Henelito A. Sevilla *

Asian Center, University of Philippines, Diliman

 

“MÙA XUÂN Ả RẬP”

 

VÀ CÁC SỰ CĂNG THẲNG

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA:

 

PHÂN TÍCH SỰ GẮNG SỨC

 

CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ TIẾN TỚI

 

AN NINH NĂNG LƯỢNG

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Đại Ư:

Mùa Xuân Ả Rập đă mang lại các sự thay đổi đáng kể đến khung cảnh chính trị của nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi Châu (Middle Eastern and North African: MENA) kể từ đầu năm 2011.  Nó cùng ảnh hưởng đến các quyền lợi địa chiến lược và kinh tế của các quốc gia Á Châu mới xuất hiện hùng mạnh, đặc biệt Trung Quốc và các nước tiêu thụ năng lượng thuần (hay thực: net) khác.  Một hậu quả tức thời của Mùa Xuân Ả Rập là tác động đổ vỡ dữ dội của nó (một “Black Swan: Đột Biến”) trên sự sản xuất và số cung dầu thô cho các nền kinh tế tại Á Châu, bởi có sự nương dựa cao độ của chúng vào nhiên liệu hydrocarbon từ Trung Đông.  Các phản ứng của Trung Quốc đối với Mùa Xuân Ả Rập đă mang lại các sự căng thẳng giữa bản thân Trung Quốc với các nước cùng chia sẽ với nó Biển Nam Trung Hoa, quan trọng nhất là Phi Luật Tân và Việt Nam.  Bài viết này chứng minh rằng hiệu ứng Đột Biến của Mùa Xuân Ả Rập được biểu lộ trong sự phục hồi một sự cạnh tranh địa chiến lược tại Biển Nam Trung Hoa khi Trung Quốc đang tái khẳng định các sự tuyên nhận lịch sử của nó trên sự kiểm soát khu vực và các mỏ dự trữ nhiên liệu khả hữu của nó. 

***

Mùa Xuân Ả Rập, Trung Quốc và An Ninh Năng Lượng

       Các biến cố của Mùa Xuân Ả Rập đă hướng sự chú ư của các nhà lập chính sách của Á Châu đến bản chất mong manh của các sự dàn xếp an ninh năng lượng cho các nước của họ và tính khả dĩ bị xâm hại mà sự nương dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng Trung Đông bộc lộ ra chúng.  Mối quan tâm này được cảm nhận một cách sâu sắc hơn tại các nước là các nước nhập siêu năng lượng thuần – Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan và Phi Luật Tân.  Các biến cố Mùa Xuân Ả Rập đă tạo ra một sự gia tăng các giá cả của các dịch vụ và sản vật căn bản chẳng hạn như các phí chuyên chở và các nông phẩm khi các giá cả xăng dầu tại các thị trường địa phương bị ảnh hưởng bởi giá cả xăng dầu được bán tại các thị trường quốc tế.  Hậu quả, các nền kinh tế này tại Á Châu đă gia tăng các nỗ lực để tuyên nhận và khai thác nhiều nguồn an toàn hơn của các số cung năng lượng nhiên liệu và trở nên khẳng quyết hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi của họ tại vùng Trung Đông.  Họ cũng đẩy mạnh các sự tuyên nhận của ḿnh tại các nước giàu năng lượng, mặc dù bị tranh nghị, tại các khu vực gần quê nhà hơn – nổi bật là tại Các Biển Nam và Đông Trung Hoa.

       Các biển tranh giành này có tầm quan trọng không chỉ đối với các quốc gia Đông Nam Á tuyên nhận, nhưng quan trọng nhất là đối với Trung Quốc, vốn là một bên trong các sự tranh chấp lănh thổ.  Chính sách khẳng quyết – ngay dù có tinh chất đối đầu – hiện thời của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa vừa là một chỉ dấu của tầm ảnh hưởng ra sao của biến số “an ninh năng lượng” trên các khung cảnh chính sách tổng quát của nó, mà ngược lại, cả các quyền lợi đáng kể khác mà nó chuẩn bị để hy sinh – các quan hệ tốt đẹp với các đối tác mậu dịch trong vùng quan trọng đứng hàng đầu trong các quyền lợi đó – để khẳng định sự kiểm soát trên các mỏ dầu khí ngoài khơi có tiềm năng quan trọng.  Trung Quốc nh́n các mỏ này, một phần, như một sự bảo lănh cho khả năng tương lai của nó để tiếp tục việc công nghiệp hóa và bước qua được các tŕnh độ cần thiết của sự tăng trưởng kinh tế hầu bảo đảm cho sự ổn định nội địa và sự cai trị liên tục của Đảng Cộng Sản.

       Bài viết này lập luận rằng hiện tượng Mùa Xuân Ả Rập tại nhiều nước sản xuất dầu hỏa tại Trung Đông, và sự lây lan tương lai khă hữu của nó đến phần c̣n lại, một lần nữa nêu lên câu hỏi về khả năng của Trung Quốc nhằm bảo đảm các số cung năng lượng từ vùng đất này.  Điều này đưa đến một chính sách khẳng quyết hơn tại Biển Nam Trung Hoa, khi nó t́m cách giành đoạt các nguồn năng lượng tương lại gần hơn và đáng tin cậy hơn.  Đây không phải là lư do duy nhất cho động lực có vẻ viển vông của Trung Quốc trong việc tạo ra sự giận dữ các lân bang Đông Nam Á của nó trên Biển Nam Trung Hoa.1 Trung Quốc cần đến các sự bảo đảm về an toàn của hải lộ giao thương sinh tử (vital sea lane of communication: viết tắt là VSLC) cấu thành bởi biển, xuyên qua đó vận tải toàn thể số cung năng lượng của nó từ Trung Đông và Phi Châu.

 

Dầu Thô, Trung Đông và Á Châu

       Kể từ đầu thế lỷ thứ hai mươi, các nguồn năng lượng không tái sinh an toàn, đáng tin cậy , đặc biệt là dầu thô và khí đốt thiên nhiên, đă là các yếu tố thiết yếu trong sự kỹ nghệ hóa và các chương tŕnh phát triển kinh tế của mọi quốc gia.  Các mỏ dầu lớn, dễ khai thác được khám phá tại Masjid Sulaiman thuộc miền nam Iran năm 1908, và từ thời điểm đó, dầu thô Trung Đông đă là một yếu tố góp phần quan trọng trong các chương tŕnh phát triển công nghiệp thành công tại phần lớn các nước.

       Điều này khiến việc bảo toàn các nguồn năng lượng đáng tin cậy thành một ưu tiên trong các chính sách an ninh quốc gia của nhiều nước.  Sự gia tăng nhu cầu dầu hỏa ngày nay đang và sẽ được thúc đẩy trong một tương lai gần bởi các thị trường mới xuất hiện tại Á Châu, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.  Khả năng của các nhà sản xuất dầu hỏa để thỏa măn nhu cầu này hiện đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.  Điều này xẩy ra bởi v́ các sự khám phá ra các mỏ dầu lớn, sẵn sàng có thể khai thác đang giảm dần mỗi năm, cũng như số dự trữ tại các mỏ đang hoạt động.  Sự khiếm hụt này nhiều phần sẽ được bù đắp một cách nào đó, ít nhất tại Âu Châu và Bắc Mỹ, bởi các phương pháp mới để trích xuất các nhiên liệu hóa thạch từ cát và phiến đá chứa dầu không có tính chất kinh tế và không thể khai thác trước đây.  Tuy nhiên, nhiều phần các kỹ thuật mới này sẽ không đủ để cân đối một cách đáng kể số cầu gia tăng tương lai của Trung Quốc và Ấn Độ về đầu hỏa và khí đốt.  Điều này có nghĩa rằng nhu cầu Á Châu về dầu hỏa và khí đốt nhiều phần sẽ vẫn c̣n cao, khiến cho các nước này dễ bị xâm hại bởi các sự gián đoạn trong số cung.  Các nỗ lực để quản trị các sự rủi ro gắn liền với viễn ảnh của các sự thiếu hụt số cung không dự đoán được có thể dẫn dắt, một cách sai lầm, đến một sự sẵn ḷng nhiều hơn để sử dụng lực lượng quân sự hầu chiếm đoạt và kiểm soát các lănh thổ trên biển giàu dầu hỏa đang tranh chấp, chẳng hạn như các vùng mỏ được giả định nằm dưới đáy Biển Nam Trung Hoa.  Viễn ảnh này nâng cao các căng thẳng quân sự tại Á Châu, và lại được pha trộn với các biến cố gây đổ vỡ tại các nước cung cấp, đặc biệt các nước bị vướng mắc trong Mùa Xuân Ả Rập.

 

Dầu Ở Đỉnh Điêm Và Đột Biến

       Tác giả M. King Hubbert trong năm 1956 đă tiên đoán rằng thế giới sẽ mau chóng tiến tới một điểm mà ông ta đặt tên là kỷ nguyên của “dầu hỏa đỉnh điểm”. 3 Sự tiên đoán này đặt tiền đề trên sự thừa nhận rằng chỉ có một số cung hạn định các mỏ nhiên liệu hydrocarbon hóa thạch hiện hữu trên hành tinh, và rằng một điểm sẽ xảy đến khi số cầu bắt đầu lấn át các mỏ mới khám phá, và số dự trữ được chứng minh bắt đầu suy cạn.  Việc trích xuất số dầu c̣n lại từ các mỏ dự trữ này nhiều phần ngày càng trở nên tốn kém hơn và thử thách hơn về mặt kỹ thuật khi phẩm và lượng của các mỏ dự trữ đó suy giảm.  Tác giả Hubbert lập luận rằng phân nửa số dầu quy ước của thế giới vào khoảng 2.5 trillion [1 tỷ tỷ theo hệ thống đo lường của Anh Quốc, 1 ngh́n tỷ theo hệ thống đo lường của Mỹ, chú của người dịch] thùng đă sẵn bị cạn kiệt, và ngay tại Hoa Kỳ, sự khám phá dầu hỏa lên tới đỉnh điểm trong thập niên 1930 và sau gần 40 [? có lẽ do lỗi sắp chữ, nhiều phần là 4 thay v́ 40, chú của người dịch] thập niên, sản lượng dầu hỏa đă bắt đầu suy giảm. 4

       Khái niệm của Hubbert về “Dầu Hỏa Đỉnh Điểm” phần nào bị thách đố trong thập niên qua bởi sự phát triển các kỹ thuật mới, chẳng hạn như chia cắt và các tiến tŕnh ép chất nhựa đường bitumen, đă khai mở nhiều mở mới bao la.  Nhưng ư tưởng chính về “Dầu Hỏa Đỉnh Điểm” – sự chắc chắn rằng chúng ta sẽ cạn mất các nguồn năng lượng nhiên liệu hydrocarbon hóa thạch một ngày nào đó – vẫn không bị thách thức.  Khác với thế kỷ thứ 20, việc trích xuất các mỏ dự trữ mới này đ̣i hỏi một tŕnh độ cao của kỹ năng và số lượng khổng lồ của sự đầu tư tư bản.  Nhiều mỏ mới tọa lạc tại biển sâu.  Nói ngắn gọn, ngay dù thế giới vẫn c̣n lưu trữ các khối lượng đáng kể về dầu thô, giá cả các sản phẩm dầu hỏa sẽ vẫn cao, ảnh hưởng bởi các sự khó khăn đáng kể của việc khai mỏ.

       Tác giả Nassim Nicholas Taleb trong tác phẩm của ông, The Black Swans: the Impact of the Highly Improbable, lập luận rằng các biến cố kiểu đột biến 5 là các biến cố khó có thể tiên đoán được đe dọa đến sự quân bằng của một hệ thống hay một quốc gia và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Đối với Taleb, Các Đột Biến [Black Swan, nguyên nghĩa đen là Thiên Nga Đen, bởi trước đây, người ta vẫn quen nghĩ chỉ có Thiên Nga màu Trắng, nên cho rằng nếu có Thiên Nga màu đen th́ đó là một sự Biến Tướng Bất Ngờ.  Sau này, người ta khám phá ra rằng thực sự cũng có một loại Thiên Nga màu đen tại Úc Châu, chú của người dịch] là các cơn chấn động gây đổ vỡ khổng lồ xảy ra bên ngoài “lành vực của các sự ước định thường lệ” và là điều mà các phân tích gia không thể nào xác định trước đây và thiết kế các kế hoạch bất ngờ để hạn chế tổn hại, giảm thiểu các t́nh trạng khả dĩ dễ bị xâm kích, đẩy lui các sự đe dọa và quản trị các rủi ro liên hệ.  Điều này nhất thiết có nghĩa rằng năng lực định chế để chuyên trách và đối phó với hậu quả từ các diễn tiến Đột Biến không có tại một quốc gia, một vùng hay một cộng đồng.

       Các Đột Biến lật đổ các mô h́nh chính trị và kinh tế hiện hừu, vốn không được trang bị để đối phó với các sự thử thách và các t́nh trạng bất định mà các biến cố tung ra.  “Bản chất con người khiến chúng ta dựng lên các sự giải thích cho sự xảy ra của nó sau khi đă có sự kiện, biến nó có thể giải thích được và có thể tiên đoán được”. 6 Nassim Taleb nhận xét rằng, sự phức tạp của thế giới hiên nay mang lại nhiều điêu hơn cơ cấu kinh tế truyền thống của chúng ta có thể đáp ứng, khác với nhiều thập niên trước đây. 7 Sự cứng rắn gia tăng này làm giảm thiểu năng lực thích nghi, đặc tính của các hệ thống phức tạp giúp chúng để: đối phó với các t́nh huống bị biến dạng và thay đổi mau chóng, t́m kiếm một cách lẹ làng các thế quân bằng mới, và ngay cả việc trở nên dễ phục hồi hơn bằng việc lợi dụng các cơ hội mới được tạo ra bởi biến cố làm biến đổi tinh chất.   

       Đối với các nước tiêu thụ dầu hỏa, Mùa Xuân Ả Rập là một diễn tiến biến đổi hệ thống triệt để mà ít nước nào tiên đoán được và c̣n ít nước hơn nữa đă có các kế hoạch làm giảm nhẹ các sự đổ vỡ liên hệ.  Điều này khiến Mùa Xuân Ả Rập thành một ứng viên cho một quy chế “Đột Biến”.  Hơn nữa, nhiều nhà b́nh luận giơ đây tiên đoán rằng Mùa Xuân Ả Rập có thể lan tràn sớm hay muộn đến các nước Ả Rập khác là các nước cung cấp dầu hỏa c̣n quan trọng hơn, chẳng hạn như Saudi Arabia và một số các chế độ quân chủ nhỏ hơn tại Vịnh Ba Tư (Persian Gulf).  Điều này được tiên đoán bởi cùng nhiều điều kiện chính trị và xà hội nền tảng giống nhau hiện diện tại các nước này như đă hiện hữu tại Libya, Tunisia và Syria. 8 Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (International Energy Agency) tiên đoán rằng Á Châu sẽ tiêu thụ 90 phần trăm số dầu hỏa sản xuất tại vùng Trung Đông vào năm 2030. 9 Điều này có nghĩa vào cùng lúc Hoa Kỳ và một số nước hậu kỹ nghệ khác trở nên ít bị xâm hại bởi các sự đổ vỡ số cung năng lượng, các nước tiêu thụ Á Châu ngày nay bị bộc lộ một cách nguy hiểm trước cùng các biến cố khả hữu như thế.

       Trong năm 1974, Tổ Chức Các Quốc Gia Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế (Organization for Economic Cooperation and Development: viết tắt là OECD) đă thành lập ra Cơ Quan Năng Lương Quốc Tế (International Energy Agency: IEA).  Biến cố thúc đẩy sự thành lập này là cuộc khủng hoảng dầu hỏa OPEC tai tiếng hồi năm 1973.  Các quốc gia Ả Rập đă sử dụng tổ chức liên chính phủ mới của họ, OPEC, để hạn chế số cung dầu hỏa cho các quốc gia tiêu thụ kỳ nghệ tây phương hầu buộc họ phải rút lại sử ủng hộ cho Do Thái (Israel) trong Cuộc Chiến Tranh Yom Kippur vào năm đó.  Sự sử dụng dầu hỏa này như một vũ khí chính trị để ảnh hưởng đến thái độ của Israel và các đồng minh của nó đă có một hiệu ứng tai họa trên các nền kinh tế của các quốc gia tiêu thụ dầu hỏa ở Âu Châu và Mỹ Châu – một Đột Biến năng lượng đích thực.  Cuộc khủng hoảng chứng tỏ đ̣n bẩy mà các quốc gia Ả Rập giàu có dầu hỏa có được trên các nước khách hàng tiêu thụ năng lượng dầu hỏa thuần và giá dầu mỗi thùng (barrel) tăng gấp bốn lần.  Bất kể sự áp đặt lệnh cấm vận dầu hỏa, nhiều nước Tây Phương đă có thể đối phó tức thời với cuộc khủng hoảng này xuyên qua các sự khám phá các nguồn dầu hỏa thay thế chẳng hạn như tại North Sea (Bắc Hải) 10, và tại Vịnh Gulf of Mexico. 11 Ngoài điều này, măi lực của các nước Tây Phương lúc đó mạnh hơn bất kỳ nước đang phát triển nào tại Á Châu.  Các nước tiêu thụ Á Châu ngày nay lệ thuộc một cách lớn lao vào số cung dầu thô từ Trung Đông.  Với một tỷ số gia tăng của các hoạt động kinh tế, các nước đang phát triển tại Á Châu bị bộc lộ ra trước sự bất ổn chính trị tại Trung Đông nhiều hơn các nước Tây Phương. 12 Mức độ bộc lộ nhược điểm tùy thuộc nhiều vào sự tiếp cận kỹ thuật hiệu quả năng lượng và “năng lực của họ để tiếp thụ, chấp nhận, thích nghi, chịu đựng và làm giảm bớt các hiệu ứng của các sự gia tăng giá cả dầu hỏa”, theo các cuộc nghiên cứu của Chương Tŕnh Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nationas Developing Program: UNDP). 13

       Các điều kiện cho sự xảy ra các cơn chấn động Đột Biến tương lai có thể gây ra sự tàn phá trên số cung và các giá cả dầu hỏa có thể đang kết hợp với nhau.  Một điều kiện là sự căng thẳng tiếp tục ở cao độ giữa Cộng Ḥa Hồi Giáo Iran và Hoa Kỳ. 14 Các sự chế tài quốc tế gần đây được áp đặt lên khu vực nghiệp vụ ngân hàng Iran trên chương tŕnh hạt nhân Iran là một trong vô số các hành vi có tiềm năng châm ng̣i cho các sự đụng độ quân sự cắt đứt các nguồn cung cấp dầu hỏa từ các nước sản xuất dầu hỏa tại Vịnh Persian trong một thời khoảng không xác định được.  Phần lớn sư cung cấp dầu hỏa của Á Châu đến từ vùng Vịnh Persian; 15 dầu thô này được chuyển giao bằng các tàu chở dầu (tankers) đi ngang qua Eo Biển Strait of Hormuz có vị trí chiến lược tại Vịnh Persian. 16 Các lực lượng vũ trang Iran rơ ràng có khả năng để kiểm soát và đóng cửa eo biển, một khi Hoa Kỳ và các đồng minh của nó tấn công Iran.  Điều đó có thể gây ra sự thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các quốc gia tiêu thụ Á Châu.

 

Đột Biến và Các Nhu Cầu Năng Lượng Của Trung Quốc

       Một trong những sự phát triển kinh tế đáng ngạc nhiên nhất trong hai thập niên trước đây là sực mạnh kinh tế biến đổi của Trung Quốc.  Trong năm 2010, Trung Quốc đă thay thế Nhật Bản làm một nền kinh tế lớn thứ nh́ của thế giới.  Các con số mới nhất của Tổ Chức OECD cho thấy rằng nó sẽ vượt qua Hoa Kỳ để thành nền kinh tế lớn nhất trong năm 2016 – mười lăm năm sớm hơn các sự tiên đoán trước đây nêu ra.  Nó đạt được mức độ cao nhất trong các số dự trữ ngoại tệ so với bất kỳ nước nào trong năm 2012, và nó là nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ nh́ sau Hoa Kỳ.  Các công nghiệp chế tạo của nó không chỉ tiêu thụ các tài nguyên năng lượng khổng lồ, chúng cũng tạo thành một hệ thống tiêu thụ năng lượng rất kém hiệu quả.  Điều này có nghĩa rằng sản lượng kinh tế tùy thuộc trên các kỹ thuật không hiệu quả về năng lượng. 17 Dai Yande, một chuyên viên của Viện Nghiên Cứu Năng Lượng của NDCRC [?] nhận xét rằng nhiều các nhà máy và cơ xưởng này đang cung cấp các sản phẩm cho các thị trường quốc tế. 18 Số tiêu thụ năng lượng nội địa của 1.3 tỷ người dân Trung Quốc thí đáng kể, và đúng một nửa khối lượng dầu hỏa nhập cảng được tiêu thụ bởi các mạng lưới vận chuyển của Trung Quốc.  Đặt sang một bên các hậu quả môi trường được hưởng lợi một cách lớn lao, bất kỳ sự cắt đứt sô cung dầu hỏa nào đều sẽ đặt toàn thể nên kinh tế của Trung Quốc đến một sự đ́nh chỉ ghê rợn. 19

       Các sự bất định mở rộng của các số cung dầu thô đă thúc đẩy Trung Quốc mạo hiểm tiến vào nhiều vùng quanh thế giới khả dĩ có mỏ dầu.  Nó đă tài trợ cho sự phát triển các mỏ dầu quan trọng tại Vịnh Ba Tư và khuyến khích nhiều sự đầu tư hơn của các công ty đa quốc gia của Trung Quốc khắp Trung Đông và Bắc Phi Châu – tất cả dưới danh nghĩ an ninh năng lượng Trung Quốc. 20 Nhu cầu thiết yếu của Trung Quốc để tự biến ḿnh được an toàn hơn về năng lượng đă khiến các chính sách của Trung Quốc đối với các nước Trung Đông sản xuất dầu hỏa trở nên “thận trọng và né tránh rủi ro”. 21 Nó đă thiết lập các quan hệ tốt đẹp với nhiều chế độ độc tài trong vùng và né tránh sự vướng mắc vào các vấn đề nội bộ của các nước này. 22 Sự hợp tác năng lượng đă trở thành viến đá nền tảng trong chính sách song phương của Trung Quốc với nhiều nước trong số này.  Trung Quốc nhập cảng vào khoảng 55 phần trăm số dầu thô, với khoảng 47 phần trăm số dầu đó có nguồn gốc từ Trung Đông. 23

       Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đă nâng cao vị thế và các quyền lợi của nó tại Vịnh Ba Tư.  Nó đă mở rộng các liên hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh tại nhiều nước trong vùng.  Trong năm 2004, Diễn Đàn Hợp Tác Ả Râp - Trung Quốc (China – Arab Cooperation Forum) 24 được khai mạc, và khối lượng mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập trong năm 2011 đă gia tăng tới 190 tỷ Mỹ Kim. 25 Hơn nữa, Trung Quốc đă thành công trong việc duy tŕ các quan hệ tốt đẹp với Công Ḥa Hồi Giáo Iran.  Iran, một trong những nước cung cấp lớn nhất về dầu hỏa và khí đốt trong vùng, đă từng là một nước chỉ trích lâu năm các chính sách của Hoa Kỳ trong vùng, một t́nh trạng mà Trung Quốc nh́n là có lợi cho nó, khóa chân Iran như một nước cung cấp không cần tranh nghị cho các yêu cầu năng lượng của nó.  Mối quan hệ chiến lược của Trung Quốc với Iran đă khiêu khích sự tức giận của chính phủ Hoa Kỳ, nước đă cố gắng trung ḥa hóa Iran qua các chế tài kinh tế, chính trị và quân sư đơn phương và đa phương bao quát, chông lại Iran và các công ty kinh doanh ngoại quốc đầu tư trong lănh vực năng lượng của Iran.  Steve Yetiv và Chunlong Lu, trong bài viết năm 2007 nhan đề China, Global Energy and the Middle East (Trung Quốc, Năng Lượng Toàn Cầu và Vùng Trung Đông) của họ, nhận xét rằng “diện mạo nổi bật của Trung Quốc [trong vùng] đă sẵn đóng góp các sự căng thẳng vào trong các quan hệ Trung Hoa – Mỹ”. 28

       Trung Quốc đă học được một bài học tại Iraq năm 2003.  Chế độ của Saddam Hussein đă hứa hẹn cung cấp dầu hỏa cho Trung Quốc trong 25 năm, một sự thỏa thuận đă trở thành vô nghĩa khi Hoa Kỳ xâm lăng nước này trong năm 2003 và gạt bỏ Saddam ra khỏi quyền lực.  “Chiến lược đi ra bên ngoài” viễn chinh của Trung Quốc 27 tại Phi Châu, đặc biệt tại Lybia, đă bị phương hại bởi cách mạng Mùa Xuân Ả Rập và nội chiến đă lật đổ Muammar Qaddafi.  Tác giả Gokhan Bacik trong quyển The Arab Spring Verus China, lập luận rằng Mùa Xuân Ả Rập có thể gây ra sự “cô lập Trung Quốc”  tại Lybia bởi Trung Quốc bị nh́n bởi quần chúng như một nước ủng hộ tích cực cho cựu lănh đạo bị thù ghét.  Trung Quốc đă mất nhiều thứ tại Lybia.  Nó đă kư kết các khế ước trị giá 18.8 tỷ Mỹ Kim với chính phủ Qaddafi.  Riêng trong năm 2009 và 2010 không thôi, Lybia đă kư kết các khế ước trị giá 5.84 tỷ Mỹ Kim với Trung Quốc.  Trong năm 2010, mậu dịch của Trung Quốc với toàn thể thế giới Ả Rập lên tới khoảng 145 tỷ. 28 Truyền thông chính phủ Trung Quốc tường thuật rằng Trung Quốc đă can dự vào 50 dự án xây dựng dân sự quan trọng, phần lớn là làm đường, các kiến trúc dân sự và các hạ tầng cơ sở khác. 29 Lănh vực năng lượng của Lybia, dĩ nhiên, cũng đă nhận được sự đầu tư lớn lao của Trung Quốc. 30 Trong năm 2012, Lybia đă cung cấp 3 phần trăm số dầu hỏa nhập cảng của Trung Quốc. 31 Vào lúc sự bất ổn chính trị lên đến cao điểm tại Lybia, Bộ Thương Mại {Nước Ngoài} Trung Quốc (Ministry of [Foreign] Commerce: MOFCOM) có loan báo rằng nó sẽ tạm thời đ́nh chỉ sự đầu tư tại Lybia cho đến khi t́nh h́nh trở nên ổn định.  Ngoài việc này, Trung Quốc đă có các sự lo ngại về sự an toàn của hơn 35,000 công nhân Trung Quốc làm việc tại Lybia, và đă thực hiện các bước tiến để di tản nhiều người trong họ. 32

       Một nguồn bất định trong vùng khác đă có sự liên quan trực tiếp với nỗ lực an ninh năng lượng của Trung Quốc là sự bất định của Iran.  Lịch sử các quan hệ của hai nước có thể truy t́m ngược lại thời cổ đại khi Trung Quốc là trạm đến cuối cùng của tuyến mậu dịch “Con Đường Tơ Lụa” chiến lược quốc tế vĩ đại đă nối liền Đông Á Châu với Âu Châu.  Ngày nay, các quan hệ giữa hai giới tinh hoa cầm quyền đă được phục sinh, chính yêu trong lănh vực hợp tác năng lượng cùng quân sự và quốc pḥng.  Các tác giả Scott Warren Harold và Alireza Nader trong một bài viết nhan đề China and Iran: Economic, Political and Military Relations nhận xét rằng “sự hợp tác sâu rộng” này tượng trưng cho một sự cân bằng địa chiến lược chống lại Hoa Kỳ, và rằng nó đưa ra một “sự thách đố độc đáo đối với các quyền lợi và các mục tiêu của Hoa Kỳ” 33 trong vùng.  Điều này trong thực tế có thể là một phần của sự tính toán kỹ lưỡng của cảc hai nước trong việc trui rèn các quan hệ sâu đâm hơn ngày nay, cho dù có thể động lực to lớn hơn vẫn là sự mậu dịch nhiên liệu hydrocarnon từ Iran, đổi lấy các sản phẩm chế tạo và máy móc từ Trung Quốc.  T́nh hữu nghị này mang lại cho Trung Quốc đ̣n bẩy to lớn tại Iran – một mức độ ảnh hưởng mà Hoa Kỳ 34 chỉ có thể mơ tưởng tới.  Trong thực tế, nó có thể mang lại cho Hoa Kỳ một cơ hội tốt để vươn tới Iran xuyên qua Trung Quốc. [sic]

       Đối với Hoa Kỳ, sự can dự gia tăng của Trung Quốc tại vùng Trung Đông rơ ràng là một sự quan ngại về an ninh.  Một lo ngại là các vụ bán vũ khí của Trung Quốc cho các nước là các kẻ thù tiềm năng của Hoa Kỳ chẳng hạn như Iran, trong khi mối lo sợ khác có dính líu đến sự an ninh năng lượng.  Các vụ bán vũ khí cho Iran là một “tiến tŕnh chiến lược hỗ tương trong đó Trung Quốc dùng đ̣n bẩy các kỹ thuật quân sự của nó để đạt được các sự thương thảo thuận lợi về dầu hỏa, trong khi Iran thụ đắc các vũ khi từ Trung Quốc có thể bổ túc trọng lực răn đe cho t́nh trạng tạm thời yên vị đối với Hoa Kỳ và Do Thái. 35 Hơn nữa, vị trí địa chiến lược của Iran tại Vịnh Ba Tư ngoài các nguồn tài nguyên năng lượng phong phú của nước này, là những điều mà Hoa Kỳ, các đồng minh Âu Châu của Hoa Kỳ,  chứ không phải Trung Quốc hay Nga, có thể bỏ qua.

       Các sự chế tài do Hoa Kỳ cầm đầu ngày càng mở rộng lên nền kinh tế Iran đă làm gia tăng các cơ hội rằng một sự đụng độ quân sự sẽ xảy ra, khiến đóng cửa Eo Biển Strait of Hormuz trong một thời kỳ và nâng cao sự bất an ninh cung cấp dầu hỏa thế giới.  Iran đă công khai de dọa việc phong tỏa Eo Biển Strait de Hormuz nếu Hoa Kỳ tấn công Iran.  Iran là nước cung cấp dầu hỏa nước ngoài thứ ba cho Trung Quốc, chỉ sau Saudi Arabia và Angola. 36 Giống như với dầu thô của Iran, phần lớn dầu hỏa của Saudi cũng đi qua Eo Biển Strait of Hormuz, và bất kỳ chuyển động nào để đóng cửa Eo Biển bởi Iran sẽ dẫn tới một cuộc viễn chinh quân sự quan trọng bởi Hoa Kỳ và các quốc gia Ả Rập khác trong vùng.  Sự nương cậy của Trung Quốc vào dầu hỏa xuyên quá Eo Biển Hormuz đă lên tới một mức độ rằng nó cũng có thể bị lôi kéo vào Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh Ba Tư để bảo toàn các số dầu thô nhập cảng của nó.  Trung Quốc có lẽ có thể vận hành nếu nó mất đi sự tiếp cận với nguồn cung cấp dầu hỏa của Iran trong một giai đoạn – Saudi Arabia có thể bảo đảm bù đắp sự mất mát số cung từ Iran (Trung Quốc nhập cảng khoảng 500,000 thùng mỗi ngày từ Iran).  Tuy nhiên, nếu Trung Quốc bị mất cả hai nguồn cung cấp Iran và Saudi, nó sẽ bị đối diện với một sự thiết hụt số cung ở một tầm mức nó chưa hề trải qua trước đây. 37

       Các báo cáo cho thấy rằng như một hậu quả của các sự chế tài do Hoa Kỳ cầm đầu mới đây chống lại Iran, công ty dầu quốc doanh Trung Quốc Sinopec đă cắt số mua dầu hỏa từ Iran 25%  trong năm tháng đầu tiên của năm 2012. 38 Số mua của Trung Quốc dầu thô của Iran lên tới 22 phần trăm số dầu xuất cảng của Iran trong nửa đầu của năm 2011. 39 Sự suy giảm như thế trong số cầu dầu hỏa của nó nhiều phần là do một hiệu ứng tiêu cực quan trọng trên nền kinh tế của Iran và nó có thể được ước định sẽ phải chịu đựng một cách nghiêm trọng.  Tuy nhiên, sự bất đồng giữa Sinopec của Trung Quốc và Công Ty Dầu Quốc Gia Iran (National Iranian Oil Company: NIOC) đă chấm dứt khi sự tranh chấp giá cả được giải quyết với việc Iran đồng ư bán dầu của nó cho Trung Quốc với sự giảm giá so với giá trên thị trường quốc tế.  Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hong Lei (Hồng Lỗi), tuyên bố rằng sự nhập cảng dầu hỏa của Trung Quốc từ Iran được dựa trên các nhu cầu phát triển của chính Trung Quốc 40 và hoàn toàn chính đáng và được chứng minh, và đă không vi phạm các nghị quyết liên hệ của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (United Nations Security Council: UNSC). 41

       Chính quyền Obama đă miễn trừ bảy nền kinh tế ra khỏi các sự chế tài dầu hỏa Iran chiếu theo Đạo Luật Thẩm Quyền Quốc Pḥng Quốc Gia (National Defense Authorization Act) năm 2012.  Các nền kinh tế này gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mă Lai, Đại Hàn Dân Quốc, Nam Phi, Sri Lanka, Turkey và Taiwan. 42 Các nước này đang nhập cảng nặng nề từ Iran và Đạo Luật Thẩm Quyền Quốc Pḥng Quốc Gia khuyến khích họ giảm bớt số nhập cảng của họ một cách dần dần cho tới khi xuống số không.

       Trung Quốc luôn luôn chống đối các sự chế tài trên nguyên tắc chống lại bất kỳ nước nào nếu không có sự ủy nhiệm của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UNSC).  Với các quyền lợi quốc gia đáng kể của nó tại Iran, Trung Quốc chỉ ủng hộ các chế tài hạn chế để cắt giảm các sự thái quá tệ hại nhất trong tác phong của Iran.  Trung Quốc đă đầu tư nhiều; không chỉ trong sự đầu tư đầu nguồn (upstream) tại Iran (sự thăm ḍ và sản xuất dầu thô), mà c̣n đầu tư vào các kỹ nghệ cuối nguồn (downstream) (lọc và phân phối các sản phẩm dầu hỏa).  Nó có đặt một vốn liếng lớn lao trong sự khai thác mỏ khí đốt North Pars của Iran và xây dựng một nhà máy hơi thiên nhiên hóa lỏng trong vùng, như đă thỏa thuận theo một khế ước năm 2009 giữa Công Ty Dầu Quốc Gia Iran (INOC) và Tổ Hợp Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc (China National Offshore Corporation: CNOC).  Dự án North [Pars] Gas có số vốn đầu tư vào khoảng 16 tỷ Mỹ Kim và được ước định sẽ hoàn tất trong năm 2015.  Theo các điều khoản của khế ước, Trung Quốc sẽ nhận được một nửa sản lượng. 43

       Công ty quốc pḥng của Trung Quốc NORINCO đă bán cho Iran trang thiết bị quân sự và pḥng thủ nghiêm trọng, kể cả các bộ phận cho các hỏa tiễn tự điều khiển có gắn đầu đạn (cruise missile).  Kể từ khi có cuộc tấn công của Iraq vào Iran (1981), Trung Quốc đă trở thành một nước cung cấp quan trọng cho Iran các xe tăng, hỏa tiễn và các hệ thống vũ khí khác. 44 Kể từ 2005, Iran đă xuất hiện như một trong các nước tạo măi lớn nhất các vũ khí do Trung Quốc chế tạo, mua vào khoảng 14% trị giá xuất cảng quân sự của Trung Quốc. 45 Theo một báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Tế tại Stockholm (Stockholm International Policy Institute: SIPRI), Trung Quốc đă “bán số vũ khí trị giá 321 triệu [Mỹ Kim] cho Iran trong năm năm qua (2006-2011), đứng thứ nh́ chỉ sau Nga là nước đă bán các vũ khí trị giá 684 triệu cho Iran”. 46

 

An Ninh Năng Lượng Của Trung Quốc và

Các Sự Tranh Chấp tại Biển Nam Trung Hoa

       Điều hiển nhiên cho Trung Quốc rằng để duy tŕ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tương lai của nó, Trung Quốc phải đặt làm ưu tiên cao độ sự an ninh của số cung năng lượng.  Trong Quốc không phải là một nước nghèo về năng lượng – nó là nước sản xuất than đá lớn thứ nh́ và là nước tiêu thụ lớn nhất của thế giới.  Tuy nhiên, sự tiêu thụ nhiều than đá của nó đă có các hậu quả môi trường tiêu cực cao độ, 47 bất kể sự đầu tư lớn lao vào các kỹ thuật năng lượng tái tạo thay thế.  Trung Quốc cũng có các mỏ dầu của chính nó, nhưng sự tăng trưởng kinh tế ngấu nghiến đă khiến xứ sở trở thành nước nhập cảng thuần dầu hỏa vào năm 1993.  Lư lịch như một nước nhập cảng dầu hỏa nhiều phần không thay đổi.  Năng lực của nó để tăng trưởng về mặt kinh tế giờ đây lệ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hydrocarbon bên ngoài.  Sự lệ thuộc này sẽ chỉ gia tăng khi công nghiệp tiếp tục mở rộng, và 1.3 tỷ dân của nó sẽ mua ngày càng nhiều xe hơi hơn. 

       Một báo cáo được lập bởi Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ (U. S. Energy Information Administration hồi Tháng Ba 2008 đă ước lượng Biển Nam Trung Hoa có một phần dự trữ dầu thô trong khoảng từ 28 tỷ đên 213 tỷ thùng.  Con số kể sau sẽ thỏa măn được hơn 60 năm nhu cầu dầu hỏa của Trung Quốc, một con số cao hơn các số dự trữ được nắm giữ bởi bất kỳ nước nào ngoại trừ Saudi Arabia và Venezuela, và giờ đây có thể cả Hoa Kỳ.  Ngoài ra, Biển Nam Trung Hoa được ước lượng các mỏ khí đốt thiên nhiên tiềm năng ít nhất là 3,79 trillion mét khối, một con số tương đương với sự tiêu thụ hơi đốt thiên nhiên theo sự khảo sát của Sở Khảo Sát Địa Dư Hoa Kỳ hồi Tháng Sáu 2010.  Nên cạnh Trung Quốc,  Đặt vấn đe6` này sang một bêntuyên; mậu dịch hàng hải bận rộn nhất của thế giới chạy qua Biển Nam trung Hoa.  Trị giá ước lượng mậu dịch xuyên qua vùng này mỗi năm là 5.3 trillion Mỹ Kim. 48

       Phấn khởi với sự thành công về kinh tế, Trung Quốc đă bắt đầu chấp nhận các chính sách kinh tế và các biện pháp quân sự được điều chỉnh để bảo đảm các thành quả của sự tăng trưởng kinh tế của nó được bền vững.  Nhiều biện pháp trong số này nằm trong lănh vực bảo đảm cho số cung năng lực của xứ sở.  Trong Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế và Xă Hội năm năm (FYP) thứ 12 cho thời khoảng từ 2011 đến 2015, Trung Quốc hướng tiêu điểm trên sự tăng trưởng toàn bộ 49 để chắc chắn rằng các phúc lợi của sự tăng trưởng kinh tế sẽ được phân phối một cách đồng đều hơn trong một dân số Trung Quốc rộng lớn hơn. 50 Kế hoạch năm năm lần thứ 12 nhấn mạnh đến năng lượng và kỹ thuật, và kêu gọi Trung Quốc giành lấy sự kiểm soát các nguồn dầu thô bên ngoài trong khi cùng lúc tiếp nhận và cải thiện các kỹ thuật hữu hiệu về năng lượng để bảo toàn môi trường của Trung Quốc.  Nói tóm tắt, xứ sở này nhắm vào việc trở nên hữu hiệu hơn trong sự sử dụng các số cung năng lượng nhập cảng đắt giá, hạn chế và dễ bị xâm hại.  Nó cũng nhắm dến việc t́m được các nguồn năng lượng gần gũi với lănh thổ hơn và do đó ít bị xâm hại hơn.  Trung Quốc sử dụng Hải Quân Quân Đội Cách Mạng Nhân Dân [sic], để tuần cảnh trào lưu tự do và êm xuôi của các hàng hóa Trung Quốc xuyên qua Biển Nam Trung Hoa.  Nó rơ ràng sẵn ḷng thi hành mọi nỗ lực để bảo đảm cho sự kiểm soát trên các đảo tranh chấp 51 mà nó tin tưởng ngồi trên các mỏ dầu hỏa và khí đốt quan trọng

       Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng thiết yếu của số cung dầu hỏa của nó từ Trung Đông có nghĩa rằng nó t́m cách để lôi kéo được các sự cam kết từ các chính phủ mới, chuyển tiếp và tương lai tại nhiều nước sản xuất dầu hỏa Ả Rập tôn trọng các hợp đồng mà các công ty Trung Quốc đă kư kết với các chế độ bị lật đổ của các quốc gia cung cấp đó.  Thứ nh́, Trung Quốc thi hành mọi nỗ lực cả ở mức độ cấp vùng và quốc tế để bảo toàn sự tiếp cận của nó đến các vùng mỏ dầu và khí đốt tại Trung Đông, ngay với giá không hợp tác với Hoa Kỳ và phủ quyết các quyết nghị của Hội Đồng Bảo An LHP (UNSC) mà nó tin quá nguy hại đến các quyền lợi của nó.  Thứ ba, Trung Quốc đă gia tăng đầu tư trong cả các dự án dầu thô thượng nguồn (upstream) lẫn cuối nguồn (downstream) tại các nước MENA khác.  Thứ tư, Trung Quốc rơ ràng sẵn sàng sử dụng hải quân của nó để bảo đảm rằng các tuyến đường biển sinh tử của sự giao thông nối liền Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và Biển Nam Trung Hoa, được bảo vệ và an toàn.  Theo tác giả Zhang Yuncheng của Học Viện Trung Quốc Về Các Quan Hệ Quốc Tế đương đại, Trung Quốc sẽ đối diện với một cuộc khủng hoảng nếu tuyến cung cấp dầu hỏa tại Eo Biển Malacca và eo biển Đài Loan bị gián đoạn. 52 Chính v́ thế, kể từ 2004 khi Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào trở thành Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, QĐGPNDTQ đă tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ (một số người nói bành trướng) chủ quyền của xứ sở.  Sự việc này được nêu lên bởi bạch thư quốc pḥng của Trung Quốc năm 2008 có nói, QĐGPNDTQ được giao nhiệm vu cung cấp “sự bảo vệ chủ quyền dân tộc, an ninh, sự toàn vẹn lănh thổ, bảo toàn các quyền lợi của sự phát triển quốc gia và các quyền lợi của dân tộc Trung Quốc”. 53 Sau cùng, bởi sự quan tâm của nó về an ninh năng lượng, Trung Quốc quyết tâm không từ bỏ các sự tuyên nhận lịch sử của nó trên các ḥn đảo tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa.  Thừa nhận rằng tương lai kinh tế của đất nước lệ thuộc ở một mức độ lớn lao vào sự nhập cảng từ nước ngoài và sự ổn định của hành lang trên biển, giới lănh đạo Trung Quốc đă tuyên nhận hải phận rộng 1.2 triệu dặm vuông của Biển Nam Trung Hoa là một hải phận thuộc chủ quyền Trung Quốc, chắc chắn phải được chiếm đoạt và bảo vệ.

       Tác giả Bernard D. Cole lập luận rằng Trung Quốc đang theo đuổi một vài giải pháp thay thế để giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu thô ngoại quốc.  Các giải pháp này bao gồm việc tối đa hóa của các nguồn tài nguyên Trung Quốc trong nước và ngoài khơi, sự tiếp thu sản lượng, các cơ sở và sản phẩm hoàn tất, tạo lập một kho dự trữ “chiến lược” và nâng cao an ninh cụ thể của số dự trữ và các nguồn tài nguyên. 54 Tác giả Ian Storey lập luận rằng điều cho phép sự hiện đại hóa quân đội của xứ sở là tỷ số cao của sự phát triển kinh tế tại Trung Quốc trong ba thập niên qua.  Ông nhận xét rằng từ 1990 đến 2009, chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc đă gia tăng với các tỷ số rất cao. 55 Trong 1990, Trung Quốc đă có kinh phí quân sự chính thức lên tới 11.85 tỷ Mỹ Kim, một con số nhiều hơn một chút số chi tiêu quốc pḥng của mười nước Đông Nam Á cộng lại. 56 Năm 2008, Ngân Sách Quốc Pḥng Chính Thức của Trung Quốc đă là 61.1 tỷ Mỹ Kim, nhưng Ian Storey đă ước lượng số chi tiêu quốc pḥng thực sự ở vào khoảng 114.1 tỷ Mỹ Kim. 57

       Chi phí quân sự gia tăng của Trung Quốc và các chuyển động khẳng quyết của nó tại Biển Nam Trung Hoa đă mang lại không chỉ sự lo âu, nhưng cũng là động lực cho các nước Đông Nam Á nhỏ hơn cùng chia sẻ bờ biển của Biển này muốn hiện đại hóa các lực lượng pḥng thủ của họ.  Việt Nam, trong mười năm qua, đă thụ đắc các hệ thống vũ khí khiến Trung Quốc phải dừng lại để suy nghĩ  trong các hành động của nó trong vùng.  Gần đậy Việt Nam đă đặt mua 6 tàu ngầm chạy bằng diesel từ Nga trị giá 1.8 tỷ Mỹ Kim.  Trong năm 1991 nó đă tiến tới các sự đàm phán quân sự cao cấp với Ấn Độ về sự hợp tác trên biển, một mối quan hệ từ đó đă được kéo dài và trưởng thành. 58 Việt Nam cũng đă tham gia một cách ư nghĩa với cựu thù Hoa Kỳ trong khuôn khổ quân sự.  Phi Luật Tân cũng đă khởi sự hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của nó.  Nói chuyện tại lễ kỷ niệm 65 năm Không Lực, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Voltaire Gazmin hứa hẹn nâng cấp Quân Đội của xứ sở để đáp ứng với sự đe dọa của Trung Quốc tại Biển Tây Phi Luật Tân. 59

       Khác với Hoa Kỳ, nước có các binh sĩ được bố trí tại nhiều vùng trên thế giới có tính chất sinh tử với quyền lợi của nó, Trung Quốc mới chỉ bắt đầu biểu dương uy thế quân sự của nó ở hải ngoại.  Các Biển Đông và Nam Trung Hoa rơ ràng sẽ là các nơi mà Trung Quốc lựa chọn để hành sử quyền lực cứng mới thụ tạo được của nó.  Điều này khiến cho Biển Nam Trung Hoa trở thành một điểm bốc cháy của sự cạnh tranh trên biển tương lai giữa Trung Quốc, các quốc gia trong vùng nhỏ bé hơn, và Hoa Kỳ.  Tác giả Elliot Btrnnan trong bài viết của ông nhan đề “Rising Tide of Conflict in South China Sea” nhận xét rằng nhiều học giả đă chỉ cho thấy sự tham gia khẳng quyết hơn của Hoa Kỳ trong vùng, được lồng trong chính sách “chuyển trục sang Á Chấu, được khởi sự trong năm 2010 sau khi Bắc Kinh tuyên bố Biển Nam Trung Hoa là một trong “các quyền lợi quốc gia lơi cốt” của Trung Quốc. 60 Loại chính sách này của Trung Quốc trước đây chỉ bao gồm Đài Loan và Tây Tạng.  Đối với Hoa Kỳ, sự bao gồm toàn thể vùng Biển Nam Trung Hoa th́ không thể chấp nhận được.  Hoa Kỳ nhấn mạnh về sự tự do hải hành tại các hải phận quốc tế. 61 Hơn nữa, Hoa Kỳ không thể chịu được việc bỏ lơ các sự đe dọa đến các đồng minh Đông Nam Á của nó từ Trung Quốc, nó cũng không có mấy lợi lộc để nh́n ảnh hưởng của ḿnh trong vùng bị suy giảm, hay ngược lại, Trung Quốc sẽ trở thành ảnh hưởng chế ngự.  Hoa Kỳ chính v́ thế nhiều phần sẽ tiếp tục hành động như một lực cân bằng tại Đông Nam Á và Thái B́nh Dương trong tương lai khả dĩ tiên đoán được.

       Vùng này chưa có một cơ chế quản trị khủng hoảng hữu hiệu có thể làm giảm bớt sự đe dọa của sự xung đột quân sự.  Bản Tuyên Bố Về Sự Ứng Xử Của Các Bên tại Biển Nam Trung Hoa (TBƯX) năm 2002, được kư kết giữa Trung Quốc và các hội viên khối ASEAN kêu gọi các nước kư kết hăy “xây dụng sự tin tưởng và tín nhiệm”, “tôn trọng và tự cam kết cho sự tự do hải hành”, “giải quyết các sự tranh chấp lănh thổ và quyền tài phán bằng các phương tiện ḥa bính, và “hành sử sự tự chế trong sự thực hiện các hoạt động sẽ làm phức tạp hay leo thang các sự tranh chấp và ảnh hưởng đến ḥa b́nh và sự ổn định”. 62 Trong Tháng Bảy 2011, Các Hướng Dẫn Để Thi Hành (Guidelines for Implementation) được chấp thuận.  Tuy nhiên nhiều nhà phân tích lập luận rằng Bản TBƯX và bản hướng dẫn thi hành của nó th́ yếu và không ngăn cản được các biến cố trên Biển.  Các sự đối đầu quân sự Trung Quốc – Việt Nam, từ năm này sang năm kia, và cuộc căi vă ngoại giao hiện thời giữa Trung Quốc – Phi Luật Tân về Băi Cạn Scarborough, phát hiện sự yếu kém của cơ chế ngoại giao hiện hữu, chẳng hạn như Bản Tuyên Bố Về Sự Ứng Xử.  T́nh h́nh cũng bộc lộ sự thiếu sót khả năng của hải quân Phi Luật Tân để pḥng vệ các quyền lợi trên biển của xứ sở trước các láng giềng to lớn chẳng hạn như Trung quốc.  Tác giả Aileen S. P. Baviera của Trung Tâm Á Châu, Đại Học University of Philippines Diliman nói rằng Phi Luật Tân không có “mấy đ̣n bấy và rằng xứ sở cần phải “tích cực trên mọi mặt trận”. 63

       Trung Quốc đang nhấn mạnh rằng vấn đề Biển Nam Trung Hoa cần được giải quyết một cách song phương, trong khi các quốc gia tuyên nhận khác nhỏ bé hơn, chẳng hạn như Phi Luật Tân, ưa thích việc mang vấn đề ra trước khối ASEAN hay, một cách lư tưởng, giải quyết vấn đề một cách toàn diện tại một diễn dàn đa phương.  Lập trường này được đặt trên căn bản rằng Trung Quốc là một nước hùng mạnh với nền kinh tế và quân sự nhiều uy lực, và ở vào một vị thế để dọa nạt hay bắt bí từng quốc gia tuyên nhận cá biệt thuộc khối ASEAN chẳng hạn như Phi Luật Tân trong bất kỳ cuộc thương thảo song phương nào.  Các quốc gia nhỏ hơn này cảm thấy được an tâm khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, trong cuộc thăm viếng của bà đến khối ASEAN năm 2012, có tuyên bố rằng sự ổn định của Biển Nam Trung Hoa cũng nằm trên danh sách các quyền lợi lơi cốt của Hoa Kỳ, và rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham gia cùng với các quốc gia trong vùng để bảo đảm rằng ḥa b́nh và sự ổn định trong vùng được duy tŕ.

       Một biến cố đáng ngại đă xảy ra tại diễn dàn ASEAN năm 2012 chủ tọa bởi Căm Bốt, khi các nước hội viên không đạt được việc thỏa thuận trên một bản thông cáo chung về phương thức để giải quyết các tuyên nhận tranh giành nhau tại Biển Nam Trung Hoa.  Quyết định của Căm Bốt để ngăn chặn bản thông cáo chung đă phá hoại sự đoàn kết giữa các nước hội viên khối ASEAN lần đầu tiên và như Baviera nhận xét, “những ǵ đă xảy ra với khối ASEAN gây thương tổn cho quyền lợi của Phi Luật Tân”. 64 Phi Luật Tân có các sự tranh chấp với Trung Quốc trên Reed Bank, Quần Đảo Spratly, Băi Cạn Scarborough Shoal, ngoài các sự tuyên nhận của Trung Quốc quyền tài phán trên các khu vực giàu ngư sản rộng lớn thuộc Biển Tây Phi Luật Tân được xem chiếu theo các sự giải thích chính thống của luật quốc tế (Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển: UNCLOS) là nằm trong khu kinh tế độc quyền (KKTĐQ) của Cộng Ḥa Phi Luật Tân.

 

Kết Luận

       Sự bất ổn chính trị và xă hội tiếp diễn tại một số nước Ả Rập sản xuất dầu hỏa ở Trung Đông và Bắc Phi Châu, và có thể lan tràn sang các nước khác, đă buộc nhiều nước nhập cảng dầu phải tái lượng giá các chính sách của họ đối với vùng này- và các sự dàn xếp an ninh năng lượng của họ.  Kể từ Tháng Mười Hai 2010, Mùa Xuân Ả Rập đă phát hiện ra nhiều nước nhập cảng dầu hỏa, đặc biệt Trung Quốc, rằng các quyền lợi của họ dề bị xâm hại ra sao, và có thể vẫn c̣n như thế trong vùng.  Các t́nh trạng như thế -- các chấn đông Đột Biến – mang lại động lực cho các nước thích nghi để phát triển các kế hoạch khẩn cấp về chiến lược hầu bảo đảm các quyền lợi năng lượng của họ được chắm sóc chu đáo.  Trong các trường hợp nơi mà các sự cung cấp dầu thô và khí đốt gặp nguy hiểm, các nguồn thay thế an toàn hơn phải được t́m kiếm để lấp vào khoảng trống.

       Trung Quốc rất bén nhậy để gia tăng sức phục hồi an ninh năng lượng của nó nhằm ngăn chặn các tác động kinh tế tiêu cực và có tiềm năng tối hậu về mặt xă hội-chính trị của các sự chấn động MENA này.  Sau nhiều năm đầu tư kinh tế lớn lao tại vùng MENA, nó đă bị tổn thương dữ dội.  Hơn nữa, với các chế tài kinh tế của Tây Phương trên Iran, Trung Quốc không chắc chắn rằng liệu sự cung cấp dầu hỏa của Iran có đáng tin cậy hay không trong vài năm sắp tới.  Bởi các quyền lợi thương mại và chiến lược của nó tại Iran, Trung Quốc đă xuất hiện như cường quốc duy nhất duy tŕ sự cam kết tích cực trong lănh vực dầu hỏa Iran và vẫn c̣n là con ốc then chốt của các loạt chế tài chống lại Cộng Ḥa Hồi Giáo Iran. 65 Mặc dù Trung Quốc có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào của Hội Đồng Bảo An LHQ (UNSC) chống Iran, tác động trường kỳ của các chế tài do Tây Phương cầm đầu trên sự xuất cảng dầu hỏa từ quốc gia đó vẫn chưa được hay biết.

       Với tương lai của Trung Đông chưa được rơ rệt, Trung Quốc phải quyết định rằng liệu bây giờ có phải là thời điểm hoàn hảo cho nó để tiến tới một sự tranh giành quyền chủ tể tối cao trong vùng hay không.  Khi Hoa Kỳ đang tái cân bằng các tài nguyên quân sự và ngoại giao của nó sang Á Châu và Thái B́nh Dương, 66 Trung Quốc có thể nh́n đây là cơ hội để thay đổi tư thế thụ động và phản ứng của nó đối với các biến cố bất ngờ trong vùng bằng việc chấp nhận một chiến lược toàn diện hơn hầu bảo đảm các quyền lợi an ninh năng lượng của nó, điều trong thời gian lâu dài đă bị kiểm soát một cách nặng nề bởi các quyền lực ngoại quốc khác chẳng hạn như Hoa Kỳ. 67

       An ninh năng lượng liên quan không chỉ số cung thực sự dầu hỏa từ các quốc gia sản xuất, mà cũng c̣n phải cứu xét đến an ninh của các hải lộ giao thông sinh tử dọc theo đó các sự cung cấp đầu hỏa và khí đốt được chuyển vận.  “[Các sự cứu xét] an ninh năng lượng ngày càng trở nên sinh tử đối với Trung Quốc và trở nên trung tâm trong chính sách ngoại giao của nó”, 68 đặc biệt trong các chính sách vùng MENA, và mệnh lệnh là phải đa phương hóa các nguồn cung cấp có nghĩa rằng Trung Quốc hướng nh́n tới sân sau ở phía nam và phía đông để t́m các mở và nước cung cấp mới tiềm năng.  Các vùng nơi nó tin rằng nó có thể hành sử sự kiểm soát nhiều nhất bao gồm Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand), Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa.  Nếu nó có thể đảm nhận sự kiểm soát các mỏ nhiên liệu hydrocarbon có tiềm năng bao la tại các khu vực này, Trung Quốc tin tưởng rằng sức phục hồi dẻo dai về kinh tế và năng lượng của nó sẽ được cải thiện một cách đáng kể.  An ninh và lợi thế tổn phí của các nguồn tài nguyên này th́ lớn lao đơn giản bởi chúng “gần nhà”. 69 Khó có xác suất rằng Trung Quốc sẽ lại bị khống chỉ một cách dễ dàng khỏi việc thúc đẩy các sự tuyên nhận của nó tại, thí dụ, Biển Nam Trung Hoa.  Hiện nó có quá ít điều để mất và có rất nhiều điều để thu đoạt được.

       Trung Quốc cũng nhắm để tiến tới hay tái tục quan hệ đối tác chiến lược với các nước giàu năng lượng chẳng hạn như Nga, Angola, Venezuela và Sudan hoặc xuyên qua “sự chuyển nhượng vũ khí ồ ạt, các liên minh quân sự mới hay tái tục, và sự bố trí binh sĩ đến các vùng sản xuất năng lượng bất ổn”. 70 Các hải lộ giao thông sinh tử đến một số trong các đối tác quan trọng mới này đi nang qua Biển Nam Trung Hoa.  Phức hợp an ninh Biển Nam Trung Hoa sẽ trở nên mong manh hơn khi các nước tuyên nhận di chuyển hoặc tới việc trang bị bản thân và bảo vệ các lănh thổ tuyên nhận của họ khỏi một Trung Quốc đ̣i thu hồi đất cũ tại Biển Nam Trung Hoa, hay mời Hoa Kỳ đối cân với quyền lực hải quân Trung Quốc – một bước tiến sẽ làm nổi bật lên hàng đầu các sự tố cáo của Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đang can thiệp vào các sự vụ trong vùng.  Các sự căng thẳng này nhiều phần leo thang khi sự khẳng quyết quân sự của Trung Quốc trong vùng gia tăng v́ sự lo sợ rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của nó có sức mạnh để khóa các hải đạo chiến lược của các Eo Biển Malacca và Taiwan đối với các sản phẩm nhập cảng của Trung Quốc và dầu thô đến từ Trung Đông.  Một kịch bản như thế sè bóp cổ nền kinh tế Trung Quốc.  Một hậu quả trực tiếp sẽ là một Đột Biến năng lượng khác không chỉ cho Trung Quốc mà c̣n cho các nước nhập cảng năng lượng trong vùng, và có lẽ đối với cả thế giới rộng lớn hơn./-

___

CHÚ THÍCH

1. Cuộc đàm luận dân tộc chủ nghĩa nội bộ của Trung Quốc, giờ đây là một cột trụ quan trọng của tư cách đai diện chính thống cho Đảng Cộng Sản đang cầm quyền, cũng đă giải thích sự toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc c̣n tùy thuộc và sự chiếm hữu và kiểm soát của nó trên Biển Nam Trung Hoa, một sự trần thuật sẽ khó để khắc phục nếu tất cả các bên của cuộc tranh chấp lại có khi nào có thể khao khát một sự giải quyết bằng thương thảo khả dĩ chấp nhận được bởi mọi bên.

 

2. Alex Planes, “The Down of the Dow and the Rise of the Middle East,” Daily Finance, May 26, 2013, tiếp cận ngày July 16, 2013, http://www.dailyfinance.com/2013/05/26/the-dawn-of-the-dow-and-the-rise-of-the-middle-eas/.

 

3. Tom Whipple, “The Peak Oil Crisis: Supply Shock,” The Post Carbon Institute, May 17, 2013, tiếp cận ngày July 17, 2013, http://www.postcarbon.org/article/1654903-the-peak-oil-crisis-supply-shock.

 

4. Cùng nơi dẫn trên.

 

5. David Pett, “Black Swan-like Events Leave Markets Confused,” Financial Post, March 16, 2011, tiếp cận ngày July 16, 2013, http://business.financialpost.com/2011/03/16/black-swan-like-events-leave-markets-confused/.

 

6. Nassim Nicholas Taleb, The Black Swan: The Impact of Highly Improbable (New York: Random House, 2007), 66.

 

7. Cùng nơi dẫn trên.

 

8. Barbara Slavin, “Saudi Arabia Faces New Challenge From Its Restive Youth,” Al-Monitor, tiếp cận ngày January 27, 2013, http://www.al-monitor.com/pulse/originals/2013/01/saudi-arabia.html.

 

9. “North America leads shift in global energy balance, IEA says in latest World Energy Outlook,” International Energy Agency website (2012), tiếp cận ngày January 22, 2013, http://www.iea.org/newsroomandevents/pressreleases/2012/november/name,33015,en.html.

 

10. Glennie, KW, ‘Petroleum Geology of the North Sea: Basic Concepts and Recent Advances. (New Jersey: Blackwell Publishing, 1998), 11–12.

 

11. “General Facts about the Gulf of Mexico,” tiếp cận ngày July 17, 2013, http://www.gulfbase.org/facts.php.

 

12. Patil Balachandra và Nandita Mongia, “Oil Price Vulnerability Index (OPVI) for the Developing Countries of Asia and the Pacific,” UNDP Regional Center in Bangkok, tiếp cận ngày July 17, 2013, http://asiapacific.undp.org/practices/energy_env/rep-por/documents/Oil-Price_Vulnerability_Index%20_OPVI_%20for_the_Devloping_Countries_of_Asia_and_the_Pacific-Summary_Paper.pdf.

 

13. Cùng nơi dẫn trên.

 

14. Amine Bouchentouf, “Black Swan events in 2012 could push oil to $200,” Energy and Capital, December 13, 2011, tiếp cận ngày November 12, 2012, http://seekingalpha.com/article/313482-black-swan-events-in-2012-could-push-oil-to-200.

 

15. Mark Lander and Clifford Krauss, “Gulf Nations Aid U.S. Push to Choke off Iran Oil Sales,” The New York Times, January 12, 2012, tiếp cận ngày July 17, 2013, http://www.nytimes.com/2012/01/13/world/asia/asia-buyersof-iran-crude-get-assurances-of-alternate-supply.html?pagewanted=all&_r=0.

 

16. Cùng nơi dẫn trên.

 

17. Wenrang Jiang, “China’s Global Quest for Energy Security,” trong quyển Energy Issues in the Asia Pacific, biên tập bởi Amy Lugg and Mark Hong ( Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 2012), 144-145.

 

18. Cùng nơi dẫn trên , 147.

 

19. Cùng nơi dẫn trên,146.

 

20. Jonathan D. Pollack, China Unease from Afar (Washington: Brooking Institute, 2011), 298-304. Tiếp cận ngày August 10, 2012, http://www.brookings.edu/~/media/research/files/articles/2011/11/18%20arab%20awakening%20china%20pollack/18%20arab%20awakening%20china%20pollack.

 

21. Cùng nơi dẫn trên.

 

22. Cùng nơi dẫn trên.

 

23. Wang Hui, Cementing Ties with the Arab World,” China Daily, January 15, 2012, tiếp cận ngày July 4, 2012, http://english.peopledaily.com.cn/90780/7705641.html.

 

24. Theo khuôn khổ của Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc - Ả Rập, hai bên đà thiết lập hơn một tá các cơ chế hợp tác bao gồm các lănh vực chẳng hạn như văn hóa, tài chính, bảo vệ môi trường, canh nông và hạ tầng cơ sở.

 

 25. Wang Hui, “Cementing Ties with the Arab World,” China Daily, January 15, 2012, tiếp cận ngày March 13, 2012, http://www.chinadailyapac.com/article/cementing-ties-arab.

 

26. Steve Yetiv và Chunlong Lu, “China, Global Energy and the Middle East,” The Middle East Journal, (2007, 61:2, Spring), 199-218, tiếp cận ngày August 16, 2011, http://idjames.org/2012/07/china-global-energy-and-themiddle-east/.

 

27. “Chiến lược đi ra nước ngoài” được khởi xướng trong năm 1999 để cổ vũ sự đầu tư hải ngoại của Trung Quốc.

 

28. Gokhan Bacik, “The Arab Spring versus China” Today’s Zaman, November 27, 2011, tiếp cận ngày July 26, 2012, http://www.todayszaman.com/columnist-264098-the-arab-spring-versus-china.html.

 

29. Stephanie Ho, “Beijing Urges Libya to Protect Chinese Investment,” Voice of America News, August 22, 2011, tiếp cận ngày September 8, 2011, http://www.voanews.com/content/beijing-urges-libya-to-protect-chineseinvestments-128238513/144158.html.

 

30. “China halts Libyan Investments,” China Daily, March 22, 2011, tiếp cận ngày March 23, 2011,

http://www.china.org.cn/business/2011-03/22/content_22193300.htm.

 

31. “Gaddafi’s Fall threatens Chinese Investment in Libya,” Asia News, August 24, 2011, tiếp cận ngày October 9, 2011, http://www.asianews.it/news-en/Gaddafi%E2%80%99s-fall-threatens-Chinese-investments-in-Libya-22451.html.

 

32. Michael Kan và Belinda Yan, “China’s Investment in Libya,” The African Business Journal, October 19, 2012, tiếp cận ngày November 18, 2012, http://www.tabj.co.za/northern_africa/michael_kan_and_belinda_yan_assess_what_chinese_

investors_will_n.html.

 

33. Scott Warren Harold, và Alireza Nader, “China and Iran: Economic, Political, and Military Relations,” RAND Center for Middle East Public Policy, 2012,1-28. Tiếp cận ngày October 6, 2012,

http://www.rand.org/pubs/occasional_papers/OP351.htm.

 

34. [Không thấy cước chú này trong nguyên bản, chú của người dịch]

 

35. Jon B. Alterman and John W. Garver, “The Vital Triangle,” Center for Strategic and International Studies, May 20, 2008, tiếp cận ngày October 27, 2012, http://csis.org/publication/vital-triangle.

 

36 Bryan Spegele, “China Shops Around for Oil, Wary of Iran, Arab Spring,” The Wall Street Journal, January, 12, 2012, tiếp cận ngày October 27, 2012,

http://online.wsj.com/article/SB10001424052970203750404577170412230319648.html.

 

37. Minxin Pei, Viewpoint: China’s Iran Dilemma, BBC, January 20, 2012, tiếp cận ngày October 4, 2012, http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-china-16607333.

 

38. Erica S. Downs, “Getting China to Turn on Iran,” The National Interests, July 19, 2012, tiếp cận ngày October 3, 2012, http://nationalinterest.org/commentary/getting-china-turn-iran-7215.

 

39. Patrick Goodenough, “China, Iran’s Biggest Oil Customer, Gets Last-Minute Sanctions Exemption from Obama Administration,” CNS News, June 29, 2012, tiếp cận ngày August 2, 2012,

http://cnsnews.com/news/article/china-iran-s-biggest-oil-customer-gets-last-minute-sanctions-exemptionobama.

 

40. “China Iran oil imports rise as payment dispute resolved,” BBC, June 22, 2012, tiếp cận ngày October 27 2012, http://www.bbc.co.uk/news/business-18545973.

 

41. “China’s Economic needs import of Iranian Crude Oil,” Tehran Times, July 01, 2012, tiếp cận ngày July 9, 2012, http://www.tehrantimes.com/economy-and-business/99213-chinas-economy-needs-import-of-iraniancrude-oil.

 

42. “China’s Iranian Oil Import Legitimate,” China Daily, June 22, 2012, tiếp cận ngày June 22, 2012,

http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2012-06/22/content_15518446.htm.

 

43. Richard Weitz, “Why China Opposes US Sanctions on Iran,” January 15, 2012, tiếp cận ngày January 15, 2012, http://www.sldinfo.com/why-china-opposes-us-sanctions-on-iran/.

 

44. Cùng nơi dẫn trên.

 

45. Cùng nơi dẫn trên.

 

46. Cùng nơi dẫn trên.

 

47. Jiang Kejun, “Management of Energy Sources in China,” World Bank Energy Research Institute, tiếp cận ngày October 8, 2012, http://siteresources.worldbank.org/DEC/Resources/84797-1251813753820/6415739-1251814084145/Kejun_Energy_China.pdf.

 

48. Randy Fabi và Chen Aizhu, “Analysis: China Unveils Oil Offensive in South China Sea Squabble,” Reuters, August1, 2012, tiếp cận ngày October 20, 2012, http://www.reuters.com/article/2012/08/01/ussouthchinasea-china-idUSBRE8701LM20120801.

 

49. “Inclusive Growth, a Development Perspective in China,” Peoples Daily, October 15, 2010, tiếp cận ngày July 16, 2013, http://english.peopledaily.com.cn/90001/90780/91342/7167387.html.

 

50. Cùng nơi dẫn trên, 1.

 

51. Các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa đưọc tuyên nhận bởi 7 quốc gia duyên hải tức Trung Quốc, Phi Luật Tân, Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Indonesia và Singapore.  Mỗi quốc gia đều tuyên nhận một phần của Biển, trong khi Trung Quốc tuyên nhận toàn thể.

 

 52. David Zweig, và Bi Jianhai, “China’s Global Hunt for Energy,” Foreign Affairs,

(September/October 2005), 84-5. Tiếp cận ngày January 17, 2010, http://wuyibing.com/cache/china-s-global-huntfor-energy.pdf.

 

53. Ian Storey, “Asia’s Changing Balance of Military Power: Implications for the South China Sea,” National Bureau of Asian Research, tiếp cận ngày October 25, 2012, www.nbr.org/publications/element.aspx?id.

 

54. Bernard D. Cole, “Oil for the Lamps of China”-Beijing 21st –Century Search for Energy,” McNair Paper 67. (Washington, DC.:National Defense University, 2003), 15. Tiếp cận ngày June 28, 2010, http://www.ndu.edu/inss/docuploaded/198_428.McNair.pdf.

 

55. Cùng nơi dẫn trên.

 

56. Military Balance 1992/1993,” International Institute for Strategic Studies, tiếp cận ngày November 28, 2012, http://www.iiss.org/publications/military-balance/.

 

57. Ian Storey, “Asia’s Changing Balance of Military Power.”

 

58. “Vietnam Builds Naval Muscle,” Asia Times Online, March 29, 2012, tiếp cận ngày October 24, 2012, http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/NC29Ae01.html.

 

59. Alixes Romero, Philippine Defense Chief: Military Modernization in Full Swing,” Philippine Star, July16, 2012, tiếp cận ngày October 25, 2012,

http://www.philstar.com/nation/article.aspx?publicationsubcategoryid=200&articleid=824739.

 

60. Elliot Brennan, “Rising Tide of Conflict in South China Sea,” Asia Times, March 3, 2012, tiếp cận ngày October 20, 2012, http://www.atimes.com/atimes/China/NC03Ad01.html.

 

61. Bernard D. Cole, “Oil for the Lamps of China-Beijing’s 21st –Century Search for Energy”.

 

62. “Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea,” Association of South East Asian Nations, tiếp cận ngày October 13, 2012, http://www.aseansec.org/13163.htm.

 

63. Carlos Santamaria, “China Sees PH as U.S. ‘proxy’ says Expert,” Rappler, July 29, 2012 tiếp cận ngày October 25, 2012, http://www.rappler.com/nation/9400-china-sees-ph-as-us-proxy-,-says-expert.

 

64. Cùng nơi dẫn trên.

 

65. Erica Downs và Suzanne Maloney, “Getting China to Sanction Iran,” Foreign Affairs, (March/April 2012), tiếp cận ngày July 18, 2013, http://www.foreignaffairs.com/articles/67465/erica-downs-and-suzannemaloney/getting-china-to-sanction-iran.

 

66. Evan Moore, “A New Approach is needed to Counter China’s Power,” The Foreign Policy Initiative, June 7, 2013, tiếp cận ngày July 18, 2013, http://www.foreignpolicyi.org/content/new-approach-needed-counter-chinaspower.

 

67. Richard Weitz, “How China Sees Middle East,” The Diplomat, September 6, 2011, tiếp cận ngày July 18, 2013, http://thediplomat.com/china-power/how-china-sees-middle-east/.

 

68. Steve Yetiv và Chunlong Lu, “China, Global Energy and the Middle East,” The Middle East Journal. (61:2, 1997),199-218. Tiếp cận ngày December 4, 2012, http://idjames.org/2012/07/china-global-energy-and-themiddle-east.

 

69. Clive Schofield, “Maritime Energy Resources in Asia: Rising Tension Over Critical Marine resources,” The National Bureau of Asian Research No.35, December 2011, tiếp cận ngày December 1, 2011,

http://nbr.org/publications/specialreport/pdf/Preview/SR35_MERA-EnergyandGeopolitics_preview.pdf.

 

70. Michael T. Klare, Rising Powers, Shrinking Planet: New Geopolitics of energy, (New York: Henry Holts and Company, LLC, 2008), 1- 7.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Alterman, Jon B., and Garver, John W. “The Vital Triangle.” Center for Strategic and International Studies, May 20, 2008. Tiếp cận ngày February 23, 2013, http://csis.org/publication/vital-triangle.

 

Bacik, Gokhan. “The Arab Spring versus China.” Today’s Zaman, November 27, 2011. Tiếp cận ngày July 26, 2012, http://www.todayszaman.com/columnist-264098-the-arab-spring-versus-china.html.

 

Bouchentouf, Amine. “Black Swan events in 2012 could push oil to $200.” Energ and Capital, 2001. Tiếp cận ngày January 4, 2012, http://seekingalpha.com/article/313482-black-swan-events-in-2012-could-push-oilto-200.

 

Brennan, Elliot. “Rising Tide of Conflict in South China Sea,” Asia Times, March 3, 2012. Tiếp cận ngày October 20, 2012. http://www.atimes.com/atimes/China/NC03Ad01.html.

 

Cole, Bernard D. “Oil for the Lamps of China”-Beijing’s 21st –Century Search for Energy.” McNair Paper 67 of the Institute of National Strategic Studies, National Defense University, Washington DC. p. 15, 2003. Tiếp cận ngày June 28, 2010,

 http://www.ndu.edu/inss/docuploaded/198_428.McNair.pdf.

 

Downs, Erica S. “Getting China to Turn on Iran.” The National Interests, July 19, 2012. Tiếp cận ngày October 3, 2012, http://nationalinterest.org/commentary/getting-china-turn-iran-7215.

 

Falk , Richard. “Is the Arab Spring a Black Swan?” World Press, May 6, 2011. Tiếp cận ngày November 7, 2011, http://richardfalk.wordpress.com/2011/05/06/is-the-arab-spring-a-black-swan/.

 

Fabi, Randy and Aizhu, Chen. “Analysis: China Unveils Oil Offensive in South China Sea Squabble.” Reuters, August 1, 2012. Tiếp cận ngày October 20, 2012, http://www.reuters.com/article/2012/08/01/us-southchinaseachina-idUSBRE8701LM20120801.

 

Goodenough, Patrick. “China, Iran’s Biggest Oil Customer, Gets Last-Minute Sanctions Exemption from Obama Administration.” CNS News, June 29, 2012. Tiếp cận ngày August 2, 2012,

http://cnsnews.com/news/article/china-iran-s-biggest-oil-customer-gets-last-minute-sanctions-exemptionobama.

 

Harold, Scott Warren, and Nader, Alireza. “China and Iran: Economic, Political, and Military Relations.” Occasional Paper. (Santa Monica: RAND Center for Middle East Public Policy, 2012). Tiếp cận ngày October 6, 2012, http://www.rand.org/pubs/occasional_papers/OP351.htm.

 

Ho, Stephanie. “Beijing Urges Libya to Protect Chinese Investment.” Voice of America News, August 22. 2011.  Tiếp cận ngày September 8, 2011. http://www.voanews.com/content/beijing-urges-libya-to-protect-chineseinvestments-128238513/144158.html.

 

Hui, Wang. “Cementing Ties with the Arab World.” China Daily, January14, 2012. Tiếp cận ngày March 13, 2012, http://www.chinadailyapac.com/article/cementing-ties-arab.

 

Jiang, Wenrang. “China’s Global Quest for Energy Security.” Energy Issues in the Asia Pacific. Edited by Amy Lugg and Mark Hong. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 2012.

 

Kan, Michael and Yan, Belinda. “China’s Investment in Libya.” The African Business Journal, October 19, 2012.

 

Kejun, Jiang. “Management of Energy Sources in China.” World Bank Energy Research Institute. Tiếp cận ngày October 8, 2012. http://siteresources.worldbank.org/DEC/Resources/84797-1251813753820/6415739-1251814084145/Kejun_Energy_China.pdf.

 

Klare, Michael T. Rising Powers, Shrinking Planet: New Geopolitics of Energy. New York: Henry Holts and Company, LLC., 2008.

 

Makilan, Aubrey SC. “Philippines III: Prepared for Global Peak Oil.” Bulatlat. Volume 4, No. 34. October 2012. Tiếp cận ngày March 2, 2013. http://www.bulatlat.com/news/5-34/5-34-oil.htm.

 

Matthews, Stephen P. “Energy Security: Implications for US-China-Middle East Relations.” The James A. Baker IIII Institute for Public Policy, July18, 2005. Tiếp cận ngày July 25, 2012,

http://www.bakerinstitute.org/publications/SIIS_SMatthews_ChinaMideastEnergy071805.pdf.

 

Nelder, Chris. “Oil Prices: Why the Past is not a prologue?” Energy and Capital, December 3, 2008. Tiếp cận ngày November 5, 2012. http://www.energyandcapital.com/articles/black+swan-prices-peak+oil/791.

 

Pei, Minxin. Viewpoint: China’s Iran Dilemma. BBC, January 20, 2012. Tiếp cận ngày October 4, 2012. http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-china-16607333.

 

Pett, David. “Black Swan-like Events Leave Markets Confused.” Financial Post, March 16, 2011. Tiếp cận ngày July 16, 2013. http://business.financialpost.com/2011/03/16/black-swan-like-events-leave-markets-confused/.

 

Planes, Alex. “The Down of the Dow and the Rise of the Middle East.” Daily Finance, May 26, 2013. Tiếp cận ngày July 16, 2013, http://www.dailyfinance.com/2013/05/26/the-dawn-of-the-dow-and-the-rise-of-the-middle-eas/

 

Pollack, Jonathan D. “China Unease from Afar.” Brookings Institution, 2011. Tiếp cận ngày June 3, 2012.

http://www.brookings.edu/~/media/research/files/articles/2011/11/18%20arab%20awakening%20china%20pollack/18%20arab%20awakening%20china%20pollack.

 

Rapoza, Kenneth. “China Increasing Oil reserves with New Discoveries.” Forbes, February24, 2012. Tiếp cận ngày October 27, 2012, http://www.forbes.com/sites/kenrapoza/2012/02/24/china-increasing-oil-reserves-with-newdiscoveries/.

 

Romero, Alixes. “Philippine Defense Chief: Military Modernization in Full Swing.” Philippine Star, July 16, 2012. Tiếp cận ngày October 25, 2012,

http://www.philstar.com/nation/article.aspx?publicationsubcategoryid=200&articleid=824739.

 

Santamaria, Carlos. “China Sees PH as U.S. ‘proxy’ says Expert.” Rappler, July 29, 2012. Tiếp cận ngày October 25, 2012, http://www.rappler.com/nation/9400-china-sees-ph-as-us-proxy-,-says-expert.

 

Schofield, Clive. “Maritime Energy Resources in Asia: Rising Tension over Critical Marine resources.” The National Bureau of Asian Research No.35. December 2011. Tiếp cận ngày January 4, 2012,

http://nbr.org/publications/specialreport/pdf/Preview/SR35_MERA-EnergyandGeopolitics_preview.pdf.

 

Sevilla, Henelito A. “Middle East Oil Security and Its Impct on the Economic Development and Security of the Asia-Pacific Region.” Asia-Pacific Journal of Social Science. (No. 1, December 2010).

 

Spegele, Bryan. “China Shops Around for Oil, Wary of Iran, Arab Spring.” The Wall Street Journal, January 12, 2012. Tiếp cận ngày October 27, 2012,

http://online.wsj.com/article/SB10001424052970203750404577170412230319648.html.

 

Storey, Ian. “Asia’s Changing Balance of Military Power: Implications for the South China Sea.” National Bureau of Asian Research. Tiếp cận ngày October 25, 2012,

 www.nbr.org/publications/element.aspx?id.

 

Taleb, Nassim Nicholas. The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable, Random House, New York. 2007

 

Taleb, Nassim Nicholas, and Blyth, Mark. “The Black Swan of Cairo: How Suppressing Volatility makes the world less predictable and more dangerous.” Foreign Affairs, May/June 2011. Tiếp cận ngày August 4, 2011.

http://www.foreignaffairs.com/articles/67741/nassim-nicholas-taleb-and-mark-blyth/the-black-swan-of-cairo.

 

Weitz, Richard. “Why China Opposes US Sanctions on Iran.” January 15, 2012. Tiếp cận ngày January 15, 2012. http://www.sldinfo.com/why-china-opposes-us-sanctions-on-iran/.

 

Yetiv, Steve, and Lu, Chunlong. “China, Global Energy and the Middle East.” The Middle East Journal, 61: 2, 2012. Tiếp cận ngày August 16, 2011, http://idjames.org/2012/07/china-global-energy-and-the-middle-east/.

 

Zweig , David, and Jianhai, Bi. “China’s Global Hunt for Energy.” Foreign Affairs, 84:5, 2005. Tiếp cận ngày January 17, 2010. http://wuyibing.com/cache/china-s-global-hunt-for-energy.pdf.

Asia News, August 24, 2011. Tiếp cận ngày October 9 , 2011, http://www.asianews.it/newsen/

Gaddafi%E2%80%99s-fall-threatens-Chinese-investments-in-Libya-22451.html.

 

Asia Times Online, March 29, 2012. Tiếp cận ngày October 24, 2012,

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/NC29Ae01.html.

 

“Behind recent Gunboat Diplomacy in the South China Sea.” The International Institute for Strategic Studies.

Tiếp cận ngày January 24, 2012, http://www.iiss.org/publications/strategic-comments/past-issues/volume-17-2011/august/behind-recent-gunboat-diplomacy-in-the-south-china-sea/.

 

China Daily, January 15, 2012. Tiếp cận ngày July 4, 2012,

http://english.peopledaily.com.cn/90780/7705641.html.

 

China Daily, March 22, 2011, Tiếp cận ngày March 23, 2011,

 http://www.china.org.cn/business/2011-03/22/content_22193300.htm.

 

 “China’s Twelve Five-Year Plan: How it actually works and what in store for the next five years.” APCO Worldwide, December 10, 2010. Tiếp cận ngày 2 July 2011,

http://apcoworldwide.com/content/PDFs/Chinas_12th_Five-Year_Plan.pdf.

 

“Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea.” Official website of the Association of South East Asian Nations. Tiếp cận ngày October 13, 2012, http://www.aseansec.org/13163.htm.

 

“North America leads shift in global energy balance, IEA says in latest World Energy Outlook.” International Energy Website. Tiếp cận ngày March 23, 2013,

http://www.iea.org/newsroomandevents/pressreleases/2012/november/name,33015,en.html.

 

People’s Daily, October 15, 2010. Tiếp cận ngày July 16, 2013,

http://english.peopledaily.com.cn/90001/90780/91342/7167387.html.

____

Nguồn: Henelito A. Sevilla, “The ‘Arab Spring’ and South China Sea Tensions: Analyzing China’s Drive to Energy Security”, Alternatives Turkish Journal of International Relations www.alternativesjournal.net, (Yalova University), Vol. 12, No. 3, Fall 2013, các trang 93 – 107.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

29.09.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014