh (hay em) của nhà ngoại giao Philippe Berthelot, kẻ làm giám đốc ngân hàng Pháp-Hoa trong thập niên 1920.  Anh ta am hiểu một cách rơ ràng mối nguy hiểm mà phong trào nông thôn Trung Hoa đưa đến cho hệ thống nghiệp vụ ngân hàng đương thời.  Do đó, anh ta hoàn toàn ngả về phe Tưởng Giới Thạch, chống lại phe cộng sản, bằng việc góp sức vào sự đoạn tuyệt của anh ta với họ [phe cộng sản] và liên minh với dân kinh doanh tư sản của Thượng Hải.  Dĩ nhiên, Ferral bị kết án phải thất bại vào hồi kết cuộc của quyển truyện, bởi anh ta đại diện cho chủ nghĩa đế quốc chống lại phong trào giải phóng các tầng lớp lao động.  Tuy nhiên, xuyên qua Kyo và Tchen, Malraux cũng tố giác chính sách hợp tác với phe Quốc Dân Đảng được áp đặt trên đảng cộng sản bởi Stalin, bởi nó khước từ không cứu xét đến các tính chất xă hội và kinh tế cá biệt của Trung Hoa.  Malraux đặt sự nhấn mạnh trên các vấn đề tất nhiên bị gây ra bởi sự hợp tác với Quốc Tế cộng sản mà, qua việc từ chối không đồng hành cùng với xă hội chủ nghĩa Trung Hoa, có ư định duy tŕ một chính sách hợp tác với giới tư sản.  Trong đường hướng này, ông đi quá cuộc tranh luận khu biệt về ư thức hệ nội bộ của cộng đồng cách mạng.  Ông đưa ra một quan điểm mới dựa trên kinh nghiệm cá nhân của ông về vùng Viễn Đông.  Sự giải nhiệm của Quốc Tế cộng sản các nhà cách mạng Thượng Hải, các kẻ quyết định duy tŕ chiến dịch của họ bất kể mọi điều, đưa đến sự đàn áp trong đó Kyo và thân hữu của anh ta là các nạn nhân.  Bằng việc chiếu rọi vào sự bỏ rơi này và dừng lại trên số phận ác độc tức thời đổ xuống các nhà cách mạng Trung Hoa này, Malraux bộc lộ sự ủng hộ của ông cho học thuyết của Trotsky, và nhấn mạnh đến các t́nh trạng cá biệt của cách mạng Trung Hoa.

Cái chết bi thảm của Kyo đem đến cho tác giả của quyển La Condition Humaine cơ hội để tán dương sự cam kết mang lại cho con người cảm giác tham dự vào sự tiến hóa của nhân loại.  Xuyên qua cái chết này, Malraux cũng ngợi ca sức mạnh khác thường của tính chất mà có lẽ ông đă nhận thấy nơi người dân Á Châu và là điều ông cũng có thể nh́n thấy nơi cha của ông, kẻ đă tự tử ngay trước khi Malraux viết quyển La Condition Humaine.  Một cách điềm nhiên, Kyo tự tử để tránh khỏi bị tra tấn và đă uống thuốc độc ‘như thể anh nhận được mệnh lệnh: comme s’il eut commande’ (CH, 305).  Bằng việc kiểm soát cái chết của chính ḿnh, anh ta chứng tỏ sức mạnh của ḿnh và đánh bại số phận đáng sợ của anh ta, bỏi [nếu] ‘chết đi là thụ động; [nhưng] tự tử là một hành động  [si] ‘mourir est passive; […] se tuer est un acte’ (CH, 303).  Quyết tâm mănh liệt của Kyo cũng có thể được t́m thấy nơi nhân vật Tchen, kẻ đă được gợi hứng bởi Hin.  Anh ta là một người An Nam cũng đă làm việc cho tờ L’Indochine, và Malraux nhận biết rất rơ về sự bạo động của anh ta.  Ngoài ra, cả Kyo và Tchen đều có một hỗn hợp của các ảnh hưởng Tây Phương và Đông Phương.  Mặc dù Tchen là người Trung Hoa, anh ta khởi đầu bị ảnh hưởng bởi một mục sư phái Tin Lành Lutheran, và đă từng được dạy dỗ để tự tách ḿnh ra khỏi thế giới ‘thay v́ tự hạ ḿnh trước hắn: au lieu de se soumettre à lui (CH, 67) như các người Phương Đông thường làm.  Bị khống chế bởi các tư tưởng của ḿnh, anh ta phô bày chủ nghĩa cá nhân cực đoan, điều cũng nối kết anh ta với tinh thần Tây Phương.  Anh ta nhiều phần là một đồng minh của các nhà cách mạng Thượng Hải hơn là một chiến sĩ cụ thể cho cách mạng.  Anh ta nhận thấy rằng hành động là một cách để làm nhẹ bớt nỗi lo âu siêu h́nh mà vị trợ giáo thứ nhất truyền sang cho anh ta.  Đối với loại anh hùng kiểu Nietzsche này, việc ôm bom tấn công tự sát được thực hiện chống lại viên tướng Tưởng Giới Thạch là một khoảng khắc hoan lạc tối thượng, bởi Tchen tin tưởng rằng điều đó giúp anh ta giành lại được sự hợp nhất của con người bị phân chia của anh ta và đoạt được sự kiểm soát hoàn toàn của chính ḿnh.  Thực tế, trong cái chết, anh hy vọng khắc phục được sự cô đơn và t́m được an b́nh hoàn toàn.  Ở khoảnh khắc tối thượng, Tchen cảm thông với cái chết; trong cách này, anh hội tụ với Kama, một họa sĩ, kẻ mà sự đàm thoại với cái chết dường như cũng là một cách mang lại ư nghĩa cho cuộc đời anh ta.  Tại điểm này, Tchen, kẻ chứng minh tính thần bí của hành vi khủng bố bởi việc giết người đă trở thành một nguồn cội quyến rũ đối với anh ta, đang tiến tới sự thần bí Đông Phương.  Điều này xem ra đă làm say đắm Malraux không khác ǵ niềm tin cách mạng, như có thể được nh́n thấy bởi sự phát triển của Gisors ở phần cuối quyển truyện.

Gisors là một triết gia người Pháp giảng dạy chủ nghĩa Marx.  Ông có các thành tố của André Gide cũng như của Bernard Groethuysen, nhà tư tưởng Mác-xít nửa gốc Đức, một nửa Ḥa Lan, làm việc cho N. R. F [?].  Gisors có ảnh hưởng mạnh mẽ trên các đệ tử của ông, dù họ có là con trai chính ông, là Tchen, kẻ ông làm người trợ giáo thứ nh́, hay Pei.  Chàng trẻ tuổi Pei biểu lộ niềm tin bất khả lay chuyển nơi hành động anh hùng của các nhà cách mạng Thượng Hải, và anh ta viết một lá thư cho May ở đoạn cuối quyển truyện, trích dẫn các lời lẽ tâm t́nh của Gisors từ quá khứ:

(…) Il faut que l’usine, qui n’est encore qu’une espèce d’église des catacombs, devienne ce que fut la cathédrale et que les homes y vouient, au lieu des dieux, la force humaine en lutte contre la Terre … (CH, 330)

(…) Nhà máy, hiện vẫn c̣n là một loại nhà thờ với các hầm mộ, phải trở thành giống như ngôi thánh đường, và con người phải nh́n thấy trong đó, thay v́ các thần thánh, sức mạnh con người đấu tranh chống lại Quả Đất. (CH, 330)

Tuy nhiên, không giống như kẻ khủng bố trong nhóm của Tchen, Gisors đă mất đi sự lạc quan lớn lao này, kể từ khi có cái chết của con trai ông, Kyo.  Ông, kẻ thường giải thích thế giới theo các định luật của triết học Mác-xít, đoạn tuyệt với học thuyết này và quay trở về công việc đầu tiên của ông, giảng dạy nghệ thuật Tây Phương.  Bị rúng động sâu xa bởi cái chết của đứa con, Gisors từ chối không đi theo thiếu phụ bạn đời của Kyo sang Liên Bang Sô Viết, và đảm nhận chức vụ mà ông đă được bổ nhiệm, khi cô ta thúc giục ông ra đi vào lúc cô ta đến thăm ông tại ngôi nhà của họa sĩ Kama, tại Nhật Bản:

Je ne désire pas aller à Moscou.  J’y enseignerais misérablement.  Le marxisme a cessé de vivre en moi. (CH, 332).

Tôi không muốn đi sang Mạc Tư Khoa.  Tôi sẽ dậy học một cách khốn khổ ở đó.  Chủ nghĩa mác-xít đă ngừng sống trong tôi. (CH, 332)

Một sự thay đổi hoàn toàn diễn ra trong tư tưởng của người đàn ông này, kẻ đă sống một lối sống Đông Phương trong một thời gian dài, giờ đây có khuynh hướng nhắm tới sự thông thái Trung Hoa cổ truyền.  Gisors là một kẻ hút nha phiến hạng nặng, và luôn luôn t́m thấy nó như là một h́nh thức của sự né tránh cho phép ông thoát ra khỏi sự phi lư và thân phận con người không thể chịu đựng được.  Đối với ông, thuốc phiện có cùng chức năng như phụ nữ trong thế giới Tây Phương.  Nó mang lại cho ông cảm giác giả tạo nhưng hữu hiệu của sự yên tĩnh, và một h́nh thức của t́nh trạng an b́nh mà, mặc dù ngắn ngủi, nhưng sâu đậm, bởi đối với một kẻ nghiện nha phiến trong một ảo tưởng do thuốc phiện gây ra, tự thân cái chết được tôn vinh.  Trước thi hài của đứa con trai từ trần, Gisors đột nhiên nhận thức được rằng Kyo đă ngưỡng phục ông biết bao.  Mặc dù tại điểm này ông từ chối đi ẩn náu trong sự an toàn mà thuốc phiện mang lại cho ông, ông quay trở lại nó đôi lúc sau này tại Kobé, đă tin tưởng rằng tốt hơn nên suy nghĩ bằng thuốc phiện hơn là bằng tư tưởng.  Gisors cũng t́m thấy ḥa b́nh mà ông khao khát nơi nghệ thuật.  Ông là một kẻ sành sơi uyên thâm về nghệ thuật Trung Hoa, và có sự cảm nhận khác thường đối với hội họa Đông Phương.  Ông cũng hướng đến âm nhạc để t́m sự an ủi:

Depuis que Kyo est mort, j’ai découvert la musique.  La musique seule peut parler de la mort.  J’écoute Kama, maintenant, dès qu’il joue. (CH, 381).

Kể từ khi Kyo chết đi, tôi khám phá ra âm nhạc.  Chỉ ḿnh âm nhạc có thể đối thoại với cái chết.  Giờ đây, tôi lắng nghe Kama, bất kỳ khi nào ông ấy chơi nhạc. (CH, 381)

Bằng việc lẩn tránh trong âm nhạc, vốn cho phép cảm thông với cái chết, Gisors đồng ư với lư thuyết của Kama rằng sự cảm thông với cái chết mang lại ư nghĩa cho sự sống.  Không c̣n nhắm đến sự hành động, giờ đây ông chỉ ao ước sống trong sự ḥa hợp với vũ trụ, phù hợp với văn hóa Trung Hoa cổ truyền.  Lănh đạm trước sự biến hóa của thế giới, Gisors nói ông hiện trong một phương cách ‘được giải thoát (…) khỏi cái chết và cuộc sống: delivré (…) de la mort et de la víe (CH, 332) và tất cả những ǵ ông mong muốn giờ đây là được sống ḥa hợp với tiết điệu của vũ trụ:

On peut tromper la vie longtemps, mais elle finit toujours par faire de nous ce pour quoi nous soremes[sommes?] faits. (CH, 333)

Người ta có thể đánh lừa đời sống trong một thời gian lâu dài, nhưng sau hết nó luôn luôn bắt chúng ta phải hiện h́nh như chúng ta được chủ định sẽ là. (CH, 333)

Gia nhập vào chủ nghĩa nhân bản Trung Hoa, điều mà Malraux đề cập đến trong quyển La Tentation de l’Occident, Gisors giờ đây tin tưởng rằng không cần thiết phải hành động để hiện hữu; nhà cựu triết gia Mác-xít giờ đây chỉ nghĩ đến việc tự hiến ḿnh trước các lực của vũ trụ, và đề nghị với các đồng bào của ông một lư tưởng để trầm tư:

Il faudrait que les homes puissent savoir qu’il n’y a pas de réel, qu’il est des mondes de contemplation – avec ou sans opium – off tout est vain … (CH, 333)

Con người phải có khả năng để hiểu rằng không có ǵ là thực hữu, rằng có các thế giới của sự trầm tư – nhờ có hay không có thuốc phiện – nơi mọi thứ đều là hăo huyền … (CH, 333)

Trong khi nhân vật May t́m kiếm một lư do để sống trong cuộc giao chiến mà giờ đây cô ta trù định sẽ thực hiện tại Liên Bang Sô Viết trong các nhóm nổi loạn, Gisors già lăo t́m thấy sự ổn định trong sự cảm thông với thiên nhiên.  Trân nh́n qua cửa sổ nhà của Kama tại hải cảng Kobé, trong ‘sự chói ḷa của mùa xuân Nhật Bản: l’éblouissement du printemps japonais’ (CH, 334), ông, trong một ư nghĩa, ḥa lẫn vào vũ trụ, và chính từ đó có thể vượt lên trên thân phận con người:

Le ciel rayonnait dans les trous des pins comme le soleil, le vent qui déchirait mollement les branches glissa sur leurs corps étendus.  Il semble à Gisors que ce vent passait à travers lui comme un fleuve, comme le Temps même, et, pour la première fois, l’idée qui s’écoulait en lui le temps qui le rapprochait de la mort ne le separa pas du monde mais l’y relia dans un accord serein. (CH, 334-5)

Bàu trời sáng lóng lánh giống như mặt trời tại những khoảng trống giữa các cây thông; gió lay động nhẹ nhàng các cành cây trượt dài trên các thân cây nghiêng ngả.  Dường như đối với ông Gisors, làn gió này đang chạy xuyên qua người ông giống như một ḍng sông, giống như bản thân Thời Gian, và lần đầu tiên, ư tưởng rằng thời gian mang ông đến gần cái chết hơn đang trôi chảy xuyên qua ông đă không tách biệt ông ra khỏi thế giới, mà lại c̣n nối buộc ông vào đó trong một sự ḥa hợp êm dịu. (CH, 334-5)

Gisors là phần đối nghịch của May, kẻ lănh đạm trước cái đẹp của thế giới.  Trong môi trường của ḿnh, cô ta chỉ nh́n thấy hoạt động của con người và suy nghĩ về sự chuyển hóa của nó.  Tuy nhiên, Gisors chọn con đường chủ nghĩa nhân bản Trung Hoa cổ truyền.  Trong năm 1933, Malraux bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Bernard Groethuysen, và đă quay trở lại với lư thuyết của Mác-xít về sự biến thể của xă hội.  Thế nhưng ông bị say đắm bởi miền Viễn Đông mà ông đă khám phá trong các chuyến du hành liên tiếp của ông, và trong quyển La Condition Humaine, đối chiếu lư thuyết này với một khái niệm về con người và về vũ trụ rút ra từ minh triết Trung Hoa cổ thời.  Ông mô tả các số phận con người cá biệt là một phần tích hợp của các biến động của lịch sử.  Các nhân vật làm việc cho sự chuyển biến của xă hội Trung Hoa mà ông tŕnh bày với chúng ta trong tác phẩm này, hầu hêt là các tín đồ của một tôn giáo đặt trên một sự tin tưởng mù quáng nơi công việc, trong đó không có chỗ cho Thượng Đế.  Ở điểm này, Malraux tự phô bày sẽ chống lại thực dân một cách rơ ràng.  Trong quyển La Condition Humaine, ông bộc lộ khuynh hưởng tả phái của ḿnh, biểu lộ một khuynh hướng Trotsky chấp nhận các đặc tính của phong trào cách mạng Trung Hoa, đặc biệt liên quan đến quyền sở hữu đất đai.  Tuy nhiên, sử dụng t́nh trạng lịch sử của Trung Hoa trong năm 1927, Malraux phô diễn bi kịch của thân phận con người.  Ông khai triển một lư thuyết về con người đối chọi với định mệnh bộc lộ sự bất quyết của một hệ thống tư tưởng bị lôi cuốn bởi cả triết học Mác-xít lẫn chủ nghĩa thần bí Đông Phương.  Trong ư niệm của Phương Tây về con người được đưa ra bởi Pei ở phần cuối quyển truyện, con người được phong thần, phù hợp với lư thuyết Mác-xit, làm căn bản cho sự kiểm soát vũ trụ.  Triết lư Đông Phương mà Gisors tin tưởng sau cái chết của Kyo, tuy thế, gán ít sự quan trọng cho bản thân con người.  Bằng việc reo rắc ư thức con người trong Đại Thể của vũ trụ, chủ nghĩa thần bí Trung Hoa cho phép Gisors vươn tới sự yên tĩnh và thanh thản mà ông ao ước.  Bị xâu xé giữa triết lư Tây Phương về sự thành công được đạt tới qua hành động ở một bên, và quan điểm Đông Phương đặt con người tuân theo ư muốn của vũ trụ bên kia, Malraux đi t́m kiếm đường hướng.  Các tư tưởng của May phát biểu ở phần cuối của quyển truyện biểu lộ một sự tách rời nào đó khỏi lư thuyết Mác-xít chính thức.  Chủ nghĩa Mác-xít của Malraux bị vẫn đục với sự lo ngại bởi ông vẫn c̣n bị ám ảnh v́ cái chết hủy hoại mọi thứ trên lối đi của nó.  Điều này có thể được nh́n thấy bởi thái độ mà Malraux gán cho Gisors, kẻ bị lôi cuốn đến sự thoải mái được cung cấp bởi minh triết Đông Phương.  Tác giả của quyển La Condition Humaine th́ hiếu kỳ về Kẻ Khác.  Trong những trang cuối cùng của quyển truyện, ông đưa ra trong h́nh thức văn chương một số thành tố của triết lư Trung Hoa cổ truyền, vốn đă sẵn lôi kéo được sự chú ư của độc giả đến điều đó trong năm 1926 xuyên qua các lá thư trao đổi giữa Ling và A. D.  Trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng này, Malraux chống đỡ cho tư tưởng này, đặt tiêu điểm trên mối quan hệ giữa Đông và Tây, điều, vượt quá cuộc tranh luận chính trị ở phần lơi cốt của tác phẩm, chứng tỏ sự kính trọng sâu xa của tác giả đối với các giá trị của xă hội Trung Hoa, với di sản Khổng học của nó./-

---

CHÚ THÍCH

1. Jean Lacouture, ‘André Malraux et le communism’, trong tờ Le Monde, 25 Tháng Mười Một 1978.

2. Tất cả các trích dẫn từ quyển La Condition Humaine, viết tắt là CH, để chỉ theo ấn bản của nhà xuất bản Gallimard édition, coil. ‘Folio’, 1946.

____

Nguồn: Michel Dye, “André Malraux and the temptation of the Orient in ‘La Condition Humaine’”, Journal of European Studies, 29,1 (March 1999): 45(9)

 

*****

PHỤ LỤC 2

TƯỜNG TR̀NH NGĂY 12 THANG TÁM 1965 CỦA BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

VỀ CUỘC THĂM VIẾNG CỦA QUỐC VỤ KHANH NƯỚC PHÁP, ANDRÉ MALRAUX

TẠI TRUNG HOA

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tường thuật về một cuộc thăm viếng của Quốc Vụ Khanh Pháp Quốc André Malraux tại Trung Hoa.  Malraux  đă đến một phần như một trung gian ḥa b́nh cho Hoa Kỳ và đă đề nghị một kế hoạch đến Chu Ân Lai để phân chia Việt Nam.  Họ Chu đă bác bỏ đề nghị này.  Nội dung của bản tường thuật của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc như sau:

Trong khoảng từ ngày 19 Tháng Bảy và ngày 6 Tháng Tám (1965), Quốc Vụ Khanh nước Pháp (André) Malraux đă đến thăm Trung Hoa với tư cách đặc sứ của de Gaulle.  Thoạt tiên, chính phủ Pháp cho hay rằng Malraux sẽ đên Trung Hoa như một du khách riêng tư.  Nước Pháp đă làm như thế v́ ba lư do: để bảo vệ uy tín của Pháp như một “đại cường” và không tỏ vẻ rằng họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta; để ngăn chặn viễn ảnh rằng chúng ta sẽ cự tuyệt cuộc thăm viếng của Malraux bởi ông ta làm việc với tư cách một trung gian ḥa b́nh tại Việt Nam; và không chọc giận Hoa Kỳ.  Sau khi Malraux đă đến Trung Hoa, chính phủ Pháp lo ngại rằng các lănh đạo của chúng ta sẽ không tiếp ông ta.  Do đó, chính phủ Pháp nhấn mạnh rằng de Gaulle muốn thực hiện các cuộc nói chuyện với các nhà lănh đạo chúng ta và rằng Malraux đang thực hiện một cuộc thăm viếng chính thức.  Nhưng trong các lời tuyên bố công khai, chính phủ Pháp vẫn nhấn mạnh rằng Malraux đang làm một chuyến du hành cá nhân.  Chúng ta đă bày tỏ sự bất măn của chúng ta về tư cách không rơ ràng của Malraux và xảo thuật được thực hiện bới chính phủ Pháp.  Sau đó, chính phủ Pháp đă chuyển một lá thư giới thiệu của de Gaulle đến Chủ Tịch Lưu (Thiếu Kỳ) cho phép Malraux được “trao đổi quan điểm một cách hoàn toàn” với Trung Hoa về “các vấn đề quan trọng liên quan đến cả Trung Hoa lẫn Pháp quốc cũng như tương lai của thế giới”.  Chính phủ Pháp cũng bày tỏ sự xin lỗi đối với chúng ta.  Để khai thác các sự mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ, và để ve văn de Gaulle, Chủ Tịch Mao, Chủ Tịch Lưu, Thủ Tướng Chu, và Phó Thủ Tướng Trần (Nghị) đều đă tiếp Malraux và thảo luận với Malraux về các vấn đề như sau:

(1) Việt Nam và Đông Dương

Vấn đề Việt Nam đă là đề tài chính mà Malraux muốn thảo luận.  Thay v́ nêu vấn đề một cách trực tiếp, ông ta đă lựa chọn việc thăm ḍ chúng ta một cách gián tiếp.  Phó Thủ Tướng Trần (Nghị) đă hỏi Malraux rằng liệu ông có mang bất kỳ đề nghị cụ thể nào về Việt Nam từ de Gaulle hay không, ông đă trả lời không, nói rằng nước Pháp sẽ không xướng xuất bất kỳ đề nghị nào mà không có được sự thỏa thuận của Trung Quốc.  Trong cuộc gặp gỡ của ông với Thủ Tướng (Chu), Malraux đă gián tiếp đưa ra kế hoạch “trung lập hóa Đông Dương”: chia cắt Việt Nam dọc theo rặng núi Trường Sơn.  Khu vực phía đông của rặng núi, kể cả Sàig̣n, sẽ thuộc về Việt Nam Dân Chủ Công Ḥa (DRV) hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam; khu vực phía tây của rặng núi cũng như Lào, Căm Bốt, và Thái Lan sẽ được “trung lập hóa”.  Malraux cũng hỏi là liệu có khả tính nào để mở các cuộc thương thuyết khi Hoa Kỳ “hứa hẹn” rút quân.  Thủ Tướng đă tức thời bác bỏ kế hoạch của Malraux, vạch ra rằng các biên giới tại Đông Dương đă được ấn định và rằng điều cần được thảo luận ngay lúc này là sự tôn trọng nền độc lập và trung lập của Căm Bốt và Lào trên căn bản Các Hiệp Ước Geneva.  Thủ Tướng cũng đă giải thích lập trường của chúng ta về Việt Nam và bày tỏ sự ủng hộ vững chắc của chúng ta cho cuộc đấu tranh yêu nước chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.  Ông đă cho rằng Hoa Kỳ, thay v́ t́m cách cách để bảo tồn uy tín và giải kết, đă mong muốn ở lại Việt Nam.

(2) Chông lại Bá Quyền Mỹ-Sô Viết [không được phiên dịch].

(3) Cải cách tại Hoa Kỳ [không được phiên dịch].

(4) Các quan hệ Trung-Pháp [không được phiên dịch].

(5) Các vấn đề nội bộ Trung Quốc [không được phiên dịch].

 

Ngày 12 Tháng Tám, 1965

[1] Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào ngày 24 Tháng Tám, 1965 đă gửi thông tư này đến các văn pḥng cấp miền, các ủy ban cấp tỉnh của nó, cũng như đến các bộ thuộc Hội Đồng Nhà Nước và Tổng Cục Chính Trị của Giả Phóng Quân Nhân Dân Trung Hoa.

_____

Nguồn: digitalarchive.wilsoncenter.org/document/111526

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

19.08.2013    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2013