Francis Terry McNamara

Cựu Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ

Với sự cộng tác của Adrian Hill

Nhân viên ngoại giao Anh Quốc

 

VƯỢT THOÁT VỚI DANH DỰ

Các Giờ Cuối Cùng Của Tôi

Tại Việt Nam

 

***

 

Lời Người Dịch

       Dưới đây là các phần trích dịch từ quyển Escape With Honor, My Last Hours In Việt Nam về cuộc di tản của phía người Mỹ từ vùng Châu Thổ sông Cửu Long trong biến cố 30 Tháng Tư 1975, bao gồm:

       Hồi Mở Màn

       Chương 1: Một Sự Đánh Thức Thô Lỗ

       Hồi Kết Luận

       Phụ Lục: Báo Cáo Các Hoạt Động Từ 1 giờ sáng ngày 29 Tháng Tư, 1975 đến 17 giờ chiều ngày 1 Tháng Năm, 1975 của Trung Sĩ Boyette S. Hasty, thuộc Toán Biệt Phái Pḥng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiên, Ṭa Tổng Lănh Sự Mỹ tạiCcần Thơ, Việt Nam.

       Tác giả quyển sách, Đại Sứ Francis Terry McNamara, nguyên là Tổng Lănh Sự Mỹ tại Cần Thơ vào thời điểm đó.  Nơi những ḍng chữ cuối cùng của trang kết luận, tác giả đă so sánh Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV khi đó với Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản một thế kỷ trước, bằng các lời lẽ đầy tôn kính như sau:

Sau khi giải giới các thuộc viên của ông ra khỏi sự cam kết nghiêm trọng muốn ở lại các vị trí của họ, ông Nam đă chọn con đường duy nhất mà cảm giác về danh dự của ông cho phép.  Ông tự bắn vào đầu tại bàn giấy ở tổng hành dinh của ông.  Tôi hy vọng ông sẽ được tưởng nhớ, như ông Phan Thanh Giản được tưởng nhớ, như một con người của danh dự.

 

*****

 

 

 

HỒI MỞ MÀN

Trong năm 1975, khi các biến cố được biên chép trong quyển sách này diễn ra, Việt Nam đă ở trong t́nh trạng chiến tranh khoảng ba mươi năm, chỉ với một thời khoảng ngưng đánh nhau tương đối ngắn duy nhất hồi cuối thập niên 1950.  Hiệp định Geneva 1954 đă chia cắt xứ sở và đưa đến sự ra đi của người Pháp bị thất trận.  Lo sợ một sự chiếm đoạt rộng lớn hơn của cộng sản khắp vùng Đông Nam Á, nước Mỹ đă đến để hậu thuẫn cho một chế độ dân tộc chủ nghiă mong manh tại nửa phần phía nam của Việt Nam.  Mối đe dọa cảm thấy này từc phe cộng sản được nh́n ra vào lúc đó trong khung cảnh Chiến Tranh Lạnh.  Trong thực tế, quyết định của Hoa Kỳ để can thiệp tại Việt Nam đă được lấy như một phần của một chính sách toàn cầu nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.

       Đáp ứng với một sự thách đố gia tăng của cộng sản tại miền nam, sự cam kết của Mỹ đối với Việt Nam đă bắt đầu được mở rộng một cách quyết liệt khi một chính quyền Kennedy năng động lên nắm quyền hành trong năm 1961 bằng một sự giao kết thiếu thận trọng “sẵn sàng trả bất cứ giá nào”.  Khi cuộc chiến tranh gia tăng cường độ trong đầu thập niên 1960 và các đồng minh Việt Nam của chúng ta rơ ràng không kham nổi sự thách đố, giá đó ngày càng trở nên nặng nề hơn.

       Các đơn vị diện địa Hoa Kỳ đầu tiên sắp tham chiến đă lội vào bờ biển ở Đà Nẵng hồi Tháng Ba 1965.  Nhiệm vụ khởi thủy của các Thủy Quân Lục Chiến đó là để bảo vệ phi trường chính, nằm ở ngoại ô thành phố.  Một khi điều cấm kỵ trước đó về sự bố trí các lực lượng diện địa Hoa Kỳ đă bị phá vỡ, sự đến nơi của các binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh bổ túc tiếp diễn một cách mau chóng cho đến khoảng 1969, đă có độ 543,000 quân nhân Mỹ hiện diện ở Việt Nam.

       Một cuộc chiến tranh tiêu hao xói ṃn đă diễn tiến khi quân số của các lực lượng của Hoa Kỳ trong nước gia tăng.  Mục tiêu là làm suy yếu dần dần quyết tâm của địch và buộc nó phải chấp nhận một chế độ không cộng sản tại nửa phần phía nam của Việt Nam.

       Sự đáp ứng mạnh mẽ của Hà Nội là một cuộc tấn công toàn quốc được phóng ra trong năm 1968 giữa thời kỳ lễ Tết của Việt Nam.  Đối với cộng sản, kết cuộc trực tiếp đă là một thảm họa về quân sự.  Các sự tổn thất của cộng sản lên cao một cách kinh hoàng, với ít hay không thắng lợi nào đạt được trên chiến trường.  Tuy nhiên, sau rốt, cuộc tấn công đă tỏ ra thành công một cách sáng chói trên mặt trận quyết định hơn về công luận Mỹ.  Trong thực tế, biến cố sinh sôi này của cuộc chiến đă dẫn đến một cách không thể tránh khỏi sự triệt thoái chung cuộc của binh sĩ Hoa Kỳ trong năm 1973 và sự thất trận cuối cùng của một đồng minh Nam Việt Nam bị bỏ rơi hai năm sau đó.

       Đối diện với sự triệt thoái các binh sĩ của ḿnh, Hoa Kỳ đă phải giải quyết câu hỏi làm sao các quyền lợi và hoạt động c̣n lại của Hoa Kỳ có thể duy tŕ tốt đẹp nhất bên ngoài thủ đô Sàig̣n.  Hiệp định ngưng bắn đă ngăn cấm sự hiện diện tiếp tục các nhân viên quân sự Hoa Kỳ tại vùng nông thôn Việt Nam.  Sau rốt điều đă được quyết định là chấp nhận một đề xướng mà tôi đă đưa ra trước đó khá lâu khi tôi c̣n phụ trách ṭa lănh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.  Theo đề nghị này, các ṭa tổng lănh sự được thiết lập tại mỗi trong bốn vùng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam để phục vụ như các cái dù dân sự che chở cho mọi hoạt động c̣n lại của Hoa Kỳ.  Ư đồ đă được thực hiện với sự kư kết Các Hiệp Định Paris trong năm 1973.

       Sự thiết lập bốn ṭa lănh sự khác thường này tọa lạc tại hải cảng Đà Nẵng, cho vùng đồi núi cực bắc; tại Nha Trang, cho vùng cao nguyên trung phần với các khu rừng rậm rạp; tại Biên Ḥa, ngay phía đông Sàig̣n; và tại Cần Thơ, giữa các cánh đồng lúa gạo ph́ nhiêu của Châu Thổ sông Mekong.  Bộ Ngoại Giao đă bổ nhiệm một viên chức Ngoại Vụ cao cấp đứng đầu mỗi nhiệm sở.

       Vào ngày 29 Tháng Tư, 1975, tôi đang phục vụ với tư cách tổng lănh sự đứng đầu tại Cần Thơ.  Với một quân đội Bắc Việt ở cửa ngơ của Sàig̣n và một cuộc di tản ồ ạt của Mỹ đă sẵn tiến hành từ thủ đô, tôi sắp chứng kiến sự sụp đổ của Nam Việt Nam.

***

 

Chương 1

Một Sự Đánh Thức Khiếm Nhă

 

       Một loạt các tiếng nổ ầm ỹ đánh thức tôi dậy.  Khi vừa hoàn hồn, tôi nhận biết tiếng nổ trầm theo sau bởi sự rung chuyển chói tai sẽ là các hỏa tiễn rơi xuống nơi gần cận.  Các cơ bắp dạ dày tôi quặn thắt khi tôi chụp lấy chiếc đồng hồ đeo tay trong ánh sáng mờ xám.  Hai tiếng nổ nữa phát ra liên tiếp gần nhau; lần này các bức tường bị chấn động.  Giờ đây đă hoàn toàn tỉnh táo, tôi phóng ra khỏi chiếc giường.  Trong vài bước sải, tôi đă ở trên bao lơn bên ngoài cửa sở tầng thứ nh́ của tôi.  Khi tôi phóng mắt đến chân trời, các mái nhà bằng ngói và gỗ của Cần Thơ che khuất tầm nh́n của tôi.

       Cách vài trăm mét về phía bờ sông, nơi một kinh đào chính gặp gỡ Sông Bas Sac (sông Hậu Giang), một chi lưu của sông Mekong, khói đen bụi bặm đă bắt đầu cuộn lên trên các mái nhà và các thân cây cao được trồng bởi một thế hệ trớc đây của các thực dân Pháp, tôi đoán chừng rằng các hỏa tiễn hẳn đă đánh vào chỗ gần ngôi chợ trung tâm.

       Mắt nh́n của tôi đi theo cụm khói trong khi tôi lắng chờ một tiếng uỵch trả lời của pháo binh bạn.  Không một tiếng trả lời.  Tôi lư luận, sẽ thật dễ dàng để không lực Việt Nam cho bay lên một vài chiếc trực thăng xạ thủ và để chỉ dẫn sự khai pháo trả đũa.  Các hỏa tiễn hẳn được bắn ra từ bên kia con sông, tại tỉnh Vĩnh Long.

       Một bộ máy vô tuyến truyền tin dựng trên sàn cạnh chiếc giường rối tung của tôi.  Tôi đă mang nó ra bên ngoài trên bao lơn để nhận tin tốt hơn, khi tôi cố gọi Boyette Hasty, viên trung sĩ tham mưu gầy g̣, sắc bén, đeo kính chỉ huy toán biệt phái an ninh Thủy Quân Chiến sáu người của ṭa tổng lănh sự.  Hasty có lẽ đă đi ra ngoài trên một chiếc xe jeep để cố lượng định sự tổn hại.  Viên trung sĩ trẻ tuổi sẽ kiểm tra về các nhân viên của ṭa tổng lănh sự, các cơ sở chính thức và sau cùng thành phố.

       Mở máy truyền tin lên, tôi nghe thấy vài nhân viên của tôi đang cố nói cùng một lúc.  Các Thủy Quân Lục Chiến đă can thiệp để mang lại một số trất tự trên các sự xáo trộn điện tử.  Không ai xem ra bị thương.  Đă yên ḷng, tôi để máy truyền tin chạy, lắng nghe tiếng kêu lách tách bị nhiễu âm của tiếng nói chuyện truyền tin bị khích động trong khi vội vă mặc quần áo.  Phán đoán từ các mẩu đối thoại, Trung Sĩ Hasty trong thực tế đang lái xe quanh thành phố.  Anh báo cáo không có sự tổn hại đến khu bờ sông được gọi là Khuôn Viên Delta, nơi cư trú của một số nhân viên của tôi và bao gồm một nhà hàng ăn, một quán rượu, một nhà chiếu phim, và một cửa hiệu thực phẩm.  Các cơ sở này được dành cho sự sử dụng của các nhân viên Mỹ và các khách thăm viếng chính thức đến Cần Thơ.  Khuôn Viên Delta th́ quan trọng.  Hai trong các chiếc thuyền di tản của chúng tôi buộc neo ở đó.

       Tôi đột nhiên nhớ đến chiếc đồng hồ của ḿnh.  Đeo nó lên, tôi nhận thấy mới chỉ sau 5:30 sáng.  Tôi quyết định ḿnh phải ăn trước khi lái xe đên văn pḥng cho điều sẽ phải trở nên một ngày dài.  Một cách buồn bă, tôi ngắm nh́n mái tóc xám và bộ mặt mỏi mệt của ḿnh trên chiếc gương buồng tắm trong khi rửa mặt và cạo râu.  Tôi đă bốn mươi bẩy tuổi, quá già cho loại việc phi lư này.

       Tiếng bánh xe rít lên báo hiệu sự đến nơi của Trung Sĩ Hasty.  Tôi bỏ dao cạo râu xuống và trở lại bên ngoài để xem thêm nữa những ǵ anh ta khám phá được.  Một lần nữa tôi nghiêng ḿnh trên chiếc bao lơn, quan sát lối đi rải sỏi chạy dọc theo biệt thự.  Hasty ngồi đàng sau tay lái chiếc xe jeep một ḿnh, thẳng người, và tỉnh ttáo, giống như một con cáo gầy đeo kính.  Anh ta gọi lên, “Mọi việc th́ số một, thưa ông McNamara.  Cư sở của ông không bị tổn hại”.

       “Ồ … cám ơn,” tôi trả lời.  Tôi c̣n có thể nói điều ǵ khác?

       “Tôi vừa kiểm tra Khuôn Viên Delta, và có gặp Hạ Sĩ Johnson, cũng không có tổn hại ǵ ở đó.  Chúng tôi nghĩ chỉ tổng cộng có bốn hỏa tiễn.  Có lẽ loại 122 ly”.

       “Thành phố th́ sao?”tôi hỏi.

       “Tôi đang trên đường đi”.

       Hasty gài chiếc xe jeep vào số lùi và phóng lùi ra khỏi cổng.  Một lần nữa các bánh xe rít lên khi anh ngừng lại, quay đầu, và rồi đạp chân ga tăng tốc độ.  Tôi nghe thấy tiếng gầm khật khừ của động cơ xe jeep trong một giây khi Hasty ôm ṿng góc đường trước khi trực chỉ về phía bắc đến bờ sông và ngôi chợ.  Vài phút sau đó, anh đă báo cáo trên máy truyền tin.

       “Thưa ông McNamara, hai hỏa tiễn rơi xuống ḥn đảo đó tre6n sông Bas Sac ngay bên ngoài thành phố”.

       “Tiếp tục”, tôi nói, tay nhả nút ấn của máy truyền tin để cho Hasty có thể nói được.

       “Hai hỏa tiễn kia rơi xuống phố gần Khách Sạn Quốc Tế.  Không có người Mỹ nào bị thương.  Có các sự tổn thất không rơ số lượng về phía người Việt Nam, một vài KIA [Killed in Action: Bị giết chết khi đang công tác], nhưng chưa có con số.  Cảc hai vụ pháo kích đă được đặt dưới sự kiểm soát”.

       “Làm việc tốt.  Anh giờ đây sắp đi dâu, Hasty?”

       Máy truyền tin kêu lách cách.  Sau đó giọng bị nhiễu âm của Hasty vang lên, “Quay trở lại Ngôi Nhà Thủy Quân Lục Chiến nếu ông cho phép.  Tôi nghĩ ḿnh cần đi tắm và kiếm ít đồ ăn.  Chúng tôi vẫn c̣n có nhiều đồ trang bị phải đóng gói cho trường hợp mà ông biết là ǵ rồi”.  Hasty đang ám chỉ đến sự việc gần như chắc chắn rằng trong ṿng ít ngày nữa, chúng tôi sẽ nhận được lệnh để di tản.

       Tôi đă không phản đối các kế hoạch của anh ta.  Tắt máy truyền tin, tôi cạo râu cho xong và đi xuống tầng dưới để dùng bữa sáng mau lẹ.

       Phước, người tài xế và cận vệ Việt Nam đẹp trai, không nao núng của tôi, đang chờ bên ngoài, máy của chiếc xe nhỏ, mui kín, màu trắng chính thức đang để nổ.  Tôi lên tiếng chào buổi sáng gọn nhẹ với anh ta.  Anh Phước hiểu mà không cần các chỉ thị bằng miệng về nơi tôi muốn đi.  Anh lái chiếc xe dọc theo các con đường bụi bặm, bận rộn, vặn tay lái một cách chuyên nghiệp để né tránh những kẻ lái xe gắn máy Honda và các xe lôi ba bánh chật cứng, hiếm khi phải bấm c̣i, len lỏi dưới bóng của các xe vận tải khổng lồ, cho đến lúc chúng tôi băng qua chiếc cầu màu vàng bắc trên một kinh đào rộng lớn chia đôi thành phố.

       Trong ít phút tôi đă ngồi một cách nóng nảy tại cổng của ṭa tổng lănh sự, được bảo vệ phía trước bởi một bức tường đúc cao ba mét với dây kẽm gai giăng trên nóc tường.  Một hàng rào dây kẽm đan h́nh thoi bao quanh một băi đậu xe ở phía nam của ṭa nhà.  Một nguời bảo vệ Việt Nam buồn ngủ đă giật ḿnh khi anh ta nh́n thấy viên tổng lănh sự vào một thời giờ sớm sủa đến thế.  Cánh cổng được mở ra nhanh hơn phần lớn ngày thường.

       Năm ṭa nhà màu trắng lấp đầy khuôn viên, được nối với nhau bởi một mạng chằng chịt các chiếc thang và lối đi hẹp bên ngoài.  Văn pḥng của tổng lănh sự nằm ở tầng thứ nh́ trong một ngôi nhà cổ, một trong hai ngôi nhà đàng sau các căn nhà khác.  Tôi băng ngang pḥng phía trước và chạy lên cầu thang, hai bậc một, không buồn trao cho anh Phước bất kỳ chỉ thị nào.  Anh Phước, kẻ nhận lănh một huy chương Ngôi Sao Đồng của Mỹ do sự can đảm khi phục vụ với tư cách một thông dịch viên với một đơn vị Lục Quân Hoa Kỳ, mở tờ báo ra, không đưa mắt nh́n theo khi tôi vội vă đi làm việc.

       Ngay sau khi ngồi sau bàn giấy của ḿnh, tôi bắt đầu đọc các báo cáo về tối hôm trước.  Cần Thơ đă né tránh một cách nhẹ nhàng; rằng hai hỏa tiễn đầu tiên hẳn bị bắn chưa đến tầm, bởi không có mục tiêu rơ rệt cho chúng trên ḥn đảo.  Tại vùng nông thôn bao quanh giữa các cánh đồng dầy đặc vô tận, chỉ bị ngắt quăng bởi các khóm cây che giấu các ngôi làng nhỏ bé và bị cắt ngang bởi hàng ngh́n lạch nước tí hon, đêm qua đă khá yên tĩnh.

       Vị phụ tá cao, gầy g̣ của tôi, Hank Cushing, và tôi đă phát triển các nguồn tin tuyệt hảo trong giới Việt Nam.  Tất cả những ǵ mà họ đưa ra sáng hôm nay đều chứng tỏ rằng guồng máy tuyên truyền của Việt Cộng đang bận rộn, loan truyền các tin đồn về một cuộc tấn công trên đất liền sắp xảy ra vào chính Thành Phố Cần Thơ.  Đọc xong một cách mau lẹ các báo cáo buổi sáng, tôi đă gia nhập cùng với Mac Pherson và Dave Whitten, hai viên chức của tôi, tại văn pḥng bên ngoài của ḿnh.  Walt Heilman, kẻ có đáng điệu hiền lành phụ trách việc bảo tŕ các kiến trúc và trang thiết bị, cũng ở trong số các người đang tụ tập quanh bàn giấy c̣n trống của thư kư.  Bởi có quá nhiều người đang hiện diện và tôi đă làm việc với họ, tôi đă biến nhóm nhỏ này thành một buổi họp nhân viên bất thần, yêu cầu Cushing gia nhập nếu anh ta muốn.

       Trong nhiều ngày, Hank đă sắp xếp các sự di chuyển và ra đi của các người Việt Nam khả dĩ di tản, hầu hết họ là các nhân viên địa phương của ṭa tổng lănh sự cùng gia đ́nh của họ.  Họ đă ở vào trong t́nh trạng nguy hiểm bởi sự dính líu của họ với chúng tôi, và nhiều người đă sẵn được chuyển lên Sàig̣n để tham dự vào cuộc tổng di tản từ phi trường Tân Sơn Nhứt.  Những người khác đă được tập hợp tại Cần Thơ chờ cuộc di tản sau rốt.

Trong khi vào mỗi buổi sáng trước đây trong ít tuần lễ sau cùng, gần như không có tin tức ǵ từ Sàig̣n: phần lớn những ǵ chúng tôi hay biết tại Cần Thơ đến một cách không chính thức từ các phi công trực thăng của Air America, các nguồn tin tương đối đáng tin cậy.  (Air America là một hăng hàng không do cơ quan CIA làm chủ khi đó phục vụ cho mọi công việc của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, công khai cũng như bí mật).  Chính sự thiếu sót các tin tức xác thực về phần c̣n lại của Nam Việt Nam – những phần c̣n lại của nó – làm tôi thất vọng nhất.  Trong khi trưởng trạm Larry Downs * (* Để có được sự thông qua của cơ quan CIA cho quyển sách này, tác giả đă đồng ư sử dụng các biệt hiệu cho nhân viên CIA.  Các văn bản đă được công bố khác đề cập đến “Larry Downs” là “Jim D.”) và các thuộc viên của anh ta ở tầng trên đă t́m cách có được một vài luồng tin tức từ các nguồn tin địa phương của họ, cũng như từ tổng hành dinh Sàig̣n của họ, tôi vẫn thường ngờ vực về độ xác thực của nó.  Không may, tôi thường t́m thấy các sai lầm về sự kiện, cũng như một sự yếu kém về phân tích đang lo âu, trong các báo cáo của họ.  Trong bất kỳ trường hợp nào, như là kẻ báo cáo chính trị lâu năm của ngành Ngoại Giao, tôi nghĩ điều khôn ngoan nên bổ túc mạng lưới các người cho tin của chính ḿnh để cung cấp các ư kiến thứ nh́ thật cần thiết.

       Trong vài ngày, một loạt các nguồn tin đă cảnh báo tôi rằng địch quân đang chuẩn bị một cuộc tấn công nghiêm trọng nhằm cắt đứt Quốc Lộ số 4 và các kinh đào chạy giữa miền bắc của Châu Thổ với Sàig̣n.  Mối đe dọa này sẽ được phóng ra từ vùng Mỏ Vẹt (Parrot’s Beak), một con dao găm của lănh thổ Căm Bốt đâm sâu vào Nam Việt Nam.  Mục tiêu của cuộc tấn công sẽ là điểm phía bắc Mỹ Tho nơi mọi tuyến giao thông hội tụ đi ngang qua một hành lang chật hẹp nằm giữa biển và vùng Mỏ Vẹt.

       Nếu phe cộng sản cắt đứt Quốc Lộ 4 và các kinh đào, điều đó sẽ là một trở ngại nghiêm trọng, bởi đây là tuyến tiếp tế chính yêu cho thủ đô từ vựa lúa gạo của nó tại vùng Châu Thổ.  Nhưng các lực lượng của Nam Viêt Nam tại vùng Châu Thổ phần lớn vẫn c̣n nguyên vẹn.  Trong thực tế, họ đă sẵn phản ứng trước mối đe dọa mới này bằng việc chuyển Sư Đoàn 7 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Công Ḥa (QLVNCH) lên phía bắc nằm dọc theo Quốc Lộ 4 để bảo vệ nó.

       Nhóm nhỏ của chúng tôi hầu như mới chỉ bắt đầu họp khi, không lâu sau 8:30 sáng, Trung Sĩ Hasty ló đầu nh́n từ khung cửa, hỏi là liệu tôi có bất kỳ mệnh lệnh đặc biệt nào cho anh ta hay không.  Tôi chỉ thị anh ta tiếp tục thu gom các đồ tiếp liệu và trang thiết bị di tản tại các địa điểm đă dự liệu của chúng tôi để xuống tàu.  Vào lúc Hasty vừa rời bước, anh ta đột nhiên ngừng lại.  Từ bên trong văn pḥng của tôi vang ra tín hiệu của điện thoại Truyền Thông Hành Động Khẩn Cấp (Emergency Action Communication: EAC) được dùng cho các cú gọi trực tiếp từ vị đại sứ và các viên chức cao cấp khác của phái bộ tại Sàig̣n.

       Tôi chạy xuyên qua văn pḥng và nhấc ống nghe, được đặt trên một chiếc bàn nhỏ gần bàn giấy bằng gỗ anh đào.  Tôi chỉ nghe thấy sự tĩnh lặng thường lệ.  Tôi đặt điện thoại lại vào giá của nó.  Đă có sự im lặng ngự trị.

       Tôi quay lại văn pḥng bên ngoài và ngồi lên một bàn giấy.  “Chúng ta đă nói đến đâu rồi?” tôi hỏi.  “”Các đồ tiếp liệu”,  Heilman thốt ra, trong giọng rất trầm của anh ta.

       Đột nhiên tín hiệu lại phát ra.  Một lần nữa, tôi chạy vội đến cửa bên cạnh, lại chẳng nghe được ǵ trên đường dây – điện thoại EAC không c̣n hoạt động hữu hiệu.

       Vào lúc này, Larry Downs bước vào từ trên lầu.  Anh ta loan báo, căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt đă bị bắn hỏa tiễn và pháo kích sáng sớm hôm đó.  Hai Thủy Quân Lục Chiến bị chết.  Đă có một giây im lặng.

       Cushing cất tiếng lớn hỏi sự tổn hại vật chất bị gánh chịu lớn lao đến đâu.  Downs, kẻ vẫn t́m cách giữ vẻ cứng rắn bên ngoài bất kể ngày càng mệt mỏi như phần c̣n lại của chúng tôi, đă giải thích những ǵ anh ta hay biết từ các nguồn tin của Air America.

       Một số hỏa tiễn đă rớt xuống phi đạo của Air America.  Có khả năng rằng bốn chiếc trực thăng đă bị đánh cướp trước mũi súng của lính nhảy dù Nam Việt Nam.  Vào lúc đó thật khó để có được tin tức chính xác.  Downs sẽ cho tôi biết tức thời nếu anh ta nghe được thêm các chi tiết.  Rời chúng tôi, anh ta hối hả trở lên trên lầu.

       Tôi nh́n xuyên qua văn pḥng bên ngoài trải dài, nhận thấy một mùi thoang thoảng của giấy tờ bị đốt từ pḥng mật mă.  Một số sự khai hỏa pháo binh từ xa làm rung chuyển các cửa sổ.  Chính sự thiếu sót tin tức chính xác này thật làm thất vọng biết bao.  Cám ơn Thượng Đế về các phi công của Air America và các sự cập nhật thường lệ của họ! Không có họ, chúng tôi sẽ lâm vào cảnh nguy hiểm hơn nữa v́ thiếu tin tức về phần c̣n lại của xứ sở.

       Quay đến Prosser, tôi yêu cầu anh ta liên lạc với bộ phận phụ trách Các Hoạt Động Trên Không và t́m kiếm bất kỳ tin tức bổ túc nào mà anh có thể có được từ các phi công về các t́nh trạng tại Tân Sơn Nhứt.  Prosser gật đầu.  

       “Trời ơi”, tôi lẩm bẩm một ḿnh, “cứ như thể thủ đô ở một hành tinh xa xôi thay v́ chỉ cách một trăm dặm về phía bắc theo Quốc Lộ 4”.

       Tín hiệu điện thoại EAC có thể bị hư hỏng bởi một lỗi lầm kỹ thuật.  Hay Sàig̣n đang cố liên  lạc.  Không lo âu một cách quá đáng, nhưng chưa sẵn sàng để phải chịu một sự bỏ sót nghiêm trọng, tôi quyết định phái Hasty đến Văn Pḥng Tùy Viên Quân Sự (VPTVQS: DAO).  VPTVQS cũng có một điện thoại EAC mà với nó Hasty có thể gọi Sàig̣n.

       Hasty đă thoáng nghĩ , “Có thể máy truyền tin t́nh trạng khẩn cấp đang bị quá tải bởi các sự chuyển tin của CIA.  Chung ta có thể mở một trạm thay thế tại Khuôn Viên Delta.  Tôi sẽ có các Thủy Quân Lục Chiến theo dơi nó hai mươi bốn tiếng một ngày”.  Với ư nghĩ đó trong đầu, anh ta ra đi.

       Tôi liếc nh́n đồng hồ của tôi một lần nữa.  Đă quá mười lăm phút sau chín giờ.  Phiên họp nhân viên bất thần tiếp tục.  Bob Traister, đại diện cấp tỉnh của ṭa tổng lănh sự tại Vĩnh Long, đă gia nhập vào nhóm.  Giờ đây anh nêu ư kiến rằng các thông dịch viên QLVNCH tháp tùng anh ta từ Vĩnh Long hôm trước sẽ di chuyển một cách lặng lẽ đến Khuôn Viên Delta và sống trên sàn các chiếc tàu để bảo đảm rằng không ai sẽ ngăn trở họ.  Như một dấu hiệu tôn kính mà anh có thể có được nơi nhiều người Việt Nam, khi các bè bạn của Traister tại Vĩnh Long nghe tin anh sắp được rút đi, họ đă khẩn cầu tôi cho họ thời gian mở một bữa tiệc chia tay để vinh danh anh.  Tôi Thứ Bảy đó đă là một thời gian của sự hănh diện buồn bă.  Traitster đă đến Cần Thơ ngày hôm sau lúc hai giờ trưa, kiệt sức từ một tối uống nhiều rượu và đẫm mồ hôi sau chuyến lái xe của anh xuyên qua bụi và hơi nóng dọc Quốc Lộ 4.

       Tôi đă sẵn đồng ư về sự di chuyển đến khuôn viên.  “Ư nghĩ tốt, Bob”.  Tôi nói thêm, “Họ có thể ăn uống tại Câu Lạc Bộ Delta”.  Sau cùng, tôi đă nhắn nhủ, “Cẩn thận về việc anh giải thích ra sao về sự hiện diện của họ với nhà bếp và các cô hầu bàn.  Chúng tôi không muốn có lời đồn quanh rằng chúng ta đang chuẩn bị để di tản”.

       Điều quan trọng là cần duy tŕ một thành tố bất ngờ trong cuộc di tản.  Trong khi phần lớn người Việt Nam hay biết rằng các người Mỹ nhiều phần sẽ ra đi khi t́nh h́nh trong nước tồi tệ hơn, một sự chuyển động đột ngột, quá sớm hay sự chuẩn bị công khai thiếu khôn ngoan có thể gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng hay một phản ứng chua chát từ QLVNCH.

       Traister gật đầu, mặc dù anh không cần nhắc lại.  “Tôi có một phiên họp được tổ chức trên các chiếc tàu vào lúc 9 giờ”, anh nói.  “Họ không biết lư do tại sao.  Tôi muốn hỏi các người của tôi lần chót ai là kẻ muốn ở lại và ai là kẻ muốn ra đi”.

       Khuôn Viên Delta cách mười phút lái xe.  Traister đứng dậy để rời đi.  Anh đứng lại trong giây lát và lấy cặp mắt kính gọng dầy xuống, lau chúng bằng chiếc khăn tay của anh.

       “Khi xong việc, Bob, hăy quay về đây ngay”, tôi nói thêm khi anh quay gót ra đi.

       Heilman vẫn tiếp tục để chuẩn bị các chiếc tàu cho sự sử dụng khả hữu.  Anh có bảy mươi lăm nhân viên Việt Nam, nhiều người trong họ muốn ra đi.  Nhưng các khó khăn gia đ́nh đă cắt giảm con số này xuống c̣n khoảng hai mươi lăm nhân viên và các thân nhân gần gũi nhất của họ.  Các nhân viên địa phương của Heilman có vẻ trầm tĩnh trước t́nh h́nh, cho dù họ muốn ra đi hay ở lại.  Tất cả đều đă làm việc một cách b́nh tĩnh và hiệu quả, hủy hoại các hồ sơ, sửa chữa các xe cộ, kiểm tra ba chiếc tàu – công tác thường lệ dù sao vẫn phải được thi hành một cách chu đáo.

       Prosser đă quay trở lại với tin tức rằng một phi công của Air America đă xác nhận xuyên qua bộ phận Các Hoạt Động Trên Không tại Sàig̣n rằng sự tổn hại đáng kể đă được gây ra tại băi đáp của Air America ở Tân Sơn Nhứt.  Cả các nhà chứa máy bay lẫn phi đạo đều bị đánh trúng, gây ra sự tổn thất toàn diện – hay sự thiệt hai vượt quá sự sửa chữa mau lẹ -- cho vài chiếc máy bay có cánh cố định và các trực thăng Huey cỡ nhỏ của công ty.  Kể từ khi có sự ra đi trong năm 1973 của quân đội Hoa Kỳ, các chiếc này đă là các máy bay duy nhất để lại cho phái bộ sử dụng trong nước.  Hơn nữa, sự tổn thất các chiếc Huey có thể làm tê liệt khả năng của Sàig̣n để thực hiện kế hoạch di tản của nó.  Các chiếc máy bay nhỏ này được giao nhiệm vụ bốc người từ các mái nhà đă chỉ định và chở họ đến các băi đáp, nơi họ sẽ được chuyển giao cho các phi cơ trực thăng quân sự lớn hơn và trọng tải nhiều hơn cho các chuyên bay ra hạm đội ở ngoài biển.

       George “Jake” Jacobson, phối hợp viên cuộc di tản tại ṭa đại sứ ở Saig̣n, vẫn c̣n tin tưởng rằng sự ra đi bằng máy bay trực thăng là phương pháp an toàn duy nhất cho tất cả các người Mỹ c̣n lại để rời khỏi Việt Nam.  Nhưng tôi cảm thấy một bổn phận, một nghĩa vụ tinh thần, để mang ra ngoài nhiều đến mức tối đa có thể được, các người Việt Nam trong suốt mười lăm năm đă phục vụ một cách trung thành chính phủ Hoa Kỳ.  Sự tổn hại bị gây ra bởi sự không kích [?] vào Tân Sơn Nhứt đă tăng cường cảm nhận của tôi rằng chúng ta nhiều phần sẽ không có đủ máy bay khả ứng cho sự di tản khỏi vùng Châu Thổ, đặc biệt nếu chúng tôi muốn mang theo các nhân viên Việt Nam của chúng tôi và gia đ́nh của họ.  Tôi tin tưởng rằng thay vào đó chúng ta có thể ra đi một cách an toàn bằng đường thủy, xuôi gịng sông Bas Sac, phụ lưu của con sông Mekong ra biển khơi.

       Đó không phải là một ư kiến được chia sẻ bởi tất cả các nhân viên của tôi.  Larry Downs và các thuộc viên CIA không bao giờ tin như thế.  Họ ưa thích bay ra ngoài bằng phi cơ trực thăng.  Nhưng điều này có nghĩa rằng chỉ có các người Mỹ và có thể một ít nhân viên Phi Luật Tân của CIA sẽ vượt thoát.  Khi t́nh h́nh càng tệ hại hơn trong nước, viễn ảnh có một số lượng đông đảo các phi cơ trực thăng sẽ đến để di tản Cần Thơ ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.  Trong thực tế, Jacobson đă cảnh cáo tôi khi tôi thăm viếng Sàig̣n một tuần trước rằng “có ít xác xuất nhất để có bất kỳ phi cơ trực thăng Thủy Quân Lục Chiến nào bay xuống Cần Thơ vào lúc có một cuộc tổng di tản từ Sàig̣n”.  Rơ ràng, chúng tôi phải tự lo liệu lấy.

       Đă có một tuần tranh luận với Downs, mặc dù không phải mỗi ngày.  Nhưng sự thiếu tin cậy đă có ở cả hai phía, lại ngày càng gia tăng, chứ không biến đi mất.  Ba ngày trước đây tôi đă, vừa vặn vào lúc chót, t́m cách đ́nh chỉ một kế hoạch của CIA để di tản đột ngột các nhân viên của họ bằng phi cơ trực thăng.  Có thể giả định, họ sẽ để lại đàng sau các nhân viên Hoa Kỳ không thuộc CIA và các nhân viên Việt Nam được tập hợp tại Cần Thơ cho cuộc di tản sau rốt.  Chỉ có Trời mới biết những ǵ có thể xảy ra nếu quân đội Việt Nam khám phá được sự kiện.  Một khả tính rơ ràng là sự sụp đổ quá sớm khác của cơ cấu của QLVNCH và sự hoảng loạn lan tràn, như đă xảy ra trong các cuộc di tản một tháng trước đây tại Nha Trang và Đà Nẵng.  Sự thịnh nộ của QLVNCH có thể là một phản ứng khác nữa.

Trên bàn giấy của tôi, một quyển lịch nhỏ đứng thắng loan báo rằng hôm nay là ngày 29 Tháng Tư 1975.  Vào lúc này, tôi đă không c̣n để ư đến quyển lịch.  Tôi nhắm vào chiếc điện thoại màu đen trên bàn giấy.  Im lặng.  Đồng hồ đeo tay của tôi cho tôi biết gần đến 10 giờ.

       Tôi gọi Cushing, kẻ đang làm việc trong văn pḥng riêng của anh bên cạnh, kiểm tra các báo cáo về hoạt động quân sự từ tối hôm trước.  “Anh có nghĩ tôi nên đi qua Văn Pḥng DAO và gọi về Sàig̣n hay không, anh Hank?  Tín hiệu EAC làm tôi lo âu”.

       “Đừng phát khởi một sự hoảng loan”, Cushing nói, ra hiệu với một điếu thuốc lá đang cháy giữa các ngón tay cáu chất nicotin.  Anh nhẹ bước vào văn pḥng thư kư nơi chúng tôi đă hội họp.  “Nhưng tôi nghĩ đó sẽ là điều khôn ngoan”.

       Không ai khác nói ǵ.  “Được rồi”, tôi nói, hăy cho Hasty năm phút nữa để liênlạc từ Khuôn Viên Delta.  Sau đó tôi sẽ gọi Sàig̣n.  Có lẽ điện thoại của tôi sẽ làm việc nếu tôi gọi ra ngoài”.

       “Không có sự hoảng loạn trong giới dân sự của chúng ta”, Cushing nhận xét.  Anh xem ra ít bị căng thẳng, mặc dù đôi mắt anh lộ vẻ mệt mỏi.  Cushing nói  thêm, “Tôi đồng ư.  Hăy chờ năm phút”.

       Vụ bắn hỏa tiễn sáng hôm đó vào thành phố chỉ kéo dài trong hai mươi phút, nhưng tôi đă có thể nh́n thấy nó làm rung động lâu hơn nhiều nhân viên của tôi.  Các thuộc viên CIA đă tin tưởng trong vài lúc rằng thành phố ở trong t́nh trạng nguy hiểm trước mắt của việc bị chiếm cứ.  Theo các nguồn tin của họ, sáu trung đoàn địch, hơn mười ngh́n lính theo sự tính toán của họ, đă trong tư thế bung vào các đường phố của chính Thành Phố Cần Thơ.

       Cushing và tôi th́ ngờ vực.  Các sự tiếp xúc của chúng tôi trong QLVNCH, cũng như các nguồn tin từ người Nam Việt Nam khác, đă có lư do để tối thiểu hóa sức mạnh của địch quân, nhưng chúng không có sự lưu ư nào đến các đội h́nh đông đảo của Quân Đội Bắc Việt (QĐBV) gần Cần Thơ.  Các nguồn tin nói rằng Việt Cộng đang bận rộn để tung ra các câu chuyện gây sợ hăi, cố gắng làm QLVNCH bị mất thăng bằng, cố gắng để ḱm chân các binh sĩ Nam Việt Nam tại vùng Châu Thổ.  Chúng tôi phán đoán rằng phe cộng sản không thể hy vọng đột nhập vào Cần Thơ, ngay cả nếu giao tranh với các trung đoàn đầy đủ đội h́nh – không chống lại được các sự pḥng thủ trên không và diện địa mạnh mẽ của thành phố được chỉ huy bởi Nguyễn Khoa Nam, kẻ mà nhiều người trong chúng tôi xem là vị tướng giỏi giang nhất của Nam Việt Nam.

       Đột nhiên, chuông điện thoại lại reng lên.  Mọi chiếc đầu đều hướng đến.  Prosser mau chóng chụp lấy ông nghe.  “Điện thoại của ông, Terry”, anh ta nói.  Đôi mắt của Cushing gắn chặt vào chiếc bàn giấy.  Tôi cảm thấy rơ sự quặn thắt trong ruột.  Giọng nói lo ngại của Hasty đến từ Khuôn Viên Delta.  “Thưa ngài McNamar, điện thoại EAC hoạt động được nơi đây.  Tôi vừa nói chuyện được với ông Jacobson tại Sàig̣n.  Ông ấy muốn ông gọi lại cho ông ấy, một cách khẩn cấp”.

       Trước khi gác máy, tôi nói Hasty quay trở về ṭa tổng lănh sự.  Sau đó tôi đi suốt đến bàn giấy của ḿnh.  Khi tôi quay số của ṭa đại sứ, tôi nhớ tia mắt của tôi lạc ra ngoài cửa sổ.  Dàn trải từ hàng rào phía sau của ṭa tổng lănh sự là các mái nhà của Thành Phố Cần Thơ, nhiều mái nhà trong chúng bị tổn hại nặng nề bởi một cuộc hỏa hoạn gần đây, với những thân cây cao vút thanh nhă, cố gắng tách ḿnh ra khỏi sự rối loạn không dự định của thị trấn.  Tôi giờ đây sắp rời xa nó măi măi chăng?  Không có vẻ là như thế.

       Giọng nói của Jacobson hoàn toàn rơ.  Ông nhu thể có mặt trong cùng căn pḥng.  Lời nhắn nhủ của ông là một cơn chấn động, cho dù tôi đă chờ đợi nó trong vài ngày.

       “Terry, chúng ta được lệnh từ Hoa Thịnh Đốn để di tản.  Ông phải ra đi ngay lúc này”.  Đă có một sự ngưng nghỉ trong giọng nói của Jacobson.  Viên đại tá Thế Chiến II hồi hưu đă là một trong những người cuối cùng ra đi trong ṭa đại sứ Sàig̣n, một kẻ đă sống sót qua vài trào đại sứ.

       Tôi không thể ngăn được các lời kế tiếp của ḿnh, “Không có chỉ thị khác hay sao, Jake?”, tôi ḍ hỏi một cách thận trọng.

       Một lần nữa, một sự ngưng nghỉ thoáng chốc.  Jacobson thở dài, sau đó nói, “Chúng tôi muốn ông rút ra ngoài bằng máy bay của Air America.  Chỉ chở các người Mỹ không thôi.  Khi các ông hoàn tất, hăy gửi các máy bay quay thẳng về Sàig̣n.  Chúng tôi sắp cần đến chúng một cách khẩn thiết cho sự di tản của chính chúng tôi”.

       Tôi suy nghĩ vào khoảng hai giiây.  Tôi không muôn làm mất thời giờ của Jacobson, bởi tôi hoàn toàn nhận biết rằng ngày này đă là một bản giao hưởng của cuộc khủng hoảng.  Nhưng sự phá hủy một số các chiếc máy bay trực thăng quư báu của Air America đối với tôi đă là lập luận sau cùng cho việc xuôi ḍng sông.

       “Ông biết tôi cảm thấy như thế nào về việc mang theo các người Việt Nam cùng với tôi”, tôi phản đối một cách dè chừng với Jacobson, sau đó chờ đợi một sự phúc đáp.

       Với tư cách phối hợp viên của đại sứ về toàn thể cuộc di tản, Jacobson chịu áp lực lớn lao, nhưng tôi đă phải tŕnh bày trường hợp của ḿnh với người này một lần cuối.  Tôi không thể chịu đuợc việc bỏ rơi các nhân viên người Việt Nam của tôi.  Sự việc đúng là thế.  Việt Nam đang sụp đổ.  Các người Mỹ được lệnh ra đi.  Tôi muốn cuộc ra đi của chúng tôi phải được làm với ít nhất một chút ǵ danh dự.  Sự an sinh của nhiều người tùy thuộc nơi tôi và vào sự phán đoán của tôi.

       “Jake”, tôi bắt đầu tŕnh bày, “nếu ông đang dựa vào bốn chiếc trực thăng của chúng ta để trợ giúp vào sự di tản ở Sàig̣n, ông sẽ không có chúng quay trở lại một cách mau chóng nếu chúng tôi sử dụng chúng để di tản chính chúng tôi”

       Lại có sự im lặng khác.  Tôi cảm thấy có hy vọng.  Sau đó, trước sự kinh hăi của tôi, đường dây bị mất.

       Cuộc đàm thoại chưa đủ để bảo đảm sự ủng hộ.  Jacobson, trong khi có cảm t́nh cá nhân với ước muốn của tôi để di tản người Việt Nam, luôn luôn xem kế hoạch đường sông là quá bất trắc.  Tôi muốn được an tâm.  Trong vài phút, tôi đă dùng mọi phương tiện khả ứng để liên lạc với Jacobson.  Đường dây bị cắt.  Chụp lấy bất kỳ khả năng nào, tôi đă cố gọi ông ta xuyên qua các mạng lưới truyền tin đến Phi Luật Tân và Thái Lan.  Các mạng lưới này cũng không làm việc được.  Như phương sách cuối cùng, với hy vọng tàn lụi, mồ hôi toát ra nhễ nhại, tôi nhắc điện thoại và một lần nữa quay số của ông tại Sàig̣n.

       Jacobson đă trả lời.

       “Cám ơn Thượng Đế”, tôi nói, run rẩy với sự nhẹ nhơm.

       “Chúng ta không c̣n th́ giờ, Terry”, Jacobson nhắc nhở tôi một cách gọn lỏn.

       “Tôi biết, Jake.  Nhưng có các khó khăn.  Bốn chiếc máy bay Air America ở đây trong vùng Châu Thổ vẫn c̣n đang bay đên đây.  Nếu chúng tôi sử dụng chúng để di tản chính chúng tôi ra hạm đội ở ngoài khơi, có thể có một sự tŕ hoăn kéo dài để cho chúng bay lại về Sàig̣n.  Khi chúng ta mang các máy bay trở lại Cần Thơ, chúng tôi phải bơm lại nhiên liệu cho chúng bằng tay.  Nếu khi đó chúng bay ra tới hạm đội với các nhân viên, sẽ cần ít nhất bốn đến năm tiếng đồng hồ trước khi các chiếc máy bay đó sau cùng trở lại Sàig̣n.”

       Sự im lặng đển từ đầu dây bên kia.  Tôi biết đây là khoảng khắc cho một bước tiến sau cùng.  Tôi đề nghị, gần như nài nỉ, “Chúng tôi có các chiếc thuyền sẵn sàng và đang chờ đợi.  Các chiếc máy bay có thể được điều động trực tiếp đến Sàig̣n.  Chúng tôi tính toán một cách thẳng thắn rằng giải pháp đường sông sẽ là giải pháp tốt nhất của chúng tôi trong các t́nh huống”.

       Lại im lặng.  Đột nhiên, Jacobson nói, “Được rồi.  Hăy đi bằng đường sông.  Hăy phái các máy bay trực thăng đến Sàig̣n tức thời.  Chúng tôi đang rất cần chúng.  Và này Terry – chúc may mắn”.

       Tôi cảm thấy một gánh nặng vĩ đại được nhấc khỏi đôi vai của ḿnh.  Nhưng tôi có một yêu cầu nữa.  “Liệu ông có thể báo động cho hải quân hay không, Jake?  Chúng tôi sẽ phải đi ra đến cửa sông Bas Sac vào khoảng mờ tối”.

       “Dĩ nhiên”, Jacobson trả lời một cách nồng nhiệt và đường dây bị mất đi.

       Tôi cảm thấy trống không nhưng vô cùng nhẹ nhơm.  Tách ra khỏi nhóm tụ hội nhỏ các người Mỹ lo âu tại văn pḥng bên ngoài, mọi điều khác xem ra b́nh thường trong ṭa tổng lănh sự.  Tôi nh́n Cushing và nhóm nhỏ nhân viên đang chờ đợi.  Thật khó để tin tưởng các cảm giác của riêng ḿnh.  Sau hai mươi năm, chúng tôi đang sắp sửa bỏ chạy trước Quân Đội Bắc Việt..  Tôi hy vọng giọng nói của tôi sẽ không phản bội lại các cảm nghĩ chân thật của ḿnh.

       “Xin mọi người lắng nghe”, tôi bắt đầu một cách mạnh mẽ.  “Các lệnh di tản đă được ban hành.  Chúng ta đi bằng đường thủy”.  Phần lớn khuôn mặt rực sáng, một ít trĩu xuống.  “Giờ khỏi hành sẽ là 12 giờ trưa.  Mọi chiếc tàu sẽ đi thẳng đến điểm hẹn ở giữa ḍng sông.  Hank, anh hăy bắt đầu kiểm tra mọi văn pḥng trong Ṭa Tổng Lănh Sự để bảo đảm rằng không người nào bị bỏ lại đàng sau và mọi hồ sơ mật phải bị hủy hoại”.

       “Tôi đi làm ngay”, Cushing nói.  Anh chạy ra ngoài để kiểm soát nhiều căn pḥng trong quần thể ṿng vo của các kiến trúc trong ṭa tổng lănh sự.  Giờ đây chỉ c̣n chưa đầy một tiếng đồng hồ cho đến cuộc khởi hành của chúng tôi./-

 

***

 

HỒI KẾT CUỘC

 

       Đối với tôi, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, là vị anh hùng trong câu chuyện buồn thảm này.  Khi hồi kết cuộc xảy đến, mặc dù muốn tiếp tục cuộc chiến đấu một ḿnh, ông đă tuân theo lệnh của vị tổng thống mới để hạ vũ khí xuống.  Ông Nam là một quân nhân chấp nhận kỷ luật mà binh nghiệp ông đ̣i hỏi.

       Chắc chắn, ông Nam đă phải đấu tranh với quyết định của ḿnh.  Các ư nghĩ của vị tướng sau hết có thể hướng đến ông Phan Thanh Giản, một nhân vật anh hùng trong lịch sử Việt Nam đă đối diện với một nghịch cảnh tương tự một trăm năm trước đây.   Vị quan chức vĩ đại này, cũng thế, đă chỉ huy các sự pḥng thủ vùng Châu Thổ sông Mekong, khi người Pháp, t́m cách mở rộng sự kiểm soát của họ trên các vùng đất trồng lúa gạo giàu có, lấn xuống theo hướng tây nam từ Sàig̣n.  Để tránh đổ máu hơn nữa cho một mục đích mà ông Phan Thanh Giản lượng định là vô vọng, ông đă ra lệnh các binh sĩ của ông đầu hàng.  Nhưng ông Phan Thanh Giản đă vượt thoát nỗi ô nhục của sự đầu hàng của chính ḿnh.  Ông đă tự kết liễu đời ḿnh.

       Ông Nam đă đi đến một kết luận tương tự.  Ông không thể chạy trốn và bỏ mặc các binh sĩ của ông như các kẻ khác đă làm.  Ông không nghĩ theo cách đó.  Mặt khác, ông không bao giờ có thể chịu đựng được sự mất mặt chắc chắn theo sau sự đầu hàng trước địch thủ cộng sản suốt đời của ông.

       Sau khi giải giới các thuộc viên của ông khỏi sự cam kết nghiêm trọng muốn ở lại các vị trí của họ, ông Nam đă chọn con đường duy nhất mà cảm giác về danh dự của ông cho phép.  Ông tự bắn vào đầu tại bàn giấy ở tổng hành dinh của ông.  Tôi hy vọng ông sẽ được tưởng nhớ, như ông Phan Thanh Giản được tưởng nhớ, như một con người của danh dự./-

___

 

PHỤ LỤC *

(Phụ Lục này được sao lại theo nguyên bản, ngoại trừ các sự sửa chữa về lỗi chính tả đôi khi)

TOÁN BIỆT PHÁI PH̉NG VỆ AN NINH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN

Ṭa Tổng Lănh Sự Mỹ, Cần Thơ, Việt Nam

(Trên Chiến Hạm U.S.S. Blue Ridge ngoài biển)

BSH: bsh

3000

1 Tháng Năm 1975

 

Kính gửi: Ông Tổng Lănh Sự

Người gửi: Hà Sĩ Quan Phụ Trách

Trích Yếu: Về Cuộc Di Tản của Ṭa Tổng Lănh Sự, Cần Thơ, Việt Nam.

Tham chiếu:            (a) Các Lệnh Bằng Miệng của ông Tổng Lănh Sự

Đính kèm:   (1) Sự tŕnh bày của Trung Sĩ Tham Mưu Boyette S. Hasty

Số Quân: 253 82 51 49 / 3421 USMC

1. Chiếu theo phần tham chiếu (a), Đính Kèm (1) được đệ tŕnh theo đây liên quan đến các hoạt động và các sự nhận xét của tôi trong thời gian từ 0001 giờ ngày 29 Tháng Tư 1979 đến 1700 giờ ngày 1 Tháng Năm 1975.

(Đă kư tên)  Boyette S. Hasty

Trung Sĩ Tham Mưu

Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ

 

Bản sao đồng kính gửi: Tướng Chỉ Huy, Lữ Đoàn Đổ Bộ Thủy Quân Lục Chiến thứ 9

                               Sĩ Quan Chỉ Huy, Tiểu Đoàn Pḥng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến

                               (Bộ Ngoại Giao)

                               Sĩ Quan Chỉ Huy, Đại Đội “C”, Tiểu Đoàn Pḥng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục

                               Chiến.

 

Sự Giải Tŕnh Của Trung Sĩ Tham Mưu Boyette S. Hasty

Số quân: 253 82 51 49 / 3421 USMC

 

       “Khoảng 0515 giờ sáng ngày 29 Tháng Tư 1975 tôi bị đánh thức bởi tiếng nổ cách xa vài khu phố.  Xuyên qua các sự truyền thông bằng máy vô tuyến truyền tin từ nhiều trạm khác nhau trên mạng lưới truyền tin khẩn cấp, tôi khám phá ra rằng các lực lượng VC/NVA (Việt Cộng/Quân Bắc Việt) đă bắn bốn hỏa tiễn loại 122 ly từ tỉnh Vĩnh Long băng qua sông vào Thanh Phố cần Thơ.  Tôi lập tức mặc quân phục và lái xe đến Khuôn Viên Delta nơi Hạ Sĩ JOHNSON được cắt cử một vị trí canh gác khẩn cấp tại các bến tàu hầu kiểm tra sự an toàn của anh ấy.  Tôi thấy anh ta b́nh an.  Sau đó tôi lái xe đến cư sở của ông Tổng Lănh Sự để kiểm tra sự tổn hại và thấy vô sự.  Tôi đă lái xe qua một khu phố về phía Bắc đến bờ sông gần ngôi chợ, thấy đông đảo dân chúng và các xe cứu thương.  Hai (2) hỏa tiễn 122 ly đă rớt xuống một cù lao trên sông, và hai (2) hỏa tiễn 122 ly gần khách sạn Quốc Tế, gây ra một sự thiệt mạng cho một số người không rơ.  Tôi lái xe trở về Nhà Thủy Quân Lục Chiến, tắm rửa, và rồi kiểm tra vị trí canh gác tại Ṭa Tổng Lănh Sự.  Sau khi nhận thấy mọi việc vẫn c̣n nguyên trật tự, tôi đă đi đến Khuôn Viên Delta để ăn điểm tâm.  Độ 7:45 giờ sáng tôi quay lại Ṭa Tổng lănh Sự.  Tôi đă hay biết rằng chúng tôi sẽ di tản trong ít ngày tới đây, v́ thế tôi đă phái vài Thủy Quân Lục Chiến của tôi chạy nhiều nơi để t́m kiếm hay dự trữ trang thiết bị mà chúng tôi sẽ cần đến.  Độ 8:45 giờ sáng tôi lên Văn Pḥng Tổng Lănh Sự để xem có các chỉ thị đặc biệt ǵ hay không.  Vào lúc tôi có mặt, chúng ta đă khám phá ra rằng điện thoại EAC bị hư.  Trong lúc đang họp, vị Trưởng Trạm CIA [PES (CIA)] có xuống và thông báo cho chúng tôi rằng căn cứ không quân Tân Soơn Nhứt đă bị bắn hỏa tiễn và pháo binh vào rạng sáng và hai (2) Thủy Quân Lục Chiến đă bị hạ sát.  Trong phiên họp nhân viên này, điều được quyết định là ông TRAISTER sẽ dẫn các Thông Dịch Viên – Trung Sĩ QLVNCH đến Khuôn Viên Delta để sống trên các chiếc thuyền.  Bởi v́ đường dây truyền tin khẩn cấp với Sàig̣n và các trạm khác bị tràn ngập bởi các máy chuyển tin TCU [của CIA], tôi nói rằng Các Thủy Quân Lục Chiến sẽ mở một trạm thay thế khác tại Khuôn Viên Delta và theo dơi nó trên căn bản 24 tiếng mỗi ngày, cho đến khi chúng tôi ra đi.  Vào khoảng 0905 giờ tôi đă dẫn Trung Sĩ PATE đến khuôn viên để phụ trách đầu tiên việc canh chừng truyền hầu theo dơi các sự truyền tin và điện thoại EAC.  Điện thoại tại địa điểm đó cũng bị hư hỏng.  Tôi đă nhấc ống nghe để xem liệu tôi có thể nghe tiếng bất kỳ ai hay không vào đúng lúc ông JACOBSON, Phụ Tá Đặc Biệt của Đại Sứ, ở trên đường dây.  Sau khi tôi xưng danh, ông yêu cầu nói chuyện với ông Tổng Lănh Sự.  Tôi có thông báo với ông rằng ông Tổng Lănh Sự đang ở tại một khu vực khác nhưng tôi sẽ t́m kiêm ông ấy và nói ông ấy gọi lên Sàig̣n, là việc tôi đă làm.  Tôi quay trở về Ṭa Tổng Lănh Sự khoảng 1030 giờ.  Vào lúc tôi bước ra xe người phụ tá Hạ Sĩ Quan Phụ Trách (NCOIC) của tôi, Trung Sĩ MOORE, đă chạy đến tôi và nói rằng ông Đại Sứ đă gọi và bảo chúng tôi phải di tản tức thời.  Tôi đă nói với anh ta hăy thông báo cho các Thủy Quân Lục Chiến khác trong Toán Biệt Phái để chuyển bị ra đi.  Sau đó tôi tức thời lên Văn Pḥng Tổng Lănh Sự để có sự xác nhận.  Ông có nói chủ yếu cùng như thế, và rằng chúng tôi sẽ ra đi bằng máy bay trực thăng.  Tôi đi xuống gặp lính Pḥng Vệ Thủy Quân Lục Chiến tại Trạm Gác Số Một ở hành lang pḥng khách, Hạ Sĩ KILLENS, và thông báo với anh ta về t́nh h́nh.  Tôi đă yêu cầu anh ấy thông báo cho Trung Sĩ PATE ở Khuôn Viên Delta hăy đ́nh chỉ việc theo dơi máy truyền tin và về tŕnh diện tại Ṭa Tổng Lănh Sự.  Sau đó tôi gặp Trung Sĩ MOORE và nói với anh ấy ra lệnh cho các Thủy Quân Lục Chiến chỉ mang theo các vũ khi của họ và một túi nhỏ.  Tôi ra lệnh anh ta hăy truyền lệnh cho các Thủy Quân Lục Chiến để lại đàng sau các áo ngắn chống đạn và mũ sắt bởi sẽ có yếu tố trọng tải khó khăn gặp phải trên các máy bay trực thăng.  Sau đó tôi quay trở về văn pḥng ông Tổng lănh Sự, nơi tôi khám phá ra rằng Sàig̣n đă ra lệnh cho bốn (4) chiếc phi cơ trực thăng Air America của chúng tôi trở lại Sàig̣n để giúp họ di tản.  Giờ đây chúng tôi sẽ phải ra đi bằng hai (2) chiếc LCM [tàu đổ bộ, chú của người dịch] mà ông Tổng Lănh Sự đă thụ đắc được từ Công Ty Xà Lan và Kéo Tàu Alaska (Alaska Barge and Tug Company) hai tuần trước, và xà lan chở gạo mà chúng tôi đă mua và sửa chữa.  Tôi sau đó đă đi xuống hầm Truyền Tin (C&R vault) và tháo gỡ các cục pha lê tần số ra khỏi máy truyền tin.  Tôi đă đút các cục pha lê này vào túi của ḿnh và đi vào Văn Pḥng Thủy Quân Lục Chiến để thu góp các sổ thông hành, phiếu tác xạ, và các hồ sơ cá nhân các lính của ḿnh.  Tôi đặt chúng vào các túi không thấm nước đặc biệt mà tôi đă làm cho mục đích này vài tuần trước.  Trong khi tôi đang làm việc này, Walt MILFORD, nhân viên truyền thông máy TCU, chạy vào văn pḥng tôi và yêu cầu tôi giúp anh ta phá hủy dụng cụ Đánh Mật Mă Tối Mật (Top Secret Crypto).  Sự việc hóa ra tất cả các nhân viên Trạm T́nh Báo CIA (PES-CIA) đều đă bỏ chạy, để lại anh ta phá hủy mọi thứ một ḿnh.  Tôi chạy cùng với anh ta đến khu vực Truyền Tin và hầm TCU nơi chúng tôi bắt đầu lôi các ḷ đốt cháy và giựt các nắp bằng các ḱm cắt then cài.  Sau khi mở được chúng ra, chúng tôi nhận thấy chúng thuộc một loại chúng tôi chưa hề nh́n thấy trước đây, nhưng chúng tôi quyết định rằng chúng tôi bắt buộc phải thử và sử dụng chúng.  Trong khi ông MILFORD tháo gỡ các bộ phận máy đánh mật mă, tôi chất đầy vào ḷ đốt thông thường các hồ sơ mật và châm lửa đốt.   Vào lúc này, ông CUSHING, Phó Tổng Lănh Sự, bước xuống pḥng và đề nghị giúp sức.  Chúng tôi đă chất vào các ḷ đốt đầy các tài liệu  và các ông MILFORD và CUSHING bắt đầu buộc chặt các chiếc nắp vào các ḷ đốt.  Vào lúc này, ông Tổng Lănh Sự gọi tôi trên máy truyền tin và nói tôi hăy ra bến tàu càng sớm càng tốt [ASAP, viết tắt trong nguyên bản của thành ngữ as soon as possible, chú của người dịch].  Tôi đă phái Trung Sĩ KIRCHNER đi cùng ông SCIACCHITANO, Phó Lănh Sự.  Sau đó tôi gọi ông Tổng Lănh Sự trên máy truyền tin và xin phép ở lại đàng sau để yểm trợ cho ông MILFORD và ông CUSHING bởi đám đông đă bắt đầu trở nên thù nghịch phần nào.   Ông đă chấp thuận, và sau đó tôi đă ra lệnh cho Trung Sĩ MOORE dẫn các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến c̣n lại ra bến tàu và khởi sự chất các vũ khí và máy truyền tin lên tàu mà tôi đă tích trữ ở đó trước đây.  Tôi đă quay trở lại hầm TCU nơi ông MILFORD nói với tôi rằng các ḷ đốt đă không bắt lửa đúng cách.  Tôi về văn pḥng của ḿnh và kiếm mười (10) quả lựu đạn đốt cháy và quay trở lại hầm với chúng.  Vào lúc này, các ḷ đốt sau cùng đă bắt lửa và bùng cháy thành các ngọn lửa.  Chúng tôi vứt bỏ các quả lựu đạn và t́m lối ra cửa trước đến chiếc xe của ô ng CUSHING, và đă bảo tài xế của ông đưa chúng tôi đến Câu Lạc Bộ Delta.  Khi chúng tôi đến nơi, các Thủy Quân Lục Chiến cũng vừa làm xong việc chất đồ lên các chiếc tàu.  Không lâu sau đó mọi người Mỹ đều được điểm danh và chúng tôi leo lên chiếc LCM.  Bản thân tôi, ông CUSHING, và ông Tổng Lănh Sự ở trên chiếc tàu sau cùng trên đường đi.  Chiếc xà lan chở gạo nhổ neo và di chuyển vào ḍng sông.  Trên chiếc LCM chúng tôi gặp khó khăn để khởi hành bởi thủy triều rút xuống và chúng tôi bị mắc cạn trên mặt bùn.  Vào lúc đó, chúng tôi nh́n thấy ba (3) nhân viên người Phi Luật Tân của Trạm T́nh Báo CIA (PES-CIA) cùng gia đ́nh họ chạy xuống bến tàu.  Trung Sĩ MOORE và bản thân tôi nhảy lên bờ và bắt đầu thảy họ lên trên tàu. Các người Việt Nam địa phương bắt đầu đổ vào xuyên qua các cánh cổng của khuôn viên, v́ thế ông Tổng Lănh Sự ra lệnh chúng tôi lên tàu và chúng tôi đă khởi hành.  Ít phút sau đó chúng tôi đă ngừng lại để buộc xà làn chở gạo vào chỗ kéo tàu và chờ chiếc LCM từ bến tàu của hăng Shell bắt kip chúng tôi.  Chiếc tàu này chất đầy các người tỵ nạn Việt Nam, và khi nó đến bên cạnh, chúng tôi lại bắt đầu khởi hành.  Thủy thủ đoàn chiếc LCM của chúng tôi đă bỏ trốn vài ngày trước đây, v́ thế ông Tổng Lănh Sự, một cựu Sĩ Quan Hải Quân, đă cầm tay lái và dẫn chúng tôi đi.  Vào khoảng 12:45 giờ hai (2) chiếc tàu “Mike” có vũ trang của Hải Quân Việt Nam đă chặn chiếc LCM của chúng tôi bằng việc khai hỏa ngang qua mũi tàu.  Chúng tôi ngừng lại, nhưng họ từ chối đến gần chúng tôi.  Không lâu sau đó, bốn (4) chiếc tàu “Mike” khác đên nơi và gia nhập cùng với các tàu kia.  Một trong những chíec tàu đến bên cạnh chiếc LCM với một sĩ quan nói tiếng Anh trên tàu.  Anh ta giải thích rằng anh được lệnh từ Phó Đề Đốc THANG [Đặng Cao THĂNG?], xuyên qua Tư Lệnh Quân Đoàn IV, để chặn chúng tôi lại cho đến khi ông ta đến, trong khoảng nửa tiếng đồng hồ.  Chúng tôi yêu cầu và nhận được phép để chuyển người của chúng tôi từ xà lan chở gạo sang các chiếc LCM gíup chúng tôi củng cố lực lượng của ḿnh.  Chúng tôi cũng khám phá vào lúc này rằng người của Trạm T́nh báo (PES-CIAS) đă giữ lại sự kiểm soát ít nhất một chiếc phi cơ trực thăng bởi chúng tôi nh́n thấy chúng bay trên đầu.  Chúng tôi đă tiếp xúc qua máy truyền tin với họ và nói cho họ về t́nh h́nh, và [yêu cầu] họ hăy cố gắng tiếp xúc với Hải Quân Hoa Kỳ để liên lạc với phía Việt Nam để xem liệu họ có thể giúp chúng tôi được thả tự do hay không.  Họ ra tín hiệu “roger: nhận rơ lời nhắn” với chúng tôi và bay vào không gian, không bao giờ được nh́n thấy lại bởi chúng tôi cho đến giờ phút viết bản tường tŕnh này.  Vào khoảng 1410 giờ, Phó Đề Đốc THANG đến bên cạnh tàu.  Ông thông báo chúng tôi rằng Tướng NAM, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, đă ra lệnh chặn chúng tôi lại và t́m kiếm các binh sĩ QLVNCH và các nam thanh niên ở độ tuổi trưng binh.  Chúng tôi có vài người trên tàu, nhưng họ là các nhân viên của Hoa Kỳ sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng nếu Quân Bắc Việt tiếp quản, và chúng tôi không muốn mất họ.  May mắn, ông Tổng Lănh Sự đă tiên đoán một vấn đề như thế này và đă sắp xếp trước đây để đưa vợ và các con của viên Phó Đề Đốc đến nơi an toàn.  Đổi lại, viên Phó Đề Đốc đă tin lời chúng tôi rằng không có ai như thế trên tàu, và cho phép chúng tôi ra đi.  Chúng tôi xuôi ḍng sông và vào khoảng 1450 bắt đầu nhận được sự khai hỏa hỏa tiễn B-40 từ VC/QBV trên bờ phía Nam của ḍng sông.  Trước đó tôi đă yêu cầu và nhận được phép cho các Thủy Quân Lục Chiến của tôi khai hỏa tức thời nếu bị bắn mà không cần phải chờ được phép bắn.  Khi chúng tôi bắt đầu nhận được sự khai hỏa các Thủy Quân Lục Chiến và một số người bên dân sự đă tức thời bắn các súng M-16, M-79 và các loại vũ khí khác, trấn áp hỏa lực của địch.  Tổng Lănh Sự McNamara vẫn đứng sau tay lái và gia tăng ṿng máy quay cho đến khi chúng tôi đạt tới tốc độ tối đa.  Chúng tôi không có tổn thất và chúng tôi không rơ có gây ra sự tổn thất nào hay nkhông.  Theo sự hiểu biết của tôi, đây là hoạt động chiến đấu sau cùng của Thủy Quân Lục Chiến trong Chiến Tranh Việt Nam.  (Ghi chú: Trước đó trong tháng, Đại Tá SILVA, Phụ Tá Tùy Viên Quân Đội từ Cơ Quan DAO ở Sàig̣n, và các nhân viên khác đă đến Cần Thơ để lấy danh sách tần số truyền tin khả dụng của chúng tôi và trợ giúp thực hiện các sự sắp xếp cho sự di tản của chúng tôi nếu cần thiết.  Ho đă hứa sự yểm trợ không quân và một Hộ Tống Khu Trục Hạm Hải Quân để đón chúng tôi ở cửa con sông Bas Sac nếu chúng tôi di tản bằng đường biển).  Vào khoảng 15000 giờ một chiếc phản lực được xác định phỏng chừng là một chiếc Phantom F-4 đă bay trên đầu và quanh chúng tôi một lần.,  Chúng tôi đă cố tiếp xúc bằng máy truyền tin nhưng không bắt được nó, và chiếc máy bay đă sớm bay đi.  Đây là hoạt động trên không thân hữu duy nhất mà chúng tôi đă nh́n thấy trong toàn thể hành tŕnh.  Ít lâu sau đó chúng tôi đă bị tràn ngập  bởi một cơn mưa to bất thần trong gần một tiếng đồng hồ.  Trận mưa này đă che khuất chúng tôi khỏi tầm nh́n của VC/QBV dọc hai bờ của con sông.  Cơn mưa cực kỳ lạnh, và điều tôi nhớ lại rơ ràng nhất là nằm giữa khoảng không gian mở rộng, đàng sau khẩu súng M-60, người run lẩy bẩy.  Ít phút sau đó, ông SCIACCHITANO, Viên Chức Lănh Sự của chúng tôi, đến nơi và chùm lên tôi một chiếc áo khoác dă chiến, giúp tôi rất nhiều.  Chúng tôi tiếp tục xuôi ḍng sông nhanh nhất đến mức khả dĩ, với các Thủy Quân Lục Chiến vẫn trong t́nh trạng báo động đề pḥng các cuộc tấn công khác nữa.  Vài lần chúng tôi đă đi đến các vị trí chiến đấu khi chúng tôi bị sáp gần lại bởi thuyền Việt Nam nhỏ đáng nghi ngờ.  Tuy thế một khi họ nh́n thấy sự phô trương các vũ khí của chúng tôi, họ đă lăng xa và để mặc chúng tôi.  Chúng tôi đă ra đến cửa sông Bas Sac vào lhoảng 1830 giờ, và tiếp tục đi ra hải phận quốc tế.  Chúng tôi đă không thể phát hiện chiếc Hộ Tống Khu Trục hạm được giả định sẽ có mặt ở đó để bốc chúng tôi.  Tôi bất đầu gọi trên mọi tần số của mọi máy truyền tin mà chúng tôi đă có được.  (Tôi tiếp tục gọi trong tám tiếng kế đó, nhưng không hề nhận được một câu trả lời. ) Khi màn đêm buông xuống chúng tôi tiếp tục đi ra biển.  Chúng tôi không có la bàn, do đó mọi sự hải hành đều bởi sự đoán chừng.  Ở các khoảng cách thay đổi chúng tôi đă bắn các hỏa châu lên, và tôi đă lập lại các tín hiệu “Mayday: lâm nguy, xin cứu giúp” [cách phát âm của thành ngữ bằng tiếng Pháp, m’aidez: cứu tôi với!, được dùng làm tin hiệu báo nguy trong truyền tin quốc tế bởi các tàu đi biển và các máy bay, chú của người dịch] một cách liên tục, yêu cầu bất kỳ con tàu Hoa Kỳ theo dơi nào hăy bắn hai hỏa châu để giúp chúng tôi định vị chúng.  Chúng tôi vẫn không thể bắt được tin bất kỳ ai.  Vào khoảng 2400 giờ chúng tôi đang sắp sửa quay đầu và hướng về lại bờ biển cho qua đêm, chúng tôi chấm định được điểm trông giống như các ngọn đèn của một chiếc tàu ở xa.  Chúng tôi tức thời đổi hướng và tiến đến nó.  Vài lần chúng tôi đă bắn các hỏa châu, nhưng vẫn không nhận được sự trả lời.  Vào khoảng 0110 giờ sáng ngày 30 Tháng Tư, chúng tôi sau cùng đă tiến đủ sát để xác định con tàu là chiếc thương thuyền “Pioneer Contender” của Hàng Hải Hoa Kỳ.  Biển động cực kỳ và chúng tôi trải qua một vài khó khăn để di chuyển đến bên hông tàu hầu đưa người lên.  Sau khi chúng tôi tới bên mạn chiếc tàu “Pioneer Contender”, các Lính Pḥng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến (MSG) ṭa Tổng Lănh Sự đă bắt được các sợi dây được ném ra bởi chiếc tàu và sau vài lần thử, chúng tôi đă có thể bảo đảm an toàn cho chiếc LCM của chúng tôi bên hông thương thuyền.  Các Thủy Quân Lục Chiến từ các Toán Biệt Phái (Truyền Tin) thuộc Tổng Hành Dinh của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thứ 9 (dưới sự chỉ huy của Đại tá Garcia, Phụ Tá S-3) đă đi xuống trong một túi lưới bốc hàng và trợ giúp các Thủy Quân Lục Chiến của Ṭa Tổng Lănh Sự chất các người tỵ nạn và kéo họ lên tàu.  Các Thủy Quân Lục Chiến đă làm việc một cách mau lẹ và chính xác, và đến khoảng 0200 giờ việc bốc người đă hoàn tất.  Trong khi đang bốc người lên, chúng tôi nhận được tin rằng các chiếc LCM th́ cần thiết để giúp chở các người tỵ nạn từ Vũng Tàu, và chúng tôi được yêu cầu hăy để lại một thủy thủ đoàn t́nh nguyện để giúp dân le6n tàu.  Ông Tổng Lănh Sự, mặc dù đă cầm tay lái trong 14 tiếng đồng hồ, đă t́nh nguyện ở lại, cũng như các ông HEILMAN, ông CUSHING, và bản thân tôi.  Tuy nhiên một ít lâu sau đó, một ông PARKER nào đó và vài người Phi Luật Tân ở trên tàu đă đi xuống để đảm trách.  Vào 0200 giờ chúng tôi leo lên cần kéo hàng, những người cuối cùng trên boong tàu.  Vào lúc này, chúng tôi khám phá rằng chiếc “Pioneer Contender” đă không chờ đón chúng tôi, không hay biết tí ǵ về chúng tôi, và rằng hoàn toàn do may mắn mà chúng tôi đă t́m thấy họ.  Một vài Thủy Quân Lục Chiến trên sàn tàu có nh́n thấy hỏa châu của chúng tôi và đă báo cáo chúng cho thủy thủ đoàn, nhưng họ là tảng lờ chúng.  Các Thủy Quân Lục Chiến được chỉ định cho chiếc tàu đang sống trong các điều kiện tồi tệ, chỉ với hai (2) khẩu phần loại C-rations mỗi ngày cho một người, và đang nằm ngủ trên sàn tàu trống không, không có mền hay chăn.  Mặc dù họ không có ǵ mấy để cung cấp, họ đă chia sẻ nó với chúng tôi trong tư cách Thủy Quân Lục Chiến truyền thống.  Chúng tôi đă ngủ với họ trên sàn tàu tôi hôm đó và sáng hôm sau chúng tôi đă đi với họ để trợ giúp việc làm thủ tục cho các người tỵ nạn.  Không lâu sau đó, tôi đă tháp tùng ông Tổng Lănh Sự lên chiếc cầu nơi chúng tôi thử đi t́m Bộ Chỉ Huy Hải Vận Quân Đội bằng máy truyền tin, khi các thủy thủ đoàn t́nh nguyện của các chiếc LCM được vớt lên.  Kết quả là sự hỗn loạn hoàn toàn về phía Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và Hải Quân về việc phải làm ǵ với chúng tôi.  Sau cùng họ nói với chúng tôi hăy chờ đợi và chúng tôi đă không nghe thấy ǵ từ họ lần nào nữa.  Vào lúc này một trong các chiếc LCM của chúng tôi đă bốc một vài người tỵ nạn từ một chiếc thuyền đánh cá và yêu cầu được phép đến sát mạn tàu và được bốc lên.  Theo các chỉ thị của Thuyền Trưởng Con Tàu, tôi đă kiểm soát hoạt động chuyển người từ chiếc cầu bằng máy truyền tin.  Sau khi việc bốc người đă hoàn tất tôi đă ra lệnh chiếc LCM lùi lại và đừng để bất kỳ người Việt Nam nào lên tàu của họ, bởi chiếc thương thuyền đă từ chối không nhận thêm bất kỳ ai nữa.  Vào lúc này các Thủy Quân Lục Chiến trên tàu đă bắn vào ḍng nước để giữ các chiếc thuyền địa phương tách xa.  Vào khoảng 1130 giờ chiếc tàu kéo “Chitosa Maru” đến sát mạn tàu với các chỉ thị để di chuyển tất cả các người di tản trên tàu.  Các Thủy Quân Lục Chiến của tôi được tách ra khỏi các Thủy Quân Lục Chiến của chiếc thương thuyền và tái chỉ định về dưới quyền ông Tổng Lănh Sự.  Tôi đă là người cuối cùng rời đi, sau khi khám phá ra rằng mẹ vợ cùng ba đứa em vợ nhỏ nằm trong số người trên tàu “Pioneer Contender”.  Chúng tôi bị buộc phải để lại đàng sau tất cả các nhân viên Việt Nam của chúng tôi [trên chiếc “Pioneer Contender”].  Chúng tôi ở trên chiếc tàu kéo trong vài tiếng đồng hồ khi nó xả hơi chạy đến một điểm hẹn với chiếc LST 117, chiếc “Booheung Pioneer”.  Chúng tôi đă lên chiếc LST vào khoảng 1800 giờ.  Buổi tối hôm đó chúng tôi một lần nữa ngủ trên sàn tàu.  Buổi sáng hôm sau (1 Tháng Năm) chúng tôi bắt đầu các sự chuẩn bị cho các hoạt động di chuyển sang một chiếc tàu của Hải Quân Hoa Kỳ.  Không lâu sau đó một vài sự rắc rối nội bộ xảy ra giữa các người Việt Nam trên tàu.  Tôi đă t́nh nguyện ở lại trên tàu cùng với các Thủy Quân Lục Chiến của tôi để cung cấp an ninh trên tàu, nhưng ông Tổng Lănh Sự đă giải thích rằng không có người Mỹ nào sẽ ở lại trên tàu, và thủy thủ đoàn Đại Hàn đă được trang bị và có lẽ có khả năng đảm trách bất kỳ rắc rối nào.  Vào khoảng 1130 chúng tôi bắt đầu di chuyển các người Mỹ lên chiếc Soái Hạm “U.S.S. Blue Ridge”bằng các phi cơ trực thăng Huey của chiếc HMM 165 thuộc Thủy Quân Lục Chiến.  Trong cuộc di chuyển, tôi và các Thủy Quân Lục Chiến của tôi ở lại trên sàn tàu và tiến về phía đuôi tàu h́nh quạt để bảo vệ an ninh cho hoạt động và để ngăn chặn các người Việt Nam xông tới các phi cơ trực thăng.  Khoảng 1530 giờ là lúc chiếc trực thăng sau cùng chở ông Tổng lănh Sự, ông CUSHING, và bản thân tôi đáp xuống sàn chiếc “Blue Ridge”.  Ngay khi lên tàu chúng tôi bị lục soát, các vũ khí của chúng tôi bị tịch thâu, và chúng tôi bị lùa xuống một khu dành cho sĩ quan để làm thủ tục.  Bên dưới đó tôi đă gặp vị Sĩ Quan Chỉ Huy của chúng tôi, Thiếu Tá KEAN, và đă báo cáo với ông ấy rằng các Toán Biệt Phái Pḥng Vệ An Ninh Thủy Quân Lục Chiến, tại Ṭa Tổng Lănh Sự Mỹ ở Cần Thơ, Việt Nam đều đă hiện diện hay được kiểm tra, và rằng chúng tôi đă di tản với tất cả các vũ khí chịu trách nhiệm c̣n nguytên vẹn, cộng với bốn (4) khẩu M-16 phụ trội và một (1) khẩu súng phóng lựu đạn M-79 phụ trội.  Ít phút sau đó khi chúng tôi đang làm thủ tục thông quá, một Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến đă tiến đến Trung Sĩ MOORE và bản thân tôi và hỏi có phải chúng tôi là Thủy Quân Lục Chiến hay không.  Chúng tôi nói với ông rằng chúng tôi đúng là thế, và ông đă đáp lại rằng chúng tôi không cần làm thủ tục xuyên quá.  Ông đă dẫn chúng tôi đến một căn pḥng khác, nơi chúng tôi đă gặp vị Tướng Tư Lệnh Lữ Đoàn Đổ Bộ Thủy Quân Lục Chiến thứ 9, Chuẩn Tướng CAREY.  Ông đă yêu cầu chúng tôi ngồi xuống và hỏi chúng tôi vài câu hỏi liên quan đến cuộc di tản của chúng tôi.  Điều tôi nhớ nhất là ông Tướng đă mời chúng tôi một ly trà đá, thức uống lạnh đầu tiên mà chúng tôi có được trong ba ngày.  Sau việc này chúng tôi lại nói chuyện với Thiếu Tá KEAN, và sau đó được dẫn xuống văn pḥng MAB G-4 của Lữ Đoàn thứ 9 để làm các sự sắp xếp biệt trú.

       Sự tŕnh bày trên đây là sự thật và chính xác theo sự hiểu biết nhất của tôi.

 

Boyette S. Hasty

***

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-----

Nguồn: Francis Terry McNamara, with Adrian Hill, Escape With Honer, My Last Hours In Vietnam, Brassey’s: Washington & London, 1997, Prologue, các trang 1-2; Chapter 1: A Rude Awakening, các trang 5-15;  Epilogue: Trang 211; Appendix: Evacuation of Consulate General, Cần Thơ, Vie6t. Nam, Report by Boyette S. Hasty, Noncommissioned Officer in Charge, các trang 213-218; các h́nh ảnh, các trang 109-118.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

29.04.2013    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2013