Georges Ginsburgs

 

 

CÁC NGUỒN TÀI LIỆU SÔ VIẾT

VỀ LUẬT PHÁP BẮC VIỆT

 

 

Ngô Bắc dịch

 

***

 

 

PHẦN I

 

       Sách vở bằng ngôn ngữ tây phương về hệ thống pháp luật của Bắc Việt Nam từ năm 1945 th́ thưa thớt.  Dưới các t́nh huống này, các người t́m học về các sự vụ của Bắc Việt có thể lưu tâm đến việc t́m hiểu xem các văn bản của Sô Viết trong lănh vực này sẽ trợ giúp cho kiến thức của chúng ta về ngành này được bao nhiêu và đến tầm mức nào mà sự nghiên cứu của các học giả Sô Viết có thể bổ túc vào kho dữ liệu cung ứng trên chủ đề.

 

       Trong thời khoảng 28 năm từ 1945 đến 1972, thư tịch Sô Viết về Bắc Việt Nam gồm 74 nhan đề thảo luận toàn bài hay từng phần thích ứng về các vấn đề luật pháp địa phương.  Con số không phải là không đáng chú ư.  So sánh, trong thời kỳ tương đương từ 1946 đến 1971, không dưới 56 bài được ấn hành tại Liên Bang Sô Viết liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của luật pháp tại Bắc Hàn và trong hai thập niên 1949-1969, một tổng số 268 bài viết đă xuất hiện tại Liên Bang Sô Viết (LBSV) về các sự phát triển pháp lư đồng thời tại Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa. 1  Dĩ nhiên, Trung Hoa là một chủ đề có sự quan tâm quan yếu đối với người Nga và với  tầm mức đó đă thu hút có lẽ một lượng chú ư không cân xứng trong các giới học thuật Sô Viết.  Khi đó, nói một cách tương đối, Bắc Việt không có vẻ bị xem nhẹ và, trong thực tế, sự kiện rằng nó đứng trên Bắc Hàn về mặt số lượng bài nghiên cứu dành cho tài liệu pháp lư của nó là điều khá ngạc nhiên.

 

       Điều này đặc biệt chính xác khi người ta xét rằng người Nga đă thực sự có mặt tại Bắc Hàn trong vài năm sau khi kết thúc Thế Chiến II và đă đóng một vai tṛ trực tiếp trong các sự cải cách pháp luật tại xứ này trong giai đoạn hệ trọng 1945-1949, khi một chế độ “dân chủ nhân dân” thường trực được thiết lập tại phía bắc vĩ tuyến thứ 38, đă thụ đắc một sự bổ khuyết trọn vẹn các phương tiện pháp lư và định chế “xă hội chủ nghĩa” để tự duy tŕ quyền lực và phát huy chương tŕnh thay đổi kinh tế và xă hội cách mạng của nó.  Chưa có sẵn sự giải thích cho quái trạng này bật ra từ ư nghĩ, nhưng âm độ cao hơn của t́nh hữu nghị Sô Viết – Bắc Việt trong nhiều năm, trái với các dấu hiệu của sự nồng thắm và lạnh nhạt thay đổi cho nhau từng chập trong các quan hệ Sô Viết – Bắc Hàn từ 1945, có thể mang một số ư nghĩa quan trọng.  Một khả tính khác rằng Bắc Việt đă nhận được ánh đèn sân khấu chính trị trong một thời gian dài và điều này đă khích động sự quan tâm sâu rộng, tại Liên Bang Sô Viết cũng như các nơi khác, trong mọi khía cạnh về kinh nghiệm đối nội của nó, rơ ràng không phải là trường hợp với Bắc Hàn.

 

       Tổng kết, kích thước của sự công bố c̣n lâu mới làm ngơ được, chắc chắn vượt quá số lượng, thí dụ, được sản sinh trong lănh vực này tại các giới học thuật Hoa Kỳ, và chính v́ thế có thể biến thành một phần thưởng quan trọng cho các nhà nghiên cứu truy tầm các nguồn tin tức bổ túc về thành quả của các nhà chức trách Bắc Việt trong phạm vi chính sách pháp lư.

 

       Các con số thống kê trong Bảng 1 minh họa cho khuôn mẫu phân bố thường kỳ và theo chủ đề các công tŕnh nghiên cứu Sô Viết được ấn hành về sinh hoạt pháp lư của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) (DRV: Democratic Republic of Vietnam) cho đến nay [tức đầu năm 1973 khi bài viết này được ấn hành, chú của người dịch].  Hai yếu tố cần lưu ư.  Trước tiên, người ta ghi nhận sự vượt trội của các công tŕnh nghiên cứu về các đề tài luật hiến pháp (56.8% của tổng số), một hiện tượng đặc trưng, người ta có thể bổ túc, như trong các bài viết của Sô Viết về các hệ thống pháp lư của các nước thành viên khác thuộc khối “Thịnh Vượng Chung xă hội chủ nghĩa”(thí dụ, trong các trường hợp của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa và Bắc Hàn, các tỷ số tương ứng lần lượt là 56.8% và 62.5%).  Có ư kiến nhận xét rằng khối lượng ấn phẩm trong lănh vực này càng nhiều, phạm vi của sự đạ trạng hóa đề tài sẽ càng lớn hơn và mức độ phức tạp về kỹ thuật sẽ càng cao hơn được biểu lộ trong sự lĩnh hội toàn thể ngành luật học và các thành phần tế phân của nó.  Hoạt động nghiên cứu bị giới hạn gần như tự động mang ư nghĩa có sự tập trung thái quá vào guồng máy thường lệ về cơ cấu hiến pháp và sự tổ chức chính phủ của nước được khảo sát và một sự sơ sài hóa tương ứng trong phẩm chất của cuộc điều tra.

 

       Thứ nh́, 78.7% (tức 58 bài viết) của tổng số ấn phẩm Sô Viết về thế giới pháp lư của Bắc Việt thuộc vào thập niên 1955-1965.  Các lư do khá hiển nhiên.  Khởi đầu, trước khi có hội nghị Geneva, với các t́nh trạng tại Đông Dương chuyển động quá nhiều và kết quả của cuộc tranh chấp quá khó khăn để bảo đảm cho bất kỳ sự phân tích nghiêm chỉnh nào về tầm quan trọng thực sự trên sự thu thập các pháp lệnh và sắc lệnh đặc biệt (ad hoc) được ban hành lác đác bởi giới lănh đạo phong trào giải phóng dân tộc.  Do đó, danh sách cho thời kỳ này chỉ gồm năm bài.  Sau đó, mười năm tiếp theo tượng trưng cho một quăng đệm giữa duy nhất của ḥa b́nh đích thực mà vùng đất được hưởng kể từ khi kết thúc Thế Chiến II, được đánh dấu bởi sự củng cố một trật tự mới tại phía bắc vĩ tuyến thứ 17, sự xây dựng một cơ cấu hành chính và hiến pháp thích hợp, sự khai triển một hệ thống pháp lư bao quát và một mạng lưới thích hợp của các cơ quan được dự trù để thi hành các quy định mới nhất.  Các sự phát triển then chốt này mời gọi sự b́nh luận và sự lượng giá phê phán và sự phong phú của tài liệu mới đă khơi ng̣i cho một luồng liên tục các sách, tiểu luận, và biên khảo nhắm vào việc mô tả và lượng định khung cảnh đương thời.

 

 

Bảng 1

 

Bảng 1

Period: Thời Kỳ; Const. Law: Luật Hiến Pháp; Civil Law & Procedure: Dân Luật & Thủ Tục Tố Tụng; Criminal Law & Procedure: H́nh Luật & Thủ Tục Tố Tụng; Family Law: Luật Gia Đ́nh; Fiscal Law: Luật Tài Chính; Labor Law: Luật Lao Động; Land Law: Luật Đất Đai; General: Tổng Quát; Misc.: Linh Tinh

                                 

       

       Ngoài ra, về Liên Bang Sô Viết chính danh, thời kỳ trước, được gắn nhăn hiệu bởi một tinh thần đặt trọng tâm vào chủng tộc của thời Stalin trong giáo tŕnh học thuật Sô Viết, ít chú trọng đến các công việc nội bộ của các nước “chư hầu” nhỏ hơn nơi mà các nỗ lực để “xây dựng xă hội chủ nghĩa” được nhận thức chỉ là sự sao chép theo lối đi đă được mở đường trước đó bởi Liên Bang Sô Viết băng ngang qua cùng địa h́nh.  Dấu nhấn chính thức được đặt trên mệnh lệnh phải tuân theo một cách trung thành mô thức Sô Viết trong việc đặt định các nền tảng của một “xă hội theo xă hội chủ nghĩa” nằm trong quỹ đạo của Điện Cẩm Linh chứ không trên sự sáng tạo địa phương.  Do đó, thiếu mất sự khích lệ cụ thể việc tập chú về chi tiết vào các sự khác biệt cá biệt giữa các cuộc thử nghiệm giờ đây được thực hiện tại nhiều “nền dân chủ nhân dân” khác nhau với bản thiết kế Sô Viết nguyên thủy.  Hơn nữa, sự nhấn mạnh quá đáng trên các nét đặc thù cá biệt ẩn chứa mối nguy hiểm chính trị đáng kể bởi, trong kỷ nguyên hoang tưởng đó, nó dễ dàng dẫn đến một sự cáo giác về “tác phong chệch hướng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa” và các hậu quả của một sự tố cáo như thế dành cho cá nhân liên hệ có thể rất nặng nề trong thực tế.

 

       Trong thời hậu Stalin, khi ư niệm về “nhiều con đường dẫn đến xă hội chủ nghĩa” thụ đắc được sự tôn trọng về mặt học lư, cuộc thăm ḍ học thuật về các thuộc tính đặc sắc của sự thử nghiệm xă hội chủ nghĩa tại nhiều nước trong khối Sô Viết trở nên vừa an toàn vừa thời thượng – dĩ nhiên, chừng nào mà dấu nhấn chính vẫn tồn tại trên di sản chung và các sự sai biệt được xem hoặc như các sự thích ứng chiến thuật cần thiết trước “các t́nh trạng khách quan” hay như các thành tố trong một sự t́m kiếm cấp miền thực tiễn các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề xă hội hiện hữu.  Cùng với phần c̣n lại, Bắc Việt đă thụ hưởng từ sự chuyển hướng đến một khảo hướng đối chiếu và bao hàm hơn trong các sự nghiên cứu chính trị của các hàng ngũ học thuật Sô Viết để có kinh nghiệm của nó được đặt dưới một sự kiểm tra cá biệt hóa và kỹ lưỡng hơn nhằm t́m bằng chứng của những bài học khả dĩ ứng dụng một cách rộng răi nào có thể được rút ra từ tài liệu của sự thực hành đă tích lũy.  Chiều hướng này vẫn tiếp diễn nhưng không may cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, chiến tranh một lần nữa đă xen vào và tiêu điểm một lần nữa được chuyển hướng đến các vấn đề thúc bách hơn.  Mặc dù các đề tài pháp lư không bị quên lăng – 12 bài được ấn hành giữa các năm 1968 và 1972 – “trận lụt” trước đây tuy thế đă co rút lại thành một tia nước tương đối theo sau các biến cố gần đây.

 

CÁC TÀI LIỆU

 

       Vựng tập pháp chế của Bắc Việt hiện chưa được cung ứng tại nước ngoài [bài này ấn hành năm 1973, chú của người dịch].  Chính v́ thế, để tạo sự dễ dàng cho việc nghiên cứu, các học giả Nga đă ấn hành nhiều sưu tập về các nguồn tài liệu chính yếu khiến cho ít nhất một số trong các dữ liệu này có thể tiếp cận được bởi người của họ làm việc trong lănh vực này.  Demokraticheskaya Respublika Vietnam, dokumenty i materialy (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, các văn kiện và các tài liệu), phiên dịch bởi Z. Yakobi, với bài giới thiệu của A. K. Zhegalova (Moscow, Gos. Izd. Inostr. Lit. 1948, 63 trang), là bước khiêm tốn đầu tiên trong chiều hướng này.  Tác phẩm duy nhất nhiều tham vọng và bao quát nhất thuộc loại này cho đên nay là công tŕnh biên soạn bởi O. A. Arturov, Demokraticheskaya Respublika Vietnam, Konstitutsiya, zakonodatelnye akty, dokumenty (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, Hiến Pháp, các đạo luật lập pháp, các văn kiện), (Moscow, Izd. Inostrannoi literatury, 1955, 328 trang), bao gồm các bản dịch từ các nguyên bản bằng tiếng Việt, Pháp và Anh ngữ.  Bản tóm tắt bao gồm toàn bộ phiên bản bằng tiếng Nga 42 tài liệu thời “Việt Minh”, đa số trong đó là các pháp lệnh, với phần lớn các bản dịch được ghi là của F. A. Kublitskii và V. A. Zelentsov.  Giá trị của sưu tập này là điều không cần bàn căi, khi ngay một sự lược duyệt ngắn ngủi về nội dung sẽ chứng thực điều đó.

 

       Phần I tập trung vào các hành vi hiến định và bao gồm Chiếu thoái vị của Bảo Đại, Bản Tuyên Ngôn độc lập ngày 2 Tháng Chín 1945, Sắc Lệnh về các cuộc tổng tuyển cử Quốc Hội ngày 8 Tháng Chín 1945, và bản Hiến Pháp của VNDCCH ngày 8 Tháng Mười Một, 1946.  Phần II được dành cho một cặp “Các Tài Liệu Cương Lĩnh”, tức, Đề Cương Của Đảng Lao Động Việt Nam, và Đề Cương Của Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Liên Việt.  Phần III tŕnh bày về các thỏa ước quốc tế được kư kết giữa Việt Nam và Pháp, thí dụ, bản thỏa ước sơ bộ ngày 6 Tháng Ba, 1946, bản thỏa ước bổ túc theo đó, Hiệp Ước Pháp Việt Lâm Thời (modus vivendi) ngày 14 Tháng Chín, 1946, bản tuyên bố chung bởi các chính phủ Pháp và VNDCCH, và bản tuyên bố chung cuộc của Hội Nghị Geneva ngày 21 Tháng Bảy, 1954.

 

       Phần IV đặt tiêu điểm vào các vấn đề xây dựng nhà nước: Pháp Lệnh số 63 về các cơ quan của chính quyền nhân dân địa phương, ngày 22 Tháng Mười Một, 1945; Pháp Lệnh số 254 về sự tái tổ chức chính quyền nhân dân địa phương cho thời kỳ kháng chiến toàn quốc, ngày 19 Tháng Mười Một, 1948; Pháp Lệnh số 255 về sự tổ chức và công việc của các hội đồng nhân dân và các ủy ban kháng chiến và hành chính tại các quận huyện tạm thời nằm dưới sự kiểm soát hay đe dọa bởi địch, ngày 19 Tháng Mười Hai, 1948; Pháp Lệnh số 103 quy định các quan hệ giữa các ủy ban kháng chiến và hành chính với các cơ quan đặc biệt, ngày 5 Tháng Sáu, 1950; Bản Tuyên Bố về chính sách của chính phủ đối với tôn giáo, ngày 4 Tháng Mười, 1953; Bản Tuyên Bố về chính sách quốc tịch ngày 22 Tháng Sáu, 1954; Lời Phát Biểu của Hồ Chí Minh với thông tín viên của Tân Hoa Xă (New China News Agency); bản Thông Cáo về chính sách của chính phủ tại các thành phố mới được giải phóng.

 

       Phần dài nhất được dành cho các tài liệu thảo luận về các vấn đề chính sách nông nghiệp và xây dựng kinh tế.  Nó bao gồm: Bài Nói Chuyện Với Địa Chủ, Tá Điền và Nông Dân, ngày 20 Tháng Mười Một, 1945; Phần Bổ Túc theo đó; Pháp Lệnh về sự tịch thu đất của các kẻ phản quốc, ngày 1 Tháng Bảy, 1949; Pháp Lệnh số 78 về việc giảm tô, ngày 14 Tháng Bảy, 1949; Nghị Quyết Số 152 về thủ tục thi hành Pháp Lệnh số 78, ngày 14 Tháng Bảy, 1949; Nghị Quyết về các nguyên tắc căn bản của sự sử dụng và phân chia cho các bần nông số đất ruộng tịch thu từ các kẻ phản quốc, ngày 11 Tháng Tám, 1949; Thông Tư số 33 về thủ tục sử dụng đất trước đây thuộc người Pháp, ngày 21 Tháng Tám, 1949; Pháp Lệnh số 89 giảm bớt các lăi suất tính bởi các nhà cho vay tiền, ngày 22 Tháng Năm, 1950; Pháp Lệnh thiết lập các điều kiện cho sang đất, ngày 26 Tháng Năm, 1950; Pháp Lệnh số 149 về chính sách nông nghiệp, ngày 12 Tháng Tư, 1953; Nghị Quyết số 253 về việc chấp hành Pháp Lệnh số 149, ngày 20 Tháng Tư, 1953; Cải Cách Ruộng Đất (báo cáo của Hồ Chí Minh tại khóa họp thứ 3 của Quốc Hội Việt Nam, 1-4 Tháng Mười Hai, 1953); Luật về cải cách ruộng đất, ngày 4 Tháng Mười Hai, 1953; các quy định tạm thời về các phần thưởng cho năng suất lao động cao, ngày 25 Tháng Chín, 1952; Pháp Lệnh số 128 về sự thành lập các ủy ban quản lư các xí nghiệp, ngày 4 Tháng Mười Một, 1952; các quy định tạm thời về sự quản lư dân chủ xí nghiệp nhà nước; Pháp Lệnh số 19 về quyền sở hữu các tài nguyên khoáng sản của đất nước, ngày 10 Tháng Một, 1950; Pháp Lệnh số 10 về sự khai thác các quặng mỏ khai khoáng, ngày 22 Tháng Một, 1950; và Pháp Lệnh về lao động, ngày 12 Tháng Ba, 1947.

 

       Trong chương kết luận có thấy bốn sắc lệnh liên quan đến sự tổ chức ṭa án và luật h́nh sự: Pháp Lệnh về sự tổ chức tư pháp và nhân viên ṭa án, ngày 24 Tháng Một, 1946; Pháp Lệnh tu chính các quy định về tổ chức ṭa án và thủ tục tư pháp, ngày 22 Tháng Năm, 1950; Pháp Lệnh số 150 về sự tổ chức các ṭa án nhân dân đặc biệt, ngày 12 Tháng Tư, 1953; và Pháp Lệnh đi kèm số 151 về sự trừng phạt các địa chủ vi phạm các luật pháp, ngày 12 Tháng Tư, 1953.

 

       Quyển sách đă nhận được các sự điểm duyệt tuyệt hảo trong các tạp chí chuyên môn Sô Viết.  Chỉ co ít điểm phê b́nh được nêu lên liên quan: sự thiếu sót một bài giới thiệu mà hậu quả sẽ khiến cho người đọc không thể cấu tạo được một bức tranh tổng hợp các b́nh diện khác biệt của nhà nước và sinh hoạt kinh tế của xứ sở; sự vắng mặt của một phần pháp chế không thể thiếu trong lănh vực xây dựng xă hội – văn hóa; sự khiếm khuyết tương ứng về việc phác họa t́nh h́nh hiện tại về mặt pháp chế dân sự, thủ tục tố tụng, và, phần lớn pháp chế h́nh sự và, bởi ban biên tập xét thấy không thích hợp để cung cấp cho bộ sách các lời chú giải cần thiết, “vấn đề các luật lệ dân sự nào hiện hữu khi đó tại VNDCCH và các ṭa án thường luật nào được hướng dẫn trong việc thẩm xét các vụ án h́nh sự không thuộc quyền phán quyết của các ṭa án nhân dân đặc biệt vẫn chưa được rơ ràng”. 2

 

       Tại sao một lời đề tựa ngắn không được cung cấp trong khi số sách c̣n lại trong cùng loạt tŕnh bày về các nước “xă hội chủ nghĩa” khác được trang bị như thế là một điều bí ẩn.  Càng khó hiểu hơn là sự kiện rằng không có tập kế tiếp ấn bản biên soạn nguyên thủy được công bố đến nay: các tập tương ứng dành cho Hung Gia Lợi và Lỗ Ma Ni (Roumania), thí dụ, đều được phát hành với hai bộ, và và ba ấn bản liên tiếp nhau đă được dành cho Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc.  Thực ra, phần c̣n lại của “các nền dân chủ nhân dân” cũng không khá hơn VNDCCH trong khía cạnh này.  Tuy nhiên, trong trường hợp Bắc Việt, người ta nghĩ rằng có các lư do thúc bách để xuất bản một tuyển tập cập nhật và tu chỉnh như thế các văn kiện pháp lư, được cho rằng quyển sách mẫu nguyên thủy thực sự bị giới hạn vào phần ban hành của các năm chiến tranh và quyển sách mẫu không cách nào phản ảnh các sự thay đổi mạnh mẽ ảnh hưởng tại miền bắc trong thời khoảng 1955-1965 trên mọi phương diện.  Có lẽ, khi nh́n t́nh trạng căng thẳng nguy hiểm thường trực trong khu vực, chính các nhà chức trách Bắc Việt đă miễn cưỡng để phô bày các chi tiết mật thiết về các công việc nội bộ của họ và Sô Viết chỉ làm theo các ư muốn của họ.

 

       Cũng vậy, khá ấn tượng là phần dành cho VNDCCH trong sự ấn hành đợt sách nhan đề Mestnye organy gosudarstvennoi vlasti upravleniya zarubezhnykh sotsialisticheskikh gosudarstv (Các Cơ Quan Địa Phương của Chính Phủ Nhà Nước Và Cơ Cấu Hành Chính Của Các Nước Ngoài Theo Xă Hội Chủ Nghĩa), (Moscow, Gosyurizdat, 1960, 215 trang), bao gồm Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, Cộng Ḥa Nhân Dân Dân Chủ Triều Tiên, và Cộng Ḥa Nhân Dân Mông Cổ.  Sáu mươi hai trang được dành riêng cho Bắc Việt, và 10 phần của pháp chế liên hệ (tất cả, trừ bản Hiến Pháp, có nhật kỳ trong giai đoạn sau năm 1955) đều được in lại đầy đủ (trừ một đoạn của Hiến Pháp 1946).  Phần phiên dịch từ tiếng Việt Nam là của Yu. Kraminov.  Các tiêu bản đều được tuyển chọn gần như hoàn toàn từ Công báo [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] và chiếu rọi một toàn cảnh độc đáo về tiến tŕnh của sự tái trổi dậy hậu chiến và sự tăng trưởng của cơ cấu hiện tại của chính quyền địa phương và nền hành chính tại Bắc Việt được nhận thức xuyên qua lăng kính của giàn khung pháp lư, cho phép người ta có thể truy t́m các chi tiết tổ chức chính thức then chốt và phác họa các đường nét của các sự chuyển hướng chính và các sự thay đổi đă đánh dấu giai đoạn thứ nh́ trong tài liệu về sự bành trướng và củng cố của định chế. 3

 

       Một công cụ khảo cứu hữu ích khác là Tập I trong loạt sách nhan đề Agrarnoe zakonodatelstvo zarubezhnykh sotsialisticheskikh bstran (Pháp Chế Nông Nghiệp Của Các Nước Ngoài Theo Xă Hội Chủ Nghĩa), (Moscow, Gosyurizdat, 1958, 290 trang), biên tập bởi Giáo Sư N. D. Kazantse, trong đó đối chiếu các pháp quy tương ứng của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Cộng Ḥa Nhân Dân Mông Cổ, và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.  Bất kể nhật kỳ ấn hành, t́nh trạng pháp lư (status juris) của Việt Nam được ghi vào ngày 1 Tháng Một, 1954, và toàn thể mười hai văn bản thành viên xem ra đă được rút toàn bộ từ tập các văn kiện tài liệu năm 1955 đă nói trước đây biên tập bởi Arturov.

 

       Sau cùng, Tập 2 của sưu tập các đạo luật thông thường dưới nhan đề Vysshie organy gosudarstvennoi vlasti stran narodnoi demokratii (Các Bộ Phận Tối Cao Trong Thẩm Quyền Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), (Moscow, Gosyurizdat, 1961, 126 trang), với sự chủ biên của L. M. Gudoshnikov, dành riêng cho các nước “xă hội chủ nghĩa” ở Á Châu, đă có nơi phần của VNDCCH một phần trích từ Hiến Pháp 1959 [sic], Luật về việc bầu cử các đại biểu Quốc Hội của VNDCCH ngày 31 Tháng Mười Hai, 1959, Luật về sự tổ chức Quốc Hội của VNDCCH ngày 14 Tháng Bảy, 1960, và Nghị Quyết của Quốc Hội về thủ tục băi miễn và các quyền hạn khác của các đại biểu Quốc Hội, thành viên của Ủy Ban Thường Vụ, và Các Ủy Ban của Quốc Hội, ngày 6 Tháng Bảy, 1960.

 

       Ba tác phẩm ít quan trọng hơn – toàn thể các bản sao của các văn bản đă sẵn được tŕnh bày trong tuyển tập gốc năm 1955 – hoàn tất thư tịch: 1) sưu tập Konstitutsii stran narodnoi demokratii (Hiến Pháp Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), (Moscow, Gosyurizdat, 1958), dưới sự giám sát biên tập của Giáo Sư V. N. Durdenevskii, chứa (từ trang 95 đến 112) văn bản của Hiến Pháp 1946 của VNDCCH; 2) một tập trong loạt Ugolovnoe zakonodatelstvo zarubezhnykh sotsialisticheskikh gosudarstv (Pháp Chế H́nh Sự Của Các Nước Ngoài Theo Xă Hội Chủ Nghĩa), dưới sự chủ biên của M. A. Gelfer, liên quan đến luật pháp của Trung Hoa lục địa, Bắc Hàn, Mông Cổ, và Bắc Việt, (Moscow, Gosyurizdat, 1957, 92 trang), mang lại một sự góp mặt độc nhất của VNDCCH là văn bản của Pháp Lệnh số 151 về sự trừng phạt các địa chủ bị buộc vi phạm luật ngày 12 Tháng Tư, 1953; và 3) tập sách đồ sộ Ugolovno-protsessualnoe zakonodatelstvo zarubezhnykh sotsialisticheskikh stran (Pháp Chế Liên Quan Thủ Tục Tố Tụng H́nh Sự Của Các Nước Ngoài Theo Xă Hội Chủ Nghĩa), biên tập bởi Giáo Sư D. S. Karev, (Moscow, Gosyurizdat, 1956, 816 trang), du nhập (từ trang 679 đến 692) các phần của Pháp Lệnh về sự tổ chức tư pháp và nhân viên ṭa án ngày 24 Tháng Một, 1946, và Pháp Lệnh tu chỉnh các quy định về tổ chức tư pháp và thủ tục tư pháp ngày 22 Tháng Năm, 1950, và toàn bộ [in toto, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] Pháp Lệnh số 150 về sự tổ chức các ṭa án nhân dân đặc biệt ngày 12 Tháng Tư, 1953.

 

       Trên một phương diện hơi khác biệt, người ta có lẽ cũng phải nói đến trong quan hệ này loại công việc tham khảo lập pháp mà tạp chí Sovetskoe gosudarstvo I pravo (Luật Pháp và Nhà Nước Sô Viết) ấn hành từ 1958 đến 1960 được thiết kế để lượng giá giới độc giả của nó về các điểm nổi bật lên trong lịch tŕnh các hoạt động hiện thời ở các nền “dân chủ nhân dân” trong lănh vực cải cách lập pháp.  Bất đầu từ số 2 của tập san định kỳ cho năm 1958, các sự phát triển gần đó tại VNDCCH đă được ghi chép theo niên lịch một cách đầy đủ trong 6 nguyệt san của năm đó.  Trong năm 1959, tỷ số là 5 trên 12 số báo.  Trong năm 1960, tỷ số leo lên 6 trên 6: các số 4 và số 7 đều không có phần thăm ḍ, và sau số 8, mục này đơn giản bị đ́nh chỉ.

 

CÁC TÁC PHẨM TỔNG QUÁT

 

       Ít học giả Sô Viết lại liều lĩnh để bao gồm toàn cảnh pháp lư Bắc Việt và không nỗ lực nào trong các nỗ lực này đên giờ đă đạt được sự thành công hoàn toàn.  Tập khảo luận tập thể Istoriya gosudarstva I prava noveishego vremeni (Lịch Sử Nhà Nước Và Luật Pháp Trong Thời Hiện Đại), chủ biên bởi Z. M. Chernilovskii, (Moscow, Ministry of Higher Education of the USSR, 1956, 159 trang), tóm tắt các điểm nổi bật trong sự tiến hóa gần đây của các kết cấu pháp luật và hiến pháp của Trung Hoa lục địa, Albania, Bắc Việt, Bắc Hàn, và Mông Cổ.  Tác giả A. Kh. Makhnenko viết phần về VNDCCH (các trang 110-125).  Tập 3 của bộ sách giáo khoa Istoriya gosudarstva I prava (Lịch Sử Nhà Nước và Pháp Luật), chủ biên bởi P. N. Galanza và Z. M. Chernilovskii, (Moscow, Gosyurizdat, 1961, 654 trang), áp dụng chủ yếu khảo hướng từng nước một, bao trùm bốn châu và khảo sát 25 nước.  VNDCCH được dành cho một chương 19 trang mà tác giả lại chính là A. Kh. Makhnenko (các trang 252-370) và trong khuôn khổ chật hẹp đó tác giả kể sau gồm một phần nhỏ tin tức về sự thành lập VNDCCH, Hiến Pháp 1946, sự biến đổi kinh tế xă hội có tính cách cách mạng trong thời kỳ 1946-1954, sự kư kết đ́nh chiến và sự chấp nhận Hiến Pháp 1960.  Hoàn toàn hiển nhiên, tác giả chi cào bới bề mặt của các biến cố, sự thảo luận về đề tài tất nhiên sơ sài, và không có sự lượng giá phê b́nh nào về các dữ liệu thực sự rút ra được.  Khi đó, điều hiện ra là một bản toát yếu sơ sài tài liệu công, có tính cách chọn lọc và hoàn toàn mang tính chất gây ấn tượng.

 

       Mang thực chất hơn nhiều là một chương kèm theo về luật pháp, các ṭa án và thủ tục của các nước dân chủ nhân dân (các trang 529-587) được viết bởi M. G. Solovieva và M. P. Lebedev, theo các đường lối đối chiếu đích thực, trong đó các đặc tính chính của các hệ thống pháp lư liên hệ trong lănh vực dân luật, luật lao động, và tổ chức tư pháp và thủ tục ṭa án được đối chiếu giữa chúng với nhau [inter se, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] với sự lưu ư đáng kể về chi tiết, một sự lĩnh hội vững chắc về ngành học và một cảm giác tinh tế về các sự khác biệt trong chữ nghĩa của các tài liệu thích hợp.  Không nỗ lực nào được thực hiện xuống tới mức độ thực hành thực tế và nh́n theo cách trong đó các luật lệ được áp dụng thực sự hầu đo lường tác động của các sắc thái ngữ nghĩa (semantic) này, hay trong thực tế, không có khoảng trống cung ứng sẽ cho phép ngay cả một sự thực tập khiêm tốn để chứng thực kinh nghiệm.  VNDCCH nhận được một sự chú ư công bằng.

 

       Trong Tập 2 của ấn bản kế tiếp của bộ sách giáo khoa, giờ đây được ấn hành dưới nhan đề Istoriya gosudarstva I prava zarubezhnykh stran (Lịch Sử Nhà Nước và Luật Pháp Của Các Nước Ngoài), biên tập bởi P. N. Galanza và O. A. Zhidkov, (Moscow, “Yuridicheskaya literature,” 1969, 488 trang), với h́nh thức đă trải qua một số sự sửa đổi. Thay v́ một phân đoạn riêng biệt dành cho VNDCCH, một bài khảo luận của B. S. Gromanov (các trang 419-435) cố gắng tổng hợp “các nét đặc thù của sự thành lập quyền lực dân chủ nhân dân tại các nước ở Á Châu” bằng việc khảo sát, lần lượt, các t́nh trạng lịch sử trong sự phát triển của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân địa phương, các sự biến đổi kinh tế - xă hội trong giai đoạn đầu tiên của quyền lực dân chủ nhân dân, các bản hiến pháp và các hành vi hiến định đầu tiên  và sự xây dựng các cơ sở của xă hội chủ nghĩa.  Dĩ nhiên, trong các giới hạn nghiêm ngặt được đặt ra cho ḿnh, tác giả bị buộc phải đưa ra một sự chú giải cho cuộc  thăm ḍ, nhưng phẩm chất của sự phân tích trong bài viết này đă sẵn mang vẻ ưu việt một cách đáng kể đối với âm điệu tập sách trước của nó vốn đă thảo luận về VNDCCH trong sự biệt lập chặt chẽ và khảo hướng kết hợp ảnh hưởng trên toàn thể trong một sự tường thuật cân bằng hơn nhiều.  Kế tiếp, tác giả M. G. Solovieva một lần nữa được ủy thác công tác dồn nén chỉ trong ṿng mười hai trang sự tổng kết hổ lốn tiến tŕnh của sự khởi đầu của luật pháp xuyên qua toàn thể quang cảnh của các nước ngoài theo xă hội chủ nghĩa, hướng tiêu điểm đặc biệt vào các chủ đề về dân luật, luật lao động, và h́nh luật.  Dưới các t́nh huống khó khăn này, tác giả đă làm tṛn bổn phận một cách khá tốt trong việc xác định các sự dị biệt và tương đồng trong các định thức của các biện pháp lập quy (normative) theo từng loại, nhưng, cho đến nay, né tránh mọi sự cám dỗ để thám hiểm các hàm ư trọng yếu của các sự biến thiên này  Trong khung cảnh hoạt động đó, kinh nghiệm của VNDCCH chỉ được trưng dẫn một lần bằng danh xưng.

 

       Chỗ c̣n lại của khối tài liệu gồm ba phần.  Trước tiên, chúng ta có một quyển sách nhỏ nhan đề Demokraticheskaya Respuublika Vietnam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), phiên dịch từ tiếng Việt bởi V. I. Zvonov, V. A. Olgin và Yu. I. Yuriev (Moscow, Gospolitizdat, 1963, 150 trang), một chương trong đó (các trang 35-55) luận giải về cơ cấu chính trị và xă hội, tức, tổ chức nhà nước, sự b́nh đẳng giữa các chủng tộc, và giữa đàn ông với phụ nữ, khối tài sản của đất nước – trong tay người dân, các quyền hạn và bổn phận của các công dân, sự thống nhất chính trị bất khả hủy diệt – căn bản của trật tự dân chủ nhân dân.  Văn thể thuộc loại mô tả, sự khảo cứu th́ hời hợt, và mang mùi vị tuyên truyền hơn là học thuật.  Tác phẩm tập thể Vietnam (spravochnik) (Việt Nam, Sổ Tay Hướng Dẫn), (Moscow, “Nauka”, 1969), tương tự bao gồm một phần dài nói về cơ cấu nhà nước và các đảng phái chính trị cùng các tổ chức công cộng (các trang 155-194).  Vẫn có tính chất tŕnh bày hơn là phân tích, tập cẩm nang dù thế được đánh giá như một tập hướng dẫn thực tế hữu ích về hệ thống chính phủ chính thức và các hiệp hội công dân và chính trị địa phương khác nhau.

 

       Sau cùng, bộ Istoriya Vietnam v noveishee vremya (1917-1965) (Lịch Sử Việt Nam, Thời Hiện Đại, 1917-1965) (Moscow, “Nauka”, 1970), dành phần lớn không gian và sự chú ư cho vấn đề phát triển và sự tiến bộ của “trật tự dân chủ nhân dân” tại xứ sở.   Sách hay, có sưu tầm, khai quật nhiều nguồn tài liệu bản xứ và của Nga cùng các ấn phẩm Tây Phương, tập chuyên khảo này mang lại một bức tranh liên hợp của khởi căn và sự tăng trưởng của các định chế pháp lư và hành chính bản xứ ở giữa thời cách mạng, nội chiến và kháng chiến vũ trang, và sau khi tái lập ḥa b́nh, được phác họa trên cuộc bàn thảo rộng lớn về các t́nh trạng kinh tế và chính trị thịnh hành và liên hệ tới các sự tính toán chiến thuật cá biệt và các t́nh trạng cấp bách về môi trường.  Bộ sách được xếp hạng như một trong các tác phẩm được viết hay hơn và được chứng liệu một cách vững chắc hơn trong thư tịch Sô Viết về các công việc pháp lư của Bắc Việt và, mặc dù các khía cạnh pháp lư chỉ là một phần của toàn cảnh rộng lớn hơn, chúng chiếm một vị trí khá quan trọng trong các ấn bản đủ để bảo đảm cho việc trưng dẫn bộ khái luận dưới tiểu đề tác phẩm pháp lư.

 

LUẬT HIẾN PHÁP

 

       Khối đơn độc lớn nhất trong các tác phẩm Sô Viết được ấn hành về hệ thống pháp lư của Bắc Việt nằm nơi đề mục này.  Danh mục bao gồm cả các khái luận tổng quát về cơ cấu tổ chức của VNDCCH lẫn các bài nghiên cứu về các định chế chính quyền cá biệt và các thủ tục hiến định.  Trong số khái luận nêu ra trước, chỗ danh dự được chiếm cứ bởi các loạt sách giáo khoa về “pháp luật nhà nước” của các nước liên kết với LBSV (Liên Bang Sô Viết) trong khuôn khổ phe “xă hội chủ nghĩa”.

 

       Khá ngạc nhiên, tập đầu tiên như thế -- N. P. Farberov, Gosudarstvennoe pravo stran narodnoi demokratii (Luật Pháp Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), (Moscow, Gosuurizdat, 1949, 327 trang), không có phần đề cập đến VNDCCH.  Dĩ nhiên, sự thiếu sót có thể chỉ v́ sự bất lực của tác giả trong việc thu thập các dữ liệu thích đáng vào lúc đó.  Tuy nhiên, trong lời đề tựa (trang 8), Farberov thú nhận cùng mối quan tâm về CHDCND Triều Tiên (Bắc Hàn), nước cũng bị đặt ra ngoài – v́ cùng lư do duy nhất đó – trong khi không có lời cáo lỗi tương tự được đua ra về việc gạt VNCCH ra ngoài.  Một sự giải thích khả dĩ khác là sự bất định tiếp diễn trong các học giả Sô Viết vào thời gian đó về tính chất chân thực trong phả hệ huyết thống “xă hội chủ nghĩa” của VNCCH và sự thích đáng trong việc chỉ định nó như một nền “dân chủ nhân dân”.  Việc đặt nhan đề của một bài viết đương thời của V. Ya. Vasilieva, “Vietnam – indokitaiskaya demokraticheskaya respublika” (Việt Nam – một Cộng Ḥa Dân Chủ Đông Dương), (Mirovoe khozyaistvo I mirovoya politika, 1946, No. 12, các trang 81-89), bài viết sớm nhất trong các công tŕnh về đề tài như thế, trong thực tế củng cổ cho giả thuyết đó chiếu theo định thức vệ sinh tiệt trùng về ư thức hệ của nó.

 

       Trong bất kỳ trường hợp nào, sau [Hội Nghị] Geneva, VNDCCH chính thức gia nhập hàng ngũ các quốc gia “xă hội chủ nghĩa” anh em và được chỉ định một vị thế đồng đẳng trong các ấn phẩm học thuật Sô Viết nói về hiện tượng “các nền dân chủ nhân dân”.  Chính từ đó, sổ tay chỉ dẫn Gosudarstvennyi stroi stran narodnoi demokratii Azii (Cơ cấu Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân tại Á Châu), biên tập bởi N. T. Samartseva, (Moscow, 1956, 203 trang), xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Đại Học LBSV (Ministry of Higher Education of the USSR) và được chấp thuận như một quyển sách giáo khoa dành cho các sinh viên của Viện Pháp Lư Toàn Liên Bang Học Theo Lối Hàm Thụ (All-Union Legal Institute of Study by Correspondence Courses), đă sẵn chứa một phần riêng biệt về VNDCCH, được ghi công khai là của tác giả B. L. Borisov (các trang 116-155).  Tuy nhiên, một sự khác biệt quan trọng giữa tập này và các tập kế tiếp của nó là phạm vi địa-chính trị hạn chế của nó: nó có vẻ nhắm vào một tiêu điểm của Á Châu thay v́ khuôn khổ toàn miền được chấp nhận trong các ấn bản theo sau. 

 

       Trong ít năm kế đó, bốn tác phẩm độc lập đă xuất hiện, tất cả đều xây dựng trên một kiểu mẫu tiêu chuẩn.  Quyển đầu tiên, được bảo trợ bởi Viện Luật Học của Hàn Lâm Viện Các Khoa Học của LBSV, nhan đề Gosudarstvenoe pravo zarubezhnykh sotsialisticheskikh stran (Luật Pháp Nhà Nước Của Các Nước Ngoài Theo Xă Hội Chủ Nghĩa), biên tập bởi V. F. Kotok, (Moscow, Gosyurizdat, 1957, 465 trang), giới thiệu một bố cục chia thành hai tầng khác nhau.  Phần I mang lại một cuộc thăm ḍ đối chiếu các căn bản chung trong luật pháp nhà nước của các nước liên quan, tức, đối tượng, nguồn gốc và hệ thống luật pháp nhà nước; các hiến pháp; cơ cấu xă hội; cơ cấu nhà nước; các nguyên tắc nền tảng của sự tổ chức và điều hành các bộ phận nhà nước; các quyền hạn và nghĩa vụ nền tảng của các công dân; các nguyên tắc nền tảng của hệ thống bầu cử.  Phần II bao gồm các đường nét tương đồng trong các hệ thống hiến định của mỗi nước tương ứng, được sắp xếp đúng theo dàn bài chung.  Tác giả O. A. Arturov là người phụ trách chương về VNDCCH (các trang 396-416; 468-469).  Tuy cũng hữu ích, các khảo luận về các nước cá biệt lại quá cô đọng đến mức giống như một biểu đồ mở rộng của khung định chế của các đơn vị quốc gia liên hệ nhiều hơn, đôi khi được kèm theo bởi một thư tịch sơ sài khoảng một tá văn bản, các bài diễn văn chính thức và các bản báo cáo cùng một sự tŕnh bày nhỏ giọt các tài liệu thứ yếu.

 

       Với các sự thay đổi nhỏ nhặt, một trắc diện tương tự được t́m thấy trong ba tập sách khác: Gosudarstvennoe pravo stran narodnoi demokratii (Luật Pháp Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), biên tập bởi A. Kh. Makhnenko, (Moscow, Ministry of Higher Education of the USSR, 1959, 419 trang), với chương về VNDCCH được viết bởi A. G. Budanov (các trang 371-396); Gosudarstvennoe pravo stran narodnoi demokratii (Luật Pháp Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), của L. D. Voevodin, D. L. Zlatopolskii, và N. Ya. Kuprits, (Moscow, Izd. IMO, 1960, 631 trang), với một chương về VNDCCH được viết bởi L. D. Voevodin (các trang 510-552); và Gosudarstvennoe pravo stran norodnoi demokratii (Luật Pháp Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), biên tập bởi V. F. Kotok, (Moscow, Gosyurizdat, 1961, 572 trang), với chương về VNDCCH được viết bởi L. M. Gudoshnikov (các trang 265-292), 562-562).

 

       Kể từ đó, một chiều hướng mới đă xuất hiện trong lănh vực của các nỗ lực này, được đánh dấu bởi một toan tính để tiến tới một khảo hướng kết hợp hàng ngang, đối chiếu thực sự trong phân khoa học thuật này.  Chính từ đó, một tuyển tập các bài viết biên tập bởi V. F. Kotok và N. P. Farberov, Konstitutsionnoe pravo sotsialisticheskikh stran (Luật Hiến Pháp Của Các Nước Xă Hội Chủ Nghĩa), (Moscow, Izd. Akademii nauk SSSR, 1963, 327 trang), dành trọn bộ cho một sự phân tích xuyên quốc gia về các định chế chủ yếu trong luật hiến pháp của các nước thành viên “Khối Thịnh Vượng Chung Xă Hội Chủ Nghĩa” và tránh né sự trần thuật theo từng nước như tiêu chuẩn cho đến giờ.  Tài liệu được tập hợp thành sáu tiêu đề chính yếu: đối tượng và các nguồn gốc của luật hiến pháp; các đặc điểm nền tảng của các hiến pháp mới; hệ thống đa đảng và các mặt trận (dân tộc) nhân dân; hệ thống bầu cử; sự hoàn chỉnh các h́nh thức quản trị kỹ nghệ trong thời kỳ hoàn tất sự xây dựng xă hội chủ nghĩa; các khía cạnh mới của sự quản lư lănh thổ - hành chính.  Trong mỗi trường hợp, một nỗ lực đă được thực hiện để tổng hợp kinh nghiệm chung của mọi nước thành viên trong lănh vực cá biệt đó, ghi nhận các sự trùng hợp và các sự phân ly, truy t́m các yếu tố nguyên do, phác họa các đường lối tương lai tiềm ẩn cho sự hội tụ và khai triển một kiểu mẫu tổng quát cho học thuyết và sự thực hành hiến pháp theo xă hội chủ nghĩa.

 

       Tập chuyên khảo của I. P. Ilinskii và B. V. Shchetinin, Gosudarstvennoe pravo stran narodnoi demokratii (Luật Nhà Nước Của Các Nước Dân Chủ Nhân Dân), (Moscow, Izd. “Mezhdunarodnye otnosheniya,” 1964. 355 trang) là một sự thảo luận có phương pháp hơn về chủ đề.  Sau một phần giới thiệu dài tóm tắt bối cảnh lịch sử và ư thức hệ của bước khởi thủy của “hệ thống xă hội chủ nghĩa thế giới”, các tác giả đă phân chia lănh vực thành 11 chương, mỗi chương bàn về một vấn đề hay chủ điểm cá biệt: khái niệm, đối tượng và hệ thống luật pháp nhà nước; các hiến pháp; cơ cấu xă hội; cơ cấu nhà nước; tư cách pháp lư của các công dân; luật bầu cử; các nguyên tắc nền tảng của sự tổ chức và vận hành các bộ phân nhà nước; các bộ phận tối cao của quyền lực nhà nước; các bộ phận tối cao của hành chính nhà nước; các bộ phận địa phương của chính phủ và hành chính nhà nước; các ṭa án và quy chế công tố viên.  Sau hết, A. Kh. Makhnenko, Gosudarstvennoe pravo zarubezhnykh sotsialisticheskikh stran (Luật Pháp Nhà Nước Của Các Nước Ngoài Theo Xă Hội Chủ Nghĩa), (Moscow, Izd. “Vysshaya shkola”, 1970, 367 reăn), là quyển sách giáo khoa về luật đầu tiên vởi toàn bộ nội dung được nhận thức và thực hiện trên một bàn cân so sánh và nhiều phần đặt ra một tiền lệ ở đây cho chức nghiệp học thuật Sô Viết.

 

       Làn sóng mới nhất trong phương thức hoạt động [modus operandi, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] học thuật Sô Viết tại khu vực này làm nảy sinh hai ư kiến.  Trước tiên, không phải mọi nước hội đủ điều kiện đều đi đến việc nhận được sự chú ư đồng đều; trên bảng kết toán, có khuynh hướng để trưng dẫn tài liệu của các quốc gia “xă hội chủ nghĩa” Đông Âu thường nhiều hơn tài liệu của các nước đồng khối Á Châu của chúng.  Thứ nh́, liên can đến sự phân tích đốí chiếu chân thực kế đó đă làm nảy sinh một sự tán thưởng mới về kiểu mẫu vi mô, tạm gọi như thế; đối phản các quy kết căn nguyên trong các tham số (parameters) của một chủng loại riêng biệt là một phương thức nhạy cảm của việc sắp xếp một bảng chỉ số xếp loại phổ quát.  Thí dụ, trong bối cảnh “Khối Thịnh Vượng Chung xă hội chủ nghĩa”, điều này có nghĩa một sự chú ư được khôi phục trong việc ứng xử nhánh Đông Âu của xă hội chủ nghĩa như một hiện tượng tự trị, trong khi nhánh Á Châu sinh đôi của nó phơi bày các phẩm tính bản xứ nào đó đủ đẻ bảo đảm cho việc chỉ định cho nó một quy chế kỳ biệt, mặc dù có liên hệ huyết tộc.  Tập chuyên khảo của I. P. Ilinskii, Konstitutsii mira I sotsializma, Iz opyta konstitutsionnogo stroitelstva v evropeiskikh sotsialisticheskikh stranakh (Các Hiến Pháp Của Ḥa B́nh và Xă Hội Chủ Nghĩa, Từ Kinh Nghiệm Của Sự Xây Dựng Hiến Pháp tại Các Nước Xă Hội Chủ Nghĩa Âu Châu), (Moscow, Izd. “Mezhdunarodnye otnosheniya”, 1967, 312 trang), là một sự minh chứng tốt cho kỹ thuật “đánh thành tùng cụm” hiện đang có vẻ dành được ưu thế trong giới luật học Sô Viết, cả từ, theo sự phỏng đoán, sự tin tưởng rằng phương pháp đặt kề cận nhau dẫn đến các kết luận nhiều thực chất hơn nơi mà mẫu được chọn lựa cho cuộc điều tra phơi bày một số lượng nhỏ của sự hợp nhất hợp lư, lẫn ư nghĩ rằng một phạm vi nhỏ hẹp hơn của sự khảo sát cho phép việc thăm ḍ sâu xa theo kiểu sẽ không thể nào làm được với một cuộc cứu xét bắt buộc bị dàn trải trên một khoảng đất bao la. 

 

       Thư tịch Sô Viết về sự vụ Bắc Việt cũng đầy rẫy, dĩ nhiên, trong nhiều sự nghiên cứu thuộc loại linh tinh về bản thân [per se: tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] cơ chế hiến pháp của VNDCCH.  Cuộc diễn hành mở màn với một bài viết của O. A. Arturov, “Gosudarstvennyi stroi Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Cơ Cấu Nhà Nước Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sovetskoe gosudarstvo I pravo, 1954, No. 7, các trang 41-47, bao gồm hai phần: một sự lược duyệt ngắn về một số các pháp lệnh lập pháp chính yếu được ban hành trong cuộc “chiến tranh giải phóng dân tộc”, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào các biện pháp đụng chạm đến các vấn đề nông nghiệp; và một sự tóm tắt các điều khoản chính trong Hiến Pháp 1946.  Khảo hướng có tính cách chú giải, tiêu điểm được nhắm vào ngôn ngữ chính thức của các đạo luật và không nỗ lực nào được thực hiện để tham khảo với tài liệu lịch sử hay để chứng thực sự tương thích của nó với các quy định cụ thể của bản thiết kế theo lư thuyết.  Kế đó, chúng ta có một quyển sách nhỏ, mỏng của I. Ya. Podkopaev, Demokraticheskaya Respublika Vietnam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Moscow, “Znanie”, 1955, 40 trang), trinh bày văn bản của một bài thuyết tŕnh được đọc trước một thính giả b́nh dân và bao gồm một khối lượng khiêm tốn tin tức căn bản về sự tổ chức chính trị của VNDCCH, một lần nữa, về việc tóm tắt các điều khoản chính của Hiến Pháp, phác họa khung định chế của hệ cấp chính phủ và đề cập đến các pháp lệnh cách mạng quan trọng nhất trợ lực vào việc đặt định các nền tảng kinh tế - xă hội của chế độ VNDCCH sau năm 1954.

 

       Tập sách này được theo sau bởi hai tập tiểu luận mỏng dành cho chân dung về công pháp của VNDCCH: A. G. Budanov, Gosudarstvennyi stroi Demokraticheskoi Respubliki Vietnam (Cơ Cấu Nhà Nước Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Moscow, 1956, 64 trang), phát hành bởi Đại Học Moscow State University; và V. Chirkin, Osnovy gosudarstvennogo prava Demokraticheskoi Respubliki Vietnam (Các Căn Bản Của Luật Pháp Nhà Nước Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Sverdlovsk, 1957, 59 trang), một bài giảng tại Viện Luật Học Sverdlovsk Law Institute.  Tác giả A. G. Budanov quay trở lại trường quy với một tập sách nhỏ khác, Gosudarstvenny stroi Demokratichskoi Respubliki Vietnam (Cơ Cấu Nhà Nước Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Moscow, Gosyurizdat, 1958, 109 trang), là một phần của một loạt ấn phẩm về cơ cấu nhà nước của các nước trên thế giới.  Trong một số khía cạnh, nỗ lực cá biệt này có tính chất ưu việt về phẩm chất so với nhiều sách mẫu khác trong cùng tuyển tập, vốn có khuynh hướng bám lấy một sự tóm tắt các dữ liệu thiết yếu về cấu h́nh định chế trong thiết kế chính trị của nước chủ thể, không làm ǵ khác hơn là việc ghi lại các điều khoản của pháp chế quan trọng mà không hề đánh liều để kiểm soát xem cơ chế “trên giấy tờ” thực sự hoạt động ra sao.  Nhiều trong số các tập sách nhỏ này làm nhớ đến một trong loại văn chương đă được khử trùng nào đó, phân phát bởi các cơ quan du lịch chính thức để giúp cho du khách ngoại quốc hay biết về các hiệu năng dẫn chứng trong kế hoạch địa phương của chính phủ, và thiếu mất tính thuyết phục đồng loạt..

 

       Ngược lại, Budanov vươn ra xa hơn, một sự chuyển động bị bắt buộc, theo ư kiến của tôi, bởi bản chất đề tài của ông.  Thực ra, một sự chú giải trơ trẽn về ngôn từ của Hiến Pháp 1946 vào thời điểm trễ năi này chẳng phục vụ cho mục đích nào cả, đặc biệt khi nh́n đến sự tích lũy đáng nể của các pháp lệnh và sắc lệnh được chấp nhận trong lúc ấy nhằm bổ túc, tu chính và mở rộng các quy điều được h́nh thành trong đó.  Ngoài ra, tác giả Budanov là một chuyên viên trong ngành có thể đă muốn sản xuất ra một “bản thảo sống động” và đủ quen thuộc với tài liệu nguyên gốc để có thể làm như thế và đi ra ngoài lối ṃn để nghiêng về việc khai phá vùng đất mới.  Bất kể điều ǵ đă thúc đẩy sự tách rời khỏi tiền lệ, kết quả thuần là một tập chuyên khảo với tài liệu tốt hơn đă thu thập các dữ liệu đáng chú ư và chưa sẵn sàng để tiếp cận, đă đem lại một bức tranh trung thực và tṛn đầy hơn về thành quả lập pháp của VNDCCH hơn là được phản ảnh cho tới giờ trong các nguồn tài liệu Sô Viết thứ yếu.

 

       Sau một quăng xen giữa hai năm, ba tác phẩm đă xuất hiện cùng một lúc.  Một khảo luận bởi A. G. Mazaev, “Reshenie natsionalnogo voprosa d Demokraticheskoi Respublike Vietnam” (Giải Pháp Cho Vấn Đề [Các] Dân Tộc Tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), trong tuyển tập Demokraticheskaya Respublika Vietnam 1945-1960, (Moscow, Izd. Vostochnoi leteratury , 1960, các trang 141-176), mặc dù đề cập đến vấn đề vị thế của các dân tộc ít người tại VNDCCH nói chung, cũng đă cứu xét đến tư cách pháp lư của chúng.  Tác giả đă sử dụng một cách có phương pháp các ấn phẩm Việt ngữ theo đó ông đă bổ túc bằng một sự chấm phá các dữ liệu xă hội học mà cá nhân ông đă thu lượm được trong một chuyến tham quan thực trường địa phương sâu rộng.  Kế đó, một bài viết của N. S. Merzlyakov, “Gosudarstvennoe stroitelstvo v Demokraticheskoi Respublike Vietnam” (Xây Dựng Nhà Nước tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), trong tập sách kỷ niệm 15 let Demokraticheskoi Respubliki Vietnam (15 năm Việt Nam Dân Chủ Công Ḥa) (Moscow, IMO, 1960, các trang 35-64), thuật lại câu chuyện giờ đây quen thuộc về sự phát triển khuôn khổ hiến pháp và định chế của VNDCCH, về bước khởi đầu và sự tăng trưởng của các nguyên tắc tư duy và tổ chức trên đó đặt định hệ thống chính quyền của xứ sở, sự tiến triển vững chắc tiến tới các h́nh thái chính trị “xă hội chủ nghĩa” và sự tiến hóa của guồng máy hành chính để theo kịp và kế đó, giúp thúc đẩy các công tác hiện tại trong lịch tŕnh hoạt động “xă hội chủ nghĩa”.  Sau cùng, một bài viết của A. Mazaev, “Pod znamenem novoi Konstitutsii” (Dưới Ngọn Cờ Của Hiến Pháp Mới), Sovety deputatov trudyashchikhsya, 1960, No. 6, các trang 102-106, đón chào dịp tuyên bố Hiến Pháp 1960, chỉ là một bản sơ yếu lư lịch của Đạo Luật Tổ Chức mới nhất, thực hiện với các nét vẽ to bản và chỉ đụng chạm nhẹ nhàng trên một số tính chất nổi bật của hiến chương dân tộc hiện thời.

 

       Năm 1961 chứng kiến sự ấn hành tập đầu tiên – và cho đên nay, duy nhất – chuyên khảo nghiên cứu nghiêm chỉnh về chính quyền Bắc Việt: N. S. Merzlyakov, Demokraticheskaya Respublika Vietnam (gosudarstvennyi stroi (Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, Cơ Cấu Nhà Nước), (Moscow, IMO, 1961, 192 trang).  Sử dụng hữu hiệu tài liệu bằng tiếng Nga và tiếng Việt khó có được, tác giả vẽ lại kim tự tháp tổ chức của các định chế chính quyền và hành chính tại Bắc Việt, tóm tắt các động lực của sự phát triển và củng cố của chúng, đi xuống bên dưới tầng lập pháp để có cái nh́n về các mao quản thủ tục nằm dưới lớp biểu b́ chính thức, các mạch truyền hoạt động thường xuyên nối kết các tế bào trung gian và thấp hơn trong guồng máy thư lại, và c̣n t́m cách chuyên chở một ư tưởng phảng phất về phong cách điều hành thấm nhập môi trường này.  Trong loại của nó, tác phẩm cho đến nay vẫn có tính ưu việt rơ nét so với bất kỳ tác phẩm nào khác được cung ứng.  Trong thực tế, nó vẫn có lẽ c̣n là tập khảo luận nguyên thủy nhiều tham vọng nhất trên hệ thống chính quyền Bắc Việt vào lúc kết thúc mười lăm năm đầu tiên hoạt động của nó trong bất kỳ ngoại ngữ nào và là một tác phẩm tham chiếu không thể thiếu được đối với bất kỳ ai quan tâm đến ṿng chạy đầu tiên trong sinh hoạt hiến pháp của VNDCCH.

 

       Để so sánh, tập sách nhỏ của A. G. Mazaev, Gosudarstvennyi stroi Demokraticheskoi Respubliki Vietnam (Cơ Cấu Nhà Nước Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), (Moscow, Gosyurizdat, 1963, 85 trang), là một sự thất vọng đáng buồn.  Được thúc đẩy rơ ràng bởi ước muốn của các chủ biên loạt sách “Cơ cấu nhà nước của các nước trên thế giới” nhằm cập nhật sự đóng góp trước đó của Budanov vào tuyển tập có cùng chủ đề, ấn bản này tự hạn chế chủ yếu vào một sự mô tả theo nguyên văn vỏ bọc định chế của VNDCCH như được quy định theo Hiến Pháp 1960.  Không nỗ lực nào được thực hiện để mở rộng tầm nh́n bằng cách khai mở nguồn mạch phong phú của các tài liệu lập quy và lập pháp bổ trợ và điều mà chúng ta có được  chung cuộc là một cuộc thăm ḍ sơ sài và khá cô đọng về họa đồ tổng quát của dinh thự chính phủ.

 

       Trong một số khía cạnh, các thành tố cá thể trong bộ máy chính quyền VNDCCH được thù đăi khá hơn về phẩm chất kỹ thuật trong sự đối xử mà chúng nhận được từ bàn tay của các học giả Sô Viết.  Thí dụ, tiến tŕnh bầu cử, là đề tài của hai cuộc nghiên cứu đối chiếu: B. V. Shchetinin, “Predstavitelnaya sistema v norodno-demokraticheskikh gosudarstvakh Azii” (Hệ Thống Đại Biểu Tại Các Quốc Gia Dân Chủ Nhân Dân của Á Châu), Sovetskoe, gosudarstvo I pravo, 1955, No. 2, các trang 33-41, và B. A. Strashun, Izbiratelnoe pravo sotsialisticheskikh gosudarstv (Luật Bầu cử của Các Quốc Gia Xă Hội Chủ Nghĩa), (Moscow, IMO, 1963, 248 trang).  Không có ǵ sâu xa một cách đặc biệt và hiếm khi mạo hiểm tiến vào lănh vực thực hành, cả hai dù thế hữu dụng hơn tác phẩm trung b́nh bởi khuôn khổ đối chiếu bắt buộc các tác giả phải mở rộng tầm nh́n, để liệt kê các sự trùng hợp và dị biệt, cùng nêu ra các sự giải thích cụ thể cho các hiện tượng, và thường vượt quá việc chỉ lập lại các định thức pháp lư.  Phạm vi bài viết nhỏ hẹp hơn và chính v́ thế các số liệu VNDCCH hoàn toàn nổi bật trong sự trần thuật; tại tập khảo luận, các sự tham khảo về VNDCCH có khuynh hướng phần nào bị ch́m khuất trong toàn bộ quang cảnh.

 

       Bổ túc cho ba tác phẩm bàn thảo cá biệt về guồng máy bầu cử của VNDCCH đó gồm: một bài ghi nhận tóm lược “Vybory vo Vietname” (Các Cuộc Bầu Cử Tại Việt Nam), Novoe vremya, 1957, No. 49, trang 14, tường thuật về cuộc bỏ phiếu bầu các đại biểu vào các hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Hải Pḥng; một mục về VNDCCH (các trang 24-26) trong tập hướng dẫn Izbiratelnye sistemy stran mira (Các Hệ Thống Bầu Cử Của Các Nước Trên Thế Giới), (Moscow, Gospolitizdat, 1961), chứa đựng tin tức căn bản về sự tổ chức việc bầu cử vào các bộ phận của chính quyền ở các cấp khác nhau và một ít thống kê về đoàn cử tri và nhóm tuổi cùng căn bản nghề nghiệp của các ứng cử viên trúng cử; và sau hết, một bài viết của tác giả Nguyễn Đ́nh Lộc, “Izbiratelnyi zakon Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Luật Bầu Cử Của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sovetskoe, gosudarstvo I pravo, 1961, No. 1, các trang 80-90, thảo luận về sự tiến hành các cuộc bầu cử toàn quốc trong những năm đầu tiên của chế độ, các tiêu chuẩn quy định việc thực hành sự phổ thông đầu phiếu tại miền bắc vĩ tuyến thứ 17, các kết quả của cuộc bầu cử 1960 vào Quốc Hội, và đối chiếu cách thức ở đây của VNDCCH với thể thức của chế độ tranh đua với nó tại miền nam, phác họa một bức tranh bất lợi lớn lao cho chế độ kể sau, điều không cần nói cũng biết.

 

       Chính quyền địa phương tại Bắc Việt, cũng thế, đă thu hút phần chú ư đáng kể.  Một sự tường thuật hữu dụng về cơ cấu và các chức năng của các bộ phận chính quyền địa phương, kể cả các cơ quan được thiết lập tại các miền tự trị cư ngụ bởi các chủng tộc ít người, được đưa ra bởi N. Merzlyakov, “Organy vlasti demoktraticheskogo Vietnama” (Các Cơ Quan Thẩm Quyền Của Việt Nam Dân Chủ), Sovety deputatov trudyashchikhsya (Các Sô Viết [Hội Đồng] Đại Biểu Công Nhân), 1958, No. 1, các trang 77-81.  Kế đó, sau một sự gián đoạn kéo dài, chúng ta có một loạt bài liên tiếp mau lẹ: M. Ilinskii, “Chetvert veka borby I pobed” (Một Phần Tư Thế Kỷ Đấu Tranh Và Thắng Lợi), cùng nơi dẫn trên, 1971, No. 6, các trang 106-110; và L. Gudoshnikov, “Aktivisty narodnykh sovetov” (Các Nhà Hoạt Động Của Các Hội Đồng Nhân Dân), cùng nơi dẫn trên, 1972, No. 2, các trang 108-111.

 

       Các khảo luận ngắn ngủi này đều phù hợp vào một khuôn mẫu văn thể tương tự: một câu chuyện làm chứng quan tâm đến con người ăn khớp với các việc làm lao động và thành tích của người dân b́nh thường và các phát ngôn viên được tuyển cử của họ trong việc điều hành các sự vụ địa phương, đối phó với các t́nh trạng khẩn cấp và khủng hoảng đôi khi gây ra bởi các điều kiện giao tranh, trợ giúp sự di tản các thường dân, sự thi hành các chương tŕnh pḥng thủ dân sự, sự động viên sức lao động và các nguồn tài nguyên khan hiếm, để đáp ứng các hoàn cảnh thúc bách thời chiến, vân vân.  Chúng thường cung cấp nhiều cái nh́n thấu triệt vào các khía cạnh thường nhật của sự điều ḥa ở hạ tầng cơ sở và sự tham gia của đại chúng vào các hoạt động cộng đồng bố túc và tạo sinh động cho đồ thị phi nhân đạo cứng ngắc được phóng chiếu bởi các sự xét nghiệm khô khan về các quy định tầm thường trong các biện pháp luật định lặt vặt vốn tạo thành phần lớn văn chương trong ngành.

 

       Các nguồn tài liệu thứ yếu của Sô Viết cung cấp c̣n nhiều hơn nữa sự chú tâm đến guông máy tư pháp của Bắc Việt.  Chính vi thế, một bài viết dài của Bộ Trưởng Tư Pháp VNDCCH, Vũ Đ́nh Ḥe [nguyên bản viết là Vu Din Khoe, chủ của người dịch], “Sudy Narodnogo Vitnama v borbe za ukreplenie demokraticheskoi diktatury naroda” (Các Ṭa Án Nhân Dân Việt Nam Trong Cuộc Đấu Tranh Nhằm Tăng Cường Nền Độc Tài Dân Chủ Của Nhân Dân), Sovetskaya yustitsiya (Công Lư Sô Viết), 1958, No. 11, các trang 14-21, là một bản toát yếu tuyệt hảo về tiến tŕnh phát triển hệ thống ṭa án tại các khu vực “xă hội chủ nghĩa”, thứ tự các ưu tiên thay đổi trong công việc của các ṭa án trong mười ba năm hiện hữu đầu tiên của chúng, sự viện dẫn đến các ṭa án đặc biệt trong sự liên kết với sự tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, sự thanh lọc dần dần lược đồ tổ chức và sự cải tiến trong phẩm chất sự thi hành của ngành tư pháp, và sự mở rộng vững chắc vai tṛ của nó trong việc bảo toàn các thắng lợi của cuộc cách mạng và thúc đẩy hơn nữa “việc xây dựng xă hội chủ nghĩa”.  Điều hiện ra rất rơ rệt từ các trang viết này là bức tranh về một loạt các chiến dịch pháp lư trong đó các ṭa án đă được chỉ thị phải tập trung năng lực của chúng vào các vấn đề mà các nhà chức trách hiện thời xác định là trọng yếu.  Thay v́ chỉ ban phát công lư thường lệ, khi đó, các ṭa án bị thúc ép trong từng đợt tiến vào việc “chiến đấu” một số hiện tượng được chỉ định nào đó mà giới lănh đạo chính trị xem là đặc biệt nguy hiểm trong nhất thời, điều chỉnh phương thức hoạt động (modus operandi) cho thich hợp, và tái duyệt chương tŕnh hoạt động của chúng để dành ưu tiên cho các sự việc này.  Các ṭa án được phác họa một cách thẳng thừng như các công cụ chính trị, bị ràng buộc bởi sự xác định thắng thế của điều cấu thành mục tiêu của chính sách chính thức chính yếu ở một thời điểm ấn định của lịch sử giống như bất kỳ thành tố nào khác trong hệ cấp chính quyền và được tán thưởng tương xứng với mức độ chúng hoàn thành trên từng công tác được giao phó một cách tốt đẹp ra sao.

 

       Kế tiếp, quyển sách giáo khoa của D. S. Karev, Organizatsiya suda I prokuratury v SSSR (kurs lektsii) (Sự Tổ Chức Các Ṭa Án và Viện Kiểm Sát tại LBSV, tập các bài giảng), (Minsk, Izd. Belgosuniversiteta im. V. I. Lenina, 1960), có gồm một phần thảo luận về các ṭa án và viện kiểm sát tại các nước ngoài theo xă hội chủ nghĩa trong một nỗ lực muốn bổ túc chút hương vị đối chiếu.  Nó bao gồm một loạt các sự minh họa nhỏ về mọi thành viên trong “liên hiệp”: phần dành cho VNDCCH chưa đầy một trang (các trang 219-220) và không làm ǵ khác hơn việc phác thảo một dàn bài sơ lược về các ban ngành của nền tư pháp và viện kiểm sát của xứ sở.

 

       Một phiên bản tập thể của quyển cẩm nang hướng dẫn, biên tập bởi D. S. Karev và được ấn hành dưới cùng nhan đề đó, (Moscow, Gosyurizdat, 1961), bao gồm một chương tương tự, được viết bởi A. Ya. Grobovenko.  Trong một vài đường hướng, nó đánh dấu một sự cải thiện nhẹ nhàng trên ấn bản trước của nó theo đó, thí dụ, ở ít trang đầu tiên, một dự tính đă được thực hiện để đưa ra một cái nh́n toàn diện của các nhiệm vụ, các nguyên tắc và các quy lệ tổng quát khả dĩ áp dụng được cho các ṭa án và viện kiểm sát trong toàn khối “Thịnh Vượng Chung”.  Một số sự tương phản nào đó được rút ra và các sự tương đồng cùng các sự phân kỳ đă được vạch ra.  Về các mục đích tham chiếu tức thời, phép đặt cạnh  nhau thường khá hữu dụng.  Tuy nhiên, các ư kiến theo sau t́nh trạng tại chỗ ở các nước cá biệt liên quan vẫn ở tŕnh độ sơ cấp và đơn giản an phận với việc chép lại các điều khoản chính của pháp chế liên hệ.  Hệ thống tư pháp và kiểm sát của VNDCCH một lần nữa được dành cho một trang (các trang 262-263).

 

       Khảo luận của Nguyễn Đ́nh Lộc và S. Bobotov, “Sudebnaya reforma v Demokratischeskoi Respublike Vietnam” (Cải Cách Ṭa Án Tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sovetskaya yustitsiya, 1961, No. 2, các trang 20-21, mặc dù ngắn và mang tính chất mô tả trong bản chất, chứa đựng một sự tóm lược tiện lợi cho những người hoặc là không thể đọc được tiếng Việt hay không có sự tiếp cận với tài liệu nguyên bản về các điều khoản của các pháp lệnh 1960 về “Sự Tổ Chức Các Ṭa Án Nhân Dân” và “Sự Tổ Chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân”.  Là một phần của các sự canh cải lập pháp xảy ra bởi việc chấp nhận bản Hiến Pháp mới, hai luật này đánh dấu sự kết thúc trên tiến tŕnh kéo dài trong việc trang bị cho VNDCCH một hệ thống tư pháp trọn vẹn, đẩy lên đến cực điểm một chiều hướng đă sẵn nh́n sự hủy bỏ chậm trễ mọi luật lệ “thực dân – phong kiên” hăy c̣n hiệu lực và sự trao quyền tất nhiên cho Ṭa Án Tối Cao một công tác phụ trội về việc quyết định các vấn đề trọng yếu liên quan đến sự áp dụng pháp chế, sự thi hành chính sách tư pháp của nhà nước và sự thống nhất thủ tục ṭa án.

 

       Bài viết của V. Lesnoi, “Provosudie Demokraticheskoi Respubliki Vietnam” (Sự Quản Trị Tư Pháp tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa), Sovetskaya yustitsiya, 1963, No. 17, các trang 21-22, bao gồm phần lớn cùng lănh vực, nhấn mạnh đến công việc của ngành tư pháp trong việc trừng trị các tội ác chống lại nhà nước và trong việc phổ thông hóa Luật năm 1960 về sự kết hôn và gia đ́nh (ghi nhận thêm rằng các vụ án ly dị trong phần lớn trường hợp được thẩm xét bởi các thẩm phán phụ nữ) và thừa nhận sự áp dụng rộng răi nguyên tắc loại suy theo sự tương đồng (analogy) để khỏa lấp các lỗ hổng lớn trong luật thành văn.  Tác giả R. Rashidov, “Revolyutsionnoe pravosudie na strazhe zavoevanii vietnamskogo naroda” (Tư Pháp Cách Mạng Trên Việc Bảo Vệ Các Sự Thành Công Của Nhân Dân Việt Nam), Sovetskaya yustitsiya, 1965, No. 17, các trang 16-18, lựa chọn chủ đề các tội phậm chống lại nhà nước và mang lại một sự tường thuật độc nhất trong văn chương pháp lư Sô Viết về các vụ tố tụng tại ṭa án liên can đến “các gián điệp và các kẻ phá hoại” từ miền nam bị bắt giữ trên lănh thổ của VNDCCH.  Nhát đâm của bài viết rằng mọi sự liều lĩnh như thế nhất thiết bị thất bại bởi có ḷng trung thành và sự cảnh giác của quần chúng và các nhà chức trách nhà nước, rằng kẻ địch kháng cự bị đối xử một cách không thương xót trong khi người đầu hàng không kháng cự hay tự ư ra tŕnh diện được đối xử một cách khoan hồng.

 

       Trong số 11 của cùng tạp chí cho năm 1970, ở các trang 79-81, Hoàng Quốc Việt [nguyên bản ghi sai là Khoang Kuok Viet, chủ của người dịch], Viện Trưởng Kiểm Sát của VNDCCH, đóng góp một sự phác họa khá chiếu lệ và hời hợt về vị thế hiện thời của định chế mà ông ta đứng đầu có nhan đề “Rukovodstvuemsya leninskim ucheniem” (Chúng Tôi Được Hướng Dẫn Bởi Các lời Giảng Dạy của Lê Nin), phiên dịch từ tiếng Việt bởi I. Aleshina.  Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận rằng các sự đề cập thoáng qua về sự khó khăn dai dẳng trên việc tuyển mộ các cán bộ hội đủ điều kiện, các nét đặc thù dân tộc phán định nhu cầu đặt các văn pḥng địa phương của viện kiểm sát lệ thuộc vào các bộ phận đảng tương ứng không giống như tại các nước “xă hội chủ nghĩa” khác nơi mà viện kiểm sát về mặt lư thuyết độc lập với sự kiểm soát hoạt động bởi bất kỳ cơ quan bên ngoài nào, và tuyên xác rằng giờ đây gần như tất cả các kiểm sát viên và nhân viên viện kiểm sát là đảng viên.  Mặc dù không hoàn toàn thiếu giá trị về mặt tin tức, nhiều điều hơn thế có thể đă được kỳ vọng từ một người phải hiểu biết về các t́nh trạng tại viện điều tra của chính ông ta hơn bất kỳ người nào khác.  Đáng thất vọng không kém, nếu không nói c̣n nhiều hơn, là sự cắt dán của L. Gudoshnikov, “Sudebnaya sistema DRV” (Hệ Thống Tư Pháp của VNDCCH), Soltsialisticheskaya zakonnost (Tính Hợp Pháp Xă Hội Chủ Nghĩa), 1971, No. 24, các trang 28-29, sao chép một cách máy móc các điều khoản của Hiến Pháp 1960 liên quan đến guồng máy tư pháp và các luật chính yếu được thừa nhận thêm vào đó, ấn định cơ cấu của các ṭa án nhân dân và Ṭa Án Tối Cao và không hề nói một chữ  về việc ngành tư pháp đă hoạt động như thế nào cho đến nay, tài liệu về thành quả của nó hay trong thực tế, bất kỳ điều ǵ vượt quá các điều khoản “trên giấy tờ” suông.

 

       Gôp chung lại, các mảnh rời rạc này có thể hợp lại thành một bức khảm tương đối sáng tỏ về phương thức điều hành (modus operandi) và vai tṛ chuyên môn của ngành tư pháp tại VNDCCH, nhưng không học giả Sô Viết nào đến nay có vẻ muốn ôm lấy dự án để sắp xếp các dữ liệu vào một cuộc nghiên cứu gọn ghẽ bao quát duy nhất.  Thay vào đó, những người đă viết về đề tài lại ưa thích khuấy ra các bản chú giải tùy thời ngắn ngủi mà lại cố gắng bao trùm nhiều lănh vực một cách bủn xỉn hay có khuynh hướng tập trung vào một ít điểm quan tâm, một điều xa xỉ được đài thọ bởi một kẻ phục vụ đánh mất tầm nh́n phối cảnh.

 

       Khá lạ lùng, thực sự không có tài liệu tiếng Nga đặc biệt nào hiện hữu thảo luận về các bộ phận của chính quyền trung ương, ngoài một đề mục được bao bọc trong ấn phẩm nhan đề Parlamenty zarubezhnykh stran, spravochnik (Các Nghị Viện Của Các Nước Ngoài, Sổ Tay), (Moscow, Gospolitizdat, 1968, các trang 85-87), chứa đựng các tin tức cốt yếu về thành phần, các quyền lực, và sự sắp xếp nội bộ trong Quốc Hội VNDCCH.  Thí dụ, không có các bộ cá biệt hay Nội Các đến nay đă khều ra được một sự b́nh luận uyên bác bởi các thành viên trong đoàn ngũ học thuật Sô Viết tinh thông về sự vụ Việt Nam.  Tại sao điều đáng lẽ phải là như thế lại không xảy ra th́ không rơ rệt gi cả, nhưng sự nghịch lư có đặt ra một vấn đề kỳ lạ, đặc biệt khi giai đoạn 1955-1965 được đánh dấu bởi một khuynh hướng mạnh mẽ nhằm củng cố thẩm quyền hành chính ở thượng tầng mà, dĩ nhiên, đă bị đảo ngược kể từ đó bởi có các áp lực gia tăng của chiến tranh.  Trong bất kỳ trường hợp nào, thập niên xây dựng trong ḥa b́nh phải sản sinh ra một số cuộc nghiên cứu về mạng lưới các cơ quan cấu thành chính quyền quốc gia nhưng, bởi một số lư do không được giải thích, đă không xảy ra, một sự bí ẩn nhỏ bé biện hộ được cho sự điều tra sâu xa hơn./-

                                                 

          

-----

 

       Ông Georges Ginsburgs là Giáo Sư Chính Trị Học, Ban Cao Học, tại New School for Social Research, New York.

 

___

CHÚ THÍCH:

 

1.      Xem, bài viết của tác giả, “Soviet Sources on the Law of North Korea”, Journal of Korean Affairs, Vol. 1, No. 4, các trang 57-68 (January, 1972), và bài “Soviet Sources on the Law of the Chinese People‘s Republic”, University of Toronto Law Journal, 18: 2 (1968), các trang 179-197; bản tu chỉnh và cập nhật của bài viết này, “Soviet Sources on the Law of the People‘s Republic of China”, đăng tải trong quyển được biên tập bởi J. A. Cohen, Contemporary Chinese Law: Research Problems and Perspectives (Cambridge, Mass: Harvard University Press, 1970), các trang 328-355.

 

2.      M. A. Shafir, trong Sovetskoe gosudarstvo I provo, 1955, No. 8, các trang 138-140.  Cũng xem, G. F. Kim và M. A. Shafir, trong Sovetskoe vostokovedenie, 1956, No. 4, các trang 173-178.

 

3.      Các nguồn tài liệu này được sử dụng một cách sâu rộng bởi tác giả trong bài khảo cứu của ông, “Chính Quyền và Nên Hành Chính Địa Phương tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoa kể từ 1954” (Local Government and Administration in the Democratic Rupublic of Vietnam), đăng trên Tạp Chí The China Quarterly, số 12, các trang 211-230 (October-December, 1962), và số 14, các trang 195-211 (April-June 1963).

 

_____

 

Nguồn: Georges Ginsburgs, Soviet Sources On The Law Of North Vietnam, Asian Survey (University of California, Berkeley), Phần I: July 1973, các trang 659-676; Phần II, November 1973, các trang 980-988.

 

***

 

(c̣n tiếp phần 2)

 

PHẦN II: Luật Đất Đai, Luật Gia Đ́nh, Dân Luật và Thủ Tục Tố Tụng, H́nh Luật và Thủ Tục Tố Tụng, Luật Lao Động, Luật Tài Chính, Linh Tinh …

 

 

Ngô Bắc dịch

08/11/2009  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2009