Morton A. Kaplan

University of Chicago

 

KISSINGER ĐĂ VỨT BỎ

NAM VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO

 

Ngô Bắc dịch

Tác giả John Attarian đă viết một bài b́nh luận rất sâu sắc về tác phẩm của Michael Lind, Vietnam: The Necessary War.  Giống như tác giả Lind, ông ta hiểu đúng một số sự việc quan trọng mà các người khác đă sai lầm.  Ở hồi kết cuộc, như tôi sẽ nêu ra, Kissinger đă vứt bỏ Nam Việt Nam một cách phản trắc như một phần trong kế hoạch cá nhân của ông ta.

Việt Nam đă trở thành một đề tài được tôi ưa thích khi tôi đến thăm viếng xứ sở này trong Tháng Mười 1959 và hiểu được rằng Nam Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng biết bao.  Khi Tổng Thống Kennedy lên nhậm chức năm 1961, tôi đă làm nhiều chuyến du hành lên Hoa Thịnh Đốn để thông tri cho các thành viên của chính quyền của ông về tính chất nghiêm trọng của vấn đề.  Đôi khi tôi có đủ thời giờ để thảo luận về các giải pháp nhưng đôi khi bị cắt ngang.  Không ai bày tỏ bất kỳ sự chú ư nào đến các khuyến cáo của tôi, và một nhân vật c̣n trở nên e dè.

Tôi đă gắng sức để nói với các người dối thoại của tôi rằng Hoa Kỳ có ba chọn lựa tổng quát.  Giải pháp thứ nhất mà tôi tán đồng là tham dự vào để dành chiến thắng.  Lựa chọn này sẽ liên hệ đến việc cắt Miền Bắc ở vĩ tuyến thứ 18 và thực hiện một chiến dịch chống du kích và xây dựng quốc gia sâu rộng.  Một lựa chọn thứ nh́, rút ra và xóa bỏ Miền Nam, tôi nói, là điều khả thi.   Lụa chọn thứ ba, bị cuốn hút vào dần dần theo từng chập, cần phải tránh với mọi giá.

Lập luận của tác giả Lind tán thành lư thuyết domino (hiệu ứng dây chuyền) mà tác giả Attarian chấp nhận, có thể chính xác.  Một cách  chắc chắn, phần lớn các nhà lănh đạo Đông Nam Á kín đáo mong muốn chúng ta có mặt ở đó, mặc dù họ thiếu can đảm để nêu quan điểm này một cách công khai.  Liệu cuộc đảo chính của phe cộng sản tại Nam Dương trong năm 1965 có bị phá hỏng nếu không sự can dự của Hoa kỳ hay không là điều có thể nghi vân.  Song, tôi nghĩ không bao giờ dính líu đă là một lựa chọn ưu việt đối với những ǵ sau rốt đă xẩy ra. 

 

SỰ CAM KẾT CỦA HOA KỲ

Một khi Hoa Kỳ đă cầm đầu âm mưu để lật đổ Tổng Thống [Ngô Đ́nh] Diệm với mục đích giành thắng cuộc chiến tranh, chúng ta đă cam kết.  Rút lui sau đó sẽ hủy hoại sự khả tín của Hoa Kỳ.  Tôi không bao giờ hiểu được lập luận của các nhân viên tham mưu của [Tổng Thống] Kennedy rằng [Tổng Thống] Kennedy có ư định rút chân ra sau cuộc bàu cử vào năm 1964 khi nh́n dưới ánh sáng của sự đồng lơa của toán nhân viên của ông ta vào âm mưu chống lại [Tổng Thống] Diệm.

Tác giả Attarian hoàn toàn chính xác trong việc tin rằng việc bảo đảm chế độ Miền Bắc khỏi nỗi lo sợ về sự can thiệp của Trung Hoa đă là một lỗi lầm khổng lồ.  Nó đă gỡ bỏ mối đe dọa duy nhất mà Miền Bắc, hay các đồng minh của nó, lấy lo lo sợ một cách nghiêm trọng.  Không có lư do nào cho lỗi lầm như thế.  Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk và các đồng đội của ông, đă nhiều lần nhận định sai lạc về vị thế của Trung Hoa.  Trong năm 1950, họ tin rằng Trung Hoa sẽ không can thiệp tại Triều Tiên nếu chúng ta vượt qua vĩ tuyến thứ 38.  Tôi nhớ lại khi một đại biểu tại Liên Hiệp Quốc của Ai Cập, ông Abdallah El Erian, hỏi tôi rằng liệu Trung Hoa sẽ can thiệp hay không, và tôi đă đoan chắc với ông ta rằng Trung Hoa sẽ can thiệp.  Ông ta nói rằng đây là lần đầu tiên mà tôi lại đưa ra một lời cố vấn sai lạc cho ông ta.  Phái đoàn của Hoa Kỳ đă tŕnh bày cho phái đoàn Ai Cập các báo cáo t́nh báo bí mật chứng minh rằng Trung Hoa sẽ không can thiệp.

Mặc dù các lực lượng của chúng ta bị kiết quệ sau Thế Chiến II đến nỗi Tướng Douglas MacArthur trong thực tế đă được lệnh triệt thoái nếu các lực lượng Trung Hoa can thiệp – nhiệm vụ chính yếu của ông trong trường hợp đó sẽ là sự “bảo tồn” các lực lượng của ḿnh – giới t́nh báo Hoa Kỳ rơ ràng tin tưởng rằng họ Mao sẽ không tấn công v́ có sự yếu kém về sức mạnh.  (Họ Mao chung cuộc đă phạm phải một lỗi lầm khi ông ta không chịu ngừng lại tại vĩ tuyến thứ 38, nơi ông ta đă có thể tuyên bố chiến thắng Hoa Kỳ).

Tuy nhiên, Trung Hoa đă học được một bài học quan trọng sau khi Tướng Matthew Ridgway đảm nhận quyền chỉ huy.  Mặc dù bị ngăn cấm không được bắc tiến, ông ta đă triệt hạ các sư đoàn tinh nhuệ nhất của Trung Hoa gần vĩ tuyến đó.  Chúng ta đă tái trang bị và một lần nữa trở thành quyền lực quân sự lớn mạnh nhất của thế giới.  Các bài học ở Triều Tiên và các sự khác biệt giữa Triều Tiên và Việt Nam đă thay đổi hoàn toàn sự tính toán của họ Mao.  Các sư đoàn được tổ chức của Trung Hoa không thể sánh với các sư đoàn của Hoa Kỳ.  Ngoài ra, tỉnh Vân Nam gặp sự tiếp vận tồi tệ, trong khi tại Măn Châu năm 1950, với sự tiếp vận hữu hiệu nhất, đă là khu vực phát triển nhất của Trung Hoa.

Không có cách nào để họ Mao đánh liều mang các sư đoàn của ông ta để chống lại các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.  Nếu bất kỳ ai có nghi ngờ về điều này, người đó có thể t́m đọc cuộc phỏng vấn hồi Tháng Mười 1965 của tác giả Edgar Snow với họ Mao.  Khi Snow hỏi những ǵ Trung Hoa sẽ làm nếu Hoa Kỳ tấn công, có nghĩa tấn công vào Miền Bắc, họ Mao quay quanh câu hỏi.  Ông ta nói nếu Hoa Kỳ tấn công “chúng tôi”, có nghĩa, Trung Hoa, khi đó Trung Hoa sẽ đánh lại Hoa Kỳ bằng chiến tranh du kích.  Tuy nhiên, các kẻ có chỉ số thông minh cao được bổ nhiệm bởi [Tổng Thống] Kennedy quá khẳng quyết trên các ư kiến của họ đến nỗi họ không biết đến bằng chứng mà ngay một học sinh trung học cũng có khả năng thâu hóa.

Cuộc bỏ bom dịp Giáng Sinh 1972 là một chiến dịch h́nh phạm bởi nó không có mục đích quân sự hay ngoại giao.  Cuộc bỏ bom dữ dội làm cho tội phạm này trở nên nặng nề hơn.  Nếu nó đă được trù hoạch để đưa đến một sự thay đổi trong lập trường của Miền Bắc, điều đó có thể biện minh được.  Mục đích thực sự của nó là để bảo về Bộ Trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger đối với cánh hữu trong đảng Cộng Ḥa.

 


http://piratenews.org/jew-kissinger-dracula.jpg

 

SỰ PHẢN TRẮC CỦA KISSINGER

Sự kiện đáng buồn rằng ngay khi Kissinger đến Paris, ông ta đă vứt bỏ Việt Nam đi.  Miền Bắc tŕnh bày với chúng ta một đề nghị phức tạp không thể chấp nhận được.  Kissinger không hề đưa ra nỗ lực nghiêm chỉnh nào để t́m hiểu hay sửa đổi nó.  Sự dàn xếp kiểu da beo các lực lượng mà kế hoạch đ̣i hỏi được trù liệu để tạo sự dễ dàng cho một chiến dịch của Miền Bắc tấn công Miền Nam.  Ngay khi Tổng thống [Nguyễn Văn] Thiệu hay biết điều này, ông đă phản đối một cách công khai.  Bởi [Tổng Thống] Nixon trở nên bận tâm về vụ Watergate, Kissinger đă có thể dỗ dành ông ta đến việc đe dọa [Tổng Thống] Thiệu với sự bỏ rơi nếu ông ta bác bỏ bản thỏa ước và lời hứa hẹn tiếp tế quân sự nếu ông ta đồng ư.

Sự việc đă trở nên tồi tệ hơn.  Bản hiệp định xác định cụ thể các loại và khối lượng các vũ khí có thể được cung cấp cho các lực lượng tranh chấp.  Khi tôi đến Đông Nam Á vào mùa xuân 1964, tôi có được sự tiếp cận với tinh tức t́nh báo Hoa Kỳ báo cáo rằng một sự tái tiếp tế ồ ạt của các lực lượng Miền Bắc sẽ dẫn đến một cuộc tấn công quyết định trong năm 1975.  Khi tôi đến Ấn Độ và tường thuật điều này, tôi gần như bị gọi là một kẻ nói dối bởi các chuyên viên Ấn Độ bởi họ nói, Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ có nói với họ rằng Nga Sô và Trung Hoa tôn trọng bản hiệp định.

Sau khi sự sụp đổ xẩy ra, Kissinger có tố cáo phe Dân Chủ về việc từ chối tái tiếp tế cho Miền Nam.  Không lâu sau đó, tôi có mặt tại văn pḥng Thượng Nghĩ Sĩ Stevenson (Dân Chủ - Tiểu Bang Illinois) và có nói với ông về chuyện này.  Ông ta khi đó cho tôi hay về cuộc thuyết tŕnh bí mật của Cơ Quân Quân Báo (DIA: Defense Intelligence Agency) trước Ủy Ban Quân Sự Thượng Viện hồi Tháng Hai 1975, trong đó Ủy Ban được giao cho cùng tin tức mà ṭa đại sứ của chúng ta tại Ấn Độ đă trao cho các chuyên viên Ấn Độ.  Kissinger, kẻ được huấn luyện về t́nh báo bởi nhân viên t́nh báo Hoa Kỳ, Fritz Kremer, chắc chắc đă là kẻ chủ mưu đàng sau sự tráo trở này.

Tác giả Attarian đă hoàn toàn sai lầm trong việc tin tưởng rằng Tướng William Westmoreland đă không có sự lựa chọn về mặt chiến lược.  Tôi hay biết nhiều vị đại tá và tướng một sao – các cấp bực mà ở đó các sĩ quan độc lập tinh khôn nhất sẽ hồi hưu – vào lúc đó.  Họ đều nh́n Westmoreland là ngu xuẩn và giáo điều.

Quét Sạch và Chiếm Giữ (Clear and Hold) là một chiến lược sẽ hữu hiệu hơn nhiều, với các hậu quả khốc hại đối với Miền Bắc và các sự tổn thất khiêm tốn cho chúng ta.  Trong năm 1968, Herman Kahn, Frank Armbruster, Max Singer và tôi có gặp gỡ với ba đại tá từ MACV (Military Assistance Command Vietnam: Cơ Quan Viện Trợ Quân Sư Việt Nam) là những người chịu trách nhiệm về việc phác họa các kế hoạch chiến trận.  Chúng tôi đă tranh luận suốt buổi chiều, bên này tố cáo bên kia là sai lầm.

Sau đó chúng tôi đi đến các nhà hàng khác nhau để dùng cơm tối.  Khi chúng tôi trở lại, bầu không khí đă thay đổi.  Họ nói với chúng tôi rằng họ hiểu biết hơn nhiều những ǵ chúng tôi đă biết rằng Quét Sạch và Chiếm Giữ là chiến lược đúng đắn.  Nếu họ mang nó vào các trận đồ, Westmoreland sẽ cất chức họ.  Điều tốt nhất mà họ có thể làm được là cố gắng giảm thiểu đến mức ít nhất các lỗi lầm của ông ta.

Trong thực tế, một ít vị đại tá Thủy Quân Lục Chiến và Lục Quân đă thử nghiệm một cách thành công các chiến thuật Quét Sạch và Chiếm Giữ tại các khu vực riêng của họ đă bị cất chức.

 

SỰ MẤT MÁT KHÔNG CẦN THIẾT

Bất kể tất cả các lỗi lầm này, và một kế hoạch chiến tranh ngu xuẩn đứng đầu bởi Westmoreland và Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert McNamara đă tàn phá Nam Việt Nam để cứu vớt nó, nó không cần để bị mất.  Trong cuộc tấn công của Miền Bắc năm 1972, khi chỉ có sự yểm trợ không lực của Hoa Kỳ là được cung ứng, một số các sư đoàn của Lục Quân Việt Nam Cộng Ḥa (ARVN: Army of the Republic of Vietnam) đă chiến đấu một cách hữu hiệu, thành công, và với ḷng dũng cảm.

Tổng Thống Thiệu đă phải phái lực lượng bảo vệ cá nhân của ông đến An Lộc ở một thời điểm nguy kịch trong cuộc tấn công của Miền Bắc năm 1972.  Bất kể sự vắng mặt của các lực lượng có thể được dùng để đàn áp phe chống đối, đă không có các sự xáo trộn tại Sàig̣n bởi dân chúng đă không muốn bị cai trị bởi ông Hồ Chí Minh.  Với cùng lư do, mọi cuộc tấn công của Miền Bắc đều dẫn đến sự chạy trốn bởi người dân Nam Việt Nam.  Với sự yểm trợ không lực và một sự tiếp tế liên tục về quân nhu và vũ khí đạn được, không có xác xuất rằng Miền Nam lại không có thể giữ lại được.  Các lực lượng của nó bị sụp đổ trong cuộc tấn công 1975 thật vô nghiă lư.  Tinh thần đă bị triệt hủy bởi họ biết họ sẽ không được tái tiếp tế, trong khi Miền Bắc đă có một nguồn ủng hộ liên tục.

Sự bỏ rơi Nam Việt Nam là một trong những chương bất công nhất trong lịch sử/ Hoa Kỳ.  Gộp chung lại với nhau, toán nhân viên an ninh quốc gia của Kennedy, một Lyndon Johnson không nghị lực, và Henry Kissinger, kẻ muốn vứt bỏ một vấn đề mà ông ta bị quy trách, bất kể đến các hậu quả xảy ra cho bất kỳ người nào khác, trong khi làm ra vẻ ủng hộ chiến tranh, và bạn đọc có được một thảm họa của Hoa Kỳ và một câu chuyện thành công cá nhân lớn lao./-

 

Morton A. Kaplan là Giáo Sư Danh Dự Xuất Sắc Về Chính Trị Học của Đại Học University of Chicago và là chủ biên và nhà xuất bản tạp chí THE WORLD & I.

 

_____

Nguồn: Morton A. Kaplan, How Kissinger Tossed Away South Vietnam, World & I, July 2000, Vol. 15, Issue 7, từ trang 302

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

 

09/05/2011 

   

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

 

© gio-o.com 2011