Kevin Ruane
Canterbury Christ Church University
photo: David Ehrenstein
LỊCH SỬ ẨN TÀNG CỦA
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
CỦA GRAHAM GREENE:
SỰ KIỆN, HƯ CẤU VÀ
QUYỂN
THE QUIET AMERICAN
(NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG)
Ngô Bắc dịch
ĐẠI Ư:
Nơi trang có minh họa đằng trước trang nhan đề của quyển tiểu thuyết đặt khung cảnh tại Việt Nam của ḿnh, quyển The Quiet American, xuất bản năm 1955, Graham Greene đă nhấn mạnh rằng ông viết “một truyện chứ không phải một mảnh lịch sử”, song vô số các độc giả trong các thập niên kế tiếp đă không đếm xỉa đến các lời cảnh giác này và đă khoác cho tác phẩm sự chân thực của lịch sử. Bởi viết ở ngôi thứ nhất, và bởi việc gồm cả sự tường thuật trực tiếp (được rút ra từ nhiều cuộc thăm viếng của ông tại Đông Dương trong thập niên 1950) nhiều hơn những ǵ có thể được t́m thấy trong bất kỳ tiểu thuyết nào khác của ông, Greene đă ước lượng thấp tầm mức theo đó giới độc giả của ông sẽ lẫn lộn giữa sự thực và hư cấu. Greene đă không chủ định để quyển tiểu thuyết của ông có chức năng như sử kư, nhưng đây là điều đă xảy ra. Khi đó, làm sao mà nó đă được ngắm nh́n như lịch sử? Để trả lời câu hỏi này, phần lớn các nhà b́nh luận quan tâm đến việc xác định nguồn khởi hứng trong đời sống thực tế cho nhân vật Alden Pyle, người Mỹ trầm lặng trong nhan đề của quyển truyện, kẻ đă một cách bí mật (và tai họa) phát triển một Lực Lượng Thứ Ba tại Việt Nam, vừa cách biệt với phe thực dân Pháp và phe Việt Minh do cộng sản cầm đầu. Trong bài viết này, tiêu điểm ít nhắm vào các nhân vật cho bằng việc liệu người Mỹ có thực sự bí mật tài trợ và trang bị vũ khí cho một Lực Lượng Thứ Ba hay không. Ngoài ra, sử dụng các thư tín và nhật kư không được ấn hành của Greene cũng như các tài liệu của Bộ Ngoại Vụ [Anh Quốc] mới được giải mật gần đây chiếu theo Đạo Luật Tự Do Thông Tin Của Vương Quốc Thống Nhất (UK Freedom of Information Act), điều sẽ được nh́n thấy rằng người Anh cũng thế, đă có can dự vào mưu đồ Lực Lượng Thứ Ba sau lưng người Pháp và rằng bản thân Greene đă là một thành phần của loại dính líu chằng chịt thường được t́m thấy quá nhiều trong các t́nh tiết của các tiểu thuyết của ông.
***
“Người đọc mở từng quyển truyện của Graham Greene với một sự hăng hái thú vị … nhưng cũng với một bóng đen của nỗi lo sợ: sinh vật lạ lùng nào sẽ lê chân tới chúng ta bây giờ, từ sự hoang dă mờ mịt của thân phận mong manh của con người không được cứu rỗi?” Mục điểm sách quyển tiểu thuyết đặt khung cảnh ở Việt Nam, The Quiet American (Người Mỹ Trầm Lặng) của Graham Greene trên tờ London Times ngày 8 Tháng Mười Hai 1955 đă bắt đầu như thế. 1 Trong trường hợp này, các sinh vật là Thomas Fowler, một thông tín viên người Anh hay dè bỉu và hút thuốc phiện làm việc tại Sàig̣n trong suốt cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương, và Alden Pyle, một Chiến Sĩ Chiến Tranh Lạnh có lư tưởng và quyết tâm, người Mỹ trầm lặng của nhan đề, một nhân viên của Phái Bộ Kinh Tế thuộc Sứ Quán Hoa Kỳ. Pyle sau rốt bị lộ diện là một nhân viên t́nh báo Mỹ CIA bí mật phát triển một Lực Lượng Thư Ba cách biết khỏi cả phe thực dân Pháp lẫn quân nổi dậy Việt Minh do cộng sản cầm đầu, một sự phát giác đă kết liễu số phận của anh ta. Khi một quả bom trên một chiếc xe lớn nổ tung tại trung tâm Sàig̣n giết chết và làm què cụt của nhiều người qua đường vô tội, Fowler nhận ra hành động của Tướng [Tŕnh Minh] Thế, lănh tụ Lực Lượng Thứ Ba của Pyle, và quyết tâm làm một vài điều ǵ đó trước khi sự can thiệp của người Mỹ gây ra nhiều sự phương hại hơn. Cũng có sự chua chát, bởi Pyle đă dụ dỗ cô nhân t́nh Việt Nam của ông hăy rời bỏ ông ta, Fowler sắp đặt việc Pyle bị ám sát bởi Việt Minh. Anh ta là “một người bạn tốt trong cách của anh ta … Một người Mỹ trầm lặng”, Fowler nói với Vigot, viên thám tử phụ trách việc điều tra vụ sát hại. “Một người Mỹ rất trầm lặng”, Vigot đồng ư như thế. 2
Khi được ấn hành trong năm 1955, khung cảnh của quyển The Quiet American sẽ quen thuộc với nhiều độc giả của Greene là các kẻ mà trận đánh cao điểm của chiến tranh Đông Dương, tại Điện Biên Phủ thuộc vùng tây bắc Việt Nam, đă được tŕnh bày năm trước đó trên các báo chí của họ, trong bài tường thuật tin tức phát thanh và trong các thước phim thời sự tŕnh chiếu. Chiến thắng của phe Việt Minh trong Tháng Năm 1954 đă dẫn đến một giải pháp ḥa b́nh theo đó Việt Nam tạm thời bị chia cắt giữa một miền bắc của Việt Minh và một miền nam do Pháp quản trí một cách lỏng lẻo. Các cuộc tuyển cử toàn quốc được dự trù cho Tháng Bảy 1956, sau đó sự chia cắt sẽ chấm dứt, sự hiện diện c̣n lại của Pháp sẽ biến mất, và xứ sở sẽ trở nên thống nhất và độc lập. Các cuộc tuyển cử, như chúng ta hay biết, không bao giờ xảy ra. Thất vọng, nước Pháp đă rút lui trước thời biểu trong năm 1955, để lại cho Hoa Kỳ xây dựng một quốc gia chống cộng sản riêng biệt. Sự từ khước của phía Bắc Việt và các kẻ ủng hộ họ tại miền nam để chấp nhận sự chia cắt lănh thổ này đă là chất xúc tác cho một cuộc chiến tranh thứ nh́ – của người Mỹ. Vào lúc nó kết thúc trong năm 1973 hơn 58,000 quân nhân Hoa Kỳ đă bị chết. Tổn thất nhân mạng về phía người dân Đông Dương (bởi Lào và Căm Bốt đă không được miễn trừ) vào khoảng từ 2 đến 3 triệu người. 3
Tất cả các điều này nằm ở phía tương lai vào lúc quyển truyện của Greerne xuất hiện, nhưng các nhà b́nh luận thường nhận xét về sự tiên tri của ông, trên cách ông “đă xác định bi kịch h́nh thành cho Mỹ khá lâu trước khi các Thủy Quân Lục Chiến đến nơi”, và làm sao mà nhân cách của Pyle “đă gói trọn sự kết hợp tính cao ngạo và ngây thơ của Mỹ dẫn đến “vũng lầy Việt Nam”. 4 Nơi đây có một kẻ viết truyện hư cấu cùng lúc làm việc như một sử gia biên niên và giải thích lịch sử đương đại cũng như một nhà tiên tri, kẻ mang lại “một dấu hiệu cảnh cáo không được để ư đến.” 5 Greene không thoải mái với tiếng tăm này, nhấn mạnh rằng “tôi đă không thể đả kích một tương lai có tính cách giả thuyết”. 6 Ông cũng bác bỏ các ư kiến rằng tính khí của Fowler là một sự phóng chiếu các quan điểm riêng của chính ông, nhưng bằng chứng từ các nhật kư và thư từ của ông trong các năm 1951-2 (khi, như chúng ta sẽ thấy, ông đă trải qua nhiều tháng tại Việt Nam) phủ nhận sự tuyên xác này. 7 Qua nhân vật Fowler, Greene đă có thể kết án khả năng của Hoa Kỳ, được khai sinh với các ư định tốt nhưng khiếm khuyết, tạo ra sự tổn hại lớn lao tại thế giới thực dân, hậu thực dân và đang phát triển. Với chủ đề quán xuyến này, không có ǵ gây ngạc nhiên khi thấy quyển tiểu thuyết, mặc dù được tiếp nhận nồng nhiệt tại Anh Quốc, đă lại gánh chịu sự chỉ trích tại Hoa Kỳ Thời Chiến Tranh Lạnh, nơi mà các nhà điểm sách bực tức sự gièm pha dân tộc tính Hoa Kỳ như bị hiện thân bởi Pyle. 8 Sự đối xử của Hollywood năm 1958 với câu chuyện của ông, được đạo diễn bởi Joseph L. Mankiewicz, đă toan tính sửa trị khuyết điểm này, với sụ hiệu đính và thanh lọc của cơ quan CIA trên kịch bản, nhưng kết quả đă là một “tṛ đùa hoàn toàn”, Greene đă phàn nàn, “một tác phẩm thực sự của sự bất lương về chính[ trị” trong đó người Mỹ th́ “rất khôn ngoan” và người Anh “hoàn toàn là một anh hề ngu ngốc của phe Cộng Sản”. 9 Song bất kể một đường lối được cho là chống chính sách Mỹ, vào lúc bắt đầu của thập niên 1960, quyển The Quiet American đă là một quyển bắt buộc phải đọc đối với các kư giả Hoa Kỳ làm việc tại Nam Việt Nam. “Nhiều đoạn văn mà một số trong chúng tôi có thể trích dẫn cho hiện nay”, thông tín viên và người thắng giải Pulitzer Prize của tờ New York Times, David Halberstam có hồi nhớ. “Nó đă là quyển thánh kinh của chúng tôi”. 10 Sau này, khi chiến tranh của Mỹ leo thang, quyển tiểu thuyết đă trở thành một “văn bản tiêu chuẩn cho phong trào phản chiến”, vốn ôm chầm lấy nó như một “kiệt tác tiên tri về các tai họa của chủ nghĩa lư tưởng mù quáng chạy rông điên cuồng”. 11 Ngày nay, với một mức độ mà câu chuyện của Greene về Đông Dương thuộc Pháp đă thấm nhập vào ư thức (tây phương) phổ thông như thế, một kư giả “đặc biệt nhất một nhà văn du hành gốc Anh-Mỹ (Anglo-American), sẽ phạm phải mối rủi ro của việc làm thất vọng chủ bút của anh ta nếu anh ta đến thăm viếng Sàig̣n và ra về mà không có bắt kỳ sự tham chiếu nào đến người Mỹ trầm lặng”. 12
Vượt quá ư nghĩa văn hóa của nó, làm sao mà quyển The Quiet American lại được xem như lịch sử? Đây có vẻ là một câu hỏi không thích hợp: sau hết, như chính Greene đă ghi nhận, ông đă sắp xếp để viết “một truyện chứ không phải một mảnh của lịch sử”. 13 Nhưng sự kiện rằng không biết bao nhiêu độc giả đă không chỉ khoác cho tác phẩm tính chân thực lịch sử mà c̣n gán cho nó “tư thế của một khuôn mẫu của sự xung đột”. 14 Bằng việc lựa chọn để viết ở ngôi thứ nhất, và bằng việc bao gồm nhiều sự tường thuật hơn có thể được t́m thấy nơi bất kỳ tiểu thuyết nào khác của ông, Greene đă đánh giá thấp ước muốn của các độc giả của ông “để biến hư cấu thành sự kiện”, để lấy “hư cấu phục vụ như lịch sử”, và để chấp nhận câu chuyện như “hư cấu có thực”. 15 Tuy nhiên, dù sự việc này đúng là như thế, điều kỳ lạ rằng tính xác thực lịch sử của quyển The Quiet American chưa bao giờ được xét nghiệm đầy đủ, trong khi một số các kẻ viết tiểu luận khác đưa ra một sự lượng giá vắn tắt, lại không tạo đựoc ấn tượng ǵ. Michael Sheldon, một kẻ viết tiểu sử Greene, chấp nhận rằng “bàu không khí của thời chiến …được truyền đạt một cách xuất sắc”, nhưng bác bỏ sự cứu xét các vấn đề chính trị và quân sự bị coi là “hời hợt”, trong khi Seymour Topping, một kư giả Mỹ tại Việt Nam hồi đầu thập niên 1950, đă thúc giục các độc giả muốn t́m kiếm “sự tŕnh bày lịch sử trung thực của cuộc Chiến Tranh Đông Dương của Pháp” hăy “nh́n đến nơi khác”. 16 Một điều kỳ lạ khác rằng trong một quyển tiểu thuyết thông tin chính trị như quyển The Quiet American, có quá nhiều các nhà b́nh luận đă kết luận rằng chỉ có độc một câu hỏi duy nhất đáng nêu lên: ai là người mẫu trong đời thực cho nhân vật Alden Pyle? Trong nhiều năm, Edward Geary Lansdale, nhân viên CIA đa năng và “nhân vật nổi tiếng thời Chiến Tranh Lạnh”, đă xuất hiện như kẻ được ưa chuộng ngay dù Greene luôn luôn bác bỏ luận đề Lansdale-Pyle. 17 Vào giữa thập niên 1990, nhà viết tiểu sử chính thức của Greene, Norman Sherry, đă chứng minh vượt quá sự nghi ngờ hữu lư rằng các quan điểm của Pyle là một sự hỗn hợp các thái độ mà nhà văn đă gặp nơi nhiều người Mỹ trong thời gian ông ở Việt Nam vào các năm 1951-2. Lansdale, kẻ đă chưa đến quang cảnh măi cho đến năm 1954, đă không nằm trong số người đó. Trong số c̣n lại, Leo Hochstetter, của Phái Bộ Kinh Tế và Kỹ Thuật Đặc Biệt Hoa Kỳ (US Special Technical and Economic Mission: STEM), dường như là nguồn cảm hứng đơn độc lớn nhất cho quan điểm chính trị của Pyle, nhưng không phải là h́nh dáng hay cung cách của ông ta. 18
Trong bài viết này, một vấn đề khác biệt sẽ được nhấn mạnh, tức tầm mức theo đó các người Mỹ, và ít bất ngờ hơn, các người Anh, đă hoạt động bí mật sau lưng người Pháp để phát huy một giải pháp Lực Lượng Thứ Ba tại Việt Nam. Như sẽ được phô bày, vở kịch đời thực gợi ư cho quyển tiểu thuyết, và trong đó bản thân Greene có đóng một vai tṛ ṇng cốt, cũng lôi cuốn không khác ǵ các hoạt động giả tưởng của Fowler, Pyle, và Tướng Thế.
I
Vào năm 1950 tiếng tăm văn chương của Graham Greene đă sẵn được thiết lập nhờ một loạt các quyển tiểu thuyết được ưa chuộng song chưa được tán thưởng bởi giới phê b́nh, trong số đó có các quyển Brighton Rock (1938), The Power and the Glory (1940), The Confidential Agent (1943) và The Heart of the Matter (1948). Ông cũng là một kẻ du hành dầy dặn, như các địa điểm của một số tiểu thuyết của ông chứng tỏ, nhưng ông chỉ có một ít kinh nghiệm về Đông Nam Á cho tới khi ông chấp nhận một đề nghị từ người anh (hay em) của ông, Hugh Carleton Greene, để gia nhập cùng với anh ông tại Mă Lai, nơi ông ấy đứng đầu Các Hoạt Động Thông Tin Anh Quốc trong giai đoạn ban đầu của T́nh Trạng Khẩn Cấp Tại Mă Lai. Khao khát phiêu lưu và muốn chạy trốn một chuyện t́nh không hạnh phúc (t́nh nhân của ông, Catherine Walston, đă lựa chọn việc ở lại với chồng cô ta), Greene đă đến Mă Lai trong Tháng Mười Một năm 1950. Trong trường hợp Kuala Lumpur “khiến ông buồn tẻ và chán nản”, T́nh Trạng Khẩn Cấp chỉ mang lại một cơn phấn khởi ngắn ngủi của sự kích thích mà ông thèm muốn, và ngay trước khi Hugh được gọi sang Singapore, “đến nỗi tôi chẳng buồn gặp anh ấy để uống rượu với anh”. Các vụ đột kích cùng với các người Gurkhas tại vùng đất thổ phỉ ở Pahang đă mang ông đên gần sự hoạt động hơn (“Tôi đă nh́n thấy xác bị giết đầu tiên của tôi – đó là một cảnh tượng kinh tởm & tôi không ăn được thịt”), nhưng hiển nhiên là sự nhẹ nhơm để ông xin từ giă Mă Lai sau hai tháng. 19
Greene đă quyết định qua trở lại Anh Quốc qua ngả Đông Dương hầu thăm viếng một người bạn cũ, Trevor Wilson, là lănh sự Anh tại Hà Nội. 20 Đến Sàig̣n, thủ phủ của Cochin-China (Nam Kỳ) hôm 25 Tháng Một 1951, ông đă tóm bắt được một cách say mê sự đối nghịch với Mă Lai. “Đây đúng là xứ sở [mong ước], ông tuyên bố. “Ôi Mă Lai, quả là một nơi chốn phiền muộn biết bao cho dù xứ sở này đang gặp nguy hiểm nhiều hơn”. 21 Khi đó một lần nữa, chính nỗi nguy hiểm đă là một bộ phận to lớn của sự lôi cuốn. Như Sherry đă cho thấy, suốt quảng đời trưởng thành của ḿnh, Greene đă phô bày một “nhu cầu ám ảnh để chạy trốn sự tẻ nhạt râm ran của đời sống hàng ngày”, bởi sự tẻ nhạt dẫn đến sự thất vọng và các ư nghĩ về sự tự tử. Rượu, thuốc hút, và đàn bà đều đă được dùng (và lạm dụng) trong một nỗ lực để giữ đời sống thú vị, nhưng ở những lúc suy yếu, như ở Mă Lai, một “ước muốn tan biên’ sẽ chế ngự. 22 T́nh Trạng Khẩn Cấp có sự hiểm nguy cấp thấp, nhưng tại Việt Nam Greene bị kích thích để khám phá ra hai cuộc chiến tranh, mỗi cuộc đều gây chết người trong cách riêng của nó. Tại miền bắc, Bắc Kỳ (Tonkin), là một cuộc chiến tranh lớn, quang cảnh của các trận đánh đúng theo quy ước nghiêm ngặt, trong khi tại Nam Kỳ chiến tranh ở một quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn chết người. “Các mục tiêu luôn luôn là con người, đối tượng khơi dậy sự lo sợ tối đa”, như được hồi tưởng bởi một cư dân gốc Pháp tại Sàig̣n, khi phóng viên New York Times đang sang thăm viếng, Cy Sulzberger, viết về “một thành phố tĩnh lặng của sự ám sát”. 23 Greene đă mô tả một quang cảnh tương tự. “T́nh trạng th́ hoang tưởng”, ông đă viết cho Hugh “Người ta ăn trưa và ăn tối đàng sau các khung chắn song bằng sắt hay mạng lưới dây kẽm để ngăn chặn các quả lựu đạn. Đồ ăn ngon, rượu vang ngon, & sự thân thiện bao la.” Trong nhật kư của ḿnh, ông đă mô tả một cách súc tích hơn: “Vui vẻ bất kể các trái lựu đạn”. 24
Vào buổi tối thứ nh́, Greene được mời ăn tối một cách không chính thức với Tướng Jean de Lattre de Tassigny, kẻ vừa là Cao Ủy Pháp kiêm tư lệnh Đoàn Quân Viễn Chinh Pháp (French Expeditionary Corps: FEC), một “nhân vật quyến rũ” là kẻ “đă chặn đứng một chuỗi các sự rữa nát nơi đây”. 25 Cuộc chiến tranh bùng nổ năm 1946 thoạt tiên mang một tính chất thực dân, với người Pháp toan tính tái khẳng quyết quyền chủ tể đế quốc của họ đôi diện với sự kháng cự quyết tâm từ phe dân tộc chủ nghĩa [sic] do cộng sản cầm đầu của Việt Minh là phe, trong Tháng Chín 1945, đă thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) độc lập. Tuy nhiên, vào năm 1951, với Hoa Kỳ cung cấp cho Pháp sự trợ giúp quân sự và Trung Cộng cung cấp viện trợ tương tự cho Việt Minh, cuộc đấu tranh thực dân nguyên thủy đă mang một h́nh thái Chiến Tranh Lạnh. Trong khi đó Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN), chỉ huy bởi Tướng Vơ Nguyên Giáp, đă phát triển thành một lực lượng giao tranh đáng nể; vào mùa thu 1950, khi Greene đi đến Mă Lai, QĐNDVN đă giáng cho nước Pháp “sự thất trận thực dân lớn nhất của nó kể từ khi Montcalm bị chết tại Québec” qua việc giành giựt sự kiểm soát vùng bắc Bắc Kỳ. 26 Được thúc đẩy bởi sự thành công này, trong Tháng Mười Hai, Tướng Giáp đă phóng ra một cuộc tấn công quan trọng vào vùng Châu Thổ sông Hồng, trung tâm của vị thế của Pháp tại miền bắc. Với Hà Nội lâm nguy, Bộ Tư Lệnh Cao Cấp của Pháp đă ra lệnh di tản các thường dân Pháp, một điềm báo trước việc có vẻ là sẽ bỏ rơi hoàn toàn miền bắc và cùng với nó, bất kỳ viễn ảnh chiến thắng nào cuộc chiến tranh. 27 Chính ở thời điểm này de Lattre đă nắm quyền chỉ huy.
Xông xáo và lịch thiệp, viên tướng 61 tuổi đă đến Đông Dương với một tiếng tăm về tài lănh đạo vững chắc, sự xuất sắc về chiến lược, các cơn tức giận điềm tĩnh, và sự quyến rũ cá nhân lớn lao. 28 Ông đă tức thời cách chức các sĩ quan cao cấp liên hệ đến các sự thất trận gần đó, ngăn cấm mọi cuộc đàm thoại về việc bỏ rơi Bắc Kỳ, và đoan chắc với các binh sĩ của ông rằng “kể từ ǵ phút này các bạn sẽ được chỉ huy”. 29 De Lattre “đă kích thích” Đoàn Quân Pháp Viễn Chinh FEC, các kư giả Mỹ đă tường thuật như thế, một ấn tượng được nhấn mạnh bởi Malcolm MacDonald, tổng ủy viên Anh Quốc tại Đông Nam Á, kẻ nhớ lại làm sao mà “danh tính của de Lattre giống như một tiếng kèn thôi thúc các binh sĩ của ông biến hóa sự thất trận thành sự thắng lợi”. 30 Sau khi đẩy lui thành công sự đe dọa vào Hà Nội, de Lattre tiếp tục dẫn dắt quân Pháp đến chiến thắng tại ba trận đánh nữa trong nửa đầu của năm 1951 (tại Vĩnh Yên trong Tháng Một, Mạo Khê trong Tháng Ba, và trên sông Đáy trong Tháng Sáu). Ưu thế của Pháp về không quân và pháo binh và sự sử dụng bom xăng napalm do Hoa Kỳ cung cấp đă gây ra sự tổn hại nghiêm trọng cho các lực lượng của Tướng Giáp, nhưng de Lattre, kẻ có những tuần lễ đầu tiên tại Đông Dương “vẫn c̣n là một thí dụ cổ điển của tác động cá nhân mà sự chỉ huy của một viên tướng vĩ đại có thể mang đến cho một t́nh trạng đang suy đồi”, cũng đảm trách vai tṛ của ḿnh. 31
An ninh của châu thổ sông Hồng, với dân số của nó tới 6 triệu người, khoản thặng dư lúa gạo của nó được thèm khát biết bao bởi Việt Minh, và trục liên kết Hà Nội-Hải Pḥng, là mục tiêu ưu tiên của Bộ Chỉ Huy Cao Cấp. Trong suốt năm 1951, cái gọi là pḥng tuyến de Lattre bắt đầu được thành h́nh, một “bức màn bằng bê-tông” của 1200 dăy nhà x̣e ra như cánh quạt từ Vịnh Bắc Việt để bao bọc quanh vùng châu thổ; được nghĩ như một hàng rào ngăn chặn các cuộc tấn công quy ước của QĐNDVN, một pḥng tuyến sau này bị chứng tỏ là hàng rào thủng lỗ trước sự xâm nhập của quân du kích Việt Minh. 32 Trong vai tṛ chính trị của ḿnh, de Lattre đă tái bảo đảm với người Việt Nam rằng nền độc lập của họ th́ an toàn trong đôi tay của ông ta. Hai năm trước đó, năm 1949, người Pháp đă thuyết phục cựu hoàng đế của An Nam, Bảo Đại, trở thành quốc trưởng của một Quốc Gia Việt Nam Liên Kết [viết tắt: QGVNLK, chú của người dịch, tiêng Anh là Associated State of Vietnam: ASV] mới được thành lập. QGVNLK được trao trả nền độc lập của nó nhưng chỉ trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp, một hạn chế cho phép người Pháp từ bỏ trách nhiệm về phần lớn sự quản trị nội bộ của xứ sở trong khi giữ lại quyền kiểm soát về chính sách ngoại giao, quốc pḥng và thương mại. De Lattre nói về việc hoàn thiện sự tư do của Việt Nam khi t́nh h́nh an ninh cho phép, nhưng đối với nhiều người thuộc phe dân tộc chủ nghĩa, chứ không phải chỉ đối với những người liên hệ với Việt Minh, “giải pháp” Bảo Đại trông giống như một tṛ lừa gạt của thực dân. 33
Đây chính là bối cảnh khi có cuộc gặp gỡ đầu tiên của Greene với de Lattre tại Sàig̣n hôm 26 Tháng Một năm 1951. Lo lắng để giành được sự ủng hộ lớn hơn của Hoa Kỳ cho cuộc chiến tranh, và hay biết rằng vị khách nổi tiếng của ḿnh đang làm việc cho tạp chí Life nhiều ảnh hưởng, viên tướng người Pháp đă chú ư quá mức đến các nhu cầu của Greene, c̣n hứa dành cho ông ta một ghế trên chiếc máy bay cá nhân của ḿnh khi viến tướng quay trở về Hà Nội. 34 Greene tỏ lời cám ơn, bởi cho dù ông ưa thích Sàig̣n biết bao, ông hiểu rằng cuộc chiến tranh sẽ thắng hay bại tại miền bắc nơi chiến trận “có tính chất thực sự cổ điển, loại mà các sử gia hay các thông tín viên chiến tranh thường hay tŕnh bày trước khi đến kỷ nguyên của máy quay phim”. 35 Ông đă bay cùng với de Lattre ra Hà Nội vào ngày 30 Tháng Một, đến nơi ngay trước buổi trưa. Viên tướng tức thời đặt một chiếc máy bay nhỏ và phi công dưới quyền quyết định của Greene và khuyến khích ông ta hăy bay trên các tuyến pḥng thủ vùng châu thổ. Buổi chiều hôm đó, được tháp tùng bởi Trevor Wilson, Greene đă bay lên nhưng theo một hướng hoàn toàn khác biệt – đến Phát Diệm, sáu mươi dậm nam Hà Nội. 36
Một quốc gia-thành phố phần lớn tự trị nằm sát Vịnh Bắc Việt, Phát Diệm được kiểm soát bởi một Ông Hoàng-Giám Mục Công Giáo, Lê Hữu Từ. Cùng với Phạm Ngọc Chi, giám mục địa phận kế cận Bùi Chu, ông Từ hành sử thẩm quyền tinh thần trên 500,000 dân Công Giáo và nắm giữ quyền hành thế tục trên phần lớn số dân c̣n lại (đa số là Phật tử) trong vùng. 37 Trong năm 1945 Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đă hậu thuẫn VNDCCH nhưng khi quan điểm cộng sản của Việt Minh trở nên rơ rệt hơn, giáo hội đă chuyển sang vị thế trung lập trong cuộc xung đột giữa Pháp và Việt Minh. 38 Sự ủng hộ rơ ràng của khối Công Giáo Việt Nam sẽ tạo ra nhiều sức mạnh để tăng cường cho QGVNLK mới khai sinh, nhưng vào thời điểm có cuộc thăm viếng đầu tiên của Greene, các giám mục miền bắc đă không chỉ thắc mắc về các chứng tích dân tộc chủ nghĩa của Bảo Đại (trái với Vatican vốn đă chấp thuận chế độ của ông ta) mà c̣n kháng cự lại sự can thiệp của chính quyền trung ương vào việc quản trị các ṭa giám mục liên hệ của họ. Ông Từ đă giữ một thái độ lưỡng lự không kém đối với VNDCCH. Bất kể chủ trương vô thần của phe cộng sản, nhiều người Công Giáo vẫn ḥa ḿnh với chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh, trong khi t́nh trạng khả dĩ bị xâm hại của Phát Diệm giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa do Việt Minh kiểm soát đă buộc vị giám mục phải sử dụng một sự kết hợp ngoại giao và mậu dịch với quân nổi dậy (đặc biệt về gạo, phong phú trong lănh địa của ông) để giữ Phát Diệm ngoài tầm chiến tranh. Nếu mọi thứ đều thất bại, ông vẫn c̣n một quân đội riêng của ḿnh; trú đóng trong các doanh trại thuộc các khu vực thánh đường ở Phát Diệm, các binh sĩ này, khoảng 3,000 sĩ quan và quân lính, có các công binh xưởng riêng của họ để chế tạo các quả lựu đạn thô sơ, bom súng cối (mortar bomb), và các súng phóng lựu. Điều này cũng hữu lư, bởi một đường nét đồng hành của dân tộc chủ nghĩa rơ rệt của ông Từ là một sự khước từ không cho phép các quyền lập căn cứ của Pháp trong giáo phận của ông. 39
Greene Công Giáo đă bị hớp hồn bởi Phát Diệm, cũng như người bạn và đồng tôn giáo của ông, Wilson. [Giám Mục] Từ đích thân dẫn các vị khách đi thăm khắp nơi, chỉ ra với sự hănh diên, các sự chuẩn bị pḥng thủ của ông và thừa nhận rằng “kẻ thù số một của ông là Pháp sau đó đến Cộng Sản”, một quan điểm chắc khiến ông bị nghi ngờ như nhau bởi cả hai phía, người Pháp tuyên bố ông là “nửa Việt Minh” và Việt Minh gán cho ông nhăn hiệu một “công cụ của Pháp”. 40 Trong dip đầu tiên này, Greene đă chỉ trải qua ba mươi sáu tiếng đồng hồ tại “lănh địa Giám Mục trung cổ” của ông Từ trước khi quay trở về Hà Nội hôm 1 Tháng Hai. Buổi tối hôm đó, khi lại dùng bữa với de Lattre, ông đă khám phá ra rằng cuộc thăm viếng không dự liệu của ông đă gây bực tức cho vị chủ nhân này: “Chỉ trích nhẹ nhàng” và chấm phá với “các giai thoại về Vô thần”, ông đă viết trong nhật kư của ḿnh. 41 Vào lúc này ông gán ít sự quan trọng cho các sự ngạo báng của viên tướng người Pháp, nhưng khi nh́n lại ông nhận thấy buổi ăn tối như khoảnh khắc khi “các quan hệ của chúng ta bắt đầu lạnh nhạt”, một sự “bất tiện cho tôi” nhưng là một “tai họa cho Wilson”. 42
II
Bản chất của tai họa này sẽ không được tự phát lộ cho đến giữa năm 1951. Vào lúc này, sau khi trải qua hai tuần tại Việt Nam, Greene trở về nước. “Hoàn toàn t́nh cờ tôi đâm ra say mê Đông Dương”, ôntg đă viết sau này, mặc dù “không điều ǵ khác nữa rằng từ các ư nghĩ về chuyến viếng thăm thứ nhất của ḿnh tôi sẽ một ngày kia đặt khung cảnh một quyển tiểu thuyết ở đó”. 43 Quyết tâm quay trở lại càng sớm càng tốt, ông đă đạt được một lệnh đặt viết từ tạp chí Life một bài viết về chiến tranh và đă quay trở lại vào Tháng Mười sau đó, lần này cho một kỳ trú ngụ mười tuần lễ và khuynh hướng đi thăm “các trận đánh tiền tuyến”. 44 Trong thời khoảng giữa các cuộc thăm viếng của ông, khung cảnh quân sự và chính trị đă thay đổi một cách đáng kể, với Phát Diẹm là trung tâm của một số phát triển ngoạn mục hơn. Trong Tháng Hai, Đảng Cộng sản Đông Dương, bị giải tán trong năm 1945, đă được tái lập dưới tên Đảng Lao Động Việt Nam, một chuyển động rơ ràng nhằm tuyên cáo sự cộng sản hóa hoàn toàn của khối đa số về mặt chính trị cho đến nay (nếu không phải do cộng sản chỉ huy) trong phong trào Việt Minh. 45 Tháng kế đó, Thủ Hiến Bắc Kỳ phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan, Nguyễn Hữu Trí, kẻ không hề ḥa giải với QGVNLK, bị băi nhiệm khỏi chức vụ. Các biến cố bề ngoài không liên hệ này đă hỗn hợp nhau trong Tháng Tư khi các giám mục Phát Diệm và Bùi Chu tuyên bố công khai sự ủng hộ của họ cho Bảo đại. Cho đến thời điểm này, họ đă từ chối không thương thảo với ông Trí, kẻ mà họ tố cáo có thành kiến chống lại Công Giáo, nhưng sự băi nhiệm ông ra khỏi chức vụ, cùng với sự gia tăng chính sách chống giáo sĩ của Việt Minh, đă thuyết phục họ từ bỏ sự trung lập của ḿnh và chia sẻ cùng số phận với QGVNLK. Nhưng sự trung thành của [Giám Mục] Từ diễn ra với một giá. Người Pháp đă không chỉ đồng ư cung cấp các sự trợ cấp tài chính để phát triển các lực lượng vũ trang của ông mà ông c̣n được phép giữ klại quyền chỉ huy đội quân của ông, duy tŕ quyền phủ quyết các căn cứ của Pháp, và nói chung, ‘theo đuổi một chính sách lắt léo và nặng cá nhân chủ nghĩa của chính ông”. 46
Khi Greene rời Việt Nam trong Tháng Hai ông lạc quan rằng niềm tin của khối Công Giáo sẽ luôn luôn chiến thắng ư thức hệ vô thần gợi hứng khởi cho các lănh tụ cộng sản của phong trào Việt Minh, và ngoài ra, Giám Mục Từ có quân đội của ông làm một khế ước bảo hiểm. Sự tiên đoán này, với sự phát biểu công khai trong một bài báo trên tạp chí Life, sớm bị chứng tỏ là “một sự bối rối” khi, vào cuối Tháng Năm, QĐNDVN đột nhiên tấn công Phát Diệm như một phần của một cuộc tấn công rộng lớn hơn vào vùng châu thổ phía nam. 47 Công khai ủng hộ Bảo Đại, các giám mục “ném toàn thể Công Giáo Bắc Kỳ vào cuộc chiến tranh cùng với phía người Pháp”, nhưng sau một tháng giao tranh dữ dội trong đó các lực lượng của Tướng Giáp một lần nữa phải gánh chịu các sự tổn thất nặng nề, quân Pháp đă đẩy lui được cuộc tấn công. 48 Tuy nhiên, sự măn nguyện của de Lattre với kết quả này đă bị giảm bớt bởi các biến cố ở Phát Diệm nơi đội quân của [Giám Mục] Từ đă phô bày một màn tŕnh diễn kém cỏi đến nỗi nó đă phải được giải cứu bởi quân nhảy dù Pháp với giá bằng máu của người Pháp. Sau đó một de Lattre tức giận đă tố cáo [Giám Mục] Từ về việc giữ lại tin tức về các sự di chuyển binh sĩ của QĐNDVN để tăng cường cho trận chiến, chửi rủa sự phủ quyết tai hại của ông Từ về các căn cứ của Pháp, và khẳng quyết sự giải tán dân quân Công Giáo và sự kết hợp nó vào các lực lượng vũ trang của QGVNLK. Nỗi đau buồn v́ người con trai, Trung Úy Bernard de Lattre, bị giết trong cuộc giao tranh gần Phát Diệm, đă làm gia tăng ḷng căm hờn chống Công Giao của ông, và ông đă nói “với sự chua chát lớn lao về sự vô ơn của những kẻ mà v́ họ người Pháp đă ngă xuống”. Cuộc tấn công của QĐNDVN, và đến tầm mức có sự từ trần của Bernard, ông cảm thấy, phần lớn là bởi các hành vi ‘phản bội” của các giám mục. 49
Khoảng cách giữa các cuộc thăm viếng của Greene cũng được nổi bật với sự vươn trội lên của Tŕnh Minh Thế, một sự hiện diện mờ nhạt trong quyển The Quiet American, nhưng như Greene đă ghi nhận, cũng “đủ có thực”. 50 Ở tuổi hai mươi chín, ông Thế là tham mưu trưởng quân đội Cao Đài, một giáo phái miền nam mà Greene đă gặp gỡ vào lúc đầu năm. “Họ có một Giáo Chủ, các nữ hồng y, & các thánh của họ là Chúa Giê-Su, Đức Phật, Mahomed, Victor Hugo & Auguste Comte”, ông đă viết cho Hugh. “Họ có 2,000,000 tín đồ & có một quân đội riêng vào lúc đó đứng về phía người Pháp”. 51 Thánh Địa Cao Đài đặt ở Tây Ninh, 60 dậm tây bắc Sàig̣n, nơi Phạm Công Tắc, Giáo Chủ Cao Đài, trong thực tế tụ tập quanh ông các hồng y thuộc cả hai phái nam nữ, cũng như nhiều các tổng giám mục, giám mục, và linh mục cá biệt. Về điện thờ các thánh chiết trung của giáo phái, nơi đây phản ảnh sự hỗn hợp của nó Đạo Phật, Khổng học, và Thiên Chúa Giáo. “Chúng tôi đă thành công”, ông Tắc biện hộ, “bởi v́ chúng tôi … kiện toàn một tôn giáo hạng nhất. Sau hết, các tôn giáo khác có thể lấy ǵ để cạnh tranh với tôn giáo chúng tôi, bởi chúng tôi đă nhặt ra các điểm tốt nhất của từng tôn giáo và sắp đặt tất cả chúng lại với nhau”. 52 Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Howard Simpson đă so sánh các nghi lễ Cao Đài với “một h́nh ảnh minh họa từ một tác phẩm về “hành tinh đă mất” của khoa học giả tưởng. 53 Trong ṿng một năm kể từ ngày thành lập của nó vào năm 1926, đạo Cao Đài đă có các tín đồ tại miền nam nhiều hơn đạo Công Giáo thu phục được trong 300 năm, và vào năm 1945 có lẽ có đến một phần năm trong dân số 4.5 triêu người của Nam Kỳ là tín đồ của Cao Đài. 54 Quân đội Cao Đài hoạt động vừa như một tấm khiên pḥng thủ Thánh Địa và, sau khi chiến tranh Pháp – Việt Minh bùng nổ, như một cánh tay không chính thức của FEC. Để đổi lấy các sự trợ cấp của Pháp, các lực lượng Cao Đài – với quân số hoảng 15,000 lính, với số trừ bị 20,000 quân, vào năm 1950 – đă tuần cảnh các khu vực rộng lớn của Nam Kỳ nơi mà tín ngưỡng được phát triển, và cùng với giáo phái Ḥa Hảo khởi nguồn từ Phật Giáo, đă cung cấp nguồn chính yếu sự kháng sự của quần chúng chống lại phe cộng sản tại miền nam. 55 Tuy nhiên, Việt Minh đă tố cáo phe Cao Đài là các lính đánh thuê của Pháp, cáo giác giáo chủ về việc đặt sự tự trị của khu vực Cao Đài bên trên tự do cho Việt Nam nói chung, và đă phát động chiến tranh từng chập chống lại giáo phái này. 56
Trong Tháng Sáu 1951, Đại Tá Thế -- sau này ông tự phong ḿnh lên thiếu tướng – đột nhiên rời bỏ Thánh Địa và biến mất vào vùng rừng núi gần biên giới Căm Bốt với 2,500 quân và một kho dự trữ vũ khí. Các duyên cớ của ông được tiết lộ trong một buổi phát thanh trong đó ông tố cáo người Pháp theo đuổi “một chính sách thực dân ngụy trang với “ư định độc ác nhằm nô lệ hóa chúng ta” và loan báo rằng chính sách của ông từ giờ về sau là “không hợp tác” hoặc với chế độ thực dân hay QGVNLK bù nh́n của nó. 57 Ông Thế tiến tới việc thành lập một tổ chức chính trị, Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến [MTQGKC] (National Resistance Front: NRF), sắp xếp lại các binh sĩ của ông thành cánh quân sự của mặt trận, quân Liên Minh [tiêng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], và thiết lập một đài phát thanh, Tiếng Nói Của Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, để phát thanh các sự tố cáo người Pháp, QGVNLK và Việt Minh “với sự vô tư trong sáng”. 58 Mục đích được tuyên bố của MTQGKC là “ḥa b́nh và công lư nhân bản” nhưng Liên Minh không mấy ngần ngại trong việc sử dụng các phương tiện bạo lực cho cứu cánh này: vào ngày 31 Tháng Bảy năm 1951, tư lệnh các lực lượng Pháp tại miền nam Việt Nam và thủ hiến cấp miền của QGVNLK đều bị sát hại bởi một lính Liên Minh ôm bom tự sát. Nhiều hành động khủng bố khác được tiếp diễn, kể cả một vụ đặt bom nổ xe lớn lao tại Sàig̣n trong Tháng Một 1952, làm hoang mang các quan sát viên lăo luyện về cuộc chiến và lôi cuốn sự chú ư của một tiểu thuyết gia Anh Quốc đang thăm viếng. 59
Trong quyển The Quiet American, chính các hành vi bạo động của ông Thế khiến cho Greene xuyên qua nhân vật Fowler, cáo buộc Hoa Kỳ về sự ngây thơ của nó trong việc lầm lẫn một kẻ khủng bố với một ứng viên chính thống của Lực Lượng Thứ Ba. Nhưng Greene không luôn luôn dấu ḿnh đàng sau nhân vật Fowler. Trên tờ Paris Match năm 1952 ông đă mô tả Tướng Thế như “thủ lĩnh của một Lực Lượng Thứ Ba gây chiến với mọi người và đặt các quả bom nổ mạnh tại ngay trung tâm Sàig̣n giết chết các thường dân vô tội”. 60 Hai năm sau, trên tờ The Sunday Times, ông đă viết về “một thời gian khi một số người Mỹ nào đó, mơ mộng về một lực lượng thứ ba, bày tỏ một sự chú ư đến ông Thế”. 61 Các nhà lập chính sách Hoa Kỳ chắc chắn lo ngại rằng nền độc lập c̣i cụt của QGVNLK sẽ không đủ mạnh để giành thắng một đa số các người phe dân tộc chủ nghĩa không cộng sản đến một chính nghĩa chống lại Việt Minh, và rằng bất kỳ thắng lợi quân sự nào mà Pháp có thể đạt được sẽ bị xóa bỏ bởi các khiếm khuyết của một chương tŕnh chính trị dựa trên một ác cảm đối với “sự lừa bịp hay các sự nhượng bộ”. 62 V́ thế, ngay dù đă thừa nhận QGVNLK trong năm 1950, chính quyền Truman đang t́m kiếm một nhà lănh đạo Việt Nam “không bị hoen ố bởi hoặc các liên hệ với quá khứ thực dân hay với phong trào cộng sản quốc tế;” để lấp khoảng trống chính trị một khi người Pháp rời bỏ Việt Nam. 63 Bảo Đại, “một con số không chính trị bị Pháp khống chế và cổ xúy bởi Pháp” trong cái nh́n của Bộ Ngoại Giao {hoa Kỳ}, khó thích hợp với dự án. 64 Nhưng về MTQGKC và Liên Minh th́ sao? Chúng ta biết rằng Hoa Kỳ đă làm việc một cách chặt chẽ với ông Thế trong các năm 1954-5, khi ông ta được nh́n như một trụ cột của sự ủng hộ cho một nhân vật Lực Lượng Thứ Ba khác, Ngô Đ́nh Diệm, nhưng liệu các người Mỹ cũng đă từng làm việc với ông Thế trong các năm 1951-2 như Greene xác nhận hay không? 65
Ông Thế chắc chắc ao ước sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Không lâu sau khi tách ngũ, ông đă tiếp xúc với sứ quán Mỹ tại Sàig̣n với lời yêu cầu viện trợ phi quân sự, đặc biệt đồ tiếp liệu y tế, như Donald Heath, sứ thần Mỹ, đă cảnh cáo chống lại “bất kỳ sự chệch hướng chính sách thuộc loại này” và khuyến cáo Bộ Ngoại Giao rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục làm việc ‘trong khuôn khổ của sự hợp tác trung thành và tin tưởng” với người Pháp. 66 Tuy nhiên, bản thân người Pháp đă sẵn khó chịu rằng các người Mỹ [les Amériloques,tiếng Pháp trong nguyên bản, tương tự như từ Yank để nói về người Mỹ với một vẻ khinh miệt, chú của người dịch] dưới vỏ các chương tŕnh viện trợ kinh tế và quân sự của họ, đă cân nhắc để thay thế họ như ảnh hưởng ngoại lai chế ngự tại Đông Dương và không mấy tin rằng Hoa Kỳ đă bí mật hậu thuẫn ông Thế. 67 Mối quan hệ giữa Bộ Tư Lệnh Cao Cấp Pháp và Nhóm Cố Vấn Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ (US Military Assistance Advisory Group: MAAG), đường chuyền xuyên qua đó viện trợ quân sự được phân phối tại Đông Dương, đôi khi là một mối quan hệ trục trặc, nhưng thái độ của Pháp đối với Phái Bộ Kinh Tế Kỹ Thuật Đặc Biệt (Special Technical Economic Mission: STEM), hoạt động dưới sự bảo trợ của Cơ Quan Quản Trị Hợp Tác Kinh Tế Hoa Kỳ (US Economic Cooperation Administration (ECA), th́ luôn luôn căng thẳng. 68 Các dự án của STEM về các công tŕnh công chánh, y tế, nông nghiệp và giáo dục được điều hành trên một căn bản song phương Hoa Kỳ - QGVNLK, tạo ra sự khó chịu lớn lao cho de Lattre. 69 Tệ hai hơn nữa từ một quan điểm của Pháp, các nhà quản trị STEM thường bày tỏ cảm t́nh với nguyên tắc về sự tự do của Việt Nam. 70 Theo tác giả Bodard, họ đă phát động một “cuộc chiến tranh bí mật”, du hành “khắp cơi Đông Dương để nói với các đám đông quần chúng, “Người Pháp là các kẻ bóc lột của quư vị, nhưng người Mỹ là các người bạn của quư vị”. Không điều ǵ làm giảm bớt được nhiệt t́nh của họ”. 71 Một cách chính thức, chính sách Hoa Kỳ là để “bổ túc chứ không phải để chiếm chỗ” nỗ lực của Pháp, nhưng de Lattre thường “châm chọc chua cay” về “các nhà truyền giáo” chống thực dân của STEM và đă tố cáo Robert Blum, giám đốc ECA, như “kẻ nguy hiểm nhất tại Đông Dương”. 72
Pyle, chúng ta phải ghi nhận, thuộc STEM, cơ quan kế đó cung cấp cho anh ta vỏ bọc cho các hoạt động bí mật của anh ta. Nhưng liệu có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy rằng CIA, hay các cơ quan khác của Hoa Kỳ, đă nh́n ông Thế như hiện thân Lực Lượng Thứ Ba khả tín và đă cung cấp cho Liên Minh các vũ khí hồi đầu thập niên 1950 hay không? Các thành viên của STEM, kể cả Leo Hochstetter, kẻ mà tác giả Sherry đă xác định như nguồn gốc chủ yếu cho các quan điểm của Pyle, chắc chắn đă nh́n “nhiều điều về phe Cao Đài”. Hochstetter đă lập luận rằng các tín đồ Cao Đài th́ “thân thiện với Hoa Kỳ và là một tích sản cho sự phát triển kinh tế và an ninh quân sự của Việt Nam”. Quân đội của giáo phái lên tới 20,000 người, ông tính toán, nhưng “sẽ có tới gấp ba lần số người nhập ngũ nếu các vũ khí và sự huấn luyện được cung cấp cho họ”. Chống lại ư kiến này, Edmund Gullion của sứ quán Hoa Kỳ chủ trương rằng ư tưởng về “một lực lượng độc lập nảy sinh từ các cánh đồng lúa đă không phải là một điều ǵ đó mà chúng tôi đă thực sự quan tâm đến”, trong khi Rufus Phillips, một viên chức khác của sứ quán, nhấn mạnh rằng vụ nổ bom tại Sàig̣n Tháng Một năm 1952 đă xảy ra “rất lâu trước khi có bất kỳ sự tiếp xúc hay ủng hộ nào của Hoa Kỳ cho ông Thế”. Có vẻ từ điểm này rằng vụ án về sự thông đồng giữa Hoa Kỳ và ông Thế không được chứng minh. Như một nhân viên kỳ cựu CIA (ẩn danh) nói riêng với Sherry, “không một viên chức duy nhất nào của cơ quan – vào lúc đó – có tiếp xúc với Đại tá Thế … Và tôi sẽ hay biết”. 73
Kích thích sự hiếu kỳ, các tài liệu của Anh Quốc cho thời kỳ này, mới được giải mật gần đây theo Đạo Luật Thông Tin Tự Do của Anh Quốc, khiến ta nghĩ rằng các sự chối bỏ này có thể quá hạn chế. Trong Tháng Hai năm 1952, Tổng Lănh Sự Anh Quốc, Hubert Graves, có báo cáo với London rằng “ một lư do” cho sự được ḷng dân chúng của ông Thế “có thể là sự ủng hộ, được đồn đăi mạnh mẽ, mà ông ta đă nhận được từ một số phần tử Mỹ nào đó”. Graves viết tiếp:
Vào lúc có các sự tổn thương v́ bom nổ tại Sàig̣n trong Tháng Một, điều được nhận ra rằng các chất nổ và các máy bấm giờ sử dụng th́ quá tinh vi để được chế tạo bởi bản thân phe Cao Đài … Điều được hay biết rằng các nhân viên của các phái bộ chính thức của Mỹ tại Sàig̣n có thực hiện thường xuyên các cuộc thăm viếng khu vực Tây Ninh và điều không may giờ đây được nói một cách rộng răi tại Sàig̣n răng các người Mỹ đứng đàng sau Tứong Thế. Các sự ám chỉ úp mở đưa ra bởi người Pháp về sự ủng hộ vô trách nhiệm bởi các người Mỹ cho các nhóm dân tộc chủ nghĩa, trong các cuộc đàm thoại riêng tư với nhân viên của tôi, giờ đây trở thành các sự tố cáo trực tiếp rằng các người Mỹ đang cung cấp sự ủng hộ cho Tướng Thế và người của ông ta. Dù điều này dường như không thể tin được, tôi sợ rằng có thể có một chút ít sự thật trong toàn bộ câu chuyện này. Các nhân viên của Sứ Đoàn Mỹ có nh́n nhận rằng các sự giao dịch của họ với các giáo phái đă bị làm hỏng bởi ước muốn của họ sẽ ở vào một vị thế để sử dụng các giáo phái như hạt nhân cho hoạt động du kích trong trường hợp Đông Dương bị chiếm cứ và điều được nêu ra rằng sự huấn luyện và trang thiết bị được dự trù cho một trường hợp bất ngờ như thế đă bị đem ra sử dụng quá sớm bởi Tướng Thế.
Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc, bản thân có tiếp nhận các tin tức t́nh báo khác cho rằng người Mỹ “đang khuyến khích sự thành lập một quân đội Cao Đài riêng biệt”, đồng ư rằng vụ nổ bom có thể là hậu quả không may của sự xen lấn của Hoa Kỳ. “Tôi sợ rằng chúng ta không thể làm được ǵ về sự điên cuồng của Các Hoạt Động Đặc Biệt của Hoa Kỳ (US Special Operations”, viên Trưởng Pḥng Đông Nam Á đă ghi lại, ngoài một lời “thân thiện” với các giới chức thẩm quyền Hoa Kỳ liên hệ. Tiếc thay, không có tài liệu cung ứng về việc liệu Anh Quốc có bao giờ trực diện với người Mỹ về ông Thế hay không. 74
Với sự chú ư của Hoa Kỳ đến một Lực Lượng Thứ Ba, điều sẽ không gây ngạc nhiên với các độc giả quen thuộc với câu chuyện Việt Nam, nhưng những ǵ không được thừa nhận trước đây là tầm mức theo đó Anh Quốc cũng đă tích cực t́m kiếm các giải pháp thay thế Bảo Đại. Đối với Anh Quốc, Đông Dương đă là một điểm mấu chốt về địa chiến lược, nơi mà các quyền lợi quốc gia và các trách nhiệm quốc tế hội tụ: một mặt sự bảo vệ một Việt Nam phi cộng sản như một rào cản sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản đến phần c̣n lại của Đông Nam Á đă là một mục tiêu Chiến Tranh Lạnh tổng quát của tây phương; mặt khác, Bắc Kỳ là tuyến đầu pḥng thủ của Mă Lai, xứ mà giá trị cho một nền kinh tế Anh Quốc đang suy yếu th́ đáng kể (trong năm 1950 số thu đô la của thuộc địa, chính yếu từ cao su và thiếc, là $350 triệu trên tổng số khu vực đồng bảng Anh là $1,285 triệu). 75 Tóm lại, nước Pháp đă phải giữ vững pḥng tuyến. Nhưng họ sẽ làm được hay không? Ở b́nh diện quân sự, một sự kết hợp của viện trợ Mỹ và sự lănh đạo của de Lattre đă giúp khôi phục một số vùng đất bị mất cho Việt Minh hồi năm 1950, nhưng điều hiển nhiên đối với các nhà lập chính sách ở London rằng “người Pháp đang không tạo ra một sự thành công trong công việc tại Việt Nam bởi việc …để cho khía cạnh chính trị ít nhiều tự lo liệu”. 76 Ít người tại Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc lại tin tưởng rằng Bảo Đại đă có hoặc ước muốn hay khả năng để thống nhất tất cả các phần tử dân tộc chủ nghĩa phi cộng sản, song một cách mỉa mai, nếu nhà lănh đạo QGVNLK là một vấn đề, ông ta cũng là giải pháp, “nhân vật phi Cộng Sản duy nhất” mà Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc có thể nh́n “là kẻ trên đó dân tộc chủ nghĩa Việt Nam có thể kết tinh”. 77 Tuy nhiên, Sở T́nh Báo Bí Mật (Secret Intelligence Service: SIS), với một mắt nh́n vào Phát Diệm, rơ ràng đă có một quan điểm khác, và một cách tự nhiên cả Greene lẫn Wilson sẽ là các thành phần của các nỗ lực đem một giải pháp Công Giáo thay thế cho giải pháp Bảo Đại.
III
Greene đă theo dơi các sự biến chuyển trong ống kính muôn màu muôn vẻ chính trị-quân sự Việt Nam hồi giữa năm 1951 từ ngoài xa. “Tôi xem ra đă lỡ chuyến xe buưt trong vài tuần lễ qua khi Hồ Chí Minh phóng ra một cuộc tấn công lớn”, ông đă viết cho Hugh vào cuối Tháng Sáu. “Vị Giám Mục tốt đẹp của tôi bị bao vây hoàn toàn trong giáo phận của ông và đă phải được cứu vớt bởi các binh sĩ nhảy dù. Sẽ là điều thú vị nếu được ở bên ông và nh́n thấy ông trong một cuộc khủng hoảng”. Greene đă có ư định quay trở lại Việt Nam sau đó trong mùa hè để khởi sự làm việc với sự ủy nhiệm của tạp chí Life nhưng các biến cố đă tŕ hoăn ông. “De Lattre đă trở nên nửa điên khùng & và chống Công Giáo một cách hoang tưởng kể từ khi có sự tử trận của con trai ông”, ông đă viết cho Hugh một lần nữa trong Tháng Tám. Viên tướng giờ đây nh́n các người Công Giáo như những kẻ phản bội tiềm ẩn, không ai nhiều hơn thế cho bằng Trevor Wilson, kẻ mà sự quay trở lại Hà Nội vào lúc kết thúc kỳ nghỉ phép hàng năm của ông bị ngăn cản bởi các giới chức thẩm quyền Pháp, các kẻ đă tố cáo ông bí mật khuyến khích các giám mục miền bắc chấp nhận các thái độ chống Pháp. Như một tín dồ Công Giáo có tiếng tăm, Greene đă lo ngại rằng sự hiện diện của ông ở Sàig̣n sẽ gây “bối rối” cho sứ quán Anh vào một thời điểm có sự căng thẳng Anh-Pháp, trong khi sự vắng mặt của Wilson có nghĩa rằng “tôi sẽ không có các cơ sở” tại Hà Nội. Tuy nhiện tạp chí Life đă muốn có một sự thu hoạch sớm trên khoản đầu tư của nó – ông đă được trả $4,000 – và vào Tháng Mười ông đă trở lại Sàig̣n, “rất vui sướng & ở nhà ḿnh”. 78
Trong cuộc thăm viếng thứ nhất de Lattre “đă tiếp đón tôi một cách cực kỳ niềm nở”, Greene nhớ lại, và ông ta đă “hoàn toàn đoan chăc’ ông ta “sẽ cho tôi mọi sự thuận tiện nếu tôi quay trở lại”. 79 Trong thực tế, khi ông kế đó gặp lại viên tướng, tại Hà Nội hôm 30 Tháng Mười, ông tức thời bị sửng sốt bởi điệu bộ khó tiêu của ông ta, điều mà ông quy cho sự đau buồn v́ Bernard, sự thù ghét mọi điều về Công Giáo và một đường nét thù ghét người Anh. Nhưng cũng c̣n có các sự mưu tính của Wilson. “Chính việc tôi quay trở lại lần nữa ở đất bắc đă là một sự xác định cho mối nghi ngờ của ông ta”, Greene đă viết về de Lattre. “Ông thành thực tin rằng trong một số phương cách ẩn khuất nào đó, được liên kết với chính sánh Công Giáo của W[ilson] và của chính tôi và sự chú ư của chúng tôi đến Phát Diệm, chúng tôi một phần phải chịu trách nhiệm về cái chết của đứa con trai của ông ta”. Kết quả, “Trevor bị tống ra khỏi Đông Dương và Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc mất đi một viên Lănh Sự xuất sắc và người Pháp mất đi một người bạn vĩ đại của xứ sở của họ”. 80 Tuy nhiên, đă có nhiều điều hơn nữa về vụ Wilson so với những ǵ Greene từng thừa nhận công khai, nhung trước khi đi sâu vào vấn đề hơn nữa, điều cần thiết là việc thiết lập vai tṛ then chốt mà hoạt động gián điệp đă đóng giữ trong mối quan hệ Wilson – Greene.
Đối với Greene, gián điệp là điều ǵ đó trong công việc của gia đinh. Người bác [hay chú] ông, Sir William Graham Greene, đă trợ lực cho việc thiết lập Ban T́nh Báo Hải Quân; người anh cả của ông, Herbert, là một gián điệp nhị trùng trong thập niên 1930; và chính chị [hay em gái] của ông, Elisabeth, đă tuyển dụng ông cho Ban V (Section V: ban phản gián) của Sở SIS hồi đầu Thế Chiến II để theo dơi các thuộc địa Vichy French lân cận và sự vận tải bằng tàu sử dụng vịnh Fourah Bay của Freetown, các kinh nghiệm đă t́m được con đường của chúng tiến vào quyển tiểu thuyết năm 1948 nhan đề The Heart of the Matter. Ông đă quay trở lại Anh Quốc trong năm 1943 và thôi không c̣n làm việc trong năm kế đó. Mặc dù sau này ông tuyên bố rằng ông đă không có sự tiếp xúc khác nữa với hăng cũ, như khi ông nói về cơ quan M16, trong thực tế ông vẫn duy tŕ các dây liên hệ không chính thức với cộng đồng t́nh báo cho đến thập niên 1980, chuyển các tin tức thu lượm được trong nhiều chuyến du hành hảỉ ngoại, thường để đổi lấy sự trả công bằng tiền. 81 Đối với Trevor Wilson, ông đă từ bỏ một chức nghiệp trong ngành ngân hàng để gia nhập Lục Quân Lănh Thổ (Territorial Army) trong năm 1939, thuyên chuyển sang Đoàn T́nh Báo Lục Quân (Army Intelligence Corps) trong năm 1941 và sau cùng sang Ban V, Sở SIS (SIS Section V) trong năm 1942. Malcolm Muggeridge, một nhân viên kỳ cựu của Section V, nhớ lại rằng Wilson ‘Dường như là sĩ quan t́nh báo có khả năng nhất mà tôi đă gặp trong chiến tranh, với một tài năng thiên phú cho công việc, kể cả những việc có sự liên hệ đên tất cả các tṛ lừa phỉnh và chơi nước đôi”. 82 Trong năm 1943, Wilson được mang trở lại tổng hành dinh ở London của Ban V từ Algiers nơi ông đang điều khiển các hoạt động phản gián và t́nh bạn của ông ta với Greene đă bắt đầu từ thời khoảng này. Sau khi Greene nghỉ việc trong Tháng Năm năm 1944, Wilson vẫn tiếp tục gia nhập Bộ Tư Lệnh Đông Nam Á (South-East Asia Command: SEAC) của Mountbatten với tư cách một sĩ quan t́nh báo. 83
Chính SEAC đă mang Wilson và Greene lại với nhau. Sự kết thúc chiến tranh tại Á Châu và Thái B́nh Dương trong Tháng Tám năm 1945 đă châm ng̣i cho cuộc cách mạng Việt Minh, lên tới đỉnh điểm hôm 2 Tháng Chín khi Hồ Chí Minh loan báo sự khai sinh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Tuy nhiên nên độc lập bị yểu tử. Trong ṿng hai tuần lễ các đoàn quân của Sư Đoàn Ấn Độ 20 bắt đầu đến Sàig̣n dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Douglas Gracey với các mệnh lệnh từ SEAC để tiếp nhận sự đầu hàng của các lực lượng Nhật Bản đă chiếm đóng miền nam Việt Nam trong bốn năm trước đó. Từ chối không nh́n nhận thẩm quyền của VNDCCH hay bất kỳ bộ phận cách mạng Việt Nam nào khác, Gracey đă đứng cùng hàng ngũ với cựu chính quyền thực dân thời Vichy và vào cuối năm, nhờ ở sự ủng hộ vượt mức của Anh Quốc, người Pháp đă trực chờ để tái lậpp sự kiểm soát tại Nam Kỳ (Cochin-China). 84 Trong khi đó, phe Trung Hoa Quốc Dân Đảng đă đến Bắc Kỳ với số lượng đông đảo để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản tại miền bắc, và Gracey đă quyết định gửi một toán liên lạc đến tổng hành dinh ở Hà Nội của đối tác Trung Hoa của ông, Tướng Lư Hán. Sĩ quan được lựa chọn để cầm đầu phái bộ là Trung Tá Trevor Wilson. Trong sáu tháng kế tiếp, Wilson đă làm việc với phía Trung Hoa [Quốc Dân Đảng] để chuẩn bị con đường trao trả chính thức vùng Bắc Kỳ cho sự kiểm soát của Pháp. Ông ta cũng có gặp gỡ hàng tuần với Hồ Chí Minh và quen biết với chủ tịch VNDCCH “giống như bất kỳ ai khác có thể làm như vậy”. Người Pháp về phần họ tỏ ra biết ơn về cách thức ông đă đại diện cho các quyền lợi của họ và sau này ông ta được tưởng thưởng huychương bởi de Gaulle. Wilson đă giải ngũ trong Tháng Sáu năm 1946 nhưng tức thời đă gia nhập ngành ngoại giao và đă trở lại Hà Nội với tư cách lănh sự. Năm năm sau, khi Greene đến Đông Dương, ông vẫn c̣n ở đó. 85
Như chúng ta đă nh́n thấy trước đây, lư do chuẩn cấp công khai cho việc thăm viếng Việt Nam trước tiên là để thăm người bạn cũ của ông ta, nhưng Yvonne Cloetta, t́nh nhân đă chia sẻ ba thập niên qua trong đời sống của ông, có tuyên bố “hay biết rằng Trevor Wilson … đă thuyết phục ông đến nơi đó, hoặc một cách trực tiếp hay xuyên qua người chị [hay em] ông ta, Elisabeth. Bạn thấy chưa, bạn không bao giờ có thể tách rời khỏi thế giới của điệp báo”. 86 Viên trưởng ngành phản gián của Pháp cũng thắc mắc về các động lực của Greene vào lúc đó và đă cảnh báo với de Lattre rằng nhà văn có thể vẫn c̣n trên sổ lương của M16. Vào dịp đó, viên tướng để để vấn đề lướt qua, nhưng vào thời gian có cuộc thăm viếng thứ nh́ của Greene, viên tướng đă là một người thay đổi. “Tất cả các người Anh này, họ thật là quá đáng!”, ông phàn nàn. “Có một lănh sự thuộc Sở Mật Vụ vẫn chưa đủ, họ c̣n gửi đến tôi các tiểu thuyết gia là nhân viên t́nh báo và các tiểu thuyết gia Công Giáo bước vào cuộc thương thảo”. 87 Liệu sự cáo buộc của de Lattre chống Greene có xác đáng hay không sẽ sớm được cứu xét sau này, nhưng trong trường hợp viên lănh sự, viên tướng hoàn toàn đúng: Wilson là một “đầu mối dây” (stringer) “không chính thức” cho trưởng ngành cấp vùng của SIS tại Singapore, James Fulton. 88 Nói như vậy có nghĩa Wilson không phải là một điệp viên ông ông đă từng có lần làm. Lúc nào cũng là kẻ uống rượu nhiều, vào đầu thập niên 1950 ông ta bộc lộ các dấu hiệu của chứng nghiện rượu sơ khởi và đă phát triển một thói quen không may khi thấm rượu, ủng hộ công khai quan điểm có cảm t́nh với Hồ Chí Minh hơn là Bảo Đại. Tác giả Bodard nhớ lại “một người Anh điển h́nh uống rượu như hũ ch́m (a John Bull boozer) – một làn da đẫm màu rượu vang, thích nói thẳng vào mặt người Pháp rằng “toàn thể dân chúng là Việt Minh … các anh sẽ bị đánh bại!” Các sự bùng nổ như thế khiến cho de Lattre “như bị trúng phong”, lôi cuốn sự chú ư của Sở Công An [Pháp], và chứng thực chống lại hiệu năng của Wilson như một nhân viên t́nh báo. 89 Song cho dù ông ta là một nhà ngoại giao phi ngoại giao đến đâu, ông ta chỉ phát biểu công khai một cách thành thật những quan điểm được giữ trong ṿng riêng tư. 90
Với sự công bố gần đây các tài liệu Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc được giải mật cho đến nay, chúng ta có thể giờ đây bổ túc thêm chi tiết cho câu chuyện về sự vấp ngà của Wilson. Dấu hiệu đầu tiên rằng người Pháp đă không hài ḷng, không chỉ riêng với Wilson mà với người Anh nói chung, xảy ra trong Tháng Tư 1951 khi de Lattre từ khước không chịu dành cho Frank Gibbs, tổng lănh sự rời nhiệm sở, một cuộc hội kiến từ giă, một sự vi phạm ‘không thể tha thứ được” trong nghi lễ ngoại giao theo Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc. 91 Trong tháng kế tiếp Wilson là kẻ gặp khó khăn. Thích thú với việc thăm ḍ các phản ứng địa phương trước sự tuyên bố của hệ cấp Công Giáo miền bắc về sự ủng hộ dành cho QGVNLK, ông đă chấp nhận một lời mời cá nhân từ [Giám Mục] Lê Hữu Từ để ở lại ba ngày tại Phát Diệm. 92 Giám Mục Từ và Wilson đă cùng nhau đi dự lễ và nhận phép ban thánh thể, đă dự các công tác tôn giáo khác và các cuộc gặp gỡ ngoài trời, và tham gia các buổi rước lễ sùng đạo. Đă “không có nghi ngờ ǵ” răng [Giám Mục] Từ đă “chọn đứng về phía Bảo Đại một cách khẳng định và không sai lầm [sic] trong công cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng Sản”, Wilson đă viết như thế cho Micky Joy, xử lư thường vụ Anh Quốc tại Sàig̣n, mặc dù ẩn nấp đàng sau đầu óc của giám mục Từ là “ư tưởng rằng người Pháp sẽ một lẫn nữa lừa gạt dân chúng về sự độc lập”. 93 Tuy nhiên, vào ngày 16 Tháng Năm, de Lattre đă triệu mời Joy đến gặp ông ta để phàn nàn rằng Wilson đă “tự ḿnh chú ư quá nhiều đến chính trị địa phương … Ông ta không nên dính dáng vào các công việc không liên quan đến ông ta. Ông ta nói quá nhiều”. Điều nước Anh cần có ở Hà Nội một lănh sự “sẽ sống ở đó một cách yên ả và giữ kín mồm mép”. 94 Trong tuần lễ kế tiếp viên cao ủy “tự ḿnh biểu lộ mạnh mẽ hơn trước” về “sự dính dáng với khối Công Giáo” 95 của Wilson.
Bất kể các sự phàn nàn của de Lattre, Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc đă dự trù việc tái tục khế ước của Wilson và gửi ông đến Hà Nội trong mười tám tháng nữa vào lúc chấm dứt kỳ nghỉ phép mùa hè của ông ta. Nhưng vào Tháng Bảy, sụ tức giận của de Lattre lên đên cao độ và viên lănh sự ở ven bờ của việc bị tuyên bố là nhân viên ngoại giao không thể chấp nhận được (persona non grata), một quyết định đă được lấy để chấm dứt chức vụ của ông. Một cách chính thức ông bị xem là thừa thăi nhưng trong thực tế ông bị cách chức để xoa dịu viên cao ủy Pháp. 96 Điều mỉa mai là phần lớn các nhà lập chính sách Anh Quốc quan tâm đến Đông Nam Á đều đồng ư với Wilson rằng de Lattre, thiên tài quân sự đă trở nên một gánh nặng chính trị chẳng hạn như sự mắng mỏ công khai và trịch thượng của ông ta về các bộ trưởng QGVNLK là không bao giờ thuyết phục các kẻ chùm chăn chờ thời [attentistes, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] đón nhận giải pháp Bảo Đại một cách nghiêm chỉnh. 97 Hơn nữa, với bản chất thay đổi bất thường của de Lattre đă thể hiện ra như thế, Bộ Ngoại Vụ Anh cảm thấy rằng “sự thất sủng của ông Wilson có thể xảy ra đối với bất kỳ viên chức Anh Quốc nào ở vào vị thế của ông”. 98 Nhưng điều này có đúng thực như thế hay không? Chắc chắn nó sẽ tùy thuộc rằng liệu viên chức đó cũng là một nhân viên t́nh báo bí mật hoạt đông chống lại các quyền lợi của Pháp hay không. Bản thân Wilson bác bỏ một cách giận dữ “nội vụ bịa đặt để chống lại tôi” và có thể rằng Bộ Ngoại Vụ chỉ có sự hay biết lờ mờ về công việc làm thêm của ông cho Cơ Quan SIS. 99 Trong Tháng Mười, ông đă viết thư trực tiếp cho de Lattre đ̣i trả lại công việc của ông, nhưng đầu óc của viên tướng đă được quyết đoán. Trong một sự phúc đáp châm biếm khô khan, viên tướng chỉ hy vọng rằng chức vụ kế tiếp của Wilson sẽ phù hợp nhiều hơn với “các tài năng nổi bật” của ông ta. 100
IV
Tác giả Lucien Bodard về sau nhận xét rằng “khối Công Giáo là Lực Lượng Thứ Ba đích thực tại Việt Nam”, và phán đoán từ sự đầu tư của họ vào ông Ngô Đ́nh Diệm từ năm 1954 trở đi, người Mỹ cũng đă nghĩ như thế. 101 Nhưng từ những ǵ chúng ta hay biết được về các hoạt động của Wilson tại Phát Diệm, người Anh, hay Sở SIS trong bất kỳ trương hợp nào, đă đạt tới một kết luận tương tự ngay từ 1951. Như ấn phẩm Église vivante của Công Giáo đă nhận xét, Phát Diệm đă trở thành một “điểm thu hút nơi mà mọi ước muốn không được thỏa măn của phe dân tộc chủ nghĩa không quyền lực liên kết các lực lượng. 102 Sự xác nhận đương thời này đă được chứng thực bởi sự nghiên cứu gần đây: mặc dù các giám mục Việt Nam chỉ có bốn trong số mười sáu giám mục Công Giáo tại Việt Nam trong năm 1950, họ đảm trách hơn phân nửa số tín đồ được ước lượng là 1.2 triệu của Việt Nam và “đă thể hiện một khát khao gia tăng trong số nhiều người Công Giáo Việt Nam không chỉ cho một Giáo Hội thoát ra khỏi quá khứ truyền giáo của nó mà c̣n cho một Giáo Hội trong một quốc gia thoát ra khỏi quá khứ thuộc địa của nó.” Sự xuất hiện của các giám mục Việt Nam trong hệ cấp giáo hội “đă là một sự biến đổi cụ thể và biểu tượng quan trọng, mang nhiều người Công Giáo Việt Nam đến việc tra vấn và bài bác sự thống trị của thực dân xuyên qua tín ngưỡng và cộng đồng tôn giáo của họ”. 105 Trevor Wilson, hoặc do ư nguyện riêng của ḿnh hay được khuyến khích bởi Sở SIS, đă t́m cách khai thác sự phát triển này. “Tôi không được nói nhiều trong một bức thư ngỏ”, ông đă viết cho Greene hồi Tháng Ba năm 1951, “nhưng các biến cố đă chuyển động một cách mau lẹ kể từ khi có cuộc thăm viếng của ông, và hiệp đầu tiên xem ra đă được giành thắng bởi các Giám Mục”, một sự đề cập đến cách trong đó cả Giám Mục Từ và Giám Mục Chi, bất kể việc tuyên bố ủng hộ Bảo Đại, đă t́m cách giữ lại một mức độ tự trị lớn lao. “Tôi t́m thấy đầy sự ủng hộ trong người Pháp cho giải pháp Công Giáo từ những khu vực nơi mà tôi hẳn phải khó kỳ vọng sự ủng hộ.” Để giúp đẩy mạnh hơn nữa chính nghĩa, ông đă yêu cầu Greene gửi cho ông “càng nhiều ấn phẩm Công Giáo càng tốt” – bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp – cho vùng Phát Diệm và Bùi Chu. 104 Trong Tháng Năm, Wilson có viết về “các sự tiến triển mới mẻ & đáng chú y tại Phát Diệm & Bùi Chu”. Thủ Tướng QGVNLK, Trần văn Hữu, và vị Thủ Hiến mới của miền bắc, đă đến thăm viếng địa phận giám mục và “đă nhận được một sự đón tiếp nồng nhiệt, ngay cả khác thường, từ một đám đông đến 80,000 dân Công Giáo”, đến nỗi gộp chung lại, “các Giám Mục đang tự ḿnh đên tham gia, nhưng, về mặt quản trị, phù hợp với các ư muốn của Bảo Đại”. 105 Song bất kể sự thành công nào mà Wilson đă quảng cáo, giải pháp Công Giáo bị yểu tử. Trong Tháng Sáu, de Lattre tố cáo ông là một điệp viên, và khi, không lâu sau đó, ông bị hạ lệnh phải rời khỏi Đông Dương, vị giám mục của Bùi Chu đă viết thư cho Wilson bày tỏ sự buồn rầu lớn lao của ḿnh rằng “t́nh cảm của ông dành cho chúng tôi” đă mang đến sự trục xuất ông.106
Dĩ nhiên de Lattre tin rằng Greene không chỉ là kẻ đồng âm mưu của Wilson mà bản thân ông ta c̣n là một nhân viên t́nh báo bí mật, các sự tố cáo mà nhà viết tiểu thuyết đă bác bỏ trong một bài khảo luận nhẹ nhàng trên tờ The London Magazine năm 1954 và nghiêm chỉnh hơn trong quyển Ways of Escape năm 1980. 107 Tuy nhiên, như thư tín riêng tư của họ phô bày, Greene chắc chắn hay biết về những ǵ Wilson đă chuẩn bị tại Phát Diệm. Một cách hiển hiện hơn, vào lúc bắt đầu Tháng Chín năm 1951, sáu tuần lễ trước khi có cuộc thăm viếng lần thứ nh́ của ông tại Việt Nam, ông được tiếp xúc bởi nhà sản xuất điện ảnh và một thời là nhân viên của Sở SIS, Alexander Korda. ““Hăng cũ” có hỏi Korda rằng liệu tôi sẽ làm một công việc cho họ hay không”, Greene đă viết cho Catherine. “Tôi không biết là việc ǵ. K[orda] đang sắp xếp một cuộc họp …” 108 Vào lúc đó điều rơ ràng rằng Wilson sẽ không quay trở lại Hà Nội và điều đễ khiến liên tưởng rằng “công tác” mà M16 nghĩ trong đầu th́ liên hệ với Phát Diệm. Wilson về phần ḿnh có vận động các giới chức thẩm quyền Pháp để được phép quay trở lại Đông Dương, “nếu cần thiết, bằng tiền túi của tôi”, đễ sắp xếp công việc của ông cho ổn thỏa. 109 Cuối cùng, trong Tháng Mười Một, ông ta được cấp một chiếu khán tạm thời. Greene đă sẵn có mặt tại Hà Nội khi đó và bắt đầu trông ngóng để gặp lại bạn ông, nhưng khi mức độ tức giận của de Lattre đối với kẻ giờ đây là cựu lănh sự tự bộc lộ ra, Greene bắt đầu suy nghĩ rằng liệu có phải là khôn ngoan để t́m cách tiếp xúc hay không. Sự giám sát của Pháp các sự di chuyển của Greene, bắt đầu từ bữa ăn tối hôm 30 Tháng Mười của ông với de Lattre, đă trở nên ngột ngạt, và mặc dù sau này ông có châm biếm các nỗ lực của Sở Công An Pháp nhằm ḍ xét ông, vào lúc đó ông rất buồn phiền rằng sự tự do của ông để hoạt động như một kư giả, không hề thắc mắc như một nhân viên của M16, đă bị hạn chế đến thế”. 110 “Tôi cầu mong Thượng Đế, T[revor] đă không đi phải theo kế hoạch dành cho ông”, Greene đă viết. “Tôi có thể nh́n thấy … rằng ông ta chỉ gây khó khăn không chỉ cho chính ḿnh mà c̣n cho tôi & tất cả các bạn của ông. Quá nhiều trở ngại như thế”. Về công việc nghiên cứu cho tạp chí Life, “t́nh bạn của tôi với Trevor đă làm vấy bẩn mọi việc cho tôi nơi đây một cách hoàn toàn. Người Pháp tưởng tượng ra mọi thứ động lực nham hiểm & và một cách rất lịch sự, mọi cánh cửa đều bị đóng lại”. 111
Vào ngày 18 Tháng Mười Một, Greene dùng bữa tối tại Phủ Cao Ủy. “Viên tướng hỏi có phải tôi là một nhân viên của Sở Mật Vụ & và đă liên kết điều đó với Trevor”, ông đă viết trong nhật kư của ḿnh. “Cảm thấy ông ta đă không tin tưởng sự phủ nhận của tôi … Có nói ông ta tin lời của tôi thay v́ của cảnh sát nhưng đă lấy làm lo âu bởi các báo cáo mà họ phúc tŕnh. Chấp nhận lời nói của tôi nhưng có thực như thế không? Cảm thấy tôi không binh vực đủ cho Trevor, nhưng các thành kiến th́ quá lớn”. 112 Ngày hôm sau, de Lattre lên một máy bay về Pháp. Ông ta sẽ không quay trở lại. Được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ông về nước để trị liệu y khoa nhưng đă từ trần hôm 11 Tháng Một 1952. Khi rời khỏi Hà Nội lần cuối cùng, đe Lattre có nhấn mạnh với một phụ ta rằng Greene là một điệp viên. “Làm sao có bất kỳ người nào lại phải đến cuộc chiến tranh này với giá bốn trăm dollars?”, ông nêu câu hỏi, một sự ám chỉ đến khoản lệ phí của tạp chí Life dành cho Greene. Câu trả lời ngạo nghễ mà Greene đưa ra cho độc giả của ông trong những năm sau này rằng de Lattre đă đánh mất một số không (zero): $4,000 trả cho nỗ lực rất đáng giá chứ. Trong năm 1984, khi câu chuyện về sự thất sủng của Wilson được ám chỉ một cách ngắn gọn trên báo chí Anh Quốc, ông đă tung ra một thư nghiêm chỉnh hơn cho tờ The Times về thành kiến tôn giáo của de Lattre và sự tin tưởng sai lạc về một âm mưu được ấp ủ bởi “ba giáo dân Công Giáo đáng nghi ngờ”, Wilson, Giám Mục Từ và chính ông. 113 Song các sự phủ nhận của Greene không hoàn toàn được tin tưởng, không phải khi các cựu nhân viên CIA đă chứng nhận rằng Greene đă đảm nhận “một phần vụ công tác tạm thời bởi Trevor đă đi khỏi”, khi nhật kư của ông cho năm 1951 ghi chép một số cuộc gặp gỡ với các nhân viên quen biết của “hăng cũ”, và khi Norman Sherry tin tưởng rằng ông ta t́m kiếm các tin tức về người Pháp và các nhân viên địa phương khám phá tài năng tại Bắc Kỳ “như bất kỳ điệp viên giỏi giang nào sẽ làm”. 114
Sau cùng, chúng ta nói tới số phận của giải pháp Công Giáo. Khi Green lần đầu tiên đến thăm viếng Phát Diệm trong Tháng Một năm 1951, ông cảm nghiệm một điều ǵ đó của sự hiển thánh. “Tôi đă ngắm nh́n vị giám mục Công Giáo Việt Nam thanh tra các tiền đồn của ông, dân quân không lương đă đến trợ lực khai quang địa phận giám mục, và những kẻ giờ đây đang ǵn giữ nó được tự do khỏi kẻ thù cộng sản”, ông đă viết trong tạp chí Life.
Đă chỉ có 2,000 trong số các người này ở đó, và không đủ đồng phục song được luân chuyển, nhung tôi sẽ cảm thấy tin tưởng để chiến đấu trong hàng ngũ của họ hơn là trong hàng ngũ của 100,000 cảnh sát Mă Lai có vũ trang… Sức mạnh của họ là một ư tưởng, và ư tưởng đó là ḷng yêu đất nước của họ. Đạo Thiên Chúa cũng là một h́nh thức của ḷng yêu nước. Các người Việt Nam này thuộc vào Thành Phố của Thượng Đế … “Bạn thấy đó, “ tôi muốn nói với các bạn của tôi ở Mă Lai, “điều đó có thể làm được”. Một ư tưởng đang chiến đấu với một ư tưởng. 115
Vào lúc có cuộc thăm viếng kế đó của Greene, trong Tháng Mười Một 1951, Giám Mục Từ và đội quân khoa trương của ông bị sỉ nhục và h́nh ảnh lăng mạng hóa của ông về vị giám mục đă tan nát. Hơn nữa, ông giờ đây đă nêu vấn đề về sự thất bại của Giám Mục Từ là đă không giải quyết các nhu cầu xă hội của tín đồ của ông. “Luôn luôn tiền bạc cho các Nhà Thờ”, ông ghi nhận trong nhật kư của ḿnh, “không hề cho các bệnh viện hay giáo dục”. Về phần Lực Lượng Thứ Ba, đạo Công Giáo và dân tộc chủ nghĩa đều rất tốt, nhưng để cạnh tranh thành công với Việt Minh, để giành thắng trận đánh của các ư tưởng, Greene đă thừa nhận tầm quan trọng của việc cải thiện các tiêu chuẩn sinh sống cho người dân thường”. Nhưng vị giám mục “đă chỉ quan tâm đến việc xây dựng thêm nhiều nhà thờ hơn nữa”, trong khi “việc thiếu thốn một bệnh viên … chỉ có ít ư nghĩa với ông”. Greene cũng ngày càng không thích sự tôn sùng cá nhân của giám mục Từ, có hiệu lực mạnh mẽ đến nỗi nhiều giáo dân đă thụ đắc “một sự tin tưởng tuyệt đối rằng Phát Diệm được bảo vệ bởi các lời cầu nguyện bởi vị Giám Mục” chứ không phải bởi máu của Đạn Quân FEC. Chán nản với “thái độ ngu xuẩn này đối với người Pháp”, ông đă sớm quay về Hà Nội. 116
Sự việc này có thể là sự kết thúc sự liên hệ với Phát Diệm của Greene, nếu không phải v́ các lời đồn đăi sau đó – có căn cứ vững chắc, như sự việc đă diễn ra – rằng thành phố sắp bị chiếm cứ bởi Việt Minh. Cảm nhận được một tin báo chí giật gân, ông làm một chuyến quay lại đúng theo thể lệ, đến nơi hôm 16 Tháng Mười Hai. Quang cảnh chào đón ông th́ “chấn động”: các đường phố trong giống như “London trong trận đánh chớp nhoáng”, “kinh đào chật cứng xác người”, và một “người mẹ & đứa con chết tại một đường mương. Kể từ khi ông lần đầu tiên đến Mă Lai, Greene măi cảm thấy thất vọng không được cảm nghiệm chiến tranh nguyên chất. Giờ đây ông đă nh́n no mắt: “chưa bao giờ tôi lại thấy nhiều thi thể đến thế”. 117 Sau khi ṃ mẫm vào vùng đất vô kiểm soát nằm giữa hai pḥng tuyến Pháp và Việt Minh, tự phơi bày ḿnh ra trước nguy hiểm nghiêm trọng, viên chỉ huy địa phương Pháp đă quyết định rằng các nhà tiểu thuyết Anh Quốc ṭ ṃ đă là một gánh nặng tại một khu vực chiến tranh và đă ra lệnh ông quay về Hà Nội.118 Với sự việc này, sự chú ư của Greene đén giải pháp Công Giáo đặc biệt đă châm dứt. Từ đó trở đi các người Mỹ sẽ có sân chơi Lực Lượng Thứ Ba, Công Giáo hay nhóm nào khác, cho chính họ. Song, như chúng ta đă thấy, đă có một thời kỳ ngắn ngủi trong các năm 1950-1 khi người Anh cũng tích cực về việc này và khi Greene nhận thấy bản thân ông bị mắc kẹt trong một loại âm mưu, và liên can đến một loạt các nhân vật – các viên tướng lĩnh Pháp hách dịch, các giám mục – chiến sĩ Công Giáo, các nhân viên mật vụ của Anh Quốc – tất cả đều sẽ không ở bên ngoài khung cảnh một trong các tiểu thuyết của chính ông. Sự kiện, trong trường hợp này, th́ cũng hấp dẫn như điều hư cấu./-
___
CHÚ THÍCH
1. The Times, 8 Dec. 1955.
2. Graham Greene, The Quiet American (ấn bản năm 1977 của Penguin), từ giờ trở đi viết tắt là TQA, các trang 17, 36.
3. Muốn có các tổng quan gần đây về cuộc xung đột, xem Mark Philip Bradley, Vietnam At War (Oxford, 2009) và Mark Atwood Lawrence, The Vietnam War: A Concise International History (Oxford, 2010).
4. Michael Menshaw, “The Staying Power and the Glory”, The Nation, 1977, được đăng lại trong quyển Conversations with Graham Greene, biên tập bởi Henry J. Donaghy (Jackson, 1992), trang 105; Christopher Hitchins, “I’ll Be Damned”, The Atlantic Monthly, 22 Feb. 2005 [từ giờ trở đi viết tắt là Hutchins, “I’ll Be Damned”].
5. Stephen J. Whitfield, “Limited Engagement: The Quiet American as History”, Journal of American Studies, xxx (1996), 65-86, nơi trang 66. Cũng xem, Andrew Bacevich, “Best Intentions: An Appreciation of Graham Greene”, World Affairs, số mùa hè 2009; Richard West, “Graham Greene and ‘The Quiet American’ ” , New York Review of Books, 16 May 1991.
6. Marie-Franҫoise Allain, The Other Man: Conversations with Graham Greene (1983) [từ giờ trở đi viết tắt là Allain, Other Man], trang 81.
7. Tôi xin cám ơn Trường Đại Học Canterbury Christ Church University về việc cho phép nghỉ để nghiên cứu và cung cấp các nguồn tài chính để tham khảo các thư tín và nhật kư của Greene tại Thư Viện Lauinger Library, Đại học Georgetown University và tại Thư Viện Burns Library của trường Boston College. Tôi xin cảm ơn nhân viên của cả hai thư viện, cũng như đến Vanessa Ford về việc gợi hứng cho dự án này.
8. John Clark Pratt, “Introduction”, trang xiii, ấn bản quyển The Quiet American của nhà xuất bản Viking Critical Library (1996).
9. Yours Etc., Graham Greene Letters to the Press, 1945-1989, biên tập bởi Christopher Hawtree (1989), trang 57; Jonathan Nashel, Edward Lansdale’s Cold War (Boston, 2005) [từ giờ trở đi viết tắt là Nashel, Lansdale’s Cold War], các trang 164-73.
10. Martin F. Nolan, “Graham Greene’s Unquiet Novel”, New York Times, 30 Jan. 2003.
11. Nashel, Lansdale’s Cold War, trang 151; Kurt Jacobson, “Revisiting “The Quiet American” “, Economic and Political Weekly, 18 Oct. 2003, trang 4439.
12. Hitchins, “I’ll Be Damned”.
13. Lời Tựa TQA.
14. William S. Bushnell, “The Quiet American: Graham Greene’s Vietnam Novel through the Lenses of Two Eras”, trong quyển Why We Fought: America’s Wars in Film and History, biên tập bởi Peter C. Rollins và John E. O’connor (Lexington, 2008), các trang 404-28, đặc biệt trang 406, 412-13.
15. Cùng nơi dẫn trên, trang 413; Nashel, Lansdale’s Cold War, trang 151; Graham Greene, Ways of Escape (ấn bản năm 1999) [từ giờ trở đi viết tắt là Greene, Ways of Escape], các trang 164-5.
16. Michael Sheldon, “Graham Greene”, Oxford Dictionary of National Biography [từ giờ trở đi viết tắt là DNB]; Seymour Topping, Front Lines of the Cold War: An American Correspondent’s Journal from the Chinese Civil War to the Cuban Missile Crisis and Vietnam (Baton Rouge, 2010) [từ giờ trở đi viết tắt là Topping, Front Lines], trang 160.
17. Nashel, Lansdale’s Cold War, trang 149; John C. Pratt, “Bibliographic Commentary: “From the Fiction, Some Truths”, trong sách của Timothy P. Lomperis, ‘Reading the Wind: The Literature of the Vietnam War: An Interpretative Critique (Durham, NC, 1987), các trang 115-54, đặc biệt trang 126.
18. Norman Sherry, The Life of Graham Greene, ii: 1939-1955 (1994) [từ giờ trở đi viết tắt là Sherry, Greene], các trang 412-20. Lansdale đă trải qua sáu tuần lễ tại Đông Dương hồi giữa năm 1953 như một thành phần của một phái bộ quân đội Hoa Kỳ đi t́m hiểu sự việc, nhưng ông đà hoạt động mà không bị nhận biết.
19. Greene to Walston, 5 & 7 Dec. 1950, 16 & 27 Jan. 1951, Greene-Walston Papers (GWP), Georgetown University, 10/20 và 22, và 11/8 và 13.
20. Greene, Ways of Escape, trang 154.
21. Greene to Hugh Greene, 26 Jan. 1951, Hugh Greene Papers (HGP), Georgetown University, 2/17, nhấn mạnh trong nguyên bản, và Greene to Walston, 27 Jan. 1951, GWP 11/13.
22. Sherry, Greene, các trang xiii-xvii, 279, 368-9, 385.
23. Iphigénie-Catherine Shellshear, Far From the Tamarind Tree (Double Bay, 2003), trang 175; C. L. Sulzberger, A Long Row of Candles: Memoirs and Diaries 1934-54 (1969), các trang 482-3.
24. Greene to Hugh Greene, 26 Jan. 1951, HGP 2/17; nhật kư Greene, 25 Jan. 1951, Greene Papers Part II (GPII), Georgetown University, 1/1.
25. Greene to Walston, 26 Jan. 1951, GWP 11/12.
26. Bernard Fall, Street Without Joy (Mechanicsburg, 1994) [từ giờ trở đi viết tắt là Fall, Street Without Joy], trang 33.
27. William Duiker, Sacred War: Nationalism and Revolution in a Divided Vietnam (New York, 1995), các trang 72-4.
28. Ronald H. Spector, Advice and Support: The Early Years of the US Army in Vietnam, 1941-1960 (New York, 1985), các trang 135-6; ghi nhận lư lịch của FO, 4 Oct. 1951, UK National Archives, từ giờ trở đi viết tắt là TNA, FO371/92427/58.
29. Anthony Clayton, The Wars of French Decolonization (1990), trang 60; Martin Windrow, The Last Velley: Điện Biên Phủ and the French Defeat in Vietnam (2004) [từ giờ trở đi viết tắt là Windrow, Last Valley], trang 112.
30. Topping, Front Lines, trang 147; MacDonald to Graves, 25 Nov. 1952, TNA/FO959/126.
31. Anthony Clayton, Three Marshals of France: Leadership after Trauma (1992), trang 150.
32. Windrow, Last Valley, các trang 116-17; Báo cáo số 3 của Tùy Viên Quân Sự ngày 9 Tháng Tám, 1951 và điện tín từ Sàig̣n số 133 gửi Bộ Ngoại Giao, 30 Tháng Tám 1951, TNA/FO959/107-8.
33. Mark Lawrence, “Explaining the Early Decisions”, trong quyển Making Sense of the Vietnam WarsL Local, National and Transnational Perspectives, biên tập bởi Mark Philip Bradley và Marilyn B. Young (Oxford, 2008), các trang 23-44, đặc biệt lưu ư trang 34; Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York, 1968), trang 315.
34. Nhật kư Greene, 26 Tháng Một 1951, GGPII 1/1; Greene, Ways of Escape, trang 156.
35. Greene, “France’s Crown of Thorns”, Paris Match, 12 Tháng Bảy 1952 [từ giờ trở đi viết tắt là Greene, “Crown of Thorns”], được in lại trong quyển Graham Greene: Reflections, biên tập bởi Judith Adamson (1990) [từ giờ trở đi viết tắt là Adamson (biên tập), Reflections], trang 129.
36. Nhật kư Greene, 31 Tháng Một, 1951, GGPII 1/1.
37. The Times, 22 Tháng ba 1951.
38. Lan T. Chu, “Catholicism vs. Communism, Continued: The Catholic Church in Vietnam”, Journal of Vietnamese Studies, iii (2008), 151-92, đặc biệt trang 158; Piero Gheddo, The Cross and the Bo-Tree: Catholics and Buddhists in Vietnam (New York, 1970) [từ giờ trở đi viết tắt là Gheddo, Cross and the Bo-Tree], các trang 25, 40-1.
39. Eric Gibbs, “Arms and the Bishops”, Times, 8 Jan. 1951; Greene, Ways of Escape, trang 156; Thư của Wilson gửi cho Joy, 19 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/92406/91.
40. Nhật kư Greene, 31 Tháng Một – 1 Tháng Hai, 1951, GGPII 1/1; Greene, “Crown of Thorns”, trang 142: điện tín Sàig̣n số 31, ngày 26 Tháng Hai 1951, TNA/FO371/92404/42; Thư Wilson gửi Joy, 19 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/92406/91.
41. Nhật kư Greene, 1 Tháng Hai 1951, GGPII 1/1.
42. Greene, Ways of Escape, trang 156.
43. Cùng nơi dẫn trên, trang 154.
44. Thư Greene gửi de Lattre, 27 Tháng Chín 1951, Boston College, Greene Correspondence (GGC), 15/5.
45. William Duiker, The Communist Road to Power in Vietnam (Boulder, 1996), các trang 148-50.
46. Jacques Dalloz, The War in Indo-China, 1945-54 (Dublin, 1990), trang 112; Saigon Political Summary, 1 May 1951, TNA/FO371/92401/10, điện tín Sàig̣n, 9 May 1951, TNA/FO371/92405/88; Thư Wilson gửi Joy, 19 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/92406/91.
47. Fall, Street Without Joy, trang 45; Topping, Front Lines, trang 159; Graham Greene, “Malaya: The Forgotten War”, Life, 30 Tháng Năm 1951 [ từ giờ trở đi viết tắt là Greene, “Malaya”], trang 65.
48. Lucien Bodard, The Quicksand War: Prelude to Vietnam (1967) [từ giờ trở đi viết tắt là Bodard, Quicksand War], trang 214.
49. Thư của Graves gửi Murray, 2 Tháng Sáu 1951, TNA/FO371/92453/2; điện tín Sàig̣n số 95, 29 Tháng Sáu 1951, TNA/FO371/92406/107; điện tín của lănh sự Hoa Kỳ số 690, 31 Tháng Ba 1951, Foreign Relations of the United State [FRUS], 1951, vi (Wahington, 1977) [từ giờ trở đi vết tắt là FRUS 1951], trang 124; Greene, “Crown of Thorns”, trang 142.
50. Lời Tựa, TNA.
51. Thư Greene gửi Hugh Greene, 26 Tháng Một 1951, HGP 2/17.
52. Bodard, Quicksand War, trang 31.
53. Howard Simpson, Tiger in the Barbed Wire: An American in Vietnam, 1952-1991 (Washington, 1992) [từ giơ trở đi viết tắt là Simpson, Barbed Wire], trang 24. Cũng xem R. B. Smith, “An Introduction to Caodaism: Origins and Early History, trong quyển Pre-Communist Indochina, biên tập bởi Beryl Williams (2009), các trang 115-29).
54. Sergei Blagov, Honest Mistakes: the Life and Death of Tŕnh Minh Thế, South Vietnam’s Alternative Leader (New York, 2001) [từ giờ trở đi viết tắt là Blagov, Honest Mistakes], trang 7.
55. The Pentagon Papers, Gravel Edition, I (Boston, 1971), trang 294; Windrow, Last Valley, trang 134.
56. Christopher E. Goscha, “La Guerre par D’Autres Moyens: Réflexions sur la Guerre du Viet Minh dans le Sud-Vietnam de 1945 à 1954”, Guerres mondiales et conflits contemporains, ccvi (2002), 29-57, đặc biệt các trang 50-1; Blagov, Honest Mistakes, các trang 17-19, 28.
57. Tuyên Bố của Liên Hiệp Các Lực Lượng Quốc Gia Việt Nam (Union des Forces Nationalistes du Vietnam, Tháng Tám 1951, FO371/101052/3.
58. Military Intelligence Review, Tháng Hai 1952, TNA/WO208/4876; tóm tắt các tin phát thanh của NRF, 25 Tháng Một 1952, FO371/101052/3.
59. Times, 10 và 24 Tháng Một. 1952; Blagov, Honest Mistakes, trang 33.
60. Greene, “Crown of Thorns”, trang 130. Greene đă dùng việc nổ bom ở Sàig̣n làm bối cảnh cho cao điểm quyết liệt của quyển The Quiet American.
61. Greene, “Return to Indo-China”, Sunday Times, 21 Tháng Ba 1954.
62. Điện tín từ Sàig̣n của ECA [Economic Co-operation Agency: Cơ Quan Hợp Tác Kinh Tế] số 141 gửi Bộ Ngoại Giao, ngày 22 Tháng Bảy 1950, US National Archives, College Park, Maryland (USNA), RG469/Vietnam Mission Subject Files (VMSF) Box 3; Mark Atwood Lawrence, Assuming the Burden: Europe and the American Commitment to War in Vietnam (Los Angeles, 2005), các trang 216-20.
63. Rober D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-75 (Oxford, 1999), trang 31.
64. Andrew J. Rotter, “Chronicle of a War Foretold: The United States and Vietnam, 1945-54” trong quyển The First Vietnam War: Colonial Conflict and Cold War Crisis, biên tập bởi Mark Atwood Lawrence và Fredrik Logevall (Cambridge, Mass., 2007), các trang 282-308, đặc biệt trang 294.
65. Cecil B. Currey, Edward Lansdale: The Unquiet American (Washington, 1998), các trang 167-9, 173-7.
66. Sherry, Greene, trang 405.
67. Các điện tín từ Sàig̣n của Cơ Quan ECA số 141 và 220 gửi Bộ Ngoại Giao, các ngày 22 Tháng Bảy và 15 Tháng Tám 1950, USNA/RG469/VMSF Box 3; Simpson, Barbed Wire, trang 32; Sherry, Greene, các trang 432, 478.
68. Tổng quát về MAAG, xem Spector, Advice and Support, các trang 115-21; và về STEM, xem Katherine Statler, Replacing France: the Origins of American Intervention in Vietnam (Lexington, 2007) [từ giờ trở đi viết tắt là Statler, Replacing France], các trang 39-44.
69. Điện tín Saig̣n của ECA số 1123, ngày 13 Tháng Chín 1951, USNA/RG469/VMSF Box 3; điện tín của sứ quán Sàig̣n số 1567, 8 Tháng Ba 1951, FRUS 1951, Vol. VI, các trang 388-91.
70. Spector, Advice and Support, các trang 120-21.
71. Bodard, Quicksand War, các trang 226-8; cũng xem thư Merchant gửi cho Rusk, 27 Tháng Bảy 1951, và các cuộc nói chuyện Mỹ-Pháp, Washington, 17 Tháng Chín 1951, FRUS 1951, VI 463, 513.
72. Báo cáo của Tùy V8iên Quân Sự Anh Quốc từ Sàig̣n số 2/1951, ngày 26 Tháng Sáu 1951, TNA/FO371/92406/107; điện tín số 1199 của ECA Sàig̣n, ngày 25 Tháng Chín 1951, USNA/RG469/VMSF Box 3; điện tín số 2355 của sứ quán Sàig̣n, ngày 29 Tháng Sáu 1951, FRUS 1951, vi. 432; Statler, Replacing France, trang 41.
73. Thư của Blum gửi Heath, 20 Tháng Mười 1950, và của Hochstetter gửi Blum, ngày 16 và 20 Tháng Mười, 1950, USNA/RG469/VMSF Box 3; Sherry, Greene Vol. II, trang 434; Rufus Philips, b́nh luận trên mạng của World Affairs, ngày 7 Tháng Mười 2009, <http://50.56.48.50/article/best-intentions-appreciation-graham-greene>.
74. Công điện Sàig̣n số 30, ngày 29 Tháng Hai 1952 và các biên bản liên hệ, TNA/FO371/101056/25G.
75. Văn thư ghi nhớ của Lyttelton, ngày 20 Tháng Mười Một 1951, TNA/CAB129/48, C(51)26; Văn thư của EID, 2 Tháng Mười Một 1951, TNA/FO371/124970/11G; văn thư của Bộ Ngoại Giao [Anh Quốc], 18 Tháng Ba 1952, TNA/FO371/124970/11G.
76. USNA RG59, Box 3670 (751G.00/5-451), điện tín từ Sàig̣n số 1943, 4 Tháng Năm 1951; FO474/5, thư của Graves gửi Murray, 6 Tháng Mười 1951.
77. Bản cảo Olver, 14 Tháng Năm 1952, TNA/FO371/101085/11; điện văn của Graves số 14, 24 Tháng Một 1952, TNA/FO371/101047/8; điện văn của Graves số 21, 4 Tháng Hai 1952, FO371/101045/1; James Cable, The Geneva Conference of 1954 on Indochina (1986), trang 25.
78. Thư của Greene gửi Hugh Greene, 26 Tháng Sáu và 13 Tháng Tám 1951, HGP 2/19, 21; các biên bản của Bộ Ngoại Giao Anh Quốc ngày 10-11 Tháng Bảy 1951, TNA/FO371/92454/16G, điện văn của Graves số 95, 29 Tháng Sáu 1951, TNA/FO959/107; Sherry, Greene, trang 384.
79. Thư Greene gửi Emmett Hughes, 15 Tháng Hai 1951, trong quyển Graham Greene: A Life in Letters, biên tập bởi Richard Greene (2007), trang 186.
80. Nhật kư Greene, 30 Tháng Mười 1951, GGPII 1/2; Greene, Ways of Escape, các trang 157-8; Graham Greene, “The General and the Spy”, The London Magazine, bộ 1, sô; 7, Tháng Tám 1954 [từ giờ trở đi viết tắt là Greene, “General and the Spy], trang 27.
81. DNB, “Graham Greene”; Jeremy Lewis, Shades of Greene: One Generation of an English Family (2011), trang 317.
82. Malcolm Muggeridge, Chronicles of Wasted Time: The Infernal Grove (1973), trang 193.
83. Sơ yếu lư lịch của Wilson (curriculum vitae), Wlison Papers, National Army Museum, London, 9007/235/41/1-1.
84. Xem John Springhill, “Kicking Out the Vietminh: How Britain Allowed France to Reocupy South Indochina, 1945-6”, Journal of Contemporary History, xl (2005), các trang 115-30.
85. Thư của Gracey gửi Wilson, 24 Tháng Mười Một 1945, và sơ yếu lư lịch Wilson, Wilson Papers 9007/235/8-9 và 41/1-1; Peter M. Dunn, The First Vietnam War (1985), các trang 353-4.
86. Yvonne Cloetta, In Search of a Beginning: My Life with Graham Greene (2004), trang 139.
87. Lucien Bodard, La guerre d’Indochina IV: L’aventure (Paris, 1967) [từ giờ trở đi viết tắt là Bodard, L’aventure], các trang 496-7.
88. Richard J. Aldrich, The Hiđen Hand: Britain, the United States and Cold War Secret Intelligence (201), trang 516.
89. Bodard, L’aventure, các trang 497-8; Giáo Sư Warren Winkelstein (STEM 1951-52); phỏng vấn tác giả, 12 Tháng Mười 2011; Sherry, Greene, trang 486.
90. Điện văn của Wilson số 73, 2 Tháng Tư 1951, TNA/FO371/92405/74.
91. Điện văn của Gibbs số 60, ngày 28 Tháng Tư 1951; thư Gibbs gửi Scott, 28 Tháng Tư 1951; biên bản Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, 8 Tháng Năm 1951; và điện tín Sàig̣n số 219, 29 Tháng Năm 21951, TNA/FO371/93454/7-8, 13.
92. Điện văn Sàig̣n số 67, 11 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/292405/87.
93. Thư Wilson gửi Joy, 19 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/92406/91.
94. Điện tín Sàig̣n số 210, 16 Tháng Năm 1951 và thư của Joy gửi Scott, 17 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/92454/11G.
95. Thư Joy gửi Scott, Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc, 25 Tháng Năm 1951, TNA/FO371/92454/16G.
96. Wilson gửi Greene, 5 Tháng Năm 1951, Trevor-Wilson/Greene Correspondence (TWGC), Burns Library, Boston College, 31/10; thư Scott gửi Harvey, 8 Tháng Sáu 1951, TNA/FO371/92448/5; sơ yếu lư lịch Wilson, Wilson Papers, 9007/235/41/1-1.
97. Biên bản Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc, 10-11 Tháng Bảy 1951, TNA/FO371/92454/16G; bản cảo Murray, 16 Tháng Tám 1951, TNA/FO371/92407/125; sự giới thiệu của Bộ Ngoại Vụ Anh Quốc dành cho Wilson, 9 Tháng Năm 1952, Wilson Papers, 9007/235/40/1.
98. Bản cảo Stretton, 11 Tháng Bảy 1951, TNA/FO371/92407/125.
99. Thư của Wilson gửi Graves, 30 Tháng Bảy 1951, TNA/FO959/107.
100. Thư De Lattre gửi Wilson, 14 Tháng Mười 1951, Wilson Papers, 9007/235/34.
101. Bodard, được trưng dẫn trong sách của Sherry, Greene, trang 485.
102. Gheddo, Cross and Bo-Tree, trang 41.
103. Charles Keith, “AnnamUplifted: The First Vietnamese Catholic Bishops and the Birth of a National Church, 1919-1945”, Journal of Vietnamese Studies, iii (2008), 128-71, đặc biệt trang 129, 161.
104. Thư Wilson gửi Greene, 21 Tháng Ba 1951, TWGC 31/10.
105. Cùng nơi dẫn trên, 5 Tháng Năm 1951.
106. Phạm Ngọc Chi gửi Wilson, 10 Tháng Bảy 1951, Wilson Papers, 9007/235/33.
107. Greene, “General and the Spy”, các trang 26-29; Greene, Ways of Esxcape, các trang 160-2.
108. Thư Greene gửi Wilson, 3 Tháng Chín 1951, GWP 12/1.
109. Thư Wilson gửi Greene, 8 Tháng Chín 1951, TWGC 31/10.
110. Thư Greene gửi Walston, 10 và 16 Tháng Mười Một 1951, GWP 12/25, 27; Greene, Ways of Escape, các trang 158-9.
111. Thư Greene gửi Walston, 21 Tháng Mười Một 1951, GWP/12/29.
112. Nhật kư Greene, 18 Tháng Mười Một 1951, GGPII 1/2.
113. Greene, Ways of Escape, trang 162; thu của Greene, Times, 9 Tháng Hai năm 1984.
114. Sherry, Greene, các trang 186-7.
115. Greene, “Malaya”, trang 65.
116. Nhật kư Greene, 26-28 Tháng Mười Một, 1951, GGPII-1/2; Graham Greene, “Catholics at Wat”, Tablet 17 Tháng Tư 1954, trong sách biên tập bởi Adamson, Reflections, trang 189.
117. Nhật kư Greene, 13-19 Tháng Mười Hai 1951, GGPII-1/2; Greene, Ways of Escape, trang 159; thư Greene gửi Hugh Greene, 8 Tháng Một 1952, HGP/2/22.
120. Allain, Other Man, trang 55.
_____
Nguồn: Kevin Ruane, The Hidden History of Graham Greene’s Vietnam War: Fact, Fiction and The Quiet American, History, The Journal of the Historical Association, ấn hành bởi Blackwell Publishing Ltd., tại Oxford, UK và Malden, MA., USA, 2012, các trang 431-452.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
28.10.2013
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2013