John F. Laffey

Concordia University, Montreal, Quebec, Canada

 

PH̉NG THƯƠNG MẠI  LYON

VÀ ĐÔNG DƯƠNG

TRONG THỜI ĐỆ TAM CỘNG H̉A PHÁP*

 

Ngô Bắc dịch

 

Lời Người Dịch:

Trong khi đặt trọng tâm trên các quan hệ mậu dich của tổ chức Pḥng Thương Mại Lyon tại Pháp với Đông Dương và tác động của các quan hệ này trong giai đoạn từ 1850 đến 1940, tức hầu như toàn thể thời thống trị của thực dân Pháp tại Đông Dương, bài viết này đă cung cấp các dữ kiện hữu ích về sự phát triển của các quan hệ mậu dịch trong ngành tơ lụa tại Pháp với các thị trường thuộc địa, về sự tham gia của đại thương gia Ulysse Pila, người mà ngay trong sinh thời đă được mệnh danh là “quan kinh lược sứ của Pháp”, một loại “phó vương” (vice-roi) tức vua không ngai tại Đông Dương, về các quan điểm cơ bản của các viên toàn quyền Pháp giải thích cho các chính sách kinh tế, tài chính của các chính quyền thuộc địa liên tiếp nhau, cùng ảnh hưởng của Cuộc Đại Suy Thoái kinh tế thế giới đến mậu dịch trong thập niên 1930.

***

 

       Sự hoạt động tại Paris, trái ngược với phần c̣n lại của đất nước, tuyên nhận cho đến hồi tương đối gần đây, một khối lượng lưu ư thái quá của các sử gia Pháp.  Trong lănh vực lịch sử đế quốc Pháp, sự chú ư hăy c̣n được phân chia phần lớn giữa các nỗ lực của Paris và các sự phát triển trong phạm vi của chính đế quốc.  Song điều có thể tranh luận, trái với các sự giải thích nhấn mạnh đến tầm quan trọng trụ cột của các yếu tố mơ hồ như uy tín, rằng nguồn yểm trợ chính yếu cho sự bành trướng đế quốc trong suốt thế kỷ thứ mười chín nằm nơi các cộng đồng kinh doanh tại các hải cảng và các trung tâm dệt vải của Pháp. 1  Chắc chắn có đủ sự yểm trợ như thế hiện diện vào lúc bước sang thế kỷ mới để khuyến khích một viên chức của hội địa dư học ở Bordeaux đề nghị “một loại phân chia sự quản trị kinh tế và tinh thần của các thuộc địa giữa các thủ phủ cấp miền ở Pháp”. 2  Tuyên nhận Vùng Tây Phi Châu cho Bordeaux, ông ta đă chỉ định Bắc Phi Châu và Madagascar cho Marseille và Đông Dương cho Lyon. 3  Mặc dù người dân Marseille có đóng một số vai tṛ tại Tây Phi Châu và người dân Lyon cũng làm như thế tại Madagascar, sự phân chia lao động và chiến lợi phẩm thuộc địa đề nghị tại Bordeaux năm 1900 phần lớn tương ứng, ít nhất trong lănh vực kinh tế, với những ǵ đă thực sự thu đạt được.  Hoạt động chính yếu xuyên qua Pḥng Thương Mại địa phương, các doanh nhân tại một số thành phố cấp tỉnh đă phát triển các cổ phần khá đặc biệt trong sự khai thác các miền thuộc địa và bán thuộc địa khác nhau.  Thí dụ, kỹ nghệ tơ lụa Lyon, đối phó với sự tàn phá ngành tầm tang của Pháp bởi chứng bệnh truyền nhiễm pebrine nơi con tầm trong thập niên 1850 bằng cách hướng sự chú ư của nó đến các nguồn cung cấp mới tại vùng Viễn Đông. nơi mà người dân Lyon sẽ sớm đóng một vai tṛ quan trọng trong việc đ́nh h́nh và thi hành chính sách của Pháp. 4  Ngành mậu dịch tơ lụa Trung Hoa vẫn là tiêu điểm trung tâm của mối quan tâm của Lyon vượt quá kinh đào Suez, nhưng Đông Dương cũng thu hút sự chú ư của họ, bởi nó xem ra cung cấp một sự tiếp cận mau chóng hơn đến vùng nội địa Trung Hoa, cũng như bởi các sự lôi cuốn của chính nó.  Vào năm 1895 phó chủ tịch Pḥng Thương Mại Lyon, ông August Isaac, có thể tuyên bố hoàn toàn chính xác răng Đông Dương, “trong số lănh thổ chinh phục của đất nước chúng ta”, để ư nhiều nhất đến các “thực dân theo truyền thống và tư chất đó”, tức các cư dân Lyon (Lyonnais). 5 

       Ước muốn kinh tế không thôi không giải thích toàn thể sự quan tâm của Lyon đối với miền đất này, bởi thành phố cũng cung cấp nỗ lực truyền giáo của Pháp với một khối lượng bất tương xứng về sự ủng hộ, cung cấp các ngân khoản, giáo sĩ, và, đôi khi, các thành tử đạo.  Cho măi đến thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín, khi một người dân Lyon phục vụ như Trợ Tế Lâm Thời Công Việc Tông Đồ của Hạt Tây Bắc Kỳ (Provicar Apostolic of Westren Tonkin) và một người dân Lyon khác làm Trợ Tế Tông Đồ tại Lào, Lyon dẫn đầu các giáo phận Pháp khác trong việc cung cấp công tác truyền bá đức tin (Oeuvre de la Propagation de la Foi) với sự hậu thuẫn về tài chính. 6  Vào lúc đó các động lực kinh tế đàng sau sự bành trướng rơ ràng che khuất các xung động tôn giáo về tầm mức quan trọng.  Ngay từ 1865 Pḥng Thương Mại Lyon đă yêu cầu ông Booneway mở cuộc điều tra về Nam Kỳ (Cochinchina) nhân danh nó, và một thập niên sau đó, người dân Lyon đă có mặt trong số các kẻ đầu tiên đầu tư vào Ngân Hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) mới lập. 7  Hội đia dư học Lyon, hội đầu tiên như thế được thành lập bên ngoài Paris và trong thập niên 1870 sự biểu lộ mới nhất về sự cam kết của cộng đồng kinh doanh địa phương đối với chính sách đế quốc, đă không bỏ qua các viễn ảnh được mở ra bởi sự quảng cáo của Garnier về sông Hồng như một trục lộ xâm nhập vào Trung Hoa, nhưng, trên tổng thể, các nhà đại kỹ nghệ ngành tơ lụa đă nh́n các viễn tượng này với sự cẩn trọng, có thể bởi t́nh trạng chưa được ổn định tại Bắc Kỳ trong suốt thập niên 1870. 8

       Sự chú ư đă chỉ được đặt vào Bắc Kỳ trong các năm đầu của thập niên kế đó.  Ông Ulysse Pila [*a], người đă di chuyển trụ sở của thương nghiệp mậu dịch tơ lụa của ông ta từ Marseille về Lyon trong năm 1876, đă dẫn đầu trong việc lôi kéo tầm quan trọng của nó vào sự chú ư của các doanh nhân địa phương. 9 Phát biểu tại Hội Kinh Tế (Société d’économie politique) của Lyon hôm 11 Tháng Một năm 1884, Pila đă kéo sự chú kư riêng của ông ta đến Bắc Kỳ trở lùi về thập niên 1860. 10  Với nhiều ư nghĩa hơn so với sự biểu lộ trong các dịp sau này của ḿnh, ông đă bác bỏ việc phóng đại tiềm năng của Vân Nam và đă tập trung vào Bắc Kỳ. 11  Pila hiểu biết về khối thính giả.  Ông thừa nhận các khiếm khuyết hiện tại của ngành tầm tang ở Bắc Kỳ trước khi lập luận rằng trị giá của nó sẽ gấp đôi với sự giám thị thích đáng của người Âu Châu. 12  Ông ta đưa ra viễn tượng cám dỗ rằng, với sự giám sát như thế, các số xuất cảng về tơ sống từ Bắc Kỳ sẽ lên tới mức ngang ngửa với số xuất cảng của Quảng Châu (Canton). 13  Pila cũng chủ trương rằng sự thụ đắc Bắc Kỳ sẽ giúp Pháp thoát khỏi gánh nặng của các cán cân bất lợi trong mậu dịch với Trung Hoa và Nhật Bản, gây ra bởi sự lệ thuộc của Lyon vào các số nhập cảng tơ sống từ các nước này. 14  Với các cán cân bất lợi như thế chắc chắn quấy rầy bất kỳ kẻ theo chủ nghĩa đế quốc tự trọng nào, ông tiếp tục nêu ư kiến rằng việc xuất cảng gạo từ Bắc Kỳ sang Trung Hoa và Nhật Bản cũng sẽ làm biến đổi t́nh h́nh. 15  Sau đó ông quay lại với các t́nh trạng tại Pháp.  Kiểm điểm các sự cải cách giáo dục được đưa ra bởi chính phủ Ferry, ông đă h́nh dung chúng như các ước vọng khích lệ cho sự phú cường chỉ có thể được thỏa măn xuyên qua sự bành trướng.16  Sự bành trướng như thế sẽ tạo ra các nhu cầu mới trong số các khách tiêu thụ bản xứ và từ đó các thị trường mới cho người Pháp. 17  Nhận thức về các hậu quả tan nát của sự thất bại gần đó của ngân hàng rât thân Công Giáo và đặt trụ sở tại địa phương, Ngân Hàng Union Générale, Pila đă vẽ ra một nước Pháp “bên bờ của “cuộc khủng hoảng kinh tế” và đề nghị chính sách đế quốc như phương cách để thoát ra khỏi khủng hoảng. 18  Và đối với những người trong khối thính giả của ông chưa sẵn ḷng đáp ứng với các lập luận kinh tế của ông, Pila đă pha thêm chất đường dịu ngọt của uy tín quốc gia: sự thụ đắc Bắc Kỳ sẽ cho phép nước Pháp bù đắp cho sự mất mát mới đây tại Ai Cập. 19

       Ư tưởng tổng quát hóa của Pila đă không trả lời cho nhu cầu về các tin tức chính xác hơn, và, với nền công nghiệp địa phương đ̣i hỏi các tin tức như thế, Pḥng Thương Mại trong Tháng Năm, 1884 đă yêu cầu ông Paul Brunat “khảo sát thuộc địa mới ở Á Châu của chúng ta từ quan điểm thương mại”. 20 Chuyên môn của Brunat nằm trong lănh vực tơ lụa, nhưng Pḥng Thương Mai Lyon giao cho ông ta nhiệm vụ bao quát hơn nhằm điều tra “về tính chất, các thuế quan, năng lực làm công nghiệp, các khẩu vị, các nhu cầu của dân bản xứ; về tất cả các sản phẩm của đất đai và nông nghiệp; về tất cả các sản phẩm mẫu quốc cùng với tơ lụa, có thể nuôi dưỡng hoạt động thương mại giữa Pháp và thuộc địa mới của nó.” 21  Để bảo đảm sự tận tường của cuộc điều tra của ông, Pḥng Thương Mại đă gom góp một tập câu hỏi chi tiết với sự hợp tác của các tổ chức địa phương như Nghiệp Đoàn Thương Gia Hàng Lụa (Syndicat des marchants de soie), Nghiệp Đoàn thuộc Pḥng Thương Mại về Sản Xuất Hàng Tơ Lụa (Chambre syndicale de la fabrique de soieries), Nghiệp Đoàn Thương Mại và Kỹ Nghệ (Syndicat commercial et industriel), và Nghiệp Đoàn Các Nhà Thương Thảo thuộc Pḥng Thương Mại (Chambre syndicale des négociants). 22  Bảng câu hỏi tài liệu đế xuất này được bổ túc, theo lời yêu cầu của Lyon, bởi Các Pḥng Thương Mại của các thành phố như Paris, Marseille, Bordeaux, Le Havre, Saint-Etienne, Elbeuf và Roubaix. 23  Ông Brunat đă trải qua mùa thu tại Bắc Kỳ nơi mà các tin tức được cung cấp bởi các nhân viên quan thuế, các giáo sĩ và các linh mục bản xứ giúp cho công việc của ông được dễ dàng. 24  Vào ngày 18 Tháng Hai, 1885, ông đă chuyển giao một báo cáo toàn bộ lên Pḥng Thương Mại.  Bao quát một loạt các sản phẩm của Bắc Kỳ, ông đă kết luận rằng hai trong các sản phẩm, lụa và gạo, có thể được phát triển để xuất cảng. 25  Mặc dù ông không đến thăm viếng các tỉnh miền bắc chưa được b́nh định xong, ông tin tưởng Lào Kai sẽ trở thành một đầu mối liên kết quan trọng trong mậu dịch với Vân Nam. 26   Nhưng ông không tán thưởng ảo tưởng nào về sông Hồng, “một ḍng thác nước lũ hơn là một con sông”, và kêu gọi sự xây dựng một đường rầy xe hỏa từ Hà Nội đến Vân Nam. 27

       Ulysse Pila, kẻ đă thành lập một chi nhánh của thương nghiệp của ông tại Bắc Kỳ trong năm 1884 và đă thành lập một đường tàu hơi nước giữa Hải Pḥng và Hồng Kông, đă quyết định không đếm xia đến quan điểm của Brunat về sông Hồng. 28  Với các chiếc thuyền đặc biệt được đóng để di hành trên đó, Pila đă khai trương mậu dịch với Vân Nam trong năm 1886. 29  Ba chuyến đi lên vùng biên cương diễn ra trong năm đó mang lại một lợi nhuận, nhưng công cuộc mậu dịch không được phát triển nhiều hơn và vào năm 1889, đă sẵn từ bỏ tuyến đường Hải Pḥng – Hồng Kông, Pila suy nghĩ về việc rút lui hoàn toàn khỏi Bắc Kỳ. 30  Ông quy lỗi quan thuế biểu của Bắc Kỳ đă gây ra nhiều khó khăn cho ông, và với sự thúc dục của ông, hội nghị thuộc địa Pháp được tổ chức trong các năm 1889-1890 đă thông qua một nghị quyết kêu gọi sự băi bỏ chế độ thuế quan này và sự du nhập hoạt động mậu dịch tự do. 31  Pila đă đứng dậy ở đây, trong mạch chính của cảm nghĩ kinh doanh của Lyon, bởi với ngành dệt lụa địa phương vần c̣n là công nghiệp xuất cảng hàng đầu của Pháp cho đến lúc có sự tấn công của cuộc Suy Thoái năm 1929, các nhà sản xuất tơ lụa Lyon đă tự trội bật lên trong số các nhà chế tạo hàng dệt Pháp khác qua việc biến cải sang một quan điểm mậu dịch tự do trong thế kỷ thứ mười chín và tiếp tục bám lấy các nguyên tắc tự nhiệm hành (laissez-faire) cho đến Thế Chiến I. 32

       Một công cuộc kinh doanh tại Bắc Kỳ khác của Pila cũng gặp phải các khó khăn, nhưng cuối cùng đă mang lại phần thành quả tôt đẹp hơn nhiều.  Pila, một người bạn của Paul Bert [được bổ làm Tổng Trú Sứ (Résident Général) tại An Nam tức Trung Kỳ và Bắc Kỳ hồi đầu năm 1886, và đă mất v́ bệnh kiết lỵ tại Hà Nội, hôm 11 Tháng Mười Một, cùng năm, chú của người dịch], đă nhận được từ vị chấp chính cộng ḥa nổi tiếng một đặc nhượng khai thác các nhà kho và bến đậu của hải cảng Hải Pḥng. 33  Trong khi các người Lyon bận tâm đến ngành tầm tang của Bắc Kỳ, Pila làm việc để phát triển sự nắm giữ độc quyền tại hải cảng. 34  Công Ty Bến Tàu Hải Pḥng (Société des Docks d’Haiphong), có vốn là 1,500,000 phật lăng, được thành lập tại Lyon vào ngày 1 Tháng Chín, 1886. 35  Với các bạn đồng sự tại hội địa dư học địa phương đảm nhận các chức vụ trong hội đồng quản trị của công ty, Pila đă phục vụ với tư cách chủ tịch của tổ hợp. 36  Tuy nhiên, thương nghiệp mới đă sớm lâm vào các khó khăn mà Pila quy trách cho nhà cầm quyền thuộc địa, và nó cần đến sự can thiệp với chính phủ của Pḥng Thương Mại Lyon và các đại biểu của Lyon tại Viện Dân Biểu (Chamber of Deputies) trước khi các cơ sở tại Hải Pḥng được khai trương. 37  Viên đại diện đầu tiên của công ty tại Bắc Kỳ đă sẵn mang lại sự khó khăn cho Pila, và quan trọng hơn, các thực dân định cư tại Bắc kỳ[colons, tiếng Pháp trong nguyên bản, chỉ các thực dân định cư và lập nghiệp tại các thuộc địa, chú của người dịch] không bao giờ thỏa hiệp được với các quy chế độc quyền của công ty. 38  Gia đ́nh Pila, theo các lời chỉ trích, đă cố gắng để bảo vệ vị thế của công ty bằng cách vận dụng Pḥng Thương Mại Hải Pḥng, nhưng vào năm 1894 nó có vẻ sẵn ḷng để chính quyền mua lại đặc nhượng với giá bốn triệu phật lăng. 39  Năm kế đó Jean Louis de Lanessan, Toàn Quyền Đông Dương [từ Tháng Sáu, 1891 đến 31 Tháng Mười Hai, 1894, chú của người dịch], đă phê chuẩn việc mua lại với giá mà Joseph Chailley-Bert [*b], con rể của Paul Bert và là nhà chính luận thuộc địa hàng đầu, xem là một sự đền bù tuyệt hảo. 40  Một thực dân định cư chua chát đă ước lượng rằng sự vụ làm hao tốn thuộc địa khoản 6,600.00 [nguyên bản có lẽ c̣n thiếu một số 0 sau cùng, tức 6 triệu 600,000, chú của người dịch] phật lăng. 41

       Lanessan có lẽ đă trả lời các sự chỉ trích việc thu xếp để mua lại đặc nhượng rằng ông đă chỉ hành động phù hợp với các sự kỳ vọng của Pḥng Thương Mại Lyon.  Pḥng Thương Mại đă gặp gỡ ông trong năm 1891 khi ông đang chuẩn bị để sang Đông Dương.  Ông Marius Duc, phó chủ tịch Pḥng Thương Mại, nhắc nhở viên Toàn Quyền mới về quyền lợi của Lyon tại thuộc địa. 42  Pila, người mới quay trở về sau một chuyến du hành sang Đông Dương, đi xa hơn các ư niệm tổng quát hóa.  Loan báo “sự mở rộng thương mại, kỹ nghệ, và hoạt động t́nh báo” là “một nhu cầu tuyệt đối, ông đă ràng buộc vấn đề b́nh định với nạn buôn lậu được cổ vũ bởi sự ngăn cấm mua bán thuốc phiện giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ, đă tấn công vào việc cho lănh thầu thị trường độc quyền thuốc phiện tại Đông Dương, phê b́nh gay gắt chế đội thư lại và quan thuế biểu của thuộc địa, đề nghị các sự cải cách trong việc giáo dục các nhà hành chính thuộc địa, đ̣i hỏi lập đường rầy xe hỏa Hà Nội – Vân Nam, nhấn mạnh đến nhu cầu phát triển tiềm năng ngành tầm tang của Bắc Kỳ, và đi xa đến mức thúc đẩy sự du nhập hệ thống Van den Basch [*c, phải là Van den Bosch?, chú của người dịch], ngay dù người Ḥa Lan đă sẵn băi bỏ nó tại vùng Đông Ấn Độ. 43  Lanessan trả lời một cách dè dặt.  Ông bác bỏ khái niệm của hệ thống Van den Basch [?] và kêu gọi sự đầu tư nhiều vốn liếng Pháp hơn vào thuộc địa. 44  Viên Toàn Quyền hứa hẹn sự mở rộng các tuyến chuyển vận và cho thấy sự bất đồng ư của ông đối với chế độ thuế quan của thuộc địa.  Ông thúc dục sự phát triển kỹ nghệ trong phạm vi Đông Dương, một quan điểm được tính toán để chọc giận các kẻ theo chủ nghĩa thực dân tân trọng thương (neo-mercantilist colonialists) nhưng là một cái nh́n mà khối thính giả cấp tiến của ông nhận thấy là thích hợp. 45  Lanessan đă đi xa hơn tại bữa tiệc tiếp theo sau cuộc họp mặt.  Vào ngay buổi tối trước khi khởi hành sang thuộc địa ông đă đưa ra một lời hứa hẹn và đ̣i hỏi một sự ưu đăi: “Chúng ta sẽ làm việc cho nước Pháp với nền thương mại của Lyon, với công nghiệp của Lyon, với tất cả các người Pháp, sao cho vào một ngày, nếu tôi trở về trước khi hoàn tất nhiệm vụ của tôi như tôi mong muốn chu toàn nó, tôi có thể hỏi, sau khi đă tiếp nhận từ quư vị sự phù hộ sau cùng, phần tưởng thưởng đầu tiên từ quư vị”. 47  Một cách thẳng thừng, khi liên kết với các thành quả và có lẽ gồm cả việc mua lại các cơ sở ở Hải Pḥng, đă có phần đền bù của nó: vào cuối thế kỷ Lanessan đă đại diện cho một đơn vị tuyển cử của Lyon tại Viện Dân Biểu.

       Giữa lúc đó, Pḥng Thương Mại Lyon khoản đăi người kế nhiệm của ông, Armand Rousseau [Toàn Quyền Đông Dương, từ Tháng Hai, 1895 đến 10 Tháng Mười Hai, 1896, chú của người dịch], khi ông này đă sẵn chờ để đi sang Đông Dương.  Một viên phó chủ tịch mới, ông Auguste Isaac, đă tóm lược cho ông nghe về các quyền lợi và tham vọng của Lyon tại vùng Đông Á. 48  Pila cung cấp thêm chi tiết.  Ông vạch ra cho Rousseau thấy rằng tại Đông Dương,

… thành phần Lyon chế ngự cả về thương mại lẫn chính quyền và rằng phần lớn công tŕnh được phát động hay hoàn tất là do sự sáng tạo của người dân Lyon hay được tham gia bởi người dân Lyon: … các công ty Houillères de Tourane (Than Đá Tại Đà Nẵng), Docks de Haipḥng (Bến Tàu Tại Hải Pḥng), các công tŕnh công chánh của Hải Pḥng, công tác kể sau này nằm dưới sự chỉ huy của ông Malon, một người dân Lyon, Syndicat Lyonnais d’études pour l’Indo-Chine, (Hội Nghiên Cứu Đông Dương tại Lyon) nông trại Croix Cuvelier [?] dưới quyền chỉ huy của ông Thomé, một hội viên người Lyon trong Hội Đồng Bảo Hộ (Council of the Protectorate, v.v., và v.v…49

       Nhấn mạnh tầm mức mà sự chú ư của Lyon thực sự nhằm vào phần Việt Nam trong đế quốc Đông Dương, Pila đă khai triển về những ǵ cần phải làm tại mỗi trong ba phần cấu thành của nó: Nam Kỳ (Cochinchina), “ḥn ngọc của các thuộc địa của chúng ta”, cần đến nhiều các công tŕnh công chánh hơn: may mắn, một người Lyon, đă phụ trách chương tŕnh này. 50  Kém mauy mắn hơn theo cái nh́n của Pila, các cư dân Trung Kỳ (An Nam) cho thấy là lười biếng, và như kẻ thua cuộc, chế độ bảo hộ thi hành tại đó khó có triển vọng thay đổi được họ, ông nêu ư kiến rằng các nhà hành chính bản xứ cần bị áp lực để mời các người Pháp, kể cả các thanh niên Lyon, đến An Nam nơi mà họ sẽ cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật và sự chỉ huy. 51  Nếu c̣n có nhiều điều hơn nữa có thể thực hiện để phát triển ngành tầm tang tại Trung Kỳ, điều giống như thế cũng có thể được nói cho ngành khai thác hầm mỏ, và Pila hy vọng rằng Rousseau sẽ lưu ư đặc biệt đến các quyền lợi của công ty Than Đá Đà Nẵng (Houillères de Tourane) hậu thuẫn bởi Lyon. 52  Hướng đến Bắc Kỳ (Tonkin), ông ta đă ca ngợi các chính sách của Lanessan, tố cáo các thị trường độc quyền của chính phủ, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển mậu dịch với Trung Hoa, và nhằm đạt được mục đích này, đ̣i hỏi sự nới dài đường xe hỏa Hà Nội – Lạng Sơn và sự xây dựng một tuyến xe lửa Hà Nội – Vân Nam. 53  Pila, kẻ mà mười một năm trước đă dè dặt về Vân Nam, giờ đây tin tưởng rằng Bắc Kỳ, một khi được trang bị với các đường xe hỏa này, có thể chế ngự mậu dịch của các tỉnh phía tây của Trung Hoa, ‘miền giàu có nhất của đế quốc”. 54  Rousseau, từ chối không đi theo Pila bước vào lănh vực của các lời khiếu nại và yêu cầu cá biệt, lấy làm hài ḷng với các lời ca ngợi về các thành quả của Lyon trong quá khứ, các lời phát biểu tầm thường về chủ nghĩa đế quốc, và các sự hứa hẹn mơ hồ về việc trợ giúp các sáng kiến tư nhân. 55

       Sự quan tâm của Pḥng Thương Mại vào sự xâm nhập Trung Hoa từ phía nam đă phản ảnh, dĩ nhiên, các mối quan tâm lớn hơn của người Pháp, cũng như các sự lo ngại về sự xâm nhập của Anh Quốc vào Trung Hoa từ Miến Điện. 56  Trong năm 1892, Frédéric Haas, một lănh sự người Pháp măn nhiệm khỏi chức vụ của ông tại Trung Hoa, đă thảo luận vấn đề với Pḥng Thương Mại.  Haas đă thúc đẩy tất cả các lợi điểm hàm ẩn của lộ tŕnh Bắc Kỳ và sẽ mang lại cho người dân Lyon, một khi con đường này được phát triển, sự tiếp cận nhanh chóng hơn với tơ sống của Tứ Xuyên và ngay cả một thị trường cho hàng dệt may của họ tại Trung Hoa. 57   Hai năm sau ông thúc dục Pḥng Thương Mại Lyon gửi một đại diện ngành tơ lụa đi nghiên cứu t́nh h́nh Trung Hoa. 58  Tham khảo với Syndicat des marchands de soies (Nghiệp đoàn thương gia ngành lụa) địa phương và dành được sự hợp tác của Các Pḥng Thương Mại tại Marseille, Bordeaux, Lille, Roubaix và Roanne, Pḥng Thương Mại Lyon đă khai triển theo ư kiến của Haas, và trong năm 1895, ngay sau khi có sự kết thúc Cuộc Chiến Tranh Trung Hoa – Nhật Bản, nó đă phái một phái bộ khảo sát quan trọng sang Trung Hoa. 59  Pḥng Thương Mai đă chỉ thị phái bộ đi điều tra các t́nh trạng tại Trung Hoa, kể cả khả năng để đính kết Tứ Xuyên “vào khu vực ảnh hưởng thương mại hay chính trị trực tiếp của chúng ta”, nhưng nó cũng yêu cầu các thành viên của phái bộ khảo sát t́nh h́nh tại Bắc Kỳ. 60  Ba năm sau, Pḥng Thương Mại đă ấn hành một bộ sách đồ sộ ghi lại chi tiết các cuộc du hành của phái bộ, các báo cáo về các đề tài cá biệt, bao gồm từ các sản vật cho đến nhân chủng học của miền nam và miền tây Trung Hoa, và các kết luận tổng quát của nó.  Hai bản báo cáo đă thảo luận về Bắc Kỳ.  Henri Brenier, người cầm đầu phái bộ trong giai đoạn cuối cùng của nó, đă đưa ra một bức tranh tổng quát về sự sản xuất và thương mại tại Bắc Kỳ, trong đó ông đă lôi kéo sự chú ư đến các vấn đề như các số nhập cảng gia tăng mau chóng về xi-măng. 61  Các thành viên khác của phái bộ đóng góp các ghi nhận về tơ lụa, các mỏ than và các nông phẩm thương mại của Bắc Kỳ. 62 [trong nguyên bản ghi sai là 63, chú của người dịch].  Brenier, trong phần kết luận, hô hào mở thêm các công tŕnh công chánh, nhiều khoản đầu tư nữa của tư bản Pháp, và nhiều nỗ lực hơn nhằm duy tŕ các công cuộc kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp trong tay người Pháp hơn là [để lọt] vào trong tay người Tàu. 63  Bản báo cáo thứ nh́ chú tâm vào sự xâm nhập vào miền nam Trung Hoa từ Bắc Kỳ, và, sau một sự kiểm điểm kỹ càng các tuyến đường cạnh tranh nhau, đă kết luận rằng ở đây giá trị nội tại của Bắc Kỳ sẽ được nâng cao một cách lớn lao bởi việc xây dựng các đường rầy xe hỏa. 64

       Mặc dù được hậu thuẫn bởi sự phong phú về chi tiết, các kết luận như thế mang lại ít điều ngạc nhiên.  Báo cáo của phái bộ có thể chỉ đơn thuần trở thành một trong các tài liệu khác ít nhiều có tính cách bút chiến mà cuộc tranh luận về đường lối tốt đẹp nhất để đạt được việc chế ngự miền nam Trung Hoa đă phát sinh ra tại Pháp và Đại Anh Cát Lợi.  Nhưng cộng đồng kinh doanh Lyon hiếm khi tham gia vào các sự h́nh dung không tưởng.  Phái bộ đă tạo ra các kết quả cụ thể.  Một số thành viên trong nhân viên của nó đă quay trở lại Trung Hoa nhân danh nhiều công ty Pháp khác nhau.  Một đai diện khác đă mang về một đặc nhượng về lúa gạo, dành được trong thời gian trú ngụ của phái bộ tại Đông Dương, cho Hiệp Hội Société lyonnaise de colonization en Indochina, và Henri Brenier đă gia nhập vào chính quyền tại Đông Dương. 65  Pila, kẻ đă đóng một vai tṛ then chốt trong việc tổ chức phái bộ, hưởng lợi nhiều nhất từ nó.  Ông ta đă trở thành chủ tịch của Công Ty Compagnie Lyonnaise Indo-Chinoise.  Được thiết lập trong năm 1898, nó nhắm vào việc phát triển thương mại và kỹ nghệ tại Đông Dương và vào việc gia tăng mậu dịch với Trung Hoa. 66  Pila nắm một chỗ trong hội đồng quản trị của Công Ty Société cotonnière de l’Indo-Chine (Công ty Bông Vải Đông Dương), một thương nghiệp được thành lập sau này trong cùng năm đó. 67  Ông cũng c̣n can dự vào sự thành lập Công Ty Xi Măng Hải Pḥng có tên là Société des ciments de Portland artificiels de l’Indo-Chine, một thương nghiệp có một tương lai to lớn tại thuộc địa. 68  Công Ty Compagnie Lyonnaise Indo-Chine thụ đắc các quyền bán các sản phẩm của cả các ngành dệt may lẫn xi măng. 69  Pila cũng c̣n t́m đủ th́ giờ để làm chủ tịch của Công Ty Bến Cảng Và Than Đá Đà Nẵng (Société des Docks et des Houillères de Tourane), một thương nghiệp được thành lập trong năm 1898 sau các vụ hỏa hoạn tại các hầm mỏ đă đẩy Công Ty Than Đá (Société des Houillères) do Lyon hậu thuẫn trước đây đi đến chỗ giải tán. 70 Tóm lại, phái bộ của Pḥng Thương Mại Lyon, đem lại các sự kinh doanh mới và một sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Lyon trên sinh hoạt kinh tế của đế quốc Đông Dương.

       Sự quan tâm liên tục của họ đến sự phát triển các công tŕnh công chánh và sự xâm nhập vào Trung Hoa bằng đường rầy xe lửa, cũng như các vốn liếng đă sẵn thụ tạo tại thuộc địa, hẳn đă phải khơi động sự nhiệt t́nh của Lyon đốí với người kế nhiệm Rousseau làm Toàn Quyền, bởi Paul Doumer [làm Ṭan Quyền từ 13 Tháng Hai, 1897 đến Tháng Mười 1902, chú của người dịch] đă làm việc để phát triển các công tŕnh công chánh và khai mở đường xe hỏa từ Hà Nội đến Vân Nam Phủ (Yunnan-fu).  Hơn nữa, Doumer, đă làm hết ḿnh để ve văn người dân Lyon bằng việc ghi vào trong ngân sách Đông Dương một khoản trợ cấp cho chưong tŕnh giáo dục thuộc địa khởi xướng từ Lyon bởi Pḥng Thương Mại vào lúc cuối thế kỷ. 71  Song một dấu nhạc câm lặng của sự căng thẳng thấm nhập bàu không khí khi Pḥng Thương Mại Lyon tiếp đăi Doumer năm 1901.  Doumer, không giống như Lanessan và Rousseau, đă sẵn trải qua nhiều năm tại thuộc địa, và một số trong các chính sách của ông gây bực tức cho người dân Lyon.  Chiều hướng bảo vệ mậu dịch và chính sách hiếu chiến đối với Trung Hoa của ông, chính sách nhắm đưa Pháp xuất hiện chiến thắng từ một vùng Fashoda mới [*d] trên thượng lưu sông Dương Tử, chỉ có sự hấp dẫn mong manh đối với một cộng đồng kinh doanh ngưỡng mộ biết bao các chính sách mậu dịch tư do của Anh Quốc, lệ thuộc vào các chiếc tàu của Anh để chuyển vận tơ sống từ vùng Viễn Đông, và t́m thấy thị trường quan trọng nhất của nó tại Đại Anh Cát Lợi (Great Britain).  Trong khi tóm tắt các quan điểm của Pḥng Thương Mại về các sự vụ của thuộc địa, August Isaac, giờ đây là chủ tịch Pḥng này, đă hết sức lên án các cảm tính tân trọng thương đang bùng dậy tại Pháp. 72  Chắc chắn nhận biết được các khó khăn vô chừng mà các đại gia tư sản của Lyon có thể tạo ra cho ông tại Pháp và tại Đông Dương, Doumer đă làm nhẹ bớt các quan điểm của ḿnh khi trả lời.  Ông tuyên bố rằng cuộc chinh phục của Pháp các tỉnh của Trung Hoa gần cận Đông Dương sẽ xảy ra nhờ ở sự phát triển đường xe hỏa và các hoạt động của các bác sĩ, kỹ sư và các nhà giáo dục Pháp. 73  Ông c̣n đi xa đến mức thừa nhận rằng, nếu các kỹ nghệ mẫu quốc không thể thành công tại một thị trường thuộc địa được bảo hộ, khi đó một trường hợp có thể được tạo ra nhằm phát triển cùng các kỹ nghệ này tại thuộc địa 74  Yếu tố theo điều kiện cách trong sự nhượng bộ này khó có thể tái bảo đảm cho người Lyon quan tâm đến sự phát đạt của các công cuộc kinh doanh chẳng hạn như Công Ty Bông Vải Đông Dương (Société cotonnière de l’Indo-Chine).

       Pḥng Thương Mại rơ ràng cảm thấy thoải mái khi nó tiếp đăi Paul Beau [làm Toàn Quyền Đông Dương từ Tháng Mười 1902 đến Tháng Hai, 1908, chú của người dịch], người kế nhiệm Doumer, bốn năm sau đó.  Pḥng Thương Mại đă gặp gỡ với ông trước tiên trong một khóa họp nhằm tŕnh bày cho ông Beau hay biết về “các quan điểm và điều mong ước của Pḥng Thương Mại đối với chính quyền tại một thuộc địa nơi mà các quyền lợi của Lyon rất đáng kể”. 75  Sau khi một lần nữa lược duyệt các hoạt động của Lyon tại vùng Đông Á, Isaac đă cám ơn ông Beau về việc tiếp tục khoản trợ cấp của Doumer cho việc giảng dạy Hán ngữ tại thành phố và mời ông ta tham dự vào “một cuộc thảo luận thực tiễn và hiệu quả”. 76  Nh́n nhận vai tṛ quan trọng được đóng giữ bởi Pḥng Thương Mại đối với các sự vụ tại vùng Viễn Đông, ông Beau đồng ư làm như thê”. 77  Việc này đặt ông trước một danh biểu chi tiết khác của ông Pila bao gồm các ư kiến đề nghị và các lời khiếu nại.  Với cuộc Chiến Tranh Nga-Nhật vừa kết thúc, Pila chào đón sự trở lại của ḥa b́nh tại Á Châu và, quan trọng hơn, Liên Minh Anh-Nhật (Anglo-Japanese Alliance), nhờ ở t́nh hữu nghị thân thiện [entente cordiale, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], đă giải phóng Đông Dương ra khỏi một sự đe dọa của Nhật Bản. 78  Sau khi cứu xét các hàm ư của các sự phát triển hồi gần đó tại Trung Hoa và nhấn mạnh đến các lợi điểm của Chính Sách Mở Rộng Cửa (Open Door Policy), Pila đă hướng tới Đông Dương. 79   Nếu ông ta đă từ chối không gây mệt mỏi cho vị Toàn Quyền bởi việc lược lại tất cả các quyền lợi của Lyon ở đó, ông ta vẫn nêu ra tầm quan trọng của chúng. 80  Sau đó ông đă nhận định những ǵ mà chính quyền có làm để trợ giúp sự phát triển của thuộc địa.  Ông ta đă chỉ trích, mặc dù chỉ bằng cách ám chỉ, sự mê cuồng về đường xe hỏa của Doumer và lập luận rằng c̣n nhiều điều cần phải làm cho nông nghiệp. 81  Ông c̣n đi xa tới mức đề nghị rằng thời gian đă chín mùi cho một khoản cho vay mới tại thuộc địa nếu ngân khoản như thế được chứng tỏ là cần thiết cho sự cải tiến các t́nh trạng nông nghiệp. 82  Dĩ nhiên, sự chú ư đặc biệt cần phải nói đến nơi đây, đến sự phát triển ngành tầm tang tại Trung Kỳ (An Nam) và Bắc Kỳ (Tonkin). 83  Ông Beau, trong phần trả lời, đă đồng ư với Pila một cách tổng quát, nhưng đă vạch ra các giới hạn trên đó Nhà Nước có thể hoàn thành trong lănh vực nông nghiệp và nhấn mạnh đến tính chất không đồng đều của phong thổ ở Đông Dương. 84  Ông mong muốn có tư bản và nhân lực có kinh nghiệm cho Đông Dương và đă cám ơn Pḥng Thương Mại về việc đă cung cấp cho Đông Dương cả hai yếu tố này. 85  Isaac có lư sự cùn về các nhận xét của Beau trong một vài khía cạnh, nhưng ông ta cũng gíóng lên một nốt nhạc hiện thực khi nh́n Đông Dương không như “vùng đất hứa cho các kẻ mơ mộng, mà như một vùng đất tốt cho những kẻ cần cù và cẩn trọng để phát triển”. 86

       Một bàu không khi c̣n thoải mái hơn đă đánh dấu bữa tiệc tổ chức để vinh danh ông Beau bởi Pḥng Thương Mại vào tối hôm đó.  Nó mang mọi người lại với nhau, cùng với các thành viên của Pḥng Thương Mại Lyon, nhiều công chức khác nhau, kể cả người con trai của Ulysse Pila, Fernand, khi đó phục vụ như một lănh sự, các thành viên nổi bật của Union des Chambres syndicales LyonnaisAlliance des Chambres syndicales, các nhà kỹ nghệ và thương gia quan tâm đến Trung Hoa và Đông Dương, các giảng viên thuộc chương tŕnh giáo dục thuộc địa của Pḥng Thương Mại, chủ tịch của hội địa dư học địa phương và các nhân vật khác theo phe ủng hộ chính sách thực dân. 87 Kiểm kê khối thính giả này, Isaac đă nêu nhận xét với ông Beau:

… các thân hữu của Đông Dương th́ đông đảo trong thành phố của chúng tôi.  Thuộc địa mà ông quản trị t́m thấy ở đây các tín đồ ở giờ phút đầu tiên, các kẻ trung thành và nhiệt t́nh.  Có những kẻ là các tín đồ cao thượng, nhưng có nhiều người không tự giam ḿnh vào một niềm tin lư thuyết về các lợi lộc của chính sách thuộc địa hóa Đông Dương và là những kẻ, trong một thời gian dài, đă can dự vào lănh vực thực tế thực dụng. 88

       Giống như Pila lúc sớm hơn trong ngày, Isaac cảm thấy thoải mái về sự trở lại của ḥa b́nh tại Viễn Đông và t́nh trạng an ninh rơ rệt tại Đông Dương. 89  Ông lo ngại nhiều hơn về sự đối xử của Pháp với các dân tộc Đông Dương.  Khai triển một định nghĩa mang tính chất rất Lyon về sứ mệnh khai hóa [mission civilisatrice, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], Isaac lập luận:

Vâng, thật là điều cần thiết để nâng người bản xứ lên phẩm cách của một con người văn minh như chúng ta hiểu về nó, có nghĩa, phẩm cách của một con người hiểu được các dịch vụ mà người ta cung cấp cho kẻ đó và làm quen với việc phải trả giá.  Nhưng để có khả năng thanh trả, điều cần thiết trước tiên rằng kẻ đó phải gia tăng các nguồn tài nguyên của chính ḿnh bằng sức lao động bền bỉ và thông minh.  Điều cần thiết là kẻ đó trở thành cùng một lúc một nhà sản xuất tốt hơn, một kẻ tiêu thụ tốt hơn, và một người trả thuế tốt hơn. 90

       Cố gắng xua tan các bóng ma được thả rông bởi cuộc Chiến Tranh Nga- Nhật, Isaac đă cảm tạ rằng Đông Dương, không giống như các nước khác, đă không bị đánh dấu bởi bạo lực, nhưng ông đă nêu lên một nhu cầu phải thi hành vấn đề hành thu tài chánh với sự khéo léo. 91  Isaac giờ đây lập luận, trái với đại châm ngôn của Danton [*e] trong thời Cách Mạng, rằng các sự vụ thuộc địa đ̣i hỏi không chỉ sự bạo dạn mà c̣n cả sự kiên nhẫn. 92  Ông Beau đồng ư rằng các nỗi lo sợ cảm thấy đối với Đông Dương trong thời Chiến Tranh Nga-Nhật giờ đây có thể được gạt bỏ. 93  Ông cũng nắm lấy chủ đề về sứ mệnh khai hóa, nhưng ông liên kết nó trong một cung cách tế nhị hơn với các sự cải cách giáo dục được thiết kế để giữ chân các nhà trí thức Việt Nam bất măn ở trong nước và và đề nghị một giải pháp cho các học sinh tiếng Hoa hăy kéo sang Nhật. 94  Ông Beau, vay mựợn một ít Văn Hóa [Kultur, tiếng Đức trong nguyên bản, chú của người dịch] vào thông điệp khai hóa bằng việc viện dẫn đến Nietzsche, đă lưỡng lự giữa các quan điểm của trường phái cũ về “sự đồng hóa: assimilation” và trường phái mới về “sự liên kết: association” trong lănh vực lư thuyết của chính sách thực dân. 95  Ông nhắm vào việc h́nh thành “một giới tinh hoa bản xứ, bao gồm các quan lại có thể tự trau dồi để thông hiểu các ư tưởng của chúng ta”. 96 Nhưng ông nhấn mạnh đến việc xác định các chính sách tài chính khôn khéo trong cung cách của riêng ông và không đưa ra các hy vọng về một sự cắt giảm gánh nặng thuế má nặng nề áp đặt bởi ông Doumer. 97  Pila, cảm thấy khó chịu bởi sự sẵn ḷng của ông Beau khi đồng ư với Isaac về nhu cầu cần kiên nhẫn, đă xen vào để chỉ cho thấy sự kiên nhẫn có các khuyết điểm của nó và sự táo bạo có các lợi điểm của nó. 98

       Pila, ít nhất trong một sự thời khoảng ngắn, đă có lời nói chung cuộc.  Vào cuối năm 1905, Ủy Ban Thuộc Địa của Pḥng Thương Mại đă đệ tŕnh lên Pḥng Thương Mại một báo cáo về t́nh h́nh Đông Dương.  Pila, đứng đầu ủy ban, nhấn mạnh rằng điều đầu tiên phải làm và “bắt tay vào sự phát triển của giới nông dân, các kẻ tạo thành sự giàu có thực sự của Đông Dương, và để dạy cho người nông dân lấy được từ đất đai phần thu hoạch lớn nhất khả hữu”. 99  Bản báo cáo kêu gọi chính quyền “hăy giáo dục nông dân, hướng dẫn người đó, dẫn dắt người đó gia tăng không ngừng sản lượng của ḿnh, để sửa đổi các phương pháp của người đó”. 100  Canh nông đặt ra “vấn đề sinh tử có hay không” (“to be or not to bequestion) cho tương lai. 101  Không may, chính quyền đă quá quan tâm đến đường rầy hỏa xa trong mười lăm năm qua khiến đă không hành động ǵ cho sự cải thiện nông nghiệp và thời gian đă đến lúc để kiểu chính t́nh trạng. 102  Pḥng Thương Mại ủng hộ lập trường của ủy ban và đă gửi bản báo cáo cho Toàn Quyền và các Bộ Trưởng Thuộc Địa, Thương Mại và Tài Chính. 103  Sự quyến rũ huyền thoại của Vân Nam và các hy vọng lớn lao về Tứ Xuyên đă lùi lại phía sau.  Một sự thẩm định sát thực tế hơn về t́nh trạng tại miền nam Trung Hoa, sự chấp nhận Chính Sách Mở Ngỏ Cánh Cửa, tác động của cuộc Chiến Tranh Nga-Nhật, tất cả đă ảnh hưởng rơ rệt đến sự biến đổi.  Nhưng các yếu tố khác cũng đóng một vai tṛ trong việc tạo ra sự thay đổi này trong toàn cảnh.  Tuy có nguy hiểm trong một vài khía cạnh, các chính sách của Doumer đă khởi đầu cho các công tŕnh công chánh và các dự án đường xe hỏa có lần từng được yêu cầu bởi người Lyon.  Sự phát triển nông nghiệp đă trở nên một sự cần thiết nếu các hoạt động kinh doanh giống như của Công Ty Bông Vải Đông Dương (Société cotonnière de l’Indo-Chine) được thịnh đạt.  Sau hết, Pḥng Thương Mại Lyon, cũng đă từng để ư chặt chẽ đến Đông Dương tại các cuộc triển lăm thuộc địa khác nhau và đă đài thọ cho nhiều phái bộ Đông Dương khác nhau, đă bị thất vọng với sự thu hoạch nhỏ nhoi từ ngành tầm tang của thuộc địa. 104

       Pḥng Thương Mại Lyon đă làm những ǵ nó có thể làm được để khuyến khích sự phát triển ngành tầm tang, đặc biệt tại Bắc Kỳ. 105  Nhưng vào năm 1905 hàng lụa của Đông Dương vẫn không thể thấy được liệt kê trong các số lụa từ mọi nguồn cung cấp đến được Condition des Soies (Chợ Tơ Lụa) của nó, mặc dù một số lượng nhỏ của các hàng lụa này chắc chắn có mặt trong số hàng nhập cảng từ Quảng Châu. 106  Nguời Lyon, tuy thế, không chịu nản chí. 107  Không thể thành đạt nhiều trên mặt trận này, Pḥng Thương Mai cũng đă phải vật lộn với các vấn đề Đông Dương khác.  Trong năm 1909, nó đă đề nghị với chính quyền một sự tăng cường số lính đồn trú Pháp tại vùng biên cương Bắc Kỳ - Trung Hoa. 108  Một sự đe dọa nghiêm trọng hơn sự bất ổn được địa phương hóa đă xuất hiện ở chân trời hai năm sau đó với sự bắt đầu các cuộc thương thảo về một định ước thương mại Pháp-Nhật mới.  Người Lyon đă đối diện với một t́nh trạng nghịch lư: chống đối các chính sách trọng thương nội địa nhắm vào việc bóp nghẹt các kỹ nghệ thuộc địa, họ vẫn không muốn có sự cạnh tranh của Nhật Bản đến áp đảo các bước khởi đầu kinh doanh công nghiệp của họ tại Đông Dương.  Họ đă từ chối ôm lấy chính sách bảo hộ quan thuế, nhưng Pḥng Thương Mại đă thúc dục chính phủ Pháp vận dụng trong các cuộc thương thảo về nhu cầu giả định của Nhật đối với tư bản của Pháp và thị trường to lớn cho hàng lụa của Nhật tại Lyon hầu bảo toàn được các vốn liếng kinh doanh của Lyon tại Đông Dương. 109  Sự gạt bỏ Đông Dương ra khỏi các điều khoản của bản thỏa ước thương mại mới, tuy thê, đă cứu vớt Pḥng Thương Mại khỏi việc biến sự đùa giỡn của nó với chính sách bảo vệ mậu dịch thành một cuộc hôn phối thường trực hơn.  Tóm lại, bất kể mối đe dọa nhất thời được đặt ra bởi người Nhật và sự thất vọng với ngành tầm tang, Pḥng Thương Mại Lyon có thể lấy làm hănh diện trong công việc của nó tại Đông Dương, cũng như tại các thuộc địa khác, khi Raymond Poincaré, tổng thống Cộng Ḥa, tháp tùng bởi Albert Sarraut, khi đó là Toàn Quyền Đông Dương, đă đến thăm viếng thành phố vào mùa xuân năm 1914. 110

       Sự bùng nổ của Thế Chiến sau đó vào mùa hè xem ra đă đặt mọi sự vào sự ngờ vực: vào cuối năm, sau một sự sụt giảm tai họa trong số bán ra, các nhà chế tạo Lyon đă phải cảm thấy an ủi nhường nào rằng họ đă có thể t́m thấy một sự tiêu thụ gia tăng về hàng nhiễu (crêpe) đen. 111 Nhưng các t́nh trạng của năm kế tiếp đă bắt đầu được cải thiện.  Mặc dù đối đầu với nhiều khó khăn to lớn, ngành công nghiệp tơ lụa đă thực sự thịnh đạt trong thời kỳ chiến tranh.  Cuộc tranh chấp c̣n làm chuyển hướng sự chú ư của Pḥng Thương Mại ra khỏi Đông Dương.  Song nó đă không hoàn toàn lăng quên thuộc địa.  Nó đă phản đối chống lại sự tổn hại gây ra cho các sự liên kết hàng hải với vùng Đông Á bởi các chính sách thời chiến. 112 Mặc dù họ đă không nêu đích danh, Auguste Isaac và Henri Brenier đă phục vụ các quyền lợi của nó trong việc tố cáo ư tưởng bán Đông Dương cho Nhật Bản để đánh đổi lấy sự ủng hộ quân sự gia tăng cho nỗ lực chiến tranh của Pháp. 113  Và nếu các t́nh huống khác hơn sự thiếu vắng mối quan tâm khiến tạo ra sự lơ là tương đối đến Đông Dương trong các năm chiến tranh, Pḥng Thương Mại đă bất chấp sức nặng của các t́nh huống như thế khi buộc phải đối đầu một lần nữa với vấn đề thị trường Đông Dương.

       Trong năm 1916 người Nhật yêu cầu sự nới rộng để gồm cả Đông Đương vào các điều khoản của thỏa hiệp thương mại năm 1911.  Lời yêu cầu đă khơi dậy sự chống đối của Các Pḥng Thương Mại Paris, Rouen, Nantes, Marseille và Beauvais, Liên Hiệp Thuộc Địa Pháp (Union colonial franҫaise), Ủy Ban Comité des forges (Ủy Ban Ngành Rèn Kim Loại), Chambre syndicale des contructeurs d’automobiles (Ngành Các Nhà Xây Dựng Xe Hơi thuộc Pḥng Thương Mại), Chambre syndicale des fabricants de bonneterie de Troyes [Ngành Các Nhà Chế Tạo Hàng May Mặc tại Troyes thuộc Pḥng Thương Mại] và, tại Đông Dương, sự chống đối của Các Pḥng Thương Mại của Sàig̣n và Hà Nội và các nhà chức trách thuộc địa, kể cả Brenier, giờ đây đứng đầu Sở Sự Vụ Kinh Tế của thuộc địa. 114 Trong một sự từ bỏ rơ rệt khỏi sự cam kết trước đây của nó với các nguyên tắc tự nhiệm hành (laissez-faire), Pḥng Thương Mại Lyon đă góp chung tiếng nói của nó vào bản hợp xướng này của sự chống đối.  Từ quan điểm của Pḥng Thương Mại, Nhật Bản sở đắc bốn lợi thế -- vị trị địa lư, lao động rẻ, sự hỗ trợ của chính phủ cho kỹ nghệ, và tổ chức nghiệp vụ ngân hàng – sẽ cho phép Nhật Bản chế ngự đời sống kinh tế Đông Dương nếu chính phủ Pháp nhượng bộ lời yêu cầu của Nhật. 115  Trong năm có trận Verdun, Pḥng Thương Mai Lyon chủ trương rằng sự chiến thắng tối hậu sẽ mang sự trở lại của vùng Alsace vào một nước Pháp cần đến việc duy tŕ các thị trường thuộc địa cho công nghiệp bông vải phát triển cao độ của tỉnh Alsace đang bị mất. 116  Pḥng Thương Mại cũng viện dẫn các sự cứu xét khác: các sự thành công kinh tế của Nhật Bản tại Đông Dương sẽ chuẩn bị con đường cho các chiến thắng về chính trị, bởi các dân tộc bản xứ chắc chắn sẽ ghi nhớ sự vô khả năng của Pháp để đối đầu với sự thách đố kinh tế của Nhật Bản. 117  Pḥng Thương Mại Lyon đă chuyển các kết luận này đến Bộ Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ, Bộ Trưởng Các Thuộc Địa, Bộ Trưởng Tài Chính, Toàn Quyền Đông Dương, và, khi nó hay biết về các nỗ lực liên tục của Nhật Bản để đạt tới các sự nhượng bộ thương mại tại Đông Dương, đă lập lại các sự cảnh cáo của nó sau này trong năm. 118

       Người Nhật đă không đạt được một sự mở cửa hơn nữa vào thị trường Đông Dương trong năm 1916, nhưng, xa hơn vấn đề, họ đă buộc người Lyon phải lấy một bước tiến quan trọng đầu tiên đến một vị thế khó xử được phát biểu rơ ràng sau này trong thập niên 1930: “Pḥng Thương Mại Lyon có các nguyên tắc cấp tiến, nhưng bổn phận đ̣i hỏi nó phải hy sinh chúng, đôi khi với sự hối tiếc, trước các quyền lợi trực tiếp của người dân Lyon”. 119  Tuy nhiên, Pḥng Thương Mại Lyon vẫn từ chối để rút ra các các kết luận mang đầy tính cách trọng thương vụ lợi khi biện hộ cho chính sách bảo hộ mậu dịch tại thuộc địa.  Lệ thuộc vào các nguồn cung cấp tơ lụa sống từ bên ngoài nước Pháp và đế quốc, người Lyon chống lại các ư đồ được thiết kế nhằm ưu đăi các sản phẩm thuộc địa Pháp tại thị trường nội địa gây phương hại đến sản phẩm cùng loại đến từ các nguồn cung cấp ngoại quốc.  Pḥng Thương Mại đă hậu thuẫn cho quan điểm được chấp nhận ngay sau chiến tranh bởi Công Ty MM Michelin et Cie chống lại các đặc ưu quyền dành cho cao su Nam Kỳ tiến vào nước Pháp. 120  Nhưng Pḥng Thương Mại Lyon đă không cho phép quan điểm này che khuất mối quan tâm của nó đối với các sản vật của thuộc địa.  Nó ủng hộ các kế hoạch hậu chiến nhiều tham vọng của Albert Sarraut [làm Toàn Quyền Đông Dương lần thứ nhất từ Tháng Mười Một, 1911 đến Tháng Một 1914, và lần thứ nh́ từ Tháng Một 1917 đến Tháng Năm 1919, chú của người dịch] cho sự phát triển đế quốc. 121  Và trong suốt thời kỳ giữa các cuộc chiến, nó tiếp tục từ quan tâm đến sự phát triển ngành tầm tang Đông Dương cũng như sự phát triển và bảo vệ các vốn liếng đầu tư khác của Lyon tại thuộc địa.  Nó đă không chỉ ghi nhận các nỗ lực để cải thiện ngành tầm tang Đông Dương mà cũng c̣n làm việc trong thập niên 1920 để hỗ trợ sự cổ vũ của chính phủ cho các nỗ lực như thế. 122  Tại đây các kết quả đă không cân xứng với các sự kỳ vọng. 123  Vun đắp các quyền lợi tổng quát hơn, nó đă hậu thuẫn cho sự mở rộng các đặc ưu quyền của Ngân Hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine), tiếp đăi vị hoàng đế Việt Nam, và du nhập một giảng khóa ngôn ngữ Việt Nam vào trong giáo tŕnh của ngôi trương mới của nó, École de preparation colonial. 124

       Thị trường Đông Dương lôi cuốn nhiều sự quan tâm hơn nữa, bởi, mặc dù sự thịnh vượng của ngành công nghiệp tơ lụa đă đạt tới các đỉnh cao mới trong thập niên 1920, các vấn đề mới, đặc biệt sự trồi sụt tiền tệ và việc dựng lên các hàng rào bảo vệ mậu dịch trong thực tế ở mọi nơi, đă quấy rầy các nhà sản xuất tại Lyon.  Các thị trường thuộc địa, bất kể các hạn chế nội tại của chúng ra sao, tất cả đă trở nên quan trọng hơn đối với người Lyon.  Pḥng Thương Mai canh chừng chặt chẽ cơ cấu quan thuế biểu của Đông Dương. 125  Nó lo ngại về nạn buôn lậu. 126  Và một lần nữa nó chạm trán với sự thách đố của Nhật Bản.  Khi nó nhận được các tin đồn không thôi trong năm 1921 rằng người Nhật có chủ định lợi dụng Hội Nghị tại Washington hầu dành đạt sự nới rộng các tỷ suất tối thiểu của thỏa hiệp năm 1911 đến vùng Đông Dương, nó đă phản ứng bằng việc thông báo với Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bộ Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ, và Bộ Trưởng các thuộc địa rằng không có ǵ thay đổi từ năm 1916 hay, một cách chính xác hơn, rằng t́nh trạng đă xấu hơn. 127  Nếu các tin đồn đại được chứng minh là vô căn cứ, chính phủ vẫn c̣n phải đối diện với sự thương thảo một hiệp ước thương mại mới với Nhật Bản.  Bực ḿnh hơn nữa bởi sự áp dụng một thuế phụ thu ṭng giá 100% trên việc nhập cảng các xa xí phẩm, có nghĩa, trên các hàng hóa chẳng hạn như vải loại tốt của Lyon, Pḥng Thương Mại Lyon trong năm 1924 đă tái xác định lập trường của nó trong năm 1916. 128  Nó mong muốn, như đă giải thích trong năm 1925 với Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Thương Mại, “một sự bảo hộ hữu hiệu cho các sản phẩm mẫu quốc chống lại sự cạnh tranh của Nhật Bản tại Đông Dương. 129  Sau này trong cùng năm đó nó ủng hộ lập trường được đưa ra bởi Nghiệp Đoàn Các Nhà Sản Xuất Hàng Tơ Lụa (Syndicat des fabricants de soieries) địa phương, sau khi lược qua nhiều lợi thế khác nhau của Nhật Bản đối với Đông Dương, đă nêu đề nghị rằng các sự nhượng bộ chỉ có thể được quyết định trên các món hàng không thể nào sản xuất được tại Pháp và rằng ngay khi đó giá cho việc ḅn rút được các sự nhượng bộ như thế là Nhật Bản sẽ phải băi bỏ thuế phụ thu một trăm phần trăm. 130  Vẫn c̣n đang ḍ dẫm tiến tới lập trường bảo hộ cực đoan của nó trong các năm Suy Thoái, Pḥng Thương Mại nghĩ cần thiết để bảo vệ các quan điểm của nó bằng việc lập luận rằng giờ đây, cũng giống y như trong quá khứ, các quan điểm đó đă xuất phát từ một sự quan tâm đến các quyền lợi của các thực dân định cư và các dân tộc bản xứ và không chỉ từ ước muốm hoàn toàn vị kỷ để bảo vệ các nhà sản xuất ở mẫu quốc. 131  Các cuộc thương thảo sẽ cần đến thời gian để hoàn tất và trong hiện thời các người Lyon tiếp tục đẩy mạnh các đ̣i hỏi của họ lên trên các nhà chức trách hữu quyền. 132

       Pḥng Thương Mại Lyon đă thảo luận về thị trường Đông Dương, cũng như các vấn đề khác, với Toàn Quyền của thuộc địa trong nhiều dịp khác nhau trong suốt thập niên đầu tiên sau khi có sự kết thúc chiến tranh.  Nó đă tiếp đăi ông Maurice Long [làm Toàn Quyền Đông Dương từ Tháng Hai, 1920 đến Tháng Tư, 1922, chú của người dịch] hôm 7 Tháng Một năm 1921.  Chủ tịch Pḥng Thương Mại, Jean Coignet, một thượng nghị sĩ và một đại gia ngành công nghiệp hóa học, đă chào đón ông Long và, khấn nguyện sự tưởng niệm đến Ulysse Pila giờ đây đă được thánh hóa, đă phác họa tầm quan trọng của thuộc địa đối với Lyon. 133  Ủng hộ các nỗ lực để mở ra một kỹ nghệ hóa học tại Đông Dương, Coignet nêu ư kiến rằng các nhà hóa học của Lyon có thể được phái sang thuộc địa và người Việt Nam có thể được huấn luyện tại trường hóa học đỡ đầu bởi Pḥng Thương Mại. 134  Ông Long, trong sự trả lời, quay trở lại với sự tŕnh bày trước đây với ông về ngành tầm tang tại vùng Lyon và cuộc tiếp xúc gần đây hơn với người con trai của ông Pila, Fernand, là kẻ giờ đây đang phục vụ với tư cách Sứ Thần Pháp tại Xiêm La, trước khi cứu xét đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. 135  Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự sản xuất lúa gạo của Đông Dương và ghi nhận sự thúc đẩy bởi chiến tranh đến sự chú ư từ lâu của Lyon, sự sản xuất than đá. 136  Hướng đến các thái độ của người Việt Nam, ông Long nhấn mạnh đến các sự đóng góp thực hiện bởi họ tại các chiến hào và nhà máy của Pháp trong thời chiến tranh khi họ được giả định khám phá ra sự vắng bóng của chủ nghĩa kỳ thị và sự sẵn ḷng đón tiếp họ như các anh em nơi người dân Pháp. 137  Viên Toàn Quyền, nhận thức các sự thay đổi được mang lại bởi chiến tranh, tiếp tục chúc mừng đồng bào của ông về nền ḥa b́nh ngự trị tại Đông Dương vào lúc mà “t́nh trạng vô chính phủ” thâm nhập khắp nước Nga và Nhật Bản đang phải đối diện với các sự khó khăn tại Triều Tiên. 138  Sau khi cho thấy sự sẵn ḷng của ḿnh để giữ mối liên lạc với người Lyon, ông Long đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng mới của vùng Thái B́nh Dương trong thế giới thời hậu chiến. 139  Auguste Isaac, cựu chủ tịch Pḥng Thương Mại Lyon và giờ đây là Bộ Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ, đồng ư với ông Long về tầm quan trọng của vùng Thái B́nh Dương và, phù hợp với sự cảnh giác cao độ về tầm quan trọng của các nguồn tiếp liệu thuộc địa được nảy sinh bởi chiến tranh, đă hướng sự chú ư của ông Long đến nhu cầu khuyến khích sự phát triển ngành trồng bông vải tại thuộc địa. 140  Như một biểu tượng cho sự tin tưởng của chính ḿnh nơi Đông Dương, ông nhắc lại sự phản đối, được phóng ra vào năm 1916, chống lại sự nhường lại thuộc địa cho Nhật Bản để đánh đổi lấy sự đổ bộ của một số sư đoàn Nhật Bản tại Salonia [? *e]. 141

       Martial Henri Merlin [làm Toàn quyền Đông Dương từ Tháng Tám 1922 đến Tháng Tư 1925, chú của người dịch] đă đến Lyon hai năm sau.  Pḥng Thương Mại trong dịp này ở vào vị thế phân chia sự chú ư của nó giữa ba vị Toàn Quyền, của Đông Dương, Madagascar và Tây Phi Châu thuộc Pháp.  Phát biểu với quan khách của Pḥng Thương Mại ở buổi ăn trưa, chủ tịch của nó, ông Louis Pradel, trước tiên hướng các nhận xét của ông đến các đề tài về quyền lợi đế quốc tổng quát.  Ông thừa nhận rằng các cội rễ của sự cam kết của Lyon cho sự bành trướng nằm nơi các đối khoản kinh tế, nhưng ông cũng rút ra mỹ từ của phe Cấp Tiến thân thiết với Albert Sarraut trong việc phủ nhận rằng nước Pháp đă theo đuổi các mục tiêu có tính cách đế quốc chủ nghĩa. 142  Nước Pháp, xem ra, đă nh́n xa hơn “sự chinh phục các thị trường mới”, hướng đến mục tiêu cao cả hơn nhằm mang phúc lợi đến các kẻ thần phục dưới sự cai trị của Pháp và giờ đây đang nhắm vào việc phát triển các thuộc địa, không phải chỉ cho các quyền lợi riêng của Pháp, mà c̣n v́ t́nh nhân loại. 143  Tuy nhiên, ông đă ghi nhận rằng nước Pháp cần thu về nhiều sản phẩm từ các thuộc địa của nó và, khi thảo luận về Đông Dương, đă mau chóng quay lại các vốn liếng đầu tư của Lyon tại thuộc địa. 144  Merlin, guiống như ông Long hai năm trước, hứa hẹn sẽ ủng hộ các nỗ lực của Lyon tại Đông Dương. 145

       Trong Tháng Mười năm 1925, Pḥng Thương Mại đă tổ chức một cuộc đón tiếp dành cho Toàn Quyền của vùng Phi Châu Xích Đạo thuộc Pháp và người kế nhiệm Merlin tại Đông Dương, ông Alexandre Varenne [làm Toàn quyền Đông Dương từ ngày 18 Tháng Mười Một, 1925 đến Tháng Một, 1928, chú của người dịch].  Ông Eduard Herriot, thị trưởng Lyon, thủ tướng Pháp hồi đầu năm và giờ là chủ tịch của Viện Dân Biểu, đă tham dự buổi họp mặt cùng với các thân hào địa phương khác.  Ông Pradel liệt kê các khoản vốn liếng đầu tư của Lyon tại Đông Dương, nhấn mạnh đến nhu cầu phát triển các nguồn tài nguyên thuộc địa, và ghi nhận sự sẵn ḷng của người Lyon để hậu thuẫn cho các sự khởi công ngành công nghiệp tại thuộc địa. 146  Hay biết rất rơ về sự cam kết của ông Varenne với sự cải tổ thuộc địa, ông đề nghị rằng sự phát triển kỹ nghệ như thế sẽ trợ giúp vào sự giáo dục người bản xứ. 147 Viên Toàn Quyền đưa ra lời hứa hẹn theo nghi thức sẽ tự ḿnh quan tâm đến các quyền lợi của Lyon. 148 Sau đó ông đă phác thảo một số vấn đề đối diện với ông.  T́nh trạng ở Đông Dương có vẻ “không nguy hiểm, nhưng tế nhị” 149  Thế Chiến [Thứ Nhất], “một cuộc nội chiến của Âu Châu”, sau hết đưa đến sự tham dự, như chứng nhân hay tác nhân, người Phi Châu và Á Châu. 150  Người Việt Nam, hănh diện một cách chính đáng nền văn minh cổ xưa của họ nhưng cũng nhận thức được các ư tưởng phương Tây, bày tỏ các dấu hiệu của sự hiếu động mặc dù họ vẫn không muốn vứt bỏ ách thống trị của người Phap. 151  Người Pháp sẽ phải “gia tăng các phúc lợi của nền văn minh (và) chú ư đến các vấn đề vệ sinh, cứu trợ và giáo dục”. 152  Công tác sẽ đưa đến trong lănh vực kinh tế, sự đầu tư nhiều tư bản hơn vào các công tŕnh công chánh, canh nông và khai thác hầm mỏ. 153  Người Pháp cũng sẽ phải đóng một vai tṛ đạo đức, và nơi đây câu hỏi về “liều lượng(dosage) xem ra “đặc biệt tế nhị”. 154  Họ không nên tạo ra các hy vọng không thể thỏa măn được. 155  Các sự cải cách một cách lư tưởng phải xảy ra mười lăm phút trước khi đ̣i hỏi về chúng được đề ra. 156  Varenne, dự liệu hành vi giữ thăng bằng sẽ khiến cho chương tŕnh cải cách ôn ḥa của ông đến chỗ thảm họa tại Đông Dương, đă nhấn mạnh đrến nhu cầu của “sự mạnh dạn” (audacity) và “ḷng quảng đại” (generosity), nhưng, hiểu biết về khối thính giả của ḿnh, ông cũng nhấn mạnh đến nhu cầu của sự “khéo léo”, “thận trọng” và một cảm thức về sự cân nhắc. 157  Không thành viên nào của khối thính giả đó có thể hiểu được thông điệp của ông cho bằng ông Herriot, kẻ trong nhiều năm đă điều ḥa sự táo bạo của ḿnh bằng sự thận trọng được yêu cầu bởi cộng đồng kinh doanh Lyon.

       Ba năm sau đó Pḥng Thương Mại c̣n chào mừng một vị Toàn Quyền khác, ông Pierre Pasquier [làm Toàn Quyền Đông Dương từ 28 Tháng Tám năm 1928 đến 15 Tháng Một 1934, chú của người dịch].  Tại một phiên họp nghiên cứu được tham dự bởi các đại diện của các thương nghiệp địa phương để ư tới thuộc địa, kể cả ông Georges Pila của ḍng tộc Pila và Công Ty Pila et Cie, Pḥng Thương Mại đă tŕnh bày với ông Pasquier các yêu cầu chi tiết liên quan đến các vấn đề như sự mở rộng để gồm Đông Dương vào các khoản trợ cấp cho ngành tầm tang Pháp, bảo hộ mậu dịch chống lại sự cạnh tranh của Nhật Bản, các biện pháp cương quyết hơn nhằm chống lại nạn buôn lậu các sản phẩm của Trung Hoa và Nhật Bản vào thuộc địa, các sự thay đổi trong cấu trúc của quan thuế biểu, và lệnh đặt hàng tại Pháp nhiều vật liệu hơn, cần thiết cho một chương tŕnh công chánh mở rộng. 158  Tại một buổi ăn trưa, có tham dự bởi ông Herriot, các đại biểu quốc hội khác và các thành viên của cộng đồng kinh doanh đặc biệt quan tâm đến Đông Dương, ông Pradel đă quay trở lại với các chủ đề quen thuộc, các ràng buộc giữa thành phố và thuộc địa, các nhu cầu kinh tế của Pháp mà thuộc địa có thể thỏa măn được, và các mục tiêu của sứ mệnh khai hóa. 159  “Công tác khai hóa” bao hàm các chiều kích đạo đức và xă hội, với một nước Pháp kiềm chế các thành kiến và trợ giúp các dân tộc bị trị. 160  Ở đây chủ tịch Pḥng Thương Mại tán thành ước muốn của Pasquier “để liên kết càng nhiều càng tôt các phần tử lành mạnh của dân bản xứ với chính quyền và để dẫn dắt họ đến việc hợp tác với các thực dân định cư. 161  Pasquier, kế đó, đă nh́n nhận các món nợ c̣n thiếu bởi thuộc địa đối với Lyon và Pḥng Thương Mại của nó và đă cám ơn Pḥng Thương Mại về những ǵ nó đă thực hiện trong quá khứ và cho những ǵ mà nó sẽ thực hiện trong tương lai cho Đông Dương. 162 Ông đă hứa hẹn rằng, một khi ông cần đến các sự chỉ dẫn, ông ta sẽ hướng đến người Lyon, đến chủ tịch Pḥng Thương Mại, và nếu cần thiết, đến ông thị trưởng của thành phố, Edouard Herriot. 163

       Tai họa đă đổ xuống Lyon trong năm 1929.  Nếu sự thiếu vắng tương đối ngành kỹ nghệ của Pháp đă tránh cho phần lớn xứ sở các sự tàn phá tức thời của Cuộc Suy Thoái, sự lệ thuộc của Lyon vào ngoại thương, cả về các số nhập cảng tơ lụa sống lẫn số xuất cảng hàng may dệt đă hoàn tất, khiến cho thành phố đặc biệt bị tổn thương vào lúc xẩy ra cuộc khủng hoảng.  Vào năm 1935 các con số sản xuất trên các sản phẩm tơ lụa sản xuất tại địa phương chỉ bằng một phần năm tổng số năm 1929 hay, với một sự so sánh nhiều ư nghĩa hơn, chỉ bằng một nửa của tổng số năm 1913. 164  Năm kế đó các nỗi lo sợ xă hội tệ hại nhất mà Pḥng Thương Mại xem ra sẽ được hiện thực với việc lên nắm quyền hành của chính phủ Mặt Trận B́nh Dân của ông Léon Blum.  Các sự khảo sát xă hội, cũng như về cuộc khủng hoảng kinh tế, sớm dẫn dắt Pḥng Thương Mại đến việc phát huy đường lối nhân nhượng.  Nhưng không có phương cách vượt thoát dễ dàng khỏi tai họa đă xuất hiện.  Tất nhiên, một thảm họa ở tầm mức này đă ảnh hưởng đến chủ nghĩa đế quốc của Lyon và, đối với Đông Dương, đă mang lại tính cấp bách mới cho nhiều trong số các đ̣i hỏi đă sẵn được nêu lên bởi cộng đồng kinh doanh địa phương trong suốt thập niên trước đó. 165

       Ngay từ năm 1929, các thương gia tơ lụa Lyon đă phàn nàn về sự thừa mứa hàng lụa trên thị trường quốc tế. 166  Nhưng t́nh trạng của thị trường đă không ngăn cản họ khỏi việc tiếp tục thúc đẩy cho sự phát triển ngành tầm tang tại Đông Dương.  Trong năm 1929, họ đă thành công trong việc xô đẩy chính quyền thuộc địa vào một sự trợ cấp cho các tơ lụa được xe bởi các cơ xưởng ở Âu Châu và xuất cảng từ Đông Dương sang Pháp hay đến các thuộc địa khác của Pháp. 167  Phí tổn của chương tŕnh này được ước định lên tới 1,360,000 phật lăng mỗi năm. 168  Tuy nhiên, biện pháp này đă không làm thỏa măn người Lyon một cách hoàn toàn.  Tin tưởng rằng sự sản xuất của Đông Dương có thể gấp đôi hay gấp ba và hay biết rằng lụa Đông Dương, ngay dù với khoản trợ cấp, cũng không thể cạnh tranh với hàng lụa của Trung Hoa, họ đ̣i hỏi sự ủng hộ hơn nữa từ chính quyền. 169

       Cùng lúc các thị trường thuộc địa đều trở nên quan trọng hơn.  Chúng đă chỉ tiêu thụ sáu phần trăm tổng số xuất cảng các sản phẩm tơ lụa trong năm 1930, nhưng với việc các nhà sản xuất Lyon gặp phải nhiều khó khăn hơn tại các thị trường phát triển hơn, chúng phải đảm đương tới hai mươi phần trăm các số xuất cảng này trong năm 1933 và hai mươi ba phần trăm trong năm 1934. 170  Dĩ nhiên, thị trường Đông Dương giờ đây trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.  Nơi đây khối lượng hàng buôn lậu vẫn gây bực dọc cho người Lyon. 171  Cũng thế, là các khía cạnh khác nhau của quan thuế biểu của thuộc địa. 172  Sự cạnh tranh của Nhật Bản vẫn c̣n là mối đe dọa chính yếu.  Người Lyon lo sợ về kích thuớc toàn cầu của mối nguy hiểm này. 173  Và trong trường hợp của Đông Dương, tất cả họ c̣n chống đối một cách mănh liệt hơn ư tưởng về các sự nhượng bộ của Pháp trong cuộc thương thảo một hiệp ước thương mại mới. 174 Trong quan hệ này họ rơ ràng đă dành được một thắng lợi, bởi thỏa ước được kư kết trong Tháng Năm 1932 chứa đựng các điều khoản bảo vệ cho vị thế của họ tại thị trường Đông Dương. 175  Sự rồng tuếch của chiến thắng này đă được phát hiện trong ṿng chưa tới một năm.  Pḥng Thương Mại khiếu nại với Bộ Trưởng Các Thuộc Địa và Bộ Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ năm 1933 rằng trong khi các số xuất cảng các hàng dệt pha lụa và lụa nguyên chất của Pháp sụt giảm từ 34 phần trăm thị phần của thị trường Đông Dương trong năm 1930 xuống c̣n 8.1 phần trăm trong năm 1932, thị phần của Nhật Bản đă tăng trong cùng thời khoảng từ 9.45 phầm trăm lên 55 phần trăm. 176  Các thống kê cho Tháng Mười Hai, 1932 cho thấy tầm mức của tai họa: phía Pháp, có nghĩa, các người Lyon, chiếm giữ .54 phần trăm của tổng số trong tháng trong khi người Nhật chiếm tới 83.60 phần trăm của tổng số. 177  Hậu quả, Pḥng Thương Mại đ̣i hỏi một sự áp dụng một khoản phụ thu 50 phần trăm, trên các số nhập cảng các sản phẩm này của  Nhật Bản vào thuộc địa. 178  Khi Bộ Trưởng Thương Mại vạch ra rằng sự áp dụng một biện pháp như thế sẽ tạo ra nhiều khó khăn, Pḥng Thương Mại lùi lại để vận động cho sự thiết lập một phân xuất chỉ tiêu (quota) cho các sản phẩm của Nhật Bản. 179

       Vấn đề này đă nhận được một sự chú ư cặn kẽ hơn khi vào ngày 24 Tháng Tư năm 1934 Pḥng Thương Mại Lyon tiếp đăi một Toàn Quyền khác, ông Eugène-Louis-René Robin [làm Toàn quyền Đông Dương từ ngày 15 Tháng Một 1934 đến Tháng Chín 1936, chú của người dịch].  Tại một phiên họp nghiên cứu sáng hôm đó, Pḥng Thương Mại và ông Robin đă thảo luận về các vấn đề như sự cạnh tranh của Trung Hoa và Nhật Bản, sự phát triển ngành tầm tang, sự mở rộng các công tŕnh công chánh và sự phá giá tiền đồng [piastre, tiếng Pháp trong nguyên bản, chỉ đồng tiền Việt Nam (?), chú của người dịch] [180?, không thấy đánh số cước chú này, người dịch phỏng đoán nơi đây].  Vào bửa ăn trưa, chủ tịch Pḥng Thương Mại duyệt lại sự cam kết của Lyon với chính sách đế quốc và bày tỏ sự tưởng nhớ theo thông lệ đến ông Pila, một trong số các con trai của ông hiện đang trông coi các sự kinh doanh của gia đ́nh trong khi người con trai khác đang phục vụ với tư cách đại sứ tại Nhật Bản. 181  Nhưng phát ngôn viên Pḥng Thương Mại không thể né tránh các sự ám chỉ đến các vấn đề mà Robin và Pḥng Thương Mại phải đối đầu tại thuộc địa vùng Viễn Đông của Pháp:

Chúng ta mong ước sự yên tĩnh và thịnh vượng cho Đông Dương, cả cho danh dự của nước Pháp lẫn cho các quan hệ của chúng ta với nó.  Chúng ta ao ước rằng các quan hệ với các nước láng giềng không dẫn dắt nó đến việc phủ nhận các quan hệ gia đ́nh của nó với mẫu quốc, không có điều đó, nó sẽ không như bây giờ.  Chúng ta hy vọng rằng nó tự pḥng vệ chống lại cả t́nh trạng vô chính phủ của Trung Hoa lẫn sự xâm lăng của các sản phẩm của Nhật.  Ngược lại, chúng ta sẽ bị dối gạt và sẽ không có cả sự an ủi để nh́n thấy Đông Dương được hạnh phúc. 182

       Robin, né tránh phát biểu, hứa hẹn sẽ thắt chặt các ràng buộc giữa thuộc địa và Lyon. 183  Ít nhất từ quan điểm của Pḥng Thương Mại Lyon, một điều ǵ đó của một khoảng trống luôn luôn nằm giữa các lời hứa hẹn như thế với các kết quả cụ thể.  Trong suốt các năm khó khăn của cuộc Suy Thoái , khoảng cách đó trở thành một vực thẳm, bởi cả các nhà quản trị thuộc địa lẫn Pḥng Thương Mại đều không có thể làm ǵ nhiều để sửa chữa các khó khăn nảy sinh bởi cuộc khủng hoảng thế giới.

       Không thực tế trong thời khoảng thuận lợi nhất, các giấc mơ về ngành tầm tang Đông Dương không đi đến đâu.  Condition des Soies (Chợ hàng Tơ Lụa) của Lyon đă nhận được năm mươi ba kư lô tơ lụa sống từ Đông Dương trong năm 1937 và không có ǵ trong năm kế tiếp. 184  Nhưng trong năm 1938 Nhật Bản cung cấp cho Chợ Condition 1,057,166 kí-lô. 185  Sự lệ thuộc của Lyon vào Nhật Bản về sản vật này khiến cho sự thách đố thương mại của Nhật Bản càng đáng căm giận hơn.  Đối diện với sự cạnh tranh của Nhật Bản tại các thuộc địa gần sát nội địa hơn nhiều, có nghĩa, tại Morocco và Syria nơi mà người Lyon cũng sở đắc nhiều quyền lợi sâu rộng, Pḥng Thương Mại đă làm những ǵ nó có thể làm được để đương đầu với mối đe dọa này tại Đông Dương. 186  Nó đạt được sự triển hoàn và sau cùng sự băi bỏ các nỗ lực của chính phủ Mặt Trận B́nh Dân để hạ thấp các thuế suất quan thuế biểu Đông Dương trên các số nhập cảng hàng dệt may bằng hàng tổng hợp và bằng tơ lụa. 187  Nó đi xa hơn chiến thắng nhỏ bé này để tán trợ một lần nữa một lập trường trọng thương trong năm 1938 khi nó hô hào sự phát triển tại thuộc địa chỉ những ngành kỹ nghệ không cạnh tranh với các công nghiệp tại mẫu quốc. 188  

       Được ngụy trang một cách sơ sài bởi các sự viện dẫn đến “t́nh hữu nghị” và “sự liên kết”, quan điểm này cấu thành một sự phủ nhận các quan điểm tự nhiệm hành (Laisser-faire) được tán thành bởi Pḥng Thương Mại vào lúc khởi đầu của Đệ Tam Cộng Ḥa.  Bước chuyển động đầu tiên tách ra khỏi các quan điểm này diễn ra trong Thế Chiến I và, một cách đáng kể, liên can đến một sự thay đổi sang một lập trường bảo hộ mậu dịch đối với Đông Dương.  Cuộc khủng hoảng của thời Suy Thoái dẫn đến sự biến thể của chính sách bảo vệ mậu dịch thành một lập trường trọng thương trọn vẹn hơn.  Các đại gia kinh doanh Lyon, tại quê nhà và hải ngoại, đối đầu với các vấn đề mới bao la trong suốt thập niên 1930 và đă không đối phó được với chúng một cách tốt đẹp.  Trong suốt các năm Suy Thoái thê lương, các hoạt động của họ tại Đông Dương mang tất cả sức đè nặng của các hy vọng bị tan tành và các mơ ước bị bể vỡ.  Cuộc Suy Thoái xem ra đă tạo ra một sự chế nhạo đối với các nỗ lực trước đây của họ tại thuộc địa.  Nhưng có các sự nguy hiểm trong việc lưu ư thái quá đến các năm khó khăn đó.  Giống y như trường hợp của lịch sử tổng quát hơn của nền Đệ Tam Cộng Ḥa, nơi mà sự chú ư chặt chẽ đến thập niên trước Thế Chiến II có thể hữu ích vô cùng trong việc giải thích sự sụp đổ của năm 1940, nhưng cùng một lúc bóp méo các thành quả và các sự thất bại trước đó của nền cộng ḥa sống lâu nhất của nước Pháp, một sự tập trung tương tự vào các vấn đề đối đầu bởi người Lyon tại Đông Dương trong thập niên đó có thể làm chuyển hướng sự chú ư khỏi sự vun đắp các vốn liếng đầu tư của Lyon tại thuộc địa xa xôi của nước Pháp trong suốt các năm nằm giữa sự thất trận trong Chiến Tranh Pháp-Phổ (Franco-Prussian War) với sự xuất hiện của cuộc Suy Thoái.

       Thời kỳ quan trọng nhất trong tiến tŕnh lâu dài này bao gồm các năm giữa 1885 và 1900 khi Đông Dương, hay ít nhất Bắc Kỳ, trở thành không chỉ một thuộc địa của Pháp mà c̣n là một thuộc địa cá biệt của Lyon.  Trong những năm này, một loạt các sự khởi sự kinh doanh của Lyon, nhiều cuộc kinh doanh trong chúng được phóng ra hay tham dự bởi ông Ulysse Pila, đă diễn ra.  Một số trong chúng, nổi bật là Công Ty Xi Măng Hải Pḥng (Société des ciments de Portland artificiels de l’Indochine), sẽ thụ hưởng một tương lai phát đạt tại thuộc địa.  Nhưng ông Pila không bao giờ đơn độc trong các cuộc kinh doanh như thế: các hội đồng giám đốc của nhiều công ty khác nhau của ông đă bao gồm các người Lyon khác, giống như ông, cũng sở đắc các sản nghiệp vững chắc và tận tụy cho mục đích của phe đế quốc chủ nghĩa.  Một số trong các người này phục vụ với ông Pila trong tư cách thành viên của Pḥng Thương Mại, các kẻ khác đơn giản t́m thấy tại Pḥng Thương Mái đó một bộ phận đại điện hữu hiệu nhất cho các quyền lợi của họ.  Điều chỉnh các quan điểm của nó theo các sự thay đổi tại thuộc địa, cũng như theo các sự thay đổi to lớn hơn trên khung cảnh thế giới, Pḥng Thương Mại Lyon đă làm việc để mở rộng và bảo vệ các quyền lợi của người Lyon tại Đông Dương.  Các Toàn Quyền của thuộc địa, tcho dù họ có thể mong muốn để né tránh các sự cam kết cụ thể với nó đến đâu đi nữa, đă phải cứu xét đến các quan điểm của Pḥng Thương Mại.  Nó đă không chỉ phát ngôn cho một cộng đồng kinh doanh đă đóng giữ một vai tṛ sinh tử trong đời sống kinh tế của Đông Dương, mà nó c̣n có thể thu hút được ảnh hưởng chính trị đáng kể của các nhân vật như các ông Edouard Aynard, Auguste Isaac và Edouard Herriot hầu tạo áp lực phải chịu đựng lên các toàn quyền ở thuộc địa.  Có lẽ quan trọng hơn, Pḥng Thương Mại cũng đă cung cấp một thành tố của sự liên tục thường thiếu vắng trong các sự đối phó của Pháp với Đông Dương.  Nó đă chú ư đến miền này trước những ngày có đường xe hỏa và cao su, trước những ngày mà Ủy Ban Á Châu thuộc Pháp (Comité de l’Asie franҫaise) thường xuyên được tường tŕnh về các lời yêu cầu, ư kiến đề nghị và các sự khiếu nại của nó, các Toàn Quyền đến rồi đi.  Pḥng Thương Mại Lyon vẫn trụ tại chỗ.  Trong thực tế, nó rơ ràng là một định chế của mẫu quốc quan tâm nhất đến Đông Dương trong suốt thời Đệ Tam Cộng Ḥa.  Bất kể sự phát triển các quyền lợi khác bởi các người Pháp khác, điều rất có thể rằng, ngay cả trong các năm sau Thế Chiến I, cộng đồng kinh doanh địa phương được đại diện bởi Pḥng Thương Mại Lyon đă tiếp tục đóng vai tṛ hàng đầu về kinh tế, nếu không phải về tinh thần, tại Đông Dương./-          

____

CHÚ THÍCH:

* Tôi muốn cám ơn Hội Đồng Gia Nă Đại (Canada Cpuncil) về một khoản tài trợ đà làm dễ dàng cho sự hoàn tất bài viết này.  Tôi cũng muốn cám ơn Giáo Sư Ella Laffey về các ư kiến phê b́nh của bà trên một bản thảo có trước bài viết này.

1. Muốn có một sự tŕnh bày chi tiết về lập luận này, xem John F. Laffey, “Municipal Imperialism in Nineteenth Century France”, Historical Reflections/Réflexions historiques, I, 1 (June, 1974), 81-114.

2. P. Foncin, “Bordeaux et l’esprit colonial”, Bulletin de la Société de géographie commercial de Bordeaux, 26e a. Nos. 7-8 (April 2 and 16, 1900), các trang 129-136, 135.

3. Cùng nơi dẫn trên.

4. John F. Laffey, “Les raciness de l’impérialisme franҫais en Extrême-Orient”, Revue d’histoire modern et contemporaine, XVI (April-June, 1969), 282-299.

5. August Isaac, Discours, “Réception de M. Rousseau, Gouverneur general de l’Indo-Chine”, Compte rendu des travaux de la Chambre de Commerce de Lyon, Année 1895 (Lyon, 1896), các trang 234-244, 235-241.  Từ đó trở đi, ấn phẩm thường niên này sẽ được trích dẫn tắt là CRTCCL.  Các tập này luôn luôn được ấn hành tại Lyon vào năm sau các biến cố và các sự bàn căi được mô tả trong các tập tài liêu đă diễn ra.  Nhật kỳ bao gồm trong phần trưng dẫn sẽ là nhật kỳ trong đề mục và không phải là nhật kỳ ấn hành.

6. Muốn có một cuộc thảo luận chi tiết hơn về chiều kích tôn giáo trong chủ trương bành trướng của Lyon, xem John F. Laffey, “Roots of French Imperialism in the Nineteenth Century: The Case of Lyon”, French Historical Studies, VI, 1 (Spring, 1969), 78-92.

7. Comité départmental du Rhône, La Colonisation lyonnaise (Lyon, 1900), trang 15, Henri Baudoin, La Banque de l’Indochine (Paris, 1903), trang 25.

8. M. Ganneval, “Le Thibet et la Chine occidentale”, Bulletin de la Société de géographie de Lyon, 1, 5 (June, 1876), 385-399.

9. Về Pila, xem Michel Laferrère, Lyon, ville industrielle, essai d’une géographie urbaine des techniques et des enterprises (Paris, 1960), các trang 172-173; và Laffey, “Les raciness…”, các trang 295-296.

10. Ulysse Pila, Le Tonkin et la colonization franҫaise (Lyon, 1884), trang 4.  Về bản thân tổ chức, xem Pierre Dockés, Histoire de la Société d’économie politique sociale de Lyon (Lyon, 1966).

11. Pila, Le Tonkin, các trang 27-28.

12. Cùng nơi dẫn trên, trang 29.

13. Cùng nơi dẫn trên, các trang 30.

14. Cùng nơi dẫn trên, các trang 30- 31.

15. Cùng nơi dẫn trên, trang 31.

16. Cùng nơi dẫn trên, các trang 33-34.

17. Cùng nơi dẫn trên, các trang 35-36.

18. Cùng nơi dẫn trên, trang 33.  Jean Bouvier, Études sur le krach de l’Union Générale (1878-1885) (Paris, 1960).

19. Pila, Le Tonkin, trang 43.

20. “Exploration commercial du Tonkin (Mission de M. Paul Brunat), CRTCCL, 1884, các trang 250-252; Paul Brunat, Exploration commercial du Tonkin: Rapport présente à la Chambre de commerce de Lyon, Séance du 18 février 1885 (Lyon, 1885), trang v.

21. CRTCCL, 1884, trang 251.

22. Cùng nơi dẫn trên.

23. Cùng nơi dẫn trên.

24. Các linh mục bản xứ xem ra “rất cảm t́nh đối với duyên cớ của chúng ta và có thể các các kẻ trợ lực quư báu”, Brunat, Exploration, trang 3.

25. Cùng nơi dẫn trên, trang 56.

26. Cùng nơi dẫn trên, trang 22.

27. Cùng nơi dẫn trên, các trang 5, 11.

28. Ulysse Pila, “Le Régime douanier de l’Indo-Chine, Communication faite à la 6e section, le 18 décembre”, Receuil des deliberations de Congrès colonial national, II, Rapports des commissaries.  Documents annexes (Paris, 1890), các trang 345-354, 351.

29. Cùng nơi dẫn trên, các trang 351-352.

30. Cùng nơi dẫn trên, các trang 352-353.

31. “Sixième Section: Indochine, Séance du 18 décembre”, Receuil des deliberations de Congrès colonial national, I, Séance d’inauguration.  Séances des sections (Paris, 1890), các trang 363-367, 366.

32. Tại một buổi thuyết tŕnh được tổ chức bởi Pḥng Thương Mại cho một nhà ngoại giao gốc Lyon phác thảo việc thương thảo thỏa ước thương mại Trung Hoa – Pháp năm 1886, ông E. Morel, một giám đốc người Lyon của Tổ Hợp Ngân Hàng Hồng Kông và Thượng Hải (Hongkong and Shanghai Banking Corporation), chủ trương rằng sự dự trù dành cho Bắc Kỳ cùng loại tự do thương mại được thụ hưởng bởi Hồng Kông sẽ tạo dễ dàng cho “sự nhập cảng các sản phẩm của Pháp, sau đó sẽ được vận chuyển bằng đường xe hỏa lên biên cương Trung Hoa”.  “Traité de commerce avec la Chine: Mission de M. Cogordan”, CRTCCL, 1885, các trang 167-176, 172-173.  Các quan điểm như thế, dĩ nhiên, khó khơi dậy được sự nhiệt thành của cánh tân trọng thương (neo-mercantilist) trong phong trào thực dân Pháp.

33. Joseph Chailley, “Ulysse Pila”, La Quinzaine colonial, 13e a. 7 (April 10, 1909), 216-217, Video, “Problèmes resoles”, Avenir du Tonkin, December 8, 1894, trang 1.

34. “Échantillons de tissus de soie du Tonkin”, CRTCCL, 1896, trang 68; “La sericulture au Tonkin”, CRTCCL, 1887, các trang 52-44; “Échantillons de soie du Tonkin”, CRTCCL, 1888, các trang 42-42bis.

35. Alfred Bonzon, Manuel des Sociétés par actions (Lyon, 1891), các trang 359-360.

36. Alfred Bonzon, Manuel des Sociétés par actions de la region lyonnaise (Lyon, 1893), các trang 292-294.

37. “Société des Docks de Haiphong”, CRTCCL, 1888, các trang 249-251.

38. “Procès de MM. Ulysse Pila et Cie. contre M. R. de Saint-Mathurin”, Avenir du Tonkin, August 4, 1888, các trang 9-11; “Les magasins généraux”, cùng nơi dẫn trên, August 25, 1888, trang 1.

39. Ch. Courret, “simple truc”, cùng nơi dẫn trên, March 21, 1891, trang 1; Video, cùng nơi dẫn trên, December 8, 1894.

40. J.-L. de Lanessan, La Colonolisation franҫaise en Indo-Chine (Paris, 1895), trang 206; J. Chailley-Bert, Dix Années de politque colonial (Paris, 1902), các trang 122-123.

41. L. Bonnafont, Trente ans de Tonkin (Paris, n.d.), trang 93.

42. Manus Duc, Discours (Diễn Văn), “Réception de M. de Lanessan, Gouverneur general de l’Indo-Chine, et rapport de M. Ulysse Pila sur son voyage d’études commerciales au Tonkin”, CRTCCL, 1891, các trang 354-397, 355-357.

43. Ulysse Pila, Rapport, cùng nơi dẫn trên, các trang 357-379.  Các tư tưởng của Pila về nền giáo dục thuộc địa phản ảnh phản ứng đối nghịch chua chát của Pḥng Thương Mại Lyon với sự thiết lập của chính phủ Trường Thuộc Địa (École Coloniale) năm 1889.  “Création d’une école colonial”, CRTCCL, 1890, các trang 331-337.

44. J-L. de Lanessan, Discours, CRTCCL, 1891, các trang 379-384, 380-381, 383.

45.  Cùng nơi dẫn trên, các trang 381-382.

46. Cùng nơi dẫn trên, các trang 383-384. [Không thấy nơi có đánh số chú thích 46 này trong nguyên bản, chú của người dịch]

47. J-L. Lanessan,Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 388-389, 389.

48. CRTCCL, 1895, các trang 235-241.

49. Ulysse Pila, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 242-253, 242-243.

50. Cùng nơi dẫn trên, các trang 244-245.

51. Cùng nơi dẫn trên, trang 247.

52. Cùng nơi dẫn trên, các trang 247-248.

53. Cùng nơi dẫn trên, các trang 249-252.

54. Cùng nơi dẫn trên, trang 252.

55. Armand Rousseau, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 254-255.

56. Warren B. Walsh, “The Yunnan Myth”, Far Eastern Quarterly, II, 3 (May, 1943), 272-285.

57, “Relations commerciales entre l’Indo-Chine et la Chine – Conférence de M. Haas”, CRTCCL, 1892, các trang 208-215.

58. “Mission d’exploration commercial en Chine”, CRTCCL, 1895, các trang 297-325, 297.

59. Muốn biết thêm chi tiết về các sự dàn xếp này, xem John F. Laffey, “French Imperialism and the Lyon Mission to China” (luận án Tiến Sĩ chưa xuất bản, Ban Sử Học, Đại Học Cornell University, 1966), các trang 266-286.

60. Henri Brenier, “Introduction: l’origine et le programme de la mission.  Ses resultants – son opportunité”, Chamber de Commerce de Lyon, La Mission Lyonnaise d’exploration commerciales en China, 1895-1897 (Lyon, 1898), các trang i-xv.

61. Henri Brenier, “Rapport sur le Tonkin”, cùng nơi dẫn trên, phần thứ nh́, các trang 3-86, 3-47.

62. Cùng nơi dẫn trên, các trang 48-78.

63. Cùng nơi dẫn trên, các trang 79-86.

64. A. Pierre, P. Duclos et H. Brenier, “Notes sur le Tonkin considéré comme voie de penetration en Chine.  Les voies concurrentes”, cùng nơi dẫn trên, các trang 88-127.

65. Alfred Bonzon et J. J. Girardel, Manuel des Sociétés par actions de la region lyonnaise (Lyon, 1901), các trang 542-543; “Henri Brenier”, A. Brebion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et modern de l’Indochine franҫaise (Paris, 1935), các trang 49-50.

66. Bonzon et Girardel, Manuel, các trang 519-520; Rapport sur la creation d’une société commercial au Tonkin et dans le Chine méridionale (Lyon, 1898).

67. Bonzon et Girardel, Manuel, các trang 517-519.

68. Maurice Zimmermann, :Lyon colonial”, Lyon et la region lyonnaise en 1906, II, Economie sociale – Agriculture – Commerce – Industrie – Transports – Navigation – Aérostation (Lyon, 1906), các trang 230-283, trang 274.

69. Comité départemental du Rhône, La Colonisation lyonnaise, trang 121.

70. Bonzon et Girardel, Manuel, các trang 260-262; Maurice Zimmermann, “Lyon et la colonization franҫaise”, Questions diplomatiques et colonials, X, 81 (July 1, 1900), 1-21.

71. “Organisation du cours d’enseignement colonial”, CRTCCL, 1889, các trang 332-348.

72. Auguste Isaac, Discours, “Réception de M. Doumer, Gouverneur Général de l’Indo-Chine”, CRTCCL, 1901, các trang 470-498, 473-82.

73. Paul Doumer, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 483-498, 494.

74. Cùng nơi dẫn trên, trang 495.

75. “La colonization en Indo-Chine – Réception de M. Beau, gouverneur general de l’Indo-Chine (Rapport de M. Ulysse Pila)”, CRTCCL, 1905, các trang 204-253, 204.

76. Auguste Isaac, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 204-208.

77. Paul Beau, Discours, cùng nơi dẫn trên, trang 208.

78. Ulysse Pila, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 208-225, 209.

79. Cùng nơi dẫn trên, các trang 210-216.

80. Cùng nơi dẫn trên, các trang 217-219.

81. Cùng nơi dẫn trên, các trang 219-221.

82. Cùng nơi dẫn trên, trang 221.

83. Cùng nơi dẫn trên, các trang 221-225.

84. Paul Beau, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 225-227, 225-226.

85. Cùng nơi dẫn trên, trang 227.

86. Auguste Isaac, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 228-230, 230.

87. CRTCCL, 1905, các trang 230-231.

88. Auguste Isaac, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 231-238, 231.

89. Cùng nơi dẫn trên, trang 234.

90. Cùng nơi dẫn trên, các trang 235-236.  Isaac đă tŕnh bày trực tiếp, mặc dù ngắn gọn hơn, khi Pḥng Thương Mại tiếp đăi Doumer: “Khai hóa dân chúng theo ư nghĩa hiện đại của từ ngữ là dạy họ làm việc để thụ đắc, để chi tiêu và để trao đổi”, CRTCCL, 1901, trang 477.

91. CRTCCL, 1905, trang 236.

92. Cùng nơi dẫn trên, trang 237.

93. Paul Beau, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 238-245, trang 238.  Tôi có chủ định thảo luận ở nơi khác về tác động của cuộc Chiến Tranh Nga-Nhật đối với cánh chủ trương chính sách đế quốc Pháp liên quan đến vùng Viễn Đông.

94. Cùng nơi dẫn trên, trang 239.

95. Cùng nơi dẫn trên, các trang 241-242.  Với nhiều sự dè dặt, có thể lập luận rằng “sự đồng hóa” (assimilation) liên can đến việc du nhập vào các thuộc địa của Pháp luật lệ Pháp, kể cả luật về tài sản, và từ đó phá nát các cấu trúc cô truyền về sự chiếm hữu tài sản và các hiệp hội xây dựng chung quanh các cấu trúc như thế, trong khi “sự liên kết” (association) hoạt động để ngăn chặn sự mở rộng đến các thuộc địa luật lệ của Pháp, đặc biệt luật lao động mặc dù c̣n thô sơ nhiều nếu so sánh với Âu Châu, sẽ làm rối loạn các loại h́nh khai thác các lực lượng lao động bản xứ vốn được ưa thích bởi các thực dân định cư tại thuộc địa.

96. Cùng nơi dẫn trên, trang 242.

97. Cùng nơi dẫn trên, trang 243.

98. Ulysse Pila, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 246-247, 246.

99. Ulysse Pila, Rapport, cùng nơi dẫn trên, các trang 248-252, 249.

100. Cùng nơi dẫn trên.

101. Cùng nơi dẫn trên.  Các chữ in nghiêng là Anh ngữ [trong nguyên bản].

102. Cùng nơi dẫn trên.

103. CRTCCL, 1905, các trang 252-253.

104. “Exposition Coloniale de Lyon – inauguration”, CRTCCL, 1894, các trang 194-224; “Exposition de Hanoi en 1902-1903”, CRTCCL, 1902, các trang 332-333; Ulysse Pila, Rapport, “Exposition colonial de Marseille”, CRTCCL, 1906, các trang 286-293 “Reception de la mission tonkinoise”, CRTCCL, 1900, các trang 381-382; “Réception de la mission laotienne”, cùng nơi dẫn trên, các trang 382-383; “Réception de la Mission annamite”, CRTCCL, 1902, các trang 321-323, “Mission indo-chinoise à Lyon”, CRTCCL, 1906, các trang 267-268; “Mission indo-chinoise à Lyon”, CRTCCL, 1907, các trang 296-297; “Mission indo-chinoise à Lyon”, CRTCCL, 1906, trang 290.

105. “Développement de la sericulture au Tonkin”, CRTCCL, 1901, các trang 121-122; “La situation économique du Tonkin et les enterprises lyonnaises”, CRTCCL, 1903, các trang 245-254.

106. “Mouvement de la Condition des Soies”, CRTCCL, 1905, trang 1xx.

107. “La sericulture aux colonies”, CRTCCL, 1908, trang 99; “Primes à l’exportation des soies grèges du Tonkin”, CRTCCL, 1911, các trang 107-108.

108. “La Situation en Indo-Chine”, CRTCCL, 1909, các trang 386-387.

109. M. Dietrichs, Rapport, “Convention de commerce entre la France et le Japan”, CRTCCL, 1911, các trang 277-282.

110. “Réception de M. Poincaré, President de la République”, CRTCCL, 1914, các trang 472-482.

111. “Exposé de la situation industrielle et commercial de la circonscription de la Chambre de commerce de Lyon pendant l’année 1914”, cùng nơi dẫn trên, các trang 1-51.

112. “Difficulté des relations maritimes avec l’Indo-Chine”, CRTCCL, 1916, trang 119; ‘Transport des soies d’Extrême-Orient, -- Suppression des transports maritimes d’Extrême-Orient”, CRTCCL, 1918, các trang 119-124.

113. Auguste Isaac, Discours, “Réception de M. Maurice Long, Gouverneur Général de l’Indochine, le 7 janvier 1921”, CRTCCL, 1921, các trang 697-771, 706-711, trang 710.

114. “Régime douanier applicable en Indo-Chine aux produits japonaises”, CRTCCL, 1916, các trang 232-237, 234.

115. Cùng nơi dẫn trên, trang 235.

116. Cùng nơi dẫn trên, trang 236.

117. Cùng nơi dẫn trên.

118. Cùng nơi dẫn trên, các trang 237-238.

119. Notes sur la Chambre de commerce de Lyon à l’usage de ses members (Lyon, 1937), trang 10.

120. “Régime douanier du caoutchouc de provenance étrangère”, CRTCCL, 1919, các trang 254-255; “Régime douanier du caoutchouc”, CRTCCL, 1922, các trang 408-412.  Với tầm quan trọng của kỹ nghệ xe hơi tại Lyon, sự tương đối lăng quên của Pḥng Thương Mại về cao su là điều nổi bật.  Hai yếu tố có thể giải thích cho sự kiện này: sự chế ngự liên tục của Pḥng Thương Mại bởi các đại gia ngành tơ lụa kéo dài sau khi các kỹ nghệ xe hơi và hóa học mới hơn xuất hiện trong khung cảnh địa phương, và sự tập trung các quyền lợi của Lyon tại Bắc Kỳ hơn là tại Nam Kỳ.

121. “Projet de loi relarif à la mise en valeur des colonies franҫaises”, CRTCCL, 1922, các trang 606-613.

122. “Exposé sur la sericulture en Indo-Chine”, CRTCCL, 1920, các trang 153-154; “Développement de la sériculture en Indochine”, CRTCCL, 1922, các trang 194-195; “Développement de la sériculture en Indochine”, CRTCCL, 1923, trang 49; “Développement de la sériculture en Indochine”, CRTCCL, 1924, các trang 29-30; “Demande d’application aux colonies de la loi du 31 mars 1928 concernant l’allocation de primes à la sericulture et à la filature”, CRTCCL, 1928, các trang 19-25.

123. “Développement de la sériculture en France et à l’étranger”, CRTCCL, 1923, các trang 17-26, 23-24.

124. “Renouvellement du privilege de la Banque de l’Indochine”, CRTCCL, 1922, các trang 572-573; “Visite de l’Empereur d’Annam au Musée des tissus”, cùng nơi dẫn trên, trang 805; “École de preparation coloniale et Musée colonial”, CRTCCL, 1925, các trang 553-570.

125. “Statistique commercial des importations d’Indochine en France”, CRTCCL, 1921, các trang 381-383; “Application à l’Indochine des coefficients de majoration des droits de douane”, cùng nơi dẫn trên, trang 385; “Application à l’Indochine des coefficients de majoration des droits de douane à l’Indochine”, CRTCCL, 1922, các trang 425-428; “Protection des filets en cheveux en Indochine”, CRTCCL, 1924, các trang 192-194; “Établissement d’une taxe générale d’importation en Indochine”, CRTCCL, 1926, các trang 258-261; “Établissement d’une taxe générale d’importation en Indochine”, CRTCCL, 1927, trang 278.

126. “Contrebande chinoise et japonaise en Indochine”, cùng nơi dẫn trên, các trang 278-280; “Contrebande sur les tissus de soie en Indochine”, CRTCCL, 1928, các trang 227-231.

127. “ Régime douanier applicable en Indochine aux produits japonais”, CRTCCL, 1921, các trang 384-385.

128. “Eventualité du renouvellement de la convention de commerce entre la France et le Japon”, CRTCCL, 1924, các trang 205-208; “Institution d’une taxe de 100%  ‘ad valorem’ sur les marchandises de luxe importees au Japon”, cùng nơi dẫn trên, các trang 229-231.

129.  Eventualité du renouvellement de la convention de commerce entre la France et le Japon”, CRTCCL, 1924, các trang 198-204.

130. Cùng nơi dẫn trên, trang 203.

131. Cùng nơi dẫn trên.

132. “Régime douanier de l’Indochine”, CRTCCL, 1926, các trang 256-257; “Concessions desires par le Japon pour les importations de soieries en Indochine”, CRTCCL, 1927, các trang 280-281; “Concessions desires par le Japon pour les importations de soieries en Indochine”, CRTCCL, 1928, các trang 222-227.

133. Jean Coignet, Discours, “Réception de M. Maurice Long, Gouverneur general de l’Indochine, le 7 janvier 1921”, CRTCCL, 1921, các trang 697-711, 698-701, 698-699.

134. Cùng nơi dẫn trên, trang 700.

135. Maurice Long, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 701-706.

136. Cùng nơi dẫn trên, các trang 703-704.

137. Cùng nơi dẫn trên, trang 705.

138. Cùng nơi dẫn trên.

139. Cùng nơi dẫn trên, trang 706.

140. Auguste Isaac, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 706-711.  

141. Cùng nơi dẫn trên, trang 710.

142. Louis Pradel, Discours, “Réception de M. Merlin, gouverneur general de l’Indochine, de M. Garbit, gouverneur general de Madagascar, et de M. Carde, gouverneur general de l’Afrique occidentale franҫaise", CRTCCL, các trang 558-572, 559-565, 560.

143. Cùng nơi dẫn trên, các trang 560-561.

144. Cùng nơi dẫn trên, trang 562.   

145. Martial Henri Merlin, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 570-572.

146. Louis Pradel, Discours, “Réception de M. Alexandre Varenne, gouverneur general de l’Indochine, et de M. Antonetti, gouveneur general de l’Afrique Equatoriale franҫaise”, CRTCCL, 1925, các trang 368-380, 369-374, 369-371.

147. Cùng nơi dẫn trên, trang 372.

148. Alexandre Varenne, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 276-280, 376-377.

149. Cùng nơi dẫn trên, trang 377.

150. Cùng nơi dẫn trên.

151. Cùng nơi dẫn trên, các trang 377-378.

152. Cùng nơi dẫn trên, trang 378.

153. Cùng nơi dẫn trên.

154. Cùng nơi dẫn trên.

155. Cùng nơi dẫn trên.

156. Cùng nơi dẫn trên, trang 379.

157. Cùng nơi dẫn trên.

158. “Réception de M. Pasquier, gouverneur general de l’Indochine”, CRTCCL, 1928, các trang 379-391, 379-386.

159. Louis Pradel, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 387-390.

160. Cùng nơi dẫn trên, trang 389.

161. Cùng nơi dẫn trên.

162, Pierre Pasquier, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 390-391.

163. Cùng nơi dẫn trên.

164. “Exposé de la situation industrielle et commerciale de la circonscription de la Chambre de commerce de Lyon pendant l’année 1935”, CRTCCL, 1935, các trang 359-412, 366.

165. Muốn có một sự thảo luận chi tiết hơn về tác động của Cuộc Suy Thoái, xem John F. Laffey, “Municipal Imperialsim in Decline: The Lyon Chamber de Commerce, 1925-1938”, được đăng tải trong tạp chí French Historical Studies (Fall, 1975).  Cuộc Suy Thoái gây ra một sự giảm bớt kích thước của tập CRTCCL hàng năm, và bất hạnh hơn, một sự sút giảm về phẩm chất các thông tin thống kê tŕnh bày trong bộ tài liệu này.

166. “Exposé de la situation industrielle et commerciale de la circonscription de la Chambre de commerce de Lyon pendant l’année 1929”, CRTCCL, 1929, các trang 559-743, 599-600.

167. “La sériculture en Indochine – Allocation d’une prime pour les soies grèges exportées d’Indochine en France et aux colonies”, cùng nơi dẫn trên, các trang 14-16, 15.

168. Cùng nơi dẫn trên.

169. “La soie dans les colonies franҫaises”, CRTCCL, 1931, các trang 17-33, 22-30.

170. “Exposé de la situation industrielle et commerciale de la circonscription de la Chambre de commerce de Lyon pendant l’année 1934”, CRTCCL, 1934, các trang 367-422, 373.

171. “Tariff douanier indochinois et contrebande en Indochine”, CRTCCL, 1929, các trang 211-220; “Tariff douanier indochinois et contrebande en Indochine”, CRTCCL, 1930, các trang 206-212.

172. “Tariff douanier indochinois”, CRTCCL, 1931, trang 149.

173. “Concurrence japonaise par l’industrie textile”, CRTCCL, 1932, các trang 178-180; “La concurrence japonaise”, CRTCCL, 1934, các trang 203-207.

174. “Protection contre la concurrence japonaise des tissus de soie franҫais importés en Indochine”, CRTCCL, 1932, các trang 186-187.

175. Cùng nơi dẫn trên, trang 187.

176. “Protection contre les concurrences japonaises et chinoise pour les tissus de soie franҫais importés en Indochine”, CRTCCL, 1933, các trang 204-206, 205.

177. Cùng nơi dẫn trên.

178. Cùng nơi dẫn trên.

179. Cùng nơi dẫn trên.

180. “Réception de M. Robin, gouverneur general de l’Indochine”, CRTCCL, 1934, các trang 30-34.

181. Henry Morel Journel, Discours, cùng nơi dẫn trên, các trang 31-34.

182. Cùng nơi dẫn trên, trang 34.

183. Eugène-Louis-René Robin, cùng nơi dẫn trên.

184. “Mouvement de la Condition des Soies”, CRTCCL, 1937, trang 356; “Mouvement de la Condition des Soies”, CRTCCL, 138, trang 266.

185. “Grèges asiatiques: Chine, Canton, Japon”, cùng nơi dẫn trên, trang 270.

186. “Régime douanier marocain”, CRTCCL, 1934, các trang 223-224; “Régime douanier marocain”, CRTCCL, 1935, các trang 240-243; “Importation des soieries japonaises en Syrie et au Liban”, cùng nơi dẫn trên, các trang 250-251.

187. “Incidence des lois douanières du mois d’october 1936 sur les exportations de soieries en Indochine”, CRTCCL, 1936, các trang 139-141, “Incidence des nouvelles lois douanières sur les exportations de soieries en Indochine”, CRTCCL, 1937, các trang 122-123.

188. “L’industrialisation des colonies”, CRTCCL, 1938, các trang 217-220.

____

Nguồn: John F. Laffey, The Lyon Chamber of Commerce and Indochina During The Third Republic, Canadian Journal of History, December 1975, Vol. 10, Issue 3, từ trang 325 đến trang 348.

 

*****

 

PHỤ CHÚ CỦA NGÔ BẮC:

       Trừ ư kiến của cá nhân người dịch nơi phụ chú *f, các dữ kiện của các phụ chú khác đều được rút ra từ Wikipedia.

*a Ulysse Pila *b Joseph Chailey-Bert & Union Colonial Franҫaise: Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp là một nhóm nhiều ảnh hướng của các thương gia Pháp được thành lập với mục đích bảo đảm cho chính sách thực dân Pháp liên tục, cũng như để củng cố các quyền lợi thương mại của chính họ.  Nó được thành lập trong năm 1893 và ấn hành tạp chí The Colonial Fortnightly (La Quinzaine colonial).  Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp phục vụ như một tổ chức thực dân then chốt đă trợ lực lớn lao trong các công tác ngoại giao và thương mại của Pháp.  Mặc dù ngay từ sự thành lập ban đầu, Liên Đ̣an Thuộc Địa Pháp chưa bao giờ trở nên to lớn, các hội viên của nó đă khởi sự với một khuynh hướng muốn bày tỏ các ư tưởng của ḿnh, một cách lớn tiếng, và rồi đặt các ư tưởng này vào thực tế.  Các căn bản của Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp phơi bày một tổ chức nhắm vào sự thay đổi và thăng tiến.  Sự thành công của Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các thuộc địa của Pháp, và cách thức theo đó nước Pháp đối xử với các thuộc địa.

Chính sách của Liên Đ̣an Thuộc Địa Pháp về hội viên rằng nó sẽ không chấp nhận các hội viên mới chỉ để tăng số lượng hội viên.  Mục đích của Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp không nhằm gia tăng số hội viên, mà là gia tăng ảnh hưởng và tác dụng của nó xuyên qua hành động chứ không phải qua số đông.  Một số ít các hội viên nổi tiếng nhất của nó bao gồm Chủ Tịch đầu tiên của Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp, Émile Mercet, và Tổng Thư Kư trong hai mươi năm, Joseph Chailey-Bert, một trong những hội viên nổi bật nhất và cương quyết nhất của Liên Đoàn.  Các hội viên khác gồm Jules Le Cesne, Paul Doumer, Noel Auricoste và Ulysse Pila, trong số nhiều nhân vật nổi tiếng khác qua thời gian.

       Mối quan hệ chặt chẽ giữa Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp với các thuộc địa đă ràng buộc số phận của nó trực tiếp với bất kỳ hay toàn thể sự việc mà nó t́m cách đạt được.  Việc thiếu vắng sự ủng hộ từ “kỹ nghệ và tư bản to lớn” đ̣i hỏi một phương cách khác để t́m kiếm sự yểm trợ bởi Liên Đoàn.  Như trong bất kỳ tổ chức mới nào, các hội viên được mến mộ và nổi tiếng sẽ giúp nâng đỡ ảnh hưởng và diện mạo của nó trước quân chúng.  Không có được nhiều các kẻ ủng hộ có thế uy tín to lớn, Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp đă không thể thụ tạo được thế lực hay thẩm quyền như nó có thể có được.  Thay vào đó, Liên Đoàn đă phải dựa vào các doanh nghiệp thương mại ít ảnh hưởng hơn để bổ túc cho lư lịch và tạo năng lực cho tác động của nó.  Đây là một khuyết điểm không may của Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp, bởi sự kiện này đă cản trở rất nhiều sức mạnh của Liên Đoàn mỗi khi nó cất tiếng đưa ra quan điểm.  Một điểm tích cực rằng nhờ có một nhân vật cứng cỏi như Chailley-Bert tại văn pḥng của nó, Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp vẫn c̣n có khả năng như một tác nhân trong các sự cải cách và sự vụ về thuộc địa.

       Trong suốt sự hiện hữu ngắn ngủi của nó, Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp đă có thể thu đạt được các sự thành công nhỏ tại nhiều lănh vực khác nhau.  Từ các vấn đề tại Phi Châu đến Algeria và nhiều thắng lợi khác, Liên Đoàn đă có thể thay đổ được quan điểm của đủ số người muốn đ̣i hỏi sự thay đổi.  Bằng việc kiên tŕ hướng vào tiêu điểm, đặt mục tiêu và phân tích các t́nh trạng thuộc địa khác nhau, nó đă có thể thu góp đủ sự chú ư đến vấn đề mà sự thay đổi hay ít nhất khả tính cho sự thay đổi được cứu xét đến.  Liên Đoàn không phải là một tổ chức lâu dài nhưng vào lúc nó hoạt động, Liên Đoàn Thuộc Địa Pháp đă là một yếu tố quan trọng trong các công tác thuộc địa của Pháp.  

*c: Johannes, count van den Bosch,  (sinh ngày 2 Tháng Hai, 1780, tại Herwijnen, Ḥa Lan — mất ngày 28 Tháng Một, 1844, tại The Hague), chính khách Ḥa lan, kẻ đă mở rộng hệ thống cứu tế người nghèo và thiết lập Hệ Thống Canh Tác Tại Vùng Đông Ấn Độ thuộc Ḥa Lan có tính cách gia trưởng, theo đó khối của cải khổng lồ từ các sản phẩm canh tác xuất cảng được ḅn rút từ năm 1830 cho đến khoảng 1860, qua các khoản nộp thuế bằng sản phẩm canh tác theo chỉ định của các nông dân bản xứ. 

       Trong những năm khi c̣n trẻ (1798-1810, Bosch đă phục vụ trong quân đội tại Batavia, tức Jakarta ngày nay, tại vùng Đông Ấn Độ thuộc Ḥa Lan, và trên kinh nghiệm này ông đă viết ra quyển Nederlandsche bezittingen in Azië, Amerika, en Afrika (1818)  (Các Lănh Thổ Chiếm Hừu của Ḥa Lan tại Á Châu, Mỹ Châu và Phi Châu) trong đó ông lập luận chống lại một hệ thống thuộc địa cởi mở và tán thành một hệ thống có tính cách gia trửởng mạnh mẽ.

*d: Fashoda: là địa điểm được biết chính yếu qua biến cố Fashoda năm 1898 giữa Vương Quốc Thống Nhất Anh Cát Lợi và Pháp.  Người Anh đang toan tính tạo lập một khối ảnh hưởng vững chắc từ nam Phi Châu xuyên qua miền Đông Phi Châu đến Ai cập, vốn đă sẵn nằm dưới sự kiểm soát của Anh Quốc.  Trong khi đó người Pháp đang t́m cách mở rộng từ Tây Phi Châu, dọc theo ranh giới phía nam của Sa Mạc Sahara nhằm kiểm soát toàn thể mậu dịch xuyên qua Sahel.  Giao điểm của các tuyến kiểm soát chủ định này đi ngang qua Kodok, và một sự phân cách giữa các lực lương viễn chinh vũ trang dẫn hai nước đến bờ vực chiến tranh.  Kết quả nghiêng về phía Anh Quốc đă góp phần cho sự ổn định hóa các sự tuyên nhận thuộc địa và sự kết thúc chung cuộc của “Cuộc Chen Lấn Giành Châu Phi (Scramble for Africa) .  Biến cố làm phát sinh điều được gọi là “hội chứng Fashoda: Fashoda syndrome” trong chính sách ngoại giao của Pháp.  Trong năm 1904, sự phát triển của Hiệp Ước Hữu Nghị: Entente Cordiale” đă thúc đẩy người Anh đổi tên thành phố thành Kodok với hy vọng xóa nḥa kư ức về biến cố.

* e: Georges Jacques Danton, sinh ngày 26 October 1759 – mất ngày 5 April 1794) là một nhân vật hàng đầu trong các giai đoạn ban đầu của cuộc Cách Mạng Pháp và là vị chủ tịch đầu tiên của Ủy Ban An Toàn Công Cộng (Committee of Public Safety).  Vai tṛ của Danton trong sự khởi động Cuộc Cách Mạng bị tranh luận: nhiều sử gia đă mô tả ông như “động lực chính yếu trong sự lật đổ chế độ quân chủ và sự thiết lập ra Đệ Nhất Cộng Ḥa Pháp.  Là một nhân vật ôn ḥa trong phe Jacobins, ông bị lên dàn máy chém bởi các phe bênh vực cho sự khủng bố cách mạng sau các lời tố giác về sự trục lợi và sự khoan hồng đối với các kẻ thù của Cách Mạng.

* f: Salonika: Về ư kiến đem bán Đông Dương cho Nhật Bản để đổi lây sự đổ bộ một số sư đoàn quân đôi Nhật lên Salonika là một chi tiết cần được khảo sát kỹ càng hơn.  Đó không chỉ là một ư tưởng lạ lùng trên việc mua bán trao đổi lành thổ của các dân tộc khác, mà c̣n đáng ngac nhiên về vị ttrí địa lư của nó.  Salonika có tên chính thức là Thessaloniki, là một hải cảng tại vùng trung nam của Macedonia, thuộc miền đông bắc Hy Lạp, thành phố lớn thư nh́ của Hy Lạp sau thủ đô Athens.  Trong Thế Chiến I, một lực lượng viễn chinh đồng minh đă đổ bộ lên vùng Saloniika này, và phần lớn khu phố cổ của thành phố đă bị hủy hoại bởi một trận hỏa hoạn do binh sĩ Pháp đang đồn trú tại đó vo6 t́nh gây ra vào ngày 18 Tháng Tám, 1917.   Nếu đây chính là thành phố mà tác giả muốn đề cập đến, toàn thể câu chuyện đổi chác này thực sự là một điều “khó hiểu được”?

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

29/11/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2010