John K. Whitmore

University of Michigan, Ann Arbor

 

“CÁC CON VOI CÓ THỂ

THỰC SỰ BƠI LỘI ĐƯỢC”:

Các Quan Điểm Trung Hoa Đương Đại

về Đại Việt Cuối Thời Nhà Lư

 

Ngô Bắc dịch

 

       Một sự hỗn loạn nghiêm trọng hiện diện trong văn bản tổng quát về lịch sử Việt Nam liên quan đến bản chất của quốc gia và xă hội dưới thời nhà Lư (1010-1225).  Giả định thường được đưa ra rằng một ngh́n năm đô hộ của Trung Hoa (thường được xem có niên kỳ từ 111 trước Công Nguyên cho đến năm 939 sau Công Nguyên) đă có một ảnh hưởng sâu xa trên người Việt Nam đến nơi mọi khía cạnh trong nền văn minh của họ phải được xem xét dưới một nguồn ánh sáng Trung Hoa.  Chính v́ thế chúng ta sẽ kỳ vọng để t́m thấy tại Việt Nam một quốc gia Khổng học, thư lại hóa, với một sự kiểm soát mạnh từ trung ương, và một dân tộc được tổ chức thành các thị tộc phụ hệ và có tính cách tộc trưởng mạnh mẽ.  Trong cùng chiều hướng này, chúng ta cũng sẽ kỳ vọng được nh́n thấy “đường rănh nứt: faultline” (theo nghĩa được dùng tại hội nghị này) quan trọng giữa Việt Nam và phần c̣n lại của Đông Nam Á, một sự cách biệt văn hóa toàn diện đến nỗi các dân tộc ở cả hai bên đường rănh nứt sẽ hầu như không có ǵ cùng chung với nhau và có tính cách đối nghịch về văn hóa, nếu không phải là về chủng tộc.

       Song bằng cớ từ cả bên trong Việt Nam lẫn bên ngoài có thể dẫn dắt các sử gia nghiên cứu về Việt Nam trong các thế kỷ đầu tiên của nền độc lập của nó đến một kết luận khác biệt.  Qua việc tiếp cận người Việt Nam trong các thế kỷ thứ mười một và mười hai theo một cung cách tương tự như sự nghiên cứu các phần khác tại Đông Nam Á trong cùng thời đại, sử gia có thể có được một cảm thức khá hơn về sự gần gủi hay xa cách tương đối giữa Đại Việt với các vương quốc Đông Nam Á đương đại.  Tác giả Keith W. Taylor ở nơi khác trong cùng tuyển tập này sử dụng đến các nguồn tài liệu Việt Nam để nh́n vào thế kỷ thứ mười một và sự thành lập quyền lực nhà Lư: ở đây tôi sử dụng các nguồn tài liệu Trung Hoa đương đại kết hợp với các tài liệu Việt Nam để có một cái thoáng nh́n vào cuối thế kỷ thứ mười hai và sự suy đồi của nhà Lư.

       Ngoài ra, công tŕnh của tác giả O. W. Wolters có một giá trị lớn lao cho cuộc nghiên cứu này trong ba phương cách cụ thể.  Trước tiên, sự sử dụng của ông các nguồn tài liệu Trung Hoa cho việc nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á cho thấy bằng cách nào mà các tin tức bên ngoài đă có thể góp phần vào việc cung cấp một khuôn mẫu cho sự t́m hiểu các dân tộc Đông Nam Á cá biệt.  Thứ nh́, cuộc nghiên cứu của ông về bản chất của giới lănh đạo Đông Nam Á thủa ban sơ vạch đường cho sự khảo sát của chúng ta về các biến cố chính trị bản xứ.  Và, đặc biệt hơn hết, công tŕnh của ông về thời nhà Trần và quan điểm của nó về nhà Lư tiền triều đă cung cấp một thành tố thiết yếu cho sự nghiên cứu về sự kết thúc nhà Lư và sự khởi đầu của nhà Trần.

       Sự sử dụng quan trọng của tác giả Wolters các nguồn tài liệu Trung Hoa rất nổi tiếng.  Sự tổng hợp chi tiết ngoại lai và bản xứ đă chứng tỏ khảo hướng cần thiết cho sự tái dựng lịch sử Đông Nam Á địa phương, nơi có thể làm được.  Gần đây nhất, ông có công bố một bài viết vạch ra khả tính của việc khám phá tin tức giá trị về t́nh h́nh nội bộ Đông Nam Á nằm rải rác trong các quyển “sổ tay: notebooks” (pi-chi) Trung Hoa. 1 Các “ghi nhận ngắn gọn” ngẫu nhiên này nhiều phần chứa dựng các dữ liệu rất đáng chú ư khi được đặt vào trong khung cảnh lịch sử như chúng ta hay biết về nó ngày nay.  Một khi đă đào xới từ các văn bản Trung Hoa, các tin tức như thế với sự nhận xét của nó về sinh hoạt Đông Nam Á vào thời đó sẽ nâng cao một cách lớn lao kiến thức đang phát triển của chúng ta về các mô thức chính thức, xă hội, kinh tế và văn hóa trong phạm vi Đông Nam Á.  Đối với một số thời kỳ nào đó trong lịch sử Việt Nam, nhà hậu Lư là một, và thời nhà Mạc hồi thế kỷ thứ mười sáu là một thí dụ khác, tài liệu như thế có một tầm quan trọng lớn lao cho sự giải thích của chúng ta.  

       Một chiều hướng khác trong đó công việc của tác giả Wolters mà ông đă đảm nhận là sự phân tích giới lănh đạo Đông Nam Á trong khung cảnh chính trị Đông Nam Á thủa ban đầu.  Bản chất phi cơ cấu của các hoạt động chính trị như thế đ̣i hỏi các phẩm chất cá nhân mạnh mẽ trong giới lănh đạo và sự biểu lộ các năng lực cá nhân khác lạ.  Sự thu hút của các cá nhân như thế phô bày mối liên kết của họ với các quyền lực siêu nhiên và sự dự phần của họ vào các phẩm chất được xem là vượt ra ngoài thế giới hữu thường (extramundane).  Các người thừa kế của các cá nhân ngoại lệ như thế đă cố gắng để duy tŕ tư thế đó, xuyên qua các sự tiếp xúc theo nghi lễ và sự ràng buộc qua lễ hội, nối buộc các kẻ phục tùng vào với họ.  Đối với Wolters, năng lực phi thường tạo thành thành tố trung tâm để đạt được cương vị chúa tể. 2 Các phẩm chất  và các thành tích đặc biệt, cụ thể qua chiến tranh, tách biệt một nhà lănh đạo riêng ra và bảo đảm các kẻ phục tùng đi theo người đó.  Thành tựu cá nhân, không khác ǵ với sự thành công trong việc hạ sát quân thù, đă mang lại sự vinh quang, cả về mặt thế tục lẫn thiêng liêng, xung lực, và một bàu không khí của sự thành công liên tiếp.  Các cá nhân sẽ chạy theo để phục vụ và tự hiến dâng cho một nhân vật như thế.  Quyền lực vật chất và tinh thần chính v́ thế đan kết chặt chẽ vào nhau.  Sự thành công có nghĩa saktisakti [theo Ấn Độ Giáo, là nguyên lư âm hay cơ quan của năng lục sinh sản, khởi động; cùng có nghĩa làvợ của thần Siva, chú cua người dịch]  có nghĩa thành công hơn nữa.

       Các nhà lănh đạo thành công như thế đă t́m cách tự liên kết ḿnh một cách trực tiếp với các quyền lực tinh thần.  Tại Căm Bốt hồi thế kỷ thứ bẩy, việc này diễn ra với h́nh thức thờ phụng thần Siva [theo Ấn Độ Giáo, là “Thần Hủy Diệt”, ngôi thứ ba trong bộ ba Trimurti, cùng với Brahma là Thần Sáng Tạo, và Vishnu là Thần Bảo Tồn, chú của người dịch] sau cùng dẫn đến sự tôn sùng devaraja [thờ Vua Thần, God King, quốc giáo tại Căm Bốt, chú của người dịch].  Như các tác giả Ian Mabbett và Hermann Kulke đă nêu ra, 3 nhà cai trị chính v́ thế được nh́n “giống như một vị thần”.  Với hiệu lực và sự dự phần được biểu lộ như thế trong vũ trụ Phật Giáo - Ấn Độ, một nhà lănh đạo như thế thu hút về ḿnh các gia tộc quyền thế và lấy các bà vợ từ các gia tộc đó.  Các kẻ thần phục dành được cả các lợi lộc tinh thần lẫn thế tục khi họ ủng hộ con người đầy năng lực này.  Một khi ông ra rời khỏi quang cảnh, các kẻ thừa kế đă t́m cách giữ ǵn vị thế của ông bằng việc duy tŕ nghi lễ nối kết ông với các quyền lực tinh thần.  Năng lực cá nhân đă trở thành các hành vi tôn giáo xuyên qua đó các nhà lănh đạo về sau đảm nhận các thành quả của tổ tiên của họ.

       Liên quan cụ thể đến Việt Nam và thời cuối của nhà Lư, Wolters đă giúp tạo dựng cả khung cảnh lịch sử và viết sử cho sự hiểu biết của chúng ta về thời khoảng chưa được khảo sát này.  Các sự nghiên cứu của ông về sử gia Việt Nam hồi cuối thế kỷ thứ mười ba, ông Lê Văn Hưu, cho thấy các sự quan tâm của nhà Trần thời ban đầu và quan điểm của nó về nhà Lư trong thế kỷ trước. 4 Sự lo sợ chính yếu của nhà Trần và một nhược điểm (trong quan điểm của họ) của nhà Lư là sự truyền ngôi.  Thu nhặt từ chủ đề về giới lănh đạo Đông Nam Á của ông nêu ra ở trên, Wolters vạch cho thấy “phẩm chất anh hùng của cá nhân” lôi cuốn các kẻ phục tùng, đạt được cương vị lănh đạo và tự nối kết điều đó với quyền lực siêu nhiên. 5 Một hệ thống các gia tộc ràng buộc với nhà lănh đạo xuyên qua hôn phối cung cấp sự ủng hộ cho các nỗ lực của ông, nhưng có nghĩa các phe nhóm tranh dành khi có sự băng hà của ông ta.  Sau rốt, với sự thiết lập và tăng trưởng của triều đ́nh nhà Lư, những kẻ phục vụ hoàng gia cũng can dự vào các vụ tranh chấp kế ngôi.  Hơn nữa, các học giả của thế kỷ thứ mười một và mười hai, trong cái nh́n của nhà Trần, đă không hành động để thiết lập triều Lư như thể nó phải được thiết lập.  Chính nhà Trần đă khai thác các nhược điểm như thế và đă hành động để giải quyết chúng trong thế kỷ thứ mười ba.

       Chúng ta giờ đây có thể hướng đến thời cuối nhà Lư, đặc biệt là nửa phần sau của thế kỷ thứ mười hai.  Công tŕnh của tác giả Taylor đặt nền tảng cho sự nghiên cứu nhà Lư, và tác giả Wolters đă khởi sự cuộc nghiên cứu về nhà Trần và các hoạt động của triều Trần trong thế kỷ thứ mười ba.  Tôi khảo sát trước tiên một số nguồn tài liệu Trung Hoa đương đại về điểm thảo luận ở trên có liên quan trực tiếp đến quốc gia nằm sát cận phía nam.  Sau đó tôi xem xét các chi tiết Trung Hoa quan trọng kết hợp với tài liệu của Việt Nam nhằm thảo luận về bản chất của Đai Việt trong thời khoảng này.

 


: Con voi.  Chi tiết phóng lớn từ một chiếc b́nh trang trí với men bóng trong và màu nâu.  Thế kỷ 10-12.  Bảo Tàng Lịch Sử, Hà Nội.

 

I. Các Báo Cáo Của Trung Hoa

       Hai bản phát biểu khá dài về Việt Nam xuất hiện từ phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ mười hai và một bản văn ngắn từ phần tư thứ nhất của thế klỷ thứ mười ba, cả ba đều thuộc vào sự phân loại tổng quát, các “quyển sổ tay ghi chú: pi-chi”.  Kuei Hai Yu Heng Chih (thập niên 1170) của Fan Shih-hu không c̣n tồn tại một cách trọn vẹn, nhưng một đoạn dài của nó được gồm vào trong chương viết về “Chiao-chih: Giao Chỉ” trong bộ bách khoa hồi cuối thế kỷ thứ mười ba của Ma Tuan-lin, bộ Wen Hsien T’ung K’ao.  Tác phẩm của Fan được đề cập tới bởi Chou Ch’u-fei (Chu Khứ Phi) trong tác phẩm của tác giả kể sau, Ling Wai Tai Ta (Lĩnh Ngoai Đại Đáp) (1178) có một đoạn dài về “An-nam Kuo: An Nam Quốc”.  Sau cùng, quyển Chu Fan Chih (1225) của Chao Ju-kua có một đoạn ngắn về “Giao Chỉ”. 6 Các văn bản từ thập niên 1170 đều ghi lại từ lợi thế của tỉnh Quảng Tây, ngay sát phía bắc biên giới Việt Nam.  Fan Shih-hu (cũng được biết là Fan Ch’eng-ta) được cử làm Cao Ủy Viên (High Commissioner) vùng Quế Lâm (Kuei-lin) đầu năm 1174, trong khi Chou Ch’u-fei (Chu Khứ Phi) phục vụ như Phụ Tá cấp Châu hay Huyện (Assistant Sub-prefect) dưới quyền Fan và một viên chức khác hồi giữa thập niên 1170 (khoảng 1172-1178).  Chao Ju-kua mang lại một cái nh́n duyên hải hơn là nội địa từ chức vụ của ông là Quản Đốc Mậu Dịch Hàng Hải (Superintendent of Maritime Trade) của tỉnh Phúc Kiên (Fu-chien) tại Ch’uan-chou (Toàn-Châu?) trên bờ biển đông nam của Trung Hoa. 7

Chúng ta hăy bắt đầu với bản báo cáo của Fan Shih-hu và sau đó đưa ra các sự b́nh luận đối chiếu dựa trên báo cáo của Chou Ch’u-fei có trưng dẫn đến văn bản của họ Fan.  Chúng ta cũng sẽ xem xét đâu là quan điểm hơi khác biệt của Chao Ju-kua và sau này sẽ bổ túc cho cuộc thảo luận.

       Một điểm chính sẽ được nêu ra từ các bản báo cáo cuối thế kỷ thứ mười hai, được ghi nhận một cách xác đáng bởi họ Fan, là sự tương phản giữa Việt Nam đương đại với Việt Nam được báo cáo bởi sứ giả hồi đầu nhà Tống gần hai thế kỷ trước đó.  Sung Hao đă báo cáo lên hoàng đế của ông (Tông Thái Tông: Sung T’ai-tsung) năm 990 rằng người Việt Nam là hua-oai “hoa ngoại [?]: beyond civilization: bên ngoài nền văn minh” (và Fan đồng ư).  Kinh đô Việt Nam nằm ngoài châu thổ sông Hồng tại Hoa Lư, trong thực chất là một trại vũ trang của sứ quân địa phương Lê Hoàn.  Hoàn xưng làm Đế “Emperor”, cho xâm hàng chữ “Thiên-tử-binh” “Army of the Son of Heaven” trên trán binh sĩ của ông, và sử dụng danh xưng và tước hiệu Trung Hoa cho triều đ́nh của ông, nhưng (trong mắt nh́n của Trung Hoa) quá gần cận với các kẻ đi theo ông ta. 8 Chính thể Việt Nam, như được phản ảnh trong báo cáo thời nhà Tống, được đặt trên ḷng trung thành cá nhân đối với một lănh tụ vượt trội.  Các binh sĩ với h́nh xâm của họ và các cận thần triều đ́nh trung thành bao quanh một nhà cai trị t́m cách tự nâng cao ḿnh lên ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa.  Quan hệ thân thích và ḷng sủng ái cá nhân đă là các căn bản cho sự tuyển chọn các quan chức, với tất cả sự bất ổn nội tại trong đó.  Các h́nh phạt th́ nặng nề đối với sai phạm nhỏ nhặt nhất.  Sự thao diễn vơ nghệ đóng một vai tṛ quan trọng, và mọi người đàn ông sau rốt đều là bộ phận của các lực lượng vũ trang.  Sung Hao tŕnh bày hoạt động như thế chỉ là sự tự khoa trương; bởi đối với người Việt Nam, thành tố cần thiết nhất trong một chính thể phải đặt trên sự kết hợp của các tín ngưỡng bản xứ, quyền lực quân sự, và sự che chở của Trung Hoa.

       Tác động của các cảm tưởng của họ Sung ở lại trên người Trung Hoa trong tám mươi năm.  Trong thập niên 1070, triều đ́nh nhà Tống hăy c̣n duy tŕ h́nh ảnh kém phát triển của người Việt Nam và đă phải thay đổi h́nh ảnh đó khi người Việt biểu lộ một khả năng quân sự hữu hiệu trong cuộc giao chiến của thập niên đó.  Fan Shih-hu đă nhận xét rằng trong khi người Việt Nam dứt khoát là các kẻ hua-oai, với sự chấn động về sức mạnh tân tiến của họ trong chiến tranh của thập niên 1070 (bất kể các sự khẳng quyết về sự chiến thắng của họ Fan), ông ta đă phán đoán Đại Việt hiện là “nước hùng mạnh nhất trong tất cả các kẻ man rợ ở phương nam”. 9 Mặc dù họ Fan chỉ phô bày một sự nhận thức sơ sài về cuộc đấu tranh đẫm máu, các cuộc tranh chấp trong suốt thế kỷ thứ mười hai trên lục địa phía đông giữa dân Khmer, Chàm, và Việt Nam đă khiến người dân kể sau t́m kiếm sự bảo đảm cho sự ổn định nơi hậu tuyến của họ. (Một sự lưu ư của họ Fan là về vùng đất quư giá nhờ gỗ trầm hương mà người Việt đă chiếm đoạt từ người Khmer). 10 Nước Trung Hoa mà người Việt Nam đang t́m cách giao hảo giờ đây nằm gần với họ hơn bao giờ hết, với kinh đô của nhà Nam Tống tại thung lũng hạ lưu sông Dương Tử sau năm 1126.  Wolters đă ghi nhận phương thức làm sao mà vua Lư “đă phái một số sứ bộ xa hoa hoang phí nhằm cải thiện tư thế của ông tại triều đ́nh Trung Hoa, và trong năm 1174 các nỗ lực của ông đă được tưởng thưởng bằng sự ban phong tước vị “An Nam Vương: King of An Nam” [có lẽ là An Nam Quận Vương vi đây là tước phong trước khi có tước vị An Nam Quốc Vương như sẽ nói đến bên dưới, chú của người dịch]. 11

       Các nỗ lực này đă dẫn đến một sự nhộn nhịp của hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa.  Khởi thủy, Việt Nam t́m cách tiếp xúc và bị cự tuyệt, chỉ có lời yêu cầu của Trung Hoa về các con voi (sẽ được dùng trong cuộc đại lễ tế lên ông Trời).  Lần này, đến lượt chính người Việt Nam quyết liệt từ chối, không khứng chịu để các con voi ra đi.  Trong năm 1174, ngay khi họ Fan đảm nhận các trách vụ của ḿnh tại Quảng Tây, người Việt Nam một lần nữa cố gắng thực hiện sự tiếp xúc, trong khi vẫn từ khước không chịu gửi sang các con voi.  Với cả hai bên tỏ vẻ cứng rắn, bản thân họ Fan đă góp phần để giải quyết t́nh trạng này – phía Trung Hoa đồng ư chấp nhận toàn bộ cống phẩm của Việt Nam, và phía Việt Nam đem cống mười lăm con voi, tất cả đều mang phẩm phục trang hoàng (muốn có h́nh ảnh con voi như thế, xem bài của tác giả Guy trong cùng tuyển tập này).  Nhà cai trị Việt Nam kế đó được tuyên phong làm An Nam Quốc Vương: An Nan Kuo Wang” (King of the State of An Nam”.  Tuy nhiên, khi toàn thể thủ tục này đang diễn ra, một sự rắc rối khác đă xảy đến.  Nhà lănh đạo Việt Nam (vua Lư Anh Tông) băng hà, và vị Nhiếp Chính (Prime Minister) Tô Hiến Thành đă đưa vị thừa kế (Lư Cao Tông) lên ngôi.  Phía Việt Nam khi đó tiến hành việc tiếp nhận sự thừa nhận của Trung Hoa mà không đề cập đến việc vị vua cũ đă từ trần.  Tuy nhiên, t́nh trạng sau cùng đă được giải quyết, và phía Trung Hoa đă gửi cả lời phân ưu của họ lẫn sự tấn phong chính thức vương tước mới cho nhà lănh đạo mới.  Trong suốt thời khoảng này, một số các sứ đoàn, cả ở phía Trung Hoa lẫn Việt Nam, đă di chuyển ngang qua Quế Lâm trên đường đến kinh đô của nước kia.  Cả Fan và Choi đă phục vụ tại đó trong thời gian này, và chính từ các sự tiếp xúc của họ với các sứ đoàn đi và đến mà họ đă thu thập được các tin tức.  Mỗi viên chức đều có điều ǵ đó để cống hiến như một quan sát viên độc lập. 12

       Theo họ Fan (và như chúng ta sẽ thấy dướí đây, phía Việt Nam sử dụng danh hiệu An Nan Tu Hu Fu (tiếng Việt là An Nam Đô Hộ Phủ: Protectorate of An Nan).   Chính ông Fan đă đưa ra một sư ghi nhận đặc biệt về sự kiện rằng ông đă có thể lợi dụng tước vị bởi việc đón tiếp các sứ giả Việt Nam như một nhóm các quan chức Trung Hoa thấp hơn, tương đương với các quan chức nhỏ hơn của chính ông ta, chứ không như các thành viên của một sứ đoàn triều cống.  Phía Việt Nam, cần có sự tiếp xúc, tuân hành theo và không đưa ra lời khiếu nại nào.  Ngoài ra, nơi mà ấn tín chính thức của Đại Việt khắc các chữ Nam Việt Quốc Ấn [trong nguyên bản viết sai là Âm, chú của người dịch]: seal of the State of Nam Việt”, ông Fan cho chúng ta hay rằng gần đó nó đă được thay đổi thành các chữ Chung Shu Men Hsia Chih Yin: Seal of the [Chinese] Secretariat and Chancellory [không có kèm chữ Hán, chỉ có phiên âm bằng Anh ngữ, nên không rơ đích xác có phải là hàng chữ có thể phiên âm sang tiếng Việt Hán là Trung Thư Môn Hạ Chi Ấn [?] hay không, và nếu như thế tác giả có thể đă hiểu sai chữ Trung trong Trung Thư là Trung Hoa, thay v́ là bên trong, và do đó đă giải thích sai ở câu kế tiêp, chú của người dịch].  Sự thay đổi này có thể đă xẩy ra như kết quả của tước phong mới vừa nhận được (và chỉ có lợi cho phía Trung Hoa không thôi hay sao?).  Nam Việt (Nan Yueh chắc chắn là một danh xưng gây khó chịu cho triều đ́nh Trung Hoa.  Về phía họ, theo ông Fan, người Trung Hoa không đặt thành vấn đề đối với sự sử dụng của phía Việt Nam các danh hiệu Trung Hoa bởi có sự miễn cưỡng của Trung Hoa, muốn tránh làm đảo lộn các quan hệ với một quốc gia giáp ranh như thế (nói cho cùng, Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có duy tŕ các quan hệ với nhà Nam Tống trong suốt thời hiện hữu của triều đ́nh này). 13

       Mặt trận ngoại giao được phóng ra bởi phía Việt Nam trước khi họ Fan và phía Trung Hoa xem ra đă được tập trung (như chúng ta sẽ ghi nhận dưới đây) vào An Nam Đô Hộ Phủ (hay Protectorate Office) và liên can đến một số các học giả Trung Hoa, như một ông Fan bực ḿnh đă vạch ra.  Các nhà ngoại giao Việt Nam chắc chắn bao gồm một nhóm nhỏ các triều thần và quan chức đă học hỏi các kinh điển Trung Hoa, và điều này sẽ góp phần cho việc giải thích lời phát biểu của họ Fan rằng các quan chức đă được tuyển chọn qua các cuộc khảo thí đă là các kẻ được kính trọng nhất tại triều đ́nh Việt Nam.  Không có bằng chứng nào hiện hữu cho một sự tuyên bố như thế trong tài liệu Việt Nam.  Tuy thế, họ Fan chắc chắn đă chính xác trong việc liệt kê các vật phẩm mà phía Việt Nam đă nhập cảng từ Trung Hoa – văn học, tên các cung điện, chức vị các quan chức, cũng như các thứ khác chẳng hạn như giấy và bút viết.  Trong cách này, họ Fan đă cố phơi bày sự lệ thuộc của Việt Nam vào các sản phẩm và di dân Trung Hoa, tự nguyện cũng như cưỡng bách, cho nền tảng của nền văn minh của họ.  Trong thực tế, ông c̣n đi xa đến mức tuyên bố rằng đa số dân chúng Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Hoa.  Để binh vực cho ư kiến của ḿnh rằng nhà Tống cần phải gắng sức hơn nữa để duy tŕ và không bỏ rơi các sự hạn chế chặt chẽ của họ trên vấn đề buôn lậu nô lệ và sự tuyển dụng người ngoại quốc của giới trí thức Trung Hoa, họ Fan đă tạo sự giật gân cho sự tŕnh bày của ḿnh khi ông cố làm cho vấn đề (và bản thân ông) nhận được sự chú ư của hoàng đế.  Trong cái nh́n của họ Fan, lănh thổ dân tộc Mân [Việt] (Min) (tức tỉnh Phúc Kiến (Fu-chien)) đă cung cấp đầu óc cần thiết cho sự điều hành quốc gia Việt Nam.  Trong khi ông hóa ra là một nhà tiên tri, với sự trổi dậy của nhà Trần trong thế kỷ kế đó, ông Fan c̣n đưa ra lời tuyên bố, “theo truyền thống”, đó đă là quê hương của nhà sáng lập ra triều đại, Lư Công Uẩn. 14

       Một điểm quan trọng được đưa ra một cách mặc nhiên bởi họ Fan rằng Việt Nam đă là một điểm nối kết giữa “các kẻ buôn lậu tai tiếng từ phía nam đế quốc” với “các thương nhân ngoại quốc thuộc vào các vùng đất man rợ”.  Ông Fan cáo buộc hai loại các nhà mậu dịch về tội thông đồng trong việc chuyên chở bằng tàu cả con người lẫn tiền mặt bằng đồng của nhà Tống ra hải ngoại, ngoài thương mại thường lệ.  Phía Việt Nam, ông ghi nhận, đă dùng tiền mặt bằng đồng làm tiền tệ của họ, chứ không làm ra tiền riêng (không biết cách làm ra sao, theo ông).  Các sản phẩm của xứ sở bao gồm kim loại từ các mỏ của chính họ (vàng, bạc, đồng), ngọc trai, và các sản phẩm từ súc vật (từ voi, tê giác, chim bói cá) như là có giá trị cao nhất trong một số hàng hóa, và người Việt Nam đă tiếp xúc với “tất cả các giống dân man rợ phương năm (người Man) nằm ợ phía tây các hải cảng Trung Hoa”.  Hảỉ cảng gần nhất trong các hải cảng của Trung Hoa chỉ cách một ngày đi biển. 15

       Song đàng sau khuôn mặt ảnh hưởng Trung Hoa thực sự hay tưởng tượng ẩn chứa một thế giới hoàn toàn khác biệt, như chính họ Fan tŕnh bày cho chúng ta.  Tác phẩm của ông mang lại cho chúng ta chi tiết quan trọng biết bao về sinh hoạt của Việt Nam.  Đại Việt, như họ Fan chỉ ra, hoàn toàn sẵn sàng để bổ túc nhân lực và tài nguyên nhân sự của nó bằng dân số phụ cộng từ nơi khác, đối xử các người mới tới một cách tốt đẹp, và sử dụng khả năng chuyên môn của họ hầu giải quyết các vấn đề thích hợp, đặc biệt trong lănh vực quốc tế (như trong việc soạn thảo thư từ).  Do đó các sự cáo giác sắc sảo của họ Fan về sự mua bán sâu rộng con người và về sự tiếp nhận bất kỳ người nào có năng lực và quan tâm đến việc phục vụ ngai vua Việt Nam (các học giả theo Khổng học, các nhà sư Phật Giáo và các nhân vật tôn giáo khác, các thương nhân, các nghệ nhân tài giỏi và các thân nhân của họ) đều có phần là sự thực, cho dù có bất kỳ sự thậm xưng nào mà ông có thể gán cho chúng.  Hệ thống theo đó phía Việt Nam nghênh đón các người ngoại quốc này cho thấy có ít sự tương ứng với khuôn mẫu thư lại của chính quyền nhà Tống.  Bất kẻ sự sử dụng “giả dối” các tước vị Trung Hoa chính thức, đặc biệt những chức vụ liên hệ đến Đô Hộ Phủ (Protectorate), họ Fan phát biểu một cách cá biệt rằng phía Việt Nam đă không sử dụng một sự xếp hạng thư lại. 16

       Chính quyền Việt Nam thay vào đó được tổ chức quanh hoàng tộc (Vương-tông-tộc) [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] và kinh đô Thăng Long.  Hoàng tộc được chia ra giữa những người trong đường dây liên hệ trực tiếp đến ngai vàng (thừa tự) và những người ở bàng hệ [không trực tiếp] (chi tự).  Đặc biệt các triều thần sủng ái được ràng buộc với hoàng tộc, giả định được ban cho họ nhà vua (Lư).  Các triều thần khác họp lại với nhau thành Thiên Vương Ban (Company of the Heavenly King).  Các quan chức được phân chia thành “bên trong” tức nội (inner) và bên ngoài, tức ngoại, với nội quan “lo việc quản trị dân chúng” và ngoại quan điều khiển quân đội.  Tại kinh đô, chính v́ thế đă có hiện diện một giới tinh hoa cai trị với các tước vị quư tộc Trung Hoa đứng đầu bởi vị Thủ Tướng tức Phụ Quốc Thái Úy (tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch) và được trợ giúp bởi một loạt các chức vụ hành chính.  Các lănh thổ bên ngoài được đảm trách bởi quân đội dưới sự chỉ đạo của viên cố vấn tối cao (Khu Mật Sứ).  Ngoài ra, khu vực “bên ngoài”  có bao gồm văn pḥng của Đô Hộ Phủ với ṭa nhà riêng nằm trong phạm vi hoàng cung, một tháp canh.  Người ta trở thành quan chức theo một trong ba cách – bởi khảo thí (như đă ghi nhận bên trên, là phương thức đáng được ưa chuộng, theo cái nh́n của họ Fan), bởi việc là con trai của một quan chức hay bởi sự giàu có.  Phương cách kể sau nhận được sự mô tả với nhiều chi tiết hơn hai loại kia.  Các quan chức đă không được cung cấp bởi lương bằng tiền mặt khi họ được ước định sống bằng gạo và cá nhận được từ dân chúng địa phương.  Mặt khác, quân sĩ Việt Nam (vẫn c̣n mang dấu xâm “Thiên Tử Binh” trên trán) nhận được tiền, vải vóc và gạo, ngay khi họ làm việc trên cánh đồng vào thời b́nh. 17

       Các tin tức khác cung cấp bởi họ Fan cho thấy bối cảnh văn hóa của các thời đại đối với người Việt Nam.  Trong khi lời tuyên bố của ông rằng người Việt Nam “có ít sự thông hiểu về văn chương (cổ điển Trung Hoa)” chắc chắn mang ư nghĩa không muốn xảy ra như thế, điều đó nói chung  lại gần sự thực nhất..  Xă hội Việt Nam đă không phải là một sự phản ảnh gần sát xă hội của Trung Hoa, và các khuôn mẫu bản xứ vẫn c̣n hiển hiện rơ ràng.  Cây tre ở mọi nơi, tập xâm vẽ ḿnh vẫn nổi bật, cho cả người lính lẫn “các nô lệ”, và tục nhai trầu chắc chắn hiện diện ở đó.  Các lễ nghi Việt Nam đă có một định hướng khác biệt nhắm vào sự sinh sản hơn là vào các vị tổ tiên (như họ Fan đă ghi nhận, “các buổi tế lễ” thuộc các mùa khác nhau trong năm không dâng vật cúng lên tổ tiên”).  Vào dip đầu năm, nhà lănh đạo Việt Nam (được đề cập đến bởi họ Fan là tu (thổ tù) hay tù trưởng) đă hạ sát một con trâu, chắc chắn đă bị buộc vào một chiếc gậy dài, và đăi tiệc cho các người trong triều.  Vào giữa năm, đă có một buổi lễ trọng thể trong đó các quan chức làm lễ dâng các gia súc lên nhà lănh đạo, là người kế đó trong ngày sau đă ban bữa yến tiệc cho họ.  Các cung điện, mang các danh hiệu kiêu kỳ giả tạo như Thủy Tinh Cung (Crystal) và Thiên Nguyên Điện (Origin of Heaven Spirits), được trang trí một cách phong phú với h́nh “các con rồng” (thần nước), hạc (với quyền năng xua đuổi các con rắn), và các tiên nữ (heavenly nymphs). 18

       Trong số các thường dân, tất cả đều búi tóc và đi chân trần theo họ Fan, thực phẩm tiêu chuẩn là “gạo Chàm” (Chiêm mễ).  Loại lúa này, theo nhà sử học hiện đại Ho Ping-ti, “là loại lúa tương đối chống được nạn hạn hán và mau chín từ xứ Chàm” cũng có được du nhập cả vào Trung Hoa. 19 Tuy nhiên, gạo được ưa chuộng được gọi là Đại ḥa [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] và được để dành cho các dịp đặc biệt chẳng hạn như Năm Mới.  Các binh sĩ nhận được một đĩa cơm với mắm cá (có lẽ là nước mắm [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], nước chấm cá lên men của Việt Nam).  Người dân không bị phân cách khỏi nhà lănh đạo của họ bởi cơ cấu thư lại nhiều tầng.  Bất kỳ ai muốn kháng cáo lên nhà vua về một sự khiếu tố hay phán quyết cần đến sự chú ư tức thời đều có thể rung chuông treo trước cổng hoàng cung.  Các sự trừng trị phán ra, họ Fan cho biết, đều khá khắc nghiệt. 20

       Chou Ch’u-fei đă du nhập phần lớn các tin tức của thượng cấp vào trong bản tường tŕnh của chính ông, và hai văn bản không phủ trùm lên nhau, một cách đáng ngạc nhiên.  Song mỗi người thay vào đó lại có nhiều chi tiết hơn kẻ kia, cho thấy mỗi người giữ vị thế của chính ḿnh như một nhà quan sát.  Một sự so sánh chi tiết hai bải khảo luận sẽ có nhiều giá trị.  Tuy nhiên, giờ đây chúng ta sẽ chỉ so sánh các đoạn có giá trị nhất cho việc nghiên cứu về bản thân Đại Việt.  Đối với họ Chou, sự cao ngạo của Việt Nam khởi đầu với Lư Thánh Tông hồi giữa thế kỷ thứ mười một khi nhà lănh đạo Việt Nam đă phong tặng “một cách sai lạc” các tước hiệu sau khi chết cho các tổ tiên của ông, đặt tên nước là Đại Việt, và lấy niên hiệu trị v́ là Thiên Huống, [có nghĩa] “Trời ban [điều này cho ta]”.  Song họ Chou cho chúng ta hay, cho dù triều đ́nh Việt Nam có vẻ c̣n quê mùa đến đâu, thượng tầng và hạ tầng ḥa hợp khá tốt với nhau.  Rơ ràng là trước sự kinh hoàng của ông, cả mẹ của vua và vợ của vua đều được gọi là “Hoàng Hậu” (Queen), và tất cả các con trai của ông đều là các kẻ có thể kế ngôi tiềm ẩn (tương tự như họ Fan, nhưng nói một cách khác).  Người Việt Nam có phân biệt giữa hoàng tộc trực hệ (được gọi bởi họ Chou là Đại Vương [?]) và các chi tộc có các sự tuyên xác xa xôi hơn đối với ngôi vua.  Nhưng họ Chou tuyên bố một cách rơ ràng rằng “người con lớn nhất trong hoàng tộc được gọi là thừa tự [tức thừa ngôi]”.  Họ Chou cũng ghi nhận sự phân biệt nội / ngoại, văn quan / quân đội nhưng không đi sâu vào chi tiết.  Ông cũng nói rơ ràng hơn về bản chất của Đô Hộ Phủ -- cơ quan đảm nhận thư từ và quan hệ với Trung Hoa.  Giống như họ Fan, họ Chou ghi nhận ba phương cách để gia nhập chính quyền nhà nước, là con trai của một quan chức, được chọn do học thuật (không nói trực tiếp là do thi cử), và nhờ sự giàu có.  Nhưng ở các đoạn khác ông cũng tuyên bố rằng các cuộc khảo thí là phương cách chính để tuyển chọn các quan chức.  Về sự tổ chức hành chính cấp tỉnh, họ Chou liệt kê tổ chức mà ông gọi là bốn phủ (prefectures), mười ba châu (subprefectures), và ba trại (stations).  Dù thế, danh sách của ông không được đầy đủ, c̣n thiếu sót một số đơn vị hành chính nội địa. 21

       Trong khi mô tả đời sống và các thời đại của phía Việt Nam, họ Chou đă không đến mức giật gân như họ Fan (thí dụ như với sự mua bán nô lệ).  Khi sử dụng cùng thông tin như họ Fan, họ Chou có khuynh hướng đi theo chi tiết thực tế hơn, sắp xếp chúng lại trong sự tŕnh bày của ông.  Sự mô tả của ông về thực phẩm, quần áo và các vật phẩm trang trí nói chung đi theo sự tŕnh bày của họ Fan.  Song họ Chou hoàn toàn có khả năng đưa ra các sự quan sát độc lập, chẳng hạn, “Các con voi có thể thực sự bơi lội được” và “h́nh xâm vẽ trên cơ thể trông giống như các họa tiết trên trống đồng”. 22

       Chao Ju-kua đă viết gần nửa thế kỷ sau đó và bản ghi chép của ông về Giao Chỉ được rút ra từ các sự tường thuật của họ Fan và họ Chou.  Chính v́ thế, chúng ta lại nghe thấy (ngắn gọn) về người Việt Nam đi chân trần, không dùng các dược phẩm, cần nhập cảng giấy và bút viết của Trung Hoa và có hai lễ hội chính.  “Vào dịp Năm Mới họ cầu khấn Đức Phật nhưng họ không dâng đồ cúng lên tổ tiên”.  Các sản phẩm Việt Nam được liệt kê bởi họ Chao cùng giống như trong bản báo cáo của họ Fan, nhưng cũng khá gây ṭ ṃ khi họ Chao tuyên bố rằng “xứ sở này không tham dự vào ngoại thương (của Trung Hoa)”. 23

 

II.  Quốc Gia Việt Nam Ban Sơ

       Khi khảo sát các pi-chi Trung Hoa này trong cuộc nghiên cứu về Việt Nam cuối thời nhà Lư, chúng ta cần ghi nhớ trong đầu những ǵ chúng ta hay biết về phía Việt Nam ban sơ và kết hợp các sự ghi nhận của phía Trung Hoa vào trong sự hiểu biết của chúng ta.  Tôi sẽ bắt đầu với một nhân tố then chốt trong nền văn minh Việt Nam vẫn c̣n cần sự điều tra sâu xa hơn, cơ cấu xă hội, và sau đó sử dụng tư tưởng của tác giả Wolters về giới lănh đạo Đông Nam Á để nh́n vào các yếu tố tôn giáo trong ngôi vị nhà vua Việt Nam để xem làm thế nào mà xă hội và ngôi vua Việt Nam đă tương liên với nhau.Từ đó, tôi sẽ khảo sát sự tổ chức hành chính Việt Nam và sau cùng sinh hoạt kinh tế như nó đă liên hệ đến nhà nước.  Tôi sẽ kết luận với một số lời b́nh luận về cách thức làm sao mà các điểm này liên hệ đến sự thay đổi triều đại đă xẩy ra nửa thế kỷ sau đó.  Trong tiến tŕnh, tôi sẽ sử dụng các văn bản lịch sử bản xứ quan trọng viết về các thời đại, cả hai đều từ nhà Trần kế tiếp: quyển Đại Việt Sử Kư của Lê Văn Hưu và quyển (Đại) Việt Sử Lược. 24

A. Cơ Cấu Xă Hội

       Trong một bài viết khác tôi đă thảo luận về khuôn mẫu của tổ chức xă hội Việt Nam cho một thời kỳ về sau. 25 Sử dụng công tŕnh có rất nhiều tính chất thông tin của tác giả Yu Insun, 26 điều trở nên hoàn toàn rơ ràng rằng xă hội Việt Nam ban sơ không có theo phụ hệ theo ư nghĩa của Trung Hoa.  Chỉ với triều đại nhà Lê của thế kỷ thứ mười lăm và sau đó mới có một sự nhấn mạnh chính thức bởi chính quyền trung ương dành cho dân chúng nói chung về chế độ phụ hệ (patrilineality) và người con trai trưởng thừa kế (primogeniture).  Một sự phân tích sự tổ chức xă hội Việt Nam xưa hơn nữa, theo tôi nghĩ, đ̣i hỏi một ư nghĩa về cơ cấu xă hội ở một nơi nào khác tại Đông Nam Á.

       Như tác giả Wolters ghi nhận, xă hội Đông nam Á vùng b́nh nguyên nói chung có tính chất tương tự với nhu cầu tất nhiên của sự thành lập nhóm tự nguyện.  Nỗ lực hợp tác và sự lănh đạo sáng tạo là các nhân tố quan trọng trong sự tổ chức xă hội.  Các cuộc nghiên cứu về người Bali của Clifford và Hildrecdx Geertz cùng James Boon, công tŕnh nghiên cứu về người Miến Điện của Melford Spiro, và khảo cứu về người Thái của Jeremy Kemp phơi bày bản chất tự chọn (optional) của các mối quan hệ xă hội tại các xă hội này. 27 T́nh thân thuộc rộng lớn bao gồm cả phụ hệ lẫn mẫu hệ có nghĩa có sự lựa chọn thay v́ sự bắt buộc trong các quan hệ họ hàng (và xa hơn thế).  Từ đó, một từ ngữ then chốt trong việc mô tả cách quan hệ như thế là tính linh động, đặc biệt về mặt thành lập nhóm.   

       Tác giả A. Thomas Kirsch đă vạch ra ư nghĩa của các quan hệ song phương cho các chính thể Đông Nam Á ban sơ, và Wolters đă áp dụng sự thảo luận của Kirsch cho Việt Nam giữa thời nhà Lư trong cùng tuyển tập. 28 Điểm chính là các kẻ tranh ngôi quyền lực cần đến các đồng minh: sự kết hôn tương thông với các gia đ́nh của các nhà lănh đạo hùng mạnh khác góp phần dành đạt được điều này.  Song tất cả các hậu duệ của các cuộc hôn phối như thế đều tuyên xác việc nối ngôi, và các bà ngoại hoàn toàn sẵn ḷng xông vào cuộc xung đột để củng cố cho sự tuyên nhận đó.

       Trong tuyển tập này, tác giả Vickery chỉ cho thấy sự đáp ứng trước vấn đề này bởi Angkor ban sơ.  Người Khmer đă phát triển khuôn mẫu của một thị tộc h́nh nón (không theo phụ hệ mà “lẫn lộn cả hai bên phụ và mẫu hệ (ambilateral)”) nhằm điều ḥa sự kế ngôi, một mô thức với nhiều sự bất ổn tiềm tàng.  Tại Đại Việt, như tác giả Wolters đă vạch ra trong cuộc thảo luận tại hội nghị, 29 sự lựa chọn là sự lựa chọn của “triều đại”, áp dụng một biểu đồ phụ hệ cho sự kế vị hoàng triều.  Kết quả, trong quan điểm của ông, rằng nó đă kiểm soát các người phụ nữ hoàng gia và gia đ́nh của họ, duy tŕ một cảm thức về quá khứ tại triều đ́nh, và cung cấp một sự liên tục của sự phục vụ trong đó.  Khái niệm này khởi đầu dưới thời nhà Lư và chỉ đạt được toàn hiệu lực của nó với các triều kế tiếp, nhà Trần, các kẻ đă nhận ra được các vấn đề khó khăn trong chiều hướng kế ngôi của nhà Lư.

       Chúng ta hăy nh́n trước tiên vào các ư kiến của tác giả Keith Taylor vào cơ cấu xă hội Việt Nam trước thời nhà Lư và trong thời đô hộ của người Trung Hoa. 31 Ông nh́n thấy ở đó một xă hội với một bản chất song hệ và các khuynh hướng linh động.  Sự phác thảo huyền thoại của thời Lạc [Việt] hơn một ngh́n năm trước cho thấy rằng đă có một vị thế tương đối cao dành cho phụ nữ trong xă hội Việt Nam và “một hệ thống gia đ́nh song hệ trong đó các quyền thừa kế có thể được chuyển xuyên qua cả phụ hệ lẫn mẫu hệ”.  Các biến cố lịch sử sau này xác nhận một khuôn mẫu như thế, và người Trung Hoa sau rốt lấy làm thất vọng trong nỗ lực của họ nhằm cấu tạo xă hội Việt Nam theo h́nh ảnh của chính họ.  Wolters chỉ cho thấy bằng cách nào, như một kết quả của tính linh động nội tại trong cơ cấu xă hội Việt Nam, hầu hết mọi sự kế ngôi của triều đại nhà Lư đều gặp vài khó khăn gắn liền với chúng.  Đă không có chế độ con trai trưởng kế vị hay bất kỳ khuôn mẫu ấn định nào cho sự kế ngôi.  Hậu quả là tất cả các thành phần trong và ngoài triều đinh đều có thể toan tính để chia phần trong sự lựa chọn nhà lănh đạo mới.  Tính linh động chính v́ thế đă góp phần mang lại sự xáo trộn và nỗi nguy hiểm cho triều đ́nh, và ở một mức độ nào đó, cho bản thân của quốc gia.

       Những quyển pi-chí kể trên cho chúng ta biết những ǵ về cơ cấu xă hội Việt Nam và đặc biệt sự tổ chức của triều đ́nh và nhà nước ? Cả họ Fan lẫn họ Chou cho thấy sự mở rộng việc kế ngôi cho tất cả các đứa con trai của nhà vua, mặc dù họ Chou cũng có nói đến “người con lớn tuổi nhất trong hoàng tộc” là kẻ kế ngôi.  Ông cũng chỉ cho thấy sự b́nh đẳng của Hoàng Thái hậu và Hoàng Hậu, và từ đó tiềm năng của gia đ́nh liên hệ của họ sẽ tự ḿnh can dự quanh ngai vàng.  Các chi khác của hoàng gia cũng có sự tiếp cận với ngôi vua.  Điều này sẽ xác nhận h́nh ảnh của sự kế ngồi được rút ra bởi Wolters từ các nguồn tài liệu Việt Nam.

       Điểm khác được đưa ra bởi họ Fan rằng các thành viên có đặc ưu quyền của giới quư tộc sẽ được thu hút vào trong hoàng tộc (và có lẽ được ban cho họ của hoàng tộc).  Đối với tôi, việc này tượng trưng cả cho tính lưu động (fluidity) trong các quan hệ thân thích tại Việt Nam và sự sử dụng các quan hệ thân thuộc hư cấu để củng cố sự thành lập nhóm và các liên minh chính trị.  Đây là một khuôn mẫu sẽ được liên tục trong các thế kỷ sau này (như được chứng thực bởi sự ban cấp họ Lê cho các người pḥ tá trung thành trong thế kỷ thứ mười lăm cho đến khi vua Lê Thánh Tông đưa ra các sự phản biện Khổng học đối với tập tục như thế.

B. Nghi Lễ

       Tính lưu hoạt trong sự tổ chức xă hội Việt Nam và Đông Nam Á đ̣i hỏi, theo cách nói của Wolters (như đă ghi nhận trước đây), “một sự thừa nhận phẩm chất anh hùng của một cá nhân”. 32  Điều này khởi hứng cho ḷng trung thành góp phần vào việc thành lập các nhóm và quyền lực chính trị đi theo các nhóm này.  Tuy nhiên, một khi một cá nhân quyền thế đă dành đưiợc ngôi vua và thiết lập gia đ́nh của ông trên đó, vấn đề thừa kế hoàng gia sẽ xuất hiện như Wolters mô tả.  Lễ nghi đă phải được phát triển sẽ giữ liên tục các phẩm chất anh hùng đặc biệt của nhà lănh đạo, nhất là khi nó liên can đến các mối liên kết được nhận thức với siêu nhiên.  Nhu cầu này ràng buộc với nhu cầu của quyền lực trung ương để tự thiết định bên trên các quyền lực địa phương cùng các sự thờ phụng của chúng.  Câu trả lời, tôi sẽ lập luận, cho Việt Nam cũng như cho các quốc gia cổ điển khác của Đông Nam Á, chính là cái dù vũ trụ quan của tư tưởng Phật Giáo Ấn Độ và một chủ trương chiết trung mạnh mẽ trong chiều hướng của chúng đối với các ư tưởng ngoại lai. 33

       Tầm quan trọng cụ thể hơn ở đây là vai tṛ của Đế Thích (Indra), Vua Trên Trời / các vị Thần, cho phép một sự song hành giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ, nhà vua và thần thánh, việc duy tŕ trật tự xă hội, và việc mang lại sự thịnh vượng và ph́ nhiêu cho đất đai.  Các tác giả Michael Aung Thwin và Eleanor Mannikka đă tŕnh bày ư nghĩa quan trọng của Đế Thích (Indra) lần lượt đối với [vương quốc] Pagan và Angkor. 34 Trong cả hai trường hợp, bản chất của ngôi vua đă có một sự nối kết mạnh mẽ với Indra về mặt biểu tượng và nghi lễ, nổi bật nhất trong cuộc lễ abhiseka [abhiseka là một phần của nghi lễ thiêng liêng trong hoàng gia Ấn Độ cổ thời.  Nước từ bốn đại dương được đổ từ các chiếc b́nh bằng vàng lên đầu của vị vua đang ngồi trong buổi lễ lên ngôi cũng như trong buổi lễ tấn phong cho người được chỉ định kế ngôi, tượng trưng cho một sự thay đổi vị thế, chú của người dịch].  Indra cũng đă hiện diện tại Thăng Long, kinh đô của Đại Việt, dưới h́nh thức Đế Thích (Ti-shih trong tiếng Hán).  Được thành lập trong năm 1057 bởi vua Lư Thánh Tông, nghi lễ liên can đến nhân vật này tiếp tục xuyên qua các triều đại Lư và Trần, chỉ bị gạt bỏ trong cuộc nổi dậy của quốc gia theo Khổng học hồi thế kỷ thứ mười lăm; song nó đă tái xuất hiện ngắn ngủi trong năm 1516 với mưu toan để tái lập triều đại nhà Trần, một phản ứng mang tính chất địa phương rơ ràng đối với sự tiếp nhận mô thức Trung Hoa. 35

       Được nối kết với và rải rác quanh danh xưng Đế Thích trong các quyển sử kư Việt Nam (cũng như các quyển pi-chí) là sự đề cập thường xuyên đến chữ “Thiên: Trời: Heaven”, được dùng trong niên hiệu trị v́, các nghi lễ, đền thờ và cung điện.  Từ ngữ này là tiếng Hán và thường được nhận thấy ở Việt Nam khi liên quan đến Ông Trời vô định h́nh trong Khổng học với các hàm ư đạo đức mạnh mẽ.  Song trong các thế kỷ sớm hơn, tôi ngờ rằng chữ Thiên liên quan đến Trời trong Phật Giáo Ấn Độ nhiều hơn là Trời theo Khổng học.  Việt Nam hẳn phải, tôi lập luận nơi đây, được cứu xét trong một khung cảnh Đông Nam Á về vấn đề này.  Sự hiện diện tại Đại Việt của một tín ngưỡng hoàng gia thờ Indra thuộc Phật Giáo Ấn Độ, Vua Trên Trời, nối kết vị vua trần thế với thiên đ́nh và tạo ra một mối quan hệ tích cực và được củng cố giữa nhà vua và dân chúng.  Trong cung cách này các người kế ngôi vị sáng lập triều đại sẽ có thể vừa duy tŕ h́nh ảnh anh hùng mà người sáng lập dựng lên lẫn thiết lập một tín ngưỡng hoàng triều bao trùm lên các sự thờ phượng địa phương.

       Họ Fan ghi nhận một sự kiện có ư nghĩa đặc biệt cho lập luận này.  Các thành viên của giới quư tộc Việt Nam được mang vào trong hoàng tộc và / hay vào Thiên Vương Ban.  Tôi giải thích “Ban” này là một nhóm khác biệt trong các triều thần Việt Nam tham dự vào nghi lễ bao quanh sự thờ phụng Đế Thích.  Bởi làm như thế, họ sẽ duy tŕ sự hiện hữu trung tâm cho tính liên tục của triều đại và chống đỡ h́nh ảnh anh hùng / cấu h́nh vũ trụ của nhà lănh đạo Việt Nam.  Các tài liệu lịch sử Việt Nam cho thấy các hoạt động của sự tôn thờ này xuyên qua thế kỷ thứ mười hai.  Cả bộ Đại Việt Sử Kư của Lê Văn Hưu và quyển (Đại) Việt Sử Lược đều ghi chép sự tạo lập năm 1057 các sự thờ cúng Đế Thích (Indra) và Phạn Vương (Braham) [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] tại các ngôi chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ.  Các h́nh ảnh của hai vị thần được đúc bằng vàng.  Kế đó Đại Việt Sử Kư ghi nhận một cuộc thăm viếng của nhà vua để chiêm ngưỡng h́nh tượng Đế Thích không thôi trong năm 1134 (được liên kết với sự thành lập các ngôi chùa Thiên Ninh và Thiên Thành, trong khi quyển (Đại) Việt Sử Lược ghi chép việc mạ vàng hai h́nh tượng và đặt chúng tại hai ngôi chùa Thiên Phù và Thiên Hựu trong năm 1158 và một lần khác trong năm 1194. 36 Lê Tắc sẽ ghi chép (trong bộ An Nam Chí Lược hồi đầu thế kỷ thứ mười bốn của ông) rằng nghi lễ liên can đến Đế Thích đă diễn ra hai ngày trước ngày Tết Mừng Năm Mới. 37

       Một nghi lễ có ư nghĩa thực tế hơn đối với người Việt Nam là lễ hội thề trung thành.  Bắt đầu trong năm 1028 với vị kế ngôi nhà Lư đầu tiên, việc này được tiếp tục xuyên qua các triều đại Lư, Trần cho đến nhà Lê trước khi bị thay thế bởi lễ Nam Giao tế lên Ông Trời theo Khổng học. 38 Như những nơi khác tại Đông Nam Á, lễ tuyên thệ Việt Nam liên quan đến việc uống một dung dịch linh thiêng, ở đây là máu của một con vật tế lễ, và khấn nguyện lên (các) vị thần linh hăy hủy diệt họ nếu họ bị chứng tỏ là không trung thành.  Lời thề Việt Nam được dâng lên vị Thần Núi (Sơn Tinh) của Trống Đồng (Spirit of the Mountain of the Bronze Drum).  Chúng ta nhận thấy lễ tuyên thệ trung thành diễn ra trong thế kỷ thứ mười hai vào dịp có sự kế ngôi triều đại, trong các năm 1128, 1137, và 1175.  Sau này, trong những năm cuối cùng nhiều xáo trộn của triều đại, lễ tuyên thể đă diễn ra hai lần trong năm 1214 và sau đó trong năm 1225 khi vị công chúa nhà Lư lên ngôi. 39 Trong suốt triều đại nhà Trần, lễ hội thệ được tổ chức thường lệ vào ngày thứ tư của tháng tư, và có thể rằng lễ tuyên thệ cũng đă trở thành một nghi lễ hàng năm dưới triều nhà Lư.  Họ Fan và họ Chou đều ghi nhận cuộc lễ quan trọng sau ngày mừng Năm Mới (ngày thứ tư của tháng đầu tiên) trong đó nhà lănh đạo triều Lư đă cho hạ sát một con trâu và ban yến tiệc cho các đại thần của ông.  Đây có thể là lúc để diễn ra một cuộc uống máu ăn thề như thế.

C. Tổ Chức Hành Chính

       H́nh thức nhà nước xuất hiện tại châu thổ sông Hồng với triều đại nhà Lư có tính chất chiết trung, thuộc tầng lớp tinh hoa và không có tính chất thư lai trong một khuôn mẫu tương tự như các h́nh thức của các quốc gia Đông Nam Á vĩ đại khác trong thời cổ điển.  Tại tất cả các quốc gia này, tiêu điểm chính của hoạt động là căn cứ trung tâm bao quanh kinh đô, khu vực được dùng làm nền tảng của gia tộc thống trị.  Ở đây được tập trung quyền lực và các nguồn tài nguyên, kinh tế, tôn giáo và trí thức, được kiểm soát bởi nhà nước với các phụ tá tin cậy đảm trách.  Các cơ sở tôn giáo và các điền sản của chúng có vẻ đă tạo thành một phần then chốt trong khu vực này.  Nhà nước, khi đó, được tập trung hóa theo nghĩa càng nhiều càng tốt những ǵ mà nhà nước kiểm soát có khuynh hướng mang về khu vực hạt nhân này.

       Các tác giả De Casparis, Jacques, Vickery và Kulke trong cùng tuyển tập này đă tŕnh bày về bản chất của tổ chức hành chính tại quốc gia cổ điển của Đông Nam Á, về các quan hệ giữa kinh đô và vùng nông thôn ở đó.  Nhắm chính yếu vào Căm Bốt và Java, các bài khảo luận này cho chúng ta thấy bằng cách nào, từ thế kỷ thứ bẩy trở đi, các chính thể dần dần kết hợp cho đến khoảng năm 1000 sau Công Nguyên chúng tạo thành (theo ngôn từ của Kulke), một “giai đoạn đế quốc của sự thành lập nhà nước tại Đông Nam Á”.  Điều hành từ một khu vực hạt nhân được củng cố, các nhà lănh đạo của các chính thể như thế hoặc đă đặt định thân nhân và các phụ tá sủng ái phụ trách các khu vực ṿng ngoài hay trao quyền cho các lănh tụ địa phương đang ở các chức vụ hiện tại.  Như tác giả Wolters đă ghi nhận, “Quyền hành hành chính … tùy thuộc vào sự quản trị các mối quan hệ cá nhân …” 40 Các cá nhan như thế có thể hành động với sự tự trị tương đối chừng nào họ c̣n tham dự vào nghi lễ của triều đ́nh (chẳng hạn như tuyên thệ) và cung cấp các tài nguyên cho kinh đô.  Các cộng đồng làng xă nằm rải rác ở miền thôn quê vẫn ở trong các khuôn khổ thẩm quyền của chính chúng ngoại trừ vào những lúc khẩn cấp hay có lời yêu cầu cụ thể của hoàng triều.  Chỉ khi đó chúng mới tương tác với quyền lực trung ương.  Mặt khác, chúng có gửi một số tài nguyên của chúng đến v́ chúa tể địa phương, kẻ kế đó đă  chuyển một phần làm cống phẩm lên nhà vua.  Tại Đại Việt, đă có khuôn mẫu tương tự.  Tác giả Taylor trong cùng tuyển tập này sử dụng công tŕnh của Yumio Sakurai để chứng tỏ rằng nhà Lư kiểm soát khu vực hạt nhân một cách trực tiếp và khu vực ṿng ngoài một cách gián tiếp và rằng chính thể đă hiện diện chính là một “hệ thống của các quyền lực cấp miền tụ tập bên dưới cánh dù hoàng gia của nhà Lư”.  Như tác giả Taylor tŕnh bày một cách thật hay ho, nhà lănh đạo Việt Nam đă thống hợp lănh địa xuyên qua sự tiếp xúc cá nhân với cả con người và các bậc siêu nhiên của các địa phương khác nhau.

       Tác giả Kulke cũng ghi nhận sự sử dụng các định chế tôn giáo (các ngôi chùa) như một thành tố then chốt trong sự kết hợp của khu vực hạt nhân mở rộng.  Chúng ta biết rằng nhiều đền chùa đă được xây dựng tại miền bao quanh Thăng Long trong thời ban sơ nhà Lư.  Sự mô tả của Kulke xem ra sẽ thích hợp với Đại Việt, nhưng sự nghiên cứu cụ thể hơn cần được thực hiện trên đề tài này trong các nguồn tài liệu Việt Nam.

       Tác giả Wolters đă vạch ra bản chất mandala [mạn-đà-la, nguyên gốc tiếng Phạn (Sanskrit, có nghĩa ṿng tṛn.  Trong truyền thống của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, nghệ thuật linh thiêng thường có dạng h́nh tṛn mạn-đà-la.  Các mạn-đà-la này, là các họa đồ h́nh tṛn đồng tâm, mang nhiều ư nghĩa nghi thức và thần linh trong cả Phật Giáo lăn Ấn Độ Giáo, chú của người dịch] của chính trị tại Đông Nam Á, 41 và chúng ta cũng nên áp dụng ư niệm này đối với Việt Nam.  Nhiều giới của quyền lực chính trị địa phương nằm cả ở bên trong lẫn bên ngoài ṿng tṛn lớn hơn của ảnh hưởng chính trị của kinh đô vĩ đại.  Từ đó, như Wolters và Taylor (trong cùng tuyển tập này) ghi nhận, ít có sự khác biệt giữa các quan hệ ngoại quốc và trong nước.  Cả hai t́nh trạng cần đến các sự tiếp xúc cá nhân được ghi nhận bên trên.  Các quan hệ như thế cũng có nghĩa các khảo hướng “phi chuyên độc” (non-exclusive) (dùng theo chữ của Taylor) bất kể đến điều chúng ta có thể nh́n như có tính chủng tộc hay ư thức hệ.  Tính tương đối văn hóa này có nghĩa rằng những ǵ đă được để ư tới không phải những ǵ dân chúng thể hiện hay tin tưởng, mà đúng hơn là những quan hệ quyền lực nào đă hiện diện giữa họ, và tại một thế giới của các mạn-đà-la, các quan hệ quyền lực này biến đổi thường trực.  Đối với Đại Việt, điều này liên can đến các quan hệ tích cực với các dân tộc khác và các văn hóa của họ, và một sự khó khăn liên quan đến sự thu hút của các trung tâm quyền lực khác đối với dân chúng tại các khu vực ṿng ngoài của chính họ.  Tác giả Taylor vạch ra nhu cầu để tấn công các kinh đô đối thủ ngơ hầu giữ sự kiểm soát trên khu vực ảnh hưởng riêng của một dân tộc.

       Tầng lớp tinh hoa cai trị quốc gia Việt Nam mang các tước hiệu của chế độ quư tộc nhà Đường.  Sông tại vùng kinh đô, các triều thần này đă bổ túc cho uy thế và sự vinh quang của kinh đô, theo đó đóng góp cả vào sự hấp dẫn văn hóa lôi kéo các tiểu lănh địa nằm ở ṿng ngoài lẫn cho quyền lực kiểm soát chúng.  Như họ Fan đă ghi nhận, một chế độ thư lại (*bureaucracy) theo nghĩa Trung Hoa đă không hiện diện, mặc dù tước hiệu của nhiều chức vụ Trung Hoa khác nhau có thể được sử dụng, và, bất kể đến sự khẳng quyết của họ Fan và họ Chou, ít có bằng cớ về tầm quan trọng của các cuộc khảo thí trong sự tuyển chọn các quan chức.  Theo một học giả Việt Nam hồi thế kỷ thứ mười chín, thủ tục tuyển chọn của nhà Lư là sự lựa chọn cá nhân, được thế tập bởi con trai, và mua bán chức vụ, theo thứ tự đó. 42 Sự xuất hiện dần dần hoạt động lễ nghi Trung Hoa giúp vào việc nâng cao tư thế và sự huyền bí của ngôi vua Việt Nam và kinh đô của nó khắp nơi trên các lănh thổ được nắm giữ một cách lỏng lẻo của nó.  Cũng giống như tại các nước “Ấn Độ hóa” (Indianized) , với devarajas [Vua Thần, xem chú thích về từ ngữ này ở trên của người dịch] và purohitas [các tăng lữ cao cấp của giáo phái Vệ Đà Ấn Độ, chú của người dịch] của chúng, nhà nước Đại Việt và các nhà cai trị của nó đă sử dụng đến một khuôn mẫu cai trị ngoại quốc để nâng cao tư thế của họ tại lănh địa.

       Sự nhấn mạnh của các pi-chi Trung Hoa trên sự lưỡng phân (dichotomy) dân sự / quân sự, nội vi / ngoại vị phản ảnh sự phân chia giữa vùng kinh đô và các khu vực địa phương.  Các quan chức dân sự phụ trách khu vực trung tâm, các chuyên viên ngoại vụ gây sự chú ư rất nhiều của họ Fan (nhưng không bởi họ Chou) sẽ phục vụ nơi đây, và viên Thủ Tướng (Phụ Quốc Thái Úy) [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] là nhân vận trung tâm ở đó.  Trong thập niên 1170, nhân vật nói đến sau là ông Tô Hiến Thành, một cựu chiến sĩ đă bước vào lịch sử Việt Nam với một số lời vinh danh của các học giả sau này v́ sự cương quyết của ông.  Việc này xẩy ra bởi ông đă thiết kế cho sự kế ngôi của Lư Cao Tông lên ngôi vua Việt Nam đúng theo các phép tắc của thế giới nghi lễ trung hoa – vị thừa kế lên ngôi (bất kể áo lực và các sự hối lộ ngược lại từ Hoàng Hậu), tôn vinh người mẹ của ḿnh, đă chờ đợi cho đến Năm Mới để thiết lập niên hiệu trị v́ riêng của ḿnh, và đă tuyên bố một thời hạn ba năm để cư tang.  Một khuôn mẫu như thế thực sự đă không được ấn định trước đó, và lư do cho vệc đó nhiều phần nằm ở các khó khăn ngoại giao với Trung Hoa đă nêu bên trên.  Tô Hiến Thành trong mọi xác xuất chắc chắn đă sắp xếp công việc như thế. 43

       Mặt khác, giới quân sự đă hành động để giữ yên các kẻ lănh đạo địa phương và để duy tŕ một sự pḥng thủ chống lại các đe dọa bên ngoài – trong những năm này, là các dân tộc miền núi, người Chàm, người Khmer, chưa kể đến Trung Hoa.  Các chiến sĩ địa phương cùng với các thớt voi của họ, như được minh họa trên các đồ sứ của họ, sẽ gia nhập các lực lượng của nhà vua (ghi nhận đến sự đề cập của tác giả Taylor về “sáu đội quân”) trong một cung cách không khác với các thủ lĩnh Mă Lai địa phương cùng chiến thuyền của họ. 44 Căn bản, càng xa trung tâm, sự kiểm soát càng ít đi.  Măi măi là một vấn đề cho nhà lănh đạo ở Đông Nam Á, ông phải lôi kéo các khu vực ngoại vi này vào một số h́nh thức thần phục trước ông ta.  Sự kính nể văn hóa và siêu nhiên đă được sử dụng nhiều như vũ lực bạo tàn, và đây là một mục đích cho các hoạt động chẳng hạn như việc uống máu lập thệ và tín ngưỡng của hoàng triều.  Để kiểm soát lănh thổ bên ngoài vùng kinh đô, các nhà lănh đạo triều Lư đă từ từ phát triển một hệ thống hành chính.  Đặt sang một bên việc trao các mảnh lănh địa cho các cá nhân địa phương, nhà Lư, vào cuối thế kỷ thứ mười hai, đă thiết lập một trung tâm hành chính (phủ) [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] tại một trong năm miền quan trọng của quốc gia: “Đô Hộ Phủ” (Protectorate) tại trung ương và miền đông, Bắc Giang ở phía đông bắc, Phú Lương ở phía tây bắc, Đại Thông tại phía tây nam, và Thanh Hóa tại vùng khi đó ở măi xa phía nam.  Tất cả trừ vùng đầu tiên, trong sự tái dựng của Henri Maspéro, đối diện với miền đồi núi và đối phó với một nhóm bộ lạc đặc biệt. 45 Họ Chou có ghi nhận bốn trong năm phủ, chỉ trừ có Bắc Giang.  Các tuần phủ của các lănh địa ngoại vi này, đặc biệt tại Thanh Hóa ở miền nam, chắc chắn được tự trị trong hoạt động của họ chừng nào họ vẫn đáp ứng các nghĩa vụ tổng quát của ḿnh về ḷng trung thành và cung cấp tài nguyên.  Tọa lạc tại các khu vực dân cư của châu thổ sông Hồng, chính yếu miền tây và bắc vùng kinh đô, ba vị tuần phủ Bắc Giang, Phú Lương và Đại Thông đă hành động để pḥng vệ trung tâm khỏi các tù trưởng nổi loạn và các cuộc xâm lăng và để cung cấp một số lượng nào đó về nhân lực và lợi tức cho trung ương. 46

       Họ Fan và họ Chou cho biết rằng các quan chức đă không nhận một khoản lương được kiểm soát bởi kinh đô, mà hoàn toàn lệ thuộc vào các tài nguyên địa phương, cá và gạo của mỗi miền.  Các binh sĩ đă nhận được một số bổng lộc hào phóng cùng lúc với sự ước định rằng họ phải thực hiện một số việc canh tác cho chính họ.

D. Đời Sống Kinh Tế

       Sự phát triển dân số và sinh thái của người Việt Nam đă di chuyển từ khu vực nhiều đồi núi hơn, trên cao hơn của thung lũng sông Hồng kề cận với núi non và theo hướng tây bắc của kinh đô xuống đông nam tiến vào vùng thực sự là châu thổ.  Như các tác giả Vallibhotama và Stargardt mô tả ở nơi khác trong cùng tuyển tập này, các vùng ven biên của các thung lũng của các con sông vĩ đại đă được định cư trước khi dân chúng bắt đầu xâm nhập vào môi trường châu thổ nhiều bất trắc hơn.  Dần dà, qua nhiều thế kỷ, sự canh tác lúa ướt di chuyển sâu hơn nữa vào lănh địa sông nước này.  Điều rơ ràng là mỗi địa phương đă thực hiện hệ thống dẫn thoát nước của riêng ḿnh, giả định đủ để cho phép sự canh tác như thế diễn ra như tác giả Stargardt ghi nhận tại nơi khác ở Đông Nam Á.  Mặc dù khó để mô tả với bất kỳ chi tiết nào, bằng chứng từ các sự thờ cúng làng xă tại Việt Nam vạch cho thấy sự di chuyển theo hướng đông nam này trong suốt các thế kỷ thứ mười một và mười hai sang đến thế kỷ thứ mười ba, trong khi sự thiếu sót các tài liệu chính thức liên quan đến bất kỳ công tŕnh dẫn thoát nước lan rộng cũng sẽ cho thấy sáng kiến địa phương ở đây. 47 Sự khai khẩn và chiếm giữ đất đai trong tiến tŕnh này (bởi cả các cá nhân lẫn các đền chùa; xem tác giả Jacques trong cùng tuyển tập này) là một đề tại cần đến sự nghiên cứu chặt chẽ.

       Các văn gia Trung Hoa hồi cuối thế kỷ thứ mười hai nêu ra một cách tự nhiên các sản phẩm chủ yếu của sinh hoạt Việt Nam, gạo và cá, khi tạo thành căn bản kinh tế.  Họ cho thấy rằng một giống lúa đặc biệt chóng chín đă nhập vào Việt Nam từ xứ Chàm để cung cấp cho phần lớn lương thực của Việt Nam, trong khi một loại gạo bản xứ vẫn c̣n được ưa chuộng hơn.  Sự sản xuất địa phương đă phát triển, như có thể nh́n thấy trên các đồ sứ (xem bài của tác giả Guy trong cùng tuyển tập này).  Chính quyền trung ương tại Thăng Long sẽ không có quyền đánh thuế các miền địa phương một cách trực tiếp, và chúng ta sẽ nhận thấy Đai Việt tương tự như các quốc gia đương thời của Đông Nam Á trong việc dựa vào, trước tiên, sự sản xuất của khu vực căn bản trung ương của nó và, thứ nh́, vào các sự tiếp xúc cá nhân của các sứ quân mà nó đă chỉ định để cai trị các lănh thổ ṿng ngoài về các tài nguyên để xây dựng sức mạnh của nó.

       Một khía cạnh quan trọng khác của môi trường châu thổ là sự kề cận của nó với biển cả.  Đối với Việt Nam, nguồn của cải mà sự kề cận này cung cấp được, ngoại thương, nói chung bị bỏ lơ.  Song, đó là nguồn phải được cứu xét đến với sự chăm chú nhiều hơn nữa.  Thời đại nhà Tống tại Trung Hoa đă là một thời kỳ lớn lao của mậu dịch, và các quốc gia lúa nước nội địa quan trọng khác của Đông Nam Á cổ điển (Java, Angkor và Pagan) ngày càng trở nên can dự vào các sự tiếp xúc với lộ tŕnh quốc tế trải dài từ bờ biển đông nam của Trung Hoa đến vùng Địa Trung Hải.  Đại Việt cũng thích ứng vào khuôn mẫu tham dự và bành trướng thương mại gia tăng này trong các thế kỷ thứ mười một và mười hai.  Chúng ta hay biết rằng hải cảng quan trọng của nó là Vân Đồn nằm trên bờ biên phía đông của Thăng Long.  Bộ Đại Việt Sử Kư có đoạn ghi chép cho các năm 1149 và 1184 (cũng như các năm 1285, 1349, và 1360 dưới thời nhà Trần) cho thấy Vân Đồn là một hải cảng quốc tế giao tiếp với khu vực bao quanh Vịnh Xiêm La và các phần của thế giới hải đảo, đặc biệt nhất là Java. 48 Vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười hai, Java đă trở thành, như họ Chou đă ghi nhận ở đoạn khác trong quyển sách của ông, trung tâm mậu dịch quan trọng nhất cho Đông Nam Á, và Đại Việt có giao tiếp với nó qua lộ tŕnh quốc tế. 49

       Tác giả Kenneth R. Hall đă nêu ư kiến với chúng ta về phương cách làm thế nào, khi các quốc gia lúa nước nội địa tiến tới sự tiếp xúc với lộ tŕnh mậu dịch quốc tế, chúng đă khởi sự để bành trướng các sự nối két thương mại của chúng.  Thí dụ chủ yếu của ông là Angkor dưới thời trị v́ của Suryavarman I trong phân nửa đầu của thế kỷ thứ mười một là kẻ đă gửi các sứ đoàn đến miền Colas trên bờ biển đông Nam của Ấn Độ cũng như đến Việt Nam. 50 Các sứ đoàn này, theo tác giả Hall, đă có một mục đích kinh tế căn bản, tuy nhiên chúng đă được ghi chép lại bởi các nước đón tiếp.  Về sau này, sự thương mại hóa gia tăng của các sự tiếp xúc tương liên giữa các quốc gia có thể đă là một phần của các sự căng thẳng lên cao tại lục địa phía đông. Thỉnh thoảng, từ thập niên 1120 đến 1210, Angkor, Chàm và Đại Việt có giao chiến với nhau.  Một nguyên do, ít nhất từ quan điểm của Chàm, có thể là sự tăng trưởng rơ ràng của một tuyến đường mậu dịch từ các hải cảng phía nam Trung Hoa băng ngang vịnh Bắc Việt đến Nghệ An, phía nam châu thổ sông Hồng; từ đó dường như nó đă xuyên rặng núi qua đèo Hà Trại đến thung lũng sông Mekong và sau đó đi xuống Căm Bốt.  Một con đường như thế sẽ phớt lờ sự tiếp cận đến Angkor qua hạ lưu sông Mekong và do đó đe dọa đến sự kiểm soát của xứ Chàm trên công cuộc mậu dịch. 51 Con đường băng ngang vịnh Bắc Việt từ Trung Hoa cũng sẽ du nhập nhiều người Trung Hoa vào phần châu thổ hạ lưu sông Hồng và các khu vực đất thấp ngay sát phía nam châu thổ tại Thanh Hóa và Nghệ An.  Bằng chứng cho sự kiện này đến từ hai bia kư bằng tiếng Hán tọa lạc tại Thanh Hóa cung cấp dấu hiệu về các gia đinh Trung Hoa giầu có đă định cư ở địa phương.  Một bia kư có niên đại 1207 và cái kia có lẽ vào năm 1161. 52

       Họ Fan, bất kể sự cường điệu của ông, mang lại cho chúng ta một cảm giác về một nên thương mại thịnh đạt tại Việt Nam liên can đến cả người Trung Hoa lẫn đông đảo ngoại kiều khác.  Ông ta chắc chắn đă đi quá lố khi nói về một dân số người Hoa phát triển tại đó.  Một hậu quả của t́nh h́nh, ông ta tin tưởng, là làn sóng nhân lực và đồng tiền bằng đồng từ Trung Hoa đổ vào Đại Việt, và sự kiện này hẳn đă phải trợ lực cho nền kinh tế địa phương được phát triển mau chóng.  Các sản phẩm, đặc biệt là các chất kim loại, mà cả hai họ Fan và Chao liệt kê như các sản phẩm của Việt Nam, đă giúp đặt người Việt vào trong khung cảnh thương mại quốc tế.  Như tôi đă thảo luận ở chỗ khác, 53 bản văn của họ Chao phác họa một bức tranh mặc nhiên về vai tṛ của Đại Việt trong công cuộc mậu dịch.  Vàng và bạc Việt Nam có thể đă đi sang Căm Bốt (qua ngả Nghệ An và sông Mekong?), đến Kelantan trên bờ biển phía đông của Bán Đảo Mă Lai, Srivijaya trên bờ biển phía đông của Sumatra, và sau chót đến Java.  Ngược lại, phía Việt Nam đă có được các đồ gia vị và các sản phẩm địa phương và quốc tế có giá trị khác.  Một chỉ dẫn khác về các mối quan tâm thương mại của Việt Nam có thể được nhận thấy nơi sự đề cập của họ Fan về việc chiếm đoạt của Đại Việt vùng núi non tại phía nam vốn thuộc Khmer và là một nguồn cung cấp phong phú gỗ trầm hương, một sản phẩm có số cầu lớn trên lộ tŕnh quốc tế.  Sự chiếm giữ này cũng có thể là một phần của cuộc chiến tranh trong thế kỷ thứ mười hai.  Sự kiểm soát các sản phẩm như thế đương nhiên nâng cao vị thế của một nước trên hoạt cảnh thương mại quốc tế và sự giàu có cùng quyền lực phát sinh từ đó.

       Chính v́ thế chúng ta có thể khẳng định một vai tṛ mậu dịch tích cực của Việt Nam trong nền thương mại quốc tế đang phát đạt.  Chúng ta cần biết nhiều hơn về căn bản xă hội của sự sản xuất phục vụ cho mậu dịch, cách thức mà công cuộc mậu dịch đă được tổ chức và động lực xă hội dẫn đến sự sản xuất khoản thặng dư cần thiết.  Tuy thế, chúng ta có thể nói rằng sự giàu có mang lại từ mậu dịch sẽ trợ giúp việc xây dựng quyền lực chính trị, kích thích nền kinh tế địa phương và việc nhập cảnh các người nước ngoài đủ khả năng chuyên môn để tạo ra được một tác động trên cả lănh vực kinh tế lẫn chính trị.

 

III. CÁC Ư KIẾN VỀ SỰ CHUYỂN TIẾP LƯ-TRẦN

       Sự thay đổi các triều đại tại Việt Nam từ nhà Lư sang nhà Trần trong thế kỷ thứ mười ba có vẻ được ràng buộc với một số điểm đă được thảo luận ở trên.  Trước tiên, đă có sự thừa nhận rộng răi rằng gia tộc họ Trần gốc gác từ Trung Hoa, có lẽ ở Phúc Kiến (như họ Fan đă tường thuật về Lư Công Uẩn) và đă di chuyển xuống phần châu thổ hạ lưu sông Hồng lúc nào đó trong nửa đầu thế kỷ thứ mười hai.  Ở đây, “tại vùng lân cận với biển”, gia đ́nh đó trở nên giàu có nhờ đánh cá và dành được sự kiểm soát vùng châu thổ hạ lưu, phía đông nam của kinh đô.  Không có ǵ gây ngạc nhiên nếu nhà Trần đă đạt được thắng lợi từ công cuộc mậu dịch trong vùng và sự liên hệ đến Trung Hoa [sic] trong sự trổi dậy nắm quyền lực của họ.  Cùng lúc, sự kiểm soát từ trung ương của nhà Lư bị suy yếu và các quyền lực cấp vùng như họ nhà Trần trổi lên để cạnh tranh sự thống trị.  Nhà Trần đă đạt được lối xâm nhập vào kinh đô xuyên qua việc kết hôn vào hoàng tộc và sau cùng đă có thể chuyển giao quyền lực về cho chính họ. 54

       Dành đoạt được quyền lực, nhà Trần đều hay biết về các nhược điểm của nhà Lư vốn đă cho phép họ hành động như thế.  Tính chất vô cùng linh động trong các hệ thống chính trị và xă hội đă trợ lực cho sự trổi dậy của nhà Trần và họ đă hành động để giới hạn sự linh động này đến mức họ có thể làm được.  Tác giả Wolters đă ghi nhận về cách thức mà các sử gia nhà Trần đă b́nh luận về các biến cố trong quá khứ, đặc biệt trong suốt thời nhà Lư, trong một cung cách để biểu lộ sự chán ghét dữ dội của họ đối với các thành tố văn hóa, chính trị và xă hội đe dọa làm xáo trộn khung cảnh chính trị. 55 Một phần bởi có sự lo âu về vấn đề kế ngôi, và một phần có lẽ v́ căn bản Trung Hoa của họ, các nhà lănh đạo nhà Trần mới đă đặt ra một quy lệ nghiêm ngặt theo phụ hệ và chế độ con trai trưởng trong sự kế vị ngai vàng.  Để bảo đảm rằng người con trai trưởng sẽ thành công trên ngai vàng theo gương người cha, các vua nhà Trần ban đầu khởi sự một sự phát kiến trong việc thoái vị để tạo thuận lợi cho các người con trai trưởng, và đặt các người con trai này lên ngôi vua trong khi chính họ vẫn giữ lại thực quyền.  Nhà Trần, trích dẫn từ Wolters, “đă ứng biến thể thức của các cuộc hôn phối của anh em họ ngang hàng giữa một kẻ kế ngôi nhà Trần với một chị em con d́, thể thức để thiết lập một vị hoàng hậu duy nhất và thể thức chỉ định sớm các người kế ngôi.” 56 Với việc dự định một cơ cấu như thế cho một t́nh trạng hay biến đổi, nhà Trần đă tiến tới việc cắt bỏ vị thế cạnh tranh của các gia đ́nh tranh dành hầu hậu thuẫn cho các người kế vị có liên hệ với họ.  Song cần phải ghi nhận rằng nhà Trần đă không cố gắng đẩy các nguyên tắc phụ hệ và quyền thừa kế của con trai trưởng đi quá triều đ́nh và vào xă hội Việt Nam nói chung.  Việc này chỉ xẩy ra hồi cuối thế kỷ thứ mười lăm và đầu thế kỷ thứ mười sáu dưới các thời các nhà vua Lê và Mạc trong những năm đó. 57

       Mặt khác, đến mức mà chúng ta có thể nhận thấy vào lúc này, nhà Trần đă cố gắng để duy tŕ một tính liên tục trong nghi lễ từ thời nhà Lư.  Chúng ta đă sẵn nói về sự hiện diện của sự tôn thờ của hoàng triều đối với Đế Thích (Indra, hay King of Heaven, tức Vua Trời), trong nghi lễ thời nhà Trần cũng như nhà Lư, và về sự liên tục của việc cắt máu ăn thề.  Trong cách này, nhà Trần thụ hưởng từ h́nh ảnh anh hùng và quyền năng siêu nhiên của các nhà lănh đạo triều Lư như đă thiết định trong các nghi lễ của họ.  Các sự tiếp xúc này với siêu nhiên sẽ vẫn c̣n là một phần của quốc gia Việt Nam cho đến khi bị loại bỏ bởi sự trổi dậy của khuôn mẫu Trung Hoa sau cuộc khủng hoảng hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn.

       Nơi mà nhà Trần đă thay đổi thủ tục chính quyền chính là trong sự tổ chức hành chính.  Mong ước bảo đảm cho một sự kiểm soát tốt hơn vùng thôn quê và các nguồn tài nguyên, nhân lực và vật lực, của ḿnh, các vua nhà Trần khá mau lệ khởi sự việc tḥ tay của chính quyền trung ương một cách trực tiếp hơn vào vùng thôn quê.  Trong khoảng giữa thế kỷ thứ mười ba, họ đă thiết lập điều mà chúng ta có thể gọi là một cuộc thử nghiệm trong sự tổ chức hành chính thư lại.  Nhà Trần đă phá vỡ hệ thống năm phủ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], nâng các đơn vị bên dưới lên cùng mức ngang bằng.  Nhiều quan chức hơn được phép tiếp cận với ngai vàng.  Các sổ đinh về dân số được thiết lập.  Hệ thống khảo thí được cải sửa ṭan bộ và các thành quả của nó được sử dụng tại chính quyền cấp tỉnh, chứ không chỉ là các phụ tá của hoàng triều.  Bởi lần đầu tiên, một hệ thống hành chính cấp tỉnh xuất hiện và được bổ nhiệm với các nhân viên đến mức độ nào đó là các người đă thi đỗ ở các kỳ thi.  Xuyên qua cơ cấu này, chúng ta có trong năm 1255 nỗ lực đầu tiên để phối hợp hệ thống đê khắp miền châu thổ sông Hồng và tại Thanh Hóa ở phía nam. 59 Một vai tṛ tích cực trong sự phát triển kinh tế và sự khích lệ chắc chắn ngoại thương có thể mang ư nghĩa sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam suốt trong thế kỷ thứ mười ba cho đến thế kỷ thứ mười bốn. 60

       Cuộc nghiên cứu của chúng ta về pi-chi của Trung Hoa từ thập niên 1170 cho phép chúng ta thăm ḍ vào bản chất của quốc gia thời nhà Lư và các t́nh trạng trong đó đă dẫn đến nhà Trần và các sự thay đổi về hành chính của nó.  Song một khu vực quan trọng mà các học giả - quan chức Trung Hoa này đă không điều nghiên là Phật Giáo.  Chúng ta được trao cho các cái nh́n thoáng qua về sinh hoạt công cộng và tín ngưỡng chung, nhưng không phải là hệ thống tin tưởng đă hiện hữu trong nước và được tiếp tục dưới thời nhà Trần.  Trong cùng tuyển tập này, tác giả Taylor mô tả các sự phát triển Phật Giáo quan trọng của Đại Việt thế kỷ thứ mười một và tác giả Mabbett đặt Phật Giáo Đại Thừa của Chàm trong một khung cảnh rộng lớn, “được nuôi dưỡng bởi sự giao lưu văn hóa quốc tế mănh liệt”.  Mặc dù các học giả - quan chức từ Trung Hoa có thể nh́n thấy ít sự kiện đáng ghi nhận về điều đối với họ là một hệ thống tín điều xa lạ (từ đó, man rợ), chúng ta cần thụ đắc một sự hiểu biết tường tận hơn về Phật Giáo Việt Nam.  Các động Phong Nha được đề cập đến bởi tác giả Mabbett nằm ngay ở phía nam của lănh thổ Việt Nam vào thời điểm đó và sẽ là một địa điểm tốt để bắt đầu một cuộc khảo sát về các mối quan hệ tương liên giữa Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo của Chàm, với cả hai đều được đặt trong khung cảnh quốc tế.

       Tài liệu Việt Nam và Trung Hoa cung cấp cho chúng ta về Đại Việt trong thời nhà Lư hợp cùng cuộc thảo luận tại hội nghị cho thấy rằng không có đường rănh văn hóa phân chia rơ ràng hiện hữu giữa khu vực chịu ảnh hưởng Trung Hoa lớn hơn với khu vực chịu ảnh hưởng Ấn Độ lớn hơn.  Tác giả Trần Quốc Vượng cho chúng ta biết rằng học thuật tại Việt Nam ngày nay hỗ trợ cho khái niệm không có sự phân chia quan trọng này giữa Việt Nam và phần c̣n lại của Đông Nam Á suốt ḍng lịch sử.  Đối với ông Vượng, các thành tố Đông Nam Á này vẫn c̣n bắt rễ tại các ngôi làng của vùng đất thấp, với văn hóa lúa nước của chúng cùng các vị thần linh và các ngôi đền chùa của họ và cũng có thể được nh́n thấy trong chế độ quân chủ Phật Giáo của thời nhà Lư.

       Lịch sử của Đại Việt trong các thế kỷ sớm sủa này cũng thích hợp một cách hoàn hảo với sự mô tả của tác giả Hermann Kulke trong cùng tuyển tập này về các sự thay đổi cơ cấu chịu đựng bởi các nước quan trọng đương thời với nó (đặc biệt là Angkor và Java).  Đại Việt cùng chia sẻ với các nước láng giềng phương nam của nó bản chất mạn-đà-la về lănh địa của nó, các sự thay đổi trong cơ cấu xuyên qua các giai đoạn địa phương, cấp miền và đế quốc, sự vay mượn một khái niệm ngoại quốc về nhà lănh đạo vạn vật, và thành tích của một tiêu điểm và nghi lể trung ương tổng hợp nhiều hơn.  Thời đại đă đến để xem Đại Việt như một phần kết hợp, chứ không phải ngoại lệ của Đông Nam Á, và để thực hiện sự giảng dậy và các sự nghiên cứu của chúng ta trong nguồn mạch này./-                           

____

CHÚ THÍCH:

1. O. W. Wolters, “A Few and Miscellaneous Pi-Chi: Jottings on Early Indonesia”, Indonesia, 36 (1983), các trang 49-65.

2. O. W. Wolters, History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives (Singapore, 1982), các trang 5-9; 101-104; “Khmer “Hinduism” in the Seventh Century”, trong sách biên tập bởi R. B. Smith & W. Watson, Early Southeast Asia (N. Y., 1979), các trang 427-42.

3. I. W. Mabbett, “Devaraja”, Journal of Southeast Asian History, 16, 2 (1969), các trang 202-23; H. Kulke, The Devaraja Cult, thông dịch, Ithaca, N. Y., 1978; và trong cùng tuyển tập này.

4. O. W. Wolters, “Lê Văn Hưu’s Treatment of Lư Thần Tôn’s Reign (1127-1137), trong sách biên tập bởi C. D. Cowan & O. W. Wolters, Southeast Asian History and Historiography (Ithaca, N. Y., 1976), các trang 203-26; “Historians and Emperors in Vietnam and China: Comments Arising out of Lê Văn Hưu’s History, Presented to the Trần Court in 1272”, trong sách biên tập bởi A. Reid và D. G. Marr, Perceptions of the Past in Southeast Asia (Singapore, 1979), các trang 69-89.

5. Cũng xem sự thảo luận của O. W. Wolters về vua [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] trong bài viết của ông, “Assertions of Cultural Well-Being in Fourteenth Century Vietnam: Part I”, Journal of Southeast Asian Studies, 10, 2 (1979), các trang 439-40.

6. Ma Tuan-lin, Wen-hsien T’ung-k’ao (Shanghai Edition, 1936), các trang 2593-5, (từ giờ trở đi viết tắt là WHTK); d’Hervy de St. Denis, phiên dịch, Ethnographie des peoples étrangers à la Chine (Geneva, 1883), tập II, các trang 348-68; A. Netolitzky, phiên dịch, Das Ling-wai Tai-ta von Chou Ch’u-Fei (Wiesbaden, 1977), các trang 24-32; Chou Ch’u Fei, Ling wai Tai-ta (Shanghai edition, 1935-37), các trang 15-18 (từ giờ trở đi viết tắt là LWTT); F. Hirth & W. W. Rockhill, phiên dịch, Chau Ju-kua (St. Petersberg, 1911; sách in lại, N. Y., 1966), các trang 45-6; Wolters (1983), các trang 50, 51, 56.

7. Sung Studies Newsletter, 10 (1974), các trang 48-9; Netolitzky (1977), trang 30; St. Denis (1883), các trang 35 (n. 223), 45 (n.. 263); P. Wheatley, “Geographic Notes on Some Commodities Involved in Sung Maritime Trade”, Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, 32, 2, (1959), các trang 5-8.

8. Sung Shih (ấn bản năm 1903), 448, các trang 5a-6b; Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, phiên dịch, (Hà Nội, 1972), I, các trang 173-4 (từ giờ trở đi viết tắt là TT); Ma, WHTK, trang 2591; St. Denis (1883), II, các trang 316-20.  Trong khi sử dụng bản dịch của St. Denis – 10/25/85 Fri 16: 50: 16 phiên dịch sách của Ma Tuan-lin, đọc giả phải cẩn trọng về điều mà tác giả Paul Pelliot, Bulletin de l’École Franҫaise d’Extrême Orient (BEFEO), 4 (1904) trang 138, gọi là “sự khinh suất theo thói quen”của ông ta khi “người dịch đọc bản văn của ông một cách sơ sài.”  St. Denis có khuynh hướng lướt qua một số điểm hơn là trực tiếp phiên dịch chúng.

9. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, trang 352.

10. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, trang 360.

11. Wolters (1983), trang 59, trưng dẫn Sung Hui Yao Chi-Kao, fan-i 4, trang 7738.  Taylor trong cùng tuyển tập này ghi nhận năm 1164 như niên kỳ mà hoàng đế Trung Hoa tấn phong cho nhà cai trị Việt Nam tước Quốc Vương [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] thay v́ Quận Vương, chính v́ thế đă di chuyển người Việt từ vị thế “bên trong: internal” ra “bên ngoài: external”.

12. Ma, WHTK, trang 2595; St. Denis (1883), II, các trang 363-8; Chou, LWTT, các trang 17-18; Netolitzky (1977), các trang 29-31.

13. Ma, WHTK, các trang 2594-5; St. Denis (1883), II, các trang 353-4, 357, 366-7; Wang Gungwu, “Early Ming Relations with Southeast Asia, a Background Essay”, trong sách biên tập bởi J. K. Fairbank,  The Chinese World Order (Cambridge, Mass., 1968), trang 47.

14. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, các trang 355, 360-2.

15. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, các trang 349-50, 359-61.  Muốn có một sự phác thảo về tiền tệ và sự sản xuất kim loại Việt Nam ban sơ, xem Whitmore (1983) trong chú thích số 48 bên dưới.

16. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, các trang 354-6; 360-1.

17. Cùng nơi dẫn trên (Loc. Cit.)

18. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, các trang 356-7, 358, 360, 361.

19. Ho P’ing-ti, Studies on the Population of China, 1368-1953 (Cambridge, Mass., 1959), các trang 170-5, mang lại một sự tŕnh bày tuyệt hảo về tác động của loại lúa gạo này trên nền kinh tế Trung Hoa.

20. Ma, WHTK, trang 2594; St. Denis (1883), II, các trang 356, 357, 359.

21. Chou, LWTT, các trang 15-16; Netolitzky (1977), trang 24; H. Maspero, “La géographie politique de l’Annam sous les Lí, les Trần, et les Hồ (10e – 15e s.)”, BEFEO, 16, 1 (1916), các trang 31-2.

22. Chou, LWTT, trang 18; Netolitzky (1977), trang 31.

23. Hirth & Rockhill (1911), các trang 45-6.

24. Về các bản văn này, xem K. W. Taylor, The Birth of Vietnam, Berkeley, Cal., 1983, các trang 351-2, 357-9.

25. J. K. Whitmore, “Social Organization and Confucian Thought in Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies, 15, 2 (1984), 296-306.

26. Yu, Insum, Law and Family in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam, Luận án Tiến Sĩ, Đại Học University of Michigan, 1978.

27. Wolters (1982), các trang 4-5, 9, 31, 62; H. & C. Geertz, Kinship in Bali, Chicago, 1975; J. A. Boon, The Anthropological Romance of Bali, Cambridge, 1977; M. E. Spiro, Kinship and Marriage in Burma, Berkeley, Cal., 1977; J. H. Kemp, “Kinship and the Management of Personal Relations; Kin Terminologies and the “Axiom of Amity”, Bijdragen, 139, 1 (1983), các trang 81-98.  Trong tuyển tập này, tác giả Fox ghi nhận bản chất họ hàng của quan hệ thân thích Java cổ xưa và tác giả Macknight đề cập đến khuôn mẫu Đa Đảo (Austronesian) tổng quát về chế độ song phương (hai bên).

28. A. T. Kirsch, “Kinship, Genealogical Claims, and Societal Integration in Ancient Khmer Society: An Interpretation”, trong sách biên tập bởi Cowan và Wolters (1982), các trang 190-202; Wolters (1976), các trang 203-26; cùng xem Wolters (1982), các trang 7-8.

29. Cũng xem Wolters (1982), các trang 28-9, 32.

30. Wolters (1976), các trang 223-6; trong cùng tuyển tập này, tác giả Wolters ghi nhận khuôn mẫu truyền ngôi của nhà Trần và tŕnh bầy các nhược điểm xảy ra trong đó trong thế kỷ thứ mười bốn.

31. Taylor (1983), các trang 13, 34, 36, 39, 75-8, 130.

32. Wolters (1976), trang 212.

33.  Muốn hiểu về chủ nghĩa chiết trung (eclecticism) tại Việt Nam, xem J. K. Whitmore, “Foreign Influences and the Vietnamese Cultural Core: a Discussion of the Premodern Period”, trong sách biên tập bởi Trương Bửu Lâm, Borrowing and Adaptation in Vietnamese Culture (Hawaii, sắp xuất bản); cũng xem, Taylor và Guy cùng trong tuyển tập này.

34. M. A. Aung Thwin, The Nature of State and Society in Pagan, An Institutional History of Twelfth and Thirteenth Century Burma, Luận án Tiến Sĩ, đại học University of Michigan, 1976; “Divinity, Spirit, and Human: Conceptions of Classical Burmese Kingship”, trong sách biên tập bởi L]. Gesick, Centers, Symbols, and Hierarchies (New Haven, Conn., 1983), các trang 66-69; E. Mannikka, Angkor Wat, Luận án Tiến Sĩ, Đại Học University of Michigan, 1985, các chương 2, 5.  Cũng xem Wolters (1982), các trang 7, 11, 21, 84, 88, và trong cùng tuyển tập này, Gutman về Arakan, Mabbett về xứ Chàm và Worsley về Java.

35. TT (Hà Nội), I, trang 230; IV, các trang 81-2; K. W. Taylor, “The Rise of Đại Việt and the Establishment of Thăng Long”, trong sách biên tập bởi K. R. Hall và J. K. Whitmore, Explorations in Early Southeast Asian History (Ann Arbor, 1976), trang 179; J. K. Whitmore, “Mạc Đăng Dung” trong sách biên tập bởi L. C. Goodrich và Fang Chao-ying, Dictionary of Ming Biography (N. Y., 1976), II, trang 1031.  Tác giả Taylor trong cùng tuyển tập này ghi nhận rằng, trong năm 1037, nhà cai trị Việt Nam cầu khẩn lên “Thiên đế: Emperor of Heaven” liên quan đến một vấn đề ǵ, trong khi tác giả Trần Quốc Vượng ghi nhận tại kỳ hội nghị sự hiện hữu của một ngôi chùa dành cho Đế Thích tại trung tâm Hà Nội và, trong cùng tuyển tập này, sự thờ phụng ngay chính Đế Thích (Indra).  Tôi xin cảm tạ tác giả Keith W. Taylor về sự nghiên cứu khởi đầu về Đế Thích.

36. Taylor (1976), trang 179; TT (Hà Nội), I, các trang 230, 269; Việt Sử Lược (VSL), sách phiên dịch (Hà Nội, 1960), các trang 96, 147, 162.

37. Lê Tắc, An Nam Chí Lược (Huế, 1961), trang 46.

38. J. K. Whitmore, “The Oath of Allegiance in Southeast Asia”, tham luận tŕnh bày tại Hội Nghị Vùng Trung Tây của Hội Á Châu học (Midwest Regional Conference of the Association of Asian Studies), Ann Arbor, Mich., October 1982.

39. VSL (Hà Nội), các trang 133, 137, 153, 193, 197, 213.

40. Wolters (1982), các trang 18-20.

41. Cùng nơi dẫn trên, các trang 16-33.

42. Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, bản dịch (Hà Nội, 1960), II, trang 69.

43. Cùng nơi dẫn trên, I, trang 183; II, các trang 154, 160, 178; Wolters (1976), trang 209.

44. Trong tuyển tập này, xem tác giả Guy về đồ sứ, Taylor về “sáu đội quân“ và Manguin về cách thức theo đó các hạm đội Mă Lai đă được thành lập.

45. Maspero (1916), các trang 30-1, 40-1.

46. Cùng nơi dẫn trên, các trang 32-5; TT (Hà Nội), các trang 276-7, 281.

47. P. Gourou, Les Paysans du Delta Tonkinois, ấn bản lần thứ nh́ (Paris, 1965), các trang 83-4, 114-9, 135.  Cũng xem Taylor trong tuyển tập này, trưng dẫn công tŕnh nghiên cứu của Yumio Sakurai.

48. TT (Hà Nội), I, các trang 281, 295; II, các trang 54, 137-8, 147.  Cũng ghi nhận sự đề cập của tác giả Taylor trong cùng tuyển tập này về các thương nhân ngoại quốc tụ tập tại Thăng Long.

49.  K. R. Hall & J. K. Whitmore, “Southeast Asian Trade and the Isthmian Struggle, 1000-1200”, trong sách của Hall & Whitmore (1976), trang 320; J. K. Whitmore, “Vietnam and the Monetary Flow of Eastern Asia, Thirteenth to Eighteenth Centuries”, trong sách biên tập bởi J. F. Richards, Precious Metals in the Later Medieval and Early Modern Worlds (Durham, N. C., 1983), trang 374.

50. K. R. Hall, “Khmer Commercial Development and Foreign Contacts Under Suryavarman I”, Journal of the Economic and Social History of the Orient, 18, 3 (1975), các trang 318-36; “Eleventh Century Commercial Developments in Angkor and Champa”, JSEAS, 10, 2 (1979), các trang 420-34.

51. Hall (1975), các trang 321, 325; (1979), các trang 429-30; Whitmore (1983), trang 374.

52. E. Gaspardone, “Deux inscriptions chinoises du Musée de Hanoi”, BEFEO, 32, 2 (1932), các trang 475-80.

53. Whitmore (1983), trang 374, từ Hirth & Rockhill (1911), các trang 46, 53, 61, 69, 78.

54. TT (Hà Nội), I, trang 302; II, trang 5; Chú (Hà Nội), I, trang 162; Lê Thành Khôi, Le Việt-nam (Paris, 1955), trang 169; Ủy Ban Khoa Học Xă Hội Việt Nam, Lịch Sử Việt Nam (History of Vietnam) (Hà Nội, 1971), tập I, trang 184.

55. Wolters (1976); (1979).

56. Wolters (1979), các trang 440-1.

57. Whitmore (1984), 305-06.

58. Muốn biết về Việt Nam trong thế kỷ thứ mười bốn, xem Wolters và Ungar trong cùng tuyển tập này và J. K. Whitman, Vietnam, Hồ Quư Ly and the Ming, 1371-1421, New Haven, Conn., 1985.

59. Trích ra từ TT (Hà Nội), II, rải rác trong các trang 7 cho đến 25.  Về hệ thống dẫn nước, ghi nhận các ư kiến tổng quát liên hệ của Stargardt trong cùng tuyển tập này và xem Gourou (1965), các trang 84-5.

60. Whitmore (1983), trang 366 và tác giả Guy cùng trong tuyển tập này.

61. Trong cùng tuyển tập này; “Vietnamese Civilization in the Tenth to Fifteenth Centuries (bằng tiếng Việt)”, Nghiên Cứu Lịch Sử (Historical Research) (Hà Nội), 198 (1981), các trang 4-10; và với Nguyễn Vĩnh Long, “Hanoi from Prehistory to the Nineteenth Century”, Vietnamese Studies, 48 (1977).  

_____

Nguồn: John Whitmore, “Elephants Can Actually Swim”: Contemtorary Chinese Views of Late Lư Đại Việt, trong quyển Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, biên tập bởi David G. Marr và A. C. Milner, giới thiệu bởi Wang Gungwu, Institute of Southeast Asian Studies: Singapore, 1986, bản in lại lần thứ nhất, 1990, các trang 117-137.

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

09/10/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2010