Larry Engelmann

 

BÁN ĐỨNG SÀIG̉N

 

Ngô Bắc dịch

 

Tiền biến mất.  Dầu xăng bị ăn trộm.  Nam Việt Nam bị sụp đổ và David Simmons vào tù.  Giờ đây, người Mỹ duy nhất bị truy tố về sự tham nhũng khổng lồ tiêu biểu cho những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh đă phá vỡ sự im lặng và tuyên bố sự vô tội của ḿnh.

***

Các vụ ăn trộm xăng dầu và nạn tham nhũng lan tràn đă góp phần vào sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.  Giờ đây, kẻ duy nhất bị truy tố về tội tham những giữa nạn trộm cắp lan tràn tuyên bố sự vô tội của ḿnh

***

Graham Martin, vị đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại Việt Nam, tin chắc ở hai điều: thứ nhất, David Simmons là một trong những nguyên do quan trọng nhất và gây xáo trộn nhiều nhất cho sự sụy sụp và làm mất Miền Nam Việt Nam, và thứ nh́, Simmons vô cùng mong muốn rằng anh ta không bị t́m thấy.

Tôi đă nói chuyện với một tá nhân viên khác của Ṭa Đại Sứ Sàig̣n và họ cũng nhớ đến Simmons và khuyến cáo tôi đi t́m anh ta nếu tôi muốn có một sự tŕnh bày của kẻ thực sự nắm nội t́nh về những ngày cuối cùng của Sàig̣n.  Tướng John Murray, đệ nhất tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam và Tướng Homer Smith, đệ nhị và là vị tùy viên sau cùng, bổ túc tiếng nói của họ vào bản hợp ca.  Nhưng không ai có bất kỳ ư tưởng về nơi anh ta đang sinh sống hay ngay cả việc anh ta c̣n sống hay chăng.

       Các lượng định gây ngạc nhiên nhất về Simmons đến từ hai vị tướng lănh Nam Việt Nam – cựu tư lịnh Không Quân và vị tư lịnh cuối cùng của Quân Khu III, khu vực bao quanh Sàig̣n.  Mỗi vị cũng tin chắc rằng nếu có một kẻ nào phải chịu trách nhiệm nhiều hơn bất kỳ cá nhân nào khác cho sự thất trận của Nam Việt Nam, đó chính là David Simmons.

       Tôi đă hỏi các nhân chứng khác về Simmons.  Phần lớn đă không có một manh mối nào về anh ta.  Không một kư giả nào trong số một tá thành viên của đoàn báo chí tại Sàig̣n mà tôi phỏng vấn đă từng nghe thấy tên họ đó trước kia.  Không người nào trong cơ sở của CIA (Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương) tại Sàig̣n có thể xác định về anh ta.  Nhưng các nhà ngoại giao và các tướng lĩnh từng hay biết anh ta và các sĩ quan Nam Việt Nam nhớ anh ta th́ không bao giờ quên được David Simmons.

       Theo sau một sự mách bảo đúng lúc từ một cựu trung tá Nam Việt Nam thân hữu, tôi đă t́m thấy anh ta.  Anh ta không vui vẻ khi tôi gọi điện thoại và tự giới thiệu ḿnh.  Anh ta hỏi làm sao tôi đă có được số điện thoại của anh ta và tôi đă kể lại cho anh ta hay.  Tôi nói, đó là một vấn đề kiên tŕ và may mắn.  Tôi đề cập đến các vị Tướng Murray và Smith và anh ta đáp ứng một cách tích cực đối với danh tính của họ và hỏi về những ǵ họ đă nói về anh ta.  Sau khi tôi nói cho anh ta hay, anh ta nói chúng tôi có thể gặp gỡ -- một lần.  Anh ta cho tôi địa chỉ.  Tôi nói với anh ta tôi không ở xa mấy.  Tôi sẽ có mặt ở đó trong ṿng 30 phút.

       Vào lúc đó Simmons làm chủ một nhà hàng Việt Nam nhỏ cùng với vợ anh ta tại Miền Nam California.  Simmons giữ sổ sách kế toán và giám thị nhân viên – phần lớn là các con của chính anh ta.  Vợ anh ta, một người Việt Nam, làm đầu bếp.  Cả gia đ́nh sinh sống tại một căn buồng nằm bên trên nhà hàng.  Có tám đứa con, Simmons nói với tôi như thế.  Và chúng đều rất hạnh phúc.  Các đứa con không hay biết ǵ về kinh nghiệm của anh ta tại Việt Nam và sau đó.  Anh ta đă giữ một cuộc sống mai danh ẩn tích.

       “Bởi v́ ông Tướng Murray đă khuyến cáo ông nói chuyện với tôi và bởi tôi kính trọng sự phán đoán của Tướng Murray, chúng ta có thể nói chuyện với nhau”, anh ta nói thế.  Anh ta yêu cầu tôi tuy thế hăy chờ đợi để có một khoảng cách thích đáng trước khi công bố câu chuyện của anh ta.  Và anh ta yêu cầu tôi đừng nói cụ thể nơi anh ta sinh sống .  Anh ta không muốn lại bị t́m thấy.

 

NHIÊN LIỆU CHO CHIẾN TRANH

      Simmons bắt đầu câu chuyện, “Đă rất lâu trước đây”.  “Đó là một thế giới khác, một đời sống khác.  Thật kỳ lạ.”  Anh ta khoanh tay lại trên mặt bàn và nh́n xuống chúng “.  “Trời ơi”, anh ta th́ thầm, sau một lúc.  “Thật không dễ dàng để nói về nó.”

       Anh ta nói rằng “toàn thể sự việc về Việt Nam” khởi sự với anh ta vào năm 1962 khi anh ta đến Sàig̣n với tư cách một đại úy Bộ Binh.  Anh ta đảm nhận “một chức vụ quản trị nhân viên” tại bộ chỉ huy Hoa Kỳ cho tới khi anh được giải ngũ tại hải ngoại vào năm 1969.  Sau đó anh ta ở lại trong nước [Việt Nam] và làm việc với tư cách quản trị viên việc thiết trí cho công ty Pacific Architects and Engineers (PA&E: Kiến Trúc Sư & Kỹ Sư Thái B́nh Dương) tại Sàig̣n.

       Khi khế ước của PA&E với Quân Đội [Hoa Kỳ] hết hạn, Simmons đi làm trước tiên cho Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Việt Nam (Military Assistance Command Vietnam)[viết tắt là MACV, chú của người dịch] và sau đó cho Văn Pḥng Tùy Viên Quốc Pḥng (Defense Attaché’s Office, viết tắt là DAO).

       Simmons được tuyển dụng để làm việc kiểm tra phẩm chất cho quân đội trên việc nhập cảng và phân phối nhiên liệu.  “Họ đề nghị chức vụ đó cho tôi bởi tôi có căn bản về lănh vực dầu hỏa”, anh ta nhớ lại.  Anh ta đă cố làm việc để thăng tiến cho đến khi anh ta được bổ nhiệm là trưởng ban dầu hỏa cho văn pḥng DAO.

       Simmons cho hay anh ta đă nhận thấy mọi thứ “đều bị cắt giảm khá nhiều và cạn kiệt trong thời khoảng đó – cho đến khi có sự xiết chặt xảy đến”.  Sự xiết chặt là quyết định của Tổ Chức Các Nước Xuất Cảng Nhiên Liệu (Organization of Petroleum Exporting Countries: OPEC) do khối Ả Rập cầm đầu tiếp theo sau sự bùng nổ của Cuộc Chiến Tranh Yom Kippur War trong Tháng Mười 1973 nhằm cấm vận dầu hỏa sang Hoa Kỳ và các nước liên thuộc với Hoa Kỳ.

       Bởi có sự quan ngại của Tướng Murray về việc trao tiền trực tiếp cho các chính phủ tại Đông Nam Á để mua nhiên liệu, điều đă được quyết định rằng Simmons sẽ là “đại diện nhiên liệu” chính thức từ các nước trong vùng bị chỉ định là “liên thuộc của Hoa Kỳ” bởi Tổ Chức OPEC: Thái Lan, Căm Bốt, Lào, và Nam Việt Nam.  Sự chỉ định đă được chấp thuận và chỉ đạo bởi Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ.

       “Tất cả điều này là một mưu chước để t́m một đường lối hầu tiếp tục mua các sản phẩm nhiên liệu đă tinh lọc cho sự sử dụng quân sự tại bốn nước đó”, Simmons nói.  Các trách nhiệm của anh ta là thương thảo các hợp đồng với các nước sản xuất nhiên liệu, mang dầu thô về lọc tại Singapore và giám sát các sự nhập cảng.  Ông có hai nhân viên, cùng một số thư kư người Việt Nam.” “Như thế đó, một công tác khổng lồ khởi sự như vậy”, Simmons nói.

       “Chúng tôi đă phải ngụy trang các đường lối và phương tiện để chuyển tiền sao cho nó không thể bị truy t́m dấu vết một cách trực tiếp tới chính phủ Hoa Kỳ, và việc đó liên can đến việc can thiệp với Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam để chấp nhận các vụ chuyển tiền và chi phiếu do tôi cầm tay mang xuống cho họ.

       Họ kế đó đă sử dụng một phương pháp chuyển tiền bằng điện tín tinh vi để di chuyển hàng triệu mỹ kim này trong thời khoảng hai hay ba ngày đến các trương mục tại Singapore và Hồng Kông.  Khi đó tôi có thẩm quyền để giải ngân các ngân khoản đó cho các công ty lọc dầu và các công ty sản xuất nhiên liệu hầu thanh toán cho sản phẩm.”

       Simmons được nhắc nhở hàng ngày rằng “nếu công tác này thất bại, cuộc chiến tranh tại Việt Nam và tại Đông Dương sẽ ngừng lại.  Không có các sản phẩm nhiên liệu, một nỗ lực quân sự không thể tiếp tục.  Sự việc này sẽ đ́nh chỉ [mọi thứ].  Nó sè làm đông lạnh bộ máy [chiến tranh].”

 

HÀNG TRIỆU BỊ MẤT MÁT

       Simmons đă đi mua xăng, dầu nặng, xăng máy bay, và các nhiên liệu và chất nhớt máy bay khác.  Anh ta đă thành công, anh ta nói, trong việc cung cấp mọi thứ mà Bộ Quốc Pḥng đă chấp thuận cho Nam Việt Nam và ba quốc gia kia mà anh ta đại diện.

       “Công việc của tôi là xác định số lượng cần thiết là bao nhiêu trên một căn bản của thực tại”, anh ta nói.  “Công việc của tôi cũng nhằm bảo đảm rằng nó được phân phối tới bất kỳ nơi đâu mà nó cần thiết nhất và xác định số lượng cần thiết là bao nhiêu cho bất kỳ loại hoạt động cá biệt nào đă được hoạch định.  Đó là một công việc quá nặng nề, thực sự như thế.  Và không có ai ở đó để giúp đỡ tôi trong việc đó.”

       Chung cuộc, Simmons nói, anh ta yêu cầu Văn Pḥng DAO chỉ định một kiểm toán viên thuộc Văn Pḥng Kiểm Toán Chính Phủ (Government Accountability Office: GAO) đến văn pḥng anh ta để kiểm tra các con số.

       “Khối lượng các sản phẩm chuyển giao, liệu các sản phẩm đă đến nơi chúng được chỉ định và trong số lượng giả định hay không, “ anh ta nói, “điều này th́ không rơ ràng với anh ta.  Hoạt động đánh mất tất cả mọi sự minh bạch.  “Mặc dù chúng ta vẫn nhận được hàng trăm chữ kư của các sĩ quan Nam Việt Nam trên các tài liệu tiếp nhận – ai thực sự biết được?  Đó là một công tác bất khả thi hành.”

       Sản phẩm được trắc nghiệm tại các điểm giao hàng bởi một nhà thầu Hồng Kông, Simmons nhớ lại.  “Họ có mặt ở đó để bảo đảm về phẩm chất và số lượng.  Nhưng ai biết được là liệu các con số mà họ cung cấp là có chính xác hay không?  Tôi không hay biết ǵ cả.  Chính các sự lo ngại này khiến tôi đă viết một văn thư xuyên qua Tướng Murray gửi đến Cơ Quan GAO nói rằng, “tôi nghĩ các nhân viên của quư vị thực sự phải đến và nh́n thấy sự việc này”.

       Trên hết, tôi lo lắng cho chính hậu vận của ḿnh.  V́ thê, Cơ Quan GAO đă đến và duyệt xét vấn đề.  Và thái độ của tôi là, nếu Cơ Quan GAO không t́m thấy bất kỳ lỗi lầm nào, tôi sẽ không phải lo lắng ǵ về điều đó nữa”.

       Simmons cho biết anh ta đă yêu cầu sự kiểm toán khi anh ta nhận thức rằng anh đă mất sự kiểm soát một t́nh trạng liên can đến hàng nhiều triệu mỹ kim.

       “Đa số khoản chi của ngân sách quân sự trong bất kỳ hoạt động quân sự nào giống thế là dành cho nhiên liệu”, anh ta nói.  “Và bởi giá cả tăng từ 16 xu một gallon [tương đương 3 lít 78, chú của người dịch] lên 40 hay 55 xu một gallon qua một buổi tối, chúng tôi đă kéo căng một ngân sách vốn dĩ đă khổng lồ vượt ra ngoài phạm vi [kiểm soát]”.

       Các khó khăn gia tăng gấp bội.

       Một số trong các trở ngại to lớn nhất của Simmons nảy sinh từ vấn đề thụ đắc dầu nhớt (hượt liệu hay dầu nhờn)).  Anh ta nói một nhà thầu kết ước về bảo đảm phẩm chất biết được các khó khăn đó và người đó đề nghị đứng ra thu gom dầu nhớt.  Simmons đă gửi đến nhà thầu một Lịnh Đặt Mua, và nhà thầu đă đáp ứng bằng một đề nghị rao bán.  Simmons đă thanh tra các cơ sở của nhà thầu, du hành hai lần sang Singapore và một lần sang Hồng Kông.  Anh ta đă nh́n thấy các khu vực cất giữ với các khối lượng lớn lao dầu nhớt hội đủ các điều kiện kỹ thuật quân sự.

       “Như thế tôi đă kư với ông ta một hợp đồng”, Simmons nói”.  Và nhà thầu đă không bao giờ cung cấp nhớt.  Tôi đă trả người đó tiền.  Hắn ta biến mất.  Lỗi ở ai?  Tôi đă bị đi tù v́ chuyện đó!”, anh ta nói.  Simmons cho hay anh ta vẫn không biết là dầu nhớt có được chuyển giao hay không.

       Anh ta sau này hay biết rằng nhà thầu đă vay mượn tiền từ hai ngân hàng ở Sàig̣n.  Vợ của Simmons có liên hệ với một trong hai ngân hàng đó, và điều đó tạo sự dễ dàng hơn cho nhà thầu để nhận được khoản xin vay – một sự kiện Simmons đă không hay biết măi cho tới sau này.

       “Bà ấy đến gặp tôi 90 ngày trước khi chúng ta rút ra khỏi Việt Nam”, anh ta nhớ lại.  “Và bà ấy hỏi, “Có phải ông đă trả tiền cho kẻ này để mua nhớt hay không?”  Và điều đó làm tôi ngạc nhiên bởi tôi không bao giờ thảo luận công việc của tôi với bà ấy.  V́ thế tôi hỏi lại, “Bà biết những ǵ về nhà thầu đó?”  Khi đó bà ấy nói với tôi rằng nhà thầu đă bội tín trên các khoản trả nợ món vay của ông ta.  Ngân hàng đă yêu cầu vợ anh ta t́m hiểu những ǵ đă xẩy ra, và Simmons nói với bà vợ rằng ông đă thanh toán cho nhà thầu.

       “Đó chính là lúc mà tôi đúng ra phải báo cáo, ‘Này, các ông ơi, chúng tôi có một sự mâu thuẫn quyền lợi  Tôi đă không làm điều đó”.

       Các khoản vay từ ngân hàng Sàig̣n đă không được hoàn trả.  Đồng tiền đă biến mất trong sự chuyển tiền bằng điện tín từ Hồng Kông sang Sàig̣n.

       Ngay sau khi rời khỏi công việc chính phủ ít tháng trước khi có sự sụp đổ của Sàig̣n, Simmons đă lo lắng cố gắng truy t́m số tiền.  Trong khi đó, Quân Đội Bắc Việt đang tiến gần đến Sàig̣n.  Chiến Tranh Việt Nam và vai tṛ của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á mau chóng đi đến hồi kết cuộc.

 

NẠN ĂN CẮP LỚN LAO

       Simmons nói anh ta nhớ phải đối diện với nạn tham nhũng hàng ngày.  Và, anh ta nói thêm, “Điều này không có nghĩa chỉ hạn chế vào phía chính phủ Việt Nam”.

       Anh ta nhớ lại một cuộc gặp gỡ với một Tư Lịnh Không Quân Việt Nam, Tướng Trần Văn Minh.  Simmons tŕnh bày số lượng nhiên liệu mà anh ta cần đến là bao nhiêu, dựa trên bảng liệt kê của anh ta về số máy bay, số phi vụ trù liệu và các yếu tố khác.  ”Ư kiến tức thời của Tướng Minh”, anh ta nói, là “Chúng ta làm ǵ đối với kẻ ăn trộm nỏ”.

       Simmons nói anh ta sững sờ bởi câu hỏi và đă trả lời, “Đó là vấn đề của ông.  Việc đó phải được đ́nh chỉ.”  Vào lúc đó, một đại tá Không Quân Mỹ hiện diện trong buổi họp nói, “Ông phải cho họ 25 phần trăn khoản giảm trừ v́ nạn ăn trộm”. 

       “Tôi sẽ không làm điều đó!”, Simmons nhớ lại đă trả lời như thế.  “Nhưng viên đại tá nói, ‘Ông nhất thiết sẽ phải làm điều đó!’”

       “Các đại tá, các đại úy, các trung úy trong Không Quân Việt Nam đă ăn trộm nhiên liệu và cung cấp cùng với các hạ sĩ, các binh nh́, các trung sĩ”, Simmons nói.  Mọi chiếc xa Honda tại Sàig̣n đều được chạy bằng xăng ăn trộm.  Và một khối lượng lớn trong chúng chạy sang phía bên kia – địch quân nhận được nhiên liệu bởi hàng xe vận tải từ các sĩ quan quân đội Nam Việt Nam.  Chúng ta tiếp tế nhiên liệu cho các kẻ thù của chúng ta cũng như cho các thân hữu của chúng ta”.

       Simmons đă t́m kiếm một vài cách để ngăn chặn nạn trộm cắp và mua bán.  “Toi đă nghĩ rằng nếu tôi có một cách để xác định nó, tách biệt với xăng dầu dành cho sự tiêu thụ dân sự, khi đó chúng ta có thể có một cách để phát hiện nơi nó phát sinh và có lẽ sẽ tịch thâu nó và thu hồi nó.

       “V́ thế tôi đă đ̣i mọi xăng quân sự phải được nhuộm màu xanh da trời.  Không c̣n màu đỏ nữa.  Mà là màu xanh.  Như thế đó, rồi th́ bạn lái xe xuống các đường phố Sàig̣n và ra tới Biên Ḥa, và nhận thấy mọi cửa tiệm bán xăng trong các chai nhỏ bé, và chúng đều mang màu xanh.  Ai mua nó?  Viên cảnh sát mua nó cho chiếc xe Honda của ông ta, và viên trung sĩ sẽ ngừng lại và mua ít chai cho chiếc Honda của anh ta trên đường về nhà, hay biết hoàn toàn rơ rệt rằng nó bị ăn trộm từ quân đội [sic].  Không có cách nào khác để nhuộm nó thành màu xanh”.

       Có vấn đề bổ túc của sự ô nhiễm nhiên liệu.  Đă có một sự tŕ trệ nỗ lực quân sự vào một lúc bởi sự ô nhiễm của nhiên liệu.  “Chúng ta mất chín chiếc máy bay”, Simmons nói.

       “Nhiên liệu tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhất bị dơ bẩn mọi lúc.  Tôi sợ muốn chết để bay ra khỏi đó trên một chiếc máy bay dân sự”.

       Anh ta báo cáo rằng người Việt Nam chở xăng ṿng quanh trong các chiếc xe vận tải cổ lỗ với các màng lọc dơ bẩn.  Phẩm chất của nhiên liệu, anh ta vạch ra, có tính chất quan yếu đối với máy bay.

       “Khi giới quân sự Việt Nam nói với ông rằng vào lúc cuối cuộc chiến, họ không có đủ xăng máy bay để cho máy bay của họ cất cánh, điều đó, xin lỗi về sự dùng chữ, đúng là một sự nói láo (straight bulklshit)!  Cho đến tận ngày cuối họ vẫn có nhiên liệu cung cấp cho họ, nhiều hơn mức cần dùng” [sic].

 

KẺ ĐÓNG VAI PHỤ HAY

MỘT TAY NHIỀU THỦ ĐOẠN?

       Đó là lối mà Simmons nhớ về sự việc giờ đây.  Tuy nhiên, Bộ Tư Pháp, đă có một sự tường thuật khác biệt sâu xa về các hoạt động của Simmons tại Đông Nam Á.  Họ nói rằng anh ta là một bộ phận của một mạng lưới chuyển hướng phi pháp số nhiên liệu được chủ định dành cho việc chiến đấu chống lại kẻ địch khắp cơi Đông Nam Á.

       Nạn tham nhũng trong sự cung cấp các sản phẩm dầu hỏa không phải là một vấn đề mới.  Trong Tháng Giêng năm 1969, Văn Pḥng GAO đă báo cáo rằng nhiều triệu gallons nhiên liệu chuyên chở đến các đơn vị quân đội Hoa Kỳ tại Thái Lan đă bị lấy trộm.  Văn Pḥng GAO đă không thể xác định tầm mức đầy đủ của các sự tổn thất, nhưng Văn Pḥng đă báo cáo lên Quốc Hội rằng cuộc điều tra của cơ quan này và một cuộc điều tra quân đội song hành cho thấy rằng hơn 5 triệu gallons nhiên liệu đă bị trộm riêng trong năm 1967.  “Các vụ trộm nhiên liệu nhiều hơn, không xác định được, có thể đă xảy ra và tầm mức đầy đủ của các sự tổn thất đă không được hay biêt”, Văn Pḥng GAO nói như thế trong một bản báo cáo.

       Thượng Nghĩ Sĩ William Proxmire, một vị dân cử đảng Dân Chủ thuộc tiểu bang Wisconsin, kẻ đă yêu cầu mở cuộc điều tra, nói rằng đó là “một t́nh trạng làm chấn động và bi thảm”.  Các nhà điều tra nói rằng sự lỏng lẻo của chính phủ trong việc kiểm soát sự phân phối nhiên liệu và trong thủ tục thông qua các tài liệu chịu trách nhiệm phần nào cho nạn ăn cắp, vốn “được kéo dài chính yếu bởi sự thông đồng và giả mạo giấy tờ”.  Văn Pḥng GAO cũng nói rằng nạn ăn trộm vẫn có thể đă xảy ra mà không bị phát giác ngay dù có “một hệ thống tinh vi hơn, được chấp hành một cách thích đáng”.

       Các vụ trộm đă được thực hiện bởi việc đặt ra các đơn vị quân sự giả tưởng trên các biên nhận chuyển giao, và bởi việc sử dụng các số xe giả tưởng, số sườn xe (vehicle identification numbers) của các xe không c̣n được sử dụng nữa, và các biên nhận chuyển giao cho thấy việc tái tiếp tế quá hà lạm.  Các vụ trộm khác được thực hiện từ các trạm tiếp tế phụ trách việc cung cấp nhiên liệu cho xe cộ Hoa Kỳ.

      Khi các kiểm toán viên của Văn Pḥng GAO xem xét các tài liệu của Simmons, họ kết luận rằng đă có một đường dây có tổ chức hoạt động để chuyển các ngân khoản của Ngũ Giác Đài vào các trương mục ngân hàng tư nhân.  Họ đă báo cáo các sự khám phá của họ với Bộ Tư Pháp.

       Simmons không hay biết về bản báo cáo cuối cùng của Văn Pḥng GAO, và vào khoảng đầu năm 1975 anh ta lạc quan về tương lai.  Anh ta nghĩ anh ta đă được bạch hóa việc làm sai phạm.  Cảm nghĩ của anh ta về sự bất khả bị xâm hại được nâng cao bởi sự kiện rằng anh ta đă có các quan hệ tốt về mặt chính trị và tài chính bên trong phạm vi Nam Việt Nam.  Anh ta kết hôn với một phụ nữ trẻ mà gia đ́nh có sở hữu địa ốc tại Đà Nẵng và Sàig̣n, các đồn điền cao su bên ngoài Sàig̣n, các viện thẩm mỹ, các ngân hàng và các cửu hiệu nữ trang khắp nước, và có một quyền lợi kiểm soát tại Hàng Không Việt Nam (Air Vietnam), hăng hàng không của Nam Việt Nam, và tại một ngân hàng tại Sàig̣n – Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (National Bank of Vietnam).

       T́nh h́nh quân sự tại Nam Việt Nam bị tan ră một cách mau chóng trong mùa xuân 1975.  Simmons xem ra đă nghĩ rằng khi hồi kết cuộc thực sự của chế độ Sàig̣n xảy đến, anh ta sẽ tập họp gia đ́nh của ḿnh và bay đi và để mọi khó khăn của anh ta lại đàng sau.

       Simmons đang ở Hồng Kông khi Quân Đội Bắc Việt bắt đầu tiến gần vào Sàig̣n trong Tháng Tư.  Nhưng đột nhiên, như thể tự trên trời rơi xuống, vào ngày 8 Tháng Tư, Bộ Tư Pháp đă nạp một đơn kiện dân sự tại Hồng Kông, chống lại Simmons, Pietro Marini, Richard Sakai, Tim Koon Hung Wong, Petroleum Management Consultants of Hong Kong, và Công Ty Wong’s International Trading.  Đơn kiện liên quan đến việc ăn trộm 4.4 triệu mỹ kim từ các ngân khoản của Ngũ Giác Đài được dành cho quân đội Nam Việt Nam và bị chuyển tới Hồng Kông.

       Andrew Davenport, tường tŕnh vụ kiện cho tạp chí Far Eastern Economic Review đă kết luận trước hết rằng đó là “một câu chuyện cực kỳ phức tạp”.  Bổ túc cho bản chất mờ ám của những ǵ đă xảy ra và những ǵ đang tiếp diễn, vụ án được xử một cách kín đáo tại các pḥng xử tại Hồng Kông và v́ thế đă không có các tài liệu công khai của các biên bản lưu trữ dành cho các thông tín viên.  Davenport cũng nhận thấy rằng ṭa lănh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông đă nhận các chỉ thị nghiêm ngặt là không b́nh luận ǵ về các bị cáo.

       Tim Wong có nói chuyện với Davenport, và cho ông ấy hay rằng tất cả vụ kiện là về các lô hàng về dầu nhớt [hay dầu nhờn, dầu mỡ: lubricating oil] dành cho Quân Đội Nam Việt Nam đă bị ăn trộm trước khi tới được người nhận.  Anh ta chỉ biết được rằng số dầu đó đă được đặt mua bởi Simmons và Sakai và các đơn đặt mua của họ được đặt xuyên qua Marini là kẻ đă từng sống tại Sàig̣n nhưng đă biến mất khi đơn kiện được đệ nạp.  Marini để lại địa chỉ liên lạc là “nhờ địa chỉ của Caltex Oil (của Kenya), tại Mombasa”.  Một phát ngôn viên của Caltex cho hay ông ta chưa bao giờ nghe nói về Marini và theo sự hiểu biết tốt nhất của đương sự, con người đó đă không ở Kenya.  Marini không bao giờ được trông thấy lại lần nào.

Wong tuyên bố không hay biết về cơ cấu của những ǵ đă xảy ra.  Sakai và Simmons đă thiết lập một công ty khác, Pan Asia Engineering Consultants, trong “năm 1973 hay đầu năm 1974”, và công ty đó đă được đăng kư một cách hợp pháp tại Hồng Kông.

Davenport t́m thấy Simmons và mô tả anh ta là “trẻ tuổi và để râu, mặc đồ bộ bằng vải khaki được may cắt riêng”.  Simmons nói anh ta không thể nêu ư kiến ǵ về vụ kiện bởi v́ nó nằm trong tay “các tham vấn pháp lư của anh ta”.  Anh ta chỉ xác nhận rằng anh ta đă từng ở Việt Nam.

Vào ngày hôm sau, giống như Marini, Simmons đă biến mất.

 

Ư ĐỒ GIAN LẬN

Bruno Ristau thuộc Ban Gian Lận Dân Sự (Civil Fraud Division) của Bộ Tư Pháp đă giải thích với một thông tín viên của hăng thông tấn Associated Press rằng sự gian lận đă khởi sự hồi đầu năm 1974 sau khi Simmons được giao cho quyền hạn chấp thuận các khoản thanh toán được rút từ trương mục của Hoa Kỳ tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.  Ristau cho hay ông có các bằng chứng rằng Simmons là kẻ chủ mưu chính yếu trong số các kẻ đồng mưu thuộc một hệ thống chấp thuận các khoản thanh trả cho các sản phẩm không bao giờ được chuyển giao.  Công ty Simmons-Sakai tại Hồng Kông, Ristau cho hay, là một “công ty trên giấy tờ”.

       Bộ Tư Pháp đă thành công trong việc phong tỏa các trương mục ngân hàng của các bị cáo và các công ty của họ cho đến khi vụ kiện được phán quyết.

       Nhưng các bị cáo Marini và Simmons đă biến mất.  Bộ Tư Pháp cho hay Simmons đă mua các đá quư trị giá 500,000 Mỹ Kim trước khi rời khỏi Hồng Kông.  Các đá quư, họ tuyên bố, có thể được dùng như tiền vốn linh động không thể truy t́m dấu vết được đối với một kẻ trốn chạy quốc tế.

       Simmons đă theo một chuyến bay thương mại từ Hồng Kông về Sàig̣n.  Anh ta đă sắp xếp cho người vợ và bốn đưa con cùng bốn thành viên trong gia đ́nh mở rộng của anh ta rời khỏi thành phố đang bị bao vây vào ngày 28 Tháng Tư trên một chuyến bay thương mại theo thời khóa biểu thường lệ sang Manila.

       Từ Manila họ bay về Los Angeles và sau đó lên Washington D.C.  Tại Washington D.C., Simmons đă tậu một chiếc xe tải (van) chở cả nhóm về nhà cha mẹ anh ta tại Porterwood, West Virginia.  Họ dọn vào một ngôi nhà lưu động trên nông trại của cha anh ta.

       Vào lúc Simmons về tới West Virginia, Nam Việt Nam đă không c̣n nữa.  Sàig̣n đă trở thành thành phố Hồ Chí Minh.  Quá khứ đă chết và được chôn vùi, Simmons đă nghĩ thế.  Ai c̣n để ư đến các lô hàng dầu nhớt tại Nam Việt Nam làm ǵ nữa?  Anh ta đă trốn thoát, và đă an toàn và đang ở nhà với bè bạn và gia đ́nh tại West Virginia.  Anh ta có nói chuyện với một thông tín viên địa phương của tờ nhật báo của Elkins, West Virginia và thảo luận về các cáo buộc của chính phủ đối với anh ta.  Anh ta nói anh ta tin tưởng và bắn tin rằng anh ta sẽ quay trở lại Hồng Kông để tự bào chữa.  “Chúng tôi cảm thấy chúng tôi sẽ đánh bại vụ kiện”, anh ta nói.

       Anh ta đă giải thích rằng tất cả các sản phẩm dầu hỏa bị cáo giác biến mất đă được thanh toán và đă được chuyển giao cho Quân Đội và Không Quân Nam Việt Nam và chỉ sau đó chúng mới biến mất.  Anh ta nói t́nh trạng rất khó khăn để cung cấp cho các đồng minh của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á các sản phẩm dầu hỏa sau khi có sự cấm vận dầu hỏa của Tổ Chức OPEC lẫn các sự hạn chế trên sự sử dụng các nhiên liệu được sản xuất tại Hoa Kỳ để yểm trợ cho các hoạt động quân sự.  “Tôi đă t́m ra được một giải pháp”, anh ta nói.  “Không phải là một giải pháp rất được ưa chuộng, nhưng nó sẽ bảo đảm cho nhiên liệu được tiếp tục đổ vào”.

       Simmons tiếp tục giải thích rằng tại Đông Nam Á “Tôi đă đưa cổ ḿnh ra bảo đảm để có được các sản phẩm dầu hỏa cho các đồng minh của Hoa Kỳ.  Tiền của chính phủ thường không được cung cấp khi các khoản thanh toán đă quá hạn phải trả, anh ta nói.  “Tôi vẫn liên tục thiếu nợ với các nhà cung cấp thương mại”.

       Simmons nói rằng anh ta không lo ngại bởi v́ anh ta có trị giá nhiều hơn số các tài sản bị phong tỏa tại Hồng Kông.  Cố gắng để giải thích làm sao anh ta đă trở thành một kẻ giàu có trong khi làm việc cho chính phủ, anh ta nói nó đến từ gia đ́nh bên vợ của anh.  Simmons nói anh ta dự định xây một ngôi nhà cho chính ḿnh và gia đ́nh anh ta tại Parsons và chọn cư sở thường trực tại tiểu bang West Virginia, ngay dù điều đó có nghĩa phải chuyển “việc làm ăn ở Á Châu của anh ta” cho kẻ khác điều hành.

       Nhưng anh ta không bao giờ có cơ hội đó.  Vào ngày 26 Tháng Sáu, 1975, Simmons bị bắt giữ bởi cảnh sát địa phương, các nhân viên FBI và một phụ tá Lục Sự Hoa Kỳ (deputy U. S. Marshal) tại nhà cha mẹ anh ta.  Họ đă theo dơi anh ta 10,000 dặm cho tới các ngọn đồi của tiểu bang West Virginia.  Anh ta bị chính thức buộc tội mâu thuẫn quyền lợi về việc nhận tiền, cất dấu bất hợp pháp biên nhận khoản tiền đó, và 19 tội h́nh sự liên bang khác.  Anh ta bị giam tại nhà tù Quận Randolph, ở Elkins, West Virginia.

       Tại Hồng Kông, một trong các kẻ hợp tác kinh doanh của Simmons đă đồng ư thương nghị với chính phủ, và cung cấp bằng chứng chống lại Simmons.  Ông ta chứng thực rằng công ty, Petroleum Management and Consultants, “không bao giờ cung cấp hay có ư định cung cấp sản phẩm”.  Ông ta cũng tuyên thệ rằng phần lớn số tiền bị chuẩn chi sai lạc đă được chuyển cho Simmons.

       Bộ Tư Pháp đă kết luận rằng cá nhân Simmons đă nhận được ít nhất 1.2 triệu trong vụ lường gạt., sẽ phải đối diện với một bản án tôi đa hai năm tù và phạt vạ 10,000 Mỹ Kim về tội mâu thuẫn quyền lợi, và 5 năm tù và 10,000 phạt vạ về tội che dấu sự kiện đối với chính phủ.  Tiền kư quỹ của anh ta được ấn định là 300,000 Mỹ Kim và anh ta bị giữ tại nhà tù Quận Randolph chờ ngày xét xử.  

       Simmons đă thuê mướn một luật sư địa phương, Delroy Harner, để đại diện cho anh ta.  Anh ta cũng cho chở vị trạng sư ở Hồng Kông, Gordon Hampton, đến West Virginia để đại diện anh ta trong vụ án.  Nhưng đă có sự thiếu hụt trào lượng tiền mặt mà anh ta không hề tính đến.  Các tích sản hữu h́nh của anh ta đă bị phong tỏa và anh ta đă không có khả năng đóng tiền kư quỹ thế chân.

       Simmons đă ra tŕnh diện trước một vị thẩm phán liên bang hôm 29 Tháng Sáu để yêu cầu giảm bớt tiền kư quỹ.  Vị thẩm phán đă bác bỏ sự giảm bớt, tuyên bố rằng Simmons đă cho thấy một “mức độ cao của sự di chuyển, tinh toán tinh vi và năng lực cụ thể” để chạy trốn.

       Phụ Tá Biện Lư Hoa Kỳ Steve Jory đă nói với vị thẩm phán, “ Chúng tôi tin rằng anh ta sẽ rời khỏi Hoa Kỳ và rút hết khối lượng khổng lồ từ các tích sản của anh ta” nếu tiền kư quỹ được hạ xuống.  Jory đă vạch ra rằng chính phủ tin là Simmons có 900,000 Mỹ Kim trong các tích sản cá nhân bị phong tỏa tại Hồng Kông.  Simmons đề nghị giao nạp sổ thông hành của ḿnh nếu tiền kư quỹ được giảm bớt.  Jory nói rằng Simmons có hai sổ thông hành.  Simmons đáp lại rằng sự chủ định của anh ta để ở lại tại Hoa Kỳ đă được chứng minh bởi sự kiện rằng anh ta đă không chạy trốn trước khi có sự bắt giữ anh ta tại nhà cha mẹ đương sự, bất kể sự biết trước của anh ta rằng các sự cáo buộc sẽ được đệ nap trước ṭa.

       Simmons đă xuất hiện trước Thẩm Phán Liên Bang Robert Maxwell tại Quận Hạt Tư Pháp Hoa Kỳ tại Elkins một tuần sau đó, một lần nữa yêu cầu xin giảm bớt số tiền kư quỹ.  Lần này, anh ta nói bà vợ và gia đ́nh anh ta đang ở một thời buổi khó khăn bởi họ không thể đọc hay nói Anh ngữ.  Worlie Simmons, cha của David, đề nghị đem nông trại 155 mẫu Anh (acres) làm khoản bảo đảm cho sự tạm tha đứa con của ông ta.  Nông trại được đánh giá từ 80,000 Mỹ Kim đến 100,000 Mỹ Kim.

       Maxwell nói rằng nếu Simmons chịu giao nạp sổ thông hành và tŕnh diện hàng ngày với một viên chức của ṭa án, anh ta sẽ đưọc chấp thuận cho kư quỹ.  Simmons đă đồng ư.

       Vào ngày 8 Tháng Chín, Simmons, một cách đáng ngạc nhiên, đă xin băi bỏ phần điều trần trước một đại bồi thẩm đoàn.  Sự băi miễn có nghĩa Bộ Tư Pháp có thể đệ tŕnh vụ kiện của bộ chống lại anh ta trước Thẩm Phán Maxwell tại Quận Hạt Tư Pháp Hoa Kỳ trong ṿng 3 đến 14 ngày.

       Một tuần sau đó, Simmons đă tŕnh diện trước vị thẩm phán và thú nhận một trong 21 tội trạng cáo buộc anh ta.  Anh ta đă thú nhận với vị thẩm phán rằng anh ta đă chuyển 4.3 triệu mỹ kim trong một ư đồ lại quả (kickback) mà anh ta đă gom góp trong khi hành động như một đại diện tạo măi cho quân lực Nam Việt Nam.  Một nửa số tiền đó đă tức thời được hoán cải thành các căn hộ chung cư, nữ trang và xe hơi.

       Như một phần của một thỉnh cầu thương nghị, Simmons nh́n nhận rằng anh ta là kẻ chủ mưu đàng sau sự biển thủ công quỹ và đồng ư để bắt đầu hoàn trả số tiền bằng cách chuyển giao “tiền mặt, nữ trang, các chiếc xe thời trang, và các căn hộ mà anh ta đă cất giấu tại Hồng Kông”.  Anh ta cũng đồng ư sự tịch thu tất cả các ngân khoản c̣n lại trong các trương mục ngân hàng của anh ta tại Hồng Kông.  Simmons đă chuyển lại cho chính phủ các khoản cho vay đă đáo hạn trả cho anh ta xuyên qua một công ty tài chính mà anh ta đă thiết lập tại Hồng Kông.  Các tích sản này được ước lượng là 417,000 Mỹ Kim trong các khoản cho vay có bảo đảm và 750,000 Mỹ Kim trong các khoản cho vay không có bảo đảm.

       Để bảo đảm rằng Bộ Tư Pháp sẽ nhận được toàn thể các tích sản của Simmons, Thẩm Phán Maxwell đă tuyên xử h́nh phạt tối đa trên một tội phạm duy nhất – năm năm tù và 100,000 Mỹ Kim phạt vạ.  Vị thẩm phán khuyến cáo rằng Simmons sẽ chịu án tù tại một nhà tù liên bang với mức độ an ninh tối thiểu.

 

TỘI ÁC + H̀NH PHẠT

       Một thông tín viên địa phương, Strat Douthat, theo dơi vụ xử và đă cố gắng sắp xếp chúng vào một khung cảnh lịch sử bi thảm.  Mọi người tại khu vực, ông đă viết, đều ghi nhớ ngày trong năm 1960 khi Simmons, “một thiếu niên nông trại đôi má xổ lông măng ở tuổi 17’ gia nhập quân đội, “và đi t́m kiếm sự giàu có của ḿnh”.  Khi anh ta trở về quê vào Tháng Năm 1975, Douthat viết, “anh ta đă có được một người vợ Việt Nam, bốn đứa con và khoảng 3 triệu đồng”.

       Cách thức mà Simmons đă dành đoạt và đánh mất của cải của anh ta, Douthat nói, “mang lại một cái nh́n thoáng qua, phát hiện ít nhất một phương thức trong đó đồng tiền đóng thuế của Hoa Kỳ được chi tiêu như thế nào trong suốt sự can dự của xứ sở này tại Việt Nam”.

       Simmons nhớ lại một cách chua chát các tin đồn được loan truyền về anh ta trong báo chí địa phương.  “Họ nói tôi đă ăn cắp nhiên liệu và bán nó cho phe cộng sản”, anh ta nói, “và bởi các sự việc như thế chúng ta đă thua cuộc chiến.  Tất cả do lỗi của tôi.  Và khi đó tôi đang ngồi trong một pḥng giam không thể nói một lời ǵ với bất kỳ ai ngoài luật sư của tôi”.

       Trung Tá William E. LeGro, người làm việc với Simmons tại Văn Pḥng DAO, nói rằng mặc dù Simmons đă không chỉ đơn thân mang lại nhiều nguyên do cho sự sụp đổ, anh ta chắc chắc không phải là một kẻ không đáng trách.  Nhưng Simmons tự nh́n ḿnh như một kẻ giơ đầu chịu báng thuận tiện nhất – và đúng lúc, một con dê tế thần duy nhất.

       Anh ta nói rằng văn pḥng công tố Hoa Kỳ đề nghị anh ta một sự thương thảo.  Anh ta có thể thú nhận tội mâu thuẫn quyền lợi và che dấu một sự kiện có thực.  Anh ta đă quyết định chấp nhận cuộc thương nghị, anh ta nói, không phải bởi v́ anh phạm tội mà bởi v́ có một cuộc thăm viếng tại pḥng giam của anh bởi một thành viên trong toán điều tra Quân Đội Hoa Kỳ cảnh cáo anh rằng nếu anh ta không chấp nhận sự thương nghị hay nếu anh ta tiết lộ ư đồ tối mật để cưỡng ép Tổ Chức OPEC vào việc bán các sản phẩm dầu hỏa, anh ta sẽ không bao giờ c̣n nh́n thấy gia đ́nh lần nào nữa. “Sự ám chỉ là họ có thể bị gây tổn hại một vài cách nào đó”, ông nói.  “H́nh phạt cho tội phạm có thể nặng tới năm năm tù nhưng công tố viện nêu ư kiến tôi có thể chịu án chỉ 18 tháng trước khi được phóng thích”.  Các cáo buộc về tội ngụy tạo và biển thủ sẽ được băi nại nếu anh ta nhận tội nhẹ hơn.  Do vậy anh ta chụp lấy sự kết luận này.

       Trong khi anh ta ở trong tù, Cơ Quan Thuế Vụ Liên Bang IRS (Internal Revenue Service) gửi đến anh ta một giấy tính thuế 3 triệu mỹ kim trên các số thuế và khoản phạt chưa trả, dựa vào ngach số tiền anh ta được nói là đă biển thủ từ các hợp đồng dầu hỏa.  Các khoản này sau cùng đă được giải quyết, anh ta nói, bằng toàn thể ngạch số của trương mục ủy thác [của tù nhân] ([inmate] commissionary account) của anh ta – gồm 3 mỹ kim.

       Biện Lư Hoa Kỳ Jory có nói chuyện với các phóng viên sau buổi tuyên án và nói rằng chính phủ giờ đây đà có một bức ảnh khá hơn trước về khuôn khổ và tầm mức của thị trường chợ đen và các hoạt động bất hợp pháp khác liên can đến các ngân quỹ của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.  Dĩ nhiên, vấn đề rằng Miền Nam Việt Nam không c̣n hiện hữu nữa và chỉ có báo chí West Virginia địa phương là đă có bất kỳ sự chú ư nào đó vào những ǵ mà Biện Ly Jory đă phải nói.

       Không có tờ báo của thành phố quan trọng nào tường thuật câu chuyện về Simmons sau khi có sự buộc tội anh ta.  Tờ New York Times có cho chạy một mục về vụ kiện sau vụ nạp đơn tại Hồng Kông bởi Bộ Tư Pháp.  Phát ngôn viên John Chancellor của Chường Tŕnh Tin Tức Buổi Tối (Nightly News) của hệ thống NBC có đọc một đoạn dài 13 giây về sự buộc tội Simmons nhưng không có chuyện nào khác về vụ xử hay hậu quả của nó bên ngoài tiểu bang West Virginia.

       “Tôi ngờ rằng đây là một vụ án biệt lập”, Biện Lư Jory nói về sự tham nhũng của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.  Nhưng không có ai lắng nghe.  Simmons nói với báo chí địa phương rằng anh ta sẽ kể lại “câu chuyện về phía anh ta” sau khi có sự tuyên án.  Nhưng anh ta đă không hề kể cho ai về kinh nghiệm của ḿnh cho đến khi tôi t́m thấy anh ta tại nhà hàng ăn của anh ta.

       David Simmons là người Mỹ duy nhất bị xét xử, truy tố, và ở tù về các tội phạm phải tại Nam Việt Nam trong năm cuối cùng của sự hiện hữu của quốc gia đó.  Simmons trải qua 39 tháng tù trong nhà giam v́ tội biển thủ.

       Trung Úy William Calley, bị truy tố về 53 vụ sát nhân tại xă Mỹ Lai hồi mùa xuân 1968, trải qua bốn tháng rưỡi trong tù v́ các tội phạm của anh ta.  Calley đă dành được sự ủng hộ của công chúng trong vụ xét xử anh ta, kể cả của Thống Đốc Jimmy Carter của tiểu bang Georgia và Thống Đốc George Wallace của Tiểu bang Alabama.  Một cuộc thăm ḍ dân ư năm 1971 cho thấy rằng 79 phần trăm người Mỹ không đồng ư với phán quyết trong vụ Calley.

       Đă không có sự ủng hộ rộng răi dành cho David Simmons.  Không vị thống đốc nào bước tới để bày tỏ cảm t́nh với anh ta và không tờ báo hay hệ thống truyền thông quan trọng nào theo dơi vụ xét xử anh ta.  Simmons đă trở thành điều ǵ đó giống như bản thân Chiến Tranh Việt Nam: tin tức của ngày qua tốt nhất là nên quên đi.

       Tiếp theo sau sự phóng thích ra khỏi nhà tù, Sommons đă đoàn tụ với gia đ́nh anh ta tại Miền Nam California.  Anh ta đă làm việc tại nhà hàng của anh ta cùng với người vợ và gửi các đứa con anh ta đi theo học đại học và cố gắng để quên đi mọi điều đă xảy ra với anh ta tại Nam Việt Nam./-

-----

Larry Engelmann là tác giả của sáu quyển sách không phải là hư cấu, kể cả quyển “Tears Before the Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam”.  Ông hiện sống tại San Jose, và đang viết một quyển sách nhan đề “Our Share of Night”, về các vụ sát nhân hàng loạt Snoozy/Furlong/Bilek/Mallicoat tại San Jose trong các năm 1969-71. 

Nguồn: Larry Engelmann, Selling Saigon, Metro, Silicon Valley’s Weekly Newspaper, April 7-13, 2010, Vol. 26, No. 4, các trang 14-25. 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

11/04/2011

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2011