Carlyle A. Thayer
CÁC VẤN ĐỀ AN NINH TẠI ĐÔNG NAM Á:
CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG THỨ BA
Ngô Bắc dịch
(Bài tham luận được đọc tại Hội Nghị “An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái B́nh Dương”, được đồng bảo trợ bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Ḥa B́nh (Peace Research Centre), Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Pḥng (Strategic and Defense Studies Centre), và Ban Các Quan Hệ Quốc Tế, Trường Nghiên Cứu về Thái B́nh Dưong Học, Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi, Canberra, A.C.T. , 12-14 Tháng Tám, 1987).
Dẫn Nhập
Cuộc xung đột vũ trang đang tiếp diễn hiện thời giữa Việt Nam và các lực lượng du kích của Chính Phủ Liên Hiệp Kampuchea Dân Chủ (CPLHKDC) [tiêng Anh là Coalition Government of Democratic Kampuchea: CGDK] 1 đă được đặt tên là Cuộc Chiến Tranh Dông Dương Thứ Ba bởi các nhà phân tích hàn lâm. Nhật kỳ của nó đă được ấn định theo quy ước bắt đầu từ Tháng Mười Hai 1978 khi các lực lượng quân sự Việt Nam phóng ra một cuộc xâm lăng toàn diện và chiếm cứ Kampuchea Dân Chủ. Trong Tháng Hai – Tháng Ba 1979, để trả thù cho việc tấn công của Việt Nam vào đồng minh của ḿnh, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) đă phóng ra một cuộc công kích ồ ạt vào sáu tỉnh biên giới của Việt Nam. Trong tám năm qua, các lân bang tập hợp trong Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN: Association of South East Asian Nations) 2 gồm 6 hội viên đă gọi sự chiếm đóng của Việt Nam tại Kampuchea là mối đe dọa an ninh lớn nhất trong vùng. Rất gần đây thôi, hôm 15 Tháng Sáu 1979, thí dụ, Thủ Tướng Tân Gia Ba đă gọi vấn đề Kampuchea là “vấn đề an ninh chính yếu của khối ASEAN”. 3
Cuộc chiến tranh Đông Dương Thứ Ba có thể được mô tả đúng nhất như là một cuộc xung đột ở cường độ thấp. Nó đă được phóng ra tại hai mặt trận, dọc theo biên giới của Việt Nam với Trung Quốc, và dọc theo biên giơi Thái Lan với, và bên trong nội địa của Căm Bốt. Một sự duyệt xét các hoạt động quân sự nổi bật kể từ thời kỳ khủng hoảng 1978-79 cho thấy rằng các đối thủ khác nhau đă cân nhắc để giữ sự giao tranh trong ṿng giới hạn, rằng bản thân cuộc xung đột nhiều phần không leo thang một cách quyết liệt, và rằng sự can thiệp quân sự trực tiếp bởi các quyền lực bên ngoài không có xác xuất xảy ra. Chính v́ thế Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba đă diễn tiến trong thực chất thành một cuộc xung đột song phương bền bỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi an ninh cụ thể của Thái Lan bị đe dọa trực tiếp bởi đạn pháo kích và các vụ xâm nhập quân sự của Việt Nam, khó có thể nói trong năm 1987 rằng cuộc xung đột tại Kampuchea là mối quan tâm an ninh chính của vùng đất này. 4 Vấn đề an ninh chính đối diện với Đông Nam Á là sự ổn định chính trị của Phi Luật Tân, sự nổi loạn phe cộng sản gia tăng ở đó, và tương lai các căn cứ quân sự và các cơ sở của Hoa Kỳ tại Vịnh Subic Bay và Căn Cứ Không Quân Clark.
Bài viết này cung cấp một sự lượng định chính trị - quân sự của Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba trong hai phần. Phần thứ nhất khảo sát ngắn gọn các nhận thức về an ninh của Việt Nam. Sau đó nó sẽ được nối tiếp bằng một sự phân tích chiến tranh biên giới Trung – Việt.
1. Các Nhận Thức Về An Ninh Của Việt Nam
Một quan điểm phổ biến và thường được tin tưởng về Việt Nam rằng các nhà lănh đạo cộng sản của nó đang nỗ lực để hoàn thành một giấc mơ lâu đời của kẻ sáng lập ra đảng của họ, Hồ Chí Minh, nhằm tạo lập ra một “Liên Bang Đông Dương” bao gồm ba nước Lào, Căm Bốt và Việt Nam. Bằng chứng được trưng ra để hậu thuẫn quan điểm này dựa, một phần, trên sự kiện rằng Hồ Chí Minh đă thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương, rằng các văn kiện đảng có kêu gọi sự thành lập một Liên Bang Đông Dương, và “Chúc Thư Sau Cùng” của Hồ Chí Minh có nhắc lại lời kêu gọi sự thành lập một liên bang như thế. Các quan điểm khác cực đoan hơn cho rằng Việt Nam đang t́m cách sáp nhập cả mười bảy tỉnh đông bắc Thái Lan, 5 nếu không cũng xúi giục cách mạng khắp vùng với mục tiêu tối hậu nhằm tạo lập ra một “Liên Bang Các Nước Xă Hội Chủ Nghĩa Đông Nam Á”. 6
Tài liệu lịch sử chiếu rọi một ánh sáng khác trên vấn đề này. Hồ Chí Minh đă thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Tháng Hai 1930. Đảng này đă đổi tên của nó trong Tháng Mười năm đó thành Đảng Cộng Sản Đông Dương theo chỉ thị công khai của Quốc Tế Cộng Sản tại Moscow. Như tác giả Nayan Chanda vạch ra một cách chính xác, sự nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trong thập niên 1930 phe Cộng Sản Việt Nam ít để ư đến việc phát huy cách mạng tại Lào và Căm Bốt. 7 Sự thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương, được xúi giục từ bên ngoài, không thể được trưng dẫn làm bằng chứng rằng các nhà lănh đạo cách mạng Việt Nam đă có các kế hoạch cho một đại liên bang vào lúc đó.
Một sự khảo sát tài liệu lịch sử cũng phát hiện rằng khái niệm một liên bang toàn Đông Dương, trên một căn bản tự nguyện, đă chỉ được đề cập lướt qua trong các văn kiện đảng hồi giữa thập niên 1930 và đầu thập niên 1940. Nó đă bị loại bỏ trong năm 1951 tại Đại Hội Đảng Thứ Nh́ khi Đảng Cộng Sản Đông Dương bị giải tán. Không có sự đề cập đến ư tưởng về một Liên Bang Đông Dương sau đó, hay trong “Bản Chúc Thư Cuối Cùng” năm 1969 của Hồ Chí Minh. Một sự duyệt xét bao quát các lời tuyên bố chính sách Việt Nam về chủ đề này kết luận:
tách biệt ra khỏi khung cảnh lịch sử của nó, ư niệm “Liên Bang Đông Dương” đă mang một ư nghĩa không chủ định. Chứng liệu mơ hồ và không đầy đủ chung quanh các nguyên ủy của khái niệm càng làm phức tạp hơn t́nh trạng nghịch lư này. Hậu quả, sự sử dụng “Liên Bang Đông Dương” để giải thích các sự phát triển gần đây tại Đông Nam Á bao hàm các thành kiến cần phải có sự chú ư cẩn thận. Khi các sự khiếm khuyết của khung cảnh và sự mơ hồ không được đếm xỉa đến, hậu quả xuất hiện rằng các hành động của Việt Nam tại Đông Dương có tiềm năng bị giải thích trong một phổ trường hạn chế về những ư định khả hữu của Việt Nam. 8
Khái niệm rằng Căm Bốt, Lào, và Việt Nam tạo thành một phân vùng khác biệt, được gọi là Đông Dương, là một sản phẩm của thời thực dân và có thể được truy t́m trực tiếp nơi sự thành lập một Liên Hiệp Pháp nối kết ba nước này. Hậu quả, các nhà cách mạng Việt Nam đă dự liệu chiến lược chống thực dân của họ trên một quy mô cấp miền, toàn Đông Dương. Ngay từ 1950, Tướng Vơ Nguyên Giáp đă viết:
Đông Dương là một đơn vị chiến lược duy nhất, một chiến trường duy nhất. V́ lư do này, và đặc biệt bởi địa h́nh chiến lược, chúng ta không thể xem Việt Nam được độc lập chừng nào Căm Bốt và Lào c̣n nằm dưới sự đô hộ của đế quốc chủ nghĩa, y như chúng ta không thể xem Căm Bốt và Lào được độc lập chừng nào Việt Nam c̣n dưới sự cai trị của đế quốc chủ nghĩa. Phe thực dân đă dùng Căm Bốt để tấn công Việt Nam [trong năm 1947]. 9
Quan điểm này, cho rằng Đông Dương cấu thành “một đơn vị chiến lược, một chiến trường duy nhất” vẫn c̣n rất nhiều trong đầu óc các nhà lănh đạo Việt Nam ngày nay như một hậu quả của các biến cố lịch sử sau này. Các viên chức Việt Nam tuyên bố rằng các đối thủ của họ -- người Pháp, người Nhật, người Mỹ, và người Trung Quốc – cũng nh́n Đông Dương như một đơn vị chiến lược trong nỗ lực của họ để trấn áp cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ các cuộc chiến thắng của phe Cộng Sản năm 1975, mối quan hệ giữa ba nước đă được biến đổi thành một “liên minh chiến lược cấp vùng”, là một phần của mạng lưới toàn cầu các liên minh của Liên Bang Sô Viết. Cố Thượng Tướng Hoàng Văn Thái đă viết, thí dụ:
Chúng ta, các người cộng sản Việt Nam, hiểu rơ rằng khối liên đới Việt-Lào-Kampuchea, một liên minh cấp vùng hiện là một phần của liên minh thế giới của các nước hội viên của cộng đồng xă hội chủ nghĩa trong đó Liên Bang Sô Viết là cột trụ. 10
Sau cùng, trền điểm này, tại có lẽ một trong những bài viết có ư nghĩa nhất về chiến lược quân sự của Việt Nam tại Căm Bốt, Thượng Tướng Lê Đức Anh khi đó có viết:
Trước tiên, có quan điểm cho rằng Đông Dương là một chiến trường duy nhất, quan điểm cho rằng một liên minh đấu tranh, chiến lược giữa ba nước Đông Dương là một định luật trong sự sống c̣n và phát triển của mỗi nước cũng như của tất cả ba nước …
Ngày nay, con đường xây dựng và pḥng vệ Đất Nước, cũng phải là con đường liên đới đặc biệt, hay liên minh đấu tranh và chiến lược chặt chẽ giữa ba nước, ba dân tộc dưới một kế hoạch chung để phối hợp chiến lược của ba nước …
Đưa ra sự diễn tả đầy dủ quan điểm rằng “Đông Dương là một chiến trường duy nhất cũng có nghĩa tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của nhau và khắc phục tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của tất cả các nước lớn cũng như tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp ḥi trong khi cực kỳ cảnh giác chống lại và thực hiện các bước tiến cương quyết để phá vỡ các kế hoạch và các chiến thuật của địch nhằm triệt hạ t́nh liên đới của ba nước Đông Dương, để chia rẽ Việt Nam và Căm Bốt. 11
Chiếu theo các điều khoản của một “Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác” được kư kết với Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCNDL; tiếng Anh là Lao People’s Democratic Republic: LPDR), hồi Tháng Bảy 1977, hai bên kư kết tự hứa hẹn:
ủng hộ và trợ giúp hết ḷng nước kia và thực hiện một sự hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường năng lực pḥng thủ, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ …[của mỗi bên] chống lại mọi ư đồ và các hành vi phá hoại bởi đế quốc chủ nghĩa và các lực lượng phản động ngoại lai. 12
Một điều khoản tương tự trong bản hiệp ước giữa Việt Nam và Cộng Ḥa Nhân Dân Kampuchea (CHNDK, tiếng Anh là People’s Republic of Kampuchea: PRK), được kư kết trong Tháng Hai 1979, tuyên bố:
Trên nguyên tắc rằng sự pḥng thủ và xây dựng quốc gia là chính nghĩa của mỗi dân tộc, hai bên kết ước tiến hành để ủng hộ và trợ giúp hết ḷng nước kia trong mọi lănh vực và trong mọi h́nh thức cần thiết … 13
Kể từ khi có sự kư kết các hiệp ước này, khuôn mẫu tưong tác giữa Việt Nam và các lân bang của nó trên phương diện chính trị - quân sự đă không có các đồ trang sức của một “Liên Bang Đông Dương” (Indochina federation) chính thức, trong đó các quyền lực của các nước liên can phải nhường bước trước vài thẩm quyền trung ương cao hơn. Cũng không có nước nào đă di chuyển, về mặt hiến pháp, để tạo lập một liên hiệp (confederation), tức, một h́nh thức hợp tác trong đó một thẩm quyền trung ương lệ thuộc vào các đơn vị thành viên (tới mức độ có khi hành vi của liên hiệp có thể bị kiềm chế bởi chúng [các đơn vị thành viên].
Từ ngữ liên minh (alliance) (một sự thỏa thuận để hợp tác trong sự pḥng thủ quân sự các quyền lợi chung), trong khi nó ám chỉ một h́nh thức hợp tác ít chặt hơn nhiều so với liên bang hay liên hiệp, chỉ thâu tóm một số khía cạnh trong các quan hệ sâu và rộng của Việt Nam với Lào và Căm Bốt. Các khía cạnh này bao gồm các quan hệ đảng-với-đảng, sự phối hợp chính sách ngoại giao, và các h́nh thức khác nhau của sự hợp tác kinh tế gần gũi với các giai đoạn tiên khởi của sự kết hợp kinh tế. Việt Nam dùng các từ ngữ như “khối liên đới” và “các quan hệ đặc biệt” để mô tả các mối quan hệ này. Nh́n theo chiều kích quân sự vừa thảo luận, có lẽ từ ngữ “cộng đồng an ninh cấp vùng” th́ thích hợp hơn.
2. Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Trung – Việt
Kể từ cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979, t́nh h́nh quân sự dọc vùng biên cương phân chia hai nước đă được ổn định hóa. Kể từ ít nhất năm 1980, các nhà lănh đạo Việ nam đă kết luận rằng họ không c̣n phải đối diện khả tính sắp xảy ra của một “bài học thứ nh́”. 14 Các biến cố ở cấp thấp, xem ra không có sự chủ định, xảy ra gần như hàng ngày. Những loại sự việc này hiện ra trái ngược một cách rơ ràng với các sự bột phát lớn xảy ra hàng năm và được hợp tấu bởi cả hai phía nhằm phục vụ cho các mục đích tuyên truyền và chính trị. Trong phần này, điều sẽ được lập luận rằng cuộc xung đột Trung – Việt đă tiến hóa thành một loại “chiến tranh giả vờ” được giữ hạn chế bởi các vai chính. Từ 1979, cường độ của cuộc xung đột biên giới đă được điều ḥa chủ yếu bởi phía Trung Quốc. Các sự bột phát lớn trên biên giới đă được khiêu khích để phục vụ cho các mục tiêu của chính sách ngoại giao ở nhữmg nơi khác trong vùng Á Châu và ít có dính dáng với t́nh h́nh quân sự thực sự dọc theo biên giới.
Ngoài vấn đề Căm Bốt, không có các quyền lợi quốc gia xung đột một cách trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ cần đến các chiến sự này. Thí dụ, khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam trong năm 1979, Bắc Kinh đă tuyên bố rằng nó đang phóng ra một “cuộc hoàn kích tự vệ” nhằm b́nh định khu vực biên giới, vốn đă ở trong sự rối loạn từ 1977, sao cho các cư dân Trung Quốc có thể tái lập một đời sống b́nh thường. Tuy nhiên, trọng lượng của bằng chứng cho thấy rằng Trung Quốc đă có các mục tiêu khác nữa, quan trọng hơn. Trong đoản kỳ, Trung Quốc đă t́m cách làm nhẹ bớt áp lực trên các lực lượng Khmer Đỏ dọc biên giới Thái Lan – Căm Bốt bằng cách chuyển hướng và cầm chân các lực lượng Việt Nam tại một mặt trận thứ nh́. Các mục tiêu của Trung Quốc cũng gồm: “dạy một bài học cho Việt Nam” v́ các sự ngạo mạn của nó trong vùng, và “trừng phạt” Việt Nam v́ đă xâm lăng một đồng minh của Trung Quốc; chứng tỏ rằng Trung Quốc, chứ không phải Liên Bang Sô Viết, là một đồng minh đáng tin cậy; biểu dương uy dũng quân sự của Trung Quốc bằng việc tái khẳng định đặc ưu quyền của Trung Quốc về việc “trừng trị các kẻ man rợ” nằm trong khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc; và trắc nghiệm cùng lượng giá Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) trong sự chiến đấu thực sự. 15
Trong tám năm qua chưa hề có vụ nào đe dọa vươn lên tới cường độ của cuộc chiến tranh biên giới đă được giao tranh trong các Tháng Hai-Tháng Ba 1979. Vào lúc đó, một lực lượng đặc nhiêm tám quân đoàn (gồm 20 sư đoàn) và các đơn vị yểm trợ, tổng cộng 300,000 lính, đă được tập hợp tại miền nam Trung Quốc. Chúng được trang bị với 1,000 xe tăng, ít nhất 1,500 khẩu trọng pháo và ít nhất 1,000 máy bay. Vào lúc cao điểm của cuộc sự giao tranh, khoảng 80,000 quân chính quy của QĐGPNDTQ đă tiến vào sáu tỉnh miền bắc của Việt Nam với đầy đủ quân số hiện diện. Đa số đă giao chiến trong cuộc tấn công thành công vào Lạng Sơn, một tỉnh lỵ. Sau khi Lạng Sơn thất thủ, phía Trung Quốc đă tuyên bố rằng các mục tiệu của họ đă đạt được, và họ đă tiến hành việc triệt thoái. Theo một sự lượng định, “tổng cộng, ít nhất 30,000 lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN) và QĐGPNDTQ đă chết trong thời khoảng từ 17 Tháng Hai đến 15 Tháng Ba. Tổng số người chết và bị thương ở cả hai bên, kể cả các thường dân, chắc chắn vượt quá 75,000 người”. 16 Wu Xiuquan, Tổng Tham Mưu Phó QĐGPNDTQ có thừa nhận rằng QĐGPNDTQ đă phải gánh chịu 20,000 người tổn thất trong đó ít hơn phân nửa đă bị giết chết. 17
Kể từ 1979, đă có ít nhất sáu vụ bột phát lớn tại biên giới (Tháng Bảy 1980, Tháng Năm 1981, Tháng Tư 1983, Tháng Tư 1984, Tháng Sáu 1985 và Tháng Mười Hai 1986/Tháng Một 1987), tất cả đều đă được khiêu khích hay dàn dựng bởi Trung Quốc để phục vụ các mục tiêu chính sách ngoại giao rộng lớn hơn. Mỗi vụ trong các trường hợp nghiên cứu này đă được lựa chọn bởi nó đă được mô tả bởi các quan sát viên quân sự đương thời như “biến cố nghiêm trọng nhất kể từ 1979” hay biến cố nghiêm trọng nhất kể từ vụ trước đó. Từng vụ trong các sự bùng nổ này sẽ được khảo sát dưới đây.
Trường Hợp Nghiên Cứu Một:
Pháo Kích Cao Bằng, Tháng Bảy 1980
Trong sáu tháng đầu tiên của năm 1980, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam có tường thuật một số lượng gia tăng của các biến cố ở biên giới. Trong đầu Tháng Bảy, cả hai bên đă trao đổi các kháng thư phản đối các hành động của bên kia. Thí dụ, vào hôm 4 Tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đă tố giác rằng pháo binh Trung Quốc đă pháo kích nặng nề lănh thổ Việt Nam trong vài dịp kể từ hôm 28 Tháng Sáu, giết chết hay làm bị thương một số thường dân. 18 Vao ngày kế tiếp, lính biên pḥng Trung Quốc được tường thuật đă bắn hàng trăm viên đạn pháo binh vào tỉnh Cao bằng. 19 trong một vụ pháo kích kéo dài trong ba ngày. Trong một kháng thư đề ngày 6 Tháng Bảy, Trung Quốc đă biện minh cho các hành động của ḿnh bằng việc tuyên bố Trung Quốc đang đáp ứng trước “các sự khiêu khích vũ trang không ngừng” tại biên giới của nó. Văn thư ngoại giao của Trung Quốc đă liệt kê 114 vụ khiêu khích vũ trang bởi các lực lượng Việt Nam trong Tháng Năm và Tháng Sáu, kể cả năm vụ đặc biệt nghiêm trọng trong đó các lực lượng Việt Nam hoặc đă xâm nhập hay bắn vào lănh thổ Trung Quốc. 20 Các biến cố của thời kỳ này đă khiến cho một thông tín viên tường thuật rằng “sự căng thẳng tại biên giới đă vươn tới “điểm bốc cháy: flash point”. 21 Sau đó, một cách nhanh chóng không kém ǵ lúc khởi sự, cuộc xung đột đă được lắng đọng. Vào ngày 12 Tháng Chín, phía Việt Nam đă lập lại lời yêu cầu của ḿnh về sự tái lập các cuộc đàm phán ḥa b́nh.
Bất kể sự lập luận chính thức của Trung Quốc cho các hành động của nó, các quan sát viên ngoại giao và các quan sát viên khác đă tường thuật rằng Trung Quốc đă gia tăng áp lực quân sự của nó trên biên giới Việt Nam để đáp ứng với sự tấn công mùa khô của Việt Nam tại Căm Bốt. Ngay măi đến hôm 23 Tháng Sáu, Trung Quốc đă đề nghị với Hà Nội rằng Trung Quốc sẽ tái lập các cuộc ḥa đàm tại Hà Nội “ngay khi một yếu tố tích cực thuận lợi cho các cuộc ḥa đàm xuất hiện, ngay dù nó chỉ là một sự kiện nhỏ”. Tuần lễ kế tiêp, các lực lượng QĐNDVN đă thực hiện một cuộc đột nhập lớn vào Thái Lan và các hàng rào pháo kích Tháng Bảy đă phát sinh. 22
Các nhà phân tích khác nêu ư kiến rằng Trung Quốc đă t́m cách lợi dụng cuộc xâm lăng của Liên Bang Sô Viết vào A Phú Hăn qua việc quấy rối Việt Nam trong khi Moscow mặt khác đang bị bận rộn. 23 Hàng rào đạn pháo binh của Trung Quốc trong Tháng Bảy cũng có thể được nh́n như một câu trả lời cho các yêu cầu của Việt Nam về việc tái lập các cuộc đàm phán nhằm b́nh thường hóa các quan hệ đă bị gián đoạn hồi Tháng Mười Hai 1979, và trước đề nghị của Việt Nam rằng hai bên phải tôn trọng một sự ngừng bắn nhân dịp các lễ hội năm mới liên hệ của hai bên. 24 Nói cách khác, Trung Quốc đă t́m cách để biểu lộ quyết tâm của nó nhằm giữ áp lực trên Việt Nam hầu buộc Việt Nam phải rút ra khỏi Kampuchea.
Các viên chức Việt Nam đă toan tính phóng đại mức nghiêm trọng của biến cố này bằng việc cáo giác rằng Trung Quốc đă chuyển ba sư đoàn đến biên giới, và đang chuẩn bị để tấn công Việt Nam. Tuy nhiên, các nguồn tin quân sự Tây Phương tại Bắc Kinh, đă bác bỏ các lời tuyên bỏ của Việt Nam, và đă tường thuật rằng “đă không có bất kỳ sự tăng cường rơ rệt nào” tại biên giới Trung – Việt sẽ báo trước một cuộc tấn công thứ nh́. 25 Sau đó trong năm, một số lượng lớn các đơn vị yểm trợ và công binh tiền tuyến của Trung Quốc đă “quay về quân khu gốc của chúng. 26
Trường Hợp Nghiên Cứu Hai:
Pháo Kích Cao Điểm Thuộc Các Tỉnh Lạng Sơn Và Hà Tuyên,
Tháng Năm 1981
Năm 1981 đă bắt đầu với một sự lập lại năm trước. Vào ngày 2 Tháng Một, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đề nghị một cuộc ngưng bắn nhân dịp các lễ tiết năm mới. Đề nghị này bị bác bỏ bởi các viên chức Trung Quốc vào hôm 20. Dù thế, cả hai bên đă tiến hành việc trao đổi các tù binh. Trong vài tháng kế tiếp, khu vực biên cương tương đối yên lặng.
Trong Tháng Năm, một sự bột phát khác đă xảy ra với sự giao tranh trong tháng đó vươn lên một cường độ chưa từng có kể từ cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979. Vào các ngày 5 và 6 Tháng Năm, các lực lượng Trung Quốc, hành quân ở cấp trung đoàn, đà tấn công và chiếm cứ một giải đất hẹp của biên cương, bao gồm ngọn đồi 400, tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và cũng chiếm đóng một số ngọn đồi chiến lược (mang số 1800a, 1800b, 1688 và 1059) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Như trước đây, Trung Quốc đă biện minh cho các hành động của ḿnh bằng việc cho rằng nó đang đáp ứng trước các biến cố bien giới bị xúi giục bởi phía Việt Nam trong ba tháng đầu tiên của năm.
Việt Nam đă đáp ứng bằng việc phản công và xâm nhập vào lănh thổ Trung Quốc. Vào các ngày 5 và 6 Tháng năm, các lực lượng Việt Nam đă đột kích khu vực Fakashan, tỉnh Quảng Tây. Ngày kế tiếp, một đại đội Việt Nam đă tấn công xă Mengdong, huyện Malipo, tỉnh Vân Nam. Trung Quốc nói các lính biên pḥng của Trung Quốc đă đẩy lui các kẻ xâm nhập, gây tổn thất cho hơn 100 sinh mạng, biến vụ này thành sự đụng độ biên giới nghiêm trọng nhất trong hai năm. Con số này đă bị vượt qua chín ngày sau đó, khi lính biên pḥng Trung Quốc được tường thuật đă giết chết 150 quân Việt Nam, những kẻ là một phần của một trung đoàn được phái đến khu vực Fakashan. Tổng cộng, Trung Quốc tuyên bố đă đẩy lui năm cuộc tấn kích khác nhau của Việt Nam vào tỉnh Quảng Tây. Một cuộc đụng độ nghiêm trọng hơn nữa đă xảy ra hôm 22 Tháng Năm khi Trung Quốc tuyên bố đă hạ sát 85 lính Việt Nam, các kẻ đă tiến vào khu vực Koulin của Vân Nam. Trong cùng ngày, các nguồn tin Việt Nam đă tường thuật rằng một tiểu đoàn Trung Quốc đă chiếm cứ và thiết lập sự kiểm soát trên một ngọn đồi tại huyện Vị Xuyên. Vào hôm 25 Tháng Năm, tổng số tổn thất của Việt Nam trong tháng đă ở mức 300 lính bị hạ sát, theo các con số của Trung Quốc. 27 Sự giao tranh giảm bớt cường độ, và vào hôm 13 Tháng Sáu, như trong cùng thời khoảng của năm trước, Bộ Ngoại Giao Việt Nam một lần nữa yêu cầu sự tái lập các cuộc ḥa đàm.
Như trong Tháng Bảy 1980, sự bột phát lớn trong vụ giao tranh hồi Tháng Năm 1981 đă bị khiêu khích bởi phía Trung Quốc nhằm phục vụ các mục đích chính trị rộng lớn hơn. 28 Các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh đă mau chóng liên kết cao trào trong chiến sự với chính sách về Kampuchea của Trung Quốc. Các kế hoạch sau đó được xúc tiến để hợp nhất ba nhóm kháng chiến Căm Bốt chính yếu thành một mặt trận thống nhất chống Việt Nam. Theo quan điểm này, các cuộc tấn công dọc theo biên giới phía bắc được thiết kế nhằm giữ Việt Nam ở vào thế pḥng thủ. 29 Các nhà ngoại giao cũng ghi nhận rằng một Hội Nghị Quốc Tế về Kampuchea do Liên Hiệp Quốc bảo trợ đă được sắp xếp lịch tŕnh và nó sẽ phù hợp với mục đích của Bắc Kinh rằng Việt Nam sẽ bị phác họa như một “kẻ hiếu chiến”. 30 Hơn nữa, điều cũng nằm trong các quyền lợi của Trung Quốc để xuất hiện cương quyết trong chính sách của nó nhằm “làm Việt Nam rỉ máu” 31 và cũng khuyên can các nước chủ ḥa (bồ câu) trong khối Asean đừng chấp nhận một tư thế ḥa giải tại phiên họp sắp tới giữa các Bộ Trưởng Ngoại Giao của họ tại Manila. 32 Sự kiên định của Trung Quốc, theo quan điểm này, sẽ thuyết phục các nước khác rằng áp lực không ngừng trên Việt Nam là cách duy nhất để mang lại một sự triệt thoái của các lực lượng Việt Nam ra khỏi căm Bốt. Sau cùng, Trung Quốc bị thúc đẩy để ngăn cản Việt Nam không tăng cường số binh sĩ tại Căm Bốt bằng các đơn vị từ biên giới với Trung Quốc. 33
Điều cần phải ghi nhận, bất kể cường độ của sự giao tranh trong Tháng Năm, rằng không lúc nào Trung Quốc lại đă tăng cường các binh sĩ biên cương của nó bằng quân chính quy QĐGPNDTQ. 34 Điều rơ ràng đối với phần lớn các quan sát viên ngay từ đầu là một “bài học” thứ nh́ từ Trung Quốc đă không được tiến hành. 35 Quan điểm của mốt số các phân tích viên quốc pḥng Tây Phương được tóm tắt bởi một nguồn tin như sau: “bất kể sự gia tăng gần đây trong các sự căng thẳng biên giới, họ đang đánh cược chống lại “bài học” Trung Quốc khác tại Việt Nam. Họ nói tổn thất sẽ quá cao về mặt sinh mạng, tiền của và uy tín ngoại giao, đặc biệt khi Việt Nam đă tăng cường các lực lượng quân chính quy của nó tại biên cương và đă giành được một ưu thế rơ rệt về trang thiết bị”. 36 Các nhà phân tích khác vạch ra rằng mùa mưa đang tới, và rằng các sự cắt giảm gần đây trong ngân sách quân sự của Trung Quốc ngược chiều với một cuộc xâm lăng thứ nh́ to lớn. 37
Trường Hợp Nghiên Cứu 3:
Cuộc Tấn Công Tượng Trưng, Tháng Tư 1983
Sau các vụ đụng độ Tháng Năm 1981, các sự căng thẳng tại biên giới Trung-Việt vẫn c̣n ở một mức độ tương đối thấp cho đến Tháng Tư 1983. Có vẻ rằng các đề xuất để cải thiện các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết, cũng như các sự tiếp xúc bí mật được đồn đăi giữa Trung Quốc và Việt Nam, có thể giải thích cho sự tạm lắng đọng này. Sự từ chối của Liên Bang Sô Viết không chịu áp lực Việt Nam, cùng với sự không khoan nhượng của Việt Nam về Kampuchea, có lẽ giải thích cho sự bột phát dữ dội bùng nổ trong Tháng Tư 1983.
Các nỗ lực để cải thiện các quan hệ Trung Quốc – Sô Viết có thể có nhật kỳ từ Tháng Chín 1981, nếu không sớm hơn, 38 khi Liên Bang Sô Viết gửi một văn thư cho Trung Quốc đề nghị mở lại các cuộc thảo luận về các vấn đề biên giới. Trung Quốc đă đáp ứng một cách thận trọng, tuyên bố rằng các sự chuẩn bị có thực chất th́ cần thiết. Tổng Bí Thư Brezhnev đă mang lại một động lực gia tăng để cải thiện các quan hệ với Trung Quốc trong một bài diễn văn quan trọng tại Tashkent hôm 24 Tháng Ba 1982. 39 Trong Tháng Năm, một bài b́nh luận quan trọng trên tờ Pravda tuyên bố rằng thời điểm cho các cuộc đàm phán b́nh thường hóa Trung Quốc – Sô Viét đă quá chậm trễ. 40 Các nhà lănh đạo Trung Quốc sau đó đă tiết lộ chiếu hướng mới của họ đối với LBSV tại một Đại Hội đảng được nhóm họp hồi đầu Tháng Chín, khi một sự tái lập các cuộc đàm phán cao cấp thường lệ được loan báo. 41 Brezhnev sau đó đă lập lại lời kêu gọi trước đây của ông ta về việc mở các cuộc thảo luận trong một bài diễn văn quan trọng được đọc hôm 26 Tháng Chín tại Baku. 42 Sau đó phiên đàm phán cao cấp đầu tiên đă được tổ chức trong Tháng Mười.
Từ thời khắc Brezhnev tuyên bố sự quan tâm của ông trong việc cải thiện các quan hệ với Trung Quốc, các nhà lănh đạo Trung Quốc đă t́m cách lợi dụng các sự khác biệt giữa Sô Viết và Việt Nam trên vấn đề các quan hệ với Trung Quốc. Các sự dị biệt này th́ hoàn toàn hiển nhiên vào lúc đó. Thí dụ, trong Tháng Ba khi Brezhnev tuyên bố rằng Trung Quốc là một quốc gia xă hội chủ nghĩa, phía Việt Nam đă lập luận hoàn toàn ngược lại. 43 Trong Tháng Ba – Tháng Tư, tại Đại Hội Lần Thứ Năm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, báo cáo của Ủy Ban Trung Ương tuyên bố rằng “các kẻ theo chủ nghĩa bành trướng và bá quyền Trung Quốc trong sự thông đồng với phe đế quốc chủ nghĩa Hoa Kỳ” vẫn c̣n là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm” của nhân dân Việt Nam. Ở chỗ khác trong bản báo cáo của Uy Ban Trung Ương có biện hộ cho việc tái lập các quan hệ b́nh thường với Trung Quốc. Theo sau vụ Tashkent, Việt Nam hiển nhiên có thực hiện một số sự tái điều chỉnh chính sách.
Theo sau Đại Hội [Đảng] Lần Thứ 5, Việt Nam đă tiến hành một cuộc tấn công ḥa b́nh. Vào giữa năm (hôm 6-7 Tháng Bảy), tại kỳ họp thường niên lần thứ 6 của các Ngoại Trưởng Ba Nước Đông Dương, các sự sửa đổi quan trọng đă được đưa ra trong chính sách giải thích trước đây. Trong một bước tiến bất ngờ, Việt Nam loan báo ư định của nó về việc triệt thoái đơn phương một phần các binh sĩ của ḿnh ra khỏi Căm Bốt. Thái Lan được đề nghị kư kết các hiệp ước không xâm lược với từng nước trong ba nước Đông Dương, cũng như sự thiết lập một “khu vực an toán dọc theo biên giới của Thái Lan với Căm Bốt sẽ được tuần tra bởi các lực lượng Thái Lan và Kampuchea. Thái Lan sau đó được mời để thực hiện “bước tiến thứ nh́” hướng đến ḥa b́nh. 44 Các sự triệt thoái tượng trưng bởi các lực lượng Việt Nam khỏi Căm Bốt trong thực tế đă được thực hiện trong Tháng Bảy, mặc dù các quan sát viên bên ngoài đă gọi chúng chỉ là “các sự luân chuyển binh sĩ”.
Trong Tháng Chín 1982, lần đầu tiên, Việt Nam đề nghị rằng Trung Quốc và Việt Nam nên tôn trọng một sự ngưng bắn nhân dịp các ngày lễ quốc khánh liên hệ của chúng. (Sớm hơn trong cùng năm, Việt Nam đă đưa ra một lần nữa một đề nghị ngưng bắn nhân dip các lễ hội năm mới). Trong Tháng Mười, thứ trưởng ngoại giao CHXHCNVN, Hoàng Bích Sơn, đă loan báo rằng Việt Nam th́ sẵn sàng “ở bất kỳ cấp bậc nào, tại bất kỳ nơi đâu và ở thời điểm sớm nhất khả dĩ”, tổ chức các cuộc thảo luận với Trung Quốc về việc b́nh thường hóa các quan hệ của hai nước. Các sự tiếp xúc ngoại giao Trung-Việt bí mất được đồn đăi mạnh mẽ trong thời khoảng này (từ Tháng Chín 1982 đến Tháng Ba 1983. 45
Trong Tháng Mười, tại phiên đầu tiên của các cuộc thảo luận Trung Quốc – Sô Viết, Trung Quốc đă đưa ra bàn thảo một kế hoạch năm điểm bí mật để giải quyết vấn đề Căm Bốt. Theo các sự tường thuật báo chí, kế hoạch của Trung Quốc kêu gọi một sự triệt thoái hoàn toàn, theo nhiều giai đoạn các binh sĩ Việt Nam ra khỏi Kampuchea trong một “thời khoảng hợp lư” không được xác định cụ thể, để đổi lấy một sự cải thiện dần dần tương ứng trong các quan hệ Trung Quốc- Việt Nam. 46 Liên Bang Sô Việt thoạt đầu cự tuyệt đề xuất này, đề nghị thay vào đó phía Trung Quốc hăy thực hiện sự tiếp xúc trực tiếp với Việt Nam. Trung Quốc duy tŕ áp lực trên Liên Bang Sô Viết, kỳ vọng một sự đáp ứng tích cực trong hay trước phiên họp sắp tới của các cuộc đàm phán b́nh thường hóa dự trù trong Tháng Ba 1983 tại Moscow. Sau đó, trước phiên thứ nh́ của các cuộc đàm phán, hành động từ sự tức giận trước việc thiếu sự đáp ứng khích lệ của Sô Viết, Trung Quốc đă công bố kế hoạch năm điểm bí mật của họ trước công luận. 47 Chính v́ thế, trách nhiệm khi đó được đặt lên phía Liên Bang Sô Viết về sự thiếu tiến bộ, và con đường được khai thông cho hoạt động quân sự tiếp theo sau.
Trong Tháng Hai 1983, Tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), Tổng Tham Mưu Trưởng QĐGPNDTQ, đă đến thăm Thái Lan và đưa ra một sự cam kết công khai sẽ trợ giúp Bangkok nếu Thái Lan bị đe dọa bởi Việt Nam. 48 Trong tháng đó, Hội Nghị Thượng Đỉnh lần đầu tiên từ trước đến nay của ba nước Đông Dương được tổ chức. Bản tuyên bố sau cùng của Hội Nghị Thượng Đỉnh có nói, “tiếp theo sau sự triệt thoái trong năm 1982, một số đơn vị khác trong quân t́nh nguyện Việt Nam sẽ được rút ra khỏi Căm Bốt trong năm 1983”. Tuy nhiên, vào cuối Tháng Ba, sự nhẫn nại của Trung Quốc đă bị mất đi khi các lực lượng Việt Nam tái tục cuộc tấn công mùa khô hàng năm của chúng và chiếm cứ Phnom Chat, một căn cứ phe Khmer Đỏ vừa mới được tái tiếp tế với các quân dụng của Trung Quốc. 49 O’Smach, một trại của phe Sihanouk, bị chiếm cứ hôm 3 Tháng Tư. Các cuộc truy kích gắt gao của Việt Nam vào Thái Lan cũng hoàn toàn trắng trợn, đưa ra một sự thách đố cho Trung Quốc phải hành động theo lời hứa hẹn của viên tướng họ Dương [Dắc Chí]. 50
Với các t́nh huống này, Trung Quốc ở vào thế bị trói tay. Hôm 10 Tháng Tư, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc có chuyển một kháng thư đến Ṭa Đại Sứ CHXHCNVN tại Bắc Kinh, phản đối “các sự khiêu khích và xâm nhập biên giới” gần đây. Sáu ngày sau (hôm 16 Tháng Tư), viện dẫn “các cuộc tấn công ở các tầm mức không thể chấp nhận được”, các pháo thủ Trung Quốc đă mở màn với hàng rào trọng pháo và súng cối trong bốn ngày “đánh dấu làn sóng cao nhất của chiến sự” kể từ các vụ đụng độ hồi Tháng Năm 1981. 51 Cuộc đụng độ trên đất liền đáng kể đầu tiên đă diễn ra hôm 20 Tháng Tư khi các lính biên pḥng Trung Quốc được tường thuật đă hạ sát 16 quân Việt Nam tại tỉnh Vân nam. 52 Sự đụng độ nhỏ và đạn pháo binh vẫn tiếp tục trong vài ngày nhưng đă bắt đầu giảm dần vào cuối tháng khi các lực lượng QĐNDVN tập trung để tấn công hai trại của phe KPNLF tại Ban Sangae và Nong Samet, rút lui. 53 Cùng lúc xạ thủ Thái Lan đă bắt đầu trả đũa lại sự pháo kích của Việt Nam vào lănh thổ Thái. 54
Như trong các sự bột phát quân sự trước đây, các nhà quan sát ngoại giao mau chóng vạch ra rằng các hành động quân sự của Trung Quốc ít liên hệ với t́nh h́nh quân sự tại biên giới của nó vớI Việt Nam cho bằng t́nh h́nh tại Kampuchea. 55 Trong năm 1983, Trung Quốc bị đặt vào vị thế phải thực hiện đúng như lời hứa hẹn của nó với Thái Lan trong khi thuyết phục Việt Nam khỏi sự theo đuổi toàn diện cuộc chiến tranh của Việt Nam chống lại quân du kích nổi dậy tại Căm Bốt. 56 Trung Quốc cũng có thể chủ ư nhằm ngăn chặn ước muốn rơ rệt nơi một số nước trong vùng, chẳng hạn như Úc Đại Lợi và Indonesia, thực hiện một sự đối thoại với Việt Nam. 57
Các biến cố trong Tháng Tư 1983 đă được đặt tên bởi thông tín viên Đông Dương kỳ cựu, Nayan Chanda, như một “cuộc tấn công tượng trưng”. Theo sự phân tích của ông, “bước tiến quân sự của Bắc Kinh có vẻ như là một sự biểu diễn theo chủ nghĩa tượng trưng -- ở mức tệ hại nhất, một nỗ lực nửa vời để chống đỡ cho mức khả tín của nó như một kẻ duy tŕ ḥa b́nh trong vùng”. 58 Chanda cũng trích dẫn một nhà phân tích quân sự Tây Phương khi nhận xét “họ [phía Trung Quốc] dường như không toan tính để đánh vào bất kỳ mục tiêu cá biệt nào, chỉ cần bắn các quả đạn đi xa nhất. Mục đích thuần túy là để đưa ra một quan điểm chính trị”. Sự liên kết giữa các biến cố tại Kampuchea với đợt bột phát bạo động dọc biên giới Trung – Việt được công khai hồi cuối Tháng Tư bởi Lư Tiên Niệm (Li Xiannian), một ủy viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kẻ đă cảnh cáo Việt Nam về các hậu quả của việc ‘đe dọa an ninh của Trung Quốc và ḥa b́nh cùng sự ổn định của Đông Nam Á”. Họ Lư nói tiêp, “Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng ủng hộ [cho Thái Lan] chừng nào Việt Nam không đ́nh chỉ sự xâm lấn như thế”.
Chanda đă kết luận:
Trung Quốc đă thận trọng không nói về “bài học” khác nữa, điều sẽ đ̣i hỏi một nỗ lực nghiêm chỉnh hơn nhièu và sẽ khiêu dẫn các hậu quả không thể tính toán được. Bằng việc ra lệnh một hành động hạn chế đánh Việt Nam rất lâu sau khi cuộc tấn công của Hà Nội đă đi đến việc đ́nh chỉ, Trung Quốc cũng đă né tránh một t́nh trạng trong đó sự thành công trong sự hoạt động của nó sẽ phải được đo lường về một t́nh trạng chiến trường cách xa cả 1,000 cây số. ‘Trung Quốc biết rất rơ rằng nếu không có một cuộc xâm lăng khác vào Việt Nam, không hành động nào sẽ có thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào đối với vị thế quân sự của Việt Nam tại Căm Bốt’, một nguồn tin gần gủi với tư tưởng chính thức tại Bắc Kinh cho hay. “Nó chỉ là một hành vi tượng trưng”. 59
Trung Quốc đă ra dấu hiệu bản chất “tượng trưng” trong các ư định của nó bằng việc giữ cuộc xung đột hạn chế vào các sự giao tranh ở đơn vị cấp nhỏ với quân sĩ biên pḥng. 60 Đây là các lực lượng quân sự trang bị nhẹ. 61 Cuộc bột phát Tháng Tư chứng kiến một số vụ chạm súng nhỏ; các số tổn thất chỉ lên tới vài tá trong hai tuần có sự căng thẳng tối đa; và hàng trăm vụ bắn trọng pháo và súng cối đă được trao đổi.
Trung Quốc cũng đă chọn thời điểm cho sự đáp ứng của nó tiếp theo sau đợt tấn công của Việt Nam tại Căm Bốt, và đă xảy ra trước khi bắt đầu mùa mưa, lúc mà các cuộc hành quân của QĐNDVN ở đó có thể được ước định giảm bớt. 62 Việt Nam, về phần ḿnh, đă ra dấu hiệu cho các ư định của nó bằng việc loan báo một sự triệt thoái binh sĩ một phần ra khỏi Căm Bốt giữa lúc có hàng rào pháo binh dữ dội của Trung Quốc trên biên giới phía bắc của Việt Nam. Quyết định này được chuyển giao một cách khoa trương đến Bộ Trưởng Ngoại Giao Sô Viết Andrei Gromyko hôm 16 Tháng Tư 1983.
Có lẽ có tính chất bộc lộ rơ nhất là cơ hội hiếm có để so sánh các sự tường thuật của Hà Nội và Bắc Kinh về các biến cố Thánh Tư bằng các sự tŕnh bày bởi các nhân chứng Tây Phương tại chỗ. Hai nhà ngoại giao Tây Phương đă thăm viếng Lạng Sơn hôm 17 Tháng Tư và đă ở đó sáu tiếng đồng hồ mà không nghe thấy âm thanh của đạn nổ hay nh́n thấy bất kỳ sự tổn hại nào. Dân quân địa phương xem ra thư giăn, và các nhà ngoại giao đă được phép cắm trại ngoài trời gần biên giới. Ngày trước đó, Việt Nam có tuyên bố rằng Trung Quốc đă pháo một hàng rào cả nghin viên đạn vào khu vực. 64 Lấy một thí dụ khác, vào hôm 18 Tháng Tư, Tân Hoa Xă tuyên bố rằng Việt Nam đă pháo kích vào Pingmeng, huyện Napo, Quảng Tây, gây ra sự phá hủy nhà thương, trường tiểu học, ngân hàng, văn pḥng quản lư ngũ cốc thực phẩm và một số nhà ở của xă địa phương. Ba ngh́n cư dân được tường thuật đă được di tản. 65 Trong Tháng Bảy, một nhóm 44 thông tín viên ngoại quốc đă được phép đến thăm viếng Pingmeng. Họ t́m thấy ít bằng chứng về sự tổn hại gần đó. 66 Tóm tắt, cả hai bên đều tham gia vào một cuộc chơi chữ. Trung Quốc đă phóng đại vụ việc của nó để thỏa măn Thái Lan, trong khi “kế đó Việt Nam cũng làm theo bởi, nếu họ không làm như thế, sẽ buộc Trung Quốc phải thực sự làm điều ǵ đó”, một nhà ngoại giao Âu Châu nói như thế. “Nó sẽ di chuyển chiến tranh từ bàn giấy đến khẩu súng”. 67
Sau cùng, điều hoàn toàn rơ rệt đối với các nhà phân tích quân sự và các nhà phân tích khác tại Bắc Kinh và các nơi khác, rằng Trung Quốc không chuẩn bị để phóng ra một cuộc tấn công vào Việt Nam trên một quy mô tương tự năm 1979. 68 Norodom Sihanouk, thí dụ, được trích dẫn hôm 19 Tháng Tư, giữa đợt bột phát này, rằng Trung Quốc không muốn bị xem là kẻ khiêu khích bởi công luận. 69 Đă không có các sự di chuyển binh sĩ lớn lao bởi quân chính quy của QĐGPNDTQ đến vùng biên giới trong thời kỳ này.
Tiếp theo sau đợt bột phát này, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đă quay trở lại các thủ thuật ngoại giao. Trung Quốc nói rơ sự bất măn của nó về sự bất động của Sô Viết, và ám chỉ “sự đối đầu trực tiếp”. 70 Liên Bang Sô Viết, về phần ḿnh, quở trách Trung Quốc về việc từ chối không tham dự vào các cuộc đàm phán với Việt Nam. 71 Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam cũng đều đưa ra các cử chỉ ḥa giải. Trong Tháng Sáu, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch được trích dẫn có nói “chúng tôi đang cố gắng hết ḿnh để có các sự tiếp xúc và thương thảo với Trung Quốc.” 72 Sau đó trong cùng tháng, Trung Quốc đă đề nghị một cuộc ngưng bắn 48 tiếng đồng hồ giúp cho việc trao trả các tù binh. 73 Trong Tháng Mười, Nguyễn Cơ Thạch chấp nhận lời mời của người đối nhiệm Trung Quốc, Wu Xeqian, đến tham dự một buổi tiếp tân chính thức của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc để kỷ niệm ngày quốc khánh của Trung Quốc. Sau đó các tin đồn bắt đầu nổi lên rằng cả hai bên một lần nữa tham gia vào hoạt động ngoại giao trầm lặng. 74 T́nh h́nh quân sự tại biên giới quay trở lại khuôn mẫu b́nh thường của nó, với Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố rằng nó “khá yên tĩnh” trong Tháng Mười Hai 1983. 75 T́nh trạng này nói chung đă chế ngự cho đến Tháng Tư 1984.
photo: http://i.vietnamtourism.org.vn/
Trương Hợp Nghiên Cứu Bốn:
“Việc Giành Dất” tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên,
Tháng Tư 1984
Sự yên tĩnh dọc theo biên giới đă bị tiêu tán trong Tháng Tư 1984 trong một sự leo thang quan trọng về chiến sự khi các pháo thủ Trung Quốc dội xuống Việt Nam đợt pháo kích nặng nề nhất kể từ 1979. Đợt pháo kích này được tiếp nối bởi một cuộc tấn công vào các ngọn đồi của Việt Nam thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên bởi quân chính quy QĐGPNDTQ. Sự giao tranh tiếp tục kéo dài sang Tháng Năm khi các lực lượng QĐNDVN đă cố gắng nhưng không thành công để đánh đuổi quân Trung Quốc. Cao trào này trong sự giao tranh đă tạm thời làm chậm lại bước tiến của sự b́nh thường hóa Trung Quốc – Sô Viết, khi Moscow băi bỏ cuộc thăm viếng đă dự trù của Mikhail Arkhipov đến Bắc Kinh. Trong một sự phát triển mới, cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ ba đă có một chiều kích hàng hải trong khi các cuộc thao diễn hải quân được thực hiện tại Biển Nam Trung Quốc. Vào giữa năm các căng thẳng một lần nữa giảm bớt khi Việt Nam loan báo đợt rút quân lần thứ ba “các lực lượng t́nh nguyện” ra khỏi Căm Bốt. Như trong năm trước, nửa sau của 1984 chứng kiến sự yên tĩnh tương đối dọc theo biên giới Trung Quốc – Việt Nam.
Cho đến Tháng Tư 1984, Việt Nam đă đặt tên cho cuộc xung đột biên giới của nó với Trung Quốc là một “cuộc chiến tranh phá hoại”. Nói như thế có nghĩa rằng các tính chất chính yếu của cuộc xung đột bao gồm các cuộc đột kích nhỏ, thỉnh thoảng pháo kích, sự triệt hủy tài sản, và các hành vi khác nhau của chiến tranh tâm lư vốn được thiết kế để phá hủy an ninh của các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam. Các biến cố Tháng Tư đă biến đổi khuôn mẫu của sự xung đột trong một cung cách lớn lao. Cuộc xung đột giờ đây trở thành một “sự xâm chiếm lănh thổ”. 76
Vào hôm 2 Tháng Tư, 1984, để trả đũa “các sự khiêu khích vũ trang không ngừng” các pháo thủ Trung Quốc đă khai mở một hàng rào pháo binh ồ ạt trên một mặt trận dài 400 cây số. 77 Trong thời kỳ từ 2 đến 27 Tháng Tư, hơn 60,000 viên đạn trọng pháo đực ước lượng đă được bắn vào 16 huyện. Các binh sĩ Trung Quốc kế đó đă phóng ra các cuộc tấn công cấp tiểu đoàn vào lănh thổ Việt Nam tại các tỉnh Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Hoàng Liên Sơn. Một trận đánh quan trọng đă được giao tranh giành các ngọn đồi 636 và 820 tại huyện Tràng Định, Lạng Sơn hôm 6 Tháng Tư. 78
Vào hôm 28 Tháng Tư, hơn 500 khẩu trọng pháo đă thực hiện một đợt pháo kích nữa trên các vị trí Việt Nam. Binh sĩ diện địa của Trung Quốc, bao gồm ba trung đoàn đầy đủ quân số từ sư đoàn 40 QĐGPNDTQ, được tiếp nối bởi việc tấn công và chiếm cứ ba cao điểm tại Hà Tuyên. Cuộc tấn công này được gọi là “cuộc xâm nhập nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ 1979” trong các sự tường thuật báo chí. 79 Một sự tường thuật sau này cho thấy rằng các lực lượng Trung Quốc cũng giành được sự kiểm soát một nhóm các cao điểm (các đồi 1250, 1509, 1030, 772 và 233) thuộc các huyện Vị Xuyên và Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên. 80
Giao tranh tiếp tục ở mức độ thấp hơn trong suốt Tháng Năm và Tháng Sáu khi các lực lượng Việt Nam toan tính tái chiếm các cao điểm đă mất tại Hà Tuyên. 81 Đă có một sự bột phát ngắn hôm 12 Tháng Bảy khi các đơn vị Việt Nam tái tục các cuộc tấn công vào các ngọn đồi này. Các nguồn tin t́nh báo Mỹ tường thuật trong Tháng Tám rằng Việt Nam đă không thành công và rằng Trung Quốc đă giữ được sự kiểm soát ít nhất tám ngọn đồi. 82 Các báo cáo chính thức của Việt Nam cho thời kỳ tư 2 Tháng Tư đến 2 Tháng Sáu tuyên bố rằng Việt Nam đă tiêu diệt một trung đoàn và chín tiểu đoàn Trung Quốc và “đă loại ra khỏi sự hoạt động” 5,500 lính Trung Quốc. 83 Trong Tháng Tám, Việt Nam đă nâng các con số này lên 7500 lính “bị loại ra khỏi sự hoạt động” trong bốn tháng qua. 84
Các biến cố trong Tháng Tư 1984 rơ ràng khác biệt về mức độ to lớn so với các sự bột phát trước đó. Vào các ngày 13-16 Tháng Tư, Liên Bang Sô Viết đă bị đẩy đến việc cảnh cáo Trung Quốc qua việc thực hiện các cuộc thao diễn hải quân hỗn hợp lần đầu tiên với Việt Nam. 85 Các cuộc thao diễn này xảy ra dưới h́nh thức thực tập đổ bộ từ biển vào đất liền của các thủy quân lục chiến Sô Viết gần hải cảng Hải Pḥng. Trung Quốc đă đáp ứng bằng việc phái một hạm đội hải quân lái quanh Quần Đảo Trường Sa. Khi quay về, các tàu của Trung Quốc đă thực hiện các sự thao diễn đổ bộ của chính chúng lên Đảo Hải Nam. 86
Mối nguy hiểm của sự leo thang đă mau chóng bị dập tắt bởi các dấu hiệu ḥa giải từ mọi bên liên can. Vào ngày 3 Tháng Năm, một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan báo rằng sẽ không cần thiết để điều động các lực lượng lục quân chính quy đến khu vực biên giới khi dân quân địa phương và quân biên pḥng có thể đối phó. 87 Hôm 5 Tháng Năm, cả tờ Pravda lẫn tờ Izvestia đều thúc giục Trung Quốc hăy đón nhận đề nghị của Việt Nam nhằm thực hiện “các cuộc đàm phán nghiêm chỉnh, đứng đắn … với một quan điểm nhằm giải quyết mọi vấn đề của các quan hệ song phương bằng phương tiện ḥa b́nh”. Vào hôm 8 Tháng Năm, Phạm Văn Đồng một lần nữa lập lại công thức của Việt Nam rằng Việt Nam sẽ gặp gỡ Trung Quốc “bất kể ở đâu, khi nào và ở cấp bậc nào”. 88 Vào đầu Tháng Sáu, Tân Hoa Xă loan báo rằng “Trung Quốc không muốn dính líu bản thân vào một sự phiêu lưu quân sự có thể gây trở ngại cho kế hoạch hiện đại hóa của nó”. 89 Sao đó, Zhang Ai-ping, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trung Quốc, vào lúc sắp sửa thăm viếng Hoa Kỳ, có tuyên bố rằng t́nh trạng dọc biên giới đă yên tĩnh. 90 Việt Nam ḥa nhịp với sự loan báo rằng nó sẽ sớm triệt thoái “ba lữ đoàn và trung đoàn cùng một số tiểu đoàn nào đó” khỏi Căm Bốt. Sân khấu giờ đây được sắp xếp cho một sự tái lập các cuộc đàm phán Trung Quốc – Sô Viết. Vào cuối Tháng Sáu, có lời loan báo rằng thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc (Qian Qichen) sẽ sang thăm Moscow vào cuối tháng đó.
Điều ǵ đă thúc đẩy sự bột phát đột nhiên trong Tháng Tư 1984? Các viên chức Trung Quốc một lần nữa quy trách Việt Nam về các sự khiêu khích dọc theo biên giới của họ. Họ cũng nêu ư kiến rằng Việt Nam đang cố gắng một cách quả quyết để phá hoại các nỗ lực b́nh thường hóa Trung Quốc – Sô Viết. 91 Nhưng, như các các dịp trước đây, các hoạt động của Việt Nam tại Căm Bốt rơ ràng sẽ là nguyên do trực tiếp. Trong Tháng Ba 1984, các lực lượng Việt Nam đă phóng ra một cuộc tấn công lớn vào một căn cứ của phe Khmer Đỏ thuộc vùng biên giới ba nước. 92 Trong diễn tiến giao tranh, các binh sĩ Việt Nam đă cố thủ tại các ngọn đồi bên trong lănh thổ Thái Lan. Việc này đă thúc đẩy một cuộc phản công của Thái Lan và các cử chỉ công khai ủng hộ của Trung Quốc dành cho Thái Lan. 93
Trong Tháng Tư, các binh sĩ Việt Nam đă chiếm cứ căn cứ Khmer Đỏ tại Tamnak Ched và tổng hành dinh của KPNLF tại Amphil. Chính v́ thế, các cuộc tấn công của Trung Quốc trong Tháng Tư đă được thiết kế để ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Việt Nam tại Căm Bốt bằng việc cầm chân các lực lượng tại miền bắc, cũng như áp đặt một giá phải trả cho sự ngoan cố của Việt Nam. 94 Trung Quốc cũng lợi dụng thời biểu của một cuộc thăm viếng Bắc Kinh bởi Tổng Thống [Mỹ] Reagan trong Tháng Tư để chứng tỏ quyết tâm của nó giữ vững đường lối trong việc làm áp lực trên Việt Nam.
Sự thay đổi các chiến thuật của Tr8ung Quốc, từ việc pháo kích tượng trưng đến “giành đất” hẳn đă phải phát sinh từ sự nhận thức rằng các áp lực quân sự trong quá khứ đă không thành công trong việc ngăn trở Việt Nam không cho đạt được các mục đích của nó tại Căm Bốt. Trung Quốc đă lựa chọn mục tiêu của nó với sự thận trọng. Trong mọi cuộc bột phát tương lai các xạ thủ Trung Quốc trên đỉnh các cao điểm trong huyện Vị Xuyên sẽ tận dụng lợi thế từ các vị trí của họ để pháo kích vào lănh thổ Việt Nam bên dưới. Một lần nữa, Trung Quóc đă bày tỏ rằng các mục tiêu của nó th́ được giới hạn vào việc buộc Việt Nam phải đi đến một sự thỏa thuận về Căm Bốt. Tiếp thjeo sau sự giao tranh từ Tháng Tư đến Tháng Sáu, các sự căng thẳng lắng xuống ở các mức độ “b́nh thường”. 95 Trong Tháng Hai 1985, thí dụ, đề nghị của Việt Nam cho một sự ngưng bắn mừng năm mới đă “được tôn trọng” một cách cơ bản bởi phía Trung Quốc. 96
Trường Hợp Nghiên Cứu 5:
Pháo Kích Huyện Vị Xuyên, Tháng Sáu 1985
Trong suốt mùa khô 1984/85 tại Căm Bốt, các lực lượng quân sự Việt Nam đă tấn công và chiếm đóng một cách thành công tất cả các căn cứ du kích quan trọng dọc theo biên giới Thái Lan – Kampuchea. Bị đánh nặng nhất là phe KPNLF với các lực lượng phải rút lui trong sự hỗn loạn về Thái Lan, nơi sau đó chúng đă xâu xé trong cuộc đấu tranh chính trị nội bộ tương tàn. Tương tự, cánh ANS của Sihanouk đă rút lui về Thái Lan nơi, sau một thời gian hồi phục và suy nghĩ lại về chiến thuật, họ đă khởi sự phóng ra các cuộc đột nhập du kích vào phần tư tây bắc của Căm Bốt. Phe Khmer Đỏ đă t́m cách để giữ các lực lượng của họ nguyên vẹn và thực hiện một sự lui binh có trật tự vào nội địa của Căm Bốt.
Các chiến thắng quân sự gây choáng váng của Việt Nam tại Căm Bốt đă thúc đẩy một sự đáp ứng khác biệt của Trung Quốc so với những năm trước đó. Trong suốt phần lớn 1985 và đến các tháng đầu năm 1986, các tỉnh biên giới Việt Nam đă chịu sự pháo kích bằng trọng pháo và súng cối dữ dội. Trong suốt Tháng Sáu, vào lúc chấm dứt mùa khô 1984/85, các lực lượng Trung Quốc đă đặc biệt phóng ra các vụ pháo kích ác liệt vào Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên của Việt Nam.
Các con số không đầy đủ của Việt Nam 97 cho thấy thứ tự mức độ to lớn sau đây của sự pháo kích của Trung Quốc vào huyện Vị Xuyên (xem Bảng 1)
Bảng 1
Số Lượng Pháo Kích Của Trung Quốc Vào Huyện Vị Xuyên, 1985
Tháng 1985 Số Đạn Mỗi Ngày
Ba 2258
Tư 1633
Năm 1255
Sáu 7563
Bảy 0433
Tám không có số liệu
Chín 5333
Mười không có số liệu
Mười Một không có số liệu
Mười Hai 2451
Trung b́nh mỗi cột 3235
Trung b́nh trên số tổng gộp 2740
Các đơn vị biên giới Trung Quốc đă bắt đầu sử dụng điều mà các viên chức Việt Nam gọi là các chiến thuật mới nhằm“giành chiếm đất”. 98 Hơn nữa, Trung Quốc đă xiết chặt thêm một ṿng xoắn nữa trong các áp lực được áp dụng trên Việt Nam. Khởi đầu trong Tháng Năm 1985, theo các sự tường thuật của Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu thả các quả ḿn plastic vào các con sông chảy xuống Việt Nam. Vào cuối năm 1986, Việt Nam có tường thuật 100 vụ nổ ḿn tại các tỉnh khác nhau, khiến 30 người bị chết và 60 người bị thương. 99
Điều hoàn toàn rơ ràng rằng huyện Vị Xuyên đă bị tách riêng cho sự chú ư đặc biệt. Các sự tường thuật Việt Nam cho hay, thí dụ, rằng hơn một triệu quả đạn đă được bắn vào một khu vực của huyện có diện tích đo được 10 cây số vuông trong năm 1985 không thôi. 100 Các ngọn đồi chiến lược (chẳng hạn như 233, 300, 400, 468, 500, 673, 685, 812, 900, 1100, 1509, Quan Sát và Co Ich [?]), đặc biệt chung quanh khu vực ngă tư Thanh Thủy [?], đă bị pháo kích và tấn công trên đất liền nhiều lần. Trong suốt thời kỳ từ 27 Tháng Năm đến 13 Tháng Sáu, các xạ thủ Trung Quốc đă bắn 226,900 quả đạn pháo binh vào Vị Xuyên. Và từ 1 đến 7 Tháng Sáu, các lực lượng Trung Quốc được tường thuật đă phóng ra sáu cuộc tấn công vào các ngọn đồi 400 và 1509. Một sự duyệt xét nửa đầu tiên của năm cho hay rằng Trung Quốc đă phóng ra ít nhất 60 cuộc tấn công từ cấp trung đội đến trung đoàn vào Việt Nam ở các địa điểm khác nhau. 101
Một sự duyệt xét hoạt động quân sự của Trung Quốc trong năm 1985 nêu ư kiến rằng Trung Quốc đă chọn huyện Vị Xuyên làm mục tiêu cho sự đáp ứng “ăn miếng trả miếng: tit for tat” trước cuộc càn quét thành công của Việt Nam tại biên giới Thái Lan – Kampuchea. 102 Đài Phát Thanh Hà Nội, trong một bài phát thanh hôm 26 Tháng Mười Hai, 1985, duyệt xét các biến cố năm qua, đă nêu bật vấn đề trong cách này:
Trung Quốc tiếp tục một h́nh thức chiến tranh giành chiếm đất biên giới chống Việt Nam trong một cung cách dữ dội, đặc biệt tai khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Có thể nói rằng các vụ pháo kích của Trung Quốc ở đó không bao giờ ngừng nghỉ kể từ 1984. Điều đáng lưu ư rằng các vụ pháo kích th́ ác liệt và các chiến thuật chiến đấu mới được sử dụng trong việc giành chiếm các ngọn đồi của chúng ta. Một số các hoạt động giành chiếm đất đai điển h́nh của địch [đă diễn ra tại Vị Xuyên trong các Tháng Năm – Sáu, 1985] …
Trung Quốc rơ ràng đă suy nghĩ lại các chiến thuật của nó và đă lựa chọn mục tiêu của nó với sự thận trọng. Địa thế tại Hà Tuyên nói một cách tương đối nằm ở cao độ thấp và theo truyền thống cấu thành một điểm xâm nhập cho quân xâm lăng Trung Quốc. Song Hà Tuyên tọa lạc cách xa Hà Nội. Chính v́ thế, một cuộc tấn kích vào Hà Tuyên không đe dọa trực tiếp vùng đất trọng tâm của Việt Nam, như khi nói về một cuộc tấn công vào Lạng Sơn. Với khoảng cách liên hệ và t́nh trạng các đường lộ, việc pḥng vệ Hà Tuyên đặt ra các sự khó khăn tiếp vận nào đó cho các sĩ quan chỉ huy Việt Nam. Quan trọng hơn, vị trí của Vị Xuyên giúp cho các thẩm quyền Bắc Kinh phát ra tín hiệu về thái độ của họ đối với Việt Nam, bằng việc gia tăng hay giảm bớt cường độ của cuộc xung đột tùy ư. Tóm lại, sự xa xôi của Vị Xuyên cung cấp một địa điểm tuyệt hảo cho sự theo đuổi một “cuộc chiến tranh giả vờ”.
Thí dụ, giao tranh tại Vị Xuyên đă tái phát trong Tháng Chín 1985 khi Trung Quốc một lần nữa bị tố cáo đă phóng ra các cuộc tấn công trên đất liền dưới sự yểm trợ của sự pháo kích trọng pháo ác liệt. Trong một thời gian bốn ngày, 5-8 Tháng Chín, gần 60,000 quả đạn trọng pháo được tường thuật đă đổ xuống Vị Xuyên. 103 Sự kiện này là một sự vụ bất chợt, khi có khi không (on-off) được thiết kế để nhấn mạnh sự khước từ của Trung Quốc các đề nghị của Việt Nam được lập lại trong tháng đó nhằm tổ chức các cuộc đàm phán về việc b́nh thường hóa các quan hệ. 104 Trung Quốc cũng bác bỏ cử chỉ ḥa giải khác, đề nghị mở lại sự nối kết đường hỏa xa giữa hai nước. 105
Bất kể sự pháo kích trong Tháng Sáu, một sụ đảo lộn trong các quan hệ Trung – Việt được nhận thấy trong quư sau cùng của năm 1985. Vào hôm 1 Tháng Chín, Chủ Tích CHNDTQ Lư Tiên Niệm đă gửi lời chúc mừng đến đồng nhiệm của ông tại CHXHCNVN, Trường Chinh, nhân dịp 40 năm ngày quốc khánh của Việt Nam. Sau khi ghi nhận “t́nh hữu nghị truyền thống lâu đời” giữa Trung Quốc và Việt Nam, họ Lư kêu gọi một sự đáp ứng tích cực từ Hà Nội về vấn đề b́nh thường hóa. Trong khi trong Tháng Mười Một, một phái đoàn Pḥng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tham dự Hội Chợ Mậu Dịch Quốc Tế Khu Vực Á Châu và Thái B́nh Dương tại Bắc Kinh theo lời mời của tổ chức [thuộc Liên Hiệp Quốc] ESCAP và Hội Phát Huy Mậu Dịch Quốc Tế của Trung Quốc.
Sau Tháng Chín, các báo cáo về sự giao tranh nặng nề đă giảm dần. Đă có một sự náo động ngắn ngủi của sự giao tranh trong tuần lễ đầu tiên của Tháng Mười Hai khi các lực lượng của Trung Quốc một lần nữa được tường thuật đă tham gia vào hoạt động “giành chiêm đất” tại huyện Vị Xuyên. Việt Nam đă cáo giác rằng Trung Quốc đă trút hơn 60,000 quả đạn vào tỉnh, với 34,000 quả đạn đổ xuống trong ngày 2 Tháng Mười Hai không thôi. Cùng lúc, Việt Nam theo tường thuật cũng đă đánh trả năm cuộc tấn công trên đất liền riêng biệt nhắm vào đồi số 685 tại Hà Tuyên, trong đó Việt Nam đă hạ sát 470 lính Trung Quốc. 106 Trung Quốc đă phản bác rằng Việt Nam đă thực hiện hơn 500 “vụ khiêu khích vũ trang” kể từ Tháng Chín và là kẻ duy nhất bị quy trách về đợt giao tranh đương thời. Tân Hoa Xă, trong cùng bài b́nh luận, đă liên kết sự gia tăng cường độ của sự giao tranh tại biên giới với một sự củng cố các lực lượng Việt Nam tại Kampuchea trong sự chuẩn bị cho một sự tấn công mùa khô nữa. 107 Trong thực tế, vào ngày 13 Tháng Mười Hai, các lực lượng Việt Nam được tường thuật đă pháo kích nặng nề vào O Bek Chan, một căn cứ của phe KPNLF. 108 Năm này đă được kết thúc với các sự tường thuật khác nữa về sự pháo kích bởi các pháo thủ Trung Quốc.
Trường Hợp Nghiên Cứu 6:
“Cuộc Chiến Tranh Giả Vờ” ,
Tháng Mười Hai 1986/Tháng Một 1987
Trong suốt năm 1986, Trung Quốc đă giữ áp lực trên Việt Nam bằng việc pháo kích không ngừng; vào giữa năm, đă có sự tường thuật rằng gần một phần tư của một triệu quả đạn pháo binh và súng cối đă được bắn vào lănh thổ Việt Nam. Bảng 2 dưới đây, dựa trên các sự tường thuật của truyền thông Việt Nam, liệt kê các con số theo từng tháng. Điều không được tiết lộ bởi các con số này rằng huyện Vị Xuyên đă là mục tiêu đặc biệt. Trong năm 1985, Vị Xuyên đă trải qua hai mươi vụ pháo kích riêng biệt, liên can đến hơn 800,000 quả đạn trút xuống, trong tổng số một triệu quả đạn được bắn vào Việt Nam trong năm đó. 109
Bảng 2
Số Lượng Pháo Kích Của Trung Quốc vào Các Tỉnh Biên Giới của Việt Nam, 1986
Tháng 1986 Số Đạn Được Báo Cáo
Một 40,000
Hai 70,000
Ba 20,000
Tư 20,000
Năm 67,000
Sáu 15,000
Tổng Số 6 Tháng 232,000
Bảy 27,000
Tám 27,000
Chín 04,600
Mười 52,000
Mười Một không có số liệu
Mười Hai không có số liệu
Ngày 7 Tháng Một 1987 60,000
Vào giữa năm 1986, các giới chức Việt Nam tường thuật rằng bốn phần năm tất cả các quả đạn bắn ra đă rơi xuống Vị Xuyên. 110 Trong ngày 14 Tháng Mười 1986, xă Thanh Thủy tại Vị Xuyên đă nhận được 30,000 quả đạn, “mật độ cao nhất của sự pháo kịch trong một ngày” kể từ đầu năm. Hàng rào dữ dội nhất diễn ra trong Tháng Một 1987 khi trong một ngày Pháo Binh Trung Quốc đă trút 60,000 quả đạn pháo binh và súng cối vào Vị Xuyên. 111
Các báo cáo về sự giao tranh trên đất liền dần dần giảm sút vào Tháng Bảy 1986, và sau đó, một sự lắng đọng dài bất thường tiếp nối. 112 Không có ǵ nghi ngờ rằng Trung Quốc đang đáp ứng với bài diễn văn của Tổng Bí Thư Gorbachev tại Vladivostok kêu gọi một sự cải thiện trong các quan hệ Trung – Việt. Bài diễn văn này, và lực đẩy mà nó đă đem lại cho tiến tŕnh b́nh thường hóa Trung Quốc – Sô Viết, đă sắp đặt nghị tŕnh cho phần c̣n lại của thời kỳ được cứu xét nơi đây. Trong Tháng Mười, tại phiên thứ chín của các cuộc đàm phán Trung Quốc – Sô Viết, Trung Quốc sau cùng đă thành công trong việc khiến Liên Bang Sô Viết đồng ư thảo luận vấn đề Kampuchea, một vấn đề “nước thứ ba” nghiêm cấm trước đây. 113
Ngay sau bài diễn văn tại Vladivostok của ḿnh, Gorbachev đă bay đến Moscow để thuyết tŕnh với Trường Chinh, tân lănh tụ đảng [Cộng Sản] của Việt Nam. Sau đó, một lần nữa, Việt Nam đă đưa ra các cử chỉ ḥa giải đối với Bắc Kinh. Hôm 13 Tháng Bảy, Việt Nam đơn phương phóng thích 72 ngư phủ Trung Quốc bị bắt giữ trong hải phận Việt Nam. Hôm 1 Tháng Tám, Hội Hồng Thập Tự tỉnh Lạng Sơn đă bày tỏ “các cảm t́nh sâu xa” của nó đến dân chúng tỉnh Quảng Tây về các sự tổn thất phải gánh chịu trong một trận băo gần đó. Hôm 13 Tháng Tám, Việt Nam loan báo rằng nhân dip quốc khánh của Trung Quốc và Việt Nam, Việt Nam sẽ phóng thích 27 tù nhân Trung Quốc. Sự trao đổi này đă được thực hiện hôm 6 Tháng Chín khi Trung Quốc phóng thích 34 người Việt Nam và Việt Nam trả tự do cho 26 người Trung Quốc. Vào hôm 23 Tháng Mười, một toán bóng bàn Việt Nam đă sang Trung Quốc để tham dự giải vô địch Bóng Bàn Á Châu lần thứ tám tại tỉnh Quảng Đông. Và đáng kể nhất, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă gạt bỏ sự đề cập đến Trung Quốc như một “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm” tại Đại Hội [Đảng] Lần Thứ 6 hồi Tháng Mười Hai; thay vào đó nó giữ nguyên đề nghị gặp gỡ Trung Quốc “tại bất kỳ nơi đâu bất kỳ lúc nào” để thảo luận sự b́nh thường hóa. Việt Nam cũng bắt đầu vươn ra để lôi kéo các thành viên không cộng sản trong Chính Phủ Liên Hiệp Kampuchea Dân Chủ (CPLHKDC) [tiếng Anh là Coalation Government of Democratic Kampuchea: CGDK], đặc biệt Norodom Sihanouk, vào các cuộc thảo luận về việc chia sẽ quyền lực với chế độ tại Phnom Penh. 114
Giữa các sự phát triển tích cực này, sự giao tranh tái diễn đă bùng nổ tại biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Vào gôm 14 Tháng Mười, Việt Nam loan báo rằng Trung Quốc đă bắn 35,000 quả đạn vào xă Thanh Thủy, trong mật độ cao nhất của sự pháo kích kể từ đầu năm, và phía Trung Quốc đă tái tục “các chiến thuật giành đât’ của họ tại cùng khu vực. Việt Nam tuyên bố đă hạ sát 100 binh sĩ xâm nhâp. 115 Ba ngày sau Việt Nam tường thuật rằng nó đă đẩy lui ba cuộc tấn công được phóng ra đánh vào đồi 1100 và một địa điểm gần cầu Thanh Thủy thuộc huyện Vị Xuyên bởi các đơn vị Trung Quốc ở cấp đại đội đến tiểu đoàn. Các bản tin Trung Quốc tường thuật rằng lính biên pḥng của họ đă phản công đánh vào các binh sĩ Việt Nam xâm nhập. Trong khi các biến cố bao quanh cuộc đụng độ này c̣n mù mờ, các bản tin Việt Nam khiến ta nghĩ rằng Trung Quốc đă phóng ra “các đợt tấn công giành đất mới và ác liệt hơn” này để đáp ứng với các cử chỉ ḥa giải gần đây của Việt Nam. 116 Có thể rằng Trung Quốc đang đáp ứng với sự từ khước của Moscow về việc thực hiện áp lực buộc Việt Nam phải rút quân ra khỏi Căm Bốt, một đề nghị mà nó đă đưa ra hồi đầu tháng tại phiên họp thứ 9 của các cuộc đàm phán b́nh thường hóa. 117
Có lư do thứ ba cho sự giao tranh dọc biên giới phía bắc trong Tháng Mười (và kế tiếp): kế hoạch, và hoạt động của Việt Nam trong mùa khô 1986/87 tại Kampuchea. Bắt đầu trong Tháng Mười, các binh sĩ Việt Nam khởi sự xâm nhập vào khu vực đèo O’Bok của Thái Lan và đụng độ với các binh sĩ Thái Lan. Các sự đụng chạm này là các bước tiến sơ khởi trong một cuộc tấn công được hoạch định đánh vào các căn cứ của Khmer Đỏ tại vùng ba biên giới. Các cuộc xâm nhập hơn nữa, và các vụ đụng độ, đă xảy ra trong Tháng Mười Một/Mười Hai. Theo một sự tường thuật, khi quân Việt Nam bắt đầu đào hào cố thủ tại nhiều địa thế thuận lợi khác nhau nằm sâu 2-3 cây số vượt quá biên giới, họ đă vi phạm một quy luật bất thành văn của Thái Lan rằng các binh sĩ Việt Nam đánh nhau với các lực lượng kháng chiến sẽ được tảng lờ chừng nào họ không lần ṃ quá sâu vào Thái Lan, và chừng nào sự xuyên quá của họ có tính chất tạm thời. Các nỗ lực của Thái Lan để trục xuất binh sĩ Việt Nam thực sự bắt đầu trong Tháng Ba/Tháng Tư 1987 và tiếp tục cho đến khi họ đạt được thành công trong Tháng Sáu.
Các chuyển động quân sự Việt Nam tại Kampuchea, mặc dù được hay biết đối với cả người Thái Lan lẫn Trung Quốc, đă không được công bố. Chúng được đi kèm bởi các dấu hiệu ḥa giải hơn nữa từ Hà Nội, khiến ta nghĩ phần nào rằng Việt Nam đang cúi đầu trước các áp lực của Sô Viết. 118 Vào hôm 7 Tháng Mười Một, thí dụ, Nguyễn Cơ Thạch có nói với báo chí Sô Viết rằng Việt Nam “thành thật hy vọng” việc b́nh thường hóa các quan hệ với Trung Quốc. Ông đă lập lại công thức quen thuộc rằng ông sẵn sàng để gặp các đối tác của ông “bất kỳ khi nào, bất kỳ nơi đâu, và ở bất kỳ cấp bậc nào”. 119 Sau đó trong cùng tháng, vào hôm 27 Tháng Mười Một, tờ Nhân Dân có ấn hành một bài b́nh luận dài về các quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong đó có đoạn nói:
Mới đây, các nhà lănh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đă lập lại sự sẵn sàng của Việt Nam để tái nhóm các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ cấp bậc nào, với một quan điểm mưu t́m một giải pháp chính trị khả dĩ chấp nhận được đối với cả hai bên, hầu sớm tái lập các quan hệ b́nh thường giữa hai nước cũng như t́nh hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.
Tuy nhiên, sự việc đă chỉ diễn ra ở một phía. Về phần ḿnh, các giới cầm quyền Trung Quốc đă trả lời bằng việc bắn hàng trăm ngh́n viên đạn trọng pháo và súng cối và ra lệnh một loạt các cuộc tấn công quân sự vào huyện Vị Xuyên….
Chúng tôi tái khẳng định một lần nữa rằng chúng tôi luôn luôn trân quư t́nh hữu nghị lâu đời với nhân dân Trung Quốc và muốn văn hồi t́nh hữu nghị và các quan hệ b́nh thường giữa hai nước trong sự quan tâm đến ḥa b́nh và ổn định tại Á Châu, và của cả hai dân tộc…
Các hy vọng cho một sự khai thông đă được nâng cao, và sau đó tan biến, trong Tháng Mười Hai, khi thứ trưởng ngoại giao CHNDTQ, Liu Shuqing, đến thăm viếng Lào để thảo luận việc b́nh thường hóa các quan hệ vốn đă bị căng thẳng một cách tệ hại từ 1979. Hoàn toàn rơ rệt, vào cuối năm 1986, Trung Quốc đă kết luận rằng bất kể các luồng gió thay đổi được thổi ra từ Liên Bang Sô Viết của Gorbachev, Việt Nam không ở vào trạng thái để thỏa hiệp. Trung Quốc đă có thể rút ra các kết luận của riêng nó từ chiếu hướng cứng rắn trên Kampuchea được chấp nhận bởi Đại Hội Lần Thứ 6 ĐCSVN và bởi các sự tái xác định sự ủng hộ của Sô Viết được đưa ra bởi Igor Legachev, đại diện ĐCSLBSV đến dự đại hội. Theo lời của một bài b́nh luận, “môi con lừa không ăn khớp với hàm con ngựa”. 120
Giữa các ngày 5-7 Tháng Một, theo các bản tin của Việt Nam, các binh sĩ Trung Quốc hoạt động dưới sự yểm trợ của pháo binh, đă phóng ra các cuộc tấn công “giành đất” đại quy mô vào huyện Vị Xuyên. Vào hôm 7 Tháng Một, các pháo thủ Trung Quốc đă bắn 60,000 quả đạn trọng pháo và súng cối vào huyện, một con số kỷ lục. Cuộc pháo kích này được tiếp nối bởi 15 cuộc tấn công trên đất liền của Trung Quốc ở cấp sư đoàn đánh vào các vị trí Việt Nam tại các ngọn đồi sát cận biên giới (đồi 233, 685, 1100 và 1509). Việt Nam tuyên bố đă gây ra 1500 sự tổn thất trên lực lượng tấn công lần này, kể cả 900 mạng vào ngày thứ ba. 121
Một cách dễ tiên đoán được, các báo cáo Trung Quốc loan báo rằng quân biên pḥng của nó đă đẩy lui một cách thành công quân Việt Nam tấn công tại Vân Nam, hạ sát 200 người riêng trong hôm 5 Tháng Một. Các nguồn tin Trung Quốc đă gạt bỏ các báo cáo tổn thất của Việt Nam là “khoa trương hoàn toàn”. Tướng Dương Đắc Chí, Tổng Tham Muu Trưởng QĐGPNDTQ, có nói với các viên chức Thái Lan trong một cuộc thăm viếng chính thức rằng các cuộc đụng độ biên cương đương thời chỉ liên can đến ba đơn vị quân biên pḥng và rằng tổng số tổn thất của Trung Quốc ít hơn nhiều so với con số 500 nhân mạng được tuyên bố bởi Hà Nội. Vào hôm 8 Tháng Một, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CHNDTQ tuyên bố rằng sự giao tranh dọc theo biên giới đă giảm bớt và các số tổn thất của Việt Nam đă lên cao tới 500 người. Đột nhiên không khác với sự bắt đầu, các vụ đụng độ Tháng Một đă giảm sút. Các bản tin hồi tưởng khiến ta nghĩ rằng cả hai bên, đặc biệt Việt Nam, đă phóng đại sự ác liệt của cuộc đụng độ Tháng Một cho phù hợp với các mục đích tuyên truyền của họ.
Bất kể sự khốc liệt của các biến cố tại huyện Vị Xuyên, t́nh h́nh quân sự dọc theo biên giới Trung – Việt có thể được đặc trưng như một “cuộc chiến tranh giả vờ”. Năm tỉnh biên giới khác của Việt Nam phần lớn không bị ảnh hưởng. Một thông tín viên đến thăm viếng tỉnh Cao Bằng kề cận hồi Tháng Một được nói có cho biết tỉnh này chỉ bị pháo kích 68 lần trong mười tháng đầu tiên của năm 1986 và rằng chỉ có ba cuộc xâm nhập trên đất liền bởi các lực lượng Trung Quốc đă được báo cáo. 122 Không lúc nào trong đợt bột phát này hay trong bất kỳ đợt bột phát nào trước đây, Trung Quốc đă lại động viên quân chính quy thuộc QĐGPNDTQ, hay đưa ra bất kỳ sự ám chỉ nào rằng các chiến sự sẽ leo thang tới các mức độ năm 1979. Ngược lại, trong các thời khắc có sự căng thẳng dâng cao, Trung Quốc đă thực hiện các bước tiến để thông báo về các mục tiêu hạn chế của nó. Tiêu điểm sự chú ư của Trung Quốc là huyện Vị Xuyên, và các phân tích viên bên ngoài giả định Trung Quốc đă thúc đẩy đợt bột phát hồi Tháng Một. 123 Hoạt động quân sư ở đó phục vụ cho các mục đích chính trị to lớn hơn, tức để ra dấu hiệu về sự không hài ḷng của Trung Quốc đối với hoạt động quân sự của Việt Nam tại Căm Bốt. 124 Các viên chức Trung Quốc đă tự cho phép ḿnh sự xa hoa của việc giao tranh một “cuộc chiến tranh truyền thông”; nói tóm lại, Tân Hoa Xă và các phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao có thể nâng cao, hay hạ thấp, diện mạo của cuộc xung đột tại biên giới Trung – Việt cho phù hợp với các mục tiêu chính trị trước mắt. Chính v́ thế, các cuộc giao chiến quân sự tại biên giới đă không được thiết kế để ảnh hưởng đến cán cân quân sự ở đó, trong ư nghĩa này đại diện cho một “cuộc chiến tranh giả vờ”./-
---
CHÚ THÍCH
1. Chính Phủ Liên Hiệp Kampuchea Dân Chủ: CPLHKDC, tiếng Anh là Coaltion Government of Democratic Kampuchea, viết tắt là CGDK, thành lập hôm 22 Tháng Sáu, 1982, bao gồm ba phe: Kampuchea Dân Chủ (KDC, tiếng Anh là Democratic Kampuchea [DK], Mặt Trận Giải Phóng Nhân Dân Kampuchea (MTGPNDK, tiếng Anh là the Khmer People's National Liberation Front [KPNLF], và Moulinaka; các lực lượng vũ trang của chúng lần lượt được gọi là Quân Đội Quốc Gia của Kampuchea Dân Chủ, tiếng Anh là the National Army of Democratic Kampuchea [NADK], KPNLF và Quân Đội Của Sihanouk [ tức ANS, viết tắt từ tên gọi của nó trong tiếng Pháp].
2. Gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, và Thailand.
3. "ASEAN in a Changing World," diễn văn của Lee Kuan Yew, Thủ Tướng Cộng Ḥa Singapore, trong buổi lễ Khai Mạc Phiên Họp Cấp Bộ Trưởng khối ASEAN lần thứ 20 tại Singapore hôm 15 Tháng Sáu, 1987, trang 5.
4. Tác động cụ thể trên Thái Lan của sự giao tranh tại Căm Bốt phải được so sánh với cuộc nổi dậy lâu hơn, mang địa phương tính tại Burma, đôi khi có tràn qua biên giới.
5. Các nhận xét được tường thuật được đưa ra bởi Trung Tướng Thái Lan Issarapong Noonpakdi, tư lệnh vùng quân sự 2, hôm 24 Tháng Sáu,1987; Paisal Sricharatchanya, "Costly Containment," Far Eastern Economic Review, (July 9, 1987), trang 34.
6. Theo tường thuật được thảo luận tại các phiên họp lập kế hoạch tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc của Việt Nam; Thái Quang Trung, "L'enjeu cambodgien dans l'equilibre de Sud-Est Asiatique," Politique Etrangere (September 1981), No. 3, trang 643.
7. Nayan Chanda, Brother Enemy: The War After the War (New York: Harcourt Brace Javanovich Publishers, 1986), trang 118.
8. David Harrison, Indochina: The Federation Factor, M.A. Thesis, U.S. Naval Postgraduate School, các trang 179-180.
9. Được trích dẫn trong sách của Chanda, sách đă dẫn, trang 120; tham chiếu nguyên thủy là bài viết của Vơ Nguyên Giáp, Nhiệm Vụ Quân Sự Trước Mặt [hay Mắt] Chuyển Sang Tổng Phản Công (Hà Đông Resistance and Administrative Committee, 1950), trang 14.
10. Hoàng Văn Thái, "Về Quan Hệ Học Tập Đặc Biệt Giữa Ba Dân Tộc Đông Dương," Tạp Chí Cộng Sản (Tháng Một 1982).
11. Thượng Tướng Lê Đức Anh, "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và Nghĩa Vụ Quốc Tế Cao Cả Của Chúng Ta Tại Nước Bạn Căm Bốt: The Vietnam People's Army and Our Noble International Mission in the Friendly Country of Cambodia," Tạp Chí Quân Đội Nhân Dân (Tháng Mười Hai 1984); được phiên dịch trong JPRS SEA 85-056(April 2,1985), các phần trích dẫn lần lượt ở các trang 82, 83, và 84. Ông Anh, kẻ chỉ huy các lực lượng Việt Nam tại Kampuchea, từ đó đă được thăng cấp lên Thượng Tướng và trở thành một ủy viên chính thức của Bộ Chính Trị, đứng thứ sáu trong mười ba ủy viên.
12. Điều 2 Bản Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác được kư kết giữa Lào và Việt Nam.
13. Điều 2 Bản Hiệp Ước Ḥa B́nh, Hữu Nghị và Hợp Tác giữa Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng Ḥa Nhân Dân Kampuchea.
14. Trong Tháng Hai 1980, Phan Hiền, khi đó là Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, xem nhẹ chiến cuộc tái diễn, tuyên bố rằng “Có thể phía Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh nhưng công cuộc hiện đại hóa của họ chưa hoàn tât”. Phỏng vấn với hăng thông tấn AFP, được trưng dẫn trong tờ Asiaweek, số ra ngày 22 Tháng Hai, 1980.
15 Harlan W. Jencks, "China's 'Punitive' War on Vietnam: A Military Assessment," Asian Survey (August 1979), Vol. XIX, No. 8, các trang 802-803.
16. Cùng nơi dẫn trên, trang 812.
17. Điện tín của hăng thông tấn AFP đánh đi từ Beijing, ngày 2 Tháng Năm, 1979. Các nhận xét của họ Wu được đưa ra với một phái đoàn quân sự Pháp đang sang thăm viếng.
18. Điện tín của AAP-Reuter được đánh đi từ Beijing, The Canberra Times, ngày 7 Tháng Bảy, 1980.
19. Đài Phát Thanh Hà Nội,ngày 6 Tháng Bảy, 1980.
20. Tin điện của hăng AAP-Reuter đánh đi từ Beijing, The Canberra Times, ngày 7 Tháng Bảy, 1980.
21. Raymond Wilkinson, tin điện đánh đi từ Beijing, The Australian, ngày 7 Tháng Bảy,1980.
22. AAP-Reuter, The Canberra Times, ngày 7 Tháng Bảy,1980.
23. Tony Walker, tin điện đánh đi từ Beijing trong tờ The Age, ngày 1 Tháng Hai 1,1980; và Raymond Wilkinson, tin điện đánh đi từ Beijing, The Australian, ngày 7 Tháng Bảy, 1980.
24. Bắt đầu từ thời điểm này, Tháng Hai 1980, Việt Nam đă liên tục yêu cầu một cuộc ngưng bắn để mừng năm mới. Trung Quốc đă bác bỏ từng lời yêu cầu một. Cả hai bên đều nỗ lực giành đoạt ưu thế tuyên truyền bằng việc cáo giác bên kia có nhiều sự vi phạm.
25. Được trưng dẫn bởi Tony Walker, tin điện đánh đi từ Beijing, The Age, ngày 11 Tháng Bảy, 1980.
26. Nayan Chanda, "Diplomacy at Gun Point," Far Eastern Economic Review, ngày 29 Tháng Năm,1981, trang 10.
27. Tony Walker, tin điện đánh đi từ Beijing, The Age, ngày 25 Tháng Năm,1981.
28. Reuters, tin điện đánh đi từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 18 Tháng Năm, 1981; David Watts, tin điện đánh đi từ Singapore, The Times [London], ngày 25 Tháng Năm,1981; và Chanda, "Diplomacy at Gun Point," tạp chí đă dẫn, trang 10.
29. Tony Walker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 9 Tháng Năm, 1981.
30. Michael Weisskopf, tin điện đánh đi từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 25 Tháng Năm,1981; và Chanda, "Diplomacy at Gun Point," tạp chí đă dẫn, trang 10.
31. David Bonavia, tin điện đánh đi từ Hồng Kông, The Times [London], ngày 18 Tháng Năm, 1981; và Chanda, "Diplomacy at Gun Point," tạp chí đă dẫn, trang 10.
32. David Watts, tin điện đánh đi từ Singapore, The Times [London], ngày 18 Tháng Năm, 1981; và Chanda, "Diplomacy at Gun Point," tạp chí đă dẫn, trang 10.
33. Chanda, "Diplomacy at Gun Point," tạp chí đă dẫn, trang 10.
34. AAP-AP, tin điện đánh đi từ Hà Nội, The Age, ngày 19 Tháng Năm, 1981; Chanda, "Diplomacy at Gun Point," tạp chí đă dẫn, trang 10; và Michael Weisskopf, tin điện đánh đi từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 25 Tháng Năm, 1981. Một sự phân tích hồi cố của Việt Nam tuyên bố, “địch đă sử dụng trung đoàn và sư đoàn pḥng vệ cấp miền, vùng núi và biên giới, nói một cách nghiêm ngặt, là các lực lượng địa phương”; Trung Dung, "Determined to Defeat Beijing's War on Encroachment and Occupation Along Our Border," Tạp Chí Quân Đội Nhân Dân (Tháng Một 1985), phiên dịch bởi JPRS SEA 85-080 (ngày 21 Tháng Năm, 1985), trang 86.
35. Reuters, tin điện đánh đi từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 8 Tháng Năm, 1981; David Bonavia, tin điện đánh đi từ Hồng Kông, The Times [London], ngày 18 Tháng Năm,1981; và AAP-Reuter tin điện đánh đi từ Peking, The Canberra Times, ngày 24 Tháng Năm, 1981.
36. Michael Weisskopf và Howard Simmons, "A Slow Burn on the Sino-Vietnam Border," Asiaweek ( 22 Tháng Năm,1981), trang 24.
37. Michael Weisskopf, tin điện đánh đi từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 25 Tháng Năm, 1981.
38. Mikhail Kapitsa, trưởng pḥng Viễn Đông Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao Sô Viết, đă thực hiện hai cuộc thăm viếng Trung Quốc không được công bố trước thời điểm này; trong cuộc viếng thăm hồi Tháng Năm của ông ta, Kapitsa đă chuyển cho phía Trung Quốc một số đề nghị về t́nh trạng biên giới. Trong Tháng Chín, một “phiên họp thượng đỉnh” được tổ chức tại LBSV bao gồm các viên chức đảng thượng tầng từ mỗi nước trong ba quốc gia Đông Dương.
39. Nayan Chanda, "Brezhnev Breaks the Ice," Far Eastern Economic Review (ngày 2 Tháng Tư,1982), các trang 12-13.
40. Bài viết được kư tên ‘I. Alexandrov', một bút hiệu cho biết bài báo phản ảnh ư nghĩ cao cấp trong điện Kremlin. Mary Wisniewski, "Smoothing the Wrinkles," Far Eastern Economic Review (ngày 1 Tháng Mười,1982), các trang 30-32.
41 Hamish McDonald, tin điện đánh đi từ Tokyo, The Age, ngày 30 Tháng Mười Hai, 1982. Đây là một bản văn hồi cố dựa trên các cuộc phỏng vấn các phân tích gia Nhật Bản.
42. Mary Wisniewski, "Smoothing the Wrinkles," tạp chí đă dẫn, các trang 30-32.
43. Xem Quân Đội Nhân Dân (ngày 23 Tháng Ba, 1982), được trưng dẫn bởi Chanda, "Brezhnev Breaks the Ice," tạp chí đă dẫn, các trang 12-13.
44. Nguyễn Cơ Thạch tiếp nối với các cuộc thăm viếng tại Singapore, Miến Điện, Mă Lai, Thái Lan và Indonesia, nơi ông đă nhấn mạnh với các người đón tiếp ông về nhu cầu“đối thoại”.
45. Michael Richardson, tin điện từ Đồng Đăng, Việt Nam, The Sydney Morning Herald, ngày 20 Tháng Tư, 1983. Nguyễn Cơ Thạch, trong khi phủ nhận các sự tiếp xúc như thế, có tuyên bố rằng cả hai bên đều tôn trọng một cuộc ngưng bắn trong thực tế. Trước đó ông Thạch được trích dẫn có nói, “gần đây chúng tôi đă đề nghị với Trung Quốc một sự ngưng bắn trong thực tế. Trung Quốc đă bác bỏ đề nghị đó”. Louis Wiznitzer, tin điện đánh đi từ the United Nations (Liên Hiệp Quốc), Christian Science Monitor, ngày 29 Tháng Chín, 1982.
46. Tin điện đánh đi từ Washington trong tờ The Washington Post, được in lại trên tờ The Age, ngày 18 Tháng Một, 1983.
47. Nayan Chanda, "A Threat from Peking," Far Eastern Economic Review, ngày 23 Tháng Sáu, 1983, các trang 13-15.
48. Nayan Chanda, "A Symbolic Offensive," Far Eastern Economic Review, ngày 5 Tháng Năm, 1983, các trang 42-43.
49. "Thunder Out of China," Asiaweek (ngày 29 Tháng Tư, 1983), trang 8; và Michael Richardson, "Eyewitness at the Dragon's Mouth," Pacific Defence Reporter (Tháng Sáu 1983), trang 42.
50. "Thunder Out of China," Asiaweek (ngày 29 Tháng Tư, 1983), các trang 8-10; và Michael Richardson, The Age, ngày 21 Tháng Tư, 1983.
51. Cùng nơi dẫn trên.
52. Christopher S. Wren, tin điện đánh đi từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 22 Tháng Tư, 1983.
53. Richardson, "Eyewitness at the Dragon's Mouth," tạp chí đă dẫn, các trang 42-43.
54. UPI, tin điện từ Bangkok, International Herald Tribune, ngày 20 Tháng Tư, 1983.
55. Michael Richardson, The Age, ngày 21 Tháng Tư, 1983.
56. Các nhà ngoại giao Tây Phương được trích dẫn tin tưởng rằng sự bột phát biên giới có nghĩa nhằm phá vỡ cuộc tấn công mới nhất của Việt Nam chống lại quân nổi dậy ở Căm Bốt và buộc chân các đơn vị của QĐNDVN tại biên giới phía bắc. Christopher S. Wren, tin điện từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 18 Tháng Tư, 1983; và Chanda, "A Symbolic Offensive," tạp chí đă dẫn, các trang 42-43.
57. Cùng nơi dẫn trên, trang 43.
58. Cùng nơi dẫn trên, các trang 42-43.
59. Cùng nơi dẫn trên.
60. AAP-Reuter, tin điện từ Beijing, The Canberra Times, ngày 20 Tháng Tư,1983; Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 20 Tháng Tư, 1983.
61. Christopher S. Wren, tin điện từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 18 Tháng Tư, 1983.
62. "Thunder Out of China," Asiaweek (ngày 29 Tháng Tư, 1983), các trang 8-10.
63. TASS, tin điện từ Moscow, The Canberra Times, ngày 19 Tháng Tư, 1983.
64. Bob Secter, tin điện từ Lạng Sơn, International Herald Tribune, ngày 12 Tháng Năm, 1983.
65. Tân Hoa Xă trưng dẫn bởi Christopher S. Wren trong một tin điện từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 20 Tháng Tư,1983.
66. Mark Baker, tin điện từ Pingmeng, The Age, ngày 4 Tháng BảyJ, 1983; Christopher S. Wren, tin điện từ Pingmeng, The New York Times, ngày 8 Tháng Bảy, 1983; Melinda Liu, "Tensions on a Troubled Border," Newsweek, ngày 18 Tháng Bảy, 1983, trang 30; Walter A. Taylor, "A Menacing Footnote to Friendship," The Bulletin [Sydney], ngày 26 Tháng Bảy,1983; và Amanda Bennett, tin điện từ Pingmeng, The Wall Street Journal, ngày 11 Tháng Tám, 1983.
67. Bob Secter, tin điện từ Lạng Sơn, International Herald Tribune, ngày 12 Tháng Năm, 1983.
68. Paul A. Gigot, tin điện từ Hồng Kông, Asian Wall Street Journal, ngày 20 Tháng Tư, 1983; và Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 23 Tháng Tư, 1983.
69. Christopher S. Wren, tin điện từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 20 Tháng Tư,1983.
70. Các nhận xét này được chuyển đi bởi Tổng Bí Thư ĐCSTQ HồDiệu Bang trong một chuyến viếng thăm Romania và Yugoslavia hồi Tháng Năm 1983; Nayan Chanda, "A Threat from Peking," Far Eastern Economic Review, ngày 23 Tháng Sáu, 1983, trang 13.
71. Krasnava Zveda, ngày 31 Tháng Năm, 1983 trưng dẫn bởi Chanda, "A Threat from Peking," tạp chí đă dẫn, trang 13.
72. Paul Quinn-Judge, tin điện từ Bangkok, Christian Science Monitor, ngày 13 Tháng Sáu, 1983.
73. Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 29 Tháng Sáu, 1983.
74. Jacques Bekaert viết trên tờ The Bangkok Post, ngày 15 Tháng Một, 1984.
75. Cùng nơi dẫn trên.
76. Socialist Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Memorandum On China's Hostile Policy vis-a-vis Vietnam, March 10, 1986.
77. Reuter, tin điện từ Beijing, The Canberra Times, ngày 3 Tháng Tư, 1984; Reuter, tin điện từ Beijing, The Canberra Times, ngày 4 Tháng Tư, 1984 và Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 5 Tháng Tư, 1984.
78. Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 5 Tháng Tư, 1984; và Paul Quinn-Judge, "Peking's Tit for Tat," Far Eastern Economic Review, ngày 19 Tháng Tư, 1984, các trang 14-15.
79. Paul Quinn-Judge, "Buffers on the Border," Far Eastern Economic Review, ngày 17 Tháng Năm, 1984, trang 52; Department of Foreign Affairs [Australia], "Current China/Vietnam Conflict," Backgrounder, No. 431, May 23, 1984.
80. Trung Dung, "Determined to Defeat Beijing's War on Encroachment and Occupation Along Our Border," Tạp Chí Quân Đội Nhân Dân (Tháng Một 1985), phiên dịch bởi JPRS SEA 85-080 (ngày 21 Tháng Năm, 1985), trang 84.
81. Asiaweek, ngày 29 Tháng Sáu, 1984, trang 16; và "New Salvoes on the Sino-Viet Front," Asiaweek, ngày 27 Tháng Bảy,1984, trang 15.
82. "Intelligence," Far Eastern Economic Review, ngày 2 Tháng Tám, 1984.
83. Paul Quinn-Judge, "Borderline Cases," Far Eastern Economic Review, ngày 21 Tháng Sáu, 1984, trang 26.
84. Đài Phát Thanh Hà Nội được trưng dẫn bởi The Nation Review [Bangkok], ngày 7 Tháng Tám, 1984.
85 Richard D. Fisher, "Brewing Conflict in the South China Sea," Asian Studies Center [Heritage Foundation] Backgrounder, No. 17, October 25, 1984. Các tàu đổ bộ của Việt Nam được tham gia bởi tầu tấn công thủy bộ Aleksandr Nikoleyev, hàng không mẫu hạm ASW carrier Minsk, và các tàu chiến đấu khác.
86. Fisher, tài liệu đă dẫn. Hạm đội của Trung Quốc gồm hai khu trục hạm cỡ nhỏ, một tàu chở binh sĩ, và một tàu chở dầu.
87. Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 7 Tháng Năm,1984.
88. Phạm Văn Đồng phỏng vấn bởi Patricia J. Sethi, Newsweek, May 14, 1984, các trang 11-13.
89. B́nh luận gia Tân Hoa Xă, "No Basis for Anti-China Charges," Beijing Review, no. 23, ngày 4 Tháng Sáu,1984, các trang 12-13.
90. Quinn-Judge, "Borderline Cases," tài liệu đă dẫn, trang 26.
91. Mark Baker, tin điện từ Beijing, The Age, ngày 26 Tháng Bảy, 1984.
92. John McBeth, "Raid Into Thailand," Far Eastern Economic Review, ngày 19 Tháng Tư, 1984, các trang 14-15; và "Hanoi on the Offensive," Asiaweek, ngày 20 Tháng Tư, 1984, các trang 7-10.
93. Việt Nam bắt đầu cuộc tấn công của họ hôm 24 Tháng Ba, vào hôm 26 Tháng Ba, không quân, pháo binh và các lực lượng trên đất liền của Thái Lan đă phản công; vào hôm 3 Tháng Tư, Trung Quốc loan báo sự ủng hộ hoàn toàn của nó cho Thái Lan; vào hôm 5 Tháng Tư, Thái Lan sau hết đă trục xuất các binh sĩ Việt Nam đột nhập và đă trấn đóng đầu phía nam của Phra Palai, kể cả đồi 642, tại vùng ba biên giới. Quinn-Judge, "Peking's Tit for Tat," tài liệu đă dẫn, các trang 14-15; Asiaweek, ngày 13 Tháng Tư, 1984, trang 8; Reuter, tin điện từ Beijing, The Canberra Times, ngày 13 Tháng Tư, 1984; và McBeth, "Raid Into Thailand," tài liệu đă dẫn, các trang 14-15.
94. Quinn-Judge, "Borderline Cases," tài liệu đă dẫn, trang 26.
95. Xem thí dụ thời biểu các biến cố trong quư cuối cùng của năm 1984 được tŕnh bày trong tờ Vietnam Courier [Hanoi], no. 2 (1985).
96. Được tường thuật bởi một sĩ quan Việt Nam cao cấp, AFP tin điện từ Hà Nội, ngày 28 Tháng Một,1985.
97. Các con số được thu thập từ báo chí và các bài tường thuật phát thanh của Việt Nam cho thời kỳ này. Các dữ liệu th́ không đầy đủ, mâu thuẫn và thiếu sót. Các số này cần phải xem như một sự ước chừng đại khái về cường độ pháo kích của Trung Quốc. Tổng số các quả đạn đă được bắn ra, dựa trên các sự tường thuật bất thường suốt năm, không phù hợp với các con số do Việt Nam đưa ra cho cả năm. Hai chuỗi các con số v́ thế đă cung cấp một con số “trung b́nh” các quả đạn được bắn ra mỗi ngày.
98. Đài Phát Thanh Hà Nội, phần thông tin trong nước, ngày 26 Tháng Mười Hai,1985.
99. Socialist Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Memorandum On China's Hostile Policy vis-a-vis Vietnam, March 10, 1986.
100. Cùng nơi dẫn trên.
101. Thông Cáo Của Ủy Ban Việt Nam Điều Tra Các Tội Ác Chiến Tranh Của Bọn Bành Trướng và Bá Quyền Trung Quốc, ngày 16 Tháng Bảy 1985: Communique of the Vietnam Committee to Investigate the War Crimes of Chinese Expansionists and Hegemonists, July 16, 1985.
102. Không Đoàn Trưởng Prasoong Soonsiri, sau khi trở về từ Bắc Kinh, tuyên bố rằng Trung Quốc đă hứa hẹn duy tŕ áp lực quân sự nặng nề tại biên giới cho đến khi Việt Nam rút quân khỏi Kampuchea.
103. Thông Tấn Xă Việt Nam, được trưng dẫn bởi đài BBC, Summary of World Broadcasts, Monitoring Report, FE/8053/i, September 11, 1985; và Đài Phát Thanh Hà Nội, được trưng dẫn bởi tạp chí Jane's Defence Weekly, ngày 5 Tháng Mười, 1985.
104. AP, tin điện từ Beijing, International Herald Tribune, ngày 12 Tháng Chín, 1985. Tân Hoa Xă, tin điện, ngày 13 Tháng Chín, 1985 trưng dẫn Hoàng Tùng có tuyên bố rằng “thời cơ đă đến cho các cuộc đàm phán Trung – Việt về sự b́nh thường hóa các quan hệ”. Trong khi bác bỏ ư kiến này, Tân Hoa Xă có tiết lộ rằng Việt Nam đă từng đề nghị các cuộc đàm phán bí mật trước đây.
105. "Intelligence," Far Eastern Economic Review, ngày 10 Tháng Mười, 1985.
106. Đài Phát Thanh Hà Nội phần thông tin trong nước, ngày 12 Tháng Mười Hai, 1985.
107. Tân Hoa Xă, bằng Anh ngữ, ngày 30 Tháng Mười Hai, 1985.
108. Bangkok World, ngày 14 Tháng Mươi Hai, 1985 được trưng dẫn bởi đài BBC, Summary of World Broadcasts, Monitoring Report, FE/8134/i, December 14,1985.
109. Các con số từ Ủy Ban Việt Nam Điều Tra Các Tội Ác Chiến Tranh Của Bọn Bành Trướng và Bá Quyền Trung Quốc được trưng dân bởi tạp chí Jane's Defence Weekly, ngày 1 Tháng Hai,1986.
110. Communique of the Vietnam Committee to Investigate the War Crimes of Chinese Expansionists and Hegemonists, June 7, 1985 (Thông Cáo Của Ủy Ban Việt Nam Điều Tra Các Tội Ác Chiến Tranh Của Bọn Bành Trướng và Bá Quyền Trung Quốc, ngày 16 Tháng Bảy 1985).
111. B́nh luận của Vũ Đ́nh Vinh được phát đi bởi phần thông tin trong nước của Đài Phát Thanh Hà Nội, ngày 8 Tháng Một, 1987.
112. "Fresh Fighting on a Troubled Border," Asiaweek, ngày 18 Tháng Một, 1987, trang 23.
113. AFP, tin điện từ Beijing, The Canberra Times, ngày 6 Tháng Mười, 1986.
114. It nhất ba sự tiếp cận bí mật với các trung gian ngoại giao khác nhau – Áo, Rumania và Thụy Điển – đă được tường thuật trên báo chí; xem bài viết của tác giả nhan đề "Indochinese Reactions to Gorbachev's Vladivostok Initiatives". Tham luận được đọc tại Hội Thảo "Gorbachev's Vladivostok Initiative: New Directions in Asia and the Pacific?" University College Symposium, The University of New South Wales, được tổ chức tại Học Viện Lực Lượng Quốc Pḥng Úc Đại Lợi (Australian Defence Force Academy), Campbell, A.C.T., ngày 20 Tháng Ba, 1987.
115. "Fresh Fighting on a Troubled Border," Asiaweek, ngày 18 Tháng Một,1987, trang 23; và Peter Eng, tin điện từ Cao Bằng, The Canberra Times, ngày 9 Tháng Một, 1987.
116. Đài Phát Thanh Hà Nội, phần thông tin trong nước, ngày 29 Tháng Mười, 1986.
117. "A Crescedno for Withdrawal," Asiaweek, ngày 2 Tháng Mười Một,1986, trang 11.
118. Không lâu sau khi tờ Izvestia đăng tải một bài phỏng vấn với thứ trưởng ngoại giao Vơ Đông Giang là kẻ được trích dẫn có nói rằng ông sẽ làm hết sức ḿnh cho việc tái lập các quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
119. Trích dẫn bởi Đài Phát Thanh Ḥa B́nh và Tiến Bộ bằng Hoa ngữ tiêu chuẩn, ngày 7 Tháng Mười Một, 1986.
120. Renmin Ribao [Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc], ngày 13 Tháng Một, 1987, trả lời một bài b́nh luận trên tờ Quân Đội Nhân Dân [của Việt Nam] nêu ư kiến rằng “đối thoại th́ tốt hơn sự đối đầu”.
121. AFP, tin điện từ Bangkok, ngày 12 Tháng Một, 1987; b́nh luận của Vũ Đ́nh Vinh được phát đi bởi Đài Phát Thanh Hà Nội, phần thông tin trong nước, ngày 8 Tháng Một, 1987; và Đài Phát Thanh Hà Nội, ngày 9 Tháng Một,1987 có nói rơ rằng con số 1,500 người bao gồm các người bị giết chết, bị thương và bị bắt giữ.
122. Peter Eng, tin điện từ Quảng Hà [?], tỉnh Cao Bằng, The Canberra Times, ngày 9 Tháng Một, 1987.
123. Murray Hiebert, "A Border Flare-Up," Far Eastern Economic Review, ngày 22 Tháng Một, 1987, trang 26.
124. Robert Thomson, tin điện từ Beijing, The Sydney Morning Herald, ngày 8 Tháng Một, 1987. /-
[Bản văn này có nhật kỳ đề ngày 18 Tháng Ba 1994, được tu chỉnh ngày 9 Tháng Một, 2010]
_____
Nguồn: Carlyle A. Thayer, Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War, bài tham luận được đọc tại Hội Nghị “An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái B́nh Dương”, được đồng bảo trợ bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Ḥa B́nh (Peace Research Centre), Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Pḥng (Strategic and Defense Studies Centre), và Ban Các Quan Hệ Quốc Tế, Trường Nghiên Cứu về Thái B́nh Dưong Học, Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi, Canberra, A.C.T. , 12-14 Tháng Tám, 1987.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
21.04.2014
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2014