Handley, K. R.

Thẩm Phán Ṭa Thượng Thẩm, New South Wales, Úc Đại Lợi

 

&

 

Lemercier K.

Tiến Sĩ Luật

 

***

 

 

TỐNG VĂN SƠ

 

chống

 

QUẢN ĐỐC CÁC NHÀ TÙ HỒNG KÔNG,

 

Vụ Kháng Cáo số 9, 1932

 

 

Ngô Bắc dịch

 

***

 

 

 

Ảnh chụp Tống Văn Sơ

 

 

Hồ Chí Minh và Cơ Mật Viện

 

       Không mấy khi có một phán quyết tại một ṭa chung thẩm lại có thể có một ảnh hưởng sâu xa trên lịch sử một dân tộc, một vùng, và có lẽ cả thế giới nữa.  Sự xác quyết này khá đúng với phán quyết ngày 27 tháng Sáu năm 1932 của Cơ Mật Viện (Privy Council) trong vụ kháng cáo của Tông Văn Sơ chống lại Quản Đốc Các Nhà Tù Hồng Kông (Sung Man Cho v. Superintendent Hong Kong). 1 Sự xác quyết này có thể tin được bởi Tống Văn Sơ là một trong nhiều bí danh của Hồ Chí Minh, nhà cách mạng cộng sản trở thành Chủ Tịch Bắc Việt trong năm 1955 và đă chết trong khi tại chức vào năm 1969.  Vụ án liên can đến nhà chức trách Anh Quốc tại Hồng Kông, thẩm quyền tài phán của Cơ Mật Viện, sự viện dẫn đến luật bảo vệ thân thể (habeas corpus), thông luật, nhân quyền và chủ nghĩa cộng sản.  Nếu vụ kháng cáo được thẩm xét, nó sẽ khai phá ranh giới giữa sự trục xuất và dẫn độ từ 30 năm trước khi việc này được làm trong vụ án R. v Governor of Brixton Prison Ex p. Soblen. 2

 

       Các tác giả trở nên lưu ư đến vụ án như kết quả của một khóa học tại Sydney [Úc Đại Lợi] dành cho các nhóm luật sư của chính phủ từ Việt Nam.  Những người này được tài trợ bởi các chương tŕnh viện trợ ngoại quốc nhằm giúp cho các luật sư học hỏi một vài điều về thông luật và chế độ pháp trị dưới một ngành tư pháp độc lập trong một nền kinh tế thị trường hiện đại.  Khóa học được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tác giả thứ nh́ tại Trung Tâm Luật Học Á Châu Thái B́nh Dương (Centre for Asia Pacific Law) tại Đại Học Luật Sydney University Law School.

 

       Trong năm 1995, khi nhóm thứ nh́ ở Sydney, tác giả thứ nhất, người có nghe nói về vụ án “Hô Chí Minh” tại Viện Cơ Mật, nhưng không c̣n nhớ ra sao, đă hỏi tác giả thứ nh́ rằng liệu người Việt Nam có hay biết về vụ án hay không.  Điều xảy ra cho chúng tôi rằng Chính Phủ Việt Nam có thể không muốn lôi kéo sự chú ư đến các vai tṛ của một nền tư pháp độc lập, chức nghiệp ngành luật, luật bảo vệ thân thể, và sự phúc thẩm tư pháp theo thông luật.  Các luật sự hay biết về vụ án và muốn biết nhiều hơn.  Chúng tôi đă cố giúp đỡ nhưng trong một thời gian lâu dài, không đi đến đâu cho đến khi tác giả thứ nh́ khám phá ra rằng ông Hồ đă dùng một trong nhiều bí danh của ông. 3  Bài viết này tŕnh bày về những ǵ chúng tôi t́m thấy và một phần về việc làm thế nào chúng tôi đă t́m thấy vụ án.

 

       Vào ngày 1 Tháng Sáu, 1931, cảnh sát Singapore, hành động theo tin tức của Sở Công An (Sureté), đă bắt giữ Joseph Ducroux, một nhân viên ngước Pháp của Comintern, 4 (*a) và t́m thấy trong các giấy tờ của bị can các tên họ và địa chỉ của các nhân viên cộng sản kể cả Sung Man Cho [phiên âm tiếng Việt là Tống Văn Sơ, chú của người dịch] tại Hồng Kông.  Cảnh sát Hồng Kông được thông báo và Sung Man Cho cùng một phụ nữ Việt Nam, Li Sam, (*b) đă bị bắt giữ tại Kowloon (khu Cửu Long) hôm 6 Tháng Sáu theo một trát tham chiếu Đạo Dụ Về Các Sự Công Bố Các Kẻ Hoạt Động Phiến Loạn (Seditious Publications Ordinance) năm 1914.  Đạo dụ này đ̣i hỏi chứng liệu phiến loạn và các người bị bắt giữ phải được dẫn tŕnh ra trước một vị thẩm phán.  Các tài liệu đă được mang đi để phiên dịch nhưng các tù nhân đă không được dẫn ra tŕnh diện trước một vị thẩm phán.

 

       Vào ngày 12 Tháng Sáu họ lại bị bắt và giữ lại theo Đạo Dụ Trục Xuất 1917-1931.  Chính quyền muốn né tránh sự công bố nhưng tin tức đă lọt ra ngoài.5 Một cuộc điều tra đă được mở ra theo Đạo Dụ này để xác định căn cước và nơi sinh của các tù nhân. 6 Họ đă không được đại diện một cách hợp pháp và biên bản chính thức không c̣n được cung cấp nhưng các lời tường thuật của báo chí tồn tại.7  Sung Man Cho khai rằng ông ta gốc từ Nam Trung Hoa và không có liên hệ ǵ với Comintern, nhưng không thể nói được tiếng Trung Hoa.(*c)  Ông phủ nhận không phải là Nguyễn Ái Quốc, nhà cách mạng cộng sản hay dân tộc chủ nghĩa bị truy nă bởi người Pháp tại Đông Dương, và ông yêu cầu được trục xuất về Anh Quốc. 8

 

       Ngày 24 Tháng Bảy, Thống Đốc [tức Toàn Quyền Hồng Kông], Ngài (Sir) William Peel, đă gửi một điện tín lên Quốc Vụ Khanh Phụ Trách Các Thuộc Địa (Secretary of the State for the Colonies) trong đó, được ghi lại dưới đây, ông nêu ư kiến: 9

 

“Tài liệu giờ đây cho thấy rằng Nguyễn Ái Quốc là một người cộng sản tích cực.  Kẻ bị giam giữ phủ nhân căn cước của y với họ Nguyễn … nhưng không có sự nghi ngờ ǵ về lư lịch của y … không vi phạm nào có thể bị trừng phạt bởi luật lệ đia phương được phát hiện và Chưởng Lư khuyến cáo rằng sẽ là điều trái với các nguyên tắc được tôn trọng bởi Chính Phủ Anh Quốc để sử dụng sự phát văng [banishment, hành vi của một chính phủ để lưu đầy hay phát văng một công dân ra khỏi xứ sở của người đó, khác với sự trục xuất (deportation) chỉ việc đuổi một ngoại kiều bất hảo ra khỏi nước, chú của người dịch] như một phương cách hầu thực hiện sự dẫn độ [extradition, sự áp giải và chuyển giao từ một nước sang một nước khác một kẻ bị cáo phạm tội h́nh, kẻ đào tẩu, hay một tù nhân, chú của người dịch], các thủ tục tố tụng v́ thế đă không thể khởi sự trong trường hợp này … Tôi đề nghị nếu Hội Đồng Hành Pháp đồng ư ban hành lệnh trục xuất (deportation) và phóng thích người họ Nguyễn … khỏi nhà tù, với chỉ thị rằng y phải rời Thuộc Địa trong ṿng bảy ngày.  [Xin cho biết] Ngài có đồng ư hay không”.

 

       Phần lớn nhân viên tại Văn Pḥng [Bộ] Thuộc Địa đồng ư nhưng ông Harold Bushe, cố vấn pháp lư cao cấp lại không chịu. 10  Vào ngày 28 Tháng Bẩy, Văn Pḥng [Bộ] Ngoai Giao chuyển đến các sự phản kháng của Ṭa Đại Sứ Pháp tại Luân Đôn, 11 và vào ngày 1 Tháng Tám, Văn Pḥng [Bộ] Ngoai Giao đề nghị rằng họ Nguyễn sẽ bị tống xuất về Đông Dương. 12  Phần lớn nhân viên Văn Pḥng [Bộ] Thuộc Địa không đồng ư, 13 nhưng quan điểm của Văn Pḥng [Bộ] Ngoại Giao đă thắng thế và vào ngày 7 Tháng Tám Quốc Vụ Khanh Phụ Trách Các Thuộc Địa đă gửi một điện tín sang cho Toàn Quyền, được sao chép lại, nói như sau14:

 

“Họ Nguyễn … phải bị trục xuất về Đông Dương …Chính Phủ Pháp xem y can là một kẻ nguy hiểm đối với mọi thuộc địa của Âu Châu tại Viễn Đông và bày tỏ sự hy vọng rằng ông sẽ được khuyến cáo để đi đến một quyết định sao cho sẽ tạo sự dễ dàng cho nhiệm vụ của Toàn Quyền [Pháp] tại Đông Dương”.

 

       Một cố vấn pháp luật địa phương, Francis Loseby, được chỉ thị để biện hộ cho các tù nhân, 15 và ông đă nộp hồ sơ với F. C. Jenkin K. C. để phản đối việc bắt giữ họ.  Vào ngày 31 Tháng Bẩy, ông Jenkin nhận được một lệnh ṭa có hiệu lực trừ khi có ǵ thay đổi (order nisi) yêu cầu Quản Đốc Các Nhà Tù phải tŕnh bày lư do tại sao một trát giam giữ đă không được đưa ra.  Vào ngày 6 Tháng Tám, theo đề xuất riêng của ḿnh, 16 viên Toàn Quyền đă ban ra lệnh trục xuất, chiếu theo điều s.3 (2) của Đạo Dụ, được tống đạt cùng ngày về Tống Văn Sơ.  Lệnh trục xuất chỉ định con tàu, và định ngày 18 Tháng Tám là ngày tàu rời bến.  Các nhà chức trách đă quyết định bị can là Nguyễn Ái Quốc và chỉ định một chiếc tàu Pháp đi đến Sàig̣n. 17 Văn Pḥng [Bộ] Thuộc Địa tiếp tục có sự ngờ vực.  Martin có viết 18 “ tôi không biết làm cách nào chúng ta có thể chấp thuận hành động …  rơ ràng tương đương với việc kư một bản án tử h́nh về một tội sẽ không bị kết tội chết tại Lănh Thổ Anh Quốc và c̣n không thể bị dẫn độ”.  Calder bổ túc:

 

“Chúng ta dường như sẽ để Hồng Kông rơi vào các t́nh trạng khó khăn về vấn đề này.  Bất kể áp lực từ phía Pháp, tôi nghĩ rằng đường hướng khả dĩ xác đáng là đường lối nguyên thủy được đề xuất bởi Toàn Quyền [Hồng Kông]”.

 

       Cuộc xét xử của Phiên Ṭa Chính Thức 19 bắt đầu ngày 14 Tháng Tám.  Ông Jenkin lập luận rằng lệnh trục xuất không có hiệu lực bởi các sự bất hợp thức trong cuộc điều tra.  Vào ngày 15 Tháng Tám, ṭa án phán quyết rằng lệnh không đúng 20 nhưng chính quyền đă dự liệu chuyện này.  Viên Toàn Quyền đă đưa ra một lệnh trục xuất thứ nh́ chống lại Tống Văn Sơ vào ngày đó chiếu theo điều khoản s.3(1)(c) của Đạo Dụ, hành động theo sự khuyến cáo của Hội Đồng Hành Pháp ngày 12 Tháng Tám.  Điều khoản này cho phép viên Toàn Quyền-thuộc-Hội Đồng chấp nhận một thủ tục giản lược nếu sự trục xuất “được xem sẽ dẫn đến lợi ích chung”.  Lệnh này được tống đạt trong khi đang xét xử vào ngày 15 Tháng Tám.  Vào ngày 20 Tháng Tám, Ṭa Án ra lệnh tha bổng cho Li Sam (*b), nhưng sự phản đối lệnh trục xuất thứ nh́ vẫn tiếp tục, và phản quyết đă bị đảo ngược.

 

       Trong một phán quyết bị đảo ngược vào ngày 2 Tháng Chín, nhằm băi bỏ lệnh ṭa có hiệu lực trừ khi có ǵ thay đổi liên can đến Tống Văn Sơ, vị Chánh Án đă bác bỏ các sự phản đối kỹ thuật khác nhau và tuyên bố: 21

 

“ Lệnh trục xuất thứ nh́ cũng bị đả kích trên căn bản rằng … lệnh giản lược đưa ra … theo sự nh́n nhận là từ một động lực ngoại sinh, tức, cung cấp một phương thức thay cho một lệnh theo thủ tục kéo dài hiển nhiên không hiệu lực, và rằng đây là một sự lạm quyền (abuse of power) … Tôi không đồng ư.  Tôi nghĩ rằng động lực này không hiện thực (immaterial).  Tôi nghĩ rằng chúng ta phải giả định, ít nhất cho đến khi sự phản bác được chứng minh, rằng vị Toàn Quyền thuộc Hôi Đồng đă nghĩ rằng sự việc sẽ đưa đến lợi ích chung là người nạp đơn không nên ở lại tại Thuộc Địa”.

 

       Ông đă tóm tắt lập luận khác c̣n đáng lưu ư đến: 22

 

“Ông Jenkin cũng lập luận rằng lệnh trục xuất thứ nh́ … là một sự yếm trá (sham), trong đó, dưới danh nghĩa trục xuất, hành pháp thực sự đang trao bị đơn cho các nhà chức trách Pháp v́ một vi phạm có tính chất chính trị, và ngay dù khi lệnh trục xuất tự nó có giá trị đi nữa bởi v́ sự song trùng [duplicity, trong luật học, để chỉ sự viện dẫn hai hay nhiều vấn đề khác nhau trong một tội trạng, chú của người dịch] đă không bị phát hiện trên bề mặt của nó, các lệnh áp giải bằng tàu ít nhất là không có hiệu lực và che đậy một sự bất hợp pháp; và … Ṭa Án có thể ngăn chặn một sự lạm dụng thẩm quyền hành pháp như thế”.

 

       Ông đă viện dẫn từ phán quyết của Warrington L. J. trong vụ án R v Chiswick Police Station Superintendent Ex p. Sacksteder (R chống Trưởng Trạm Cảnh Sát Chiswick …): 23

 

“Khi đó liệu Ṭa Án có thể … chui ḷn phía sau mệnh lệnh … Thí dụ, nếu lệnh truyền … chỉ là một vỏ bọc để che dấu một điều ǵ đó sẽ có tính chất bất hợp pháp hay giúp cho một vài hành vi tiếp theo sẽ được thực hiện có tính chất bất hợp pháp tự bản thân.  Trong trường hợp thứ nhất, tôi c̣n lâu mới nói rằng Ṭa Án không thể đi tiêu ḷn đàng sau một lệnh truyền có hiệu lực rơ ràng và nói rằng đă không có lệnh truyền nào hết.  Trong trường hợp thứ nh́, tôi c̣n lâu mới nói rằng Ṭa Án có thể không t́m thấy các phương cách để ngăn chặn hành vi bất hợp pháp kế tiếp không được thực hiện.  Nhưng trong trường hợp này, không có ǵ thuộc vào loại đó.  Lệnh trên h́nh thức của nó có hiệu lực, và không có duyên cớ ǵ để nói rằng đó là một sự giả vờ…hay không có bất kỳ duyên cớ ǵ để nói rằng dưới lệnh truyền hay trong hệ quả của nó một vài điều ǵ đó bất hợp pháp sắp được thực hiện bởi bất kỳ một viên chức nào thuộc Chính Quyền Hành Pháp.  Ngay sau khi có một con tàu rời khỏi các bờ biển này, các chức năng của Chính Quyền Hành Pháp sẽ đi đến chỗ kết thúc. Những ǵ xảy ra sau đó không liên quan ǵ đến các chức năng của họ, và … không phải việc của chúng ta để cứu xét đâu có thể là chủ ư tối hậu của Ngài Quốc Vụ Khanh …  Ư định mà với nó, ông [Quốc Vụ Khanh] đă đưa ra lệnh truyền  là … người đó phải bị giải giao lên sàn một chiếc tàu đi đến nước Pháp.  Có thể rằng động lực thúc đẩy ư định đó rằng người đó phải được trao trả về lănh thổ của Pháp … trong trường hợp này, với bất kỳ xác xuất nào, chúng ta không thể nào tiêu ḷn đàng sau mệnh lệnh được.”

 

       Vị Chánh Án nói: 24

 

“… Chúng ta không thể xem mệnh lệnh như một vỏ bọc giả dối.  Chúng ta phải đ̣i hỏi bằng cớ rất rơ ràng về mục đích đó.  Một lệnh trục xuất có thể bị cho là một vỏ bọc già vờ nếu nó được đưa ra, theo lời yêu cầu của một chính phủ nước ngoài, chống lại một người đă cư trú lâu dài ở đây và đă không có thể bị dị nghị đối với chính quyền địa phương.  Trong một trường hợp như thế, chúng ta rất có thể có quyền để tuyên bố lệnh truyền đó không phải là mệnh lệnh.  Ở đây bằng cớ hướng tới kết luận rằng lệnh trục xuất là một lệnh hoàn toàn xác thực, phán định bởi chính sách của Đạo Dụ Trục Xuất … Sự cấm đoán trong các Luật Dẫn Độ chống lại việc giao trả v́ các tội phạm chính trị chỉ liên hệ đến sự giao trả chiếu theo cơ chế dẫn độ. …  [Án lệ] Sackstader là … thẩm quyền cho việc tuyên phán rằng động lực ra lệnh cho sự “áp giải bằng tàu” cá biệt có thể … có tính chất ngoại sinh đối với các đạo luật ấn định các quyền hạn trục xuất”.

 

       Sự xét xử được tường thuật chi tiết trong báo chí địa phương có ghi nhận lập luận của ông Jenkin rằng sự đưa ra một lệnh thứ nh́ là một “sự lợi dụng ưu thế một cách bất công” (sharp practice), và lập luân của Chưởng Lư (Attorney-General) rằng bởi không có bằng cớ rằng Tống Văn Sơ là Nguyễn Ái Quốc nên không có lư do để cứu xét rằng y can sẽ gặp nguy hiểm tại Đông Dương thuộc Pháp. 25

 

       Ông Jenkin đă xin phép để kháng cáo lên Cơ Mật Viện (Privy Council) và đơn đă được thẩm xét ngày sau đó.  Ông lập luận rằng vấn đề có tầm quan trọng chung trong phạm vi điều khoản r.2(b), các Quy Lệ Của Cơ Mật Viên Hồng Kông và sự chấp đơn đă được chuẩn thuận. 26  Sự kháng cáo  được ấn định để xét xử trong phiên ṭa sau ngày Chủ Nhật Ba Ngôi [Trinity Term, một phiên ṭa bắt đầu ngày Thứ Sáu sau ngay Chủ Nhật Ba Ngôi (Trinity Sunday), tức trong khoảng hạ tuần của Tháng Năm, chú của người dịch], bắt đầu vào ngày 23 Tháng Năm 1932. 27 D. N. Pritt K. C. [K. C. có lẽ để chỉ tước Kíng‘s Counsel: Tham Vấn Của Nhà Vua, chú của người dịch] và một phụ tá được nghe tŕnh bày tóm lược nội vụ về phía kháng cáo và Ngài Sir Stafford Cripps K. C. và ông Wilfred Lewis được lược tŕnh bởi ông Burchelles về phía Quản Đốc Các Trại Tù.  Pritt và Cripps đều là các Thẩm Phán Cao Cấp {Benchers, viết hoa, chỉ vị quan ṭa ngồi trên ghế được nâng cao hơn, thuộc ṭa cao cấp nhất theo Thông Luật của Anh, chú của người dịch] của Middle Temple [tạm dịch là Trung Điện.  Đây là một trong bốn Hội Đoàn Luật Gia tại London giữ độc quyền thu nhận các người được hành nghề luật.  Bốn hội đoàn đó là: Inner temple, Middle Temple, Lincoln’s Inn và Gray‘s Inn, chú của người dịch] và cùng nhận áo lụa [y phục Thẩm Phán] một ngày.  Pritt khởi sự trưởng thành như một người phe Bảo Thủ [Tory trong nguyên bản, để chỉ một trong hai chính đảng chính của Anh Quốc sau năm 1689, đối lập với đảng Whig, hay sau này là đảng Tự Do Cấp Tiến, Lao Động, chú của người dịch], nhưng sau rốt thành một kẻ theo phe xă hội tả phái hay cộng sản.  Cripps, con của Ngài Lord Parmoor, gia nhập Đảng Lao Động năm 1929 và được bàu làm dân biểu đại diện cho vùng East Bristol ngày 16 Tháng Một, 1931.  Ông là Tổng Tham Vấn Pháp Lư [Solicitor General, thường cùng với Chưởng Lư [Attorney General] quản trị luật pháp trong nước, chú của người dịch] trong các năm 1930-1931. 28 Người chú [hay bác ?] bên vợ của ông, Sidney Webb (Lord Passfield) là Quốc Vụ Khanh Phụ Trách Các Thuộc Địa (Secretary of State for the Colonies). 29 Cripps có cảm t́nh với cánh tả và các quan điểm dân tộc chủ nghĩa của kháng đơn nhưng làm sao ông ta hay biết về các điểm này?

 

       Tống Văn Sơ phủ nhận rằng ông là Nguyễn Ái Quốc và không có điều ǵ trong giấy tờ chính thức cho thấy hai người là một.  Tuy nhiên, Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa đă soạn thảo một bản lư lịch cho Burchelles được gồm trong hồ sơ. 30  Bản lư lịch này xác định kháng đơn là Nguyễn Ái Quốc, một người cộng sản tích cực, và tham chiếu đến sự cố vấn của Chưởng Lư, các sự tŕnh bày của Pháp tại Hồng Kông và London, cùng thái độ của Văn Pḥng [Bộ] Ngoại Giao.  Burchelles phải lược tŕnh điều này cho Cripps và phụ tá của ông. 31

 

       Cripps nh́n nhận các hàm ư.  Ông nói tại một buổi tham khảo với viên tham vấn hướng dẫn và một viên cố vấn pháp lư của Văn Pḥng [Bộ] Thuộc Địa rằng sự việc trông giống một một vụ “lừa bịp” (ramp) bởi Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa và hỏi rằng nó có phải là một vụ “truy nă” (man hunt) của Bộ Thuộc Địa hay không? 32 Ông nghĩ quyết định trục xuất về Sàig̣n sẽ phản chiếu một cách xấu xa trên Chính Phủ Anh Quốc và nhà cầm quyền tại Hồng Kông.  Khi ông khuyến cáo giải quyết vấn đề, ông đă nêu ra các điểm lợi: Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa đă né tránh một sự thách đố quyền lực của nó để trục xuất theo Đạo Dụ; nó đă ngăn chặn “các điều gây bối rối” được nói tại ṭa; và nó thừa nhận rằng sự trục xuất không nên được dùng như một phương cách dẫn độ. 33

 

       Hồ sơ Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa tường thuật rằng Cripps làm khiếp đảm viên tham vấn phụ tá của ông.  Trong một văn thư gửi Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao, Ông Sir Phillip Cunliffe-Lister, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa, đă đề cập đến thái độ và ư kiến của Cripps khiến cho ông “không c̣n cách ǵ khác ngoài việc giải quyết”. 34 Ông Bushe được yêu cầu đồng ư với sự giải quyết và, như ông giải thích trong một văn thư gửi viên tham vấn hướng dẫn, “xét đến những ǵ ông Cripps đă nói, và thái độ của ông ta, tôi không có lựa chọn nào khác hơn việc đồng ư”.  Ông ta đă muốn thấy đơn kháng cáo được chống trả.  “Tôi đă cảm thấy vào lúc đó, và tôi hăy c̣n cảm thấy rằng các điểm kháng nghị của ông ta mang nặng tính chất chính trị y như pháp lư, và điều thực sự dựng lên một tư thế kỳ quặc cho chúng tôi nếu vị tham vấn sẽ phản bác các luật điểm tranh luận trước Cơ Mật Viện bởi v́ họ phản đối tính cách chính trị của vụ án …: 35

 

       Ngày 6 Tháng Chín, 1969, Tờ báo The Times đă đăng tải một bức thư của ông Pritt, người đă đề cập đến đoạn tin cáo phó của tờ báo và viết tiếp:

 

“Khi Ông Sir Stafford Cripps nhận thấy rằng ông đă được trông chờ phải bảo tŕ tại phiên ṭa công khai đề xuất rằng một Chính Quyền Thuộc Địa Anh Quốc có thể hành động theo một cung cách như thế, ông đă tiếp xúc với tôi và nêu ư kiến rằng vụ kháng cáo phải được giải quyết bên ngoài ṭa án bằng cách cho phép họ Hồ rời Hồng Kông “bằng tàu của ông ta”.  Bởi đây là tất cả những ǵ mà họ Hồ mong muốn, dĩ nhiên tôi đă đồng ư, vụ kiện đă không hề được tranh tụng tại ṭa và ông Hồ Chí Minh đă sống sót đến năm 1969”. 36

 

       Trong tự truyện của ḿnh, ông Pritt có viết:

 

“Chính Quyền Hồng Kông trong thực tế đă thỏa hiệp với người Pháp để cấp cho họ các lợi thế của sự dẫn độ theo cách thức gián tiếp, mặc dù mối quan tâm chính đáng duy nhất của nó … là việc bảo đảm rằng họ Hồ không c̣n ở lại Hồng Kông … Nó đă không giữ ông Cripp phải chờ quá lâu để nh́n thấy một “màn tŕnh diễn xấu xa” mà vụ án sẽ tạo ra cho Chính Quyền Hồng Kông và cho Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa”. 37

 

       Các điều khoản của giải pháp quy định như sau: 38

 

       “Kháng đơn thỏa thuận rút lại sự kháng cáo của ḿnh với sự đảm trách của Chính Quyền Hồng Kông:

       1. Việc băi bỏ các sự tán thành “việc áp giải bằng tàu thủy” khỏi Lệnh Trục Xuất.

 

2. Rằng trong bất kỳ trường hợp nào, Kháng Đơn sẽ không bị gửi đến Lănh Thổ Pháp hay Lănh Thổ Bảo Hộ của Pháp hay bị dẫn giải lên trên một chiếc tàu của Pháp.

 

3. Sử dụng các nỗ lực tốt nhất của Chính Quyền Hồng Kông để bảo đảm rằng kháng đơn sẽ đến được một nơi mà ông ta muốn đến.

 

       4. Ứng 250 Đồng Bảng Anh đài thọ cho các phí tổn của Kháng Đơn.

      

[Kư tắt]

 

D. N. P.

 

       R. S. C.”

 

       Vào ngày 27 Tháng Sáu Các Ngài Lord Tomlin, Lord Thankerton, và Lord Wright chấp thuận cho vụ kháng cáo được băi đơn.  Biên Bản ghi như sau:

 

       “Về việc Sung Man Cho chống Quản Đốc Các Trại Giạm và các đồng sự khác.

 

Khi vụ kháng cáo này được xét tới, Tham Vấn cho Kháng Đơn loan báo rằng vụ Kháng Cáo đă được giải quyết, và các Thẩm Phán đồng ư cung kính tŕnh lên Quốc Vương rằng sự chấp thuận nên được ban cấp cho việc băi đơn mà không cần đến án lệnh nào liên quan về các tốn phí”.

 

       Án Lệnh tại Cơ Mật Viện được đưa ra hôm 21 Tháng Bảy. 39 Đây là những tài liệu c̣n sót lại duy nhất tại Cơ Mật Viện.  Tài liệu được in và hồ sơ, các phần rất đáng chú ư, bị tiêu hủy và chúng không được lưu giữ tại Thư Viện Của Đoàn Luật Gia Middle Temple. 40 Cripps được yêu cầu cung cấp các lư do bằng văn bản cho việc khuyến cáo sự giải quyết và ông cùng người phụ tá đă đưa ra ư kiến như sau:

 

       “Sau sự cứu xét kỹ lưỡng nhất chúng tôi đă cố vấn Các Bị Đơn (respondents) giải quyết vụ án theo các điều kiện được tán đồng trong các Bản Tóm Lược của chúng tôi và Lệnh Truyền của Cơ Mật Viện đă được ban ra cho phép Kháng Đơn được băi đơn Kháng Cáo với sự tự ư.  Chúng tôi lấy làm thỏa măn rằng một kết quả như thế là một kết quả thỏa đáng nhất cho Chính Quyền Hồng Kông trên mọi phương diện.  Quyết định của Ṭa Địa Phương về hiệu lực của Lệnh Trục Xuất và Lệnh Áp Giải Bằng Tàu không bị thách đố, một kết quả hiển nhiên có tầm quan trọng lớn lao.  Trong ư kiến của chúng tôi, có một sự bất trắc nghiêm trọng về Lệnh Trục Xuất bị xem là vô hiệu lực và sự câu lưu Kháng Đơn bị xem là bất hợp pháp, trong khi hành động của các viên chức thẩm vấn Kháng Đơn hiển nhiên phải chịu các sự chỉ trích và b́nh luận khắt khe bởi Ṭa Án.  Lệnh “Áp Giải Bằng Tàu” nguyên thủy và các sự tái phát Lệnh “Áp Giải Bằng Tàu” đó , dự liệu Kháng Đơn sẽ bị dẫn về lănh thổ của Pháp, cho dù bằng cớ duy nhất trước ṭa cho thấy Kháng Đơn là một kẻ có quốc tịch Trung Hoa.  Chúng tôi có ư kiến rằng gần như không thể nào chống đỡ được cho hiệu lực của Lệnh “Áp Giải Bằng Tàu” này và nỗ lực làm như thế tất nhiên sẽ dần đến một sự đả kích sẽ được đưa ra về các động lực của Chính Quyền đă ban hành lệnh, và ư kiến cho rằng Chính Quyền đă hành động bởi có áp lực từ giới chức thẩm quyền Pháp chứ không chỉ v́ mục đích nhắm vào việc trục xuất Kháng Đơn.  Hoàn toàn tách rời khỏi sự cứu xét về Lệnh “Gửi Tàu Áp Giải”, vấn đề rộng lớn hơn về việc liệu Kháng Đơn dưới các t́nh huống của vụ án đă bị câu lưu hợp pháp hay không theo Lệnh Trục Xuất, là một câu hỏi với sự khó khăn rất đáng kể.  Với sự tôn trọng cao cả nhất đối với Ṭa Hồng Kông, chúng tôi nghĩ Cơ Mật Viện rất có thể có một quan điểm khác về Đoạn 5 của Đạo Dụ năm 1917.  Trong t́nh trạng vụ án đên nay, không quyết định nào được đưa ra bởi Ủy Ban Tư Pháp về đoạn này và về hiệu lực của những ǵ đă được làm trong vụ án này.  Đơn Kháng Cáo chống lại Lệnh của Ṭa Hồng Kông đă được băi và Lệnh đó c̣n nguyên vẹn.  Mục đích của Toàn Quyền và nhà chức trách ở Hồng Kông đă đạt được bởi v́ Lệnh Trục Xuất vẫn y nguyên và Kháng Đơn sẽ phải rời Hồng Kông, nhưng nơi đến của y can sau khi rời Hồng Kông sẽ không phải lă lănh thổ Pháp hay bất kỳ nước nào mà người Pháp thống trị, và ông ta sẽ đến nơi đó bởi một số tàu không phải là tàu của Pháp.  Nếu, trong khi chúng tôi không có ǵ ngờ vực, việc Kháng Đơn phải bị trục xuất ra khỏi Hồng Kông được nghĩ là phục vụ công ích (và về việc này, Ngài Toàn Quyền dĩ nhiên là vị phán quan duy nhất), mục tiêu đó giờ đây đă đạt được mà không có ǵ cần thắc mắc.  Điều cần thiết và đáng mong ước, theo ư kiến của chúng tôi, là Chính Quyền Hồng Kông sẽ thực hiện một sự đóng góp 250 Bảng Anh đài thọ cho các phí tổn của Kháng Đơn hầu đạt được giải pháp đề ra”. 41

 

       Điều đáng ngạc nhiên rằng Cripps đă không quan tâm là phán quyết của Phiên Ṭa Chính Thức của Hồng Kông sẽ giữ nguyên và hậu thuẫn chính sự sử dụng quyền hạn trục xuất để dẫn độ mà ông nghĩ là “một sự dối gạt”.  Hồ Chí Minh được phóng thích nhưng mạng sống của ông ta được nghĩ gặp nguy hiểm bởi Công An [Pháp] [Sureté, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] và ông được mang đi dấu bởi Francis Loseby tại khu New Territories [một phần đất thuộc Hồng Kông, giáp ranh với Trung Hoa lục địa, chú của người dịch].  Ít tháng sau đó, với sự trợ giúp của luật sư của ông, và sự giúp đỡ miễn cưỡng của Toàn Quyền, ông được dẫn đi một cách bí mật ra một chiếc tàu nằm ngoài ranh giới ba dặm. 42 Chiếc tàu này đă chở ông đến Amoy [Hạ Môn?] và từ đó ông đă du hành đến Thượng Hải, Vladivostok và Moscow.  Phần c̣n lại, như họ nói, là lịch sử.

 

       Một kháng nghị đối với một sự trục xuất bị cáo giác là một phương thức ngụy trang của sự dẫn độ đă diễn ra trước Ṭa Thượng Thẩm khoảng 30 năm sau đó. 43 Trong Tháng Bảy 1961, Soblen bị truy tố về hai tội âm mưu thu thập tin tức liên hệ đến quốc pḥng của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với ư định và có lư do để tin rằng các tin tức như thế sẽ được sử dụng làm lợi cho Liên Bang Sô Viết và tội âm mưu chuyển giao các tin tức như thế cho Liên Bang Sô Viết với ư định và sự tin tưởng như thế.  Ông ta bị kết án tù chung thân cho tội thứ nh́ với lời đề nghị giam giữ tại Trung Tâm Y Khoa Dành Cho Các Tù Nhân Liên Bang khi xét tới chứng bệnh ưng thư bạch huyết cầu (lymphatic leukemia).  Ông ta được đóng tiền kư quỹ để tại ngoại trong khi chờ đợi sự kháng cáo của ông lên Ṭa Thượng Thẩm Liên Bang Lưu Động Thứ Nh́ [Second Circuit, Ṭa Thượng Thẩm Liên Bang, mở ra một cách thường lệ tại một địa điểm chỉ định thuộc một quận hạt tư pháp ở Hoa Kỳ, chú của người dịch].  Phán quyết này bị bác bỏ vào Tháng Ba năm 1962 và vào ngày 25 Tháng Sáu, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đă từ chối chấp đơn khiếu tố [certiorari, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch].  Khi nghe tin này, Soblen đă bay sang Do Thái với thông hành của người anh đă từ trần.  Vào ngày 1 Tháng Bảy, ông ta bị trục xuất  và tại Athens [thủ đô Hy Lạp, chú của người dịch], đă được chuyển sang chuyến bay của hàng hàng không El Al bay về Hoa Kỳ xuyên qua London.  Trong chuyến bay đó, ông đă gây ra các vết thương bằng dao trầm trọng trên thân thể ḿnh và, mặc dù phép đáp xuống đă bị từ chối theo Điều 8 của Đạo Dụ về Ngoại Kiều năm 1953, ông ta đă được mang ra khỏi máy bay và chở vào bệnh viện.

 

       Các lệnh truyền của Bộ Trưởng Nội Vụ chiếu theo Điều 8 chỉ thị hăng máy bay El Al chở Soblen trên chuyến bay theo lịch tŕnh sang Hoa Kỳ đă không được đếm xỉa đến và ông đă ban một lệnh trục xuất cho phép sắp xếp cho Soblen đi trên một chiếc tàu hay máy bay rời Anh Quốc. 44  Bản tin phổ biến cho báo chí của Bộ Trưởng Nội Vụ tuyên bố rằng Soblen sẽ được sắp chỗ trên một phi cơ để đi sang Hoa Kỳ. 45  Lệnh này bị phản kháng về các thủ tục dẫn giải [habeas corpus, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chỉ thủ tục dẫn giải một nghi can khiếu nại rằng ḿnh bị bắt giam trái phép ra tŕnh diện trước ṭa, để bảo đảm an toàn sinh mạng và phóng thích nghi can, trừ khi có lư do hợp pháp để tiếp tục giam giữ nghi can, chú của người dịch] trên căn bản kỹ thuật và như một tấm màn không hợp pháp che dấu sự dẫn độ.  Điều được nêu lên là quyền hạn trục xuất không thể được dùng để dẫn giải Soblen về Hoa Kỳ.

 

       Luật sư của ông lập luận rằng ṭa án phải nh́n phía sau lệnh truyền, ngay dù nó có hiệu lực trên bề mặt, bởi v́ nó đă được lấy cho một mục đích phụ đới.  Soblen đă bị truy tố v́ các tội chính trị và nếu ông Bộ Trưởng Nội Vụ đang đáp ứng với một sự yêu cầu từ phía Hoa Kỳ, mục đích của ông Bộ Trưởng là bất hợp pháp.  Ngài (Lord) Denning, M. R., nh́n nhận rằng thẩm quyền dẫn độ không được cung ứng nhưng cũng có thẩm quyền trục xuất.  Ông cho rằng, theo sau vụ án Sacksteder và nhà chức trách trước đây, quyền hạn trục xuất cho phép ông Bộ Trưởng được lựa chọn tàu hay phi cơ trên đó kẻ bị trục xuất sẽ được xếp chỗ và chính v́ thế, nơi đến của người đó. 46 Ông đă phát biểu 47:

 

“Quyền hạn trục xuất không bị tước đoạt bởi sự kiện rằng ông là một kẻ đang chạy trốn trước công lư của chính đất nước ông ta, hay bởi sự kiện rằng chính nước ông ta muốn ông ta trở về và đă đưa ra một lời yêu cầu bắt ông ta.”

 

       Ông đă chấp nhận một số ư nghĩa mơ hồ:

 

“Làm sao mà chúng ta sẽ quyết định giữa hai nguyên tắc này?  Có vẻ đối với tôi, điều này tùy thuộc vào mục đích trên đó hành vi được làm.  Nếu nó được thực hiện cho một mục đích được cho phép, nó th́ hợp pháp.  Nếu nó được thực hiện công khai cho một mục đích được cho phép, nhưng trong thực tế, cho một mục đích khác với một mục tiêu bí mật, việc đó là bất hợp pháp.  V́ thế, nếu mục đích của ông Bộ Trưởng Nội Vụ … là sẽ giao trả nguyên đơn như một h́nh phạm đào tẩu cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ bởi họ yêu cầu bắt giữ y, khi đó việc này là bất hợp pháp.  Nhưng nếu mục đích của ông Bộ Trưởng Nội Vụ là trục xuất đương đơn về lại xứ sở của chính y bởi ông Bộ Trưởng Nội Vụ xét thấy sự hiện diện của y ở đây sẽ không mang lại công ích, khi đó hành động của ông Bộ Trưởng là hợp pháp.”

 

       Ṭa án cho rằng 48 ư định trục xuất Soblen về Hợp Chủng Quốc không phải là một mục đích không được phép và lệnh truyền có hiệu lực.  Cách lư luận của nó có tính cách thuyết phục hơn khi nói rằng sự trục xuất nhắm tới được biện minh trong vụ án đó bởi Soblen đă “tự cưỡng chế” trên [lănh thổ] Vương Quốc Thống Nhất (Anh), và đă được cho nhập cảnh v́ lư do nhân đạo, 49 như một hậu quả của một “tính toán” (contrivance), một “mánh khóe” (stratagem), hay một “mưu mô” (subterfuge). 50  Ông ta đang trên đường quay về Hợp Chủng Quốc vào lúc ông tự gây thương tích cho ḿnh, 61 và ông Bộ Trưởng đă từ chối cho phép ông ta đặt chân trên đất liền.  Ông ta ở tại Vương Quốc Anh một cách bất hợp pháp, 52 và không nên được phép dành được một lợi thế tối hậu từ việc tự gây thương tích. 53 Ngài (Lord) Denning nói 54 “tất cả những ǵ mà ông Bộ Trưởng Nội Vụ đă làm để bảo đảm rằng lệnh truyền nguyên thủy của ông, cự tuyệt không cho phép y can đặt chân trên đất liền, được chấp hành.  Nếu Soblen đă không tự gây thương tích cho ḿnh, việc này sẽ bảo đảm rằng y can đă tới Hợp Chủng Quốc trên cùng chiếc máy bay.

 

       Trong các t́nh huống này, sự kiện rằng Hợp Chủng Quốc đă yêu cầu sự hồi hương của y can như một h́nh phạm đang bị tầm nă không ngăn cản thẩm quyền trục xuất được áp dụng một cách hiệu quả. 55 Như ông Pearson L. J., có nói 56: “ sẽ là điều bất thường nếu một người đă phạm một h́nh tội tại đất nước của chính ḿnh và không thể được chuyên chở đến nơi nào khác” 57 lại có thể ở lại Vương Quốc Thống Nhất.

 

       Sự lư luận trong vụ Soblen có thể tự thích dụng cho Cơ Mật Viện năm 1932, nhưng nó không tiếp nối rằng vụ kháng cáo của Hồ Chí Minh sẽ bị thua kiện.  Họ Hồ đến Hồng Kông một cách hợp pháp; ông ta đă không đến từ Đông Dương, và đă không dừng chân ở nước đó.  Hoàng Gia [Anh] đă không cáo buộc rằng ông ta đă hành động một cách phi pháp hay không thích đáng tại Hồng Kông.  Một vấn đề cho “Tống Văn Sơ” là v́ rằng ông ta phủ nhận trên lời thề là Nguyễn Ái Quốc.  Chúng ta không biết rằng liệu có bằng chứng nào không hậu thuẫn cho lập luận của ông ta là ông sắp bị dẫn độ bằng cửa hậu v́ một tội chính trị, như ông Cripps và phụ tá của ông đă không đề cập đến điều này trong bản lư đoán chung của họ.  Sự phản bác chính yếu là lệnh chỉ định tàu chở đi chỉ thị rằng Tống Văn Sơ phải bị sắp chỗ trên một chiếc thuyền đi đến Đông Dương.  Với sự sẵn ḷng của ông ta để đi đến bất kỳ nơi đến nào khác, liệu đă có, ngoài lời yêu cầu của nhà chức trách Pháp, điều ǵ khiến cho lệnh chỉ định tàu chở đi dẫn tới lợi ích chung của Hồng Kông chiếu theo điều khoản s. 3(1)(c)?  Không có căn bản nào như thế trong vụ án Soblen.  V́ thế, điều được nghĩ rằng nếu bằng cớ cần thiết rằng ở đó sự kháng cáo của Hồ Chí Minh chống lại sự dẫn độ trá h́nh sẽ có nhiều viễn ảnh thắng kiện, và Ông Sir Stafford Cripps đă hữu lư khi khuyến cáo nội vụ nên được dàn xếp.

 

       Chúng ta có thể nh́n lại với một số niềm hănh diện trên các khía cạnh của nội vụ.  Những khia cạnh này bao gồm sự cố vấn tiên khởi của Chánh Biện Lư, sự chấp nhận lời khuyến cáo của Toàn Quyền cho đến khi ông ấy bị phủ quyết bởi Luân Đôn, 58 sự quan tâm của Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa về các quyền hạn của ông Hồ Chí Minh, 59 và sự không ưa thích của rất nhiều người không cho phép thẩm quyền trục xuất được sử dụng như một bức màn che đậy sự dẫn độ bất kể một đề nghị của Pháp để hậu tạ sự chấp nhận [lời yêu cầu dẫn độ]. 60 Chúng ta có thể ngưỡng mộ sự tận tâm của luật sư Francis Loseby đối với thân chủ của ông trong và ngoài ṭa án, và một lần nữa ghi nhận vai tṛ của một chức nghiệp pháp lư độc lập trong việc bảo toàn tự do của thân chủ.  Có một phạm vi cho sự hănh diện trong sự kiện rằng mạng sống của Hồ Chí Minh đă không bị nguy hiểm trong khi ông ta bị bắt giữ, và chúng ta có thể ngưỡng mộ sự chân thật của viên Toàn Quyền trong việc chấp hành các điều khoản của sự dàn xếp.  Mặc dù điều khoản gắng sức tốt nhất gần như chắc chắn không thể cưỡng hành, các cố vấn pháp lư của Hồ Chí Minh tin tưởng rằng chính quyền sẽ tôn trọng tinh thần của sự dàn xếp và họ đă làm như thế.  Người Pháp đă không được điềm chỉ và ông Hồ Chí Minh đă trốn thoát./-

 

K. R. HANDLEY. * LT

 

K. LEMERCIER. **

_____

 

CHÚ THÍCH   

 

1. PC Appeal No. 9 of 1932 (Vụ Kháng cáo số 9 năm 1932).

 

2. (1963) 2 Q. B. 243CA.  Thẩm quyền lập pháp cho sự trục xuất Soblen (“nếu Bộ Trưởng Ngoại Giao xét thấy điều này đưa đến lợi ích chung”: Điều 20 (1) (b) của Đạo Dụ Về Người Nước Ngoài năm 1953) không có ǵ khác biệt với điều đă được viện dẫn chống lại Hồ Chí Minh (“nếu Toàn Quyền trong Hội Đồng xét thấy điều đó đưa đến ích lợi chung: In the matter of the Deportation Ordinance 1917 and in the matter of Song man Cho v The Superintendent of Prisons (1931) 25 H. K. L. R. 62 at 66.

 

3. Hồ Chí Minh sinh tại An Nam năm 1890, với tên là Nguyễn Sinh Cung, và đă rời Đông Dương năm 1911.  Khi quay trở lại năm 1941, ông ta được biết dưới tên Hồ Chí Minh.  Trong khi đó, ông đă sử dụng hơn 170 biệt danh.  Chúng ta chỉ quan tâm đến hai biệt danh Song Man Cho và Nguyễn Ái Quốc.

 

4. Colonial Office (CO), File (1932) 27375803, p21; 129/539/3 item 1.

 

5. Vào ngày 8 Tháng Sáu, hai ngày sau lần bắt giữ thứ nhất, Toàn Quyền Đông Dương thuộc Pháp, ông René Robin, đă đánh điện cho Bộ Thuộc Địa để loan báo rằng Nguyễn Ái Quốc đă bị bắt giữ hôm 8 Tháng Sáu: Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years (2002), trang 191, cước chú số 1.  Người Pháp đă biết được vụ bắt giữ ông ta trước khi việc này được loan báo trên báo chí.  Vào ngày 22 Tháng Sáu, tờ Hong Kong Telegraph, trang 1, cột f, có chạy hàng tít lớn “Vụ Bắt Giữ Quan Trọng ở Hồng Kông.  Một cú cho Chính Phủ Pháp”, và vào ngày 23 Tháng Sáu, tờ The Times, trang 15, cột 6 loan báo: “Theo sự yêu cầu của các nhà chức trách Pháp, cảnh sát Hồng Kông đă bắt giữ lănh tụ cách mạng An Nam Nguyễn Ái Quốc, kẻ mà thủ tục dẫn độ đă được xúc tiến.  Ông Nguyễn bị cáo giác chịu trách nhiệm cho cuộc nổi dậy gần đây tại Đông Dương”.  Tài liệu đầu tiên trong hồ sơ “Nguyễn Ái Quôc’ của CO [Văn Pḥng Thuộc Địa] là bản tin tường thuật vụ bắt giữ ông ta trên tờ The Times: CO/129/ 535/3/item 1.

 

6. Một sổ thông hành được t́m thấy khi Song Man Cho bị bắt giữ được cấp phát tại Singapore trong Tháng Tư 1931 bởi Ṭa Tổng Lănh Sự Trung Hoa, chứng nhận ông ta là một công dân Trung Hoa: Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, trang 169, cước chú số 95.

 

7. Tất cả tài liệu hành chính và ṭa án đều đă bị hủy hoại trong thời gian có sự chiếm đóng của Nhật Bản.  Tuy nhiên, tờ South China Morning Post và các tờ báo khác đă tường thuật với chi tiết đáng kể và các bản sao chụp được cung cấp tại các văn khố công của Hồng Kông.

 

8. Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-1932”, (1974), 57 China Quarterly, 84, các trang 91-92.

 

9. CO/129/535/3 trang 95.

 

10. CO/129/535/3 tài liệu 5.

 

11. CO/129/535/3 tài liệu 8, và ở trang 90.

 

12. CO/129/535/3 tài liệu 11 và ở trang 87.

 

13. CO/129/535/3 tài liệu 11.

 

14. CO/129/535/3 trang 85.

 

15. “Ông ta nhận chỉ thị và được trả tiền bởi Hội Trợ Giúp Đỏ Quốc Tế (International Red Aid) và Liên Đoàn Phản Đế (League Against Imperialism: Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-1932”, (1974), 57 China Quarterly, 84, trang 92, cước chú số 45.  Cơ quan kể tên sau được điều hành bởi Willi Munzenberg (kẻ là “nhân viên (bác sĩ) lưu động: spin doctor”cho Tô Chức Comintern) tại Berlin và Munich để cung cấp ngân khoản (“vàng từ Mạc Tư Khoa: Moscow gold”) cho các hoạt động chống thực dân; xem, một cách tổng quát, Koch, Double Lives (2004) và McMeekin, The Red Millionaire (2005).  Hồ Chí Minh đă làm việc tại Berlin với Đảng Cộng Sản Đức trong năm 1927: Duiker, Ho Chi Minh (2000), các trang 148-150.

 

16. CO/129/535/3 các trang 60 – 63, thư ngày 2 Tháng Mười, từ Sir Victor Wellesley, FO [Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao] gửi Sir John Shuckhurgh, CO [Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa].

 

17. Sung Man Cho (1931) 25 H.K.L.R. 62, ở trang 63.

 

18. CO/129/535/ tài liệu 15.

 

19. Sir Joseph Kemp C.J. và Lindsell J.

 

20. Sung Man Cho (1931) 25 H.K.L.R. 62, ở trang 64.

 

21. Sung Man Cho (1931) 25 H.K.L.R. 62, ở trang 66.  Lindsell J. có đưa ra một phán quyết tán đồng.

 

22. Sung Man Cho (1931) 25 H.K.L.R. 62, ở trang 68.

 

23. [1918] 1. K.B. 578 at 589. CA.   Tù nhân, một công dân nước Pháp, đă đến Anh Quốc để trốn tránh nghĩa vụ quân sự cưỡng bách tại Pháp trong thời kỳ Đại Chiến Tranh (Great War).

 

24. Sung Man Cho (1931) 25 H.K.L.R. 62, ở [trang] 70.

 

25. Tù nhân được đề cập đến như là Nguyễn Ái Quốc trong các bài tường thuật báo chí, thư từ, văn thư, và các cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao, Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa và Đại Sứ Pháp: hồ sơ CO/129/535/3, được đặt tên là Hồ Sơ Nguyễn Ái Quốc.  Toàn Quyền Đông Dương thuộc Pháp đă đưa ra các chỉ thị cho Lănh Sự Pháp tại Hồng Kông để chuyển cho nhà cầm quyền Anh Quốc: Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years (2002), trang 192.  Báo chí giả định rằng Sung Man Cho là Nguyễn Ái Quốc: Hong Kong Telegraph, June 22, trang 1, cột f, đă cho hay “Nguyễn Ái Quốc, lănh tụ tối cao của các nhà cách mạng An nam, đă bị bắt giữ tại Hồng Kông.  Sự bắt giữ ông ta là một cú đấm chính trị to lớn cho chính quyền Pháp tại Đông Dương bởi v́ ông Nguyễn đă là đối tượng cho sự chú ư đáng kể trong nhiều năm và các nhân viên chính trị của Pháp khắp Trung Hoa đă từng gắng sức để bắt giữ ông ta…” Hong Kong Weekly Press, August 28, trang 295, các cột b-c, trang 296, cột a: “A Crown Subterfuge, Sham Under Cloak of Deportation: Một Mánh Khóe Thượng Thừa, Một Sự Giả Dối Dưới Lớp Vỏ Trục Xuất”; và tờ The Times, June 23, trang 15, cột 6, Nguyễn Ái Quốc đă từng bị xét xử khiếm diện tại Đông Dương và bị lên án tử h́nh”.

 

26. Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-1932”, (1974), 57 China Quarterly, 84, trang 96, cước chú 65.

 

27. The Times, May 21, trang 3, cột c.  Sau sự trao đổi văn thư giải tỏa thắc mắc giữa Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao và Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa, hồ sơ CO/129/535/3, tài liệu 3, October 2 và kế tiếp, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Các Thuộc Địa đă gửi một điện văn cho Toàn Quyền vào ngày 8 Tháng Một nói rằng “Tôi xem lời kháng cáo của ông Quốc lên Cơ Mật Viện phải được tiến hành” , hồ sơ CO/129/535/3, trang 41.

 

28. Khi Ramsey McDonald thành lập một Chính Quyền Dân Tộc vào ngày 24 Tháng Tám năm 1931, Cripps bị thay thế trong chức vụ Tổng Tham Vấn bởi Thomas Inskip, sau này được phong là Tử Tước Viscount Caldecote.  Cripps trở thành Chưởng Quản Ngân Khố (tức Bộ Trưởng Tài Chính) trong Chính Phủ Attlee năm 1945.

 

29. Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-1932”, (1974), 57 China Quarterly, 84, trang 96, cước chú 6.  

 

30. Hồ sơ CO/129/535/3, tài liệu 3, Calder, February 9, Duncan, February 10, các trang 122-129.

 

31. Có phải Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa đang t́m cách triệt hủy quyết định tại Hồng Kông mà họ đă không chấp thuận hay chăng?

 

32. Phụ Tá Cố Vấn Pháp Lỳ tại Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa, ông Harold Duncan, ghi chép lại cuộc tham vấn của ông với ông Burchell, tham vấn hướng dẫn, Ngài Sir Stafford Cripps và ông Lewis.  Hồ sơ CO/129/529/2, tài liệu 19: “Ngài Sir S. Cripps mở đầu cuộc tham vấn với nhận xét cộc cằn dưới đây làm tôi ngạc nhiên: “Đây là một vụ lừa bịp, không phải vậy sao?”

 

33.  Hồ sơ Pḥng Tài Liệu Công Cộng phát hiện sự căng thẳng giữa Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao và Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa.  Bộ Ngoại Giao muốn làm thỏa măn Pháp, nước đă yêu cầu Anh Quốc gửi Nguyễn Ái Quốc về Đông Dương thuộc Pháp.  Bộ Thuộc Địa không muốn việc trục xuất được dùng như mặt nạ che cho sự dẫn độ.  Thí dụ, một văn thư từ Bộ Ngoại Giao gửi BộThuộc Địa hôm 15 Tháng Mười nói về việc phóng thích ông Quốc và trục xuất ông ta: “ … sẽ là một điều cực kỳ khó khăn để biện minh một quyết định như loại này với Pháp và Ṭa Đại Sứ Pháp nói với chúng tôi rằng họ bị thúc ép bởi Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao Pháp ở Quai d’Orsay là phải t́m hiểu xem những ǵ đang diễn ra về các biện pháp sẽ được thực hiện với ông Quốc …”: Hồ sơ CO/129/535/3, trang 57.  Bằng chứng khác về sự dính líu của Pháp được t́m thấy trong một văn thư từ Southwark, viên chức Điều Hành Chính Quyền Hồng Kông gửi Ngài Sir Cunliffe Lister, tại Bộ Thuộc Địa, hôm 13 Tháng Mười.  Ông ấy viết, “vụ kháng án, liên can đến một khoản chi trả 250 Bảng Anh cho kháng đơn và 391.10.0 [?] Bảng Anh cho các ông Burchells … đơn đă được đệ tŕnh … phát sinh chỉ bởi từ áp lực được nêu lên bởi các nhà Chức Trách Pháp nhằm bảo toàn cho một đường hướng hoạt động có thể không bảo đảm có lợi cho Thuộc Địa … Điều cần nhắc lại rằng ư định nguyên thủy của Chính Quyền này như đă được thông báo trong điện tín của Ngài Sir  William Peel, … là tống xuất ông Nguyễn ra khỏi Thuộc Địa một cách nhanh nhất và ngăn cấm ông ta không được quay trở lại trong một số năm và đă không phải chờ cho đến khi nhận được điện tín của ông ,… rằng các bước tiến đă được thực hiện để cưỡng bách họ Nguyễn không chỉ rời Thuộc Địa mà c̣n phải tiến về Đông Dương  …”  Vào ngày 13 Tháng Mười Một,  Hồ sơ CO/129/539/2, tài liệu số 70 có ghi nhận: “các sự ḍ hỏi là liệu một vài sự đóng góp vào chi phí liên hệ có thể được thu hồi từ các nhà Chức Trách Pháp hay từ “Ngân Quỹ Hoàng Gia hay không?”  Jameson của Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa trả lời rằng điều này khó xảy ra bởi v́ “Pháp đă không có được sự trục xuất ông Quốc về Đông Dương thuộc Pháp và lại c̣n không được thông báo về nơi đến của ông ta khi tống xuất, v́ thế họ sẽ thấy không có lư do cho bất kỳ sự chi trả nào …”

 

34. Thư ngày 1 Tháng Bẩy, hồ sơ CO 129/539/2, các trang 97-98.

 

35. Thư Bushe gửi Burchells, 19 Tháng Bẩy, Hồ Sơ CO 129/535/2, trang 89.  Ngay từ ngày 29 Tháng Ba, ông M. Truelle, Cố Vấn của Ṭa Đại Sứ Pháp, đă gọi cho ông Howard Smith của Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao, và “đă tuyên bố rằng Chính Phủ Pháp đă nghe thấy rằng nhiều phần phán quyết sẽ có lợi cho ông Quốc và giả định rằng trong trường hợp này, ông ta sẽ được phóng thích …  Họ sẽ … biết ơn về các tin tức sớm nhất liên quan đến bản chất của phán quyết.  Điều được nêu ra với ông Truelle rằng nhiều phần bản chất của phán quyết không thể được cung cấp trước khi bản phán quyết thực sự được thông qua”: Hồ sơ CO/129/535/2, trang 114.  Sau khi có sự giải quyết, Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao có viết cho ông Truelle hôm 15 Tháng Bẩy giải thích rằng bên Hành Pháp bị bó buộc bởi Mệnh Lệnh từ Viên Cơ Mật (!), có viết: “ông sẽ, như tôi tin chắc, nhận thức rằng các nhà chức trách Hồng Kông đă làm mọi điều họ có thể làm được trong vấn đề này, và rằng khi xét đến lời khuyến cáo của vị tham vấn của họ liên quan đến vụ kháng cáo, đă có mọi lư do để ước định rằng nếu vụ kiện không được dàn xếp, hậu quả sẽ c̣n có lợi hơn cho bên kháng cáo”: hồ sơ CO 129/539/2, các trang 94-96.

 

36. The Times, September 6, 1969, cột g.

 

37. Pritt, The Autobiography of D.N. Pritt, Phần 1 (1965), trang 138.  Các tác giả cảm tạ sự giúp đỡ của Ngài Sir David Williams Q. C. của trường đại học Emmanuel College Cambridge, người đă lôi cuốn sự chú ư của tác giả đầu tiên đến đoạn văn này.

 

38. Thư của Burchells gửi Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa, June 28, Hồ sơ CO 129/539/2, các trang 108-109.

 

39. Thư của Burchells gửi Văn Pḥng Bộ Thuộc Đia, August 2, Hồ sơ CO 129/539/2, trang 76.

 

40. Tác giả thứ nhất đă có được các bản sao chụp của các tài liệu c̣n tồn tại từ Cơ Mật Viện một khi tên của kháng đơn được xác định một cách chính xác.  Trước đó, một sự truy t́m các tài liệu của viện trong thập niên 1930 về vụ kháng cáo từ Hồ Chí Minh đă không thành công.  Các tác giả cảm ơn sự trợ giúp của Quản Thư Văn Thư của Cơ Mật Viện, ông J. Wartherston.

 

41. Đính kèm theo Thư của Burchells gửi Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa, June 28, Hồ sơ CO 129/539/2, các trang 103-108.

 

42. Tin tức nhận được bởi tác giả thứ nh́ từ bà Patricia Loseby tại Eastbourne, West Sussex năm 1997 sau khi bà đă thôi hành nghề tại Hồng Kông.  Bà là con gái của ông Francis Leseby và là nữ tham vấn pháp lư đầu tiên được thừa nhận tại Hồng Kông.  Bà đă mất trong năm 2001.  Toàn Quyền Hồng Kông, Ngài Sir William Peel, có viết cho Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa vào ngày 31 Tháng Một.  Sự theo dơi của Pháp [chặt chẽ] đến nỗi các luật sư của ông Nguyễn không thể nào bảo vệ đuợc ông ta và viên Toàn Quyền cảm thấy có nghĩa vụ đi theo sự dàn xếp giúp đỡ ông ta chạy trốn.  Ông đă viết: “tôi quyết định đưa ra một dề nghị giúp đỡ rơ rệt, qua việc sắp xếp rằng một chiếc tàu nhỏ không phải của chính phủ sẽ đựợc đặt dưới sự quyết định của ông Nguyễn vào lúc và ở nơi ấn định, và phải chở ông ta đến một điểm cách xa bến đậu “ss Anuhui, tại đó sự việc sẽ được thu xếp để chiếc tàu sẽ ngừng lại và đón ông ta lên tàu như một hành khách trễ tàu, người duy nhất hay biết được lư lịch của ông ta là Phụ Tá Quản Đốc Cảnh Sát là kẻ có biết ông ta và có thể phụ trách vụ chuyển giao.  Đề nghị này đă được chấp nhận, và đă được thực hiện đúng như kế hoạch…Để kết luận, tôi buộc phải xin ông lưu ư đến vị thế vô cùng khó chịu mà vụ án này và vụ án tương tự của Tan Malaka đă phơi bày ra.  Cảnh sát tại thuộc địa này đă bắt giữ trong tay họ hai kẻ nguy hiểm nhất trong các nhân viên của Mạc Tư Khoa tại Viễn Đông nhưng đă bất lực không làm được ǵ cả ngoài việc trục xuất họ ra khỏi Hồng Kông, để ngăn cản họ khỏi việc thực hiện công việc khuynh đảo sự cai trị của Âu Châu tại vùng Viễn Đông và trong trường hợp này mang nhân viên trở lại tiếp xúc với các ông chủ người Nga của ông ta”: Hồ sơ CO 129/539/2, các trang 31-35.

 

43. Soblen [1963] 2 Q. B. 243.

 

44. Soblen [1963] 2 Q. B. 243 at 251 (ở trang 251).

 

45. Trang 252.

 

46. Trang 301.

 

47. Trang 302.

 

48. Donovan and Pearson, L. JJ.

 

49. Soblen [1963] 2 Q. B. 243 at 303 (ở trang 303).

 

50. Trang 304, 310, 314.

 

51. Trang 304.

 

52. Trang 304, 309.

 

53. Trang 304, 310, 314.

 

54. Trang 304.

 

55. Trang 304, 305, 310.

 

56. Trang 312.

 

57. Đây không phải là các sự kiện trong vụ án Soblen, bởi v́ Tiệp Khắc đă chuẩn bị để đón nhận ông ta, nhưng Pearson L. J. đă dùng thí dụ này để trắc nghiệm lập luận.

 

58. Hồ sơ CO/129/535/3, trang 95.

 

59. Hồ sơ CO/129/535/3.  Vào ngày 27 Tháng Ba, 1931, W. D. Ellis đă viết: “Rơ ràng là người này đă không phạm vào tội có thể bị dẫn độ … Có vẻ đốí với tôi, chúng ta không thể nằng nặc về việc gửi ông ta về Đông Dương nhiều hơn nếu chúng ta có dịp tống xuất một cựu viên chức của Sa Hoàng mà chúng ta có thể bắt được hay chúng ta nên khăng khăng về việc đưa kẻ ấy về Liên Bang Sô Viết… [Chủ nghĩa cộng sản không phải là một tội phạm được hay biết trong luật pháp của chúng ta nặng hơn Chủ nghĩa Quân Chủ chút nào]”.  Đă có các quan điểm khác, nhưng cái nh́n nêu trên là nhăn quan thắng thế tại Văn Pḥng Bộ Thuộc Địa.

 

60. Vào ngày 8 Tháng Sáu năm 1931, Toàn Quyền Đông Dương trong một điện tín gửi Bộ Thuộc Địa nói rằng giải pháp tốt đẹp nhất có thể có là thuyết phục nước Anh lưu giữ họ Hồ tại một vài thuộc địa xa xôi như một hành vi đối ứng cho sự giam cầm bất kỳ một người Ấn Độ hay Miến Điện nào theo cộng sản có thể bị bắt giữ tại lănh thổ của Pháp.  Người ta có thể suy đoán rằng đề nghị này đă được chuyển về Bộ Ngoại Giao Pháp và qua đó đă đến Văn Pḥng Bộ Ngoại Giao Anh (FO), nhưng không có sự tham chiếu trực tiếp nào đến ư kiến đó trong các hồ sơ của Bộ Thuộc Địa (CO).

 

       * Một Thẩm Phán Của Ṭa Thượng Thẩm của hạt New South Wales.

 

       ** LL.B. (Sydney), Ph.D. (Sydney).  Tác giả thứ nh́ xin cảm tạ sự giúp đỡ mà bà đă nhận được từ Giáo Sư Peter Wesley-Smith, nguyên thuộc Ban Giảng Huấn của Trường Luật Khoa, Đại Học Hồng Kông trong việc tạo dễ dàng cho sự tiếp cận của bà đến các hồ sơ liên quan tại Văn Pḥng Tài Liệu Công Cộng.

 

LT Deportation orders; Extradition; Habeas corpus; Hong Kong; Jurisdiction

            

_____

 

Nguồn: Handley K. R. & Lemercier, K., Ho Chi Minh and the Privy Council (Sung Man Cho v. Superintendent of Prisons Hong Kong, PC Appeal No. 9, 1932), The Law Quarterly Review, Volume 124, issue 2, April 2008, London: Stevens and Sons, April 2008.

 

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

11.09.2017

                                                                                                                                 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2017