C. P. FITZGERALD

 

TRUNG HOA THÔN TÍNH VÂN NAM

 

Ngô Bắc dịch

 

Lời Người Dịch:

     Dưới đây là bản dịch phần cuối trong tiến tŕnh bành trướng và thôn tính của Trung Hoa trên đất liền, đặc biệt là ở Vân Nam, của cùng tác giả C. P. FitzGerald.  Chúng ta sẽ nhận thấy các nhân vật như Ngô Tam Quế, Lư Tự Thành, ẩn hiện bóng dáng mỹ nhân Trần Viên Viên mà tác giả Kim Dung đă hư cấu trong bộ truyện nổi tiếng của ông, Lộc Đỉnh Kư.  Chính Kim Dung sau này đă trích dẫn nhận định của tác giả C. P. FitzGerald nói rằng nếu nhà Minh không đổi kinh đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh th́ Trung Hoa không bao giờ rơi vào tay người Măn Thanh.

     Nên nhớ những ǵ mà tác giả FitzGerald đă tŕnh bày và tiên đoán là dựa vào t́nh h́nh của gần bốn mươi năm trước đây.  Người đọc sử ngày nay phải đưa vào bức tranh toàn diện các biến chuyển mà tác giả hẳn không ngờ xảy ra quá mau chóng tai vùng Đông Á trong mấy thập niên qua, như sự thống nhất của Việt Nam dưới chế độ cộng sản,  các cuộc chiến tranh giữa các nước cộng sản “anh em” tại Đông Dương, sự  tan ră của khối cộng sản thế giới, các nguyên do đưa tới sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, những ǵ c̣n sót lại của khôi cộng sản, chủ yếu tại vùng Đông Á, sẽ ra sao trong tương lai sắp tới, sự phát triển kinh tê, quân sự và hải lực của Trung Hoa, cùng lúc với các sự bất ổn về chủng tộc tại nội địa Trung Hoa, sự lụa chọn của Việt Nam …  Đó là những vấn đề rất quan trọng mà những người quan tâm đến lịch sử vùng Đông Á nói chung, và Việt Nam nói riêng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có được các chỉ dẫn hữu ích.

 

Loạt bài với chủ đề “Sự Bành Trướng CủaTrung Hoa Xuống Phương Nam” của tác giả C. P. FitzGerald:

     1. Sự Bành Trướng Trên Đất Liền Của Trung Hoa: Trường Hợp Vân Nam

     2. Sự Bành Trướng Trên Đất Liền Của Trung Hoa: Trường Hợp Việt Nam

     3. Các Viễn Ảnh Về Sự Bành Trướng Xuống Phương Nam Của Trung Hoa.

 4. Trung Hoa Thôn Tính Vân Nam.

 

***

     Quyền lực của Nam Chiếu bắt đầu suy giảm sau năm 877 vào chính lúc mà đối thủ vĩ đại của nó, triều đại nhà Đường, đang tiến vào thời xáo trộn và hỗn loạn chung cuộc của nó.  Nghịch lư này có thể được giải thích một phần do các hậu quả của các chiến thắng trước đó của các vị vua Nam Chiếu.  Các khu vực rộng lớn của vùng đất định cư của người Trung Hoa đă bị chiếm đoạt, và hàng ngh́n người bị bắt giữ từ các vùng này và những vùng bị đột kích và tạm thời chiếm đóng đă được chuyên chở về nội địa Vân Nam.  Nam Chiếu chính v́ thế đă vô t́nh tạo dựng bên trong biên cương của chính nó một loại “Đội Quân Thứ Năm” về văn hóa, một dân số gia tăng nói tiếng và theo văn hóa Trung Hoa, đa số có học thức, và chính v́ thế đă được trang bị để đóng một vai tṛ ngày càng quan trọng trong chính quyền của đất nước nguyên đă trở thành xứ sở không chủ tâm của họ.  Động lực để phản kháng và tái nhập với đế quốc nhà Đường, hay hy vọng có sự can thiệp của nó, đă thực sự bị giải trừ bởi sự suy yếu và hỗn loạn đồng thời của chính đế quốc nhà Đường.  Trong một bàu không khí nơi mà học thuật Trung Hoa được ngưỡng mộ và theo đuổi, nơi mà một học vấn Trung Hoa là một tài sản xă hội quư giá, người gốc Trung Hoa bị bắt giữ hay chạy trốn có thể ước ao vươn lên nắm quyền lực và tạo ảnh hưởng chừng nào họ c̣n chứng tỏ ḷng trung thành với vị vua xứ Nam Chiếu. Một khi đế quốc nhà Đường bị rơi vào nỗi thống khổ của các sự tranh dành giữa các vua chư hầu đối chọi nhau, những kẻ mà cơ hội dành được chiến thắng tối hậu xem ra mong manh, đối với nhà lănh đạo ở Nam Chiếu, thật có ít lư do để trọng đăi bất kỳ ai trong họ hơn

     Bất kể sự thù hận lâu dài đối với đế quốc Trung Hoa, vương quốc Vân Nam tiếp tục ngưỡng mộ, chấp nhận, thích ứng và bắt chước nền văn minh của nhà Đường.  Bia kư chiến thắng của Nhà Vua Ko-lo-feng gần Đại Lư, hăuy c̣n tồn tại với t́nh trạng đọc được một phần, được viết bằng Hán tự cổ điển và soạn thảo bởi một học giả Trung Hoa.  Một ít thí dụ c̣n lại của kiến trúc Nam chiếu tại Đại Lư và các nơi khác, các ngôi chùa với kiểu dáng riêng biệt, và có niên đại từ đầu thế kỷ thứ tám, dù thế, là các biến thể của phong cách kiến trúc Trung Hoa vào thời kỳ đó, chứ không phải của Ấn Độ hay Miến Điện.  Nam Chiếu có một nghệ thuật mang những đặc tính khác biệt với nghệ thuật của Trung Hoa, và trong đó ảnh hưởng của Ấn Độ có đóng góp một phần, nhưng không phải là vai tṛ ưu thắng.  Phật Giáo là Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana), không phải Tiểu Thừa của Miến Điện mặc dù, có lẽ ở vào một thời điểm sau này, dân chúng ở các khu vực biên giới, người T’ai và các sắc dân khác, đă chuyển theo phái Tiểu Thừa.

     Chính quyền được thành lập trên căn bản thể thức hành chính Trung Hoa, mặc dù không thấy xuất hiện bằng cớ tích cực về việc du nhập cuộc khảo thí tuyển dụng viên chức công quyền..  Có thể chủ nghĩa phong kiến thị tộc hăy c̣n quá mạnh đối với bước tiến này; người Trung Hoa thuộc lớp ưu tú, ngược lại, xem ra đă tự lập trên các đặc cấp về đất đai ở vào các vị thế không mấy khác với vị thế của các lănh chúa bản xứ.  Bằng cớ về các thế hệ người Hoa kế nhau nắm giữ các chức vụ cao cấp trong chính quyền cho thấy một điều ǵ đó nhiều hơn khả năng thế tập; nó làm liên tưởng đến quyền lực và ảnh hưởng liên tục được đặt ít nhất một phần trên ḍng tộc.  Trong phương cách này, có vẻ rằng xă hội Nam Chiếu đă có nhiều sự tương thích với Trung Hoa thời tiền Đường; thời đại của sự phân chia nam-bắc khi một chế độ quư tộc quân sự nắm giữ độc quyền chính trị, mặc dù có sử dụng đến các h́nh thức bổ nhiệm viên chức công quyền để che đậy cho điều trong thực tế là một thẩm quyền thế tập.  Một điều ǵ đó không quá khác biệt đă xảy ra tại Nhật Bản trong cùng thời kỳ này, nơi mà đề triều vay mượn các h́nh thức và tước hiệu của Trung Hoa (nhà Đường), nhưng đă phải nh́n nhận quyền lực liên tục của chế độ quư tộc thế tập bản xứ.  Ngay tại Trung Hoa, sự biến đổi một xă hội quư tộc thành một đế quốc thư lại do giới tư sản cai trị không phải đă xảy ra đột ngột hay chóng vánh; nó diễn ra trong thời đại nhà Đường, như chưa hoàn thành trọn vẹn cho măi đến triều đại nhà Tống.

     Các nhà vua của Nam Chiếu tiếp tục chào đón các công chúa nhà Đường về làm cô dâu, và một vài sự lệ thuộc h́nh thức vào đế quốc vẫn c̣n được thừa nhận.  Trong năm 924, khoảng mười năm sau khi có sự xóa bộ toàn bộ triều đại nhà Đường, nhà vua Nam Chiếu đă cưới làm cô dâu con gái của kẻ tự xưng “hoàng đế” Trung Hoa kiểm soát các tỉnh cực nam của nhà Đường, tức Quảng Đông và Quảng Tây, dưới quốc hiệu Nam Hán (southern Han).  Vị vua này không hùng mạnh cũng như không hiếu chiến; cơ may của ông ta để trở thành hoàng đế toàn cơi Trung Hoa rất mong manh; nhưng ông là ông hoàng Trung Hoa gần gụi nhất đối với Nam Chiếu, và như thế có vẻ được xem là kẻ gần nhất  đối với người kế ngôi chính đáng cho chế độ nhà Đường đă sụp đổ.  Mặt khác, chính ngay chế độ Nam Chiếu đang mất thẩm quyền và cũng không sản sinh ra được các nhà vua có khả năng.  Vào cuối thế kỷ thứ mười, triều đại bản xứ bị lật đổ bởi một cuộc cách mạng đẫm náu (trong đó có lẽ hoàng tộc đă thực sự bị tận diệt), và quyền lực được nắm giữ bởi Tseng Mai-ssu, một quư tộc ḍng dơi Trung Hoa, có tổ tiên bảy đời là Tseng Hui, một quan chức từ Tứ Xuyên phục vụ Quốc Vương Ko-lo-feng.  Tân vương băi bỏ quốc hiệu mang rơ nét T’ai của vương quốc (Nam Chiếu, có nghĩa vương quốc miền nam) và đặt tên triều đại mới của ḿnh là Đại Lư (Ta Li: Trật Tự Vĩ Đại), một tên gọi mà sau này đă gắn liền với kinh đô.  Hồi đầu thời kỳ nhà Tống, một cuộc cách mạng khác tại Đại Lư đă đưa gia tộc họ Tuan, cũng thuộc ḍng dơi Trung Hoa, lên nắm quyền, và triều đại này đă kéo dài cho đến giai đoạn sau cùng của vương quốc Vân Nam.  Sự thống trị chính trị của các gia tộc có gốc Trung Hoa đă đẩy xa hơn nữa tiến tŕnh Hán-hóa; điều này được thấy rơ rằng trong thời kỳ sau này, triều đại nhà Tuan [? họ Đoàn, ND], vương quốc Nam Chiếu cũ đă trở thành một quốc gia Hán-hóa và rằng nó không c̣n đưa ra bất kỳ sự đe dọa cụ thể nào đối với thẩm quyền Trung Hoa tại miền tây nam Trung Hoa.

     Quyền lực trung ương mới của Trung Hoa, nhà Tống, mà sự tái thống nhất đế quốc tan nát của nhà Đường đă tốn gần ba mươi năm, bằng ngoại giao nhiều hơn chiến tranh, vẫn chưa sẵn ḷng để toan tính việc chinh phục và sáp nhập Vân Nam.  Sau khi chinh phục kẻ tranh ngôi địa phương ở Tứ Xuyên năm 967, khi viên tướng chinh phục tŕnh với tân hoàng đế nhà Tống rằng việc xâm lăng và chiếm giữ vương quốc Đại Lư cũng dễ dàng, [nhưng] vị Hoàng Đế, sau khi nghiên cứu bản đồ, đă bác bỏ bất kỳ kế hoạch nào như thế, tuyên bố rằng mọi xứ sở nằm phía nam con sông Tatu, là một phụ lưu của sông Dương Tử, không phải đất của ông, và ông đă không có tham vọng trên đó.  Nhà Tống chính v́ thế đă thừa nhận quyền của nước Nam Chiếu cũ, nay là Đại Lư, được hoàn toàn độc lập.  Chúng có vẻ c̣n không thực hiện sự thừa nhận chính thức quyền chủ tể của Trung Hoa nữa.  Các nhà vua họ Tuan về phân ḿnh cũng muốn sống ḥa b́nh với Trung Hoa, và đă không tiến hành các cuộc đột kích hay xâm lăng nào.  Khi một kẻ nổi loạn trong năm 1053 ẩn náu ở Đại Lư sau khi thất trận tại Trung Hoa, Nhà Vua đă bắt giao ông ta cho hoàng đế Trung Hoa.

     Nhà Tống có lư do vững chắc để từ bỏ bất kỳ tham vọng nào nhằm chinh phục Đại Lư.  Họ chưa kiểm soát hoàn toàn cả miền bắc Trung Hoa, bởi vùng đông bắc Hopei (Hà Bắc), kể cả Bắc Kinh, và vùng tây bắc kể cả phần lớn tỉnh Cam Túc, vẫn nằm ngoài thẩm quyền của họ, [mà] thuộc về triều đại nhà Liêu Thát Đát (Liao Tatar) ở đông bắc, và vương quốc [Tây] Hạ (Hsia), khống chế bởi dân Tibetan-Tangut (Tây Tạng-Tangut), ở phía tây bắc.  Hai quốc gia này thường thù nghịch, và kiểm soát các ngọn đèo dẫn dắt từ các thảo nguyên Mông Cổ tiến vào Trung Hoa.  Chiến tranh biên giới th́ thường xuyên và mối đe dọa tiềm ẩn đối với nhà Tống là có thực và sau hết, rất nguy hiểm.  Kinh nghiệm nhà Đường xem ra chứng tỏ rằng Vân Nam có thể là mồ chôn các đội quân Trung Hoa đến từ phương bắc.  Chíunh v́ thế, trong một thời gian dài, hơn ba trăm năm, đă không có áp lực nào của Trung Hoa trên Vân Nam theo ư nghĩa bành trướng về chính trị.  Chắc chắn đă có một ảnh hưởng văn hóa liên tục, không trở nên yếu đi, nhưng đối với người của thời đại đó, điều hẳn phải được nhận thức rằng Trung Hoa đă từ bỏ tham vọng của nó để sáp nhập Vân Nam, cũng chắc chắc y như nó đă từ bỏ một tham vọng tương tự tại Việt Nam.  Nền độc lập chung quyết của xứ sở kể sau [Việt Nam] đối với Trung Hoa đă được phê chuẩn bởi chính sách không hiếu chiến của nhà Tống, và điều rơ ràng rằng họ đă có cùng quyết định đối với Vân Nam.

     Hơn ba thế kỷ là một thời gian dài; một t́nh trạng được củng cố với thời khoảng này có thể được ước định sẽ là một t́nh trạng vĩnh viễn.  Nhà Tống không bao giờ thay đổi chính sách, và Đại Lư cũng thế.  Đă không có các cuộc xâm nhập vào các tỉnh của Trung Hoa, không có các cuộc đột kích ở biên cương, và không có sự xâm lấn các ranh giới.  Đại Lư, hay Nam Chiếu, trong thực tế đă không duy tŕ quyền lực cũ của nó trên các quận huyện xa xôi.  Các vùng đất không trở lại Trung Hoa, như tất cả vùng đất tại tỉnh Tứ Xuyên, đă phiêu dạt vào sự độc lập thị tộc thực sự, như tại Quư Châu, miền tây Vân Nam và miền bắc Miến Điện.  Vương quốc th́ nhỏ bé hơn, nhưng an toàn.  Có lẽ quá an toàn; chỉ có ít tài liệu sơ sài của thời kỳ này phát hiện bất kỳ sinh hoạt văn hóa tích cực nào, hay bất kỳ sự phát triển nào của một cá tính dân tộc.  Không giống Việt Nam, độc lập và an ninh có vẻ đă có một hiệu quả làm mềm ḷng hơn trên người dân Đại Lư.  Văn hóa Trung Hóa chế ngự, nhưng có vẻ mang tính chất địa phương trong sự biểu lộ của nó.  Tính chất hiếu chiến của thời kỳ Nam Chiếu đă được thay thế bởi sự yếu đuối về quân sự.  Viên tướng nhà Tống đă cố gắng thuyết phục vị hoàng đế của ḿnh để chinh phục Đại Lư trong năm 967 có thể quá lạc quan khi nghĩ rằng chiến dịch là dễ dàng.  Ba thế kỷ sau đó quân xâm lăng Mông Cổ t́m thấy nó gần như không có bị chống đối.

     Với tài liệu thiếu sót, thật khó để khám phá đâu là các yếu tố xă hội đă mang tới sự biến đổi này.  Nhà Tống, như họ đă không tuyên xác quyền chủ tể, và không chịu sự đối nghịch của Đại Lư, nói chung đă im lặng trong các tài liệu lịch sử của họ về vương Đại Lư.  Các việc làm của Đai Lư không có ư nghĩa ǵ đối với Hoàng Đế cho nên chúng đă không được ghi chép.  Nếu Đại Lư có giữ tài liệu theo kiểu mẫu của sử kư Trung Hoa, các tài liệu này không c̣n nữa.  Xem ra người ta có thể lư luận về sự thiếu sót để xây dựng một dân tộc cố kết tại Vân Nam, như đă được làm tại Việt Nam, một phần cho quy luật của các gia đ́nh Trung Hoa vốn có sự trung thành văn hóa, luôn luôn hướng đến Trung Hoa, và những kẻ không đếm xỉa hay không bảo trợ cho các khuynh hướng và khát vọng bản xứ.  Sự khác biệt căn cơ khác giữa hai xứ sở là bản chất phân tán nội tại của địa h́nh Vân Nam.  Mỗi thung lũng đă phải tự mưu sinh (và phần lớn hăy c̣n sống như vặy.  Việc mua bán th́ yếu ớt, và chỉ ảnh hưởng đến vật dụng nhẹ, chẳng hạn như dược thảo có trị giá cao.  Không thể di chuyển một lượng gạo đáng kể từ thung lũng này sang thung lũng kia, băng ngang qua năm mươi dặm hay hơn nữa vùng núi non hoang dại, bằng sự khuân vác hay các con la, và bán nó với một giá phải chăng tại một thung lũng có lẽ cũng có một số thu hoạch phong phú không kém của chính nó.

     Các quận huyện phía tây của Vân Nam hăy c̣n được tiếp cận không mấy dễ dàng và không có thặng dư sản xuất.  Dân chúng của vùng đó hoặc hăy c̣n là các kẻ săn bắn sơ khai, các kẻ canh tác núi đồi theo lối đốt rừng làm rẫy, hay tạo thành một khu định cư thưa thớt tại các thung lũng sâu rất dễ mắc bịnh sốt rét.  Vượt quá các thung lũng này và các rặng núi cao chia cắt chúng là Miến Điện và thung lũng ph́ nhiều vùng thượng lưu sông Irrawaddy.  Vùng này đă có thể là miền sẽ đóng một vai tṛ đôi với Vân Nam giống như vai tṛ của Miền Nam Việt Nam đă thủ diễn trong lịch sử của Việt Nam: miền đất vàng phương nam nơi mà người nghèo có thể di chuyển đến, và nơi mà dân tộc t́m thấy một mục tiêu chung; nhưng chính trong các thế kỷ nhạt nḥa này của thời cuối vương quốc Nam Chiếu hay vương quốc Đại Lư mà chủng tộc chế ngự hiện nay của Miến Điện, chính người dân Miến, đổ xuống từ vùng biên giới Tây Tạng và chiếm cứ thung lũng sông Irrawaddy.  Có lẽ sự xâm nhập của họ đă trở nên khả dĩ nhờ các chiến thắng trước đó của Nam Chiếu trên vương quốc Pyu, mà Nam Chiếu đă chinh phục và hủy diệt, nhưng lại không nắm giữ và định cư trên lănh thổ đó.  Có rất ít tài liệu về các giai đoạn của sự chinh phục và chiếm ngụ của Miến Điện, nhưng chắc chắn nó đă được hoàn tất trên một quy mô rộng lớn trong suốt ba thế kỷ có sự hiện hữu của vương quốc Đại Lư.  Chính v́ thế thung lũng sông Irrawaddy đă bị biến mất trong bất kỳ viễn ảnh sáp nhập nào vào một nước Nam Chiếu to lớn hơn.  Chung cuộc, tiến triển này giúp cho một sự sáp nhập của Trung Hoa vùng Vân Nam là điều tất yếu, bởi sự tăng trưởng của Nam Chiếu trong phạm vi chính Vân Nam không thôi sẽ không bao giờ có thể sánh kịp với sự bành trướng về mặt nhân số và quyền lực của đế quốc Trung Hoa thống nhất, hay cung ứng nổi một căn cứ tự lực cho sự độc lập vĩnh viễn.

     Nền độc lập đó đă được bảo toàn quá lâu đến thế phần nhiều bởi sự yếu kém của nhà Tống sau này hơn là bởi sức mạnh hay sự quyết tâm của vương quốc Đại Lư.  Sau khi đánh mất miền bắc Trung Hoa năm 1126, đế quốc nhà Tống có một láng giềng nguy hiểm, trước tiên là đế quốc người Kim Thát Đát (Kin Tatar), sau này là đế quốc Mông Cổ mới, ở biên giới phía bắc của nó.  Khi người Kim, vốn bị ngăn chặn, bị đè bẹp bởi quân Mông Cổ năm 1234, số phận nhà Tống hầu như không tránh khỏi.  Vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười ba, người Mông Cổ thống trị toàn thể thế giới Á Châu, từ Hàn Quốc cho đến các biên giới phía tây của Nga.  Không vương quốc nào kháng cự lại được họ, phần lớn đă ngă gục trong chiến dịch đầu tiên.  Kể từ khi có sự chinh phục của họ trên triều đại người Kim, Đại Đế Khan của Mông Cổ không che dấu tham vọng và ư định của họ là cũng sẽ chinh phục nhà Tống, và họ đă khởi sự việc xâm lấn vùng biên giới ngay sau khi sự chiếm đóng miền bắc được củng cố.

     Nhà Tống đưa ra một sự kháng cự bền bỉ, vốn bị ước lượng khá thấp bởi các sử gia.  Họ không có các đồng minh, và khó có thể hy vọng t́m thấy bất kỳ quyền lực nào trong thế giới vào thời đại của họ.  Họ không bao giờ đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi một khu vực đă bị chinh phục nhưng họ đă pḥng thủ thành công các cứ điểm trọng yếu trong nhiều năm, và phá hỏng các cuộc xâm lăng nhắm vào các tỉnh ở dọc sông Dương Tử.  Người Mông Cổ, nhận thức được các khó khăn của một cuộc tấn công trực diện, đă quyết định đánh vào bên sườn đế quốc nhà Tống bằng cách chiếm đoạt tỉnh phía tây của nó, Tứ Xuyên, và di chuyển vào miền tây nam, chính v́ thế, đi ṿng qua pḥng tuyến sông Dương Tử và thọc vào lănh thổ nhà Tống từ hướng tây nam.  Dưới thời Mangu Khan, chính sách này được giao thác cho một trong các người con trai của ông, Kubilai (hay Kublai) (tức Hốt Tất Liệt), sau này trị v́ như vị hoàng đế Mông Cổ đầu tiên trên toàn cơi Trung Hoa, và đă trở nên, nhờ Marco Polo, người gốc thành phố Venice phục vụ ông ta, nhà cai trị nổi tiếng nhất trong tất cả các nhà lănh đạo Trung Hoa đối với thế giới Tây Phương.

     Năm 1252, Kubilai tập hợp lực lượng của ḿnh tại miền nam tỉnh Cam Túc, và khởi sự một cuộc đột tiến xuyên qua biên giới phía tây của Tứ Xuyên (tỉnh vẫn chưa hoàn toàn nằm dưới sự chiếm đóng của quân Mông Cổ, dọc theo một “con lộ chưa được biết đến, nằm giữa núi cao và vực thẳm”, hẳn phải chạy song song gần sát với con đường nổi tiếng băng ngang vùng thảo nguyên Tây Tạng đă được rong ruổi, theo chiều ngược lại, bởi các đội quân Cộng Sản trong cuộc Trường Chinh của họ năm 1935.  Quân Mông Cổ vượt qua sông Tatu, khi đó là biên cương giữa Tứ Xuyên và vương quốc Đại Lư, và quét xuống Vân Nam.  Sự tràn đến của họ hoàn toàn bất ngờ, bởi họ đă thực hiện một cuộc tiến quân dài hơn sáu trăm dặm xuyên qua khu vực hoang dại hầu như không được biết tới bởi khách du hành.  Đại Lư thực sự không đưa ra một sự kháng cự nào cả, nhà vua chịu khuất phục, và vương quốc bị rút lại thành một tỉnh của Mông Cổ.  Không lâu quân Mông Cổ đă xâm nhập vùng biên giới phía tây và xâm lăng Miến Điện, nơi tuy thế họ nhận thấy khí hậu không thuận lợi cho sự chiếm đóng thường trực của họ.  Bị đánh vào cạnh sườn, khả năng kháng cự của nhà Tống đă bị sút giảm đáng kể; trong ṿng chưa tới hai mươi năm sau cuộc chinh phục Vân Nam, nhà Tống đă hoàn toàn bị hủy diệt và Kubilai đă trị v́ như Hoàng Đế toàn cơi Trung Hoa trên một lănh địa rộng lớn hơn bất kỳ địa bàn nào trước đó.  Ông cũng là vị chúa tể được nh́n nhận của các kha hăn (Khan: phiên chúa) Mông Cổ, các thân nhân của ông cai trị vùng trung Á Châu, đông Nga, Ba Tư và phần lớn vùng Trung Đông.

     Cuộc chinh phục Vân Nam chính v́ thế không phải là công tŕnh của đế quốc Trung Hoa dưới các nhà cai trị Trung Hoa, mà là một phó sản của cuộc chinh phục của Mông Cổ trên chính Trung Hoa.  Nó có thể sẽ không bao giờ xảy ra nếu không có các cuộc xâm chiếm của Mông Cổ, hay nó có thể bị tŕ hoăn cho đến khi có một triều đại Trung Hoa hùng mạnh hơn kế thừa nhà Tống, nhưng một khi hoàn tất theo cung cách này, nó không bao giờ bị đảo ngược.  Người dân Vân Nam không có cảm thức về cá tính dân tộc có thể khởi hứng cho họ phản kháng, khi quyền lực Mông Cổ bị suy yếu, hay ngăn chặn thẩm quyên của triều đại Trung Hoa đă đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi Trung Hoa.  Quân Mông Cổ đă đặt tên đầu tiên cho toàn miền sáp nhập gồm vương quốc Đại Lư bị sụp đổ, cũng như các khu vực khác mà nó đă không cai trị trong nhiều năm, danh xưng tỉnh Vân Nam, làm sống lại tên thời Hán cổ xưa chỉ dùng để chỉ phần phía đông của cao nguyên Vân Nam.  Họ đă trao chính quyền của tỉnh mới lập cho một người theo đạo Hồi giáo từ trung Á Châu phục vụ dưới trướng vị Đại Hăn (Great Khan), và nhân vật này, cùng các người kế thừa thuộc cùng chủng tộc và tín ngưỡng, đă du nhập một lượng lớn các người đồng hương làm các binh sĩ đồn trú đến định cư tại các trung tâm quan trọng về nông nghiệp và chính quyền.  Đây là nguồn gốc của cộng đồng Hồi Giáo Vân Nam, đă có lúc lớn hơn nhiều so với cộng đồng kể từ sau cuộc nổi dậy lớn lao của họ hồi thế kỷ thứ mười chin, nhưng vẫn c̣n là một thành phần quan trọng trong dân số.

     Mặc dù sự kháng cự của chính Đại Lư không đáng kể, có bằng cớ rằng sự chống đối của các thị tộc đối với sự chinh phục của Mông Cổ hẳn phải đáng sợ hơn nhiều, bởi Marco Polo, kẻ đă du hành xuyên qua Vân Nam đến Miến Điện vài năm sau cuộc chinh phục, có mô tả xứ sở như vẫn c̣n gánh chịu sự tàn phá sâu rộng, các thành phố gần như không người cư ngụ, các làng mạc bị bỏ hoang, và đất trồng lúa gạo mọc trở lại cỏ dại.  Đó là một bức tranh có thể được phác họa của nhiều xứ sở trải qua sự công kích của quân Mông Cổ.   Giờ đây là một tỉnh biên giới xa xôi, Vân Nam không có vẻ được hưởng nhiều sự thịnh vượng từ sự hợp nhất đầu tiên của nó với Trung Hoa.  Gần như di tích kỷ niệm duy nhất sự thống trị của Mông Cổ là một bia kư được dựng bên ngoài thành phố Đại Lư trên một phiến đá cẩm thạch lớn, chứa đựng, trong một mớ hỗn tạp mọi rợ của tiếng Trung Hoa bị Mông Cổ hóa và tiếng Trung Hoa thông tục, một huấn lệnh cho các binh sĩ của hoàng đế Mông Cổ không được quấy rầy các nhà sư Phật Giáo của tu viện Ba Ngôi Chùa (Three Pagoda) vĩ đại, mà các phế tích vẫn c̣n chứng thực cho các nét huy hoàng của kiến trúc Nam Chiếu từ thế kỷ thứ tám.

     Vân Nam đă thành tỉnh đầu tiên trong các tỉnh miền nam Trung Hoa nằm dưới sự kỉểm soát của Mông Cổ, và nó cũng là tỉnh cuối cùng tại Trung Hoa mà người Mông Cổ nắm giữ, ngay cả sau khi họ đă mất Bắc Kinh và bị đuổi ra khỏi các tỉnh miền bắc.  Tổng cộng họ đă chiếm giữ Vân Nam trong một trăm ba mươi năm.  Phải chờ măi mười lăm năm sau khi kẻ sáng lập triều đại nhà Minh được thừa nhận là nhà lănh đạo toàn thể đế quốc Trung Hoa, ông ta mới phái các đội quân của ông đến trục xuất người Mông Cổ ra khỏi bàn đạp sau cùng của họ, tức là Vân Nam.  Chính v́ thế, có thể rằng vị Hoàng Đế nhà Minh đầu tiên đă không nh́n cuộc chinh phục Vân Nam, vốn không phải là một lănh thổ sở hữu của Trung Hoa trong bất kỳ ư nghĩa cụ thể nào dưới các triều đại trước đó, như một hậu quả hợp lư của cuộc chinh phục của ông ta đối với triều đại Mông Cổ.  Nếu chính người Mông Cổ không phải là các kẻ cai trị thực sự tại Vân Nam, điều có thể suy tưởng rằng nhà Minh sẽ để cho một triều đại bản xứ được yên ḥa, như nhà Tống đă làm bốn trăm năm trước đó.  Nhưng tại Vân Nam, người Mông Cổ vẫn ở tư thế đe dọa, ngay dù chỉ là một mối đe dọa mong manh, đối với nhà Minh chiến thắng; họ có thể thành lập một tiền trạm mà một quyền lực hồi sinh của Mông Cổ có thể sử dụng cho một cxuộc xâm lăng khác.  Như thế Vân Nam đă bị xâm lăng năm 1382 bởi các đội quân của Hoàng Đế Hồng Vũ (Hung Wu) nhà Minh, lại bị chinh phịuc một lần nữa, và chính từ đó, bị sáp nhập chung cuộc vào một đế quốc Trung Hoa dưới quyền một vị chúa tể Trung Hoa.  Các đai diện khiêm tốn cuối cùng của triều đại nhà Tuan, các kẻ thụ hưởng một số thẩm quyền h́nh thức dưới thời Mông Cổ, bị loại bỏ, và Vân Nam trở thành một tỉnh của đế quốc mới trên cùng căn bản giống như bất kỳ tỉnh nào khác.

     Một nhập lượng dân định cư lớn lao khác đă đến cùng với các đội quân nhà Minh.  Họ là người Trung Hoa, chính yếu từ các tỉnh dọc sông Dương Tử, khi đó là trung tâm chính yếu của quyền lực nhà Minh.  Họ đă trở nên ổn định như các điền chủ và giới tư sản địa phương tại tất cả các trung tâm đô thị chính yếu và các đồng bằng nông nghiệp quan trọng.  Các gia tộc cổ xưa nhất và kiêu hănh nhất của Đai Lư ngày nay là (hay đúng hơn, trước thời Cộng Ḥa Nhân Dân, đă là) hậu duệ không phải của các thũ lănh Nam Chiếu hay ngay của các người Vân Nam đă Hán hóa của vuơng quốc Đại Lư,  mà là con cháu của các sĩ quan trong các đội quân của Minh Hồng Vũ Hoàng Đế.  Dấu ấn nhà Minh trên Vân Nam đă lưu tồn và c̣n được nhận thấy.  Các ngôi chùa và tượng đài thuộc niên đại nhà Minh có rất nhiều; các chiếc câu treo bằng xích sát đặc sắc bắc ngang sông Cửu Long và sông Salween, cũng như nhiều con sông nhỏ hơn ở miền tây Vân Nam chứng thực cho sinh khí của chế độ mới và sự quan tâm của nó vào việc cải tiến các sự giao thông.  Nhiều thành phố của Vân Nam mắc nợ h́nh thức hiện đại của chúng nơi các nhà xây dựng thời Minh, và nhiều thành phố phản ảnh, nơi các bức tường thành thẳng đứng bao quanh và các đường phố cắt nhau, mẫu họa đồ thiết kế thành phố chung của miền bắc Trung Hoa, các bản sao chép thu nhỏ của Bắc Kinh.  Hệ thống đường lộ của các đoàn lữ hành, giờ đây đă bị đổ nát quá nhiều, nguyên thủy là một mạng lưới của các lối đi có mặt đường lát gạch đá, băng ngang các rặng núi và các ḍng sông, và nối liền mọi thành phố trong tỉnh với phần c̣n lại của Trung Hoa, và sau hết, với Bắc Kinh.  Đây cũng là công tŕnh thời nhà Minh.  Dọc theo các lộ này, Hoàng Đế Vĩnh Lạc (Yung Lo) nhà Minh, khi xây cất hoàng cung hiện tại ở Bắc Kinh năm 1405, các có các tấm đá cẩm thạch to lớn, được lấy từ cao nguyên nguyên Đại Lư, nơi sườn núi, rồi đẩy và lăn hàng trăm dặm cho đến khi chúng có theo được vận chuyển bằng các chiếc bè tại các chi lưu thượng nguồn của các con sông thuộc tỉnh Hồ Nam.  Các phiến đá có chiều dài 18 bộ Anh, rộng gần 5 bộ Anh, và được giả thiết có chiều dày cân xứng với các kích thước này.

     Đă có cuộc nhập cư liên tục và đáng kể của người Trung Hoa vào Vân Nam trong suốt thời nhà Minh.  Nhiều gia đ́nh tự nhận là hậu duệ của các binh sĩ hay nhà hành chính của nhà Minh, và nói rằng họ nguyên quán tại “Nam Kinh”, theo đó họ hiểu là tỉnh Giang Tô và vùng hạ lưu sông Dương Tử.  Phương thức gửi các người bị lưu đầy đến nhiều địa điểm khác nhau tại Vân Nam xem ra cũng đă bắt đầu thời nhà Minh.  Những người này luôn luôn được gửi đến cùng huyện ở Vân Nam, nơi mà các kẻ lưu vong trước đó từ cùng một huyện tại nội địa Trung Hoa đă đến.  Chính v́ thế, thổ ngữ có khuynh hướng trở nên ổn định hóa và khác nhau.  Các cư dân của Paoshan (Yungch’ang thời cổ) nằm giữa sông Cửu Long và sông Salween, phần lớn là hậu duệ của các kẻ lưu vong đến từ miền hạ lưu sông Dương Tử, và trong thực tế nói thổ ngữ Nam Kinh với rất ít sự khác biệt so với các người nói tiếng bản địa của kinh đô phương nam, với những người mà họ chưa bao giờ có một sự tiếp xúc mong manh nhất.  Các sự khác biệt tương tư xuất hiện mọi nơi khác; người dân Đại Lư có một giọng nói rất nặng tiếng Pai (Bạch) địa phương, ngay cả các gia đ́nh tự nhận có phía tổ tiên phụ hệ là Trung Hoa.  Các cư dân tại Côn Minh, tỉnh lỵ, nói với khẩu âm có sự liên hệ gần gủi dễ nhận thấy với cách nói thông thường ở Bắc Kinh.  Có một lư do đặc biệt cho sự kiện này, phát sinh từ một trong các lớp lang của lịch sử thời cuối nhà Minh, rất quan trọng trong lịch sử của Vân Nam và sự đồng hóa của nó vào văn minh Trung Hoa.

     Sau cuộc chinh phục của nhà Minh không thấy có xuất hiện bất kỳ phong trào quan trọng nào đ̣i giải phóng ra khỏi sự thống trị của Trung Hoa.  Bất luận có phải rằng các lực lượng của quyền lực đế quốc mới quá hùng mạnh hay chăng, hay có phải, khi xét đến các lợi lộc chắc chắn mà sự đô hộ Nhà Minh ban cho, người dân Vân Nam đă không có ư muốn đấu tranh cho nền độc lập hay không, xem ra nhà Minh đă trị v́ mà không bị thách đố tại Vân Nam cho đến khi kết thúc triều đại.  Tuy nhiên, trong những năm theo sau sự xâm nhập của Măn Châu vào Trung Hoa năm 1644, một loạt các biến cố mang đến một t́nh trạng xem ra nhiều phần làm sống lại quốc gia độc lập ở Vân Nam, cho dù dưới một vị tiểu vương chư hầu gốc Trung Hoa, chứ không phải người bản xứ.  Viên tướng Ngô Tam Quế (Wu San-kuei) ngày nay không phải là một anh hùng đối với người dân Trung Hoa; chính ông ta là người đă cho phép người Măn Châu tiến vào Trung Hoa và sau đó giúp họ dẹp tan sự kháng cự được đưa ra bởi các kẻ muốn phục hồi nhà Minh.  Lúc cuối đời, đến lượt ông ta phản kháng chống lại Hoàng Đế Măn Châu và đă chết trong khi chiến đấu chống lại vị hoàng đế này.  Nhưng chính Ngô Tam Quế là kẻ đă giúp cho cuộc chinh phục của Măn Châu trở nên khả thi.  Là một tướng lĩnh xuất sắc, ông ta chỉ huy đội quân biên cảnh đồn trú tại Sơn Hải Quan (Shanhaikuan), nơi mà bức Trường Thành chạm đến biển, một cửa ải chiến lược nằm giữa Măn Châu và chính Trung Hoa.  Vương quốc măn Châu đă sẵn cai trị tỉnh Liêu Đông (Liaotung) trước đây thuộc Trung Hoa (quê quán của Ngô Tam Quế), bên ngoài Trường Thành.  Năm 1644, kẻ nổi loạn Lư Tự Thành (Li Tzu-ch’eng) đă chiếm giữ Bắc Kinh và Hoàng Đế nhà Minh [Tư Tôn, ND] đă tự vẫn.  Kẻ nổi loạn họ Lư tự tuyên xưng là hoàng đế và gửi lời nhắn nhủ đến Ngô Tam Quế, cách xa hai trăm dặm về phía đông, hăy thần phục triều đại mới, với việc hứa hẹn các sự tưởng thưởng lớn lao.  Nếu họ Ngô chấp nhận các đề nghị này, người Măn Châu sẽ không bao giờ tiến vào được Trung Hoa.  Họ Lư và họ Ngô cùng nhau sẽ tạo thành một sự pḥng thủ vũng chắc cho vùng biên giới, và triều đại Shun mới lập của họ Lư sẽ thay thế nhà Minh.  Nhưng một sự tranh chấp cá nhân [nhiều tài liệu cho rằng v́ Lư Tự Thành chưa giao trả một ái thiếp của Ngô Tam Quế bị bắt giữ bởi một thuộc tướng của Lư Tự Thành, chú của người dịch] đă phân cách Ngô Tam Quế với vị tân vương vị lai của ông.  Ông ta lưỡng lự, sau đó đă quyết định, thay vào đó, mời người Măn Châu vào giúp ông ta diệt trừ kẻ nổi loạn Lư Tự Thành.  Đây là nguyên do trước nhất cho cuộc chinh phục của người Măn Châu.

     Một khi người Măn Châu đă được dựng lên tại Bắc Kinh, họ đă dành cho ông các danh vọng to lớn, và không lâu đă phái ông cùng binh sĩ của ông đi truy kích quân nổi dậy đă bị đánh dẹp, và sau đó đă dẹp tan các phong trào kháng chiến của các người muốn phục hồi nhà Minh.  Trong ba mươi năm, Ngô Tam Quế đă phục vụ họ một cách tốt đẹp trong các nhiệm vụ này, và trong năm 1657, ông ta đă xâm nhập Vân Nam vốn là tỉnh cuối cùng dưới sự cai trị của nhà Minh, và đă chinh phục nó, đánh đuổi kẻ tự xưng vua nhà Minh cuối cùng phải chạy trốn sang Miến Điện.  Năm 1661, ông đă xâm nhập Miến Điện, đánh bại một liên quân Trung Hoa-Miến Điện, và tiến binh chưa đầy sáu mươi dặm tới Mandalay, kinh đô [Miến Điện lúc bấy giờ, ND].  Đến nước này, nhà vua Miến Điện nhận thấy sự phản bội là mặt tốt hơn của ḷng dũng cảm; ông đă trao trả ông Hoàng nhà Minh [cuối cùng, tức Quế Vương, chú của người dịch] cho Ngô Tam Quế với điều kiện quân Trung Hoa phải rút ra khỏi xứ sở.  Họ Ngô dẫn tù nhân quay về Côn Minh, và ra lệnh xử tử ông ta, như thế đă tận diệt nhà Minh.  Người Măn Châu tưởng thưởng họ Ngô bằng việc cử ông làm tổng đốc cả về mặt dân sự lẫn quân sự hai tỉnh Vân nam và Quư Châu với tước vương.  Ảnh hưởng của ông rất mạnh tại các tỉnh lân cận vừa mới b́nh định xong là Hồ Nam và Tứ Xuyên, và c̣n vang xa đến tận vùng đông bắc như các tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc.  Tại tất cả các khu vực này, Ngô Tam Quế đă bổ nhiệm các quan chức, hay phải được tham khảo trước khi có sự bổ nhiệm bất kỳ người nào.  Ông ta gần như một ông hoàng độc lập.

     Sau mười năm của quan hệ phiền hà này, song hành cùng với hai ông Phiên Vương Trung Hoa được gọi là “phong kiến” khác [gồm Ngô Tam Quế là B́nh Tây Vương, và hai kẻ khác là B́nh Nam Vương và Tĩnh Nam Vương.  Sau khi Ngô Tam Quế từ trần, hai phiên vương này đều bị nhà Măn Thanh loại trừ, chú của người dịch], cũng là các tướng lĩnh nhà Minh như họ Ngô, tại các phần đất khác ở miền nam Trung Hoa, Triều Đ́nh Măn Châu đă cảm thấy đủ mạnh để thách đố quyền lực của họ và đập tan nó nếu chứng tỏ là ngoan cố.  Các danh vọng cao quư được ban cho các ông hoàng Trung Hoa này, nhưng tư thế độc lập của họ bị băi bỏ.  Các ông hoàng khác đă chấp nhận.  Ngô Tam Quế bác bỏ lời hứa trung thành này, tuyên bố độc lập và trong năm 1673 tự tuyên xưng là Tổng Tư Lệnh Vĩ Đại của triều đại nhà Chou [? Chẩu hay Chu, ND] mới.  Ông không tức thời mang danh hoàng đế, phù hợp với một tập quán Trung Hoa cổ xưa đ̣i hơn, hay c̣n kỳ vọng, một vị tuyên xưng làm tân hoàng hăy chứng minh ḿnh là kẻ chiến thắng – chính v́ thế là có Mệnh Trời – trước khi đảm nhận tước vị quân vương tối cao, vị kinh lược được ủy thác của ông Trời tại trần thế.  Về mặt thực tế, khi Ngô Tam Quế đảm nhận danh tước hoàng đế, vào năm 1678, sự chuyển động của ông đă không thực hiện được sự tiến triển mau lẹ.  Ông đă có năm năm chiến đấu khó khăn với người Măn Châu tại Hồ Nam và Tứ Xuyên, và ga6`n đó c̣n gặp phải các sự thất lợi tại Quảng Tây.  Năm tháng rưỡi sau khi tự xưng là Hoàng Đế Chao Wu của triều đại nhà Chou, Ngô Tam Quế từ trần.   Xem ra có lẽ ông đă quyết định thực hiện bước tiến cuối cùng này với sự nhận thức rằng ông không c̣n sống được bao lâu nữa và để làm dễ dàng cho sự kế ngôi của đứa cháu trai của ông, Wu Shih-fan, kẻ đă lên ngôi tại Côn Minh, kinh đô của đế quốc nhà Chou này.

     Không thể nói chắc rằng nếu Ngô Tam Quế, như một người trẻ tuổi hơn khi ông ta vứt bỏ ḷng trung thành với Triều Đ́nh Măn Châu ngoại lai và xa xôi, ông ta có thành công hay không trong việc tái lập một vương quốc mới của Nam Chiếu hay bất kỳ quốc hiệu nào mà ông có thể đặt cho nó, tại Vân nam.  Ông đă sáu mươi sáu tuổi khi mất đi; nếu c̣n sống, có lẽ ông không thể đánh đuổi người Măn Châu ra khỏ miền bắc Trung Hoa, nơi mà họ gặp ít sự chống đối, nhưng ông có thể làm rung động quyền lực mới của họ tại miền nam và củng cố quyền lực của chính ông tại miền tây nam.  Con trai của ông không có được khả năng của ông; vào năm 1681 nhà Măn Châu bao vây anh ta ngay tại Côn Minh, và khi không c̣n hy vọng được giải cứu, anh ta đă tự vẫn.  Thành phố bị sụp đổ, quân Măn Thanh đă tàn sát các kẻ đi theo gia đ́nh họ Ngô, nhưng đă để lại khối đông đảo các binh sĩ của họ, các người gốc tại miền bắc, như các kẻ bán lưu đầy tại Côn Minh, sự kiện kể từ đó giữ lại măi măi một vẻ ǵ đó của một thành phố phương bắc và một Bắc Kinh thu nhỏ mà Ngô Tam Quế đă ban tặng cho nó trong hai mươi năm lưu trú của ông.  Chính v́ thế một sự phục sinh khả dĩ của một vương quốc độc lập tại Vân Nam đă sụp đổ.  Các kẻ lưu đăy nhiều hơn và sự cai trị của Măn Châu đă nâng cao sự hán hóa xứ sở mà Ngô Tam Quế, bản thân là một người miền bắc, trong thực tế, đă phát triển.

     Trong hai trăm năm, cho đến khi chính quyền lực Măn Châu bị suy giảm rất nhiều, không có phong trào ở tầm mức đáng kể nào dành độc lập cho Vân Nam được phát khởi.  Khi một cuộc nổi dậy như thế đă xảy ra vào giữa thế kỷ thứ mười chin, nó đă không được lănh đạo bởi người gốc Trung Hoa định cư tại Vân Nam, hay bởi cư dân bản xứ, mà bởi các di dân Hồi Giáo.  Cộng đồng này, như đă được nói đến, có nguồn gốc dưới thời đô hộ của Mông Cổ, là các lính đánh thuê được mang đến từ vùng trung Á Châu.  Vào cuối thế kỷ thứ mười chin, cộng động đông đảo, giàu có và cũng tự cảm thấy bị đàn áp.  Giữ độc quyền công cuộc mậu dịch của các đoàn lữ hành, vốn là phương tiện chuyên chở duy nhất tại tỉnh miền núi, người Hồi Giáo Vân Nam đă định cư tại tất cả các thành phố quan trọng dọc theo các trục lộ chính.  Chính v́ thế, chúng ở vào các vị trí tốt để nổi dậy, nhưng cũng là các địa điểm tốt để bị ḅn rút bởi các quan chức tham nhũng, các kẻ đầy rẫy vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười chín.  Xem ra có lẽ rằng sau cuộc chinh phục của nhà Minh, các dân định cư Hồi Giáo, các đầy tớ phục dịch của quân Mông Cổ  thất trận, đă không được tin cậy hay chấp nhận như các thần dân trung thành.  Họ đă mất đi tư thế, và mặc dù thừa kế các truyền thống hiếu chiến từ các tiền nhân quân sự của họ, đă không được trưng tập làm binh sĩ.  Họ hướng đến ngành vận tải và các kỹ nghệ liên hệ, một số lượng tương đối ít người trong họ theo đuổi ngành canh nông.

     Năm 1835, đế quốc Măn Châu ở vào một t́nh trạng khó khăn; nó mới bị đánh bại trong cuộc Chiến Tranh Nha Phiến bởi Anh Quốc; trong năm 1851 cuộc nổi dậy của Thái B́nh Thiên Quốc đă bùng nổ tại các tỉnh miền nam, và trong năm 1853, sau khi đă càn quét khắp miền nam Trung Hoa và xuôi ḍng Dương Tử, quân nổi dậy đă chiếm giữ Nam Kinh, kinh đô miền nam, và tuyên cáo ở đó [sự thành lập] Thái B́nh Thiên Quốc (T’ai P’ing T’ien kuo).  Bởi quân nổi dậy nắm quyền kiểm soát phần lớn thung lũng sông Dương Tử, và đe dọa di chuyển lên phía bắc đến Bắc Kinh, sự giao thông giữa miền bắc Trung Hoa và các tỉnh tây nam th́ bất trắc hay rất ṿng vo.  Đối với các người Hồi Giáo ở Vân Nam, các biến cố này xem ra đă mang lại một cơ hội chưa từng có để nổi dậy và đánh đuổi quyền lực Măn Châu ra khỏi Vân Nam.  Không giống như cuộc phản kháng của Ngô Tam Quế, mặc dù đặt căn cứ tại Vân Nam, nhắm vào việc trục xuất người Măn Châu ra khỏi bờ cơi Trung Hoa, người Hồi Giáo Vân Nam chỉ t́m cách dành đoạt quyền lực tại chính Vân Nam và thiết lập ở đó một vương quốc Hồi Giáo.  Họ không có mối liên kết với quân nổi dậy Thái B́nh theo tà đạo Thiên Chúa, trừ việc các chiến thắng của Thái B́nh đă tạo sự thuận lợi cho cuộc nổi dậy của chính họ ở Vân Nam.

     Nhà lănh đạo tinh thần của phong trào là một kẻ theo đạo Hồi sinh đẻ tại Đại Lư, có tên là Ma Te-hsin, sinh sống tại Côn Minh, và là một nhà thần học Hồi Giao (Mullah) hay một giáo sĩ Hồi Giáo.  Bất kể sự liên hệ của ông với cuộc phản kháng, chính quyền Măn Châu trong nhiều năm đă không bắt giữ ông ta, mặc dù có vẻ là ông đă sinh sống tại một khu vực mà họ đă chế ngự trong phần lớn thời khoảng đó.  Nhà lănh đạo quân sự là một người nào đó tên là Tu Wen-hsiu, cũng gốc từ Đại Lư, kẻ đă tuyên cáo một cách dứt khoát ư định của ông nhằm thiết lập một vương quốc Hồi Giáo.  Nước này ông ta gọi là B́nh Nam Quốc (P’ing Nan Kuo) (Vương Quốc Miền Nam An B́nh), và chính ông đảm nhận vương tước Hồi Giao là Quốc Vương (Sultan) với danh xưng bằng tiếng Ả Rập là Suleiman.  Điều này tự nó chứng minh tính chất dân tộc và địa phương (Hồi Giáo) cho phong trào của ông ta.  Không “Quốc Vương Hồi Giáo” nào có thể ao ước để cai trị Trung Hoa, không người nào với một danh tính ngoại quốc lại sẽ được chấp nhận làm hoàng đế Trung Hoa.  Ông Tu đă không chỉ hay biết về các liên hệ quốc tế của các người theo đạo Hồi Giáo, mà c̣n đă thẩm định t́nh h́nh của Vân Nam trong chiều hướng này.  Ông đă mau chóng chinh phục toàn thể miền tây Vân Nam, cho đến khi vương quốc của ông ta tiến sát vào vương quốc Miến Điện, chẳng bao lâu sau bị ngă gục trước sự chinh phục của người Anh.  Ông Tu hay biết về nhược điểm của Miến Điện; ông đă không t́m cách liên minh với các nhà cai trị theo Phật Giáo này, nhưng đă tiếp xúc với người Anh, đă sẵn có mặt tại miền nam Miến Điện, bằng một lá thư gửi đến Nữ Hoàng Victoria, yêu cầu đuợc thừa nhận như quốc vương của B́nh Nam Quốc.  Điều này đă không được chấp nhận bởi Nữ Hoàng hay các cận thần của bà; vào lúc đó người Anh chưa sẵn sàng để thúc đẩy sự giải tán đế quốc Măn Châu.  Nếu họ đă làm ngược lại, ít nhất rất có thể một Vân Nam độc lập do Hồi Giáo thống trị đă có thể xuất hiện và tồn tại.

      Nhược điểm của Tu Wen-hsiu và các người ủng hộ ông là họ chỉ tượng trưng cho một quyền lợi cục bộ tại Vân Nam, một miền đất măi măi bị phân cắt bởi địa dư và cũng bởi cảm thức về chủng tộc và địa phương.  Xem ra đă không có lực tập hợp được dân chúng bản địa cho lư cớ của Quốc Vương Hồi Giáo; tương tự cũng không có sự chống đối công khai với duyên cớ đó từ các phần tử này.  Dân chúng Trung Hoa, nếu không tích cực phản đối, cũng giữ nguyên thái độ thụ động.  Sự chống đối thực sự đến từ các đội quân của triều đại Măn Châu, mặc dù các đội quân này trong thực tế là các lực lượng Trung Hoa nằm dưới sự chỉ huy của người Trung Hoa.  Ts’en Yu-ying là một con người khác thường  Phát sinh từ một gia đ́nh gốc Trung Hoa định cư từ lâu tại các khu vực thị tộc của tỉnh Quảng Tây,  gia đ́nh của ông đă là các lănh chúa phong kiến địa phương được nh́n nhận của một thị tộc như thế trong nhiều thế kỷ, song họ đă giữ lại văn hóa, ngôn ngữ Trung Hoa và dành đạt được các chức vụ chính thức.  Bản thân ông Ts’en chính v́ thế là một người dân vùng tây nam, chứ không phải kẻ xâm nhập từ miền bắc như Ngô Tam Quế, và có lẽ sự việc cũng dễ dàng hơn cho ông để tự lập ḿnh thành vị chúa tể của miền tây nam ly khai hơn là ông Tu Wen-hsiu theo Hồi Giáo.  Nhưng họ Ts’en đă trung thành với Triều Đinh tại Bắc Kinh, và Triều Đinh đó, không c̣n ở vị thế hành xử nhiều ảnh hưởng cho phân đất riêng của chính họ tại các tỉnh tây nam xa xôi, đă ủy thác cho ông ta trọn vẹn quyền lực.

     Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và tác hại, được phóng ra phần lớn trên cao nguyên Vân Nam, giữa Đại Lư và Côn Minh.  Ngay từ 1857, Ts’en Yu-ying đă tiến quân vào Đại Lư, nhưng bị đẩy lui.  Trong cùng năm, quân Hồi Giáo bao vây Côn Minh, lập lại mưu toan này trong năm 1861, và sau cùng, dưới sự chỉ huy của Tu Wen-hsiu, đă chiếm đóng thành phố một cách ngắn ngủi trong năm 1863.  Nhưng các sự bất đồng và ghen tỵ của phe Hồi Giáo, sự đầu hàng của một số thủ lĩnh của họ, và các cuộc tranh chấp bùng nổ giữa các người khác, đă hủy hoại các cơ may để củng cố các thắng lợi của họ.  Dần dần, Ts’en Yu-ying đă phục hồi và ổn định hóa miền đông của tỉnh.  Cho măi đến năm 1968, Tu Wen-hsiu vẫn có khả năng bao vây Côn Minh trong một năm trường, nhưng khi cuộc vây hăm đă bị phải bị băi bỏ trong năm 1869, đó là một khúc rẽ trong cuộc chiến tranh lâu dài.  Các cuộc công hăm kéo dài và lập lại nhiều lần vào một thành phố có tường thành bao quanh hẳn phải là một trong số các thí dụ cuối cùng của h́nh thái chiến tranh cổ xưa trong lịch sử. *  Ts’en giờ đây được bổ làm phiên vương Vân Nam và đă giao cho thuộc cấp của ông, Yang Yu-k’o, thực hiện trận đánh cuối cùng.  Yang tiến đánh Đại Lư năm 1872 và cưỡng chiếm lôi đi qua đèo Hạ Quan nằm ở mỏm phía nam của hồ nước.  Sau đó ông đă mở cuộc bao vây chính thành phố và chiếm lấy thành phố sau một cuộc kháng cự dũng mănh và kéo dài.  Ngay sau khi có sự từ trần của Tu Wen-hsiu (kẻ đă cố tự vẫn nhưng đă bị giao nạp bởi các cận vệ của ông trước khi ông có thể làm như thế), người Hồi Giáo vẫn kháng cự bên trong lẫn ngoài thành phố trong gần một năm.  Hàng ngh́n người trong họ đă bị hạ sát, nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu.  Khi công cuộc b́nh định được hoàn tất, dân số của tỉnh được ước lượng đă giảm từ tám triệu người xuống khoảng ba triệu người, mặc dù được nghĩ rằng nhiều người trong số mất tích trong thực tế đă chạy trốn sang các miền ḥa b́nh hơn.

     Chính v́ thế đă chấm dứt nỗ lực sau cùng để tách rời Vân Nam ra khỏi Trung Hoa, bởi đó chính là một toan tính rơ rệt muốn làm như thế, hầu thiết lập một vương quốc Hồi Giáo độc lập.  Nó không bao giờ được tái diễn.  Cộng đồng Hồi Giáo mặc dù tồn tại và đă khôi phục một phần dân số, không bao giờ dành lại được vị thế mạnh mẽ mà nó nắm giữ trước năm 1873.  Thành phố Đai Lư đă từng là kinh đô truyền thống của một vương quốc độc lập, để đối lập với Côn Minh, cứ địa của chính quyền Trung Hoa, đă gần như bị hủy diệt vào lúc có sự chiếm đoạt của đế triều.  Ngày nay hơn phân nửa nội thành nằm bên trong tường thành hăy c̣n là các băi trống và các phế tích của các ngôi nhà đầy cỏ mọc; phần lớn tổn hại bị gây ra bởi cuộc động đất to lớn năm 1925, và điều này thuờng là sự giải thích chính thức về các khu vực bị tàn phá, nhưng các cư dân lâu đời hơn biết rơ rằng đó là một sự ngụy biện: các tuyến đường trống vắng đă từng là các khu phố dân cư khi trước vốn được trú ngụ bởi dân theo đạo Hồi, sau khi có sự sụp đổ của thành phố, đă bị cấm không được ở tại đó.

     Chính bản thân người Hồi phải chịu trách nhiệm về sự tổn hại nặng nề đối với các tượng đài kỷ niệm văn hóa của thời quá khứ xa hơn.  Tu viện Phật Giáo vĩ đại được gọi là San T’a Ssu, Tu Viện gồm Ba Ngôi Chùa [Tam Tháp Tự ?]), ngày nay là một đống các phế tích.  Đây không phải là một hậu quả của trận động đất, bởi ba ngôi chùa cổ xưa đă mang lại cho tu viện danh xưng của nó vẫn sống sót qua trận động đất, như chúng đă sống sót qua các thời Hồi Giáo, nhà Minh, và Mông Cổ.  Tại một pḥng nhỏ của tu viện cổ xưa sau này được trùng tu đă có nhiều mảnh vỡ của pho tượng Phật bằng đồng to như người thật, nổi tiếng từ lâu như một tác phẩm của thời kỳ Nam Chiếu.  Chỉ phần bán thân phía trên là thoát khỏi sự thù oán của người Hồi đối với nghệ thuật điêu khắc, nhưng mảnh vỡ này cho thấy một thể điệu mang tính chất Ấn Độ rất sâu đậm, với dấu hiệu tương đối ít ỏi của cảm hứng nghệ thuật Trung Hoa trực tiếp.  Đây là, hay đúng hơn đă là, bằng chứng quan trọng nhất cho khuynh hướng Ấn Độ trong nền văn minh của Nam Chiếu được lưu truyền cho đến thời nay.  Có những chỉ dẫn khác của ảnh hưởng ẩn ḿnh này trong văn hóa của Vân Nam hiện đại, đặc biệt trong vùng Đại Lư.  Cho đến các thời kỳ tương đối gần đây, các tấm đá bia mộ khắc lời ghi tặng và lư lịch của người từ trần bằng tiếng Hoa phía mặt trước, tiếng Phạn (Sanskrit) ở mặt sau; một tập tục độc nhất tại Vân Nam, và đặc biệt tiêu biểu cho Đại Lư.  Nhiều ngôi mộ như thế hiện vẫn c̣n đứng trên sườn ngọn núi bên trên thành phố.

     Dân chúng Đại Lư trang hoàng nhà cửa của họ cũng như các ngôi chùa – và ngay cả các đền thờ [Hồi Giáo] – với một họa kiểu đôi khi khắc ch́m, đôi khi tô màu, một quái vật trông giống như con rắn, vốn được tin là vị thần của các trận động đất, được gọi ở địa phương là Ao Yu; ít có sự nghi ngờ nào rằng đó đă là một h́nh ảnh tượng trưng được biến cải của Naga, thần rắn trong Ấn Độ Giáo.  Chủ đề Naga rất thông dụng trong mọi sự trang trí tại vùng Đại Lư; nơi chân bàn và chân ghế, và rơ nét trong h́nh thức khăn chùm đầu được mang bởi các thiếu nữ sắc dân Pai (Bạch) ở đồng bằng Đại Lư trước khi kết hôn.  Đây không phải là kiểu mẫu nghệ thuật của Trung Hoa, và gần như chắc chắn là một di tích của văn hóa tiền Trung Hoa của Nam Chiếu ban sơ.

     Các di tích lưu tồn như thế th́ ít ỏi; khách du hành t́nh cờ sẽ ít t́m thấy tại miền tây Vân Nam những ǵ mà lại không có nguồn gốc Trung Hoa, cho đến khi người đó tiến gần tới biên giới Miến Điện, nơi có cư dân thuộc chủng tộc T’ai (người Shans) hay thị tộc Kachin.  Nhưng rất thường, trong h́nh thức Trung Hoa của một kiến trúc, một tác phẩm nghệ thuật, hay một nhân tạo phẩm (artifact), hay có ẩn chứa một thành tố phát sinh từ văn hóa cổ xưa hơn tại vùng này.  Một cách khá hiếu kỳ, bất kể sự lưu ngụ lâu dài và sự thống trị ngắn ngủi của họ, thành phần Hồi Giáo trong dân số chỉ sản xuất ra ít bằng cớ rơ ràng về bất kỳ ảnh hưởng văn hóa nào được mang lại cùng với họ từ trung Á Châu.  Cách trang trí hai mầu đen trắng kiểu ả rập được áp dụng tại Đại Lư dưới mái hiên nóc nhà có lẽ gần như là ảnh hưởng nghệ thuật duy nhất phát hiện được.  Sự kiện này cũng thế, chỉ giới hạn vào khu Đại Lư.

     Do vậy, điều khá rơ rệt rằng sự đồng hóa theo Trung Hoa của nền văn hóa  cổ xưa  hơn tại Vân Nam th́ gần như là tuyệt đối.  Kư ức về một nền độc lập trước đây th́ mơ hồ và ch́m khuất nơi người dân thường; mà chỉ được biết như các sự kiện lịch sử, nhưng được nh́n qua sự giáo dục của Trung Hoa, qua văn chương.   Cảm thức dân tộc tính không hiện hữu nơi người dân nay được gọi là các Dân Tộc Ít Người.  Họ hay biết về sự khác biệt của họ với Trung Hoa, nhưng không cảm thấy sự hănh diện đặc biệt nào, hay sự tự ti nào.  Các người có học của các dân tộc này th́ thông thạo Hán tự, nhưng không bao giờ (có lẽ cho đến khi nằm dưới Cộng Ḥa Nhân Dân) nỗ lực để nghĩ ra một hệ thống chữ viết của chính họ.  Điều này là sự thực với rất ít ngoại lệ.  Văn chưoơng, đến mức bất kỳ phần nào c̣n tôn lưu, của Nam Chiếu viết bằng Hán tự, hay có lẽ cả bằng tíếng Phạn (Sanskrit).  Các dân Bạch (Pai) có học thức tại Đại Lư, mặc dù nói ngôn ngữ đàm thoại riêng của họ tại nhà, hoàn toàn không nhận biết ǵ về các đặc điểm văn phạm cá biệt của họ, và hoàn toàn không quan tâm đến một ngôn ngữ như thế.  Nó chỉ là tiếng nói thông dụng trong nhà và ngoài đồng ruộng, không bao giờ được dùng tại những nơi lịch sự.  Yếu tố xác định vị thế xă hội thời tiền Công sản là giáo dục; một người biết đọc và nói Hán tự ngang hàng với bất kỳ kẻ nào mang ḍng máu thuần túy Trung Hoa (nếu trong thực tế có bất kỳ người nào như thế tại Vân Nam) và người không biết đọc là người ở vị thế thấp kém, ngay dù ngôn ngữ mẹ đẻ của người đó là Hoa ngữ.  Nếu người đó chỉ biết nói vai tiếng không phải là Hán tự, người đó trong thực tế được xếp loại là một “man tzu” [? man tử, ND] , có nghĩa một kẻ man rợ, hay có lẽ một cách chính xác hơn, như một “native: thổ dân” theo nghĩa khinh thường của từ ngữ đó.  Một người dân Bạch (Pai) chỉ có thể nói Hoa ngữ rất kém được nghe thấy đă sỉ vả một người chăn dắt súc vật gốc dân Nosu đang cản trở lối đi là “hu tu man tzu” – “một đứa thổ dân ngu si”.  Thái độ thực dân không chỉ bị giới hạn vào các thực dân Âu Châu.

     Song chính sách thực dân của Trung Hoa, bởi đó là điều phải được gọi như thế tại Vân Nam, trong một số đường hướng, có tính cách khai hóa.  Dân chúng được nh́n như được phân chia thành “shu và “sheng” – đă chín hay c̣n sống.  Thuần thục trong văn minh Trung Hoa, được chấp nhận hoàn toàn và tuyển dụng chính thức nếu họ đă thụ đắc một nền giáo dục Trung Hoa và ít nhiều thích nghi với các phong tục xă hội Trung Hoa.  Điều kiện sau cùng này đă không được áp dụng một cách quá nghiêm ngặt.  Người Bạch tại Đại Lư có một hệ thống gia đ́nh không mang tính chất Trung Hoa, và được đặt căn bản nặng nhiều về nguồn gốc địa phương tại một làng hơn là vào ḍng dơi theo phụ hệ.  Kết hôn ngoại tộc [Exogamy, kết hôn ngoài bộ lạc, ND] không phải là một bộ phận trong hệ thống đó, và nó vẫn c̣n thường không được để ư tới bởi các người có học thức.  Người Trung Hoa từ các nơi khác của xứ sở nh́n thấy các bia mộ ghi lại sự kết hôn của các gia đ́nh có cùng họ lấy làm ngạc nhiên, nếu không c̣n  bị chấn động;  nhưng người dân Bạch ở Đại Lư có học thức nhận thấy điều này hoàn toàn b́nh thường.  Tại một số nơi của Vân Nam, sự đồng hóa không đi đên mức quá xa cho đên nay.  Sắc dân Na Khi sinh sống chung quanh Lichiang [Ly Giang, một khu du lich nổi tiếng ngày nay của Vân Nam, chú của người dịch], một trăm dặm về phía bắc Đại Lư, ở  một khu vực từng có lần nằm dưới ảnh hưởng sâu đậm của Tây Tạng, đă phát triển một hệ thống đơn giản của chữ viết tượng h́nh (ideograph), hay cách viết bằng h́nh vẽ, có thể là một sự bắt chước theo Hán tự, nhưng khác biệt.  Nó vẫn c̣n được dùng trong các bia mộ tưởng niệm hồi cuối thập niên ba mươi [của thế kỷ thứ hai mươi, chú của người dịch], nhưng đang mau chóng mất đi.  Một số bản thảo dài hơn nào đó c̣n được bảo tồn.  Sắc dân này phải chịu đựng áp lực của việc thay đổi các phong tục xă hội, để thích nghi với luân lư Trung Hoa, ở một thời kỳ rất gần đây.  Sự giao hợp tiền hôn thú trước đây được nh́n nhận và thông thường; dưới ảnh hưởng Trung Hoa, nó trở nên ô nhục và bị kết án.  Hậu quả, tỷ lệ tự tử trong số các thiếu nữ tại Ly Giang lên rất cao, và được liên kết với các thái độ phản kháng lăng mạn.

     Phần tử “c̣n sống sượng” hay “chưa văn minh” theo cách nói Trung Hoa, phần lớn được để mặc họ.  Rất ít nỗ lực được trù liệu và nhận thấy đă được thực hiện nhằm mang họ vào dưới ảnh hưởng Trung Hoa, chừng nào mà họ c̣n giữ sự ôn ḥa.  Bởi phần lớn các cư dân tại các rặng núi rừng trên cao không thu hút công cuộc định cư người Trung Hoa, sự tiếp xúc chính của họ với dân chúng nông nghiệp là ở các chợ, nơi họ đến để mua vải vóc hay đồ trang sức rẻ tiền và để bán các sản phẩm của rừng, đặc biệt các dược thảo, vốn được xem đáng giá bởi người Trung Hoa.  Bất kể đến sự dung chấp dễ dăi này, rất có thể là các thị tộc “c̣n sống sượng” này đă cảm thấy bị lăng quên và không có ảnh hưởng ǵ.  Sự thành công đáng kể, hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi, mà các nhà truyền giáo Tin Lành có được trong việc cải đạo số đông người Li Su, một thị tộc miền núi, có lẽ nhiều phần v́ cảm giác mà các người dân này đă rút ra từ sự cải đạo; an ninh, ảnh hưởng và sự trợ giúp từ các người bạn quyền thế -- các người ngoại quốc – hơn là từ các niềm tin tôn giáo.  Mặt khác, chính sách của Trung Hoa, mặc dù có vẻ ở t́nh trạng hôn mê, được dựa trên niềm tin rằng thời gian sẽ đem mọi người dân ở Vân Nam vào trong ṿng tay ôm trọn của văn minh Trung Hoa; một thế kỷ theo cách này hay cách kia không thành vấn đề.  Lịch sử đă cho thấy sự đối kháng sẽ tan biến mất, rằng không ǵ có thể được cống hiến tốt hơn là văn hóa Trung Hoa, và rằng những ai chấp nhận nó sẽ lấy làm hănh diện về thành quả của ḿnh và không muốn từ bỏ vị thế mới của ḿnh.

     Riêng người Hồi Giáo, trong các thế kỷ gần đây,  đem lại một lựa chọn khác biệt rơ ràng, và v́ lư do này, đă bị đăn áp một cách khắc nghiệt hơn các thị tộc “c̣n sống sượng” bất măn, các thành phần được ước định đôi khi tỏ ra bướng bỉnh, nhưng không bao giờ là một mối đe dọa cụ thể.  Xem ra có rất ít bằng chứng rằng khảo hướng Trung Hoa căn bản này đă thay đổi dưới chế độ hiện tại.  Ngày nay nó mang nặng tính chất lư thuyết hơn; Các Dân Tộc Ít Người có quyền có văn hóa riêng của ḿnh, và quyền được giáo dục trong đó, nếu đó là việc mà họ mong muốn.  Nhưng họ cũng học tiếng Trung Hoa; họ đă nuôi dưỡng, bất luận trong một cộng đồng phi-Trung Hoa hay tại một cộng đồng hỗn chủng, như các kẻ tuân hành đạo lư Cộng Sản, và theo lời giáo huấn của [Chủ Tịch] Mao Trạch Đông.  Nhiều điều đă được làm cho người dân, không chỉ cho các dân định cư gốc Trung Hoa, nhiều hơn những ǵ mà chính phủ hoàng triều hay cộng ḥa trước gia đă từng dự liệu,nhưng điều này cũng vậy, là một lực đồng hóa, nhằm mang một tỉnh tụt hậu vào ḍng chảy trọn vẹn của văn hóa Trung Hoa hiện đại.  Các từ ngữ thô lỗ hay miệt thị được dùng cho người dân phi-Trung Hoa trước đây đă bị băi bỏ và kết án, ngay khi chúng được dùng theo sự quy định từ lâu và không c̣n mấy ư nghĩa đối với người Trung Hoa hay phi-Trung Hoa.  Người Min Chia (dịch sát nghĩa “thường dân, dân dă”) của Đại Lư giờ đây sẽ được gọi là dân Bạch (Pai); thế nhưng từ ngữ này trong Hán tự để chỉ sắc dân bản xứ Ber, là tên gọi tắt của Ber Wa Dser, “ “Dân của ông Hoàng Bạch”.  Không có vẻ rằng nhóm chữ này sẽ có thể được gọi trong Hán tự là  Pai Wang Tzu: Bạch Vương Tử;  có lẽ đây là một thành ngữ quá phong kiến và phản động.

     Người Vân Nam, thuộc mọi sắc dân, thường có một thái độ địa phương đặc thù đối với phần c̣n lại của Trung Hoa: trong khi điều này khó có thể được mệnh danh là “chủ nghĩa dân tộc Vân Nam” bởi nó không có các động lực hay sắc màu chính trị, mà mang tính chất tự hướng tâm rơ ràng.  Mặc dù Vân Nam là một tỉnh biên cương, và rất xa trung tâm của xứ sở, người Vân Nam luôn luôn nói đến các phần đất khác của Trung Hoa là “wai sheng” “ngoại tỉnh: các tỉnh bên ngoài” – một thành ngữ gây ngạc nhiên, chấn động hay làm thích thú lớn lao các du khách đến từ “ngoại tỉnh” chẳng hạn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu.  Nếu một số phong tục khác biệt nhau, và có lẽ phong tục đáng mong ước hơn hiện hữu tại các nơi khác, và đă được đề cập tới, phản ứng thông thường là “chúng tôi không làm như thế này tại Vân Nam”, và hàm ư rằng Vân Nam v́ thế siêu việt hơn.  Phần lớn loại chủ nghĩa địa phương này có thể t́m thấy nơi các phần khác của Trung Hoa (nổi bật là Tứ Xuyên), nhưng tại Vân Nam, xem ra có một cảm thức mạnh mẽ về nét đặc thù hơn bất kỳ nơi nào khác.  Điều này có thể giải thích, ít nhất tại Đại Lư, bởi sự tiếp tục áp dụng các phong tục và cung cách không có nguồn gốc Trung Hoa, và được biết có tính cách bản địa của vùng này.

     Như một hệ luận của thái độ đối với “ngoại tỉnh”, đă có một sự nh́n nhận rất khác biệt các người phi-Vân Nam trong một số phương diện như không giống, ngay cả gần như ngoại kiều.  Khi các dân định cư từ Tứ Xuyên đến đông đảo, ngay các địa danh cũng ghi nhận gốc gác ngoại lai của chúng, như tại Pinch’uan, “Khách (đến từ Tứ) Xuyên (Ch’uan)”.  Các người Hồi Giáo không bao giờ được phép quên rằng họ là một sắc dân ngoại lai (Hui Tzu) ngay dù tất cả họ đều nói thổ ngữ địa phưng và ăn mặc theo kiểu Trung Hoa – chỉ khác biệt trong tôn giáo của họ.  Kể từ khi có sự sụp đổ của đế quốc, phương thức đề triều cũ về việc không bao giờ tuyển dụng một người bản xứ vào phục vụ tại tỉnh hạt của chính họ đă rơi vào sự bất áp dụng hoàn toàn.  Các quan chức là người Vân Nam, tổng đốc là người Vân Nam, và nếu ông ta toan tính, không phải lúc nào cũng thành công, để phân phối các người nắm giữ các chức vụ đến các khu vực khác hơn quê quán bản địa của chính họ, ông ta thường nhận thấy điều tiện lợi hơn là nên quên đi cách thức này trong thực tế.  Trong ư nghĩa này, Vân Nam đă phục hồi sự độc lập thực tế từ chính quyền trung ương hơn nó đă được thụ hưởng kể từ khi có sự chinh phục của Mông Cổ.  Trong thời “Chiến Tranh Quân Phiệt: Warlord Era”, 1913-34, người Vân Nam chưa hề nh́n thấy một đội quân từ bên ngoài tỉnh, hay chịu phục tùng một tỉnh trưởng nào không phải là dân bản xứ của họ.  Khi đội quân của chính phủ Nam Kinh, theo sau với một khoảng cách thận trọng cuộc Trường Chinh của các lực lượng Cộng Sản trong các năm 1934-35, xâm nhập vào Vân Nam, họ đă không mấy được chào mừng.  Phe Cộng Sản đă không chiếm các thành phố, hay chiếm cứ đất đai lâu dài; phe Dân Tộc Chủ Nghĩa sẽ làm cả hai việc nếu họ có dư binh sĩ.  Thái độ đối với Cộng Sản chính v́ thế là “vừa yêu vừa ghét: ambivalent”; đúng vậy họ là “ngoại tỉnh nhân: wai sheng jen” – các kẻ bên ngoài – nhưng phe Dân Tộc Chủ Nghĩa cũng như thế.  Cũng đúng rằng Cộng Sản là kẻ thù của các địa chủ và tầng lớp quan chức, nhưng các người này đă chạy đi trú náu tại các thành phố nơi không bị chiếm giữ bởi phe Cộng Sản.  Người dân thường ưa thích những ǵ họ nh́n thấy nơi các kẻ thực hiện cuộc Trường Chinh của Cộng Sản; họ đă trả tiền mua sản phẩm, họ trả tiền công hợp lư cho phu khuân vác, và trở ngại duy nhất với họ rằng họ đă đi quá xa và quá nhanh đến nỗi phu khuân vác Vân Nam chuyên nghiệp nhận thấy đó là một kinh nghiệm cam go.  Khi cuộc xâm lăng của Nhật Bản bắt đầu, các lực lượng của Vân Nam có góp phần vào công cuộc pḥng thủ quốc gia.  Các sư đoàn ra tiền tuyến đă được đưa tiễn nồng hậu với các bữa tiệc khoản đăi và quà tặng; mọi người thực sự khá vui mừng khi thấy họ ra đi, các người lính ra đi đến “ngoại tính được tuyển dụng tốt, và tốt hơn so với việc ở lại nhà.  Không ai kỳ vọng một cách nghiêm chỉnh rằng nhiều người , nếu có, sẽ quay trở lại bao giờ.

     Vân Nam giờ đây được kết hợp như một tỉnh của Cộng Ḥa Nhân Dân [Trung Quốc], nhưng đă có không ít chỉ dẫn trong diễn tiến Cuộc Cách mạng Văn Hóa rằng chủ nghĩa đặc thù cũ đă không chết.  Nó có lẽ sẽ c̣n tồn tại trong rất nhiều năm, bởi ngay các sự giao thông được cải tiến hiện nay vẫn để lại phần đất này ở nơi xa xôi, tương đối khó tiếp cận, và rất xa trung tâm quyền lực.  Song điều không kém chắc chắn rằng tiến tŕnh sáp nhập vào quốc gia và dân tộc Trung Hoa giờ đây đă hoàn tất trong ư nghĩa chính trị, và gần như thông suốt trong khía cạnh văn hóa.   Vân Nam chính v́ thế đưa ra một lịch sử về sự bành trướng của Trung Hoa từ những khởi sự ban đầu với các quan hệ giữa một triều đ́nh xa xôi và các nhà lănh đạo man rợ địa phương, xuyên qua một thời kỳ truyền bá văn hóa đồng thời với sự khước từ chính trị, và sau đó xuyên qua các giai đoạn liên tiếp nhau của sự chinh phục, chiếm đóng và đồng hóa.  Cùng tiến tŕnh, hay biến cố tương tự đă đánh dấu một cách vững chắc sự sáp nhập của Trung Hoa vùng Quảng Đông và tỉnh vùng duyên hải đông nam là Phúc Kiến: ở một thời kỳ sớm hơn, người ta hăy c̣n nhận thấy một cách mờ nhạt các biến cố rất tương đồng và một diễn tiến tương tự trong sự sáp nhập thung lũng sông Dương Tử.  Vân Nam là bước cuối cùng trong một chuỗi hoạt cảnh lâu dài.

     Vấn đê khi đó phải được nêu lên: đó có phải là cảnh cuối, hay chỉ là cảnh mới nhất?  Lịch sử phong trào nam tiến của Trung Hoa cả về mặt chính trị lẫn văn hóa đă sẵn diễn ra liên tục trong hơn hai ngh́n năm, có lẽ gần ba ngh́n năm, không thể bị giả định rằng đă đến hồi kết cuộc cho mọi thời đại, chỉ bởi v́ các cấu h́nh chính trị hiện nay không có vẻ tán trợ cho sự tiếp tục của nó.  Quyền lực Nam Chiếu đă diễn ra trong một thời kỳ lâu dài hẳn đă có vẻ mang sự tiến bước của Trung Hoa đến hồi kết cuộc, tiếp theo sau, như đă xảy ra, bởi sự cự tuyệt của nhà Tống đối với một chính sách bành trướng.  Tuy nhiên, tiến tŕnh đă được tái diễn và đă đi lên đến tột đỉnh trong ṿng năm thế kỷ, sau khi có sự sụp đổ của Nam Chiếu.  Ngày nay viễn ảnh xem ra không kém bất lợi hơn so với viễn ảnh đối diện với vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tống hồi cuối thế kỷ thứ mười.  Miến Điện là một quốc gia có chủ nghĩa dân tộc đầy khí lực, và có dân số rất hợp lư.  Đây không là vùng đất trống dành cho các kẻ đến định cư.  Việt Nam trong nhiều thế kỷ đă biểu lộ ư muốn của nó để tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và sự khước từ không kém cương quyết của nó đối với sự cai trị của Trung Hoa.  Không điểm nào ngày nay cho thấy mô thức đáp ứng này bị thay đổi.  Ngay dù nếu một vài nước khác của Đông Nam Á có thể tiếp cận với Trung Hoa trên đất liền, chỉ xảy ra sau khi nỗ lực đáng kể được chi tiêu cho các sự cải tiến giao thông, trong thực tế chúng đều có thể được tiếp xúc gần cận hơn bằng đường biển.  Thái Lan, Căm Bốt và ngay cả Lào đă không thu nhận di dân Trung Hoa bằng đường bộ, mà bằng đường biển.  Nhập lượng người Hoa vào các xứ sở này v́ thế không phải là phần trong sự bành trướng của Trung Hoa trên đất liền.

     Do đó, rất có thể rằng sự bành trướng trên đất liền đă vươn tới giới hạn tự nhiên của nó, nơi mà các dân tộc khác có nền văn minh tiền tiến đă sẵn tự thiết định, và không thể bị đồng hóa hay trục xuất.  Trong thời hiện đại, sự bành trướng bằng đường biển có thể vừa dễ dàng hơn trong sự vận chuyển các người định cư và khách du lịch, và vừa hiệu quả hơn vào giai đoạn của sự kiểm soát chính trị có thể tiếp theo sau.  Nhưng các điều kiện này chỉ có thể được hoàn thành nếu người Trung Hoa trong tương lai chuyển hướng tư tưởng và năng lực của họ sang việc thống trị biển cả, một điều ǵ đó họ rất hiếm khi thử làm trong quá khứ.  Tuy nhiên, quyền lực họ đă từng phát triển trong nỗ lực ngắn ngủi theo chiều hướng này mà họ đă thực hiện hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm hiện ra như một đèn báo hiệu cho những ǵ có thể thành đạt được, một khi tham vọng này được thiết định thành chính sách nhà nước./-

___

* Có lẽ thí dụ đích thực sau cùng là cuộc vây hăm Bắc Kinh trong sáu tuần lễ hồi Tháng Mười Hai 1948 và Tháng Một 1949 bởi Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của Cộng sản.  Vào lúc đó, thành phố Bắc Kinh hoàn toàn nằm bên trong các bức tường thành cổ xưa của nó.

____

Nguồn: C. P. FitzGerald, The Southern Expansion of the Chinese People, New York & Washington: Praeger Publishers, 1972, Chapter Four: The Chinese Conquest of Yunnan, các trang 60-78.   

 

Ngô Bắc dịch

21/09/2009  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2009