Claire Hirshfield

 

CUỘC TRANH GIÀNH

CÁC BỜ SÔNG CỬU LONG, 1892-1896

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Đây là bài dịch thứ Năm  trong loạt bài có chủ đề về sự xâm chiếm, sáp nhập và chia cắt lănh thổ tại Đông Dương của thực dân Pháp để lập thành các nước Việt Nam, Lào và Căm Bốt thuộc Pháp bắt đầu từ hậu bán thế kỷ thứ 18, sẽ lần lượt được đăng tải trên gio-o:

 

Bài 1. Sự Thiết Lập Chế Độ Bảo Hộ Pháp Trên Căm Bốt, của R. Stanley Thomson.

Bài 2.  Xiêm La và Pháp, 1863-1870, của R. Stanley Thomson.

 

Bài 3.  Aubaret và Hiệp Ước Ngày 15 Tháng Bảy năm 1867 giừa Pháp và Xiêm La, của Lawrence Palmer Briggs

 

Bài 4.  Hiệp Ước Ngày 23 Tháng Ba năm 1907 giữa Pháp và Xiêm La và Sự Hoàn Trả Battambang và Angkor cho Căm Bốt, của Lawrence Palmer Briggs

 

5.  Cuộc Tranh Giành Các Bờ Sông Cửu Long, 1892-1896, của Claire Hirshfield

 

6. Sự Tranh Chấp Biên Giới Pháp-Thái Năm 1940 và Sự Cam Kết của Phibuun Sonkhraam với Nhật Bản, của E. Thadeus Flood.

 

-----

 

 

     Mối quan hệ của Anh và Pháp trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mười chin là một tương quan không hài ḥa, được đánh dấu bởi sự chua cay, bất đồng và nghi ngờ lẫn nhau.  Mặc dù các quốc gia Pháp và Anh đều là các thành tŕ chính yếu của thể chế nghị viện Tây Âu Châu, các sự tương đồng vế ư thức hệ hiếm khi đủ để trung ḥa được một truyền thống lâu dài của ác cảm.  Sự chua chát đă khởi sự làm ô nhiễm bàu không khí các quan hệ Anh-Pháp vào lúc có sự chiếm đóng của Anh tại Ai Cập năm 1892 [Pháp chắc hẳn đă phải chua chát về thái độ của Anh trên vấn đề kinh đào Suez ở Ai Cập, v́ khi Pháp nhận được giấy phép đào kinh, Anh và các nước khác tẩy chay không mua cổ phiếu đầu tư khi được bán trên thị trường quốc tế.  Đến khi Pháp đang xây dựng kinh đào, Anh đứng ra tố cáo dự án đă cưỡng bách lao động và xúi dục công nhân nổi dậy chống phá dự án.  Sau khi kinh đào Suez hoàn tất năm 1869, Chính Phủ Ai Cập mắc nợ nhiều, Anh lấy cớ bảo vệ đầu tư, đem quân chiếm giữ Ai Cập và nắm giữ quyền kiểm soát kinh đào Suez và trên cả chính phủ Ai Cập vào năm 1882.  Sau đó, Anh đă tuyên bố thiết lập chế độ bảo hộ trên Ai Cập vào năm 1914, chú của người dịch], và trong những năm tiếp theo sau cảm tính thù ghét người Anh (Anglophobia) có vẻ đă vươn tới mức độ chứng bệnh đặc hữu ở Pháp,  Thái độ của Anh nghiêng về Liên Minh Tam Cường [Đức – Áo&Hung, và Ư, thành lập năm 1882 cho đến Thế Chiến I, chú của người dịch] bị chú mục dưới mắt người Pháp đến nỗi Anh thường bị xem là “nước thứ tư trong tố chức” (1).  Quan điểm này đă góp phần lớn lao cho t́nh trạng nóng bỏng của các quan hệ Anh-Pháp.

 

     Tại sao Anh và Pháp có vẻ cố thủ ở hai bên đối nghịch ngày nay xem ra, khi nh́n bên ngoài, th́ khó hiểu.  Các quyền lợi của chúng trên lục địa Âu Châu không đụng chạm nhau.  Kể từ sau trận đánh Waterloo [trận đánh cuối cùng của Napoléon vào năm 1815 tại Waterloo, gần Bruxelles ngày nay.  Napoléon bị thất trận trước liên quân Anh và Đức, bị bắt và đầy ra đảo St. Helena và chết ở đó, chú của người dịch], đă không có các cuộc giao chiến vũ trang; không có các tỉnh hạt bị mất làm phân hóa chúng.  Song “chiều hướng lịch sử đă đặt sự thù nghịch giữa Anh và Pháp từ chuỗi ngày vụ Cressy [(?) có lẽ ám chỉ vụ Creesy, nguyên là một ngôi làng cách Melbourne, Victoria, Úc Đai Lợi, khoảng 140 cây số, đă được người Anh ghi trên bản đồ của Úc từ năm 1836.  Năm sau đó (1837), một người Pháp tên là Jean Duverney vượt sông Woady Yaloak, tuyên nhận đất đai dọc hai bên bờ sông và con sông thuộc về Pháp, lập ra một làng cũng gọi là Cressy, nói là lấy từ tên làng anh ta có danh xưng Crecy tại Pháp, chú của người dịch] lùi lại cho đến trận chiến Waterloo,” (2) tiếp tục chảy với cùng cường độ khi thế kỷ thứ mười chin đi dần đến hồi kết thúc của nó.  Nằm sâu bên dưới là sự rạn nứt lớn lao gây ra bởi sự chiếm đóng Ai Cập.  Nhưng khi cuộc chạy đua để chiếm hữu thuộc địa được gia tốc trong những năm cuối cùng của thế kỷ, các điểm đụng độ đă nhiều lên gấp bội. Khi làn sóng của Pháp dâng trào vào Phi Châu và Á Châu, nó càng ngày càng nhận thấy ḿnh bị chặn đứng bởi các sự tuyên nhận có trước bởi các nhà thám hiểm Anh Quốc và bởi các độc quyền thương mại của các công ty Anh Quốc.  Mặc dù không có quyền lợi sinh tử nào trên lục địa Âu Châu làm phân cách Pháp và Anh, cuộc tranh giành thuộc địa gia tăng vào cuối thế kỷ đă dẫn đến một loạt các sự tranh chấp ngoại giao.  Các tranh chấp này gộp lại đă làm lớn hơn sự bội tín nguyên thủy của việc chiếm đóng Ai Cập.  Nếu người ta muốn đi t́m các nguyên do của sự  thiếu vắng t́nh hữu nghị vốn tiêu biểu cho các quan hệ Anh Pháp hồi cuối thế kỷ thứ mười chin, khu vực các sự tranh giành tại thuộc đia phải được khảo sát.  Có lẽ ngoạn mục và quan trọng nhất trong tất cả các cuộc khủng hoảng của sự tranh giành như thế là sự tranh chấp nổ ra dọc theo các bờ sông Cửu Long tai đông nam Á châu và sau đó đă chế ngự nền ngoại giao giữa Anh và Pháp trong các năm 1892-1896. (3)

 

     Cuộc khủng hoảng ở Đông Nam Á, vươn đến đỉnh cao của nó trong các năm 1892-1896,thực ra đă có các căn nguyên từ các sự phát triển trước đó tại khu vực.  Vào năm 1887, các đế quốc thực dân Pháp và Anh tại Đông Nam Á đă phồng lớn bởi các cuộc chinh phục thời cận đương, bắt đầu tiếp xúc với biên giới của nhau.  Quân sĩ Pháp đă chiếm đóng Bắc Kỳ và đă thiết lập một chế độ bảo hộ trên đề quốc An Nam sau một cuộc chiến tranh ngắn với Trung Hoa trong năm 1885.  Sự đô hộ của Anh, vốn sẵn được thiết lập tại đồng bằng sông Irrawađy, đă lan tràn tại Miến Điện và các bang quốc dân Shan có sông Cửu Long chạy qua tiếp theo sau sự thất trận của Vua Theehaw năm 1886.  Chính v́ thế, trong khi quyền lực bản xứ khắp cơi Đông Nam Á có vẻ ở trong một tiến tŕnh tan ră mau lẹ, sự dâng cao ảnh hưởng phát sinh bởi đó của cả Anh và Pháp trong khu vực hứa hẹn đưa đến việc phát triển một sự tiếp giáp nguy hiểm của các ranh giới trong tương lai gần kề.  Từ sự gần gủi này, sự tranh chấp và khủng hỏang có thể chờ đợi sẽ bộc phát, đúng theo lư luận.

 

     Các khía cạnh gây báo động của sự lấn chiếm của Pháp về phía tây từ biên cảnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ hướng đến sông Cửu Long chỉ được nhận thức một cách lờ mờ tại Anh quốc.  Tai họa ở Bắc Kỳ và sự sụp đổ phát sinh bởi đó của chính phủ Ferry năm 1884 có vẻ biểu lộ sự lạnh nhạt của người Pháp đối với sự bành trướng thuộc địa.  Hơn nữa, nước Ấn Độ và Miến Điên thuộc Anh rơ ràng c̣n được bảo bọc chống lại các sự nguy hiểm của một biên giới tiếp giáp với các thuộc địa của Pháp về phía Đông bởi sự hiện hữu của vương quốc độc lập Xiêm La.  Xiêm La có vẻ có các quyền hạn mạnh mẽ đối với cả hai bên bờ sông Cửu Long ở vùng hạ và trung lưu, chạy từ Luang Prabang xuôi xuống nam cho tới biên giới Căm Bốt.  Nhưng chính sách của Anh tất yếu bị sụp đổ một cách thê thảm bởi ngay từ đầu nó đă không lưu tâm thích đáng đến hai yếu tố quan trọng trong t́nh h́nh.  Yếu tố thứ nhất là sự gia tốc mau lẹ tại Pháp nhiệt t́nh thực dân, bị mờ nhạt nhưng không tắt lịm bởi thảm họa ở Bắc Kỳ và nhất thiết lại bừng cháy để phục sinh trong vài năm ngắn ngủi.  Thứ nh́ là sự suy sụp mau lẹ trong quyền lực bản xứ trên khắp bán đảo Đông Dương.  Quốc Vương Xiêm La không có khả năng để duy tŕ vị thế của ông chống lại một nước Pháp ngày càng năng động hơn Nhà Vua Theehaw đă từng gắng sức để pḥng vệ Miến Điện trước đây bao nhiêu.  Xiêm La sẽ chỉ c̣n là một trái độn hữu hiện chừng nào mà Anh Quốc c̣n giữ nó với việc chống đỡ một cách giả tạo.  Nhưng Xiêm La th́ không khả năng để chặn đứng sức năng động của Pháp nếu không có sự trợ lực của Anh Quốc.  Một sự nơi rộng vô giới hạn sự hỗ trợ như thế kéo theo một rủi ro đáng kể và một khả tính của sự đối đầu tối hậu giữa Anh và Pháp bên bờ sông Cửu Long cấu thành một bong đen đe dọa trên các cuộc thương thảo mà xuyên qua đó các nhà ngoại giao tại Paris và London đă cố gắng giải quyết các vấn đề nơi xa xăm thuộc bán đảo Đông Dương.

 

     Có lẽ yếu tố địa dư có ư nghĩa nhất để cứu xét trong bất kỳ sự lượng giá nào về các sự tranh chấp biên giới trong phạm vi Đông Nam Á chính là vị trí của con sông Cửu Long.  Từ lúc khởi đầu, triều sóng Pháp đă dâng trào lên theo chiều hướng của con sông đó cùng với bờ sông của nó.  Sông Cửu Long được nhận thức như là một thông lộ mang nhiều tiềm năng của Pháp nối liền Nam Kỳ (Cochin-China) và Căm Bốt với Trung Kỳ (An Nam) và Bắc Kỳ (Tonkin), nhờ đó thống nhất các mảnh vá thuộc địa thành một đế quốc Pháp vĩ đại tại Đông Nam Á.  Con sông cũng được xem có tầm quan trọng không kém như một con đường mậu dịch khả hữu tiến vào các tỉnh miền nam Trung Hoa, một khu vực của sự xâm nhập kinh tế tiềm năng đối với Pháp.  Đoàn thám hiểm sông Cửu Long nổi tiếng trong các năm 1866-1868 chỉ huy bởi Doudart de Lagrée và Francis Garnier đă chứng minh rằng sông Cửu Long th́ khó khăn để hải hành và đáng ngờ vực có thể trở thành như một thủy lộ thênh thang từ Sàig̣n đến Vân Nam.  Song người Pháp “v́ một số lư do xúc cảm đă nhấn mạnh đến giấc mơ khai thông thương mại với Vân Nam và miền tây nam Trung Hoa trên con sông (le fleuve, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] mà họ đă nh́n một cách tŕu mến như con sông của chính họ.” (4) V́ thế, điều không mấy ngạc nhiên khi thấy cuộc tranh giành ngoại giao tay đôi về sự sở hữu các bờ sông Cửu Long lại được chiến đấu một cách dai dẳng như thế bởi nước Pháp, bởi kết quả của nó th́ gắn liền với số phận của ảnh hưởng của Pháp tại Á Châu.

 

     Sông Cửu Long, trước khi tiến vào Căm bốt, đă chảy một đọan khá dài trong gịng nước của nó xuyên qua các tỉnh của dân Lào thuộc đế quốc Xiêm La.  Thế đất như h́nh giải băng (ribbon) của Lào từ lâu đă là khung cảnh của sự tranh giành giữa Miến Điện, Xiêm La và An Nam, nhưng vào cuối thế kỷ thứ mười tám, nó đă rơi vào trong quỹ đạo của Xiêm La.  Sau một cuộc nổi dậy bất thành, bang quốc dân Lào tại Vientian (Vạn Tượng) đă bị sáp nhập trực tiếp bởi Xiêm La vào năm 1828, và ảnh hưởng của Xiêm La ngày càng trở nên ưu thắng trên phần c̣n lại của khu vực.  Trong thực tế Lào không ǵ khác hơn một tập hợp nhiều lănh địa của các ông hoàng (principalities) bao gồm chính yếu các mường. các nhóm làng xă độc lập nằm dưới quyền vị tộc trưởng của chính họ.  Lănh địa rộng lớn nhất trong các cương thổ này là Luang Prabang, một vương quốc tương đối phức tạp nằm kẹp hai bên bờ vùng trung lưu của sông Cửu Long.  Mặc dù Xiêm La rơ ràng đă xem Luang Prabang là một bang quốc chư hầu nằm dưới quyền bá chủ của nó, nước Pháp đại diện bởi August Pavie, phái viên không biết mệt mỏi của họ, đă ngày càng tích cực trong khu vực bênh vực một cách nhiệt t́nh các tuyên nhận cổ xưa của Việt Nam cũng như cung cấp sự trợ giúp cho những người Lào bất măn từ lâu đối với sự xâm chiếm của Xiêm La. (5)

 

     Vế hướng bắc của Lào, con sông cắt xuyên qua cao nguyên lởm chởm trên đó tọa lạc các bang quốc dân tộc Shan, các bang quốc triều cống lâu đời của Miến Điện mặc dù cư dân có quan hệ gần gũi về chủng tộc với người Thái, nhóm chủng tộc chế ngự tại cả Xiêm La lẫn Lào.  Trải dài về hướng đông từ Mandalay trên bốn trăm dặm cho tới biên giới Bắc Việt, các nang quốc Shan có dân số vào khoảng hai triệu rưỡi người, rải rác trên một diện tích gần bằng tám ngàn dặm vuông đất đai gồ ghề.  Bang quốc lớn nhất trong các bang miền nam cua dân Shan, bang Kiang Cheng, bị cắt đôi bởi sông Cửu Long.  Đa số phần của bang quốc nằm giữa con sông Cửu Long và con sông Salween về hướng tây là vùng hoang dại thiếu đường xá lưu thông, một chuỗi các rặng núi dốc khiến cho việc du hành ngay cả bằng đoàn xe cũng trở nên khó nhọc nhất.  Nhưng vùng đất kéo dọc các bờ sông Cửu Long và chạy quá con sông về hướng đông th́ khả quan hơn: nơi đây, bao quanh tỉnh lỵ của Mường Sin là các cánh đồng thoai thoải dành cho việc canh tác và chăn nuôi trâu ḅ.  Trong thực tế, từ cái nh́n của một bang quốc dân Shan, Kiang Cheng là “một vùng đất sở hữu nhỏ, thoải mái, trồng trọt được quá nhiều thành quả hơn nó mong muốn, đến nỗi dân chúng đă có thể mặc quần áo lộng lẫy, làm chủ đàn trâu ḅ, tổ chức các tiệc tùng định kỳ, và xây cất các ngôi chùa vào dịp đặc biệt, trong khi vị bang trưởng có thu nhập đủ để giúp ông ta nuôi dưỡng bầy voi, duy tŕ một ban nhạc riêng, và để mua các đồng hồ của Ḥa Lan, đồ dùng bằng thủy tinh đáng nể, và các dị phẩm Trung Hoa mà người Shan ham thích.” (6)

 

     Trận chiến tranh giành bờ sông Cửu Long sẽ liên can đến đất đai kéo dài từ Căm Bốt cho tới gần biên giới Trung Hoa.  Các tỉnh của Lào thuộc Xiêm La, đặc biệt là Luang Prabang, sẽ là vấn đề tranh căi.  Cũng có tính chất cốt yếu là vị trí và sự giải quyết chung cuộc bang quốc dân Shan tại Kiang Cheng mà Anh quốc đă thụ đắc cùng với Miến Điện.  Chính v́ thế nước Pháp sẽ bị đối đầu bởi hai đối thủ trong nỗ lực của nó nhằm giành quyền sở hữu các bờ con sông v́ lẽ cả Xiêm La và Anh quốc sẽ ở vào vị thế mất đi lănh thổ trong trường hợp có sự tiến bước của Pháp. 

 

     Đầu năm 1892 Pháp đă thực hiện sự chuyển động tiên khởi trong chiến dịch ngoại giao giành quyền sở hữu các bờ sông.  Loạt súng mở màn được khai hỏa nhẹ nhàng bởi William Waddington, đại sứ Pháp tại London, kẻ đă đề nghị một cách không chính thức với Lord Salisbury, bộ trưởng ngoại giao Anh, hôm 16 tháng Hai năm 1892 rằng Anh cũng như Pháp ‘tự nguyện không vượt quá sông Cửu Long.” (7)  Lord Salisbury chuyển đạt nội dung của đề nghị cho Văn Pḥng [thuộc Bộ Ngoại Giao Anh] tại Ấn Độ (India Office) để cân nhắc giá trị của nó một cách kỹ lưỡng. (8) Sự phúc đáp của Văn Pḥng Ấn Độ báo trước điều sẽ trở thành chính sách chính thức của Anh liên can đến vùng trung lưu của sông Cửu Long.  Về trường hợp các bờ sông của phần trung lưu sông Cửu Long, “Chính Phủ Hoàng Gia Anh không thể đảm đương việc ngăn cản sự tiến bước của Pháp một khi họ t́m cách đẩy ảnh hưởng của họ sang chiều hướng này, gây thiệt hại cho Xiêm La.” (9) Nói cách khác, Anh sẽ không tích cực chống đối một sự tiến quân của Pháp sè thu nhỏ nước Xiêm La.  Xiêm La, ngay dù bị đẩy lùi khỏi bờ bên phải của con sông Cửu Long, vẫn c̣n cấu thành một trái độn thích nghi giữa các thuộc địa Pháp bên phía đông với nước Miến Điện thuộc Anh bên phía tây.  Sự mất đi dải đất ven bên phía đông con sông thực ra có thể lại tăng cường cho quốc gia Xiêm La bởi việc cung cấp cho nó một biên giới tự nhiên của con sông và bởi việc khuyến khích một sự củng cố các lực lượng trong phạm vi phần lănh thổ c̣n lại gọn ghẽ và dễ được bảo vệ về mặt đia dư.  Xiêm La sẽ được cắt bỏ tay chân để tồn tại một cách tốt hơn.

 

     Nhưng t́nh trạng hoàn toàn khác hẳn đối với vùng thượng lưu sông Cửu Long nơi Anh đă đưa ra sự tuyên nhận vùng Kiang Cheng vốn có con sông Cửu Long chạy xuyên qua và là nơi mà một sự tiến quân của Pháp sẽ dẫn đến một biên giới chung đụng giữa Anh và Pháp.  Văn Pḥng Ấn Độ vạch ra rằng giới hạn phía tây của Pháp trong khu vực thượng lưu sông Cửu Long c̣n cách xa con sông.  Nếu đề nghị của Waddington được chấp nhận, Văn Pḥng Ấn Độ giả thiết như vậy, “và Pháp di chuyển đến con sông, khi đó chúng ta có thể nói ǵ về việc này?” (10)

 

     Trong tháng Năm năm 1892, Waddington nhắc lại đề nghị trước đây của ông ta, giải thích rằng  ông không có ư ám chỉ là khu vực hiện tại của Anh hay Pháp sẽ thực sự vươn tới con sông Cửu Long.  Đề nghị của ông không phải là “một sự xác định các quyền hạn hiện tại, mà như ông đă diễn tả về nó, là một phương thuốc pḥng bệnh.”(11) Văn Pḥng Ấn Độ lại cân nhắc một lần nữa đề nghị và quyết định chống lại sự tán thành nó bởi v́ một sự đồng ư như thế có thể nghiêng về việc tạo sự thuận tiện hơn cho sự tiến bước của Pháp về hướng tây kể từ Bắc Kỳ “bất kỳ khi nào mà họ có thể quyết định muốn đẩy xa biên giới của họ.” (12)

 

     Trong tháng Tám năm 1892, Waddington một lần nữa đề cập đến sự đáng ao ước của việc phân định các khu vực ảnh hưởng tại Đông Nam Á.  Lord (Ngài) Rosebery kế nhiệm ông Salisbury tại Bộ Ngoại Giao tức thời mời gọi sự cố vấn của Văn Pḥng Ấn Độ liên quan đến sự phúc đáp chính thức sẽ được gửi đến Waddington.  Ông vạch ra rằng kể từ khi Waddington đề cập lần cuối cùng khả tính của một sự phân ranh giữ Anh và Pháp, t́nh h́nh tại Đông Nam Á đă thay đổi.  Như một kết quả của sự giải quyết biên giới của Miến Điện gần đây, Xiêm La đă được ban cho bang Kiang Cheng nằm ở cả hai bên bờ sông Cửu Long.  Rosebery cảm thấy rằng sự giải quyết biên giới đó có lẽ đă làm thay đổi nguyên trạng (status quo) tại miền nam Á Châu và rằng do đó Văn Pḥng Ấn Độ có thể tái cứu xét đề nghị của Waddington. (13) Văn Pḥng Ấn Độ trả lời rằng bất kể đến thỏa hiệp mới với Xiêm La, một sự phân định ranh giới giữa Anh và Pháp vẫn không đáng mong ước bởi nó có thể làm đảo lộn các cuộc thương thảo với Trung Hoa hiện đang diễn ra.  Hơn nữa, một sự thỏa thuận với Pháp sẽ kiềm chế nghiêm trọng sự tự do hành động của Anh trong trường hợp có sự tiến quân của Pháp về phía tây.  Văn Pḥng Ấn Độ vẫn tin tưởng rằng không có nhu cầu hiện hữu “cho các sự cam kết cụ thể giữa Anh và Pháp” và đă cố vấn Lord Resobery như thế. (14) V́ thế Rosebery đă từ chối tiến tới bất kỳ sự sắp xếp nào với Pháp.  Ông thông báo cho Waddington rằng ông phải tránh né bất kỳ sự cam kết cụ thể nào vào lúc này bởi v́ một sự cam kết như thế “sẽ bị mở ngỏ cho sự giải thích sai lạc và sẽ … nhiều phần sẽ khích động sự báo động và nghi ngờ về phía Xiêm La hơn là để tái bảo đảm cho Xiêm La ư định của hai cường quốc (Anh-Pháp) là tôn trọng sự toàn vẹn của nó.” (15) Điều cần ghi nhận là cả Salisbury lẫn Rosebery đều không tra hỏi một cách nghiêm chỉnh về các ư đồ của Pháp đối với Lào.  Trong thực tế cả hai bên rơ ràng cảm thấy rằng các ư đồ như thế chỉ hiện hữu đối với vùng trung lưu sông Cửu Long bất kể sự đề cập của Waddington về sự khôn ngoan của việc ấn định sông Cửu Long như một ranh giới của khu vực ảnh hưởng tại thung lũng miền thượng lưu, nơi Anh quốc chắc hẳn phải quan tâm bởi có sự thụ đắc trước đó của nó các vùng đất chiếm hữu trên các bang quốc dân tộc Shan.

 

     Vào ngày 13 tháng Một năm 1893, bộ trưởng ngoại giao Pháp, Ribot, bị thay thế bởi ông Develle.  Nhiều người kỳ vọng rằng Develle sẽ ít ngần ngại hơn trong việc đối đầu với Đại Anh Cát Lợi, đặc biệt là tại Á Châu. (16)  Vấn đề các bờ sông Cửu Long đă bị ngưng treo trong nhiều tháng.  Đông Nam Á xem ra nhiều phần là một khu vực tiến bước an toàn hơn nhiều so với Ai Cập. (17)

 

     Trong tháng Hai năm 1893, vấn đề các bờ sông Cửu Long bắt đầu nổ ra trong công luận tại Pháp.  Théophile Delcassé, trưởng pḥng Pḥng Thuộc Địa (Colonial Office), tuyên bố tại viện dân biểu rằng  “tả ngạn của sông Cửu Long” là giới hạn phía tây của khu vực ảnh hưởng của Pháp, và rằng ư kiến của ông dựa trên “các quyền hạn bất khả kháng nghị của An Nam vốn đă từng được hành xử trong nhiều thế kỷ.”  Delcassé c̣n chủ trương rằng “không có quyền lực quốc tế nào can dự vào nội vụ trong khi chỉ có một vấn đề tranh căi với Anh Quốc về vùng thượng lưu sông Cửu Long nơi đă tạo thành ranh giới giữa Bắc Kỳ và các bang quốc sắc dân Shan của Miến Điện.” (18)

 

     Sau đó không lâu, đại sứ Anh tại Paris, Hầu Tước Dufferin and Ava, đă viết thư riêng cho Rosebery rằng “chủ đề lớn lao giờ đây hiển nhiên là sông Cửu Long.” (19)  Mặc dù chính sự sở hữu của Xiêm La các bờ sông vùng trung lưu sông Cửu Long làm tức giận phe thực dân toàn diện (pan-colonialists) tại Pháp, Anh Quốc cũng bị tấn công một cách chua chát bởi báo chí phe chủ trương bành trướng.  Tại Pháp có sự tin tưởng rộng răi rằng Bộ Ngoại Giao Anh đă cổ vũ chính phủ Xiêm La trong sự kháng cự của nó.  Trong thực tế, Lord Rosebery đă thúc dục sự thận trọng với người Xiêm La trong suốt mùa đông và mùa xuân năm 1893.  Nếu các bờ thuộc vùng giữa sông Cứu Long cấu thành cái giá mà Xiêm La phải trả để duy tŕ được chủ quyền trên phần lănh thổ c̣n lại của nó, khi đó trong quan điểm của Rosebery, người Xiêm La tốt hơn cả là nên “thỏa hiệp.” (20) Tuy nhiên, người Xiêm La đă tỏ ra cứng đầu một cách bất ngờ, từ chối không nhượng bộ đúng theo lịch tŕnh các sự đ̣i hỏi của Pháp.  Quốc Vương Chulalongkorn may mắn được phục vụ bởi hai viên bộ trưởng có kiến thức ngoại hạng, cả hai đều quen thuộc với các phương pháp quản trị và ngoại giao Âu Châu, ông Hoàng Devawongse, bộ trưởng ngoại giao, và ông Hoàng Damrong, bộ trưởng nội vụ.  Bất kể các nỗ lực thuyết phục của Auguste Pavie, sứ thần-trú sứ của Pháp tại Vọng Các, và sự miền cưỡng hiển nhiên của Rosebery, ông Hoàng Devawongse và ông Hoàng Damrong tiếp tục thúc dục sự kháng cự với Quốc Vương Chulalongkorn.  Trong khi họ có thể được khích lệ trong hoạt động của họ bởi thái độ thù ghét người Pháp của các đại diện kinh doanh người Anh tại Vọng Các và ngay cả bởi sự cố vấn riêng tư,  không chính thức của sứ thần-trú sứ Anh, Đại Úy Jones (21), sự dè dặt cẩn trọng của Rosebery mang lại rất ít hy vọng ở sự trợ giúp sắp đến mà nếu không có nó, sự kháng cự của Xiêm La chắc hẳn chỉ là vô ích. (22)

 

     Vào ngày 12 tháng Năm t́nh h́nh tại Đông Nam Á trở nên trầm trọng hơn.  Vào ngày đó một lực lượng các binh sĩ Xiêm La đă tấn công đội quân Pháp tại Đảo Khône (Ile de Khône), một ḥn đảo phía hạ lưu sông Cửu Long nguyên bị chiếm đóng bởi người Pháp hồi tháng Tư.  Trận đánh đưa đến sự tử vong của một số lính An Nam và các sĩ quan Pháp cũng như sự bắt giữ viên chỉ huy Pháp bởi phía Xiêm La. (23)  Tiếp theo sau là một loạt các trận đụng độ vũ trang như ước đoán giữa các toán lính biệt phái của Pháp t́m cách xâm nhập vùng đất tranh chấp nằm kề cận tả ngạn sông Cửu Long mà người Pháp tuyên nhận là của An Nam và quân đội Xiêm La đă cố thủ một cách vững chắc trong một chuỗi các đồn pḥng thủ kiên cố thuộc khu vực.  Vào giữa tháng Năm, các cuộc đụng độ giữa quân đội Pháp và Xiêm La bên tả ngạn vùng trung lưu sông Cửu Long diễn ra hầu như hàng ngày và đến cuối tháng, ba tiền đồn chính của Xiêm La bên phía đông gịng sông đă rơi vào tay các đội quân Pháp.  Dufferin viết riêng cho Rosebery rằng báo chí Pháp đang trở nên ‘không c̣n ôn ḥa một cách rơ rệt trong ngôn từ của họ về các rắc rối từ Xiêm La và công khai tố cáo chúng ta đă xúi giục người Xiêm.” (24)  Cố gắng né tránh bất kỳ sự khiêu khích nào khác đối với người Pháp, Dufferin đă yêu cầu Wilberforce Wyke, một người quốc tịch Anh trong đoàn nhân viên của sứ quán Xiêm La tại Paris, đừng có đến thăm viếng ṭa đại sứ Đại Anh Cát Lợi nữa.  Bất kể lời yêu cầu này, Wyke đă gọi đến ṭa đại sứ hôm 3 tháng Sáu với tin tức nghiêm trọng.  Chính phủ Xiêm La, ông ta thông báo cho Dufferin hay, đă quyết định khước từ các đ̣i hỏi của Pháp về vùng đất tranh chấp nằm bên tả ngạn sông Cửu Long.  Bởi v́ các đề nghị của Xiêm La để đệ tŕnh vấn đề cho sự trung gian điều giải đă liên tiếp bị bác bỏ bởi Pháp, phương sách duy nhất giờ đây mở ngỏ cho Xiêm La là vũ lực.  Một khi quân sĩ Pháp tiến sâu hơn nữa, đặc biệt khi chúng vượt qua con sông ở bất kỳ điểm nào, chiến cuộc sẽ tức thời được tuyên chiến.  Ba mươi ngàn lính Xiêm La đồn trú dọc theo biên giới sẵn sàng chống trả người Pháp.(25)  Sự phúc đáp của Lord Rosebery đối với tin t́nh báo này là “bản tin thực sự nghiêm trọng.”  Ông lo sợ rằng Xiêm La đang trên “bờ vực tuyên chiến với Pháp.”  Một cuộc chiến tranh như thế có thể đưa đến sự biến dạng hoàn toàn nước Xiêm La như một quốc gia độc lập và bị thu hấp vào trong đế quốc Pháp đang tăng trưởng tại Đông Nam Á.” (26)  Khu trái độn Xiêm La sẽ biến mất, và đề quốc Pháp trong một bước tiến vĩ đại duy nhất sẽ đứng sừng sững ngay tại chính biên giới của Miến Điện thuộc Anh.  Chính v́ lư do này, quan điểm của Rosebery là một cái nh́n lo lắng, “thay đổi hàng giờ và đ̣i hỏi sự theo dơi cặn kẽ nhất của ông ta .” (27)

 

     Tháng Sáu cũng chẳng có bất kỳ sự giảm thiểu mối căng thẳng nào.  Các biến cố tiếp tục gia tăng gấp bội.  Trong diễn tiến một cuộc chạm súng với quân Xiêm La, một viên chức Pháp bị hạ sát và một sự náo động đă xẩy ra tại Paris. (28) Devele thông báo Dufferin rằng các khoản bồi thường phải được trả bởi Xiêm La không chỉ cho sự hạ sát ông Grosgurin mà c̣n cho tất cả các tổn hại đă bị gánh chịu bởi lính Pháp và An Nam trong suốt các cuộc giao chiến quân sự trong tháng Năm.  Nếu Xiêm La từ chối, các bước tiến xa hơn sẽ được thực hiện.  Có thể sự cưỡng bách bằng hải quân đă được ám chỉ, bởi Develle đặc biệt thông báo cho Dufferin rằng các sự chuyển động hơn nữa của hạm đội Pháp sẽ được thông tin cho chính phủ Anh Quốc. (29)  Rosebery từ chối không cho phép Maha Yotha, đại sứ Xiêm La tại London, đến Bộ Ngoại Giao Anh vào lúc này bởi có “t́nh trạng tế nhị” trong sự việc. (30)  Nhưng điệu bộ giả vờ công khai của ông về sự thờ ơ có tính toán cũng bị giao động với sự quan ngại mà ông bày tỏ một cách riêng tư khi tin tức loan báo về một sự gia tăng trong các sự chuyển động hải quân Pháp tại vùng Vịnh Xiêm La. (31) Tin tức như thế cho thấy t́nh h́nh đang trở nên một trường hợp “cực kỳ nghiêm trọng.” (32)      

 

     Sự hiện diện của ba tàu chiến Anh Quốc nằm ngoài cửa sông Ménam để bảo vệ tài sản Anh Quốc tại Vọng Các đă là một yếu tố làm phức tạp hơn nữa trong một t́nh trạng có tiềm năng bùng nổ.  Rosebery giải thích cho Estournelles de Constant, xử lư thường vụ ṭa đại sứ Pháp tại London, rằng các chiếc tàu này đă được phái đến sông Ménam để bảo vệ các thương nhân Anh trong trường hợp có “một sự nổi dậy của dân bản xứ.” (33) Nhưng với sự xuất hiện kế đó của các tàu vũ trang Pháp trên sông Ménam, Rosebery tự ḿnh chuyển sang vị thế leo thang một cách mau chóng.  Không có sự cảnh báo trước nào được chuyển đến ông liên quan đến các sự di chuyển của các tàu vũ trang Pháp, bất kể có lời hứa của Develle trước đây với Dufferin. (34) Hơn thế, khi chính phủ Xiêm La từ chối không cho phép các tàu chiến vượt quá các đồn quân Xiêm La tại Paknam, cửa sông Ménam, viên chỉ huy Pháp đă cưỡng bách mở đường tiến vào con sông.  Quân Xiêm La đồn trú đă khai pháo chặn đứng được một thuyền vũ trang, nhưng hai chiếc khác đă đến được Vọng Các và thả neo ở đó.  Các biến cố này có lúc khiến cho Rosebery bị bối rối nặng nề và ông đă phải xin khất câu trả lời khi bị chất vấn về biến cố Paknam tại Nghị Viện.   Mặc dù Develle đă bảo đảm với Phipps, xử lư thường vụ Anh Quốc tại Paris rằng đă có sự nhầm lẫn và                 rằng viên chỉ huy Pháp đă hiểu lộn các chỉ thị dành cho ông ta, Rosebery vẫn ở vào một vị thế khó khăn. Ông ta lo sợ các cuộc điều tra có thể xảy ra tại Nghị Viện liên quan đến chính sách chính thức: “Sự phúc đáp duy nhất của chúng ta là đưa ra một bản tuyên bố đầy đủ về các lời hứa hẹn mà chúng ta đă nhận được từ Pháp cùng sự tin tưởng hoàn toàn của chúng ta nơi họ.  Tôi sợ rằng bản tuyên bố này sẽ đưa đến một hiệu quả nghiệm trọng”. (35)  Nhưng mặc dù ông đă t́m tŕ hoăn tại LondonParis, các chỉ thị của ông gửi cho ông Jones th́ rơ ràng.  Trong bất kỳ trường hợp nào, người Xiêm La không thể giả định rằng các tàu vũ trang Swift và Pallas của Anh hiện đang ở Vọng Các sẽ cung cấp cho Xiêm La sự trợ giúp nếu xảy ra một sự đụng độ với Pháp.  “Chính phủ Hoàng Gia Anh không chấp thuận thái độ của chính phủ Xiêm La, mà đối với họ [chính phủ Anh], là vô ích và có phán đoán sai lầm và được ôm giữ trái ngược một cách trực tiếp với sự cố vấn mà họ đă đưa ra.” (36)

 

     Bởi việc khai hỏa vào các chiếc tàu Inconstant và Comète tại Paknam, người Xiêm La đă mang lại cho người Pháp lư do biện minh cho hành đông tiếp đó.  Cũng hay biết về sự miễn cưỡng hiển nhiên của bản thân Rosebery, không muốn đưa ra bất kỳ cử chỉ rơ rệt nào nhằm hỗ trợ cho lập trường của Xiêm La, Develle đă mau lẹ hành động.  Vào ngày 13 tháng Bẩy năm 1893, ông ta đă thực hiện một hành động công khai là tống đạt cho Xiêm La một tối hậu thư trong một cuộc chất vấn tại quốc hội.  Tối hậu thư đă được trao cho ông Hoàng Devawongse hai ngày sau đó bởi Pavie, ngay vào lúc hai tàu vũ trang của Pháp lảng vảng trên sông Ménam.  Ngoài một vài điều khoản nói về các khoản bồi thường phải được trả cho các công dân Pháp trên những tổn hại gây ra bởi binh sĩ Xiêm La, điều quan trọng nhất là đoạn mục đầu tiên.  Để khỏi bị một cuộc phong tỏa tất cả bờ biển của nó, Xiêm La được yêu cầu nh́n nhận các quyền hạn của An Nam và Căm Bốt đối với bờ tả ngạn sông Cửu Long và các ḥn đảo của con sông, và phải di tản tất cả các đồn bót ra khỏi khu vực này trong ṿng một tháng.  Các điều khoản của tối hậu thư có vẻ chỉ liên quan đến vùng trung lưu sông Cửu Long.  Không có sự đề cập cụ thể nào được đưa ra về vùng thung lũng thượng lưu sông Cửu Long, một khu vực có tiềm năng tranh chấp với Anh Quốc.  Nhưng có vẻ là người Pháp đă xúc tiến việc giải quyết với Xiêm La một cách tức thời sao cho vấn đề trung lưu sông Cửu Long sẽ được kết thúc dứt khoát, các điều tranh căi với Anh Quốc sau đó có thể được triển khai một cách trực tiếp hơn. (37)

 

     Một hậu quả tức thời của tối hậu thư của Pháp là sự quay sang Paris của Lord Dufferin, kẻ bị giữ lại tại Anh Quốc trong nhiều tuần lễ trước đó.  Rosebery lo âu về việc làm sáng tỏ nhóm chữ “bờ bên trái sông Cửu Long”, và ông đă chỉ thị về điểm này cho Dufferin là phải có một “cuộc thảo luận đầy đủ và thân hữu với Bộ Trưởng Ngoại Giao [Pháp].” (38) Dufferin đă gặp Develle hôm 22 tháng Bẩy. Ông đă tức thời nêu lên các lời tuyên nhận của Pháp đối với tả ngạn sông Cửu Long mà Develle đă cho thấy có bao gồm cả Luang Prabang.  Waddington trước đây có thề thốt về Luang Prabang trong khi nói chuyện với Lord Salisbury và có cho hay rằng Pháp chỉ quan tâm đến khu vực ở phía nam. (39)   Nhưng Develle b́nh luận rằng các sự tuyên nhận trên vùng Luang Prabang đă được công bố sâu rộng và giờ đây không thể rút lại được, bởi nó sẽ tạo ra vẻ là Pháp bị khuất phục trước “áp lực hiển hiện” từ Anh Quốc.  Tuy nhiên, sau này, trong diễn tiến các cuộc thương thảo xa hơn “sự chấp thuận nguyên tắc chế xung (trái độn) bởi hai Chính Phủ chung cuộc có thể mở ra một cánh cửa cho các sự dàn xếp đuợc đề nghị hiện nay có thể sẽ được sửa đổi trong thực tế.”(? 40) [trong nguyên bản không đánh dấu nơi có chú thích số 40, và người dịch theo mạch văn, suy đoán ở cuốí câu trích dẫn này]. Một cánh cửa mở xuất hiện mà Lord Dufferin đă mau lẹ nhận ra.  Nếu Đại Anh Cát Lợi không phản đối sự thụ tạo của Pháp các bờ sông Cửu Long về phương bắc cho tới Luang Prabang, khi đó, rơ ràng hàm ư của Develle là sau này Pháp sẽ đồng ư về sự thiết lập một vùng “trái độn” ở miền thượng lưu thung lũng sông Cửu Long, được đặt nằm giữa các phần chiếm hữu của Pháp và của Anh trong khu vực đó.  Điều cũng được ám chỉ trong ngôn từ của Develle về khả tính rằng tỉnh Luang Prabang có thể là phần đóng góp của Pháp vào vùng trái độn mặc dù điều này đă không thể nói tách bạch ra như thế.  Lord Dufferin ra về sau cuộc nói chuyện với một giải pháp được nh́n thấy và tin rằng Develle là một con người biết điều nhưng bị xô đẩy quá chủ định của ông ta bởi báo chí quá khích. (41)  Trong một thư riêng gửi bộ trưởng ngoại giao, Dufferin b́nh luận rằng Develle có vẻ ở trong một “t́nh trạng sợ hăi hoàn toàn”, bởi “đằng sau ông ta là một nhóm nhỏ các kẻ cuồng tín đẩy ông đến chỗ cực đoan.” (42)  Lord Rosebry tán thưởng đại sứ của ḿnh về cung cách theo đó viên đại sứ đă ứng xử trong buổi nói chuyện đầu tiên, ghi nhận rằng “đường hướng tranh luận theo đuổi bởi ông Đại Sứ rơ ràng tuyệt hảo, đặc biệt khi ma ông Đại Sứ cảnh cáo Develle chống lại việc nghe theo các chuyên viên là các kẻ thường sẵn sàng liều lĩnh lôi kéo cả thế giới vào việc chiếm giữ một vùng đầm lầy chẳng có giá trị nào.” (43)  Nhưng vấn đề vùng Luang Prabang, điểm then chốt của vùng thung lũng thượng lưu sông Cửu Long, vẫn chưa được giải quyết, và và mặc dù Develle có ám chỉ về sự ưng thuận của Pháp về sự tạo lập một vùng trái độn tại miền bắc, ông ta không đưa ra một sự cam kết chắc chắn nào.      

 

     Không lâu sau đó tin tức loan ra cho hay Bộ Ngoại Giao Pháp đă từ khước các sự nhượng bộ mà ông Hoàng Devawongse sẵn ḷng đưa ra là không thích đáng.  Xiêm La trong suốt tháng Bẩy đă thực hiện một số nỗ lực xuyên qua đại diện của họ tại London, ông Maha Yotha, để tranh thủ sự ủng hộ của Anh Quốc.  Nhưng Rosebery từ chối không gặp mặt Maha Yotha và đă chỉ thị ông Jones “nói rơ một cách rành mạch rằng [Xiêm La] đừng có hy vọng về sự trợ giúp nào lại được đưa ra bởi Chính Phủ Hoàng Gia Anh.” (44)  Trên căn bản một lập trường dứt khoát như thế, người Xiêm La đă đưa ra các sự nhượng bộ, nhưng sự không chấp nhận tối hậu thư “một cách vô điều kiện” khiến cho Develle cắt đứt các quan hệ với Xiêm La hôm 24 tháng Bẩy. (45)  Sự dổ vỡ mở rộng giữa Pháp và Xiêm La gây ra một sự báo động lớn lao tại Anh Quốc.  Rosebery buồn bă ghi nhận rằng Anh và Pháp “đang tiến đến một vị thế nguy hiểm và kịch liệt nhất.” (46)  Nhưng ở một điểm ông vẫn c̣n cương quyết: “Chúng ta không thể có một biên giới chung đụng với Pháp tại Miến Điện đuợc.  Điều đó liên can đến các kinh phí khỏng lồ cho cả hai nước và các tuyến đồn bót vũ trang được trú đóng bởi các binh sĩ Âu Châu.”  Mặc dù Lord Rosebery sẵn ḷng bỏ rơi các bờ sông bên phía Lào kể cả có thể chính thành phố Luang Prabang, tại phương bắc ông nhấn mạnh đến “một quốc gia trái độn thích ứng nằm giữa biên giới của chúng ta với các biên giới của Pháp.” (47)  Khi Nữ Hoàng Victoria phản đối chống lại việc để Xiêm La thương thảo với Pháp bằng khả năng tốt nhất mà nó có được, câu trả lời của Lord Rosebery th́ sắc bén.  Cả Nội Các Chính Phủ cũng như viện Dân Biểu sẽ không ủng hộ ông trong một cuộc chiến tranh với Pháp v́ vấn đề Xiêm La.  Tuy nhiên, bàu nhiệt huyết có thể sôi sục nhiều trong các cuộc thảo luận về Pháp, “một quyền lợi chủ yếu của chúng ta trong trường hợp này là lập được một vùng trái độn giữa các biên giới của Pháp với biên giới của Ấn Độ.” (48)

 

     Trong cuộc nói chuyến kế tiếp với Develle hôm 26 tháng Bẩy, Dufferin đề cập ngắn gọn về Luang Prabang, phản đối sự tuyên nhận của Pháp rằng trước đây rằng nó là một phần của Căm Bốt.  Ông nói, “Anh Quốc như thế cũng có thể đ̣i hỏi sự hoàn trả các vùng Normandy, Gascony, và Guienne.”  Sau đó ông quay sang vấn đề quốc gia trái độn.  Develle cho hay rằng Pháp sẽ tiến hành đến “một sự giải quyết mau lẹ miền thương lưu sông Cửu Long,” ngay khi các vấn đề được kết thúc với Xiêm La.  Trên căn bản của cuộc đối thoại này, Lord Dufferin cố vấn Rosebery làm áp lực Xiêm La là hăy chấp nhận tối hậu thư của Pháp “không có điều kiện ǵ cả và đừng có tŕ hoăn một khoảnh khắc nào nữa trừ khi ông Gladstone [Thủ Tướng Anh khi đó, chú của người dịch] sẵn ḷng đe dọa, điều có lẽ ông ấy sẽ không làm.”  Trong đường hướng này, Anh Quốc sẽ “tước đoạt Pháp lư do để cướp phá hơn nữa và vẫn c̣n một vùng trái độn cách khoảng một trăm hay một trăm năm mươi dậm giữa chúng ta và Pháp.” (49)

 

     Rosebery đă nắm lấy sự mở cửa được đưa ra bởi Develle.  Ông thông báo Dufferin “điều xem ra rất đáng mong ước nếu có thể đạt được một sự trao đổi bằng văn thư ghi nhận các sự thỏa thuận của hai Chính Phủ trên nguyên tắc duy tŕ một khu vực lănh thổ trung lập và độc lập giữa các vùng đất chiếm hữu liên hệ của hai nước. “ (50)  Tuy nhiên vào ngày 27, Develle đă né tránh một cách bực dọc khi Dufferin đề cập đến quốc gia trái độn.  Ông muốn rằng lời loan báo sẽ được hoăn lại cho đến khi “Pháp trước hết nhận được sự thi hành thỏa măn từ Xiem La.”  Hơn nữa, ông nói thêm rằng cách hành văn của lời thông báo về quốc gia trái độn đề nghị phải được viết “sao không khích động sự chỉ trích trong ư nghĩ của công luận Pháp, đặc biệt vào lúc sắp có các cuộc bàu cử.” (51)

 

     Rosebery cố vấn Maha Yotha rằng Xiêm La phải chấp nhận tối hậu thư vô điều kiện, sự từ chối sẽ “rơi vào bẫy của các kẻ biện hộ cuồng tín cho sự bành trướng thuộc địa ở cả Paris lẫn Sàig̣n là các kẻ cho rằng các điều kiện th́ quá nhẹ.” Lời khuyến cáo này cũng được gửi đến Vọng Các xuyên qua Đại Úy Jones. (52)

 

     Ghi nhận sự ḥa hơan khác thường trong chính sách của Anh Quốc, Develle vào ngày 28 đă tán thành “một văn thư kư kết đồng ư về một vùng đất độc lập nằm giữa các vị trí liên hệ của chúng ta, có chiều rộng không kém hơn một trăm dâm.” (53)  Điều kiện không có không được (sine qua non) trong chính sách của Anh quốc – sự tạo lập một vùng trái độn nằm giữa Bắc Việt và Miến Điện – chính v́ thế đă được thể hiện.  Mặc dù các chi tiết địa dư được dành cho sau này, với điện văn dài nhất, Rosebery đă gửi cho Dufferin các ư tưởng xác định về các biên giới của quốc gia trái độn:

 

     “Về khu vực trung lập, nó phải bắt đầu từ [sông] Nam U và ông cũng đáng bỏ ít th́ giờ để cứu xét việc liệu ông có thể sẽ không ám chỉ rằng Trung Hoa chứ không phải Xiêm La có sự tuyên nhận thích đáng hơn để chiếm hữu nó hay chăng, bởi danh từ Trung Hoa có một hiệu quả lớn hơn danh từ Mesopotamia [chỉ quốc gia cổ xưa nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrate, c̣n được gọi là vùng Lưỡng Hà, nay thuộc nước Iraq, chú của người dịch] từng có.  Nhưng tôi cam đoan rằng chúng ta sẽ đồng ư về khu vực trung lập đó, và nếu nó khởi đầu từ con sông Nam U, chúng ta có thể chấp thuận để bao gồm vào trong khu vực bang quốc Kiang Cheng …  Thế nhưng tôi sẽ không nhận lời hứa suông bằng miệng.  Cho dù cả dân tộc Pháp mở miệng thế thốt về bất kỳ điều ǵ dưới sự chứng giám của Kinh Tân Ước và Cựu Ước, lẫn cả Ngụy Kinh (Apocrypha: kinh ngụy tác), tôi vẫn phải đ̣i hỏi bằng cứ chứng thực vững chắc. (54)

 

     Giờ đây có vẻ là biên giới chung đụng của Pháp và Anh đă né tránh được, và rằng vấn đề duy nhất c̣n lại là sự giải quyết các ranh giới của quốc gia trái độn.  Trên bề mặt của sự việc, Anh Quốc đă nhượng bộ nhiều.  Sự áp đặt cuộc phong tỏa của Pháp, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn, đă là một sự sỉ nhục nhắm trực tiếp vào nền thương mại Anh Quốc.  Ngoài tối hậu thư thứ nh́, được tống đạt đên Xiêm La hôm 30 tháng Bẩy để bảo đảm sự chấp nhận tối hậu thư thứ nhất, xác định sự chiếm đóng của Pháp trên hải cảng Chantaboun của Xiêm La và, quan trọng hơn nữa, sự triệt thoái tất cả các binh sĩ Xiêm La khỏi một khu vực hạn chế có chiều rộng hai mươi lăm cây số kề sát bên bờ sông Cửu Long phía Xiêm La.  Trong thực tế, người Pháp đă tiến hành việc củng cố sự kiểm soát của họ trên cả hai bờ vùng trung lưu sông Cửu Long bằng sự thiết lập một giải đất hạn chế, một vùng đất không người trên đó quyền chủ thể kỹ thuật, nước Xiêm La, bị cấm cửa. (55) Sau cùng, rơ ràng rằng một sự xúc phạm trực tiếp đă được thực hiện trên quốc kỳ Anh Quốc khi vị chỉ huy truởng chiếc tàu H.M.S. “Linner” đột nhiên bị hạ lệnh hôm 30 tháng Bẩy phải rời khỏi vị trí của ông trước Vọng Các bởi Đô Đốc Humann của hạm đội Pháp.  Tiếp theo sau sự khiêu khích mới nhất này, Rosebery đă kín đáo thú nhận với Dufferin rằng “tôi đă kiệt sức và không thể nào đưa ra các lời tuyên bố ḥa hoăn được nữa.”  Các mối quan hệ của Pháp và Anh, ông nói thêm, không c̣n ǵ tệ hơn, chỉ c̣n thiếu một cuộc chiến tranh. (56) Mặc dù một lờo xin lỗi về biến cố chiếc tàu “Linner” đă mau chóng được đua ra bởi người Pháp, câu chuyện xem ra đối với nhiều người có tính cách biểu trưng cho cung cách theo đó nước Anh bị đối xử trong suốt cuộc khủng hoảng.  Nói theo lời của Lord Curzon, “Nước Pháp đă hành động như một h́nh phạm, nước Anh th́ cư xử một cách yếu đuối, và nước Xiêm như một kẻ khùng; và khi sự điên khùng, tính yếu nhược và tội ác đua tranh với nhau, như một quy luật, yếu tố nêu danh cuối cùng [tức tội ác, chú của người dịch] sẽ chiến thắng.” (57)

 

     Tuy nhiên, mục tiêu chính yếu của nền ngoại giao Anh Quốc đă đạt được.  Vào ngày 31 tháng Bẩy, Dufferin đă nhận được từ Develle một văn bản cam kết về một khu vực trái độn tại miền thượng lưu sông Cửu Long mặc dù sự phân ranh thực tế bị tŕ hoăn cho tới khi kết thúc các cuộc bàu cử đang tiến hành.  Khi xét đến các tỷ lệ mà tả ngạn sông Cửu Long đă chiếm cứ, trong sự h́nh dung của dân Pháp, một “cảm tưởng xấu” có thể được tạo ra nếu nó có vẻ là Develle đă “đầu hàng” trước một quốc gia trái độn dự phóng như là một giải đất rộng đến mức sau rốt nó có thể cần đến.  V́ thế sự phân định ranh giới trong hiện thời được để ngỏ một cách mơ hồ. (58) Chính v́ thế, trong khi Xiêm La phải gánh chịu một sự tổn thất đáng kể, nó vẫn c̣n là một nước độc lập.  Hơn nữa, Xiêm La rơ ràng vẫn c̣n liên minh chặt chẽ với Anh quốc bất kể sự từ khước của Rosebery để trợ giúp Xiêm La trong cuộc tranh chấp.  Maha Yotha có viết cho Rosebery rằng “t́nh hữu nghị của Anh Quốc đối với xứ sở của tôi không phải là điều thuộc về quá khứ, và chính phủ tôi đương nhiên hướng đến Anh Quốc mong có được t́nh cảm và sự cố vấn trong một sự nghịch lư đau đớn như t́nh huống này, ngay dù khi Xiêm La không thể hy vọng ǵ ở một sự hỗ trợ cụ thể.” (59)  Ngay cả ở vào t́nh h́nh này, Anh Quốc, dưới mắt người Xiêm La, vẫn c̣n là niềm hy vọng cuối cùng về sự trợ giúp chống lại các ư đồ xa hơn của Pháp.

 

     Nhưng chừng nào mà khu vực trái độn chưa được ấn định ranh giới, vấn đề Đông Nam Á vẫn chưa được giải quyết mà chỉ ngưng treo ở đó.  Mặc dù sự tạm lắng mùa hè theo thông lệ phủ lên các văn pḥng ngoại giao của Âu Châu, tại Xiêm La ít có sự nghỉ ngơi.  Đầu tháng Tám, ủy viên Pháp, Le Myre de Vilers, đă tới Vọng các để giám sát sự thi hành tối hậu thư.  Ngay từ đầu, Le Myre de Vilers đă tiết lộ một cách thẳng thừng một ước muốn đi xa hơn những ǵ mà chính phủ Pháp đă đ̣i hỏi nguyên thủy.  Không hài ḷng v́ những chiến thuật tŕ hoăn của người Xiêm La trong việc chấp hành các điều khoản của tối hậu thư, ông ta đă trao, trong thực tế, cho các giới chức thẩm quyền một số đ̣i hỏi mới.  Các yêu cầu này bao gồm sự thừa nhận các quyền hạn của Pháp được tuần cảnh sông Cửu Long, sự di tản các đồn bót quaân sự của Xiêm La trong khu vực hạn chế trên hữu ngạn của gịng sông và sự thiết lập bởi chính phủ Pháp trong phạm vi khu vực nói trên “các cơ quan … phục vụ quyền lợi của các thuộc dân của nó hay những người sống dưới sự bảo hộ của Pháp.”  Pháp cũng sẽ nhận được phép để xây dựng các kho trữ than đá trên hữu ngạn sông Cửu Long trong vùng lănh thổ của Xiêm La. (60) Các báo cáo gửi về từ Xiêm La gây ra sự bất an tâm đến nỗi sự tức giận trong công luận Anh bắt đầu dâng cao một cách hiển hiện khi mùa thu đến.  Munro-Ferguson, thư kư riêng của Rosebery, nêu ư kiến một cách riêng tư rằng “lưng chúng ta bị đẩy sát vào chân tường tại Anh Quốc giờ đây, và nếu Pháp mong muốn như thế, có rất nhiều xác xuất xảy ra chiến tranh trong mùa thu này.” (61)

 

     Khi các cuộc thương thảo Anh-Pháp liên quan đến Đông Nam Á được tái nhóm trong tháng Chín, Develle đă vội vă tách chính phủ Pháp ra khỏi các đie6`u kiện của Le Myre de Vilers.  Nhưng liên quan đến quốc gia trái độn có con sông Cửu Long chạy qua, Develle lái né tránh.  Cho đến khi một hiệp ước Pháp-Xiêm được kư kết, ông ta mới có thể tiến hành để giải quyết khía cạnh sau cùng của vấn đề.  Lord Dufferin  lấy làm kinh động.  Mặc dù Develle đă bảc bỏ [các điều kiện của] Le Myre de Vilers, Dufferin đặc biệt quan tâm bởi mưu toan của ủy viên Pháp để tạo lập một “khu vực hạn chế: reserve zone” có bề ngang dài mười sáu dậm dọc theo toàn thể bờ bên phải con sông Cửu Long từ biên giới phía bắc của Căm Bốt cho đến biên giới phía nam của Trung Hoa trong đó Xiêm La sẽ chỉ có các quyền chủ tể hạn chế.  Sau khi nhường bờ phía trái miền trung lưu sông Cửu Long cho Pháp, Xiêm La có hứa hẹn triệt thoái tất cả binh sĩ khỏi một khu vực rộng hai mươi lăm cây số (Km) giáp ranh bờ sông bên phải mặc dù nó vẫn c̣n giữ chủ quyền trên danh nghĩa đối với khu vực này.  Nhưng sự tham chiếu thường trực bởi người Pháp đến khu vực này như “giải đất hạn chế” và các đ̣i hỏi hơn nữa của Le Myre de Vilers trên đó đă khiến Dufferin lo sợ rằng Pháp có các ư đồ xác định trên đó, và sau cùng sẽ sáp nhập nó vào lănh địa của họ, từ đó tước đoạt Xiêm La sự bảo vệ thiên nhiên của biên cương sông Cửu Long. (62)

 

     V́ vậy, mọi nỗ lực đă được thực hiện bởi Bộ Ngoại Giao Anh để áp lực Xiêm La hăy tức thời thi hành các điều khỏan nguyên thủy trong tối hậu thư của Pháp.  “Điều quan trọng nhất là Xiêm La phải gắng sức tôi đa để thi hành các cam kết mà nó đă kư kết với Pháp với sự chuẩn xác tỉ mỉ và do đó không để lại một duyên cớ nào giúp cho Pháp gây sự thêm nữa với Xiêm La,” Rosebery đă đánh điện cho Jones như thế.  “Lập trường của nó [Xiêm la] về việc kháng cự các đ̣i hỏi mới đưa ra bởi Le Myre de Vilers sẽ được tăng cường một cách lớn lao bởi việc chấp nhận đường lối này,” ông nói thêm như thế. (63) Trong thực tế, Pháp đă tiến tới gịng sông, nhưng sông Cửu Long có thể không tượng trưng cho trạm chót của cuộc xấm lấn vào nội địa.  Xiêm La phải tùng phục tức thời nếu nó muốn tránh sự tổn thất lănh thổ hơn nữa.  Ông Hoàng Devawongse rơ ràng đồng ư, bởi vào ngày 1 tháng Mười Hiệp Ước Pháp-Xiêm La sau cùng đă được kư bao gồm các điều khoản của tối hậu thư nguyên thủy và các bảo đảm bổ túc nhưng không có sự đ̣i hỏi của Le Myre de Vilers ngoại trừ điều khoản liên hệ đến các kho chứa than đá nằm trên hữu ngạn.  Ít nhất một phần của vấn đề xem ra đă được giải quyết. (64)

 

     Ngay sau đó Dufferin kêu gọi Develle hăy khởi sự một mạch các cuộc thảo luận “liên quan đến một quốc gia trái độn bị ngưng treo từ đầu tháng Tám.”  Bởi v́ lư do của sự tŕ hoăn – việc không thi hành của Xiêm La – đă biến mất, xem ra không có ǵ phải chờ đợi nữa.  Develle đồng ư nhưng nêu đề nghị rằng các quyết định nên chuyển cho một ủy hội bao gồm hai đại diện Pháp và hai đại diện của Anh.  Dufferin cảm thấy rằng “một cơ chế khai triển như thế xem ra không cần thiết,” và rằng toàn thể vấn đề có thể được giải quyết trong nửa tiếng đồng hồ đôi thoại giữa chính ông ta và tôi.”  Nhưng Develle tuyên bố rằng sự tạo lập một ủy hội về quốc gia trái độn sẽ “mang lại một vẻ bàn căi nhiều hơn trong các biên bản phiên họp, sao cho kết quả không bị nh́n như một vật trao tay trong góc pḥng bởi các bộ trưởng.” (65)  Ở một khía cạnh thực tế, Develle đă bị tấn công tại viện dân biểu một cách chua chát nhất v́ tính chất ôn ḥa của Hiệp Ước Pháp – Xiêm La; ông ta có thể không c̣n sống sót về mặt chính trị nếu ông cùng lúc tán thành lời yêu cầu của Anh Quốc về sự phân định ranh giới của quốc gia trái độn.  “Quốc gia làm tấm băng đệm: état tampon” [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ngày càng trở nên đối tượng của sự khinh miệt và nhạo báng trong báo chi Paris nơi nó bị nh́n đơn giản như một phần của âm mưu của Anh nhằm từ chối sự kiểm soát của Pháp trên gịng sông Cửu Long mà họ đă tiến tới việc xem nó, một cách đầy xúc cảm, như “gịng sông của chúng ta: notre fleuve.” (66) [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch].

 

     Từ khi khởi sự, điều trở nên hiển nhiên là các phiên họp của ủy hội sẽ không mang lại kết quả thực tế.  Địa dư chưa được xác định và địa thế th́ mù mờ.  Vị trí của bang Kiang Cheng cũng là một nguồn tranh chấp.  Bởi vị trí của nó nằm kẹp hai bên con sông Cửu Long ở miền thượng lưu, Kiang Cheng có một ư nghĩa đặc biệt.  Nó có một chính quyền trung ương đứng đầu bởi thủ lănh riêng của nó hay c̣n gọi là myoza và bởi một hội đồng các bộ trưởng.  Các sắc thuế được quản trị bởi các thủ lĩnh địa phương, và một số các khu định cư vĩnh viễn nằm rải rác khắp bang quốc. (67)  Do sự thịnh vượng của nó cũng như bởi vị trí chiến lược của nó, Kiang Cheng sớm hiện ra như tiêu điểm của các cuộc thương thảo về quốc gia trái độn đề nghị.  Bang Kiang Cheng đă được nhượng một cách tạm thời bởi Đại Anh Cát Lợi cho Xiêm La đầu năm 1893 với điều kiện nếu nó không được giữ lại vĩnh viễn bởi Xiêm La, nó sẽ đương nhiên trả về dưới quyền chủ tể của Anh Quốc.  Sự cắt nhượng cho Xiêm La sau đó đă bị hủy bỏ bởi Anh Quốc, và giờ đây chính phủ Anh đề nghị góp phần lớn lănh thổ của Kiang Cheng vào vùng trái độn với điều kiện rằng Pháp, về phần ḿnh, sẽ từ bỏ một phần của bang Luang Prabang. (68)

 

     Từ khởi đầu, các ủy viên Pháp có vẻ ngoan cố, thí dụ, đ̣i bằng cớ bằng văn bản bằng khoán sở hữu của Anh Quốc đối với các bang quốc dân tộc Shan và nhấn mạnh rằng sự đóng góp của mỗi nước vào khu vực trung lập đề nghị phải có diện tích bằng nhau.  Lord Dufferin tức thời nhận thấy rằng nếu nguyên tắc một mẫu đất đổi lấy một mẫu đất được chấp nhận, Pháp sẽ mau lẹ trục xuất Đại Anh Cát Lợi ra khỏi toàn thể lănh thổ Kiang Cheng.  Trong khi Rosebery sẵn ḷng từ bỏ phần có sông Cửu Long xuyên qua (trans-Mekong) của bang quốc vào khu vực trái độn, ông muốn giữ lại phía bên này sông Cửu Long (cis-Mekong).  Phần phía bên này sông Cửu Long sau này có thể được trao đổi cho một sự bảo đảm vê sự toàn vẹn của lănh thổ Xiêm La.  Nhưng các ủy viên Pháp cho rằng quyền sở hữu của Anh trên Kiang Cheng th́ đáng ngờ vực và rằng toàn thể bang quốc có thể thuộc về Xiêm La.  V́ thế, trong khi không đóng góp phần nào của chính nó vào vùng trái độn, Anh quốc lại kỳ vọng Pháp chia cắt Luang Prabang và nhường phần lớn đất này vào quốc gia trung lập.  Từ đó trở đi nó đă trở thành chiến lược của các ủy viên Pháp đễ cưỡng ép Anh Quốc từ bỏ sự tuyên nhận của nó trên vùng Kiang Cheng bởi v́, như Dufferin đă nhận thức, “vị trí của nó đặt chúng ta cuỡi lên gịng sông Cửu Long, cho chúng ta kiểm soát được cả hai bên bờ sông, và giúp chúng ta ngăn chặn bất kỳ con đường mậu dịch nào có thể chạy dọc theo thung lũng sông Cửu Long và bóp nghẹt hoàn toàn hoạt động thương mại của Pháp trên tuyến đó.” (69)

 

     Trong những ngày sau đó các ủy viên Pháp bám chặt lấy nguyên tắc rằng Kiang Cheng hoàn toàn thuộc về Xiêm La và rằng trên căn bản ư niệm mẫu đổi mẫu, Anh Quốc phải nhường lại cho vùng trái độn một bang quốc Shan khác, Kiang Tong, nằm ở biên giới tây bắc của Kiang Cheng.  “Người Pháp đơn giản muốn đuổi chúng ta ra khỏi sông Cửu Long,” Dufferin phàn nàn cùng Rosebery. (70)  Như thế trận đấu giành quyền kiểm soát phần thượng lưu sông Cửu Long tiếp tục mà không có sự tiến triển trong suốt tháng Mười.  Để phá vỡ sự bế tắc phát sinh từ các cuộc thương thảo về quốc gia trái độn, Rosebery măi rồi đă xác định về sự nhượng bộ, đề nghị gỡ bỏ các cuộc thương thảo về một quốc gia trung lập đổi lấy một sự bảo đảm của Pháp cho sự toàn vẹn lănh thổ của Xiêm La.  Một sự bảo đảm như thế sẽ pḥng vệ chống lại khả tính của một sự chia cắt Xiêm La mà các đ̣i hỏi của Le Myra de Vilers đă báo trước, hay tệ hơn nữa, sự tuyên bố một chế độ bảo hộ của Pháp [trên Xiêm La].  Kết cuộc nào cũng đều đưa đến một biên giới chung Anh-Pháp tại Đông Nam Á.  Phần chiếm hữu Ấn Độ và Miến Điện của Đại Anh Cát Lợi và lănh địa An Nam và Căm Bốt của Pháp sẽ trở thành giáp giới (limitrophe) dọc theo toàn thể chiều dài của con sông Cửu Long, và bất kỳ biến cố biên giới nhỏ nhặt nào cũng có thế dẫn đến đám cháy lớn tại Âu Châu.  Bất trắc lớn đủ để thúc ép Rosebery nhượng phần đất bang Kiang Cheng đổi lấy sự tôn trọng của Pháp đối với sự bảo đảm dự phóng cho Xiêm La. (71)  Một khi Pháp từ chối, chính phủ Anh đe dọa sẽ “duy tŕ và củng cố sự kiểm soát của họ trên bang quốc Kiang Cheng ở cả hai bên bờ sông Cửu Long, và trên Kiang Tong vốn cũng trải dài một khoảng khá xa dọc theo bên trái của con sông đó … và trong thực tế, đảm nhận mọi sự kiểm soát thực sự chính gịng sông nơi nó chảy xuyên qua các lănh thổ của họ.” (72)

 

     Vào khoảng cuối tháng Mười, sự căng thẳng rơ ràng gia tăng cường độ v́ những sự việc tại vùng thung lũng thượng lưu sông Cửu Long.  Báo chí Paris tràn đầy các sự tham chiếu miệt thị đối với quốc gia trái độn.  Develle gặp khó khăn trong việc giữ yên các thành viên nhiều thế lực tại Văn Pḥng Thuộc Địa là những kẻ đang thúc dục một sự tiến quân đến các bờ sông để thách đố Anh Quốc.  Hậu quả, ông ta đă né tránh như thường làm, khi Dufferin đề cập đến vấn đề bảo đảm và về quốc gia trái độn tại buổi nói chuyện của họ hôm 30 tháng Mười.  Dufferin tức tối bởi vẻ trơ ĺ của Develle và v́ thế đă thông báo cho bộ trưởng ngoại giao Pháp rằng một khi Anh Quốc không nhận được sự [trả lời] thỏa đáng của Pháp trong các cuộc thương thảo hiện thời, “chúng tôi sẽ phải gửi một đội quân đến Kiang Cheng, vạch biên giới Miến Điện nơi chúng tôi lựa chọn, bóp nghẹt gịng sông, và không đếm xỉa đến bản Hiệp Ước của ông ta.” (73)  Các lời lẽ này tỏ ra có hiệu lực bởi trong buổi họp kế tiếp của họ hôm 31, Develle hứa hẹn sẽ kư kết một sự bảo đảm khi Xiêm La đă thi hành mọi cam kết chưa giải quyết.  Liên quan đến quốc gia trái độn, Develle đề nghị rằng một ủy hội sẽ được thiết lập để phân định biên giới của khu vực đề nghị tại chỗ.  Điều này không thể nào được làm một cách chính xác tại London hay Paris mà chỉ có thể thực hiện ở ngay chính vùng thượng lưu sông Cửu Long.  “Ông ta sẵn sàng,“ Dufferin viết, “để chấp nhận như một nguyên tắc rằng sự đóng góp của Pháp sẽ ít nhất ngang bằng với sự đóng góp của Anh quốc, và ông ta sẵn sàng để thừa nhận Kiang Cheng là lănh thổ của Anh Quốc, dựa trên úy tin của lời nói của tôi, mà không có câu hỏi nào về bằng khoán sở hữu.” (74)

 

     Việc này sau cùng sẽ là h́nh thái của giải pháp.  Nhưng sự tŕ trễ quá mức của Pháp trong sự thi hành các đề nghị này khiến cho Rosebery bị đẩy đến việc bắt đầu các cuộc thương thảo với Trung Hoa liên quan đến một sự bảo đảm kép (dual guarantee) cho Xiêm La, đề nghị chủ quyền của Trung Hoa trên vùng trái độn dự phóng đổi lấy sự tôn trọng một sự bảo đảm như thế.  Rosebery mường tượng rằng sự bảo đảm chung của Anh và Trung Hoa như một “đ̣n bẩy mạnh mẽ” sẽ cuỡng bách Pháp thực hiện các lời hứa hẹn của Develle. (75)  Nhưng ủy hội khu vực trái độn được nhóm họp lại tại Paris vẫn vướng mắc một cách vô vọng vào các sự nghiên cứu địa dư, và Develle một cách đơn giản không bị xô đẩy mau tiến tới việc thực thi các lời hứa hẹn mà ông ta đă đưa ra hôm 31.  Dufferin quá bực bội với t́nh trạng tĩnh lặng của công việc tại Paris đến nỗi ông có biểu lộ một ư muốn không mấy ôn ḥa với Rosebery rằng “ngay khi mọi việc đă đạt được với Trung Hoa, sẽ kê một khẩu súng lục ngay đầu Develle.”  Sau cùng, đáp lại sự thúc dục nhiều lần từ Dufferin, Develle đă đồng ư viết một văn thư không chính thức cho Rosebery “tự hứa hẹn đối với … sự trung lập hóa Xiêm La.”  Văn thư, không có tính cách chính thức, đủ mang lại sự tái bảo đảm đối với Rosebery, và vấn đề đă được tạm thời xếp lại. (76) Các cuộc thương thảo không c̣n được theo đuổi với Trung Hoa nữa, bởi thủ thuật đă đạt được mục đích của nó.  Dufferin giờ đây được chỉ thị “đích thân thảo luận chi tiết với Develle” về quốc gia trái độn.  Rosebery sẽ chấp nhận một khu vực có chiều rộng năm mươi dậm bao gồm cả phần của Kiang Cheng bên này sông Cửu Long (cis-Mekong) và xuyên qua sông Cửu Long (trans-Mekong).  Nhưng sự đóng góp đáng kể này cảa Anh phải được cân đốí bởi phần đóng góp tương ứng [apport, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] ở phía bắc bang Luang Prabang …  Trong khi Anh Quốc từ bỏ Kiang Cheng, “một bang quốc được thừa nhận với một thủ đô được thừa nhận”, Pháp nhường vùng đất hoang, đồi núi và không có giá trị.  Anh Quốc sẽ giữ lại phần lớn lănh thổ Kiang Tong nhưng từ bỏ các làng xă của bang quốc này nằm sát con sông Cửu Long.  Bất kỳ nơi nào mà con sông Cửu Long giáp cận lănh địa của Anh Quốc, sự hải hành tự do sẽ được bảo tồn. (77)

 

     Dufferin không để mất thời gian trong việc thi hành các chỉ thị cho ḿnh.  Vào ngày 18 tháng Mười Một, ông gặp Develle và đề nghị rằng cá nhân hai người sẽ “giải quyết điểm hắc búa.”  Tiếp tục các cuộc thương thảo về quốc gia trái độn thêm nữa là một sự phí phạm th́ giờ bởi các ủy viên Pháp “là một cặp ngỗng [nghĩa bóng trong Anh ngữ để chỉ kẻ ngốc nghếch, chú của người dịch] không thực tế mà chúng tôi có lư do để phàn nàn.”  Anh Quốc đề nghị vùng trái độn nằm trong quyền lợi của cả hai nước, “bởi điều hiển nhiên rằng, nếu các biên giới chúng ta chung đụng nhau, bất kỳ một sĩ quan biên giới nhiều chuyện hay trong t́nh trạng bệnh hoạn, bất luận là Pháp hay Anh, sẽ có trong thẩm quyền của anh ta để phóng đại mọi chuyện vặt vănh trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng sẽ được chuyển tiếp về Âu Châu, và từ đó tăng trưởng thành một nguyên do gây bực tức giữa hai Chính Phụ”  Nếu Pháp từ chối một sự thỏa thuận về một “kế họach hợp lư và khôn ngoan,” nước Anh khi đó sẽ củng cố vị thế của nó tại Kiang Cheng, ở cả hai bên bờ sông, trong một “cung cách tích cực hơn và hiệu quả hơn mức cho đến nay được xem là cần thiết.” (78)

 

     Ngôn ngữ mạnh mẽ này dẫn dến trong ṿng hai tuần lễ việc kư kết các nghị định thư (protocols).  Văn bản đầu tiên chỉ đơn giản dự liệu sự thiết lập một ủy hội tại chỗ để điều tra tại vùng thung lũng thượng lưu sông Cửu Long.  Văn bản thứ nh́ bao gồm các chỉ thị cho các ủy viên, bản văn chỉ thị họ để ư “đến gịng chảy của sông Cửu Long từ chỗ nó tiến vào Kiang Cheng cho đến chỗ nó đổ vào Luang Prabang.”  Nó c̣n chỉ thị rằng khu vực trái độn rộng tám mươi cây số “đến mức mà h́nh thể địa dư và t́nh h́nh chính trị của xứ sở sẽ cho phép.”  Các nhân viên kỹ thuật được yêu cầu ghi chép kỹ lưỡng “đâu là các giới hạn chính trị và địa dư để có thể đạt được một cách tốt nhất mục tiêu này.” (79)

 

     Khi để vấn đề quyết định cho các nhân viên kỹ thuật, chính phủ Pháp nhất thiết bị thúc đẩy bởi các phản hồi có thể có từ viện dân biểu.  V́ lư do này, ngôn ngữ của các nghị định thư đă được viết mơ hồ một cách cố t́nh, bởi bất kỳ ám hiệu nào rằng Develle có dự liệu sự chia cắt Luang Prabang sẽ dẫn đến một công luận ồn ào tại Pháp.  Nhưng các nhân viên kỹ thuật được giao cho quyền để đề nghị phần đất của Luang Prabang sẽ được sáp nhập vào khu vực trái độn nếu việc này xét ra đáng làm.  Jusserand, trong thực tế, nói với Dufferin rằng bản văn thứ nh́ trong hai nghị định thư đă được thảo ra theo ư các sự tŕnh bày mạnh mẽ của Anh Quốc. (80)  Mặc dù Rosebery cảm thấy rằng các nghị định thư không gồm “tất cả những ǵ chúng ta mong muốn,” khi kết toán Anh Quốc đă đạt được nhuều như có thể kỳ vọng được một cách hợp lư. (81)  Vấn đề các bờ sông miên thượng lưu Cửu Long chính v́ thế đă được chuyển từ tay các nhà ngoại giao tại Âu Châu và vào tay của các chuyên viên kỹ thuật tại Đông Nam Á.

 

     Điều sớm hiện rơ là các ủy viên tại miền thượng lưu sông Cửu Long sẽ chẳng thành công ǵ hơn các người tiền nhiệm của họ tại Paris.  Phần lớn sự đụng chạm giữa Sir. J. George Scott và Auguste Pavie, các ủy viên chính của Anh và Pháp, phát sinh bởi vấn đề quyền sở hữu trên vùng Kiang Cheng và bởi sự ương ngạnh củ viên bang trưởng (myoza).  Khi một biên giới đă được vạch ra giữa Miến Điện thuộc Anh và Xiêm La, chính phủ nêu tên sau đă được ban cấp một cách thử nghiệm vùng Kiang Cheng; với sự xuất hiện mối đe dọa của Pháp, sự dàn xếp này bị hủy bỏ bởi Anh Quốc.  Nhưng viên bang trưởng của Kiang Cheng tỏ ra cứng cỏi, ngoan cố duy tŕ ḷng trung thành của ông ta với Xiêm La cho đến khi chính chính phủ Xiêm La thông báo ông ta rằng sự trung thành của ông phải được hướng về bên Anh quốc.  Tuy nhiên, Pháp cho rằng chủ quyền của Anh trên Kiang Cheng th́ không rơ rệt, và rằng, do đó tỉnh này không thể tạo thành sự góp phần tương ứng (apport) của Anh quốc vào quốc gia trái độn.  (82)  Nhiều tháng dài của sự tranh luận chua chát về điểm này đă tiếp diễn.

 

     Trong suốt những tháng này các sự thay đổi chính phủ tại Pháp đă đưa Gabriel Hanotaux lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao.  Điều sớm trở nên hiển nhiên là Hanotaux cho thấy ít dễ dăi hơn trong vấn đề các biên giới Đông Nam Á như Develle đă từng thể hiện.  Ngay từ đầu, Hanotaux cho rằng các sự tuyên nhận của Anh Quốc trên vùng Kiang Cheng là “đáng tranh nghị” và ám chỉ rằng trong vấn đề bằng khóan sở hữu tỉnh hạt đó, “đă có một số mánh khóe lừa bịp trong sự việc.” (83)  Nói vắn tắt, Hanotaux quyết tâm vứt bỏ ư tưởng về một quốc gia trái độn là nơi trong cái nh́n của ông sẽ “trở thành một khu nghi ngơi dành riêng cho các kẻ ngược ngạo mà không có bất kỳ loại kiểm soát thích đáng nào.” (84)  Ông không hiểu tại sao một biên giới chung đụng lại nhất thiết gây ra sự khó khăn và trong một cung cách thẳng thừng biện hộ rằng sông Cửu Long là đường phân chia tốt đẹp nhất giữa các khu vực ảnh hưởng của Pháp và Anh tại phía bắc. (84)

 

     Tại Anh Quốc chính phủ không hiệu quả của phe Cấp Tiến đă gần đi đến hồi kết cuộc.  Cả Rosebery lẫn người kế nhiệm ông làm bộ trưởng ngoại giao, Lord Kimberley, đă không thể giải quyết vấn đề miền thượng lưu sông Cửu Long.  Trong tháng Bẩy năm 1895, Lord Salisbury quay trở lại làm bộ trưởng ngoại giao.  Một trong những vấn đề thúc bách nhất sẽ phải đối đầu chính là vấn đề của Đông Nam Á mà Dufferin đă đề cập đến trong một bản tổng kết các quan hệ Anh-Pháp như là “một sự tranh chấp nguy nhiểm nhất và thôi thúc nhất trong các tranh chấp chưa được giải quyết của chúng ta.” (85)

 

     Lord Salisbury đă được trợ giúp ban đầu trong sự cứu xét của ông về vấn đề bởi một điện văn dài từ Scott.  Scott và các chuyên viên của ông ta đă khảo sát mọi khía cạnh của t́nh h́nh vùng thượng lưu sông Cửu Long trong vai tṛ của họ như các ủy viên về quốc gia trái độn.  Trên căn bản các sự quan sát bản thân, Scott thấy chính ḿnh bị bắt buộc, mặc dù miễn cưỡng, phải khuyến cáo sự từ bỏ ư niệm quốc gia trái độn để nghiêng về một biên giới trực tiếp giữa Anh và Pháp.  Ông đă khảo sát một số giải pháp thay thế và lần lựợt gạt bỏ từng đề nghị một.  Một quốc gia trái độn có thể được thiết lập dưới lănh tụ của chính nó, nhưng người có vẻ là ứng viên nhiều nhất, Bang Trưởng của bang Kiang Cheng, “xem ra gắn bó với Pháp hơn là với chúng ta.”  Đặt một vùng trái độn dưới sự cai trị của Trung Hoa th́ không thực tế bởi có “sự thù nghịch hiển nhiên không thể đánh bại được của chính phủ Pháp.”  Pháp cũng phản đối sự nới rộng quyền bá chủ của Xiêm La đến khu vực trái độn trên căn bản rằng “sự cai trị của Xiêm La sẽ là điều bất hạnh cho cư dân ở đó.”  Sau nhiều năm thương thảo và khảo sát, Scott sau cùng đă áp dụng trắc nghiệm của chủ nghĩa thực tế vào t́nh h́nh.  Đại Anh Cát Lợi phải mất cho Pháp phần đất của bang Kiang Cheng nằm bên phía đông sông Cửu Long.  Mặc dù Kiang Cheng th́ thịnh vượng theo tiêu chuẩn của bang quốc dân tộc Shan, từ một cái  nh́n của Âu Châu, Scott ghi nhận, nó “hầu như chẳng đáng giá ǵ cả.”  Sông Cửu Long trong gịng chảy của nó xuyên qua bang quốc th́ không có giá trị về mặt thương mại.  Trong sự kéo dài lănh thổ trái độn dự phóng, Scott bổ túc, “gịng sông vượt quá sự mạo hiểm ngay cả của các lính thủy mặc áo khóac màu xanh gốc Breton [vùng Brittany, chú của người dịch].”  Các thác lớn và nước xiết vượt quá vùng Luang Prabang ngăn trở con đường kinh doanh thương mại lên phía bắc; không con tàu chạy bằng hơi nước nào có thể chạy được lên tới đó “bởi bất kỳ ai trừ ông Astor [? có lẽ để chỉ người Mỹ gốc Đức được xem là kẻ giàu có nhất của Mỹ thời bấy giờ, chú của người dịch] nào đó hay Đại Tá Phương Bắc (Colonel North) [?].”  Chính v́ thế, không có sự phản đối thực sự lớn lao nào trước việc chấp nhận các biên giới sát nhau.  Mọi giải pháp thay thế khả hữu đă được khảo sát và thấy trống không.  Anh Quốc trong việc nhường vùng Kiang Cheng có sông Cửu Long chạy xuyên qua sẽ là việc cắt bỏ điều mà Scott gọi là “một cục bướu nhỏ vô dụng.”   Nhưng đối với Pháp, sự sở đắc cục bướu nhỏ, dư thừa đó có nghĩa rằng giấc mơ một đế quốc liên tục tại Đông Nam Á bao quanh chỉ bởi con sông Cửu Long sau cùng sẽ trở thành một thực tế. (87)

 

     Bản báo cáo của Scott rơ ràng đă xác tín trong đầu óc của Salisbury rằng ư tưởng về một quốc gia trái độn th́ không thực tế và không khả thi, một quan điểm mà người Pháp đă tán thành gần như ngay từ lúc khởi đầu.  Salisbury không cảm thấy gắn bó với khái niệm quốc gia trái độn như các bộ trưởng phe Cấp Tiến trước ông đă mường tượng về nó.  Do đó, các cuộc thương thảo nghiêm chỉnh về một sự giải quyết chung cuộc tại Đông Nam Á đă khởi sự tái nhóm trong tháng Tám năm 1895.  Vào ngày 13 tháng Tám, Salisbury và Nam Tước Courcel, đại sứ Pháp tại London, đă có một cuộc thảo luận khá thẳng thắn về t́nh h́nh dọc theo sông Cửu Long.  Salisbury thừa nhận một cách không chính thức rằng thung lũng sông Cửu Long là mạch sống hiển nhiên của Pháp tại Đông Dương không khác ǵ thung lũng sông Irrawađy [ở Miến Điện] đối với Anh.  Hàm ư th́ rơ rệt:  ư niệm quốc gia trái độn đă chết.  Vấn đề duy nhất c̣n lại là đi đến một sự kết thúc t́nh trạng sự vụ chưa được giải quyết tại bán đảo bằng việc thừa nhận một cách chính thức con sông Cửu Long ở vùng thượng lưu là đường phân ranh giữa các vùng chiếm hữu của Anh và của Pháp.  V́ thế, trong lời nói thốt ra kế tiếp, Salisbury đề nghị một sự trao đổi vùng Mong Sin lấy sự từ bỏ giải đất hạn chế rộng hai mươi lăm cây số và cho một sự bảo đảm chung về quy chế trung lập của Xiêm La.  Courcel có cảm tưởng tốt bởi t́nh hữu nghị của Salisbury và quyết tâm hiển nhiên của ông ta muốn đem vấn đề Đông Nam Á dai dẳng đến một sự giải quyết. (88)

 

     Salisbury quay trở lại vấn đề vào ngày 29 tháng Tám.  Trong khi ông thừa nhận rằng quốc gia trái độn là một danh từ chết và chấp nhận với ít sự lưỡng lự viễn ảnh một biên giới cạnh nhau của Anh và Pháp, ông tái xác định tầm quan trọng của việc bảo đảm “một sự hiện hữu ổn cố” đối với Xiêm La.  Salisbury cũng đề nghị Pháp đưa ra sự bảo đảm rằng khu vực rộng hai mươi lăm cây số sẽ không bị sáp nhập. (89)  Trong khi nhượng bộ các đ̣i hỏi chính của Pháp, Salisbury hiển nhiên đă cố gắng cứu vớt càng nhiều càng tốt.  Ông đă xâm nhập một cách sắc bén vào trọng tâm của t́nh h́nh trong khi Rosebery không thể làm như thế; một sự bảo đảm cho Xiêm La th́ đáng giá nhiều hơn, không chỉ so với các nhượng bộ đât đai tại vùng bắc xa xôi mà ngay cả đối với sự chấp nhận của Anh Quốc sự hiện hữu của giải đất hạn chế.

 

     Hanotaux ngần ngại đưa ra các lời tuyên bố công khai mà Salisbury đề nghị liên quan đến giải đất rộng hai mươi lăm cây số, v́ lo sợ phản ứng tại Quốc Hội.  Hơn nữa, trong khi bộ trưởng ngoại giao Pháp sẵn ḷng đưa ra sự bảo đảm bằng miệng liên quan đến sự vẹn toàn lănh thổ của Xiêm La, ông phản đối việc đưa ra một văn bản tuyên bố chính thức về vấn đề này. (90)

 

     Salisbury gặp gỡ Courcel hôm 23 tháng Mười để tiếp tục cuộc thảo luận của họ.  Trong tâm của sự tranh chấp, như xuất hiện giờ đây, liên can đến vấn đề bảo đảm.  Nếu khía cạnh này của vấn đề được giải quyết, sự thỏa thuận trên các điểm khác sẽ tiếp theo sau.  Salisbury khi đó đă thực hiện điều được chứng minh sẽ là bước chuyển động chủ yếu.  Khi nh́n thấy sự chống đối mạnh mẽ tại Pháp để bảo đảm cho “các biên cương hiện hữu” của Xiêm La, Salisbury đă tung ra ư tưởng “rằng lưu vực sông Ménam có thể làm chủ đề thay thế trong một sự bảo đảm như thế thay v́ cho toàn thể đế quốc Xiêm La.” (91)  Trong thực tế, Salisbury đă t́m được ch́a khóa cho giải pháp tốí hậu.  Sự bảo đảm thung lũng sông Ménam được kèm theo, như Salisbury thông báo cho Courcel, bởi một sự tuyên bố chung của Anh và Pháp rằng “không có ư định của một bên chính phủ nào nhằm kư kết một sự dàn xếp nào đó để gieo rắc bất kỳ sự nghi ngờ nào trên sự an ninh của các lănh địa khác của Xiêm La nằm ngoài nó, hay để bày tỏ bất kỳ xu hướng muốn soi ṃn sự toàn vẹn của chúng.” (92) Nhiều chi tiết của cách đặt câu văn c̣n phải được tiến hành, nhưng bước ngoặt sau hết đă được thực hiện.  Quốc Hội Pháp có thể sẵn sàng để chấp nhận hơn một sự bảo đảm cục bộ giới hạn vào thung lũng sông Ménam, trong khi lời tuyên bố đi kèm sẽ khiến người Anh dễ chấp nhận hơn các nhượng bộ đă được đưa ra.

 

     Các cuộc thương thảo tiếp tục trong tháng Mười Một.  Salisbury thực hiện một số nỗ lực để t́m cách đạt được sự từ bỏ giải đất hạn chế rộng hai mươi lăm cây số chạy dọc theo bờ bên phải của con sông Cửu Long.  Tất cả  những nỗ lực này đều cho thấy là vô ích.  Cuối cùng ông chấp nhận sự kiểm soát của Pháp trên sông Cửu Long như một khoản của cái giá trả cho sự bảo đảm từng phần.  Nhưng vào cuối tháng Mười Một, Salisbury đă rèn đúc được một sự giao ước và loại bỏ được một trong ung nhọt nhức nhôi nhất trong tất cả các sự tranh chấp Anh-Pháp.  Không giống như các kẻ tiền nhiệm phe Cấp Tiến, Lord Salisbury đă t́m cách “giải quyết” vấn đề các bờ sông Cửu Long và trong tiến tŕnh đă ǵn giữ được cả sự độc lập của Xiêm La lẫn công cuộc kinh doanh thương mại của Anh Quốc tập trung tại thung lũng sông Ménam.

 

     Trong tháng Mười Hai sự thỏa thuận sau cùng đă đạt được.  Salisbury toàn tâm toàn ư thừa nhận bá quyền (hegemony) của Pháp trên các bờ sông Cửu Long chạy từ biên giới Căm Bốt lên phía bắc cho đến gần biên giới Trung Hoa.  Ông cũng nhường hải cảng Chantaboun cho Pháp và thừa nhận các đặc quyền của Pháp trên giải đất hạn chế rộng hai mươi lăm cây số thuộc bờ vùng trung lưu sông Cửu Long.  Đổi lại, Pháp đồng ư bảo đảm sự độc lập và sự vẹn ṭan lănh thổ của lưu vực luồng nước sông Ménam. (93)  “Chắc chắn đó là điều vĩ đại, trong tất cả các trường hợp, khi hạt nhân của Xiêm La được bảo vệ bởi một sự bảo đảm,” Dufferin đă viết cho Salisbury sau khi khảo sát bản dự thảo nghị định thư. (94)

 

     Sự sống c̣n của Xiêm La như một quốc gia độc lập trong một thập niên khi mà trào lưu của chủ nghĩa đế quốc lên đến cực điểm của nó, chính v́ thế, là một kết quả tối hậu của t́nh trạng rắc rối giữa Anh và Pháp và của sự thương nghị giữa Salisbury và Courcel nhằm chấm dứt t́nh trạng đó.  Các đề quốc thuộc đia của Anh và của Pháp trở nên giáp giới với nhau tại thung lũng vùng thượng lưu sông Cửu Long với con sông là biên giới.  Nhưng về phía nam một ranh giới tiếp giáp tương tự bị ngăn trở bởi sự bảo đảm lưu vực sông Ménam.  Như Dufferin đă b́nh luận, “chúng ta đă tạo ra “một quốc gia trái độn, sau hết, mặc dù không chính xác như quốc gia mà Lord Rosebery đă trù hoạch. “ (95)  Chính Xiêm La đă trở thành vùng trái độn, một nước Xiêm bị tước đoạt thủy lộ Cửu Long nhưng giờ đây ít nhất có được một sự bảo đảm phần nào lănh thổ.

 

     Dufferin tại Paris đă bị thất vọng bởi sự giải quyết cuối cùng.  “Người Pháp hay biết,” ông viết riêng cho Munro-Ferguson, thư kư của Rosebery, “rằng chúng ta sẽ không đánh nhau với họ v́ vùng thung lũng sông Cửu Long, và họ là quân đểu giả vô lương tâm đến nỗi họ sẽ luôn luôn chiếm phần tốt hơn chúng ta bởi họ không có liêm sỉ khi không tôn trọng chữ kư của các đại diện của họ hay trong việc phá bỏ các sự cam kết.” (96)  Bất kể sự phán đoán này, nhiều người tin rằng Anh đă dành được phần mặc cả tốt nhất có thể đ̣i được.  Trước tiên, khu vực tranh chấp nhường lại cho Pháp th́ cằn cỗi, không sản xuất và khó tiếp cận.  Đóng quân trong khu vực sẽ cho thấy đó là một gánh nặng gây phiền hà cho Chính Phủ Ấn Độ.  Hơn nữa, khi đánh đổi vùng Kiang Cheng có sông Cửu Long xuyên qua, Bộ Ngoai Giao Anh đă đạt được một sự bảo đảm cho vùng đất giàu có nhất của Xiêm La và khu vực nơi mà các quyền lợi thương mại của Anh tập trung vào đó.  Nước Pháp thực ra đă được mua chuộc bằng các vùng đất rộng ít có giá trị kinh tế trong khi trọng tâm thực sự của xứ sở và khu vực chính yếu cho sự mua bán của Anh Quốc được bảo toàn.

 

     Xiêm La, nói cho đúng, đă mất đi một số tỉnh hạt ngoại vi nào đó vốn được duy tŕ bằng ḷng trung thành không vững chắc.  Nhưng trong việc nhường bỏ phần ven biên của các lănh địa triều cống, Xiêm La đă có thể duy tŕ một quy chế độc lập với vai tṛ trái độn của nó được bảo đảm bởi các cường quốc thực dân cạnh tranh nhau tại Đông Nam Á.  Như Lord Dufferin ghi nhận, “đó là một vấn đề trọng đại để có được người Pháp đồng ư trên sự trung lập hóa Vọng các và vùng thung lũng sông Ménam.” (97)

 

     Bởi có các sự cân nhắc như thế này mà Lord Salisbury đă sẵn ḷng dành cho Pháp “sự chiến thắng” của họ, một sự chiến thắng vào lúc đó xem ra gồm cả trên mặt lănh thổ lẫn biểu tượng.  Chỉ riêng về mặt lănh thổ thuần túy không thôi, Pháp đă gia tăng một cách lớn lao phần kiểm soát của nó tại bán đảo.  Các thuộc địa chiếm hữu của nó giờ đây kéo căng phần đất liền từ bờ biển cho đến sông Cửu Long tại phía bắc và mười sáu dậm quá gịng sông ở khu vực trung lưu sông Cửu Long.  Đối với các thuộc địa Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam), Nam Kỳ (Cochin-China) và Căm Bốt, nay lại được bổ sung bởi Lào như một hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hỏang kéo dài trong những năm chin mươi [thập niên 1890, chú của người dịch].  Các vùng đất kiểm soát rải rác của Pháp tại Đông Dương đă có được kích thước của một đế quốc, được mang lại cho sự thông nhất và liên thông nhờ sự sở đắc các bờ sông Cửu Long.

 

     Hơn nữa, người Pháp cũng đă đạt được một chiến thắng có tính cách biểu tượng.  Sông Cửu Long trong phần gịng chảy thuộc về họ một cách rơ ràng.  Scott trước đây đă b́nh luận về sự nhiệt thành đáng kể của người Pháp đối với sông Cửu Long: “Họ nói về nó một cách nhất thống là “gịng sông: le fleuve” [tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] như thể không có con sông nào khác có thể so sánh với nó. “  Chính Scott đă vô t́nh gây ra một sự xúc phạm lớn lao khi nói “trên cùng vĩ độ sông Salween [của Miến Điện, chú của người dịch] là một con sông tốt hơn nhiều.”  Lefèvre-Pontalis, một phụ tá của Pavie trong ủy hội quốc gia trái độn, đáp lại một cách giận dữ rằng con sông Cửu Long có nhiều thư hơn nữa nơi cửa khẩu của nó.  “Tôi không nghĩ cần phải trả lời rằng chúng có cùng chiều dài tính từ nguồn gốc của chúng,” Scott ghi nhận như thê.  “Có lẽ đó là mũi châm chích chọc vào “con sông Rhein tự do thuộc Đức [?, nguyên văn: perhaps it is a pique about der freie Deutsche Rhein”, có cả tiếng Pháp và tiếng Đứcc trong câu văn tiếng Anh trong nguyên bản.  Đây chính là một sự châm chọc vào giấc mơ từ thời trung cổ của Pháp muốn sáp nhập phần lănh thở ở phía đông cho tới gịng sông Rhin, trong khi gịng sông Rhin này trở thành biểu tượng bảo vệ sự tự do của người Đức, chú của người dịch], có lẽ bởi v́ người Pháp không du lịch nhiều và không biết một con so6ng thực sự tốt là ǵ,” ông kết luận. (98)  Nhưng bất kỳ với lư do nào, người Pháp đă đạt được một chiến thắng tâm lư vĩ đại khi “gịng sông: le fleuve” trở thành “con sông của chúng ta; notre fleuve.”

 

     Nếu vấn đề các bờ sông Cửu Long đă được giải quyết phần lớn, Thỏa Ước năm 1896 không có nghĩa đánh dấu sự chấm dứt các cuộc tranh chấp tại Đông Nam Á.  Trong năm 1903 và một lần nữa vào năm 1907, Pháp sẽ tiến quân để mở rộng sự kiểm soát của nó và để củng cố vị thế của nó tại Đông Dương.  Nhưng các sự thụ tạo này sẽ xảy ra trong một bàu không khí khác biệt – bàu không khí của sự liên minh ḥa hợp thân hữu (entente cordial) của thế kỷ thứ hai mươi chứ không phải bàu không khí “thiếu vắng sự ḥa hợp: entente manqué” của thế kỷ thứ mười chin.  Thỏa ước tổng quát năm 1896 giữa Đại Anh Cát Lợi và Pháp xem ra xa xôi, đặc biệt sau khi cuộc tranh chấp Xiêm La đă xả hết được nồng độ chua cay của nó vào bàu khí quyển của công luận. (99) Song một sự thỏa thuận Anh-Pháp rơ ràng là điều khả hữu.  Sự giải quyết của Salisbury-Courcel tháng Một năm 1896 đă phơi bày một cách khá quan trọng rằng ư chí muốn thỏa hiệp, mặc dù nó khó có thể được chấp nhận bởi công luận đến đâu đi nữa, có thẻ ảnh hưởng đến sự ḥa giải giữa Anh và Pháp.  Vấn đề các bờ so6ng Cửu Long đă được giải quyết một cách ḥa b́nh bất kể các tư thế chiến đấu được thể hiện bởi cả Đại Anh Cát Lợi và Pháp hồi tháng Bẩy năm 1893.  Kết quả của cuộc khủng hoảng Xiêm La chính v́ thế đă tiên báo một sự thỏa hiệp tương tự, nếu không muốn nói là lớn hơn và các ảnh hưởng sâu xa hơn, ít năm sau đó giữa hai đại cường của Tây Âu./-

 

                                                

___

 

 

CHÚ THÍCH:

 

1.       Dufferin gửi Rosebery, Paris, May 3, 1892, thư riêng, Public Record Office, Belfast, Dufferin papers (từ giờ trở đi, ghi tắt là DP), D. 1071H/01/3.

2.       Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Nov. 3, 1893, Public Record Office, London, Foreign Office, France (27), 3121 (từ giờ trở đi ghi tắt là PRO, FO/27/         ), no. 450c.

3.       Bài nghiên cứu này t́m cách soi sáng vấn đề to lớn hơn về sự bất đồng Anh-Pháp hồi cuối thế kỷ thứ mười chin bởi việc đặt tiêu điếm vào sự tranh chấp tại Đông Nam Á.  Ngoài các hồi kư và các tác phẩm tự thuật, nguồn tài liệu chính yếu của tôi là các tài liệu của Bộ Ngoại Giao Anh lưu trữ ở Pḥng Tài Liệu Công (Public Record Office) tại London.  Ánh sáng bổ túc cũng được chiếu rọi bởi các tư liệu và thư tín của Hầu Tước Dufferin and Ava, đại sứ tại Paris trong suốt cuộc khủng hoảng Xiêm La.  Các tài liệu riêng tư của ông chưa từng đựoc khảo sát trước đây vừa mới đựợc cung ứng tại Belfast; chúng là một nguồn tin tức có giá trị cao liên quan đến sự tiến triển và giải pháp sau cùng của cuộc khủng hoảng.

4.       Sao Saimong, Magrai, The Shan states and the Bristish annexation, Data paper no. 57 (Ithaca, 1966), trang 243.

5.       Virginia Thompson, French Indo-China (New York, 1942), các trang 365-67.

6.       G. E. Milton (ed.), Scott of the Shan hills (London, 1936), các trang 209-13.

7.       Salisbury gửi Egerton, London, Feb. 16, 1892, PRO, FO, Siam (422), 34/no. 34.

8.       Foreign Office to India Office, Feb. 19, 1892, cùng nơi dẫn trên, no. 37.

9.       India Office to Foreign Office, March 4, 1892, cùng nơi dẫn trên, no. 39.

10.   Cùng nơi dẫn trên.

11.   Salisbury to Dufferin, London, May 10, 1892, cùng nơi dẫn trên, no. 43.

12.   India Office to Foreign Office, May 27, 1892, cùng nơi dẫn trên, no. 45.  Vào lúc này Văn Pḥng India Office dính líu đến việc giải quyết biên giới của Miến Điện với cả Xiêm La lẫn Trung Hoa.  Sự bám chặt lấy các đề nghị của Waddington gặp phải sự nguy hiểm của việc đặt ra các khó khăn xen vào các cuộc thương thảo này với Xiêm La và Trung Hoa (cùng nơi dẫn trên).

13.   Rosebery to Dufferin, London, Oct. 26, 1892, (cùng nơi dẫn trên, no. 53); Foreign Office to India Office, Nov. 7, 1892, cùng nơi dẫn trên, no. 55.  Cũng xem văn thư cu/a Rosebury đính kèm trong thư của Waddington gửi Ribot, London, Dec. 24, 1892, France, Ministère des affaires étrangères, Documents diplomatiques francais, 1871-1914, 1st series (Paris, 1934), (từ giờ trở đi ghi tắt là DDF), X, trang 121-123.

14.   India Office to Foreign Office, Nov. 17, 1892, PRO, FO 422/34/no. 58.

15.   Rosebury to Waddington, London, Dec. 23, 1892, cùng nơi dẫn trên, no. 64; Waddington to Ribot, London, Dec. 24, 1892, DDF, X, 121-123.

16.   Dufferin to Rosebury, Paris, Jan. 13, 1893, PRO, FO 27/3118/ no. 20.

17.   George Curzon, “India between two fires”, Nineteen century, XXXIV (Aug. 1893), 177; Alfred Vagis, “William II and the Siam episode”, American historical review, XLV (July 1945), 834.

18.   Dufferin to Rosebury, Paris, Feb. 7, 1893, PRO, FO 422/35/no. 11.

19.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Feb. 20, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/3.  Cũng xem Waddington to Develle, London, March 9, 1893, DDF, X, 262-63.

20.   Rosebury to Haba Yotha, London, May 5, 1893, PRO, FO 422/35/no. 68.

21.   Vai tṛ của Jones trong suốt cau chuyện có phần lờ mờ.  Điều rơ rệt là Jones công khai chống đối   “cuộc xâm lăng tàn bạo và bất công vào một láng giềng ḥa b́nh của Pháp.  Hơn nữa, ông chuyển đạt một cách công khai đến Rosebery cảm nghĩ của ông rằng Anh quốc có các quyền lợi trực tiếp trong cuộc và không thể giữ im không quan tâm đến “sự vi phạm công khai nền ḥa b́nh và luật pháp quốc tế sẽ được thực hiện tại phần đất này của thế giới.” (Jones gửi Rosebery, Bangkok, April 28, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 36.

22.   Đây là kết luận của D. G. E. Hall, A history of southeast Asia (London, 1964), trang 656.

23.   Estournelles de Constant gửi Develle, London, May 12, 1893, DDF, X, 344146; Dufferin gửi Rosebery, Paris, May 20, 1893, PRO, FO. 422/35/no. 93.

24.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, may 25, 1893, thư riêng, DP, D.1071H/10/3.

25.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, June 3, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên.

26.   Rosebery gửi Dufferin, London, June 4, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên, D. 1071H/02/2.

27.   Rosebery gửi Victoria, London, June 5, 1893, Letters of Queen Victoria, ed. G. E. Buckle (London, 1931), 3rd series, II, 259.

28.   Rosebery gửi Dufferin, London, June 19, 1893, PRO, FO. 422/35/no. 118.

29.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, June 19, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 120.

30.   Rosebery gửi Maha Yotha, London, June 21, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 124.

31.   Rosebery gửi Phipps, London, June 29, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 146.

32.   Phipps gửi Rosebery, Paris, June 30, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 149; Rosebery gửi Phipps, London, July 14, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 36.

33.   Rosebery gửi Estournelles de Constant, London, July 3, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 9.

34.   Rosebery gửi Phipps, London, July 14, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 36.

35.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, London, July 15, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 48.

36.   Rosebery gửi Jones, London, July 15, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 47.

37.   France, Annales de la chambre des deputes, Débats, parlementaires, 5ième legislature, session ordinaire (Paris, 1893), Pt. II, July 18, 1893, 1246; Rosebery gửi Phipps, London, July 20, 1893, PRO, FO. 3422/36/no. 86; Develle gửi Estournelles de Constant, Paris, July 20, 1893, DDF, X, 447.

38.   Nhật kư, July 20, 1893, DP, D. 1071H/V/27; Rosebery gửi Dufferin, London, July 20, 1893, PRO, FO. 422/38/no. 90; Estournelles de Constant gửi Develle, London, July 21, 1893, DDF, X, 447.

39.   Salisbury gửi Lytton, London, April3, 1889, PRO, FO. 422/34/no. 11.

40.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, July 22, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 111.

41.   Cùng nơi dẫn trên.

42.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, July 23, 1893, thư riêng, DP, D. 1071/01/1.

43.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 23, 1893, PRO FO. 422/35/no. 115.  Cũng xem Estournelles de Constant gửi Develle, London, July 24, 1893, DDF, X, 456-57.

44.   Maha Yotha gửi Rosebery, London, June 21, 1893, PRO, FO. 422/35/no. 124; Rosebery gửi Jonse, London, July 15, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 47; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, July 20, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 89.

45.   Develle gửi cho tất cả các đại diện ngoại giao của Pháp, July 24, 1893, DDF, X, 454-55.  Develle tin rằng Anh quốc phải chịu trách nhiệm về sự cương quyết của Xiêm La đ̣i sửa đổi các đ̣i hỏi về đất đai.  Sứ thần Pháp tại Vọng Các, Auguste Pavie, cho hay rằng nếu không v́ ảnh hưởng của Jones và ảnh hưởng của vị cố vấn người Bỉ, tên Rolin-Jacquemins, trên ông Hoàng Devawongse, bộ trưởng ngoại giao, Xiêm la sẽ chấp nhận nguyên vẹn (in toto, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] tối hậu thư và không lưỡng lự (Develle gửi Estournelles de Constant, Paris, July 24, 1893, DDF, X, 455).

46.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 25, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 145.  Cũng xem, Estournelles de Constant gửi Develle, London, July 25, 1893, DDF, X, 457-59.

47.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 25, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 145.

48.   Rosebery gửi Victoria, London, July 26, 1893, điện văn đánh bằng mật mă, Letter of Queen Victoria, 3rd series, II, 285.

49.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, July 26, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 157; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, July 26, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.

50.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 27, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 163; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, July 28, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/02/2.

51.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, July 27, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 174; Develle gửi Estournelles de Constant, Paris, July 27, 1893, DDF, X, 461.

52.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 28, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 194; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, July 28, 1893, thư riêng DP, D. 1071H/02/2.

53.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, July 28, 1893, điện tín riêng, cùng nơi dẫn trên, D. 1071H/01/1; cũng xem Dufferin gửi Develle, Paris, July 28, 1893, DDF, X, 465-66.

54.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 28, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/02/2.

55.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, July 30, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 239; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, July 31, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.  Cũng xem Estournelles de Constant gửi Develle, London, July 31, 1893, DDF, X, 469-70.

56.   Rosebery gửi Dufferin, London, July 30, 1893, điện tín riêng, DP, D. 1071H/02/2; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, July 31, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên.

57.   Curzon gửi Miss. Leiter, London, Aụg 3, 1893, được trích dẫn trong sách của Bá Tước Earl of Ronaldshay, Life of Lord Curzon (New York, 1927), I, 197.

58.   Dufferin gửi Tosebery, Paris, July 31, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 240.

59.   Maha Yotha gửi Rosebery, London, Aug. 5, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 272.

60.   Phần đính kèm, Rosebery gửi Dufferin, London, Sept. 5, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 388.

61.   Munro-Ferguson gửi Dufferin, Hamburg, Aug. 26, 1893, thư tiêng, DP, D. 1071H/03/3.  “Ư kiến của Anh th́ lo ngại về chúng ta và nhận thấy chúng ta đang đe dọa.  Có sự lo sợ rằng chúng ta sẽ không bị chặn lại bởi sự thành công của chúng ta.” (Estournelles de Constant gửi Develle, London, Aug. 29, 1893, DDF, X, 511-13).

62.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, Sept. 7, 1893, PRO, FO. 422/36/ no. 390.  Cũng xem, Estournelles de Constant gửi Develle, London, Sept. 12, 1893, DDF, X, 528-29.

63.   Rosebery gửi Jones, London, Sept. 15, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 402.

64.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, Ọct 2, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 430.

65.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Oct. 3, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 434; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Oct. 4, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 436.

66.   Phần đính kèm, cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris. Oct .10, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 446.

67.   Scott gửi Salisbury, Bangkok, Aụg 1, 1895, PRO, FO. 422/43/no. 18.

68.   Về sự mô tả các cuộc thương thảo này, xem Memorandum on communications with the French government respecting Kyaing Cheng, PRO, FO. 422/42/no. 156.

69.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, Ọct 17, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.

70.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Oct. 22, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên.

71.   Rosebery gửi Dufferin, London, Oct. 27, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên, D 1071H/02/2.

72.   Cùng nơi dẫn trên.

73.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, Oct. 29, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên, D. 1071H/01/1; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Oct. 30, 1893, điện tín riêng, cùng nơi dẫn trên.  Cũng xem, Develle gửi Estournelles de Constant, Paris, Oct. 31, 1893, DDF, X, 606-07.

74.   Dufferin gửi Rosebery, Oct. 31, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.  Về một sự tường thuật khác trên cuộc nói chuyện này, xem; Develle gửi Estournelles de Constanrt, Paris, Oct. 31, 1893, DDF, X, 608.

75.   O‘Conor gửi Rosebery, Pekin, Ọct 30, 1893, PRO, FO. 442/36/no. 492; Rosebery gửi Dufferin, London, Nov. 2, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/02/2; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, Nov. 4, 1893, điện tín riêng, cùng nơi dẫn trên.  Cũng xem Dufferin gửi Develle, Paris, Nov. 2, 1893, DDF, X, 610-11.

76.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, Nov. 11, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.

77.   Rosebery gửi Dufferin, London, Nov. 14, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 558.

78.   Dufferin gửi Rosebery, Paris, Nov. 19, 1893, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Nov. 21, 1893, PRO, FO. 422/36/no. 570.

79.   Phần đính kèm, cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Nov. 20, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 569.

80.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Nov. 20, 1893, thư riêng, DP, D.1071H/01/1; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Nov. 21, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên.

81.   Rosebery gửi Dufferin, London, Nov. 28, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên, D. 1071H/02/2; Dufferin gửi Rosebery, Paris, Dec. 2, 1893, thư riêng, cùng nơi dẫn trên, D. 1071H/01/1.  Về một câu chuyện bên lề thú vị trên sự miễn cưỡng của Pháp để kư kết, xem Dvelle gửi Estournelles de Constant, Paris, Nov. 28, 1893, DDF, X, 657-58; Estournelles de Constant gửi Develle, London, Nov. 29, 1893, cùng nơi dần trên, 659.

82.   Memorandum on communications with the French government respecting Kyaing Cheng, PRO, FO. 422/42/no. 156.

83.   Dufferin gửi Kimberley, Paris, Jan. 31, 1895, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.  Về quan điểm của Hanotaux, xem Hanotaux gửi Courcel, Paris, Feb. 12, 1895, DDF, XI, 569-70; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Feb. 18, 1895, cùng nơi dẫn trên, 570-71.

84.   Kimberley gửi Dufferin, London, Feb. 22, `895, PRO, FO. 422/40/ no. 47.

85.   Dufferin gửi Kimberley, Paris, May 22, 1895, cùng nơi dẫn trên, no. 129; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, June 7, 1895, thư riêng, DP, D. 1071H/10/1.  Về quan điểm của Pháp, xem Courcel gửi Hanotaux, London, April 2, 1895, DDF, XI, 649-50; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, April 3, 1895, cùng nơi dẫn trên, 656; Hanotaux gửi Courcel, Paris, May 20, 1895, cùng nơi dẫn trên, XII, 25; Courcel gửi Hanotaux, London, May 21, 1895, cùng nơi dẫn trên, 29.

86.   Dufferin gửi Salisbury, Paris, July 9, 1895, thư riêng, DP, D. 1071H/01/1.

87.   Scott gửi Salisbury, Bangkok, Aug. 1, 1895, PRO, FO. 422/43/no. 18.

88.   Salisbury gửi Howard, London, Aug. 13, 1893, cùng nơi dẫn trên, no. 28; Courcel gửi Hanotaux, London, Aug. 14, 1895, DDF, XII, 167-69.

89.   Cùng người gửi cho cùng người nhận, London, Aug. 29, 1895, cùng nơi dẫn trên, 196-7; Hanotaux gửi Courcel, Paris, Aug. 30, 1895, cùng nơi dẫn trên, 198-99.

90.   Hanotaux gửi Courcel, Paris, Sept. 28, 1895, cùng nơi dẫn trên, 217-19; cùng người gửi cho cùng người nhận, Paris, Oct. 15, 1895, cùng nơi dẫn trên, 242-43; Salisbury gửi Dufferin, London, Oct. 18, 1895, PRO, FO. 422/44/no. 82.

91.   Courcel gửi Hanotaux, London, Oct. 23, 1895, DDF, XII, 258-59; Salisbury gửi Dufferin, London, Oct. 23, 1895, PRO, FO. 422/44/no. 95.

92.   Cùng nơi dẫn trên.

93.   Salisbury gửi Howard, London, Nov. 6, 1895, cùng nơi dẫn trên, no. 114; cùng người gửi cho cùng người nhận, London, Nov. 12, 1895, cùng nơi dẫn trên, no. 116.  Cũng xem Sandersonn gửi Dufferin, London, Dec. 20, 1895, thư riêng, DF, D. 1071H/02/1.  Dự thảo của bản thỏa hiệp được bao gồm trong lá thư này cùng với một điện tín giải thích từ Salisbury.  Bản thỏa hiệp dự thảo cũng được bao gồm trong văn thư của Courcel gửi Hanotaux, London, Dec. 20, 1895, DDF, XII, 359-61.

94.   Dufferin gửi Salisbury, Paris, Dẹc 24, 1895, thư riêng, DF, D. 1071H/01/1.

95.   Dufferin gửi Sanderson, Paris, Jan. 16, 1896, thư riêng, cùng nơi dẫn trên, D. 1071H/03/6.  Thung lũng sông Ménam với các yếu tố theo đó Salisbury đă xác định Xiêm La bao gồm bốn phần năm dân số là sắc dân Xiêm La và là một trọng tâm kinh tế của xứ sở (Hall, trang 662).  Chính v́ thế, nó tượng trưng cho một vùng trái độn đáng nể.

96.   Dufferin gửi Munro-Ferguson, Paris, March 6, 1896, thư riêng, DF, D. 1071/H/03/6.  Các kẻ khác cũng tố cáo giải pháp, nổi bật là Lord Rosebery, [rằng] bất kể sự thừa nhận của Anh quyền bá chủ của Xiêm La trên “khu vực dành riêng: reserved zone,” điều có vẻ không tránh khỏi đối với nhiều người là Pháp sẽ sớm tiến bước để bổ túc “khu vực” này vốn bao gồm cả lưu vực phía tây sông Cửu Long thuộc Xiêm La vào phần đất chiếm hữu của Pháp. (Xem Saimong Mangrat, trang 259).

97.   Dufferin gửi Munro-Ferguson, Paris, March 6, 1896, thư riêng, DF, D. 1071H/03/6.

98.   Scott gửi Salisbury, Bangkok, Aug. 1, 1895, PRO, FO. 422/43/no. 18.

99.   Diễn văn của Lord Dufferin, Paris, March 5, 1894, như được trích dẫn bởi Sir Alfred Lyatt, The Life of the Marquis of Dufferin and Ava (London, 1903), II, 276.  Cũng xem, diễn văn của ông đề ngày 2 tháng Sáu, 1896, cùng nơi dẫn trên, 291.   

 

 

Nguồn: Hirshfield, Claire. "The Struggle for the Mekong Banks, 1892-1896," Journal of Southeast Asian History [Singapore], 9, No. 3, March 1968, 25-52.:

 

 

Ngô Bắc dịch và chú giải                                                                                                                                              

Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o         

 

                                                                                                                                              

© 2007 gio-o