Hubert Van Es
Nhiếp Ảnh Gia Tự Do,
Có mặt tại Ságon hồi cuối Tháng Tư, 1975
BA MƯƠI NĂM
VỚI ỐNG KÍNH 300 Milimét
(Sàig̣n, 30 Tháng Tư, 1975)
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch:
Van Es, kẻ làm việc cho hăng thông tấn UPI, đă quyết định ở lại Sàig̣n lâu đến mức khả dĩ để chứng kiến sự chiếm đóng thành phố bởi Quân Đội Bắc Việt. Trong ngày 29 Tháng Tư, 1975, ông đă chụp các bức h́nh người Sàig̣n đốt các tài liệu có thể liên kết họ với Hoa Kỳ cũng như h́nh ảnh một Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối đầu với một bà mẹ Việt Nam và đứa con trai nhỏ của bà ta. Sau đó trong ngày, Van Es đă chụp được bức h́nh nổi tiếng của chiếc máy bay trực thăng đang bốc người di tản trên nóc một ngôi nhà ở trung tâm Sàigon, trở thành biểu tượng cho sự tháo chạy của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam.
Ṭa nhà trong bức h́nh, bị xác định sai lầm là Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, đă không được ghi chú như thế bởi Van Es. Chính Van Es, trong bài tường thuật được dịch ra dưới đây, đă viết trong phần chú thích cho bức h́nh, rằng chiếc phi cơ trực thăng đang bốc người di tản khỏi nóc một ṭa nhà tại Trung Tâm Saig̣n (số 22 đường Gia Long). Địa chỉ hiện tại là 22 Lư Tự Trọng.
Van Es đă mất tại Hồng Kông trong năm 2009, thọ 67 tuổi.
Hồng Kông
Ba mươi năm trước đây, tôi đă có đủ may mắn để chụp được một bức ảnh có lẽ đă trở thành h́nh ảnh dễ được nh́n nhận nhất về sự sụp đổ của Sàig̣n – bạn biết nó, tấm h́nh luôn luôn được trưng bày để chỉ một phi cơ trực thăng của Mỹ đang di tản người từ nóc của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. Vâng, giống như quá nhiều điều về chiến tranh Việt Nam, tấm h́nh không đích xác như nó được nh́n thấy. Trong thực tế, bức h́nh không phải là của ṭa đại sứ ǵ cả, chiếc phi cơ trực thăng thực sự ở trên nóc một ṭa nhà nhiều pḥng tại trung tâm Sàig̣n nơi các nhân viên cao cấp của Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương cư ngụ.
Hôm đó là ngày 29 Tháng Tư, 1975. Các tin đồn về sự di tản sau cùng của Sàig̣n đă được loan truyền trong nhiều tuần lễ, với hàng ngh́n người – thường dân Mỹ, các công dân Việt Nam và các kiều dân thuộc nước thứ ba – được chất lên các máy bay vận tải tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, để được chở đến các căn cứ Hoa Kỳ tại Guam, Okinawa và các nơi khác. Mọi người đều biết rằng thành phố bị vây quanh bởi quân Bắc Việt, và rằng chỉ c̣n là một vấn đề thời gian trước khi họ chiếm cứ nó. Khoảng 11 giờ sáng, có điện thoại từ Brian Ellis, trưởng văn pḥng của CBS News, kẻ phụ trách việc phối hợp sự di tản của đoàn báo chí ngoại quốc. Cuộc di tản sau cùng đang diễn ra!
Địa điểm tập họp là trên đường Gia Long, đối diện với Bệnh Viện Grall, nơi các xe buưt đến đón các người muốn ra đi. Cuộc di tản được giả định sẽ được loan báo bằng một ám hiệu “bí mật” trên Đài Phát Thanh Quân Lực Hoa Kỳ: lời b́nh luận rằng “nhiệt độ là 105 độ và đang gia tăng”, tiếp theo sau bởi tám trường canh của bài hát “White Christmas”. Đừng buồn hỏi rằng sự việc này mơ mộng ngu xuẩn đến đâu. Đă không c̣n các điều bí mật tại Sàig̣n trong những ngày đó, và mọi người Việt Nam cùng con chó của họ đều biết đến ám hiệu này. Cuối cùng, tôi nghĩ, họ đă bỏ ư tưởng này. Tôi chắc chắn không có hồi ức nào về việc nghe thấy nó.
Các kư giả quyết định ra đi đă đến điểm tập họp, mỗi người chỉ mang theo một túi nhỏ xách tay, như được chỉ thị. Nhưng các người Việt Nam nh́n thấy sự di cư này đă mau chóng h́nh dung ra những ǵ đang xảy ra, và hàng tá người đă có mặt để cố gắng leo lên các chiếc xe buưt. Phải chờ một lúc để các chiếc xe xuất hiện – chúng được lái bởi các thủy quân lục chiến trang bị đầy đủ, họ không mấy quen thuộc với các đường phố của Sàig̣n – và rồi một số sự va chạm đă xảy ra, khi các thủy quân lục chiến được nói là chỉ để cho báo chí lên xe. Chúng tôi đă t́m cách trà trộn cho một số thường dân Việt Nam vào đó, và các chiếc xe buưt đă hướng đến phi trường.
Tôi không ở trên đó. Tôi đă quyết định, cùng với vài đồng nghiệp tại hăng United Press International [UPI] ở lại càng lâu càng tốt. Với tư cách một công dân Ḥa Lan, tôi có lẽ gặp ít bất trắc hơn các kư giả khác. Họ gồm có trưởng pḥng của tôi, Alan Dawson; Paul Vogle, một phóng viên tuyệt vời nói tiếng Việt trôi chảy; Leon Daniel, một người Miền Nam nhă nhặn, và một phóng viên tự do làm việc cho UPI tên là Chad Huntley. Tôi là nhiếp ảnh gia duy nhất ở lại, nhung may mắn thay chúng tôi có một lố các phóng viên bán thời gian Việt Nam, những người tiếp tục mang về các h́nh ảnh từ khắp nơi trong thành phố. Các người này thật đáng ghi nhớ. Họ đă từ chối mọi đề nghị được di tản và đă quyết định muốn nh́n thấy hồi kết cuộc của cuộc chiến tramnh đă làm đảo lộn đời sống của họ.
Trên đường trở về từ địa điểm di tản, nơi tôi có chụp được một số h́nh thật thú vị về một thủy quân lục chiến đối đầu với một bà mẹ Việt Nam và đứa con trai nhỏ của bà, tôi đă chụp h́nh nhiều người Việt Nam hoảng loạn trên các đường phố đang đốt các giấy tờ có thể xác định họ có các quan hệ với Hoa Kỳ. Các binh sĩ Nam Việt Nam vứt bỏ quân phục và vũ khí của họ dọc các đường phố dẫn tới sông Sàig̣n, nơi họ hy vọng lên được các chiếc thuyền đi ra bờ biển. Tôi có nh́n thấy một nhóm các câu bé, chỉ chớm ở độ tuổi thiếu niên, nhặt các khẩu súng M-16 vứt bỏ trên đường Tự Do. Thật ngạc nhiên tôi đă không nh́n thấy bất kỳ tai nạn nổ súng nào.
Trở lại văn pḥng, nằm trên tầng trên cùng của khách sạn được đặt tên một cách khá hùng tráng, Peninsula Hotel, tôi bắt đầu tráng, sửa chữa và in các h́nh chụp của tôi từ sáng hôm đó, cũng như phim từ các cộng sự viên bán thời gian của chúng tôi. Nhân viên kỹ thuật pḥng tối thường lệ của chúng tôi đă quyết định quay trở về nông trại gia đ́nh tại vùng thôn quê. Hai nhân viên khác của UPI, Bert Okuley và Ken Englade, vẫn c̣n trong bàn giấy. Họ đă quyết định bỏ qua cuộc di tản buổi sáng và thử vận may của họ trong buổi chiều muộn tại Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, nơi mà các phi cơ trực thăng to lớn Chinook bốc các người di tản khỏi nóc nhà để bay ra các chiếc tàu Hải Quân đón chờ ở ngoài khơi. (Cả hai đă làm việc này vào buổi tối hôm đó).
Nếu bạn nh́n về phía bắc từ bao lơn văn pḥng, hướng đến nhà thờ, khoảng bốn khu phố từ nơi của chúng tôi, tại góc đường Tự Do và Gia Long, bạn có thể nh́n thấy một ṭa nhà được đặt tên là Pittman Apartments, nơi chúng tôi biết có vị trưởng cơ quan CIA và nhiều viên chức của ông sinh sống. Nhiều tuần trước, nóc của buồng thang máy đă được tăng cường với thép miếng, sao cho nó sẽ có khả năng chịu được sức nặng của một phi cơ trực thăng. Một chiếc cầu thang bằng gỗ [sic] tạm bợ giờ đây chạy từ mái nhà bên dưới lên đến nóc của buồng thang máy. Khoảng 2:30 trưa, trong khi tôi đang làm việc trong pḥng tối, tôi đột nhiên nghe thấy Bert Okuley la lớn, “Van Es, ra đây đi, có một chiếc máy bay trên nóc nhà đó!”.
Tôi chụp lấy máy ảnh của ḿnh và ống kính dài nhất c̣n lại trong văn pḥng – nó chỉ có 300 milimét nhưng nó sẽ phải chụp được h́nh – và phóng ḿnh ra bao lơn. Hướng đến ṭa nhà Pittman Aprtments, tôi có nh́n thấy 20 hay 30 người trên mái nhà, đang leo cầu thang lên chiếc phi cơ trực thăng Huey của Air America. Trên cùng của cầu thang là một người Mỹ mặc y phục thường dân đứng ở đó, đang kéo người lên và đẩy họ vào trong máy bay.
Dĩ nhiên, không có khả tính rằng mọi người trên mái nhà có thể chui vào chiếc phi cơ trực thăng, và nó đă cất cánh với 12 hay 14 người trên tàu. (Con số tôi đa khuyến cáo cho loại máy bay đó là tám hành khách). Những kẻ c̣n lại trên mái nhà đă chờ đợi trong nhiều tiếng đồng hồ, hy vọng nhiều phi cơ trực thặng nữa sẽ tới. Không có chiếc nào nữa.
Sauk hi đă chụp khoảng 10 tấm, tôi trở lại pḥng tối để tráng phim và chọn một tấm h́nh in ra, sẵn sàng cho việc chuyển h́nh thường lệ vào 5 giờ chiều đến Tokyo từ văn pḥng điện tín của Sàig̣n. Trong những ngày đó, các bức h́nh được chuyển đi xuyên qua các tín hiệu truyền tin vô tuyến, mà ở đầu tiếp nhận sẽ chuyển dịch trở lại thành một h́nh ảnh. Một tấm h́nh đen trắng khổ 5 x 7 phân Anh (inch) với một chú thích ngắn mất 12 phút để gửi đi.
Và đây chính là chỗ mà sự nhầm lẫn khởi đầu. Về lời chú giải, tôi đă viết rất rơ rằng chiếc phi cơ trực thăng đang bốc các người di tản từ nóc của một ṭa nhà ở trung tâm Sàigon. Rơ ràng, các nhà biên tập đă không đọc các lời chú giải một cách cẩn thận trong những ngày đó, và họ chỉ xem đương nhiên đó là mái ṭa đại sứ, bởi v́ đó là địa điểm di tản chính. Sự sai lạc này đă được tiếp diễn dưới h́nh thức các lời chú giải không chính xác trong nhiều thập niên. Các nỗ lực của tôi để sửa chữa sự hiểu lầm th́ vô ích, và sau cùng tôi đă chịu thua. Chính v́ thế một trong những h́nh ảnh được biết đến nhiều nhất của cuộc Chiến Tranh Việt Nam cho thấy một điều ǵ đó khác hơn những ǵ mà hầu hết mọi ngườiu nghĩ rằng nó như thế.
Muộn hơn trong buổi chiều đó, năm thường dân Việt Nam đến văn pḥng tôi, trông quẩn trí và lo sợ. Họ đă ở trên mái ṭa nhà Pittman khi chiếc máy bay đáp xuống, nhưng đă không thể giành được một chỗ. Họ yêu cầu sự giúp đỡ của chúng tôi để ra đi; họ đă làm việc tại các văn pḥng của Cơ Quan Viện Trợ Hoa Kỳ (United States Agency for International Development: USAID), và lo sợ rằng sự liên hệ này có thể gây phương hại cho họ khi thành phố lọt vào tay cộng sản.
Một người trong họ có một máy truyền tin hai chiều có thể liên lạc với ṭa đại sứ, và Chad Huntley đă t́m cách vươn tới một người nào đó ở đó. Anh đă yêu cầu một chiếc phi cơ trực thăng đáp xuống nóc khách sạn của chúng tôi để bốc họ, nhung được nói là bất khả. Al Dawson đă chứa họ qua buổi tối, bởi khi đó t́nh trạng giới nghiêm đă được thi hành; chúng tôi nghe thấy tiếng súng bắn rải rác trên các đường phố, khi các kẻ cướp bóc lục soát các ṭa nhà đă di tản của người Mỹ. Suốt đêm, các máy bay Chinook to lớn đă đáp và cất cánh từ ṭa đại sứ, mỗi chiếc được hộ tống bởi hai chiếc trực thăng vũ trang Cobra đề pḥng trường hợp chúng bị bắn.
Sau một đêm không nghỉ, các cộng tác viên nhiếp ảnh của chúng tôi bắt đầu trở lại với phim mà họ đă chụp vào buổi cuối chiều hôm 29 và sáng hôm đó – ngày 30. Nguyễn Văn Tam [Tâm?], người điều hành phim ảnh vô tuyến của chúng tôi, qua lại giữa văn pḥng chúng tôi và văn pḥng điện tín để gửi các bức h́nh ra ngoài thế giới. Tôi đă in lố cuối cùng khoảng 11 giờ sáng và xếp chúng theo thứ tự quan trọng để anh ta chuyển đi. Bức h́nh cuối cùng là một ảnh chụp công thự sáu tầng [nguyên bản tiếng Anh dùng chữ chancery, nhiều phần muốn nói đên Phủ Thủ Tướng của VNCH, chú của người dịch], cạnh ṭa đại sứ, đang cháy sau khi bị cướp phá trong đêm.
Vào khoảng 12:15, ông Tâm điện thoại cho tôi và với giọng run rẩy cho tôi hay rằng bộ đội Bắc Việt đă ở tầng dưới của văn pḥng vô tuyến truyền tin. Tôi nói ông ta hăy tiếp tục chuyển đi cho đến khi họ kéo đứt đường dây, điều mà họ đă làm ít phút sau đó. Bức ảnh cuối cùng được gửi đi từ Sàig̣n cho thấy ṭa công thự bi cháy ở nửa phần trên của bức h́nh; nửa phần dưới vẫn c̣n nguyên.
Chiến Tranh Đă Qua Đi
Tôi đi ra ngoài đường phố để chụp ảnh các kẻ tự xưng ḿnh là người đi giải phóng. Chúng tôi đă được bảo đảm bởi các đại biểu của Bắc Việt, các kẻ đă có các buổi thuyết tŕnh sáng Thứ Bảy cho báo chí ngoại quốc tại phi trường, rằng các binh sĩ của họ đă được nói là phải chờ đón các người ngoại quốc mang máy ảnh và không gây phương hại cho họ. Nhưng chỉ để chắc chắn rằng họ sẽ không nhầm tôi là một người Mỹ, tôi đă mang, trên mũ ngụy trang của ḿnh, một lá cơ Ḥa Lan nhỏ bằng plastic được in với hàng chữ “Báo Chí Ḥa Lan”. Các người lính, phần lớn họ khá trẻ, th́ thân thiện một cách rơ rệt và vui sướng đứng chụp h́nh. Thật là một cảm giác lạ lùng khi đối diện với “quân địch”, và tôi tưởng tượng đó cũng là điều họ cảm thấy.
Tôi đă rời Sàig̣n hôm 1 Tháng Sáu, bằng máy bay đến Vientiane, Lào, sau khi được “mời” ra đi bởi chế độ mới, như phần lớn các nhân viên báo chí thuộc mọi quốc tịch đă ở lại để chứng kiến sự sụp đổ của Sàig̣n.
Nó đă kéo dài 15 năm trước khi tôi quay lại. Sự vắng mặt của tôi không phải do sự thiếu ước muốn, mà bởi sự bác bỏ nhiều lần các đơn xin chiếu khán của tôi bởi một viên chức tại ban báo chí Bộ Ngoại Giao. Hóa ra tôi đă có một lịch sử với nhân vật này; anh ta đă đến văn pḥng chúng tôi khoảng một tuần lễ sau khi Sàig̣n sụp đổ bởi, với tư cách một biên tập viên của một trong các ấn phẩm quân đội của Bắc Việt, anh ta muốn in trong tạp chí của anh ta một số h́nh ảnh mà chúng tôi đă chụp về “cuộc giải phóng”. Tôi cho anh ta thấy 52 bức ảnh mà chúng tôi đă không thể gửi ra ngoài từ ngày 30 Tháng Tư, và nói anh ta chỉ có chúng nếu anh ta sử dụng ảnh hưởng của ḿnh để giúp chúng tôi trước tiên chuyển đến khối Tây. Anh ta nói điều đó không thể được, v́ thế tôi nói với anh ta không có ǵ để thương thảo nữa.
Anh ta hiển nhiên đă có một trí nhớ dai, và tôi giả định rằng chỉ sau khi anh ta về hưu hay chết đi các hành động của tôi mới được tha thứ và tôi được cấp chiếu khán. Kể từ đó tôi đă quay lại nhiều lần từ ngôi nhà của tôi tại Hồng Kông, kể cả những lần kỷ niệm thứ 20 và 25 sự sụp đổ, trong đó nhiều kẻ kỳ cựu về Việt Nam đă hội họp và nhớ lại “những ngày xưa cũ tốt đẹp”. Giờ đây tôi đang trở lại cho kỳ họp mặt tái ngộ kỷ niệm 30 năm. Sẽ là điều thích thú để hiện diện cùng với các bè bạn cũ và một lần nữa, xin nâng ly để tưởng nhớ đén các bè bạn đă mất – cả những đồng nghiệp đă di tản lẫn những người Việt Nam mà chúng ta bỏ lại đàng sau./-
Hubert Van Es, một nhiếp ảnh gia tự do, đă từng tường thuật Chiến Tranh Việt Nam, Cuộc Nổi Loạn cuủa Dân Moro tại Phi Luật tân, và cuộc xâm lăng của Sô Viết tại A Phú Hăn
_____
Nguồn: New York Times Online, được đăng trên mạng internet của tờ New York Times, ngày 28 Tháng Tư, 2005, lúc 11:00;09 bởi neverdem
Ngô Bắc dịch và phụ chú
29.04.2013
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2013