Hideo Murakami

 

“VIỆT NAM” VÀ

VẤN ĐỀ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG HOA

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam [bài này được ấn hành hồi tháng 9 năm 1966, khi có sự tham chiến của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, chú của người dịch] không phải là không tự nhiên dẫn đến giả thiết rằng chủ nghĩa bành trướng của Trung Hoa đă từng có một lịch sử hoạt động lâu dài trong vùng đó, và không ít các tác giả Hoa Kỳ, đặc biệt trong giới báo chí, đă công khai nói lên rằng thực sự chính Trung Hoa mới là đối tượng mà các lực lượng Hoa Kỳ đang nhắm đến, cùng lúc dẫn chứng rằng trong hàng trăm năm, ngay cả trong hàng ngàn năm, Việt Nam đă nằm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa, và trong vô số dịp nó đă bị xâm lăng bởi Trung Hoa, rằng sự xâm lược của Trung Hoa, trên căn bản lấn chiếm vào Việt Nam, là một sự kiện đă được chứng minh và không thể biện luận được.  Mặt khác, đă có một số ít các học giả nổi tiếng, lập luận ngược lại, rằng mặc dù chủ nghĩa đế quốc có thể đă tiêm nhiễm vào một số triều đại Trung Hoa nào đó, trong thực tế, đặc điểm nổi bật trong sự bành trướng lănh thổ của Trung Hoa đă là sự ưng thuận của họ để chấp nhận bất kỳ kẻ ngoại lai “man rợ” nào học hỏi tiếng Trung Hoa và chấp nhận phong tục Trung Hoa như những người Trung Hoa; hơn nữa, rằng chính Trung Hoa được bao gồm bởi dân chúng là hậu duệ của “các người mọi rợ” được thu hút vào quốc gia Trung Hoa qua tiến tŕnh truyền bá văn hóa; rằng Trung Hoa, trong thực tế khi xâm lăng các quốc gia ngoại vi của họ trong nhiều dịp, thường đă làm như thế hầu như là không phải không có các sự kích động, chẳng hạn như các cuộc đảo chính, hay mưu toan đảo chính các triều đại thân Trung Hoa hiện hữu, v.v…

 

Một sự mô tả đặc sắc quan hệ có được giữa Trung Hoa và các nước triều cống của nó được viết ra bởi sử gia Trung Hoa, Huang Ta Shou, trong tác phẩm của ông nhan đề Trung Quốc Hiện Đại Sử (Modern Chinese History: Chung-kuo Chin-tai Shih) xuất bản năm 1954 tại Đài Bắc.  Viết về quan hệ giữa Trung Hoa và các nước triều cống ngoai biên, ông Hoàng nói rằng các quốc gia như thế trong thời cổ đă tạo thành một phần của thế giới lư tưởng Đai Đồng (Tatung: Univerversal Harmony) được dự kiến bởi các hoàng đế.  Các nước triều cống cũng được sỡ hữu, hồi gần đây hơn, với sự quan tâm về việc pḥng vệ ngoại biên, như một vùng trái độn cho phần trung tâm của Trung Hoa.  Tiếp tục, ông nói rằng đối với các quốc gia như thế * “…họ [Trung Hoa] chỉ mong muốn các sự triều cống theo định kỳ của chúng [các nước chư hầu, chú của người dịch].  Liên quan đến việc nội trị và ngoại giao của chúng, chúng tôi [Trung Hoa] chỉ muốn kiểm tra.  Thái độ của các nước triều cống đối với Trung Hoa vẫn chỉ là triều cống vào các thời khoảng định kỳ, và trong dịp lên ngôi của một tân vương thỉnh cầu sự tấn phong, chứ không c̣n phải làm điều ǵ khác nữa.  Nếu xứ sở có một cuộc nổi loạn nội bộ, nó vẫn phải yêu cầu nếu nó muốn nhận sự giúp đỡ của các lực lượng Trung Hoa.  Thái độ của Trung Hoa đối với các nước triều cống này được giải thích như thái độ có trách nhiệm, chứ không phải các quyền hạn.  Các quan hệ Trung Hoa-Nước triều cống th́ hoàn toàn lỏng lẻo.  V́ thế, vào lúc có sự tiến bước của các quốc gia Tây Phương với các chiến thuyền hùng mạnh và các đại bác hữu hiệu, đă có sự hoang mang của các nước triều cống, điều có thể đă gây ra một sự khởi đầu cho sự xâm lược.  Trung Hoa tự ḿnh đă không đủ sức mạnh để pḥng vệ cho chính nó …” (trang 14) (quyển trung).

 

Thái độ của Trung Hoa đối với Việt Nam (được họ gọi là An Nam) vào lúc bước sang thế kỷ thứ 19 khi danh hiệu “Việt Nam” được đẽo gọt sát gốc, gần nhất với bức tranh được đưa ra trên đây bởi ông Huang.  Mục đích của bài viết này không đào sâu vào chính vấn đề sự xâm lược của Trung Hoa đối với một khu vực ngoại biên, tức Việt Nam, mà đúng hơn là để phơi bày các sự tế nhị trong mối quan hệ hiện diện giữa một bên là Việt Nam, và bên kia là Trung Hoa, như khi các sự tế nhị này được phát hiện và mang ra ánh sáng, trong hành vi phong tước được ban cấp bởi Trung Hoa cho một nước phụ thuộc, và vấn đề biện minh cho một sự tấn phong như thế chiếu theo các diễn biến sau đó.  Tài liệu chính yếu để đưa đến sự công bố này là các văn kiện của triều đ́nh nhà Thanh, được gồm trong bộ Đai Thanh Lịch Triều Thực Lực (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu: The Actual Records of the Great Ch’ing Emperors).

 

Quốc hiệu Việt Nam được ban cấp có ư nghĩa ǵ?  Trước khi đi vào chính chủ đề này, có lẽ nó không phải là điều sai sót để xét xem các văn gia và kư giả đă giải thích từ ngữ hay danh hiệu Việt Nam như thế nào.  Các sự giải thích như thế bao gồm từ tác giả W. Robert Moore đă viết trong một số báo trước đây của tạp chí National Geographic Magazine, đến Bernard Fall, Edgard Snow, và các tác giả khác, trong nhiều thời điểm khác nhau kể từ lúc ban đầu của cuộc chiến tranh Pháp Việt, cho đến ngày nay, đă giải thích từ ngữ Việt Nam theo nhiều cách chẳng hạn như “Dân Tộc ở phương Nam” (Moore), “Phía Nam nước Việt” (Fall), “Đất Phương Nam” (Ạ Laguerre), “Phương nam Xa Xôi” (Snow), v.v…  Tạp Chí Time Magazine (1), trong một số báo hồi gần đây hơn đă cố gắng để giải thích ư nghĩa chính xác của từ ngữ này, như phát sinh từ hai từ Việt và Nam, trong Hoa ngữ là Yueh và Nan, có nghĩa “Vượt cho đến phương Nam”, khiến cho độc giả của bài viết chính (chủ đề của số báo) có cảm tưởng rơ rệt rằng (các) người viết muốn từ ngữ được hiểu như chứa đựng một biểu tượng cho thái độ xâm lấn của Trung Hoa đối với Việt Nam.

 

Trước tiên chúng ta hăy khảo sát nguyên nghĩa của từ ngữ này, và như một phương pháp để làm như thế, chúng ta trước tiên hăy khảo sát các cuộc nghiên cứu của Pháp về nguồn gốc danh hiệu Việt Nam.  Quyển “Histoire Modern Du Pays D’Annam” (xuất bản tại Paris, năm 1920) của Charles B. Maybon được trích dẫn một cách rộng răi bởi các tác giả như Lê Thành Khôi, Joseph Buttinger (2) v.v… về điểm này.  Maybon có viết, trong một cước chú, tham chiếu đến một quyển sách được viết bởi tác giả Le P. Cadière, “Mur de Dong-hoi” (Bức Tường Thành ở Đồng Hới), nơi trang 377:

 

“Quốc hiệu Việt Nam này đến từ tên gọi phần đất lệ thuộc chúa Nguyễn, được thiết lập từ năm 1558 (Việt Thường) và tên An Nam, lănh vực của chúa Trịnh tại Bắc Kỳ.” (a)

 

Maybon, trong quyển sách nêu trên, c̣n tham chiếu thêm quyển Histoires des Relations de la Chine avec Annam của G. Beveria, trong phần tiếp tục của cước chú của ông và có viết:

 

“Nguyễn Ánh đă xin Hoàng Đế đặt một quốc hiệu cho quốc gia mà ông ta đă thống nhất; v́ thế, Hoàng Đế đă chọn công bố một sắc dụ đổi tên An Nam thành ra Việt Nam

 

Maybon viết tiếp:

 

“Theo các văn bản của An Nam, câu chuyện có phần khác.  Chính Nguyễn Ánh, trong lời thỉnh cầu xin tấn phong, đă đề nghị đổi tên vương quốc và gọi là Nam Việt (danh hiệu cùng tên vương quốc của Triệu Đà, năm 207 trước Công Nguyên).  Chúng ta giờ đây biết được, như một sự kiện thực tế, trong tài liệu được phiên dịch bởi ông Beauvais, rằng Gia Long (b) đă tự xưng là vua nước Nam Việt.  Hoàng Đế [Trung Hoa] không bằng ḷng và v́ thế Nguyễn Ánh, theo Các Sử Sách(Historiographies: Đại NamTthực Lục) (3) đă cho hay rằng nếu danh xưng thay đổi không được phê chuẩn, ông tự xem ḿnh không phải là chư hầu nữa.  Hành vi thực tế có vẻ không xảy ra như thế; Hoàng Đế [Trung Hoa] đối diện với sự đe dọa này, đă quyết định chọn tên Việt Nam, thay cho Nam Việt, nói rằng “từ Việt được đặt lên trên, nhắc đến Việt Thường (c), sẽ làm liên tưởng ư nghĩ về một sự tương quan giữa một vùng đất lệ thuộc chúa Nguyễn với vương quốc được thành lập bởi vua Gia-Long; làm như thế, sẽ làm rạng danh tổ tiên của ngài.  Có thể v́ như thế, danh hiệu Việt Nam đă được trao một cách long trọng cho vương quốc trong một cuộc lễ tại điện thế miếu thờ các tổ tiên của hoàng triều, và vua Gia Long đă tuyên dụ: Các tổ tiên của ta đă thu phục mọi đất đai của Việt Thường, đó là lư do tại sao ta dùng chữ Việt để đặt tên cho đất nước …”

Tháng Hai, ngày 17, năm thứ Ba (1804 sau Công Nguyên).

 

Các chú thích của Maybon đă được trích dẫn sâu rộng bởi chúng được chứng thực trong bộ Thực Lục nêu trên, vốn được công bố trong năm 1939.  Ngoài ra, bộ Thực Lục cũng chiếu rọi thêm ánh sáng vào thái độ của Trung Hoa đối với quốc gia mới thống nhất này, mà trong năm 1802, lần đầu tiên trong lịch sử của nó đă bao trùm cả chiều dài của bán đảo, có kích thước tương đương với diện tích nó có ngày nay.  Nhưng trước khi đi sâu vào các tài liệu của Thực Lục liên quan đến vấn đề nêu trên, chúng ta hăy đề cập đến một số dữ liệu lịch sử để đem đến cho độc giả một ít nét căn bản của các thời đại (5).

 

Trong năm 1787, Nguyễn Phúc Ánh, người sau này đă tạo lập triều đại của các vua nhà Nguyễn vào năm 1802, đă được hứa hẹn một vài loại trợ giúp bởi Giám Mục Pháp tên Pigneau de Béhaine, đổi lại một số đặc nhượng của Việt Nam.  Trong khi sau này ông đă không nhận được nhiều sự trợ giúp như đă được thỏa thuận nguyên thủy bởi bản hiệp ước kư kết đă không được phê chuẩn bởi Chính Phủ Pháp, v́ sự bận tâm của nó đối với các t́nh h́nh nội bộ của nước Pháp thời tiền Cách Mạng, dù thế, nhờ ở một sự trợ giúp lớn lao của các lính đánh thuê người Pháp với kiến thức sâu rộng hơn về khoa học quân sự, ông đă có thể khuất phục được nhóm Tây Sơn (Tây Sơn, do hoàn cảnh, bao gồm ba anh em chống đối, trước tiên đă nổi dậy chống lại sự cai trị của chúa Nguyễn tại Qui Nhơn năm 1773 và vào năm 1777 đă tận diệt hết ḍng họ Nguyễn trừ một người duy nhất -- Nguyễn Phúc Ánh.  Mười năm sau đó, họ đă nắm được toàn thể đất nước.  Danh xưng Tây Sơn phát sinh từ ngôi làng mà họ sinh ra và đă được dùng để phân biệt họ với các chúa Nguyễn là các kẻ đă kiểm soát nửa phần phía nam của xứ sở, có cùng họ [Nguyễn]).  Từ căn cứ địa của ḿnh tại Sàig̣n, Phúc Ánh đă lập lại các cuộc tấn công dẫn dắt ông từ miền Nam ra miền Trung rồi đến miền Bắc.  Trên con đường tiến đến sự chiến thắng này, ông đă thu hồi lại vùng đất có thời được gọi là Việt Thường, mà từ khoảng giữa thế kỷ thứ 16, đă là vùng đất lệ  thuộc chúa Nguyễn.  Nó tọa lạc khoảng gần vĩ tuyến 17 và nằm phía nam Hà Nội (Đông Kinh), khi đó được xem là An Nam đối với các nhà cai trị ở Trung Hoa (6).  Danh xưng Việt, nhân đây xin nói, đă được sử dụng bởi nhiều triều đại khác nhau dưới một vài h́nh thức trong danh xưng quốc gia của họ, thí dụ như Đại Việt, Đại Cồ Việt, v.v…  Từ điểm này, người ta bắt buộc phải đi đến sự kết luận rằng người Việt Nam đă có một ước muốn to lớn để duy tŕ liên tục danh hiệu Việt Quốc (trong Hoa ngữ là Yueh Kuo) vốn đă hiện hữu có lẽ vào khoảng ban sơ thời Đông Chu.  Họ có vẻ như có liên hệ về nguồn gốc tổ tiên, mặc dù không phải là nhóm duy nhất, với những dân gốc Việt này vốn đă bị đánh bại bởi nhà Chu, một sắc dân không thuộc gốc Trung Hoa, vào năm 334 trước Công Nguyên.  Danh xưng Việt Thường để chỉ một khu vực hiện diện có lẽ sau thời điểm này, nhưng được xem trong thần thoại Việt Nam như là một trong 15 bộ (huyện) cấu thành vương quốc đầu tiên cổ xưa của Văn Lang, được giả thiết đă kéo dài từ năm 2879 trước Công Nguyên đến năm 258 trước Công Nguyên.

 

Trong năm 1790, Nguyễn Văn Huệ, một người trong anh em Tây Sơn đă cai trị miền Bắc với danh hiệu Quang Trung và là người đă thực hiện một cuộc đánh bại gây kinh hoàng cho các lực lượng nhà Thanh tại Hà Nội vào năm trước đó khi họ xâm lăng xứ sở để giúp lập lại ngôi vị của vua Lê, chỉ mới đổi thành danh hiêu Quang B́nh gần đó, có nghĩa Ḥa B́nh Chói Sáng (tiếp theo sau việc Hoàng Đế nhà Thanh đă bổ nhiệm, để phụ trách việc pḥng vệ biên giới, viên tướng nổi danh Phúc Khang An, Tổng Đốc hai tỉnh Vân Nam và Quí Châu, thay thế cho viên cựu Tổng Đốc Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông) bị nhục nhă, nguyên là kẻ đă đi theo đoàn quân viễn chinh Trung Hoa thất trận sang xâm lăng Việt Nam), và trong năm này, qua việc tiếp xúc với Trung Hoa, ông đă được tấn phong là An Nam Quốc Vương.

 

Năm 1792, vua Quang B́nh thăng hà. Ông được kế ngôi bởi người con trai tên Quang Toản, 16 tuổi.  Cùng năm này, Phúc Khang An, Tổng Đốc [Lưỡng Quảng], đă phái một điệp viên sang An Nam để báo cáo về t́nh h́nh tại đó. Điệp viên này đă báo cáo rằng đất nước ít nhiều trở nên yên ổn.

 

Trong năm 1793, trưởng nhóm quân Tây Phương trợ giúp lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh được ra lệnh bởi ông này, quay về nước Ma Rốc v.v.. để mua vũ khí.

 

Trong năm 1796, các nguồn tài chính của Tây Sơn dần dần trở nên ít ỏi hơn đến nỗi bắt đầu từ thời điểm này, họ bị dẫn đến việc cướp bóc các tàu bè Trung Hoa dọc thời bờ biển, cũng như tại bờ biển của chính nó.  Quang Toản nhiều phần đă phải khuyến khích hoạt động này để trợ giúp vào nguồn tài chính của ḿnh.  Các tài liệu của Trung Hoa báo cáo nhiều cuộc bắt giữ quân hải tặc đă xảy ra trong thời kỳ ban đầu của triều đại nhà Thanh (1796-1820).

 

Quang Toản đă được miễn tội thông đồng bởi nhà Thanh trong vụ bốn hải tặc bị bắt giữ có mang các ấn tín bằng đồng [mà Tây Sơn đă] phong cho họ chức quan hải quân cao cấp, khi ông ta tỏ ư không hay biết đến vấn đề này. (d)

 

Trong năm 1799, Phúc Ánh chiếm đóng Huế từ tay phe Tây Sơn, và tự xưng làm vua.  (Quang Toản th́ trị v́ ở Hà Nội).

 

Năm 1800, Phúc Ánh có người nước Anh (các “người Tóc Đỏ: Hồng Mao”) huấn luyện về hải chiến cho quân đội của ông. Ông cho đóng sáu chiếc tàu lớn cùng với khoảng 100 chiến thuyền nhỏ hơn, để chuẩn bị cho một chiến dịch bắc tiến quy mô.

 

Năm 1801, Quang Toản phản công cố chiếm lại Huế từ tay Phúc Ánh nhưng gặp phải sự thất trận nặng nề khiến ông phải triệt thoái về Hà Nội.

 

Năm 1802, trong tháng Năm, Phúc Ánh cho xây một lễ đài tại Cánh Đồng An-Ninh [?] và cử hành lễ kế ngôi vua, đặt danh hiệu trị v́ là Gia Long (có nghĩa sự Đăng Quang Tốt Đẹp: Beautiful Exaltance) (d).  Trong tháng Bảy, Hà Nội bị chiếm giữ bởi quân đội của Phúc Ánh và Quang Toản bị trừng trị đến chết.  Nguyễn Ánh tự xưng là Hoàng Đế Đai Nam Quốc (Great South) (7).  Trong tháng Tám, ấn tín ban chức cho Quang Toản vào lúc tấn phong được t́m thấy trong dinh thự đổ nát ở Huế đă được giao trả cho Hoàng Đế nhà Thanh xuyên qua một sứ đoàn cùng với ba hải tặc lẩn trốn, [được phái đi] từ Phúc Ánh.  Nhà vua đă phái một sư giả trước đó sang gặp Tổng Đốc Quảng Đông và Quảng Tây, và một cách gián tiếp đến Sun Yu Ting, Tổng Đốc Quảng Tây, thông báo rằng Ngài đă hoàn tất việc b́nh định xứ An Nam và nay yêu cầu được phái một sứ đoàn để tiếp nhận sự tấn phong từ Hoàng Đế Trung Hoa.  Trong tháng Mười Hai, một sứ đoàn đă được phái đi cùng với cống vật lên vua Gia Khánh (Chia Ch’ing) tại Bắc Kinh, cùng với thông điệp chính thức yêu cầu một sự tấn phong. (e)

 

Bộ Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục bắt đầu ghi chép từ đây:

 

Tháng Mười Hai, năm thứ 7, triều Gia Khánh (Ghi chú: Các nhật kỳ tính theo âm lịch): Truyền dụ cho các Thượng Thư Đại Hội Đồng về việc tiếp nhận một cách chậm trễ báo cáo của Sun Yu Ting liên quan đến thư thỉnh cầu tấn phong của Nguyễn Phúc Ánh. Ta, Hoàng Đế [nhà Thanh] có bổ khuyết bằng sự xem xét kỹ lưỡng các chi tiết…  Điều mà ông ấy thỉnh cầu là được ban cho sự tấn phong với hai từ Nam Việt (trong Hoa ngữ là Nan Yueh). Điều này nhất định là không được.  Khu vực bao gồm bởi danh hiệu Nam Việt th́ rất rộng.  Khi suy xét về nó, trong lịch sử trước đây, vùng đất biên giới của Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay nằm trong đó.

Đám dân man rợ giáp biên giới của Nguyễn Phúc Ánh là đám dân man di nhỏ bé.  Vào lúc này, phần đất mà họ có trong tay hoàn toàn thuộc đất An Nam.  Một lần nữa, họ đă không vượt quá phần đất cũ của Giao Chỉ. Ông ta hy vọng dành đạt được điều ǵ, một cách hoàn toàn đột nhiên, khi đặt tên nước là Nam Việt hay chăng?  Làm sao mà chúng ta biết được rằng ông ta không muốn dương oai với các dân man di ngoại lai khác? *  V́ thế chúng ta phải yêu cầu một sự thay đổi quốc hiệu.

 

Trước hết, chúng ta sẽ phải đưa ra một nỗ lực. Đương nhiên, chúng ta phải bổ khuyết cho sự phơi bày sai lầm của ông ta. Đại Hội Đồng Nội Các đă sẵn nhận được lệnh để xác định một chỉ dụ cảnh báo tiếp sau; sắc dụ này, cùng với thông điệp nguyên thủy [xin tấn phong của Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch], sẽ được chuyển cho Sun Yu Ting, để hoàn trả [cho Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch].

 

Ông ta [Sun Yu Ting?] tuân chỉ, sau khi được tiếp kiến bởi các thượng cấp của ông ta.  Có thỉnh cầu xin phúc đáp ra sao? [Hai câu trên trong bản Anh ngữ dịch không rơ nghĩa, xin xem lại nguyên bản bằng Hoa ngữ và kiểu chính cho đúng sau này, chú của người dịch].  Chúng ta đă thỉnh ư từ Ngai Vàng để xem xét và giải quyết vấn đề.  Về lời thỉnh cầu của Nguyễn Phúc Ánh xin tấn phong quốc hiệu Nam Việt, điểu hiển nhiên đáng ḍ hỏi ông ta về các t́nh huống thực sự trong lời yêu cầu của ông ta.  Trong mọi trường hợp, tâm tư của họ Nguyễn vẫn c̣n khó ḍ xét được.  Về vấn đề các biên giới trên đất liền và hải phận thuộc miền Quảng Đông / Quảng Tây, tất cả đều phải được chỉ thị mật của các quan chức địa phương để cảnh giác pḥng thủ.  Không phải là điều tốt nếu phạm phải lỗi, ngay dù chỉ là lỗi nhẹ, trong sự chậm trễ và lơ là.  Chúng ta nơi đây sắp sửa loan báo mọi điều bằng sự tuyên dụ.

 

Trong đề mục kế tiếp về Việt Nam có nhật kỳ trong năm thứ 8, triều Gia Khánh, Mùa hè, tháng 4 (Ghi chú: niên hiệu thứ 8 triều Gia Khánh tức năm 1803 sau Công Nguyên), chúng ta thấy có ghi:

 

Truyền dụ các Thượng Thư Đại Hội Đồng.  Sun Yu T’ing có báo cáo về việc nhận được thư của Nguyễn Phúc Ánh yêu cầu sự phê chuẩn của Triền Đ́nh chấp thuận ban cho ông ta như ư muốn. Ông ta đă  đọc văn thư niêm kín và báo cáo một cách kỹ lưỡng về sắc dụ cảnh giác trong dịp trước đây được gửi cho Nguyễn Phúc Ánh, có tham chiếu ư kiến của Sun Yu T’ing.  Nó vẫn chưa được điều trần tại Triều Đ́nh.  V́ thế, trong dịp này, một lần nữa, ông ta ân cần tấu tŕnh nhân danh vị Quốc Vương {chỉ Nguyễn Phúc Ánh, chú của người dịch] lên Hoàng Đế lời thỉnh cầu xin được tấn phong danh hiệu Nam Việt.

 

Ta, Hoàng Đế {Trung Hoa], xét thấy lời lẽ của bức thư trong các đoạn bày tỏ t́nh cảm, mang vẻ b́nh tĩnh và khiêm nhường.  Nó tỏ vẻ cực kỳ tôn kính và phục tùng.  Theo những ǵ được phát biểu, xứ sở đó khởi thủy là đất đai của Việt Thường.  Giờ đây nó gồm cả sự kiểm soát đất An Nam. Điều đáng mong ước rằng tên cổ An Nam được dùng từ lâu đời và được duy tŕ qua nhiều thế hệ không nên bị bỏ quên.  Lại nữa, hiển nhiên điều này có liên quan đến sự chân thực.

 

Chính Sun Yu T’ing đă cảnh giác với người lănh đạo xứ sở nói trên và đă thông tri ông ta rằng trong dịp trước đây, do việc xin đến bày tỏ lời thỉnh cầu tấn phong quốc hiệu, danh xưng yêu cầu và ư nghĩa của từ ngữ đă không được thích ứng. Ông ta đă không dám thảo một tờ biểu lên Hoàng Đế.  Lá thư mới tới giờ đây có viết một cách chi tiết về sự thành lập xứ sở từ lúc khởi thủy cho đến hồi kết thúc, và xin ban phong cho một lănh địa mới.  Dựa trên các t́nh huống xác thực, ông ta đă lập xong các báo cáo tŕnh lên Hoàng Đế. Ông ta đă có được sự phúc đáp của Triều Đ́nh.  Quốc Vương của xứ sở đó trước đây có giao nạp bằng chứng về các công việc hải hành của quốc gia.  Một cách kính cẩn, Nhà Vua đă thông báo cho chúng ta hay về sự từ trần của Nguyễn Quang Toản, ấn tín sắc thư ban cấp trước đây, cùng với các hải tắc trốn tránh, đă bị bắt trói và giao nạp.

 

Một cách thành thực và tôn kính, Quốc Vương đă xin được tấn phong.  Xét đến sự thành thực của Quốc Vương, điều thỉnh cầu theo đây rằng sự tấn phong tại biên giới sẽ được ban cấp.  Một cách khiêm nhường, Quốc Vương đă đệ tŕnh quốc thư và vật phẩm triều cống.  Quốc thư đă được hân hoan tiếp nhận một cách đặc biệt.

 

Về lời thỉnh cầu danh xưng Nam Việt cho xứ sở, đất nước đó đă sở hữu trước tiên lănh thổ cũ của Việt Thường.  Sau này, nó tiến tới việc sở đắc toàn thể đất đai của An Nam.  Hoàng Đế ân cần ban cấp sự tấn phong quốc gia được chỉ định bằng hai từ Việt Nam.  Từ Việt được đặt lên phía trước, biểu trưng cho biên cương của các thế hệ trước đây; từ Nam sẽ được đặt bên dưới để chỉ lănh địa có biên giới mới được chuẩn nhân.  Hơn nữa, tọa lạc phía nam của Trăm Việt (Hoa ngữ ghi Bách Yuehs), nó sẽ không gây ra sự nhầm lẫn với vùng đất cũ được gọi là Nam Việt.  Sự công bố quốc hiệu này đă sẵn được chính thức hóa. Ư nghĩa của quốc hiệu sẽ mang lại điềm tốt cho nó.  Nó sẽ nhận được ân sủng trường cửu của Hoàng Triều!

 

Hiện thời, chúng đă sẵn ra lệnh cho các sứ giả [Việt Nam] đến thăm Kinh Đô để thỉnh cầu sự tấn phong và ấn tín sắc dụ vốn đă sẵn được chấp thuận của Triều Đ́nh.  Từ giờ trở đi với hai từ này, chúng ta sẽ gọi tên xứ sở đó.  Xứ sở đó sẽ nhận được (8) danh hiệu thích hợp này.  Hăy chuẩn bị hàng ngũ cho sự tấn phong.  Sự việc mỹ măn đến mức sự vinh quang của nó sẽ không bị thay đổi nữa.

 

Sun Yu T’ing sẽ tiếp nhận sắc dụ từ Hoàng Đế.  Một mặt, ông sẽ thông báo cho Nguyễn Phúc Ánh, và mặt khác, ông sẽ chỉ định các quan chức để tháp tùng sứ giả của xứ sở đó một cách nghiêm trang cùng với thông điệp và cống vật khi quay lên kinh đô.  Có lời nhắc nhủ về thời tiết.  Mùa nóng đang dần dần tiến tới.  Có thể triển hoăn chuyến du hành tùy theo sức khỏe.  Chúng tôi sẽ sắp xếp để đến kinh đô vào cuối tháng Bẩy.  Vào lúc đó, Hoàng Đế sẽ tiếp phái đoàn tại một khu nghỉ mát vùng núi để tránh sự nóng bức.  Chính vào thời điểm đó, sứ đoàn Kazakhs sẽ đến và sẽ được Hoàng Đế tiếp kiến.  Lại nữa, chúng ta sẽ xem hai phái đoàn này như một nhóm và sẽ mở một buổi tiệc tiếp đón.  Ngoài ra, hăy cho sứ giả nước đó hay, liên quan đến sự khởi hành từ Quảng Tây, là cần báo cáo lên Hoàng Đế, trước hết, ngày khởi hành của chuyến du hành này.  Chúng ta ở đây sắp có chỉ dụ tuyên cáo về việc này.

 

Sau hết, vào tháng 6 năm Gia Khánh thứ 8 (tức năm 1803):

 

Thay đổi danh hiệu An Nam thành Việt Nam.  Tấn phong Nguyễn Phúc Ánh làm Quốc Vương.  Truyền dụ Nội Các (Đại Bí Thư Đoàn) Trước dụ này, thư thỉnh cầu của Nguyễn Phúc Ánh, người lănh đạo xứ Nông nại (9) [Nung-nai trong nguyên văn, chỉ vùng Đồng Nai tức Nam Kỳ, chú của người dịch] đă được tấu tŕnh cùng với toàn thể nội vụ về các trận đánh tại An Nam.  Ngoài ra, thư cũng đề cập đến sự hành quyết để trả thù cho tổ tiên của ông ta.  Một cách kính cẩn, ông đă phái các sứ giả mang tŕnh và trả lại ấn tín đă được ban cấp trước đây và bị vứt bỏ của Nguyễn Quang Toản, cùng với các quân cướp biển trốn chạy bị bắt trói và giao nạp.  Một cách kính trọng và nghiêm trang, ông ta xin ban một chỉ dụ.

 

Ta, Hoàng Đế [Trung Hoa] xét thấy cuộc du hành qua đại dương biểu thị cho ḷng thành thật, đặc biệt chấp nhận cống phẩm thích hợp này.  Điều vốn đă rơ ràng là chúng ta có chấp thuận ban ra sắc dụ triều đ́nh.

 

Người An Nam tên Nguyễn Quang Toản đă nhận lănh h́nh phạt bị lật đổ và tiêu trừ.  Và Nguyễn Phúc Ánh một cách kính sợ, đă đồng ư sẽ vâng lời, hứa hết sức ḿnh để thi hành việc này. Ông ta trước hết đă đưa ra sự loan báo ở trong cũnh như ngoài nước.  Biểu tượng kế nhiệm của thẩm quyền ủy thác đă được tiếp nhận từ vị nguyên thủ của xứ sở nói trên về một lời thỉnh cầu xin tấn phong cho một lănh địa mới.  Ông đă giải thích một cách rơ ràng về xứ sở nói trên, có đề cập đến phần lănh thổ của Việt Thường vốn đă được sở đắc trước đây.  Bây giờ đất này đă sáp nhập An Nam và không muốn quên danh xưng được bảo tồn qua nhiều thế hệ.  Nước này thành thực khẩn cầu xin tên Nam Việt để đặt cho xứ sở.  Sau khi đă được duyệt qua bởi các quan chức vùng biên cương [tức Tổng Đốc, v.v…] việc này đă được đệ tŕnh lên để ngự lăm. Phiên Họp của Hội Đồng [các Thượng Thư của Đại Bí Thư Đoàn] đă bác bỏ việc sử dụng tên Nam Việt để gọi quốc gia đó, với các vùng đất chạy dọc theo biên cương vẫn chưa được thỏa thuận.  Hội Đồng đặc biệt ghi nhớ rằng họ [Việt Nam] đă đến gơ cổng ở cửa ải, xin sang thần phục.  Một cách kính cẩn, họ đă tŕnh tấu với sự thành tâm. (g)

 

Ta đă sắc dụ sự sử dụng hai chữ Việt Nam.  Từ Việt được đặt lên trước để chỉ biên cương của các thế hệ trước đây.  Từ Nam được đặt ở sau biểu lộ lănh thổ có biên giới mới được chuẩn nhận.

 

Lại nữa, Ta đă ra lệnh cho Tổng Đốc Quảng Tây Sun Yu T’ing một mặt thông báo bằng văn bản cho Nguyễn Phúc Ánh, và mặt khác, chỉ định các viên chức tháp tùng phái đoàn đệ tŕnh quốc thư và cống phẩm của sứ giả trên đường lai kinh.  Hoàng Đế đă ra lệnh tŕ hoăn cuộc du hành, chính v́ muốn bày tỏ t́nh cảm nhân từ dù xa xôi.

 

Nhân  đây một lần nữa, dựa trên báo cáo của Sun Yu T’ing, chúng ta đă chỉ dụ Nguyễn Phúc Ánh tiếp nhân danh hiệu Việt Nam đă được triều đ́nh ban phong đầy ân nghĩa.  Các sứ giả Việt Nam đă từng bày tỏ ḷng biết ơn sâu xa.  Các từ ngữ đầy xúc động như vui sướng và hân hoan được thốt ra từ ḷng thành thực.  “ Sứ giả nói trên đă sẵn khởi sự cuộc du hành lên phương bắc, được phỏng chừng, vào khoảng mười ngày cuối cùng [tức hạ tuần, chú cúa người dịch] tháng Bẩy, ông ta sẽ đến được kinh đô.”  Với các từ ngữ như thế này, v.v… [câu này trong bản dịch sang tiếng Anh không rơ nghĩa, xin đối kiểm lại với nguyên bản khi có thể, chú của người dịch]

 

Hoàng Đế c̣n bổ sung thêm ḷng ưu ái cho sự việc này.  Ngài đă ra lệnh rằng lễ tấn phong cho quốc vương nước Việt Nam sẽ được cử hành.

 

Rằng những ǵ được sở đắc bởi một cá nhân phải được công bố một cách rộng răi trong sắc chỉ tấn phong Quốc Vương của nước đó và trong các văn kiện khác.  Hăy thông báo cho các Nha Môn (các văn pḥng trong triều) khiến cho sự việc được nhận thức như một thí dụ điển h́nh đă ấn định.  Hăy chuẩn bị trước cho việc này.  Ngoài ra, việc này cũng sẽ phải được tŕnh bày bởi Nha Môn của Khâm Thiên Giám [Hội Đồng Khảo Sát Thiên Văn] vào lúc có sự phân phối rộng răi niên lịch.  Chúng ta sẽ tiến tới việc sửa đổi danh hiệu An Nam thành ra Việt Nam.  Mọi người có thể tuân hành niên lịch trong trường kỳ cho các dịp tấn phong tương lai.  

 

  Hăy công bố sự bổ nhiệm Án Sát tỉnh Quảng Tây, Ch’i Shih Lin; chúng ta sắp sửa ban phát ấn tín tấn phong mới. Ông ta sẽ tháp tùng cùng sứ giả, đă sang đệ tŕnh quốc thư và cống phẩm, sắp đến để vượt qua biên giới.  Hăy tiến hành việc loan báo sắc dụ của Triều Đ́nh.  Ta sắc dụ rằng vị quốc vương của nước đó hăy nh́n nhận ḷng ưu ái bền vững của chúng ta. Điều đó đă được duy tŕ trong nhiều thế hệ; nó không thể thay đổi.  Nay khâm dụ.”

 

Bản văn trên đă được phiên dịch và bao gồm toàn thể, để mang lại một sự tŕnh bày sáng tỏ nhất có thể có được về bản chất tế nhị của các mối quan hệ hiện hữu vào thời điểm có sự tấn phong cho Việt Nam bởi Trung Hoa.  Điều rơ ràng từ bản văn ở trên rằng phần của ông Cadière được trích dẫn bởi ông Maybon trong đoạn văn được trưng ở bên trên, danh từ Việt Nam phát sinh từ các chữ Việt Thường và An Nam, theo thứ tự đó, có nghĩa, theo chiều từ nam ra bắc, khi chúng ta lưu ư đến các chữ “biểu thị biên cương mới được chuẩn cấp“ mà danh từ An Nam đứng tượng trưng.  Hơn nữa, với cách dùng chữ như thế có một nhóm từ bổ túc, điều trên có thể hàm ư “chỉ [chiều hướng của] lănh địa [phong kiến] có biên giới mới được ban cấp.”  Như thế để đem lại trọng lượng cho ngụ ư thuần túy về chiều hướng của từ ngữ này, Nam, câu văn kế tiếp phát biểu rằng nó (Việt Nam) không thể bị nhầm lẫn với Nam Việt, tọa lạc ở phía nam của Bách Việt.  Nhưng một lần nữa, điều đó cũng chính xác khi nh́n một cách tổng quan toàn bộ các đoạn văn đàng trước đoạn này rằng An Nam ở phương bắc lại được đặt phía sau, có nghĩa, sự thụ đắc “mới,” và từ đó theo sự ám chỉ, các nhóm chữ nêu trên có thể đă đề cập đến nó, cho dù chỉ có tính cách gián tiếp.  Có một sự phóng khoáng nơi đây trong sự giải thích đoạn văn nêu trên.  Có thể, nó đă cố ư mang vẻ mơ hồ như thế, sao cho không xúc phạm Việt Nam một cách thẳng thừng.  Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cách giải thích trước được chấp nhân, “Việt Nam” hay “Phía nam dân Việt” như một sự giải thích cho danh hiệu Việt Nam sẽ không thích hợp bởi nơi đó, từ “Nam” không có ư nghĩa đặc tính của từ Nam trong danh hiệu “An Nam” (trong Anh ngữ, “Pacify the South”).  Không cần phải nói, điều này cũng đúng với trường hợp chữ “Nam” trong Đại Nam (Great South), danh hiệu mới chỉ được đặt ra hồi gần đó bởi Nguyễn Phúc Ánh cho lănh địa riêng của ông, nếu danh hiệu Việt Nam cũng tương đồng với nó.

 

Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng Phúc Ánh đă rất mong muốn thay đổi danh hiệu An Nam mà với nó xứ sở của ông đă được liên kết trong hơn một ngàn năm trong các tài liệu chính thức của Trung Hoa.  Bởi thế, nói rằng Việt Nam tượng trưng cho Việt Thường và An Nam có lẽ không đúng đối với phía Việt Nam.  Xem ra không có chỗ nào trong các tài liệu của Việt Nam (12) dưới triều Nguyễn lại có bất kỳ sự đề cập rằng đây là hai thành tố mà Nguyễn Ánh đă có trong đầu khi ban hành danh hiệu này, vốn mới chỉ được sắc dụ như thế hồi gần đó bởi Hoàng Đế Trung Hoa, trên các thần dân của ông ta trong cuộc lễ tân phong thực sự được cử hành tại Hà Nội với sự hiện diện của Án Sát tỉnh Quảng Tây, ông Lin, vào đầu năm 1804.  Tuy nhiên, sau cùng Quốc Vương, bề ngoài, đă thừa nhận quốc hiệu Việt Nam.

 

Điều này đưa đến một câu hỏi nảy sinh trong đầu.  Từ những tài liệu trên, rơ ràng là Nguyễn Ánh đă nỗ lực vận động để vương quốc của ông được xưng danh là Nam Việt, một tên tương tự như tên của vương quốc đă được thành lập vào năm 207 trước Công Nguyên, và thường được thừa nhận là xứ sở tiền thân đầu tiên được chứng minh trong lịch sử của Việt Nam.  Vương quốc này bao gồm các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay tại Trung Hoa cũng như các phần tại Bắc Việt Nam.  Chính v́ thế, điều có thể nói rằng trên căn bản của Thực Lục nêu trên, trong giai đoạn giữa tháng Mười Hai 1802 và tháng Sáu 1803 (Âm Lịch) khi mà quyết định chung cuộc về việc đặt tên đă được đạt tới, Nguyễn Ánh đă thực hiện nhiều sự vận động mạnh mẽ để danh hiệu Nam Việt được chấp thuận, như ông Beauvais đọc thấy trong Sử Chính Thức (Historiographies) hay Đại Nam Thực Lục, được trích dẫn trên đây từ quyển sách của Maybon cũng đă chứng thực.

 

Tại sao việc này xảy ra như thế?  Theo tài liệu chính thức của Trung Hoa nêu trên, Nguyễn Ánh thông báo cho Hoàng Đế Trung Hoa xuyên qua Sun Yu T’ing hồi tháng Tư năm 1803 rằng ông ta một lần nữa muốn quốc hiệu Nam Việt; sự việc này, bất kể đến sự cảnh báo của họ Sun và sau một thời khoảng dài (nó đ̣i hỏi ít hơn 30 ngày khá nhiều để thực hiện một chuyến du hành hỏa tốc giữa Bắc Kinh và Hà Nội, như là mọi vấn đề tấn phong vốn thường được sắp xếp bởi nhà Thanh).  Hơn nữa, nhiều phần là ông ta không thể có các tham vọng khủng bố đối với Trung Hoa, trừ khi, dĩ nhiên, chúng ta vẫn c̣n chưa được hay biết về một số sự thỏa thuận bí mật có thể có giữa ông và các lính đánh thuê người Pháp đă từng trợ giúp ông, về vấn đề này. Đúng hơn, câu trả lời xem ra có thể được t́m thấy nơi tư tưởng của Trung Hoa vào lúc đó liên quan đến Bách Việt trước đây, hay các sắc dân Việt, một nhóm dân tộc trong đó Nam Việt là một nhóm mà sự hiện diện tại Trung Hoa đă được ghi chép từ thời Chiến Quốc sau khi nhà Chu đánh bại Việt Quốc.  Họ sinh sống ở các khu vực ngoại vi phía nam và đông nam Trung Hoa, “vượt quá các rặng núi” (từ Việt hay Yueh có lẽ có nguồn gốc nơi đây, mang ư nghĩa “dân cư ở quá bên kia” hay “vượt qua bên kia”, và có nguồn gốc liên hệ đến Việt Quốc (Yueh Kuo) (g).  Các khu vực này tạo thành các giới hạn của ranh giới tiến xuống phía nam của khu vực văn hóa Trung Hoa khiến cho các sắc dân Việt đă được đối xử, với ḍng thời gian trôi qua, và sau khi sự chuyển nhập vào văn minh Hán tộc đă tiến triển đủ mức, như một dân tộc được đồng hóa, được gọi đúng hơn là “các kẻ nội di (man di ở trong) ”, chứ không như “các kẻ ngoại di “[wai-i, Hoa ngữ trong nguyên bản, chú của người dịch] (“các kẻ man di ngoại quốc”), một đặc ngữ bản xứ dành để chỉ các người ngoại quốc.*  Ngược lại, “mọi người bên ngoài Bách Việt đều bị xem là kẻ man rợ.” (11)  Khi Nguyễn Ánh yêu cầu danh hiệu Nam Việt làm quốc hiệu cho vương quốc mới được thành lập của ông, v́ thế, trong mọi khả tính, ông đă quan tâm rằng với tên “Nam Việt”, nó sẽ chứa đựng ư nghĩa quan trọng bao trùm của việc nằm trong vùng văn hóa Trung Hoa ngoài ngụ ư ám chỉ vương quốc cổ xưa.  Chính v́ thế, lời yêu cầu của ông được phát biểu một cách mạnh mẽ để bày tỏ trong chính danh hiệu mà xứ sở của ông mặc dù độc lập nhưng được gồm trong khu vực ảnh hưởng của người Hán, một đề nghị khả dĩ dễ chấp nhận hơn cả bởi ông vốn đă tự ḿnh đặt tên là “Đại Nam” (Great South) cho đất nước của ông trước khi có việc cầu phong này.

 

Mặt khác, các viên chức Trung Hoa, như được nhận thấy ở trên, đă chống đối ngay chính sự sử dụng danh hiệu Nam Việt, bởi v́ về mặt lịch sử, nó ngụ ư rằng vương quốc độc lập cổ xưa được thành lập bởi Triệu Đà (hay Ch’ao T’o trong Hoa ngữ) chính ông ta là một người Trung Hoa (người tỉnh Hồ Bắc), là kẻ, với sự trợ giúp của người Việt Nam đă thành lập ra xứ sở này vốn đă là một đất nước duy nhất của giống Bách Việt đă dành được độc lập từ Trung Hoa.  Về mặt văn hóa, tuy thế, nó vẫn có rất nhiều phần nằm trong khu vực ảnh hưởng của Hán tộc.  Vương quốc này được thành lập vào thời khoảng có sự tan ră của Đế Quốc nhà Tần của Tần Thủy Hoàng Đế.  Sau một sự hiện diện vào khoảng một trăm năm, nó bị đánh tan bởi người Hán Hoa  nhưng chỉ sau khi đă có các nỗ lực lập lại nhiều lần bắt nó chấp nhận quy chế chư hầu bị thất bại và một cuộc khởi nghĩa đă xảy ra tại kinh đô của họ nay là nơi gọi là thành phố Quảng Châu, khi một viên chức cao cấp người Việt Nam [chỉ Lữ Gia, chú của người dịch] trong triều đ́nh nổi loạn cùng với người anh em vơ quan của ông, và giết chết người mẹ gốc Trung Hoa [chỉ Cù Thị, chú của người dịch] của Quốc Vương Nam Việt, và sứ giả Trung Hoa.(12) (h).  Chính từ nhật kỳ này, năm 111 trước Công Nguyên, mà “một ngàn năm độ hộ của người Tàu” được nói đến rất nhiều ngày nay đă khởi đầu.  Một cách ngẫu nhiên, chính là vào dịp có một sự sụp đổ lớn lao khác của nền cai trị của các triều đại Trung Hoa, thời kỳ Ngũ Triều (Five Dynasties), mà Việt Nam đă một lần nữa, có thể dành lại sự độc lập của họ.  Tuy nhiên, danh xưng An Nam, được dùng từ thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, và là một trong sáu trung tâm b́nh định được thiết lập bởi nhà Đường bao quanh ngoại vi của đế quốc của họ, đă được giữ nguyên bởi các hoàng đế Trung Hoa măi cho đến năm 1803, khi, như được ghi nhận nơi trên theo bộ sử Thực Lục, nó được chính thức đổi thành Việt Nam (Yueh Nan).

 

Nỗi lo sợ mà Trung Hoa đă có khi được đệ tŕnh lời yêu cầu nguyên thủy cho sự tấn phong danh xưng Nam Việt v́ thế trở nên dễ hiểu.  Dù sao đi nữa, Nguyễn Văn Huệ của nhà Tây Sơn đă thực hiện một cuộc đả bại kinh hoàng trên các lực lượng Trung Hoa có quân số ít nhất hàng trăm ngàn người không lâu trước đó vào dịp Tết năm 1789, khi họ, phía Trung Hoa, cố gắng khôi phục ngôi vua cho các nhà lănh đạo triều Lê tại An Nam (13).  Và nỗi lo sợ đă đánh vào tâm họ bởi quân hải tặc và các chiếc thuyền cướp biển hoành hành ở các khu vực duyên hải và tàu thuyền Trung Hoa vào thời điểm này.  Nhưng sâu xa nhất, thời trị v́ của vua Gia Khánh nhà Thanh, như được chứng kiến các sự xáo trộn nội bộ gia tăng hơn bao giờ hết, và sẵn vượt quá cực đỉnh phát triển của nó và đang hồi đi xuống; chính v́ thế, nó mang đầy sự sợ hăi, ít nhất về bất kỳ sự xâm lấn lănh thổ của nó, được giả định là trung tâm của thế giới.  Chính v́ thế, chúng ta có thể xem sự từ chối của Hoàng Đế Trung Hoa việc chấp thuận danh xưng Nam Việt như một chỉ dấu của nỗi lo sợ của ông rằng người Việt Nam có thể đang mưu toan xâm lấn vào khu vực nay đă được Trung-Hoa-hóa của giống Bách Việt cũ.  “Việt Nam” đặt ra một biên giới phía bắc, một khu vực được gọi là trái độn trên bất kỳ một sự bành trướng nào về phương nam.

 

Tuy nhiên, đă nói nhiều về vấn đề này, chúng ta phải cứu xét đến một yếu tố có thể đóng giữ, mặc dù trong một cung cách tiêu cực, một phần quan trọng hơn cả trong sự chấp nhận danh xưng Việt Nam bởi Nguyễn Ánh và người Việt Nam.  Yếu tố này nằm trong lănh vực ngữ học. Đặc tính của ngôn ngữ nói của tiếng Việt, v́ Quốc Ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], (Ngôn Ngữ Dân Tộc) đă không được chính thức hóa thành tiếng nói quốc gia măi cho đến thế kỷ thứ 17 hay 18, với sự giúp đỡ của các người Âu Châu, là đặt từ bổ (sửa) nghĩa đứng đàng sau danh từ mà nó làm thay đổi nghĩa.  Thí dụ, từ ngữ Trung Hoa chỉ khu vực phía nam, “Nan fang: Nam phương”, được sắp xếp với hai chữ mang nghĩa “phía nam” và “khu vực, phương”, theo thứ tự đó].  Nhưng người Việt Nam nói trong cách của họ là “Phương nam”, với việc đặt chữ “khu vực, phương” đứng trước chữ “Nam.”  Ư nghĩa của từ, đối với họ tuy thế, giống như ư nghĩa nó có trong Hoa ngữ.  Tương tự, mặc dù Hoa ngữ cho danh xưng Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự đó, ư nghĩa của chữ (theo một cách mặc thị) đối với một người Việt Nam “suy tưởng” bằng Việt ngữ lại là Nam Việt (14).  Nguyễn Phúc Ánh, bị cản trở trong các nỗ lực để có danh xưng Nam Việt được thừa nhận trong tài liệu Trung Hoa, sau hết đă tiếp nhận quốc hiệu “Việt Nam” có thể đă lư luận cùng lúc rằng “trong suy nghĩ của tôi, nó mang ư nghĩa là Nam Việt, trong bất kỳ trường hợp nào.”

 

Để kết luận, người ta, sau khi duyệt xét sự việc nêu trên, không thể làm ǵ khác hơn là việc bị đánh động bởi sự căng thẳng nội tại nảy sinh từ việc ban cấp và tiếp nhận danh xưng vào lúc tấn phong.  Dĩ nhiên, chúng ta không thể nói về điều này với một sự đoan chắc.  Tuy nhiên, với việc giả dụ rằng những ǵ được nói về đặc tính của ngôn ngữ Việt ở trên là đúng, chúng ta có thể phát biểu nhiều về sự việc này.  Danh xưng Việt Nam có thể được phân tích và giải thích như một quan hệ biện chứng (dialectical relation) giữa Trung Hoa và Việt Nam.  Từ quan điểm của Trung Hoa, nó là Yeuh Nan hay Yeuh phía Nam, có nghĩa, phía Nam của [đất, dân] Việt (South of Viet), và từ đó mang ư nghĩa ở bên ngoài khu vực văn minh của Trung Hoa, như trong thực tế mà phía Trung Hoa đă cảm nhận vào thời điểm đó.  Rằng điều này có thể mang hàm ư rằng danh xưng này đă được tách ra khỏi ư nghĩa trước đây.  Tuy nhiên, nếu Việt Nam tượng trưng cho Việt Thường – An Nam (hay Đại Nam), khi đó, phía Trung Hoa, vô t́nh hay không, đă chỉ định danh xưng này theo thứ tự của sự thụ đắc của ḍng họ Nguyễn, có nghĩa, Việt Thường đă được thu hồi trước tiên bới Nguyễn Ánh, sau đó là An Nam trong toàn thể của nó, như được ghi chép rơ ràng ngay trong các tài liệu của Trung Hoa.  Thứ tự của sự thụ đắc này là một thứ tự đi từ nam ra bắc.  Phía Trung Hoa, sửng sốt bởi đề nghị danh xưng Nam Việt nguyên thủy được đưa ra bởi phía Việt Nam, và hiển nhiên ở vào một vị thế quá yếu để đ̣i hỏi một số danh xưng, chẳng hạn, ít gây tranh luận khác,  đă quyết định về danh xưng này bởi nó có vẻ gắn liền với ư tưởng của họ về một quốc gia lệ thuộc, mà gần đây đă trở nên quá hùng mạnh đánh bại được liên quân hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của họ; song vẫn đến đập ….” cổng, xin thần phục.”  Nó chỉ yêu cầu thay đổi vị trí của chữ “Nam”ra khỏi vị trí nguyên thủy trong đề nghị của Việt Nam.

 

Nh́n từ một phía khác trong ư nghĩa biện chứng này, từ quan điểm của Việt Nam, có thể đó là một thái độ khứng chịu ư muốn của một cường lực cao hơn, một quyền lực mà họ đă ngưỡng nh́n như một mô h́nh văn hóa.  Nhiều phần đây là ước muốn được đồng nhất về văn hóa với người Hán đă thúc đẩy Nguyễn Ánh yêu cầu, và trong thực tế, đ̣i hỏi danh xưng Nam Việt, và thất bại trong việc đ̣i hỏi đó để cuối cùng ưng chịu quốc hiệu Việt Nam bởi có vẻ đối với người Việt Nam danh xưng này vẫn hàm ư, bất kể có sự biến nghĩa nào của nó, Nam Việt, trong bất kỳ trường hợp nào, do tính đặc thù trong ngôn ngữ của họ.

 

Dù hiểu một cách rộng răi đến đâu trong ngôn ngữ hay lịch sử, danh xưng này cũng không thể được giải thích, như một số người đă làm, như “vượt quá về phía Nam”, trừ khi kẻ đó tự nhận ḿnh là kẻ bất nhất.  Nếu chúng ta nói đến việc “vượt qua”, điều cần phải nhận thức rằng trong bối cảnh thực tế của thời gian và biến cố năm 1803 khi danh xưng được cứu xét, có nỗi lo sợ từ phía Trung Hoa rằng một sự ngụ ư “việc vượt quá từ phương nam” lên phương bắc có thể được chứa đựng trong danh xưng Nam Việt như được đề nghị bởi phía Việt Nam đă thúc đẩy họ bác bỏ quốc hiệu đó.  Thay vào đó, họ đă áp lực cho một danh xưng với thứ tự đảo ngược, tức một tên gọi thỏa hiệp, Việt Nam, sẽ thiết lập cùng một lúc một biên giới phía nam (Trung Hoa), có nghĩa, một vùng trái độn (chế xung), để không bị vượt qua bởi sự bành trướng từ phương nam.  Tuy nhiên, trong sự vội vă của họ để đặt ra danh xưng này, người Trung Hoa có thể không hay biết rằng, như chúng ta đă nhận thấy ở trên, ngay trong sự sắp xếp này, “Việt Nam” [chữ Việt trong nguyên bản, để nhấn mạnh ư nghĩa trong tiếng Việt, chú của người dịch] (chứ không phải là Yueh Nam) [hiểu theo Hoa ngữ, chú của người dịch], danh xưng đại diện cho Việt Thường – An Nam, một cách nghịch lư, lại mang ư nghĩa “vượt lên phương bắc.”  Khi đó, chúng ta nhận thấy rằng cùng danh xưng ám chỉ người Việt Nam bị trục xuất lại đang bắn một mũi tên vào lănh thổ Trung Hoa.  Chính v́ thế, danh xưng Việt Nam chất chứa trong nó sự căng thẳng biện chứng. 

 

Các danh xưng có ư nghĩa trọng đại đối với người Á Châu, và đặc biệt càng đúng với một nước như Việt Nam có truyền thống Khổng học lâu dài.  Và như thế, điều mỉa mai và cùng lúc là bi kịch trong thực tế (đối với người Việt Nam cũng như người Hoa Kỳ hiện diện nơi đó ngày nay) rằng tiếp theo sự việc trên, chính một quyền lực Tây Phương chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc đặt Nguyễn Ánh lên cầm quyền (một cách liên đới, Triều Nguyễn này đă kết liễu với ông hoàng Bảo Đại), nước Pháp, nước vừa mới trải qua cuộc Cách Mạng năm 1789 và đă đem lại cho từ ngữ cách mạng hàm ư và sự quyến rũ hiện tại của nó đến mọi nơi (kể cả một cuộc cách mạng tại Việt Nam sau Thế Chiến II chống lại họ), đă tái diễn về mặt lịch sử một nước “Việt Nam” bởi việc thiết lập trước tiên một căn cứ ở miền nam là Sàig̣n vào giữa thế kỷ thứ 19 và “đă vượt tiến” lên miền bắc, cho đến khi binh sĩ của nó có mặt ở ngay tại biên giới các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây trước khi thế kỷ đó chấm dứt.  Trung Hoa vốn đă sẵn quá suy yếu, như tác giả Huang Ta-Shou đă nói nơi phần đầu của bài viết này, để đáp ứng lời yêu cầu xin trợ giúp từ các quốc vương Việt Nam.  Chính v́ thế, chiếu theo những diễn biến xảy ra sau việc đặt tên cho Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ khi mà chủ nghĩa thực dân Pháp hoành hành, người ta phải kết luận rằng sau rốt, liên quan đến việc danh xưng Yeuh Nan được dùng thay cho Nam Việt (Nan Yueh), nỗi lo sợ của Trung Hoa được chứng minh một cách hiển hiện là đúng và có giá trị (15) (i).  Tuy nhiên, sự chứng minh này không có nghĩa làm giảm nhẹ sự kiện rằng “Việt Nam”, nói đến cùng, là một danh xưng thỏa hiệp, và như nó diễn ra, là giải pháp biện chứng cho vấn đề.

 

Tác giả xin cảm tạ những người sau đây về sự trợ giúp quư giá của họ giúp cho tác giả hoàn tất được bài khảo cứu ngắn này:

 

1. Bà Julia Hsia của East-West Center, tại Honolulu, Hawaii, đă trợ giúp tác giả trong việc phiên dịch một phần tập Tung Hua-lu [Đông Hoa lục?], phần sau đó đă giúp tác giả phiên dịch các đoạn văn trong Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục, và

 

2. Tiến sĩ Hilary Conroy của Đại Học University of Pennsylvania hiện đang thực hiện một cuộc nghiên cứu thâm sâu tại Trung Tâm East-West center, Honolulu, trong việc đọc bản thảo nguyên thủy và đưa ra các ư kiến quư báu trong việc sắp xếp bài viết này.

 

Trong khi tri ân sâu xa hai nhân vật này của Trung tâm East-West Center, điều này hiển nhiên không xá miễn cho tác giả bất kỳ sự khiển trách nào phát sinh từ bất kỳ sự khiếm khuyết nào trong văn bản chung cuộc, bất luận về h́nh thức hay nội dung hay trong phạm vi nào khác.  Tác giả chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm về các lỗi lầm này.

 

Hideo Murarami

__

 

CHÚ THÍCH:

 

Những đoạn theo sau được phiên dịch từ Hoa ngữ bởi tác giả.

1. Sự giải thích của Edgar Snow lấy từ tác phẩm của ông ta, The Other Side of the River, ấn hành năm 1962.  Của Bernard Fall là từ quyển The Two Viet Nam, ấn hành năm 1963.  Của Moore từ số báo Tháng Mười. Bài báo trên Tạp Chí The Time Magazine xuất hiện trong số đề ngày 16 tháng Bảy, 1965, tŕnh bày về Chủ tịch Bắc Việt nam, Hồ Chí Minh.  Dấu hiệu sớm sủa của sự gia tăng cách giải thích này gồm: bài của Andre Lageurre về Đông Dương thuộc Pháp nơi một trong các số báo ban đầu của tờ Life Magazine, nơi cột báo của tác giả.  “Yueh South” bởi Edwin Reischauer trong quyển East Asia – The Great Tradition, xuất bản lần đầu tiên năm 1956 và trong năm 1960, v.v..

Một trong những lư do chính yếu để viết bài này là đi t́m sự giải thích chính xác của danh xưng, như được phân biệt trên mặt chữ nghĩa không thôi.  Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi sự kiện rằng sau hàng tỉ mỹ kim đă được chi tiêu trong các nỗ lực quân sự tại Việt Nam, Hoa Kỳ, kẻ phải hiểu rơ song xem ra vẫn chưa hiểu ư nghĩa của tên gọi của quốc gia Việt Nam.

2. Lê Thành Khôi, Le Viet Nam, Histoire et Civilisation, Paris, 1955.

Joseph Buttinger, The Smaller Dragon, A Political History of Viet Nam, New York, 1955.

3. Đây là nhan đề bằng tiếng Pháp cho quyển Đại Nam Thực Lục, xin xem chú thích số 10.

 

Phiên dịch từ Pháp ngữ bởi tác giả.

4. Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục (Ta Ch’ing li-ch’ao shih-lu) là bộ nguồn tài liệu chính yếu của triều đại nhà Thanh.  Trước khi có sự ấn hành của nó hồi năm 1939 bởi Chính Phủ Măn Châu, bộ Tung Hua-lu [(Đông Hoa lục?) của Wang Hsien Ch’ien thường được xem là nguồn tài liệu không thể thiếu được về nhà Thanh. Đến mức độ liên quan đến các tài liệu ghi chép cá biệt được ghi nhận trong bài viết này, các sự chú giải của Thực LụcTung Hua th́ giống nhau, ngoại trừ một ít sự khác biệt nhỏ về chữ nghĩa, rơ ràng nhất là sự sử dụng các chữ “I see: Ta nay nhận thấy” thay cho nhóm chữ “at the present time: ở, vào lúc này,” trong đoạn thứ nh́ của trang 9 của bản dịch.

5. Dữ liệu về niên lịch này th́ không đồng nhất trong các nguồn tài liệu khác nhau, chính yếu trong đó có quyển được đề cập bên trên, Chung Kuo Chin-tai Shih của Huang Ta-Shou, được ấn hành tại Đài Bắc trong năm 1954, và quyển Trung-Pháp Chiến Tranh (Chung Fa Chan Chang) được biên soạn bởi Hội Sử Học Trung Hoa (Trung Hoa Cộng sản) và được ấn hành bởi nhà xuất bản Shanghai People’s Publishing House trong năm 1955.

6.Gia tộc họ Trịnh đă trở nên thắng thế tại miền Bắc vào cùng khoảng thời gian đó, có nghĩa, vào cuối thế kỷ thứ 16, sau này dẫn đến một sự đối đầu nổi tiếng giữa hai gia tộc này nhằm dành quyền chủ tể trong toàn thể quốc gia, kế đó đưa đến một t́nh trạng suy sụp cùng cực với sự xuất hiện của cuộc Khởi Nghĩa Tây Sơn.

Về danh xưng cổ xưa Việt Thường, nó được đề cập đến trong quyển Chu Shu Chi Nien (Tài Liệu Ghi Trên Sách Bằng Tre: Bamboo Book Records), như là kẻ đă đến Trung Hoa từ phương nam năm 1106 trước Công Nguyên để dâng cống phẩm lên Chou King Cheng; và một cách gián tiếp đến Chu Công (Duke of Chou), nhưng sự việc này giờ đây được nghĩ là một sự tô điểm của các học giả Khổng học sau này nhằm tán dương công đức của Chu Công.  Trên căn bản của các tài liệu lâu về sau này trong thời nhà Đường, khu vực nêu ra trong câu hỏi được tin là tọa lạc phía nam tỉnh Thanh Hóa và thành phố Vinh, có nghĩa trong khu vực lân cận ngay trên vĩ tuyến thứ 17. (Xin xem phụ chú (c) của người dịch bên dưới.)

7. Quốc hiệu này, giống như các danh xưng khác trước nó chẳng hạn như Đại Việt, Đại Cồ Việt v.v.. chưa bao giờ được chính thức thừa nhận trong các sử biên niên của Trung Hoa.

Xin xem chú thích nơi trang 13 nguyên bản [tức chú thích số 3, chú của người dịch].

 

8.Từ ngữ mà Hoàng Đế dùng ở đây cho việc “Tiếp nhận” cũng có ngụ ư của việc “ khứng chịu” hay “chịu đựng” và được dùng theo ư nghĩa “nhận lănh” trong câu “Hoàng Đế nhận lănh Thiên Mệnh.”  Có một dấu hiệu nơi đây về việc Trung Hoa áp đặt danh xưng trên phía Việt Nam, mặc dù các đoạn văn khác có nói là phía Việt Nam “tri ân sâu xa.”

9. Danh xưng quốc gia này xuất hiện thường xuyên trong các sử sách của nhà Thanh có nhật kỳ trước các thời điểm này, và là danh xưng được truyền từ thời có sự trổi dậy của chúa Nguyễn tại phía nam đất nước, trong vùng Sàig̣n [tiếng Việt là vùng Đồng Nai, chú của người dịch].  Trong những dịp liệt kê như thế, các đối thủ như Quang Trung và Quang Toản được ghi chép là chúa An Nam.

 

Phiên dịch từ Hoa ngữ bởi tác giả.

10. Không có nguồn tài liệu của Việt Nam viết bằng Hoa ngữ liên quan đến thời kỳ này được cung cấp cho tác giả.  Bộ Đại Nam Thực Lục [ Liệt Truyện, Tiền Biên v.v..?] [trong nguyên bản ghi Historiographies, chú của người dịch] là bản dịch một phần của bộ Đại Nam Thực Lục (Actual Records of the Great Nam).  Bộ Thực Lục [phát âm là Shih-lu trong Hoa ngữ, nhưng không nên nhầm với bộ Thực Lục của nhà Thanh, có cùng nhan đề) là nguồn tài liệu chính về triều đại nhà Nguyễn này.  Tuy nhiên, phần liên hệ được trích dẫn từ quyển sách của Maybon, xuất hiện ở trang 13 nguyên bản.

Từ ngữ này, tuy thế, như được dùng nơi đây trong Shih-lu không nhất thiết để chỉ một cách cá biệt người Pháp hay người Tây Phương.  Trong thực tế, sử liệu không cho thấy là Hoàng Đế có hay biết ǵ về sự trợ giúp của người Pháp cho Nguyễn Ánh vào thời điểm này.

11. Thí dụ, xem tiểu sử Sun Yu T’ing ghi trong quyển Ch’ing Shih lieh-ch’uan (Thanh Sử Liệt Truyện), ấn hành trong năm 1962 tại Đài Bắc.  Lời phát biểu này xuất hiện trong bản văn.  Nó cũng cho thấy một cách rơ rệt rằng ông Sun này có ảnh hưởng trong đề nghi danh xưng Việt Nam.

12. Sự tường thuật nổi tiếng về Nam Việt (Nan Yueh) của Tư Mă Thiên (S’su Ma Ch’ien) xuất hiện nơi thiên 113, bộ Sử Kư (Shih Chi) của ông ta, dưới mục Tiểu Sử các Nhân Vật của Nam Việt, từ đó câu chuyện này đă được trích thuật (Được chú giải bởi Kamataro Takikawa) [tức thiên thứ 113, phần Liệt Truyện, nhan đề Nam Việt Úy Đà tức Triệu Đà, trong quyển Sử Kư của Tư Mă Thiên, chú của người dịch].

13.  đương kim Bộ Trưởng Quốc Pḥng của Bắc Việt, và là kẻ chiến thắng tại Điện Vơ Nguyên Giáp Biên Phủ, có tuyên bố rằng đây là một trong bốn chiến thắng trên chiến trường quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam, trong quyển sách hồi gần đây của ông, Điện Biên Phủ.

14. Các học giả Nhật Bản Matsumoto Nobuhiro, Sugimoto Naojiro, Sakai Yoshiki (học giả nêu tên đầu tiên là một thẩm quyền được thừa nhận về ngôn ngữ vùng Đông Nam Á) tất cả đều ghi nhận điều này trong các quyển Sekai Rekishi Jiren Asia Rekishi Jiren (lần lượt là Tự Điển Lịch Sử Thế Giới Tự Điển Lịch Sử Á Châu) được ấn hành bởi nhà xuất bản Heibonasha, Tokyo, 1960.   (trong các bài viết riêng rẽ có nhan đề “Việt Nam” và “Nguyễn Phúc Ánh.”

15. Các hành động của Trung Hoa sau năm 1805 khi danh xưng Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong các tài liệu của họ cho thấy tầm mức lo sợ sự xâm lấn bởi các lực lượng ngoại quốc.  Khi Pháp nắm quyền kiểm soát tại Việt Nam, tài liệu chính thức của Trung Hoa c̣n quay ngược về sự sử dụng tên gọi An Nam, một danh xưng mà một cách mỉa mai cũng được giữ lại bởi người Pháp để chỉ khu vực miền Trung của họ (vùng đất bảo hộ).  Phải chờ măi đến khi người Pháp bị trục xuất, danh xưng Việt Nam mới được chính thức sử dụng trở lại.    

 

 

-------------------------------------

 

 

PHỤ CHÚ CỦA NGÔ BẮC:

 

a.  Nguyên văn đọan trích dẫn từ tác giả Léopold Cadière giải thích quốc hiệu Việt Nam trong quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai tác giả Charles B. MaybonHenri Russier, do nhà in Imprimerie d’Extrême-Orient xuất bản tại Hà Nội và Hải Pḥng năm 1911, trang 112, như sau (đây có lẽ là quyển sử song ngữ Pháp Việt đầu tiên, do hai ông Bùi Đ́nh TáĐỗ Thận dịch sang tiếng Việt):

“Quyền hành Tây-sơn đến trận đánh Nhật-lệ là hết.  Chẳng cách bao lâu th́ dức Nguyễn Ánh ở Huế ra lấy Bắc-kỳ.  Ngài lại đi qua thành lũy Đồng-hới, đến các cánh đồng Nghệ-anlà chỗ, một trăm rưởi năm về trước, những tướng của Hiền Vương đă được thịnh danh; ngài đi qua An-trường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chỗ ngày trước quân Nam-kỳ chẳng bao giờ ra được đến đấy, và đến ngày 23 tháng sáu (là ngày 22 tháng 7 năm 1802) th́ ngài vào thành Hà-nội.  Nguyễn Quang Tỏan bị bắt và bỏ cũi đem nộp ngài.  Ngài đă nhất thống được cả các tỉnh nói tiếng an-nam, vừa Bắc-kỳ vừa Nam-kỳ, ngài bèn xưng Việt-nam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] Ḥang Đế, nghĩa là cả Việt-thường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chỗ phong ấp của cúa Nguyễn từ năm 1558, với cả An-nam [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], là địa hạt của chúa Trịnh; đức Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia long.  Thế là Nguyễn đă đánh dẹp được tiệt hẳn cả những kẻ thù nghịch đă mấy đời nay.” (Dịch theo bài của ông Cadière)

 

 

b. Về danh từ Việt Thường: Xin xem chú thích số 6 của tác giả ghi trên

Việc triều đ́nh nhà Thanh dùng danh hiệu Việt Thường ở đây dể giải thích như một phần nguyên thủy trong quốc hiệu Việt Nam rơ ràng có sự cưỡng lư v́ các lư do kể sau:

1.       Danh xưng Việt Thường đă xuất hiện đầu tiên (?) trong bộ Sử Kư của Tư Mă Thiên (?), như dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống đă ghi lại trong bản dịch quyển Đại Việt Sử Kư Ṭan Thư, phần Ngoại Kỷ, từ thời Hồng Bàng đến Ngô Sứ Quân, do Ngô Sĩ Liên và các Sử Thần nhà Lê biên sọan, (Tân Việt xuất bản năm 1944, Đại Nam tái bản tại hải ngoại, không ghi năm tháng tái bản), nơi trang 49:

“Tân măo, năm thứ sáu đời Thành Vương nhà Chu, phía Nam đất Giao Chỉ có họ Việt Thường dùng người thông ngôn ba lần mà tới, dâng chim trĩ trắng.  Chu Công nói: “Ơn đức không đến, quân tử không hưởng lễ của họ.  Chính lệnh không tới, quân tử không coi họ là bề tôi.”  Người thông ngôn đáp: Những người mồi da, vàng tóc ở nước tôi nói rằng: “Trời không gió dữ, mưa dầm; bể không nổi sóng ba năm rồi … Ư giả Trung Quốc có thánh nhân chăng? V́ thế nên đến chầu.”  Chu công dâng cúng lên Tông Miếu.  Sứ giả lạc mất đường về.  Chu-công ban cho năm cỗ xe liền nhau, đều làm theo phép chỉ nam … Sứ giả cưỡi xe, qua ven biển Phù Nam, Lâm-Ấp, đầy năm mà về tới nước ḿnh.” (Sử Kư của Tư Mă Thiên)

Câu chuyện này về rất mơ hồ, và nhiều sử gia c̣n cho là sự bịa đặt sau này để tán dương vua Chu chứ không có thực.  Vị trí của vùng đất này cũng không thể xác định được căn cứ vào câu chuyện kể trên, bởi Phù Nam đă là mỏm cực nam của lănh thổ Việt Nam bây giờ.

2.       Cùng sách dẫn trên, nơi trang 41, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có ghi lại một chuyện khác về Việt Thường cùng với lời bàn như sau:

Sách Thông-chí của Trịnh Tiều có chép: “Về đời Đạo-đường, phương Nam có họ Việt Thường, dùng người thông ngôn hai lần đến chầu dâng rùa thần chừng ngh́n tuổi, vuông hơn ba thước, lưng có chữ theo lối chữ khoa đẩu (nét chữ như h́nh ṇng-nọc), chép từ khi mở ra Trời, Đất trở về sau.  Vua Nghiêu sai sao lấy, gọi là lịch rùa.”  Theo vào truyện ấy, sách sử “Cương Mục Tiền Biên” của Kim Lư Tường lại bịa thêm truyện đó là vào năm Mậu Thân, năm thứ năm đời vua Nghiêu!  Sử thần đời Tự Đức lại nhặt lại mà chép vào bộ “Khâm Định Việt Sử” để làm việc đầu tiên mà nước ta giao thiệp với Tàu.  Kỳ thực th́ ta chỉ nên coi đó là một truyện mà Trịnh Tiều nặn ra bằng trí tưởng tượng!

3.       Cùng sách dẫn trên, nơi các trang 47 và 48, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có phụ chú như sau:

“Mười lăm bộ, theo sách Dư-Địa chí của Nguyễn Trăi (An-nam vũ cống), do Nguyễn thiên Tùng chua, th́ Sơn Nam (Hà-nội, Nam-định, Hưng-yên ngày nay là bộ Giao Chỉ xưa; Sơn Tây là hai bộ: Châu-diên, Phúc-lộc xưa; Kinh-bắc (Bắc-ninh) là bộ Vũ Ninh xưa; Thuận-hóa (từ Hải-lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng nam) là bộ Việt-thường xưa; An-bang (Quảng-yên) là bộ Ninh-hải xưa; Hải-dương là bộ Dương-tuyền xưa; Lạng-sơn là bộ Lục-hải xưa; Thái-nguyên, Cao-bằng là đất trong ng̣ai bộ Vũ-định xưa; Nghệ-an là bộ Ḥai-hoan xưa; Thanh-hóa là bộ Cửu-chân xưa; Hưng-hóa, Tuyên-quang là bộ Tân-hưng xưa; c̣n hai bộ B́nh-văn, Cửu-đức th́ khuyết.  Nay xét sách Tấn Chí: quận Cửu-đức đời Ngô đặt ra, tức tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.  Hồ Tôn sử cũ chua tức là nước Chiêm-thành, tức tỉnh B́nh-định ngày nay (Khâm Định Việt Sử, cuôn đầu).

Kẻ dịch [Mạc Bảo thần Nhượng Tống] xét: các tên của mười lăm bộ chẳng qua cũng là thần thoại!  Nếu chúng ta công nhận có vua Hùng Vương, có nước Văn Lang, có những tên Quan-lang, Bố-chánh, Mệ-nàng, th́ đó là một quốc gia của dân Mường, hay ít ra cũng do giống Mường là giống cầm quyền thống trị.  Vậy là giống Mường th́ là giống có riêng văn tự ngôn ngữ.  Sao tên các bộ lại đặt ṭan chữ Tàu là một thứ chữ ngoại quốc mà khi có việc bang giao, phải dùng thông ngôn hai lần mới hiểu nổi?  Có một chút lư do ǵ chăng?”

4. Danh từ và câu chuyện về sứ giả Việt Thường sang triều cống Trung Hoa được ghi lại trong đoạn đầu tiên, mở đầu cho quyển An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết vào khoảng cuối thế kỷ thứ 13, và tiến bán thế kỷ thứ 14, vốn được xem là quyển sử đầu tiên về Việt Nam viết bởi một người Việt Nam tuy theo sử quan của Trung Hoa, do đó có lẽ đă được trích dẫn nhiều nhất trong các sử sách viết bằng Hán tự khi nói về Việt Nam.  Đọan văn mở đầu quyển An Nam Chí Lược viết như sau:

“Từ xưa nước An Nam thông giao với Trung Quốc, thời vua Chuyên Húc, phía bắc đi tới U lăng, phía nam đi tới Giao Chỉ.  Vua Đế Nghiêu sai Hy Ḥa qua ở đất Nam giao, vua Thuấn sai Vũ qua nam yên vỗ Giao Chỉ.  Qua đời Chu Thành Vương (1115-1079 trước Công Nguyên) họ Việt Thường qua chin lần thông ngôn, tới cống hiến mà nói rằng: “Trời không có gió băo, không mưa dầm, ngoài biển không nổi sóng dữ đă ba năm nay, có lẽ ở Trung Quốc có đấng thánh nhân trị v́, sao chẳng tới chẩu”  Lúc bấy giờ, Chu Công đặt bài ca, đánh đàn thuật chuyện họ Việt Thường tới chầu: “Ô hi ta ta! Phi Đán chi lực, Văn Vương chi đức,” nghĩa là; ôi ôi! vui thay, cảnh tượng thái b́nh không phải nhờ sức của Đán (tên của Chu Công), mà là nhờ đức của vua Văn Vương.   Nước Việt Thường, tức đất Cửu Chân, ở phía nam Giao Chỉ.” (bản dich của Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt nam, Viện Đại Học Huế, năm 1961, trang 23)

Tuy rằng vùng đất này về sau có thuộc về lănh thổ nước Việt, và ngay cả khi câu chuyện về sứ giả Việt Thường sang triều cống nhà Chu là có thực, sắc dân ở Việt Thường và câu chuyện này cũng không hề có một sự tương quan nào với lịch sử và dân tộc Việt Nam

5. Cùng sách dẫn trên, dịch giả Mạc bảo Thần Nhượng Tống đă dịch và b́nh giải đọan mở đầu quyển Đại Nam Sử Kư Ṭan Thư, phần Ngoại Kỷ, trong đó có nhắc đến Việt-thường, như sau:

CUỐN THỨ NHẤT

Triều-liệt Đại-phu, Tu-nghiệp trường Quốc-tử-giám, Kiêm Tu-sọan trong Sử-quán, tôi, Ngô Sĩ Liên chép:

Xét ra: đời Ḥang đế dựng ra muôn nước (1) lấy nước Giao-chỉ ta là ở cơi Tây Nam, xa ở ngoài Bách Việt [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] (2).  Vua Nghiêu sai họ Hy ở Nam-giao (3) định đất Giao-chỉ ở phương Nam.  Vua Đại Vũ chia chin châu, th́ Bách Việt là đất châu Dương.  Giao-chỉ thuộc vào đấy (4).  Đời Thành-Chu mới xưng họ Việt-thường [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].  Tên Việt bắt đầu từ đời ấy.

Lời bàn của kẻ dịch [Mạc Bảo Thần Nhượng Tống]:

Theo như lời tác giả, tập Ngoại-kỷ về triều họ Hồng-bàng và triều vua Thục là do ḿnh mới thêm vào.  Thêm bằng cách nào? Tác giả đă bảo ta: “Tham bác với Bắc-sử, Dă sư, với các sách Truyện, Chí; cùng với các điều được nghe, được thấy, được truyền dạy …”

Nói một cách khác, trong các sử cũ của ta không hề có chép chuyện họ Hồng Bàng cùng vua Thục.  Hai chuyện đó là tự Ngô Sĩ Liên chắp nối “đầu cua, tai ếch” mà chế tạo nên!

Đáng phàn nàn là những chỗ “tham bác” kia, họ Ngô không chỉ rơ gốc nguồn, để chúng ta phải mất công t́m kiếm!

Các sử thần về đời Tự-đức, trong khi làm bộ Khâm Định Việt Sử đă giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc t́m kiếm ấy.  Th́ đây: ….

Ở đọan dưới, dịch giả Mạc Bảo Thần Nhượng Tống có cám ơn Sử Thần Ngô Sĩ Liên về việc “nhận ngầm dân Mường là chính giống Viêt-Nam .. Sao thế? Bởi v́ Lê Lợi, Thái Tổ nhà Lê, chính là một người Mường … Nếu không là người Mường, sao có kế thế làm phụ đạo động Lam-sơn?  Miền, tới nay [1944?, chú của người dịch] cũng vẫn c̣n là một miền Mường thuần túy!  Ấy là các duyên cớ khiến nhà viết sử của chúng ta đặt họ Hồng Bàng lên đầu Ngoại-kỷ…

Các sử sách sau này hầu như đêu chỉ trích dẫn từ các tài liệu nêu trên khi nói về Việt Thường, và nếu xét như thế, việc liên kết giống dân Việt Nam với giống dân ở Việt thường là không có căn cứ thích đáng.  Từ Việt trong quốc hiệu Việt Nam nếu đê chỉ giống dân Việt th́ giống dân này rơ ràng không lien hệ ǵ với giống dân ở đất Việt Thường trước đây.

6. Việc nhà Nguyễn giải thích quốc hiệu Việt Nam sau này bao gồm Việt Thường là nương theo cách giải thích của triều đ́nh nhà Thanh một cách đầy gượng ép, chứ trong ư định xin tấn phong quốc hiệu Nam Việt, không thấy có tài liệu nào nêu ra ư niệm nào liên hệ đến danh từ Việt Thường, theo như tác giả Hideo Murakami cua bài nghiên cứu được dịch ra trên đây.

 

c. Về việc Tây Sơn xử dụng các hải tặc Trung Hoa này, sử liệu có ghi chép như sau:

Trong quyển Notions d’Histoire d’Annam của Charles B. Maybon Henri Russier dă trích dẫn ở trên, trang 124 có ghi:

THIÊN THỨ HAI MƯƠI BỐN

NÓI VỀ ĐỨC H̉ANG-ĐẾ NGUYỄN ÁNH (bài nối)

VỀ VIỆC NƯỚC NAM GIAO THIỆP VỚI NGOẠI QUỐC

Một là: Về việc giao thiệp với Tàu                                                                                                   

Như ở trên đă có nói, Tây-sơn đă dủ [sai chính tả, phải là rủ, chú của người dịch] những giặc khách, là quân đi ăn cướp ngoài bể Đại Thanh, dụ về với ḿnh, rồi th́ giao thuyền bè cho chúng nó, cấp bằng cho chúng nó, và bảo chúng nó đi ăn cướp ng̣ai bờ bể giáp tỉnh Phúc Kiến [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], tỉnh Quảng Đông [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], tỉng Giang Tô [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và tỉnh Tích [?] Giang [có kèm chữ Hán, có lẽ phải là Triết Giang, chú của người dịch].  Các tỉnh ấy có sớ tâu với vua Tàu rằng: trong những tên giặc đă bắt được, có mấy đứa hiện tang có bằng của Nguyễn-văn-Huệ cấp cho.  Vua Tàu bèn hỏi Nguyễn văn Huệ th́ Nguyễn văn Huệ giả nhời rằng: những việc ấy là việc các quan dưới đă làm giàu, y không được biết. Khi đức Gia Long lấy được Huế (năm 1801), th́ ngài gặp may lắm, v́ ngài có bắt được nhiều quân giặc có cả tướng tên là Mạc Phù Quan [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], ma Tây-sơn đă phong cho làm ḥang thân.  Đức Gia Long đem nộp cả sang vua Tàu.

 

d. Về niên hiệu Gia Long:

Tác giả Nguyễn Công Hoan, trong quyển Nhớ và Ghi về Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ, Saigon, 2004, có viết nơi trang 43-44 như sau:

“Sở dĩ ḿnh ngạc nhiên về chữ long này, v́ ḿnh thấy trong gia phả nhà ta có chép sự trạng tổ thứ 12, là cụ Nguyễn Gia Cát.  Cụ đi sứ cầu phong cho Gia Long.  Vua nhà Thanh thấy hai chữ Gia Long th́ bẻ: Sao dám lấy tên hai vua Càn Long và Gia Khánh để đặt hiệu?  Vốn Cụ nhanh trí và hoạt bát, nên đáp: “Không phải thế.  Nguyên nước tôi gồm nam tự Gia Định, bắc chí Thăng Long, cho nên vua nước tôi đặt hiệu là Gia Long.

Trong gia phả không chép là vua Tầu bắt đổi chữ long là rồng ra long là thịnh vượng, hay tự Gia Long đổi (v́ đó là việc của triều đ́nh, không thuộc phạm vi gia phả), nhưng rơ ràng là hiệu Gia Long, ḿnh vẫn thấy viết long là thịnh vượng, chứ không phải chữ long là rồng như chữ viết tên thành Thăng Long.  Chắc mấy ông viết sử Thăng Long không biết việc này.”

Theo sử liệu, ông Nguyễn Gia Cát là một trong hai phó sứ của chánh sứ Lê Quang Định, tức sứ đ̣an thứ nh́ sau sứ đ̣an đầu tiên do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Tàu xin ca6`u phong cho vua Gia Long.

 

e. Về các sứ đ̣an nhà Nguyễn sang Tàu xin cầu phong năm 1802, các sử sách ghi chép như sau:

1. Tác giả Nguyễn Đ́nh Đầu, trong bài viết nhan đề Gia Long Với Quốc Hiệu Việt Nam, nơi các trang 293-296, quyển Những Vấn Đề Lịch Sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Nhiều Tác Giả, Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huê và Tạp Chí Xua & Nay ấn hành tại Huế, 2002, có trích dẫn chính yếu từ Bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên về các sứ đ̣an cầu phong do vua Gia Long phái đi như sau:

- Tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân.

- Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh cho lập đàn “tế cáo trời đất về việc đặt niên hiệu” là Gia Long… Vua tôi cùng “bàn việc thông sứ với nước Thanh.”  … Gia Long bèn “lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng Thư Bộ hộ sung chánh sứ sang nước Thanh, Ngô Nhơn Tĩnh làm Tham tri Bộ Binh, Ḥang Ngọc Ẩn [các tài liệu khác ghi là Uẩn, chú của người dịch] làm hữu Tham Tri Bộ H́nh cùng sung chức phó sứ, đem quốc thư và phẩm vật, lại đem cả ấn sách đă bắt được do người Thanh phong cho Tây Sơn, cùng bọn giặc biển Tề Ngôi là Mạc Quang [các tài liệu khác ghi là Quan, chú của người dịch] Phù, Lương Văn Cảnh, Phan Văn Tài, cỡi hai thuyền Bạch Yến và Ḥang Hạc, vượt biển đến cửa Hồ Môn, tỉnh Quảng Đông để nộp.  Tổng Đốc Giác La Cát Khánh đem việc ấy chuyển đạt.  Vua Thanh vốn ghét Tây Sơn vô đạo (1), lại chiêu nạp bọn Mạc Quang Phù cho cướp bóc ở ngoài biển, đă lâu ngăn trở đường biển, đến nay được báo tin, rất vui ḷng.  Hạ lệnh cho Quảng Đông nhận lấy bọn Quang Phù … đem giết, mà lưu bọn Hoài Đức ở lại tỉnh thành, cung cấp rất hậu.”

- Ngày Canh Dần (cùng năm tháng), Gia Long đem quân ra bắc.

- Ngày canh Thân (20-7-1802), Gia Long vào thành Thăng Long.  Ít lâu sau, Gia Long “cho rằng Tây Sơn đă bị diệt, sai gửi thư sang tổng đốc Lưỡng Quảng hỏi về việc bang giao nên làm thế nào; sai Thiêm sự Lại bộ là Lê Chính Lộ, Thiêm sự Binh bộ là Trần minh Nghĩa đợi mệnh ở (ải) Nam Quan.  Lại cho rằng nước nhà mới dựng, muốn tiếp sứ nhà Thanh ở cửa ải, để làm lễ tuyên phong cho đỡ phiền phí, đem việc ấy hỏi Ngô Th́ Nhậm và Phan Huy Ích, họ đều nói việc như thế từ trước chưa nghe bao giờ.  Bèn thôi.”

- Tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long sai Thượng Thư Bộ Binh là Lê Quang Định … sung Chánh Sứ sang nước Thanh, thiêm sự bộ Lại là Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia Cát sung giáp ất Phó Sứ.  Trước đó, khi đă lấy lại Bắc thành, Gia Long gởi thư cho Tổng Đốc Lưỡng Quảng đem việc ấy chuyển đạt lên vua Thanh, vua Thanh sai phục thư nói nước ta đă vỗ yên được ṭan cơi An nam, th́ nên làm biểu sai sứ xin phong.  C̣n sứ bộ trước là bọn Trịnh Hoài Đức th́ cho chuyển đến Quảng Tây, đợi sứ bộ xin phong đến th́ đều tiến tới Yên kinh đợi lênh.  Bọn Chính Lộ đem việc tâu lên.  Gia Long ra lệnh cho bọn Quang Định đem quốc thư và phẩm vật (…) đi xin phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt … [v́ trong] phúc thư của vua Thanh cũng chỉ nhắc lại danh hiệu [từ xưa là] An Nam mà thôi.  Nay Gia Long xin đổi quốc hiệu làm Nam Việt, biện giải là “Các đời trước mở mang cơi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm (kể từ trước 1600 Nguyễn Ḥang vào cai quản Thuận Hóa).  Nay đă quét sạch miền Nam, vỗ yên bờ cơi Việt, nên xin khôi phục lại hiệu cũ để chính danh.” [ Nên lưu ư rằng điểm chính nêu ra là muốn khôi phục lại danh hiệu đă có từ trước là Nam Việt, chứ không phải biện giải về hai thành tố Việt Thường và An Nam như sau này được “áp đặt” bởi Thanh triều, chua cua người dịch]

- Lúc đầu, vua Thanh không chịu, ư muốn vẫn giữ danh xưng An Nam, “cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không thuận.”  Gia Long phải “hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho th́ không chịu phong.”  Vua Thanh sợ mất ḷng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư sang nói: “Khi trước mới có Việt Thường đă xưng Nam Việt, nay lại được ṭan cơi An Nam, theo tên mà xét thực th́ nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho nên tốt, định lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta bờ cơi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn.”  Sau cùng, Gia Long chấp thuận tên nước Việt Nam.

- Cuối năm 1803, bọn Lê Quang Định, Trịnh Ḥai Đức mới tự nước Thanh trở về, v́ vấn đề` tranh biện giữa các quốc hiệu An Nam, Nam Việt, và Việt Nam làm mất nhiều th́ giờ chờ đợi tại Yên Kinh.

- Tháng Giêng năm Giáp Tỵ (1804) Gia Long ra Thăng Long để nhận phong là Việt Nam quốc vương …. Từ đó Trung Quốc gọi nước ta là Việt Nam …Tuy nhiên, đối nội cũng như đối ngoại (không kể Trung Quốc) ta vẫn tự xưng là Đại Việt, Đại Nam Việt, hay Đại Việt Nam.

- Năm Mậu Tuất (1838), ngày 3 tháng 2, Minh Mệnh ban chiếu đổi tên nước ta là Đại Nam hay Đại Việt Nam …                                                                                                                                              

2. Quyển Gia Định Thành Thông Chí, của Trịnh Hoài Đức, Nha Văn Hóa, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản tại Sàig̣n, 1972, do Tu trai Nguyễn Tạo dịch, nơi bài giới thiệu về Văn Chương và Sự Nghiệp của Trịnh Hoài Đức Tiên Sinh của Tô Nam Nguyễn-Đ́nh-Diệm, các trang VIII -IX, và XII,  Tập Thượng, Quyển I và II, có ghi:

“… Năm 1802, vua Gia Long ḥan thành công cuộc thống nhất th́ ông được thăng chức Thượng Thư bộ Hộ, rồi lại sung chức chánh sứ cầm đầu sứ bộ, mang quốc thư và lễ vật cùng những sắc ấn tịch thu của Tây-sơn, nhân tiện áp giải cả bọn giặc bể Trung-quốc trước kia làm tay sai cho Tây-sơn như: Đông-hải-Vương Mạc quan Phù, thống lănh Lương-văn-Canh, Phàn-văn-Tài sang trao Tuần Phủ Quảng-đông.  Tháng 4 năm sau, 1803, lại khởi hành từ Quảng Đông.  Tháng 8 đến Nhiệt-hà vào yết kiến vua Nhân-tôn, nhà Thanh để xin sắc phong cho họ Nguyễn.  Thanh-đế rất hài ḷng, liền hạ lệnh cho án sát Quảng-tây Trai-bố-Sâm phụng sắc theo ông để trở về kinh thành Thăng-long.  Mùa xuân năm sau 1804, cử hành lễ tuyển phong, ông giữ trách nhiệm thông dịch; lễ tuyển phong ḥan thành, ông lại hộ giá vua Gia-long trở về Thuận-hóa, và giữ chức Thượng-thư bộ Hộ như cũ ….

Ông có hai con trai: 1) Quan làm đến chức Lang-trung; 2) Cẩn lấy Công-chúa làm đến chức Đô Úy.” 

Theo tác giả Trần Văn Giáp, trong quyển T́m Hiểu Kho Sách Hán Nôm, Nguồn Tư Liệu Văn Học Sử Học Việt Nam, Tập II, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1990, trang 150, trong bài tự của Cấn Trai thi tập, tác giả Trịnh Ḥai Đức “kể rơ gốc tích và lư lịch ḿnh và một số sự việc có liên quan đến lịch sử, như việc sứ bộ đầu tiên của triều Nguyễn Gia Long sang triều Thanh …

 3. Quyển Việt-Hoa Thông Sứ Sử Lược của Sông Bằng Bế Lăng Ngọan biên sọan, Vân Hạc Lê Văn Ḥe san nhuận, Quốc Học Thư Xă xuất bản tại Hà Nộị năm 1943, nơi trang 48 có ghi như sau:

“Năm Tân Dậu (1801) vua Gia Long lên ngôi đổi tên nước là Việt Nam [Năm 1802, Nguyễn Ánh mới lấy niên hiệu là Gia Long, và tự xưng tên nước là Đại Nam hay Nam Việt th́ đúng hơn, chú của người dịch] cũng sai sứ bộ gồm có Thượng thư Trịnh Ḥai Đức sung chức chánh sứ, Binh bộ tham-tri Ngô Nhân Tĩnh, H́nh bộ tham tri Ḥang Ngọc Uẩn sang Thanh Triều đệ quốc thư, phẩm vật và đem nộp cả ấn sách của Trung Quốc phong vương cho vua Tây Sơn.

Năm giáp tư (1804) nhà vua được án sát sứ Quảng tây là Tề bố-Sâm Khâm mạng vua Thanh nhân Tông (1796-1820) sang phong làm Việt-nam quốc vương.  Lễ thụ phong cử hành rất long trọng ở Bắc-thành (Hà Nội)…

 

f. Về tờ sớ xin cầu phong, quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai ông Charles B. MaybonHenri Russier, nơi các trang 124-125 có ghi như sau:

  “Khi đă lấy đượcc Hà Nội rồi, th́ sai sứ sang bắc Kinh, chánh sứ tên là Trịnh Hoài Đức [có kèm chữ Hán, chú của ngựi dịch] là người đă sọan ra sách Gia Định Thành Thông Chí.  Ngài tâu sang vua Tàu để vua Tàu biết rằng ngài đă đánh dẹp được cả nước Nam, và xin vua Tàu cho phép ngài từ đây giở đi được sai sứ sang Bắc Kinh.  Sớ rằng:

“Thần, gục đầu xuống đất, trông mong rằng Ḥang Đế dủ (sai chính tả, phải là rủ, chú của người dịch) ḷng tốt mà thương sót đến, thần là một nước chư hầu nhỏ của Đại Quốc, chỉ ước ao làm thế nào mà thấm được một chút ơn của Ḥang đế ban cho.  Khi thần dâng bài sớ này sang Ḥang-đế, th́ mặt quay vế hướng Bắc, bụng thần tưởng nghĩ đến Ḥang Đế, và khói hương th́ thơm bay ngào ngạt.”

Vua Gia Khánh hạ chỉ cho quan án tỉnh Quảng Tây sang phong vương cho đức Nguyễn Ánh, và ban cho ngài một cái ấn bằng bạc mạ vàng, ở trên có một con ḱ đà.  Vua Tàu hạ chỉ đặt tên nước Nam là Việt Nam.

Năm 1803, lại có chỉ dụ Tàu định rằng: nước Việt Nam cứ hai năm lại phải mang đồ sang cống một lần, và cứ bốn năm lại phải sang trầu [sai chính tả, phải là chầu, chú của người dịch] một lần.  Cũng một tờ chiếu ấy vua Tàu định rằng đồ cống phải có ngà voi, sừng tê gíac, the lụa, cau v.v…

Cả đời đức Gia Long, ngài vẫn cống hiến tử tế, mà các vua nối ngôi ngài cũng theo như vậy, cho nên nước Việt Nam và nước Tàu khi bấy giờ vẫn giao thiệp với nhau chẳng có điều ǵ làm ngăn trở sốt cả.”

 

g. Tức là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn, với câu chuyện về người đẹp lừng danh Tây Thi trong lịch sử Trung Hoa.

 

h. Về Triệu Đà và nước Nam Việt, quyển Notions d’Histoire d’Annam của hai tác giả Charles B. Maybon Henri Russier, nơi trang 13-14 có ghi như sau:

 

“Triệu Đà [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đặt tên nước Nam Việt [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] và đóng kẻ chợ ở Phiên ngu [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], thuộc về phủ Quảng Châu [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là chính chỗ gọi là Canton và là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Đông [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] bây giờ…

… Vua Triệu Đà băng năm 137, thọ được 121 tuổi [?] và trị v́ được 71 năm.  Vua Triệu Đà chính là một ông vua đă có danh tiếng lớn mà cai trị nước Nam.  Song ḍng vua người đă dựng nên không kể được là ḍng dơi người An-nam.

Vua nối ngôi ông Triệu Đà là cháu cả người, tên gọi là Hồ [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].  Ông này trị v́ được cả thẩy là 12 năm (137-125) và hiệu là Triệu Văn Vương [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].

… Để tỏ rằng ḿnh có ḷng biêt ơn Thiên Tử [chỉ vua Tàu], vua Văn Vương khi ấy muốn ngự sang cho đến Đế kinh, song các quan can lắm, th́ người chỉ sai một ông con tên là Anh Tề [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đi thôi.

Cách mười năm sau th́ triều đ́nh rước ông này về Nam Việt để nối ngôi cho cha vừa mới mất.  Ông này trị v́ 12 năm: hiệu người là Triệu Minh Vương [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].  Trong khi người c̣n ở như nước Tàu, th́ người có lấy một người đàn bà Tầu tên là Cù [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], và sinh hạ được một người con giai, đặt tên là Hùng [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].  Đến khi lên ngôi vua, th́ tôn người vợ ấy lên làm Ḥang hậu, và lập người Hùng làm Thái Tử (năm 112).

Đến năm sau (năm 113), Triệu Minh Vương thăng hà, th́ người Hùng nối ngôi.  Bà mẹ người Hùng, trước khi lấy Anh Tề, th́ đă có t́nh riêng mấy một ông quan to Tầu, tên là Thiếu Qui [có kèm chữ Hán, chú của người dịch].  Lúc bấy giờ lại chính là ông quan Tàu ấy mà Thiên Tử chọn và sai sang sứ, để vời vua mới về thụ phong.  Ḥang thái hậu khi ấy lại giao thông lại mấy Thiếu Quí.

Đương lúc ấy, quan Thái-phó Lữ Gia [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] là người quan dân đang chuộng lắm.  Người không thuận để Việt Nam nội thuộc nước Tầu.  Đồng ḷng mấy những người muốn cho nước được tự lập, người mới mưu giết vua, giết bà Ḥang thái hậu, giết những quan sứ vua Tầu, và tôn Kiến Đức [có kèm chữ Hán, chú của người dịch], là con vua Triệu Minh Vương mấy một bà phi người bản quốc.  Liền ngay năm ấy, quan tướng nươc Tầu tên là Lộ Bác Đức [có kèm chữ Hán, chú của người dịch] đem quân tràn sang Nam Việt, và vây ngay kẻ chợ.  Quan quân đóng kẻ chợ đều đầu hàng, c̣n vua th́ phải chốn [sai chính tả, phải là trốn, chú của người dịch] mấy Lữ Gia.  Song cẳng bao lâu, hai người điều bị bắt và bị giết cả …”

 

i. Nỗi lo sợ của Trung Hoa đă trở thành sự thực qua sự kiện tiêu biểu nhất là việc chiếc ấn h́nh vuông, mỗi cạnh dài 11 phân, bằng bạc mạ vàng, nặng 5 kg 900, với nuốm h́nh lạc đà của nhà Thanh ban cho vua Gia Long, khắc sáu chữ Việt Nam Quốc Vương chi ấn bằng cả chữ hán cũng như kiểu chữ trine của Măn Thanh đă bị Pháp bắt trie6`u đ́nh ta đun chảy ở Huế khi kư Hiệp Địnhbảo hộ Patenotre, ngày 6 tháng 6 năm 1884.

 

Vài nhận xét về thái độ ngọai giao của vua Gia Long với nhà Thanh:

 

Bất kể đến các lời lẽ khiêm cung và nghi thức bày tỏ sự tôn kính, vua Gia Long đă làm cho nhà Thanh sửng sốt khi xin trở lại quốc hiệu Nam Việt, với sự nghi ngờ rằng phía Việt Nam có tham vọng đ̣i lại đất đai của các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây và chính Thanh Triều đă bày tỏ công khai sự e ngại này, cùng ra lệnh cho các quan lại đia phương của họ phải cảnh giác canh pḥng biên giới.  Tâm tư vua Gia Long ra sao là điều mà vua nhà Thanh muốn biết, như lời một sắc dụ đă ghi.  Chúng ta có thể đưa ra một số yếu tố chung quanh vấn đề này để suy ngẫm:

1. Vua Gia Long khi đó đứng đầu một nước Việt Nam thống nhất, với lănh thổ mở rộng hơn bao giờ hết, sau gần ba trăm năm chia cắt và chiến tranh, và ở vào tột đỉnh của quyền lực quân sự sau khi đánh bại nhà Tây Sơn.  Dưới thời Gia Long, Việt Nam đă có một hạm đội mạnh nhất Đông Nam Á và Thanh Triều hầu như chưa có một lực lượng hải quân nào cả.  Cùng lúc đó thế lực chính trị nôi trị của nhà Thanh đang bắt đầu đi xuống.

2. Mới 10 năm trước đó (1792), vua Càn Long nhà Thanh đă đồng ư cắt tỉnh Quảng Tây cho vua Quang Trung để chọn đất làm kinh đô.

3. Các sứ thần ngoại giao của vua Gia Long như Trịnh Hoài Đức, gốc ở Phúc Kiến, Ngô Nhân Tĩnh, gốc ở Quảng Đông, đều là những người theo nhà Minh chống lại nhà Thanh và sang Việt Nam tỵ nạn.

4. Vua Gia Long đă không ngần ngại tỏ rơ thái độ cứng rắn khi nói là nếu nhà Thanh không cấp nhận lời yêu cầu đổi qquốc hiệu của ông th́ phía Việt Nam sẽ không chịu thụ phong.

 

Một sự đối chiếu và nghiên cứu kỹ lưỡng hai bộ Thực Lục của Việt Nam và Thanh triều về vấn đề thay đổi quốc hiệu Việt Nam hy vọng sẽ giúp soi sáng được ít nhiều khía cạnh lịch sử lư thú của giai đọan này./-

 

 

-------

 

Nguồn: Hideo Murarami, “VIET NAM” AND THE QUESTION OF CHINESE AGGRESSION, Journal of Southeast Asian Histories, Vol. 7, no. 2, September 1966, các trang 11-26.            

 

Ngô Bắc dịch và chú giải

                                                                                                                                                       

Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o                                                                                                                                                        

© 2007 gio-o