Anthony Reid

 

 

CÁC VÙNG ĐẤT

BÊN DƯỚI LUỒNG GIÓ THỔI

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Lời người dịch:

 

     Dưới đây là bản dịch bài đầu tiên trong loạt bài về Đông Nam Á như một toàn thể, với phần kết luận về vị thế đặc biệt của Việt Nam trong miền đất này của thế giới.  Tác giả, Anthony Reid, là một nhà nghiên cứu hàng đầu về Đông Nam Á học hiện nay, đă biên soạn nhiều công tŕnh nghiên cứu giá trị về miền này, đặc biệt trong thời kỳ ngay trước khi có sự xuất hiện của thực dân Tây phương, được xuất bản bởi các trường như Đại Học Yale, Cornell Uiversity và Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi.

 

Bài dịch kế tiếp của cùng tác giả có nhan đề “Các Căn Nguyên Của Sự Nghèo Đói Của Đông Nam Á” sẽ sớm được đăng tải trên Gió O ./-

 

 

***

 

 

Phần lớn những ǵ nằm “Dưới Các Luồng Gió” đều được hưởng một mùa xuân liên tục…

 

     Như măi măi xảy ra tại các vùng nằm “Bên Duới Các Luồng Gió”, các vị thế hiện hữu không dựa trên bất kỳ uy lực hay thẩm quyền nào cả.  Mọi việc chỉ đơn giản là một màn tŕnh diễn …   Các người bản xứ phỏng đoán đẳng cấp cao thấp và sự giàu có bằng số lượng các nô lệ mà một người sở hữu.

 

 -- Ibrahim 1688: 174-77

 

 

Đông Nam Á như một Đơn Vị Địa Lư Tự Nhiên

 

     Ít có khu vực quan trọng nào của thế giới lại bị phân ranh một cách quá ngọan mục bởi thiên nhiên cho bằng vùng Đông Nam Á.  Rơ ràng được tạo thành bởi việc ép hai tầng đáy biển Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương lại với nhau, vành phía nam của nó là một cánh cung địa chất đồ sộ, hay đúng hơn hàng chuỗi các cánh cung, bị đẩy lên cao bởi tầng đáy Ấn Độ Dương dồn tới. Hiển nhiên nhất là ṿng cung núi lửa được tạo thành bởi Quần Đảo Sunda gồm đảo Sumatra, Java, Bali, Lombok, và Sumbava, nhưng ngoài các ḥn đảo này là một vành cung khác phần lớn ch́m dưới nước, chỉ tự hiện lên ở dăy phía tây đảo Sumatra, với một rănh sâu tiêu biểu vượt quá nó.  Bên vành phía đông một cánh cung ngọan mục khác có hoạt động của núi lửa được tạo thành bởi Phi Luật Tân, một lần nữa với một rănh sâu nằm bên ngoài nó, nơi mà tầng đáy của Thái B́nh Dương có vẻ như lần bước xuống thấp khi nó trài dài ra.  Biên giới phía bắc của Đông Nam Á được tạo lập bởi một phức thể núi non hầu như không thể xâm nhập được của phía đông rặng Hy Mă Lạp Son (Himalaya), nơi phát nguyên của các con sông lớn nhất của miền này.

 

     Nằm bên trong các biên giới này có tọa lạc phần mà các nhà địa dư học về vùng đất cổ xưa (paleogeographers) gọi là vùng đất Sunda, và các nhà địa lư đại dương gọi là Thềm Lục Địa Sunda, các luồng nước nông chảy từ vịnh Xiêm La đến biển Java.  Mới chỉ mười lăm ngh́n năm trước đây, các mực nước thấp hơn hai trăm thước và toàn thể thềm lục địa này là một khối đất bao la nối liền Sumatra, Java, Bali, và Borneo với vùng đất liền Á Châu.  Các hệ thực vật và động vật mạnh của miền đă t́m đường đến các ḥn đảo lớn hơn này trước khi có sự chia tay của chúng với Lục Địa.  Ngay giờ đây, khi ch́m xuống nước, Thềm Lục Địa Sunda vẫn đóng một vai tṛ trung tâm cho người dân trong miền như là một trong những khu vực phong phú nhất về hải sản của thế giới.

 

     Nước và rừng là các yếu tố vượt trội trong môi trường của Đông Nam Á.  Mặc dù rất khó để tiếp cận qua ngả đất liền, mọi nơi trong miền đều được xâm nhập bởi các thủy lộ.  Bởi thế một mặt nó tương đối thoát khỏi các cuộc di dân và xâm lăng ồ ạt từ miền Trung Á vốn ảnh hưởng đến Ấn Độ và Trung Hoa, trong khi mặt khác, nó luôn luôn mở cửa cho các nhà mậu dịch đường biển, các kẻ phiêu lưu, và các nhà truyền đạo nhiều hơn mức trung b́nh.  Không phải các hải lộ có mặt ở khắp mọi nơi, chúng c̣n tử tế một cách khác thường với người đi biển.  Gió th́ điều ḥa và có thể tiên đoán được, với gió mùa thổi từ phía tây hay phía nam trong khỏảng tháng Năm đến tháng Tám, và từ tây bắc hay đông bắc trong khoảng tháng Mười Hai đến tháng Ba.  Ngoại trừ trong ṿng đai băo tố tại phần ngoại vi phía đông của miền này, các cơn giông không phải là một bắt trắc lớn lao cho các thủy thủ, các kẻ trên toàn vùng sẽ phải lo sợ về các luồng chảy xiết tại một số eo biển nào đó.  Nhiệt độ nước không thay đổi, với kết quả là các chiếc tàu không thể sống sót qua một cuộc hành tŕnh sang Âu Châu hay Nhật Bản vẫn có thể hoạt động một cách hiệu quả trong nhiều năm tại các hải phận Đông Nam Á.  Tất cả các yếu tố này đă biến cho địa trung hải của Đông Nam Á thành một địa điểm gặp gỡ và đại thủy lộ hiếu khách và hấp dẫn hơn vùng Địa Trung Hải, sâu hơn và nhiều giông băo hơn, của phương Tây.  Bổ túc cho điều này là sự phong phú của gỗ tại bờ biển, thích hợp cho việc đóng tàu, cũng là một sự tương phản rơ rệt với vùng Địa Trung Hải [Âu Châu] trong suốt các thế kỷ thứ mười sáu và mười bẩy [Braudel 1966: 140-43], và chúng ta có một miền thuận lợi một cách độc đáo cho hoạt động trên biển.  Một chiếc thuyền đă là một bộ phận thông thường của đồ trang thiết bị trong nhà.

 

     Yếu tố khác, rừng, có được ưu thế của nó không phải nhờ ở thổ nhưỡng, vốn cùng chia sẻ sự tương đối đạm bạc của phần lớn các vùng nhiệt đới, mà là nhờ ở nhiệt độ và vũ lượng cao một cách đáng tin cậy.  Đông Nam Á hưởng lợi tức thời từ các nhiệt đô, trung b́nh quanh năm cao như bất kỳ miền nào khác có kích thước tương đương [Fisher 1966: 41-42].  Ngoại trừ tại các đầu mũi đông nam và phía bắc của miền (vùng Quần Đảo Sunda Nhỏ Hơn (Lesser Sunda islands) và miền bắc Đông Dương và Thái Lan), nơi có một mùa khô rơ rệt, vũ lượng th́ khá ổn định suốt năm, mang lại một lớp che phủ tươi tốt của rừng nhiệt đới luôn luôn xanh ŕ.  Mặc dù một tỉ lệ lớn lao cây cối thuộc họ Dầu (dipterocarps: loại cây to, có nhựa, chú của người dịch], rừng Đông nam Á phơi bày “một sự phong phú và đa loại các h́nh dạng không hề thấy ở bất kỳ ni nào khác trên thế giới” [cùng nơi dẫn trên: 43], kể cả nhiều chủng loại có giá trị về mặt kinh tế.   Ngay đến giờ đây, công cuộc kỹ nghệ hóa và sự gia tăng gấp hai mươi lần trong dân số vẫn chưa thành công trong việc chế ngự rừng này như Âu Châu và Trung Hoa trong thế kỷ thứ mười sáu đă làm trên các rừng của họ.  Bốn thế kỷ trước đây, các khu vực canh tác thường trực chỉ là các khoảnh đất tí hon tại một miền mặt khác mọc đầy rừng.  Phổ biến hơn là sự khai thác các năng lực tái sinh của chính khu rừng xuyên qua phép luân canh và sự thu lượm các sản phẩm của rừng.  Ngay các trung tâm đô thị lớn nhất có vẻ như đă hưởng dụng một sự phong phú về gỗ, tre, và cây cọ (dừa) làm vật liệu xây cất, đến nỗi chúng chưa bao giờ được ghi nhận như các mục khoản đáng kể của số chi tiêu hay trao đổi trên đường biển.  Ven các thành phố và các khoảnh đất nông nghiệp như thế rừng vẫn c̣n tồn tại, [như] một tài nguyên thông thường và một mối nguy hiểm thông thường – nơi trú ẩn của quân thổ phỉ cũng như của hổ, voi, và sự săn bắn.

 

 

Đông Nam Á như một Đơn Vị Nhân Văn

 

     Sự biến thiên gây sửng sốt của ngôn ngữ, văn hóa, và tôn giáo tại Đông Nam Á, cùng với sự mở cửa lịch sử của nó cho thương mại đường biển từ bên ngoài miền, thoạt nh́n có vẻ như thách thức bất kỳ nỗ lực nào nhắm vào các sự tổng quát hóa.  Song khi sự chú ư của chúng ta chuyển hướng từ chính trị triều đ́nh và “các truyền thống vĩ đại” về tôn giáo sang các tín ngưỡng dân gian và tập tục xă hội của thường dân Đông Nam Á, căn bản chung dần dần trở nên rơ nét hơn.

 

 


Bản Đồ tài liệu của Anthony Reid

Các Đặc Tính Thiên Nhiên và Các Nhóm Ngôn Ngữ tại Đông Nam Á

 

    

Đối với nhiều hơn phân nửa số dân mà chúng ta thảo luận đến – những người nói các ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với ḍng Austronesian (Nam Đảo) khi đó bao trùm các phần giờ đây chung ta gọi là Phi Luật Tân, Malaysia, Nam Dương, ngoại trừ mũi cực đông của nó, và phần đông nam Việt Nam (nhóm dân Chàm) – sự kiện này có thể được giải thích một phần bởi họ có cùng tổ tiên [xem bản đồ 1].  Các ngôn ngữ này được nghĩ đă nảy sinh từ một tiếng mẹ chung [nguyên mẫu] proto-Austronesian, vào khoảng năm ngh́n năm trước đây, với các ngôn ngữ được phát âm rộng răi, phân nhánh hồi gần đây nhiều hơn ngôn ngữ [nguyên mẫu] đó.  Nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer vẫn c̣n đựoc nói tại Pegu và Căm Bốt trong các thời đại lịch sử, đă được phổ biến c̣n sâu rộng hơn nữa so với trước đây, tại ít nhất trên phần lục địa Đông Nam Á.  Các âm sắc mà tiếng Việt và nhóm dân Tai (người Thái Lan, Shan, Lào, và các dân khác) chia sẻ cùng với tiếng Trung Hoa, đă từng có lần khiến cho các nhà ngôn ngữ học xếp loại các ngôn ngữ này vào ḍng Hoa Tạng (Sino-Tibetan), nhưng công tŕnh ngiên cứu gần đây [Haudricourt 1953, 1954] đă xác định rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ ḍng Austro-Asiatic có liên hệ đến ḍng Mon-Khmer, và rằng các âm sắc của nó được phát triển tương đối gần đây.  Các nổ lực của Benedict [1942, 1975] để cho rằng ngữ hệ Tai thuộc ḍng Austronesian trong một nhóm Austro-Thai đă ít được chấp nhận hơn.  Có vẻ ngày càng có nhiều khả tính rằng các yếu tố chung có nhiều trong mọi ngữ tộc Đông Nam Á nên được giải thích là v́ có sự giao tiếp sâu rộng hơn giữa các người tiến xuống phía nam nói tiếng Việt Nam, Tai, và Miến Điện một bên, và các người nói tiếng Austronesian và Mon-Khmer định cư lâu hơn phía bên kia.  Sự vay mượn tương tự này từ các người Mon, Khmer và Chàm vốn định cư lâu hơn phải giải thích cho nhiều sự tương đồng văn hóa xă hội khác giữa các di dân tương đối gần đây với các người dân Đông Nam Á khác.

 

     Hai yếu tố khác đă mang đến miền này một đặc tính chung.  Yếu tố thứ nhất là sự thích ứng với một môi trường tự nhiên chung; thứ nh́, một mức độ cao của sự giao tiếp thương mại bên trong phạm vi của miền.

 

     Môi trường chung chịu trách nhiệm về một sự dinh dưỡng bắt nguồn chủ yếu từ gạo, cá, và nhiều loại dừa khác nhau.  Đông Nam Á không có các cánh đồng cỏ đáng kể, không có truyền thống mục súc, và v́ thế chỉ có một sự hấp thụ rất hạn chế chất đạm từ súc vật.  Gạo có lẽ có nguồn gốc bản địa ở Đông Nam Á và trong nhiều ngh́n năm đă là lưong thực căn bản của đại đa số dân chúng của miền này.  Tại các khu vực rải rác măi tận Luzon, Sulawesi, Java, Sumatra, và các phần của Xiêm La và Việt Nam, việc thu gặt được làm bởi các phụ nữ sử dụng không phải lưỡi liềm mà là một loại dao [gắn vào] ngón tay đặc biệt của Đông Nam Á, nhằm để tôn trọng vị thần gạo bằng cách chỉ cắt một nhánh lúa mỗi lần.   

 

     Sự chế ngự của gạo và cá trong sự dinh dưỡng, và phần ít tiêu dùng về thịt và sản phẩm của sữa, là nét đặc thù của người dân Đông Nam Á.  Do đó mắm cá chưa dậy men hẳn đă cung cấp gia vị chính cho cơm, và nước dừa cấu thành nước uống được ưa chuộng.  Các cây dừa cung cấp nhiều hương vị cho sự dinh dưỡng của Đông Nam Á, như thể các lối sống.  Tại một số ít khu vực, cây dừa cọ là nguồn lương thực chế biến thành tinh bột, nhưng ở mọi nơi cây dừa và dừa nước ngọt cung cấp đường và nước dừa, y như một loại trái cây.  Cây dừa cau, có lẽ cũng là thổ sản của miền, cung cấp hợp chất cốt yếu với lá trầu, đă không chỉ là, ở khắp Đông Nam Á, một kích thích tố thông dụng, mà c̣n là một phần tử then chốt trong các quan hệ xă hội và các giao dịch về nghi lễ.

 

     Sự bao trùm của rừng và nước trên một miền tương đối thưa dân c̣n chịu trách nhiệm nhiều hơn nữa trong các lối sống của người dân Đông Nam Á.  Gỗ, cây dừa, và tre đă là các vật liệu xây dựng  được ưa thích, có vẻ như được cung cấp vô tận bởi rừng bao quanh.  Bởi sự lựa chọn, người dân Đông Nam Á thích sống trong các ngôi nhà được nâng cao trên các cột, bất luận là ở các đồng bằng duyên hải, như một sự pḥng bị chống lại các cơn lụt mỗi năm, hay tại các ngôi làng cao nguyên xa xôi nhất, nơi sự an toàn chống lại các sự cướp phá của con người hay thú vật có thể là động lực chính.  Phần lớn cách kiến trúc đặc thù, khuôn mẫu bố trí trong nhà, và ngay cả cơ cấu chính trị xă hội tiêu biểu của Đông Nam Á có thể phát sinh từ sự dễ dàng trong việc xây dựng và tái xây dựng các ngôi nhà sàn bằng gỗ và tranh như thế.

 

     Tuy thế, không phải mọi đặc điểm chung của Đông Nam Á lại có thể giải thích được bằng một môi trường chung.  Tính phổ biến của tục nhai trầu không thể phát sinh từ các sự đáp ứng tự phát giống nhau trước sự hiện diện của cây cau trong miền, bởi ba hợp chất của quả cau, lá trầu, và vôi phải được mang lại cùng với nhau trong một phương thức phức tạp trước khi hiệu ứng mong muốn được kinh qua.  Tưong tự, sự phát tán dao [kẹp bên] ngón tay, ḷ rèn có ống thụt, và các môn thể thao đặc trưng như đá gà và takraw (đá một giỏ đan như trái bóng lên trời), hay các kiểu cách âm nhạc chế ngự bởi các chiếc cồng bằng đồng, hay cách kiểu mẫu tương tự của việc tô điểm lên cơ thể hay việc phân chia giai cấp không có ǵ dính dáng đến môi trường.  Các đường nét văn hóa và xă hội căn bản phân biệt Đông Nam Á nói chung với một hay cả hai láng giềng khổng lồ của nó – Trung Hoa và Ấn Độ.  Trung tâm của các điều này là ư niệm về tinh thần  hay “phần hồn” tạo sự linh động của các sinh vật; vai tṛ trội bật của phụ nữ trong sự truyền giống, các vấn đề nghi lễ, tiếp thị và canh nông, và tầm quan trọng của nợ nần như một yếu tố quyết định nghĩa vụ xă hội.

 

     Liệu là các hiện tượng chung như thế có phải được giải thích bởi các khuôn mẫu di dân thời tiền lịch sử hay bởi sự liên tục trong các tiếp xúc chính trị và thương mại hay không nằm ngoài cuộc nghiên cứu này.  Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự giao tiếp đường biển đă tiếp tục nối kết các dân tộc của Đông Nam Á với nhau một cách chặt chẽ hơn là các ảnh hưởng bên ngoài cho măi đến thế kỷ thứ mười bẩy.  Sự kiện rằng các ảnh hưởng của Trung Hoa và Ấn Độ đă vươn đến phần lớn trong miền qua mậu dịch đường biển, không phải bằng sự chinh phục hay thực dân hóa, có vẻ bảo đảm rằng Đông Nam Á vẫn giữ lại các đường nét độc đáo của nó ngay cả khi vay mượn nhiều yếu tố từ những trung tâm lớn hơn này.  Điều đă không xảy ra [ngoại trừ một phần của Việt Nam] là bất kỳ phần nào của miền lại đă thiết lập các quan hệ gần cận với Trung Hoa hay Ấn Độ hơn là với các nước láng giềng của nó tại Đông Nam Á.  Trung Hoa tiếp tục nh́n Đông Nam Á [trừ trường hợp đặc biệt của Việt Nam] như một toàn thể -- “ vùng biển phía nam” (nam dương: nanyang).  Người Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập và Mă Lai gọi miền này là “các vùng đất nằm bên dưới các luồng gió thổi” bởi v́ các gió theo mùa đă mang các thuyền chở hàng đến đó xuyên qua Ấn Độ Dương.  Cả hai thành ngữ nhấn mạnh đến sự kiện rằng phải đến nơi đó bằng đường biển, bằng một cuộc hành tŕnh trong thực chất khó khăn hơn chuyến đi mà chính người dân Đông Nam Á ca/m thấy cần thiết như khi đi đến các điểm tiếp thị trung tâm, chẳng hạn như Sri Vijaya, Melaka, hay Banten.  Như một quan sát viên đă nhận xét vào khoảng năm 1600, khi đề cập chính yêu về vùng Quần Đảo, rằng “các dân tộc này bị bắt buộc phải duy tŕ sự giao tiếp thường trực với một dân tộc khác, bên này cung cấp những ǵ mà bên kia cần thiêt’ [Pyrard 1619, II: 169].  Cho đến khi có cuộc cách mạng mậu dịch của thế kỷ thứ mười bẩy, khi Công Ty Đông Ấn của Ḥa Lan thiết lập được một mạng lưới vận tải sâu rộng và thường xuyên gây kinh ngạc, đê đảm trách phần chia to lớn các sản phẩm xuất cảng của miền ṿng quanh Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), trùng hợp với một sự gia tăng trong sự chuyển vận của Trung Hoa xuống miền biển phia nam (NamDương: Nanyang), các sự liên kết mậu dịch bên trong phạm vi miền vẫn tiếp tục có ảnh hưởng nhiều hơn là các quan hệ bên ngoài nó.

 

     Thời kỳ mà tôi mệnh danh là “kỷ nguyên thương mại”, từ thế kỷ thứ mười lăm đên thế kỷ thứ mười bẩy, đă là một giai đoạn trong đó các sự nối kết đường biển này đặc biệt sôi động.  Tôi sẽ lập luận rằng các thành phố biển liên thuộc th́ vượt trội trong giai đoạn này nhiều hơn, hoặc trước hay kể từ đó.  Hơn nữa, các trung tâm trung chuyển quan trọng nhất đôi lúc đă là các nơi nói tiếng Mă Lai – trước hết là Sri Vijaya và sau đó, các nơi kế nhiệm của nó, Pasai, melaka, Johor, Patani, Aceh, và Brunei.  Theo đó tiếng Mă Lai đă trở nên ngôn ngữ chính của công cuộc mậu dịch khắp miền Đông Nam Á.  Tầng lớp buôn bán ở đô thị của nhiều thành phố mậu dịch quan trọng của Đông Nam Á dần được xếp loại là Mă Lai bởi v́ họ nói ngôn ngữ đó [và theo đạo Hồi], ngay dù tổ tiên của họ có thể là người gốc Java, Mon, Ấn Độ, Trung Hoa, hay Phi Luật Tân.  Điều có thể đă xảy ra là nô lệ gốc Sumatra của Magellan có thể tức thời hiểu được khi ô g nói với người dân ở miền Trung Phi Luật Tân vào năm 1521 [Pigafetta 1524: 136-37], và gần hai thế kỷ sau đó đối với các người gốc Anh đi theo Dampier đà học hỏi tiếng Mă Lai tại đảo Mindanao (miền nam Phi Luật Tân) và dùng lại nó tại Poulo Condore (Đảo Côn Sơn), ngoài khơi phía nam Việt nam [Dampier 1697: 268].  Chính trong thời kỳ này mà hàng trăm từ ngữ Mă Lai trong các thương mại, kỹ thuật và các lănh vực khác đă được thu nhập vào tiếng Tagalog [tiếng Phi Luật Tân] [Wolff 1976]; rằng các trung tâm buôn bán quan trọng của Căm Bốt đă dần trở nên được quen biết bởi từ ngữ phát sinh từ tiếng Mă Lai, kompong, và rằng tiếng Việt Nam đă chấp nhận các chữ chẳng hạn như cù lao (từ tiếng Mă Lai, pulau, để chỉ ḥn đảo) [?].  Tương tự, các từ ngữ Mă Lai như amok, gudang [nhà kho], perahu [thuyền], và kris đă được ghi nhận bởi các người Âu Châu tại Pegu và ngay cả ở bờ biển Malabar của Ấn Độ, như thể chúng là các từ ngữ địa phương [Bausani 1970; 95-96].  Ít nhất các kẻ làm ăn trong các vấn đề mậu dịch và thương mại tại các hải cảng quan trọng phải nói được tiếng Mă Lai cũng như ngôn ngữ của chính họ.

 

     Trong việc định nghĩa bất kỳ miền nào, phần ngoại vi với vị trí của nó [vẫn] là một vấn đề khó khăn.  Thoạt tiên, tôi định nghĩa với ư thức rơ rệt một miền hàng hải được nối kết bởi sự lưu thông trên biển, sao cho các dân tộc miền núi của vùng lục địa phía bắc sẽ không đóng giữ một phần lớn nào trong câu chuyện của tôi, ngay dù nhiều người trong họ được liên kết bởi văn hóa với người Thái ở các đồng băng duyên hải và trung tâm.  Ở đầu mũi đối nghịch của miền, tôi có khuynh hướng vạch ra một ranh giới giữa Maluku (Moluccas) và New Guinea, băng qua đó mức độ trao đổi trên biển và sự tương đồng văn hóa [mặc dù không thể không đếm xỉa đến] trở thành một thứ bậc thấp hơn nhiều so với tầm hạn đă liên kết Maluku với các ḥn đảo ở phía tây và phía bắc.

 

     Việt Nam, không có ǵ phải dị nghị, là một diễn viên quan trọng tại Đông Nam Á như chúng ta xác định về nó ngày nay, tạo ra một vấn nạn nan giải hơn.  Riêng nơi đây tôi không thể nói với sự tự tin rằng các thành tố chung của Đông Nam Á cân nặng hơn các yếu tố đă liên kết Việt Nam với Trung Hoa, và đặc biệt với các tỉnh cực nam của Trung Hoa.  Trong sự dinh dưỡng và trong nhiều tṛ giải trí của họ -- nhai trầu, đá gà, đá quả cầu là chiếc gỉỏ đan (takraw) – người Việt Nam rơ ràng có chia sẻ một văn hóa chung của Đông Nam Á, giống như một vài láng giềng của nó ở phía nam Trung Hoa trong thực tế.   Phụ nữ của họ được tự do hơn một cách rơ ràng, công nghệ của họ kém phát triển hơn, so với Trung Hoa.  Song sinh hoạt trí thức và chính trị của Việt Nam, và ngay cả các thói quen căn bản chẳng hạn như cách ăn (với đôi đũa), vốn đă sẵn được vay muợn sâu xa từ Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ mười lăm.  Hơn thế, dân cư của châu thổ sông Hồng vốn gần gũi với mô thức đông dân của Trung Hoa so với khuôn mẫu thưa thơt hơn của Đông Nam Á.  Sự kiện này có thể đă là lư do tại sao người Việt Nam đă từ bỏ vào một lúc nào đó trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên kiểu nhà sàn trên cọc của Đông Nam Á [?], giống như người Java và Bali đă làm khi dân số của họ gia tăng trong vài thế kỷ sau đó.  Nó đ̣i hỏi phải sự dụng quá nhiều gỗ.

 

     Căm Bốt và Chàm, cùng chia sẻ nửa phía nam của Đông Dương cho măi đến thế kỷ thứ mười lăm, không có ǵ phải nghi ngờ là mang tính chất Đông Nam Á trong văn hóa và định hướng thương mại.  Sự bành trướng của Việt Nam gây tổn thất cho họ, đă xảy ra rất nhanh trong suốt thời kỳ mà chúng ta đang khảo sát, là một tiến tŕnh hai chiều, trong đó kẻ chinh phục Việt Nam không có ư định xóa bỏ văn

 

 



Bản Đồ tài liệu của Anthony Reid

Các Trung Tâm Chính Trị tại Đông Nam Á, vào thời khoảng 1600

 

 

hóa đương hữu tại miền nam.  Cho đến thế kỷ thứ mười tám, miền trung và nam Việt Nam (khi đó là vương quốc do chúa Nguyễn cai trị, được biết bởi người Âu Châu là Cochin-China – xem bản đồ số 2) tiếp tục, thí dụ, ưa thích kiểu nhà sàn Đông Nam Á dựng cao trên các cọc [Borri 1633 III: D; La Bissachère 1812 I: 246).  Mặc dù quốc gia Việt Nam phía nam có nhiều ràng buộc chặt chẽ về thương mại cũng như về văn hóa với phần c̣n lại của Đông Nam Á hơn là với vương quốc cạnh tranh của chúa Trụnh ở miền Bắc, nó lẽ là điều phi lư để vạch ra một đường ranh giữa hai miền.  Cả hai trong thực chất là người Việt Nam, và cả hai đều hướng nh́n Trung Hoa như một khuôn mẫu văn hóa.  Mặc dù người Việt Nam có vẻ có trao đổi với phương nam từ thế kỷ thứ mười hai đến thế kỷ thứ mười lăm, ít nhất từ việc phán đóan trên sự phân phát các đồ gồm “An Nam”, họ đă không làm như thế trong các thế kỷ thứ mười sáu và mười bảy: “Họ không lái thuyền sang Malacca, mà đến Trung Hoa và đến xứ Chàm” [Pires 1515: 114; tham khảo Dampier 1699: 46; La Bissachère 1812, I: 212-19].

 

     Tóm lại, vai tṛ của Việt Nam như là một biên giới giữa Đông Nam Á và Trung Hoa, và là một vai tṛ quan yếu.  Nếu Việt Nam đă không học được thật cặn kẽ các bài học về phương sách quân sự và hành chánh Trung Hoa, và đă không chiến đấu thật gian khổ để duy tŕ sự b́nh đẳng và độc lập của nó với Vương Quốc Trung Tâm, ảnh hưởng chính trị Trung Hoa chắc chắn sẽ lan tràn xa hơn nữa về phía nam, sử dụng cả các đường bộ cũng như các hải lộ.  Như đă diễn ra, Việt Nam đă buộc Trung Hoa chỉ đến được vùng biển phía nam (Nanyang) bằng đường biển, và hầu như không ǵ khác hơn các nhà mậu dịch ḥa b́nh.  Trong một vài khía cạnh quan trọng, Việt Nam sẽ có vẻ như là một phần của thế giới kẻ biển Đông Nam Á.  Ở phần lớn các khía cạnh khác, Việt Nam sẽ không phải là như thế./-          

_____

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Bausani, A. 1970.  “Indonesia in the Work of Italians”, trong Lettera di Giovanni da Emploli, ed. A. Bausani, Rome: Istituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente, các trang 85-102.

 

Benedict, Paul K., 1942.  “Thai, Kadai, and Indonesian: A New Alignment in South-eastern Asia”, American Anthropologist 44, các trang 576-601.

 

Benedict, Paul K., 1975. Austro-Thai Language and Culture, with Glossary of Roots, New Haven, HRAF Press. 

 

Borri, Christoforo 1633.  Cochin-China, trans. R. Ashley.  London: Richard Clutterbuck.  Sách in lại. London: Da Capo Press, 1970 [chia, đánh sô trang bằng mẫu tự].

 

Braudel, Fernand, 1966. The Mediterranean and the Mediterranean World in the Age of Philip II, trans. S. Reynolds, 2 vols. New York: Harper Colophone Books, 1976.

 

Dampier, William 1697.  A New Voyage round the World, ed. Sir Albert Gray, London: Argonaut Press, 1927.

 

Dampier, William 1699.  Voyages and Discoveries, ed. C. Wilkinson, London: Argonaut Press, 1931.

 

Fisher, Charles A., 1966. Southeast Asia: A Social, Economic, and Political Geography, London: Methuen.

 

Haudricourt, A. G. 1953.  “La place du Vietnamien dans les langues austroasiatiques”, Bulletin de la Société de Linguistique 49, các trang 122-28.

 

Haudricourt, A. G. 1954.  “De l’origine des tons en Vietnamien”, Journal Asiatique 242, các trang 69-82.  

 

La Bissachère, de 1812.  État actuel du Tonkin, de la Cochinchine, et des royaumes de Cambodge, Laos, et Lac-Tho, 2 vols.  Paris: Galignani.

 

Pigafetta, Antonio 1524.  First Voyage around the World, trans. J. A. Robertson, Manila: Filipiniana Book Guild, 1969, các trang 1-101.

 

Pires, Tomé 1515.  The Suma Oriental de Tomé Pires, trans. A. Cortesao, 2 vols.  London: Hakluyt Society, 1944.

 

Pyrard, Francis 1619. The Voyage of Francis Pyrard of Laval to the East Indies, the Maldives, the Moluccas, and Brazil, trans. A. Gray, 2 vols. London: Hakluyt Society, 1887-89.

 

Wolff, J. O. 1976.  “Malay Borrowings in Tagalog, trong Southeast Asian History and Historiography: Essays Presented to D. G. E. Hall, ed. C. D. Cowan and J. M. Echols, Ithaca: Cornell University Press, các trang 345-67.

_____

 

Nguồn: Anthony Reid, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450 – 1680, Volume One, The Lands below the Winds, New Haven and London: Yale University Press, 1988, Chương I, các trang 1-10.

 

 

Ngô Bắc dịch

24/8/2008

 

                                                                                                                                              

Các bản dịch khác của Ngô Bắc trên gio-o         

 

                                                                                                                                              

© 2008 gio-o