C. P. FITZGERALD

 

CÁC VIỄN ẢNH VỀ SỰ BÀNH TRƯỚNG

XUỐNG PHƯƠNG NAM CỦA TRUNG HOA

 

Ngô Bắc dịch

 

Lời Người Dịch:

     Đây là bản dịch bài viết kế tiếp trong loạt bài có chủ đề Sự Bành Trướng CủaTrung Hoa Xuống Phương Nam của cùng tác giả C. P. FitzGerald:

     1. Sự Bành Trướng Trên Đất Liền Của Trung Hoa: Trường Hợp Vân Nam;

     2. Sự Bành Trướng Trên Đất Liền Của Trung Hoa: Trường Hợp Việt Nam (đă đăng tải);

     3. Các Viễn Ảnh Về Sự Bành Trướng Xuống Phương Nam Của Trung Hoa.

 

***

 

     Điều đă được biểu thị là không có mối tương quan chắc chắn giữa quyền lực của một chính quyền trung ương Trung Hoa mạnh với tỷ lệ hay ta6`m mức của sự bành trướng của Trung Hoa xuống phương nam; dưới một vài triều đại, khi Trung Hoa mạnh và thống nhất, chẳng hạn như nhà Hán, sự bành trướng th́ mănh liệt, nhưng dưới các triều đại khác, cũng mạnh không kém trong phạm vi đế quốc Trung Hoa, chẳng hạn như nhà Đường, sự bành trướng đă ngưng lại và sau cùng là một sự triệt thoái.  Nhà Bắc Tống tương đối mạnh, đă kiềm chế sự bành trướng về phương nam, nhà Nam Tống ít mạnh hơn nhiều đă phát triển các sự tiếp xúc ngoại giao và thương mại tại hải ngoại, đặt nền móng cho hải lực của nhà Nguyên Mông Cổ và nhà Minh sau này.  Nhà Minh đă khởi sự với một sự can dự lớn lao tại vùng Biển (Phía) Nam [Nanyang: dịch âm là Nam Dương, từ ngữ mà người Việt hay dùng để chỉ nước Indonesia ngày nay; để tránh sự lẫn lộn, người dịch vẫn giữ nguyên danh xưng Indonesia, và dịch Nanyang là vung Biển Phía Nam trong bài này, chú của người dịch]; sau đó đă từ bỏ đường hướng đó, và với nó, hải lực của Trung Hoa.  Triều đại Măn Châu, một trong những nước mạnh nhất trên đất liền, không bao giờ tham gia vào chính trị hải lực, và trong thời kỳ suy yếu và hoàn toàn bị coi thường của nó, dù thế đă chứng kiến sự bành trướng rộng lớn nhất sự định cư và quyền lực kinh tế của Trung Hoa tại Biển Phía Nam trong suốt lịch sử.  Mặt khác, có bằng cớ rằng sự xáo trộn tại Trung Hoa đă thúc đẩy sự di trú, và rằng v́ thế các thời kỳ dưới sự cai trị của triều đ́nh suy yếu đôi khi cũng là các thời kỳ bành trướng tích cực xuống miền nam.  Một yếu tố đă từng chi phối mọi thời đại, và có lẽ hiện vẫn c̣n tác động, rằng các chính quyền trung ương mạnh cai trị toàn xứ sở luôn luôn bận tâm với nỗi nguy hiểm của biên cương phương bắc, ít bận tâm hơn về các kẻ địch ở phương nam.  Do đó, có vẻ rằng bất kỳ nỗ lực nào để đánh đồng sự bành trướng xuống phương nam của Trung Hoa với các mục tiêu dài hạn và các chính sách có tính toán sẽ không đứng vững; các động lực hướng đến sự bành trướng phát sinh từ phía người dân, không phải từ các nhà cai trị họ.  Giờ đây bởi chính phủ Trung Hoa xác định sẽ diễn giải các ư nguyện của dân chúng là tối thượng, chính sách của chính phủ có thể được sắm sửa lại theo áp lực quần chúng muốn bành trướng hơn nữa về phương nam.

     Điều rơ ràng là bất kỳ sự bành trướng nào như thế phải dính líu với một sự di chuyển ra hải ngoại; các khu vực cũ của sự bành trướng trên đất liền của Trung Hoa đă không c̣n ư nghĩa.  Trung Hoa từ lâu đă nh́n nhận rằng chính sách thực dân hay thống trị Việt Nam không được đền bù, và rằng một loại quan hệ khác với thuộc địa văn hóa thủa xa xưa có tính chất khả tồn hơn.  Vân Nam đă được sáp nhập; Miến Điện đông dân và cũmg không dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ.  Chính ở hải ngoại mà các khu định cư người Trung Hoa to lớn đă được thành h́nh, và chính các vùng đất hải ngoại ở vùng Biển Phía Nam (Nanyang) đă thu hút di dân Trung Hoa trong thời hiện đại.  T́nh trạng của các cộng đồng di dân đó ngày này không c̣n được hưởng đặc quyền, hay tại phần lớn các nước, đà đến mức, sau hết,  không thể chịu đựng được; họ hoặc bị ngược đăi, kỳ thị, hay bị đe dọa gặp sự đối xử như thế.  Trong một vài khía cạnh, vị thế của họ có thể so sánh với vị thế của các số lượng đông đảo người Trung Hoa hoặc đă bị đẩy sang Nam Chiếu trong các cuộc chiến tranh hay bị chinh phục và sáp nhập vào vương quốc đó.  Dĩ nhiên, có các sự khác biệt rộng lớn, nhưng cũng có các nét tương đồng đáng kể, và Vân Nam cùng lịch sử của nó trong nhiều phương diện là một trường hợp trắc nghiệm để thẩm định tính chất và sự phát triển của sự bành trướng của Trung Hoa.  Người Trung Hoa bị bắt giữ hay bị chinh phục tại Nam Chiếu trong thế kỷ thứ chin không có quyền lực chính trị, cũng như họ đă không có khả năng lúc ban đầu để phát triển nhiều sức mạnh kinh tế. Nhưng dân dần, nhờ ở tính đoàn kết, văn hóa tiên tiến và thành viên của một chủng tộc to lớn thuộc một quốc gia hùng mạnh lân cận, họ đă dành đaạt được cả sự thăng tiến chính trị lẫn sự thống trị kinh tế.  Các nhà lănh đạo sau này của vương quốc Đại Lư, thừa kế của Nam Chiếu, là các con cháu người Trung Hoa, mặc dù họ không nghiêng về việc thần phục sự cai trị của Trung Hoa.  Đời sống kinh tế của xứ sở dần bị kiểm soát bởi dân định cư Trung Hoa, thủ lợi từ các liên quan rộng răi của họ với Trung Hoa và với nhau, và từ tính chất thay đổi và vô khả năng về kinh tế của các sắc dân phi-Trung Hoa (non-Chinese), ngay cả với các kẻ hành xử thẩm quyền chính trị..  Văn hóa văn chương trở nên Trung Hoa.

     Có các khía cạnh trong câu chuyện này được lập lại tại vùng Biển Phía Nam.  Ở đó cũng thế, các di dân Trung Hoa ban đầu không có quyền lực kinh tế cụ thể hay chính trị; họ là các công nhân lao động phần lớn thất học, khi đên nơi rất nghèo.  Họ trước tiên trở nên giàu có, sau đó có học thức, và sau này tại một số xứ sở có các điều kiện thuận lợi, họ cũng thụ đắc phần chia sẻ quyền hành chính trị.  Nhưng ở Nam Chiếu cũng như ở Nam Dương, không quyền lực hay hoạt động nào của chính quyền Trung Hoa đă đóng giữ bất kỳ vai tṛ nào trong các sự phát triển này.  Nhà Tống đă kiềm chế việc có bất kỳ sự quan tâm nào đến Vân Nam; nhà Măn Châu từ bỏ bất kỳ sự liên can nào với các di dân sang vùng Biển Phía Nam.  Sau chót, quân Mông Cổ đă chinh phục Vân Nam, nhà Minh thừa kế nhà Nguyên, và nhận thấy rằng ảnh hưởng, sự định cư và văn hóa Trung Hoa đă cung cấp một nền tảng an toàn cho sự sáp nhập vĩnh viễn tỉnh mới này.  Đó là nỗi lo sợ của một vài lănh tụ tại Đông Nam Á – bất luận họ có thông hiểu lịch sử của Vân Nam hay không – rằng diễn tiến của các biến cố tương lai sẽ đi theo cùng các chiều hướng tương tự tại chính xứ sở của họ.  Bởi v́ sự lo sợ này nằm ở tận gốc rễ của phần lớn chính sách của các nước này đối với cư dân Trung Hoa của họ cũng như đối với chính Trung Hoa, điều cần làm là khảo sát xem đâu là những viễn ảnh cụ thể, cho đến mức mà chúng có thể lượng định được giờ đây, của sự bành trướng hơn nữa của Trung Hoa vào vùng phía nam của Cộng Ḥa Nhân Dân.

     Bởi v́ bất kỳ sự bành trướng nào như thế chỉ có thể được cưỡng hành chống lại ước muốn của các dân tộc tự trị phương nam, Trung Hoa phải phát triển trước tiên sức mạnh, có nghĩa hải lực, giờ đây hầu như hoàn toàn thiếu vắng.  Sự dễ dàng và dứt khoát mà với chúng tất cả cuộc nhập cảnh của Trung Hoa vào vùng Biển Phía Nam đă bị đ́nh chỉ trong gần bốn mươi năm cho rằng không có hải lực Trung Hoa để bảo đảm cho sự tiến triển và liên tục của nó, sẽ không thể có sự bành trướng thực sự của Trung Hoa, và chắc chắn sẽ không có sự thống trị về chính trị.  Chính quyền Trung Hoa ngày nay thừa nhận một cách rơ ràng rằng bởi nỗ lực riêng của chính ḿnh, nó không làm được điều ǵ để bảo đảm rằng công cuộc di trú tái tục, rằng các di dân hiện thời phải được đối xử công bằng, hay cần sửa đổi các sự ngược đăi mà di dân phải gánh chịu.

     Tuy nhiên, điều này là một t́nh trạng chuyển tiếp, hay ít nhất một t́nh trạng tùy ngẫu (contingent).  Không có lư do tại sao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa lại không nên dành một vài phần trong các tài nguyên của nó để tạo lập sức mạnh hải quân hay cho các h́nh thức liên kết với không lực hiện đại trở nên có tính cách bổ túc và không thể thiếu đối với chính hải lực.  Tất cả các điều này có thể được hoàn thành trong nhiều nhất vài thập niên, có thể nhanh hơn nhiều.  C̣n có cả các lư do tại sao, nếu h́nh thức mới của mối đe dọa ở phương bắc được nh́n là Sô Viết Nga, một chính quyền Trung Hoa mạnh, hiện đại quan ngại về sự nguy hiểm này, lại không thể nhận ra rằng điều cần thiết không kém, để  phát triển hải quân cũng như để duy tŕ sức mạnh quân sự.  Người Nga đang trở nên quan tâm và can dự vào quyền lực trên biển tại Ấn Độ Dương.  Các lư do này sẽ được tăng cường bởi một sự triệt thoái liên tục của Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu.  Viễn ảnh của việc tạo lập một đối lực đáng kể với sức mạnh hải quân Hoa Kỳ là điều c̣n xa xôi; nhu cầu để xây dựng một sức mạnh như thế để thách đố bất kỳ khát vọng nào của Nga nhằm thế vào chỗ của Hoa Kỳ lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt, giống như nguy cơ rằng nếu Hoa Kỳ rời đi, Nhật Bản có thể thay vào vị thế của Hoa Kỳ.  Điều không thể giả định rằng vào cuối thế kỷ Trung Hoa sẽ vẫn c̣n là một sức mạnh không đáng kể trên biển cả.

     Cũng có câu hỏi, tương tự như câu hỏi đă đặt ra trong các thời khoảng trước đây bởi việc định cư người Trung Hoa bên ngoài các biên cương, là liệu Trung Hoa trong dài hạn có thể né tránh khỏi bị lôi kéo vào các vấn đề của các thân nhân đồng chủng di trú của họ và cách đối xử mà họ nhận được từ các xứ sở đón nhận.  Các câu hỏi như thế chứa đầy các xúc cảm dữ dội, và không phải lúc nào chính quyền cũng có thể phớt lờ cảm tính của dân chúng.  Sự kiện rằng sự thiếu sót bị cáo giác trong việc chăm sóc Hoa Kiều hải ngoại đă là áp lực chính của các sự tố cáo được đưa ra bởi Vệ Binh Đỏ chống lại cựu Giám Đốc Ủy Ban Hoa Kiều Hải Ngoại, Liao Ch’eng-chih, và dẫn tới sự loại bỏ ông ra khỏi sinh hoạt chính trị, là một dấu hiệu cho thấy rằng, ngay dù có các lư do khác khiến sự băi chức ông ta có thể được mong muốn bởi các nhân vật quyền thế, cảm tính nhân danh các Hoa Kiều Hải Ngoại là một yếu tố chính trị có thể được sử dụng, chứ không thể phớt lờ nó.  Hiện nay, như trong thí dụ này, Trung Hoa đă tố cáo chính sách im lặng bất động mà không loan báo bất kỳ điều ǵ khác trước đây; điều này cũng vậy, có thể chỉ là một sự ngừng nghỉ rất tạm thời.  Có thể là Trung Hoa đang cứu xét các bất trắc và phí tổn của một chính sách “tiến tới” tại Đông Nam Á là quá lớn, hay phần thu hồi không đáng, hay c̣n quá sớm, và rằng chúng ta giờ đây nh́n thấy một thí dụ của sự kiềm chế đời nhà Tống hơn là sự yếu kém cuối thời nhà Đường.  Cũng có thể rằng bởi mọi chính sách hiện tại vẫn c̣n quá lỏng lẻo, bất nhất cho một sự lượng định chính xác.  Chíung ta đang ở trong thời điểm của một “triều đại mới” như nó sẽ được nh́n trong quá khứ; những ǵ mà các nhà lănh đạo mới có thể làm, bất luận là họ sẽ đi theo chính sách của các kẻ tiền nhiệm, hay thảo lập một chính sách khác, thường mập mờ trong những năm đầu khi quyền lực đang được củng cố.

     Chính sách của các nhà cầm quyền mới dù thế phải cứu xét đến các sự kiện, và sự kiện to lớn nhất thiết chi phối các quan hệ của Trung Hoa với vùng Biển Phía Nam là hiện đang có một nhóm đông đảo các cộng đồng người Hoa đă được thiết lập tại các nước này, đă hiện diện qua hơn một thế kỷ tại hầu hết các xứ sở đó, và rằng các dân số này sẽ không biến mất đi, và hẳn phải thao diễn một ảnh hưởng liên tục trên tư duy của mọi người Trung Hoa trong chính quyền tại Trung Hoa.  Trung Hoa có thể từ bỏ chính sách của [Trung Hoa] Quốc Dân Đảng xem mọi Hoa Kiều Hải Ngoại như các công dân trọn vẹn bất kể họ được sinh ra ở đâu, hay bất luận họ có bao giờ đặt chân lên chính đất Trung Hoa hay không.  Nhưng đây là một khảo hướng bên ngoài; tự căn bản nó không ảnh hưởng đến sự hiện hữu hay tính chất của tự thân các cộng đồng người Hoa.  Họ không c̣n là các nhóm các người lao động di dân nghèo đói nữa, mà rơ ràng khá giả hơn về mặt kinh tế và tích cực về mặt trí thức; họ phô bày một h́nh ảnh để lựa chọn cho người Trung Hoa hiện đại, không phải chân dung theo sự lựa chọn của Mao.  Trong đường hướng này, họ có tiềm năng trở thành, không quá mức như một đội quân thứ năm tại Đông Nam Á, mà như một trung tâm cho sự khuynh đảo khả dĩ tại chính Trung Hoa, giống y như họ từng làm trong chuỗi ngày của triều đại Măn Châu.  Trong khi người Trung Hoa tại Singapore tiếp tục và tiến bộ trong mục đích của họ nhằm thành lập một quốc gia khả tồn, giàu có, công bằng xă hội và tất nhiên do người Trung Hoa nắm ưu thế, họ đă không chỉ đặt ra một tiền lệ khó chịu trước mắt của một số láng giềng Đông Nam Á, mà họ c̣n thách đố, một cách vô t́nh hay cố ư, các học thuyết của Mao Trạch Đông.  Trung Hoa có thể t́m thấy đúng lúc các lư do khác hơn sự giải cứu các Hoa Kiều vùng Biển Phía Nam để t́m cách xác quyết ảnh hưởng của nó trên các nước này.  Các nhà cầm quyền Trung Hoa tại Nam Chiếu và Đại Lư có thể mang tính chất Trung Hoa trong văn hóa và trong ḍng tộc kế truyền, nhưng họ không có khuynh hướng chịu quy phục trước sự cai trị của các vị hoàng đế xa xôi ở miền bắc Trung Hoa.

     Các sự khảo sát này giờ đây có vẻ xa vời, nhưng cũng mới chỉ trải qua một thời khoảng ngắn hơn một đời người rất nhiều, kể từ khi bất kỳ ư tưởng nào về Hoa Kiều tại vùng Biển Phía Nam hành xử bất kỳ quyền lực chính trị nào tại tất cả các nước mà họ cư ngụ đă bị nh́n như một sự tưởng tượng hoàn toàn hoang đường.  Điều cũng c̣n đáng ngờ rằng bất luận chính sách kiêng cử không can thiệp hay ngay cả không bảo vệ mà Trung Hoa đă áp dụng trọng thời cận đại, sự chấp nhận các chính sách được thiết lập nhằm truất bỏ quốc tịch Hoa kiều, và sự sẵn ḷng hiển nhiên để phủ nhận bất kỳ lời thề trung thành nào từ họ, tự chúng lại có vẻ có hiệu quả trong việc gỡ bỏ vấn đề ra khỏi lănh vực chính trị.  Nhiều bằng cớ từ mọi phần trên thế giới cho thấy rằng sự kỳ thị và ngược đăi chỉ tăng cường thêm chứ không làm yếu đi cá tính chủng tộc.  Cự tuyệt một sắc dân quyền để sử dụng ngôn ngữ của họ, và nếu họ bị cưỡng bách phải sử dụng ngôn ngữ của bạn, họ sẽ trở thành các kẻ phản kháng hùng hồn trong ngôn ngữ mới.  Dậy người ta về một chủ nghĩa dân tộc trong đó họ chi được ban cấp cho một vị thế hạ cấp chính là việc bảo đảm rằng họ sẽ phát triển ư thức ngoan cố hơn nữa của chính họ.  Không có sự chắc chắn, trong thực tế, không có xác xuất, rằng việc khiến cho Hoa Kiều hải ngoại đi học một ngoại ngữ và quên đi tiếng mẹ đẻ của ḿnh, trong khi đối xử với họ như các công dân cấp thấp, mà cá tính chủng tộc Trung Hoa sẽ bị suy yếu đi; ngược lại điều đó chỉ biến hóa vào trong một sự biểu lộ theo cách địa phương.

     Kể từ khi chấm dứt các đế quốc thực dân đă có phát triển tại Đông Nam Á một t́nh trạng bất ổn định, dưới h́nh thái một khoảng trống về quyền lực.  Không một nước sở tại lại có thể áp đặt sự lănh đạo lên trên các nước khác được, và như kinh nghiệm của Indonesia dưới thời Sukarno cho thấy, bất kỳ nỗ lực nào để đảm nhận một thái độ như thế sẽ gặp phải sự chống đối tức thời và kiên quyết.  Quyền lực Hoa Kỳ đă được bầy trận chỉ ở một phần trong vùng, và xem ra có vẻ như nó sẽ triệt thoái vào trước khi kết thúc thế kỷ này [thứ 20].  Mặt khác, cũng chưa có sự chắc chắn rằng một vài nước ở phía nam, có tính chất đa chủng tộc, có thể tồn tại như các quốc gia dân tộc (national states).  Các ranh giới hiện đang xác định các lănh thổ của họ thường là kết quả của cán cân quyền lực thực dân hơn là các đường biên lịch sử hay chủng tộc.  Bán đảo Mă Lai luôn luôn nối kết về mặt lịch sử với đảo Sumatra, và một tỷ lệ cao dân Mă Lai tại bán đảo là hậu duệ của các di dân từ đảo Sumatra.  Nhật Bản đă đề nghị để kết hợp hai nước lại với nhau sau chiến tranh, một khi Nhật thắng trận; các nhà lănh đạo Mă Lai có vẻ không nhận thấy kế hoạch này đối kháng với các tư tưởng của chính họ.  Sự hợp nhất tất cả các ḥn đảo của Indonesia thành một quốc gia là một hậu quả của một thời kỳ tương đối ngắn trong đó người Ḥa Lan đă b́nh định và quản trị toàn thể quần đảo; nó không có nền tảng lịch sử nào khác và sự hợp nhất về chủng tộc tại các đảo vành ngoài.  Thái Lan nắm giữ các tỉnh phía nam của nó có đa số dân cư là người Mă Lai theo đạo Hồi, các kẻ không luôn luôn thật hài ḷng với sự cai trị của Bangkok.  Sự cân bằng giữa người Trung Hoa, Mă Lai và Ấn Độ tại Bán Đảo Mă Lai rất đồng cân lượng; tại các tiểu bang Bắc Borneo của Liên Bang Mă Lai có một t́nh trạng đa chủng tộc quân b́nh, không có sắc dân nào có số lượng áp đảo.  Miến Điện có các sắc dân ít người của nó, người Karens, người Kachins và người Shan, các nhóm dân đôi khi kháng cự chính sách tập quyền hóa của Rangoon [thủ đô Miến Điện. ND], và là các sắc dân khác biệt về ngôn ngữ với người Miến Điện.  Căm Bốt (có một dân số người Việt đông đảo) và ngay chính Việt Nam, bắc hay nam, là những nước đồng chủng nhất, cho dù cả hai miền đều có các nhóm dân bộ lạc miền núi ít người, theo truyền thống đối nghịch với các nông dân ở các thung lũng.

     Miền mà khuôn mẫu chủng tộc này trông giống nhất, và miền mà t́nh h́nh chính trị của nó, là vùng với nhiều dân tộc cỡ trung đến cỡ nhỏ mới được tự do hồi gần đây thoát khỏi sự thống trị lâu dài của ngoại bang, làm liên tưởng nhiều nhất, là vùng Balkans trong thời kỳ ngay trước khi có Thế Chiến Thứ Nhất.  Một điềm báo trước không vui; sự ganh tỵ và chủ nghĩa dân tộc của các vương quốc mới đó đă khơi dẫn các cuộc chiến tranh địa phương và đă tác động sau hết như chất xúc tác cho sự đôi đầu chết người của các cuờng quốc chính tại Âu Châu.  Khó có thể không lưu tâm rằng t́nh trạng này là một t́nh trạng có thể dễ dàng xảy ra tại khu Biển Phía Nam.  Trong thực tế sự khác biệt chính là, một lần nữa, sự kiện có sự định cư người Trung Hoa đông đảo tại một số trong các nước này.  Đă không có sự nhập cảnh ồ ạt như thế dân chúng của bất kỳ cường lực Âu Châu chính yếu nào, Nga, Áo hay Đức, xảy ra tại vùng Balkans; các sự tranh dành địa phương có thể được theo đuổi một cách nồng nhiệt với hy vọng chiêu dụ được sự hậu thuẫn của đại cường quốc, mà không có rủi ro kèm theo của việc xúc phạm một cường quốc như thế với việc ngược đăi di dân của nó; nhưng bắt trắc này đích thị là một rủi ro có thể dẫn đến một cuộc tranh chấp lớn tại Đông Nam Á.  Người Hoa tại vùng Biển Phía Nam th́ quá nhiều để bị trục xuất, cùng quá thông minh và mạnh về kinh tế để bị lôi xuống làm nô lệ; họ phải được chấp nhận và dẫn đến sự cộng tác và kết hợp với các sắc dân khác của các nước này.  Đó là một công tác cực kỳ khó khăn, một công việc chỉ rất hiếm khi mới được thực hiện tại nơi khác – Thụy Sĩ là thí dụ tuyệt hảo của sự thành công, và đế quốc Áo-Hung trước đây là thí dụ hiển nhiên cho sự thất bại bi thảm.  Song người Đức lai Thụy Sĩ và người Áo, dân chiếm đa số tại cả hai quốc gia này, thuộc cùng một chủng tộc, sử dụng cùng một ngôn ngữ và chia sẻ một văn hóa chung.

     Viễn ảnh cho sự ổn định v́ thế bị vẫn đục; khả tính của Trung Hoa, ngay dù nó tiếp tục mong ước không bị dính líu, có thể lẩn trốn các hậu quả của kích thước, vị trí địa dư, quyền lực tiềm ẩn, và sự bành trướng nhân số của nó vào vùng Biển Phía Nam, và măi măi né tránh sự vướng mắc; hay rằng chính quyền của nó có thể kháng cự áp lực quần chúng một khi các Hoa Kiều hải ngoại gặp phải sự ngược đăi liên tục và gia tăng cường độ, th́ mong manh.  Tuy nhiên, hiện tại, Trung Hoa chỉ có thể can thiệp một cách hữu hiệu trên đất liền và xuyên qua các biên cương có thể tiếp cận được với lănh thổ của chính nó.  Ngoài Việt Nam và Lào, t́nh trạng này cũng đúng với Miến Điện, và với sự vươn tay can thiệp không xa tới các lănh thổ khác, đến Căm Bốt và đên Thái Lan.  Như xảy ra, đây không phải là các nước trong đó các cộng đồng cư dân Trung Hoa phải chịu áp lực lớn lao, ngoại trừ có thể có Thái Lan.  Các nước như Indonesia và Phi Luật Tân, nơi mà người Trung Hoa bị đàn áp, bên kia các đại dương, và hơn nữa, thiểu số Trung Hoa, mặc dù đông đảo, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân cư.  Tại Mă Lai, cả vùng lục địa lẫn tại đảo Borneo, khoảng cách đến một nơi và hành lang trên biển đến nơi kia khiến cho bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào cũng rất khó khăn nếu không phải là bất khả, và hiện nay, không có t́nh h́nh chính trị địa phương có thể khơi dậy hay biện minh cho một chiến dịch quan trọng.

     Từ quan điểm của Trung Hoa, mối nguy hiểm đúng ra nằm ở nơi mà nó chưa có thể đi đến, ngay dù nó mong ước như thế, các nước khác có thể ngăn chặn nó, và các hậu quả của sự can thiệp của họ có thể trái ngược với các quyền lợi dân tộc của Trung Hoa.  Trung Hoa nh́n sự hiện diện hải quân và quân sự Hoa Kỳ tại vùng đông nam cũng như đông Á Châu dưới ánh sáng này.  Nếu Hoa Kỳ rút lui, và hoặc Nga hay Nhật Bản, hay cả hai, có lẽ nhiều phần sẽ lấp kín khoảng trống này, các sự lo sợ của Trung Hoa sẽ c̣n nhiều hơn nữa.  Chính v́ thế, Nhật Bản một lần nữa có thể trở thành kẻ thù; Ngạ cũng như Hoa Kỳ, th́ xa xôi; sự hiện diện của họ có tính cách chuyển tiếp.  Nhật Bản nằm ở đó, và sẽ ở lại, sẵn là một quyền lực quân sự tiềm ẩn hàng đầu, với một nền kinh tế đă phát triển hơn nhiều so với Trung Hoa, mà nói chung, có thể hy vọng đạt tới có lẽ trong ṿng hơn nửa thế kỷ.  Nhật Bản đă học được bài học đáng giá, như Anh Quốc đă học từ Joan d’Arc năm thế kỷ trước đây, rằng đế quốc lục địa là một sự mạo hiểm thiếu khôn ngoan cho các quốc gia hải đảo.  Người Anh, bị tống xuất khỏi nước Pháp, đă hướng ra biển, và t́m thấy số phận của ḿnh.  Nhật Bản có thể đă làm y như vậy, trong thực tế đă gắng sức làm như thế, nhưng đă phạm sai lầm khi theo đuổi hai mục tiêu, đế quốc lục địa và hải quân, cùng một lúc, mà không nhận thức được rằng hai mục tiêu đó mâu thuẫn với nhau.  Nếu Nhật Bản trở thành quyền lực hải quân, để bảo vệ hay khống chế các nước hải đảo ở Biển Phía Nam và các phần trên đất liền dễ chiếm cứ nhất bằng một hải lực trên một quy mô giới hạn – các hải cảng và các căn cứ, chứ không phải các vùng nội địa – sự vắng mặt hải lực của Trung Hoa sẽ là một hàng rào hoàn chỉnh, ngăn cản bất kỳ sự can thiệp nào của Trung Hoa, và là một sự giới hạn nghiêm trọng trên mọi ảnh hưởng chính trị của Trung Hoa.

     Song một tinhù h́nh như thế, trong đó người Trung Hoa đă dần lo sợ rằng một quyền lực hải quân mới được thiết lập trên đất liền có tầm quan trọng chiến lược cho sự an toàn của quốc gia Trung Hoa, là một h́nh thái song hành với chính nguyên do đă mang người Mông Cổ tiến vào Vân Nam, để đánh vào bên sườn đế quốc Nam Tống và đă buộc nhà Minh tự ḿnh nhận lấy Vân Nam từ tay người Mông Cổ khi nhà Minh tái chinh phục Trung Hoa.  Vân Nam trong tay kẻ lạ có thể là một mối đe dọa; nếu độc lập, nó quá yếu để kháng cự một kẻ chinh phục.  Trên một phạm vi rộng lớn hơn của thế giới hiện đại, tính chất này có thể áp dụng đối với nhiều quốc gia tại Đông Nam Á.  Điều được nhận thấy rằng khi Trung Hoa can thiệp để áp đặt sự cai trị trực tiếp của ḿnh, đó là v́ các quyền lợi về an ninh của đế quốc Trung Hoa, chứ không phải v́ các quyền lợi của bất kỳ nhóm di dân Trung Hoa nào.  Không can thiệp vào công việc của họ, và không quan tâm đến t́nh trạng hiện tại của họ, sẽ không mở rộng thành một t́nh thế trong đó một trong các xứ sở mà họ cư ngụ trở thành một căn cứ tiềm tàng cho một cường lực đối nghịch chính yêu.  Một sự hiểu biết rơ ràng sự thật này đă là nền tảng cho lập trường trung lập và sự vun trồng cẩn thận của Miến Điện các quan hệ đứng đắn, nếu không phải là luôn luôn thân mật., với Trung Hoa.  Đó cũng là cảm hứng cho chính sách của ông Hoàng Sihanouk khi ông ta cai trị Căm Bốt.

     Nếu các tiền lệ đặt ra bởi lịch sử của Vân Nam và Việt Nam được xem như có bất kỳ giá trị nào cho việc tiên đoán tương lai của các nước vùng Biển Phía Nam, điều phải nhận thức rằng ngoài các sự cứu xét về an ninh quốc gia và các khía cạnh chiến lược, có một tiến tŕnh khác đang vận chuyển tại cả các nước đó, mặc dù nó đă không có cùng một kết quả. Người Trung Hoa chưa bao giờ định cư với số lượng lớn tại Việt Nam, bởi xứ sở đă bị chiếm ngụ đông đúc ngay từ thời kỳ ban đầu bởi người Việt Nam; nhưng văn hóa Trung Hoa và loại chính quyền, các tôn giáo và văn chương, ngay cả ngôn ngữ, đă được du nhập và vẫn c̣n là các ảnh hưởng rất mạnh, kéo dài lâu sau khi sự kiểm soát chính trị bị kết thúc.  Có lẽ như một hậu quả của sự chinh phục văn hóa này, khi Việt Nam vứt bỏ sự thống trị Trung Hoa, các nhà lănh đạo mới độc lập chưa bao giờ thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để xâm nhập, chiếm đóng hay tranh chấp quyền lực tại chính Trung Hoa [sic, xem lại việc đánh Tống của Lư Thường Kiệt và ư định đ̣i lại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của vua Quang Trung, chú của người dịch].  Chắc chắn có các yếu tố khác, nhưng sự tương ứng văn hóa xem ra đă tác động như một lực làm tê liệt trên bất kỳ nhà lănh đạo Việt Nam nào có thể bị cám dỗ để thủ lợi bởi sự suy yếu định kỳ của sự kiểm soát của triều đ́nh tại phía nam xa xôi của Trung Hoa, hầu mở rộng lănh địa của ḿnh bằng cách sáp nhập đất đai của đế quốc.  Mặt khác, các nhà lănh đạo Nam Chiếu ngay sau khi bác bỏ quyền chủ tể của Trung Hoa, họ đă phát động một cuộc chiến tranh,  kéo dài hơn một thế kỷ, trong đó họ đă tái diễn nhiều cuộc xâm lăng Trung Hoa, chiếm cứ và sáp nhập các khu vực rộng lớn được cư trú bởi người Hán Hoa, và đă nắm giữ các khu vực này trong nhiều thập niên.  Các vị vua của Nam Chiếu đă t́m cách tăng cường quyền lực của họ bằng cách chiếm giữ các phần đất của đế quốc; các vị vua của Việt Nam lại hướng đến các láng giềng phi-Việt Nam ở phía nam và tước đoạt các phần đất sở hữu của họ.  Kết quả của chính sách của Nam Chiếu, sau hết, là việc hủy diệt tính chất cá biệt của một quốc gia như một xứ sở phi-Trung Hoa, và dọn đường cho một thẩm quyền Trung Hoa trọn vẹn; kết quả của chính sách của Việt Nam là mở rộng các biên cương của Việt Nam, mang theo văn hóa Trung Hoa khi tiến hành, và nhằm tạo lập một t́nh trạng nơi mà người Việt Nam dành đạt được một cá tính dân tộc khiến cho sự xâm nhập hơn nữa của Trung Hoa trở nên bấp bênh, hiếm có, và sau hết, hoàn toàn bị gián đoạn.  Sự xâm nhập văn hóa v́ thế đă tạo ra các kết quả chính trị đối nghịch nhau tại hai nước.

     Tiến tŕnh đồng hóa cũng khác nhau.  Người Trung Hoa ở Vân Nam ở mức độ rộng lớn, đă đồng hóa dân số phi-Trung Hoa.  Các ngôn ngữ cổ đă ngă gục trước vị thế của các thổ ngữ, chưa bao giờ được dùng trong văn chương.  Họ [tên gia đ́nh, ḍng họ] Trung Hoa th́ phổ thông, chỉ có người theo đạo Hồi là giữ lại bất kỳ h́nh thức danh tính cá nhân không có nguồn gốc Trung Hoa.  Người dân Vân Nam, mặc dù ư thức về các nét đặc thù địa phương, chắc chắn mang tính chất Trung Hoa trong tư tưởng, và sẽ không chấp nhận bất kỳ ư kiến nào cho rằng họ không hoàn toàn Trung Hoa như bất kỳ dân chúng địa phương nào khác.  Nhưng tại Việt Nam, người Việt Nam không nghĩ về ḿnh như một vài loại dân Trung Hoa, mà bám chặt lấy cá tính riêng của họ; họ đă thường chỉ đọc văn chương Trung Hoa và chỉ viết bằng Hán tự biểu ư; chính quyền cũ của họ, lối sống của họ, và tôn giáo của họ đều gần gũi với các kiểu mẫu Trung Hoa.  Nhưng họ không bao giờ chấp nhận sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa với sự tự nguyện, và sau rốt, đă kết thúc nó bằng sự phản kháng vũ trang.  Nếu binh sĩ Trung Hoa, đồn trú trong nước, ở lại đó sau khi có sự thay đổi chính trị, họ trở nên bị hấp thụ và ḥa nhập vào sắc dân bản xứ.

     Làm sao mà các tiền lệ mâu thuẫn này lại áp dụng được cho bất kỳ phần đất nào của vùng Biển Phía Nam nơi mà người Trung Hoa đủ đông để xoay chuyển cán cân chủng tộc, hay đủ ảnh hưởng để định h́nh văn hóa của dân tộc tương lai?  Có lẽ chỉ có ba nước nơi mà các khả tính như thế là có thực; Thái Lan, Bán Đảo Mă Lai, và Borneo thuộc Mă Lai.  Thiểu số người Trung Hoa tại Indonesia không có số lượng lớn: t́nh trạng cũng như thế tại Phi Luật Tân.  Tại Miến Điện, thiểu số Trung Hoa th́ hoàn toàn nhỏ bé: nhưng tại Thái Lan, không có rào cản tôn giáo mạnh, như đối với người Hồi Giáo tại Mă Lai và Indonesia, để ngăn trở sự đồng hóa, và trong thực tế, sự đồng hóa đă xảy ra trên một quy mô rộng lớn trong quá khứ.  Con số thực sự các người Thái có tổ tiên Trung Hoa, ít nhất về phía người cha, vẫn chưa được biết, nhưng chắc chăn là rất lớn.  Mặt khác, số người giờ đây tự xem ḿnh là Trung Hoa tại Thái Lan, nhưng trong thực tế là thuộc ḍng dơi Thái Lan, hoặc là cực kỳ ít, hay không hiện hữu.  Mô h́nh đồng hóa tại Thái Lan tiến theo các đường hướng của Việt Nam hơn là theo chiều hướng của Nam Chiếu, với sự khác biệt rằng người dân Thái đă không có các số lượng áp đảo nặng nề, đánh dấu t́nh h́nh người Việt đối diện với các kẻ nhập cư Trung Hoa.  Các quan hệ văn hóa cho thấy một khuôn mẫu ít chắc chắn hơn.  Cho tới khi có pháp chề gần đây ngăn cản sự sử dụng tiếng Hán trong các hoạt động thương mại, Bangkok thường có dáng vẻ của một thành phố Trung Hoa.  Mọi nơi, mọi thứ đều được viết bằng tiếng Hán, ngoại trừ các thông cáo chính thức và các văn bia.  Các cửa hiệu, rạp hát, nhà hàng ăn, văn pḥng công ty, ngân hàng – mọi định chế và hoạt động thương mại và tài chính có vẻ là – và trong thực tế, phần lớn – đă được giao dịch bằng tiếng Trung Hoa, cả chữ viết và tiếng nói.  Gần giống như thế từng có lúc là trường hợp tại Jakarta và ngay cả ở Manila.  Điều này cũng đúng tại phần lớn các hải cảng của Mă Lai và thực sự như thế tại Singapore.  Như  thế, ở đây hoạt động của mô h́nh Vân Nam xuất hiện rơ nét hơn; sự sử dụng tiếng Trung Hoa như ngôn ngữ của thương mại và doanh nghiệp thay thế cho ngôn ngữ, hay nhiều ngôn ngữ, của các dân bản xứ.

     Tại bán đảo Mă Lai, người Mă Lai, mặc dù chỉ có vào khoảng phân nửa dân số, đă chế ngự về mặt chính trị.  Người Trung Hoa cũng nổi bật không kém trong mọi hoạt động không phải là chính trị từ thương mại và doanh nghiêp cho đến các nghề nghiệp đ̣i hỏi học thức.  V́ thế, một vài khả tính có hiện diện về một khuôn mẫu Vân Nam đang phát triển trong thế kỷ sắp tới.  Vương quốc Đại Lư, bị Hán hóa hơn bao giờ hết trong các định chế và văn hóa của nó, song kéo dài được nền độc lập, nhờ ở sự kiềm chế của nhà Tống, trong ba thế kỷ nữa.  Có thể lập luận rằng Singapore đă sẵn phô bày khuôn mẫu thời cuối triều đại Đại Lư Nam Chiếu, một quốc gia thực sự Trung Hoa, cai trị bởi người Trung Hoa, nhưng không sẵn ḷng chịu khuất phục trước thẩm quyền đế quốc Trung Hoa, và cho đên lúc đó, đă hưởng lợi của một chính sách kiềm chế của Nhà Tống bên phía Trung Hoa.  Tại các tiểu bang ở Borneo, cũng có các sự tương đồng với khuôn mẫu Vân Nam hơn là mô thức Việt Nam.  Ở đây không có chủng tốc chế ngự nắm giữ quyền lực chính trị ưu thắng, như tại Bán Đảo Mă Lai và Thái Lan.  Các dân định cư gốc Trung Hoa chiếm xấp xỉ một phần ba tổng số dân cư, có tỷ số cao hơn nhiều số người Trung Hoa tại Vân Nam so với dân bản xứ trong thời kỳ có sự chinh phục của nhà Minh.  Người phi-Trung Hoa, với ngoại lệ thiểu số nhỏ người Mă Lai, đă, và vẫn c̣n, chậm tiến về văn hóa, phần lớn sống dưới các hệ thống bộ lạc.  Các sắc dân phi-Trung Hoa tại Vân Nam là như thế hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, và hàng ngh́n người trong họ hăy c̣n sống theo lối này ngày nay.  Họ không lập thành một dân tộc tại Borneo, họ bị phân tán thành nhiều bộ lạc và dân chúng nói các ngôn ngữ khác nhau.  Các dân phi-Trung Hoa ở Vân Nam đă và c̣n là như thế.  Người Trung Hoa không chỉ chiếm ưu thế trong đời sống kinh tế và c̣n cả trong sinh hoạt văn hóa và nghề nghiệp nữa.  Họ đă và đang làm như thế, tại Vân Nam.  Giờ đây người Trung Hoa tại Borneo đă có phần hiện diện trong chính quyền chính trị tại hai tiểu bang Sarawak và Sabah, mặc dù có lẽ chưa đến tỷ lệ mà một số người trong họ cho là đúng mức.  Trong hồi cuối kỷ nguyên Nam Chiếu, các học giả Trung Hoa đă nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng tại triều đ́nh nhà vua; sau hết,  một người trong họ đă chiếm đoạt ngôi vua, và các triều đại cuối cùng của Vân Nam, Đại Lư và Tuan [?], đều thuộc chủng tộc Trung Hoa.  Nói chung t́nh h́nh tại các tiểu bang ở Borneo thuộc Mă Lai có vẻ phơi bày các tính chất mạnh mẽ và rơ rệt của Vân Nam hơn là mô h́nh Việt Nam.

     Từ các sự cứu xét này về các sự phát triển tương lai khả dĩ trong các quan hệ của quốc gia Trung Hoa với các nước vùng Biển Phía Nam, và với các cộng đồng di dân Trung Hoa đă được thiết lập trong vùng đó, kết luận hiện ra là trong khi t́nh h́nh hiện tại có vẻ như được đặc trưng bởi sự bất động – một sự tạm ngừng nghỉ -- có rất ít lư do để tin rằng nó đă đạt tới một điểm bế tắc đánh đấu sự kết thúc sự bành trướng của Trung Hoa về phương nam.  Một kết luận như thế sẽ hết sức cẩu thả dựa trên bằng cớ yếu ớt như thế và trên một giai đọan quá ngắn ngủi của kinh nghiệm.  Các sự di chuyển về phương nam của Trung Hoa vẫn tiếp tục, với các sự tạm ngừng nghỉ và những lúc chạy nước rút, theo hướng tiến của hai ngh́n năm trăm năm kể từ khi nó có được nhận thức lần đầu trong sự phổ biến văn hóa Trung Hoa, và sau đó sự kiểm soát chính trị đến vùng thung lũng sông Dương Tử hiện nay tại phần ngày nay là trái tim của Trung Hoa hiện đại.  Các lúc ngừng nghỉ ngắn hơn các thời kỳ bành trướng, ngay dù phong trào này thường không ngọan mục, có tính chất cá nhân, và không chính thức.  Nó đă đạt tới điều có thể là hồi kết cuộc của giai đọan bành trướng trực tiếp trên đất liền trong thế kỷ thứ mười lăm với sự sáp nhập chung cuộc Vân Nam và chấp nhận nền độc lập của Việt Nam.  Sau đó pḥng trào đă hướng ra biển, tích cực hồi đầu nhà Minh, bước vào một sự suy giảm lâu dài, khi nhà Minh từ bỏ hải lực, nhưng đă sống lại trên một quy mô rất rộng lớn khi nhu cầu lao động của các quyền lực thực dân đă mang sự xuất cảnh ồ ạt sang vùng Biển Phía Nam, bất kể sự lănh đạm và ngay cả sự chống đối công khai của chính quyền Măn Châu.  Sự di dân này đă chấm dứt ngay trước và cùng với cuộc Thế Chiến II.

     Sự di chuyển về phương nam đă là một sự di chuyển cả con người như các kẻ định cư cũng như cả các tín ngưỡng, cách hành đạo và các tư tưởng – một sự di trú văn hóa.  Tại một số vùng như Việt Nam, tính chất thứ nh́ vượt xa vô tận tính chất thứ nh́ về tầm quan trọng; ở các nơi khác chẳng hạn như Vân Nam lực lượng di trú con người và chính sách thực dân văn hóa có tầm quan trọng khoảng ngang nhau.  Tại các phần đất của vùng Biển Phía Nam đă xây dựng các cộng đồng to lớn nhưng chỉ tthao diễn ảnh hưởng nhẹ nhàng trên cách nghĩ hay phong tục bản xứ, và không có ảnh hưởng nào trong đời sống chính trị.  Phi Luật Tân và Indonesia phơi bày khía cạnh này.  Tại các nước khác các người Trung Hoa thiểu số có tỷ lệ lớn là một yếu tố đủ lớn làm xoay chuyển cán cân chủng tộc, và cùng lúc, ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh Trung Hoa thấm nhập vào nhiều khía cạnh của đời sống; chẳng hạn như t́nh trạng tại bán đảo và vùng Borneo thuộc Mă Lai.  Người di dân Trung Hoa đă vừa đồng hóa dân bản xứ, khi sắc dân này chậm tiến về văn hóa hay ít hơn về số lượng, và chính người di dân cũng vừa trở nên bị đồng hóa với nơi mà t́nh h́nh địa phương giúp cho điều này dễ dàng xảy ra và không có chướng ngại vật tôn giáo hay chủng tộc hiển hiện.  Miền Nam Trung Hoa và Vân Nam là các thí dụ của sự đồng hóa của Trung Hoa đối với người phi-Trung Hoa; Thái Lan và Căm Bốt, và ở mức độ nhẹ hơn, Việt Nam, phơi bày sự đồng hóa người Trung Hoa bởi dân tộc đón nhận là các kẻ -- như ở Căm Bốt – không phải lúc nào cũng liên hệ gần gụi về chủng tộc.

     Sự di chuyển của Trung Hoa xuống phương nam, trong mọi thời kỳ, đă là một sự di chuyển con người và các tư tưởng hơn là chính sách chính quyền và sự chinh phục.  Khi chính quyền và lực lượng quân sự được sử dụng, điều đó hoặc đă trễ, như trong sự sáp nhập cuối cùng vùng Vân Nam, hay bị bóp chết non như trong các quan hệ ban đầu với Nam Chiếu và với Việt Nam.  Sự bành trướng đáng kể nhất của người Trung Hoa xuống phương nam xảy ra trong một thời kỳ khi mà chính quyền nội địa không quan tâm ǵ hết đên bất kỳ sự di chuyển nào như thế, và khi Trung Hoa quá yếu cả trên đất liền và trên biển đến nỗi ngay chính quyền quan ngại nhất cũng đă không thể làm điều ǵ để thúc đẩy sự tiến bộ của cuộc di trú.

     Một tiến tŕnh quá dài đến như thế, quá khác biệt trong hoạt động của nó và biến đổi trong các kết quả và hậu quả địa phương của nó, đă cho thấy nó là một hiện tượng chính trị, tự bản thân nó, độc lập với sự vươn lên và sụp đổ của các đế quốc, các chính sách của chủ nghĩa đế quốc bành trướng hay sự kiềm chế cẩn trọng.  Nó cũng độc lập với sự chỉ đạo của chính quyền, lănh đạm trước chính sách của các hoàng đế có đầu óc lo lắng về phương bắc, và vượt quá sự kiểm soát của các vị chúa tể địa phương.  Một vài số trong các yếu tố này có thể thay đổi, một cách tạm thời, hay một cách vĩnh viễn, hay cho một thời kỳ lâu dài; nhưng điều xem ra bấp bênh rằng t́nh h́nh chính trị bất ổn và thay đổi thất thường của chính thời đại chúng ta lại có thể đảo ngược hay đ́nh chỉ một hoạt động đă tiếp diễn trong hơn hai ngh́n năm và chưa bao giớ thụ ứng với sự chỉ đạo, kiểm soát hay hạn chế chính trị./-                              

 _____

Nguồn: C. P. FitzGerald, The Southern Expansion of the Chinese People, New York & Washington: Praeger Publishers, 1972, Chapter 11: The Prospects For China‘s Southern Expansion, các trang 206-216.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

24/8/2009  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2009