Geoff Wade

 

BÊN NGOÀI CÁC BIÊN GIỚI PHÍA NAM:

ĐÔNG NAM Á TRONG CÁC VĂN BẢN TRUNG HOA

CHO ĐẾN THẾ KỶ THỨ CHÍN

 

 

Ngô Bắc dịch

 

Các lịch sử mà chúng ta có ngày nay về các chính thể và các xă hội Đông Nam Á trong thiên niên kỷ thứ nhất Sau Công Nguyên (SCN) vẫn c̣n sơ sài, phôi thai, và không chính xác.  Song chúng sẽ c̣n thô sơ và mong manh hơn nữa nếu không có các sự tham chiếu đến vùng này được ghi chép trong các nguồn tài liệu Trung Hoa cổ điển.  Bài khảo luận này giới thiệu một số trong các văn bản đó, chiếu sáng những ǵ chúng có thể nói cho chúng ta về các chính thể và các thời khoảng tồn tại của chúng, các quan hệ của chúng với các thể chế khác, các đặc điểm văn hóa của chúng, và các xu hướng tôn giáo của chúng.  Các sự tường thuật theo sau không có ư định trở thành các sử kư bao quát, hay cũng không phải là các lịch sử cá biệt nhất thiết phải mạch lạc.  Đúng hơn, chúng nhằm soi sáng các xă hội ban sơ trong một cách đại lược, bằng việc trích xuất từ một loạt nguồn tài liệu to lớn, các dự kiện liên hệ nhiều nhất với các truyền thống được tŕnh bày trong ấn phẩm này.

 

Khung Cảnh Cho Sự Hiểu Biết

Của Trung Hoa Thời Ban Sơ Về Đông Nam Á

       Trong thiên niên kỷ đầu tiên SCN, sự dính líu của Trung Hoa, và theo đó là kiến thức, về Đông Nam Á đă tiến triển theo nhiều đường hướng.  Sự giao chiến chính trị và quân sự với các chính thể sát phía nam cung cấp một số hiểu biết; các phái bộ ngoại giao mang lại các thông tin khác; các nhà mậu dịch từ các địa điểm ngang qua vùng Âu-Á đă mang các sự tường thuật đến Trung Hoa; và các kẻ hành hương Phật Giáo vùng Đông Á thường du hành đến quê hương của Đức Phật theo đường biển dọc bờ biển của vùng Đông Nam Á lục địa và xuyên qua các lănh địa hàng hải bao quanh.  Cho đến thế kỷ thứ mười, sự hiểu biết của Trung Hoa về Đông Nam Á rơ ràng được hạn chế đến vùng đất liền, Bán Đảo Mă Lai, và vùng Sumatra-Java.  Ba vùng này sẽ được dùng làm sự phân loại sắp xếp cho các văn bản Trung Hoa khảo sát dưới đây.

       Sự đề cập lịch sử sớm nhất của Trung Hoa đến các chính thể vùng Đông Nam Á hàng hải xem ra có thể được t́m thấy trong Hán Thư (Han shu : Lịch Sử Nhà Tiền Hán), một văn bản có niên kỳ vào khoảng năm 100 SCN.  Quyển sử có tŕnh bày một cuộc du hành đến Đông Nam Á cũng như các chính thể-hải cảng được thăm viếng trong cuộc du hành. 1 Các sự xác định tất cả các địa danh được đề cập tới trong văn bản vẫn c̣n bị tranh nghị (xem H́nh 30 [số được đánh thứ tự trong nguyên bản, chú của người dịch].  Trong khi nơi đến rất có thể là Kanchi (puram)/Conjeevaram, kinh đô Pallava tại miền nam Ấn Độ, và cuộc du hành nhiều phần liên hệ đến một lộ tŕnh xuyên bán đảo ở một nơi nào đó gần Eo Đất (Isthmus of) Kra, tên gọi và vị trí của các chính thể Đông Nam Á th́ khó hiểu.  Các văn bản khác nêu ư kiến rằng các sự nối kết mậu dịch hàng hải ban sơ giữa Trung Hoa, Ấn Độ, và Trung Đông diễn ra trong thế kỷ thứ nh́ hay sớm hơn. 2

       Hoạt động thương mại giữa Nam Á Châu và Đông Nam Á Châu đă tăng trưởng trong thời trị v́ của các nhà lănh đạo Gupta (thế kỷ 4 – 6) tại miền bắc Ấn Độ và dưới các triều đại Pallava (thế kỷ thứ 4 – 9) và Pandya (thế kỷ 6 – 10).  Sự bành trướng thương mại hàng hải tại Vịnh Bengal và Biển Nam Trung Hoa trong suốt các thời kỳ này cũng đă mang lại các hải lộ mới cho các giáo sĩ Phật Giáo Trung Hoa du hành sang Ấn Độ.  Các thế kỷ thứ bảy và thứ tám đă chứng kiến công cuộc mậu dịch hàng hải được bành trướng lớn lao giữa Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Hoa, cùng với sự tham dự gia tăng bởi các nhà mậu dịch Ba Tư và Ả Rập, bất kể các biến cố phức tạp chẳng hạn như sự hạ sát tổng đốc Quảng Châu bởi các thương nhân từ Kunlun ( : Côn Luân) trong một vụ tranh chấp mậu dịch hồi năm 684; 3 cuộc lục soát Quảng Châu hồi năm 758 bởi dân đi biển được mô tả trong các văn bản Trung Hoa là các người Ba Tư ( : Persians) và Ả Rập ( Đại Thực, Great Food); sự hạ sát hàng ngh́n nhà mậu dịch Ba Tư ( ) tại hải cảng của Trung Hoa ở Dương Châu (Yangzhou) năm 760; 4 và sự thiêu đốt và cướp bóc Quảng Châu bởi quân nổi loạn Huang Chao (Hoàng Sào) năm 878.  Các thương nhân từ các chính thể Đông Nam Á cũng đă tham gia vào mậu dịch này, và các vai tṛ của họ được thảo luận dưới đây.  Chính trong khung cảnh của hoạt động mậu dịch hàng hải đường trường này, được thực hiện bằng các chiếc thuyền của Đông Nam Á và Nam Á (chứ không phải của Trung Hoa) trong suốt thời kỳ này, nhiều sự tham chiếu bằng Hán ngữ về các chính thể Đông Nam Á có thể được xác định vị trí.

 

Các Chính Thể Đông Nam Á Lục Địa

Tổng quan này bắt đầu với các chính thể tọa lạc tại vùng Đông Nam Á lục địa, do sự gần gủi nhất về mặt địa dư với các nhà quan sát Trung Hoa.

 

Champa: Chàm

Lâm Ấp (Linyi ) / Hoàn Vương (Huanwang ) /

Chiêm Bà (Zhanpo )

Chiêm Bất Lao (Zhanbulao ) / Chiêm Thành (Zhancheng:

Lâm Ấp, Hoàn Vương, và Chiêm Bà là các tên gọi liên tiếp nhau trong Hán tự để chỉ một chính thê” (hay nhiều chính thể) mà các sử gia nói chung gọi là Champa (Chàm hay Chăm, tiếng Phạn là Campa), được thành lập bởi một giới tinh hoa thuộc ngữ hệ Austronesian.  Lănh thổ của nó nằm ngay phía nam của các khu vực do Trung Hoa quản trị, thuộc phần ngày nay là miền bắc Việt Nam, trải dài xuống phía nam dọc theo bờ biển miền trung cho đến châu thổ sông Mekong.

Lâm Ấp xem ra đă hiện diện tại khu vực này khoảng thế kỷ thứ nh́ hay sớm hơn, và thủ đô của nó nhiều phần tọa lạc, cho đến thế kỷ thứ bảy, gần Trà Kiệu trong thung lũng của sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. 5 Các sứ giả của chính thể này đă xuất hiện tại triều đ́nh nhà Tấn (Jin) gần Nam Kinh, Trung Hoa ngày nay, giữa các năm 280 và 290.

       Xă hội chắc chắn có tŕnh độ học thức hồi thế kỷ thứ tư, khi một sứ giả, được phái đến triều đ́nh nhà Tấn vào giữa thế kỷ đó, đă đệ tŕnh một văn thư được viết bằng một “văn tự ngoại quốc: foreign script:  M        ) 6 Văn tự nêu ra rơ ràng là tiếng Ấn Độ (Indic), và đây là một trong các sự tham chiếu sớm nhất về sự sử dụng bất kỳ văn tự nào tại Đông Nam Á. 7 Các ảnh hưởng Ấn Độ khác hiển nhiên đă thẩm nhập vào xă hội hồi thế kỷ thứ năm; chúng ta được nói cho hay rằng tại Lâm Ấp thế kỷ thứ năm, các vị thày giáo đáng kính được gọi là Brahmans (Bà La Môn: ), và rằng chính các vị giáo sĩ Bà La Môn này đă cử hành các hôn lễ. 8

       Các sự gia nhập tôn giáo của người dân Lâm Ấp trong thế kỷ thứ năm được tŕnh bày trong các văn bản Trung Hoa.  Quyển Nan Qi shu ( Nam Tề thư, Sử Kư Nhà Nam Tề), biên soạn năm 537, ghi chép rằng quốc vương Lâm Ấp là một đi theo đường lối của nirgranthas (     ) 9, có thể là một sự đề cập đến các giáo sĩ phái Bà La Môn khổ hạnh chẳng hạn như Saiva Pasupatas, và rằng ông cho đúc các h́nh tượng nhân thần (anthropomorphic) bằng vàng và bạc có chu vi ṿng tṛn mười wei: vi. 10 Kim loại vàng, theo các văn bản Trung Hoa, th́ rất phong phú tại Lâm Ấp, lôi cuốn sự chú ư từ cả các nhà mậu dịch lẫn các kẻ xâm lược. 11

       Danh hiệu bằng tiếng Ấn Độ đầu tiên được hay biết dành cho một quốc vương Lâm Ấp xuất hiện trong một tham chiếu có niên đại năm 529, trong đó tước hiệu được ghi là Gao-shu-lu-tuo-luo-ba-mo (nhiều phần là Ku Sri Rudravarman), hiển nhiên kết hợp cả các thành phần của tiếng Chàm lẫn tiếng Phạn. 12 Vào cuối thế kỷ thứ sáu, tên và tước hiệu tiếng Ấn Độ, vốn cũng kết hợp với các thành phần của cả tiếng Phạn lẫn ngôn ngữ của Đông Nam Á, được phổ biến khắp xă hội, kể cả trong cơ cấu hành chính. 13 Sự nắm giữ quyền lực của một triều đại thống nhất tại Trung Hoa, nhà Tùy, trong năm 581 một lần nữa cho phép đẩy các hoạt động quân sự xuống phía nam.  Trong năm 605, hoàng đế nhà Tùy ra lệnh một cuộc tấn công bằng hải quân khác vào Lâm Ấp.  Trên đường tiến vào thủ đô, các lực lượng của viên tướng lĩnh Trung Hoa, Lưu Phương (Liu Fang ) đă tịch thu mười tám bức h́nh tượng đền đài chính yếu, tất cả được đúc bằng vàng và được tường thuật tượng trưng cho mười tám vị vua liên tiếp của Lâm Ấp; 14 các đội quân cũng lấy đi 1,350 bộ Kinh Phật, cho thấy rằng Lâm Ấp vào lúc này đă là một trung tâm quan trọng của việc học hỏi Đạo Phật

Ngoại giao và mậu dịch giữa triều đ́nh nhà Đường và Lâm Ấp, giờ đây dưới ảnh hưởng của Trung Hoa, kế đó đă nảy nở, với các sứ bộ sang Trung Hoa và sự trao đổi các sản phẩm được ghi nhận trong các năm 686, 691, 695, 699, 702, 703, 706, 707, 709, 711, 712, 713, và 731. 15 Lâm Ấp đă gửi sứ bộ ngoại giao cuối cùng của nó sang Trung Hoa năm 749. 16

       Đên giữa thế kỷ thứ tám, một sự thay đổi đă xảy ra trong tên gọi theo đó chính thể Chàm được hay biết đối với phía Trung Hoa.  Về Lâm Ấp, Tang Hui yao ( , Đường Hội Yếu: Lịch Sử Định Chế Nhà Đường, được đệ tŕnh lên triều đ́nh năm 961) ghi nhận: “Sau thời trị v́ Zhide [756-58], nó đă thay đổi tên thành vương quốc của Huanwang (Hoàn Vương) và không c̣n dùng tên Lâm Ấp nữa”.  Chính thể xem ra đă di chuyển hay mở rộng nền hành chính của nó về hướng nam trong thời kỳ này, và rơ ràng đă có sự tranh chấp với các lực lượng Đông Nam Á khác, như được làm bằng bởi hai bia kư.  Một trong hai, bản khắc trên bia tại Po Nagar từ Nha Trang, trung phần Việt Nam, có niên đại là 784, ghi chép rằng “các người da sậm, hung bạo, độc ác của các thành phố khác … đến bằng các chiếc thuyền và mang đi mất linga (dương vật) của vị thần” đă được dựng lên tại vương quốc Kauthara. 17

       Tên gọi Chàm dường như đă xuất hiện lần đầu tiên trong văn liệu Trung Hoa vào năm 658, được mô tả là Zhanbo ( , Chiêm Bác )18Tân Đường thư (Xin Tang shu , Sử Kư mới của nhà Đường, biên soạn năm 1060) ghi nhận rằng chính thể của Hoàn Vương cũng c̣n được biết đến là Zhanbulao (Campapura hay Cam Pulau) cũng nhu Zhanpo (Campa). 19 Tuy nhiên, chính vào năm 877, tên gọi theo đó xứ Chàm (Champa) được hay biết đối với phía Trung Hoa trong bảy trăm năm kế đó đă được ghi chép lần đầu tiên: Zhancheng: Chiêm Thành, dịch sát nghĩa là “thành phố Chàm”. 20 Chính thể này sẽ gửi các sứ bộ đến các triều đ́nh thời Ngũ Đại của Trung Hoa trong các năm 951, 958 và 959.

 

 

Căm Bốt (Cambodia)

Phù Nam (Funan   ) / Chân Lạp (Zhenla:  /

Văn Thiền [?] (Wenchan )

 

Một chính thể khác, được biết trong các văn bản Trung Hoa là Phù Nam và tập trung quanh châu thổ của con sông Mekong vĩ đại, đă được chú ư bởi Trung Hoa trong các thế kỷ sớm sủa Sau Công Nguyên.  Nó xuất hiện lần đầu tiên trong các tác phẩm của Trung Hoa trong thập niên 220, ghi chép rằng nước Ngô (Wu) tại Trung Hoa đă gửi một, có lẽ hai sứ bộ đến đó để phát huy mậu dịch. 21 Trong khi các nguồn gốc của tên gọi vẫn tiếp tục được tranh luận, xem ra ít có sự nghi ngờ rằng “Funan: Phù Nam” là một cách tŕnh bày bằng Hán Tự một từ ngữ Khmer.  Trong thập niên 670, nhà sư Trung Hoa Yijing ( Nghĩa Tịnh) có ghi nhận rằng “di hành về hướng tây nam trong một tháng [từ Lâm Ấp], người ta đến xứ Banan [ Bà Nam Quôc], trước đây được gọi là Phù Nam”. 22 Như thế, nơi đây chúng ta nhận thấy một lối tŕnh bày khác của Trung Hoa về một danh xưng chắc chắn đến từ cùng từ ngữ Khmer, rất có thể là bnam/ phnom (núi hay đồi).  Phần lớn các học giả liên kết chính thể này với các địa điểm ban sơ  được biết đến ngày nay là Óc Eo (từ thế kỷ 1 – 6), 23 tại miền nam Việt Nam, và Angkor Borei (thế kỷ 4 -6), tại miền nam Căm Bốt. 24

       Khá nhiều văn bản Trung Hoa đề cập đến Phù Nam, và nhiều phần đă được khám phá hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi bởi sử gia và nhà văn bản học Paul Pelliot. 25 Tầm mức và nội dung của các sự tham chiếu khiến không c̣n mấy nghi ngờ rằng Phù Nam đă là một chính thể trội bật tại Đông Nam Á bắt đầu từ thế kỷ thứ ba hay sớm hơn nữa. 26 Rơ ràng rằng vào lúc đó, dân đi biển từ Phù Nam đă sẵn du hành sang Ấn Độ. 27 Biển cả cũng mang lại các khả tính của sự chinh phục cho Phù Nam, và ở một thời điểm nào đó trong thế kỷ thứ ba, chúng ta hiểu rằng một nhà lănh đao tên gọi là Fan [shi] man Phạm Sư Man, kẻ, trong nhiều dịp, “đă sử dụng các binh sĩ để tấn công và khuất phục các vương quốc láng giềng, các nước tự nhận ḿnh là các chư hầu của ông ta.  Bản thân ông ta đă chấp nhận phong cách của “Vị Vua Vĩ Đại Xứ Phù Nam”.  Khi đó ông đă ra lệnh xây dựng các chiếc thuyền vĩ đại và, băng ngang ngay cả Zhanghai(漲 Trướng Hải [Vịnh Thái Lan], đă tấn công hơn mười vương quốc, kể cả Judukun   Khuất Đô Côn , Jiuzhi   Cửu Trĩ, và Diansun Điển Tôn”.

       Cả Tấn Thư (Jin shu , Sử Kư Nhà Tấn, biên soạn năm 648) và quyển Nan Qi shu Nam Tề Thư, đều tường thuật rằng Phù Nam có một tàng thư cất giữ tài liệu của nó và rằng văn tự của nó tương tự như văn tự của dân hu (văn tự “tây phương”), nơi đây có nghĩa Ấn Độ).  Các văn bản cũng thuật lại một truyền thuyết nền tảng cho chính thể, rất giống như một biến thể của một truyền thuyết Ấn Độ về sự kết hôn của Kaundinya với con gái của vua Rắn (nagas: các con rắn).  Thảo luận về thời ban sơ của thế kỷ thứ năm, một nguồn tài liệu sau này ghi nhận: “Vua Kaundinya         Trần Như    nguyên gốc là một Brahman: tăng lữ từ Ấn Độ, và một giọng nói của thần linh nói với ông ta rằng ông phải cai trị xứ Phù Nam.  Kaundinya vui mừng nhưng lại đi xuống phía nam đến Panpan.  Người dân Phù Nam có nghe biết về điều này và đề cử ông làm vua.  Ông đă thay đổi các hệ thống và sử dụng luật lệ Ấn Độ “. 28 Rất hiếm khi chúng ta t́m thấy được một sự tham chiếu rơ ràng như thế về các tiến tŕnh Ấn Độ Hóa tại Đông Nam Á, ngay dù có thể chỉ nói một cách bóng gió.

       Trong nửa thứ nh́ của thế kỷ thứ năm, vua Phù Nam được tường thuật có mang “họ” Qiao-chen-ru (tiếng Hokkien đọc là Giao-din-lu), 29 một lần nữa rơ ràng đại diện cho Kaundinya.  Tên gọi của ông được nói là Qie-ye-ba-mo (Jayavarman).  Bản văn c̣n nói thêm rằng nhà lănh đạo này đă phái chuyên viên tôn giáo Ấn Độ     Thiên Trúc Đạo Nhân tên là Na-jia-xian (Nagasena) đến triều đ́nh Liu Song tại vùng ngày nay là Nam Kinh để dâng cống phẩm, gồm cả một h́nh tượng khảm vàng một vị vua rồng đang ngồi , 30 một một ảnh tượng bằng gỗ đàn hương trắng, và hai hộp h́nh tháp lăng (stupas) bằng ngà voi. 31 Các nhà biên niên sử Trung Hoa cũng mô tả các biểu tượng tôn giáo được sử dụng tại Phù Nam vào thời điểm này: “Cách hành đạo của họ là tôn thờ Thiên Thân (Heavenly Spirit 天神, và họ có các ảnh tượng bằng đồng của Thiên Thần, kẻ có hai mặt và bốn cánh tay, hay bốn mặt và tám cánh tay, và mỗi cánh tay cầm một thứ ǵ đó”. 32 Sự thờ phượng “Thiên Thần” ám chỉ tôn giáo Bà La Môn.

 

H́nh 30: Các vị trí phỏng đoán của các chính thế được đề cập đến

trong các văn bản Trung Hoa cho đến thế kỷ thứ 9

       Thế kỷ thứ bảy cũng được chứng tỏ là trọng yếu đối với Phù Nam.  Nó đă phái sứ bộ cuối cùng của nó đến Trung Hoa giữa các năm 618 và 649.  Trong khi đó, một chính thể khác, được biết đối với phía Trung Hoa là Chân Lạp (Zhenla), đă trổi lên trong khu vực.  Nguồn gốc danh xưng này được tranh luận nhiều, nhưng có thể có ít sự nghi ngờ, với các từ ngữ đó được phát âm trong tiếng Hokkien mang lại một sự tương ứng gần như hoàn hảo với các từ “Tonle”, tên gọi bằng tiếng Khmer cho hồ (Tonle Sap) nằm tại trung tâm địa dư của nền văn hóa Khmer, rằng tên gọi phát sinh từ đặc tính đó”. 33 Chính thể Chân Lạp chính v́ thế nhiều phần xuất hiện tại khu vực chung quanh Tonle Sap.

       Chân Lạp bắt đầu gửi các sứ bộ đến kinh đô nhà Tùy, tọa lạc gần Xi’an (Tây An) ngày nay, trong năm 616. 34 Một trong các sự tường thuật sớm nhất về chính thể mới này được chứa đựng trong Sui shu Tùy thư (Sử Kư Nhà Tùy), một lịch sử triều đại được hoàn tất trong năm 636, chỉ hai thập niên sau khi có sự đến nơi của phái bộ Chân Lạp đầu tiên tại Trung Hoa.  Quyển sử này ghi nhận: “Vương` quốc Chân Lạp nằm ở phía tây nam Lâm Ấp, và nguyên thủy lệ thuộc vào Phù Nam”. 35 Nhà vua có họ là Sha-li (Ksatriya) và tên gọi là Zhi-duo-si-na 質多斯那 (Citrasena). 36 Chính trong thời cai trị của Citrasena, Tùy thư cho chúng ta hay, rằng Chân Lap, đă sáp nhập Phù Nam.  Sau khi từ trần, Citrasena được thay thế bởi con trai của ông Yi-she-na-xian (Isanasena), kẻ đă sinh sống tại Isanapura (Sambor Prei Kuk, Trung phần Căm Bốt.

Gần kinh đô thế kỷ thứ bảy là Núi Lingjiabopo (Linga-parvata) 5 chữ Hán) trên đỉnh núi là một ngôi chùa luôn luôn được canh gác bởi quân số năm ngh́n người. 37 Tác giả quyển Tùy thư đă kết luận: “Họ tôn kính các vị thần của họ đến mức độ này.  Họ tôn kính lớn lao Luật của Đức Phật và cũng rất tin tưởng nơi các đạo sĩ Bà La Môn .  Cả tín đồ Phật Giáo lẫn Bà La Môn đều có đặt các h́nh tượng trong các ngôi đền, chùa”. 38

       Không mấy thập niên sau đó, vào khoảng 707, theo Jiu Tang shu Cựu Đường thư (Lịch Sử Cũ về nhà Đường; biên soạn năm 945), Chân Lạp được phân chia làm hai: Thổ Chân Lạp (Land Zhenla) hay Wenchan , 39 một khu vực núi non ở phía bắc, và Thủy Chân Lạp (Water Zhenla) ở phía nam.  Phần kể sau, mà lănh thổ có chu vi vào khoảng 800 lư (li: dặm), trải dài về hưng đông cho tới Panduranga, hướng tây tới Dvaravati, hưng nam xuống tớitiểu đại dương” (Vịnh Thái Lan), và hướng bắc đến Thổ Chân Lạp.  Nhà vua cư ngụ tại một thành phố được gọi là Poluotiba . 40

       Môi trường tôn giáo của Chân Lạp hồi thế kỷ thứ chín được tŕnh bày bởi nhà biên soạn Jiu Tang shu (Cựu Đường Thư) như sau: “Xứ sở tôn kính Phật Giáo và Đế Thiên Thiên Thần.  Sự thờ phụng Đế Thiên trội bật nhất, và Phật Giáo đứng sau nhánh này về sự nổi bật”. 41 Một lần nữa, sự hỗn tạp tôn giáo của các xă hội Đông Nam Á Lục Địa trong thời kỳ này được phản ảnh một cách rơ ràng trong các văn bản Trung Hoa.

 

Dvaravati

Duheluobodi  / Duoheluo / Duheluo / Duoluobodi      /Tuhuoluo

Di chuyển về hướng tây băng ngang Đông Nam Á Lục địa, chúng ta gặp một chính thể mà các văn bản Trung Hoa đề cập đến một loạt các địa danh, bao gồm Duheluobodi, Duoheluo, Duheluo, Duoluobodi, và Tuhuoluo. 42 Tất cả các danh xưng này đều chỉ xứ Mon 43 của Dvaravati, tập trung trên vùng hạ lưu Sông Chao Phraya từ thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười.  Học giả George Coedès quy kết sự xuất hiện của nó do sự tan ră của Phù Nam. 44 Giống như các danh xưng chính thể Đông Nam Á khác trong thời kỳ này và sau đó, danh xưng này phát sinh từ tên của một thành phố trong kinh điển Puranic và có nghĩa “ đặt nhiều cổng ra vào” trong tiếng Phạn. 45 Chúng ta hay biết phiên bản Đông Nam Á danh xưng này chỉ xuyên qua sự xuất hiện của nó trên các đồng tiền đúc t́m thấy trong vùng và như một thành phần vết tích trong các danh xưng chính thức truyền thống của các thành phố Ayutthaya và Bangkok.  Tuy nhiên, các văn bản Trung Hoa cho thấy rằng danh xưng được hay biết rộng răi và được dùng cho chính thể kế từ thế kỷ thứ bảy trở đi.

Một sự tham khảo sớm hơn xác định vị trí của chính thể này (trong tên gọi thay thế của nó, Dvarapati) so với các chính thể khác trong thế kỷ thứ bảy được cung cấp bởi nhà sư Trung Hoa nổi tiếng Xuanzang Huyền Trang trong sự tường thuật về các cuộc du hành của ông (hoàn tất trong năm 646): “Đông bắc xứ đó (nước Samatata tại Bengal) tại thung lũng bên cạnh biển lớn là xứ Shili Chadaluo [Sri Ksetra; có thể là thủ đô của Pyu, gần Pyay ngày nay]; xa hơn nữa về hướng đông nam của biển lớn là xứ Kamalanka (có thể là Langkasuka); xa hơn nữa về phía đông là xứ Dvarapati; xa hơn nữa về phía đông là xứ Isanapura (Sambor Prei Kuk); xa hơn nữa về phía đông là xứ Mahacampa, nơi mà trong nước ta được biết là Lâm Ấp, và xa hơn về hướng tây nam là xứ Yamanadvipa .” 46   Các sứ đoàn ngoại giao từ Dvaravati đă đến Trung Hoa thời nhà Đường trong các năm 638 và 649, và s giả của s đoàn đầu tiên đă yêu cầu sự cung cấp các con ngựa tốt. 47

 

Ramanna

Linyang Lâm Dương

Trong quyển Funan tusu Phù Nam Thổ Tục, tác giả Kang Tai Khang Thái có ghi nhận: “Ở về hướng tây nam của Phù Nam, có xứ Linyang … Tại địa phương dân chúng tôn thờ Đức Phật”. 48 Trong tiếng Hokkien, các chữ viết Linyang được phát âm là lna-yna, được đề xuất bởi một số tác giả để tượng trưng cho Ramanna và để chỉ một chính thể thuộc phần ngày nay nằm ở hạ lưu thung lũng Sông Irrawaddy (Ayeyarwady).  Các sự mô tả làm liên tưởng đến một số các cộng đồng Phật Giáo sớm nhất tại Đông Nam Á.  Linyang/Ramanna rất có thể là tiền thân của vương quốc Pyu thuộc Sri Ksetra.

 

Sri Ksetra / Pyu

Shili Chadaluo / Nước Piao Phiêu Quốc

       Như đă ghi nhận bên trên, nhà sư Trung Hoa Huyền Trang có ghi chép hồi thế kỷ thứ bảy rằng “hướng đông bắc nước đó [Samatata tại Bengal] tại thung lũng bên cạnh biển lớn là nước Shili Chadaluo [Sri Ksetra]”. 49 Đây là sự tham chiếu trong Hán ngữ lần đầu tiên có thể là kinh đô của Pyu, vốn rất nhiều phần đă hiện diện từ thế kỷ thứ nhất SCN hay có thể sớm hơn nữa. 50 Các vết tích của thành phố có tường bao quanh có thể được nh́n thấy ngày nay hơi chệch theo hướng đông nam của Pyay tại miền trung Miến Điện. 51 Các thành phố quan trọng khác của chính thể này hay của phức thể văn hóa này bao gồm Beikthano, Maingmaw, Binnaka, và Halin.

       Danh xưng chính thể kế tiếp được ghi chép trong các văn bản Trung Hoa cho vùng này là danh xưng của vương quốc Piao (hay Pyu).  Phần này được viết không phải như một chính thể hàng hải mà như một chính thể vươn tới được bằng đường bộ từ Trung Hoa, xuyên qua chỉ huy sứ Yongchang cổ thời thuộc tỉnh Vân Nam ngày nay. 52 Danh xưng Piao Yue Phiêu Việt xuất hiện ngay từ thế kỷ thứ tư trong quyển Huayang guozhi Hoa Dương Quốc Chí (Tường Thuật Về Nước Hoa Dương), bởi Chang Qu . 53 Khoảng thế kỷ thứ tám hay thứ chín, vương quốc Pyu được tường thuật có thẩm quyền tài phán trên chín thành phố lớn và 290 bộ lạc. 54 Thủ đô của nó, Luocheng , được bao quanh bởi các tường xây gạch và bởi một ṿng hào cùng được xây bờ bằng gạch”. 55 Nó được nói nguyên thủy là “thành phố chứa di tích của Đức Phật Xá Lợi Phật Thành. 56 Dân số trong thành lên đến hàng chục ngh́n người, và đă có hơn một trăm tu viện Phật Giáo.  Tập Tân Đường Thư (Xin Tang shu) nói đến “một h́nh tượng màu trắng khổng lồ, cao 100 chi”, 57 và nói thêm rằng dân chúng ở đó có thể đọc được văn tự Ấn Độ.  Đồng tiền bằng vàng và bạc được tường` thuật có h́nh lưỡi liềm, nhưng không có thí dụ tồn tại nào được hay biết. 58

       Các sự thay đổi lớn lao đà xảy ra tại vùng Pyu trong thế kỷ thứ chín.  Trong tác phẩm thế kỷ thứ chín nhan đề Man shu Man Thư (Sách Về các Dân Man Rợ), tác giả Fan Chuo   Phàn Xước đă ghi chép rằng “trong năm 832 quân nổi dậy người Man [Nam Chiếu] đă cướp phá vương quốc Piao. 59 Họ đă bắt giữ hơn 3,000 người làm tù binh.  Họ đă buộc các tù nhân làm nô lệ tại Zhedong và nói các tù nhân phải tự lo liệu lấy ”thân ḿnh.” 60 Sử gia Gordon Luce đă nêu ư kiến rằng đây là t́nh trạng trong thời kỳ 832-35, “khi Pyu và một số lành địa dân Mon tại Miến Điện bị áp đảo bởi các bộ tộc dưới quyền Nam Chiếu, rằng chúng ta phải định niên đại sự đến nơi của người Miến Điện trong vùng theo truyền thống đă mang tên của họ. 61

 

Các Chính Thể Bán Đảo

       Sau khi đă khảo sát các quốc gia và các xă hội được ghi chép bởi người Trung Hoa xuyên qua vùng Đông Nam Á đại lục trong thời kỳ này, chúng ta hướng sự chú ư xuống phương nam và đi theo bán đảo ngày nay tạo thành các bộ phận của Thái Lan và Mă Lai – nhiều phần cùng vùng đất mà Claudius Ptolemey, trong thế kỷ thứ nh́, đă đề cập đến như vùng Aurea Chersonesus (“Bán Đảo Vàng: Golden Peninsula”).

 

Panpan

Bàn Bàn /

       Một chính thể, được ghi chép là Panpan (trong tiếng Hokkien: Puan-puan; tiếng Quảng Đông, P’oon-p’oon) xuất hiện lần đầu tiên trong các văn bản Trung Hoa nơi các sự tường thuật sự đến nơi của các sứ giả tại triều đ́nh Liu Song, nơi ngày nay là Nam Kinh.  Các sứ bộ được ghi chép cho các năm 444-54, 454-56, và 457-64, 62 với sứ bộ sau cùng dường như đă diễn ra vào các năm 616-17.  Vị trí của chính thể được nêu ra là tây nam Lâm Ấp (xứ Chàm) và kề cận Langyaxiu (Langkasuka), đặt định nó quanh Eo Biển Kra.

       Tập Liang shu   Lương Thư (Sử Kư Nhà Lương, biên soạn năm 636) cho chúng ta hay: “Trong [Tháng Ba 529], Pan Pan lại phái các sử giả sang, các kẻ đă triều cống các h́nh tượng bằng ngà voi và các hộp tháp dụng cụ cúng lễ.  Họ cũng dâng lên hàng chục loại hương liệu khác nhau kể cả gỗ gharu 63 và gỗ đàn hương (sandalwood).  Trong [các Tháng Tám/Chin, 534], sứ đoàn khác đă dâng tiến các di tích chân thực của xứ bồ đề (Bodhi)cũng như một hộp tháp sơn màu.  Nhà lănh đạo cũng dâng tiến một lá cây bồ đề (Bodhi) cũng như zhantang 64 và các hương liệu khác”. 65

       Sự tường thuật Trung Hoa chi tiết nhất về chính thể được t́m thấy trong tác phẩm sau này, quyển Wenxian tongkao   考(Khảo Sát Toàn Diện Các Tài liệu Hành Chính; được biên soạn hồi đu thế kỷ thứ 14.  Theo văn bản đó, Panpan đă là một trung tâm học tập Phật Giáo, với “mười tu viện nơi các nhà sư và các ni cô Phật Giáo học hỏi kinh sách của họ”  Cùng bản văn tường thuật rằng “nước này có nhiều tăng lữ Brahman đến từ Ấn Độ, và họ t́m cách làm giàu từ nhà vua.  Nhà vua đối đăi họ với tầm quan trọng lớn lao.” 66

       Nhưng địa điểm này tọa lạc nơi đâu?  Các sử kư nhà Đường cho thấy rằng Panpan nằm phía nam Dvaravati. 67 Với ảnh hưởng của Dvaravati trải dài sâu xuống bán đảo, Panpan nhiều phần nằm quanh Vịnh Bandon tại tỉnh Thái Lan ngày nay có tên gọi là Surat Thani.  Có thể rằng danh xưng của chính thể thế kỷ thứ năm và thứ sáu này đă được giữ lại trong tên gọi thị trấn ngày nay là Phunphin.  Các dấu vết khảo cổ học trong vùng đó soi tỏ rằng Panpan là một đô thị với các truyền thống tôn giáo khác nhau. 68

 

 

Langkasuka

Dunxun Đốn Tốn /Dianxun   Điển Tốn /

Langyaxiu Lang Nha Tu

Di chuyển xuống phía nam, chúng ta đến các vùng ngày nay là Songkhla và Pattani, dường như là nơi mà các chính thể ban sơ của Dunxun/Dianxun và Langkasuka đặt trung tâm.  Mặc dù chính thể kể tên trước được hay biết từ thế kỷ thứ ba, các nguồn tài liệu chi tiết về nó lại thuộc một niên đại sau này.  Sự tường thuật sớm nhất là quyển Lương thư thế kỷ thứ bảy, có nói một cách cụ thể rằng sườn phía đông của xứ đó có giao thông với Jiaozhou (Giao Châu), một tỉnh miền nam Trung Hoa (giờ đây là một phần của miền bắc Việt Nam), trong khi sườn phía tây của nó giao thương với Ấn Độ và Parthia.  Điều này chỉ có thể để chỉ không ǵ khác hơn một chính thể chạy suốt qua bán đảo Mă Lai, với các hải cảng ở cả hai bờ biển và các sự nối kết trên đất liền giữa các hải cảng.  Bản/ tường thuật ghi nhận rằng hàng ngày hơn mười ngh́n các nhà mậu dịch, từ cả hai phía đông và tây, đă gặp nhau ở đó để buôn bán. 69

       Quyển Taiping yulan Thái B́nh Ngự Lăm (Bài Đọc Của Hoàng Triều về Thời Trị V́ Thái B́nh), một tập bách khoa nhà Tống, bao gồm một đoạn trích xuất từ một tác phẩm đà mất, quyên Funan ji Phù Nam Kư, xem ra thuộc thế kỷ thứ ba, cho chúng ta hay biết vài điều về các hệ thống xă hội của Dunxun.  Nhà vua được gọi là Kun Lun 70 và năm trăm gia đ́nh người hu 71 từ Ấn Độ hiện diện trong nước, cũng như hơn một ngh́n tăng lữ Brahmans, cũng từ Ấn Độ, và hai h́nh tượng Đức Phật .  Về các Brahmans, tài liệu ghi nhận rằng “xứ Dunxun tuân hành một cách kính phục lời giáo huấn của họ và đă gả con gái cho họ.  Tuy nhiên, nhiều người trong họ không rời khỏi nơi này và đă dùng thời giờ của họ để chỉ chuyên đọc các kinh sách Bà La Môn của họ. 72 Chúng ta không hay biết ǵ về địa điểm chính xác của thủ đô cũng như giới hạn đầy đủ của chính thể này.

       Trong thế kỷ thứ bảy, tác giả của quyển Lương thư có cung cấp một sự tường thuật về một nước được gọi là Langyaxiu, 73 hay Langkasuka.  Trong các văn bản Ả Rập, xứ này được biết là Langkashuka; trong một bia kư Cola, là Ilangasoka; trong bài thơ của Triều Đ́nh Java Nagarakrtagama, là Lengasuka; và trong lịch sử Mă Lai Hikayat Marong Mahawangsa, là Langkasuka. 74 Sử gia Paul Wheatley hoàn toàn quả quyết trong kết luận của ông rằng Langkasuka tọa lạc nơi vùng phụ cận của Pattani ngày nay, thuộc Thái Lan. 75 Tác giả Michel Jacq-Hergoualc’h cùng nêu ư kiến rằng chúng ta hăy t́m kiếm Langkasuka quanh cửa sông cũ của sông Pattani, gần Yarang, bởi chính “trên bờ của của sông mất tích này nhiều hải cảng trung chuyển khác nhau của quốc gia-thành phố này đă tọa lạc”. 76 Các phái bộ đường biển từ Langkasuka đến các triều đại phương nam của Trung Hoa khởi sự trong thập niên 610.  Các sứ bộ được ghi nhận trong các năm 515, 523, 531, và 568. 77 Quyển Nan shi Nam Sử (Sử Kư Các Triều Đại Nam Trung Hoa; biên soạn năm 659) tường thuật rằng thủ đô có các bức tường quanh thành phố bằng gạch và rằng nhiều cổng của nó có các tháp canh và đ́nh tạ trên đinh. 78

       Cho rằng Langkasuka đă là một cộng đồng Phật Giáo được nêu ra bởi sự kiện là ở lúc nào đó trong thế kỷ thứ bảy, ba nhà sư Trung Hoa – Yilang Nghĩa Lăng, Zhian Trí Ngạn và Yixuan [, trong nguyên bản thiếu một chữ hán cho âm “xuan” này, người dịch phỏng đoán chữ Hán ghi nơi đây, âm Việt là Trang, chú của người dịch] đă dừng chân tại đó trên đường đến Ấn Độ và được khoản đăi bởi nhà cai trị. 79 Một cuộn tranh Trung Hoa nhan đề Liang zhigong tu Lương Chức Công Đồ (Tranh Vẽ Cảnh Triều Cống Nhà Lương), hoàn thành khoảng năm 539 và ngày nay chỉ c̣n lại một phần, mang lại một trong số rất ít các h́nh vè thế kỷ thứ sáu về một con người Đông Nam Á: một sứ giả đến Trung Hoa từ xứ Langkasuka (h́nh 31). 80

 

Kelantan

Heluodan / Heluotuo / Dandan /

 Trong thế kỷ thứ năm, một danh xưng mới xuất hiện trong các văn bản Trung Hoa, đó là danh xưng của Heluodan hay Heluotuo được thay thế trong thế kỷ thứ sáu bởi tên gọi Dandan.  Trong năm 430 một sứ giả từ xứ “man rợ tây nam: 西   Heluodan đă đến triều đ́nh Liu Song tại Nam Kinh và đệ tŕnh một lá thư nh́n nhận sự sùng đạo Phật và các thành tích xây dựng tháp lăng của hoàng đế Trung Hoa.  Các phái bộ khác đă đến trong các năm 433 và 452. 81 Sự mô tả trong quyển Tùy thư thế kỷ thứ bảy về Chitu (xứ được nói nhiều hơn bên dưới), xứ chắc chắn tọa lạc tại phần miền bắc của bán đảo, ghi nhận rằng Heluodan nằm ở phía nam của nó, khiến ta nghĩ đến một khu vực gần Kelantan ngày nay, một tiểu bang phía đông bắc tại Bán Đảo Mă Lai.

       Về Dandan, các chỉ hướng khác nhau trong các văn bản Trung Hoa cũng ám chỉ một vị trí gần Kelantan. 82 Sự chú ư của Trung Hoa về chính thể này bắt đầu với một phái bộ ngoại giao trong năm 530 từ Dandan đến triều đ́nh nhà Lương tại vùng là Hồ Bắc ngày nay và tiếp tục cho đến thập niên 660. 83 Có các sự chỉ dẫn chắc chắn về sự hành đạo Phật vào thời điểm này của Dandan, cùng với sự sử dụng các danh hiệu Bà La Môn tại triều đ́nh của nó. 84

 

Pahang

Pohuang Bà Hoàng / Panhuang   Bàn Hoàng Quốc

Một chính thể khác không có vị trí chắc chắn được đưa ra trong các văn bản Trung Hoa là Pohuang (hay Panhuang). 85 Ngữ âm thật dễ làm liên tưởng đến danh xưng Pahang – một lần nữa, một quốc gia trên bờ biển phía đông của bán đảo Mă Lai ngày nay. 86 Trong các năm 449-50, nhà vua của Panhuang, She-li Po-luo-ba-mo (Sri Bhadravarman) có phái một sứ giả sang triều đ́nh nhà Tống với bốn mươi ba loại sản phẩm. 87 Trong các năm 456-57, sứ giả Senapati của cùng nước này đă đến thủ đô Trung Hoa và biếu các con vẹt màu đỏ và trắng. 88

 

Perak

Poda    Bà Đạt/ Panda Bàn Đạt

Poda, hay Panda, vẫn c̣n là một chính thể khác không có các chỉ dẫn địa dư vững chắc. 89 Với việc nó được đề cập trong sự liên kết với Pahang và vị trí của nó được ghi chép là nằm tại Jaba/Java ngày nay, nó được thử xác định ở đây với Perak, ngày nay một tiểu bang nằm trên bờ biển phía tây của bán đảo Mă Lai.  Sự tham chiếu đầu tiên đến Poda có niên đại 435, khi một sứ bộ từ chính thể này đến triều đ́nh Liu Song ở vùng giờ đây là Nam Kinh, Trung Hoa.  Tên gọi của nhà lănh đạo xứ Poda được nêu ra là Shi-li Po-da-tuo-a-luo-ba-mo  (Sri Bhadravarman). 90 Thông điệp gửi đến triều đ́nh ca ngợi vai tṛ của hoàng đế Trung Hoa trong việc ‘truyền bá sự tôn kính dành cho Pháp Luân, sao cho mọi con người có tri giác đều có thể thoát khỏi sự khổ lụy của họ” 91

 

H́nh 31: Sứ giả từ Langkasuka; chi tiết của bức tranh Liang zhicong tu.  Cuộn tranh vẽ tay, bản sao thế kỷ thứ 11 từ nguyên bản thế kỷ thứ 6.  Bảo Tàng Viện Quốc Gia Trung Hoa, Bắc Kinh.

 

Kedah

Chitu    /Jietu   / Geluo   / Geluofushaluo

       Sự xuất hiện của một chính thể Đông Nam Á mới trong thế kỷ thứ sáu được chỉ dẫn bởi sự sai phái của triều đ́nh nhà Tùy một s đoàn quan trọng trong năm 607.  Phái bộ này, phái bộ Trung Hoa đầu tiên được phái xuống “Các Biển Phương Nam” kể từ thế kỷ thứ ba, 92 đă khởi hành từ Quảng Châu, dưới sự chỉ huy của sứ giả Chang Jun 駿 , nhắm đến các xứ Chitu 93 và Luocha (xem dưới đây).  Với hai địa điểm này là các nơi đến duy nhất của sứ bộ khiến nghĩ đến điều ǵ đó về tầm quan trọng của chúng trong vùng và vai tṛ của chúng trong mậu dịch hàng hải đường dài.  Vài tham chiếu ám chỉ rằng Chitu tọa lạc tại thung lũng Sông Bujang cạnh con sông Merbok thuộc tiểu bang Kedah ngày nay ở vùng tây bắc bán đảo Mă Lai, một khu vực được chứng thực bởi bằng chứng đă từng là một phức hợp văn hóa quan trọng và thị trường mậu dịch của thời đại.  Chitu có gửi hai sứ bộ đến Trung Hoa, trong các năm 608 và 609, và đầu năm 610, sứ bộ của Chang Jun đă quay trở về Trung Hoa, được đưa tiễn bởi một tăng lữ Brahman với hoa, tù và bằng ốc xà cừ, và trống. 94

       Trong quyển Tùy thư, thủ đô của Chitu có tên là Sengzhi Tăng Tri Thành, một thành phố với ba lớp tường, cách nhau khoảng một trăm bước hay hơn.  Các h́nh tượng về các vị thần đang bay, các tiên nữ, và bodhisatta  được vẽ trên các cổng, “và họ đă trang trí bốn người đàn bà – các khuôn mặt của họ được vẽ theo cung cách người hùng vajra [các kẻ canh gác cửa] bên hông các ngôi chùa Phật – đứng ở mỗi bên của các cổng.” 95 Nhà vua, chúng ta được nói cho biết rằng ông có “họ” Qu-tan(Gautama), với tên gọi là Li-fu-duo-sai (Riputra?).  Điều được ghi nhận rằng đàng sau ngai vàng của nhà vua là một con ḅ bằng vàng nép ḿnh; 96 trước mặt con ḅ, một chiếc lọng duy nhất được trang sức và bên trái lẫn bên phải chiếc lọng, là các chiếc quạt được trang sức.  Hàng trăm các Brahman ngồi thành các hàng đối diện nhau bên phải và bên trái.  Sự hành đạo của các cư dân Chitu, Tùy thư cho chúng ta hay, là kính trọng Đức Phật, và dành sự tôn kính đặc biệt cho các Brahman.  Nhạc Ấn Độ được chơi trong cuộc hội kiến của các sứ giả Trung Hoa với nhà lănh đạo Chitu.  Khi nhà vua phái một nayaka (trong tiếng Sanskrit, là nhà lănh đạo hay kẻ bảo vệ) làm một sứ giả sang Trung Hoa với các sản phẩm địa phương, ông cùng gửi theo một lá thư bằng vàng lá”. 97 Chính từ đó chúng ta nh́n thấy một vương quốc nơi Phật Giáo nảy nở nhưng cũng là nơi mà các Brahman là các tác nhân then chốt trong việc cố vấn nhà lănh đạo và hợp thức hóa các nghi lễ Ấn Độ.

Vào khoảng bảy mươi năm sau sứ bộ Chitu, chúng ta đọc được một danh xưng mói cho chính thể này trong các văn bản Trung Hoa – Jietu, 98 một lần nữa sự phát âm khiến liên tưởng đến tên gọi Kedah.  Trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ bảy, nhà sự Phật Giáo Trung Hoa Yijing Nghĩa Tịnh du hành bằng đường biển đến Ấn Độ, đă học tập ở đó từ 673 đến 687.  Trên đường đi, ông đă dừng chân tại Srivijaya và Malayu trước khi tiến tới Jietu để lên thuyền đến Ấn Độ. 99 Từ tham chiếu này và các tham chiếu khác, điều rơ ràng rằng Jietu/Kedah đă là một hải cảng then chốt cho các thương nhân và các nhà sư du hành đến Ấn Độ vào thời điểm này.  Trước khi chấm dứt thế kỷ thứ bảy, dường như nó trở nên bị lệ thuộc vào Srivijaya.

Một danh xưng khác xem ra cũng tượng trưng cho Kedah đă xuất hiện vào khoảng năm 800.  Quyển Tân Đường Thư ghi nhận rằng nằm phía nam của Panpan là Geluo.  Geluo cùng được ghi nhận trong một sự tường thuật về hải lộ nằm giữa Trung Hoa và Basra, được viết khoảng năm 800 bởi Jia Dan 賈耽Giả Đam. 100 Chính thể quan trọng, được ghi chép là có hai mươi bốn tỉnh, sẽ xuất hiện là Kalah trong các văn bản Ả Rập, nơi nó được ghi nhận như một trung tâm mậu dịch quan trọng và tiêu điểm của các lộ tŕnh hải vận từ thế kỷ thứ chín hay sớm hơn. 101 Các văn bản Trung Hoa ghi chi tiết nhiều nhạc cụ của nó.  Không có bằng chứng về bất kỳ sự tiếp xúc ngoại giao nào giữa Geluo và nhà Đường tại Trung Hoa.

 

Qaquila

Geguluo   /    Qieguluo       /

Jiaguluo  / Jiajule

       Chúng ta t́m thấy trong hải tŕnh của Giả Đam một địa danh nữa không xuất hiện trong các văn bản trước đó: “Trên bờ biển phía bắc có xứ Geluo.  Phía tây của Geluo là nước Geguluo”. 102 Cả về mặt ngữ âm lẫn địa dư, có thể không c̣n nghi ngờ rằng Geguluo là địa điểm mà các nhà vẽ địa đồ Ả Rập gọi là Qaqulla. 103 Hơn nữa, với sự kiện các nhà vẽ bản đồ ghi nhận nhiều lần rằng Qaqulla nằm trên một mỏm đất, danh xưng gần như nhất thiết chỉ địa điểm ngày nay được biết là Phuket, Thái Lan.  Ít điều khác được hay biết về chính thể này.

 

Các chính thể của Sumatra và Java

       Giờ đây chúng ta tiến từ Bán Đảo Mă Lai đến các ḥn đảo to lớn là Sumatra và Java.  Với sự kiện rằng các nhà mậu dịch Ấn Độ, Trung Hoa, và Ả Rập/Ba Tư cũng như các nhà sư Trung Hoa và Đông Nam Á có khuynh hướng du hành xuyên qua các hải cảng của Sumatra sang Ấn Độ mà không phải quay qua ngả Java, các chính thể Sumatra do đó được hay biết nhiều hơn trong thời kỳ này.

 

Lhok Cut

Luocha / Luoyue

       Một nước khác, ngoài Chiru (Kedah), được thăm viếng bởi phái bộ của hoàng đế nhà Tùy năm 607-10 là Luocha, 104 cũng là Lhok Cut, tọa lạc tại bờ biển phía bắc của Sumatra ở vùng Aceh ngày nay, đối diện trực tiếp với Kedah ngang qua Eo Biển Melaka.  Luocha đă là một hải cảng then chốt trong thương mại xuyên qua Vịnh Bengal và rơ ràng đă buôn bán với người dân của Lâm Âp (Chàm).  Quyển Tang Huikao ghi chép rằng một sứ giả trung Hoa đi đến Poli trong năm 630 có tường thuật sự hiện hữu của nước Luocha và sự hiện diện tại đó các nhà mậu dịch từ Lâm Ấp.  Các nhà mậu dịch Lâm Ấp này, tác giả ghi nhận, đă mua được một viên ngọc trai chiếu lửa sáng (fire pearl) từ dân chúng của Luocha, kẻ có thể đă mua được, trước đó, từ Sri Lanka. 105 Các nhà ngữ học từ lâu đă hay biết các sự liên hệ giữa các ngôn ngữ Chàm và tiếng Acehnese, nhưng ít có bằng chứng về các sự tương tác lịch sử ban sơ giữa hai địa điểm được đưa ra. 106 Chính v́ thế, đây là một tham chiếu then chốt.  Sự tường thuật của Giả Dam năm 800 ghi nhận chính thể Luoyue, xem ra là cùng địa điểm của Luocha.

 

Panei

Poli /

Trong các năm 473-74 một sứ giả được phái bởi nước Poli đà đến triều đ́nh nhà Tống.  Quyển Tống Thư (Song shu, Sử Kư Nhà Tống; 492-93) đặc biệt ghi nhận rằng Poli là một nước Phật Giáo. 107 Vị trị của Sumatra và ngữ âm khiến nghĩ rằng danh xưng tương đương với Panei, bằng chứng khảo cổ cho điều đó có thể được t́m thấy tại và chung quanh Padang Lawas tại miền bắc Sumatra. 108 Các văn bản Trung Hoa ghi chép niên sử thế kỷ thứ sáu chứa đựng nhiều tin tức hơn nữa.  Vua của Poli được mô tả một cách bắt mắt trong quyển Nan shi: “Nhà vua mặc hàng lụa sặc sỡ và có các yingluos [dây chuyền dài] quấn quanh thân h́nh ông ta. 109 Trên đầu ông đội một vương miện bằng vàng, cao hơn một chi 110, có h́nh dạng giống như một chiếc mũ quân đội nhưng được trang sức bằng bảy loại đá quư.  Ông đeo một thanh kiếm trang sức bằng vàng và cũng ngồi trên một ngai cao bằng vàng với một ghế đẩu bằng bạc trên đó ông gác bàn chân của ḿnh.  Các hầu phi của ông đều được trang điểm bằng các hoa bằng vàng và các đá quư khác nhau và cầm hoặc các chiếc quạt lông con công hay cái đuổi ruồi màu trắng.  Khi nhà vua đi ra ngoài, ông cưỡi trong một kiệu voi và chiếc kiệu được làm từ các loại gỗ mùi thơm khác nhau.  Bên trên đỉnh kiệu được gắn một chiếc lọng bằng lông thú, trong khi bên các hông là các bức rèm bằng ngọc trai.  Những người đi trước và những người theo sau thổi tù và và đánh trống”. 111 Tên của nhà vua được nói là Kaundinya . 112 Các sứ giả từ chính thể này đă đến Trung Hoa trong các năm 517 và 522. 113 Giống như Luocha, Poli đă có các sự liên kết chặt chẽ với Lâm Ấp, các sử giả của họ cùng nhau đi đến triều đ́nh nhà Tống trong năm 631. 114

 

Barus

Poluosuo   / Polushi   / Poluo   / Polou   / Lang Polusi

       Quyển Tùy Thư ghi chép rằng phía tây của Chitu là nước Poluosuo. 115  Rơ ràng, danh xưng này và các danh xưng tương tự đều là các đại diện cho tên gọi “Barus”.  Tuy nhiên, sự sử dụng tổng quát danh xưng khiến nghĩ rằng nó để chỉ không một hải cảng duy nhất mà để chỉ một khu vực rộng lớn, có thể là toàn thể miền bắc của đảo Sumatra, nổi tiếng về long năo.

       Quyển Tân Đường thư nói đến một địa điểm được gọi là Lang Polusi, mà nó ghi nhận là phần phía tây của hai nước trong đó Shili Foshi (Srivijaya) được phân chia.  Không có ǵ nghi ngờ rằng đó là phần của Barus và rằng từ “Lang” là một sự phiên dịch tiếp đầu ngữ lam của tiếng Acehnese, có nghĩa “bên trong” hay “sâu”. 116 Các người Ả Rập biết vùng này là Langabalus, 117 và cả các phiên bản tiêng Hán và tiếng Ả Rập danh xưng phản ảnh tên gọi, gọi “Lam Barus” của tiếng Acehnese.

 

Malayu

Moluoyu      /    /    /

Trong thế kỷ thứ bảy, các văn bản Trung Hoa bắt đầu đề cập đến một nước được gọi là Moluoyu.  Đây là các sự tham chiếu đến chính thể của Malayu, phần mà hầu hết các học giả định vị gần Jambi thuộc miền nam Sumatra.  Trong năm 644, một sứ bộ từ Moluoyu đă đến triều đ́nh nhà Đường tại Tràng An (Tây An ngày nay). 118 Trong sự tŕnh bày của ông về các nhà sư nổi tiếng, Yijing cho chúng ta hay rằng thiền sư dhyana (meditation) Chang Min đă học hỏi các văn bản tại Malayu trên đường tới Ấn Độ, cho thấy rằng phần kể tên trước [Malayu] nhiều phần là một trung tâm Phật Giáo quan trọng trong thế kỷ thứ bảy. 119

 

H́nh 32: Chi tiết bức tranh truyện Nam Chiếu (Nanzhao tuzhuan: Nam Chiêu Đồ Truyện) vẽ bồ đề đạt ma Avalokitesvara được tôn kính bởi các nhà cai trị địa phương.  Cuộn tranh, nhiều phần là bản sao trong thế kỷ thứ 12 đến 13 của nguyên bản có niên đại 899.  Fujii Yurinkan Museum, Kyoto.

 

Vijaya / Srivijaya

Foshi   / Shili Foshi

Thời khoảng giữa các năm 670 và 740, theo Tân Đường Thư (Xin Tang shu) sứ bộ nhiều lần từ một chính thể được gọi là Foshi và Shili Foshi, báo cáo rằng những kẻ tại biên giới của họ đă tấn công họ. 120 Các sứ bộ này bắt đầu vào khoảng cùng thời gian mà nhà sư Phật Giáo Trung Hoa Yijing xuất hành đến Ấn Độ bằng đường biển, trong năm 671.  Về chuyến du hành hướng ra ngoài, Yijing đă ghi chép: “Rồi th́ tôi đến Foshi (Vijaya), nơi tôi trải qua trong sáu tháng, dần dà học về Sabdavidya [văn phạm tiếng Phạn].  Nhà vua cung cấp cho tôi sự ủng hộ và phái tôi đến Malayu”.  Sau thời gian tại Ấn Độ, Yijing đă quay trở về Trung Hoa bằng đường biển năm 687; các chuyến du hành của ông – từ Tamralipti trở về Kedah, Malayu, và Foshi và hướng lên phía bắc đến Quảng Châu, cập bến vào năm 689 – được ghi chép trong tác phẩm của ông, Da Tang xiyu qiufa gaoseng zhuan (Các Nhà Sư Nổi Tiếng Đi T́m Luật tại vùng miền tây dưới thời Đại Đường). 121 Trong khi ở Foshi, “các văn bản Ấn Độ tôi mang theo hợp thành năm trăm ngh́n slokas [stanzas: đoạn thơ] mà nếu dịch thành Hoa ngữ, sẽ tạo ra một ngh́n tập, và với các văn bản này, tôi hiện dang trú ở Bhoja [Foshi]”. 122 Foshi (Vijaya) chính v́ thế vừa là một trung tâm thương mại cho mậu dịch Trung Hoa vừa là một trung tâm học tập Phật Giáo.  Nó đă là một chính thể quan trọng trong khoảng tám mươi năm, phái các sứ bộ sang Trung Hoa trong các năm 702, 716, 724, 728, và 742, 123 Không c̣n sứ bộ nào khác nữa cho tới năm 904.  Các biến cố của nửa sau thế kỷ thứ tám đến suốt thế kỷ thứ chín vẫn c̣n là một điều khó hiểu.

       Phần lớn các học giả chấp nhận rằng Foshi tập trung tại Palembang thuộc miền nam Sumatra, một sự khẳng định được hậu thuẫn bởi khảo cổ học về thành phố đó. 124 Tuy nhiên, mối liên hệ giữa Palembang, Srivijaya, và Malayu vẫn c̣n được tranh luận.  Bởi một sự ghi chú theo đúng nguyên văn sau này trong sự tường thuật của Yijing nói “Malayu (giờ đây đă được đổi thành Shili Foshi)”, một số học giả nêu ư kiến rằng Shili Foshi đă chinh phục Malayu khoảng trước năm 695. 125 Tuy nhiêhn, chính trị cụ thể về các biến cố này vẫn chưa được giải thích, và cũng có thể có xác suất ngang bằng như thế rằng các cuộc tấn công vào Foshi (Vijaya) được đề cập tới nơi phần mở đầu của mục này đă được phóng ra bởi Moluoyu/Jambi và rằng, theo sau sự thành công quân sự của nó, Moluoyu mang tên Shili Foshi (Srivijaya).

       Bia kư Sabokingking (Telaga Batu) (h́nh 24 [trong cùng tác phẩm, nhưng không thuộc bài viết này]) từ Palembang và bia kư Kota Kapur từ ḥn đảo Bangka, phía đông của Palembang ngang qua Eo Biển Bangka, cả hai có niên đại vào cuối thế kỷ thứ bảy, cùng thời kỳ được thảo luận bởi các nguồn tài liệu nêu trên. 126

 

Keling

Heling

 

       Chính thể của Heling được ghi nhận lần đầu tiên trong các văn bản Trung Hoa đề cập đến sứ bộ của nó tới Trung Hoa năm 640, theo sau bởi các sự bổ túc vào các năm 648 và 666.  Thời kỳ này trùng hợp với sự trổi dậy của Vijaya.  Chúng ta kế đó đọc rằng trong các năm 760 – 761, các thuyền của Dashi (Đại Thực, tức Ả Rập) đă đến Heling, chỉ hai năm sau khi cùng các thuyền đó đă cướp bóc Quảng Châu.  Kế đó, trong năm 767 và 768, hai sứ bộ khác từ Heling đă xuất hiện tại triều đ́nh nhà Đường ở Tràng An (Tây An).  Các sứ bộ khác nữa đến Trung Hoa được ghi chép trong năm 813, 816, 827-35, và 860-73. 127 Tên họ của sứ giả đi với sứ bộ năm 813 được nêu ra là Li He-nei Lư Khả Nội, và ông ta nhiều phần là một người Ả Rập (có thể là Ali Hani). 128 Heling được mô tả là một hải cảng quan trọng nằm giữa Quảng Châu và Malayu, và, như thế, nó được xác định nơi đây như một chính thể tập trung vào Palembang thuộc miền namSumatra. 129

 

Jabades/Yavades/Jaba/Jawa/Java/Zaba

Yepoti      / Dupo     / Zhepo / Zhupo      /Shepo

       Các danh xưng có thể được liên kết với Java trong truyền thống văn bản Trung Hoa th́ nhiều không kém các văn bản phi Trung Hoa.  Tuy nhiên, sự biến đổi của chúng khiến nghĩ rằng chúng không chỉ  nói riêng ḥn đảo mà chúng ta ngày nay gọi là Java.  Điều rơ ràng từ các sự tham chiếu hàng hải khảo sát bên trên rằng các đường nối kết Trung Hoa - Ấn Độ trong suốt thời kỳ này xuyên qua Sumatra và Bán Đảo Mă Lai; đảo Java rơ ràng đă đóng một vai tṛ nhỏ trong mạng lưới này.  Khi đó, từ ngữ trường tồn Jawa/Jaba/Java đề cập đến phần đất nào?  Cả các nguồn tài liệu Trung Hoa lẫn Ấn Độ khiến nghĩ rằng rất có thể một chính thể được hay biết là Jaba vào thế kỷ thứ năm đă được tập trung tại miền nam đảo Sumatra, và rằng nó có rất nhiều xác suất đă trải dài ảnh hưởng của ḿnh xuyên qua Eo Biển Sunda đến chính đảo Java. 130

       Danh xưng Shepo không thể được liên kết một cách vững chắc với ḥn đảo Java cho đến lúc có quyển Lingwai daida Lĩnh Ngoại Đại Đáp (Các Ghi Chú Về Các Điều Bên Ngoài Các Rặng Núi, có niên đại là 1178), trong đó nó được ghi nhận rằng “xứ Shepo cũng được gọi là Pujialong .  Nó nằm trong đại dương ở hướng đông nam, và bên dưới các lực lượng [lực hạ: M  ].  Chính v́ thế nó được gọi là bờ biển phía dưới thâp  : hạ ngạn”. 131  Chúng ta có thể xác định một cách rơ ràng Pujialong với Pekalongan trên bờ biển phía bắc của Java và có thể khẳng định rằng Shepo, trong văn bản này, là ḥn đảo Java mà chúng ta hay biết ngày nay.  Các sự tham chiếu sau này đến Zhepo và Shepo cũng có thể được quy chiếu một cách tổng quát cho ḥn đảo Java.

 

Taruma

Duoluomo

       Một trong vài địa danh từ thiên niên kỷ thứ nhất mà chúng ta có thể liên kết một cách vững chắc với đảo Java là Duoluomo, được đề cập lần đầu tiên trong một văn bản thế kỷ thứ tám. 132 Danh xưng này gần như chắc chắn đồng nghĩa với Taruma, tọa lạc tại miền tây Java.  Nhưng chỉ có ít thông tin được cung cấp trong văn bản, ngoại trừ vị trí hải hành của chính thể này.

 

Hậu Từ

       Qua việc phiên dịch và tóm tắt các sự tham chiếu Trung Hoa đến các chính thể khắp vùng Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu tiên Sau Công Nguyên, chúng ta có thể nhận thức được vài khía cạnh trong môi trường văn hóa và chính trị của thời kỳ này.  Nơi đây, các sự tham chiêu khiến nghĩ rằng các sự nối kết và các mối quan hệ Ấn Dộ và, đặc biệt, các truyền thống tôn giáo trong vùng đă trội lên hàng đầu.  Điều hiển nhiên từ các văn bản rằng các chính thể Đông Nam Á này mang tính chất hỗn tạp trong sự hành đạo của chúng.  Sự đồng hiện hữu và, đôi khi, sự kết hợp của các truyền thống tôn giáo Bà La Môn, nhiều trường phái khác nhau của Phật Giáo (nikaya), và, trong các thế kỷ về sau của cuộc nghiên cứu này, các khía cạnh của Hồi Giáo, làm phát hiện ra một vùng được nối kết, có tính chất ḥa đồng thế giới và sâu xa về tâm linh.  Các nỗ lực đă được thực hiện để xác định những chính thể nào đă hiện hữu qua thời kỳ nào.  Khi các vị trí của các chính thể có thể được xác định hay ức đoán, các chi tiết như thế đă được cung cấp.  Phần lớn các sự xác định đề nghị khá vững chắc, nhưng một vài sự nhận diện c̣n có tính chất thử nghiệm.  Cơ cấu chính thể mới được phác họa nơi đây cho Đông Nam Á trong thời kỳ này rất có thể cho phép chúng ta kết hợp tốt hơn các nguồn tài liệu văn bản, cũng như các phẩm vật của văn hóa vật thể, thành một lịch sử mạch lạc hơn về quá khư Đông Nam Á./-  

---

CHÚ THÍCH

Phần phiên dịch tiếng Hán trong bài khảo luận này áp dụng tiêu chuẩn phiên âm Manyu Pinyin ngoại trừ nơi mà tên gọi hay danh hiệu nguyên thủy được viết bằng chữ Hán c̣n bất định.  Trong trường hợp đó, các âm tiết của từ ngữ đại diện được phân cách bởi các dấu gạch nối để có thể làm dễ dàng hơn cho sự xác minh.  Một Juan (Quyển) là một phân đoạn của một văn bản Trung Hoa truyền thống.  Tác giả xin cám ơn ông John Guy về năng lực, tḥi giờ, và các ư tưởng mà ông đóng góp trong việc soạn thảo bài khảo luận này để ấn hành.

1.      “Từ các rào cản của Rinan (Nhật Nam), hay từ Xuwen và Hepu (Hợp Phố) du hành bằng thuyền khoảng năm tháng, người ta đến xứ Duyuan.  Từ đó, du hành xa hơn bằng đường biển trong độ bốn tháng, người ta sẽ đến xứ Yilumo.  Lại lái thuyền trong hơn hai mươi ngày, người ta đến được xứ Shenli.  Sau đó, đi đường bộ cho khoảng mười ngày, người ta đến được xứ Fugandulu.  Từ Fugandulu, sau khi lái thuyền khoảng hai tháng, người ta đến được xứ Huangzhi”.  Han shu (Hán Thư, quyển 28.  Muốn có thêm sự thảo luận, xem Wang Gungwu 1998, trang 18; Wheatley 1966, các trang 8-11.

2.      Các sứ bộ từ Tianzhu Thiên Trúc đă đến triều đ́nh nhà Đông Hán tại Luoyang (Lạc Dương) trong các năm 159 và 161 SCN xuyên qua Jiaozhi (Giao chỉ), tọa lạc tại vùng ngày nay là miền bắc Việt Nam, trong khi một phái bộ khác tuyên bố đến từ Daqin (miền đông của Đế Quốc La Mă) cũng đến trong thời kỳ này.  Một sứ bộ từ Yetiao 調, có thể là một chính thể Đông Nam Á, đă đến trong năm 132.  Chúng ta không hay biết ǵ về các sứ bộ này ngoại trừ danh xưng của các chính thể đă phái họ đi nhưng có thể khẳng quyết rằng chúng đă lái thuyền xuyên qua Đông Nam Á.  Muốn có các tham chiếu này, xem Wang Gungwu 1998, các trang 24-25.  Một đồng tiền La Mă đúc hồi thế kỷ thứ ba h́nh Hoàng Đế Victorinus được t́m thấy tại Thái Lan và được thảo luận trong ấn phẩm này (cat. [thư mục] 2) rất có thể là một sản phẩm của hoạt động mậu dịch đường trường như thế trong các thế kỷ ban sơ này.  Cũng đúng như thế về hai đồng tiên đúc, một h́nh của Antoninus Pius và đông tiền kia h́nh của Marcus Aurelius được t́m thấy tại Óc Eo và của nhiều đồng tiền La Mă khác được t́m thấy dọc bờ biển đông nam của Ấn Độ.  Muốn có một cái nh́n rộng răi hơn về các sự liên kết như thế, xem Raschke 1978.

3.      Từ ngữ Kunlun là một sự tham chiếu tổng quát đến các dân tộc thuộc vùng hàng hải Đông Nam Á.  Các nguồn gốc của từ ngữ này chưa được giải quyết.  Muốn có một tổng quan về sự xuất hiện và sử dụng từ ngữ này, xem Ferrand 1919.

4.      Cựu Đương thư (Jiu Tang shu), quyển 124; Tân Đường thư, quyển 144 (Tiểu sử của Tian Shengong Điền Thần Công).

5.      Cuộc khảo sát chi tiết nhất về Lâm Ấp có thể đượpc t́m thấy trong tác phẩm của Stein 1947, trong khi Maspéro 1928 đặt nó vào một khung cảnh lịch sử lâu dài hơn.  Quyển Nan shi (Nam sử [về các Nam Triều]) ghi nhận rằng Lâm Ấp cách Quảng Châu về phía nam 600 li (lư: dặm), 400 li từ biên giới phía nam của Rinan (Nhật Nam) và 120 từ biển.    Muốn có một vài căn bản về các bằng chứng khảo cổ về Lâm Ấp, xem Yamagata Mariko 2007.

6.      Tấn thư (Jin shu, Sử Kư Nhà Tấn), quyển 97.

7.      Sự tham chiếu này cũng phù hợp với các bia kư chứng thực sớm nhất ghi chép về xứ Chàm, bia kư bia Mỹ Sơn thế kỷ thứ năm về Bhadravarman I, gần kinh đô của Lâm Ấp, xem Finot 1902.  Sự liên hệ chính trị của bia kư Vơ Canh vẫn c̣n xa xôi. 

8.      Nan Qi shu (Nam Tề thư: Sử Kư Nhà Nam Tề [南齊], quyển 58.

9.      Sự tham chiếu này được lập lại trong tập Liang shu [Sử Kư Nhà Lương], quyển 54.  Sách của Soothill và Houdus 1937, trang 185, ghi nhận rằng từ ngừ nirgrantha để chỉ “các tín đồ đă cởi bỏ được mọi ràng buộc, đi lang thang với thân thể trần truồng, và phủ thân ḿnh bằng tro.  Mahavira, một trong nhóm giáo phái này [tức Jainism, chú của người dịch], đă gọi Jnati theo họ gia đ́nh ông ta, và cũng gọi là Nirgrantha-jnatiputra, là một kẻ chống đối Thích ca Mâu Ni (Sakyamuni)”.  Nơi đây sự tham chiếu đơn giản là Saiva Pasupatas.

10.  Đơn vị wei vi để chỉ khoảng cách nằm giữa hai cánh tay giang thẳng [một ôm, một nạm, chú của người dịch] .  Mười wei (vi) sẽ vào khoảng 60 bộ Anh (18 mét).

11.  Nam Tề thư, quyển 58; Tống thư, quyển 76).

12.  Lương thư, quyển 54.  Sự tái dựng danh hiệu/ tên gọi trong sách của Maspéro 1928, trang 79.

13.  Tùy thư, quyển 82.  Thí dụ, Senapati tương đương với “người làm chủ toán binh sí trong khi Sarvadhikatin có thể được phiên dịch là “tổng giám sát hay hiệu trưởng’.  Xem Aspell 2013, trang 9.  Putra là một từ ngữ trong tiếng Phạn có thể để chỉ một ông hoàng nơi đây; xem Aspell 2013, trang 9.

14.  Tùy thư, quyển 82.

15.  Wang Gungwu 1998, trang 84, chú thích số 38.  Cũng xem Maspéro 1928, trang 93, chú thích số 1.

16.  Wang Gungwu 1998, trang 89.

17.  Golzio 2004, các trang 33-35.  Sau này, bia kư cho chúng ta hay, nhà lănh đạo Chàm Sri Satyavarman đă cho tái thiết lập “một kosa với một khuôn mặt” để tán dương Thần Isvara (một h́nh dung từ chỉ thần Siva).  Sự việc này cùng tương tự với lingakosa được gồm trong ấn phẩm này (biểu mục 89).

18.  Cefu yuangui (Sưu Tập Tài Liệu Tham Khảo), quyển 970.

19.  Tân Đường thư, quyển 222C.

20.  Liu Xun , Lingbiao luyi    Lĩnh Biểu Lục Dị (Ghi Chép Về Các Điều Kỳ Dị Bên Ngoài Các Rặng Núi), quyển 2.

21.  Sanguozhi (Tam Quốc Chí) quyển 60 (Tiểu sử của Lu Dai (Lữ Đại).  Sứ bộ đầu tiên được phái đến Phù Nam bởi Sun Quan Tôn Quyền, nhà lănh đạo đầu tiên của Nhà Ngô (trị v́ 222-52), được cầm đầu bởi Zhu Ying và Kang Tai , và cả hai viên chức này đều có viết sách nói về kinh nghiệm của họ; Lương thư, quyển 54.

22.  Li Rongxi 2000, trang 13.

23.  Xem Manguin 2009a.

24.  Xem Stark và các tác giả khác, 1999.

25.  Pelliot 1903Vickery 1998, trang 36, nêu ư kiến, phần nào chỉ trích, rằng “tất cả các sự tổng hợp hiện đại về lịch sử Phù Nam đều dựa tối hậu vào việc đọc các nguồn tài liệu Trung Hoa của Pelliot, theo đó Coedès có bổ túc các sự suy diễn và các sự giải thích”.

26.  Wang Gungwu 1998, trang 35.

27.  Viết về thế kỷ thứ năm, tập Nam Tề thư cho chúng ta hay rằng “thuyền của họ dài từ 8 đến chín zhang [trượng = 78-88 bộ Anh (feet); 24-27 mét] và rộng từ sáu đến 7 chi [6-7 bộ Anh; 1.6 – 2.1 mét].  Cả đàng đầu lẫn đàng đuôi đều có h́nh dạng giống như một con cá”.  Nan Qi shu (Nam Tề thư), quyển 58.

28.  Tấn thư, quyển 97; Nan Qi shu, quyển 58.  Muốn có một nguồn tài liệu địa phương, xem bia kư Mỹ Sơn về Prakasadharma (niên đại 658).  Xem Golzio 2004, các trang 19-20 để có các sự tham chiếu về Kaundinya.  Một bia kư tiếng Phạn khác (K.5) tại Đồng Tháp Mười (được biết là Prasat Pram Loven trong tiếng Khmer), để chỉ một ông hoàng Gunavarman, con trai trẻ hơn của một nhà Vua Ja [yavarman], kẻ là “mặt trăng của ḍng họ Kaundinya”.  Xem Coedès 1931, các trang 1-8.

29.  Nan shi (Nam sử), quyển 78.  Ngôn ngừ Hokkien (Min: Mân [Việt]) giữ lại một số cách phát âm tiếng Hán ban sơ của chữ viết, chính v́ thế, nó thường hữu ích trong việc phục chế các sự tŕnh bày bằng Hán tự thời trung cổ các từ ngữ ngoại quốc.

30.  Có thể một Đức Phật ngồi trên một chiếc ngai h́nh naga (con rắn).

31.  Sự tạo lập và phân phối các tháp thu nhỏ làm chân đốt nến như thế, đôi khi cũng được dùng như các ḥm (hôp đựng thánh tích) và được làm bởi các vật liệu khác nhau, từ lâu đă là các thành phần then chốt trong các tương giao Phật Giáo.  Nan Qi shu, quyển 58.  Muốn có một bản dịch đầy đủ sự tường thuật của Nan Qi shu, xem Pelliot 1903, các trang 256-62.

32.  Nan shi, quyển 78.

33.  Tân Đương thư, quyển 197, cho chúng ta hay “dân phương nam nói đến Chân Lạp như Xứ Jimie Cát Miệt.  Đây là sự tham chiếu tiếng Hán ban sơ tên gọi dân tộc Khmer.

34.  Bất luận sự tan ră của Phù Nam trong nửa đầu thế kỷ thứ bảy có đóng một vai tṛ ǵ hay không trong các biến cố theo sau, điều có lẽ đáng ghi nhận rằng các sứ bộ đến Trung Hoa thời Nhà Đường từ Heling cũng đă khởi sự trong năm 640 và từ Shili Foshi (Srivijaya), trong các năm 670-73.  Wang Gungwu 1998, trang 67.

35.  Aspell 2013, trang 17, phiên dịch từ Tùy thư, quyển 82.

36.  Xem Cùng nơi dẫn trên, trang 17, chú thích số 77, để có các bia kư Angkor, trong đó ksatra được dùng trong nghĩa của “nhà vua, chủ tể, quân vương, chúa, quư tộc, chiến sĩCitrasena được hay biết từ các bia kư tiếng Khmer.  Xem Coedès1937-64, tập 7 (1964) Bia Kư K. 978 từ Si Thep.

37.  Coedès 1968, trang 66 ghi nhận rằng nhiều phần đây là một sự tham chiếu đến ngôi đền Vat Ph’u (Wat Phu) tại Sri Lingaparvata (Phu Kao) trong nước Lào ngày nay.  Vickery 1998, trang 38 nêu ư kiến rằng ngôi lingaparvata này có thể hiện diện ở bất kỳ nơi đâu tại Căm Bốt.

38.  Tùy thư, quyển 82.

39.  Cựu Đường thư, quyển 197.  Có thể một tham chiếu đến một chính thể sau này được hay biết là Vieng chan/Vientiane.  Địa danh Wenchan thường được dịch bởi các học giả hiện đại như một cách phát âm thay thế cho Wendan, làm che khuất nguồn gốc khả dĩ của nó.

40.  Đây rất có thể là Purandarapura, thủ đô của vua JayavarmanI (trị v́ khoảng 657-81) và nhiều phần của vài nhà vua sau nữa].  Nó được đề cập trong bia kư về vua Jayavarman K.493 và K.44, nhưng vị trí của nó chưa bao giờ được chứng nhận.  Xem Vickery 1998, các trang 352-56.

41.  Cựu Đường Thư, quyển 222C. 

42.  Một số tham chiếu trong các văn bản Trung Hoa đến Tuhuoluo không phải là nói đến Dvaravati mà là đến chính thể Tây Á Châu là Toxarestan.

43.  Nhóm ngữ học bên dưới ngữ hệ Mon Khmer.  Người Mon đă cư ngụ tại các khu vực ngày nay là các bộ phận thuộc Miến Điện và Thái Lan. 

44.  Coedès 1968, trang 76.

45.  Dvaraka, Ấn Độ, cũng được biết là Dvaravati, được ghi nhận trong Mahabbharata là kinh đô của vương quốc Anarta.

46.  Li Rongxi 1996, trang 302.  Nơi mà Huyền Trang cho là “Yamanadvipa” th́ không được hay biết.

47.  Cựu Đường thư, quyển 197.

48.  Được trưng dẫn trong sách Taiping yulan (Thái B́nh Ngự Lăm), quyển 787.

49.  Li Rongxi 1996, quyển 10, trang 302.

50.  Niên đại sớm nhất xét nghiệm theo phương pháp radiocarbon-14 là 50-200 SCN.  Muốn có thêm chi tiết về thành phố này và văn hóa của nó, xem Luce 1937 và Bản Đồ Địa Chính Srikseyta 2005-2007 của Bob Hudson, tiếp cận ngày 26 Tháng Tám, 2013 tại: http: www.timemapnet/~hudson/Hudson-2007-SriksetraSurveyMap.pdf.

51.  Thein Lwin, Win Kyaing, và Stargardt, “The Pyu Civilization of Myannmar and the City of Sri Ksetra”, trong ấn phẩm này.

52.  Kiến thức Trung Hoa về chính thể này nhiều phần phát sinh từ sự thất trận của Nhà Đường trước quân Nam Chiếu trong năm 791.

53.  Chang Qu 1958, quyển 4, trang 60.

54.  Cựu Đường thư, quyển 197.  Địa danh được chứng thực trong bia kư cung điện Mon Cổ Xưa ở Kyanzitha (Epigraphia Birmanica 1919-36, Tập 3, phần 1 (1923) số ix) là Tircul.  Xem Luce 1959b, trang 55.

55.  Tân Đường thư, quyển 222C, bổ túc rằng thành phố có mười hai cổng.

56.  Sát nghĩa đen, “các di tích của Thành Phố Đức Phật.  Sách Man thư, quyển 10, ngược lại, ghi nhận rằng “thành phố có di tích của Đức Phật Xá Lợi Thành, cách xứ Pyu hai mươi ngày [đường?] về phía tây. 

57.  “White Image: H́nh tượng màu trắng” cũng có thể được dịch một cách khác là Voi (Tượng) trắng”.  Một chi là một bộ Trung Hoa, tương đương với khoảng 14 phân Anh (35 cm).

58.  Xem Wicks 1992, trang 116.

59.  Đây là một sự tham chiếu đến bộ đội Nam Chiếu, một chính thể quan trọng tọa lạc tại Vân Nam ngày nay đă từng tranh chấp với cả chế độ Nhà Đường lẫn Tây Tạng, như được tŕnh bày chi tiết trong sách của Backus 1981.

60.  Luce 1985, trang 66.

61.  Luce 1959a, trang 34.

62.  Wang Gungwu 1998, các trang 118-19; Lương thư, quyển 54.

63.  Từ ngữ Mă Lai để chỉ eaglewood hay agarwood, [tức gỗ “trầm hương” trong tiếng Việt, ND]  

64.  Lindera erythrocarpa Makino.

65.  Lương thư, quyển 54.

66.  Wheatley 1961, các trang 48-49, cung cấp một bản dịch đầy đủ.

67.  Wenxian tongkao, quyển 331.

68.  Gtoeneveldt, Pelliot, Ferrand, Luce, Fujita Toyobachi, và Btiggs dều chấm định Panpan nằm trên hay gần Vịnh Bandon (xem Wheatley 1961, trang 50.)  Tác giả Jacq-Hergoualc’h cũng nh́n Panpan như một ảnh hưởng quan trọng trong thời kỳ này tại vùng cực nam của Eo Biển Kra (Jacq-Hergoualc’h 2002, trang 104) và ông đă ghi lại chi tiết các di tích văn hóa mà ông liên kết với chính thể này (Jacq-Hergoualc’h, các trang 107-60).  Ông đă mô tả một loạt các ảnh tượng tôn giáo từ Chaiya, Phumphin, Wiang sa, và Sathingphra, kể cả Visnu, Ganesa, các lingas, và các h́nh Phật truyền thống, cũng như các h́nh tượng của Mahayana, tất cả có niên đại từ thế kỷ thứ năm đến thứ tám.

69.  Lương thư, quyển 54.

70.  Có thể, vương hiệu Khmerkurun.  Xem Vickery 1998, các trang 188-89, 197-98.

71.  Một từ ngữ tổng quát để chỉ ngoại nhân Tây Phương.

72.  Thái B́nh Ngự Lăm, quyển 788.

73.  Các văn bản Trung Hoa bao gồm các tham chiếu đến Langyaxiu    , Langjiashu    , Langjiaxu    , Lingjiaxiu   , Lingyasijia   và Longyaxijiao    

74.  Wheatley 1961, các trang256-63.

75.  Cùng nơi dẫn trên, trang 265.

76.  Jacq-Hergoualc’h 2002, các trang 168-69.

77.  Xem Wang Gungwu 1989, các trang 47, 119.

78.  Nan shi, quyển 78.

79.  Yijing 1986, các trang 34-35.

80.  Xem Enoki Kazuo 1984.

81.  Nan shi, quyển 78; Tống thư, quyển 97.

82.  Wheatley 2002, các trang 51-55 nhắm đến các tham chiếu Trung Hoa khác nhau, trong khi Hsu Yun Tsiao 1947 cũng khảo sát các văn bản Trung Hoa liên hệ tới Dandan.  Cả hai đêu kết luận rằng nó nhiều phần năm trên bờ biến phía đông của Bán Đảo Mă Lai.

83.  Các sứ bộ đă đến Trung Hoa trong các năm 535 và 617.  Các sứ bộ khác từ Dandan đă đến Trung Hoa hai lần trong thập niên 660; Tùy thư, quyển 82; Tân Đường thư, quyển 222C.

84.  Trong bức thư đi kèm sứ giả, nhà lănh đạo xứ Dandan có viết rằng ông hiểu là hoàng đế Trung Hoa đă đặt niềm tin của ông đối với triratna, rằng buddhadharma đă được phát triển dưới thời trị v́ của hoàng đế, rằng các nhà sư đă đổ xô tới Trung Hoa, và rằng các công việc tôn giáo đă nảy nở.  Ông cũng trao tặng một h́nh tượng bằng ngà voi (có thể là h́nh Đức Phật) và hai chân đế h́nh tháp đốt nến có sơn màu.  Lương thư quyển 54.

85.  Tống thư nêu ra tên là Panhuang.  Trong tiếng Quảng Đông, từ ngữ đầu tiên (pan trong tiếng Quan Thoại) có thể được phát âm po.

86.  Các danh xưng Trung Hoa sau này cho chính thể này bao gồm Pengfeng , (trong Yunlu Manchao ( 漫鈔), Pengkeng (trong quyển Daoyi zhilue Đảo Di Chí Lược), Pengheng (trong Nanhai zhi ), Pengheng (trong quyển Dongxiyang kao 西 Đông Tây Dương Khảo, vân vân ,,,

87.  Tống thư, quyển 97; Nanshi, quyển 78.

88.  Tống thư, quyển 97.

89.  Tống thư đưa ra tên là “xứ của Panda”.  Trong tiếng Quảng Đông, từ đầu tiên (pan trong tiếng Quan Thoại) có thể được đọc là po.

90.  Ghi nhận cùng tước hiệu hoàng gia trong sự tường thuật về Pohuang bên trên.

91.  Nan shi, quyển 78.

92.  Wang Gungwu 1998, trang 64.

93.  Chữ viết chỉ Chitu – -- được phát âm là cek-tou trong tiếng Quảng Đồng và ciab-too trong tiếng Hokkien.

94.  Wheatley 1961, trang 30.

95.  Tùy thư, quyển 82.  Muốn có một bản dịch đầy đủ, xem Aspell 2013, trang 12.

96.  Nhiều phần là con ḅ của Siva, tên gọi Nandin cho con ḅ của Siva là một sự phát triển gần đây.  Xem G. Bhattacharya 1977.  Thông tin này có được nhờ hảo ư của Arlo Griffiths.

97.  Tùy thư, quyển 82.

98.  Thường bị dịch sai là Jiecha     

99.  Da Tang xijuqiufa gaoseng chuan Các Nhà Sư Nổi Tiếng T́m Kiếm Luật Tại Các Vùng Phương Tây dưới thời Đại Đường) quyển 2.  Xem Yijing 1986, trang 78.

100.             Tân Đường thư, quyển 43C

101.             Xem Tibbetts 1979, các trang 118-28; cũng xem Averbuch2013, các trang 181-226.  Về các lập luận ngữ học ủng hộ sự tương đương ngữ âm của Kalah và Kedah, xem Tibbetts 1879, các trang 125-26.

102.             Tân Đường thư, quyển 43C.

103.             Tibbetts 1979, các trang 128-35.

104.             Tùy thư, quyển 3.

105.             Tang Huiyao, quyển 96.  Tân Đường thư cũng ghi rằng trong thời kỳ 627-49, các sứ giả của Lâm Ấp đă đến Trung Hoa cùng với các sứ giả từ Poli và Luocha.  Tân Đường thư, quyển 222C.

106.             Xem, thí dụ, Thurgood 1999; Thurgood 2007; Brunelle 2012.

107.             Tống thư, quyển 87.

108.             Schnitger 1939, trang 85, đồng nhất Poli với Panei.

109.             Aspell 2013, trang 29, trích dẫn Limin, ghi nhận rằng “có hai loại căn bản của yingluo: chuỗi tràng hạt, được hay biết trong nghệ thuật Phật Giáo Trung Hoa: một chuỗi đơn treo tới bụng dưới có h́nh chữ U, và chuỗi đan chéo nhau thành h́nh chữ X.  Aspell cũng lưu ư rằng Tùy thư ghi nhận việc đeo các xâu chuỗi bởi ba nhà vua Đông Nam Á –đó là các vị vua của Lâm Ấp, Chitu, và Chân Lạp – và nêu ư kiến rằng “yinglao là một phần của một bộ các biểu trương hoàng gia”.

110.             Một bộ Trung Hoa, tương đương với 14 phân Anh (35 cm).

111.             Nan shi, quyển 78.

112.             Sự sử dụng danh xưng Kaundinya bởi các nhà lănh đạo Phù Nam trong các thế kỷ thứ năm và thứ sáu cũng phải được ghi nhận.

113.             Nan shi, quyển 78.

114.             Cựu Đường thư, quyển 197.

115.             Tùy thư, quyển 82.

116.             So sánh dalam tại Mă Lai.  Xem Edwards McKinmon 1988, trang 103.  Cuộc nghiên cứu này nêu ư kiến rằng Barus đă trải dài dến phần đất ngày nay chúng ta gọi là Aceh, một giả thiết được ủng hộ bởi Ibn Khurdadhbih, kẻ đă ghi nhận trong tập Kitab al Masalik w’al Mamalik năm 846 rằng Balus (Barus) cách Kalah hai ngày đường và “đến bên trái”, và một nguồn long năo tốt, thích hợp với cuộc sống của Barus tại miền bắc Sumatra và từ ngữ có lẽ là một từ ngữ tổng quát để chỉ miền bắc đảo Sumatra.

117.             Xem Tibbetts 1979, các trang 141-43.

118.             Tang huiyao, quyển 100.

119.             Yijing 1986, các trang 24-25.

120.             Tân Đường thư, quyển 222c.

121.             Yijing 1985, trang 114.

122.             Yijing 1986, trang xxxiii.

123.             Wang Gungwu 1998, trang 84, chú thích số 38.

124.             Tân Đường thư cung cấp các kích thước của Shili Foshi, ghi nhận rằng nó rộng 1000 lư từ đông sang tây và 4,000 lí từ bắc xuống nam.  Nó có mười bốn thành phố và các thành phố này được quản trị một cách riêng biệt bởi hai nước.  Xứ phía tây, có nhiều vàng, thanh quế, và long năo, được gọi là Lang Polusi .  Chúng ta được nh́n thấy ở trên làm sao mà tên gọi này để chỉ lam Barus, phần phía bắc của Sumatra và chỉ có thể giả định rằng thủ đô Phương Nam đă kiểm soát phần miền nam của Sumatra.

125.             Xem Coedès 1992b, trang 99.  

126.             Cả hai hiện nay được bảo tồn tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Indonesia, Jakarta (D155, D90).  Được ấn hành trong tập de Casparis 1975; Triganga 2009, trang 86, h́nh 6.2; Miksic 2007, các trang 68-69.

127.             Cựu Đường thư, quyển 197; Tân Đường Thư, quyển 222C.

128.             Muốn có thêm chi tiết về các sứ giả Hồi Giáo đến Trung Hoa có họ là “Li”, xem Wade 2010.  Các sứ giả được lie6t. kê nơi các trang 403-5.

129.             Trong khi Louis-Charles Damais ưa thích việc xác định danh xưng Heling Khả Lăng với kadatuan (nơi cư ngụ của hoàng gia) Java tại Walain (xem Damais 1964), sự xác định tôi đưa ra xem xét các nguồn gốc khác cho danh xưng Heling.  Sự giải thích truyền thống, gắn liền từ ngữ với keeling, một tham chiếu phổ biến tại vùng Đông Nam Á và đôi khi có ác ư để chỉ người dân đến từ Nam Á Châu (và có thể phát sinh từ danh xưng Kalinga), vẫn c̣n hữu dụng.

130.             Laffan 2005, trang 32.  Cũng xem Mahdi 2008 và Griffiths 2013b.

131.             Zhou Qufei Chu Khứ Phi, Lĩnh Ngoại Đại Đáp, quyển 2.

132.             Tong dian (Thông Điển) quyển 188, và Tân Đường thư, quyển 222C./-          

 

____________

Nguồn: Geoff Wade, “Beyond the Southern Borders: Southeast Asia in Chinese Texts to the Ninth Century”, Lost Kingdoms: Hindu-Buddhist Sculpture of Early Southeast Asia, biên tập bởi John Guy,  Metropolitan Museum of Art, May 6, 2014, các trang 25-32.

 


Ngô Bắc
dịch và phụ chú

25.05.2015

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2015