Georges Ginsburgs

 

 

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU SÔ VIẾT

VỀ LUẬT PHÁP BẮC VIỆT

 

 

Ngô Bắc dịch

 

***

 

PHẦN II

 

 

LUẬT ĐẤT ĐAI

 

 

       Không có ǵ lấy làm ngạc nhiên, vấn đề chiếm hữu đất đai tại nửa phần phía bắc Việt Nam đă nhận được sự chú ư đáng kể từ các học giả Sô Viết.  Sản lượng của các ấn phẩm trong lănh vực này tương đối lớn và phẩm chất cao hơn mức trung b́nh.  Ấn phẩm sớm nhất là một bài viết không kư tên nhan đề “Agrarnaya reforma I pod em selskogo khozyaistva v DRV” (Cải Cách Nông Nghiệp và Sự Thăng Tiến Của Kinh Tế Miền Quê tại VNDCCH), Mezhdunarodnaya zhizn (Sự Vụ Quốc Tế), 1956, No. 4, các trang 126-127, là một bản ghi nhận ngắn, nặng về mặt thống kê, phác họa cơ chế tái phân phốí đất đai bên trên vĩ tuyến thứ 17, và sự tăng cao phát sinh trong tổng sản lượng quốc gia gộp về nông phẩm được quy kết cho sự tổ chức tốt hơn công việc của nông dân, nhiệt t́nh sâu đậm tạo sinh khi cho quần chúng đă được giải phóng, v.v…

 

       Một quan điểm đối chiếu thuận tiện về kinh nghiệm Bắc Việt trong lănh vực này so sánh với các nước thành viên khác của “Khôi Thịnh Vượng Chung xă hội chủ nghĩa” được cung cấp ít nhất trong hai quyển sách giáo khoa Sô Viết về luật đất đai.  Quyển thứ nhất, Zemelnoe pravo (Luật Đất Đai), biên tập bởi N. D. Kazantsev, (Moscow, Gosyurizdat, 1958), gồm một chương riêng biệt về các nền tảng lập pháp của các quan hệ đất đai tại các nước xă hội chủ nghĩa ở Á Châu (các trang 247-276) được chia làm ba phần: 1) các điểm đặc thù của các sự biến đổi đất đai tại các nước ngoài theo xă hội chủ nghĩa (các tính chất tổng quát); 2) các nền tảng lập pháp của các quan hệ đất đai tại các nước xă hội chủ nghĩa ở Á Châu (các trang 251-261); và 3) các nền tảng lập pháp của các quan hệ đất đai tại các nước xă hội chủ nghĩa ở Âu Châu (các trang 261-276).  Các diễn trường Á Châu và Âu Châu được tŕnh bày trên căn bản từng nước một và VNDCCH chỉ được dành cho hơn ba trang một chút (các trang 255-258): sự thảo luận tập trung vào khung cảnh đưa đến các điều khoản của luật 1953 về cải cách ruộng đất.  Quyển thứ nh́, Zemelnoe pravo (Luật Đất Đai), biên tập bởi G. A. Aksenenok, (Moscow, “Yuridicheskaya literature”, 1969), khảo sát đề tài các nguyên tắc nền tảng trong luật đất đại tại một số nước ngoài nào đó theo xă hội chủ nghĩa một cách tuyển chọn và đối chiếu.  Sự nhấn mạnh đặt trên khung cảnh Đông Âu.  Các sự đề cập thỉnh thoảng đến tài liệu Bắc Việt xảy ra trong một bối cảnh toàn Miền, nhưng, khi cân nhắc kỹ, cánh Á Châu của t́nh anh em “xă hội chủ nghĩa” như một tổng thể, hơi bị qua mặt với các sự nhấn mạnh chính yếu nghiêng về hàng ngũ Âu Châu.

 

       Trong bất kỳ trường hợp nào, tuyển tập các mục khoản linh tinh này hoàn toàn bị che khuất bởi một tập chuyên khảo quan trọng của A. G. Mazaev, Agrarnaya reforma v Demokraticheskoi Respublike Vietnam (Cải Cách Nông Nghiệp tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Moscow, Izd. Vostochnoi literatury, 1959, 145 trang).  Khai dụng phần tài liệu phong phú bằng tiếng Pháp, Việt Nam và Nga, tác giả tái dựng trong chi tiết bức tranh mang tính chất bán phong kiến trong các quan hệ nông nghiệp tại Việt Nam thời thuộc địa, tiến tŕnh triệt hạ vị thế kinh tế của các tầng lớp địa chủ tại VNDCCH, sự thực hiện khẩu hiệu “Đất Cho Người Canh tác Đất” và các kết quả căn bản trong các sự chuyển thể nông nghiệp tại VNDCCH.

 

       Được chú thích và sưu tầm kỹ lưỡng, giọng văn khá ôn ḥa, đôi khi phê b́nh về các khuyết điểm đă được nh́n nhận trong sự hoạt động của các định chế cá biệt và các cơ quan chính phủ thuộc cấp, quyển sách là một nhà kho độc đáo chứa các tin tức về các sự phức tạp trong sự định hinh và chấp hành đường lối chính sách của giới lănh đạo cách mạng đối với giới nông dân.  Các thành tích của người dân Bắc Việt được tạo thành một diện mạo tốt, dĩ nhiên, nhưng ít nhất việc này được làm với một số sự khôn khéo và thông minh, và được hậu thuẫn bởi nhiều sự trưng dẫn về sự kiện và số liệu.  Các khuyết điểm trong sự thực hành có thể bị lướt sơ qua, song chúng được thừa nhận trong một số trường hợp và tác giả t́m cách lách khỏi sự cám dỗ để tham gia vào sự quảng cáo dối gạt và trắng trợn về các ưu điểm trong đề tài khảo cứu lựa chọn của ông.  Tóm lại, với sự cận trọng thích đáng khi sử dụng, tập khái luận xứng đáng nhận được lời giới thiệu như một tài liệu tham khảo không thể thiếu cho bất kỳ ai quan tâm đến các khía cạnh pháp lư, chính trị, kinh tế và xă hội của vấn đề đất đai tại Bắc Việt và cấu thành một công tŕnh đáng nể phục đối với giới học thuật ở bất kỳ tiêu chuẩn nào.

 

       Ấn phẩm sau cùng hoàn tất danh mục.  Bài viết của Nguyễn Đ́nh Lộc, “Pravovoe polozhenie selskokhozyaistvennykh proizvodstvennykh kooperativov Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Tư Cách Pháp Lư Của Các Tổ Hợp Sản Xuất Nông Nghiệp Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sovetskoe gosudarstvo I pravo, 1962, No. 5, các trang 92-97, là sự thảo luận độc nhất xuất hiện cho đến nay trong văn chương pháp lư Sô Viết về các đặc tính then chốt của chương tŕnh khởi phát chính sách hợp tác hóa nông nghiệp của Bắc Việt.  Bài khảo luận khảo sát các h́nh thái khác nhau của sự tổ chức tổ hợp lao động nông dân được quy định bởi các chỉ thị gần đây của Đảng và phân tích trọn vẹn [in extenso, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] các quy định của bản điều lệ Kiểu mẫu cho các tổ hợp nông nghiệp thuộc loại thấp được ban hành năm 1959 cấu thành bước đầu tiên trong sự biến đổi từ quyền tư hữu đất đai sang một loại sơ khai của sự quản lư canh tác chung và với chủ định lót đường cho sự chuyển hóa sau rốt vào một hệ thống liên kết hơn của quyền sở hữu và sự quản trị đất đai tập thể.  Sự tham chiếu được đưa ra về các t́nh trạng đặc biệt của Việt Nam – về mặt kinh tế, văn hóa, vân vân … -- áp đặt ra nhu cầu phải tuân hành một phương thức hoạt động [modus operandi, tiêng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] hơi khác biệt ở đây hầu có được người nông dân chuyển sang các đơn vị hợp tác, so với trường hợp đă xảy ra tại phần lớn các nước “xă hội chủ nghĩa” khác, về mặt tốc độ chậm hơn, các chiến thuật linh động hơn được áp dụng để thực hiện sự cải đổi, một sự cảnh giác cao hơn về các mối nguy hiểm của việc toan tính làm tán loạn một cách quá sớm dân chúng thôn quê khỏi ư nghĩa cổ truyền của cuộc sống sang một lối sống xa lạ.

 

 

LUẬT GIA Đ̀NH

 

       Khá lạ lung, khi nh́n sự kiện rằng chế độ Bắc Việt trong thực tế có thể tuyên nhận các thành tích vững chắc về việc hoàn tất phần lớn – ít nhất trong nhăn quan về luật pháp – sự giải phóng giới phụ nữ bản xứ, sự nâng cao các nữ công dân của VNDCCH lên một tầm mức b́nh đẳng pháp lư với các đối tác phái nam của họ, toàn thể thư tịch tiếng Nga trong lănh vực này bao gồm chỉ có ba bài viết trên tạp chí.  Trong số này, bài viết của Khoang Tkhi Ai [Hoàng Thị Ái?], “Vietnamskie zhenshchiny ravnopravny” (Phụ Nữ Việt Nam Có Các Quyền B́nh Đẳng), Sovetskaya zhenshchina (Phụ Nữ Sô Viết), 1953, No. 3, trang 46, chỉ là một nét minh họa phổ thông nhỏ bé.  Hai bài viết kia, của Nguyễn Đ́nh Lộc, “Zhenshchina Vietnam stanovitsya khozyaikoi svoei sudby” (Phụ Nữ Việt Nam Trở Thành Nàng Hầu Của Số Phận Của Chính Ḿnh”, Sovetskaya yustitsiya, 1960, No. 4, các trang 44-47, và Ledyk Khyu, “Novoe brachno-semeinoe zakonodatelstvo v Demokraticheskoi Respublike Vietnam” (Pháp Chế Gia Đ́nh Và Hôn Thú Mới Tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sotsialisticheskaya zakonnost, 1960, No. 5, các trang 55-58, cả hai đều là các bài viết ngắn b́nh luận về nội dung của Luật mới năm 1959 về Gia Đ́nh và Kết Hôn.  Mang giọng văn mô tả trong bản chất, chúng tuy thế có phổ biến một số tin tức hữu ích.

 

       Thí dụ, người ta hay biết rằng đạo luật đă được soạn thảo sau khi có sự nghiên cứu kỹ càng về thủ tục ṭa án trước đây của VNDCCH và kinh nghiệm của LBSV và các nước “xă hội chủ nghĩa” anh em trong lănh vực này.  Biện pháp ấn định tuổi có thể kết hôn cho đàn ông ở 20 tuổi và cho đàn bà ở tuổi 18 là khá cao, và, không giống như tại Liên Bang Sô Việt và các nơi khác trong cộng đồng “xă hội chủ nghĩa”, không cho phép các bộ phận địa phương của chính quyền được miễn điều kiện tối thiểu trong các trường hợp cá nhân, cấm đoán t́nh trạng đa hôn, thiết lập nguyên tắc đăng kư dân sự việc kết hôn, dành cho người đàn ba tư thế ngang bằng trong việc giải quyết tài sản gia đ́nh, và xóa bỏ khái niệm trả bằng tiền hay hiện vật thay thế bởi thân nhân của chú rể cho thân nhân của cô dâu.  Tuy nhiên, đạo luật vẫn không thừa nhận ư niệm rằng bất kỳ thứ ǵ thuộc về mỗi bên hôn phối trước khi kết hôn tiếp tục là tài sản riêng, trên căn bản rằng trong quá tŕnh người vợ đă không mang lại vật ǵ có giá trị vật chất vào gia đinh.  Người cha và người mẹ giờ đây cùng chia sẻ thẩm quyền trên con cái, các quyền của trẻ em được sinh ra bên ngoài hôn thú từ nay trở đi được bảo vệ, và các sự miễn trừ đặc biệt [ad hoc, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] có thể được phép cứu xét đến các phong tục và tập quán thịnh hành trong các dân tộc ít người của đất nước.

 

       Điều rất rơ ràng từ các bài viết này rằng mọi người quan tâm đều nhận thức là việc thông qua đạo luật mới chỉ là bước khởi đầu và rằng công tác khó khăn của việc đặt các quy luật này thành liệu lực đang nằm phía trước, đầy các khó khăn khổng lồ và bị vây quanh bởi một loạt các vấn đề.

 

 

DÂN LUẬT VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG

 

       Ấn phẩm độc nhất nằm trong đề mục này.  Khảo luận của V. S. Yakushev, “Grazhdanskii protsess Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Thủ Tục Tố Tụng Dân Sự Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Pravovedenie, 1963, No. 4, các trang 90-100, đặc biệt có giá trị bởi sự vắng mặt của các đạo luật bao quát quy định cơ chế của việc ấn định tố quyền trong một vụ kiện dân sự tại Bắc Việt.  Một số các chỉ thị liên quan nằm rải rác trong các pháp chế khác nhau, nhưng mặt khác, thủ tục đă được viện dẫn để khỏa lấp lỗ hổng và công việc thường lệ hàng ngày, thường được rút ra từ kinh nghiệm của sự quản trị tư pháp trong thời kỳ có sự chiếm đóng của Pháp, đă dần dần đăi lọc các phương pháp riêng của chính nó.  Công lao chính yếu của cuộc nghiên cứu tuyệt hào này là nó tŕnh bày sự vận hành thực tế của ngành tư pháp trên việc xét xử các sự tranh chấp dân sự và các kỹ thuật áp dụng trong việc xét xử các vụ án này, dựa không phải trên các nguồn tài liệu ấn loát mà, rơ ràng, trên các sự tường thuật cá nhân và các lời khai của nhân chứng.

 

       Bức tranh chạm khắc hiện ra tượng trưng một sự pha trộn kỳ quặc các thành tố cổ xưa và tân tiến, của bản xứ, Pháp và Sô Viết: chính v́ thế, sự trung gian điều giải phái đi trước sự kiện tụng chính thức; bởi thiếu các luật sư, các bên phải dựa vào các lục sự (scriveners) để soạn thảo các lời phát biểu sẽ được đệ nạp với ṭa án (các điều này phải được viết xuống thành văn bản); bởi ít tài liệu hiện hữu và các sự tranh chấp thường liên can đến các sự thỏa thuận bằng miệng, ṭa án thực hiện một cuộc điều tra tại chỗ, thẩm vấn các nhân chứng, yêu cầu nêu ư kiến từ các bạn bè, láng giềng, v.v…; hệ thống khoa trương về cả phương thức tái thẩm vay mượn từ Pháp lẫn sự tái duyệt hậu kiểm theo kiểu Nga [à la Russe, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch].  Các điểm đặc thù khác đầy rẫy, cho thấy rằng cơ cấu tư pháp của Bắc Việt hăy c̣n ở giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, bị bắt buộc phải cải thiện và thử nghiệm với các giải pháp tạm thời và cố gắng đan kết nhau thành một tấm thảm cố kết các sợi chỉ táp nham được dứt ra từ phong tục bản xứ, di sản văn hóa của chế độ bá quyền Pháp và kinh thánh “xă hội chủ nghĩa”.

 

 

H̀NH LUẬT VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG

 

       M. S. Strogovich, trong bộ sách đồ sộ của ông nhan đề Kurs sovetskogo ugolovnogo protsessa (Giảng Khóa Về H́nh Sự Tố Tụng Của Sô Viết), (Moscow, Izd. Akademii nauk SSSR, 1958, 704 trang), dành một chương về h́nh sự tố tụng của các nước dân chủ nhân dân.  Một sự phác họa tổng quát ba trang về các thành tố chung đối với các hệ thống pháp lư quốc gia liên hệ được tiếp theo bởi các khảo luận thu nhỏ về mỗi nước thành viên.  Đoạn về VNDCCH (các trang 564-566) cô đọng thành một sự liệt kê trơ trọi các điểm nổi bật của Pháp Lệnh 1946 về sự tổ chức các ṭa án và nhân viên tư pháp, Pháp Lệnh 1950 tu chính sắc lệnh kể trên, và Pháp Lệnh 1953 về sự  tổ chức các pháp đ́nh đặc biệt.  Sự thảo luận tương tự cũng được dành cho h́nh luật của VNDCCH trong quyể:n sách giáo khoa Sovetskoe ugolovnoe pravo, obshchaya chast (H́nh Luật Sô Viết, Phần Tổng Quát), biên tập bởi V. M. Chkhikvadze, (Moscow, Gosyurizdat, 1959).  M. A. Gelfer, tác giả của đọan viết về Bắc Việt (các trang 409-413) chỉ làm việc trích thuật lại các điều khoản chính của Pháp Lệng 1953 về sự trừng trị các địa chủ có tội vi phạm luật pháp và đề cập mà không khai triển xa hơn tầm quan trọng của Sắc Lệnh của Chủ Tịch ngày 19 Tháng Tư, 1957, ngăn cấm sự đầu cơ và tóch trữ các hàng hóa và luật ngày 24 Tháng Một, 1957, nhắm vào việc bảo vệ các tự do của công dân, tự do cá nhân, tính bất khả xâm phạm của nhà ở và sự riêng tư của thư tín.

 

       T́nh trạng ở đây được cải thiện một cách đáng kể trong thập niên 1960, sự thừa nhận bản hiến pháp mới và sự ban hành một loạt nhiều biện pháp lập pháp then chốt thi hành theo đó khơi động sự chú ư mới trên các trang sách của các tạp chí thâm cứu Sô Viết về hoạt cảnh pháp lư Bắc Việt.  Trước tiên, chúng ta có tác giả V. Lesnoi, “Razvitie I ukreplenie sotsialisticheskoi zakonnosti v Demokraticheskoi Trspublike Vietnam” (Sự Phát Triển Và Việc Tăng Cường Tính Hợp Pháp Xă Hội Chủ Nghĩa tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sotsialisticheskaya zakonnost, 1962, No. 8, các trang 54-57, vẽ lại sự tiến triển của h́nh luật và chính sách tại “các khu vực giải phóng” trong cuộc chiến tranh chống Pháp và tại Miền bắc vĩ tuyến thứ 17 trong thời kỳ hậu Geneva theo nhịp với các sự thay đổi bất ngờ trong các nhu cầu thúc bách về kinh tế và xă hội.  Sự ban hành các luật mới nhất ấn định cơ cấu ngành tư pháp và sự thiết lập Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao, một sự nhấn mạnh liên tục trên sự tuyên truyền pháp lư trong quần chúng và sự mở rộng giáo dục pháp luật trong nước, công việc đang tiến hành về sự điển chế h́nh luật và dân luật, sự ấn hành bởi Ṭa Án Nhân Dân Tối Cao trong năm 1962 một sưu tập theo hệ thống các luật nền tảng và các sắc lệnh, tất cả được nói đă đóng góp một cách lớn lao vào việc hỗ trợ cho “hợp pháp tính xă hội chủ nghĩa” tại VNDCCH và cổ vũ một tinh thần ư thức về pháp lư và tôn trọng luật lệ trong mọi giới công dân.

 

       Kế đó là một bài viết ngắn của Hoàng Quốc Việt [viết là Khoang Kuak Viet trong nguyên bản, chú của người dịch], Viện Trưởng Kiểm Sát của VNDCCH, “Ukreplenie zakonnosti I deyatelnost prokuratury Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Tăng Cường Tính Hợp Pháp và Hoạt Động Của Viện Kiểm Sát tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sotsialisticheskaya zakonnost, 1963, No. 5, các trang 72-74.  Ghi nhận nhiều khó khăn vẫn c̣n phải đối diện trên mặt trận pháp lư gây ra bởi bản chất rời rạc trong giàn lập pháp của VNDCCH, tác giả ca tụng quyết định của chế độ để tạo lập ngành kiểm sát với đầy đủ chức năng như một nỗ lực tổng quát để xiết chặt kỷ luật pháp lư trong nước với sự nỗ lực của mọi cấp, từ sự tôn trọng của nền hành chính trên các quyền cá nhân đến sự thi hành thích đáng bởi dân chúng các bổn phận quy định và sự chu toàn các nghĩa vụ pháp lư của nó.  Viện Kiểm Sát Sô Viết được chào đón như là nguyên mẫu và sự gợi hứng cho sản phẩm địa phương.  Song, kiểu mẫu của VNDCCH không phải là sự bắt chước mù quáng tiền thân Sô Viết của nó, khác biệt với định chế kể sau trong một vài khía cạnh ((được cho là để phù hợp với các điều kiện dân tộc khách quan) và, hơn nữa, cho thấy các điểm tương đồng từng chập với một số sự canh cải đưa ra bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (CPR: CHNDTH) trong phiên bản của nó về định chế như khi nó thích nghi khuôn mẫu Sô Viết với các điều kiện và các khát vọng [desiderata, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] 4 của riêng nó.

 

       Bài viết nêu trên phát sinh từ một cuộc thăm viếng của một phái đoàn gồm các nhân vật lănh đạo của Viện Kiểm Sát VNDCCH tại LBVS năm 1961 và một cuộc thăm viếng đáp lễ sang VNDCCH bởi một đoàn Sô Viết vào Tháng Mười năm 1963, nguyên cũng là chủ đề của một báo cáo bởi một trong các người tham dự, I. Pankratov, chủ biên của tờ Sotsialisticheskaya zakonnost, ấn hành trong số Tháng Mười Hai của tạp chí đó (No. 12, các trang 63-67) dưới nhan đề “Organy prokuratury Demokraticheskoi Respubliki Vietnam v borbe za ukreplenie sotsialisticheskoi zakonnosti” (Các Bộ Phận của Viện Kiểm Sát Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Trong Cuộc Đấu Tranh Nhằm Tăng Cường Tính Hợp Pháp Xă Hội Chủ Nghĩa).  Bài viết bao trùm phần lớn cùng phạm vi, nhấn mạnh đến các thành tích gần đó trong việc phát huy giáo dục và khảo cứu uyên thâm trong các khoa luật học, các bước khởi sự cho việc điển chế luật pháp, sự tăng trưởng guồng máy kiểm sát tại VNDCCH và các thành quả ghi nhận được trong sự đào tạo các cán bộ trẻ tuổi hơn.  Nhờ sự nâng cao phẩm chất của tính chuyên môn pháp lư và các cách thức tuyển mộ tốt hơn, viện kiểm sát được cho hay đă mở rộng giờ đây các hoạt động của nó đến các khu vực mới và đảm nhận thêm các trách nhiệm bổ túc, hành sử quyền giám sát tổng quát trên tính hợp pháp và giám thị các cuộc điều tra h́nh sự của cảnh sát, công việc của các ṭa án, v.v… , và, dĩ nhiên, như đến nay, được ủy thác việc điều hành sự truy tố h́nh sự.  Các người khách Nga cũng tham dự phiên ṭa xử “một nhóm các điệp viện và phá hoại của Ngô Đ́nh Diệm và Mỹ” và đă lấy làm thán phúc một cách thích đáng bởi sự hoàn hảo mà các cơ quan hữu hiệu đă thu thập bằng chứng không thể chối căi được về sự vi phạm của các bị cáo và kỹ năng mà bằng chứng này đă được sử dụng trong tiến tŕnh vụ án để đạt tới một bản án kết tội.

 

 

LUẬT LAO ĐỘNG

      

Một sự tŕnh bày có thẩm quyền cô đọng cho các sự quy định quan trọng nhất của pháp chế Bắc Việt liên quan đến các điều kiện làm việc và sự tuyển dụng được gồm trong quyển Trudovoe pravo, entsiklopedicheskii slovar (Luật Lao Động, Một Bách Khoa Từ Điển), (Moscow, “Bolshaya Sovetskaya Entsiklopediya”, 1959, các trang 81-84).  Bài viết không đi sâu hơn phần chữ nghĩa của luật lệ hay không buồn viện dẫn các dữ liệu thực nghiệm.   Tuy nhiên, có một bài viết sơ lược vẫn tốt hơn không có ǵ, bản phác họa đáp ứng được một nhu cầu thúc bách về một số dấu hiệu hướng dẫn khả dĩ nhận thức được, tại một lănh vực thực sự chưa được khai phá.

 

       Kể từ đó, hai nhan đề khác đă xuất hiện trong chủ đề này: của Nguyễn Hộ, “Shag vpered v oblasti sotsicalnogo strakhovaniya vo Vietname” (Một Bước Tiến Vào lănh Vực Bảo Hiểm Xă Hội tại Việt Nam), Vsemirnoe profsoyuznoe dvizhenie (Phong Trào Nghiệp Đoàn Mậu Dịch Toàn Cầu), 1963, No. 1, các trang 34-36; và M. Pokrovskaya, “Pravovoe regulirovanie truda zhenshchin v Demokraticheskoi Respublike Vietnam” (Quy Định Pháp Lư Về Lao Động Phụ Nữ Tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sotsialisticheskaya zakonnost, 1965, No. 8, các trang 64-65.  Mỗi bài viết chỉ là một sự tóm lược và các tác giả vẫn hài ḷng với việc sao chép các điều khoản chính của pháp chế thích hợp mà không mạo hiểm bước vào sự phân tích hay bày tỏ một ư kiến phê b́nh về đề tài mà họ ra sức viết.  Trong việc cung cấp tin tức thẳng thắn, họ chỉ phục vụ cho một mục đích khiêm tốn, mà không ước vọng về một vai tṛ nào lớn hơn.

 

 

LUẬT TÀI CHÍNH

 

       Về mặt thực chất, mặc dù không nhiều, các nguồn thư tịch Sô Viết trong lănh vực này ít sơ sài hơn đôi chút.  Mẫu thư tịch bao gồm một bài viết của Bộ Trưởng Tài Chính VNDCCH, Lê Văn Hiến [viết là Le Van Khien trong nguyên bản, chú của người dịch], “Gosudarstvennye finansy Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Tài Chính Nhà Nước Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Finansy SSSR (Tài Chính Của LBSV), 1957, No. 9, các trang 78-87, và một chuyên khảo của V. S. Rastorguev, Finansy I kredit Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Tài Chính và Tín Dụng củaViệt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Moscow, “Finansy, 1965, 135 trang).  Tập chuyên khảo sau này là một tác phẩm quan trọng của học thuật có sử dụng sâu rộng đến văn bản bằng tiếng Việt, Pháp và Nga, đặt trên một nền vững chắc của sự khảo chứng thống kê và kinh tế, và ghi chép theo niên lịch bằng chi tiết hữu dụng câu chuyện về tài chính nhà nước VNDCCH sau cuộc cách mạng Tháng Tám, và trong suốt thời kỳ kháng chiến, sự lưu hành tiền tệ trong thời gian đó, tài chính nhà nước VNDCCH và sự xây dựng xă hội chủ nghĩa, sự lưu hành tiền tệ tại VNDCCH trong thời kỳ xây dựng xă hội chủ nghĩa, sự phát triển hệ thống tín dụng của VNDCCH và “sự viện trợ anh em của các nước xă hội chủ nghĩa cho VNDCCH”.  Bất kỳ ai quan tâm đến kinh tế Bắc Việt và các chính sách tài chính theo đuổi bởi giới lănh đạo cách mạng bản xứ trong nỗ lực đỡ đầu cho một chính thể “xă hội chủ nghĩa” tại nước ḿnh cần phải làm quen với luận đề của tập sách nhỏ này và không thể nào bỏ qua được sự sung túc về tin tức mà nó thu nhận và luồng mạch phong phú của cái nh́n thấu triệt mà nó soi chiếu vào các khía cạnh lặt vặt của vấn đề.

 

 

LINH TINH

 

       Bất kể tính chất khó phân loại của loại này, các bài viết lạc loài rơi vào đề mục này chiếu rọi ánh sáng đáng kể vào một số trong các miền ngoại vi hơn của thế giới pháp lư Bắc Việt mà mặt khác có khuynh hướng ch́m khuất vào sự tối tăm.  Chính v́ thế, bài viết của Nguyen Khyu Dak [?] và V. Lesnoi, “Vietnamskie yuristy v borbr za ukreplenie zakonnosti” (Luật Gia Việt Nam Trong Cuộc Đấu Tranh Để Tăng Cường Tính Hợp Pháp), Sovetskaya yustitsiya, 1962, No. 23, các trang 22-23, điểm qua nội dung của Tạp Chí Tư Pháp (Law Journal) định kỳ của Bắc Việt, tóm lược mũi tấn công của các sự quan tâm nghiên cứu đương thời của các chuyên viên pháp lư địa phương, phản ảnh, tiếp theo đó, các vấn đề mà họ xem có tầm quan trọng trung tâm vào giai đọan hiện hành trong chức nghiệp của họ.  Danh sách bao gồm hoạt động của bộ máy tư pháp theo sau các cải cách năm 1960 và các viễn ảnh của sự cải tiến hơn nữa phẩm chất của các thành quả của nó, cuộc đấu tranh tiếp diễn chống lại nạn giấy tờ thủ tục kéo dài, khuynh hướng quan liêu và chủ nghĩa h́nh thức hành chính trong công việc ṭa án, sự thiết yếu của việc dựa vào quảng đại quần chúng trong việc phân phát công lư, vai tṛ của ngành tư pháp trong việc phát huy các mục tiêu kinh tế của xă hội chủ nghĩa, đặc biệt tại vùng nông thôn, nhu cầu tăng cường sự tuyên truyền pháp lư trên toàn quốc và ghi khắc sự hiểu biết về pháp luật trong mọi giới công dân.  Phần lớn sự chú ư được dành cho các trang của ấn phẩm nhắm đến các câu hỏi về h́nh luật và thủ tục tố tụng.  Trong khu vực dân luật, sự phân tích kinh nghiệm thực tế dành được trong việc xử lư các vụ án ly dị xem ra đă chiếm phần lớn không gian vào thời điể:m đó.

 

       Hai bài viết liên hệ, “Nashy intervyu” (Các Cuộc Phỏng Vấn Của Chúng Tôi), Sotsialisticheskaya zakonnost, 1964, No. 3, các trang 78-80, và “Yuridicheskie zhurnaly v DRV” (Các Tạp Chí Tư Pháp tại VNDCCH), cùng nơi dẫn trên, các trang 81-84, bao hàm chính yếu cùng phạm vị, với nhiều chi tiết hơn.  Bài trước, một kết quả của chuyến du hành bởi một phái đ̣an các nhà luật học VNDCCH sang LBSV hồi Tháng Mười Hai 1963 – Tháng Một 1964 và một cuộc gặp gỡ của Viện Trưởng Kiểm Sát VNDCCH cầm đầu phái đoàn với các chủ biên của tờ nguyệt san, khảo sát sinh hoạt pháp lư tại Bắc Việt, với sự nhấn mạnh chính yếu trên các thành tích của Hội Các Luật Gia Việt Nam.  Bài viết sau bao gồm hai đoạn, một bởi Phó Viện Trưởng Kiểm Sát VNDCCH và chủ biên của tạp chí được ấn hành bởi Viện Kiểm Sát dành cho sự trao đổi kinh nghiệm trong ngành kiểm sát, đoạn kia của Vy Dyk Thieu [?], chủ biên tờ Tạp Chí Tư Pháp, cả hai thảo luận về lịch sử và nhiệm vụ chinh trị - xă hội của các ấn phẩm được úy thác cho sự trông coi của họ, một cách ngẫu nhiên cũng cung cấp một số tin tức giá trị về sự phát triển các ngành học luật tại VNDCCH, các kỹ thuật sử dụng để nâng cao khoa luật học trong nước và làm tăng tŕnh độ chuyên môn trong nhân viên tư pháp, vân vân …

 

       Một dịch vụ tương tự được cung cấp cho Ban Pháp Luật thuộc Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước của VNDCCH bởi viên thư kư về khoa học của nó, Vũ Bội Tân [?], trong bài viết của ông, “Organizatsionnye meropriyatiya po izucheniyu yuridicheskikh nauk v Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Các Biện Pháp Tổ Chức Cho Việc Theo Học Khoa Luật Học tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sovetskoe gosudarstvo I pravo, 1964, No. 6, các trang 127-130.  Tác giả làm một việc tốt trong việc phác họa phương thức mà ban này đă phải t́m cách khích lệ sự học tập và nghiên cứu tại VNDCCH trong nhiều khu vực khác nhau của khoa luật học, trong số các ngành khác [inter alia, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch], bằng việc khởi sự một tập niên giám mới đặt tên là State and Law (Nhà Nước và Luật Pháp), bảo trợ cho việc viết các luận án và ấn hành các tập chuyên khảo về các đề tài pháp lư, phân phối tài liệu pháp lư từ LBSV và các nước “xă hội chủ nghĩa” khác, v.v… Các nhánh khi đó đă sẵn được thiết lập tại mọi nhánh của luật học, ngoại trừ luật quốc tế, và nhánh kể sau được dự trù cũng sẽ khởi sự sớm, và tất cả các nhánh đều nổi tiếng đă tham gia một cách bận rộn vào các công tác chính thức của chúng.  Trong năm 1967, Ban Luật Học đă được biến đổi thành Viện Luật Học thuộc Ủy Ban Khoa Học Xă Hội của VNDCCH và cùng nhân vật đó, vẫn dưới chức vụ thư kư của viện, báo cáo trên tài liệu kế tiếp của nó về các hoạt động trong một bản giới thiệu ngắn, “V Institute prava Komiteta obshchestvennykh nauk DRV” (Tại Viện Luật Học thuộc Ủy Ban Khoa Học Xă Hội của VNDCCH), Sovetskoe gosudarstvo I pravo, 1971, No. 8, các trang 126-128.  Như để thích nghi với dịp này, giọng điệu nghe tích cực, các kết luận th́ lạc quan, và tương lai đực nh́n là đầy hứa hẹn cho một sự nở rộ liên tục của khoa luật học tại VNDCCH, thường với các dự kiến về một quang cảnh nội bộ rung động với sự sinh sản liên tiếp các bộ luật, đạo luật, khảo luận và tạp chí pháp lư.

 

       Từ những ǵ nh́n thấy ở trên, điều phải làm sáng tỏ hoàn toàn rằng các nguồn tài liệu Sô Viết về luật pháp Bắc Việt tự thân [per se, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] không thay thế được cho các tài liệu nguyên thủy.  Tuy nhiên, chúng có thể bổ túc một các hữu ích cho nguồn kể sau, đến mức độ mà các ấn phẩm Bắc Việt được cung ứng ở ngoài nước.  Và, xuyên qua việc kết hợp thận trọng các bản tóm lược [compendia, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] tài liệu và văn liệu thứ yếu cùng với sự liên kết chính xác tin tức rút ra từ đó, người ta có thể tạo ra được công tŕnh nghiên cứu hoàn toàn đáng nể phục về một số khu vực chọn lọc nào đó trong môi trường pháp lư VNDCCH, đặc biệt trong lănh vực luật hiến pháp, hay cho các thời kỳ hay hiện tượng đặc biệt, nhất là thập niên 1945-1955 và, một lần nữa, các động lực của sự thử nghiệm pháp lư của các năm 1960, trên căn bản tuyển tâp các sự đóng góp học thuật của Sô Viết không thôi.  Để bảo đảm, giả định có một sự thông thạo về ngôn ngữ, sự tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài liệu của Bắc Việt sẽ là điều đáng được ao ước [desideratum, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] chính yếu.  Tuy thế, trong nhất thời, với sự mù tịt hoàn toàn của chúng ta về những ǵ diễn ra trong hoạt cảnh pháp lư Bắc Việt kể từ 1945, ngay một mảnh nhỏ của kiến thức nhận được xuyên qua các luồng thứ yếu, chẳng hạn như sản phẩm của giới học thuật Sô Viết trong lănh vực, sẽ được kể như một phần lăi ṛng và ít nhất sẽ giúp thúc đẩy chúng ta tiến lên từ điểm gần sát số không hiện nay./-         

 

            

-----

 

       Ông Georges Ginsburgs là Giáo Sư Chính Trị Học, Ban Cao Học, tại New School for Social Research, New York.

___

 

CHÚ THÍCH:

 

 

4. Thí dụ, tại VNDCCH, các hội đồng kiểm sát được thành lập ở các văn pḥng kiểm sát mọi cấp, giống y như trường hợp tại CHNDTH ngay từ bước khởi đầu (Tham khảo, G. Ginsburgs and A. Stahnke, “The Genesis of the People‘s Procuratorate in Communist China, 1949-1951” The China Quarterly, 1964, No|. 20, các trang 6-7, 9), trong khi tại LBSV, các hội đồng như thế chỉ được kèm theo ở cấp Văn Pḥng của Viện Trưởng Kiểm Sát của LBSV và các văn pḥng của Các Viện Trưởng Kiểm Sát Của Các Cộng Ḥa thuộc Liên Bang (cùng nơi dẫn trên, trang 33).  Mặt khác, thành phần nghề nghiệp của các bộ phận [collegia, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] giống nhau tại LBSV và VNDCCH – được rút ra từ các nhân viên nội thuộc không thôi – khác biệt với cách thức của Cộng sản Trung Hoa về việc bao gồm cả nhân viên bên ngoài từ các ngành ngoại thuộc của chính quyền và các tổ chức xă hội liên quan hầu bảo đảm rằng các bộ phận này sẽ hoạt động như một cơ cấu phụ trợ độc lập với định chế mẹ.  

 

_____

 

Nguồn: Georges Ginsburgs, Soviet Sources On The Law Of North Vietnam, Asian Survey (University of California, Berkeley), Phần I: July 1973, các trang 659-676; Phần II, November 1973, các trang 980-988.

 

 

PHẦN I: Các Tài Liệu Tổng Quát, Luật  Hiến Pháp

 

 

Ngô Bắc dịch

16/11/2009  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2009