Tượng tạc một vị vua triều Lư:
nguồn: Southeast Asia: A Concise History, nhà xuất bản Thames and Hudson, London, 2000

 

K. W. Taylor

 

XÉT PHÍA SAU CÁC BIÊN NIÊN SỬ VIỆT NAM:

LƯ PHẬT MĂ (1028-54)

VÀ LƯ NHẬT TÔN (1054-72)

TRONG   VIỆT SỬ LƯỢC

VÀ TRONG   ĐẠI VIỆT SỬ KƯ TOÀN THƯ

 

Ngô Bắc dịch và chú giải

 

 

     Bài khảo luận này được viết cho một cuộc hội thảo để vinh danh Giáo Sư O. W. Wolters trong kỳ họp năm 1985 của Hôi Nghiên Cứu Á Châu (Association for Asian Studies) tại thành phố Philadelphia.  Mặc dù tôi chưa bao giờ là một học tṛ chính thức của Giáo Sư Wolters, ông, hơn bất kỳ ai khác, đă có ảnh hưởng trên sự suy nghĩ của tôi về tài nghề, cả về mặt lư thuyết lẫn thực hành, của ngành lịch sử Đông Nam Á.  Trong bài khảo luận này, tôi thử một áp dụng nhỏ vào lănh vực quan tâm của chính tôi các cái nh́n sắc sảo và các phương pháp học mót từ Giáo Sư Wolters, nhờ đó hy vọng được nh́n nhận, dù [tài nghệ] non nướt tới đâu, cho sự tán thưởng và kính phục của tôi.

 

     Tôi tri ân nhiều nhất về loạt bài viết của Giáo Sư Wolters trong ít năm qua phát sinh từ công việc nghiên cứu của ông trên các tài liệu Việt Nam.  (1) Giáo Sư Wolters đă khảo sát khung cảnh ghi chép sử kư suốt đời nhà Trần, trong thế kỷ thứ mười ba và mười bốn, và khi khảo sát như thế đă chỉ ra các đường lối để đọc thơ văn và các biên niên sử của lớp người cầm quyền triều đại nhà Trần và cách thức theo đó các thông in từ triều đại nhà Trần được bào tồn.

 

     Tôi quan tâm đến triều đại nhà Lư thuộc thế kỷ thứ mười một và mười hai, ngay trước triều đại nhà Trần, và tôi đă từng và tiếp tục bị bối rối bởi các sự bí ẩn của việc chép sử.  Nơi đây tôi muốn thảo luận về một điều huyền bí như thế để xem là liệu những ǵ mà Giáo Sư Wolters đă viết có thể gợi ư cho một sự giải đáp hay không.

 

     Điều bí ẩn là làm thế nào để biện giải cho sự đối xử khác biệt rơ rệt đối với hai nhà vua nổi bật nhất của triều đại nhà Lư bởi hai bộ sử biên niên Việt Nam c̣n tồn tại.  Tôi đă nhận thấy sự khác biệt này vài năm trước đây, và khi đó tôi đă để nó sang một bên bởi tôi chưa chuẩn bị để theo đuổi nó.  Nhưng việc đọc được một số công tŕnh nghiên cứu gần đây của Giáo Sư Wolters đă gợi hứng cho tôi trở lại chủ điểm này với một loạt các giả định mới và một phương pháp được xác định một cách rơ ràng.

 

     Vấn đề ở đây lớn hơn thời trị v́ của hai nhà vua, bởi nó liên hệ đến sự luận giải lần lượt của hai bộ sử biên niên đối với toàn thể triều đại nhà Lư và thời đại trước nhà Lư, song chính trong thời trị v́ của hai vị vua này mà sự tương phản nổi bật nhất; đây đúng là nơi thích hợp để bắt đầu một sự phân tích.

 

     Tôi xin phép được giới thiệu về hai nhà vua trước khi tiến tới hai bộ sử biên niên.  Lư Phật Mă (miếu hiệu sau khi thăng hà là Lư Thái Tông) là con trai của Lư Công Uẩn sinh năm 1000 tại Hoa Lư, một kinh đô nhỏ tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ pḥng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.  Đây là sinh quán của Đinh Bộ Lĩnh, người trong thập niên 960 đă thống nhất Việt Nam và thiết lập một loại thẩm quyền chính trị mới, “mang tính bản xứ nhiều hơn” tại Việt Nam, khác biệt với loại hướng đến trung tâm Trung Hoa vốn được thừa hưởng từ các thế kỷ trước dưới sự đô hộ của người Trung Hoa.  Đinh Bộ Lĩnh đă được kế ngôi, trong năm 980, bởi Lê Hoàn, kẻ đă đánh bại mưu toan của Tống Thái Tông (Sung T’ai Tsung) nhằm tái chinh phục đât Việt.  Lư Công Uẩn, một người được đỡ đầu bởi các thế lực tu viện rơ ràng đă chế ngự trung tâm văn hóa và hành chánh cổ xưa tại đồng bằng sông Hồng, phất lên từ Hoa Lư và trở thành vị chỉ huy thị vệ hoàng cung và, trong năm 1009, sau sự từ trần của người kế ngôi cũng là con trai thất nhân tâm của Lê Ḥan, đă được lập làm vua với sự đồng t́nh của mọi người.  Lư Công Uẩn (được nhớ đến sau khi mất với miếu hiệu Lư Thái Tổ) đă từ bỏ Hoa Lư và đặt kinh đô của ông tại trung tâm hành chánh cũ từ thời lệ thuộc nhà Đường (Hà Nội ngày nay), đặt lại tên là Thăng Long.

 

     Mặc dù Lư Công Uẩn là “nhà sáng lập” ra triều đại nhà Lư và trị v́ trong gần hai mươi năm, các sử liệu có khuynh hướng đặt ông hơi khuất dưới bóng của người con và cháu nổi tiếng của ông, Lư Phật Mă và Lư Nhật Tôn (được nhớ sau khi băng hà với miếu hiệu Lư Thánh Tông).  Tương tự, tất cả các nhà vua sau này nhiều lắm có vẻ chỉ là các phản ảnh mờ nhạt của Lư Phật Mă và Lư Nhật Tôn.  Trong khi Lư Công Uẩn và các vị vua Lư về sau được h́nh dung trong các sử liệu như phần lớn lệ thuộc vào các đại thần cố vấn của họ, Phật Mă và Nhật Tôn được tŕnh bày như các nhân vật sống động hơn, đă xác định cá tính của ḿnh trong những cung cách làm kích động và đôi khi sững sờ các bầy tôi của họ.

 

     Cả hai ông Phật Mă và Nhật Tôn đều được chỉ định làm người kế ngôi rất sớm trong thời trị v́ của vua cha.  Cả hai đều được nuôi nấng tại một cung điện nằm ngoài hoàng thành nơi mà họ có thể quan sát sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam.  Cả hai đều là các quân nhân và nhà hành chánh có khả năng và đă được giao phó các công tác khó khăn bởi vua cha nhằm huấn luyện cho vị thế tương lai của họ như một vị quốc vương, từ việc dẹp yên các cuộc nổi loạn cho đến việc phán xét các cuộc tranh chấp pháp lư.  Không vị vua nào của triều đại lại được chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế để đảm nhận quyền hành quân vương.  Phật Mă đă làm vua từ năm 28 đến năm 54 tuổi và Nhật Tôn làm vua từ năm 31 đến năm 49 tuổi; chính v́ thế, cả hai đă làm vua trong độ tuổi sung sức nhất trong cuộc đời của họ, và đây hẳn phải là lư do giải thích được phần nào cho luồng khí lực hăy c̣n nghe rung chuyển suốt trong các sử liệu về thời trị v́ của họ.

 

     Hơn thế, các thời trị v́ của Phật Mă và Nhật Tôn diễn ra theo một khuôn mẫu tương tự, vươn đến cực điểm bằng các cuộc viễn chinh đánh xứ Chàm (trong các năm 1044 và 1069).  Trong cả hai thời trị v́, các hoạt động của các nhà vua xem ra đă tụ hội được động lực và sau đó dâng trào trong các cuộc viễn chinh gian khổ dài khoảng 600 dậm xuống bờ biển để đến kinh đô nước Chàm (Qui Nhơn ngày nay).  Cả hai cuộc viễn chinh được hoàn tất với sự thành công vĩ đại và được theo sau bởi nhiều năm “yên tĩnh”, như mà các bộ sử biên niên đă ghi chép, kéo dài cho đến khi có sự băng hà của nhà vua.  Các nét tương đồng trong sự nghiệp và thành quả của hai nhà vua này khiến cho sự phác họa khác biệt về họ trong bộ sử biên niên càng khiêu gợi sự ṭ ṃ hơn.

 

     Đại Việt sử kư toàn thư là sử ghi chép theo niên lịch căn bản tại triều đ́nh Việt Nam đă được tu sửa và mở rộng cho đến khi nó đạt tới h́nh thức hiện giờ của nó vào cuối thế kỷ thứ mười bẩy.  Về thời đại triều đ́nh nhà Lư, các nhà biên soạn thế kỷ thứ mười lăm đă soạn tác phẩm của họ dựa trên bộ Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu, vốn được tŕnh lên vua vào năm 1272. (2)  Theo Lê Tắc, người gần thời đại với Lê Văn Hưu, ông Lê Văn Hưu đă “tu sửa “ từ một tác phẩm nhan đề là Việt chí, “Viet annals”, (3) và quyển Việt chí này được trước tác bởi ông Trần Phổ, người đă phục vụ trong những thập niên đầu tiên của triều đại nhà Trần với chức vụ Trưởng Văn Khố và Viện Trưởng Hàn Lâm Viện; (4) quyển Việt chí nay không c̣n tồn tại.

 

     Theo ghi chú cho năm 1227 trong bộ Đại Việt sử kư toàn thư, bộ Đại Việt sử kỳ của Lê Văn Hưu tŕnh bày lịch sử Việt Nam cho đến khi chấm dứt nhà Lư.  Bởi v́ Đại Việt sử kư chỉ là bản tu sửa quyển Việt chí của Trần Phổ, chúng ta có thể giả thiết rằng Việt chí trong thực chất là một lịch sử của triều đại nhà Lư cộng với bất kỳ thứ ǵ mà các sử gia Việt Nam muốn ghi lại về các biến cố xảy ra trước nhà Lư, phần mà đa số là được cóp nhặt từ các tài liệu Trung Hoa.  Điều có lư để phỏng đoán rằng quyển Việt chí của Trần Phổ là phiên bản sớm nhất của các sử biên niên về triều đại nhà Lư xuất hiện tại triều đ́nh nhà Trần.  Quyển Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu xem ra tượng trưng cho một quan điểm của nhà Trần được khai triển trọn vẹn, với sự chú tâm nhiều hơn và phê phán nhiều hơn về nhà Lư.  Tôi ngờ rằng nhăn quan của quyển Việt chí có thể đă được bảo tồn một cách chính thống trong quyển Việt sử lược hơn là trong quyển Đại Việt sử kư toàn thư.

 

     Việt sử lược được viết trong thời trị v́ của Trần Phế Đế (1377-88) nhưng không có chỉ dẫn nào về tác giả.  Nó được tàng trữ tại Trung Hoa chứ không phải ở Việt Nam theo nhịp với các thăng trầm của sự chiếm đóng của nhà Minh tại Việt Nam hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm.  T́nh huống này rơ ràng đă bảo vệ nó khỏi bàn tay của các nhà biên soạn và tu sửa Việt Nam.  Có khuynh hướng để liên kết Việt sử lược với quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc.  Ngô Sĩ Liên, trong lời đề tựa năm 1479 của ông cho quyển Đại Việt sử kư toàn thư, than phiền về sự khan hiếm tin tức về thời ban sơ trong lịch sử Việt nam, sau đó đă b́nh luận:

 

     Chỉ có quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc là đă chép về các biến cố một cách kỹ lưỡng có phương pháp và đă b́nh luận về sự việc một cách xác thực mà không có sự dư thừa; tuy nhiên, xem ra quyển sách này không c̣n tồn tại qua cơn binh lửa. (5)

 

     Ngô Sĩ Liên đă hay biết về quyển sách này qua tiếng tăm nhưng lại tin rằng nó đă thất lạc trong cơn bạo loạn của sự chiếm đóng của nhà Minh.

 

     Một trở ngại cho ư tưởng rằng Việt sử lược trong thực tế là quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc là v́ quyển Việt sử lược không bao gồm lời b́nh luận nào như được cho thấy bởi ông Ngô Sĩ Liên và bởi nhan đề, cương mục,  có nghĩa “văn bản và b́nh luận”.  Nhưng tôi nghi ngờ mạnh mẽ rằng quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc đă biến thành Việt sử lược dưới bàn tay của các nhà quản thủ Trung Hoa.  Người Trung Hoa sẽ phản đối ư tưởng rằng một nơi như Việt Nam làm sao lại xứng đáng để có một lịch sử riêng của nó dưới khuôn khổ cương mục, “văn bản và b́nh luận”; hay có lẽ một cách trực tiếp hơn, họ chống đối lời b́nh luận của Hồ Tông Thốc, chắc chắn biểu lộ quan điểm của Việt Nam vốn bị xem là không thể chấp nhận được đối vơi độc giả Trung Hoa.  Tôi tin rằng chúng ta có thể ức đoán một cách hữu lư rằng khi quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc được mang về Trung Hoa, phần b́nh luận đă bị rút ra và nhan đề theo đó bị thay đổi.  Sự giải thích này cứu chúng ta khỏi sự bối rối về việc đă có một quyển sử kư Việt Nam quan trọng được hoàn tất vào cuối thế kỷ thứ mười bốn nhưng lại hoàn toàn không được hay biết đối vơi các sử gia Việt Nam một thế kỷ sau đó, một điều khó mà tin được.

 

     Tin tức duy nhất về Hồ Tông Thốc là một đoạn ghi nhận sự việc năm 1386 trong quyển Đại Việt sử kư toàn thư (6) nhân dịp có sự thăng cấp của ông lên chức Viện Sĩ của Hàn Lâm Viện.  Ông đă nổi tiếng từ thời trẻ như một nhà thơ với các khả năng ứng khẩu tài giỏi.  Bị tố cáo chi tiêu công quỹ trái phép khi là tổng đốc một tỉnh, ông đă được xá tội bởi vua Trần Nghệ Tông (Hoàng Đế: 1370-72; Thái Thượng Hoàng: 1372-94) với một lời xin lỗi tinh khôn và sau đó đă được thăng cấp một cách mau chóng.  Chỉ có một trong hàng trăm bài thơ của ông được cho hay bởi các học giả Việt Nam là c̣n tồn tại (7); có lẽ các bài thơ khác, giống như quyển Việt sử cương mục/Việt sử lược, đă bị mang sang bên Trung Hoa bởi nhà Minh.

 

     Điều nổi bật nhất về sự trần thuật về các vua Lư Phật Mă và Lư Nhật Tôn trong bộ Đại Việt sử kư toàn thư và quyển Việt sử lược là trong khi sự trần thuật của Việt sử lược về vua Lư Phật Mă có vẻ là một bản thu gọn, tóm tắt của Đại Việt sử kư toàn thư, sự trần thuật của bộ Đại Việt sử kư toàn thư về Lư Nhật Tôn lại có vẻ là một bản thu gọn, tóm tắt của Việt sử lượcViệt sử lược bị xem bởi một số người như là một bản văn cô đọng của bộ Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu, (8) bởi v́ nó thường có vẻ vắn tắt hơn bộ Đại Việt sử kư toàn thư.  Song, có hai ngoại lệ quan trọng trong khía cạnh này.  Một, là sự tŕnh bày đầy đủ hơn trong Việt sử lược về sự sụp đổ của triều đ́nh nhà Lư, ngoài sự kiện là bản văn của Đại Việt sử kư toàn thư về các biến cố có vẻ như một sự biện hộ cực kỳ vắn tắt cho triều đại nhà Trần.  Việc kia là thời trị v́ của vua Lư Nhật Tôn, được Việt sử lược trần thuật trong cung cách với nhiều chi tiết hơn so với Đại Việt sử kư toàn thư.  Chúng ta giờ đây hăy vượt qua các sự việc sơ bộ và bàn đến chủ đề với chi tiết gần cận hơn.

 

     Tuân theo sự mách bảo của Giáo Sư Wolters trong bài viết tŕnh bày tại Canberra [Úc châu] hồi tháng Năm, 1984, (9) tôi truy t́m một “kết cú: sentence” hay “biểu thức: statement” được lồng trong các bộ sử biên niên tượng trưng cho một [? (ư nghỉa?) có lẽ thiếu một danh từ ở đây, chú của người dịch] hay tư tưởng chủ đạo đàng sau các chi tiết được ghi chép.  Biểu thức tôi t́m thấy có thể được tóm tắt như sau: Nhà vua xuất chinh để tiễu trừ quân nổi loạn hay để ban ơn cho các kẻ trung thành và nhà vua trở lại kinh đô.”  Biến thể đầu tiên diễn ra như sau: “Một tỉnh nổi dậy và nhà vua đích thân đánh dẹp nó; nhà vua để kinh đô cho Thái Tử trông coi và xuất chinh; nhà vua đến tỉnh nổi dậy và bắt buộc nó phải tùng phục; nhà vua triệt thoái binh sĩ của ngài ra khỏi tỉnh và trở lại kinh đô.”  Biến thể thứ nh́ diễn ra như sau: “Nhà vua thực hiện một cuộc xuất cung đến một nơi nào đó; nhà vua cử hành lễ nghi lên Thần Nông; nhà vua đă cầy và đăng tịch ruộng đất đúng theo nghi lễ; nhà vua điều tra và thu thập [tin tức]; nhà vua cải danh các vùng đất; nhà vua trở về kinh đô.”  Biểu thức này được t́m thấy trong cả hai bộ sử biên niên, nhưng với sự khác biệt là trong khi cả hai bộ sử biên niên đều có ghi biểu thức này cho vua Phật Mă, chỉ có Việt Sử Lược làm như thế đối với vua Nhật Tôn, ngoài ngoại lệ về cuộc viễn chinh của vua Nhật Tôn sang xứ Chàm năm 1069, có được ghi chép trong cả hai bộ sử biên niên; các cuộc viễn chinh đến xứ Chàm của cả hai nhà vua đều xuất hiện như là bản tuyên dương của loại biểu thức này.

 

     Tại sao Đai Việt sử kư toàn thư lại lăng quên trong việc ghi chép biểu thức này cho vua Nhật Tôn?  Câu hỏi này dẫn chúng ta đến trọng tâm của đề tài chúng ta, bởi, v́ một số lư do, các sử gia Việt Nam thuở ban đầu đă có các ư kiến mâu thuẫn nhau về Nhật Tôn.

 

     Theo một ư kiến, Nhật Tôn là một con người “cứng rắn”, thượng vơ quá độ và ưa dương dương tự đắc.  Việt sử lược (10) ghi nhận rằng ông “đặc biệt tài giỏi về chiến lược quân sự; ông đă luôn luôn thành công khi vua cha phái ông đi đánh dẹp quân nổi loạn”.  Đại Việt sử kư toàn thư (11) ghi nhận rằng ông “đă duy tŕ quân đội trong t́nh trạng ứng trực và giữ yên vương quốc”, nhưng đổ lỗi ông về việc “làm kiệt sức dân” và “phí phạm của cải của người dân” để xây dựng các cung điện và đền chùa.  Cả hai nguồn tài liệu đều ghi nhận sự quan tâm của ông đến các vấn đề quân sự và sự dũng cảm mà với nó ông đă tấn công cả nước Chàm và Trung Hoa thời Tống.

 

     Theo một ư kiến khác, Nhật Tôn là con người “mềm yếu”, quá khoan nhượng và quá nhân từ, thiếu sự cương quyết đ̣i hỏi nơi một ông vua.  Ư kiến này dựa trên sự ưa thích của ông dành cho âm nhạc và hai diễn từ, được bảo tồn trong cả hai bộ sử biên niên, đă được gán là của ông.  Cả hai diễn từ đều bộc lộ một cảm nghĩ hiền lành, gần như đầy nữ tính, về t́nh cảm của ông và các cảm giác về người khác.  Một mùa đông, trong một kỳ lạnh buốt khác thường, ông được  thuật có nói với các quan chức của ông:

 

     Ta đang sống trong một cung điện; ta có than để đốt và quần áo lông chồn để mặc trong thời tiết mùa đông như thế này.  Ta nghĩ đến các phạm nhân trong nhà tù, chịu sự giam cầm, việc phải trái trong vụ án của họ chưa được xét xử, không dủ cơm cho bụng của họ và không đủ quần áo để che thân; họ cảm thấy gió đông buốt giá, và có thể một số kẻ vô tội sẽ bị chết, ta cảm thấy tôi nghiệp họ một cách sâu xa.  V́ thế, ta ra lệnh cho các quan chức hăy cấp phát cho họ chăn chiếu và cơm ngày hai bữa cho họ. (12) (c)

 

     Trong năm 1064, khi nhóm họp phiên ṭa để nghe vụ tranh tụng, Nhật Tôn được thuật đă chỉ đến một trong các con gái của ông, người đang tham dự phiên ṭa, và nói với các quan chức cai ngục:

 

     T́nh thương ta có với các con cái của ta giống như cảm nghĩ của bậc cha mẹ mà ta có với người dân.  Người dân, không hiểu biết, bị vướng mắc vào ṿng luật pháp.  Ta tội nghiệp cho họ rất nhiều.  Từ này trở đi, hăy đối xử với các kẻ phạm tội, dù nhẹ hay nặng, bằng ḷng khoan thứ. (13) (d)

 

     Trong sự lượng giá của ông về vua Nhật Tôn, sử gia thế kỷ thứ mười lăm Ngô Sĩ Liên đă viết rất dài về sự quan tâm của nhà vua đến các tù nhân, về sự an sinh của người dân, về các sự thay đổi thất thường trong thủ tục tư pháp (một trong những hành vi đầu tiên của ông được thuật lại là ra lệnh phá hủy mọi công cụ trừng phạt (14), về sự khuyến khích canh tác (một sắc dụ về việc khuyến nông được quy kết cho ông (15), về sự cứu tế các nạn nhân bị đói, về học thuật và sự kiểu chính nghi lễ (ông được thuật “đă thiết lập bằng tiến sĩ, dạy dỗ rộng răi vô số các nghi thức, cải cách chữ nghĩa” (16) ), Ngô Sĩ Liên sau đó đă viết tiếp:

 

     Tại miền nam ông đă b́nh định xứ Chàm và về phía bắc ông đă trừng phạt nhà Tống; chiến công quân sự của ông gợi lên sự nể sợ khắp nơi xa gần – mặc dù hơi quá độ một chút, ông vẫn là một nhà vua giỏi.  Một số người nói rằng ông quá nhân từ và không đủ quả quyết, nhưng tôi không thấy sự việc là như thế. (17) (e)

 

     Từ điểm này chúng ta có thể suy luận rằng các sủ gia Việt nam trong thế kỷ thứ mười lăm đă không đồng ư với nhau về vua Nhật Tôn; một số nói một đàng, nhưng Ngô Sĩ Liên lại tin cách khác.  Sự hiểu biết của họ về Nhật Tôn được phản ảnh trong Đại Việt sử kư toàn thư, nơi mà ư kiến của Ngô Sĩ Liên được bảo tồn.  Xét thấy “biểu thức” mà chúng ta đề cập ở trên không áp dụng với Nhật Tôn trong bộ sử liệu này, chúng ta có thể ức đoán rằng các sử gia thế kỷ thứ mười lăm nhận thấy Nhật Tôn là một nhân vật có nhiều điểm mâu thuẫn đến thế là bởi các thông tin của họ về vua Nhật Tôn th́ không đầy đủ.  Bởi v́ tin tức về vua Nhật Tôn trong Đại Việt sử kư toàn thư cốt yếu phát sinh từ quyển Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu, chúng ta bị dẫn đến việc tra hỏi tại sao ông Lê Văn Hưu lại có thể vắn tắt trong sự trần thuật của ông về vua Nhật Tôn đến mức độ cả “biểu thức” cũng bị gạt bỏ đi, đặc biệt hơn nữa khi “biểu thức’ có xuất hiện nói về vua Nhật Tôn trong quyển Việt sử lược.

 

Như Giáo Sư Wolters đă nhận xét, ông Lê Văn Hưu đă được bổ nhiệm một thời gian ngắn ngủi đặc biệt trong đó phản ảnh cái nh́n của hoàng tộc nhà Trần, và bộ sử kư của ông tượng trưng cho quan điểm của nhà Trần về triều đại nhà Lư trước đó. (18) Năm lời b́nh luận được xem là của Lê Văn Hưu nói về vua Phật Mă, tất cả đều có tính cách chỉ trích; không có lời b́nh luận nào của Lê Văn Hưu về vua Nhật Tôn.  Trong trường hợp vua Phật Mă, sự lượng giá chỉ trích của Ngô Sĩ Liên lệ thuộc chính yếu vào các lời b́nh luận của Lê Văn Hưu.

 

Trong Đại Việt sử kư toàn thư, Phật Mă nổi bật như nhà vua tách biệt quan trọng nhất của triều đại nhà Lư.  Ông được so sánh với Hán Quang Vũ (Han Kwang Wu) (25-27 sau Công Nguyên) trong khả năng của ông về việc tiên liệu các sự việc và với Đường Thái Tông (T’ang T’ai Tsung) (627-649) trong khả năng khắc phục mọi sự chống đối. (19) Ngô Sĩ Liên tổng kết khi viết:

 

Các sử gia tán dương [Phật Mă] là nhân từ, thông thái, nhanh trí, một nhà chiến lược đại tài về dân sự vụ và quân vụ.  Không nghệ nào trong lục nghệ [lễ, nhạc, xạ (bắn cung), đánh xe, viết văn, làm tính] mà ông không thông làu.  Bởi ông có quá nhiều tài năng và đức hạnh như thế, ông đă có thể hoàn thành rất nhiều công nghiệp. (20) (cũng xem phụ chú (a).

 

Sau đó, Ngô Sĩ Liên liệt kê “các khuyết điểm” của Phật Mă, chỉ là một bản tóm tắt các lời b́nh luận đâm chọc của Lê Văn Hưu, để phê b́nh sự thiếu sót của Phật Mă trong việc để tang vua cha đúng nghi lễ, sự thiếu sót trong việc giữ ǵn lễ nghi thích đáng tại triều đ́nh, và về sự đối xử rộng lượng với Nùng Trí Cao, lănh tụ nổi lọan mà ông đă xá tội và thăng cấp nhưng sau đó lại nổi loạn một lần nữa, gây ra chiến cuộc nặng nề trong nhiều năm dọc biên giới phía bắc.  Ngô Sĩ Liên đơn giản liệt kê “các khuyết điểm” của Phật Mă, dùng các lời b́nh luận của Lê Văn Hưu như sự chú thích của ông.  Nhưng trong trường hợp của Nhật Tôn, Ngô Sĩ Liên ghi lại một sự khác biệt trong ư kiến; với ai mà ông không đồng ư khi ông viết “nhưng tôi không thấy sự việc như thế”?  Có phải ư tưởng rằng Nhật Tôn th́ quá tử tế và thiếu quả quyết đến từ một lời b́nh luận của Lê Văn Hưu đă không được giữ lại? Nếu đúng như thế, có phải lư do nó đă không được bảo lưu chính là sự kiện mà ông Ngô Sĩ Liên đă không đồng ư với nó hay không? Có thể có nhiều cách trả lời cho các câu hỏi này; điều này nằm ở ranh giới của sự suy diễn quá đáng, nhưng dù thế, rất nhiều phần là ư tưởng về sự “nhu nhược” của vua Nhật Tôn đă được cổ xúy, nếu không phải phát sinh, từ bàn tay biên tập của Lê Văn Hưu, đặc biệt là sự gạt bỏ khỏi các bộ sử biên niên các “biểu thức” dành cho vua Nhật Tôn về chuyến “xuất cung và hồi kinh” của nhà vua.

 

Trong Đại Việt sử kư toàn thư, Nhật Tôn là một phản ảnh mờ nhạt của Phật Mă, sinh sống trong cung điện nhiều hơn, ít tích cực hơn, “yếu đuối hơn trong điều mà ông nói gần như thống thiết về sự cầu đảo mong có kẻ nối ngôi của ông.  Trong khi Việt sử lược dành hầu như chính xác cùng số trang cho mỗi vị vua, Đại Việt sử kư toàn thư dành cho Nhật Tôn ít hơn một phần tư số trang nó dành cho vua Phật Mă.  Chúng ta hăy khảo sát tài liệu khác biệt trong Đại Việt sử kư toàn thư để xem liệu nó có chứa đựng các “biểu thức’ nào khác không t́m thấy trong Việt sử lược hay không.

 

Có ba loại chính về sử liệu trong Đại Việt sử kư toàn thư không có trong bộ Việt sử lược.  Một là một loạt chin chiếu chỉ ban hành trong thời kỳ mười lăm tháng trong hai năm 1042-43 vào lúc ban hành “Bộ Luật” mới. (21) Các sắc dụ này chính yếu nhắm vào việc bảo đảm cho kỷ luật quân đội và bảo toàn tài sản, nhân lực, và số lợi tức thu nhập của hoàng gia; chúng có vẻ là sự chuẩn bị pháp lư cho cuộc viễn chinh năm 1044 của vua Phật Mă xuống xứ Chàm.  Khi so sánh, Đại Việt sử kư toàn thư không ghi lại các chiếu chỉ về luật pháp nào cho Nhật Tôn; Việt sử lược có ghi nhận hai sắc dụ. (22)

 

Một loại sử liệu khác là tin tức về các cá nhân hay thần linh với họ các sự thờ cúng tôn giáo được phát triển.  Những thông tin này đến từ quyển Việt điện u linh tập, một sưu tập của thế kỷ thứ mười bốn về tiểu sử bái thần, và có lẽ đă được bổ túc vào biên niên sử trong thế kỷ thứ mười lăm.  Có năm câu chuyện như thế trong thời trị v́ của vua Phật Mă, không có chuyện nào cho thời trị v́ của vua Nhật Tôn.  Tôi đă thảo luận về loại tài liệu này ở một bài khác (23) và đă t́m thấy trong đó bằng chứng về điều mà tôi gọi là “tôn giáo triều đại nhà Lư.”  Biểu thức trong loại sử liệu này như sau” Các đức hạnh của nhà vua lôi cuốn sự chú ư của các vị thần nhiều uy thế; các vị thần tự giới thiệu ḿnh với nhà vua và tự ư tuyên bố là các kẻ hậu thuẫn cho vương quyền của ông; nhà vua đáp ứng với các hành vi thờ phượng thích đáng; đất nước nhờ thế được ban ân sủng.”  Trong khi một biểu thức như thế được ghi dành cho Nhật Tôn, nó đă không được chép vào các bộ sử biên niên.  Mặt khác, năm trong sáu trường hợp trong đó biểu thức này được áp dụng cho vua Phật Mă trong quyển Việt điện u linh tập (25) đă được chép lại vào bộ  Đại Việt sử kư toàn thư. (26) Tôi tin rằng loại tài liệu này phản ảnh các thành quả của vua Phật Mă trong việc bồi dưỡng cho một ư niệm về vương quyền được chuẩn thuận bởi các thế lực siêu nhiên của đất nước.  Hai đoạn khác trong Đại Việt sử kư toàn thư gia tăng cường độ cho điều này th́ nhuốm màu sắc thuần túy Phật Giáo hơn: câu chuyện về hai nhà sư tự thiêu để lại di cốt tại triều đ́nh vua Phật Mă năm 1034 (f) và giấc mơ của vua Phật Mă về đức Boddhisattva Avalokitesvara (Phật Quan Âm) năm 1049. (27) (g)  Để so sánh, đối với Nhật Tôn, các câu chuyện như thế xuất hiện sau này như sự bổ túc vào các bộ sử biên niên không đưa ra một biểu thức tôn giáo nào, mà nếu có, lại có vẻ để nói rằng Nhật Tôn đă tự làm tṛ hề trong sự cầu đảo xin có con thừa kế; một câu chuyện về việc làm thế nào mà cô thôn nữ sau hết sinh ra một đưa con kế ngôi cho ông,  đă lọt vào sự chú ư của ông; một câu chuyện về việc làm thế nào một quan chức được phái đến một ngôi chùa nào đó để cầu nguyện xin có được một kẻ kế ngôi hoàng triều đă bị hành quyết v́ những thủ thuật mà ông ta học được từ các vị sư trong chùa; và một câu chuyện về việc làm thế nào mà Nhật Tôn gần như bỏ cuộc trong cuộc viễn chinh của ông đến xứ Chàm cho đến lúc xấu hổ nghe tin tức về sự cai quản vương quốc của bà mẹ đứa con thừa kế của ông tốt đẹp như thế nào khi ông vắng mặt. (28) (h)  Tôi không biết ǵ về nguồn gốc của các câu chuyện này.

 

Loại tài liệu thứ ba là sự đối thoại giữa vua Phật Mă và các viên chức của ông hay các lời tuyên bố phát sinh từ một t́nh trạng trong đó các cố vấn hoàng gia được tham khảo hay trong đó họ cố gắng thuyết phục nhà vua nghe theo quan điểm của họ hay trong đó nhà vua loan báo hay b́nh luận về điều ǵ đó.  Khi so sánh với hai trích dẫn ngắn được gán của vua Nhật Tôn, đă nêu trên, các trích dẫn được gán cho vua Phật Mă tương đối nhiều và bộc lộ một đầu óc mạnh mẽ, tích cực, đa dạng.  Chúng ta có thể giả định rằng loại tài liệu này thuộc bộ Đại Việt sử kư của ông Lê Văn Hưu bởi, trong một trường hợp, một lời b́nh luận của ông Lê Văn Hưu đă được bảo lưu trong đó ông thảo luận về một trong các cuộc trao đổi giữa vua Phật Mă và các cố vấn của vua. (29)

 

Có mười ba đoạn trong bộ Đại Việt sử kư toàn thư trong đó vua Phật Mă lên tiếng hay trong đó các cố vấn của ông có nói với ông (chỉ có ba trong số này được ghi trong Việt sử lược).  Các đoạn này và “các biểu thức” mà chúng minh họa có thể được sắp xếp theo niên lịch thành ba nhóm.  Nhóm thứ nhất bao gồm các đoạn liên quan đến cuộc khủng hoảng thừa kế ngắn ngủi hồi năm 1028 trong đó các quan chức trong triều tập họp quanh Phật Mă, người kế ngôi đă được chỉ định, chống lại một âm mưu của các ḥang tử nổi loạn.  Một đoạn ghi là một cuộc đối thoại dài giữa Phật Mă với một trong các vơ quan của ông về việc liệu có nên tấn công các hoàng tử nổi loạn tức thời (như được tranh luận bởi viên quan vơ) hay nên đợi để họ phục tùng một cách ḥa b́nh (như lập luận bởi Phật Mă); sau cùng, Phật Mă đă  nhượng bộ và cuộc khủng hoảng đă được giải quyết một cách mau lẹ bằng hành động trực tiếp. (30) Đoạn thứ nh́ diễn ra ngay sau khi Phật Mă khen ngợi ḷng trung thành và sự can đảm của một vị tướng quân đă hạ sát một trong các hoàng tử nổi loạn khi giao chiến. (31) (i) Chuyện thứ ba xảy ra không lâu sau khi có cố vấn, nhân dịp có điềm siêu nhiên tốt lành, đă nhấn mạnh với Phật Mă về tầm quan trọng của việc bảo đảm ngai vàng bằng cách chỉ định người thừa kế ông tức thời. (32) Trong từng trường hợp Phật Mă mang vẻ thụ động trong khi sáng kiến được quyết định bởi các cố vấn trung thành của ông.  Biểu thức sẽ là: “Nhà vua th́ lệ thuộc vào các cố vấn của ông.”

 

Nhóm thứ nh́ của các mẩu chuyện đều thuộc thời trị vị có niên hiệu Thông Thụy (1034-39), và các mẩu chuyện này làm liên tưởng đến sự căng thẳng giữa vua Phật Mă và các cố vấn của ông.  Chính vào lúc bắt đầu thời trị v́ này mà vua Phật Mă đă chỉ thị cận thần của ḿnh phải gọi ông là “triều đ́nh” (the court). (33) (j) Năm 1035, ông đă tiên đoán một cách sắc bén rằng một trong các tướng lănh của ông sẽ sớm nổi loạn; khi mọi việc đă qua, các cố vấn của ông đă kinh ngạc bởi sự phán đóan như tiên tri về tính t́nh. (34) (k) Ư nghĩa sâu xa hơn của mẩu chuyện là vua Phật Mă khởi sự tự xác quyết và các cố vấn có quyền lực không thể điều chỉnh trước phong thái lănh đạo mới của ông đă bị đẩy đến chỗ nổi loạn.  Trong năm 1038, khi các cố vấn can gián chống lại việc nhà vua tự thân cử hành lễ khai điền, Phật Mă đă buộc họ phải im lăng bằng một câu trả lời sắc bén. (35) (l) Trong sắc chỉ năm 1039 của ḿnh, giải thích lư do tại sao ông đă cho công khai hành quyết viên thổ tù của một bộ tộc hùng mạnh tại biên giới phía bắc đă nổi loạn và bị bắt, Phật Mă đă biểu lộ một cảm thức mạnh, gần như quá độ, về sự tự hào và thẩm quyền cá nhân. (36) (m) Không lâu sau đó, khi các cố vấn tại triều đ́nh khuyến cáo rằng niên hiệu trị v́ nên được thay đổi và tám từ được thêm vào vương hiêu trị v́ của ông, vua Phật Mă đă lập luận chống họ một cách dữ dội và ra lệnh cho họ đ́nh chỉ cuộc thảo luận; song các cố vấn vẫn van nài “một cách ngoan cố”, và v́ thế sau cùng nhà vua khứng chịu. (37) [xem Phụ Chú số 4 của người dịch]  Biểu thức ở đây là: “Nhà vua tranh căi với các cố vấn của ông.”

 

Nhóm chuyện thuật thứ ba đến từ thời trị v́ dưới niên hiệu Minh Đạo (1042-44) và liên hệ đến cuộc viễn chinh của vua Phật Mă xuống xứ Chàm.  Chuyện đầu tiên của loại chuyện này đă ấn định giọng điệu cho tất cả các câu chuyện khác.  Năm 1043, vua Phật Mă đi thằm các phế tích của một ngôi đền bị bỏ hoang.  Ông nh́n thấy một cột đá nghiêng sang một bên, gần đổ hẳn xuống, và, [nhà vua] thở dài một cách  buồn bă, định ra lệnh cho quan quân dựng cột lại cho thẳng, nhưng trước khi lời lẽ được thốt ra từ miệng của ông, cột đá đột nhiên tự nó đứng thẳng lại.  Xem đây là điềm tốt, vua Phật Mă chỉ thị văn quan của ông “thảo một truyện kể bằng thơ để công bố hiện tượng siêu nhiên”. (38) (n) Không lâu sau, vua Phật Mă hỏi các cố vấn của ông là tại sao nước Chàm lại tỏ vẻ bất kính như thế, và họ đă trả lời rằng xứ này vô lễ là bởi nhà vua chưa biểu lộ sức mạnh của ông bằng cách tấn công họ. (39) (o) Một ít lâu sau, với sự chuẩn bị cho cuộc viễn chinh xuống xứ Chàm được tiến hành, chiếc khiên (thuẫn) của hoàng gia tự nó rung động khi được treo tại một sảnh đường công cộng.  Vua Phật Mă hỏi về điềm này, và các cố vấn của ông đă trích dẫn các điển tích Trung Hoa để xác định rằng “đây là dấu hiệu mà các thần linh đă âm thầm liên kết mọi sự để đáp ứng với ư muốn của nhà vua”, và rằng đây là một sự dấu hiệu cho thấy cuộc viễn chinh xuống xứ Chàm chắc chắn sẽ thành công. (40) (p) Ba lời trích dẫn sau cùng từ vua Phật Mă nói trước khi, trong lúc và sau khi hoàn tất cuộc viễn chinh sang xứ Chàm đều bộc lộ một phong thái tích cực về quyền lực và sự an lạc. (41) Nơi đây, biểu thức là “nhà vua được hậu thuẫn bởi các cố vấn của ông.”

 

Gộp chung ba biểu thức này từ ba nhóm chuyện kể được sắp xếp theo niên lịch, chúng ta nh́n thấy một biểu thức tổng quát hơn áp dụng cho thời trị v́ của vua Phật Mă nói chung: “Trước tiên, nhà vua lệ thuộc vào các cố vấn của ông; sau đó, nhà vua tranh luận với các cố vấn; sau cùng, nhà vua được hậu thuẫn bởi các cố vấn của ông.”  Trong một khung cảnh rộng lớn hơn, biểu thức này cung cấp một sợi dây nối kết giữa vua Lư Công Uẩn, người có thể liên hệ qua phần đầu tiên của biểu thức, với vua Lư Nhật Tôn, người có thể được liên hệ với phần cuốí của biểu thức.  Trong khi mối quan hệ của vua Phật Mă với các cố vấn của ông diễn tiến, bản chất thẩm quyền của các vua nhà Lư cũng tiến hóa như thế, theo chiều hướng một sự xác định thúc bách hơn, thành một vương quyền được cá nhân hóa.  Điều này rơ ràng liên hệ đến sự phát triển “tôn giáo triều Lư” như được biểu lộ trong “biểu thức” phát sinh từ loại tài liệu thứ nh́ đă thảo luận ở trên.  Điều đó giải thích lư do tại sao vua Phật Mă lại là một khuôn mặt ṇng cốt đến thế trong sự thịnh đạt của triều đại nhà Lư và tại sao con của ông lại có vẻ ít năng động hơn.  Vua Nhật Tôn được hưởng lợi từ các thànnh quả của vua cha.  Ông đă không phải đấu tranh để tự xác định tại một triều đ́nh bị khống chế bởi các cố vấn nhiều thế lực.  Một cách nghịch lư, trong khi việc này giúp ông cai trị với một uy phong “lớn hơn” vua cha, các bộ sử biên niên về thời trị v́ của ông lại thiếu sức kéo căng ngọan mục lôi cuốn sự chú ư và ngưỡng mộ như đối với thời trị v́ của vua Phật Mă.

 

Nhưng chúng ta vẫn chưa trả lời cho câu hỏi tại sao biểu thức nguyên thủy của chúng ta về việc nhà vua xuất cung và hồi kinh được ghi cho vua Nhật Tôn trong Việt sử lược nhưng lại không thấy ghi trong Đại Việt sử kư toàn thư.  Có lẽ chúng ta có thể t́m thấy một sự mách bảo trong cách mà Việt sử lược ghi chép biểu thức này cho Nhật Tôn.  Trong khi Đại Việt sử kư toàn thư không ghi chép một cuộc kinh lư của hoàng gia nào cho vua Nhật Tôn và ba cuộc viễn chinh trừng phạt do nhà vua dẫn đầu, ngoài cuộc đánh xứ Chàm.  Các cuộc xuất cung tuần du dưới thời vua Phật Mă có vẻ đúng ra được hướng nhiều về mặt hành chánh và tôn giáo trong khi vua Nhật Tôn xem ra hướng nhiều đến sự vui chơi và thư giăn.  Cả hai bộ Đại Việt sử kư toàn thưViệt sử lược đề ghi chép bốn cuộc xuất cung tuần du cho vua Phật Mă đến các địa phương để cử hành “lễ cày ruộng và tịch điền” đúng theo nghi thức (42), hai cuộc thăm viếng các đền chùa (43), và một lần du ngọan để xem đua thuyền (44); Đại Việt sử kư toàn thư c̣n ghi thêm một cuộc viếng chùa (45) và ba cuộc du ngọan đi săn voi. (46) Đối với Nhật Tôn, Việt sử lược ghi chép hai cuộc du ngoạn xem đua thuyền (47), hai cuộc xuất chinh săn bắn (48), và một cuộc du ngoạn đi câu cá (49); tám cuộc xuất cung c̣n lại để đến “các cung điện hay các nơi ở của hoàng gia được thiết lập tại các địa phương khác nhau (50) (một điều không được đề cập đến trong cả hai bộ sử liệu đối với Phật Mă) – ba trong số này là các địa điểm trên bờ biển (51), ba cuộc tuần du khác để “khảo sát và sưu tầm” (52), và chỉ có một cuộc là “để cày ruộng và tịch điền” (53).  Sự chuyển đổi bề ngoài trong sự nhấn mạnh từ cuộc xuất cung tuần du có tính cách trần tục hơn sang tính chất “cao cả” và “triều nghi” hơn quan trọng y như sự kiện rằng chỉ có Việt sử lược là có ghi chép các cuộc kinh lư cho vua Nhật Tôn.

 

Về trường hợp các cuộc viễn chinh trừng phạt do nhà vua lănh đạo, Đai Việt sử kư toàn thư ghi chép tám lần và Việt sử lược ghi bẩy lần cho vua Phật Mă, kể cả cuộc viễn chinh đánh Chàm năm 1044.(54)  Đối với vua Nhật Tôn, Việt sử lược ghi chép ba lần (55) ngoài cuộc xuất chinh đánh Chàm, trong khi Đại Việt sử kư toàn thư không ghi chép ǵ cả.  Chính cuộc viễn chinh đánh Chàm năm 1069 đă cung cấp một trong những sự tương phản nổi bật nhất giữa bộ Việt sử lược với bộ Đại Việt sử kư toàn thư.  Đoạn ghi chép của Đại Việt sử kư toàn thư về cuộc viễn chinh này (56) chỉ dài bằng một phần tư sự trần thuật của Việt sử lược. (57)  Trong khi Đại Việt sử kư toàn thư cung cấp một sự tóm tắt ngắn gọn về câu chuyện, quyển Việt sử lược mô tả cuộc viễn chinh như một cuộc xuất cung tuần du vĩ đại, đánh dấu bước tiến của đoàn thuyền theo ngày và địa điểm, ghi nhận các biến cố siêu nhiên xảy ra dọc đường đều xác định sự thành công tất yếu của cuộc mạo hiểm, chép các chi tiết về sự bỏ trốn và bắt giữ vua Chàm, mô tả việc vua Nhật Tôn đă đăi tiệc các vơ quan của ông ra sao tại cung điện xứ Chàm, và đă nháy múa và làm tṛ trong cung đặt ngai vàng vua Chàm, và kể cho hay một cuộc kiểm kê dân số đă được thực hiện như thế nào tại kinh đô xứ Chàm trước khi thiêu đốt nó.  Đoạn này cũng dài như đoạn tường thuật của Đại Việt sử kư toàn thư dành cho cuộc viễn chinh đánh Chàm năm 1044 của vua Phật Mă (58); để so sánh, Việt sử lược ghi chép về cuộc viễn chinh năm 1044 lại chưa bằng phân  nửa khoảng tŕnh bày này.

 

Sự trần thuật của Việt sử lược về cuộc viễn chinh 1069 đánh Chàm th́ phù hợp với sự đối xử tổng quát dành cho vua Nhật Tôn, ghi lại nhiều chi tiết và đầy đủ hơn sự trần thuật của Đại Việt sử kư ṭan thư dành cho vua Nhật Tôn.  Điều quan trọng đối với tôi [tác giả] là trong khi Việt sử lược đưa ra một danh sách đầy đủ các sự bổ nhiệm trong triều của Nhật Tôn sau khi đăng quang (60), Đai Việt sử kư toàn thư chỉ ghi có một sự bổ nhiệm (61): Bùi Hưu làm Viện Sĩ; đây là sự bổ nhiệm đầu tiên một “viện sĩ” được ghi chép trong các bộ sử biên niên.  Một quy kết riêng biệt cho vua Nhật Tôn là sự quan tâm của ông đến các vấn đề học thuật, ông “đă thiết lập cấp bằng tiến sĩ, bồi dưỡng rộng răi để giữ sự liêm chính, cải cách văn từ.”  Ông đă đổi quốc hiệu từ danh xưng Hán Việt lẫn lộn là Đại Cồ Việt thành danh xưng cổ điển hơn, Đại Việt. (62) (q) Ông đă “hiệu chính” các tước hiệu. (63) Ông đă đặt tên lại cho các đơn vị quân đội và ra lệnh cho các quân sĩ khắc chữ trên người xác định họ là “thiên tử quân”. (64) (r) Ông đă hạ lệnh các nhân viên trong triều phải mang mũ và hia đúng theo nghi lễ, dựa theo mẫu cảa Trung Hoa; Đại Việt sử kư toàn thư ghi nhận rằng việc mang mũ và hia tại triều đ́nh “đă bắt đầu ở thời gian này”. (65) (s) Một nhiệt t́nh cho các h́nh thức mới để biểu hiện nội dung nghi vệ vương triều Việt Nam rơ ràng là nét tiêu biểu cho triều đ́nh của vua Nhật Tôn.

 

Thật khó hiểu tất cả các điều này nếu không có vài cái nh́n từ bên ngoài, không có gốc tích Việt Nam có thể làm sáng tỏ hơn về thời trị v́ của vua Nhật Tôn.  Một cách thú vị, các nguồn sử liệu Trung Hoa đương đại rơ ràng cung cấp một ch́a khóa để giải mă điều bí ẩn của chúng ta.  Sự tường thuật về các vị vua triều nhà Lư trong các bộ sử Sung huy-yao (66), Sung shih (Tống sử) (67), và quyển Wen hsien t’ung-k’ao của Ma Tuan-lin (68) đều nhấn mạnh đến Nhật Tôn như vị vua Việt đầu tiên đă thách thức đế quốc bởi tiếm xưng một cách bất hợp thức các tước hiệu đế triều và đă gửi quân sang tấn công các tỉnh biên giới của nhà Tống.  Các sử liệu Trung Hoa ghi nhận cuộc viễn chinh của  vua Nhật Tôn đánh xứ Chàm và rồi nói rằng từ khi đó, ông tự tiếm xưng ḿnh là hoàng đế và nâng vương quốc của ông lên vai đế quốc.  Đặc biệt, Trung Hoa tố cáo Nhật Tôn tự xưng là hoàng đế, về việc phong cho Lư Công Uẩn miếu hiệu là Thái Tổ, về việc đă đổi quốc hiệu của xứ sở là Đại Việt, và việc thay đổi một cách không thích nghi các niên hiệu trị v́, một cách cụ thể, có đề cập đến hai niên hiệu trị v́ sau cùng của Nhật Tôn: [Thiên Huống] Bảo Tượng (1068-69) và Thần Vũ (1069-72).  Người Trung Hoa đă bắt đầu theo dơi chặt chẽ triều đ́nh Việt trong những năm này: chính trong thời gian này mà kế hoạch của nhà Tống để tấn công Việt Nam đă khởi sự thành h́nh. (69) Chiến tranh đă bùng nổ không lâu sau khi có sự từ trần của vua Nhật Tôn được hiểu bởi người Trung Hoa là một phần bị gây ra bởi các sự tuyên xưng nghi vệ đế quốc của Nhật Tôn.

 

Chính trong thời trị v́ của vua Nhật Tôn mà một vị hoàng đế nhà Tống, không được xác định bởi tên, đă yêu cầu các cố vấn của ông giải thích tại làm sao đă xảy ra sự việc là một lănh thổ trước đây là một phần của đế quốc nay tự tách rời ra để trở thành một vương quốc riêng biệt.  Trong phần phúc đáp, một quan chức đă nhắc lại mưu toan không thành công của Tống Thái Tổ trong việc chinh phục dân Việt trong năm 980 và nói rằng sau đó các sứ giả đă được phái đi để kêu gọi sự trung thành của các nhà lănh đạo Việt Nam; kế đó, ám chỉ rằng đây là điều tốt nhất có thể kỳ vọng được, ông ta kết luận:

 

Các con đường xuyên qua núi [của Việt Nam] th́ xa xôi và ác liệt, có nhiều mưa với chướng khí sinh dịch bệnh.  Thời tiết th́ độc hại.  Khó để chiếm lănh thổ này, và tôi sợ nó cũng không thể giữ được. (70)

 

Sự kiện rằng loại thảo luận này được liên kết với thời trị v́ của vua Nhật Tôn cho chúng ta thấy tầm mức của các sự tuyên nhận của vua Nhật Tôn và bằng chứng của quyền lực Việt dưới thời trị v́ của ông đă thu hút sự chú ư của triều đ́nh nhà Tống xa xăm.  Bất kể các ư kiến thê thảm này, quyết định được sớm lấy để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng vào Việt Nam.

 

Trong thực tế điều rơ nét là làm sao mà Nhật Tôn lại ở vào vị thế nổi bật lên trong các sử liệu Trung Hoa và, khi so sánh, làm sao mà người Trung Hoa lại ít quan tâm đến Phật Mă.  Việc này xảy ra là v́, ở một số tầm mức, dưới thời trị v́ của vua Phật Mă có một vùng trái độn dân tộc miền núi nằm giữa Việt Nam và nhà Tống.  Nhưng cuộc nổi dậy không thành công của Nùng Trí Cao trong những năm cuối cùng của thời trị v́ của vua Phật Mă làm biến mất vùng trái độn này, và trong thời trị v́ của vua Nhật Tôn, lần đầu tiên, quân Việt và quân nhà Tống bắt đầu so gươm dọc theo biên giới trên căn bản ít nhiều thường xuyên.  Nhật Tôn, không hề dè dặt, đă phái quân sĩ của ông bắc tiến với hiệu ngữ đế quốc khắc trên trán và xem ra không có lo sợ người Trung Hoa tí nào.  Điều này khiến cho triều đ́nh nhà Tống phải lắng tai nghe ngóng và lưu tâm.

 

Quan điểm này c̣n được phản ảnh rơ hơn trong quyển An Nam Chí Nguyên: An-nan chi yuan, được viết bởi một tác giả Trung Hoa vô danh trong thời kỳ nhà Minh chiếm đóng Việt Nam hồi thế kỷ thứ mười lăm.  Có bằng chứng rơ ràng là An Nam chí nguyên đă tham dụng quyển Việt sử lược cũng như các bộ sử Trung Hoa tiêu chuẩn viết về Việt Nam. (71) Trong phần của nó về vua Nhật Tôn, (72) An Nam chí nguyên cho hay Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đă tự xưng ḿnh là chư hầu của nhà Tống, nhưng sau đó, qua hàm ư trong thời đại nhà Lư và đặc biệt là dưới thời trị v́ của vua Nhật Tôn, lănh thổ Việt “đột nhiên và không hợp thức tự xưng theo cùng cách thức như của Triệu Đà (Chao T’o) thời cổ xưa” có nghĩa nó đă tự tuyên xưng tư thế đế quốc, trực tiếp thách thức nhà Tống.  Danh sách các sự kiện cụ thể sau đó đă được đưa ra để kết án vua Nhật Tôn là kẻ đă làm việc này: các danh hiệu mà Nhật Tôn đă phong cho ông nội, xứ sở của ông, cho chính ông, cho mẹ, cho vợ, cho con, cho các quan chức, và các binh sĩ của ông.

 

Các sử liệu của Trung Hoa được dựa trên một sự nhận thức của Trung Hoa hồi thế kỷ thứ mười một; liệu sự kiện rằng quyển Việt sử lược xem ra là một nguồn sử liệu Việt Nam bổ túc cho sự nhận thức này có nghĩa là nó có thể phản ảnh một nhận thức của thế kỷ thứ mười một hay không?  Đối với tôi, có vẻ câu trả lời cho câu hỏi này là đúng thế, hay, một cách chính xác hơn, là quyển Việt sử lược biểu lộ một cách trung thực một nhận thức về thế kỷ thứ mười một hơn là bộ Đại Việt sử kư toàn thư, là quyển, đối với triều Lư, là một sự giải thích của triều đại nhà Trần nhiều hơn.

 

Giáo Sư Wolters đă chỉ cho thấy làm sao mà phần trong sự tóm lược của ông Lê Văn Hưu thảo luận về việc như thế nào mà một truyền thống đế quốc phương nam, bắt nguồn từ Triệu Đà thời cổ xưa, đă được tái xác định bởi Đinh Bộ Lĩnh trong thế kỷ thứ mười, và đă được duy tŕ bởi các nhà vua Việt một cách liên tục kể từ khi đó. (73) Chúng ta có thể ức đoán rằng ông Lê Văn Hưu đà cố t́nh đánh thấp vai tṛ của vua Nhật Tôn bởi v́ vua Nhật Tôn cản trở công việc được giao phó cho ông.  Các nguồn sử liệu Trung Hoa đă xác định vua Nhật Tôn như là vị vua Việt đầu tiên tuyên xưng nghi vệ đế quốc; quyển An Nam chí nguyên đă đề cập một cách chi tiết về một “sự tuyên cáo đột nhiên và không hợp thức [tư thế đế quốc] theo cùng cách thức của Triệu Đà” khi nói về vua Nhật Tôn.  Như Giáo Sư Wolters đă chỉ dẫn, phần lớn công tác của ông Lê Văn Hưu là nhằm tŕnh bày rằng sự tuyên nhận của Việt Nam tư thế đế quốc được khẳng định bởi các vua nhà Trần có thể truy nguyên một cách liên tục xuyên ngược qua triều đại nhà Lư, đến vua Lê Hoàn và vua Đinh Bộ Lĩnh.  Theo các nguồn sử liệu của Trung Hoa, không có nhà vua Việt nào tuyên xưng tư thế đế quốc trước vua Nhật Tôn cả.  Liệu điều này có nghĩa, trong thực tế rằng Nhật Tôn đă là vị vua đầu tiên tuyên xưng tư thế đế quốc nhưng ông Lê Văn Hưu đă chọn lựa những ǵ ông ghi chép về vua Nhật Tôn sao cho đừng xen lấn vào sự tŕnh bày của ông rằng vua Đinh Bộ Lĩnh mới là “v́ hoàng đế đầu tiên” hay chăng? Tôi mạnh mẽ ngờ rằng câu trả lời cho câu hỏi này là đúng như thế.  Chúng ta hăy khảo sát những ǵ mà ông Lê Văn Hưu đă lựa chọn để không ghi chép về vua Nhật Tôn, với giả định rằng tài liệu trong quyển Việt sử lược được cung cấp cho ông. [xem Phụ Chú số 6 của người dịch)

 

Ngoài một tập hợp các mẩu chuyện nhỏ không liên hệ và một danh sách đầy đủ các sự bổ nhiệm tại triều đ́nh, có ba loại sự kiện hiển nhiên trong Việt sử lược đă không thấy xuất hiện trong Đại Việt sử kư toàn thư nơi phần dành cho thời trị v́ của vua Nhật Tôn.  Loại thứ nhất là văn thức về việc nhà vua “xuất cung và hồi kinh” và chúng ta đă sẵn thảo luận về việc này.  Điều cần ghi nhận nơi đây là các cuộc kinh lư của vua Nhật Tôn có nhiều “nghi vệ thiên tử” hơn các cuộc tuần du của vua Phật Mă.  Trong khi vua Phật Mă được đặc trưng bởi việc “cày ruộng và tịch điền”, vua Nhật Tôn “đi khảo sát và thu thập tin tức” và chỉ với vua Nhật Tôn mà các “đ́nh tạ: pavillions” mới được đề cập tới.  “Biểu thức” về vua Nhật Tôn th́ hơi khác với biểu thức về vua Phật Mă; trong khi của vua Phật Mă là một biểu thức về một “nhà vua”, của Nhật Tôn có thể được giải thích như  một biểu thức về một “hoàng đế”.  Có lẽ điều này đă dẫn Lê Văn Hưu đến việc cắt bỏ loại biểu thức này ra khỏi thời trị v́ của vua Nhật Tôn, bởi v́ nó sẽ làm liên tưởng đến một sự thay đổi trong tư thế mà ông muốn lập luận rằng nó đă xẩy ra từ một thế kỷ trước đó.

 

Một loại sử liệu thứ nh́ có tính cách đặc thù đối với Việt sử lược là tin tức về các công tŕnh xây dựng.  Một dự án phối cảnh quan trọng được hoàn tất trong ṿng sáu năm sau cùng của thời trị v́ của vua Phật Mă: ba khu vườn, hai cái hồ, một mương dẫn nước vào hồ, và một ngọn núi nhân tạo ở giữa một cái hồ cùng một chiếc cầu. (74) Có lẽ ông Lê Văn Hưu đă không xem việc này là đủ quan trọng để ghi vào tác phẩm của ông; tôi không thể nh́n thấy bất kỳ ư nghĩa đặc biệt nào của việc này đối với đề tài của chúng ta.  Các sự việc khác đều xẩy ra dưới thời trị v́ của vua Nhật Tôn: sáu cung điện, ba ngọn tháp, ba cổng thành, bốn ngôi chùa, một đ́nh tạ, và một khu vườn. (75) Đây là những phần ngoài các công tŕnh xây cất vốn đă được báo cáo trong cả quyển Việt sử lược và bộ Đại Việt sử kư toàn thư: một cung điện, một đ́nh tạ, ba ngôi chùa, và hai ngọn tháp. (76) Một lần nữa, tôi không nh́n thấy ư nghĩa đặc biệt nào về việc này ngoài ư nghĩ rằng qua việc tường tŕnh ít đi các công tŕnh xây dựng của vua Nhật Tôn, ông Lê Văn Hưu có thể làm giảm thiểu “tầm mức vĩ đại” của các thành quả của nhà vua.                                                   

 

    Loại sử kiện sau cùng là cảnh tượng nh́n thấy các con rồng vàng.  Các con rồng xuất hiện trong sử kiện Trung Hoa trong các lúc có sự thay đổi triều đại để tượng trưng cho các điềm tốt bay cao của một hoàng gia mới.  Tại Việt Nam các con rồng được xác định có “màu vàng” và, cho đến thời vua Nhật Tôn, nói chung vẫn mang một chức năng tương tự.  Hai con rồng vàng đă xuất hiện để bảo vệ Đinh Bộ Lĩnh ở một lúc nguy kịch trong thủa ban đầu dựng nghiệp. (77) Một con rồng ràng xuất hiện nơi chiếc thuyền của Lư Công Uẩn khi ông di chuyển kinh đô từ Hoa Lư, khiến ông đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long, “con rồng bay lên cao”. (78) Theo Đại Việt sử kư toàn thư, các con rồng vàng đă xuất hiện bốn lần liên quan đến vua Phật Mă (hai trong các mẩu chuyện này được tường thuật trong quyển Việt sử lược).  Khi vua Lư Công Uẩn băng hà, một con rồng vàng xuất hiện trong các áo hoàng bào và đồ ngự dụng như một dấu hiệu cho việc sắp lên ngôi của vua Phật Mă. (79) Không lâu sau đó, một con rồng vàng xuất hiện tại nền một cung điện đă bị hủy hoại bởi một trận động đất trong thời trị v́ của vua Lư Công Uẩn; cung điện này là trung cung hay ‘cung thứ nhất” tại toàn bộ hoàng cung được dựng lên bởi vua Lư Công Uẩn.  Vua Phật Mă đón nhận điềm này và đă xây một cung điện mới, được cải danh trên địa điểm đó như là “đệ nhất cung” của toàn bộ hoàng cung được tái kiến thiết. (80) Một con rồng vàng xuất hiện nơi thuyền của vua Phật Mă trong cuộc viễn chinh đánh nước Chàm năm 1044. (81) Năm 1053, trong một cơn hạn hán không lâu trước khi có sự băng hà của vua Phật Mă, một con rồng vàng được nh́n thấy đang ḅ gần một cung điện và bị xem là một điềm xấu (“các con rồng phải bay, chứ không được ḅ”) và như một dấu hiệu của sự từ trần sắp xảy ra của vua Phật Mă. (82)  Trong trường hợp vua Phật Mă, các con rồng vàng dần dà để tượng trưng cho vận mệnh của một vị vua duy nhất hơn la cho cả một triều đại.

 

Bộ Đại Việt sử kư toàn thư đă không ghi nhận con rồng nào cho vua Nhật Tôn.  Việt sử lược ghi chép 24 con rồng vàng và một con rồng “mầu sậm” hay “tối” trong suốt thời trị v́ của vua Nhật Tôn.” (83) Mười ba cảnh nghiệm xẩy ra tại các cung điện hay đ́nh tạ, mười lần xẩy ra tại thuyền nhà vua, một lần tại “xe” vua dùng, và một lần tại một bàn thờ.  Trong số các cảnh nghiệm nơi các cung điện, đă có xảy ra một kiểu thức kỳ lạ của một con rồng vàng “từ” một cung điện nào đó lại “xuất hiện” ở một cung điện khác.

 

Sau thời trị v́ của vua Nhật Tôn cho đến khi kết thúc triều đại nhà Lư một thế kỷ rưỡi sau, theo tôi đếm, quyển Việt sử lược ghi chép cảnh nghiệm của 25 con rồng nữa (84) (tất cả đều là rồng vàng ngoại trừ một con rồng “tối”); chỉ có bốn trong số cảnh tượng này được tường thuật trong Đại Việt sử kư toàn thư. (85) Nhật Tôn rơ ràng đứng trội bật như một vị vua có nhiều con rồng xuất hiện.  Tôi không chắc là tôi thấu hiểu đầy đủ về sự xuất hiện của các con rồng này trong quyển Việt sử lược, nhưng tôi tin rằng chúng ta có thể rút ra một kết luận cơ bản với ḷng vững tin: các con rồng của Nhật Tôn biểu lộ một hiệu lực đặc biệt gắn liền với thời trị v́ của ông.  Khi cứu xét sự nhận thức của Trung Hoa về vua Nhật Tôn, sẽ là điều khác thường nếu không có một sự nhận thức tương ứng của Việt Nam về ông như một vị vua đă nâng cao tư thế của ḿnh trong một cung cách chưa từng có.  Có phải những con rồng này là một dấu hiệu của sự tuyên xưng “đột nhiên” của vua Nhật Tôn lên tư thế thiên tử?  Đối với tôi, sự việc chắc là như thế.  Điều này sẽ giải thích được lư do tại sao ông Lê văn Hưu lại tự tiện không đếm xỉa ǵ đến các con rồng của vua Nhật Tôn, bởi ông đă lập luận rằng tư thế đế quốc đă từng được tuyên xưng từ một thế kỷ trước đây.

 

Để kết luận cuộc thảo luận này, tôi xin đề nghị một lư thuyết để giải thích sự đối xử mâu thuẫn đối với vua Phật Mă và vua Nhật Tôn trong quyển Việt sử lược và bộ Đại Việt sử kư toàn thư.  Không lâu sau khi có sự chấm dứt triều đại nhà Lư, ông Trần Phổ, theo bài viết của Lê Tắc một hay hai thế hệ sau đó, có trước tác một tác phẩm nhan đề là Việt chí, dựa trên các sử kiện triều Lư và ít nhiều phản ảnh các sử kiện này.  Ông Lê Văn Hưu đă tu chỉnh tác phẩm này để sản sinh ra bộ Đại Việt sử kư, là một sự giải thích của nhà Trần phê b́nh nhà Lư với chủ định hậu thuẫn cho các sự tuyên xưng nhà Trần ở tư thế ngang bằng với Trung Hoa; một phần căn bản của lập luận được khai triển bởi ông Lê Văn Hưu là truyền thống thiên triều phương nam đă khởi sự từ thời cổ xưa và được tuyên nhận bởi các vị vua Việt nam đầu tiên từ thế kỷ thứ mười.  Tuy nhiên, trong thực tế, Lư Nhật Tôn đă là vị vua Việt Nam đầu tiên tuyên xưng tư thế đế quốc;  ông Lê Văn Hưu đă lọc lựa sử kiện để che dấu sự kiện này.

 

Lúc gần cuối thế kỷ thứ mười bốn, khi triều đại nhà Trần đang sụp đổ, Hồ Tông Thốc đă viết một quyển sử kư cũng dựa trên tác phẩm của Trần Phổ, nhưng ông đà không viết sử dưới cùng loại chỉ thị đă điều kiện hóa công việc của ông Lê Văn Hưu, và ông đă ghi chép một quan điểm gần với cái nh́n của triều Lư hơn.  Sự giải thích của ông Lê Văn Hưu đă trở thành quan điểm tiêu chuẩn nên ông Hồ Tông Thốc đă ghi chép các sự tuyên xưng tư thế thiên triều từ vua Đinh Bộ Lĩnh.  Nhưng ông đă quên không loại bỏ tất cả các sử kiện về vua Nhật Tôn đă lôi cuốn sự chú ư đến ông như là một kẻ nào đó đă tự nâng cao tư thế của ḿnh theo một cách thức chưa từng có.  Một lời đề tựa được quy là của Hồ Tông Thốc c̣n sót lại cho một tác phẩm không c̣n hiện hữu nhan đề Việt nam thế chí [có kèm chữ Hán, nếu đúng thế th́ đây là lần đầu tiên danh hiệu Việt Nam xuất hiện trong lịch sử và sử kư Việt Nam, chú của người dịch], không rơ tác giả. (86) Đây có phải, trong thực tế, là cùng tác phẩm như đă được xác định bởi Lê tắc là quyển Việt chí [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] của Trần Phổ hay không? Không có ǵ trong lời đề tựa sẽ phủ định một khả tính như thế, nhưng bằng chứng th́ quá sơ sài để đoan chắc.  Trong bất kỳ trường hợp nào, Hồ Tông Thốc đă có trong tay để tham dụng hàng loạt các sử liệu nhiều hơn chỉ có mỗi bộ Đại Việt sử kư của ông Lê Văn Hưu.

 

Trong suốt thời kỳ chiếm đóng của nhà Minh hồi thế kỷ thứ mười lăm, tác phẩm của Hồ Tông Thốc đă được chuyển về Trung Hoa nơi nó bị sửa đổi và bảo tồn như dưới nhan đề Việt sử lược.  Các sử gia Việt Nam đă tin rằng nó bị mất đi; họ bị hạn chế trong kiến thức của ḿnh về triều đại nhà Lư vào quyển Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu và vào một ít sưu tập khác chẳng hạn như Việt điện u linh tập.  Dù thế, họ cũng đủ mẫn cảm để nhận thấy rằng một điều ǵ đó về vua Nhật Tôn đă bị bóp méo, và việc này tự biểu lộ bằng một sự khác biệt ư kiến rằng liệu nhà vua là một người “cứng rắn’ hay “nhu nhược.”

 

Nếu lư thuyết này đúng, khi đó sự giải thích của chúng ta về Việt Nam thế kỷ thứ mười và thứ mười một phải được điều chỉnh.  Ư tưởng về Đinh Bộ Lĩnh là vị “hoàng đế đầu tiên” (Đinh Tiên Hoàng) đă phát sinh từ những thăng trầm của việc chép sử trong những thế kỷ sau này; danh hiệu “Vạn Thắng Vương: King of Ten Thousand Victories” được lấy bởi Đinh Bộ Lĩnh thủa ban sơ trong sự nghiệp của ông đă không bị thay thế bởi một đế hiệu.  Lê Hoàn có thể đă mang tước Đại Hành Vương chứ không phải là Đại Hành Hoàng Đế.  Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lư Công Uẩn, và Lư Phật Mă, các vua của nước Đại Cồ Việt, đă không xưng là hoàng đế.  Nhật Tôn, nhà vua đầu tiên của nước Đại Việt, đă là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]                               

_____

 

 

CHÚ THÍCH:

 

1.       O. W. Wolters, “Lê văn Hưu‘s treatment of Lư Thần Tôn‘s Reign (1127-1137)”, trong Southeast Asian History and Historigraphy, biên tập bởi C. D. Cowan, và O. W. Wolters (Ithaca: Cornell University Press, 1976), các trang 203-226.

 

O. W. Wolters, “Historians and Emperors in Vietnam and China: Comments Arising Out of Lê Văn Hứus History, Presented to the Trần Court in 1272”, trong Perceptions of the Past in Southeast Asia, biên tập bởi Anthony Reid và David Marr (Singapore: Heinemann, 1979), các trang 69-89.

 

O. W. Wolters, “Assertions of Cultural Well-being in Fourteenth Century Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies 10, 2 (September 1979): 435-50; and 11, 1 (March 1980): 74-90.

 

O. W. Wolters, “Phạm Sư Mạnh‘s Poems Written while Patrolling the Vietnamese Northern Border in the Middle of the Fourteenth Century”, Journal of Southeast Asian Studies 13, 1 (March 1982): 107-19.

 

O. W. Wolters, “Celebrating the Educated Official: A Reading of Some of Nguyễn Phi Khanh‘s Poems”, The Vietnam Forum 2, (Summer-Fall 1983): 79-101.

 

O. W. Wolters, “Possibilities for a Reading of the 1293-1357 Period in the Vietnamese Annals” (bài viết tŕnh bày tại cuộc Hội Thảo về Đông Nam Á từ thế kỷ thứ Chín đến thế kỷ thứ Mười Bốn, được tổ chức tại Đai Học Quốc Gia Úc Đại Lợi, Canberra, May 1984).

 

2.       Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kư toàn thư, Bản kỷ (1884 Tokyo Edition), 5:20a.

3.       Lê Tắc, An nam chí lược (Ch’in-ting Sssu-k’u ch’uan-shu ấn bản năm 1782 edition, in lại tại Taipei, series 7, vol. 86, 1977), 15: 9a.

4.       Lê Tắc, An nam chí lược, 15: 8b.

5.       Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kư toàn thư, Phần đề tựa.

6.       Cùng nơi dẫn trên, 8: 5b.

7.       Émile Gaspardone, “Bibliographie annamite”, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient, 34 (1934): 96.

Ủy Ban Khoa Học Xă Hội Việt Nam, Viện Văn Học, Thơ văn Lư Trần, III (Hanoi, 1978): 67.

8.       K. W. Taylor, The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), trang 351.

9.       Wolters, “Possibilities …”

10.   Việt sử lược, trong Shou shank o ts’ung shu (Taipei, 1968, từ giờ trở đi viết tắt là VSL), 2: 9b.

11.   Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kư toàn thư, Bản kỷ, (ấn bản của Toyo Bunko, từ giờ trở đi viết tắt là TT), 3: 1a.

12.   TT, 3: 1b.  VSL, 2: 10a-b.

13.   TT, 3: 3b.  VSL, 2: 12b.

14.   VSL, 2: 10a.

15.   VSL, 2: 10b.

16.   TT, 3: 1a.

17.   TT, 3: 5b-6a.

18.   Wolters, “Lư Thần Tôn‘s reign …”, các trang 223-226.

Wolters, “Historians and Emperors …”, các trang 72-78.

19.   TT, 2: 18a.

20.   TT, 2: 39b.

21.   TT, 2: 30a-32a.

22.   VSL, 2: 11b, 14b.

23.   K. W. Taylor, “The Spirit World: A Report on the Việt điện u linh tập” (bài viết được đọc tại phiên họp thường niên năm 1980 của Hội Nghiên Cứu Á Châu).

 

K. W. Taylor, “Authority and legitimacy in Eleventh-Century Vietnam”, (bài viết được đọc tại cuộc Hội Thảo về Đông Nam Á từ thế kỷ thứ Chín đến thế kỷ thứ Mười Bốn, tại Canberra, May, 1984).

 

24.   Lư Tế Xuyên, Việt điện u linh tập (ấn bản số X39 của Toyo Bunko), 12a.

25.   Cùng nơi dẫn trên, 5a-b, 5b-6a, 7b-8a, 8a-b, 13a-b.

26.   TT, 2: 12a-13a, 14b-15a, 25a-b, 35a.

27.   TT, 2: 22a, 37a.

28.   TT, 3: 3a, 4b-5a.

29.   TT, 2: 28a.

30.   TT, 2: 11a-12a.

31.   TT, 2: 12b.

32.   TT, 2: 15b.

33.   TT, 2: 21b.

34.   TT, 2: 23b.  VSL, 2: 6a-b.

35.   TT, 2: 25b.

36.   TT, 2: 26b-27a.

37.   TT, 2: 27a-b.

38.   TT, 2: 31b-32a.  VSL, 2: 7b.

39.   TT, 2: 32a-b.

40.   TT, 2: 33a-b.

41.   TT, 2: 34a, 34b, 36a.  VSL, 2: 8a.

42.   TT, 2: 20b, 21a, 25a, 30a.  VSL, 2: 5b, 5b-6a, 6b, 7a.

43.   TT, 2: 22b, 31b-32a.  VSL, 2: 6a, 7b.

44.   TT, 2: 26a.  VSL, 2: 8b.

45.   TT, 2: 29b.

46.   TT, 2: 21a, 29b, 35b.

47.   VSL, 2: 10a, 13a.

48.   VSL, 2: 11a, 11b.

49.   VSL, 2: 11b.

50.   VSL, 2: 10b-11a, 11a, 11b, 12b, 13a.

51.   VSL, 2: 10b-11a, 11a, 11b.

52.   VSL, 2: 13a.

53.   VSL, 2: 12a.

54.   TT, 2: 15a-b, 19b, 20b, 21a, 23a-b, 24b-25a, 26b, 34a-35a.  VSL, 2: 5a, 5b, 6a, 6a-b, 7b-8a. (Việt Sử Lược không ghi chép rằng cuộc viễn chinh năm 1037 đă được đích thân chỉ huy bởi Phật Mă).

55.   VSL, 2: 12a, 12b.

56.   TT, 3: 4b-5a.

57.   VSL, 2: 13b-14a.

58.   TT, 2: 34a-35a.

59.   VSL, 2: 7b-8a.

60.   VSL, 2: 10a.

61.   TT, 2: 39b.

62.   TT, 2: 39b.

63.   VSL, 2: 10a.

64.   TT, 3: 2b.

65.   TT, 3: 2a.

66.   Sung hui-yao 197 (Peking, 1957), các trang 7730-31.

67.   Sung shi 488 (Taipei, 1965), trang 2434.

68.   Ma Tuan-lin, Wen hsien t’ung-k’ao 330: 26a-b (Hangchou, 1896).

69.   Kawahara Masahiro, trong Betonamu Chugoku Kankeishi, biên tập bởi Yamamoto Tatsuro (Tokyo, 1975), các trang 42-44.

70.   Sung shih 488, trang 2434.

71.   K. W. Taylor, “The Twelve Lords in the tenth-Century Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies 14, 1 (March 1983): 50.

72.   Ngan-nan tche yuan 3 (Hanoi: École Francaise d’Extrême-Orient, 1932), các trang 193-94.

73.   Wolters, “Historians and Emperors …”, các trang 72-78.

74.   VSL, 2: 8b-9a.

75.   VSL, 2: 10a, 10b, 11a, 11b, 12a, 12b, 14a.

76.   TT, 3: 1b, 2a, 2b, 4a, 5a.  VSL, 2: 10b, 11a, 11b, 13a, 14a.

77.   TT, 1: 2a.  VSL, 1: 16b.

78.   TT, 2: 3a.  VSL, 2: 2b.

79.   TT, 2: 19a.

80.   TT, 2: 19b-20a.  VSL, 2: 5b.

81.   TT, 2: 35a.  VSL, 2: 8a.

82.   TT, 2: 38a.

83.   VSL, 2: 10b, 11a, 11b, 12a, 12b, 13a-b, 14a.

84.   Cảnh tượng được ghi nhận trong năm 1074 (2), 1076, 1077, 1079, 1083, 1101 (2), 1107, 1112, 1113, 1114, 1117 (2 kể cả một con rồng “đen”), 1119, 1120, 1125 (2), 1126, 1133, 1137 (2), 1141, 1143, và 1205.

85.   Một lần trong mỗi năm 1117, 1120, 1125, và 1126; tất cả đều trong những năm cuối cùng thời trị v́ của Lư Càn Đức [tức Lư Nhân Tông, chú của người dịch]..

86.   Thơ văn Lư Trần III: 75-77.

    

_____

 

 

Nguồn: K. W. Taylor, Looking Behind The Vietnamese Annals, Lư Phật Mă (1028-54) and Lư Nhật Tôn (1054-72) In The Việt Sử Lược and The Toàn Thư, The Vietnam Forum, A Review of Vietnamese Culture and Society, Yale Center For international and Area Studies,  no. 7, Winter-Spring 1986,các trang 47-68.

 

 

photo: gilkergu.club.fr

 

 

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:

 

Bài viết của tác giả K. W. Taylor dă nêu được một điểm nổi bật về vai tṛ của Vua Lư Nhật Tôn, nhưng đồng thời cùng mở ra một số nghi vấn cần phải được khảo sát sâu xa hơn.

 

1. Giả thuyết  của tác giả Taylor về sự tương quan giữa các sử sách cổ xưa của Việt Nam có thể tóm tắt như sau:

 

     Giả thuyết của tác giả K. W. Taylor gần như giống với kiến giải của tác giả Yamamoto Tatsuro, trong bài viết Việt sử lược và Đại Việt sử kư, Đông Dương học báo, tháng 4, 1932, các trang 62-63, như được trích dẫn trong bài viết của tác giả Phan Huy Lê, nhan đề Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Tác Giả -- Văn Bản – Tác Phẩm, được in trước phần bản dịch bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1998.

 

     2. Quyển Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu được tham dụng bởi Ngô Sĩ Liên nhưng đă bị biến mất vào lúc bộ Đại Việt sử kư toàn thư được ḥan tất.  Đến nay vẫn chưa rơ v́ lư dó ǵ và ở thời điểm nào mà bộ sử của Lê văn Hưu bị thất lạc.

 

     3. Tác giả Phan Huy Lê, trong bài viết nêu trên (trang 22, sách dẫn trên), có viết như sau:

 

     “Lời tựa sách Đại Việt sử kư toàn thư của Ngô Sĩ Liên có đoạn viết: “Khoảng năm Quang Thuận (1460-1469), xuống chiếu t́m kiếm dă sử và các truyện kư xưa nay do các tư nhân cất giữ, đều ra lệnh dâng cả lên để sẵn tham khảo.  Lại sai các nho thần thảo luận, biên xếp.  Thần lúc trước ở Sử viện đă được dự vào việc ấy.  Đến khi thần lại vào Sử viện th́ sách ấy đă dâng lên chứa ở Đông Các, không được trông thấy nữa” (Quyển thủ, Tựa của Ngô Sĩ Liên, 2a).  Như vậy là trong những năm đầu đời Lê Thánh Tông, Quốc sử viện triều Lê đă biên soạn xong một bộ sử, chứa ở Đông Các.  Ngô Sĩ Liên có tham gia công tŕnh biên soạn này, nhưng nửa chừng phải về chịu tang gia đ́nh.  Không rơ ai chủ tŕ bộ sử này và v́ sao không được vua Lê công nhận như một bộ quốc sử và cho ban hành.  Cho đến nay, bộ sử đó không để lại một dấu vết nào trong kho tàng thư tịch Việt Nam.” [hết trích]

    

     Rất có thể là bộ Đại Việt sử kư của Lê Văn Hưu đă bị vua Lê ra lệnh hủy bỏ cùng trong dịp này, sau khi các phần sử liệu và lời b́nh luận khả dụng được bảo lưu trong bộ Đại Việt sử kư toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên tập, như hàm ư mà Ngô Sĩ Liên đă ghi trong lời tựa sách trích dẫn ở trên, và ám chỉ là do quyết định của vua Lê khi nói “sách để ở Đông Các, sau đó biến mất mà không rơ tại sao.”  Nếu trong dịp thất lạc này có gồm cả quyết định hủy bỏ bộ sử Đại Việt sử kư, chắc hẳn tác phẩm của ông Lê Văn Hưu phải có nhiều khuyết điểm trầm trọng.  Dĩ nhiên đây chỉ là các ức đoán, mở ra một nghi vấn để mọi người quan tâm cùng thảo luận và nghiên cứu sâu xa hơn.

 

     4. Các lời b́nh luận của ông Lê Văn Hưu được giữ lại trong bộ Đại Việt sử kư toàn thư là do chủ ư của ông Ngô Sĩ Liên cùng các sử quan đồng sự, như để làm nổi bật sự khác biệt quan điểm của ông Lê Văn Hưu với ông Ngô Sĩ Liên và các đồng sự.  Một vài thí dụ như trong phần nói về tiểu sử của vua Lư Phật Mă (Lư Thái Tông), Đại Việt sử kư toàn thư có viết; “Vua bẩm tính nhân từ, sáng suốt dĩnh ngộ, thông hiểu đại lược văn vơ, c̣n như lục nghệ lễ nhạc, ngự xạ, thư số, không môn ǵ là không tinh thông am tường [in đậm để làm nổi bật của người dịch].” (trang 253), thế mà nơi trang 261, có ghi lời phê của Lê Văn Hưu rằng vua Lư Thái Tông là “vô học” như sau: “[28a] Lê Văn Hưu nói: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương đều lấy một chữ làm hiệu, chưa từng thấy có tăng thêm tôn hiệu bao giờ.  Đế vương thời sau thích khoe khoang mới có tôn hiệu đến hơn vài chục chữ.  Nhưng chỉ là lấy công đức mà xưng tụng, chưa bao giờ lấy đồ vật và tên man di xen chắp vào.  [Lư] Thái Tông chịu nhận cho bầy tôi dâng tám chữ “Kim Dũng Ngân Sinh, Nùng Binh Phiên Phục” làm hiệu th́ trong việc khoe khoang lại thô bỉ nữa.  Thái Tông không có học nên không biết (in đậm để làm nổi bật của người dịch], nhưng bọn Nho thần dâng lên những chữ ấy để nịnh hót vua th́ không thể bảo là không có tội.” [hết trích].

 

Đây có thể nói là một t́nh trạng khác thường nếu không nói là kỳ quặc trong bất kỳ bộ quốc sử chính thức nào.  Ngô Sĩ Liên không ngần ngại bày tỏ sự bất đồng ư kiến công khai với ông Lê Văn Hưu qua một câu viết ở đoạn sau, về vua Lư Thánh Tông (Lư Nhật Tôn), (trang 276): “ … Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ư chưa cho là phải. [in đậm bởi người dịch để làm nổi bật]

 

5. Trong bài viết được dịch ra ở trên, tác giả Taylor có trích dẫn và xem ra đồng ư với tác giả Wolters rằng ông Lê Văn Hưu là một sử quan nhà Trần, đă viết sử theo quan điểm của nhà Trần là triều đại đă tiếm đoạt ngôi vua của nhà Lư, và đă cố t́nh làm giảm bớt uy thế của nhà Lư trong việc tôn xưng nhà Trần ngang hàng với Trung Hoa là nằm trong truyền thồng đế quốc phương nam có từ trước thời nhà Lư.  Rơ ràng là ông Lê Văn Hưu đă không có giữ được sự khách quan, v́ trong tất cả các lời b́nh luận của ông về vua Lư Phật Mă đều là các lời chỉ trích, và ông đă tuyệt nhiên không đề cập ǵ đến vua Nhật Tôn vốn là một vi vua lập được nhiều thành quả nhất nhất của triều đại nhà Lư.  Hoặc giả ông có b́nh luận như “không đúng” và bị gạt bỏ đi bởi ông Ngô Sĩ Liên.

 

6. Tác giả Taylor đă phạm phải một khuyết điểm trầm trọng ở phần cuối bài, khi ông muốn so sánh những ǵ được viết về vua Lư Nhật Tôn trong Việt sử lược lại không thấy xuất hiện trong phần viết của Lê Văn Hưu.  Ông Taylor có viết: “Chúng ta hăy khảo sát những ǵ mà ông Lê Văn Hưu đă lựa chọn để không ghi chép về vua Nhật Tôn, với giả định rằng tài liệu trong quyển Việt sử lược được cung cấp cho ông.” [hết trích].

 

     Thứ nhất, nếu chúng ta hiểu không sai, tác giả Taylor đă nêu giả thuyết rằng quyển Việt sử lược nhiều phần là quyển Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc viết trong thời khoảng 1377-1388, sau bị quân Minh tịch thu mang sang Trung Hoa, và bị cắt bỏ phần cương mục và bị đổi tên thành Việt sử lược cũng như không ghi danh tác giả.  Nên nhớ ông Lê Văn Hưu hoàn tất quyển Đại Việt sử kư của ông vào năm 1272, tức trước đó cả một thế kỷ.

 

     Thứ nh́, trong các đoạn kế tiếp, tác giả Taylor đă so sánh những ǵ mà Việt sử lược có ghi cho vua Lư Nhật Tôn nhưng không có xuất hiện trong Đại Việt sử kư toàn thư.  Người phải chịu trách nhệm về các sự bỏ sót trong Đại Việt sử kư toàn thư chưa hẳn là ông Ngô Sĩ Liên, v́ ông Ngô Sĩ Liên cho hay là có nghe biết vê quyển Việt sử cương mục của ông Hồ Tông Thốc nhưng tiếc rằng không tham dụng được v́ đă thất lạc.  Ông Ngô Sĩ Liên không nói ǵ về quyển Việt sử lược cả, do đó nhiều phần có thể tin rằng ông Ngô Sĩ Liên không hay biết ǵ về quyển sử này.

 

     7. Điều quan trọng nhất là tác giả Taylor đă làm nổi bật được vai tṛ của vua Lư Thánh Tông (Lư Nhật Tôn) vốn bị che lấp một cách cố t́nh bởi các bộ cổ sử chính thức của Việt Nam.  Xin trích dẫn các câu viết quan trọng của tác giả về vua Lư Thánh Tông như sau:

 

“…Theo các nguồn sử liệu của Trung Hoa, không có nhà vua Việt nào tuyên xưng tư thế đế quốc trước vua Nhật Tôn cả.” 

   

“ … Khi cứu xét sự nhận thức của Trung Hoa về vua Nhật Tôn, sẽ là điều khác thường nếu không có một sự nhận thức tương ứng của Việt Nam về ông như một vị vua đă nâng cao tư thế của ḿnh trong một cung cách chưa từng có.  Có phải những con rồng này là một dấu hiệu của sự tuyên xưng “đột nhiên” của vua Nhật Tôn lên tư thế thiên tử?  Đối với tôi, sự việc chắc là như thế.  Điều này sẽ giải thích được lư do tại sao ông Lê văn Hưu lại tự tiện không đếm xỉa ǵ đến các con rồng của vua Nhật Tôn, bởi ông đă lập luận rằng tư thế đế quốc đă từng được tuyên xưng từ một thế kỷ trước đây.”

 

“ … Tuy nhiên, trong thực tế, Lư Nhật Tôn đă là vị vua Việt Nam đầu tiên tuyên xưng tư thế đế quốc;  ông Lê Văn Hưu đă lọc lựa sử kiện để che dấu sự kiện này.”

   

“… Nhật Tôn, nhà vua đầu tiên của nước Đại Việt, đă là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.” [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch] [hết trích]

 

     Xem như thế, vua Lư Thánh Tông đă là:

 

1. Vị vua Việt đầu tiên thiết chế một thể chế chính trị hoàn chỉnh hoàn toàn độc lập và đă tuyên xưng có tư thế Thiên Triều, ngang bằng với Trung Hoa.

 

2. Nhà vua Việt đầu tiên cho quân sang đánh Trung Hoa (trích: Kỷ Hợi, Chương Thánh Gia Khánh năm thứ 1 [1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 4).  Mùa xuân, tháng 3, đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, v́ ghét nhà Tống phản phúc. (ĐVSKTT, trang 272).

 

3. Nhà vua đầu tiên của nước Đại Việt, đă là vị ḥang đế đầu tiên của Việt Nam.

 

4. Nhà vua chắc chắn đă là người xây dựng nền tảng vững chắc cho ḷng tự tin dân tộc và sự độc lập chính trị cho thời trị v́ của vua con là Lư Nhân Tông và bóng dáng cùng linh hồn vua Lư Thánh Tông đă ẩn hiện trong bài thơ năm 1076, được cho là của Lư Thường Kiệt nhân dịp phá quân Tống sang xâm lăng Việt Nam chỉ bốn năm sau khi vua  băng hà:

 

Nam quốc sơn hà nam Đế cư,

Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phảm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

 

Ta có thể xem đây là một tuyên ngôn độc lập đầu tiên được kết tinh từ di sản và tinh thần của vua Lư Nhật Tôn.

 

 

     8. Trích dẫn:

 

     Tác giả có ghi chú kỹ lưỡng về các đọan liên hệ trong các bộ cổ sử Việt Nam mà tác giả đă tham dụng.  Tuy nhiên,  để độc giả tiện tham khảo, người dịch xin trích dẫn từ bộ Đại Việt sử kư toàn thư  do Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1998, phần tiểu sử của các vua Lư Phật Mă và Lư Nhật Tôn, các phần quan trọng liên hệ đến sự việc trong bài và các lời b́nh luận của các sử quan Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên:

 

 

a. Thái Tông Hoàng Đế (Quyển II – Kỷ Nhà Lư, trang 253)

 

     Tên húy là Phật Mă, một tên khác là Đức Chính, con trưởng của Thái Tổ.  Mẹ là hoàng hậu họ Lê, sinh vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tư, niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7 (1000) thời Lê, ở phủ Trường Yên.  Thái tổ được nhường ngôi, lập làm Đông cung thái tử.  Khi Thái Tổ băng, nhờ có Phụng Hiểu trung dũng, đồng ḷng cứu nạn, lên ngôi hoàng đế, ở ngôi 27 năm [1028-1054], thọ 55 tuổi [1000-1054], băng ở điện Trường Xuân.  Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông.  Nhưng người quân tử c̣n lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền. [in đậm trong nguyên bản]

 

     Khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo.  Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy cười mà nói: “Đó là điểm đổi mới, can dự ǵ đến nhà anh”.  Người ấy [18a] mới hết lo.

 

     Vua có bảy cái nốt ruồi sau gáy, như sao thất tinh (tức cḥm sao Bắc Đẩu [có 7 sao]).  Khi c̣n nhỏ cùng trẻ con chơi đùa, có thể sai bảo đựợc chúng, bắt chúng đi dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu vua.  Thái Tổ thấy thế vui ḷng, nhân nói đùa rằng: “Con nhà tướng nên bắt chước việc quân, cần ǵ phải kẻ rước người hầu?” Vua trả lời ngay rằng: “Kẻ rước người hầu th́ có xa lạ ǵ với con nhà tướng? Nếu xa lạ th́ sao ngôi vua không ở măi họ Đinh mà lại về họ Lê, đều do mệnh trời thôi”.  Thái Tổ kinh lạ, từ đấy càng yêu quư hơn.  Khi Thái Tổ nhận nhường ngôi, lập làm Đông cung thái tử.  Năm Thuận Thiên thứ 3 [1012], phong làm Khai Thiên Vương, cho ra ở bên ngoài.  Năm thứ 11 [1020] cho làm Nguyên Soái đi đánh Chiêm Thành có trại Bố Chính.  Đại quân vượt biển, đến núi Long Ty [19a] có rồng vàng hiện ở thuyền ngự, chỉ một ḿnh vua đỡ lấy con rồng.  Đến nơi, đánh tan quân Chiêm, bắt được tướng đem về.  Năm thứ 19 [1027], mùa xuân, tháng 3, ngày mồng 1 Bính Thân, vua lấy áo ngự ban cho Trần Tuệ Long là đạo sĩ ở quán Nam Đế.  Đêm ấy có ánh sáng khắp trong quán.  Tuệ Long kinh ngạc dậy xem th́ thấy rồng vàng hiện ở mắc áo.  Các việc ấy đều là mệnh trời, đến đây đều thấy phù hợp cả.  Vua bẩm tính nhân từ, sáng suốt dĩnh ngộ, thông hiểu đại lược văn vơ, c̣n như lục nghệ lễ nhạc, ngự xạ, thư số, không môn ǵ là không tinh thông am tường. [hết trích]

 

b. Thái Tông Hoàng Đế (Quyển III, [1a], trang 271):

 

Tên húy th́ Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông.  Mẹ là Kim Thiên Thái hậu họ Mai, khi trước chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quư Hợi, Thuận Thiên thứ 14 [1023], sinh vua ở cung Long Đức.  Năm Thiên Thành thứ 1 [1028], được sách phong làm Đông cung thái tử.  Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi 17 năm [1054-1072], thọ 50 tuổi, băng ở điện Hội Tiên.

 

Vua khéo kế thừa, thực ḷng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị h́nh, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, pḥng bị việc vơ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt.  Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém.  [in đậm trong nguyên bản]

 

c) Ất Mùi, Long Thụy Thái B́nh, năm thứ 2 [1055], (Tống Chí Ḥa năm thứ 2) (trang 271):

 

… Mùa đông, tháng 10 [1b] đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi

 than xương thú, mặc áo lông chồn c̣n rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở v́ gông cùm, chưa rơ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ v́ gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót.  Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.”

 

d) Giáp Th́n [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 6 [1064], (Tống Anh Tông Thự, Trị B́nh năm thứ 1), (trang 273):

 

Mùa xuân, tháng giêng, sai sứ sang Tống.

 

Mùa hạ, tháng 4, [3b] vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện.  Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: “Ta yêu con ta cũng như ḷng ta làm cha mẹ dân.  Dân không hiểu biết mà mắc vào h́nh pháp, trẫm rất thương xót.  Từ nay về sau, không cứ ǵ tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm”.

 

e. Trang 276:

 

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương v́ h́nh ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính.  Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết v́ đói rét, [6a] cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc h́nh ngục hoặc có kẻ v́ nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ.  Lo dân thiếu ăn th́ xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn th́ ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một ḷng, đều là thành thực.  Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rơ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam b́nh Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài.  Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền.  Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ư chưa cho là phải. [in đậm bởi người dịch để làm nổi bật] [hết trích]

 

Đây là một trong hai lời binh luận của Ngô Sĩ Liên về thời trị v́ của vua Lư Nhật Tôn trong Đại Việt sử kư toàn thư, trong khi không có ghi chép lời b́nh luận nào của ông Lê Văn Hưu. Câu kết luận “ngu ư chưa cho là phải” phản ảnh một cách cố ư sự bất đồng quan điểm của ông Ngô Sĩ Liên, tuy không nêu đich danh, nhưng ai cũng hiểu là với ông Lê Văn Hưu.

 

f. Trang 256:

 

Giáp Tuất, [Thiên Thành] năm thứ 7 [1034], (Từ tháng 4 về sau là niên hiệu Thông Thụy năm thứ 1): …

Tháng ấy, đổi niên hiệu là Thông Thụy năm thứ 1.  Bấy giờ hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm thiêu ḿnh cháy kết thành thất bảo (bảy thứ quư.  Theo Pháp Hoa kinh, bẩy thứ ấy là: vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, ngọc, mă năo, trân châu (ngọc trai), mai khôi (ngọc đỏ).  Các kinh khác như Vô lượng thọ, A Di Đà, Bát Nhă đều nói đến thất bảo với một vài thứ khác; chú của nguyên bản Đại Việt sử kư toàn thư).  Vua xuống chiếu đem thất bảo ấy giữ ở chùa Trường Thánh để hương đen thờ cúng.  Vua cho là việc lạ, đổi niên hiệu là Thông Thụy.

 

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thuyết nhà Phật gọi xá lỵ là tinh túy do tinh khí tụ lại khi đốt xác, lửa không đốt cháy được cho nên gọi là bảo.  Tương truyền người nào học Phật thành th́ thân hóa như thế.  Có lẽ v́ sự đoạn tuyệt t́nh dục th́ [22b] tinh khí kết lại thành ra thứ ấy.  Người đời không thường thấy, cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi.  Vua cũng mê hoặc việc ấy, nhân đó đổi niên hiệu.  Từ đấy về sau, những người hiếu danh cạo đầu làm sư nhẫn nại chịu chết như loại Trí Thông nhiều lắm (nhắc việc sư Trí Thông, thị gia hầu bảo tháp xá lị của Trần Nhân Tông ở núi Yên Tử, tự thiêu thời Trần Minh Tông (1314-1329); chú của nguyên bản Đại Việt sử kư toàn thư).

 

g. Trang 268:

 

Kỷ Sửu, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ sáu [1049], (Từ tháng 3 về sau, thuộc niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 1; Tống Hoàng Hựu năm thứ 1).  Mùa xuân, tháng 2, đổi niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 1.

 

Mùa đông, tháng 10, dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột ở Hà Nội ngày nay; chú của nguyên bản).  Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên ṭa sen, dắt vua lên ṭa.  Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành.  Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất [Chú của nguyên bản: Nguyên văn: “lập thách trụ vu địa trung”.  Bản Chính Ḥa và bản VHv.2330 đều in rơ chữ “địa” (có kèm chữ Hán).  Nhưng các bản in của Quốc Tử Giám (triều Nguyễn) như bản A. 3 v.v… sửa chữ địa (có kèm chữ hán) thành chữ tŕ (ao, hồ) (có kèm chữ Hán, thay bộ thổ bằng bộ thủy, chú của người dịch].  Xét ra nguyên bản Chính Ḥa đề chữ địa hợp lư hơn: Khi mới làm chùa chỉ dựng cột đá ở giữa đất, đến lần trùng tu năm 1105 mới đào hồ “Liên Hoa Đài” ở xung quanh cột đá (xem BK3, 15a).  Cũng có người giải thích chữ địa ở đây là chữ Nôm, đọc là đ́a tức là ao, hồ.  Chúng tôi theo văn bản, dịch là đất trong khi chờ đợi sự xác minh.), làm ṭa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột như đă thấy trong mộng.  Cho các nhà sư đi ṿng lượn chung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu.  V́ thế gọi là chùa Diên Hựu (nghĩa là kéo dài cơi phúc (chỉ tuổi thọ), chú của nguyên bản).

 

h. Trang 273:

 

Quư Măo, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 5 [1063], (Tống Gia Hựu năm thứ 8).

 

Bấy giờ vua xuân thu đă nhiều, tuổi 40 mà chưa có con trai nối dơi, sai Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức vua Lư Nhân Tông.  (Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán.  Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng nép trong bụi cỏ lan.  Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Ỷ Lan phu nhân.  Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa.  Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hóa, Bông nghe theo.  Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa.  Người sau gọi chỗ ấy là Đồng Bông.  Chùa ở xă Dịch Vọng, huyện Từ Liêm (nay thuộc Hà Nội), Đồng Bông ở phía tây trước cửa chùa, nay hăy c̣n.

 

i. Trang 275:

 

Kỷ Dậu, Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 2 [1069]. (Từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2).  Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ (tức vua Chiêm Thành Rudravarman IV, chú của nguyên bản) và dân chúng 5 vạn người.  Trận này vua đánh Chiêm Thành măi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, ḷng dân [5a] cảm hóa ḥa hợp, trong cơi vững vàng, tôn sùng Phật Giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: “Nguyên phi là đàn bà c̣n làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc ǵ hay sao!” Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.

 

Mùa hạ, tháng 6, đem quân về.  Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm Thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1.  Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lư (năm Thái Ninh thứ 4 (1075) đời Lư Nhân Tông đổi gọi là châu Lâm B́nh, nay là đất huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng B́nh, chú của nguyên bản), Ma Linh (năm 1075 đời Lư Nhân Tông đổi gọi là châu Minh Linh, nay là đất huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, chú của nguyên bản), Bố Chính (nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng B́nh, chú của nguyên bản) để chuộc tội.  Vua bằng ḷng, tha cho Chế Củ về nước (Địa Lư nay là tỉnh Quảng Nam: lời chú thích trong nguyên bản nói “Địa Lư nay là tỉnh Quảng Nam” là không đúng.  Xem chú thích về châu Địa Lư ở trên).

 

i. Các Trang 248-249:

 

Đây là chuyện ba hoàng tử Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương nổi loạn, không chịu để Lư Phật Mă lên ngôi theo di chiếu.  Lư Phật Mă có họp bàn với Nội thị Lư Nhân Nghĩa và nhờ có Lê Phụng Hiểu can đảm xông trận, giết chết được Vũ Đức Vương, dẹp tan được phe làm loạn. [chú của người dịch]

 

(j) Trang 256:

 

Giáp Tuất, [Thiên Thành] năm thứ 7 [1034], (Từ tháng 4 về sau là niên hiệu Thông Thụy năm thứ 1, Tống Cảnh Hựu năm thứ 1).  Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho các quan tâu việc trước mặt vua th́ gọi vua là “triều đ́nh”.

 

Lê Văn Hưu nói: Thiên tử tự xưng là “trẫm”, là “dư nhất nhân”.  Bề tôi xưng vua là “bệ hạ”, chỉ chỗ thiên tử ở là “triều đ́nh”, chỉ chỗ chính lệnh ban ra là “triều sảnh”, từ xưa không thay đổi xưng hô.  Nay [Lư] Thái Tông bảo các quan lại gọi ḿnh là “triều đ́nh”, [22a] sau [Lư] Tháng Tông tự xưng là “Vạn thặng”, Cao Tông bảo người gọi ḿnh là “Phật”, đều không theo phép ở đâu, mà là thích khoe khoang.  Khổng Tử nói: “Danh mà không chính th́ nói không thuận” là thế.

 

k. Trang 257:

 

Ất Hợi, Thông Thụy năm thứ 2 [1035], (Tống Cảnh Hựu năm thứ 2) …

 

Người châu Ái làm phản.  Mùa đông, tháng 10, vua thân đi đánh, cho Phụng Càn Vương [hoàng tử Nhật Trung] lưu thủ Kinh sư.  Quân đi từ Kinh sư, đến châu Ái.  Vua ngự ở hành dinh, ban yến cho các quan hầu và tướng súy, ngầm chỉ Định thắng đại tướng là Nguyễn [23b] Khánh mà bảo các phi tần rằng: “Khánh thế nào cũng làm phản”.  Các phi tần đều kinh ngạc hỏi: “Bệ hạ làm sao mà biết? Xin nói cho nghe nguyên do”.  Vua nói: “Khánh trong ḷng không b́nh thường, nh́n trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất tiết, nói làm trái thường.  Lấy đó mà xem đủ biết là nó có ư khác, h́nh trạng làm phản rơ rồi”.  Đánh được châu Ái, trị tội châu mục châu Ái, sai sứ đi phủ dụ dân chúng trong châu.  Kinh sư lưu thủ là Phụng Càn Vương Nhật Trung cho chạy trạm báo tin bọn nhà sư họ Hồ, em nuôi của Định thắng đại tướng Nguyễn Khánh, Đô thống Đàm Toái Trạng, Hoàng đệ Thắng Càn, Thái Phúc mưu phản, quả đúng như lời vua nói.  Các phi tần đều lạy hai lạy nói: “Bọn thiếp nghe nói thánh nhân thấy được chỗ chưa hiện h́nh, biết trước việc chưa xảy ra, nay được chính mắt trông thấy”.

 

Vua xuống chiếu bắt bọn Khánh đóng cũi đem về Kinh sư…

 

l. Trang 259:

 

Mậu Dần, [Thông Thụy] năm thứ 5 [1038], (Tống Bảo Nguyên năm thứ 1).  Mùa xuân, tháng 2, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền.  Sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn.  Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày.  Các quan tả hữu có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần ǵ làm thế?” Vua nói: “Trẫm không tự cày th́ lấy ǵ làm xôi cúng, lại lấy ǵ cho thiên hạ noi theo?” Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi.  Tháng 3, vua về Kinh sư.

 

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự ḿnh cày bruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ [26a] trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu tri nước dẫn đến dân đông, của giàu, nên thay!

 

m. Trang 259:

 

Kỷ Măo, [Thông Thụy] năm thứ 6 [1039], (Từ tháng 6 về sau là niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 1; Tống Bảo Nguyên năm thứ 2)…

 

Tháng 3, vua từ Quảng Nguyên [27a] về Kinh sư, xuống chiếu rằng: “Trẫm từ khi có thiên hạ đến giờ, đối với tướng văn tướng vơ cùng các bề tôi không thiếu đại tiết, phương xa cơi lánh, không đâu không đến xưng thần, mà họ Nùng nối đời giữ bờ cơi vẫn thường cúng nộp đồ cúng.  Nay Tồn Phúc càn rỡ tự tôn, cả tiếm vị hiệu, ra mệnh lệnh, tụ họp quân ong bọ, làm hại dân chúng biên thùy.  Trẫm vâng mệnh trời đi Đánh, bắt được bọn Tồn Phúc 5 tên, đều chém ở chợ kinh đô.”

 

n. Trang 264:

 

[34a] Quư Mùi, [Minh Đạo] năm thứ 2 [1043], (Tống Khánh Lịch năm thứ 3) …

 

Mùa hạ, tháng 4, …Vua ngự đến chùa cổ Tùng Sơn ở châu Vũ Ninh, thấy dấu người vắng vẻ, nền móng nứt hở, trong chùa có cái cột đá lệch nghiêng sắp đổ.  Vua [32a] thở than, ư muốn sai sửa chữa, nhưng chưa kịp nói th́ cột đá bỗng tự đứng thẳng lại.  Vua lấy làm lạ, sai Nho thần làm phú để nêu rơ việc linh dị.

 

o. Trang 264:

 

Quư Mùi, [Minh Đạo] năm thứ 2 [1043], (Tống Khánh Lịch năm thứ 3) …

 

Vua hỏi tả hữu rằng: “Tiên đế mất đi, đến nay đă 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang là cớ ǵ? Uy đức của trẫm không đến họ chăng? Hay là họ cậy có núi sông hiểm trở chăng?” Các quan đáp: “Bọn thần cho rằng đó là v́ đức của bệ hạ tuy có đến nhưng uy th́ chưa rộng.  Sao thế? V́ từ khi bệ hạ lên ngôi đến giờ, họ trái mệnh không đến chầu, bệ hạ chỉ ban ơn đức để vỗ về, [32b] chưa từng ra oai dùng vơ để đánh phạt, đó không phải là cách làm cho người xa sợ oai.  Bọn thần e rằng các chư hầu khác họ trong nước đều như Chiêm Thành cả, há chỉ riêng người Chiêm mà thôi đâu”.  Vua từ đấy quyết ư đánh Chiêm Thành.

     Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Bọn “giặc sóng gió” Chiêm Thành cướp phá dân ven biển nước ta, đem quân hỏi tội là phải, v́ như thế là đúng tội danh.  C̣n nếu nói là người xa không phục, th́ cứ lấy đức hóa mà cảm cho họ theo về, há phải đem quân đi xa!

 

p. Trang 265:

 

Quư Mùi, [Minh Đạo] năm thứ 2 [1043], (Tống Khánh Lịch năm thứ 3) …

 

Mùa đông, tháng 10, cái thuẫn của vua ở điện Trường Xuân tự nhiên rung động.  Vua xuống chiếu cho các quan nghị bàn, đều nói rằng: Thuẫn là đồ binh khí, thần nghe nói có gió th́ chim loan liệng trước, [33b] sắp có mưa th́ đá tảng ướt trước, nay bệ hạ muốn đem quân đánh dẹp kẻ không đến chầu mà binh khí tự rung động, đó là cái điềm thần và người lặng hợp, các vật ứng nhau.  Kinh Thư nói: “Ḿnh động th́ mọi vật ứng theo mà đón trước ư ḿnh.  Nay vật ấy đă ứng trước ư ḿnh, c̣n ngờ ǵ mà không động”.  Vua cho là phải.

 

q. Trang 270:

 

Giáp Ngọ, [Sùng Hưng Đại Bảo] năm thứ 6 [1054], (Từ tháng 9 về sau thuộc niên hiệu của [Lư] Thánh Tông Long Thụy Thái B́nh năm thứ 1; Tống Chí Ḥa năm thứ 1)…

 

Mùa đông, tháng 10, ngày mồng một, vua [Lư Thái Tông] băng ở điện Trường Xuân.  Thái tử lên ngôi trước linh cửu; đổi niên hiệu là Long Thụy Thái B́nh năm thứ 1.  Truy tôn [39b] tên hiệu cho Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông, mẹ họ Mai làm Kim Thiên Hoàng Thái Hậu.  Đặt quốc hiệu là Đại Việt.  Ban quan tước cho các bề tôi cũ ở Đông Cung theo thứ bậc khác nhau.  Cho Bùi Hựu làm Văn minh điện đại học sĩ.

 

r. Trang 272:

 

Kỷ Hợi, Chương Thánh Gia Khánh năm thứ 1 [1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 3)…

 

[2b] Định hiệu quân, gọi là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp, đều chia làm tả hữu, thích vào trán ba chữ “Thiên Tử Quân”.

 

s. Trang 272:

 

Kỷ Hợi, Chương Thánh Gia Khánh năm thứ 1 [1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 3)…

 

Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh cho các quan vào chầu, truyền các quan đội mũ phốc đầu (tức mũ cánh chuồn, có hai dải cánh giương ra hai bên, chú của nguyên bản), đi hia, mới cho vào.  Đội mũ phốc đầu, đi hia bắt đầu từ đấy./-

 

 

 

Ngô Bắc dịch và chú giải                                                                                                                                              

Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o         

 

                                                                                                                                              

© 2007 gio-o