Florian Dupuy

Associate of LALIVE

Pierre-Marie Dupuy

University of Paris

 

 

PHÂN TÍCH PHÁP LƯ

 

SỰ TUYÊN NHẬN CÁC QUYỀN LỊCH SỬ

 

CỦA TRUNG QUỐC

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA

 

 

Ngô Bắc dịch

Lời Người Dịch

 

       Tạp Chí Hoa Kỳ về Luật Quốc Tế (The American Journal of International Law), của Hiệp Hội Hoa Kỳ về Luật Quốc Tế (American Society of International Law), tạp chí hàng đầu và lâu đời của Hoa Kỳ về luật quốc tế, trong Tập (Vol.) 107, Số 1 (Tháng Một 2013), có mở một cuộc Hội Luận về Biển Nam trung Hoa (AGORA: The South China Sea).

 

Mở đầu là phần giới thiệu của các chủ biên Lori Fisler Damrosch và Bernard H. Oxman, nói rằng các bất đồng giữa các quốc gia giáp ranh với Biển Nam trung Hoa đặt ra các vấn đề pháp lư phức tạp khác thường.  Để giúp cho các độc giả tiện theo dơi ba bài nghiên cứu tham gia hội luận, các chủ biên đă tŕnh bày một bản đồ Biển Nam Trung Hoa bằng màu của hai vị giáo sư, Clive Schofield và Andi Arsana thuộc Trung Tâm Quốc Gia Úc Đại Lợi về An Ninh và Các Tài Nguyên Đại Dương (Australian National Centre for Ocean Resources and Security: ANCORS và một bảng liệt kê tên gọi 4 nhóm đảo chính (Paracel, Spratly, Pratas, và Macclesfield Bank) cùng Băi Cạn Scarborough bằng tiếng Anh, Việt, Phi Luật Tân, Hán.

 

Ba bài nghiên cứu trong cuộc Hội Luận là:

 

1.      The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications (Đường Chín Vạch tại Biển Nam Trung Hoa: Lịch Sử, Quy Chế và Các Hàm Ư) của các tác giả Zhiguo Gao và Bing Bing Jia, các trang 98-124.  Cũng giống như hầu hết các tác giả Trung Quốc khác bênh vực cho lập trường của Trung Quốc, bài viết không trưng được các bằng chứng khả dĩ chấp nhận được về mặt pháp lư, chủ quyền của Trung Quốc, dựa trên các điều mà hai tác giả gọi là “các quyền lịch sử” và bản đồ đường chín vạch.  Bài nghiên cứu này đă không được dịch nơi đây.

 

2.      A Legal Analysis of China's Historic Rights Claim in the South China Sea (Một Sự Phân Tích Pháp Lư Sự Tuyên Nhận Các Quyền Lịch Sử của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa) của hai tác giả, Florian Dupuy, thành viên của Tổ Hợp Luật Quốc Tế Độc Lập LALIVE tại Genève, Thụy Sĩ và Pierre-Marie Dupuy, Giáo Sư Đại Học University of Paris, các trang 124-141.  Các tác giả đă kết luận một cách chắc nịch rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc không hội đủ các tiêu chuẩn của công pháp quốc tế.  Gió O đăng tải nơi đây bản dịch của bài nghiên cứu này và bài nghiên cứu kế tiếp.

 

3.      The UN Convention on the Law of the Sea and the Maritime Disputes in the South China Sea (Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển và Các Sự Tranh Chấp về Biển tại Biển Nam Trung Hoa) của Robert Beckman, Giám Đốc Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, các trang 142-163. 

 

Một mặt, tác giả Beckman nh́n nhận rằng “trừ khi Trung Quốc quyết định đặt các sự tuyên nhận về biển của nó sao cho phù hợp với Công Ước UNCLOS, các sự khác biệt nghiêm trọng sẽ vẫn tồn tại giữa lập trường của Trung Quốc và lập trường của Phi Luật Tân và Việt Nam về việc Công Ước UNCLOS phải được áp dụng ra sao đối với các sự tuyên nhận về biển tại Biển Nam Hải.  Nếu Trung Quốc tiếp tục khẳng định các sự tuyên nhận của nó đối với không gian hàng hải trong một cung cách mà Phi Luật Tân và Việt Nam tin rằng không phù hợp với Công Ước UNCLOS, phương sách duy nhất của họ có thể làm là cố gắng đưa Trung Quốc ra trước một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế để giành được một phán quyết ràng buộc về pháp lư rằng các hành động của Trung Quốc là trái với Công Ước UNCLOS.

 

Mặt khác, tác giả Beckman đă mâu thuẫn với chính ḿnh khi nghiêng về giải pháp “tạm gác tranh chấp, cùng khai thác tài nguyên” của Đặng Tiểu B́nh.  Công lư đ̣i hỏi phải có sự xác định chủ quyền rơ ràng, khi đó mới có sự phân chia quyền lợi minh bạch trong cuộc phát triển chung, nếu có.

Với việc “Trung Quốc đă đưa ra một bản tuyên bố chiếu theo Điều 298 hành sử quyền của nó để lựa chọn đứng ngoài các thủ tục cưỡng bách đ̣i hỏi việc đưa đến các quyết định ràng buộc đối với tất cả các loại tranh chấp ghi trong Điều 298”, tác giả Beckman có nêu ra một số điểm tranh chấp mà phía Việt Nam vẫn có thể nêu ra để xin Ṭa Án Quốc Tế đưa ra các sự phán quyết “ liên quan đến sự giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công Ước UNCLOS tại Biển Nam Trung Hoa không nằm trong sự loại trừ chiếu theo Điều 298.  Các sự tranh chấp như thế bao gồm các sự tranh chấp kể sau:”

…..

6.      Một sự tranh chấp được đệ nạp bởi quốc gia duyên hải cáo tỵ (challenging) quyền của các ngư phủ Trung Quốc tiếp tục đánh cá trong phạm vi khu kinh tế độc quyền của quốc gia đó bởi v́ họ [các ngư phủ Trung Quốc, chú của người dịch] có “các quyền đánh cá lịch sử” phải được thừa nhận bởi quốc gia duyên hải [trường hợp Trung Quốc xua hàng vạn thuyền đánh cá xuống đánh cá trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến hiện nay, chú của người dịch].

7.      Một sự tranh chấp về việc liệu Trung Quốc có các quyền lịch sử và quyền tài phán để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí của đáy biển và tầng lớp bên dưới mặt đáy biển hiện đang thuộc khu kinh tế độc quyền của một quốc gia duyên hải khác hay không [trường hợp dàn khoan HD-981 của Trung Quốc khoan ḍ dầu khí trong khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong các tháng Năm – Tháng Bảy, 2014 và vẫn c̣n kéo dài đến nay, chú của người dịch].

8.      Một sự tranh chấp về việc liệu một quốc gia đă xen lấn vào các quyền chủ quyền của quốc gia khác để thăm ḍ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm trong khu kinh tế độc quyền của nó chiếu theo Điều 56 hay không [trường hợp Trung Quốc cho phép khoan thăm ḍ và khai thác dầu khí tại khu kinh tế độc quyền của Việt Nam trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].

9.      Một yêu cầu phóng thích tức khắc một chiếc tàu và thủy thủ đoàn chiếu theo Điều 292 [trường hợp Trung Quốc giết hại, gây thương tích, tra tấn, bắt giữ ngư phủ Việt Nam, phá hỏng, tịch thu các tàu đánh cá của ngư phủ Việt Nam, bắt ngư phủ Việt Nam nộp phạt phi lư trong nhiều năm qua cho đến nay, chú của người dịch].”

 

***

 

Các bài nghiên cứu về pháp lư đ̣i hỏi sự minh bạch, rơ ràng của các từ ngữ pháp lư được sử dụng bởi các bên tụng phương, như “các quyền lịch sử: historic rights”, “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights”, “vũng lịch sử: historic bay”, “hải phận lịch sử: historic waters”, “hải phận kề cận: adjacent waters”, “lănh hải: territorial sea”, “khu tiếp giáp: contiguous zone”, “nội hải: internal waters”, “đường cơ sở: baseline”, “khu kinh tế độc quyền: exclusive economic zone”, “thềm lục địa: continental shelf” v.v…  Các định nghĩa chính thức của các thuật ngữ này sẽ được tŕnh bày trong một bài dịch khác.  Ở đây, người dịch chỉ nêu ra một thắc mắc: không rơ tại sao phần lớn các tác giả và ngay cả các tài liệu chính thức bằng Việt ngừ lại dịch “exclusive economic zone” là “vùng (khu đặc quyền kinh tế”.  Trong nguyên nghĩa, “exclusive” có nghĩa là “độc quyền”, tức chỉ có một nước duy nhất” có quyền được hưởng …, trong khi đặc quyền, trong Anh ngữ là “privileged”, có nghĩa một nước có quyền ưu tiên trên các nước khác.  Xét đến cùng, “đặc quyền” phản nghĩa với “độc quyền”.  Trong các bản văn bằng Anh ngữ của phía Việt Nam, may mắn là thành ngữ “exclusive economic zone” vẫn được sử dụng một cách xác thực. 

 

Cũng để các độc giả nắm vững một số thuật ngữ về luật biển, người dịch có đính kèm một sơ đồ về sự phân dịnh các khu vực trên biển.  (Ngô Bắc)

 

 

Sơ Đồ Các Khu Vực Trên Biển

 

 

**************

 

       Sự xáo trộn gần đây tạo lập bởi các sự tuyên nhận chủ quyền cạnh tranh nhau của vài nước trên các ḥn đảo và hải phận tại Biển Nam Trung Hoa đă gây ra sự tái xuất hiện của khái niệm “các quyền lịch sử: historic rights”. 1 Mặc dù từ ngữ các quyền lịch sử (đôi khi bị sử dụng một cách nhầm lẫn trong khung cảnh này, trong sự kết hợp với các ư niệm liên hệ khác, chẳng hạn như “các hải phận lịch sử: historic waters” và “bằng khoán lịch sử: historic title”) vốn thường bị nhuôm, ở một mức độ nào đó, sự mơ hồ và tranh luận trong luật quốc tế, nó xem ra nhất thiết phải đóng một vai tṛ quan trọng trong các lập luận được đưa ra bởi các quốc gia tuyên nhận chủ quyền tại vùng này và, đặc biệt, bởi Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (Trung Quốc). 2 Tính mơ hồ của thuật ngữ pháp lư sử dụng bởi Trung Quốc nêu lên vấn đề là liệu chính sự mơ hồ đó có đang được sử dụng như một thành tố của chiến lược chính trị hay không.

 

       Vào ngày 7 Tháng Năm 2009, Trung Quốc đă đệ nạp hai văn thư phản kháng: notes verbales lên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, trong đó nó tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh căi trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, và hưởng dụng các quyền chủ quyền (sovereigm rights) và quyền tài phán (jurisdiction) trên các hải phận liên hệ cũng như đáy biển và tầng lớp dưới mặt đáy biển ở đó”. 3 Để hậu thuẫn cho lời tuyên bố này, Trung Quốc đă xuất tŕnh một bản đồ của Biển Nam Trung Hoa, có điểm đặc thù trong việc tŕnh bày một đường rời nhau gồm chín đoạn (vạch, khúc) bao gồm tất cả các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và phần lớn hải phận của nó.  Theo các kháng thư của Trung Quốc, đường “chin vạch”, hay “h́nh chữ U” này có ư nghĩa để minh họa các giới hạn chủ quyền của nó tại Biển Nam Trung Hoa. 4

       Mặc dù bản tuyên bố ngày 7 Tháng năm 2009 trong thực chất vang vọng các sự khẳng quyết lập lại nhiều lần được đưa ra bởi Trung Quốc từ thập niên 1950, nó dường như đă làm trầm trọng hơn các sự căng thẳng trong vùng.  Các nước như Mă Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam đă kịch liệt chỉ trích lập trường pháp lư của Trtung Quốc v́ tính phi lư của nó và hai trụ cột lung lay trên đó nó dựa vào: bằng khoán được cho là thuộc lịch sử của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa và bản đồ đường chin vạch.

       Biển Nam Trung Hoa là một biển nửa khép kín phía nam lục địa Trung Quốc và Đài Loan, phía đông Việt Nam, phía tây Phi Luật Tân, và phía bắc của Brunei và Mă Lai.  Biển Nam Trung Hoa có hang trăm các địa h́nh hải đảo (các ḥn đảo, đảo nhỏ, băi cát ngầm, rạn san hộ, các cồn cát, và các băi đá), phần lớn trong chúng không có người cư ngụ.  Các nhóm đảo quan trọng nhất là Quần Đảo Paracel [Hoàng Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch] và Quần Đảo Spratly [Trường Sa trong tiếng Việt, chú của người dịch], theo sau là Quần Đảo Pratas [người Tàu đặt tên là Đông Sa, chú của người dịch] và Băi Cát Macclesfield Bank [người Tàu đặt tên là Trung Sa, chú của người dịch}.

Các ḥn đảo Biển Nam Trung Hoa đă là đối tượng của các sự tuyên nhận chủ quyền cạnh tranh bởi các quốc gia bao quanh trong vài thập niên.  Trung Quốc có sự tuyên nhận lớn nhất, và Đài Loan có tuyên nhận chủ quyền trên cùng các khu vực.  Sự tuyên nhận trải dài lên mọi ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa (kể cả hải phận chung quanh chúng), một khu vực vươn xa hàng trăm dậm về hướng nam và đông từ tỉnh cực nam của Trung Quốc, Hải Nam.  Trung Quốc đă khẳng định nhiều lần sự tuyên nhận này mà, kể từ 2009, đă chính thức được thể hiện trong bản đồ đường chín vạch.  Để ủng hộ cho sự tuyên nhận của Trung Quốc, các kẻ đề xuất ra nó đă nhấn mạnh nhiều lần trên ư niệm “các quyền lịch sử: historic rights”. 5 Tóm tắt, Trung Quốc rơ ràng tuyên nhận rằng nó phải hưởng dụng chủ quyền trên phần tuyệt đại đa số của Biển Nam Trung Hoa, như đă được thiết lập xuyên qua sự hiện diện trong lịch sử lâu dài và sự phô diễn thẩm quyền trong vùng của Trung Quốc.

Sự tuyên nhận lớn thứ nh́ là sự tuyên nhận của Việt Nam, nước tuyên nhận chủ quyền trên toàn thể các Quần Đảo Paracel và Spratly.  Sự tuyên nhận này được khẳng định gần nhất trong kháng thư (note verbale) đề ngày 3 Tháng Năm, 2011 của Việt Nam gửi đến tổng thư kư Liên Hiệp Quốc. 6 Phi Luật Tân chỉ tuyên nhận phần phía tây của Quần Đảo Spratly, được biết trong tiếng Phi Luật Tân là nhóm Đảo Kalayaan (Kazlayaan Island Group [KIG]). 7 Brunei và Mă Lai có các sự tuyên nhận hạn chế tương tự, chỉ gồm các phần của Quần Đảo Spratly gần nhất với bờ biển liên hệ của chúng.

Các sự tuyên nhận cạnh tranh nhau này tất nhiên đă tạo ra các sự căng thẳng.  Biển Nam Trung Hoa có tầm quan trọng chiến lược cho toàn vùng bởi tầng lớp nằm dưới mặt đáy biển chứa đựng các khối dự trữ có tiềm năng đáng kể các tài nguyên thiên nhiên (dầu hỏa và khí đốt). 8 Nó cũng là một trong các tuyến đường hải vận chính của vùng và là nơi chốn của một khu vực đánh cá nuôi dưỡng cho cuộc sống của hàng triệu con người và cung cấp các sản phẩm xuất cảng giá trị cho các quốc gia trong vùng.

Trong bài viết này, chúng tôi đặt tiêu điểm vào sự tuyên nhận của Trtung Quốc hầu t́m hiểu sự rành mạch trong lập luận “các quyền lịch sử” của nó và để lượng định giá trị của nó chiếu theo các nguyên tắc của quốc tế công pháp.  Mục địch chính của chúng tôi là để khám phá tính xác đáng tiềm năng của một lập luận như thế nếu nó có được viện dẫn bởi Trung Quốc trong khung cảnh một tố tụng giải quyết tranh chấp quốc tế.

Cuộc nghiên cứu này có hai phần: tại phần I, chúng tôi xác định các chu vi địa dư và pháp lư của sự tuyên nhận các quyền lịch sử của Trung Quốc như được biểu thị bởi sự thực hành [pháp lư] quốc gia và tài liệu thứ yếu, và tại phần II, chúng tôi phân tích và lượng định giá trị của lập trường của Trung Quốc.

 

I. CÁC CHU VI CỦA SỰ TUYÊN NHẬN

 

“CÁC QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA TRUNG QUỐC

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA

 

       Trong việc vẽ đường chu vi địa dư và pháp lư cho lập trường chính thức của Trung Quốc liên quan đến tầm mức chủ quyền của nó tại Biển Nam Trung Hoa, bước tiên khởi của chúng tôi là tóm lược phạm vi địa dư tuyên nhận của Trung Quốc.  Kế đến chúng tôi sẽ nêu ra các nguyên tắc pháp lư trên đó Trung Quốc rơ ràng dựa vào.

 

Phạm Vi Sự Tuyên Nhận Của Trung Quốc

       Để thiết lập phạm vi đia dư chính xác của các sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, người ta phải trước tiên xem xét các sự tuyên bố chính thức mà Trung Quốc đă đưa ra trên b́nh diện quốc tế trong các thập niên qua.  Để có sự minh bạch, chúng tôi sẽ khảo sát các sự tuyên nhận lănh thổ và biển một cách riêng biệt

 

Sự Tuyên Nhận Lănh Thổ Rộng Lớn

       Trung Quốc đă đưa ra sự tuyên nhận chính thức đầu tiên của nó – trong thực tế đối với tất cả các ḥn đảo của Biển Nam Trung Hoa – trong Bản Tuyên Bố Về Lănh Hải Của Trung Quốc ngày 9 Tháng Chín, 1958, 9 liền theo sau sự xuất hiện đầu tiên của các hội nghị điển chế luật biển. 10 Mặc dù bản thân Trung Quốc không phải là một thành phần của các hội nghị, nó đă nắm lấy cơ hội để khẳng định các giới hạn cho chủ quyền trên biển của chính nó và, bởi cùng biểu hiệu, phạm vi địa dư  của chủ quyền lănh thổ của nó.  Chính v́ thế, trong bản tuyên bố năm 1958 này, Trung Quốc xác định chủ quyền của nó trên phần lớn các đảo tại Biển Nam Trung Hoa – đặc biệt, Quần Đảo Pratas (Dongsha), Paracel (Xisha), Macclesfield Bank (Zhongsha), và Spratly (Nansha):

Chiều rộng lănh hải của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc sẽ là mười hai hải lư.  Điều khoản này áp dụng cho tất cả lănh thổ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc kể cả lục địa Trung Quốc và các đảo ven biển của nó, cũng như Đài Loan và các đảo chung quanh nó, Quần Đảo Bành Hồ (Penghu), Quần Đảo Đông Sa, Quần Đảo Tây sa, Quần Đảo Nam Sa và tất cả những đảo khác thuộc Trungb Quốc vốn cách biệt với lục địa và các đảo duyên hải của nó bởi biển mở ngỏ (high seas). 11

       Sự tuyên nhận lănh thổ như được nêu ra trong bản tuyên bố này tương đối vẫn ổn cố cho đến ngày nay và đă được tái khẳng định trong vài dịp.  Hôm 25 Tháng Hai, 1992, Trung Quốc đă ban hành Luật về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp, trong đó Điều 2 quy định:

Lănh thổ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc bao gồm lục địa Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc và các đảo duyên hải của nó; Đài Loan và tất cả các đảo liên hệ ở đó, kể cả Các Đảo Diaoyu [Điếu Ngư]; Quần Đảo Bành Hồ (Penghu); Quần Đảo Đông Sa (Dongsha); Quần Đảo Tây Sa (Xisha); Quần Đảo Trung Sa (Zhongsha) và Quần Đảo Nam Sa (Nansha); cũng như tất cả các đảo khác  thuộc Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc. 12

       Trung Quốc chính v́ thế lập lại sự tuyên nhận của nó trên các đảo Biển Nam Trung Hoa, kể cả Các Quần Đảo Pratas. Paracel và Spratly.

       Sự tuyên nhận được xác định một lần nữa nhân dịp có sự phê chuẩn của Trung Quốc Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UN Convention on the Law of the Sea: UNCLOS) 13 trong năm 1996, qua sự tham chiếu công nhiên đến luật năm 1992. 14  

       Trong hai kháng thư đệ nạp trong năm 2009 15 và một kháng thư đệ nạp hôm 14 Tháng Tư, 2011 – hậu quả của các sự đệ nạp của Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hổi Liên Hiệp Quốc Về Các Giới Hạn của Thềm Lục Địa – Trung Quốc đă tái khẳng định yêu sách lănh thổ của nó trong một phương cách phóng khoáng hơn nữa, tuyên bố rằng “Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh căi trên các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận”. 16

 

Tuyên Nhận Trên Biển Không Chắc Chắn

       Như đă ghi nhận ở trên, phần tuyên nhận trên biển của Trung Quốc phát sinh trực tiếp từ sự tuyên nhận lănh thổ của nó: bằng việc áp dụng các nguyên tắc của Công Ước UNCLOS đối với các đảo đă tuyên nhận (chính yếu là các Quần Đảo Paracel và Spratly), Trung Quốc gần đây có nói rơ rằng nó tuyên nhận không chỉ các hải phận và các khu tiếp giáp quanh các ḥn đảo mà c̣n, đối với từng ḥn đảo, khu kinh tế độc quyền (exclusive economic zone: EEZ) và thềm lục địa của nó. 17 Sự khẳng định bao quát này hiển nhiên nêu lên một vấn đề, khi Trung Quốc không phân biệt giữa các địa h́nh ḥn đảo hội đủ điều kiện là “các đảo” theo đúng nghĩa của Công Ước UNCLOS (và theo đó sẽ phát sinh các quyền về một khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa đầy đủ) với những địa h́nh được xem là “đá: rocks” (theo đó sẽ chỉ phát sinh ra các quyền về các hải phận nội địa (internal waters) và lănh hải (territorial waters). 18

       Hơn nữa, c̣n rất nhiều sự không bất định, chính yếu là do sự du nhập bản đồ đường chin vạch, cùng với sự tham chiếu đôi lúc đến “các hải phận lịch sử”.  Như chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây, điều vẫn chưa rơ là liệu chức năng của đường chín vạch có phải là để phân định các hải phận được tuyên nhận bởi Trung Quốc hay không.  Nếu đường vẽ này có một chức năng như thế, khi đó một số sự mơ hồ vẫn c̣n tồn tại về các tọa độ địa dư của đường vẽ.  Đường chín vạch dường như c̣n gợi ư rằng, ít nhất tại một số khu vực nào đó, khu kinh tế độc quyền của Trung Quốc sẽ thắng thế trên các khu kinh tế độc quyền của các nước khác.

       Một sự mơ hồ khác phát sinh từ sự vắng bóng của bất kỳ sự tham khảo nào đến bản đồ đường chin vạch trong bản tuyên bố gần đây nhất của Trung Quốc, tức kháng thư đề ngày 14 Tháng Tư, 2011 của nó. 19

       Hậu quả, phạm vi địa dư tổng quát trong sự tuyên nhận trên biển của Trung Quốc trong thực chất vẫn chưa rơ ràng.  Các sự giải thích khả hữu về lập trường của Trung Quốc trong khía cạnh này sẽ được thảo luận dưới đây.

 

Các Sự Chứng Minh Pháp Lư Cho Sự Tuyên Nhận Của Trung Quốc

       Theo sự hiểu biết của chúng tôi, căn bản cho sự tuyên nhận chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ được đề ra bằng các ngôn từ pháp lư rơ ràng.  Hậu quả, người ta chỉ có thể cố gắng để giải mă sự lư luận pháp lư nằm bên dưới, hoặc bằng việc suy đoán ư nghĩa của các lời tuyên bố nhà nước chính thức và cách ứng xử nhà nước chính thức, hay bằng việc tham khảo tài liệu pháp lư Trung Quốc hỗ trợ cho sự tuyên nhận chính thức.

       Như một điểm khởi hành, có thể nói được với sự tương đối chắc chắn rằng lập trường của Trung Quốc về chủ quyền của nó trên đa số tuyệt đại của Biển Nam Trung Hoa dựa trên ư niệm rằng nó phải được hưởng dụng một vài loại quyền hạn [hay bằng khoán] đặt trên cơ sở lịch sử.   Quan niệm này cứu xét đến không chỉ các sự phát biểu và thực hành chính thức của Trung Quốc, mà c̣n, một cách trực tiếp hơn, nhiều ấn phẩm trong đó các học giả Trung Quốc đă t́m kiếm để cung cấp sự hậu thuẫn pháp lư cho các sự tuyên nhận của Trung Quốc.  Điều nổi bật trong khung cảnh này là sự lập lại các nhóm chữ tham chiếu đến lịch sử, chẳng hạn như “các quyền [thuộc, của] lịch sử: historic rights”, 20 “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights”, 21 “bằng khoán lịch sử: historic title”, 22 và “các hải phận lịch sử: historic waters”. 23

       Sự sử dụng loại ngôn ngữ này nêu lên hai câu hỏi trung tâm: Trong quan điểm của Trung Quốc, sự liên hệ pháp lư của các yếu tố lịch sử là ǵ?  Một cách tổng quát hơn, có phải Trung Quốc, bằng việc sử dụng thuật ngữ biến đổi và mơ hồ như thế, có chủ ư để phát biểu rành mạch các tuyên nhận lănh thổ, các tuyên nhận trên biển, hay cả hai hay không?

       Chúng ta sẽ khảo sát các sự tuyên nhận chính thức của Trung Quốc và sự nương dựa vào bản đồ đường chin vạch của nó, và kế đó hướng đến các tài liệu thứ yếu của Trung Quốc hầu t́m kiếm các thành tố có thể trợ lực trong việc làm sáng tỏ căn bản pháp lư cho các sự tuyên nhận của Trung Quốc.

 

1958-1996: Không Có Sự Chứng Minh Chính Thức

       Như đă ghi nhận ở trên, Trung Quốc đă biểu lộ lần đầu tiên các ư định của nó về Biển Nam Trung Hoa trên đấu trường quốc tế trong Bản Tuyên Bố về Lănh Hải của Trung Quốc ngày 4 Tháng Chín, 1958. 24 Mặc dù đoạn 1 cho biết một cách rơ ràng rằng Trung Quốc xem Quần Đảo Pratas, Quần Đảo Paracel, Băi Cát Macclesfield Bank và Quần Đảo Spratly thuộc vào các lănh thổ của nó, bản tuyên bố đă không đưa ra sự giải thích pháp lư.  Dường như mục đích đon độc của nó là để xác định các giới hạn chủ quyền của nó như một sự kiện thuần túy.

       Tương tự, trong việc ban hành Luật về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp năm 1992, 25 Trung Quốc chỉ lập lại (trong Điều 2, trích dẫn ở trên) lập trường của nó về chủ quyền của Trung Quốc trên các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận bao quanh chúng, mà không giải thích căn bản pháp lư cho một lập trường như thế.

       Song một lần nữa, trong bản tuyên bố năm 1998 của nó nhân dịp phê chuẩn Công Ước UNCLOS, Trung Quốc đă lập lại sự tuyên nhận của nó qua sự tham chiếu đến Điều 2 của Luật năm 1992 nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào khác. 

1998: Sự Tham Chiếu Chính Thức Đầu Tiên Đến

Các Yếu Tố Có Tính Chất Lịch Sử (Historical Factors)

       Sự tham chiếu theo niên lịch đầu tiên đến “các quyền lịch sử” được t́m thấy trong Đạo Luật về Khu Kinh Tế Độc Quyền (KKTĐQ) và Thềm Lục Địa của Trung Quốc ngày 26 Tháng Sáu, 1998. 26 Trong khi đối tượng chủ yếu của đạo luật này là để xác định chủ quyền của Trung Quốc trên KKTĐQ và thềm lục địa của nó và để ghi rơ các quyền của nó trong phạm vi các vùng này, Điều 14 quy định rằng “các điều khoản của Đạo Luật này sẽ không ảnh hưởng các quyền có tính chất lịch sử (historical rights) của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc”.

       Bây giờ hăy tạm đặt sang một bên vấn đề về một sự khác biệt khả hữu giừa “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights” và “các quyền lịch sử: historic rigjhts), Điều 14 bày tỏ rằng Trung Quốc tin tưởng là nó phải được hưởng dụng một số quyền nào đó về chủ quyền trên biển có cơ sở đặt trên các yếu tố có tính chất lịch sử.  Ư nghĩa chính xác của Điều 14 dù thế vẫn chưa rơ và đă đưa đến nhiều sự giải thích và sự phỏng đoán là liệu mục đích của nó có phải là để ám chỉ một cách mặc nhiên các sự tuyên nhận lănh thổ và biển của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa hay không. 27

       Theo một học giả Việt Nam, nhiều phần rằng Điều 14 “ngầm ám chỉ đến các quyền lợi khác mà Trung Quốc đă tuyên nhận, chẳng hạn như quyền truyền thống của việc đánh cá tại các vùng biển của các nước khác và đường chin vạch tuyên nhận hơn 80% diện tích của Biển Đông (East Sea)”. 28 Tương tự, một sự giải thích khả hữu khác, được xác định bởi tác giả Zou Keyuan, rằng “một số khu vực biển nào đó trên đó các quyền có tính chất lịch sử của Trung Quốc tuyên nhận vượt quá giới hạn 200 hải lư”. 29 Việt Nam đă thực sự đệ nạp một sự phản đối chính thức chống lại Đạo Luật năm 1998, tuyên bố rằng “Việt Nam sẽ không nh́n nhận bất kỳ cái được gọi là “các quyền lợi có tính chất lịch sử” không phù hợp với luật quốc tế và vi phạm chủ quyền, các quyền chủ quyền của Việt Nam và các quyền lợi chính đáng của Việt Nam tại các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông như đă nói đến nơi Điều 14”. 30

       Ngay dù giả định rằng Điều 14 là để chỉ các sự tuyên nhận lănh thổ của Trung Quốc như được nêu ra trong Luật về Lănh Hải và Vùng Tiếp Giáp năm 1992, sự tham chiếu đến ư niệm “các quyền có tính chất lịch sử” khó cung cấp bất kỳ sự soi sáng nào về việc làm sao khái niệm này lại có thể được dùng để hậu thuẫn cho lập trường của Trung Quốc.  Như chúng ta sẽ nh́n thấy, ngôn ngữ như thế có hiệu ứng nhiều hơn nữa trong việc xóa nḥa sự khác biệt giữa các tuyên nhận trên biển, trên đó”các quyền lịch sử” được áp dụng trong truyền thống, với các tuyên nhận lănh thổ, trên đó Trung Quốc có thể cũng t́m cách áp dụng các quyền như thế.

 

Các Bản Tuyên Bố năm 2009 và 2011

       Các bản tuyên bố sau này của Trung Quốc không làm sáng tỏ thêm mấy căn bản pháp lư cho các sự tuyên nhận chủ quyền của nó tại Biển Nam Trung Hoa.  Trong văn thư phản kháng (note verbale) ngày 7 Tháng Năm 2009 (số CML/17/20090 gửi tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, 31 đệ nạp để phản ứng hồ sơ đồng đệ tŕnh bởi Mă Lai và Việt Nam lên Ủy Hội Liên Hiệp Quốc về Các Giới Hạn của Thềm Lục Địa, Trung Quốc tuyên bố có “chủ quyền bất khả tranh căi trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận”, nhưng một lần nữa, nó đă không đưa ra bất kỳ sự chứng minh pháp lư nào cho sự tuyên nhận như thế.  Sự kiện duy nhất được viện dẫn để hậu thuẫn sự tuyên nhận là bản đồ đường chín vạch được đính kèm theo kháng thư.  (Các hàm ư của việc dựa trên bản đồ của Trung Quốc sẽ được thảo luận sau này).

       Sau khi Phi Luật Tân đưa ra sự phản đối của chính nó chống lại văn thư của Trung Quốc hồi năm 2011, Trung Quốc đă đệ nạp văn thư phản kháng của nó hôm 14 Tháng Tư, 2011, 32 trong đó Trung Quốc tái xác nhận sự tuyên nhận của nó và cho hay rằng “chủ quyền của Trung Quốc cùng các quyền liên hệ và quyền tài phán tại Biển Nam Trung Hoa được hậu thuẫn bởi đầy rẫy bằng chứng pháp lư và lịch sử”.  Trung Quốc c̣n nêu ra rằng “trước thập niên 1970, Cộng Ḥa Phi Luật Tân chưa bao giờ đưa ra bất kỳ sự tuyên nhận nào đối với Nansha [tức Quần Đảo Spratly] hay bất kỳ một trong các thành phần nào của quần đảo”, và rằng “kể từ thập niên 1930, Chính Phủ Trung Hoa đă công bố nhiều lần phạm vi đia dư của Quần Đảo Nansha của Trung Hoa và tên gọi các đảo hợp thành của nó”.  Một lần nữa, mặc dù văn thư th́ quá mơ hồ để cho thấy lư luận pháp lư nền tảng, nó xác định nhận thức của Trung Quốc rằng các giới hạn về chủ quyền của nó phải được lượng định bằng sự tham khảo bằng chứng có tính chất lịch sử.

       Phù hợp với các bản tuyên bố chính thức của Trung Quốc, Wu Shicun, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Biển Nam Trung Hoa (một viện hàn lâm phụ thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc), tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng “quan điểm được chấp nhận rộng răi (tại Trung Quốc) … cho rằng tất cả các ḥn đảo nằm trong phạm vi “lưỡi ḅ” (cow’s tongue) thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “các quyền có tính chất lịch sử”, kể cả các quyền đánh cá, trên các hải phận bao quanh”. 33 Trong khi các từ ngữ được sử dụng trong lời phát biểu này không nên được xem là quá nghiêm ngặt trên b́nh diện pháp lư, sự tham chiếu lập lại về “các quyền có tính chất lịch sử” lại nổi bật, giống như sự thiếu trong sáng liên tục trong lập trường của Trung Quốc.

       V́ các lư do kể trên, một sự duyệt xét sự đàm luận chính thức của Trung Quốc tất nhiên dẫn tới kết luận rằng lập trường của Trung Quốc đang và tiếp tục mơ hồ trong bản chất.  Trong khi điều vượt quá sự nghi ngờ rằng các sự tham chiếu lập đi lập lại nhiều lần đến “các quyền lịch sử “ hay “các quyền có tính chất lịch sử” được nhắm để nhấn mạnh đến sự tuyên nhận từ lâu trên khu vực của Trung Quốc như yếu tố xác định trong việc thiết lập chủ quyền của nó, ư nghĩa và sự xác đáng pháp lư mà Trung Quốc gán cho ngôn ngữ như thế vẫn c̣n mù mờ.  Thí dụ, mặc dù các tuyên nhận viện dẫn “các quyền đánh cá” có tiềm năng được phân tích về mặt các ngư trường được phép trong truyền thống dành cho các ngư phủ Trung Quốc, các tuyên nhận viện dẫn “các quyền có tính chất lịch sử”, trong khi xem ra ám chỉ các bằng khoán pháp lư được thiết lập từ lâu trên các ḥn đảo đang bàn luận, lại không cung cấp sự chỉ dẫn rơ ràng về nguồn gốc, h́nh thể và phạm vi địa dư của chúng.

 

Sự Xác Đáng Về Pháp Lư Của Bản Đồ Đường Chín Vạch

       Cột trụ thứ nh́ trong sự tuyên nhận của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa là bản đồ đường chin vạch giờ đây nổi tiếng.  Mặc dù bản đồ được nói, theo các nguồn tài liệu Trung Hoa, đă được ấn hành trong năm 1947 hay 1948 bởi Bộ Nội Vụ Trung Hoa (có nghĩa, trước khi có sự thành lập của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc), 34 Trung Quốc đă chính thức viện dẫn lần đầu tiên bản đồ này trong các văn thư phản kháng năm 2009 của nó.  Đến nay, mục đích đàng sau sự sản xuất gần đây bản đồ này vẫn không chắc chắn, khi Trung Quốc không nói rơ liệu bản đồ được hiểu như bằng chứng hậu thuẫn cho sự tuyên nhận của nó hay chỉ là một sự tŕnh bày bằng h́nh vẽ của nó.  Một cách tổng quát hơn, không chắc rằng liệu bản đồ có bất kỳ tính xác đáng về pháp lư đối với sự phân định các ranh giới của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa hay không.

       Sự xuất hiện của bản đồ -- nguồn gốc và tác giả vẫn chưa được hay biết – chính v́ thế nêu lên hai bộ các câu hỏi trọng tâm trong khung cảnh của sự tuyên nhận các quyền lịch sử của Trung Quốc.  Trước tiên, bản đồ có bất kỳ hiệu lực nào trên các chu vi – phạm vi địa dư và sự chứng minh pháp lư – của sự tuyên nhận của Trung Quốc hay không? Nói cách khác, bản đồ, được đính kèm theo các văn thư phản kháng năm 2009 của Trung Quốc, có thay đổi hay làm sáng tỏ sự tuyên nhận đó hay không? Thứ nh́, bản đồ có cấu thành sự hậu thuẫn xác đáng về pháp lư cho sự tuyên nhận của Trung Quốc hay không? Tức, bản đồ có giúp cho sự tuyên nhận có tính thuyết phục hơn từ quan điểm của một ṭa án hay pháp đ́nh quốc tế hay không?

       Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát hai loạt câu hỏi này.

 

Bản Đồ Có Ảnh Hưởng Nào Đến Các Chu Vi

Của Sự Tuyên Nhận Của Trung Quốc?

       Thoáng nh́n bản đồ làm phát hiện một cách mau lẹ rằng, bởi một số lư do, nó không mấy mang lại bất kỳ sự soi sáng cụ thể nào về các chu vi, trên b́nh diện địa dư hay pháp lư, của sự tuyên nhận của Trung Quốc.

       Ư nghĩa thực chất của bản đồ th́ mơ hồ.  Trong khung cảnh phạm vi địa dư mập mờ, đang tiếp diễn của sự tuyên nhận trên biển của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, sự tŕnh bày bản đồ đường chín vạch năm 2009 có lẽ là một nỗ lực để làm sáng tỏ phạm vi của sự tuyên nhận đó.  Tuy nhiên, không những không mang lại tin tức hữu ích, bổ túc chút nào, bản đồ lại c̣n đẻ ra các sự nghi ngờ hơn nữa về phạm vi địa dư và sự chứng minh pháp lư của sự tuyên nhận.

       Trước tiên, Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp bất kỳ sự giải thích nào về ư nghĩa của đường chin vạch – và, đặc biệt, về việc liệu nó có nghĩa để phân định các hải phận của Trung Quốc hay để khoanh (vây quanh) các địa h́nh hải đảo thuộc về Trung Quốc? Trong khi phạm vi đia dư của các sự tuyên nhận lănh thổ được xác định một cách chắc chắn bởi bản đồ (có thể được giả định rằng tất cả các đảo nằm bên trong đường chin vạch đă được tuyên nhận bởi Trung Quốc), điều không chắc chắn rằng liệu nó phải được giải thích là cũng để chỉ phạm vị các sự tuyên nhận trên biển của Trung Quốc hay không.  Như chúng ta sẽ thấy, nhiều sự giải thích xung đột nhau về bản đồ này đă được đưa ra.

       Thứ nh́, đường chin vạch khó có thể được dùng làm căn bản cho một sự phân định trên biển bởi nó không có các tọa độ địa dư và, một cách tổng quát hơn, không được xác định với sự chính xác đầy đủ để được thi hành.  Đường được vẽ một cách khá sơ sài, phỏng định và không thể được giải thích như kết quả của việc áp dụng bất kỳ phương pháp tiêu chuẩn nào cho việc phân định các không gian trên biển (chẳng hạn như vẽ một đường trung tuyến giữa các ḥn đảo và các đảo nhỏ được tuyên nhận bởi Trung Quốc với các địa h́nh của các lănh thổ nước ngoài đối diện).

       Sự quan hệ giữa bản đồ và các quyền lịch sử th́ không rơ ràng.  Sự mơ hồ thứ nh́ tạo ra bởi bản đồ lien can đến ư định của Trung Quốc trong việc cung cấp nó: Trung Quốc đă xem bản đồ chỉ để minh họa cho phạm vi địa dư của sự tuyên nhận của nó hay như việc cung cấp sự hậu thuẫn trọng yếu cho nó?

       Sự bất định này, kế đó, nêu lên câu hỏi rằng bản đồ và lập luận dựa trên các quyền lịch sử liên hệ với nhau như thế nào, nếu có chút nào liên hệ.  Đặc biệt, bản đồ có được xem như bằng chứng của một bằng khoán lịch sử hay không? Điều cũng không chắc chắn rằng liệu tuổi giả định của bản đồ (vào khoảng sáu mươi lăm tuổi theo các nguồn tài liệu Trung Quốc) được thụ nhận bởi Trung Quốc sẽ chính là nền tảng cho sự tuyên nhận bằng khoán lịch sử của Trung Quốc hay không.  Có phải lập trường của Trung Quốc rằng bản đồ có thể được dùng cho một mục đích như thế bởi tự thân bản đồ tương đối cổ và bởi v́ đường chin vạch, theo Trung Quốc, đă không bị tranh căi bởi các quốc gia khác?

       Văn bản của hai văn thư phản kháng ngày 7 Tháng Năm 2009 không đưa ra bất kỳ sự tham chiếu nào đến các quyền lịch sử hay các yếu tố có tính chất lịch sử và chính v́ thế không làm sáng tỏ sự quan hệ khả hữu giữa bản đồ đường chin vạch và các quyền lịch sử.  Trong thực tế, cách thức theo đó hai văn thư tŕnh bày bản đồ (“Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh căi trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa và các hải phận kề cận, và hưởng dụng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các hải phận liên hệ cũng như đáy biển và tầng lớp dưới mặt đáy biển theo đó (xem bản đồ đính kèm)”). 35 dường như cho thấy rằng nó đă được trưng bày như một sự minh họa bằng bản đồ sự tuyên nhận mà các văn thư khẳng định trong bản văn; tức bản đồ chỉ có giá trị tin tức, chứ không có tính chất làm bằng chứng (probative).

       Dù thế, sự khăng khăng trong các sự b́nh luận của Trung Quốc về sự hiện hữu lâu dài của bản đồ 36 khiến ta nghĩ rằng các học giả Trung Quốc quy kết giá trị có tính chất lịch sử cho bản đồ và rằng họ xem bản đồ đóng một vai tṛ quan trọng cho sự thụ đắc sơ khởi của Trung Quốc trong các sự tuyên nhận ở Biển Nam Trung Hoa của nó.  Dưới một cái nh́n như thế, bản đồ sẽ không chỉ có giá trị bằng chứng mà c̣n đóng giữ một vai tṛ then chốt trong việc thiết lập bằng khoán hợp pháp của Trung Quốc trên các lănh thổ và lănh hải đă tuyên nhận.  Thí dụ, các tác giả Li Jinning và Li Dexia nhận định:

Trên sự tuyên bố đường chin vạch, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ bày tỏ sự chống đối.  Không một trong các quốc gia kề cận nào đă đưa ra một sự phản đối ngoại giao.  Sự im lặng này trước một sự tuyên bố công khai có thể nói là tương đương với sự ưng thuận, và có thể khẳng định rằng đường vạch rời nhau đă được thừa nhận trong nửa thế kỷ. 37

       Các sự bất định bao quanh mối quan hệ giữa bản đồ và sự tuyên nhận các quyền lịch sử chỉ tăng thêm tiếp theo văn thư phản kháng năm 2011 sau này của Trung Quốc, trong đó nó tái khẳng định cùng tuyên nhận căn bản (mà c̣n mở rộng phạm vi địa dư của sự tuyên nhận trên biển), lần này bao gồm sự tham chiếu đến các yếu tố có tính chất lịch sử nhưng không có bất kỳ sự tham chiếu nào đến đường chin vạch. 38 Trong khi rơ ràng khó khăn để rút ra bất kỳ kết luận nào từ sự vắng mặt này, nó có thể được nh́n như một chỉ dẫn rằng bản đồ th́ không liên hệ đến lập luận các quyền lịch sử -- hay ngay cả việc Trung Quốc đă từ bỏ bất kỳ sự tin cậy nào trên bản đồ.

       Một lần nữa, kết luận tất nhiên rằng, không những không cung cấp bất kỳ sự soi sáng nào, bản đồ lại chỉ làm gia tăng sự mơ hồ chung quanh sự tuyên nhận của Trung Quốc.

 

Liệu Bản Đồ Có Thể Được Xem Là Bằng Chứng Để Chứng Minh

Cho Sự Tuyên Nhận Của Trung Quốc Hay Không?

       Một câu hỏi liên hệ là liệu sẽ có một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế sẽ đồng ư cứu xét bản đồ đường chin vạch trong việc xét xử một tuyên nhận chủ quyền tiềm năng bởi Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa hay không?

       Các bản đồ không cấu thành các bằng khoán trong luật quốc tế.  Nguyên tắc nảy sinh từ từ án lệ quốc tế và các sự thảo luận về học thuyết rằng các tài liệu bản đồ tự bản thân chúng không có bất kỳ giá trị pháp lư nào. 39 Vụ án hàng đầu về điểm này là Vụ Tranh Chấp Biên Cương giữa Burkina Faso và Công Ḥa Mali.  Trong phán quyết năm 1986 của ḿnh, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (International Court of Justice: ICJ) tuyên bố rằng trong các sự phân định biên cương, “các bản đồ chỉ cấu thành tin tức” và rằng, “tự bản thân chúng, và chỉ với sự hiện hữu của chúng, chúng không thể cấu thành một bằng khoán lănh thổ”. 40 Chúng cấu thành bằng chứng ngoại tại (extrinsic) có độ tin cậy biến đổi có thể, tùy theo t́nh huống, được sử dụng cùng với bằng chứng khác để thiết lập một sự kiện.

       Quy tắc này có nguồn gốc sâu xa trong sự xét xử công pháp quốc tế và đă được xác nhận trong khung cảnh các sự tranh chấp chủ quyền trên các đảo.  Max Huber, trọng tài viên độc nhất trong vụ án nổi tiếng Island of Palma, đă sẵn tuyên bố trong năm 1928 rằng “chỉ với sự cẩn trọng lớn nhất, các bản đồ mới có thể được cứu xét trong việc quyết định một vấn đề về chủ quyền”. 41 Huber tiếp tục khai triển trên các yếu tố có thể ban cấp giá trị pháp lư trên một bản đồ, kể cả sự chính xác về mặt địa dư của bản đồ, các nguồn tin tức của người vẽ bản đồ, và liệu bản đồ có phải đă được ủy nhiệm bởi một chính phủ có dính líu đên cuộc tranh chấp hay không.

       Một số yếu tố làm suy yếu giá trị bằng chứng của bản đồ đường chin vạch.  Án lệ quốc tế chính v́ thế cho thấy rằng hai yếu tố trung tâm được áp dụng bởi các ṭa án và các phiên ṭa quốc tế trong việc quyết định là liệu các bản đồ có thể có giá trị bằng chứng gồm (1) sự chính xác địa dư và mức độ đáng tin cậy của chúng và (2) tính trung lập của chúng liên quan đên cuộc tranh chấp và các bên liên can.  Chỉ khi một bản đồ cấu thành sự biểu lộ chính xác và chân thực ư chí của một thẩm quyền quốc gia đầy đủ năng lực hay nếu nó phản ảnh một sự thỏa thuận giữa các quốc gia có tiềm năng liên quan (trong trường hợp này, Trung Quốc và các lân bang), một bản đồ mới có thể được cứu xét một cách nghiêm chỉnh bởi một ṭa án.

       Trong khung cảnh này, bản đồ đường chin vạch là một mảnh bằng chứng tồi cho sự tuyên nhận của Trung Quốc.  Yếu tố chính triệt hạ giá trị bằng chứng của bản đồ là căn nguyên của nó.  Bản đồ đường chin vạch không phải, và chưa bao giờ được nghĩ, là sản phẩm của các nhà vẽ bản đồ độc lập.  Ngay chính các học giả Trung Hoa, các kẻ lập luận rằng bản đồ đă được ấn hành lần đầu tiên vào năm 1948 bởi khi đó là Bộ Nội Vụ, Trung Hoa Dân Quốc, do đó thừa nhận rằng bản đồ lúc nào cũng là một sự minh chứng đơn phương về các giới hạn của chủ quyền Trung Hoa.

       Như được ghi nhận bởi tác giả Charles Cheney Hyde năm 1933 trong bài viết “Các Bản Đồ Làm Bằng Chứng Trong Các Cuộc Tranh Chấp Ranh Giới Quốc Tế”,  “Khi một nhà vẽ bản đồ thụ đắc các dữ kiện địa dư cần thiết tiến hành việc tạo ra một bản đồ tŕnh bày t́nh h́nh chính trị cũng như địa lư, mức độ đáng tin cậy của người đó như một nhân chứng phải tùy thuộc vào sự vô tư mà với nó ông ta vẽ nên bản đồ”. 42 Nói cách khác, bản thân bản đồ phản ảnh cái nh́n thiên kiến của bên t́m cách dựa vào nó và không thể, như thế, được cứu xét bởi một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế t́m kiếm việc thiết lập các sự kiện khách quan.

       Lư do thứ nh́ cho việc thiếu mức độ tin cậy của bản đồ rằng nó không mang lại một h́nh ảnh rơ ràng về các giới hạn được nghĩ thuộc chủ quyền Trung Quốc: không chỉ, như đă sẵn ghi nhận, về ư nghĩa của đường vẽ th́ mập mờ, mà c̣n bởi đường được vẽ trong một cung cách ít xác thực nhất: độ dày của các vạch (đoạn), sự thiếu độ chính xác (đặc biệt, bởi các khoảng trống giữa chin vạch), và sự vắng bóng của các tọa độ địa dư khiến không thể nào xác định khu vực chính xác được bao gồm bởi nó.

       Chiếu theo các nguyên tắc được xác định bởi Max Huber trong vụ án Đảo Palma và bởi ICJ trong vụ án Burkina Faso/Mali, và chiếu theo các sự khai triển và áp dụng nhiều hơn án lệ điển h́nh này đối với các không gian trên biển, 43 điều rơ ràng rất nhiều phần rằng bất kỳ ṭa án hay phiên ṭa nào đảm nhận việc lượng định sự tuyên nhận của Trung Quốc lại sẽ quy kết bất kỳ giá trị quan trọng nào cho bản đồ, khoan nói đến việc dựa vào nó làm căn bản chính cho bằng khoán của Trung Quốc.

       Nhiều nhất, điều có thể được lập luận rằng bản đồ cấu thành bằng chứng là sự tuyên nhận của Trung Quốc tiếp tục y nguyên kể từ lần công bố đầu tiên.  Tuy nhiên, các nguồn gốc bất định của bản đồ và sự thiếu sót hiển nhiên sự chứng thực chính thức của Trung Quốc trên b́nh diện quốc tế trước năm 2009 nhiều phần sẽ triệt hủy bất kỳ nỗ lực tiềm năng nào muốn dựa vào bản đồ theo cung cách này.

 

Sự Chứng Minh Pháp Lư Được Cung Cấp Bởi Tài Liệu Thứ Yếu

       Một vài nhà b́nh luận Trung Quốc đă toan tính để minh giải và biện luận cho các sự tuyên nhận chính thức của Trung Quốc bằng sự tham chiếu đến các ư niệm được nối kết với khái niệm “các quyền lịch sử”.  Tuy nhiên, một sự duyệt xét các bài viết như thế cho thấy rằng ngay trong nội bộ Trung Quốc, sự tham khảo đến các quyền lịch sử đă đưa đến nhiều sự giải thích khác nhau.

       Các nhà b́nh luận Trung Quốc thường đặt sự nhấn mạnh đáng kể lên bằng chứng có tính chất lịch sử được cho là chứng tỏ tính cổ xưa của chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa, và đồng ư rằng các bằng chứng như thế cung cấp sự ủng hộ đáng kể cho lập trường pháp lư của Trung Quốc.  Tuy nhiên, cơ cấu của lập luận pháp lư nền tảng vẫn c̣n khó hiểu.  Nơi đây chúng tôi sẽ t́m cách để cung cấp một tổng quan về các quan điểm hàng đầu phổ biến tại Trung Quốc.

       Trước tiên, một số nhà b́nh luận Trung Quốc đă phân tích sự tuyên nhận các quyền lịch sử như một tuyên nhận trên “hải phận lịch sử: historic waters” – tức, như một tuyên nhận toàn thể khu vực biển nằm trong phạm vi đường chin vạch như là hải phận lịch sử của Trung Quốc.  Chính v́ thế, theo tác giả Jiao Yongke, “Các vùng biển nằm trong đường ranh giới Biển Nam Hải (Southern Sea) của Trung Quốc cấu thành các vùng biển trên đó Trung Quốc có một bằng khoán sỡ hữu lịch sử, chúng cấu thành khu kinh tế độc quyền cá biệt của Trung Quốc, hay khu kinh tế độc quyền lịch sử (historic exclusive economic zone), do đó nó phải có cùng quy chế như Khu Kinh Tế Độc Quyền (EEZ) theo các điều khoản của Công Ước UNCLOS”. 44

       Thoạt nh́n [prima facie, tiếng la tinh trong nguyên bản, chú của người dịch], sự giải thích này xem ra sẽ là sự giải thích chặt chẽ nhất với sự tham chiếu đến các quyền lịch sử trong Đạo Luật về Vùng Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Đia năm 1998: bởi mục đích của đạo luật là để xác định các giới hạn của chủ quyền Trung Quốc trên các vùng biển, xem ra mang ư nghĩa rằng sự tham chiếu đến “các quyền có tính chất lịch sử” nơi Điều 14 là một sự tham chiếu đên các quyền trên biển, chứ không phải trên đất liền.  Tuy nhiên, như chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây, vấn đề chính yếu với sự giải thích này nằm nơi sự mâu thuẫn cơ hữu của việc nói về “các hải phận lịch sử” (vốn theo định nghĩa là lănh hải hay biển nội địa) liên quan đến khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.

       Một nhóm các nhà b́nh luận khác chọn quan điểm rằng sự tham chiếu đến các quyền lịch sử được dùng để thiết lập chủ quyền trên đất liền (tức, các ḥn đảo và băi đá của Biển Nam Trung Hoa).  Theo sự giải thích này, mối quan tâm chính yếu của Trung Quốc sẽ là việc thiết lập chủ quyền của nó trên các đảo liên hệ.  Các sự tuyên nhận trên biển của nó khi đó sẽ đơn giản phát sinh từ sự áp dụng các nguyên tắc của Công Ước UNCLOS.  Thí dụ, các tác giả Li Jinming và Li Dexia đă dựa vào một bài viết bởi Yehuda Blum để đi đến kết luận như sau:

Trong hơn nửa thế kỷ, chính phủ Trung Quốc đă tái khẳng định một cách liên tục xuyên qua pháp chế đối nội rằng các đảo trong phạm vi đường [chín vạch] là một phần của lănh thổ Trung Quốc.  Trên căn bản sự trích dẫn của tác giả Blum, sau một thời gian dài như thế, Trung Quốc có thể được nói là có các quyền lịch sử đối với các đảo trong vùng này. 45

       Như chúng ta sẽ nh́n thấy, trong khi khảo hướng này có lợi điểm về việc làm sáng tỏ phạm vi địa dư của các khu vực đă tuyên nhận (tất cả các đảo và hải phận kề cận của chúng), nó cũng đặt ra một vấn đề bởi nó dựa trên một giả định đáng nghi ngờ rằng các quyền lịch sử trên đất liền là một loại đă được nh́n nhận của quốc tế công pháp.

       Song một nhóm các học giả Trung Quốc khác đă nhấn mạnh đến tinh chất lịch sử của các quyền của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, mặc dù không nói rơ rằng họ đă cứu xét các quyền như thế liên quan đến biển, đất liền, hay cả hai.  Do đó, Su Hao của Trung Tâm Về Sự Quản Trị Chiến Lược và Xung Đột, Đại Học Ngoại Giao Trung Quốc, nhận xét rằng “sự tuyên nhận của Trung Quốc các quyền và các quyền lợi tại Biển Nam Trung Hoa được đặt căn bản trên các quyền có tính chất lịch sử (historical rights) của nó và luật quốc tế”. 46 Trong cùng một mạch, tác giả Pan Shiying phát biểu rằng “không có ǵ nghi ngờ rằng ‘đường vạch đứt đoạn’ đánh dấu trên bản đồ của Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa là chữ kư/nhăn hiệu cho ‘bằng khoán lịch sứ của Trung Quốc”. 47

       Một số tác giả rơ ràng đặt sự phân tích của họ trên giả định đáng ngờ vực rằng quy tắc “đến trước, được phục vụ trước: firsy come, first served” áp dụng cho sự thụ tạo chủ quyền, và nh́n sự tham chiếu đến các quyền lịch sử như một sự khẳng định bao trùm rằng đầy rẫy bằng chứng trong lịch sử ủng hộ cho lập trường của Trung Quốc, mà không bước vào các sườn dốc trơn tuột của tiêu chuẩn pháp lư.  Thí dụ, trong bài viết “Chủ Quyền Của Trung Quốc trên Các Đảo Biển Nam Trung Hoa: Một Quan Điểm Lịch Sử”, 48 tác giả Jianming Sheng đặt tiêu điểm trên bằng chứng có tính chất lịch sử được nghĩ là để chứng minh rằng Trung Quốc đă là nước đầu tiên khám phá, đặt tên, thăm ḍ, và lập chứng từ các đảo, cũng như là nước đầu tiên đă phô diễn thẩm quyền trong vùng, nhưng lại không đưa ra một sự phân tích pháp lư thỏa đáng dựa trên các thành tố này.

       Tạo ra thêm sự hỗn loạn, một số nhà b́nh luận đă nói đến cụm từ “các quyền [trong, thuộc] lịch sử: historic rights” hay “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights” trong sự ủng hộ cho lư thuyết rằng Trung Quốc đă thụ đắc chủ quyền phù hợp với các cách thức đă thiết lập cho việc thụ tạo bằng khoán theo luật quốc tế. 49 Như chúng ta sẽ thấy, sự sử dụng ngôn ngữ như thế là không thích hợp trong khung cảnh của các cách thức đă thiết lập cho việc thụ tạo bằng khoán bởi nó thường hàm ư sự gây phương hại đến thể chế một cách nào khác có thể được áp dụng – tức, sự thụ đắc chủ quyền trên các khu vực sẽ không tích lũy cho quốc gia liên hệ bởi sự áp dụng các cách thức truyền thống của việc thụ đắc đất liền.

       Như sẽ trở nên rơ ràng từ sự lược duyệt ngắn gọn này, các bài viết nghiên cứu của Trung Quốc mang lại ít sự soi sáng cho sự chứng minh pháp lư của sự tuyên nhận chủ quyền chính thức của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, dù chúng làm liên tưởng đến các lập trường khả hữu mà Trung Quốc có thể có trong khi diễn giải vấn đề này.  Do đó chúng ta sẽ bàn đến các sự giải thích chính yếu khả hữu một cách riêng biệt, hầu lượng định tính khả dĩ biện hộ cá biệt của chúng theo công pháp quốc tế.

 

II.CÁC GIÁ TRỊ CỦA SỰ TUYÊN NHẬN

CỦA TRUNG QUỐC CHIẾU THEO

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT QUỐC TẾ

 

       Trước khi lượng định các giá trị tương đối của sự tuyên nhận của Trung Quốc chiếu theo các nguyên tắc đà được thiết định của công pháp quốc tế, chúng ta sè cung cấp một sự duyệt xét súc tích về các nguồn gốc và vai tṛ của “các quyền lịch sử” trong luật quốc tế.

 

Vai Tṛ Hạn Chế Của “Các Quyền Lịch Sử” Trong Luật Quốc Tế

       Các nguồn gốc của khái niệm: Các quyền lịch sử trên biển.  Từ ngữ quyền lịch sử: historic right tự bản chất th́ mơ hồ.  Đặc biệt, các tác giả dùng cùng từ ngữ liên quan đến sự sở hữu của quốc gia một bằng khoán pháp lư có nguồn gốc cổ xưa và, ngược lại, cũng liên quan đến một tiến tŕnh của sự tạo lập hay củng cố có tính chất lịch sử của cùng bằng khoán xuyên qua sự phô diễn thực sự, liên tục thẩm quyền của quốc gia tuyên nhận và sự ưng thuận bởi các quốc gia thứ ba.  Trong khi bằng khoán trên chỉ một văn kiện pháp lư, chẳng hạn như một hiệp ước chuyển nhượng, bằng khoán kể sau là một chuỗi các h́nh thái hội tụ của hoạt động.  Tuy nhiên, cứu xét tổng hợp, cả hai có thể cùng cấu thành bằng chứng của sự chiếm hữu lănh thổ phù hợp với các quy tắc của công pháp quốc tế.  Người ta cũng cần phải phân biệt giữa một “bằng khoán” lịch sử của chủ quyền lănh thổ trọn vẹn (bất luận có được củng cố bởi sự quản lư nhà nước hay không) và “các quyền” lịch sử, vốn có thể bao gồm các quyền không thuộc chủ quyền, chẳng hạn như các quyền đánh cá ngoại lệ 50 hay quyền thông hành.

       Trong luật biển, từ ngữ các quyền lịch sử bắt nguồn từ sự hạng từ chật hẹp hơn về “các hải phận lịch sử: historic waters” – một loại hạng (category) có “gốc rễ của nó trong sự kiện lịch sử mà Các Quốc Gia xuyên qua các thời đại đă tuyên nhận và duy tŕ chủ quyền trên các vùng biển mà chúng xem là sinh tử với chúng mà không mấy chú ư đến các ư kiến dị biệt và biến đổi về điều mà luật quốc tế tổng quát có thể đ̣i hỏi liên quan đến sự phân định lănh hải”. 51 Tuy nhiên, không có định nghĩa được chấp nhận một cách phổ quát về “hải phận lịch sử”, và các chế độ pháp lư của “các vũng lịch sử: historic bays” và “các hải phận lịch sử: historic waters” chưa bao giờ được giải thích rành mạch trong một công ước quốc tế, kể cả Công Ước UNCLOS; điều đáng lưu ư rằng cả Điều 7 về các đường cơ sở thẳng hàng hay Điều 10 về các vũng đều không chứa đựng bất kỳ định nghĩa nào về các khái niệm này.

       Theo sự nghiên cứu về các quyền lịch sử bởi thư kư đoàn Ủy Hội Luật Quốc Tế (International Law Commission) trong năm 1962, ba yếu tố phải được cứu xét để xác định liệu một quốc gia nào đó có thể tuyên nhận chủ quyền trên một số khu vực biển nào đó như là “các hải phận lịch sử” của nó hay không: “(i) Thẩm quyền được hành sử trên khu vực bởi Quốc Gia tuyên nhận nó như “hải phận lịch sử”; (ii) Tính liên tục của sự hành sử chủ quyền như thế; (iii) Thái độ của Các Quốc Gia khác”. 52 Chính v́ thế, một quốc gia đă hành sử quyền tài phán trên các hải phận ven bờ của nó – được xem là có tính chất sinh tử cho an ninh hay kinh tế của nó, sẽ, sau vài thời gian, được xem là có bằng khoán lịch sử trên hải phận liên hệ, với sự dự liệu rằng các quốc gia liên can khác liên tục chấp nhận các t́nh huống như thế.  Tuy nhiên, điều phải ghi nhận rằng sự tham gia vào Công Ước UNCLOS (theo đó tất cả các quốc tế liên can đến cuộc tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa đều là các bên tụng phương) 53 đă làm giảm bớt đáng kể các sự bất định liên quan đến quy chế pháp lư của các biển và, đến tầm mức đó, đă giới hạn tính thích đáng thực tế của các hải phận lịch sử.

       Bằng khoán lịch sử trên đất liền chống lại các cách thức truyền thống của việc thụ tạo lănh thổ.  Trong hậu bán thế kỷ thứ hai mươi, một số tác giả đă cố gắng mở rộng loại hạng các quyền lịch sử, như đă thảo luận bên trên, đến sự thụ tạo lănh thổ trên đất liền bằng việc nêu ư kiến rằng chủ quyền trên đất liền cũng có thể được thụ đắc qua một tiến tŕnh “củng cố bởi bằng khoán lịch sử”. 54 Theo lư thuyết này, vốn được giải thích bằng sự tham chiếu đến “quyền lợi nền tảng của sự ổn định của các t́nh trạng lănh thổ từ quan điểm trật tự và ḥa b́nh”, 55 chủ quyền của một quốc gia trên một lănh thổ nào đó có thể được thiết lập qua việc đặt tiêu điểm trên các yếu tố chẳng hạn như quyền lợi sinh tử lâu dài của quốc gia và sự chấp nhận hay thừa nhận tổng quát bởi các quốc gia khác đối với sự tuyên nhận chủ quyền, hơn là trên sự hành sử chủ quyền hữu hiệu và liên tục để thụ tạo bằng khoán chủ quyền (“có hiệu lực”) [à titre souverain (“effectivités”): tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]. 56

       Tuy nhiên, như một cách thức thụ tạo lănh thổ, sự củng cố bởi bằng khoán lịch sử vẫn c̣n bị tranh căi mạnh mẽ 57 và đă bị bác bỏ một cách công khai bởi ICJ trong vài dịp.  Thí dụ, trong vụ án Ranh Giới Trên Biển và Đất Liền Giữa Cameroon và Nigeria, Ṭa Án đă ghi nhận rằng “ư niệm về sự củng cố trong lịch sử chưa bao giờ được sử dụng như là một căn bản cho bằng khoán trong các cuộc tranh chấp lănh thổ khác, bất luận trong vụ kiện của chính nó hay trong án lệ khác”, và rằng ”lư thuyết về sự củng cố lịch sử bị tranh căi mạnh mẽ và không thể thay thế cho các cách thức đă được thiết lập về sự thụ đắc bằng khoán theo luật quốc tế, vốn cứu xét đến nhiều biến số quan trọng khác về t́nh và lư”. 58

       Trong bất kỳ trường hợp nào, sự tham chiếu đến một bằng khoán cổ đại hay một bằng khoán được củng cố bởi sự sử dụng lâu dài một lănh thổ không thể cho phép một ṭa án miễn trừ đ̣i hỏi cốt yếu của sự hành sử thẩm quyền hữu hiệu và liên tục để thụ tạo bằng khoán chủ quyền [à titre souverain, ”): tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] cùng với sự ưng thuận của các quốc gia thứ ba liên can.  Cũng cần phải nhấn mạnh rằng lư thuyết về “thời hiệu thụ tạo: acquisitive prescription”, điều có thể được xem như tương đương với sự củng cố lịch sử, chỉ có thể được lập luận trong một t́nh trạng nơi sự phô diễn hữu hiệu chủ quyền của một quốc gia trên một không gian xác định vẫn c̣n ḥa b́nh, theo nghĩa nó không khiêu dẫn các sự chống đối hay các tuyên nhận đối nghịch bởi bất kỳ các quốc gia khả dĩ quan tâm nào khác.

 

Các Sự Giải Thích Pháp Lư Khả Hữu Của

Sự Tuyên Nhận Các Quyền Lịch Sử Của Trung Quốc

       Chiếu theo bên trên và tài liệu Trung Quốc được thảo luận tại Phần I, ba sự giải thích khả hữu của sự tuyên nhận các quyền lịch sử phải được cứu xét trong việc lượng định các giá trị của lập trường của Trung Quốc.  Trên sự giải thích thứ nhất, Trung Quốc sẽ tuyên nhận toàn thể vùng biển bên trong đường chín vạch là hải phận lịch sử của nó.  Thứ nh́, Trung Quốc sẽ tuyên nhận có một bằng khoán lịch sử trên các địa h́nh hải đảo của Biển Nam Trung Hoa.  Thứ ba, sự tham chiếu đến “các quyền lịch sử” sẽ chỉ được nêu ra để chỉ rằng sự tuyên nhận của Trung Quốc được đặt trên bằng chứng lịch sử.  Dĩ nhiên, các sự giải thích khác – thí dụ, rằng các quyền lịch sử đă tuyên nhận được giới hạn vào các quyền đánh cá tại vùng được phân định bởi đường chín vạch – cũng khả hữu nhưng nên bị loại bỏ trong t́nh huống có sự hành động hung hăng của Trung Quốc.

       Sự giải thích thứ nhât: Các vùng biển bên trong đường chin vạch là bộ phận thuộc hải phận lịch sử của Trung Quốc.  Mặc dù một số nhà b́nh luận có lập luận rằng sự giải thích khả hữu duy nhất của đường chin vạch là nó tượng trưng cho sự tuyên nhận của Trung Quốc hải phận lịch sử của nó, một sự phân tích kỹ lưỡng phát hiện ra nhiều khó khan khác nhau.  Trước tiên, có sự thông hiểu rằng Trung Quốc đặt sự tuyên nhận trên biển của nó trên căn bản các quyền lịch sử tương đương với giả định rằng các nguyên tắc của Công Ước UNCLOS sẽ không được áp dụng.  Như đă ghi nhận ở trên, Công Ước UNCLOS không thừa nhận các quyền lịch sử như là một căn bản cho việc tuyên nhận chủ quyền trên biển.  Khó khăn này là một điều nghiêm trọng bởi Trung Quốc giờ đây đă là một thành viên của Công Ước UNCLOS trong hơn mười lăm năm.  Trung Quốc v́ thế phải chứng minh tính không thể áp dụng Công Ước UNCLOS cho việc ấn định các giới hạn chủ quyền của nó tại Biển Nam Trung Hoa.

       Thứ nh́, ư kiến cho rằng các hải phận nằm cách bờ biển Trung Quốc hàng trăm hải lư có thể được xem là các hải phận lịch sử mâu thuẫn một cách trắng trợn với chính khái niệm về hải phận lịch sử -- một hạng từ chỉ nội hải hay lănh hải – luôn luôn liên quan đến các hải phận gần sát bờ biển của quốc gia liên hệ.  Thư kư đoàn Ủy Hội Luật Quốc Tế đă ghi nhận trong cuộc nghiên cứu của nó về các hải phận lịch sử:

Quy chế pháp lư của “các hải phận lịch sử”, có nghĩa, câu hỏi liệu chúng có sẽ được xem như biển nội địa hay như một phần của lănh hải, trên nguyên tắc sẽ tùy thuộc vào việc liệu chủ quyền được hành sử trong trường hợp đặc biệt trên khu vực bởi Quốc Gia tuyên nhận và tạo thành một căn bản cho sự tuyên nhận, là chủ quyền trên biển nội bộ hay chủ quyền như trên lănh hải. 59     

       Nói cách khác, hải phận lịch sử chỉ có thể là một sự nới rộng của biển nội địa hay lănh hải. 60

       Vấn đề thứ ba của sự giải thích này là, giả sử rằng đường [chín vạch] có ư nghĩa để phân định các ranh giới của hải phận Trung Quốc, không sự giả thích nào được đưa ra về cách theo đó nó đă được vẽ -- tức, để giải thích lư do tại sao các đường cơ sở đặc biệt và các sự tính toán đă được dùng trong việc vẽ đường này.  Ngay dù các giới hạn của hải phận lịch sử của Trung Quốc có được xác định trên giả định rằng tất cả các ḥn đảo tại Biển Nam Trung Hoa thuộc về Trung Quốc, khi đó vẫn c̣n lại hai vấn đề: trước tiên, nó sẽ nêu lên câu hỏi về tính hợp pháp (legitimacy) của sự tuyên nhận đang bàn thảo, và thứ nh́, một của các hải phận tuyên nhận vẫn c̣n di xa hơn mười hai hải lư tính từ các đảo nói trên (theo đó vượt quá giới hạn của một lănh hải chiếu theo Điều 3 của Công Ước UNCLOS).

       Sự giải thích thứ nh́: Trung Quốc có các quyền lịch sử chủ quyền trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa.  Theo cách giải thích thứ nh́, lập trường của Trung Quốc sẽ được hiểu như một sự tuyên nhận rằng Trung Quốc có một bằng khoán lịch sử trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa, nhưng khảo hướng này cũng đưa đến nhiều khó khăn.  Như đă tŕnh bày ngắn gọn bên trên, sự hiện hữu của một hạng từ tổng quát về các quyền lịch sử, bao gồm các quyền trên đất liền, gây tranh căi và trong thực tế, chỉ được biện hộ bởi một thành phần rất nhỏ bé của cộng đồng pháp lư quốc tế. 61

       Điều rơ ràng rằng các nhà b́nh luận 62 chống đỡ cho sự giải thích này về sự tuyên nhận của Trung Quốc đă đặt toàn thể sự phân tích của họ trên căn bản các bài viết của một học giả, Yehuda Blum, người đà viết trong năm 1984:

Sự áp dụng học thuyết các quyền lịch sử không cách nào bị hạn chế vào các vùng biển.  Các quyền lịch sử cũng đă được tuyên nhận trên các vùng đất liền, hoặc tại các phần xa xôi của thế giới nơi chủ quyền đă không được hành sử trong một cung cách liên tục và triệt để …, hay tại những vùng của hoàn cầu nơi một quốc gia có sự đảo lộn và chuyển tiếp chính trị dẫn dắt đến sự xuất hiện của các sự tuyên nhận lănh thổ xung đột nhau. 63

       Trong khi bài viết của Blum cung cấp một căn bản khả hữu cho một sự tuyên nhận các quyền lịch sử trên các đảo tại Biển Nam Trung Hoa, lư thuyết của ông cần phải được bàn luận với sự cực kỳ thận trọng.  Các quan điểm của ông đă không chỉ bị tranh luận bởi tuyệt đại đa số các học giả, mà cả Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă bác bỏ quan điểm này trong vài dịp, một cách công khai hay mặc thị.  Như đă ghi nhận ở trên, Ṭa Án đă bác bỏ khái niện về sự củng cố trong lịch sử như một căn bản cho các bằng khoán lănh thổ trong vụ án Ranh Giới Trên Đất Liền và Trên Biển Giữa Cameroon và Nigeria, trong đó Nigeria đă viện dẫn sự củng cố trong lịch sử cho bằng khoán để khẳng định chủ quyền của nó trên Bán Đảo Bakassi.  Tương tự, trong vụ án Minquiers và Ecrehos, 64 mặc dù cả hai bên đều đặt các sự tuyên nhận của ḿnh về các ḥn đảo tranh chấp trên bằng khoán cổ thời, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế có quan điểm rằng  “đă không cần thiết để giải quyết các sự tranh căi về lịch sử này”, nhận định rằng điều có tầm quan trọng quyết định không phải là “các sự suy đoán gián tiếp rút ra từ các biến cố trong thời Trung Cổ, nhưng là bằng chứng liên hệ trực tiếp đến sự sở hữu các nhóm đảo Ecrehos và Minquiers.” 65

       Trong bất kỳ trường hợp nào, ngay việc giả định rằng một lư thuyết tổng quát về các quyền lịch sử có hiện hữu trong quốc tế công pháp, vẫn không thể giả định một cách dễ dăi rằng một quốc gia có thể thụ tạo chủ quyền trên đất liền chỉ bằng việc cung cấp bằng chứng rằng nó đă đối xử lănh thổ đă nói như của chính ḿnh trong một thời gian lâu dài.

       Sự giải thích thứ ba: bằng chứng trong lịch sử cho thấy Trung Quốc là chủ tể tự nhiên tại Biển Nam Trung Hoa.  Sau cùng, một số tác giả Trung Quốc xem ra nêu ư kiến rằng sự tham chiếu đến các quyền lịch sử trong sự bàn thảo bằng tie^ng’ Hán không nên được hiểu theo một ư nghĩa pháp lư nghiêm ngặt mà như một sự chỉ dẫn rằng các yếu tố trong lịch sử cần phải được coi trọng trong việc lượng định cách thức mà chủ quyền sẽ được phân chia ra sao tại Biển Nam Trung Hoa.

       Trong khung cảnh này, điều đáng ghi nhận rằng nhiều nguồn tài liệu Trung Hoa sử dụng từ ngữ các quyền có tinh chất lịch sử: historical rights hơn là các quyền lịch sử: historic rights.  Mặc dù tầm quan trọng của sự phân biệt này không nên được nói thái quá, điều cần ghi nhớ trong đầu rằng lịch sử: historic có nghĩa “có tầm quan trọng hay tiếng tăm lớn lao trong lịch sử”, trong khi có tính chất lịch sử: historical chỉ có nghĩa “của, thuộc, hay liên quan đến lịch sủ” .66 Theo đó, nhóm từ “Các quyền có tính chất lịch sử ” có thể được hiểu trong một ngh́a phi kỹ thuật (nontechnical), như để chỉ các quyền liên hệ đến lịch sử chứ không phải các quyền được tạo lập bởi một tiến tŕnh củng cố trong lịch sử.  Thí dụ, tác giả Su Hao dường như đă có ư nghĩa này trong đầu khi ông ta nhận xét, “sự tuyên nhận của Trung Quốc các quyền và các quyền lợi tại Biển Nam Trung Hoa được đặt căn bản trên các quyền có tính chất lịch sử và luật quốc tế.  Các quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa có một lịch sử lâu dài.” 67  Khi sử dụng từ ngữ “các quyền có tính chất lịch sủ”, họ Su không t́m cách thiết lập sự hiện hữu của các quyền gây phương hại đến các cách thức đă được thiết định cho việc thụ tạo chủ quyền theo luật quốc tế, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng các quyền được hưởng dụng bởi Trung Quốc trong quá khứ phải có một vai tṛ quan trọng trong việc xác định các quyền hiện tại của nó trong vùng.

       Khảo hướng này có một lợi điểm là dễ ḥa giải hơn với các cách thức truyền thống của việc thụ tạo bằng khoán theo luật quốc tế -- vốn đặt tiêu điểm trên sự hành sử hữu hiệu và liên tục thẩm quyền chính phủ bởi quốc gia quan tâm và sự ưng thuận bởi các quốc gia thứ ba.  Dù thế, người ta có thể tra vấn về sự hữu dụng của việc dựa trên một ngôn ngữ như thế; nó mang lại sự bất định đáng kể hơn là cung cấp bất kỳ đường hướng rơ ràng nào để xác định các giá trị của sự tuyên nhận của Trung Quốc.

 

III.KẾT LUẬN:

SỰ TUYÊN NHẬN CỦA TRUNG QUỐC

KHÔNG HỘI ĐỦ CÁC TIÊU CHUẨN

CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

 

       Chiếu theo các điều nêu trên, người ta chỉ có thể thấy bối rối v́ sự đối phản rơ nét giữa thái độ khẳng quyết và các sự ngạo mạn quá đáng của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa, ở một mặt, và tính bất định trong luận điểm pháp lư của nó như được làm bằng bởi sự sử dụng có tính toán thuật ngữ mơ hồ và sự nương tựa mặc thị vào các nguyên tắc không được thừa nhận bởi luật quốc tế, ở mặt kia.

       Trong khi quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận trong giả thuyết một thủ tục giải quyết tranh chấp không được hay biết, không một ṭa án hay phiên ṭa quốc tế nào sẽ đồng ư đặt quyết định của ḿnh trên các lập luận và bằng chứng bị tranh nghị tự căn bản rằng Trung Quốc đă là nước đầu tiên (vài trăm năm trước đây) thám hiểm Biển Nam Trung Hoa và khám phá, đặt tên và quản trị các đảo tại biển này.  Chỉ dựa trên bằng chứng được cho là có tính chất lịch sử theo loại được viện dẫn bởi các nhà b́nh luận Trung Quốc không đủ để thiết lập chủ quyền trên vùng biển được bao gồm bởi đường chin vạch hay trên các ḥn đảo của Biển Nam Trung Hoa.

       Dĩ nhiên, mặc dù các yếu tố có tính chất lịch sử phải được cứu xét đến một mức độ nào đó, tính thích đáng của chúng phải bị giới hạn về việc thiết định liệu một quốc gia cụ thể đă hành sử và vẫn đang hành sử thẩm quyền để thụ tạo bằng khoán chủ quyền (à titre souverain) trên một khu vực xác định trong một cung cách hữu hiệu và liên tục hay không, và liệu sự hành sử thẩm quyền như thế có được đi kèm bởi sự ưng thuận của các nước thứ ba liên hệ hay không.  Không một trong các thành tố này đă được thiết định bởi Trung Quốc.  Đặc biệt, điều được hay biết rơ rằng các quốc gia khác trong vùng – nổi bật là Phi Luật Tân và Việt Nam – đă tranh nghị một cách nhất quán sự tuyên nhận của Trung Quốc. 68 Thí dụ, một vài hành vi phản đối có thể xem như minh chứng cho sự bác khước nhất quán của Việt Nam đối với sự tuyên nhận của Trung Quốc: ngay từ năm 1932, nước Pháp (nhân danh thuộc địa Việt Nam) đă đưa ra một sự phản đối với Trung Hoa về một kế hoạch của các giới chức thẩm quyền tỉnh Quảng Đông về việc mời dự thầu khai thác guano (phân chim) tại Quần Đảo Paracel; vào ngày 4 Tháng Sáu, 1956, bộ trưởng ngoại giao của Nam Việt Nam đă phản đối bản tuyên bố ngày 29 Tháng Năm, 1956 của Trung Quốc tuyên nhận chủ quyền trên Quần Đảo Spratly; Nam Việt Nam đă lập lại sự tuyên nhận của ḿnh hôm 20 Tháng Tư, 1971, trong một kháng thư được đưa ra chống lại các tuyên nhận của Mă Lai, và một lần nữa trong năm 1975, khi Bộ Ngoại Giao  dưới tên mới Việt Nam Cộng Ḥa công bố “Bạch Thư về Các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của ḿnh. 69 Gần đây hơn, Việt Nam có đưa ra một sự phản đối trong năm 1998 chống lại Đạo Luật về Vùng Kinh Tế Độc Quyền và Thềm Lục Địa của Trung Quốc 70 và đă đệ nạp một văn thư phản kháng (note verbale) lên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc hôm 3 Tháng Năm, năm 2011, trong đó Việt Nam tuyên bố hành sử chủ quyền trên các Quần Đảo Paracel và Spratly. 71 Trong khung cảnh của các sự phô bày nhiều lần sự bất đồng bởi các quốc gia trong vùng, sự khẳng quyết của Trung Quốc và sự lập lại nhiều lần của nó các tuyên nhận không xác định không cấu thành, từ một quan điểm pháp lư, một luận điểm có tính chất thuyết phục ngay dù tối thiểu./-  

---

Florian Dupuy là một Hội Viên của LALIVE [Tổ Hợp Luật Quốc Tế Độc Lập có văn pḥng chính đặt tại Genève, Thụy Sĩ, chú của người dịch].  Pierre-Marie Dupuy là Giáo Sư Công Pháp Quốc Tế tại Đai Học University of Paris (Pantheon-Assas) và Học Viện Cao Học Về Quốc Tế và Phát Triển Geneva (Graduate Institute of International and Development Studies) và là một Hội Viên của Viện Luật Quốc Tế (Institut de droit international).  Các tác giả xin cám ơn Veijo Heiskanen và Michael Schneider, Các Cộng Tác viên tại LALIVE, về các ư kiến và đề nghị của họ.  Khảo luận này được viết theo một cuộc nghiên cứu trước đây được ủy nhiệm cho các tác giả với tư cách các chuyên viên độc lập.  Các quan điểm được tŕnh bày là của riêng các tác giả.

_____

CHÚ THÍCH

1.Muốn có một tổng quan về cuộc tranh chấp, xem, thí dụ, Full Unclosure ? As Oil-and-Gas Exploration Intensifies, So Does the Bickering, ECONOMIST, 24 Tháng Ba, 2012, trang 41, được cung ứng tại http://www.economist.com/node/21551113

2. Chúng tôi sẽ sử dụng một cách tổng quát từ ngữ Trung Quốc để chỉ quốc gia mà chúng tôi hay biết giờ đây là Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc.  Đôi khi sẽ hữu ích để chỉ một cách riêng biệt về Taiwan (Đài Loan), hoặc như một thể chế chính trị có đưa ra một sự tuyên nhận trên một số lănh thổ nào đó, xem chú thích số 5 văn bản đi kèm dưới đây (infra), hay như một địa h́nh cụ thể, một ḥn đảo ngoài khơi lục địa Trung Quốc.  Luôn luôn được nói rơ từ ngữ cảnh ư nghĩa nào trong hai sự lựa chọn này được nhắm tới.

3. Kháng Thư: Note Verbale No. CML/17/2009 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (May 7, 2009), tại

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf;

 

Kháng Thư: Note Verbale No. CML/18/2009 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (May 7, 2009), tại

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf .

 

4. Đường chín vạch (đoạn) này có thể được nh́n thấy trên bản đồ trong Phần Giới Thiệu Của Các Chủ Biên: Editors’ Introduction, 107 AJIL 95 (2013).

 

5. Mặc dù từ ngữ các quyền có tính chất lịch sử: historical rights thay v́ các quyền lịch sử: historic rights đôi khi được sử dụng bởi phía Trung Quốc, chúng tôi không muốn gán quá nhiều sự quan trọng vào sự biến đổi ngữ vựng này, vốn có thể là hậu quả của vấn đề phiên dịch, hơn là một sự chủ ư thực sự.  Chúng tôi sẽ dùng từ ngữ các quyền lịch sử, là từ ngữ thường được dùng trong luật quốc tế.

 

6. Kháng Thư: Note Verbale No. 77/HC-2011 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (May 7, 2009), tại

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_2011_re_phlchn.pdf.

 

7. Xem Kháng Thư: Note Verbale No. 000228 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Phi Luật Tân gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (April 5, 2009), tại

 http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/phl_re_chn_2011.pdf.

 

8. Mặc dù có sự thăm ḍ ít chi tiết về khu vực, một số sự ước lượng đă đưa ra số dầu dự trữ khả hữu nhiều đến 213 tỷ thùng, xem http://www.eia.gov/countries/regions-topics.cfm?fips_SCS), gần gấp mười lần số dự trữ đă được chứng minh của Hoa Kỳ, xem

http://www.eia.gov/countries/country-data.cfm?fips_US&trk_p1#pet.

 

9. Bản phiên dịch sang Anh ngữ này được cung ứng trên địa chỉ liên mạng của Viện Thông Tin Luật Á Châu (Asian Law Information Institute), tại

 http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/rotscotnpcotaotdotgocts1338/. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng Trung Quốc đă sẵn khẳng định sự tuyên nhận của nó trên Quần Đảo Spratly vào ngày 29 Tháng Năm, 1956, khi đáp ứng sự tuyên nhận của Phi Luật Tân trên một số đảo thuộc nhóm này. Xem, thí dụ., Edmond D. Smith Jr., China, Technology and the Spratly Island: The Geopolitical Impact of New Technology (March 1994) (luận án Tiến Sĩ không được ấn hành, Đại Học Salve Regina University), at http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a280214.pdf.

 

10. Các Công Ước Geneva Về Luật Biển: Geneva Conventions on the Law of the Sea, Apr. 29, 1958, 2 OFFICIAL REC. 146, UN Doc. A/CONF.13/L.58.

 

11. Tuyên Bố Về Lănh Hải Của Trung Quốc:  Declaration on China’s Territorial Sea, chú thích số 9 bên trên (supra), đoạn 1.

 

12. Một bản dịch chính thức Luật [của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc] về Lănh Hải và Khu Tiếp Giáp được sao chép lại trong Phụ Lục 2 của U.S.DEP’T OF STATE, LIMITS IN THE SEAS NO. 117, STRAIGHT BASELINE CLAIM: CHINA (1996), available at

http://www.state.gov/documents/organization/57692.pdf.

 

13. Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển: UN Convention on the Law of the Sea, được mở ngỏ để kư tên tham gia từ  ngày 10 Tháng Mười Hai, 1982, 1833 UNTS 397, được in lại trong 21ILM 1261 (1982) [từ giờ trở đi viết tắt là UNCLOS].

 

14. Xem đoạn (paragraph) 3 bản tuyên bố của Trung Quốc dịp phê chuẩn Công Ước UNCLOS, tại

 www.un.org/depts/los/convention_agreements/convention_declarations.htm: “The People’s Republic of China reaffirms its sovereignty over all its archipelagos and islands as listed in article 2 of the Law of the People’s Republic of China on the territorial sea and the contiguous zone . . . . : Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc tái xác nhận của quyền của nó trên tất cả các ṿng cung đảo và các đảo của nó như được liệt kê tại Điều 2, Luật của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc về lănh hải và khu tiếp giáp …”

 

15. Xem chú thích số 3 bên trên: supra và văn bản đi kèm.

 

16. Kháng Thư: Note Verbale No. CML/8/2011 từ Phái Bộ Thường Trực của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc gửi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc (April 14, 2011), tại

 http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2011_re_phl_e.pdf.

 

17. Trung Quốc đă tuyên bố trong Kháng Thư: Note Verbale No. CML/8/2011, chú thích số 16 bên trên (supra), rằng “Quần Đảo Nansha của Trung Quốc hưởng quyền đầy đủ về Lănh Hải, Khu Kinh Tế Độc Quyền (KKTĐQ) và Thềm Lục Địa”.  Ghi nhớ rằng lời phát biểu được giới hạn đến Quần Đảo Spratly (Nansha) bởi v́ nó là một sự phúc đáp cho một văn thư của Phi Luật Tân, nước không có bất kỳ tuyên nhận nào liên quan đến các đảo khác.  Tuy nhiên, điều được giả định rằng Trung Quốc sẽ đưa ra cùng sự tuyên nhận đối với Quần Đảo Paracel.

 

18.  Xem UNCLOS, chú thích số 13 bên trên (supra), Điêu (Art.) 121.

 

19. Xem chú thích số 16 bên trên (supra) note 16 và văn bản đi kèm.

 

20. Xem, thí dụ., Li Jinming&Li Dexia, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note, 34 OCEAN DEV. & INT’L L. 287 (2003); Zou Keyuan, Historic Rights in International Law and in China’s Practice, 32 OCEAN DEV. & INT’L L. 149, 160 (2001).

 

21. Xem, thí dụ., Su Hao, China’s Positions and Interests in the South China Sea: A Rational Choices [sic] in Its Cooperative Policies (2011), tại http://csis.org/publication/chinas-positions-and-interests-south-china-sea-rational-choices-itscooperative-policies; Nozomu Hayashi, Official Says Beijing Has ‘Historical Rights’ over South China Sea, ASAHI SHIMBUN, Jan. 26, 2012, tại

http://ajw.asahi.com/article/asia/china/AJ201201260061.

 

22. Xem, thí dụ, Li Jinming & Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra); Li Guoqiang, Claim over Islands Legitimate, CHINA DAILY, July 22, 2011, tại http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-07/22/content_12956340.htm; Jianming Shen, International Law Rules and Historical Evidences Supporting China’s Title to the South China Sea Islands, 21 HASTINGS INT’L& COMP. L. REV. 1 (1997); Pan Shiying, South China Sea and the International Practice of the Historic Title (American Enterprise Institute for Public Policy Research, 1994).

 

23. Xem, thí dụ, Yann-Huei Song & Peter Kien-hong Yu, China’s “Historic Waters” in the South China Sea, AM. ASIAN REV., Winter 1994, trang 83, cung ứng tại

http://paracelspratlyislands.blogspot.com.au/2008/01/chinas-historicwaters-in-south-china.html;

Li Jinming & Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra).

 

24.  Xem chú thích số 9 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

25.  Xem chú thích số 12 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

26. Như được trích dẫn sau trong đoạn này, thành ngữ thực sự được sử dụng trong một đạo luật, như được phiên dịch, là “các quyền có tính chất lịch sử: historical rights”.  Một bản dịch sang Anh ngữ đạo luật này được cung ứng tại  

http://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/chn_1998_eez_act.pdf. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng các sự tham chiếu trước đây đến “các hải phận lịch sử: historic waters” có thể được nhận thấy trong các lời tuyên bố đưa ra nhân danh Đài Loan ngay từ 1993. Xem Kuan-Ming Sun, Policy of the Republic of China Towards the South China Sea, 19 MARINE POL’Y 401, 408 (1995).

 

27. Xem, thí dụ, các sự giải thích khác nhau được nêu ra bởi tác giả Zou Keyuan, chú thích số 20 bên trên (supra) note 20, trang 162.

 

28. Nguyễn Hồng Thao, China’s Maritime Moves Raise Neighbors’ Hackles, VIETNAM L. & LEGAL F., July 1998, trang 21.

 

29.  Zou Keyuan, chú thích số 20 bên trên (supra) note 20, trang 162.

 

30. Vietnam: Dispute Regarding the Law on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of the People’s Republic of China Which Was Passed on 26 June 1998, UN LAW OF THE SEA BULL., No. 38, 1998, trang 55.

 

31. Xem chú thích số 12 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

32. Xem chú thích số 16 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

33. Nozomu Hayashi, chú thích số 21 bên trên (supra).

 

34. Xem, thí dụ, Li Jinming&Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra); Su Hao, chú thích số 21 bên trên (supra) note 21, trang 3; Jianming Sheng, China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective, 1 CHINESE J. INT’L L. 94, 129 (2002), tại

http://chinesejil.oxfordjournals.org/content/1/1/94.full.pdf.

 

35. Xem chú thích số 3 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

36. Xem các chú thích số 20-23 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

37. Li Jinming&Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra), trang 290. Cũng xem, từ một quan điểm Đài Loan, Yann-huei Song & KienhongYu, chú thích số 23 bên trên (supra), trang 83: Bởi không có sự phản kháng hay chống đối được biểu lộ bởi các quốc gia quan tâm hay cộng đồng quốc tế nói chung sau khi bản đồ được ấn hành, và quy chế pháp lư của các hải phận bao hàm chưa bao giờ được nói rơ bởi [Trung Quốc], các câu hỏi liên quan đến bản chất của đường ranh giới h́nh chữ “U” này tiếp tục được nêu lên.

 

38.  Xem chú thích số 6 bên trên (supra) và văn bản đi kèm.

 

39. Xem, thí dụ, DURWARD SANDIFER, EVIDENCE BEFORE INTERNATIONAL TRIBUNALS 229 (rev. ed. 1975) (“The principles applicable to the use of maps in international arbitral proceedings constitute a collateral, rather than a principal, part of the best evidence rule . . . .: Các nguyên tắc khả dĩ áp dụng cho sự sử dụng bản đồ trong các thủ tục trọng tài quốc tế cấu thành một phần phụ, chứ không phải phần chính, của quy tắc bằng chứng tốt nhất ”); cũng xem A.OYE CUKWURAH, THE SETTLEMENT OF BOUNDARY DISPUTES IN INTERNATIONALLAW224 (1967) (“With regard to maps as such, the popular approach, arising from their inherent limitations, is not to treat them as conclusive, but of relative value: Về các bản đồ như thế, khảo hướng phổ thông, phát sinh từ các han chế nội tại của chúng, là không xem chúng có giá trị quyết đoán, mà chỉ có giá trị tương đối”).

 

40. Frontier Dispute (Burkina Faso/Mali), 1986 ICJ REP. 554, para. 54 (Dec. 22).

 

41. Island of Palmas (Neth./U.S.), 2 R.I.A.A. 829, 852 (Perm. Ct. Arb. 1928).

 

42. Charles Cheney Hyde, Maps as Evidence in International Boundary Disputes, 27 AJIL 311, 314 (1933).

 

43. Xem, thí dụ., Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan (Indon./Malay.), 2002 ICJ REP. 625, para. 88 (Dec. 17); Territorial and Maritime Dispute Between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicar. v. Hond.), 2007 ICJ REP. 659, para. 219 (Oct. 8).

 

44. Jiao Yongke, [There Exists No Question of Redelimiting Boundaries in the Southern Sea], 17 OCEAN DEV. & MGMT. 52 (2000), phiên dịch trong sách của Michael Strupp, Maritime and Insular Claims of the PRC in the South China Sea Under International Law, 11 ZEITSCHRIFT F ¨UR CHINESISCHES RECHT 1, 16 (2004).

 

45. Li Jinming & Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra, trang 293 (dựa vào Blum, chú thích số 54 bên dưới (infra).

 

46. Su Hao, chú thích số 21 bên trên (supra), trang 1.

 

47. Li Jinming & Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra), trang 291 (trích dẫn PAN SHIYING, Spratly Islands, Oil Politics and International Law, in THE PETROPOLITICS OF THE NANSHA ISLANDS: CHINA’S INDISPUTABLE LEGAL CASE (1996)).

 

48. Xem chú thích số 34 bên trên (supra).

 

49. Xem, thí dụ, Su Hao, chú thích số 21 bên trên (supra), kẻ đă tham chiếu đến “các quyền có tính chất lịch sử” của Trung Quốc, nhưng sau đó đưa ra một lập luận bênh vực cho chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa dựa trên các nguyên tắc luật quốc tế truyền thống cho việc thụ tạo chủ quyền, chứ không dựa trên các quyền như thế.

 

50. Xem Continental Shelf (Tunis. v. Libya), 1982 ICJ REP. 18 (Feb. 24).

 

51. Juridical Regime of Historic Waters, Including Historic Bays, [1962] 2 Y.B. INT’L L.COMM’N1, 2,UNDoc.A/CN.4/SER.A/1962/Add.1, được in lại trong UN Doc. A/CN.4/143, cung ứng tại

http://untreaty.un.org/ilc/guide/8_4.htm.

 

52. Cùng nơi dẫn trên, trang 25.

 

53. Mặc dù Đài Loan không thể phê chuẩn Công Ước UNCLOS bởi Liên Hiệp Quốc không thừa nhận nó như một quốc gia, Đài Loan đang thực hiện các bước tiến để mang pháp chế nội địa của nó sao cho phù hợp với Công Ước UNCLOS.

 

54 Yehuda Blum, Historic Rights, trong 7 ENCYCLOPEDIA OF PUBLIC INTERNATIONAL LAW 120 (Rudolf Bernhardt ed., 1984); CHARLES DEVISSCHER, THEORY AND REALITY IN PUBLIC INTERNATIONAL LAW199 (1957).

 

55. ROBERT YEWDALL JENNINGS, THE ACQUISITION OF TERRITORY IN INTERNATIONAL LAW 24 (1963).

 

56. Tuy nhiên, nêu – như được đề xướng bởi một số tác giả -- sự hữu hiêu: effectivité” là một trong các phần tử cấu thành các quyền lịch sử (xem Andrea Gioia, Historic Title, trong THE MAX PLANCK ENCYCLOPEDIA OF PUBLIC INTERNATIONAL LAW (Rudiger Wolfrum biên tập, ấn bản trên liên mạng năm 2008), tại http://www.mpepil.com; Blum, chú thích số 54 bên trên (supra), khi đó sự hữu dụng của khái niệm, so sánh với các phương thức đă thiết định về việc thụ tạo chủ quyền, là điều đáng nghi ngờ.

 

57. Đa số các tác giả tra vấn về tính hữu dụng của việc thừa nhận các quyền lịch sử trong khung cảnh chủ quyền trên đất liền.  Xem, thí dụ, MARCELO G. KOHEN, POSSESSION CONTESTÉE ET SOUVERAINETÉ TERRITORIALE 40–43 (1997); IAN BROWNLIE, PRINCIPLES OF PUBLIC INTERNATIONAL LAW 157 (ấn bản lần thứ 7, năm 2008).

 

58. Land and Maritime Boundary Between Cameroon and Nigeria (Cameroon v. Nig.; Eq. Guinea intervening), 2002 ICJ REP. 303, para. 65 (Oct. 10); cũng xem Minquiers and Ecrehos (Fr./UK), 1953 ICJ REP. 47 (Nov. 17).

 

59. Chú thích số 37 bên trên (Supra), trang 25.

 

60. Một số các học giả Trung Quốc vẫn c̣n nh́n nhận như thế -- thí dụ, Li Jinming và Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra), trang 293, các ke/ nhận xét rằng “Trung Quốc không c̣n xem các hải phận nằm trong đường chín vạch như các hải phận lịch sử, bởi các hải phận lịch sử chỉ có thể bị đối xử như các biển nội địa hay lănh hải, nhưng không thể được bao gồm trong các khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa”.

 

61. Khái niệm rằng một quốc gia có thể có các quyền lịch sử về đất liền được bênh vực chính yếu bởi một quốc gia (Do Thái), một học giả hàng đầu (Yehuda Blum), và một nhóm nhỏ các tác giả đi theo bước ông ta.

 

62. Xem  Li Jinming & Li Dexia, chú thích số 20 bên trên (supra); Zou Keyuan, chú thích số 20 bên trên (supra).

 

63. Blum, chú thích số 54 bên trên (supra), trang 121.

 

64. Minquiers and Ecrehos, chú thích số 58 bên trên (supra).

 

65. Cùng nơi dẫn trên, trang 56–57.

 

66. 1 THE NEW SHORTER OXFORD ENGLISH DICTIONARY ON HISTORICAL PRINCIPLES (1993).

 

67. Su Hao, chú thích số 21 bên trên (supra), trang 1.

 

68. Xem, thí dụ, MONIQUE CHEMILLIER-GENDREAU, LA SOUVERAINETÉ SUR LES ARCHIPELS PARACELS ET SPRATLEYS 120 (1996).

 

69. Ministry of Foreign Affairs, Republic of Vietnam, White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa(Spratly) Islands (1975), tại

http://www.bchuvanannc.com/resources/White%20Papers%20of%20Republic%20of%20Vietnam.pdf

 

70. Vietnam: Dispute Regarding the Law on the Exclusive Economic Zone and the Continental Shelf of the People’s Republic of China Which Was Passed on 26 June 1998, chú thích số 30 bên trên (supra), trang 54–55.

 

71. Kháng Thư: Note Verbale No. 77/HC-2011, chú thích số 6 bên trên (supra).

 

____

 

Nguồn: Florian Dupuy & Pierre-Marie Dupuy, A Legal Analysis of China’s Historic Rights Claim in The South China Sea, The American Journal of International Law, Vol. 107, No. 1 (January 2013), các trang 124- 141.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

04.08.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014