Họa Sư Bản Đồ

Văn Pḥng Họa Sư Bản Đồ

Pḥng T́nh Báo và Nghiên Cứu

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

 

 

NGHIÊN CỨU RANH GIỚI QUỐC TẾ

 

Số 38 – Ngày 15 Tháng Mười Hai, 1978

 

RANH GIỚI TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

 

(Các Ám Số Quốc Gia: CH-VN)

 

Ngô Bắc dịch

Lời Người Dịch:

Tài liệu này được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ soạn thảo ngày 15 Tháng Mười Hai, 1978, ngay trước khi có cuộc thăm viếng nước Mỹ của Phó Thủ Tướng Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh.  Cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1979 đă xảy ra ngay sau khi Đặng Tiểu B́nh quay trở về Trung Quốc.

***

 

 

I. ĐẠI LƯỢC RANH GIỚI

Ranh giới Trung Quốc – Việt Nam trải dài 796.4 dặm Anh (miles) về hướng đông từ ngă ba Lào đến nhánh phía bắc đổ ra biển của Pei-lun (Bắc Luân) tại Vịnh Bắc Việt. 1 Trên 505.9 dặm Anh (63.5 phần trăm tổng số), ranh giới đi theo đường phân chia gịng nước, lớn lẫn nhỏ, trong phạm vi cao nguyên Vân Nam và các vùng thượng du của Miền Đông Tonkin (Bắc Kỳ).  Các con sông và suối tạo thành biên cương cho một chiều dài bổ túc 218.4 dặm Anh (27.5 phần trăm).  Phần c̣n lại 9 phần trăm của biên giới được phân định bởi các đoạn đường thẳng hàng (23.3 dậm) hay bởi các địa h́nh khác (48.8 dặm Anh).

Toàn thể ranh giới đă được phân định và không có sự tranh chấp lănh thổ được hay biết nào.

 

II. BỐI CẢNH ĐỊA DƯ

    A . H́nh Thế:

       Biên cương Trung Quốc – Việt Nam chạy ngang qua một vùng địa văn (physiographic) với sự phức tạp cao độ cả về mặt cấu trúc lẫn trắc diện (relief).  Các rặng núi được cấu thành chính yếu bởi nham thạch cao sừng sững nh́n xuống các cao nguyên thấp và các thung lũng được tạo thành bởi đá vôi bị soi ṃn và sa thạch.  Phần lớn các rặng núi có cấu h́nh cánh cung với một trục thông thường trải dài theo hướng tây bắc xuống đông nam.  Các cao độ chính yếu vượt quá 6,000 bộ Anh (feet) hiện ra tại vùng cực tây nhưng thấp hơn rơ ràng ở phía đông.  Một đồng bằng duyên hải hẹp nằm ven theo Vịnh Bắc Việt.

       Hệ thống sông ng̣i, được phát triển mạnh mẽ tại vùng biên giới, có khuynh hướng phản ảnh sự sắp xếp theo h́nh cánh cung của các ngọn núi.  Phần lớn các con sông, ngoại trừ nơi cắt ngang các rặng núi, chảy theo hướng tây bắc xuống đông nam.  Các sự nâng cao diện địa gần đây đă dẫn đến việc làm trẻ lại gịng nước và các thượng nguồn của nhiều con sông chảy qua các khe hẹp song song hay thẳng góc với đường sắp xếp cấu trúc chính. Nhờ ở lượng nước mưa thích đáng, sự tiêu thoát nước diễn ra thường trực ngoại trừ các khu vực đá vôi thủng lổ.

       Về thời tiết, vùng này bị khống chế bởi gió mùa điển h́nh của Đông Nam Á.  Chế độ nhiết độ có bản chất vùng cận nhiệt đới; tháng nóng nhất là Tháng Sáu (khoảng 850F ) và lạnh nhất là Tháng Một (khoảng 640F).  Mức tối đa và tối thiểu thứ yếu của nhiệt độ không phát triển một cách b́nh thường.  Các khoảng nhiệt độ trung b́nh hàng ngày tương tự như khoảng trung b́nh hàng năm.  Mùa mưa bắt đầu trong Tháng Tư và kéo dài cho đến Tháng Mười Một.  Tuy nhiên, vũ lượng tối đa xảy ra trong Tháng Bảy và Tháng Tám, khi độ mười phân Anh (inch) nước mưa đổ xuống mỗi tháng.  Ngoài ra, mỗi Tháng Năm, Tháng Sáu và Tháng Chín nhận từ năm phân Anh hay nhiều hơn nước mưa.  Không tháng nào hoàn toàn không có mưa mặc dù Tháng Mười Hai và Tháng Một là các tháng khô ráo nhất.  Phần lớn lượng rơi xuống trong mùa đông là mưa và gây ra các cơn gió lốc.  Tổng cộng., các trạm vùng đất thấp có vũ lượng  trung b́nh hơn sáu mươi phân Anh hàng năm trong khi vùng thượng du và các địa điểm duyên hải nhận được trong khoảng từ 80 đến 120 phân Anh.

       Vùng biên cương có ba hệ sinh thái thực vật khác nhau – rừng thượng du, khu đất thấp đă được khai quang hay trồng trọt, và rừng cây đước ven biển.  Trên phần lớn diện tích, khuôn mẫu rừng thương du chế ngự phần chính của biên giới.

      Phần phủ rừng biên cương được hợp thành bởi hoặc rừng nhiệt đới (rain forest) hay rừng gió mùa khô ráo hơn.  Rừng tiêu biểu luôn luôn xanh tươi, mặc dù nạn hạn hán kéo dài và/hay nền đất thủng lỗ có thế gây ra nạn rụng lá, nhiều lớp và dễ thẩm thấu.  B́nh thường, rừng nhiệt đới ít khi có các khu vực kết hợp cây thuần chủng [pure stands of trees, chỉ một loại cây chiếm tới 80% tập hợp các thứ cây khác nhau trên một khu vực, chú của ngườidịch], mà đúng hơn, có nhiều loại cây khác nhau.  Do hậu quả của cách canh tác “đốt nương và làm rấy” khá phổ biến, rừng nhiệt đới thực sự hay chính yếu có thể bị giới hạn vào các khu vực biệt lập hay xa xôi.  Một rừng nhiệt đới bị biến đổi hay thứ yếu, có cùng hệ thực vật nguyên thủy nhưng thiếu mất các loại cây gỗ cứng tăng trưởng chậm và có giá trị, giờ đây đang chiếm phần đa số khu vực.

       Trong một dải hẹp chạy song song với bờ biển và tại một số các thung lũng rộng lớn, hệ thực vật nguyên thủy đă bị loại bỏ và được thay thế bằng sự canh tác cánh đồng lúa gạo.  Tại các khu vực này, hiếm có thể t́m thấy bất kỳ dấu vết nào của thực vật bản xứ.

       Rừng đước chiếm cứ dải duyên hải mỏng và một khu vực hạn chế đầm lầy sâu hơn về phía nội địa.  Khu vực này rất khó khăn để xâm nhập. và không có sự hữu dụng về kinh tế.

 

B.Văn Hóa

       Mặc dù các cao nguyên nằm giữa Bắc Kỳ và miền nam Trung Hoa là các khu vực đồi núi có mật độ dân cư đông nhất của Đông Dương, mật độ vẫn c̣n tương đối thấp theo các tiêu chuẩn Á Châu.  Sự tập trung dân chúng đông đảo nhất xảy ra tại thung lũng sông Hồng quanh Lào Cai nơi mật độ địa phương lên tới hơn năm mươi người trên mỗi cây số vuông.  Ở các nơi khác mật độ cư dân trung b́nh nằm trong khoảng từ mười một đến năm mươi người mỗi cây số vuông.

       Giống như các ranh giới khác tại Đông Dương, vùng biên cương Trung – Việt được cư ngụ gần như hoàn toàn bởi các dân tộc ít người.  Chỉ ở mũi cực đông, người Trung Hoa gốc Hán mới tạo thành một thành phần đáng kể trong số cư dân.  Người gốc Việt cũng được t́m thấy trên cùng dải ven biển hẹp cũng như chung quanh Lào Cai trên Sông Hồng.  Tại các nơi khác, dân tộc ít người sinh sống lẫn lộn.

       Tại phía tây, các sắc dân Akha và Ha-ni (Tạng-Miến) chiếm cứ vùng ngă ba biên giới Trung Quốc – Lào – Việt Nam.  Họ trải dài về hướng đông vào khoảng năm mươi dặm trước khi bị thay thế bởi người Miao (Mèo) và người Yao (Mán).  Các nhóm dân này, kế đó, nhường chỗ dọc theo sông Hồng cho một sự tập trung biệt lập của người Việt.  Các nhóm Miao-Yao trải dài bên phía đông của con sông cho khoảng 150 dặm khác.  Trong khi các sự xâm nhập của người Miao nhiều hơn nữa diễn ra, ở phía đông vùng thượng du, sắc dân Tai chiếm ưu thế trong khuôn mẫu định cư cho  măi đến đồng bằng duyên hải.  Sự phân tán tổng quát các sắc dân, tuy thế, rất phức tạp với sự trộn lẫn cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang.

 

C.   Kinh Tế

       Kinh tế trồng lúa gạo đă phát triển tại phần thượng lưu sông Hồng và tại đồng băng duyên hải.  Các trung tâm rải rác khác đă được thiết lập tại một số vùng đất thấp ven sông nào đó được dẫn nước hoàn hảo.  Ở các nơi khác, cách “đốt rừng làm rẫy” của sự du canh thịnh hành.  Nó được đặt căn bản trên lúa gạo, khoai lang, ngô (bắp), và đến một mức độ nào đó, thuốc phiện.  Tại phần lớn khu vực, kinh tế làng xă có tính chất sơ khai và tự túc.

       Hai đường rày xe hỏa khẩu độ hẹp chạy băng qua biên giới quốc tế.  Tại phía tây, tuyến đường sinh tử Hà Nội – Lào Kay – Côn Minh mang lại sự nối kết bằng đường rầy duy nhất từ bờ đại dương đến Vân Nam và nội địa tây nam Trung Quốc.  Tuyến đường thứ nh́ nối liền Bắc Việt Nam với mạng đường rầy miền đông (và đông dân hơn) của Trung Quốc tại P’ing-hsiang (Bằng Tường), Cao Bằng đến Ching-his, miền tây bắc Cao Bằng, Hà Giang đến Vân Nam, và từ Lào Kay dọc theo tuyến đường rầy.  Ngoài ra, sông Hồng có thể đi thuyền đến Mạn Hảo, thuộc Vân Nam.

 

D.  Lịch Sử

       Lịch sử ghi chép về vùng biên cương có nhật kỳ từ sự thành lập hồi thế kỷ thứ nh́ Trước Công Nguyên Vương Quốc Nam Việt.  Vào lúc bắt đầu thế kỷ thứ nhất Trước Công Nguyên, đế quốc nhà Hán đă sáp nhập vương quốc vào Trung Hoa, lập Tonkin (Bắc Kỳ) (sau này là An Nam) thành tỉnh cực nam của nó.  Một sự du nhập mạnh mẽ sự tổ chức kinh tế, xă hội và văn hóa Trung Hoa đi theo sau, đặt nền móng cho quốc gia An Nam hiện đại.

       Sau mười thế kỷ kiểm soát, Bắc Kỳ đă phá bỏ các sự trói buộc của Trung Hoa trong năm 939 và đă thiết lập vương quốc Đại Cồ Việt.  Được bảo vệ bởi các cao nguyên phía bắc châu thổ Bắc Kỳ, quốc gia mới đă t́m cách duy tŕ nền độc lập của ḿnh với Trung Hoa trong hơn ba thế kỷ.  Một cách đại cương, biên giới hiện tại rơ ràng đă hiện hữu giữa hai quốc gia.  Với ít ngoại lệ, các quan hệ giữa hai quốc gia có tính chất ḥa b́nh trong khi sự chú ư của An Nam được hướng xuống phá nam nhắm vào Chiêm Thành.  Trong năm 1407, quốc gia Chàm, bị áp lực của An Nam, đă kêu cứu sự giúp đỡ từ Trung Hoa.  An Nam đă bị khuất phục trước các đội quân hỗn hợp và đă bị chiếm đóng bởi các lực lượng Trung Hoa trong hai thập niên.  Một vương quốc An Nam được tái lập mau chóng bị phân chia thành hai đàng giao tranh được tập trung tại Hà Nội (Bắc Kỳ) và Huế (Trung Kỳ).  Mặc dù cuộc nội chiến đă lên xuống trong nhiều thế kỷ, cùng một khuôn mẫu trong thực chất đă hiện hữu cho đến khi người Pháp tiến vào khung cảnh.

       Sự kiểm soát của Pháp trước tiên được hành sử trên một số phần của Đông Dương vào cuối thế kỷ thứ mười chín.  Tuy nhiên, vào năm 1820, nó đă thực sự bị biến mất, để rồi được tái lập trong thập niên 1850.  Khi sông Mekong được chứng minh là một tuyến đường không thực tiễn cho sự mậu dịch với Trung Hoa, sự chú ư của Pháp hướng dến Bắc Kỳ.  Các nỗ lực ngoại giao đă được thực hiện để đạt được các quyền hải hành trên sông Hồng, nhưng nạn thủy khấu tiếp tục đă dẫn đến sự mở rộng sự bảo hộ của Pháp trong các năm 1882 và 1883.  Năm kế tiếp, Trung Hoa đồng ư triệt thoái tất cả bộ đội của nó ra khỏi Bắc Kỳ và sự kiểm soát của Pháp đă được bảo đảm.

       Ranh giới chung giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa đă được phân định bởi các hiệp ước năm 1887 và 1895.  Các ủy ban phân định ranh giới đă đánh dấu đường ranh giới không lâu sau đó.

 

E.   Chính Trị

       Không có sự tranh chấp tích cực về ranh giới giữa Trung Cộng và Bắc Việt do cộng sản quản trị hiện diện ở thời điểm hiện tại.  Ranh giới đă được thừa nhận và chấp nhận từ lâu và đă không có văn thư chính thức liên quan đến các vấn đề ranh giới hay đề nghị các sự thay đổi biên giới kể từ khi có sự thành lập cái gọi là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa”.  Trừ khi mối quan hệ chính trị chặt chẽ hiện thời giữa hai nước trở nên tồi tệ, nhiều phần sẽ không có một vấn đề biên giới nghiêm trọng nào phát sinh.  Nếu một sự tranh chấp về sự phân định chính xác một đoạn của được ranh giới có xảy ra, không có khả tính rằng nó sẽ ảnh hưởng đến trung tâm dân cư hay các thung lũng canh tác bởi v́ biên giới, trong phần lớn, chạy theo các đỉnh của các dẫy núi đồi tại các khu vực nói chung hiểm trở và hẻo lánh.

       Các chế độ cộng sản hiện thời của Trung Quốc và Bắc Việt không có các khó khăn về các nhóm dân tộc ít người, mặc dù vài sự va chạm giữa Pháp và Trung Hoa về sự quấy rối bị tố giác của dân thiểu số Trung Hoa tại Việt Nam hoành hành trong thời kỳ tiếp theo sau Thế Chiến II.  Phần lớn các người gốc Hoa tại Bắc Việt hiện sinh sống tại các thành phố lớn hơn, không phải tại khu vực biên giới.  Cùng với người Hoa và người Việt Nam, nhiều nhóm bộ tộc khác nhau nói chung hiện diện ở cả lục địa Trung Hoa lẫn Bắc Việt, cư trú tại vùng biên giới.  Mặc dù cả hai chính phủ đă tổ chức các nhóm này thành nhiệu loại đơn vị hành chính khác nhau, các sự thay đổi này dường như không ảnh hưởng đến tự do truyền thống của sự di chuyển băng ngang biên giới.  V́ thế, các vấn đề biên giới phát sinh tư quy chế của các nhóm dân tộc ít người này nhiều phần không xuất hiện vào thời điểm này.

Các hiệp ước chi phối ranh giới đă được thương thảo hay chấp nhận bởi Trung Hoa Dân Quốc [và triều đ́nh nhà Thanh, bổ túc bởi người dịch].

 

 

III. PHÂN TÍCH SỰ SẮP XẾP BIÊN GIỚI

       Từ ngà ba biên giới Trung Quốc – Lào – Việt Nam ở khoảng 22034’00” Bắc và 102008’30” Đông, ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam trải dài theo hướng đông và sau đó theo hướng bắc dọc theo sự phân chia đường thoát nước (drainage divide) chính yếu.  Nhập vào suối Nam Nop, ranh giới đi theo đường trung tuyến đến sông Đà (Black River) trước khi đi theo hạ lưu sông Đà vào khoảng hai dặm.  Ranh giới rời sông Đà để nhập vào suối Nam La trước khi nối lại với đường phân chia thoát nước.  Các phần ba con sông của ranh giới có tổng số khoảng mười tám dặm.  Trên khoảng bảy mươi năm dặm, ranh giới trùng với đường phân chia thoát nước phía bắc sông Đà.  Một số giới hạn các trụ (cột mốc) phân định đánh dấu vùng hiểm trở và tương đối không người cư ngụ này.

       Nhập vào nguồn suối Nam Le, ranh giới được phân định bởi đường trung tuyến của con suối này đến Nam La, kế đó đổ xuống trên một quăng rất ngắn, trước khi hướng lên phía bắc để nhập vào phụ lưu của nó, Nam Coum.   Đoạn sông này có tổng số chiều dài khoảng ba mươi dặm.  Nhập lại vào đường phân chia thoát nước một lần nữa, ranh giới đi theo các dăy núi theo hường đông nam trên hai mươi lăm dặm đến sông Hung Ngau Ho, dẫn biên cương chạy theo hướng đông bắc đến sông Hồng.  Đường trung tuyến của nó kế đó được dùng để hội tụ với chi lưu tả ngạn, Nam Ti Ho, tây bắc của Lào Kay.  Đường trung tuyến của Nam Ti và kế đó của Kan mang ranh giới trở lại đường phân chia thoát nước khoảng tám dặm bắc Lào Kay.  Như tại đoạn trước đây, một đoạn hai mươi lăm dặm của đường dẫy núi (được đánh dấu bởi 25 trụ (cột mốc) dẫn ranh giới trở lại các con sông, trước tiên sông T’ieng-lang Ho và kế đó Sông Chảy, một phụ lưu của sông Hồng.  Tổng số khoảng cách giữa hai con sông đo được mười hai dặm.  Tại nơi hội tụ của sông Tong Kai Ho, ranh giới rời Sông Chay để đi theo, theo hướng đông bắc, đường phân chia thoát nước nằm giữa hai gịng nước này.  Tám cột mốc đánh dấu đoạn dài hai mươi hai dặm này.  Nhập lại vào sông Chảy, đường trung tuyến của nó và của phụ lưu của nó, Nam Kiong Ho, tạo thành biên giới cho một đoạn ngắn dài 5.5 dặm.

       Sư tiếp tục của ranh giới ở vào t́nh trạng phức tạp nhất.  Trên khoảng bảy mươi lăm dặm, ranh giới nói chung trải dài theo hướng đông bắc dọc theo các đường phân chia thoát nước nhỏ.  Tuy nhiên, nó băng qua sông Lô (Claire River) 1.5 dặm tây bắc Thanh Thủy, cũng như Sông Mien [?], trước khi nhập vào sông Chin Chiang ở điểm cực bắc của biên cương.  Đi theo phụ lưu này của sông Lô trên khoảng 7.5 dặm, đổ xuống hạ lưu, ranh giới kế đó được phân định bởi một chuỗi các đường thẳng hàng xuyên qua một khu vực đá vôi trước khi một lần nữa nó chập vào đường phân chia thoát nước.  Trên khoảng sáu mươi dặm, các đường phân chia thoát nước nhỏ tạo thành ranh giới mặc dù sông Gầm có cắt ngang tại cột mốc biên giới 129.  Sau một phần mười dặm được phân định bởi các đường thẳng hàng và các tính chất phi địa thế khác gần Sac Giang [?], đường phân chia thoát nước một lần nữa phân định ranh giới trên quăng khoảng năm mươi năm dặm.   Các ngoại lệ được thực hiện khi ba con suối nhỏ cắt ngang biên cương.

       Ranh giới đến điểm này nói chung uốn khúc về hướng đông.  Tuy nhiên, tại 22048’ Bắc và 106052’ Đông, nó quẹo gắt xuống phía nam.  Vùng trên đó ranh giới giờ đây ngang qua được hợp thành bởi địa thế đá vôi (karst) không có đường thoát nước trên mặt thường trực.  Hậu quả, sự sắp đặt thành phức tạp; một mật độ gia tăng của các cột mốc ranh giới, tuy thế, đánh dấu một cách rơ ràng các giới hạn của hai quốc gia.  Nhập vào sông Ba Veng [?], ranh giới tiếp tục theo hướng nam trước khi băng ngang trước tiên sông Lung Chiang và sau đó, sông Sung-hsing Ho.  Trong khi cấu tạo cảnh trí nổi bật vẫn là địa thế đá vôi, đường thoát nước trên mặt có xuất hiện với một mức độ lớn hơn phía bắc.  Hướng xuôi nam của ranh giới chấm dứt tại Ải Porte de Chine [Ải Nam Quan] nổi tiếng, ngay sát phía bắc của Đồng Đăng.  Tại đây, tuyến đường rầy Tonkin – Hồ Nam – Quảng Tây băng qua biên cương.

       Quay sang hướng đông, biên cương đi theo các đường phân chia thoát nước nhỏ nhưng cắt ngang đầu nguồn của vài con suối nhỏ ở khoảng 22039’ Bắc và 106029’ Đông. Ở đây, nó nhập với đường trung tuyến của vài con suối nhỏ.  Sau khi đi theo các đường này trong khoảng mười dặm, ranh giới tiếp tục chạy theo hướng đông tại một loạt các đoạn thẳng hàng, ngắn, đến đầu nguồn sông Pei-lun Ho (Bắc Luân Hà).  Đường trung tuyến của con sông này tạo thành ranh giới trên khoảng ba mươi bảy dặm đến Vịnh Bắc Việt.  Ở phía Đông Móng Cáy, nhánh thoát nước phía bắc trở thành luồng ranh giới đổ ra biển điểm giữa các ḥn đảo Trà Cổ và Man-wei.

       Ranh giới được phân định bởi ít nhất 285 cột mốc trong khoảng bảy chuỗi.  Chuỗi ít nhất, tại vùng cực tây chỉ có một trụ mốc trong khi chuỗi nhiều nhất, tại phía đông trung tâm, bao gồm 140 cột mốc được đánh số cùng với vài các cột mốc không được đánh số. 2

 

IV. CÁC HIỆP ƯỚC

Các hiệp ước Trung – Pháp kể sau đă được dùng để phân định ranh giới Trung Quốc – Việt Nam (và Lào):

A.    Hiệp Ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa liên quan đến sự phân định biên cương Pháp – Trung, được kư ngày 9 Tháng Sáu, 1885, với các sự phê chuẩn được trao đổi vào ngày 28 Tháng Mười Một, 1885. (Hertslet China Treaties 1:296)

Theo các điều khoản của hiệp ước này, Pháp và Trung Hoa đồng ư chỉ định các ủy viên để xác định biên cương chung.  

B.     Công Ước liên hệ đến biên cương giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ (Trung Hoa và Pháp), được kư hôm 26 Tháng Sáu, 1887, sau một Sự Trao Đổi Các Văn Thư  đề ngày 23 Tháng Sáu, 1887, (cùng nơi dẫn trên, 1:314 và BFSP 85:747)

Điều III phân định, với chi tiết, ranh giới giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ từ Vịnh Bắc Việt theo hướng tây đên sông Đà trên căn bản công việc của các ủy hội phân định ranh giới (xem A ở trên).  Công thư không gồm toàn thể ranh giới Việt Nam, cũng không ảnh hưởng đến Lào).

C.     Công Ước liên hệ đến sự phân định biên cương giữa Pháp và Trung Hoa … được kư hôm 20 Tháng Sáu, 1895 (Hertslet, tài liệu đă dẫn: op. cit. 1:332).

Ranh giới phía đông sông Đà được sửa đổi và đường phía tây của con sông được hoàn tất cho cả Việt Nam lẫn Lào.

D.    Công Ước Nam Kinh giữa Pháp và Trung Hoa, được kư ngày 16 Tháng Năm 1930, với các sự phê chuẩn được trao đổi ngày 20 Tháng Bẩy, 1935.

Công ước liên quan đến các quan hệ giữa Đông Dương và các tỉnh miền nam Trung Hoa, Vân Nam, Quảng Tây, và Quảng Đông.  Sự sắp xếp ranh giới không bị sửa đổi.

 

V. TỔNG KẾT

Ranh giới 796.4 dặm giữa Việt Nam và Trung Hoa đă được phân định bởi các văn kiện quốc tế và được phân định bởi các ủy hội ranh giới chính thức thiết lập bởi Trung Hoa và Pháp.  Khoảng 285 cột mốc đánh dấu 578 dặm biên cương trên đất liền (tức khoảng một cột mốc cho mỗi hai dặm, ít hơn tại phần phía tây ít người cư trú và nhiều hơn tại phần phía đông đă được định cư).

___

CHÚ THÍCH:

1.      Được đo theo bản đồ Carte de l’Indochine tỷ lệ 1:100,000 được ấn hành bởi Sở Địa Dư Đông Dương.

2.      Sự vạch đường ranh giới được biểu thị một cách chính xác trên Bản Đồ Đông Dương (Carte de l’Indochine) tỷ lệ 1:100,000 được ấn hành bởi Sở Địa Dư Pháp tại Đông Dương (French Service Géographique de l’Indochine) và trên các loạt bản đồ Indochine – Carte de la Frontière du nord-est 1:200:000 được ấn hành bởi cùng cơ quan.  Các bản đồ Trung Hoa phân định ranh giới theo cùng cách thức.

***

 

CÁC PHỤ LỤC

I.                  CHỨNG  LIỆU

1.      Công Ước Ḥa B́nh Sơ Bộ giữa Pháp và Trung Hoa.  Được kư tại Thiên Tân, ngày 11 Tháng Năm, 1884.  Hertslet China Treaties, Quyển 1, các trang 185-187 (bằng tiếng Pháp).

2.      Hiệp Ước Ḥa B́nh, Hữu Nghị và Thương Mại giữa Pháp và Trung Hoa.  Được kư tại Thiên Tân ngày 9 Tháng Sáu, 1885 [các sự phê chuẩn được trao đổi tại Bắc Kinh, ngày 28 Tháng 11, 1885].  Hertslet China Treaties, Quyển 1, các trang 185-187 (bằng tiếng Pháp). Hertslet China Treaties, Quyển 1, các trang 187-191 (bằng tiếng Pháp).

3.      Công Ước giữa Trung Hoa và Pháp về Sự Phân Định Biên Cương giữa Trung Hoa và Pháp.  Được kư tại Bắc Kinh ngày 26 Tháng Sáu, 1887.  Hertslet China Treaties, Quyển 1, các trang 314-316 (bằng tiếng Pháp) và British Foreign and State Papers (BFSP), Quyển 85 (1892-93), các trang 748-750 (bằng tiếng Pháp).

4.       Công Ước giữa Pháp và Trung Hoa bổ túc cho Công Ước về Sự Phân Định Biên Cương giữa Tonkin (Bắc Kỳ) với Trung Hoa ngày 26 Tháng Sáu, 1887.  Được kư tại Bắc Kinh, ngày 20 Tháng Sáu, 1895 [các sự phê chuẩn được trao đổi tại Bắc Kinh ngày 7 Tháng Tám, 1896]. Hertslet China Treaties, Quyển 1, các trang 321-323 (bằng tiếng Pháp).

5.      Công Ước về Các Quan Hệ giữa Trung Hoa và Pháp liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp và Các Tỉnh Trung Hoa Kề Cận, và Các Phụ Lục, được kư tại Nam Kinh, ngày 16 Tháng Năm, 1930, với các sự trao đổi các Văn Thư liên hệ đính kèm, Nam Kinh, ngày 2 và ngày 9 Tháng Chín, 1933 và ngày 4 Tháng Năm, 1935, và Nghị Định Thư thiết lập Các Danh Sách A và B, và Bản Tuyên Bố, được kư tại Nam Kinh, ngày 4 Tháng Năm, 1935.  Leagues of Nations Treaty Series Quyển 162, Hiệp Ước Số 3738, các trang 147-156).

 

II.                Công Ước giữa Trung Hoa và Pháp về Sự Phân Định Biên Cương giữa Trung Hoa và Tonkin (Bắc Kỳ).  Được kư tại Bắc Kinh, ngày 26 Tháng Sáu, 1887.

 

Sự Phân Định Ranh Giới Giữa Trung Hoa và Tonkin (Bắc Kỳ)

       Xét rằng Các Ủy Viên được chỉ định bởi Tổng Thống Cộng Ḥa Pháp Quốc và Hoàng Đế Trung Hoa, chiếu theo Điều 3 của Hiệp Ước ngày 9 Tháng Sáu, 1885, cho mục đích thừa nhận ranh giới giữa Trung Hoa và Tonkin (Bắc Kỳ) giờ đây đă hoàn tất công tác của họ;

       Ông Ernest Constans, cựu Bộ Trưởng Nội Vụ và Thờ Phụng, Ủy Viên Chính Phủ, và đặc sứ của Cộng Ḥa Pháp Quốc, cùng

       Thân Vương King (Cung?), vương tước hạng nh́, Chủ Tịch Tsoung-li Yamen (Tổng Lư Nha Môn) 1, được trợ giúp bởi ông Souen-Yu Quen, nhân viên của Tổng Lư Nha Môn và Phó Chủ Tịch Thứ Nhất của Bộ Công (Ministry of Public Works);

       Hành động nhân danh các Chính Phủ của họ,

       Đă quyết định ghi nhận nơi đây các điều khoản kể sau cho sự phân định chính thức ranh giới nói trên:

1.      Các báo cáo, các bản đồ, và các phụ lục được soạn thảo và kư tên bởi các đại diện Pháp quốc và Trung Hoa đă được chấp thuận.

2.      Các điểm trên đó hai ủy hội đă không thể đạt được sự thỏa thuận và các sự tu chính liên hệ đến Điều 3(2) Bản Hiệp Ước ngày 9 Tháng Sáu, 1885 đă được quyết định như sau:

Tại Kouang-Tong (Quảng Đông), các điểm tranh chấp tọa lạc tại phía đông và tây bắc Moncai (Móng Cái) bên ngoài ranh giới được xác định bởi ủy hội phân định, được trao nhuợng cho Trung Hoa.  Các ḥn đảo phía đông trung tuyến Paris 105043’ đông kinh tuyến, tức, của đường bắc-nam chạy xuyên qua mũi phía đông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-chan (Trà Cổ) và tạo thành ranh giới, cũng được trao nhượng cho Trung Hoa.  Đảo Gotho [Cô Tô?] và các đảo khác tọa lạc tại phía tây đường trung tuyến này thuộc về An Nam.

 

Người Trung Hoa phạm hay bị truy tố v́ các tội ác hay các vi phạm t́m cách ẩn náu tại các ḥn đảo sẽ, chiếu theo các sự dự liệu của Điều 17, Hiệp Ước ngày 25 Tháng Tư, 1886, sẽ bị truy t́m, bắt giữ, và dẫn độ bởi các nhà cầm quyền Pháp.

 

Về ranh giới Vân Nam, đường phân định chạy như sau:

Từ Keou-teou-tchai (Cao-đao-trai [?]) ven bờ bên trái của Siao-tou-tcheou-ho (Tien-do-chu-ha), điểm M trên bản đồ của đoạn thứ nh́, được phân định chạy trên 50 lí (20 cây sô) theo chiều tây-đông, dành cho Trung Hoa các địa phương Tsui-kiang-choo hay Tsui-y-cho (Tụ Nghĩa xă), Tsui-mi-cho (Tu-Mi-Xa [?]), Kiang-fei-cho hay Y-fei-cho (Nghia-fi-xa [?]), nằm ở phía bắc của đường phân định đó, và dành cho An Nam các địa phương Yeou-p’ong-cho (Hu-bang-xa [?]), nằm ở phía nam của đường đó, đến các địa điểm được đánh dấu bằng chữ P và Q trên bản đồ đính kèm, nơi đường phân định băng ngang qua hai chi lưu của phụ lưu thứ nh́ bên tay phải của Hei-ho (Hắc Hà [?]) hay Tou-tcheou-ho (Do-chu-ha: Đỗ Chú Hà [?]).  Từ điểm Q, đường phân định chạy theo hướng đông nam một quảng khoảng 15 lư (6 cây số) đến điểm R, dành cho Trung Hoa phần đất tại Nan-tan (Nam-don) phía bắc của điểm R.  Từ điểm R, đường phân định chạy theo hướng đông bắc đến điểm S, theo chiều được vẽ trên bản đồ bởi đường từ R đến S, gịng chảy của sông Nan-teng-ho (Nam-dang-ha [?]) và các lănh thổ của Man-mei (Man-mi [?]), Meng-tong-chang-ts’oun (Muang-dong-troung-thon [Mường đông trung thôn ?], Mong-toung-chan (Muong-dong-son: Mường Đông Sơn?), Meng-toung-tchoung-ts’oun (Muong-dong-troung-thon [?]), và Meng-toung-chia-ts’oun (Muong-dong-ha-thon [Mường Đông hạ thôn ?]) vẫn c̣n là phần đất thuộc An Nam.

 

       Từ điểm S (Meng-toung-chia-ts’oun hay Muang-dong-hạthon), ranh giới đi theo trung tuyến của sông Tsing-chouei-ho (Than-thuy ha: Thanh Thủy Hà[?]) đến nơi hội tụ của nó với sông Lô tại điểm T.

 

       Từ điểm T ranh giới đi theo trung tuyến của sông Lô đến điểm X tại Tch’oúanteou (Thuyen dan [?]).

 

       Từ điểm X nó chạy theo hướng bắc đến điểm Y và ngang qua Paiche-yai (Bach-thach-giai [?]) và Lao-ai-K’an [?]), dành nửa phần bên phía đông của hai địa phương này cho An Nam và phần phía tây cho Trung Hoa.

 

       Từ điểm Y ranh giới chạy theo hướng bắc dọc theo hữu ngạn của phụ lưu nhỏ, bên tay trái của sông Lô, hội tụ với con sông nằm giữa Pien-pao-kia (Dien-bao-kha[?]) và Pei-pao (Bắc bao [?]), và từ đó tiếp tục chạy đến Kao-Ma-Pai (Cao-ma-bac\[?]), điểm Z, nơi nó nối liền với đường phân định thuộc đoạn thứ ba.

 

       Từ Long-po-tchai (đoạn thứ năm), ranh giới chung giữa Vân Nam và An Nam chạy theo gịng chảy của con sông Lung-po-ho đến điểm hội tụ của nó với con sông Ts’ing-chouei-ho, được đánh dấu chữ A trên bản đồ.  Từ điểm A nó di chuyển nói chung theo hướng đông bắc – tây nam đến điểm được ghi chữ B trên bản đồ, nơi Mien-chouei-ouan  đổ vào sông Sai-kiang-ho, để lại gịng chảy của Ts’ing-chouei-ho bên phía Trung Hoa của ranh giới.

 

       Từ điểm B, ranh giới chạy theo trục đông-tây đến điểm C nơi nó gặp Teng-tiao-tchiang bên dưới Ta-chou-tchio.  Mọi phần đất phía nam đường này thuộc về An Nam và mọi phần phía bắc đường này thuộc về Trung Hoa.

 

       Từ điểm C ranh giới di chuyển theo hướng nam theo trung tuyến của con sông Teng-tiao-Tchiang đến chỗ hội tụ của nó tại điểm D với sông Tsin-tse-ho.

 

       Đường phân định kế đó đi theo sông Tsin-tse-ho cho khoảng 30 lư và tiếp tục theo một hướng đông-tây đến điểm D [sic E?] nơi nó gặp một suối nhỏ đổ vào Sông Đà (Black River, Hei-tciang hay Hắc Giang) phía đông của rănh Meng-pang.  Trung tuyến của con suối này được dùng làm ranh giới từ điểm E đến điểm F.

 

       Từ điểm F, trung tuyến của sông Đà được dùng làm ranh giới phía tây.

 

       Các nhà chức tránh Trung Hoa địa phương và nhân viên được chỉ định bởi Tổng Trú Sứ Của Cộng Ḥa Pháp Quốc tại An Nam và Tonkin sẽ được chỉ thị để đánh dấu các ranh giới phù hợp với các bản đồ đă được vẽ và kư tên bởi Ủy Hội Phân Định và với đường ranh giới được mô tả ở trên.

 

       Đính kèm theo đây là ba bản đồ trong hai bản được kư tên và áp triện.  Trên các bản đồ đường ranh giới mới được vè bằng mực đỏ và được chỉ trên các bản đồ của Vân Nam với các từ bằng mẫu tự Pháp ngữ và các Hán tự ṿng tṛn.

 

Lập tại Bắc Kinh thành hai bản vào ngày 26 Tháng Sáu, 1887.

 

Contans

(Triện của Phái Bộ Pháp Quốc tại Bắc Kinh)

 

(Chữ kư và triện của đại diện toàn quyền Trung Hoa)

 

________________

CHÚ THÍCH:

1.      Các địa danh [và cơ quan chính phủ, bổ túc bởi người dịch] bằng Hán Tự và tiếng Việt được giữ y nguyên như được ghi trong văn bản tiếng Pháp của Công Ước.

_____

III.           Công Ước giữa Pháp và Trung Hoa bổ túc Công Ước Về Sự Phân Định Biên Cương giữa Tonkin (Bắc Kỳ) và Trung Hoa ngày 26 Tháng Sáu 1887.  Được kư tại Bắc Kinh, 20 Tháng Sáu, 1895.

       Xét rằng các Ủy Viên chỉ định bởi hai chính phủ đă xác định đoạn cuối cùng của ranh giới giữa Trung Hoa và Tonkin (từ sông Hồng đến sông Mekong), đă hoàn tất công việc của họ,

       Ông Auguste Gerard, Sứ Thần Toàn Quyền, Đặc Sứ của Cộng Ḥa Pháp Quốc tại Trung Hoa, Huy Chương Danh Dự Bội Tinh, Huy Chương Độc Lập Đại Thập Tự của Montenegro, Đại Huy Chương Của Hoàng Gia Charles III Tây Ban Nha, Đại Huy Chương của Hoàng Gia Ư Đại Lợi, v.v… và

       Thân Vương King (Cung Thân Vương?), Vương Tước Đệ Nhất Đẳng, Tổng Lư của Tổng Lư Nha Môn, cùng với ngài Siu Yong-Yi, nhân viên của Tổng Lư Nha Môn và Đại Hội Đồng của Đế Quốc, Thứ Trưởng Nội Vụ, v.v…

       Hành động nhân danh các chính phủ của họ và được ủy nhiệm v́ mục đích đó với đầy đủ thẩm quyền mà họ đă thông đạt với nhau và t́m thấy trong khuôn khổ thích đáng và hữu hiệu, đă quyết định ghi nhận nơi đây các điều khoản cho sự tu chính và hoàn thành Công Ước đă được kư kết tại Bắc Kinh ngày 26 Tháng Sáu, 1887.  Các báo cáo và các bản đồ đă công bố và được kư kết bởi các Ủy Viên Pháp và Trung Hoa được chấp thuận.

Điều I

       Đường ranh giới được vẽ giữa Vân Nam và An Nam (bản đồ đoạn thứ nh́) từ điểm R đến điểm S được thay đổi như sau:

       Đường ranh giới bắt đầu tại điểm R chạy theo hướng đông bắc đến Man-mai 1 và sau đó theo hướng đông đến Nan-na trên sông Ts’ing-chouei-ho, dành Man-mei cho An Nam, và các lănh thổ của Mong-t’ong-chang-ts’ouen, Mong-t’ong’chan, Mong-t’óngtchong’ts’ouen, và Mong-t’ong-hia-ts’ouen cho Trung Hoa.

 

Điều II

       Đoạn thứ năm giữa Long-po-tchai và sông Đà được thay đổi như sau:

       Từ Long-po-tchai (đoạn thứ năm), ranh giới giữa Vân Nam và An Nam đi theo gịng chảy của sông Long-po-ho đến chỗ hội tụ của nó với sông Hong-yai-ho tại điểm được đánh dấu chữ A trên bản đồ.  Từ điểm A, nó chạy theo một hướng tổng quát bắc-tây bắc dọc theo đỉnh của đường phân ranh  gịng nước  đến đầu nguồn sông P’ing-ho.

       Từ đó đường ranh giới đi theo trước tiên, gịng chảy của sông P’ing-ho, kế đó, sông Mou-k’i-ho đến điểm tụ hội của nó với sông Ta-pao-ho, theo sông Ta-pao-ho đến điểm hội tụ của nó với sông Nan-Kong-ho, và theo sông Nan-Kong-ho đến điểm hội tụ của nó với sông Non-na-ho.

       Từ đó ranh giới đi theo gịng chảy của sông Pa-Pao-ho đến điểm hội tụ của nó với sông Kouang-Sse-ho, kế đó theo gịng chảy của sông Kouang-Sse-ho, và sau đó theo đỉnh của đường phân chia luồng nước đến nơi hội tụ của sông Nam-la-pi và sông Nam-la-ho.  Từ đó nó đi theo sông Nam-la-ho đến điểm hội tụ của nó với sông Đà và sau đó theo đường trung tuyến của Sông Đà đến sông Nam-nap hay Nan-ma-ho.

 

Điều III

       Ranh giới chung của Vân Nam và An Nam giữa sông Đà, tại điểm hội tụ của nó với sông Nam-nap, và sông Mekong như sau:

       Từ điểm hội tụ của sông Đà với sông Nam-nap, ranh giới đi theo gịng chảy của sông Nam-nap đến đầu nguồn của nó, sau đó chạy theo hướng tây nam và tây dọc theo đỉnh của đường phân chia gịng nước 2 đến các đầu nguồn của các con sông Nam-Kang và Nam-wou.

       Từ các đầu nguồn của sông Nam-wou, ranh giới đi theo đỉnh của đường phân chia gịng nước nằm giữa Lưu Vực sông Nam-wou và Lưu Vực sông Nam-la, dành cho Trung Hoa, bên phía tây, Ban-noi, I-pang, I-wou, và sáu Ngọn Núi Trà (Tea Mountains), và dành cho An Nam, bên phía đông, Mong-wou và Wou-te và liên hợp Hua-panh-ha-tang-hoc.  Ranh giới kế đó chảy theo hướng đông nam đến đầu nguồn của sông Nan-nou-ho; từ đó nó chạy theo hướng tây-tây bắc dọc theo đỉnh của đường phân chia gịng nước, các thung lũng của sông Nam-ouo-ho, và các phụ lưu bên trái của sông Nam-la đến điểm hội tụ của sông Mekong và sông Nam-la, tây bắc của Muong-poung.  Lănh thổ của Muong-mang và Muong-jouen được dành cho Trung Hoa.  Lănh thổ của tám nguồn muối (Pa-fa-tchai) là tài sản của An Nam.

 

Điều IV

       Các ủy viên hay các nhà chức trách chỉ định bởi hai chính phủ sẽ được chỉ thị để đánh dấu các ranh giới phù hợp với các bản đồ đă được công bố và kư tên bởi Ủy Hội Phân Định và phù hợp với đường ranh giới được mô tả bên trên.

 

Điều V

       Mọi điều khoản về sự phân định ranh giới giữa Pháp và Trung Hoa không được tu chính bởi văn kiện này vẫn c̣n đầy đủ hiệu lực.

       Công Ước bổ túc này, cùng với Công Ước Phân Định ngày 26 Tháng Sáu, 1887, sẽ được phê chuẩn bởi Hoàng Đế Trung Hoa và, tiếp theo sau sự phê chuẩn của Tổng Thống Cộng Ḥa Pháp Quốc, các sự phê chuẩn sẽ được trao đổi tại Bắc Kinh ở nhật kỳ sớm nhất có thể được.

       Lập tại Bắc Kinh thành bốn bản, vào ngày 20 Tháng Sáu, 1895, tức ngày 28 tháng Năm, năm Quang Tự thứ 21.

(đă kư) A. Gerard

(đă kư) Cung Thân Vương

___

CHÚ THÍCH

1.      Các địa danh [và cơ quan chính phủ, bổ túc bởi người dịch] bằng Hán Tự và tiếng Việt được giữ y nguyên như được ghi trong văn bản tiếng Pháp của Công Ước.

2.      Ranh giới Trung Hoa – Việt Nam trải dài từ ngă ba biên giới với Lào trên núi được gọi là Khoang[l?]axan.  Theo hướng tây từ ngă ba trên núi Khoanglaxan, công ước này phân định ranh giới Trung Hoa – Lao hiện nay đến đầu nguồn các sông Nam Khang và Nam Du và kế đó tiếp tục đến ngă ba Miến Điện trên sông Mekong./-

_____

Nguồn: The Geographer, China-Vietnam Boundary (Country Codes: CH-VN), International Boundary Study, No. 38 – December 15, 1978, Office of the Geographer, Bureau of Intelligence and Research, U.S. Department of State, Washington D.C.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

01.12.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2014