Jean-Pascal Bassino
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN,
1900-1945:
Hội Tụ và Phân Kỳ
Tại Vùng Ngoại Vi Trung Hoa
Ngô Bắc dịch
***
Dẫn Nhập
Từ cuối thập niên 1980, sau gần bốn mươi năm chiến tranh và tŕ trệ, Việt Nam đang trải qua các sự cải cách kinh tế mạnh mẽ, kể cả việc mở cửa cho đầu tư ngoại quốc và hội nhập cấp miền với các quốc gia khối ASEAN. Các sự thay đổi định chế này đă đi liền với sự tăng trưởng kinh tế liên tục. Tiếp theo sau các thập niên phân cách về mặt sản lượng trên mỗi đầu người hay lợi tức với măi lực tương đương, Việt Nam cuối hết đă hội tụ với các mức độ được đạt tới bởi các quốc gia Đông Á tăng trưởng mau lẹ. Tuy nhiên, một khoảng cách to lớn vẫn c̣n hiện hữu, ngay cả khi so sánh với Trung Hoa. Tầm mức lớn lao của các chấn động gây ra bởi cuộc Chiến Tranh Đông Dương và Chiến Tranh Việt Nam, và các khó khăn trong việc đạt tới sự tái thông nhất kinh tế giải thích, ở một quy mô rộng lớn, cho lư do tại sao Việt Nam đang lê bước đàng sau các nước láng giềng như Thái Lan hay Nam Dương. Trong suốt thời cuối của thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, lợi tức đầu người tại Việt Nam và các nước này vẫn c̣n tương tự nhau. 1 Khoảng cách với các nước Đông Á đă gia tăng trong suốt thời Chiến Tranh Việt Nam, cũng như vào lúc kết thúc cuộc chiến tranh này, trong khung cảnh tái thống nhất chính trị của hai miền Bắc và nam Việt Nam dưới sự cai trị của Cộng Sản.
Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm khám phá và giải thích khoảng cách lợi tức hiện tại qua việc khảo sát sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong quan điểm lịch sử và bởi việc so sánh các thành quả kinh tế của nó với các thành quả của các nước Đông Á. Điều cũng được kỳ vọng rằng một cuộc nghiên cứu như thế sau rốt có thể góp phần vào sự lượng giá tiềm năng của Việt Nam cho một sự bắt kịp kinh tế trong các thập niên sắp đến, nhưng khía cạnh này vượt quá khuôn khổ trực tiếp của cuộc nghiên cứu này. Người ta có thể lập luận rằng sự so sánh hệ trọng nhất sẽ phải là với các nước Đông Nam Á hay với Trung Hoa, và rằng nó phải đặt tiêu hướng vào các thập niên gần đây. Chúng tôi chấp nhận một quan điểm hoàn toàn khác biệt. Tiền đề đầu tiên của chúng tôi là chúng ta cần trở lùi lại thời kỳ tiền Thế Chiến II nhằm xác định các căn nguyên của sự phân kỳ giữa thành quả kinh tế của Việt Nam với thành quả của các nước Á Châu khác. Theo đó, cuộc nghiên cứu sẽ chỉ chuyên tâm vào giai đoạn 1900-1945. Tiền đề thứ nh́ là sự so sánh quan hệ nhất là với các nước khác trong vùng ngoại vi của Trung Hoa: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. 2
Việt Nam rơ ràng thuộc vào Đông Nam Á về mặt môi trường vật lư, sự liên hợp cấp miền trong các mạng lưới mậu dịch, và ngay cả trong các giá trị văn hóa truyền thống, các kỹ thuật, và các sự tổ chức. Nhưng Việt Nam cũng là một nước thuộc vùng ngoại vi Trung Hoa, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan, và chia sẻ cùng với các xứ sở này, và Trung Hoa, một di sản văn hóa chung đă được thụ đắc và thích ứng với các điều kiện địa phương và các giá trị dân tộc. Ảnh hưởng hàng ngh́n năm này đă phát sinh từ công cuộc mậu dịch quốc tế về các sản phẩm văn hóa và các kỹ thuật, vốn từng là nguồn ảnh hưởng quan trọng nhất đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với sự du hành của các học giả, nghệ nhân, và các đại biểu tôn giáo. 3 Một cách lư tưởng, cuộc nghiên cứu phải bao gồm một sự so sánh rộng răi hơn với đa số các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, kể cả Trung Hoa. Trong trường hợp so sánh với Trung Hoa, các khó khăn sẽ gia tăng gấp đôi: một mặt, sự cung ứng các dữ liệu; mặt khác, sự thích hợp về mặt quy mô. Cứu xét đến kích thước của xứ sở, một sự so sánh với Trung Hoa ám chỉ việc xem Việt Nam như tương đương với một trong các tỉnh miền Nam Trung Hoa; nhận xét này cũng đúng với Nam Dương.
Ngoài các sự cứu xét thực tế này, các lư do của việc dành sự chú ư đặc biệt đến một sự so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan liên quan đến các điều kiện khởi đầu và các mô h́nh phát triển kinh tế. Khoảng cách thu nhập hiện tại giữa Việt Nam và Đông Nam Á hăy c̣n khổng lồ; nhưng với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan, khoảng cách này giờ đây bao la. Người ta phải nhớ lại rằng các điều kiện khởi đâu giống nhau như thế nào tại các nước này cho đến hậu bán thế kỷ thứ 19. Việt Nam cùng chia sẻ nhiều tính chất chung với phần ngoại vi c̣n lại của Trung Hoa: canh tác lúa gạo thâm canh và nên nông nghiệp đa trạng hóa (trà, bông vải, lụa), ngành cho công nhân lănh thầu sản xuất tại nhà (cottage industry) năng nổ, việc đóng tàu và các kỹ nghệ đóng tàu hữu hiệu. Vùng này có truyền thống nhập cảng các kỹ thuật từ Trung Hoa, nhưng cũng từ Tây Phương, thí dụ như ngành ấn loát, vũ khí, hạ tầng cơ sở về quân sự, và quay tơ. Việt Nam cũng có một cảm thức mạnh mẽ về cá tính tập thể và quyền lợi dân tộc, một sự tích lũy đáng kể về nguồn vốn nhân lực (thí dụ, về mặt giáo dục và y tế đại chúng), và một hệ thống hành chính tinh vi của nền thư lại theo Khổng học.
Như một kết quả của sự phát triển kinh tế của Nhật Bản hồi cuối thế kể thứ 19, và bắt kịp các nước công nghiệp phương tây trong nửa phần đầu của thế kỷ thứ 20, sự so sánh hệ trọng nhất sẽ phải là với Hàn Quốc và Đài Loan. Song, các mức sinh hoạt tại Nhật Bản vẫn c̣n rất tương tự với các tiêu chuẩn ở Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời khoảng 1900-1940. Ngoài ra, Nhật Bản cung cấp một chuẩn mực hữu ích cho việc lượng giá khoảng cách về mặt thời gian chậm trề, được đo bằng số năm, để đạt tới cùng mức độ về mặt xuất lượng trên mỗi đầu người, và sự thu ngắn hay gia tăng khả hữu trong khoảng thời gian chậm trễ này. Một lư do khác cho sự so sánh với Nhật Bản rằng quốc gia này không chỉ là một mô h́nh hiển nhiên cho sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc và Đài Loan dưới sự cai trị của thực dân, mà c̣n cho cả Việt Nam.
Bài nghiên cứu này được chia làm bốn phần: phần một thảo luận về các nguồn cung cấp dữ liệu, phương pháp, và khung cảnh định chế trong nửa phần đầu của thế kỷ thứ 20. Phần hai đề nghị một sự thẩm định theo số lượng khoảng cách của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế. Phần ba điều tra nhiều yếu tố khả dĩ giải thích cho sự phân kỳ trong các thành quả kinh tế của Việt Nam. Phần bốn sẽ tóm lược và kết luận.
I. CÁC SỰ THAY ĐỔI KINH TẾ TẠI VIỆT NAM, VÀ TẠI NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN PHẢI ĐƯỢC SO SÁNH NHƯ THẾ NÀO?
Như một điều kiện tiên quyết cho việc khảo sát các thành quả kinh tế của Việt Nam, khi so sánh với các thành quả của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, chúng ta phải xác định các sự khác biệt trong khung cảnh định chế của chúng và trong các tin tức định lượng được cung cấp. Chúng ta cũng phải xem xét đến tác động khả hữu của các sự thay đổi dân số và tŕnh bày các thủ tục đă được thi hành cho việc ước lượng và so sánh các chi số định lượng.
1. Khung Cảnh Định Chế Và Các Nguồn Cung Cấp Dữ Liệu: Tái Dựng Các Chỉ Số Kinh Tế Lịch Sử
Khi gắng sức để giải thích sự phân ly trong các thành quả kinh tế, một trong các giả thuyết đầu tiên có thể là sự phân ly có liên hệ đến các khung cảnh định chế, như hậu quả của sự thiết lập chế độ cai trị của Pháp ở Việt Nam. Nhưng có vẻ là Pháp và Nhật Bản đă đưa ra các khuôn khổ hành chính thuộc địa và các ư thức hệ về sự đồng hóa tiệm tiến không khác nhau trong nền tảng. Tại vùng ngoại vi của Trung Hoa, hai quyền lực đế quốc này đă bị đối đầu với các khuôn khổ định chế và kinh tế thời tiền thực dân giống nhau, tại Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Hai nước đă thích ứng với các điều kiện này bằng việc liên kết với giới tinh hoa Khổng học địa phương vào chính quyền thuộc địa, đặc biệt trong lănh vực các hệ thống thuế khóa, kiểm soát ngoại thương, và trong chính sách kinh tế rộng lớn hơn.
Các hệ thống thực dân Nhật Bản và Pháp tương tự trong nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả sự lựa chọn việc cai trị trực tiếp ở Việt Nam và sự thu thập có hệ thống các số thống kê trong nhiều khía cạnh của sự sản xuất, vận tải, tài chính công, các giá cả và mậu dịch quốc tế. Mặc dù các nguồn dữ liệu về Việt Nam trước năm 1945 không được bao quát như đối với Nhật Bản hay các thuộc địa của Nhật Bản, một khối lượng lớn các tin tức đă được ghi chép và ấn hành trong các niên giám thống kê và các bản báo cáo chính thức khác. Cứu xét các nguồn dữ liệu cung ứng, điều gây ngạc nhiên khi thấy rằng trong khi sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đă được nghiên cứu sâu rộng, cả từ quan điểm định lượng lẫn định chế, sự thẩm định định lượng các thành quả kinh tế của Việt Nam, cho đến nay, thu hút ít sự quan tâm hơn. Hậu quả là một sự cung ứng giới hạn các thống kê và các sự phân tích về các sự thay đổi định chế, kinh tế, và dân số thời trước Thế Chiến II.
Các điều kiện kinh tế của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc được khảo sát sau Thế Chiến II nhưng trong khung cảnh có các thiên kiến nặng về ư thức hệ. Phần lớn các học giả tham dự là các kẻ theo Mác-Xít, hoặc là ở Phương Tây, Nhật Bản, hay các nước cộng sản, như một quy lệ, đă chấp nhận quan điểm chính thức của Việt Minh (hay ư thức hệ chính thức của Bắc Việt sau này). Họ đă nh́n sự bóc lột kinh tế của Pháp như nguyên do chính của sự suy giảm trong các điều kiện kinh tế, sau cùng đưa đến sự xuất hiện của một cuộc nổi dậy cách mạng. Khảo hướng này kéo dài ngay đến đầu thập niên 1980 (thí dụ trong tác phẩm của Murray (1980), bất kể một cái nh́n cân bằng hơn sau hết đă thắng thế sau khi tái thống nhất, ngay trong các học giả trước đây đă ủng hộ cho cuộc đấu tranh của Bắc Việt (Brocheux and Hemery (1995)).
Một cách mỉa mai, chính quyền Hoa Kỳ đă chia sẻ cùng loại thành kiến ư thức hệ trong suốt cuộc Chiến Tranh Đông Dương và Chiến Tranh Việt Nam. Cả hai phía đều có ư kiến rằng không cần thiết dể điều tra về các động lực kinh tế vĩ mô dài hạn. Sự kết thúc của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, trong năm 1975, và sự tái thống nhất, trong năm 1976, đă không khích lệ cho một cuộc tái khảo sát thành quả kinh tế của Việt Nam trước Thế Chiến II. Một cách nghịch lư, các quan điểm cộng sản và chống thực dân của Hoa Kỳ cùng có chung nhận thức về người dân Việt Nam hoàn toàn chỉ như các nạn nhân, làm tái sinh các thành kiến thực dân trước đây trong ư nghĩa rằng họ đă lăng quên vai tṛ của người Việt Nam như các tác nhân trong lịch sử của riêng họ trước khi thu hồi sự độc đập toàn diện trong năm 1954.
Sự thiếu sót tương đối trong sự quan tâm về lịch sử kinh tế định lượng của Việt Nam cũng được giải thích bởi các khó khăn trong việc ước lượng các trương mục quốc gia hay các thống kê khác của Việt Nam. Bởi Việt Nam được phân chia thành ba miền, lại nằm trong năm xứ thuộc Liên Hiệp Đông Dương (Đông Dương thuộc Pháp), các thống kế chính thức của Phủ Toàn Quyền Đông Dương cũng bao gồm cả Căm Bốt và Lào. Cuộc nghiên cứu này dựa trên nhiều kết quả sơ khởi thu thập được bởi Dự Án Thống Kê Lịch Sử Á Châu (Asian Historical Statistics Project), mục đích sau cùng là nhằm tái dựng các trương mục quốc gia của cácnước Á Châu, kể cả Việt Nam.
2. Các Sự Thay Đổi Dân Số: Ngoại Sinh Toàn Bộ Hay Nội Sinh Cục Bộ?
Thoạt nh́n, người ta có thể lập luận rằng tác động của sự thay đổi dân số trên sự phát triển kinh tế của Việt Nam có thể bị lăng quên, ít nhất trước Thế Chiến II, khi khảo sát sự tăng trưởng của các khu vực canh tác tại miền nam và miền trung Việt Nam (được gọi là Nam Kỳ (Cochinchina) và Trung Kỳ (An Nam) dưới thời Pháp thuộc. trong nhiều báo cáo chính thức khác nhau, về các điều kiện kinh tế tại miền bắc (được gọi là Tonkin dưới thời Pháp thuộc) sự tăng trưởng dân số quá mức đă được nhấn mạnh như một trong các yếu tố quan trọng nhất trong t́nh trạng đ́nh trệ sản lượng nông nghiệp trên mỗi đầu người. Bất kể sự đầu tư công lớn lao vào các đập nước, đê điều và các mạng lưới dẫn nước, đă không thể cải tiến số thu hoạch trong việc trồng lúa gạo, hay trong nhiều loại cây khác, ở cùng tốc độ với sự tăng trưởng dân số. Theo đó, dân số không thể bị ngó lơ như là hoàn toàn ngoại sinh. Nhưng người ta không nên kỳ vọng ở một sự giải thích đơn giản, theo một mô thức duy nhất.
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, không có bằng cớ rằng thái độ vị tha, tương ứng với sự tương tác giữa dân số và sự tăng trưởng được tŕnh bày bởi các tác giả Barro và Becker (1988), có thể giải thích cho các sự thay đổi trong tỷ suất sinh sản của Việt Nam trong suốt thế kỷ thứ 20. Nếu có một thành tố nội sinh trong sự thay đổi dân số, chắc chắn nó phải bao gồm sự di dân nội địa và quốc tế. Ngay trước thời kỳ tiền thuộc địa, sắc dân Việt Nam ưa phiêu lưu thường quen tự động di chuyển từ các khu vực miền bắc đông đảo xuống biên giới lúa gạo phương nam, nơi mà đất khả canh đầy rẫy và mật độ dân cư rất thấp. Sự nhập cảnh của dân gốc Trung Hoa, thường các công nhân có tay nghề, cũng là một đặc điểm truyền thống tại Việt Nam. Mặc dù các trào lượng này có thể được mở rộng bởi chính sách thực dân của người Pháp, chúng vẫn c̣n bị hạn chế rất nhiều so với ở Mă Lai hay Thái Lan. Các nhận xét này về dân số nội sinh và sự di dân cũng đúng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngay nếu chúng ta có thể bỏ lơ tác động của các sự thay đổi dân số trên các thành quả kinh tế, việc ước lượng chuỗi thống kê dân số là một điều kiện tiên quyết để tính toán các chỉ số kinh tế theo đầu người. Các cuộc kiểm kê dân số của Việt Nam đă không có cùng phẩm chất hay sự chính xác như các cuộc kiểm kê được thực hiện tại Nhật Bản và Đài Loan, hay ngay cả ở Hàn Quốc. Một ngoại lệ khả hữu duy nhất là Nam Kỳ, nơi các dữ liệu chính thức có vẻ khả sánh, về mức độ đáng tin cậy, với các cuộc kiểm kê dân số của Hàn Quốc thời trước Thế Chiến II. Sự thiếu sót chính xác trong các cuộc kiểm kê dân số thời trước Thế Chiến II ở Trung Kỳ và Nam Kỳ, ở mức độ nào đó, là một di sản thời tiền thuộc địa; hậu quả của sự miễn cưỡng về phía dân chúng nông thôn để chấp nhận, trong các giới hạn của xă thôn tự trị, các sự thăm ḍ chính thức bởi các nhân viên của chính quyền trung ương. 4
H́nh 1: Dân Số Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1900-1945
Sự tái thiết lập dân số Việt Nam bởi tác giả Banens (1999), dựa trên cơ cấu tuổi, cho thấy một sự ước lượng thấp dân số bởi các cuộc kiểm kê dân số chính thức thời trước Thế Chiến II, ít nhất là tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Sự tăng trưởng dân số v́ thế thấp hơn nhiều so với giả định trước đây. Trái với quan điểm chính thức của chính quyền thuộc địa về sự gia tăng quá mức trong dân số Việt Nam, có vẻ rằng tỷ số tăng trưởng thấp hơn tỷ số tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (H́nh 1). Trị giá hay khối lượng trên mỗi đầu người không nhất thiết phản ảnh tŕnh độ phát triển trong giai đoạn ban đầu của cuộc kỹ nghệ hóa, khi một phần quan trọng của dân số vẫn c̣n sống trong xă hội nông nghiệp cổ truyền. Chúng ta sau hết có thể so sánh các con số tổng gộp đối với Việt Nam và Hàn Quốc, có dân số nói chung tương đương, nhưng, trong trường hợp Nhật Bản và Đài Loan, sự sai biệt trong tổng số dân số th́ quá lớn. V́ lư do này, chúng tôi sử dụng các chỉ số trên đầu người chỉ riêng cho cuộc nghiên cứu này.
3. Điểm Hội Tụ Hay Phân Kỳ? β hay σ ?
Mặc dù bằng cớ định lượng vẫn chưa được cung ứng, chúng ta có thể kỳ vọng một tiến tŕnh phân kỳ trong thu nhập trên đầu người tại Đông Á trong giai đoạn ban đầu của cuộc kỹ nghệ hóa của Nhật Bản (tương ứng với các thập niên sau cùng của thế kỷ thứ 19 và các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 20). Chúng ta cũng biết rằng Đài Loan và Đại Hàn đă t́m cách giảm bớt khoảng cách thu nhâp với Nhật Bản, đặc biệt trong các thập niên 1980 và 1990. Giữa các thời khoảng, có thể có các giai đoạn hội tụ và phân kỳ trong số thu nhập theo đầu người. Khảo sát các sự tương đồng trong các điều kiện khởi đầu nơi các nước trong vùng ngoại vi Trung Hoa, chúng ta có thể kỳ vọng, trong trường hợp Việt Nam, một khuynh hướng hội tụ trong số thu nhập trên đầu người với Nhật Bản, và sau hết với Hàn Quốc và Đài Loan, trong tiền bán thế kỷ thứ 20.
Một cách lư tưởng, chúng ta mong muốn điều tra vấn đề hội tụ trong một khuôn mẫu tương tự như trong các cuộc nghiên cứu của Barro và Sala-i-Martin (1992) và Baumol (1986) dựa trên Tổng sản Lượng Quốc Gia Gộp (GDP) tính theo đầu người của các nước đă kỹ nghệ hóa. Nếu cùng loại dữ liệu được cung cấp, chúng ta có thể xác định các phân đoạn được tượng trưng bởi điểm hội tụ β (hay phân kỳ σ) và điểm hội tụ β (hay phân kỳ σ). Trong trường hợp đầu tiên, sự hội tụ ám chỉ một sự giảm trừ trong số thu nhập theo đầu người với nền kinh tế dẫn đầu. Trong khung cảnh Đông Á, chúng ta có thể ước định điểm hội tụ β như một kết quả của sự phổ biến các kỹ thuật và mô h́nh tổ chức mới, thí dụ sự phổ biến các kỹ thuật và các sự canh tân tổ chức Nhật Bản thích hợp đến một số nước bắt kịp Nhật Bản. Trong trường hợp thứ nh́, chúng ta có thể ước định điểm hội tụ σ , tương ứng với một sự sút giảm trong sự phân phát các lợi tức theo đầu người, sẽ xuất hiện như hậu quả của sự tái phân chia quốc tế các yếu tố trong vùng ngoại vi Trung Hoa, hay rộng hơn trong khu vực Á Châu. Điều này ám chỉ các vi phân sai biệt trong tỷ số phát triển giữa các nước nghèo nhất và giàu nhất, với sự thuận lợi nghiêng có nước kể trước [nước nghèo].
Các tham vọng của chúng tôi bị hạn chế do sự thiếu sót các tin tức cung ứng. Chúng tôi không có chuỗi chi số GDP trên đầu người cho Việt Nam, sẽ cho phép điều tra về điểm hội tụ β. Ngoài ra, mẫu nghiên cứu của chúng tôi quá nhỏ. Điều tra điểm hội tụ σ sẽ đ̣i hỏi việc nới rộng tầm khảo sát bao trùm các nước Đông nam Á, bởi chuỗi GDP trên đầu người của khối chỉ được tái thiết lập một phần cho thời trước Thế Chiến II. Trong bài viết này, mục đích của chúng tôi nhắm vào hai điểm: trước tiên, để xác định khuynh hướng tiền Thế Chiến II trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, về điểm hội tụ và phân kỳ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, qua việc sử dụng các chỉ số định lượng. Thứ nh́, để điều tra về mối quan hệ với sự thay đổi định chế, nhằm xác định các khúc rẽ khả hữu trong tiến tŕnh phát triển của Việt Nam. Trong quan điểm của chúng tôi, vấn đề then chốt không phải nhịp độ hội tụ mà là khả tính, và trong trường hợp đó, sự ấn định thời biểu, của một sự biến đổi từ một khuynh hươớg hội tụ thành một khuynh hướng phân kỳ giữa các năm 1900 và 1945. Các sự kiện được định thức hóa về sự phát triển kinh tế của Việt Nam, như được tŕnh bày một cách sơ lược bởi Brocheux và Hemery (1995), cho thấy rằng năm 1930 là một khúc rẽ. Sự phân tích định lượng dựa trên sự đại biểu của số GDP và các chỉ số kỹ nghệ có thể cung cấp bằng chứng nhiều hơn.
II. CÁC THÀNH QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC NĂM 1900 VÀ 1945: MỘT SỰ THẨM ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG
Để có một sự so sánh định lượng trên các thành quả kinh tế tại vùng ngoại vi Trung Hoa giữa các năm 1900 và 1945, chúng ta có thể dựa trên các cuộc nghiên cứu trước đây về Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. 5 Chuỗi chỉ số GDP theo đầu người vẫn chưa được cung cấp trong trường hợp Việt Nam, nhưng chúng ta có thể dựa trên một loạt các chuỗi ước lượng gồm cả các chỉ số về dân số, tài chính công, ngoại thương, và các chỉ số kỹ nghệ khác nhau. Bởi chúng ta không quan tâm đến các chu kỳ kinh doanh, nhưng trong các khuynh hướng dài hạn, sự so sánh sẽ sử dụng sản lượng tính theo đầu người hay vật liệu (stock) (cho hạ tầng cơ sở) thay v́ các con số chỉ tỷ số tăng trưởng. Sự tŕnh bày theo phép tính lũy thừa (logarithmic scale) sẽ cho phép có được một sự xác định trực tiếp tiến tŕnh hội tụ hay phân kỳ, và điểm rẽ khúc trong các khuynh hướng này.
1. Các Chỉ Số Kinh Tế Vĩ Mô: Kinh Phí Công Như Là Một Chỉ Số Đại Biểu Cho Lợi Tức Quốc Gia và Số Xuất cảng Như Một Đại Biểu Cho Chỉ Số GDP
Các số ước lượng kinh tế vĩ mô cung ứng về tài chính công và mậu dịch quốc tế của Việt Nam có thể được dùng như các số liệu thay thế cho GDP. Không có lư do để giả định rằng các kinh phí công hay các số xuất cảng mang lại một tỷ số bất biến của GDP nhưng, mặt khác, các khuynh hướng dài hạn của các biến số này cung cấp một sự chỉ dẫn cho sự phát triển kinh tế. 6 Bởi các con số này để chỉ trị giá, chúng tôi phải hoán đổi tiền tệ Việt Nam (đồng bạc Đông Dương) sang tiền Yen của Nhật Bản với tỷ số hối đoái lưu hành (trung b́nh hàng năm của tỷ suất thị trường ở Sàig̣n), với việc xem xét rằng biên độ thay đổi của tỷ số hối đoái được giới hạn. 7
H́nh 2: Kinh Phí Công tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1900-1945
Mức độ kinh phí công (H́nh 2) có thể so sánh được tại Việt Nam và tại Hàn Quốc trong các thập niên 1920 và 1930. Một khoảng cách đáng kể hiện diện với Nhật Bản và Đài Loan, mặc dù trong trường hợp sau, có thể là kết quả của sự gộp chung cả tài chánh công của trung ương lẫn địa phương trong các con số của chúng tôi. Mức độ tài chính công tại Hàn Quốc thấp hơn nhiều trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 20, với một khuynh hướng hội tụ chậm lại sau Thế Chiến I. Khuôn mẫu này cho thấy Hàn Quốc bắt kịp Việt Nam, ít nhất về mặt tài chính công, và do đó, nhiều phần là khoản đầu tư công vào hạ tầng cơ sở, sau khi có sự chiếm đóng và chính sách thực dân hóa chính thức của Nhật Bản.
T́nh trạng này, ở giữa Đài Loan và Hàn Quốc, cho thấy tŕnh độ phát triển kinh tế của Việt Nam có thể so sánh với các thuộc địa của Nhật Bản. Xét đến ngạch số đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại Hàn Quốc dưới sự cai trị của Nhật Bản, người ta có thể nghi ngờ rằng vai tṛ của tài chính công trong tiến tŕnh tạo lập tư bản tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc lại là một vai tṛ thiết yếu. Trong thập niên 1930, Việt Nam không bước sau Hàn Quốc nhưng đă trải qua một thập niên tương đối tŕ trệ, như tại Đài Loan, trong khi kinh phí công đang lên cao tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Sự co rút trong các kinh phí công, như được tính theo đồng Yen của Nhật Bản, thực sự tương ứng với một sự giảm giá trong thực tế trong tiền tệ Việt Nam trong thập niên 1930. Điều đó có thể làm phồng lớn sự suy thoái tại Việt Nam, trong khi Nhật Bản chấp nhận một chính sách kinh tế khác biệt thúc đẩy bởi Bộ Trưởng tài Chính Takahashi (Nakamura, 1994).
H́nh 3: Xuất cảng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1900-1945
Mậu dịch quốc tế có thể được dùng như một đại biểu cho GDP, trong trường hợp các số xuất cảng. 8 Ở đây cũng vậy, không có lư do để giả định một phần chia cố định. Đúng hơn, chúng ta có thể ước định một khuynh hướng gia tăng trong số xuất cảng và nhập cảng tính theo đầu người trong thời kỳ này, đặc biệt v́ các chuỗi số của chúng ta tính bằng đồng Yen lưu hành. Chúng ta nhận thấy trên các chuỗi mậu dịch quốc tế (H́nh 3) nhiều đặc điểm đă sẵn được quan sát trên các chuỗi số tài chính công, nhưng với một sự khuếch đại các khuynh hướng. Tổng số xuất cảng của Việt Nam chỉ đang gia tăng một cách chậm chạp về mặt lưu hành, trong khi các con số đang gia tăng một cách vững chắc hơn cho ba nước kia trước thời Thế Chiến II. Như về mặt tài chính công, Hàn Quốc đang bắt kịp trong thập niên 1910, từ một mức độ khởi đầu thấp hơn Việt Nam nhiều. Trong thập niên 1930, chúng ta có thể quan sát một sự suy giảm và sau đó sự tŕ trệ tại Việt Nam, trong khi các con số của Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục tăng cao cho đến khi có sự bùng nổ Thế chiến II.
Dưới thời Pháp thuộc, cán cân mậu dịch của Việt Nam được tượng trưng bởi một khoản thặng dư trong cơ cấu do kết quả của các sự xuất cảng các số lượng gạo lớn lao, cả các nguyên liệu khác chẳng hạn như ngô (bắp), cao su, cá và than đá, phần lớn sang thị trường Đông Á. Điều này đi liền với một sự hao hụt của Pháp tương ứng với một khoản thâm thủng khổng lồ trong cán cân các dịch vụ. Tầm mức to lớn của sự sụt giảm trong các số xuất cảng của Việt Nam hồi đầu thập niên 1930 cho thấy một sự chấn động không cân xứng (sự sụt giảm bị giới hạn tại Hàn Quốc và Đài Loan). Sự hoán đổi các chuỗi số Việt Nam sang đồng Yen hiện hành của Nhật Bản làm hạ bớt tác động của sự suy giảm về xuất cảng, vốn thực sự gắt gao hơn nhiều khi tính theo đồng bạc Đông Dương.
Sự so sánh cơ câu xuất cảng theo sản vật cho thấy một sự tương phản giữa Việt Nam và Hàn Quốc (Bassino and Bui, 1999; Hori, 1995). Trong thập niên 1930, Hàn Quốc trải qua một sự gia tăng trong phần đóng góp của các chế tạo phẩm trong số xuất cảng, như được nh́n thấy trong trường hợp Nhật Bản vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Trong trường hợp Việt Nam, các số xuất cảng của các chế tạo phẩm hăy c̣n khá hạn chế, mặc dù chúng có bao gồm xi măng, một số sản phẩm thủ công làm tại nhà công nhân, và các sản phẩm biến chế khác như thiếc, kẽm và cao su. Liên quan đến sự phân tách các vật phẩm nhập cảng, sư gia tăng trong tỷ lệ của các tư bản phẩm và các sản phẩm trung gian trong số nhập cảng của của Hàn Quốc và Đài Loan không có số tương đương ở Việt Nam. Chính v́ thế, kiểu mẫu công nghiệp hóa của các thuộc địa của Nhật Bản trong thập niên 1930 (các kỹ nghệ thực phẩm tại Đài Loan, các kỹ nghệ nhẹ và nặng tại Hàn Quốc) đă không có số tương đương trong trường hợp của Việt Nam.
2. Bằng Chứng Từ Các Chỉ Số Kỹ Nghệ: Kiễu Mầu Quốc Gia Của Sự Phát Triển Kinh Tế
Đề bù đắp cho sự thiếu sót các chuỗi số kinh tế vĩ mô, chúng tôi phải dựa vào các phương pháp gián tiếp để lượng định sự hội tụ của lợi tức trên mỗi đầu người và phải xác định các kiểu mẫu quốc gia. Các chuỗi số kỹ nghệ với khối lượng lớn, khi được tính như sản lượng theo đầu ngừi hay cổ phần vốn đầu tư theo đầu người, có thể cung cấp một sự đại biểu khả dĩ chấp nhận được cho việc đo lường tŕnh độ phát triển của Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, và thời khoảng tụt hậu đối với Nhật Bản. Sự tuyển chọn các
H́nh 4: Sản Lượng Than Đá Tính Theo Đầu Người tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1900-1945
***
H́nh 5: Sản Lượng Điện Lực Tính Theo Đầu Người tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1907-1945
***
H́nh 6: Sản Lượng Bia Tính Theo Đầu Người tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam,
1900-1945
***
H́nh 7: Sản Lượng Xi-Măng Tính Theo Đầu Người tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và
Việt Nam, 1905-1945
***
H́nh 8: Chiều Dài Vận Chuyển Bằng Đường Xe Hỏa Tính Theo Đầu Người tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1900-1945
***
H́nh 9: Số Xe Gắn Động Cơ (Xe Hơi, Xe Vận Tải, và Xe Buưt) Tính Theo Đầu Người tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, 1910-1945
***
H́nh 10: Tỷ Số Ghi Danh Tại Bậc Tiểu Học (Con Trai và Con Gái) tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đài Loan và Việt Nam, 1910-1945
dữ liệu bao gồm các chỉ số thường được xem là liên hệ chặt chẽ với lợi tức trên mỗi đầu người, với một khung cảnh địa dư, lịch sử và kỹ thuật hạn định nào đó. Mẫu khảo sát bao gồm sồ khai thác mỏ than (H́nh 4), điện lực (H́nh 5), sản lượng chế tạo phẩm (bia và xi măng, H́nh 6 và H́nh 7), vận tải (xe hỏa và xe gắn động cơ, H́nh 8 và H́nh 9), và giáo dục (H́nh 10).
Điện lực hiển nhiên là một chỉ số tốt hơn sản lượng khai thác than đá bởi nó không tùy thuộc vào các tài nguyên thiên nhiên của xứ sở. Tuy nhiên, chuỗi số liệu sản lượng điện lực vẫn chưa được cung ứng cho suốt thời kỳ 1900-1945, trong khi tất cả bốn nước của mẫu khảo sát đều có các mỏ than phong phú dễ dàng khai thác. Liên quan đến ngành chế tạo, Phủ Toàn Quyền Đông Dương ghi lại các con số sản lượng của một số vật phẩm hạn chế. Sự lựa chọn bia và xi măng liên hệ đến sự cung ứng các chuỗi số liên tục, nhưng lư do quan trọng nhất cho việc tuyển chọn hai sản phẩm này là v́ mối tương quan của chúng với mức độ phát triển kinh tế. Bia có thể được xem như một chỉ số tốt cho sự phát triển của một tầng lớp trung lưu tại Á Châu. Nó không phải là một loại thức uống quốc gia, dù cho các thế lực thực dân, hay cho số dân bản xứ tại các thuộc địa, nhóm người kể sau có truyền thồng của chính ḿnh là sản xuất rượu trắng bằng gạo. Chính v́ thế, sự tiêu thụ bia không bị ảnh hưởng bởi các thành kiến văn hóa. Chuỗi số sản lượng xi-măng theo khối lượng cung cấp một chỉ số đáng chú ư cho việc lượng giá sự phổ biến các kỹ thuật mới trong ngành xây dựng và kiến thiết công tŕnh công chánh. Để nghiên cứu sự tiến triển của hoạt động kinh tế trong ngành vận tải, các chỉ số thích hợp nhất sẽ là trị giá và khối lượng chuyển vận. Tuy nhiên, các dữ liệu được cung ứng hiện nay bị giới hạn vào các số xấp xỉ của các vật dụng thuộc về vốn: số dậm đường đă vận chuyển của các mạng lưới xe hỏa; số các xe gắn động cơ đang lưu hành.
Các con số kỹ nghệ khác nhau mang lại rất nhiều cảm nghĩ nhưng, trong quan điểm của chúng tôi, các chỉ số đúng nhất của sự phát triển kinh tế trong khung cảnh Á Châu hồi đầu thế kỷ thứ 20 là các tỷ số ghi danh theo học tại bậc giáo dục tiểu học và trung cấp. Trong lănh vực này, Nhật Bản rơ ràng dẫn đầu từ thời trước khi bước sang thế kỷ thứ 19. V́ thế,nước này là một chuẩn mực lư tưởng cho việc điều tra tiến tŕnh hội tụ. Sự đầu tư ồ ạt vào bậc giáo dục tiểu học tại Đài Loan và, ở một mức độ ít hơn, tại Hàn Quốc, đă là một trong những tính chất nguyên thủy nhất trong chính sách đế quốc của Nhật Bản. Sự so sánh với t́nh trạng ở Việt Nam cho thấy rằng các số ghi danh có thấp hơn đôi chút so với hai lănh thổ này, nhưng các khuynh hướng hội tụ với tŕnh độ của Nhật Bản có hiện hữu tại cả ba nước trong vùng ngoại vi Trung Hoa này (H́nh 10). Sự cam kết của người Pháp với giáo dục tại Việt Nam không gặp mức tương đương nào trong phần c̣n lại của Đế Quốc thực dân Pháp. Nó đă được khởi sự sớm sủa trong chính sách thực dân, trong thập niên 1860 tại Nam Kỳ, và đă đưa đến sự tạo lập một nhóm xă hội mới có khả năng cạnh tranh với lớp trí thức cổ truyền, tầng lớp quan lại tinh hoa, về mặt uy tín và sự liên kết với chính quyền của xứ sở. Tác giả Osborne (1972) mô tả một cách thích hợp sự phát triển của một hệ thống giáo dục, theo khuôn mẫu điển h́nh của Pháp, như “một sự chiến thắng hạn chế”.
Khi so sánh các sự khác biệt trong thành quả giáo dục, chúng ta cần lưu ư đến các khung cảnh tiền thuộc địa khởi đầu và cơ cấu xă hội thời thuộc địa. Tỷ lệ của các nhóm dân tộc ít người trong dân số Việt Nam tương đối cao trong khi số ghi danh đi học lại cực kỳ hiếm có trong các dân tộc này, ngoại trừ dân gốc Hoa đă có tỷ lệ ghi danh rất cao. Ngoài ra, mạng lưới cổ truyền của các trường học tư nhân địa phương, được tài trợ bởi làng xă, đă không sụp đổ tức thời sau khi có chế độ thực dân. Các định chế này, tương tự như các “trường học của các chùa” [terakoỵa tiếng Nhật trong nguyên bản, ND] hồi cuối thời Tokugawa và đầu thời Minh Trị (Meiji) tại Nhật Bản, vẫn c̣n chế ngự tại nhiều phần nông thôn sau Thế Chiến II, đặc biệt tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ (An Nam và Tonkin).
Các chỉ số theo đầu người khác cho thấy sự hội tụ bị hạn chế nhiều với tŕnh độ của Nhật Bản, mặc dù có một số sự tương đồng giữa Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Trong trường hợp sản lượng bia (H̀nh 6), chúng ta có thể nhận thấy gần như cùng mức độ cho Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam trong thập niên 1930, với số tiêu thụ đầu người trung b́nh nói chung tương đương với mức độ của Nhật Bản vào năm 1913. Về xe gắn động cơ (H́nh 9), Việt Nam rơ ràng đi trước Hàn Quốc và Đài Loan trong thập niên 1920, ở một mức độ tương đương với Nhật Bản. Người ta có thể lập luận rằng sự bất quân b́nh này có lẽ rơ nét hơn tại Việt Nam (hay nói rộng hơn tại Đông Nam Á), hơn là tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, và rằng điều này có thể giải thích cho tỷ suất cao về trang thiết bị tại Việt Nam thời trước Thế Chiến II. Tuy nhiên, tác giả Gourou (1936) cho thấy rằng ngay ở Bắc Kỳ tương đối nghèo, sự vận tải đường bộ bằng xe buưt cũng có thể đài thọ được bởi một tỷ lệ gia tăng số nông dân trong thập niên 1930.
Khi quan sát các chỉ số khác, các chỉ số mà chúng ta có các chuỗi thống kê dài hạn, chúng tôi ngờ rằng một sự biến đổi nào đó dă xảy ra hồi cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930. Trước năm 1930, Việt Nam đi trước Hàn Quốc và rất gần Đài Loan về sản lượng than đá (H́nh 4), xi măng (H́nh 7) và các mạng lưới đường xe lửa (H́nh 8) (trong thực tế, về đường sắt, dẫn đầu cho đến trước Thế Chiến I). Một khuynh hướng tổng quát hướng đến điểm hội tụ với tŕnh độ của Nhật Bản đă hiện hữu, mặc dù khoảng cách khá lớn vẫn c̣n. Sau năm 1930, các chỉ số của Việt Nam đ́nh trệ và c̣n suy giảm nữa. Trong khi đó, Hàn Quốc đă bắt kịp từ một mức độ rất thấp (trước năm 1913), với tŕnh độ của Nhật Bản và Đài Loan trong thập niên 1930. Trong khi đó, trong thập niên 1920, tiến tŕnh hội tụ cũng liên can đến Việt Nam, xứ sở này lại trải qua một sự phân kỳ sau năm 1930. Các đặc điểm này cho thấy rằng một sự cất cánh (take-off) đă hiện hữu tại Việt Nam trước năm 1930, nhưng chính khung cảnh định chế hay các chính sách kinh tế đă không cho phép khuynh hướng này được tiếp tục. Trong khi đó, Hàn Quốc và Đài Loan đang trên đường tiến tới công cuộc kỹ nghệ hóa. Thập niên 1920 tương ứng với thập niên sau cùng của ưu thế trong các thành quả của Việt Nam đối với Hàn Quốc. Sau năm 1930, chúng ta nhận thấy một sự tương phản rơ rệt giữa t́nh trạng tŕ trệ và suy giảm của Việt Nam, và sự tăng trưởng với tốc độ nhanh của Hàn Quốc đến tŕnh độ của Đài Loan và Nhật Bản.
Điều này được xác nhận bởi các chuỗi thống kê về sản lượng điện lực (H́nh 5), được cung ứng đồng thời cho Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam từ cuối thập niên 1920 hay đầu thập niên 1930. Các mạng lưới điện được phát triển sớm hơn (vào lúc kết thúc thế kỷ thứ 19 tại Việt Nam), nhưng bị giới hạn vào sự tiêu thụ tư nhân để thắp sáng bởi các chính quyền, và vào một ít gia đ́nh hay công ty tư nhân. Trong cùng thời khoảng, Nhật Bản đă sẵn dấn ḿnh vào sự phát triển sự tiêu thụ đại chúng và phát điện cho các nhà máy (đào mỏ, in ấn). Trong trường hợp Việt Nam, khoảng cách với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thật bao la trong các thập niên 1920 và 1930. Tỷ lệ tăng trưởng ngọan mục của Hàn Quốc rơ ràng liên hệ với sự tạo lập các nhà máy điện hóa học bởi các tổ hợp lớn nhất của Nhật Bản (Hori, 1955). Không có chỉ số tương đương tại Đài Loan, nơi mà sự phát triển kinh tế được đặt nền trên nông nghiệp (đường mía) và kỹ nghệ nhẹ. Sự phát triển kinh tế khởi đầu tại Việt Nam, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ, được đặt trên tập hợp kỹ thuật trước đó gồm than đá, đường sắt và1 xi-măng, Khoảng cách gia tăng giữa Đài Loan và Việt Nam, nới mà các cơ cấu công nghiệp tương đối giống nhau trước năm 1930, cho thấy một sự thất bại của nhà nước và/hay thị trường trong sự phát triển kinh tế Việt Nam dựa trên một làn sóng mới của các kỹ thuật và các sáng kiến canh tân.
III. TINH THẦN KINH DOANH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ
Phần này sẽ cố gắng để xác định các sự thay đổi định chế có thể là nguyên do của sự suy giảm tương đối của Việt Nam sau năm 1930. Ba sự giải thích khả hữu đă được điều tra. Trước tiên, sự thiếu vắng sau rốt tinh thần kinh doanh công và tư nhân, và đặc biệt sự thiếu vắng sự quyết tâm về phía giới tinh hoa quản trị. Thứ nh́, một sự bất ổn tương đối của giới tinh hoa địa phương và các thẩm quyền chính trị để chấp nhân điều, vào thời điểm đó, xem ra đă là một mô h́nh ưu đẳng của sự phát triển kinh tế, tức mô h́nh Nhật Bản. Thứ ba, tác động của chính sách kinh tế của Pháp trên các thành quả kinh tế của Việt Nam.
1. Giới Tinh Hoa Doanh Nghiệp và Hành Chính tại Việt Nam, tại Nhật Bản và tại các thuộc địa Của Nhật Bản
Sự can dự của giới tinh hoa bản xứ trong guồng máy hành chính dân sự và vai tṛ của họ trong sự phát triển các doanh nghiệp mới có tính chất độc đáo tại Việt Nam, đặc biệt trong khuôn khổ của Đế Quốc Pháp. Sự tự trị hành chính hiển nhiên là một vấn về khoảng cách địa dư giữa Pháp và Việt Nam. Nhưng khả năng của các thuộc viên dân sự địa phương để khai triển và thi hành chính sách kinh tế với quyền tự trị tương đối cũng liên quan đến phẩm chất và sự cam kết của các công chức, bất kể là người Pháp và gốc Việt Nam, thuộc tầng lớp tinh hoa hành chính. Ngay từ 1901, bài viết đầu tiên bởi một viên chức Việt Nam đă được đăng tải trên Tập San Bulletin Economique de l’Indochine (một ấn phẩm định kỳ chính thức của Phủ Toàn Quyền Đông Dương). Ngay từ thập niên 1910, các viên chức cao cấp Việt Nam đă tham gia vào các ủy hội kinh tế được bổ nhiệm bởi viên Toàn Quyền, một thí dụ về ủy hội đặc trách chính sách tiền tệ được tổ chức năm 1920, trong khi cùng lúc dân gốc Trung Hoa hay Hàn Quốc vẫn chỉ có một vai tṛ rất hạn chế trong chính quyền thuộc địa Nhật Bản. Với sự quan tâm của họ về các số thống kê và sự điều tra các thử nghiểm mới sâu rộng trong hành chính công, giới tinh hoa hành chính Việt Nam có thể được so sánh với các sự canh tân thư lại của Nhật Ban thời tiền Thế Chiến II.
Từ quan điểm các công chức Pháp, một kinh nghiệm trong guồng máy hành chính thuộc đia tại Việt Nam đă được nh́n như một tích sản, trong khi các thuộc địa khác vẫn c̣n không có sức thu hút mấy, ít nhất đối với các viên chức cao cấp phi quân sự. Rơ ràng, lương bổng cao và mức sống đă là các khích lệ mănh liệt cho việc nạp đơn xin việc tại Việt Nam. Nhưng cần ghi nhận rằng nhiều công chức Pháp đă có các chức nghiệp đáng kể trong chính quyền trung ương hay trong chính trị. Trong một khuôn mẫu tương tự, nhưng nhiều cơ cấu hơn, Hàn Quốc và Đài Loan, và Măn Châu Quốc sau năm 1930, đă là các lănh vực quan trọng của sự thử nghiệm với các h́nh thức mới của sự hợp tác giữa doanh nghiệp và chính quyền bởi các nhà thư lại trẻ nhiều tham vọng (Kobayashi, 1995). Cùng loại nhận xét này cũng đúng với Viện Đại Học Hà Nội và các trường trung học Pháp tại Hà Nội và Sàig̣n. 9 Viện Đại Học Hà Nội có tính chất độc đáo trong khuôn khổ Đế Quốc Pháp về tỷ lệ dân bản xứ, phần lớn là người Việt Nam, trong số nhân viên học thuật hồi cuối thập niên 1930. Con số sinh viên tại Viện Đại Học Hà Nội tương đối ít trước năm 1940; đối với giới tinh hoa địa phương, gửi con em đi học tại Pháp th́ oai phong hơn. Nhưng sự xuất hiện của một công đồng học thuật bản xứ có thể tương tự như sự phát triển các đại học công và tư tại Đài Loan và Hàn Quốc.
Một khía cạnh khác của tính năng động của giới tinh hoa bản xứ được làm bằng bởi sự phát triển tinh thần kinh doanh trong sắc dân Việt Nam trong tiền bán thế kỷ thứ 20, kể cả trong lănh vực các kỹ nghệ chế tạo mới. Theo truyền thống, trong các thời tiền thuộc địa và ban đầu thời thuộc địa, dân Trung Hoa hay người Việt gốc Hoa từ các cuộc hôn nhân tạp chủng chế ngự các xí nghiệp kinh doanh, mậu dịch, khai thác hầm mỏ, và ngay cả trong nhiều công việc cho lănh thầu tại nhà công nhân (thí dụ, đồ gốm) và các đồn điền trồng cây sinh hoa lợi (cash crops) (thí dụ, hạt tiêu). Trong các thập niên 1920 và 1930, chủng tộc Việt Nam được tŕnh bày trong các báo cáo chính thức là ngày càng tích cực hơn, và c̣n lấn lướt, cạnh tranh thành công với sắc dân Trung Hoa, những kẻ dù thế vẫn duy tŕ thành tŕ của họ trong ngành mậu dịch quốc tế, buôn sỉ, và tài chính. Kết quả là một sự thống trị khả dĩ của sắc dân Việt trong trường hợp kinh doanh xí nghiệp mới trong ngành chế tạo, một sự kiện phần nào được giải thích bởi có các sự móc nối với các công chức ở thượng tầng phụ trách chính sách kinh tế, hay chính sách kỹ nghệ c̣n phôi thai. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một thế hệ mới các doanh nhân tại Việt Nam chỉ là một h́nh ảnh phản chiếu yếu ớt so với t́nh trạng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong khi đó, giới thanh niên Việt Nam thuộc vào tầng lớp tinh hoa cổ truyền hay mới đă mất ảo tưởng về sự vô khả năng của các nhà dân chủ và xă hội chủ nghĩa Pháp khi họ nắm giữ quyền hành trong các thập niên 1920 và 1930. Họ bị nh́n như đă thất bại, hay không có khả năng, để chuyển hóa các quan điểm cấp tiến của họ vào thực tế chính trị và các sự cải cách hành chính tại Vi9ệt Nam. Hậu quả, thế hệ mới của giới tinh hoa Việt Nam dần bị lôi cuốn bởi các ư thức hệ chính trị độc đoán vay mươn từ bên ngoài, hoặc Quốc Dân Đảng Trung Hoa hay chủ nghĩa cộng sản Nga. T́nh trạng này đối nghịch với khả năng của chính quyền Nhật Bản trong việc làm cho ư thức hệ đế quốc Toàn Á Châu (Pan-Asiatic imperialism) khả dĩ được chấp nhận, hợp thời hay hấp dẫn, tại Nhật Bản cũng như tại Đài Loan, hay ngay cả ở Hàn Quốc và Măn Châu. Nó khiêu gợi việc liên kết các sự thay đổi trong bàu không khí chính trị và sự phân kỳ trong các thành quả kinh tế vĩ mô. Nhưng nó không nói rơ là liệu sự ly dị này là nguyên do cho sự đ́nh trệ kinh tế của thập niên 1930 hay ngược lại, là hậu quả. Sự khác biệt trong việc ấn định thời biểu, sự bành trướng kinh tế nhưng phân cách chính trị nhiều hơn trong thập niên 1920, cho thấy rằng lời giải thích đầu tiên có nhiều phần xác xuất hơn. 10
2. Nhật Bản Như Một Mô H́nh Cho Sự Phát Triển Kinh Tế
Nhật Bản thời Meiji (Minh Trị Thiên Hoàng) được xem như một mô h́nh bởi đông đảo các chính trị gia, doanh nhân và học giả tại Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Hoa, trước, trong và sau chế độ thực dân, hay sự chiếm đóng quân sự trong trường hợp Trung Hoa. Tại các nước này, phe theo chủ nghĩa dân tộc có khuynh hướng tích cực noi gương kinh nghiệm Nhật Bản, hoặc trong việc chiến đấu chống lại Nhật Bản hay cộng tác với họ. Trước năm 1930, mô h́nh Nhật Bản ít có tác động bên ngoài khu vực can thiệp của thời ban đầu chủ nghĩa đế quốc Nhật, ngoại trừ ở Việt Nam nơi mà ảnh hưởng có thể so sánh được về cường độ, với những ǵ được nhận thấy ở các nước khác trong vùng ngoại vi Trung Hoa (hay ở Trung Hoa). V́ thế, có vẻ là Việt Nam (hay Đông Dương)) không phải là một ngoại lệ mà, ngược lại, đă là nước (hay thuộc địa) ở Đông Nam Á tiếp nhận nhiều nhất sự khuếch tán của mô h́nh kinh tế Nhật Bản. Nhưng mô h́nh được nh́n gần như chỉ từ mặt tích cực, như hậu quả của chính sách cai trị của Pháp. Trong số các thành viên của giới tinh hoa Việt Nam cổ truyền, Nhật Bản được nh́n trước tiên, vào cuối thế kỷ thứ 19, như một đồng minh khả hữu cho việc chiến đấu chống lại nguời Pháp tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. 11
Chính sách “Hương Về Phía Đông: Look East” (Đông Du, dịch sát nghĩa là du hành về phía Đông, phía Đông tất nhiên là Nhật Bản) được phát huy bởi các nhà lănh tụ phe dân tộc chủ nghĩa Việt Nam như Phan Bội Châu, đă có một kết cuộc khá thất vọng. Sau năm 1909, Nhật Bản đă rút lại sự hỗ trợ của nó dành cho phe dân tộc chủ nghĩa Việt Nam, như một hậu quả của liên minh Anh Quốc và sự trung lập của Pháp trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Nhưng, một cách mỉa mai, chính sách Đông Du đă có một di sản quan trọng trong chính quyền thuộc địa. Sự phát triển kỹ nghệ của Nhật Bản trong Thế Chiên I đă thu hút sự quan tâm đáng kể, dẫn đến cuộc điều tra về chính sách thực dân Nhật tại Đài Loan, và tác động kinh tế của nó. Các mối liên kết trực tiếp giữa Toàn Quyền Đông Dương tại Hà Nội và Đại Sứ Pháp tại Đông Kinh, Paul Claudel, nhắm vào việc khích lệ sự hợp tác kinh tế. Nhật Bản được nh́n như một nước xuất cảng khả dĩ các sản phẩm đầu tư tương ứng với các kỹ thuật thích hợp, và Việt Nam có phần thặng dư về gạo, than đá, và các nguyên liệu khác, cũng như xi-măng, có thể xuất cảng sang Nhật Bản và các thuộc địa của Nhật Bản.
Chính Phủ Toàn Quyền Đông Dương đă là kẻ tuyên truyền hữu hiệu và quả quyết nhất cho mô h́nh Nhật Bản. Một sự minh họa tốt được cung cấp bởi một số bài viết về Nhật Bản và các thuộc địa của Nhật Bản trong Tập san Bulletin Economique de l’Indochine, khi so sánh với số bài viết về Xiêm La, Nam Dương, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Singapore, hay Mă Lai. Nhưng, như tại các nước khác trong vùng ngoại vi Trung Hoa, và tại Trung Hoa, các sự diễn giải của chính sách này mang lại các cảm nghĩ lẫn lộn. Hợp tác kinh tế với Nhật Bản bị xem là một cơ hội để nâng cao sự phổ biến kỹ thuật và sự tăng trưởng sản lượng, và mở rộng mậu dịch trong nội vi Á Châu. Mục tiêu cuối cùng của mậu dịch gia tăng là nhập cảng các tư bản phẩm nhiều hơn. Mặt khác, Hải Quân Pháp và Phủ Toàn Quyền Đông Dương đều hay biết rất rơ về các kỹ năng kỹ thuật của Nhật Bản (cựu đồng minh rất hữu dụng thời Thế Chiến I trong việc đẩy lui các tàu ngầm (U-boots) của Đức), và Nhật Bản ngày càng bị xem như một mối đe dọa tương lai. Theo đó, sự phát triển tiềm năng kỹ nghệ trong các công nghiệp chế tạo mới, trang thiết bị kim loại, hóa học, điện lực hay viễn thông và vận tải được xem là một ưu tiên chiến lược trong sự dự liệu cuộc tranh chấp quân sự công khai với quyền lực đế quốc nhiều tham vọng này.
3. Tác Động Của Chính Sách Kinh Tế Pháp Trên Sự Phát Triển Kinh Tế Của Việt Nam Trong Thời Tiền Thế Chiến II
Các chỉ số định lượng cho thấy rằng vào khoảng 1930, Việt Nam trải qua một khúc rẽ trong thành quả kinh tế, từ sự phát triển kinh tế liên tục sang t́nh trạng tŕ trệ. Năm 1930 tương ứng với sự lan tràn của cuộc suy thoái Thế Giới nhưng không có lư do để giả định rằng nó có dính liền với các chấn động bất thăng băng tại vùng Á Châu, và rằng Việt Nam là một trong bất kỳ nước nào bị ảnh hưởng nhiều hơn các nước khác ở Đông Á hay Đông Nam Á. Chính v́ thế, công tác của chúng tôi là xác định các sự thay đổi định chế, đặc biết đối với Việt Nam, đă xảy ra trong thời gian đó. Sự cứu xét các hàm ư đối với Việt Nam (và Căm Bốt hay Lào) trong chính sách của Pháp nhằm nâng cao sự hội nhập kinh tế với Đế Quốc, cả trên vấn đề thương mại và tiền tệ, là một khởi điểm tất nhiên. Đúng ra điều này không chỉ giới hạn vào nước Pháp. Người Anh đă thực hiện gần như cùng đường lối với cái gọi là “ưu đăi Đế Quốc: Imperial Preference”, và trong khi đó, Nhật Bản phát huy một sự kết hợp kinh tế mạnh mẽ hơn với các thuộc địa.
Những điểm đặc biệt nào đối với Việt Nam, trong khuôn khổ Đế Quốc Pháp, có thể được mô tả về mặt các mô h́nh hấp lực (gravity models). Trong khi nước Pháp là đối tác mậu dịch chính với Việt Nam về mặt nhập cảng, điều này không đúng với số xuất cảng trước thập niên 1930. Bất kể các sự bóp méo trong mậu dịch đă gia tăng trong thời kư đó, Việt Nam không hoàn toàn đóng cửa đối với các nước xuất cảng chế tạo phẩm khác. Khoản thặng dư có thể xuất cảng của Việt Nam chính yếu được nhắm đến các nước Á Châu. Sự bất cân bằng này là hậu quả của các sự bóp méo đưa đến bởi sự vai trị của thực dân trong hậu bán thế kỷ thứ 19. Nhưng, với thặng dư mậu dịch trong cơ cấu của Việt Nam, và cứu xét rằng các tư bản phẩm và tiêu thụ phẩm của Pháp không thua kém về phẩm chất hay đắt giá hơn nhiều, chúng ta có thể giả định rằng các sự bóp méo này đă không có tác động quyết định.
Quan trọng hơn, Việt Nam là một ngoại lệ, trước 1930, trong số các vùng đất thuộc địa Pháp về mặt chính sách tiền tệ. Nó là lănh thổ duy nhất duy tŕ tiền tệ quốc gia của ḿnh, được gọi là tiền đồng (piaster) bởi các nhà chức trách thuộc địa Pháp. Ngân bản vị của đồng bạc chứng tỏ là một tích sản cho việc xuất cảng sang các khu vực có bản vị bằng bạc tương tự, Hồng Kông và Trung Hoa. Ngoài ra, các tỷ số hối đoái vẫn khá ổn cố với các nước Á Châu khác (Bassino và Nakagawa, 1999). Việt Nam tham dự sâu xa vào mậu dịch nội vi Á Châu và, trước năm 1930, có vẻ chỉ có các trào lượng nhập cảng là bị xáo trộn từ điều được định nghĩa là tự nhiên, theo quan điểm của các mô h́nh hấp lực (Linneman, 1966).
Sự mất giá của dồng phật lăng (franc) với đồng bạc Việt Nam và phần lớn các tiền tệ Tây Phương và Á Châu đă là một vân may cho nền kinh tế Việt Nam trong thập niên 1920. Các kết quả sơ khởi về mậu dịch trong thời kỳ đó cho thấy rằng các điều kiện được cải tiến toàn diện đối với Việt Nam, đặc biệt về tư bản phẩm, chính yếu nhập cảng từ Pháp (Bassino và Bùi, 1999). Ngoài ra, khối lượng khổng lồ của tư bản Pháp được đầu tư tại Việt Nam, liên quan đến các cơ hội kinh doanh mới , nhưng cũng là một sự t́m kiếm các khoản lời trên vốn nơi đồng phật lăng của Pháp. Đông Dương là nơi ẩn náu an toàn duy nhất cho các nhà đầu tư Pháp tại Đế Quốc Pháp. Sự biến đổi rơ rệt trong cơ cấu mậu dịch quốc tế của Việt Nam không phải là kết quả của quan thuế biểu có tính chất bảo vệ hay các hàng rào kỳ thị, mà là hậu quả của chính sách gắn liên với đồng phạt lăng được thừa nhận cho đồng bạc Việt Nam hồi năm 1930, kết hợp với sự trở về kim bản vị của đồng phật lăng Pháp. Trong thập niên 1930, Việt Nam là nước Á Châu duy nhất duy tŕ một tiền tệ mạnh (cho đến khi nước Pháp từ bỏ Bản Vị bằng Vàng trong năm 1936).
Hậu quả là các tư bản phẩm và tiêu thụ phẩm nhập cảng từ Pháp vẫn c̣n ở mức giá phải chăng, nhưng các khoản thăng dư vê gạo, than đá và xi-măng của Việt Nam trở nên quá đắt để xuất cảng sang các thị trường Á Châu. Xiêm La và Miến Điện, hai nước cạnh tranh quan trọng nhất của Việt Nam như các nước xuất cảng gạo sang các thị trường Trung Hoa và Đông Nam Á, đă là các kẻ thắng cuộc trong sự thay đổi chính sách tỷ số ngoại hối này. Thị trường Đế Quốc Pháp là một nơi thay thế nhưng tương đối không hấp dẫn bởi nó không có khả năng thu hút nhiều gạo như các nước Á Châu nhập cảng trước đây, và cũng v́ giá cả bằng đồng bạc Việt Nam thấp hơn giá trước năm 1930. Nhưng các nhà xuất cảng Việt Nam (kể cả các công ty Pháp) không có lựa chọn nào khác. Giá cao cho sự tiếp cận thị trường Pháp này phải trả bởi các người tiêu thụ của Việt nam là các kẻ đă phải chấp nhận sự bảo hộ hơn nữa hay sự tiếp cận dễ dàng hơn đối với các sản phẩm nhập cảng từ Pháp nay không c̣n sức cạnh tranh nữa (Marseille, 1984). Các công ty Pháp xuất cảng sang Việt Nam các sản phẩm cần đến sự bảo hộ, như một quy luật, đă tạo ra các sản phẩm với phẩm chất kém trong các ngành cần nhiều sức lao động. Đó chính ra là loại sản lượng chế tao mà các nhà kinh doanh Việt Nam (gốc Việt, Trung Hoa, hay Pháp) có khả năng gia tăng sản xuất tại địa phương để thay thế cho hàng nhập cảng, và chúng lại không thể có được các quan thuế biểu bảo hộ, ngay dù Phủ Ṭan Quyền có đủ lư do tốt để thúc đẩy các nhà sản xuất địa phương v́ các mục đích chiến lược.
Trong ư nghĩa đó, sự kết hợp kinh tế phát huy bởi Đế Quốc Pháp đă không giống như sự bảo hộ được thực hiện tại Đế Quốc thuộc địa Nhật Bản. Sự kết hợp cấp miền của Đế Quốc Nhật Bản, mặc dù được đặt trên các quan hệ bất b́nh đẳng, đă thích hợp với các kiểu mẫu mậu dịch tự nhiên như được tiên đoán trong một mô h́nh hấp lực. Quan trọng hơn, nó được đặt phần lớn trên một sự gia tăng của mậu dịch trong nội vi công nghiệp (intra-industry trade), đặc biệt trong trường hợp của Hàn Quốc (Hori, 1995), trong khi khuôn khổ đế quốc Pháp dựa trên mậu dịch liên công nghiệp (inter-industry trade). Điều nghịch lư là nỗ lực của Chính Quyền Đông Dương nhằm thương thảo một hiệp ước thương mại với Nhật Bản thực sự dựa trên một khảo hướng kết hợp câp miền Á Châu. Điều này cho thấy rằng “giải pháp của Pháp” không phải là một khái niệm khả thi khi phân tích các điều kiện kinh tế tại Việt Nam trước Thế Chiến II. Đối với các công chức ở cấp cao nhất, một tỷ lệ lớn lao các đại lư tư nhân đă không có lư do để được hỗ trợ bởi sự ưu đăi Đế Quốc. Các công ty Pháp thành lập tại và xuất cảng từ Việt Nam, đă là các nạn nhân của chính sách gắn liền với đồng phật lăng Pháp, cũng trong cùng phương cách như các nhà kinh doanh Việt Nam và Trung Hoa. Sự gia tăng số doanh nghiệp thất bại trong thập niên 1930 cho thấy đă có nhiều kẻ thua lỗ hơn là người thắng lợi.
IV. TÓM TẮT VÀ CÁC NHẬN XÉT KẾT LUẬN
Các kết quả chính thu hoạch được khi so sánh các thống kê kinh tế của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể được tóm tắt như sau:
Nói chung, tŕnh độ phát triển kinh tế của Việt Nam giữa năm 1900 và 1945 có vẻ hơi thấp hơn Đài Loan, thấp hơn nhiều so với Nhật Bản, nhưng tổng quát có thể so sánh với Hàn Quốc. Điều này được làm bằng bởi các kinh phí công trên đầu người và các con số xuất cảng, và bởi các chỉ số kỹ nghệ. Sự so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có vẻ hoàn toàn xác đáng. Mặc dù sự điều tra thêm nữa sẽ cần có như hậu quả của sự nâng cao các số ước lượng thống kê kinh tế Việt Nam, xem ra không có sự thay đổi mạnh mẽ nào được chờ đợi. V́ thế, kết quả có vẻ hoàn toàn vững chắc và có tầm quan trọng đáng kể cho các cuộc nghiên cứu tương lai.
Các kiểu mẫu quốc gia trong sự phát triển kinh tế th́ rơ ràng khác nhau: đặc điểm nổi bật nhất là sự suy thoái và tŕ trệ mà Việt Nam trải qua trong thập niên 1930. Việt Nam đă tiến vào con đường đ́nh trệ sau khi có một sự phát triển kinh tế sớm sủa nhưng bị chết yểu, trải qua giữa các thập niên 1890 và 1920. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đă ở trên con đường tăng trưởng với tốc độ nhanh (sau sự sụp đổ kinh tế tạm thời của thập niên 1940). Về mặt khoảng cách lợi tức, Việt Nam có lẽ đi trước Hàn Quốc trong các thập niên 1910 và 1920, mặc dù khoảng cách thu nhập này có khuynh hướng giảm thiểu. Có vẻ rằng giai đọan trước năm 1930 đă chứng kiến một điểm hội tụ β trong vùng ngoại vi Trung Hoa, tương ứng với một sự sụt giảm của khoảng cách lợi tức giữa Nhật Bản và Việt Nam, Đài Loan hay Hàn Quốc. Trong thập niên 1930, chúng ta nhận thấy một sự tương phản giữa sự theo đuổi sự hội tụ trong trường hợp Đài Loan và Hàn Quốc và, ngược lại, bước khởi đầu cho sự phân kỳ của Việt Nam về mặt lợi tức theo đầu người. 12
Không có bằng cớ rằng một sự thiếu vắng của tinh thần kinh doanh hay hành vi sai lạc của giới thư lại địa phương có thể giải thích cho sự suy giảm trong thành quả kinh tế của Việt Nam. Ngược lại, giới tinh hoa Việt Nam đă đáp ứng một cách tích cực với các sự thách đố của sự hiện đại hóa kinh tế. Tuy nhiên, có vẻ rằng sự vô khả năng của chính phủ trung ương Pháp trong việc du nhập các cải cách định chế tại Việt Nam và quyết định của nó để thi hành các nguyên tắc mới trong các chính sách kinh tế Đế Quốc trong thập niên 1930 đă có một tác động quyết định. Điều này có thể giải thích cho phần lớn các sự xáo trộn kinh tế và chính trị của thời kỳ đó. Các sự khác biệt trong kiểu mẫu quốc gia của sự phát triển và sự phổ biến kỹ thuật có thể cung cấp các tin tức bổ túc. Nhiều chỉ số kỹ nghệ hoặc quá thấp trong trường hợp Việt Nam, điện lực là chỉ số tạo nhiều kinh ngạc nhất, hay rất cao, thí dụ, số xe hơi.
Tái dựng các trương mục quốc gia của các nước Á Châu, hiên đang được tiến hành bởi Dự Án Thống Kê Lịch Sử Á Châu, có thể cho phép sự điều tra hơn nữa bằng một sự so sánh mở rộng đến các nước Đông Nam Á khác. Khảo hướng khác để phân tích sự phát triển kinh tế Việt Nam có thể liên can đến việc phân biệt hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Một khoảng cách lợi tức đă hiện diện thời trước Thế Chiến II; các giá cả và tiền công, trung b́nh, tại Hà Nội thấp hơn khoảng 20% so với Sàig̣n. Nam Kỳ có thể so sánh với Đài Loan: đây là hai khu vực thâm canh đi liền với một sự phát triển kỹ nghệ nhẹ theo sau một sự mở rộng các khu đất trồng lúa gạo, các loại hoa màu (cash crops: cây bán lấy tiền) và các đồn điền. Bắc Kỳ có thể so sánh với Hàn Quốc, hai khu vực có sự phát triển nhanh về khai mỏ và kỹ nghệ nặng./-
_____
* Cuộc nghiên cứu này được thực hiện như một phần của Dự Án Các Thống Kê Lịch Sử của Á Châu (Asian Historical Statistics Project: AHSTAT COE Project). Tác giả xin tri ân các sự trợ giúp bởi AHSTAT COE Project và Hiệp Hôi Japan (Japan Foundation) (Trợ Cấp Nghiên Cứu, Đai Học Hitotsubashi University, Mùa Hè 1997), các sự b́nh luận và ư kiến trên một phiên bản trước đây của bài nghiên cứu này từ Konosuke Odaka, các nhận xét về khung cảnh định chế Việt Nam bởi Jean Dominique Giacometti, và sự giúp đỡ biên tập bởi Suzanne Clark.
** Phó Giáo Sư Kinh Tế, Đại Học Paul Valéry University (Campus Vauban, 30000 Nimes, France), và Phụ Khảo tại Trung tâm Kinh Tế và tài Chính Quốc Tế (Center for International Economics and Finace: CNRS, Chateau La Page, 13290 Aix-en-Provence, France), email: bassino@smrl.univ-montp3.fr
CHÚ THÍCH
1. Các nhận xét này được xác nhận bởi các bản báo cáo chính thức so sánh măi lực tương đương của các công nhân công nhật, bằng việc hóan đổi tiền công thành kí-lô gạo, tại Sàig̣n, Đông Kinh, và Manila (Royer 1950).
2. Chúng tôi định nghĩa vùng ngoại vi Trung Hoa như nhóm cácnước bị ảnh hưởng sâu xa bởi Trung Hoa, nhưng có các đặc tính hay cá tính dân tộc nổi bật, v́ thế gồm cả Đài Loan, được xem như một nhánh của Trung Hoa, tương đương về mặt lịch sử với Tân Gia Ba.
3. Các sự trao đổi tương tự đă có với Việt Nam nhưng, tại xứ sở này, ảnh hưởng Trung Hoa cũng là hậu quả của một sự nhập cảnh khá lớn. T́nh trạng này có thể so sánh, ở một mức độ nào đó, với trường hợp của Đài Loan mặc dù, ở Việt Nam, các di dân Trung Hoa theo truyền thống ḥa nhập vào dân bản xứ sau hai hay ba thế hệ.
4. Việc ước lượng dân số một cách chính xác hơn nhất thiết đă có các hàm ư về mặt hệ thống thuế khóa. Một nguồn dữ liệu khác biệt khác là về thành phần tỷ lệ của các chủng tộc ít người. Họ chiếm một đa số dân cư ở các vùng thượng du Bắc Kỳ và Trung Kỳ và được ước lượng một cách rất đại khái. Ngược lại, các con số đă ghi chép có thể được xem hoàn rất đáng tin cậy về sắc dân Trung Hoa và các chủng tộc ít người tại Nam Kỳ (người Khmer, Mă Lai, Chàm, v.v…)
5. Về Nhật Bản, sách do Ohkawa, Shinohara và Umemura, đồng biên tập (1964-1988), Ohkawa, Shinohara, Meissner (1979), và Nishikawa, Odaka, Saito, đồng biên tập, (1996); về Hàn Quốc và Đài Loan, Mizoguchi và Umemura (1988), Hori (1995), Mitchell (1995).
6. Sự bóp méo khác có thể phát sinh từ sự kiện rằng các số ước lượng về chuỗi chỉ số mậu dịch quốc tế và tài chính công của Việt Nam nhất thiết đă dựa trên các con số dành cho Đông Dương (Bassino, 1999), Nassino & Bùi, 1999).
7. Đây không thực sự là trường hợp của thập niên 1930, một cách chính xác hơn từ 1930 đến 1936, một thời kỳ có sự tăng giá của đồng bạc Đông Dương trên hầu hết các tiền tệ Á Châu. Một cách lư tưởng, chúng ta nên áp dụng tỷ số hối đoái của măi lực tương đương của đồng bạc Đông Dương so với đồng Yen của Nhật Bản. Sự ước lượng này đang được xây dựng như một phần của dự án ASHSTAT.
8. Các con số nhập cảng cung cấp sự đại biểu cho chỉ số GDP; bởi v́ sự tiến triển tương tự như các số xuất cảng, nó có vẻ không cần xuất tŕnh các dữ liệu này.
9. Trong số các nhà nghiên cứu và các giáo sư, cả Việt Nam lẫn Pháp, nhiều người đă có một vai tṛ quan trọng trong học thuật hay chính trị sau Thế chiến II.. Thí dụ nổi danh nhất là Pierre Gourou, người mà chức nghiệp trong học thuật đă lên đến đỉnh cao sau Thế Chiến II, với tư cách giáo sư tại trường Cao Đẳng Pháp Quốc (College de France), định chế uy tín nhất của Pháp. Phụ tá nghiên cứu của ông, Vơ Nguyên Giáp, c̣n có một vai tṛ nổi tiếng hơn. Là một lănh tụ quân sự hàng đầu của Việt Minh, ông là Tướng Lĩnh, trong năm 1954, đă giáng một cuộc đả bại sau cùng trên quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ.
10. Một cách mỉa mai, thời kỳ duy nhất trong đó ư thức hệ Pháp đă dành lại, một cách tạm thời, sự tín nhiệm nào đó, là Thế Chiến II. Viên Toàn Quyền không lựa chon nào khác hơn việc thi hành một chính sách cơ hội b́nh đẳng nghiêm ngặt trong sự tiếp cận của người Pháp và người Việt Nam với các chức vụ cao và trung cấp trong guồng máy hành chính dân sự. Không thể xuất ngoại, và từ đó học tập tại nước Pháp, đă mang lại một nền tảng thuận lợi cho việc phát triển Viện Đại Học Hà Nôi. Viên Toàn Quyền đă chấp nhận một phương cách cực kỳ quyết đoán, việc thiết lập các tổ chức đại chúng cho thanh niên Việt Nam (và người Pháp sinh sống tại Đông Dương, nhiều người trong họ lai Âu-Á) dập khuôn theo các chế độ toàn tài. Một số đáng kể các cán bộ Việt Minh trong cuộc nổi dậy của cộng sản thời hậu Thế Chiến II thực sự đă được huấn luyện trước tiên trong liên đoàn thanh niên này, đă đua tranh thắng lợi đối với các tổ chức thân Nhật Bản nhằm thu hút giới trẻ Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc (Dalloz, 1987). Số phận của tầng lớp “tinh hoa Đông Dương theo chủ nghĩa dân tộc” này rơ ràng cho thấy sự thất bại của chính quyền thực dân Pháp.
11. Trong thực tế, Nhật Bản có cung cấp sự hậu thuẫn một cách kín đáo nhưng khá lớn cho các tổ chức Việt Nam theo phe dân tộc chủ nghĩa, đón nhận một chính phủ lưu vong không chính thức và huấn luyện thanh niên Việt Nam tại các định chế quân sự tại Nhật Bản.
12. Nhưng một điểm hội tụ về lợi tức theo đầu người đă xảy ra, một cách tạm thời, vào lúc kết thúc Thế Chiến II, khi tất cả các nền kinh tế Đông Á đều bị sụp đổ (Royer, 1950). Điều này cho thấy rằng các con số cho năm 1945 hay 1950 không cung câp một chuẩn mực tốt cho sự so sánh quốc tế, đặc biệt trong vùng Á Châu.
***
THAM KHẢO
Banes, M. 1999. Vietnam Historical Data for Population Reconstruction. AHSTAT COE Project, Workshop on the Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, June 18-19.
Banens, M., Bassino, J-P and Egretaud, E. 1998. Estimating Population and labor Force of Vietnam Under French Rule, 1900-1954 (Asian Historical Statistics AHSTAT COE Project, http://www.ier.hit-u.ac.jp
Barro, R. J. and Becker G. S. 1989. “Fertility Choice in a Model of Economic Growth”, Econometrica, 57-2 (March), 481-501.
Barro, R. J. and Sala-i-Martin, X. 1992. “Convergence”, Journal of Political Economy, 100-102 (April), 223-251.
Bassino, J-P., 1999. Public Finance In Vietnam Under French Rule 1895-1954. AHSTAT COE Project,
Workshop on the Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, June 18-19.
Bassino, J-P. and Bui, T-L-H, 1999. International Trade of Vietnam Under French Rule 1895-1954, AHSTAT COE Project, Workshop on the Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, June 18-19.
Bassino, J-P. and Nakagawa, H. 1999. Exchange Rate and Excganhe Rate Policies in Vietnam Under French Rule, 1873-1954. AHSTAT COE Project, Workshop on the Quantitative Economic History of Vietnam, Tokyo, June 18-19.
Baumol, W. J. 1986. “Productivity Growth, Convergence and Welfare: What Do the Long-Run Data Show?”. American Economic Review, 76, 5 (December), 1072-1085.
Becker, G. S., Murphy K. M. and tamura, R. 1990. “Human Capital, Fertility and Economic Growth”, Journal of Political Economy, 98-5 (October), Part II, S12-S37,
Brocheux, P. and Hemery, D. 1995. Indochine là colonization ambigue, 1858-1954. Paris: La Découverte.
Dalloz, J. 1987. La guerre d’Indochine, 1945-1954. Paris: Points-Seuil.
Giacometti, J-D. 1997. La question de l’autonomie de l’Indochine et les milieux coloniaux francais, Luận Án Tiến Sĩ, University Aix-Marseille I (France).
Gourou, P. 1936. Les Paysans de delta Tonkinois. Hanoi: EFEO.
Hori, K. 1995. Chosen kogyoka no shiteki bunseki (Historical Analysis of Korean Industrialization), Tokyo: Yuhikaku.
Ishikawa, S. 1967. Economic Development In Asian Perspective. Tokyo: Kinokuiya.
Kobayashi, H. 1995. Nihon Kabushiki Kaisha o tsukutta otoko. Tokyo: Shogakkan.
Le, T. K. 1992. Histoire du Vietnam des origins à 1858. Paris: Sudestasie.
Linneman, H. 1966. An Econometric Study of International Trade Flows. Amsterdam: North Holland.
Madison, A. 1995. Monitoring the World Economy 1920-1992. Paris: OECD.
Marseille, J. 1984. Empire colonial et capitalism francais, histoire d’un divorce. Paris: Albin Michel.
Mitchell, B. R. 1995. International Historical Statitics, Africa, Asia & Oceania 1750-1988 (ấn bản thứ nh́, có tu sửa). London: MacMillan.
Mizoguchi, T. and Umemura, M. 1988. Basic Economic Statistics of Former Japanese Colonies 1895-1938, Tokyo: Toyo Keizai.
Myers, R. H. and Peatitie, M. R. , đồng chủ biên, 1984. The Japanese Colonial Empire, 1895-1945. Princeton: Princeton University Press.
Murray, M. J. 1980. The Development of Capitalism in Colonial Indochina 1870-1940. Berkeley: California University Press.
Nakamura, T. 1994. Lectures on Modern Japanese Economic History 1926-1994. Tokyo: LTCB.
Nishikawa, S., Odaka, K. and Saito, O., đồng chủ biên, 1996. Nihon Keizai no 200 nen (200 Years of the Japanese Economy). Tokyo: Nihon Hyoronsha.
Ohkawa, K., Shinohara, M. and Umemura, M., đồng chủ biên. 1964-1988. Long-Term Economic Statistics of Japan. Tokyo: Toyo Keizai (14 bộ sách).
Ohkawa, K., Shinohara, M. and Meissner, L., đồng chủ biên. 1979. Patterns of Japanese Economic Development. New Haven and London: Yale University Press.
Osborne, M. E. 1972. The French Presence in Cochinchina and Cambodia. Ithaca: Cornell University Press.
Oshima, H. T. 1987. Economic Development in Monsoon Asia. Tokyo: University of Tokyo Press.
Royer, J. 1950. Note sur le niveau de vie de la classe ouvrière vietnamienne. Bulletin Economique de l’Indochine. 130-133./-
_____
Nguồn: Jean-Pascal Bassino, Economic Development in Vietnam, Japan, Korea and Taiwan, 1900-1945; Convergence and Disvergence in the Chinese Periphery, Journal of International Econpomic Studies The Institute of Comparative Economic Studies, Hosei University, Japan, (2000), No. 14, các trang 127-146.
Ngô Bắc dịch
10/8/2009
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2009