George Dutton

University of California at Los Angeles

 

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

VÀ VIỆC VIẾT SỬ KƯ CỦA ĐẠI VIỆT

HỒI CUỐI THẾ KỶ THỨ MƯỜI TÁM

Ngô Bắc dịch

 

       Gần như không thể viết lịch sử của Việt Nam (Đại Việt) hồi cuối thế kỷ thứ mười tám mà lại không sử dụng đến quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí (The unification record of the Imperial Lê, viết tắt là HLNTC).  Bản văn này, có vẻ đúng là một nỗ lực hợp tác bởi các thành viên trong gia đ́nh Ngô Th́, một ḍng họ văn chương miền bắc nổi tiếng, có thể là một nguồn tài liệu đương thời đơn độc quan trọng nhất liên quan đến các biến cố chính trị và quân sự tại Vương Quốc Bắc Việt Nam ở Đàng Ngoài sau năm 1786.  Chính trong thời kỳ quan trọng nguy kịch đó lănh thổ Việt Nam một lần nữa được đặt dưới thẩm quyền chính trị thống nhất, sau hơn 150 năm đất nước bị phân chia giữa họ Nguyễn cai trị Đàng Trong ở phương nam và họ Trịnh cai trị Đàng Ngoài ở phương bắc.  Đây là văn bản có giá trị được nh́n nhận từ lâu bởi các sử gia Việt Nam, và là tác phẩm đă, như tôi sẽ lập luận, định h́nh một cách sâu đậm mọi việc biên chép sử kư sau đó về thời kỳ này. 1  Đặc biệt, quyển HLNTC không thể thiếu được cho việc viết về lịch sử cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1802) và sự xâm nhập từ Đàng Trong vào phần đất Việt Nam ở phía bắc.  Trong khi là một niên sử giá trị, HLNTC cũng c̣n là một tác phẩm đầy kịch tính, văn bản mà tác giả Alexander Woodside gọi  là một niên sử Việt Nam sống động một cách tuyệt vời …, đă tái tạo các cuộc đàm thoại được coi là của các nhân vật có thực của thời kỳ này và mô tả thẳng thắn các đặc tính của khối diễn viên đông đúc trong các tác nhân lịch sử Việt Nam, gần như với hấp lực nghệ thuật của một quyển tiểu thuyết của Stendhal”. 2  Kịch bản này đă không lu mờ đối với công chúng Việt Nam, đă thưởng thức tác phẩm trong nhiều bản dịch sang chữ quốc ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (tiếng Việt kư âm bằng mẫu tự La Mă) kể từ khi có bản dịch đầu tiên, của Cát Thanh [hay Thành?], xuất hiện tại Hà Nội năm 1912. 3

       Bài viết này là một sự khảo sát sơ bộ về văn bản lịch sử quan trọng này và về vai tṛ của nó trong việc định h́nh việc viết sử kư Việt Nam liên quan đến thế kỷ thứ mười tám.  Sau khi cung cấp một cái nh́n tổng quát về nội dung quyển sách, tôi khảo sát đến các cuộc tranh luận đang tiếp diễn liên quan đến tác giả của HLNTC, cũng như các câu hỏi về thể loại văn chương của nó.  Tôi lập luận rằng HLNTC mau chóng xuất hiện như một nguồn tài liệu không thể thiếu cho việc viết về thời kỳ Tây Sơn, và rằng ngay từ tiền bán thế kỷ thứ mười chín, cả các sự tường thuật lịch sử chính thức và không chính thức đă dựa trên tác phẩm một cách sâu đậm.  Tôi đưa them ư kiến rằng tầm quan trọng của nó ngày càng gia tăng trong suốt thế kỷ thứ hai mươi, với quyển HLNTC xuất hiện như một nguyên cảo nguồn gốc (Ur-text) cho các sử sách về thời kỳ này, cung cấp điều đă trở thành sự tường thuật lịch sử tiêu chuẩn về các biến cố tại Đại Việt thế kỷ thứ mười tám và đặc biệt tại miền bắc.

 

Nội Dung Của

 Hoàng Lê Nhất Thống Chí

       Hoàng Lê Nhất Thống Chí chính yếu là một niên sử ghi chép các biến cố tại và quanh Thăng Long (Hà Nội ngày nay), kinh đô của vương quốc miền bắc, trong giai đoạn từ 1768 đến 1802.  Trong khi nó cũng bao gồm các sự mô tả dài ḍng về đời sống lưu vong tại Trung Hoa của Hoàng Đế bị truất phế Lê Chiêu Thống sau năm 1789, và một sự trinh bày ngắn về các hành động của Tây Sơn tại các khu vực Phú Xuân (Huế) và Qui Nhơn ở Đàng Trong, tiêu điểm của quyển sách nhắm vào các biến cố tại phần đất Việt Nam ở phía bắc.  Một cách cụ thể hơn, quyển sách là một sự phác họa cẩn trọng về các cuộc đấu tranh chính trị giữa hai nhóm chính: những kẻ trung thành với vị Hoàng Đế họ Lê đă bị tê liệt về mặt chính trị và những kẻ hậu thuẫn cho quư tộc họ Trịnh, vốn từ giữa thế kỷ thứ mười sáu đă kiểm soát ngôi vua.  Điều từng là một t́nh trạng tương đối ổn định trong vài thế kỷ đă thoái hóa thành một sự tranh chấp phức tạp dành nắm quyền tối thượng chính trị trong các thập niên 1770 và 1780, một t́nh trạng bị làm trầm trọng hơn bởi của khởi nghĩa của các đội quân Tây Sơn tại Đàng Trong và cuộc tấn công sau rốt của họ vào Đàng Ngoài mùa hè năm 1786 sau nhiều năm giao tranh với Chúa Nguyễn.

       Trong khi tường thuật theo niên lịch một cách tổng quát, tác phẩm đôi khi chuyển đổi thời gian và không gian, đặc biệt trong các phần đầu của nó, sau khi mô tả ngắn gọn các biến cố hồi đầu thập niên 1780, nó nhảy trở lùi về thập niên 1760 để tŕnh bày quá tŕnh của mối quan hệ giữa Chúa Trịnh Sâm (1739-82) ngoài bắc với một vị hoàng thái tử nhà Lê nhiều tham vọng và đặc biệt tài giỏi, người đă bị Chúa Trịnh Sâm sắp xếp để giết chết.  Ở các thời điểm khác, đặc biệt sau năm 1786, quyển sách thường nhẩy sang các nhóm người khác nhau: giới lănh đạo chính trị và quân sự Tây Sơn; Hoàng Đế nhà Lê và phe nhóm tùy tùng, trước tiên tại kinh đô và sau đó trong cuộc chạy trốn trong nước và sau cùng lưu vong sang Trung Hoa; và chung cuộc các thành viên của gia tộc họ Trịnh tranh đấu dành lại quyền hành sau khi có sự can thiệp của Tây Sơn đă lật đổ họ.  Trong nhiều khía cạnh HLNTC được bố cục như một vở kịch và dàn trải câu chuyện của nó phần lớn qua sự đối thoại hơn là sự mô tả.  Thể đối thoại này được sử dụng vừa để dựng lên sân khấu diễn kịch vừa để đặc trưng hóa nhiều diễn viên khác nhau diễn xuất trong câu chuyện được mở ra.  Có một số cảnh giao chiến và sự mô tả tổng quát các cuộc di chuyển binh sĩ, nhưng các màn này chỉ là thứ yếu đối với các sự tương tác cá nhân nằm ở trung tâm tác phẩm.

       Mặc dù một sự tóm lược không thể thu bắt được nội dung hay bản chất của HLNTC, một sự tổng duyệt ngắn quyển sách th́ cần thiết để mang lại một số ư nghĩa của câu chuyện mà nó thuật lai.  Quyển niên sử bắt đầu với một sự mở màn về cung cách theo đó một nàng phi, Đặng Thị Huệ, đă làm mê hoặc được trái tim của vị tân Chúa, Trịnh sâm, kẻ lên nắm quyền hành vào năm 1767.  Nàng phi là một trong những vai độc đầu tiên của câu chuyện này, có thể lèo lái vị Chúa – có vẻ trái với sự phán đoán tốt nhất của chính ông – và thông đồng để đảo ngược sự thừa kế chính trị bằng cách đẩy đứa con trai nhỏ tuổi của nàng vào vai tṛ nổi bật.  Chương thứ nh́ tŕnh bày sự náo động phát triển tại kinh đô khi người em trai điên cuồng của Đặng Thị Huệ lợi dụng sự liên hệ của anh ta với vị lănh đạo để thủ lợi cá nhân và tự cao tự đại.  Nàng phi đă không chỉ bao che cho các sự hoang đàng quá độ của người em trai, mà c̣n sắp xếp để Chúa chấp thuận gả một nàng công chúa cho y.

       Các chương kế tiếp truy t́m chứng bệnh nghiêm trọng đă đeo đuổi Trịnh Sâm, và các sự rắc rối chính trị theo sau khi Chúa nghe theo lời cố vấn của Đặng Thị Huệ và chỉ định đứa con của nàng, Trịnh Cán, làm đông cung Thế Tử nối ngôi, thay chỗ của người con trai lớn hơn, Trịnh Tông.  Khi Trịnh Sâm băng hà năm 1782, Trịnh Tông nổi dậy và trở thành Chúa trong một cuộc đảo chính thành công, buộc Cán và các kẻ ủng hộ Cán (nhiều người là do sự nể trọng thân phụ của Cán)  phải từ chức.  Quyển sách kế đó mô tả t́nh trạng vô kỷ cương chính trị gia tăng tại miền bắc nơi, khi đă thả lỏng các lực lượng quân đội trợ giúp việc lên ngôi của ḿnh, vị tân Chúa đối diện với sự khó khăn to lớn để kéo họ trở lại với kỷ luật.  Các nỗ lực để kiềm chế các kiêu binh và trao trả quyền hành thực sự cho các quan chức dân sự tỏ ra rất khó khăn, và các binh sĩ c̣n tự biểu lộ ư muốn sử dụng vũ lực để bảo vệ các quyền lợi của chính họ cũng như bảo vệ cho nhau.

       Vào lúc t́nh h́nh hỗn loạn này, câu chuyển chuyển dời thời gian và không gian vào miền Nam nơi nó nói đến câu chuyện về sự khởi nghĩa nắm giữ quyền hành của  quân Tây Sơn.  Hai câu chuyện kể được nối kết với nhau nơi nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh, một bầy tôi nhà Trịnh lưu vong chạy trốn về phương Nam trong các cơn hỗn loạn chính trị năm 1782.  Kể chi tiết về ảnh hưởng của Chỉnh, quyển sách tŕnh bày vai tṛ của ông ta trong việc cổ vũ các kế hoạch của Tây Sơn để phá vỡ cuộc hưu chiến mười năm với họ Trịnh và tấn công cơ sở của họ Trịnh tại Phú Xuân, kinh đô cũ của các Chúa Nguyễn, mà họ Trịnh đă chiếm đoạt được năm 1775 sau một cuộc xâm lăng của Đàng Trong.  Cuộc tấn công trong Tháng Sáu 1786 là một sự thành công trọn vẹn, và với sự thúc dục của Chỉnh, Nguyễn Huệ, người em trẻ tuổi nhất của Tây Sơn và kẻ lănh đạo của chiến dịch bắc tiến, tiếp tục cuộc tiên công (trái với các chỉ thị của người anh của ông). (Phong trào Tây Sơn được lănh đạo bởi ba anh em có cùng họ Nguyễn với gia tộc cai trị mà họ đă t́m cách lật đổ).  Tiến quân dưới danh nghĩa phù vua Lê và các ư định của họ là loại bỏ chúa Trịnh, các đội quân Tây Sơn đă sớm chiếm cứ toàn thể phía bắc của Đại Việt, thực sự không gặp phải sự chống đối nào trên bước đi của họ.

       Quyển sách mô tả ngắn gọn sự chiếm đóng của binh sĩ Tây Sơn lănh thổ phía bắc, trong thời gian đó Nguyễn Huệ chuyển giao theo nghi lề quyền hành cho vua Lê và được gả cho một nàng công chúa để kết hôn.  Sau đó, câu chuyện mô tả sự ra đi của Tây Sơn, ngay dù nó tiếp tục hướng tiêu điểm đến những biến cố tại miền Bắc, nơi mà nhà lănh đạo họ Lê vẫn c̣n yếu kém, phải tiếp tục đối đầu với nhiều phe đảng chúa Trịnh c̣n sống sót.  Các kẻ tự xưng thuộc ḍng họ Trụnh cạnh tranh đánh nhau tại vùng thôn quê, và một người cuối cùng đă thành công, mở đường tiến vào kinh đô viện cớ bảo vệ vua Lê chống lại các đối thủ tiềm ẩn.  Tại kinh đô các cuộc tranh luận đă nổ ra trong các quan chức về việc đối xử với kẻ tư xưng họ Trịnh một cách chính xác ra sao, như một vị Chúa mới hay như một vị vương tử thấp hơn.  Trong khi đó, vua Lê lo ngại về vị thế suy kém của ḿnh và cho mời Nguyễn Hữu Chỉnh quay lại từ nhiệm sở của ông ta để trợ giúp.  Ông Chỉnh hăng hái quay trở về phương bắc, và mau chóng phục vụ trong một tư thế không khác ǵ với tư thế được hành xử trước đây bởi các chúa Trịnh.  Không bằng ḷng với t́nh trạng sự vụ này, Nguyễn Huệ đă phái một viên tướng tin cậy đi loại bỏ ông Chỉnh, một hành động buộc vua Lê Chiêu Thống phải bỏ trốn trong nước: vị Hoàng Đế sau đó t́m cách, nhưng không thành công, tập hợp một lực lượng đủ lớn các kẻ phù trợ hầu đánh đuổi chế độ do Tây Sơn thiết lập.  Sau chót, Lê Chiêu Thống đă phái các sử giả sang triều đ́nh bên Trung Hoa, nơi mà lời yêu cầu trợ giúp của ông được chấp thuận.  Quyển truyện kế đó mô tả các sự chuẩn bị của nhà Thanh cho lực lượng viễn chinh và các tin tức báo cáo của các sứ giả Việt Nam lên Hoàng Đế của họ về sự sắp đến của quân sĩ ngoại quốc.  Quân Tây Sơn đóng ở miền Bắc nhận được tin tức về cuộc tấn công dự trù này, và quyết định một sự lui quân chiến lược.  Câu chuyện kế đó thuật lại việc quân nhà Thanh đến Đại Việt và sự khinh miệt của họ đối với đội quân nổi dậy, các kẻ mà họ xem là yếu đuối và hèn nhát.  Câu chuyện cũng nêu rơ chi tiết sự sỉ nhục phải chịu đựng của vua Lê nơi bàn tay của của viên thống lĩnh Trung Hoa, kẻ đă đặt các điều kiện cho cuộc hội kiến giữa họ với nhau, nhấn mạnh đến việc sử dụng niên hiệu nhà Thanh trên công văn và tiền tệ, và xem nhẹ nói chung vị Hoàng Đế Việt Nam đến mức không c̣n ǵ quan trọng.  Bản văn ghi nhận sự bất măn phổ quát trong người dân Việt Nam khi nh́n thấy vị lănh đạo của họ bị sỉ nhục như thế.

       Câu chuyến kế tiếp chuyển sang một sự mô tả các sự chuẩn bị của Tây Sơn để đối phó với lực lượng chiếm đóng của nhà Thanh.  Nghe theo lời cố vấn của các quan chức của ḿnh, Nguyễn Huệ (vẫn c̣n ở kinh đô cũ của chúa Nguyễn tại Phú Xuân), tự xưng là Quang Trung Hoàng Đế để làm vững tâm binh sĩ của ông, và sau đó tiến quân mau chóng ra bắc để liên kết với các lực lượng đang chờ đợi của ông tại phía nam Thăng Long.  Ở đó ông loan báo rằng họ sẽ mừng đón trước Năm Mới (Têt) sắp đên, và sau đó tiến quân ra Thăng Long để làm cho quân Thanh bị bất ngờ.  Ông tiên đoán rằng họ sẽ tiến vào Thăng Long trong ṿng một tuần lễ, kịp thời ăn Tết đúng lúc.  Nhà Thanh trong thực tế không chuẩn bị, và các lực lượng Tây Sơn đă giáng cho chúng một loạt các sự đả bại quyết định, giết hay bắt giữ hàng chục ngh́n binh lính nhà Thanh.  Nhiều kẻ khác đă bị giết khi chúng t́m cách chạy trốn khỏi Thăng Long trên một chiếc cầu phao nổi bị sụp đổ.  Một viên tướng bại trận đă tự vẫn, và viên Toàn Quyền nhà Thanh cùng Hoàng Đế họ Lê bỏ chạy vào phút chót.  Bản văn mô tả ngắn gọn chế độ mới được thiết lập bởi Tây Sơn tiếp theo sau sự kết liễu của nhà Lê và một số biện pháp tổng quát được chấp nhận bởi Quang Trung Hoàng Đế để tái lập trật tự và dành lại sự kiểm soát trên dân chúng.

       Từ điểm này, bản văn không c̣n nán lại trên chế độ Tây Sơn mới nữa, thay vào đó đi theo vị Hoàng Đế họ Lê và tùy tùng của ông trên bước đường lưu vong.  Việc chuẩn bị khởi thủy cho một sự quay lại mau chóng với một lực lượng lớn hơn, như được hứa hẹn bởi viên Tổng Đốc nhà Thanh, từ từ trở nên rơ rệt đối với vua Lê lưu vong rằng triều đ́nh Trung Hoa không quan tâm đến việc thực hiện mưu toan thứ nh́ để tái lập nhà lănh đạo Việt Nam nữa.  Thay vào đó, họ được cho thấy việc chuẩn cấp sự thừa nhận chính trị chính thức cho chế độ mới của Tây Sơn.  Những người trong đám tùy tùng vua Lê bị bắt buộc phải mặc y phục và để tóc kiểu Trung Hoa, trong khi họ tiếp tục sống như một cộng đồng lưu vong.  Lê Chiêu Thống cố gắng nhiều lần để khuấy động các nhà lănh đạo nhà Thanh cho một nỗ lực để khôi phục ngôi vua một lần nữa, nhưng các sự đánh tiếng này nhiều lần bị bác bỏ.  Sau cùng, vị Hoàng Đế họ Lê và con trai của ông chết đi, lần luợt vào các năm 1793 và 1792, khiến cho các hy vọng của nhóm lưu vong càng bị sút giảm hơn nữa.

       Bản văn lên cao đến cực điểm trong một phần hiển nhiên được bổ túc trong tiền bán thế kỷ thứ mười chin, với một sự mô tả sự tái nổi dậy của chúa Nguyễn ở khu vực Châu Thổ sông Cửu Long (vốn là căn cứ hoạt động của họ sau khi bị mất Phú Xuân) và sức mạnh tăng trưởng của họ, đối diện với nhà Tây Sơn.  Đặc biệt, phần này mô tả cái chết của vị lănh đạo Tây Sơn đầu tiên (người anh cả Nguyễn Nhạc), và các cuộc đấu tranh phát sinh từ những người ủng hộ ông với những người ủng hộ vị tân Hoàng Đế Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ, vẫn c̣n đóng ở Phú Xuân.  Kế đó bản văn tŕnh bày hai năm cuối cùng của cuộc đấu tranh giữa chúa Nguyễn – Tây Sơn, khi nhà Tây Sơn, bất kể có các đội quân tương đối mạnh hơn, đă để mất địa bàn cho đối thủ của họ.  Bản văn mô tả cuộc tiến quân cuối cùng của chúa Nguyễn, đi ṿng qua một cuộc bao vây của Tây Sơn tại Qui Nhơn, tấn công trực tiếp vào Phú Xuân và sau đó tiến bước xuyên qua Nghệ An ra chiếm đoạt Thăng Long vào mùa hạ năm 1802.  Bản văn kết thúc với một sự miêu tả một vài biến cố thời hậu Tây Sơn, sự hồi hương thi hài của Hoàng Đế họ Lê về chôn cất nơi quê quán của ông và một đạo dụ triều đ́nh năm 1860 của vua Tự Đức thiết lập các bàn thờ để tôn kính một số quan chức triều Lê nào đó đă kiên tâm pḥ tá vị chúa tể của họ trong cơn nguy khốn của nhà vua.

 

Giá Trị Của

 HLNTC Như Một Nguồn Tài Liệu

       Từ sự tŕnh bày nêu trên, điều hẳn rơ ràng rằng HLNTC có tầm quan trọng cực kỳ cho việc cung cấp một sự tường thuật chi tiết các biến cố liên quan đến kỷ nguyên Tây Sơn tại Đàng Ngoài.  Giá trị lịch sử lớn nhất của nó có thể nằm ở sự tiếp cận chưa hề có mà nó cung cấp về t́nh trạng phân hóa phe phái chính trị phức tạp bao trùm xă hội Việt Nam tại miền đó trong thời kỳ này.  Xuyên qua tác phẩm chúng ta có thể theo dơi mê cung của các âm mưu, sự thương lượng chính trị, và lập và phế bỏ ngôi vua thật tiêu biểu cho thời kỳ này, đặc biệt giữa các năm 1780 và 1788.  Trong khi các cuộc đàm thoại cá biệt được tường thuật trong bản văn này rất có thể là sự hư cấu hoàn toàn, các loại liên minh được tạo thành và tan ră, và tính hợp lư có vẻ thúc đẩy các hành động của các nhân vật rất thực, tất cả đều vang vọng với một mực độ mạnh mẽ của sự khả dĩ chân thực.  Xuyên qua các sự tŕnh bày và các cuộc đốí thoại được tường thuật của nó, bản văn mang lại cho chúng ta một cái nh́n thấu triệt khá sâu sắc vào ư nghĩa của quyền hành, ḷng trung thành và trách nhiệm cùng lỗi lầm chính trị.  Tác phẩm phát hiện các ṿng vận hành bên trong của một tiến tŕnh chính trị phân hóa trong đó các mối quan hệ, giờ đây đầy sự bất định, phải được bàn bạc một cách cẩn trọng.

       HLNTC cũng quư báu nhờ các chân dung nó vẽ ra về một loạt các nhân vật quan trọng của kỳ nguyên này.  Bản văn chứa đựng một loạt bao quát các nhân vật, trong giới chính trị và quân sự, trong hoàng gia và lớp quư tộc.  Ba nhân vật được minh họa một cách rơ nét nhất là chân dung của vị chúa miền bắc, Trịnh Sâm, nhà lănh đạo Tây Sơn Nguyễn Huệ và vị hoàng đế nhà Lê cuối cùng, Chiêu Thống.  Ông Sâm là Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài từ năm 1767-82 và, như chúng ta đă nh́n thấy, chính đời sống và cái chết của ông rơ ràng đă khởi động cho nhiều biến cố được mô tả trong bản văn.  Mối quan hệ của ông với nàng phi Đặng Thị Huệ được mô tả như động lực cho sự thay đổi các kẻ kế ngôi, tự nó làm sôi sục t́nh trạng phân hóa phe phái chính trị sau rốt đă mang lại cuộc xâm lăng của Tây Sơn. 

       Nguyễn Huệ, mặt khác, bất kể được phác họa như kẻ đă đẩy đến đỉnh cao của mọi vấn đề được khởi sinh bởi Trịnh Sâm, hiện ra như một nhân vật uy quyền và đôi khi ngay như một anh hùng.  Ông được tŕnh bày như một người có đầu óc độc olập, khá khác biệt với các kẻ tự nhận thuộc ḍng dơi chúa Trịnh hay các người c̣n sống sót của nhà Lê, những người nghe theo sự cố vấn của bất kỳ ai kề cận, thường mang lại các hậu quả tại hại.  Không giống như các đốí thủ quân sự và chính trị của ḿnh, Nguyễn Huệ không gặp phải sự thất trận.  Các quyết định của ông luôn luôn mang lại các kết quả tích cực, và sức mạnh từ nhân cách của ông không tha thứ cho sự đối lập nào.  Các tác giả của bản văn này, mà tôi sẽ đề cập đến nhiều hơn bên dưới, rơ ràng đă nh́n nhận nhà lănh đạo Tây Sơn như một người có sức hấp dẫn bao la, có khả năng huy động dân chúng thi hành các kế hoạch của ông.  Mặc dù họ có thể không đồng ư với các sự phát biểu chính trị của ông, các tác giả đă nh́n nhận tầm quan trọng lịch sử của ông.

       Nhân vật thứ ba được h́nh dung một cách nổi bật trong HLNTC là vị vua cuối cùng của nhà Lê, Chiêu Thống (1765-93).  Ông là trung tâm của phần lớn nửa phần sau của văn bản, được nhắm vào cuộc chạy trốn và đời lưu vong của ông tại Trung Hoa.  Chiêu Thống được mô tả như một người có đạo đức cá nhân và niềm t́n đáng kể, nhưng là kẻ bị vây quanh bởi các phần tử vượt quá tầm kiểm soát của ông.  Ông dựa vào các vị cận thần cố vấn cho thực sự mọi quyết định mà ông phải lấy, một chủ thể lệ thuộc vào các lực lượng chính trí chạy quanh ông hơn là một kẻ thúc dục sự thay đổi.  Văn bản mô tả một người, khi ở vào cảnh lưu vong, đă tận tụy t́m kiếm các phương thức để thuyết phục triều đ́nh nhà Thanh thực hiện một toan tính thứ nh́ hầu phục ngôi cho ông, nhưng cùng một lúc, một người có vẻ đă nhiều phần cam chịu một cuộc sống ly hương của ḿnh.  Ông là nhân vật bi thảm nhất trong vở kịch này: không phải anh hùng cũng không phải là kẻ cướp, chi bị quét ngang bởi các trào lưu của lịch sử.

       Trong thực tế, các tác giả của HLNTC nói rơ ràng rằng sự khác biệt lớn nhất giữa các sự thất bại của nhà Lê và các sự thành công của nhà Tây Sơn là trong khi nhà Lê vẫn c̣n tin tưởng ở tư thế và hào quang của họ trong xă hội Miền Bắc, nhà Tây Sơn hiểu biết rất rơ rằng thực tế u ám hơn nhiều.  Các cố vấn của vua Lê nhiều lần nói về người dân sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi “cần vương” và quyết đoán khi đó chỉ c̣n mỗi vấn đề đơn giản là tái lập nhà vua ở cung điện của ông.  Thực tại không hề có một sự tương đồng xa xôi nào với các sự quả quyết đầy tự tin này, như được biểu thị bởi các sự thất bại nhiều lần và nhất quán của vua Lê Chiêu Thống và các lực mlượng của ông để phát động bất kỳ phong trào nghiêm chỉnh nào hầu lấy lại ngôi vua.  Trong khi các nhà lănh đạo Tây Sơn có vẻ đă thông hiểu, xă hội Miền Bắc nói chung, đă có một thái độ mơ hồ hơn nhiều đối với các nhà cai trị lỗi thời.  Sự rối loạn của thập niên 1780, cộng với các hậu quả của một loạt các nạn đói tai họa trong các năm 1785-87, có nghĩa rằng ḷng trung thành của người dân đối với nguyên trạng (status quo) chính trị có lẽ đă ở vào thiên để [tức điểm đáy sâu nhất,] của nó khi nhà Tây Sơn bước vào hoạt cảnh. 

 

HLNTC: Các Ấn Bản,

 Sự Trước Tác Và Thể Loại Tác Phẩm

       Các biến cố ngoạn mục gồm trong HLNTC gần như chắc chắn được ghi chép vào lúc chúng xảy ra hay có lẽ chỉ vài năm sau khi có sự kiện, và bởi những người ở vào một vị thế hay biết các chi tiết cụ thể tràn ngập trong quyển sách này.  Không có bản thảo “nguyên thủy” nào của quyển sách được tồn tại, và 14 bản sao chép tay mà chúng ta có mang một số nhan đề khác nhau và biểu thị các sự trợ bút khác nhau. 4 Các văn bản c̣n tồn tại của HLNTC mang một số nhan đề hơi khác biệt, kể cả như An Nam Nhất Thống Chí (The Unification Record of An Nam) và Hậu Lê Nhất Thống Chí [The Unification Record of the Later Lê].  Mặc dù các nhan đề này khác nhau đôi chút, điều hoàn toàn rơ ràng rằng chúng đều là các phiên bản của một văn bản hạt nhân duy nhất với nhiều t́nh trạng đầy đủ khác nhau. 5 Tuy nhiên, các sự biến đổi của các phiên bản c̣n tồn tại, và đặc biệt các sự đóng góp khác nhau mà chúng chứa đựng, đă làm nảy sinh cuộc tranh luận quan trọng và vẫn chưa được giải quyết về những ai có thể đă chấp bút viết thành bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

 

Tác Giả Trước Tác

       Sự trước tác bản văn được quy kết theo thông lệ và nói chung cho Ngô Gia Văn Phái – the Ngô Family Literary Group – có các thành viên trong ḍng tộc sinh sống tại khu vực ngay sát phía nam kinh đô, Thăng Long, trong vùng nay thuộc tỉnh Hà Tây.  Ḍng tộc Ngô Th́ (được gọi như thế bởi tất cả các thành viên phái nam của nó đều có chung tên lót là “Th́”) trong nhiều thế hệ đă sản sinh ra các học giả và quan chức phục vụ triều đ́nh ngoài Bắc ở các đẳng trật cao cấp nhất, kể cả ở triều đ́nh vua Lê ngày càng kém quan trọng lẫn phủ Chúa Trịnh đầy quyền uy, và vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười tám, ḍng tộc có thể được nói đă leo đến đỉnh cao trong ảnh hưởng của nó. 6 Sự xáo trộn của thời Tây Sơn đă phân hóa gia đ́nh Ngô Th́, như nó đă gây ra cho nhiều ḍng tộc tinh hoa khác.  Ba thành viên của ḍng tộc phục vụ chế độ Tây Sơn sau năm 1788 – Ngô Th́ Nhậm, người em trai ông, Ngô Th́ Trí[?] và con trai ông Nhậm, Ngô Th́ Diễn [?] – trong khi hai thành viên gia đ́nh khác – chú của ông Nhậm, Ngô Th́ Dao[?] và người em trai Ngô Th́ Chí [?] – cả hai vẫn trung thành với triều đại hiện hữu. 7 Ông Chí không những chỉ từ chối không phục vụ nhà Tây Sơn, mà c̣n tích cực kháng cự lại họ nhân danh Hoàng Đế họ Lê, đă phục vụ như một trong những người ủng hộ ṇng cốt của nhà vua trong cuộc chạy trốn của ông ta hồi năm 1788.

       Dù vậy, như đă ghi nhận ở trên, có một sự thỏa thuận chung rằng bản văn có thể được quy cho gia đ́nh Ngô Th́, song vẫn chưa có sự đồng thuận về thành viên nào trong gia đ́nh đó đă viết ra quyển sách, bởi phần lớn các học giả nh́n nhận rằng bản văn là công tŕnh của nhiều hơn một tác giả.  Có phải là ông Ngô Th́ Nhậm, học giả vĩ đại đă ủng hộ và phục vụ nhà Tây Sơn hay không? Có phải là ông Ngô Th́ Chí, người em của em vẫn trung thành với Lê Hoàng Đế trong cuộc chạy trốn khỏi kinh thành hay không? Có phải là người em họ của ông, Ngô Th́ Du, người đă theo bước cha ḿnh để chạy trốn nhà Tây Sơn hầu tránh phải phục vụ chế độ mới hay không? Hay có thể c̣n chính là Ngô Th́ Thiện [?], con trai của ông Nhậm, là kẻ rất ít được hay biết đến hay không?

       Quan điểm thông lệ từ lâu cho rằng rất nhiều phần tác giả của bẩy chương đầu tiên là ông Ngô Th́ Chí, kẻ trung thành với nhà Lê đă mất đi trong cuộc chạy trốn cùng với vị hoàng đế của ông trong năm 1788.  Ông là một nhà bác học nổi tiếng có khả năng dễ dàng viết ra văn bản này, và cũng ở vào một vị thế để cung cấp phần lớn mức độ chi tiết được t́m thấy trong sách.  Hơn nữa, có bằng cớ sớm sủa  khả dĩ chấp nhận được cho thấy vai tṛ của ông như tác giả của ít nhất một phần của quyển sách.  Quyển Vũ Trung Tùy Bút đầu thế kỷ thứ mười chin hay cuối thế kỷ thứ mười tám của ông Phạm Đ́nh Hổ cho hay rằng ông Chí là tác giả của tập mà ông Hổ nói một cách đơn giản là Nhất Thông Chí. 8 Hơn nữa, một số các bản sao chép tay tồn tại của văn bản cũng cho thấy ông Chí là tác giả.  Bất kể bằng chứng như thế, cuộc tranh nluận về vấn đề này c̣n tiếp tục, và một phần của vấn đề quy định tác giả nằm ở khả tính mạnh mẽ về các sai lầm khi sao chép.  Bởi v́ mỗi tác giả được xem như chính thức đều liên hệ và mang cùng họ và chữ lót là Ngô Th́, khi các bản văn này được sao chép bằng tay và lưu hành, rất có thể rằng các lỗi lầm khi kư tự đă nhầm lẫn về các tên gọi của (các) tác giả.  Các học giả đă sẵn chứng minh rằng các sai lạc kư tự như thế, cộng với sự ngăn cấm v́ phạm húy chính thức một số chữ nào đó (bởi chúng rơ ràng là danh tính của các thành viên trong hoàng gia), mặt khác gây ra sự rối loạn về tác giả trước tác các tác phẩm của các thành viên trong gia đ́nh Ngô Th́? 9 [?]

       Tiềm năng gây hỗn loạn này mở cánh cửa cho các thuyết mới liên quan đến sự trước tác; quan điểm xét lại nổi bật nhất về vấn đề này được đề xuất trong một bài viết năm 1974 bởi sử gia Văn Tân, người đă lập luận rằng tác giả thực sự của quyển HLNTC quả thật là nhà bác học thân Tây Sơn nổi tiếng Ngô Th́ Nhậm chứ không phải em của ông tên Chí.  Ông ghi nhận rằng tin tức t́m thấy trong tác phẩm khiến ta nghĩ đến sự trước tác của ông Nhậm, bởi v́ nó chứa đựng nhiều chi tiết mà ông Nhậm ở vào vị thế tốt nhất để mô tả.  Hơn nữa, ông Tân vạch ra rằng, mức độ ngưỡng mộ văn bản dành cho nhà lănh đạo Tây Sơn, Nguyễn Huệ, chỉ có thể đến được từ một kẻ ủng hộ mạnh mẽ.  Sau cùng, ông nêu ư kiến rằng như một vấn đề thực tế, sẽ rất khó khăn để ông Chí viết ra bản văn này trong các năm 1787-88 khi ông đang chạy trốn cùng với vị Hoàng Đế họ Lê – những điều kiện khó đưa đến việc viết các sự tường thuật lịch sử dài gịng.  Đúng hơn, ông Văn Tân kết luận, ông Ngô Th́ Nhậm đă tạo ra quyển sách giữa năm 1794, khi ông trở về sau một sứ bộ sang Trung Hoa, và năm 1802, khi nhà Tây Sơn bị đánh bại.  Ông Tân nêu ư kiến rằng lư do khiến tên ông Chí hơn là tên ông Nhậm xuất hiện trên nhiều phiên bản là để bảo vệ cho tác phẩm khỏi nhà Nguyễn báo thù sau cuộc chiến thắng.  Ông Tân lư luận rằng v́ nhà Nguyễn cương quyết trừng trị ông Nhậm bởi sự tham gia của ông vào phe Tây Sơn, họ rất có thể đă trù hoạch việc hủy hoại cả các tác phẩm của ông. 10 Bằng việc gán tác phẩm cho ông Chí, một người ủng hộ trung thành với vua Lê, các người cùng thời đại hay các thân nhân trong gia đ́nh được cho biết đă t́m cách bảo tồn văn bản.  Trong thực tế, lập luận của ông Văn Tân bắt đầu nhận được một số sự nh́n nhận từ các học giả khác.  Gần đây, Quách Thanh Tâm và Philippe Langlet đă viết rằng HLNTC “không có ǵ phải nghi ngờ  là của Ngô Th́ Nhậm (1746-1803), chứ không phải của ông Ngô Th́ Chí như được tin tưởng lâu nay …” 11

       Trong khi lập luận của ông Văn Tân có tính chất thuyết phục về mặt lư luận, nó dựa nhiều vào sự suy đoán hơn là bằng cớ.  Mặc dù ông đă thu thập một số sự tham chiếu làm liên tưởng rằng ông Nhậm là tác giả của quyển HLNTC, các sự tham khảo này vừa hạn chế vừa c̣n lâu mới có thể thuyết phục, đặc biệt khi đối chiếu với bằng chứng mạnh hơn và trực tiếp hơn về vai tṛ của ông Chí. 12 Hơn nữa, một bộ phận rất lớn các tác phẩm của ông Nhậm đă sống sót qua thời chuyển tiếp sang nhà Nguyễn mà tên của ông đă không bị xóa bỏ khỏi chúng, cho thấy rằng các nhà cầm quyền mới đă không trù hoạch một sự hủy hoại có hệ thống các tác phẩm của các kẻ ủng hộ nhà Tây Sơn.  Lập luận của ông Văn Tân rằng một kẻ trung thành với nhà Lê sẽ không viết một cách thuận lợi đến thế đối với nhà Tây Sơn cũng không hoàn toàn có tính cách thuyết phục.  Có thể hơi đáng ngạc nhiên để thấy một sự tŕnh bày tương đối có cảm t́nh với phong trào được t́m thấy trong một tác phẩm được cho là của một kẻ trung thành với nhà Lê, nhưng ông Chí rất có thể đă nh́n nhà Tây Sơn một cách ưu ái cho một thời khoảng nào đó, bởi v́ trên hết, họ khởi thủy đă đến miền Bắc với mục tiêu công bố nhằm phục hồi vị Hoàng Đế họ Lê.  Kết quả, ông Chí có thể đă viết các phần của quyển sách này trong một thời kỳ mà nhà Lê có một mối quan hệ tích cực hơn đối với Tây Sơn.  Sau cùng, có một số học giả lập luận rằng ông Ngô Th́ Nhậm rất có thể đă biên soạn phần đầu của tác phẩm này ở một thời điểm nào đó hồi cuối thập niên 1790, trong lúc mà ông ít can dự hơn vào công việc hành chính hàng ngày cho nhà Tây Sơn. 13 Chính v́ thế, có thể ông đă thay đổi các phần trong bản văn của ông Chí vừa để làm tốt sự biểu trưng nhà Tây Sơn vừa có thể nâng cao vai tṛ cũng như các sự tŕnh bày về các  lời nói và hành động của ông.

       Bài viết của ông Văn Tân không phải là bài viết sau cùng nêu lên vấn về tác giả trước tác.  Phan Thanh Thúy [hay Thủy, hay Thụy?]. một học giả làm việc tại Pháp trong năm 1985 có đưa ra một bản dịch một phần tác phẩm, lập luận rằng các tác giả nhiều phần đúng nhất là các ông Ngô Th́ Chí, Ngô Th́ Du, và Ngô Th́ Thiện[?], gạt bỏ ông Ngô Th́ Nhậm như một người đóng góp khả dĩ. 14 Gần đây hơn, cuộc nghiên cứu năm 1997 rất chi tiết của Phạm Tú Châu [?] khảo sát tất cả bằng chứng khả cung và kết luận rằng cả bốn tác giả đều được xem là chính thức – Chí, Du, Nhậm, và Thiện[?] – không người nào có thể bị gạt bỏ một cách dứt khoát với bằng chứng cung cấp hiện nay. 15

 

Thể Loại Tác Phẩm

       Ng̣ai việc khơi dậy các cuộc tranh luận về sự trước tác của nó, quyển HLNTC cũng đă khích động cuộc thảo luận trên mặt học thuật về việc nó phải được xếp loại ra sao.  Các cuộc tranh luận này giữa các học giả văn chương hiện đại tập trung cả vào cấu trúc lẫn nội dung của quyển HLNTC.  Họ đă nêu lên các vấn đề liên quan đến sự phân chia giữa sự kiện và sự tưởng tượng, và làm sao mà các văn bản như HLNTC lại có thể cỡi lên cả hai loại này.  Một số học giả nh́n bản văn như “truyện giả tưởng lịch sử” (historical fiction), trong khi các kẻ khác lập luận rằng nó dựa phần lớn trên sự kiện, một điều ǵ đó không bị che khuất bởi cấu trúc của văn bản, có vẻ gần với việc mô phỏng theo các tác phẩm lịch sử diễn nghĩa (historical novels: lishi yanyi trong tiếng Hán, lịch sử diễn nghĩa trong tiếng Việt) kiểu Trung Hoa hơn.  Các cuộc thảo luận học thuật về thể loại và h́nh thức văn chương của HLNTC đă, có lẽ không tránh khỏi, làm mờ nhạt các lược đồ phân loại của thế kỷ thứ mười tám và hiện đại, cho các loại như diễn nghĩa (novel) và các ư niệm như “truyện giả tưởng” phần lớn c̣n xa lạ với các học giả thời đó.  Kết quả, tôi sử dụng từ ngữ “novel” trong cuộc thảo luận dưới đây (nhiều phần tương ứng với từ ngữ Trung Hoa xiaoshuo, tiếng Việt là tiểu thuyết) với một số sự e dè.  Từ ngữ xiaoshuo được sử dụng ngay từ thời nhà Hán để chỉ văn chương linh tinh (không thể xếp loại được), và vào thời nhà Đường được dùng một cách rơ ràng hơn để chỉ các bản văn giả tưởng – như để phân biệt với các bản văn về các sự việc lịch sử cụ thể.  Chính trong ư nghĩa này mà tôi sử dụng nó ở đây, tức các bản văn viết về các câu chuyện được sáng tạo ra.  Tôi làm thế bởi v́ luận điểm của tôi ở đây không phải toàn tâm vào việc khám phá các sự rắc rối về các loại văn chương thế kỷ mười tám như để phản ảnh sự hiểu biết về cách thức biểu trưng thế giới hay sáng tạo văn chương ra sao, mà đúng hơn nhằm khảo sát vấn đề giới hạn hơn về nội dung giả tưởng của HLNTC như một nguồn tài liệu lịch sử.

       Vào thời kỳ mà bản văn này được viết ra, đă sẵn có một truyền thống văn chương Việt Nam sản xuất các văn bản tŕnh bày các biến có lịch sử theo một lối kể chuyện cởi mở hơn (không chỉ theo lối theo niên lịch).  Tác phẩm Việt Nam trước đó nổi bật nhất trong thể loại mới này là quyển Nam Triều Công Nghiệp Điển Chí (A Record of the Accomplishments of the Southern Court, NTCNĐC) viết bởi Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736). 16 Quyển NTCNĐC, được viết ở một thời điểm hồi cuối thế kỷ thứ mười bẩy, mô tả các cuộc tranh chấp diễn ra giữa họ Nguyễn và họ Trịnh vào đầu thế kỷ đó.  Nó đă sử dụng các biến cố lịch sử làm khuôn khổ cho một sự tường thuật với chủ ư nhằm tôn vinh các nhà lănh đạo họ Nguyễn và một số cá nhân nào đó đă phục vụ các chúa Nguyễn.  Hơn nữa, không giống như các sử kư triều đại chính thức và phần lớn lịch sử không chính thức (yeshi trong tiếng Hán, dă sử [?] trong tiếng Việt), vốn được sắp xếp theo niên hiệu trị v́ và các tháng trong các niên hiệu đó, quyển NTCNĐC được sắp xếp theo các chương.  Quyển HLNTC, giống như NTCNĐC được thiết kế như một loại “chí” (zhi trong tiếng Hán) hay “tài liệu ghi chép: record”, tương tự, được sắp xếp thành các chương, một chương bắt đầu với một sự tóm tắt ngắn các thành phần từ chương trước và kết thúc với một  câu cách ngôn thích hợp với nội dung của chương này.

       Cả NTCNĐCHLNTC sau này có vẻ là các mẫu mực của một truyền thống văn chương đôi khi được gọi là lịch sử diễn nghĩa (Yanyi trong tiếng Han, diễn  nghĩa trong tiếng Việt) đă phát triển tại Trung Hoa trong thời nhà Minh và đă lan truyền sang Đại Việt sau đó. 17 Trong thực tế, h́nh thức (và đến một vài tầm mức, cả nội dung) của HLNTC mang một số sự tương đồng với thiên anh hùng ca lịch sử Trung Hoa nổi tiếng, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (Romance of The Three Kingdoms, Sanguozhi yanyi trong tiếng Hán).  Bộ truyện Trung Hoa này, có lẽ được viết vào khoảng gần cuối thế kỷ thứ mười ba, mô tả một thời kỳ thời hậu Hán khi ba nước tranh nhau quyền chủ tể chính trị như một triều đại trung ương được mở nút một cách từ từ. 18 Bộ truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa có vẻ được ưa chuộng cực kỳ tại Đại Việt trong thế kỷ thứ mười tám, và chính HLNTC tường thuật rằng Hoàng Đế nhà Lê, vua Cảnh Hưng (1740-86) thường xuyên hướng dẫn các con gái vua tŕnh diễn các màn kịch rút ra từ quyển truyện.  Hơn nữa, chúng ta biết rằng, từ các nguồn tài liệu khác rằng các vở kịch Trung Hoa nói chung được ưa chuộng trong thời kỳ Tây Sơn và ngay ở trong chính triều đ́nh Tây Sơn. 19

       Bằng chứng hơn nữa về ảnh hưởng của truyền thống diễn nghĩa lịch sử Trung Hoa trong người dân Việt Nam thế kỷ thứ mười tám có thể được t́m thấy trong một đạo dụ soạn thảo cho Hoàng Đế Quang Trung bởi ông Ngô Th́ Nhậm.  Trong đạo dụ, được viết để tuyển mộ các hải tặc gốc Trung Hoa theo pḥ chính nghĩa Tây Sơn, ông Nhậm nhắc lại một anh hùng trong một truyện về nhóm thảo khấu Trung Hoa nổi tiếng, Thủy Hử (The Water Margin: Shuihu zhuan trong tiếng Hán, Thủy Hử Truyện trong tiếng Việt) và rút ra một sự tương đồng giữa t́nh trạng của các hải tặc Trung Hoa với cảnh huống của một nhân vật anh hùng Thủy Hử, Lu Zhishen (Lỗ Trí Thâm). 20 Một số các học giả Việt Nam thế kỷ thứ hai mươi phỏng định rằng Thủy Hử nhiều phần  là nguồn cảm hứng Trung Hoa cho quyển HLNTC, chính bởi đó là một câu chuyện của các kẻ thảo khấu nổi dậy trong chính nghĩa, họ lập luận, y như nhà Tây Sơn đă làm.  Bởi chúng ta biết rằng người Việt Nam trong kỷ nguyên này quen thuộc với truyện Thủy Hử (trong thực tế, trong đó có một trong những người được xem là tác giả của HLNTC), đây là một suy đoán xem ra chấp nhận được.

       Tuy nhiên, như tác giả Phạm Tú Châu [?] đă vạch ra, các thành viên đó của xă hội Việt Nam hiểu biết nhiều nhất về Thủy Hử hẳn là giới tinh hoa-học giả như ông Nhậm và các đoàn viên khác trong gia tộc Ngô Th́, và rất khó rằng họ đă lựa chọn làm kiểu mẫu cho họ một câu chuyện tôn vinh các kẻ thảo khấu t́m cách thách đố trật tự chính trị đang ưu thắng. 21 Với họ, sự rối loạn chính trị phản ảnh trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa sẽ là một tiền lệ ít bất ổn hơn, cũng như hiển nhiên hơn.  Hơn nữa, trong khi các học giả Việt Nam đương thời ưa nghĩ rằng một số kẻ trong giới tinh hoa-học giả miền Bắc đă ủng hộ Tây Sơn bởi họ nh́n quân nổi dậy miền Nam như là các người bênh vực cho giới bị đàn áp, không có bằng cớ cụ thể nào cho ư nghĩ này.  Trong thực tế, chỉ có ít điều trong HLNTC có liên quan đến các nông dân hay các cuộc khởi nghĩa (rightenous uprisings) (qiji trong tiếng Hán, khởi nghĩa trong tiếng Việt).  Nếu có bất kỳ cuộc khởi nghĩa ở mức độ nào đó, chúng được thôi thúc nhân danh vị Hoàng Đế họ Lê. 22 Chính v́ thế, một lập luận đáng lưu tâm hơn chống lại việc xem truyện Thủy Hử như là nguồn cảm hứng cho quyển HLNTC đơn giản là trong khi phong trào Tây Sơn ở một vài tŕnh độ về “các cuộc khởi nghĩa”, nó đă không được nh́n theo cách đó bởi các thành viên của gia tộc Ngô Th́ biên soạn ra bản văn.

       Bởi các sự tương đồng bề ngoài này với loại “lịch sử diễn nghĩa (yanyi trong tiếng Hán) Trung Hoa và trong thực tế nguồn cảm hứng được rút ra từ chúng – một số các nhà phê b́nh văn học Việt Nam hiện đại đă xếp HLNTC như một lịch sử tiểu thuyết (historical novel).  Tác giả Dương Quảng hàm, trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu năm 1943 của ông, đă mô tả HLNTC chính bằng các từ ngữ đó và cũng đưa ra các sự so sánh công khai với bộ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. 23 Sau này, trong một cuộc khảo sát quan trọng các văn bản lịch sử Việt Nam, tác giả Trần Văn Giáp cũng gọi HLNTC là “lịch sử tiểu thuyết” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch].  Tuy nhiên, ông Giáp có vạch ra rằng, không giống với các lịch sử tiểu thuyết của Trung Hoa theo đó nó đă được rập khuôn một cách lỏng lẻo, HLNTC không chỉ là một câu chuyện tưởng tượng sử dụng các biến cố lịch sử làm bối cảnh.  Đúng hơn, ông nhận định, nó phản ảnh các kinh nghiệm của chính các tác giả hay các biến cố mà họ nghe thấy khi chúng được khai diễn ra.  Ông Giáp cũng ghi nhận rằng phần lớn những ǵ được tường thuật trong HLNTC rơ ràng là sự thực, và rằng do đó nó liên hệ chặt chẽ hơn nhiều với thể loại dă sử [tiếng Việt nguyên bản, chú của người dịch] hơn là với lịch sử tiểu thuyết. 24 Điều đó có nghĩa, nó cố gắng tường thuật các biến cố có thực, như dă sử vẫn làm, trong khi lại được soạn ra trong một h́nh thức phù hợp nhiều hơn với thể loại diễn nghĩa (yanyi).

       Nơi đây là mấu chốt của vấn đề, bởi trong khi h́nh thức của HLNTC rơ ràng giống với lối kể chuyện hơn là biên niên sử, điều rơ ràng, như ông Trần Văn Giáp đă ghi nhận, rằng nó không chỉ đơn giản bị xếp loại như một “tiểu thuyết” với ư kiến mặc thị rằng câu chuyện nó mở ra được sáng tạo bởi tác giả.  Quyển HLNTC không chứa đựng các nhân vật giả tưởng hiển nhiên nào, hay các tác giả của nó đă chấp nhận một giai đoạn lịch sử chỉ để phục vụ như bối cảnh cho câu chuyện nhiều kịch tính của họ.  Trong thực tế, HLNTC mô tả không phải một quá khứ khá xa xôi nào, như thường là trường hợp của các “lịch sử tiểu thuyết” Trung Hoa cổ xưa hơn, mà đúng hơn ít biến cố hơn như chúng diễn ra hay nhiều lắm là chỉ ít năm sau khi chúng xảy ra.  Chính v́ thế, người ta không thể biểu thị tác phẩm đă được sáng tạo là “lịch sử”. 25 Đúng hơn, nó có vẻ đă được xây dựng nhiều theo các đường hướng của một niên giám cho các biến cố, tuy rằng h́nh thức của nó là kể chuyện và đầy kịch tính chứ không giản tiệp và vô cảm như văn phong của các niên sử chính thức.  Các nhân vật đều là rất thực, và các nhật kỳ, các sự liên kết và nhiều hành động của họ không chỉ khả dĩ chấp nhận được, mà có nhiều xác xuất là  như thế. Hơn nữa, các tác giả đă đi ra ngoài đường lối của họ để tạo thêm trọng lượng cho sự xác thực của câu chuyện của họ bằng cách gộp vào các nhật kỳ khác nhau (có thể chứng thực được) cho các biến cố quan trọng.

       Mặc dù sự trộn lẫn đích thực của sự kiện khả dĩ chứng nhận với sự tưởng tưởng khả dĩ chấp nhận được chứa đựng trong HLNTC thật khó để xác định (nội bật nhất, nội dung nhiều cuộc đàm thoại của nó), nhiều biến cố mà nó mô tả có thể được minh chứng bằng các nguồn tài liệu bên ngoài, cả bằng Việt ngữ lẫn Âu ngữ.  Trong số các bản văn Việt ngữ thế kỷ thứ mười tám hay đầu thế kỷ thứ mười chín có thể trợ giúp vào việc xác minh các phần trong quyển HLNTC là các tác phẩm của Ngô Th́ Nhậm, đặc biệt liên quan đến các thành phần của sự tương tác giữa Tây Sơn – Trung Hoa thời hậu 1789.  Các tác phẩm văn xuôi của Phan Huy Ích, một văn gia quan trọng khác trong cùng giai đoạn này, cũng hỗ trợ cho các thành phần trong quyển truyện [HLNTC] liên quan đến thời hậu Quang Trung, kể cả sự phân hóa chính trị của triều đ́nh Tây Sơn hồi cuối thập niên 1790. 26 Quyển Bắc Hành Tùng Kư (Records of a Journey to the North) của Lê Quưnh, mô tả các nỗ lực bởi các bầy tôi nhà Lê nhằm giải cứu vị Hoàng Đế của họ trong khi ông đang lưu vong tại Trung Hoa, là một nguồn tài liệu bổ chứng hữu ích khác, đặc biệt liên hệ đến các kinh nghiệm lưu vong của các kẻ bảo hoàng này. 27 Các tác phẩm của ông Bùi Dương Lịch, kể cả quyển Lê Quư Dật Sử (Unusual Tales of Late Lê) và quyển Nghệ An kư (Records of Nghệ An), cả hai có niên kỳ từ đầu thế kỷ thứ mười chín, hữu dụng cho việc tŕnh bày các biến cố tại miền Bắc từ một quan điểm cụ thể rất khác biệt, nếu không phải đầy cảm xúc, hơn những ǵ được chứa đựng trong quyển HLNTC. 28 Sau cùng, các nguồn tài liệu bằng Âu ngữ, nổi bật nhất là các thư tín được viết bởi các giáo sĩ cư ngụ ở Đàng Ngoài, cũng quan yếu cho việc chứng thực các đường nét phác họa đại cương của HLNTC.  Bởi v́ các thư tín của các giáo sĩ có thể ghi nhật kỳ một cách chính xác, khác với nhiều nguồn tài liệu Việt ngữ cho thời kỳ này, chúng cung cấp bằng chứng bên ngoài đáng tin cậy nhất cho việc xác minh nhiều biến cố được mô tả. 29 Mặc dù các nguồn tài liệu Âu châu thuộc loại này có thể thường mơ hồ về chi tiết, chúng vẫn có thể cung cấp sự bổ chứng tổng quát cho các biến cố lớn hơn và các cá nhân dính líu.

 

Tác Động Trên Việc

 Viết Sử Kư của Quyển HLNTC

       Không lâu sau khi được sáng tác, HLNTC đă sẵn có một tác động đáng kể trên các phương cách theo đó thời cuối thế kỷ thứ mười tám được viết ra và hiểu biết.  Cộng đồng các học giả Đàng Ngoài cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín là một cộng đồng chặt chẽ, và rất có thể một bản văn như quyển HLNTC sẽ được lưu hành trong phạm vi nhóm này.  Thí dụ, chúng ta biết rằng, như đă ghi nhận bên trên, ông Phạm Đ́nh Hổ có đề cập đến nó (với tên Nhất Thông Chí) trong quyển Vũ Trung Tùy Bút của ông, được viết hồi đầu thế kỷ thứ mười chín. 30 Từ sự kiện này, điều khá rơ ràng rằng với sự hiểu biết ít nhất là quyển sách này đă được lưu hành, và rất nhiều phần chính bản văn đă được sao chép cũng như cho lưu hành.  Trong thực tế, có vẻ là nội dung của HLNTC thẩm nhập vào lănh vực của việc viết sử kư Việt Nam sơ kỳ thời hậu Tây Sơn đến nỗi các tác giả của nhiều bản thảo lịch sử thế kỷ thứ mười chín c̣n tồn tại (chính yếu là dă sử) chỉ sao chép lại các tiết đoạn dài của quyển sách vào chính tác phẩm của họ.

       Khi bắt gặp lần đầu các văn bản thế kỷ thứ mười chín này, tôi lấy làm thích thú để xem chúng có vẻ bổ chứng cho tin tức đă t́m thấy trước đây trong quyển HLNTC.  Tuy nhiên, không lâu điều rơ ràng rằng những ǵ mà các sự tường thuật sau này chứa đựng trong bản chất là các đoạn trong quyển HLNTC, thường được sửa đổi hay mở rộng, nhưng hoàn toàn dễ được nhận thấy như là nguồn tài liệu của chúng.  Sự sao chép các phần của các quyển sách khác vào sự tường thuật lịch sử là một cách thức lâu đời và là một tập tục hiếm chỉ áp dụng duy nhất cho giới văn nhân Việt Nam không thôi. Trong thực tế, tiến tŕnh này của việc sao chép đă là một phương thức quan trọng chủ yếu theo đó các bản văn cổ xưa hơn được bảo tồn và chuyển tiếp.  Điểm quan trọng là bởi việc hay biết rằng các phần của HLNTC đă được sao chép vào các văn bản khác, chúng ta có thể cảnh giác chống lại việc sử dụng tác phẩm kể sau để bổ chứng tin tức được chứa đựng trong quyển sách trước mà không cần chứng thực là liệu tin tức đă chỉ được vay mượn toàn bộ từ quyển HLNTC hay không.  Sự chính xác của tin tức chứa đựng trong cac bản văn tự chúng có thể không có ǵ đáng nghi ngờ, nhưng từ một quan điểm viết sử,  đó là điều hữu ích để biết được các phương cách theo đó nó đă được chuyền tiếp.

       Để xác định là liệu một bản văn sau này có vay mượn từ HLNTC hay không, một trắc nghiệm đơn giản có thể được áp dụng.  Nói chung, có vẻ rằng bất kỳ bản văn nào liên quan đến giai đoạn trong khoảng 1780-90 chứa đựng nhiều mẩu đối thoại gần như chắc chắn đă làm như thế.  Dấu hiệu đầu tiên hữu dụng nhất rằng một tác phẩm có thể đă vay mượn đến một tầm mức nào đó từ quyển HLNTC là sự bao gồm một cuộc đối thoại được cho là đă diễn ra giữa một cựu quan chức nhà Trịnh, ông Nguyễn Hữu Chỉnh, với người em trẻ nhất của nhà Tây Sơn, ông Nguyễn Huệ, trong diễn biến các chiến dịch của họ năm 1786 ra Bắc.  Quyển HLNTC bao gồm một phiên bản dài của cuộc đàm thoại này trong đó ông Chỉnh đă thuyết phục một cách thành công ông Nguyễn Huệ, sử dụng động năng của cuộc chiến thắng của ông ở Phú Xuân để tiếp tục tiến ra Thăng Long. 31 Cuộc đối thoại này được t́m thấy trong nhiều nguồn tài liệu thế kỷ thứ mười chín, kể cả trong các bộ sử kư chính thức khác nhau được sản xuất theo lệnh của triều đ́nh nhà Nguyễn, chẳng hạn như bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (The Imperially Ordered Mirror and Commentary on the History of the Viet), cũng như bộ Đại Nam Liệt Truyện (Biographies of Đai Nam).  Nó cũng xảy ra trong nhiều tác phẩm thế kỷ thứ hai mươi viết về Tây Sơn, điều sẽ sớm được thảo luận.  Một khi cuộc đàm thoại này được chấm định, người ta có thể thực hiện một cuộc khảo sát có hệ thống hơn hai bản văn để t́m thêm bằng cớ về sự vay mươn.

       Để liên tưởng đến tầm mức theo đó HLNTC đă thẩm nhập vào các sự tường thuật lịch sử thế kỷ thứ mười tám và mười chín về giai đoạn Tây Sơn, chúng ta sẽ cứu xét một cách vắn tắt đến ba thí dụ của các tác phẩm nổi tiếng cuối thế kỷ thứ mười tám hay thế kỷ thứ mười chín mà các tác giả rơ ràng dựa vào HLNTC với các mực độ khác nhau: Quyển Lịch Triều Tạp Kỷ, quyển Lê Quư Kỷ Sự, và quyển Đại Việt Sử Kư Tục Biên. 32 Có nhiều tác phẩm vô danh khác, có thể từ thế kỷ thứ mười chín hay đầu thế kỷ thứ hai mươi, cũng vay mượn nhiều từ HLNTC.  Những tác phẩm này không được khảo sát ở đây, nhưng một cuộc nghiên cứu các bản thảo được lưu trữ tại Viện Hán Nôm ở Hà Nội chắc chắn sẽ t́m được một số lượng đáng kể các văn bản như thế.

       Bộ Lịch Triều Tạp Kỷ (Miscellaneous Records of Various Dynasties, LTTK) được biên soạn bởi ông Ngô Cao Lăng [?] (?-chết khoảng năm 1841) ở một vài thời điểm trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười chín. 33 Được chia thành sáu tập (books), nó bao gồm các biến cố quân sự và chính trị quan trọng, chính yếu tại miền Bắc nước Đại Việt giữa các năm 1672 đến đầu thập niên 1790.  Một số sử gia đă vạch ra rằng LTTK như một nguồn tài liệu quan trọng cho các sử kư chính thức sau này được sản xuất bởi triều đại nhà Nguyễn.  Philippe Langlet, trong phần giới thiệu bản dịch hai chương của bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, thí dụ, ghi nhận rằng LTTK đă phục vụ như một trong các nguồn tài liệu cho sử sách thời nhà Nguyễn.  34 Trong khi điều này có thể đúng thực, một sự khảo sát cả hai bản văn cho thấy các mục đoạn trong tác phẩm của Ngô Cao Lăng đă vay mượn đáng kể từ quyển HLNTC.  Đặc biệt, quyên (section) thứ tư – bao hàm thời kỳ 1779-86 – tương đồng phần lớn trong cấu trúc, nội dung và lời đối thoại với năm chương đầu tiên của quyển HLNTC. 35 Điều này rơ rệt nhất trong một số các cuộc đàm thoại giữa một vài trong số nhiều nhân vật chính trị của giai đoạn này, nhưng ngay cả các sự mô tả về các cá nhân và các hành động cùng căn bản của họ cũng có vẻ được vay mượn chủ yếu từ HLNTC.

       Đă có một vài sự khác biệt giữa hai bản văn, bởi tác giả của LTTK hiển nhiên đă rút ra từ các nguồn tài liệu khác đă cung cấp tin tức và chi tiết bổ sung không t́m thấy trong quyển HLNTC.  Một số trong các chi tiết bổ túc liên quan đến các tiết mục vay mượn từ quyển kể sau, nhưng phần lớn đă được ghi them vào: các cuộc thảo luận về các kết quả khảo thí và các báo cáo về vấn đề liên quan đến quan hệ với Trung Hoa là các loại tin tức bổ sung nổi bật nhất.  Hơn nữa, bộ LTTK cũng chứa đựng các phần lạc đề tương đối ngắn nói về các vấn đề của Đàng Trong, là những điều không được t́m thấy trong HLNTC, một văn bản gần như chỉ dành riêng cho các biến cố ở miền Bắc.  Tuy nhiên, ngoài các điểm biến đổi này, ít có sự nghi ngờ nào rằng tác giả của LTTK đă dựa vào quyển HLNTC cho phần lớn tin tức của ông cho thời kỳ sau năm 1780.

       Một tài liệu lịch sử thế kỷ thứ mười chín thứ nh́ rơ ràng đă vay mượn từ HLNTC, mặc dù ở một tầm mức giới hạn hơn nhiều, là bộ Lê Quư Kỷ Sự (A Record of Events of the Late Lê, LQKS) của Nguyễn Thu [?] (1799-1855).  Giống như LTTK, bộ sách này đă được viết trong tiền bán thế kỷ thứ mười chín, mặc dù thật khó khăn để xác định niên đại sáng tác một cách chính xác hơn thời khoảng đó.  Quyển LQKS có phạm vi nhỏ hẹp hơn bộ LTTK, chỉ gồm một sự tường thuật tóm lược về các biến cố ở Đàng Ngoài trong một thời kỳ tương đối ngắn ngủi, 1777-89.  Nó bao gồm nhiều tiết mục được kể trong HLNTC, nhưng với văn phong giản tiệp (terse) của nó, đă loại bỏ phần lớn các cuộc đàm thoại được ghi chép trong quyển sách cổ xưa hơn cũng như nhiều chi tiết khác của nó.  Nó có chứa đựng một ít cuộc đàm thoại, nổi bật nhất là cuộc đàm thoại được nói đă xảy ra giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Huệ tại Thăng Long trong năm 1786.  Nó bao gồm các cuộc đàm thoại khác cũng được vay mượn từ quyển HLNTC, chẳng hạn như cuộc nói chuyện khi mà một quan chức cảnh cáo vị Chúa [Vua ?] mới được phục ngôi cuối năm 1786 về mối đe dọa mà ông Chỉnh đặt ra tại Nghệ An. 36 Một cách đáng chú ư, nó không ghi chép các sự đối thoại trước đó giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Huệ khi ông Chỉnh cố vấn Nguyễn Huệ xâm nhập miền Bắc, vốn rất thường là chỉ dấu tốt nhất cho sự vay mượn từ quyển HLNTC. (Tuy nhiên, nó có đề cập vắn tắt rằng chính ông Chỉnh đă cố vấn Nguyễn Huệ, để khởi động cuộc viễn chinh).  Giống như bộ LTTK, quyển LQKS rơ ràng cũng đă sử dụng các nguồn tài liệu khác, bởi nó chứa đựng các chi tiết không được t́m thấy trong quyển HLNTC, kể cả các cuộc đối thoại ngắn không được tường thuật trong bản văn đó.

       Một thí dụ sau cùng của một quyển sách có vẻ đă vay mượn từ HLNTC là quyển Đại Việt Sử Kư Tục Biên (The Continued Historical Annals of Đại Việt, ĐVSKTB).  Bộ sách này, có nhiều phiên bản khác nhau c̣n tồn tại, cung cấp một tài liệu kể chuyện các biến cố ở Đàng Ngoài – và đến một tầm mức ít hơn, cả [Đàng Ttong] ở miền Nam – sau năm 1774.  Nó rơ ràng đă được khởi thảo trong thế kỷ thứ mười tám theo lệnh của các chúa Trịnh, và được dự trù như một nỗ lực sơ bộ để cập nhật hóa các bộ sử triều đ́nh hiện có.  Các chủ biên và các người phiên dịch các bản dịch sang chữ quốc ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hiện được cung ứng (xuất bản năm 1991) lập luận một cách thuyết phục rằng phần thảo luận về tài liệu lịch sử từ 1676 đến 1740 được hoàn thành bởi một nhóm các học giả bao gồm các ông Lê Quư Đôn, Ngô Th́ Sĩ và Ninh Tốn [?], có thể trong thập niên 1770.  Mặc dù không có bằng cớ dứt khoát về sự sản sinh ra quyển sử tục biên bao gồm thời kỳ từ 1740 sang đến thập niên 1770 hay 1780, dịch giả Nguyễn Kim Hưng ghi nhận rằng nhiều tài liệu lịch sử đă được thu thập ở thời kỳ này, bởi đă có một khối lượng khá lớn các sử kư tư nhân được viết ra về giai đoạn này.  Chính v́ thế, ông lập luận, không phải không có thể cùng nhóm đă viết sử trước đây vẫn c̣n đang thu thập tài liệu cho một sự biên soạn cập nhật hơn nữa.  Ông cũng vạch ra rằng sự lưu hành bộ sách này bị chính thức cấm đoán bởi Hoàng Đế Minh Mạng trong một đạo dụ năm 1838, bởi quyển sách bị xem quá nghiêng về họ Trịnh và quá chỉ trích nhà Lê, một sự kiện cũng có thể làm liên tưởng đến một nhật kỳ sớm hơn của sự hoàn tất. 38 Kết hợp bằng chứng này với một sự khảo sát nội dụng và từ ngữ t́m thấy trong chín phiên bản c̣n tồn tại, ông Hưng kết luận rằng rất có thể là quyển sách đă được biên soạn toàn bộ trong thế kỷ thứ mười tám, chỉ có một phiên bản có chứa một vài sự tu chỉnh và bổ túc về sau, đặc biệt các việc liên hệ đến các biến cố tại miền Nam sau năm 1774.

       Chúng ta có thể nh́n thấy các sự tương đồng và vay mượn nào ở đây chăng?  Một cuộc đàm thoại được nói đă diễn ra giữa Chúa Trịnh Sâm đang đau ốm và nàng phi sủng ái của ông, Đặng Thị Huệ, như được thuật lại trong ĐVSKTB, th́ giống y như cuộc nói chuyện được t́m thấy trong quyển HLNTC. 39 Một trường hợp sao chép khác được t́m thấy trong câu chuyện mà Nguyễn Hửu Chỉnh đang thảo luận về các kế hoạch của ông ta nhằm giải phóng miền nam năm 1782.  Một lần nữa, cả quyển ĐVSKTB lẫn HLNTC đều chứa đựng các đoạn báo cáo gần như hoàn toàn đồng nhất về cuộc đàm thoại giữa hai người. 40 Sau cùng, ĐVSKTB cũng ghi chép cuộc thảo luận năm 1786 giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Chỉnh, người đă cố gắng thuyết phục Nguyễn Huệ hăy vượt quá mệnh lệnh cho ông và tiến quân ra Thăng Long. 41 Cũng có các trường hợp vay mượn khác, nhưng chúng có tính cách hạn chế, bởi ĐVSKTB càng trở nên sơ sài hơn sau năm 1782, cũng chính là khi mà quyển HLNTC càng có nhiều chi tiết đáng kể hơn.

       Mức độ vay mượn được t́m thấy trong ĐVSKTB có thể được quy kết cho sự kiện rằng các thành viên của gia tộc Ngô Th́ có can dự vào sự sáng tác.  Đặc biệt, có nhiều chỉ dẫn mạnh mẽ rằng ông Ngô Th́ Nhậm nằm trong số các học giả miền Bắc đă tham gia vào việc biên soạn các phần sau này của tác phẩm. 42 Chúng ta biết rằng ông Nhậm đă phục vụ trong quốc sử quán của nhà Tây Sơn, và đă tích cực trong việc soạn thảo và biên tập một sử kư chính thức sớm hơn nữa (được biên soạn bởi cha ông, ông Ngô Th́ Sĩ).  Hậu quả, sẽ không mấy ngạc nhiên rằng ông đă góp phần vào việc trợ giúp việc cập nhật hóa bộ ĐVSKTB, một văn bản khác trong đó cha ông đă đóng góp.  Ngay dù ông Nhậm không phải là (hay một) tác giả của HLNTC, gần như chắc chắn rằng ông sẽ có sự tiếp cận với văn bản đó, và khi đó sẽ là điều hợp lư để kết luận rằng ông sẽ vay mượn tài liệu từ nó để du nhập vào quyển ĐVSKTB.

 

Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Học Thuật Thế Kỷ Thứ Hai Mươi

       Các trường hợp chi tiết nêu trên cho thấy một cách rơ ràng tác động mà quyển HLNTC đă có trên các văn bản lịch sử cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín về giai đọan Tây Sơn.  Ảnh hưởng của quyển sách tuy thế c̣n tiếp tục đi quá thời kỳ này, và một cuộc khảo sát ngắn gọn văn phẩm lịch sử thế kỷ thứ hai mươi phát lộ rằng nhánh học thuật này tiếp tục bị thu hút rất nặng nề bởi quyển HLNTC.  Trong thực tế, các thành tố của HLNTC thấm nhập học thuật Việt Nam thế kỷ thứ hai mươi về kỷ nguyên Tây Sơn, và nổi bật nhất là các tác phẩm được sản sinh ra tại miền Bắc.  Phần lớn các sử kư này bao gồm các phần trong quyển HLNTC, điển h́nh là các cuộc đối thoại của nó (được tái dựng theo sát từng chữ một), để phản ảnh các thái độ và hành động của các nhân vật từ thời kỳ này.

       Một mẫu khảo sát của các văn bản thế kỷ hai mươi nổi tiếng về các biến cố của thế kỷ thứ mười tám và đặc biệt cuộc nổi dậy Tây Sơn cho thấy phần lớn các tài liệu được sáp nhập là từ HLNTC.  Trong số các bản văn có tính chất học thuật miền Bắc sớm hơn, chúng ta thấy có quyển Vua Quang Trung Nguyễn Huệ của Phan Trần Chúc (1940), quyển sách loại cổ điển của Hoa Bằng, Quang Trung: Anh Hùng Dân Tộc (1941), và quyển Cách Mạng Tây Sơn của Văn Tân (1957) cùng một quyển sau này của ông, Nguyễn Huệ: con người và sự nghiệp (1967).  Các  tác phẩm sau này viết bởi các sử gia ở miền Nam cũng thực hiện sự sử dụng sâu rộng quyển HLNTC.  Trong số này có quyển Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771-1802 (1973) của Tạ Chí Đại Trường và quyển Nhà Tây Sơn (1988) của Quách Tấn và Quách Giao.  43

       Điều đặc biệt nổi bật về nhánh học thuật hiện đại này là nó đă thực hiện sự sử dụng HLNTC như một nguồn tài liệu then chốt một cách thường xuyên biết bao và thường như một phần của khung câu chuyện tường thuật mà không có sự quy chiếu ǵ cả.  Hai quyển sách của ông Văn Tân cũng như tác phẩm của các ông Quách Tấn và Quách Giao, sử dụng HLNTC với một tầm mức đáng kể mà không có phần tham chiếu nó như nguồn tài liệu của chúng.  Các tác giả khác, kể cả Phan Trần Chúc và Tạ Chí Đại Trường, có đề cập đến quyển sách nơi phần giới thiệu hay thư tịch của họ, nhưng không trưng dẫn trực tiếp nó nơi phần chính của tác phẩm. 44 Ở một vài mức độ, đây là hậu quả của một truyền thống viết sử kư Việt Nam thường không dùng cước chú hay các sự dẫn chứng cụ thể hơn một cách thường xuyên như người ta có thể mong đợi. Tuy nhiên, ở một mức độ sâu xa hơn, tôi tin việc thiếu sót không trưng dẫn HLNTC khiến ta liên tưởng rằng tin tức chứa đựng trong quyển sách này, một cách nào đó, đă trở nên tách rời khỏi cội rễ của nó và xem ra đă tiến vào lănh vực mà chúng ta có thể xếp loại như kiến thức phổ thông (common knowledge).  Hậu quả, các sử gia Việt Nam bị lôi cuốn bởi nó như thể tiếp cận với một số suối nguồn của kiến thức văn hóa phổ thông, xem là không c̣n cần thiết để thừa nhận nguồn gốc tài liệu này.  Do thế, HLNTC đă trở thành, có lẽ một cách vô ư thức, một loại nguyên cảo nguồn gốc (Ur-text) cho các câu chuyện của thời kỳ Tây Sơn như nó mở ra tại miền Bắc nước Đại Việt. 

       Trong khi sự sử dụng nhưng không thừa nhận quyển HLNTC là một vấn đề tổng quát, một vấn đề lớn hơn liên quan đến cách thức cụ thể theo đó các học giả Việt Nam thế kỷ thứ hai mươi sử dụng nó.  Nhiều văn bản của họ dựa nhiều trên điều có thể bị tranh luận như các thành phần giả tưởng yếu thế nhất của văn bản – các cuộc đàm thoại mà nó ghi lại.  Như đă được nêu lên trước đây, phần lớn khuôn khổ bao quát và nhiều biến cố cá biệt mô tả trong HLNTC có thể chân thực.  Nhiều cuộc đàm thoại nó được nghĩ  đă tái dựng, trong khi khả dĩ chấp nhận được và ngay cả là có nhiều xác xuất nói chung, tuy thế, không thể được xác minh một cách độc lập.  Chính v́ thế, tôi sẽ lập luận rằng nó sẽ hữu dụng hơn như một nguồn tài liệu lịch sử cho các sự mô tả tổng quát của nó và các sự tường thuật của nó về các biến cố đặc biệt hơn là cho từng ngôn từ rất cá biệt mà nó được cho đă ghi lại.  Hậu quả, nó có vẻ là một cách thức đáng nghi  ngờ trong việc sử dụng HLNTC, như thường được thực hiện, để xác định đặc tính của các nhân vật lịch sử đặc biệt dựa trên các cuộc đối thoại trong đó họ được cho đă tham dự.

       Điều đáng ghi nhận rằng trong số nhiều sử gia Việt Nam thế kỷ thứ hai mươi đă dựa sâu rộng trên quyển HLNTC, chỉ có ít người, nếu c̣n có bất kỳ ai, là nghĩ đến việc tra hỏi về tính khả tín của quyển sách hay đi t́m kiếm bằng chứng khác để bổ chứng cho nội dung của nó.  Đến tầm mức mà các sử gia này có đặt vấn đề khả tín đi nữa, họ rất có thể tuyên bố rằng HLNTC đúng ra là sự thực hoàn toàn, -- hay có lẽ thông thường hơn nữa, đơn giản giả định rằng sự việc là như thế, và đưa ra lập luận của họ từ quan điểm này.  Thí dụ, quyển HLNTC đôi khi được sử dụng như một nguồn phản bác các tác phẩm nhà Nguyễn về các biến cố của thời kỳ Tây Sơn.  Trong một bài viết năm 1964 trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử (Historical Research), tác giả Văn Tân có viết một bài phê b́nh mạnh mẽ các đường hướng theo đó các sử gia nhà Nguyễn thế kỷ thứ mười chín viết về Tây Sơn.  Ông đă sử dụng nội dung của HLNTC như bằng chứng khẳng quyết rằng các sự biểu trưng của nhà Nguyễn về nhiều nhân vật thời Tây Sơn là ngụy tạo một cách cố t́nh.  Chính v́ thế, trong việc sử dụng văn bản, ông Tân xem ra đă giả định rằng nó chính xác và khách quan, trong khi cùng lúc xem (nó) như một định đề rằng các văn bản nhà Nguyễn bị hà t́ bởi một loạt các sự thiên vị.  Việc dựa vào HLNTC của ông Tân trong cách này đúng là một trường hợp cực đoan nhất của sự sử dụng văn bản mà không phê phán. 45

       Đầu thập niên 1970, một sử gia Việt Nam, ông Vũ Đức Phúc, châm ng̣i cho một tranh biện bằng cách lập luận rằng một số nhân vật thời Tây Sơn được tôn vinh nào đó phải được tái lượng giá, và rằng truyền thống từ lâu của sự tin tưởng mà không phê phán quyển HLNTC là một phần của vấn đề  cho các sự giải thích hiện hữu.  Ông nêu lên câu hỏi về sự sử dụng thường xuyên HLNTC như một nguồn tài liều cho việc viết về các nhân vật chẳng han như Ngô Th́ Nhậm.  Ông Phúc lư luận, nghe quả hợp lư, rằng bất kỳ bản văn nào về thời kỳ này được viết ra bởi gia đ́nh Ngô Th́ sẽ đương nhiên đi theo con đường để chiếu sáng, hay nhiều phần hơn để phóng đại, các sự đóng góp của các thành viên trong ḍng họ. 46 Lời tuyên bố của ông tức thời bị phản bác bởi Lê Sỹ Thăng [?], người đă ghi nhận rằng người ta không thể đơn giản bác bỏ HLNHT như một nguồn tài liệu.  Sau hết, ông Thăng lập luận, nếu quyển HLNTC bị đặt ra ngoài hay có vẻ không đáng tin cậy như một nguồn tài liệu, khi đó nhiều sự tŕnh bày về các nhân vật thế kỷ thứ mười tám sẽ bị gạt bỏ bởi thiếu bằng chứng khác.  Ông Thăng có vẻ đă lập luận rằng bởi HLNTC là nguồn tài liệu cung ứng duy nhất trong thể loại của nó, nó nên tiếp tục được sử dụng như cơ chế chính yếu theo đó để lượng giá các cá nhân của kỷ nguyên này.  Mặc dù ông Phúc đáp ứng bằng một bài phản bác của chính ông, cuộc tranh luận kết thúc ở đó, và nó không có vẻ đă đóng góp cho bất kỳ sự tái lượng giá nào xa hơn hay có thực chất hơn về HLNTC hay tác động của nó trên học thuật lich sử tổng quát hơn. 47

 

Kết Luận: Các Hàm Ư Của HLNTC

Như Một Văn Bản Lịch Sử Ṇng Cốt

       Ít có sự nghi ngờ rằng HLNTC là một nguồn tài liệu có tầm quan trọng khổng lồ cho sự hiểu biết và viết về lịch sử của Đại Việt hồi cuối thế kỷ thứ mười tám.  Nó phát giác chi tiết khó tin về các tính tóan chính trị phức tạp và các âm mưu cá nhân đă định h́nh chính trị Đàng Ngoài từ đầu thập niên 1770 đến cuối thập niên 1780.  Hơn nữa, nó có một tầm quan trọng đặc biệt cho bất kỳ cuộc nghiên cứu nào về thời kỳ Tây Sơn, và đă được sử dụng cho mục đích đó với ảnh hưởng lớn lao bởi các sử gia Việt Nam.  Mặt khác, ảnh hưởng mạnh mẽ của văn bản này trên học thuật liên hệ đến những năm Tây Sơn sau năm 1786 đă góp phần làm che khuất chiều kích của nông dân trong thời kỳ đó.  HLNTC, trong hầu hết mọi khía cạnh, là một lịch sử của giới tinh hoa, các cuộc đấu tranh cá nhân và sự xung đột phe nhóm của họ; đến tầm mức rằng bất kỳ “thường dân” nào có xuất hiện trong tác phẩm này, họ gần như hoàn toàn đóng vai phụ để nói lên câu chuyện.  Chính v́ thế, quyển sách chỉ phát hiện một phần của kịch bản rộng lớn hơn của thời kỳ này, thực sự không đem lại một dấu hiệu nào về các cảm xúc và các kinh nghiêm phức tạp của dân chúng sống bên ngoài các trung tâm chính trị.  Các nông dân và các kẻ không thuộc giới tinh hoa khác xuất hiện không thường xuyên như các diễn viên nhỏ bé trong một vở kịch không có vẻ là của chính họ.  Có giá trị lớn lao không thể nghi ngờ trong việc t́m hiểu chính trị phức tạp của kinh đô, nhưng trong một kỷ nguyên liên can một cách quá đau đớn đến các nông dân, các kẻ đă chết đi hàng chục ngh́n người trong nhiều cuộc chiến tranh của nó, phần lớn c̣n chờ để được khai phá.

       Với một tác phẩm sản xuất bởi các tinh hoa cho một khối độc giả tinh hoa, quyển sách phần lớn không đếm xỉa đên các mối quan tâm và các kinh nghiệm của nông dân là điều khó gây ngạc nhiên, bởi đây là đặc tính của các tác phẩm như thế.  Tuy nhiên, điều đáng nhắc nhở chính chúng ta về sự kiện này, bởi nó có, tôi tin tưởng, một tác động đáng kể trên việc viết sử kư hiện đại về thời đại Tây Sơn.  Mặc dù các sử gia Việt Nam, đặc biệt những kẻ viết tại miền Bắc sau năm 1945, đă chào đón thế kỷ thứ mười tám như “thế kỷ của các cuộc nổi dậy của nông dân”, sự sử dụng HLNTC của họ như một thành tố ṇng cốt cho sự tường thuật dẫn đường có khuynh hướng che khuất mất chiều kích nông dân nằm tầng hầm bên dưới của các chế độ Tây Sơn.  HLNTC không phát lộ thế kỷ thứ mười tám như thế kỷ chế ngự bởi “các cuộc nổi dậy của nông dân”, mà đúng hơn phô diễn các biến cố của thời đại đến một tầm mức đáng kể như một phức thể của các quyết định có phần bí hiểm được lấy bởi các kẻ bị thúc đẩy nhiều v́ tham vọng cá nhân hơn là v́ sự cứu xét đến lợi ích lớn hơn của quốc gia hay đa số dân chúng của quốc gia đó..  Điều luôn luôn hơi gây ngạc nhiên khi t́m thấy rằng bất kể việc viết sử kư vinh danh chiều kích nông dân của thời kỳ Tây Sơn, các nông dân vẫn c̣n là các nhân vật trừu tượng và tương đối mờ nhạt trong phần lớn truyền thống viết sử đó.  Dưới ánh sáng của sự đặt ḷng tin mạnh mẽ vào HLNTC như một nguyên cảo nguồn gốc (Ur-text), sự kiện này dễ hiểu hơn.  HLNTC đă chứng tỏ hoàn toàn hữu ích cho việc cho phép các sử gia Việt Nam đánh bóng h́nh ảnh của Nguyễn Huệ và một số trí thức miền Bắc lựa chọn việc ủng hộ ông.  Nó kém hữu dụng hơn nhiều cho việc trợ lực để dành đạt bất kỳ cảm thức nào về sự tham gia của quần chúng hoặc trong hàng ngũ Tây Sơn hay chống lại họ.

       Sau chót, HLNTC là một nguồn tài liệu không thể thiếu được cho việc viết các bộ sử t́m hiểu các t́nh huống phức tạp của Đại Việt hồi cuối thế kỷ thứ mười tám.  Tuy nhiên, với các giới hạn của nó cả về mặt phạm vi lẫn nội dung, nó phải được sử dụng bên cạnh các tài liệu cung cấp các chiều kích khác cho sự hiểu biết của chúng ta về thời kỳ này.  Các tài liệu như thế gồm, nổi bật nhất, các sự ghi chép của các giáo sĩ Âu Châu, các kẻ đă viết về kinh nghiệm của họ từ các quan điểm của nông dân rơ rệt vắng bóng trong quyển HLNTC.  Các sử kư tư nhân thế kỷ thứ mười chín khác, kể cả một số đă nêu ở trên, cũng đưa ra các điểm phản biện hữu ích đối với các tin tức chứa đựng trong HLNTC, phục vụ cho việc cung cấp một cái nh́n phần nào rộng lớn hơn về các biến cố của các thập niên 1780 và 1790.

       Về chủ điểm phân tích việc viết sử kư của các văn bản lịch sử Việt Nam là một đề tài mênh mông, bài viết này dĩ nhiên c̣n để sót rất nhiều điều.  Có những tác phẩm khác có thể được phân tích liên quan đến tầm ảnh hưởng của quyển HLNTC.  Hơn nữa, một sự khảo sát chi tiết hơn nữa quyển HLNTC và hiệu ứng của nó trên học thuật thế kỷ hai mươi cũng có thể được thực hiện.  Trong khi tôi khảo sát điều có vẻ đă là một trong các hậu quả của nó cho việc cứu xét đến chiều kích nông dân của các cuộc nổi dậy chính trị thế kỷ thứ mười tám, tác động của nó trên các khu vực khác của sự phân tích lịch sử cũng có thể được cân nhắc đên.  Việc viết sử kư thế kỷ thứ hai mươi cũng quan tâm không kém đến vai tṛ của sự độc lập quốc gia và cuộc kháng chiến chống lại ngoại xâm, và quyển HLNTC có đề cập đến cả hai vấn đề này một cách rất trực tiếp.  Quyển sách quan trọng cốt yếu này vẫn c̣n nhiều điều để cung ứng cho các sử gia và các nhà viết sử; tôi chỉ hy vọng rằng các sự nhận xét của tôi ở đây sẽ kích thích sự khảo sát và sử dụng hơn nữa văn bản lịch sử quyến rũ và quan trọng này./-

 

-----

CHÚ THÍCH

1.      Đă có nhiều sự khảo sát uyên bác về tác phẩm này, đặc biệt trong vài thập niên qua.  Thí dụ, xem, Vũ Đức Phúc [?], “Hoàng Lê Nhất Thống Chí Và Sự Thực Lịch Sử Chung Quanh Việc Quang Trung Phá Quân Thanh”, Tạp Chí Văn Học [từ giờ trở đi, viết tắt là TCVH], 3 (1974): 105-23, 129; Phạm Tú Châu [?], “Đọc Lại Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, TCVH, 2(1979): 49-54; Mai Quốc Liên [?] và Kiều Thu Hoạch [?], “T́m Hiểu Giá Trị Hiện Thực của Hoàng Lê Nhất Thống Chí, một tác phẩm văn xuôi tiêu biểu”, TCVH, 11 (1966): 76-84; Kiều Thu Hoạch [?], “Góp Phần Xác Định Tác Giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, TCVH, 4 (1981): 32-40; và Phạm Tú Châu [?], Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Văn Bản, Tác Giả và Nhân Vật, (Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, 1997).

2.      Alexander Woodside, “Vietnamese History: Confucianism, Colonialism and The Struggle for Independence”, trong quyển Vietnam: Essays on History, Culture, and Society (New York: Asia Society, 1985), trang 6.

3.      Trong thực tế, Hoàng Lê Nhất Thống Chí nằm trong số các văn bản lịch sử Việt Nam được phiên dịch và ấn hành theo văn tự la mă hóa mới.  Sau này nó lần lượt được dịch lại trong năm 1942, 1950, 1964 và 1998.  Ấn bản kể sau, từ giờ trở đi được viết tắt là HLNTC (1998), được sử dụng cho bài viết này: Hoàng Lê Nhất Thống Chí, phiên dịch bởi Nguyễn Đức Vân [?] và Kiều Thu Hoạch, ấn bản lần thứ năm (Hà Nội: NXB Văn Học, 1998).  Ngoài các bản dịch hiện đại này, cũng có một ấn bản đối chiếu bằng tiêng Hán (được rút ra theo sáu bản chép tay): Hoàng Lê Nhất Thống Chí / Hoangli TiYongzhi, biên tập bởi Chen Hing Ho [Chjen Qinghao] (Paris và Taipei: École Francaise d’Extrême-Orient and Student Book Company, Ltd., 1986) (Collection Romans et Contes du Viet Nam écrits en Han/Yuenan Hanwen Xiaoshuo Congkan, Lishi Xiaoshuo Lei, vol. 5).  Ấn bản của Đài Bắc sẽ được trưng dẫn là HLNTC (1986).

4.      Rơ ràng các văn bản tồn tại đều là các bản chép tay, và đối với phần lớn rất khó để xác định niên đại với sự chắc chắn. Bản văn tài liệu đích xác lâu nhất là từ 1899 (Châu, Hoàng Lê Nhất Thống Chí), trang 14; Châu (các trang 195-6) cũng nhấn mạnh rằng trái với một số sự tường thuật, không có bản thảo viết tay nguyên thủy.

5.      Muôn có các cuộc thảo luận về các văn bản khác nhau và các ấn bản nối dài của HLNTC, xem, cùng nơi dẫn trên, các trang 11-39 và Trần Khánh Hào [Chen Qinghao], Lời Thuyết Minh Về Việc Xuất Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí [Some words of commentary on the publication of the Hoàng Lê Nhất Thống Chí] trong cùng quyển sách, các trang 197-204.

6.      Ḍng dơi và một số trong các thành viên quan trọng hơn của nó được thảo luận trong bài viết của Tao Trang [?], “Bước Đầu T́m Hiểu Về Một Số Nhà Văn Trong Ngô Gia Văn Phái” [Some preliminary steps toward understanding some authors in the Ngo Family Literary Group], TCVH, 5 (1973): 22-46.

7.      Một sự tŕnh bày ngắn về ông [Ngô Th́] Diễn [?] nằm trong bài Một Số Tác Giả Và Tác Phẩm Trong Ngô Gia Văn Phái [Some authors and literary works of the Ngô Family Literary Group), biên tập bởi Trần Lê Văn (Hà Sơn B́nh: Ty Văn Hóa và Thông Tin Hà Sơn B́nh, 1980), trang 218; về ông Tri [?], xem phần ghi tiểu sử trong Từ Điển Văn Học Việt Nam [Vietnamese Literary Dictionary], biên tập bởi Lại Nguyên Ân (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1997), trang 339.

8.      Phạm Đ́nh Hổ, Vũ Trung Tùy Bút [Random Notes From Amid The Rains] (Thành phố HCM: NXB Văn Nghệ TpHCM, 1998), trang 195.

9.      Xem, thí dụ, Mai Ngọc Hồng [?], “Vấn Đề Tác Giả Xuân Thu Quan Kien [?] [Some Issues Reagrding The Author of the Xuan Thu Quan Kien] trong sách [biên tập] bởi Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu [?], Một Số Vấn Đề Văn Bản Hán Nôm [Some Issues Regarding Hán-Nôm Texts] (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1983, các trang 274-80.

10.  Văn Tân, “Mấy Vấn Đề Về Ngô Th́ Nhậm” [Some Issues Regarding Ngô Th́ Nhậm], Nghiên Cứu Lịch Sử [từ giờ trở đi viết tắt là NCLS], 154 (1974): 34-44.

11.  Quách Thanh Tâm và Philippe Langlet, References bibliographiques histoire ancienne du Viet Nam (Paris: Sudestasie, 1998), trang 99.  Giáo Sư Langlet (thông tin cá nhân, 13 March 2000) ghi nhận rằng ông đă đặt sự tuyên xác này trên bài viết của tác giả Văn Tân.

12.  Tân, “Mấy Vấn Đề …”, trang 43.  Ông trưng dẫn một văn bản được cho ghi công ông Nhậm là tác giả: “Ông Nhậm đă có thể đă soạn thảo cho bẩy chương, nhưng sau đó bị bệnh và từ trần.  Sau này, một đồng sự của ông đă hoàn tất mười chương c̣n lại.  Tuy nhiên, đoạn văn này xem ra đang nghi ngờ giống như các sự tường thuật ghi công cho ông Chí [?] – hoàn tất bẩy chương, trở nên bệnh và chết – và không thể được nói để ứng vào cho ông Nhậm.  Đúng hơn, nó làm liên tưởng đến một sự sai lầm khi ghi chép.

13.  Xem, thí dụ, Hoạch, “Góp Phần Xác Định…”, trang 40.

14.  Ngô Văn Gia Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Unification du Royaume Sous Les Lê): Dịch và Chú Giải, phiên dịch bởi Phan Thanh Thúy [?] (Paris: École Francaise d’Extrême-Orient, 1985), vol. 1, trang xi.

15.  Châu, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trang 110.

16.  Một cách thú vị, Chiêm [?] là người Hải Dương, cùng miền vốn là quê quán của gia tộc Ngô Th́.

17.  Một cuộc thảo luận ngắn, tuyệt vời về các hạng từ này và vị thế của “văn chương giả tưởng: fiction” trong các kiệt tác văn chương Trung Hoa ban sơ có thể được t́m thấy trong bài viết của Robert E. Hegel, “Traditional Chinese Fiction: The State Of The Field”, Journal of Asian Studies, 53, 2 (1994): 394-5.

18.  The Columbia Anthology Of Traditional Chinese Literature, biên tập bởi Victor Mair (New York: Columbia University Press, 1994), trang 947.

19.  Alistair Lamb, The Mandarin Road To Old Huế: Narratives of Anglo-Vietnamese Diplomacy From The Seventeenth Century To The Eve Of French Conquest (London: Archon Books, 1970), trang 166.  Các sự đề cập đến vua Cảnh Hưng từ HLNTC (1986), trang 85 và HLNTC (1998), vol. 1, trang 139.

20.  “Chiêu Dụ Giặc Tầu Ô” [Edict To The Chinese Bandits], của Nguyễn Lộc [?], Văn Học Tây Sơn [Tây Sơn Literature] (Qui Nhơn: Sở Văn Hóa và Thông Tin Nghĩa Binh, 1986), các trang 99-100.

21.  Châu, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trang 176.

22.  HLNTC (1998), tập 2, các trang 115 trở về sau.

23.  Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu [A Concise History of Vietnamese Literature] (Tiền Giang: NXB Tổng Hợp Đồng Tháp, 1993), trang 318.

24.  Trần Văn Giáp, T́m Hiểu Kho Sách Hán Nôm, Nguồn Tư Liệu Văn Học Sử Học Việt Nam [Investigating the Hán-Nôm Treasury: Foundational Documents for the literary and Historical Study of Viet Nam] (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1990), các trang 125-6.

25.  Lập luận này cũng được đưa ra bởi tác giả Phan Thanh Thúy [hay Thủy, Thụy?], người kết luận rằng “HLNTC không có vẻ đối với chúng ta có thể được xếp vào loại tiểu thuyết lịch sử, bởi nó không chứa đựng các nhân vật trung tâm giả tưởng cũng như không tái bố trí diễn biến theo sau sự kiện như trong quyển truyện Tam Quốc ChíHLNTC có vẻ trong phần lớn quyển sách cấu thành hồi ức về triều đại nhà Lê, như được tường thuật bởi Ngô gia văn phái” (Phan Thanh Thuy [?], Hoàng Lê Nhất Thống Chí, trang 1).

26.  Xẹm thí dụ, Phan Huy Ích, Dư Âm Văn Tập [?], bản thảo chép tay, A.604/1 của Viện Hán Nôm, tại Hà Nội.

27.  Lê Quưnh, Bắc Hành Tùng Kư [Records of A Journey to the North], phiên dịch bởi Hoàng Xuân Hăn (Huế: NXB Thuận Hóa, 1993).

28.  Bùi Dương Lịch, Lê Quư Dật Sử [Historical Record of the Late Lê], phiên dịch bởi Phạm Văn Thêm [?] (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1987); Lịch, Nghệ An kư [Tales of Nghệ An] (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1987).

29.  Các thư tín của các giáo sĩ người Pháp , một phần, đă được ấn hành ngay từ hồi đầu thế kỷ thứ mười chín; xem, thí dụ, Nouvelles letters edifiantes des missions de la Chine et des Indes Orientales, vols 6-8 (Paris: Chez Leclere, 1821-25).  Văn khố chính yếu các thư tín viết bởi các giáo sĩ người Pháp là văn khố của Missions Étrangères de Paris (Các Phái Bộ Truyền Giáo Hải Ngoại của Paris); nó chứa hàng chục ngh́n trang các tài liệu này, được sắp xếp theo vùng và nhật kỳ.

30.  Hổ, Vũ Trung Tùy Bút, trang 195.

31.  Cuộc đối thoại được t́m thấy trong HLNTC (1986), trang 66 và HLNTC (1998), tập 1, các trang 106-18.

32.  [Ngô] Cao Lăng, Lịch Triều Tạp Kỷ [Miscellaneous Records of Various Dynasties] (từ giờ trở đi viết tắt là LTTK) (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1995); tôi đang so sánh các văn bản bởi việc sử dụng các bản dịch ra chữ quốc ngữ hiện đại ba tác phẩm trong thế kỷ thứ mười chín hơn là với các nguyên bản bằng chữ Hán, vốn không được ấn hành.  Ngay trong các bản dịch hiện đại, các sự vay mượn từ HLNTC hoàn toàn hiển nhiên, đặc biệt về các cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân khác nhau và nội dung các cuộc thảo luận của họ.

33.  Xem Philippe Langlet, L’ancienne Historiographie d’État au Vietnam: Tome 1, Raisons d’Otre, conditions d’élaboration et caractères au siècle des Nguyễn (Paris: École Francaise d’Extrême-Orient, 1990), trang 530.  Muốn biết them về LTTK, xem trang 230.

34.  Philippe Langlet, L’ancienne Historiographie d’État au Vietnam: Tome II, (Paris: École Francaise d’Extrême-Orient, 1985), trang 1.

35.  Như một sự minh chứng cho các sự tương đồng mạnh mẽ giữa các văn bản này, người ta có thể chỉ cần so sánh một đoạn, giao hỗ nhau từ HLNTC (1998), tập 1, các trang 64-117 hay HLNTC (1986), các trang 48-69 với các trang 525-65 của LTTK.  Đọc cả hai đoạn cho ta cái nh́n rất rơ rệt tầm mức tương tự nhau của các văn bản này.

36.  Xem HLNTC (1998), tập 1, các trang 202-3 hay HLNTC (1986), trang 123 và trang 55 trong Nguyễn Thu [?], Lê Quư Kỷ Sự [A Record of the Events of the Late Lê], phiên dịch bởi Hoa Bằng, biên tập bởi Văn Tân (từ giờ trở đi viết tắt là LQKS) (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1974).  Cuộc đối thoại giữa [Nguyễn Hữu] Chỉnh và [Nguyễn] Huệ nằm nơi trang 39 của bản dịch sang chữ quốc ngữ năm 1974.

37.  Xem, thí dụ, LTTK, các trang 33, 101.  Sự đề cập đến lời cố vấn của ông Chỉnh với ông Huệ, là ở trong LQKS, trang 30.

38.  Đại Việt Sử Kư Tục Biên [The Continu8ed Historical Annals of Đại Việt], phiên dịch bởi Ngô Thế Long và Nguyễn Kim Hưng [?], biên tập bởi Nguyễn Đổng Chi (từ giờ trở đi viết tắt là ĐVSKTB) (Hà Nội: NXB Khoa Học Xă Hội, 1991), các trang 6-7.  Mặc dù cả hai ông Ngô Th́ Sĩ và Lê Quư Đôn đều mất vào năm 1784, Quốc Sử Quán Triều Đ́nh đă có một lớp hội viên đông đảo hơn, có thể cung cấp sự [hoạt động] liên tục cho đến cuối thập niên 1780.

39.  So sánh, thí dụ, ĐVSKTB, trang 454 với HLNTC (1998), tập 1, trang 34.

40.  So sánh, thí dụ, ĐVSKTB, trang 458 với HLNTC (1998), tập 1, các trang 60-61.

41.  So sánh, thí dụ, ĐVSKTB, các trang 464-5 với HLNTC (1998), tập 1, các trang 106-8.  Cũng so sánh với các ấn bản bẵng chữ Hán: ĐVSKTB, A. 1120 (từ sưu tập của Trường Viễn Đông Bác Cổ các trang 130b-131a, với HLNTC (1986), tập 1, trang 66.  Ở đây, lời đốí thoại không hoàn toàn giống nhau, nhưng điều này xảy ra một phần. là v́ tính chất giản lược của ĐVSKTB, và bởi sự kiện rằng ấn bản mà tôi đă có tiếp cận tự nó là một văn bản cô đọng đặc biệt.

42.  ĐVSKTB, các trang 11-12.

43.  Phan Trần Chúc, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ [Emperor Quang Trung Nguyễn Huệ] (Sàig̣n: Chi Ky[Tri Kỷ?], 1957, sách in lại); Hoa Bằng, Quang Trung Anh Hùng Dân Tộc [Quang Trung, National Hero] (Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin, 1998, sách in lại); Văn Tân, Cách Mạng Tây Sơn [The Tây Sơn Revolution] (Hà Nội: Văn Sử Địa, 1957); Tân, Nguyễn Huệ, Con Người và Sự Nghiệp [Nguyễn Huệ, the man and his accomplishments] (Hà Nội: NXB Khoa Học, 1967); Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771-1802 [A History of Civil War in Vietnam from 1771 to 1802] (Sàig̣n: Văn Sử Học, 1973); Quách Tấn và Quách Giao, Nhà Tây Sơn [The Tây Sơn Dynasty] (Qui Nhơn: Sở Văn Hóa và Thông Tin Nghĩa Binhỳ, 1986).

44.  Tạ Chí Đại Trường, Lịch Sử Nội Chiến, các trang 12-13.

45.  Văn Tân, “Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Đối Với Khởi Nghĩa Tây Sơn [The Nguyễn Historical Board and the Tây Sơn Righteous Uprising], NCLS, 65 (1964): 14-21.

46.  Vũ Đức Phúc [?], “Từ Ngô Th́ Nhậm Đến Trào Lưu Văn Học Tây Sơn” [From Ngô Th́ Nhậm to the Tây Sơn Literary Current], TCVH, 4 (1973): 2-18.

47.  Lê Sỹ Thăng [?], “Vài Ư Kiến Góp Về Vấn Đề Đánh Giá Một Số Nhân Vật Thời Tây Sơn [Some Opinions Contributed To The Matter of Assessing some Personages of the Tây Sơn Period], Tạp Chí Triết Học, 5 (1974): 193-200.  Về phản biện của ông Phúc, xem Vũ Đức Phúc [?], “Hoàng Lê Nhất Thống Chí Và Sự Thực Lịch Sử Chung Quanh Việc Quang Trung phá Thanh” [The Hoàng Lê Nhất Thống Chí and The Historical Truth Surrounding the Matter of Quang Trung Destroying the Qing], TCVH, 3 (1974): 105-23, 129.

 

***

Tác giả George Dutton là Phụ Tá Giáo Sư (Assistant) tại Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hoa Á Châu (Department of Asian Languages and Culture), Đại Học University of California ở Los Angeles.  Địa chỉ email của ông là Dutton@humnet.ucla.edu      

*****

Nguồn: George Dutton, The Hoàng Lê Nhất Thống Chí and Historiography of Late Eighteenth-Century Đại-Việt, Journal of Southeast Asian Studies 36.2 (June 2005): p.171 (20)

****

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:

       Quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí, bản dịch của Ngô Tất Tô, không thấy có ghi nhật kỳ hoàn tất việc phiên dịch, trong lần tái bản năm 1969 bởi Phong Trào Văn Hóa tại Sàig̣n, có ghi tên tác giả là Ngô Thời Chí.  Trong lời giới thiệu của nhà xuất bản Phong Trào Văn Hóa, có đề cập thêm đến vấn đề tác giả quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí như sau:

       [Bắt đầu trich] Trong số những sách đ̣i hỏi ấy có cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Thời Chí.

       Theo Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm th́ Ngô Thời Chí, tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật, con Ngô-Thời-Sĩ, làm quan đời Lê mạt, đă theo Lê Chiêu Thống chạy đến Chí Linh (Hải Dương), rồi được nhà vua sai lên Lạng Sơn tụ tập đồ đảng để mưu đồ công cuộc khôi phục nhà Lê, nhưng đi đến huyện Phượng Nhỡn (về sau thuộc Bắc Giang) th́ ông ngă bệnh; rồi mất ở huyện Gia B́nh (về sau thuộc tỉnh Bắc Ninh).  Ngoài cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí, ông đă soạn nhiều tập thơ văn chép trong Ngô gia văn phái.

       Riêng cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí, hoặc An Nam Nhất Thống Chí, không phải là một sách địa chí như nhan đề đă gọi, mà chính là một quyển lịch sử tiểu thuyết viết theo lối truyện “Tam Quốc diễn nghĩa” của Tàu.  Quyển lịch sử tiểu thuyết này chia làm 7 hồi, chép công việc nhà Hậu Lê từ đời Trịnh Sâm (tức là năm năm 1767) đến lúc nhà Trịnh mất nghiệp Chúa (tức là năm 1787).  Một bản tục biên (hồi 8-17) chép tiếp từ lúc Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Tàu đến lúc di hài được đem về an táng tại Bàn Thạch (Thanh Hóa).  Theo Ngô-gia thế phả, Ngô Du có chép 7 hồi: chẳng biết có phải Ngô Du (tự Trưng Phủ, hiệu Văn Bác, điệt của Ngô Thời Sĩ) đă soạn 7 hồi trong cuốn này hay không?” [hết trích]./-

 

 Ngô Bắc dịch

11/1/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2010