Alfred Cunningham

Hội Viên Hội Á Châu Hoc Hoang Anh Anh Quốc, Chi Nhánh Trung Hoa

Member China Branch, Royal Asiatic Society

 

 

 

HẢI PH̉NG, HÀ NỘI &

 

DU HÀNH LÊN MẠN NGƯỢC

 

[Năm 1902]

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

 

 

 

 

Lời Người Dịch:

 

       Dưới đây là phần dịch Lời Giới Thiệu và Các Chương về Hải Pḥng, Hà Nội và Du Hành Lên Mạn Ngược, trong tác phẩm nhan đề The French In Tonkin and South China của Alfred Cunningham, một kư giả người Anh thường trú tại Hồng Kông, giới thiệu về Bắc Kỳ nhân cuộc viếng thăm nơi đây trong mùa xuân năm 1902, dưới thời Toàn Quyền Doumer.  Cũng như các tác giả người Anh khác cùng thời, tác giả cổ vũ cho việc mở cửa Đông Dương cho hoạt động tự do mậu dịch, hầu cho phép người Anh tham dự nhiều hơn nữa vào thị trường Đông Dương lúc bấy giờ. Dĩ nhiên, văn phong vẫn chứa đựng cách nói mỉa mai, châm biếm người Pháp thường thấy trong các tác phẩm của các tác giả người Anh cùng vào thời kỳ đó.

 

*****

 

DẪN NHẬP

 

       Các trang sau đây là kết quả của một cuộc thăm viếng Bắc Kỳ với một chiếc máy chụp ảnh trong mùa xuân năm 1902, và của các sự quan sát ghi nhận được bởi người viết với tư cách một kư giả thường trú tại Hồng Kông.  Một số độc giả có thể nhận định rằng đă có quá nhiều tầm quan trọng được gắn liền với các tham vọng của các láng giềng của chúng ta, những kẻ, như bị cáo giác, phần lớn bị ảnh hưởng bởi xúc cảm; và rằng các công tác của ông Doumer đă được gán cho sự nổi bật và nhấn mạnh không cần thiết.

 

       Nhiều con số trích dẫn được rút ra từ báo cáo của ông Doumer; các con số khác đước biên soạn từ nhiều nguồn tin đáng tin cậy khác nhau.

 

       Người viết nhân cơ hội này xin ghi lại ḷng biết ơn của ḿnh đối với các nhà Chức Trách tại Bắc Kỳ về sự lịch sự đă dành cho người viết.

       Người viết không dự tính trưng dẫn lịch sử cổ xưa của Bắc Kỳ hay ngay cả việc kể lại sự chiếm đoạt nó: các sự kiện này được thảo luận một cách thích đáng tại các tác phẩm khác.  Mục tiêu của người viết là cố gắng và tŕnh bày một sự phác thảo chính xác về thuộc địa y như hiện trang vào lúc này, và để thiết định một sự so sánh giữa Pháp và Anh, trong hoạt động chính trị và thuộc địa, với hy vọng rằng chúng ta có thể được khích động để tiến tới các thành quả tốt đẹp hơn nữa.

 

A [lfred]. C[unningham].

 

Hồng Kông, ngày 1 Tháng Tám, 1902.

 

 

-----

 

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN THỨ NH̀

 

       Sự ấn hành ấn bản lần thứ nh́ đă giúp cho người viết thực hiện được các sự hiệu chính và tăng bổ.

 

A. C.

 

Hồng Kông, ngày 1 Tháng Mười, 1902

 

 

***

 

Hải Pḥng

 

Vị Trí – Hải Cảng Mới Đề Nghị -- Sự Mô Tả Trước Đây – Đồ Sơn – Khu Định Cư – Các Khía Cạnh Xă Hội Và Kinh Doanh – Các Câu Lạc Bộ -- Giải Trí – Thương Mại – Lao Động – Các Kỹ Nghệ -- Đường Rầy Xe Hỏa

 

__

 

       Trong các năm tám mươi [của thế kỷ thứ 19, chú của người dịch] khi nước Pháp sáp nhập Bắc Kỳ, đă hiện hữu một niềm tin chính thức rằng Hải Pḥng sẽ cạnh tranh với Thượng Hải như một hải cảng thương mại, nhưng mặc dù các sự tin tưởng hăng say vẫn c̣n ngự trị ở đó, thời gian đă làm dịu bớt nhiệt t́nh này.  Chính Quyền Thuộc Địa sau các năm ngập ngừng và nhiều kinh phí, sau cùng đă quyết định rằng hải cảng thương mại chính yếu phải được tái thiết lập trên bờ biển Bắc Kỳ, và rằng Hải Pḥng, nơi hiện nay nắm giữ vị thế đó, phải trở lại thành một trung tâm phân phối nội địa.  Thời đại của Hải Pḥng đang chính thức được tính từng ngày bởi v́ vị trí không thuận tiện của nó, là một cảng sông và gồm chứa trên lối tiếp cận, hai hàng rào cản, tại cửa con sông Cửa Cấm.  Các toàn quyền trước đây, trong khi thừa nhận các điểm bất lợi phát sinh từ vị trí của nó, đă ngần ngại để tiến hành bất kỳ điều ǵ khác hơn một sự chữa trị tại chỗ, hậu quả của các khoản tiền lớn lao đă sẵn được chi tiêu để làm cho hải cảng được tiếp cận dễ dàng hơn.  Tuy thế, các tàu với tầm nước sâu từ mười tám đến hai mươi bộ Anh giờ đây có thể vào được thành phố.  Một khoản tiền khác nữa tổng số 4,000,000 phật lăng đă được biểu quyết trong năm 1902 để cải thiện hải cảng.  Tuy nhiên, ông Doumer đă đề nghị rằng một hải cảng hải vận mới cho Bắc Kỳ (Tonkin) sẽ phải được tạo dựng tại vịnh xinh đẹp Hạ Long, kề cận các mỏ than Ḥn Gay và Ke Bao[?] phong phú, và rằng một con kinh sẽ nối kết nó với Hải Pḥng, khoảng cách giữa hai nơi vào khoảng hai mươi lăm dặm.  Đa số các thương nhân của Hải Pḥng đă ca ngợi kế hoạch, mà họ nghĩ sẽ thúc đẩy sự phát triển của thuộc địa và sẽ làm lợi cho họ, một cách cá nhân.  Các tàu hơi nước chạy đường đại dương có trọng tải lớn sẽ có thể tiến vào hải cảng mới, và các tàu hơi nước chở thư tín của Công Ty Vận Tải Đường Biển (Compagnie des Messageries Maritimes) sẽ có thể không cần đến các tàu nhỏ, nối chuyến hiện đang chạy từ Sàig̣n đến Hải Pḥng và sẽ cập bến trực tiếp nơi hải cảng mới.  Sông Bặch Đằng Giang, một chi lưu của sông Cửa Cấm, nối liền thành phố kể sau [tức Hải Pḥng, chú của người dịch] với Vịnh Hạ Long, nhưng nó chỉ có thể hải hành được bằng tàu hơi nước loại nhỏ.  Hải Pḥng nằm cách 300 dặm phia nam  Hồng Kông.

 

 


Kinh Đào ở Hải Pḥng

 


Các Phụ Nữ Bắc Kỳ, với nón bằng lá dừa.

 

      

       Mặc dù không có ǵ để nghi ngờ rằng sự tạo lập một cảng biển tại bờ biển phía bắc của Bắc Kỳ, đặc biệt tai nơi đề nghị, sẽ làm lợi một cách cụ thể cho thuộc địa, điều vẫn c̣n có thể tra hỏi rằng nếu sự bất khả tiếp cận của Hải Pḥng đối với các tàu hơi nước loại to có hạn chế mậu dịch một cách nghiêm trọng hay không.   Nếu cần phải chuyển hàng hóa đến Hải Pḥng, để người ta lấy nó một khi chúng đă sẵn ở đó, như ở Thượng Hải, chắc chắn c̣n nhiều khó khăn cho sự tiếp cận. Đúng hơn dường như các nhà thương mại ở Hải Pḥng sẽ vui vẻ phục tùng cả rào cản bằng cát và bùn, một khi chỉ cần vứt bỏ đi hàng rào khó chịu của sở Quan Thuế và Công Quản (Douanes et Regies).  Nếu ông Doumer, hay người kế nhiệm ông, có thể nghĩ ra một đường dây xâm nhập rào cản đó, khi đó ông sẽ thực sự là ân nhân của giới thương gia và của xứ sở.

 

       Ông Hoàng xứ Orléans (Prince d’Orléans) đă viết cho đồng bào ông rằng “Chúng ta đă làm chủ nhân ông của Bắc Kỳ chưa đến hai năm trước khi chúng ta bao quanh nó với một bức tường dầy của các sắc thuế quan, và để làm vừa ḷng một số ít các nhà mậu dịch Pháp, chúng ta đă ngăn chặn sự phát triển thương mại của thuộc địa, không suy nghĩ rằng một thuộc địa chớm phát triển cần đến sự tư do tối đa và hành động tự do, rằng các số nhập cảng và xuất cảng càng lớn hơn, các doanh lợi càng nhiều hơn.  Điểm chính là khuyến khích tư bản đên nơi và guồng máy được thiết lập, để khai mở một con đường cho thương mại và làm cho nó trở nên giản dị và rơ ràng càng nhiều càng tốt.  Điều này đă không được để ư tới.” * Về các điều này,  ông Hoàng quá cố người Pháp, giống như các nhà tiên tri khác, không phải lúc nào cũng được dành cho danh dự mà ông xứng đáng được hưởng tại xứ sở của chính ông.

 

       Hải Pḥng ngày nay là một công tŕnh bất hủ của lao động và sự tính táo bạo của Pháp.  Một sự mô tả hải cảng trong năm 1880 phác họa nó tọa lạc cả bên bờ của một lạch nước.  Các đường xá th́ hẹp, gớm ghiếc và dơ bẩn, và cho thấy không có sự cải tiến dưới chế độ giám sát của Pháp.  Các bờ sông th́ thấp và chứa bùn phù sa, từ đó khu định cư của người Pháp đă tốn rất nhiều công sức và phí tổn để khai hoang.  Các kiến trúc bản xứ được xây dựng một cách tồi tàn bằng bùn, tre và cói.  Các kiến trúc đàng hoàng duy nhất là các kiến trúc được chiếm ngụ bởi người Trung Hoa và các người ngoại quốc.

 

       Một tác giả khác mô tả địa điểm bốn năm sau đó đă viết “Thị trấn có lẽ tăng trưởng, ngay dù điều này cũng được để ngỏ cho sự tranh luận, nhưng không có t́nh huống nào để nó có thể phát triển nhanh chóng được, bởi các địa điểm xây dựng chỉ có thể có được bằng cách thu thập một cách khổ sở bùn và đất sét từ các cánh đồng chung quanh, và đắp nó lên để tạo thành một nền trên đó một ngôi nhà có thể dựng trên một bệ cao một hay hai bộ Anh (feet) đối với mặt đầm lầy, trên đó phần lớn hơn của thị trấn bị biến cải bởi một làn sóng cao.  Ngay các đường xá cũng phải được xây dựng theo cách này … Dường như chỉ có nước lợ mới cứu văn Hải Pḥng khỏi trở thành một nghĩa địa thường lệ của người Pháp.  Thoạt nh́n vào đầm lầy trông xấu xa xâm nhập vào mọi phần của thị trấn và bốc hơi dưới ánh mặt trời bừng bừng, người ta sẽ nghĩ không cách ǵ cứu nó thoát khỏi một dịch bênh.  Như hiện thực, mọi căn nhà thực sự là trung tâm của một hầm chứa phân.” **

 

       Kể từ đó Hải Pḥng đă trải qua một sự biến thể, và ngày nay nó là một thành phố tân tiến được xây dựng và thoát nước hoàn hảo với các đường xá tốt và các đại lộ đẹp đẽ, và mặc dù nó không thể tuyên nhận là một thành phố xinh đẹp như Hà Nội, song khi cứu xét đến các khó khăn khởi đầu theo đó nó đă được xây dựng, nó có thể được nh́n như một thắng lợi to lớn hơn cho chế độ thực dân Pháp.

 

      Một con đường được tạo lập gần đây nối liền hải cảng với ḥn đảo nhỏ ở Đồ Sơn, nằm ở cửa con sông Cửa Cấm, đă trở thành một nơi làm loăng nước ven biển sang trọng, và thụ đắc một khách sạn xinh đẹp và nhiều biệt thự nhỏ ngoạn mục, nơi mà cư dân Hải Pḥng có thể vui chơi cuối tuần.

 

       Một lạch nước rộng bao quanh khu định cư cơ ở Hải Pḥng, tách biệt nó khỏi phần dân cư mới, và điều đă được quyết định là lấp đầy con lạch này và tạo nó thành một lối di chuyển khoảng khoát.  Có nhiều khách sạn tốt, chính yếu là các Khách Sạn Thương Mại (Hotel du Commerce) và Khách Sạn Hoàn Vũ (Hotel de l’Univers); các cửa hàng th́ to lớn và nhiều, trữ cất đầy hàng hóa, và rơ ràng có hoạt động kinh doanh phát triển.  Có hai tờ nhật báo rất đứng đắn.  Từ một khía cạnh đô thị, thị trấn được quản trị tốt đẹp; các đường xá rộng răi và được giữ sạch và trong t́nh trạng tốt; các lối đi bộ th́ khoảng khoát và được che mát bởi cây cối, và người đi bộ không bị bắt buộc, như tại Hồng Kông, phải men theo đường lộ để né  tránh các đám đông các phu thợ lê bước bốc mùi ghê gớm.  Thị trấn được thắp sáng bằng điện.

 

       Các cư dân Pháp đón nhận sự lưu vong khỏi xứ sở thân yêu của họ một cách đầy triết lư và thoải mái.  Tất cả đều tuyên bố họ oán ghét sự phân cách, nhưng họ đă đền bù cho sự hy sinh đến mức tối đa có thể làm được.  Họ không phải là những kẻ mà các người bạn Hoa Kỳ của chúng ta sẽ gọi là “các người hăng hái làm việc” (hustlers)”, và sau tách cà phê hay chocolat buổi sáng, họ bắt đầu làm việc vào lúc 8 giờ và nghỉ làm vào lúc 11 giờ để dùng điểm tâm.  Thời lượng được dành cho bữa ăn này vào khoảng hai tiếng rưỡi, và trong thời gian đó công việc hoàn toàn được đ́nh chỉ.  Bưu Điện đóng cửa, các cửa Hiệu khóa trái cửa, và mọi người ngưng làm việc một cách nhàn nhă để ăn và tṛ chuyện.  Ở mặt ngoài, Hải Pḥng khi đó có khía cạnh của một thị trấn địa phương Anh Quốc vào một ngày Chủ Nhật.

 

       Quang cảnh tại pḥng khách [salon, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của một khách sạn ở Hải Pḥng vào lúc 12:30 trưa, sau bữa ăn, là điều ǵ đó tân kỳ một cách nổi bật đối với một du khách người Anglo-Saxon.  Hăy tưởng tượng đến một pḥng lớn; bàn chơi bi-da, chỗ đọc sách báo, quầy rượu và các buồng chơi bài đều chung một pḥng, với hàng hiên mở rộng; hăy chụp h́nh nó với đông đảo các người đàn ông Pháp đầy sức sống, cùng với vợ và con của họ, trong một tâm trạng nhân hậu mà một bữa ăn ngon mang lại.  Cha mẹ ngồi ở các chiếc bàn nhỏ, đàm thoại và hút thuốc trong khi dùng cà phê, đa số vui chơi một canh bài, các trẻ em đă biển đổi một cách vui vẻ một góc pḥng thành gian chơi đùa; các phụ nữ mặc áo dài buổi sáng và đội các chiếc mũ che nắng được trang điểm bởi các rèm xếp nếp – một loại nón đang ghét nhất.  Quang cảnh kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ khi, các đề tài trong ngày đă can kiệt, cuộc họp mặt được giải tán – có những người có thể vui hưởng một giấc ngủ trưa ngắn, số c̣n lại vật lộn với công việc.

 

       Vào 1:30 trưa, công việc nói chung được tái lập, các cửa Hiệu mở khóa các cánh cửa, Bưu Điện rút lại các cảnh cửa chớp và các Văn Pḥng Công khác dần dần xác định sự hiện hữu của chúng.  Giờ đây có thể mua sắm đồ vật ǵ đó, bởi tập tục đóng cửa [nghỉ trưa] là phổ biến, có lẽ không có doanh nghiệp nào bị mất mát.

 

       Vào 5 giờ chiều, các văn pḥng thương mại được đóng cửa, nhưng các cửa Hiệu th́ không, và Hải Pḥng tự hiến ḿnh cho sự vui chơi và giải trí.  Đánh quần vợt xem ra là tṛ chơi ngoài trời duy nhất được theo đuổi tại Bắc Kỳ, ngoài tṛ cưỡi ngựa và săn bắn mà người Pháp rất say mê.  Các phụ nữ, các kẻ trong suốt cơn nóng của ban ngày gắng gượng mặc các áo dài buổi sáng và các chiếc mũ che nắng – một trang phục hợp lư và thoải mái nếu không cần biết đến nét thanh nhă – giờ này xuất hiện trên các cỗ xe ngựa, mặc quần áo đúng kiểu Paris, trông thật duyên dáng và sống động.  Đây là thời khoảng thú vị nhất của một ngày, và các cỗ xe ngựa, được kéo bởi các chú lừa bản xứ nhỏ bé, tung tăng theo mọi chiều hướng; có vài con đường tráng lệ, đường xá bất kể có nhiều sự lưu thông bằng xe cộ đă được bảo quản trong t́nh trạng tuyệt hảo.

 

       Vào 6:30 hay 7 giờ tối, mọi người ăn cơm tối, và theo sau là các tṛ tiêu khiển xă hội, thường là chơi bài.  Các ban quân nhạc tŕnh diễn tại các địa điểm công cộng thường đóng góp nhiều vào các thú vui của thành phố.  Dĩ nhiên là có nhà hát, là một kiến trúc rất xinh đẹp, mặc dù số chỗ ngồi th́ ít so với kích thước của nó.  Nó đă tốn $80,000 để xây lên, và nhà thầu khai thác nhận được từ Chính Phủ $75,000 phật lăng mỗi năm như một khoản trợ cấp, từ khoản đó và các số thu, nhà thầu trả lương cho các nghệ sĩ, nhưng không kể các chi phí về việc mang họ sang từ quê nhà v́ các khoản này được đài thọ bởi Chính Phủ.  Mùa nhạc kịch kéo dài ba tháng tại Hải Pḥng và ba tháng tại Hà Nội, và nhà thầu khai thác cùng là một người cho cả hai thị trấn, khoản trợ cấp cho ông ta yểm trợ cho cả hai nơi.

 

       Hội Quán Thương Mại (Cercle du Commerce) là một hội nhỏ, giàu có, được điều hành một cách nào đó theo các đường lối của Anh Quốc, mặc dù sinh hoạt của hội như nó hiện diện tại các thuộc địa Anh Quốc không được biết đến tại Bắc Kỳ.  Có các sự sắp xếp bữa ăn tối, và một thư viện nhỏ, với pḥng đánh bi-da và một pḥng khách (salon) chung, nơi các hội viên ngồi, nói chuyện, hút thuốc và đánh bài.  Trong một số buổi tối, các bà được mời và sảnh đường được dành cho âm nhạc hay khiêu vũ dành nhiều ưu đăi cho các phụ nữ vốn được nói là rất được tán thưởng.  Hội Quán Cây Đa (Cercle Banian), được đặt tên theo một cây đa mọc lên trong vườn, là một câu lạc bộ khác được hỗ trợ mạnh mẽ.  Ṿng Đua Ngựa (Race Course) cách thị trấn một dặm, và một vườn hoa công cộng nhỏ, với bục ḥa nhạc, tọa lạc phía trước Ngân Hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine).

 

       Ông A. R. Marty, người mà danh tính là một từ ngữ quen thuộc tại Bắc Kỳ, và đang nổi tiếng không kém tại Hồng Kông, đă xây cất một ngôi nhà Trung Hoa tráng lệ bên ngoài thị trấn và bên cạnh đường rầy xe hỏa.  Nó được xây dựng rất công phu, phần lớn các vật liệu được nhập cảng một cách đặc biệt từ Quảng Châu (Canton), cùng với công nhân xây dựng ngôi nhà.  Đó là một ngôi nhà khó t́m được đối thủ tương đương tại miền Nam Trung Hoa, và hẳn phải tốn kém một khoản tiền khổng lồ.  Sự khoái chí của mọi người Trung Hoa khi nh́n thấy nó là điều tự nhiên, và nó được trang bị toàn bộ theo cách Trung Hoa, đầy các đồ cổ và các vật đắt tiền mà ông Marty đă sưu tầm trong suốt thời gian cư trú lâu dài của ông tại Trung Hoa.  Ông đă vô cùng hănh diện về nó và với lư do vững chắc, mặc dù tên gọi địa phương cho ngôi nhà là “nỗi điên rồ của ông Marty: Marty’s Folly”.

 

 


 Ông A. R. Marty

 

 

       Về mặt thương mại, Hải Pḥng đang làm thất vọng.  Như hải cảng chính yếu của một thuộc địa giàu có, với một dân số được ước lượng khoảng 12,000,000 người, giờ đây đă được b́nh định và phát triển, du khách sau khi nh́n thấy Thượng Hải, Hồng Kông hay Singapore kỳ vọng sẽ t́m thấy một điều ǵ đó tiến bộ hơn những ǵ Hỉ Pḥng phô bày.  Các ít bến tàu, bến chính được dành cho Sở Quan Thuế, và thay v́ nh́n thấy hàng loạt nhiều tàu thuyền, chỉ có trung b́nh khoảng một tá, và các chiếc tàu này là tầu chạy cận duyên và chuyên chở.  Về mặt thương mại Hải Pḥng có thể đă phát triển một cách chậm chạp nhưng không ai có bất kỳ sự nghi ngờ nào rằng, nếu xứ sở được giải thoát ra khỏi sự tê liệt của Chính Sách Bảo Hộ Mậu Dịch và mở cửa cho thương mại tự do, nó sẽ phô bày một khía cạnh khác xa với bộ mặt ngày nay.

 

       Một số khách du lịch, tuy thế, nh́n Hải Pḥng xuyên qua các khía cạnh khác.  Hầu Tước Barthélemy *** nghĩ “Khách du hành lấy làm vui sướng đến một đất nước tràn đầy các thương nhân và nơi Chinh’ Quyền đủ loại như tại Sàig̣n”, song với sự châm biếm rơ rệt, ông tiếp tục viết, “lên bờ một cách kỳ lạ, bởi giữa các bến của hải cảng là bảng trang hoàng đề tên “Ty Quan Thuế” và các bảng hiệu hành chính khác có chủ định rơ ràng gây sự kinh sợ cho hoạt động thương mại tự do.”

 

       Các thống kê mậu dịch chứng thực cho một sự phát triển, mặc dù khó khăn để lấy được các con số.  Mậu dịch cho năm 1877 là 2,231,749 phật lăng, gồm 1,134,448 phật lăng cho nhập cảng, và 1,032,092 phật lăng cho xuất cảng.  Tổng số khai quan thuế của các tàu ngoại quốc và Trung Hoa là 309 chiếc, trong đó hơn 50% là của Anh Quốc.  Trong năm 1878 số nhập cảng từ Hồng Kông tương đương với 1,015,938 lạng (Tls: taels?) [không rơ vàng hay bạc?]; và xuất cảng sang Hồng Kông là 734,433 lạng [?].  Số nhập cảng từ Sàig̣n là 8,363 lạng và số xuất cảng đến hải cảng đó là 216,133 lạng; phần lớn số xuất cảng xuống Sàig̣n đi xuyên qua Hồng Kông.  Sau năm 1878, mậu dịch đă sút giảm một cách lớn lao, chủ yếu là v́ sự ngăn cấm xuất cảng gạo và t́nh trạng bất ổn của xứ sở, nhưng đă bắt đầu phục hồi, và trong năm 1880 trị giá đăng kư số nhập cảng là 5,467,315 phật lăng, và số xuất cảng là 7,507,528 phật lăng, tổng cộng mậu dịch là 12, 974,838 [? phải là 12,974,833, có lẽ do lỗi sắp chữ của nhà in, chú của người dịch] phật lăng.  Số nhập cảng trong năm 1899 vào Bắc Kỳ, trong đó Hải Pḥng là cảng biển chính yếu, tương đương với 1,800,000 Bảng Anh (Livres), trong đó 803,000 Bảng Anh là từ các nước ngoại quốc.  Số xuất cảng trong cùng năm là 774,000 Bảng Anh, trong đó chỉ có 50,000 Bảng Anh là từ Pháp và các thuộc địa của nó.  Các số nhập cảng chính là hàng dệt, khoáng chất, kim loại, mứt, rượu nho, vàng lá, bột ḿ, v.v… tất cả đều cho thấy một sự gia tăng liên tục.  Các phẩm vật xuất cảng hàng đầu là gạo, cá, hạt tiêu, than đá, và lụa.  Các hàng dệt Anh Quốc đang mau chóng nhường chỗ cho hàng dệt của các nhà sản xuất Pháp.

 

       Lao động bản xứ th́ rất rẻ so sánh với Hồng Kông và Thượng Hải. và chúng tôi nhận thấy, thí dụ, rằng các thợ in được trả tại Hải Pḥng 50% ít hơn tiền công của cả hai nơi kể trên.  Các gia nhân là người An Nam, và một hệ thống đăng kư, chẳng hạn như đă được thảo luận và đề nghị tại Hồng Kông, th́ thịnh hành, và nó được nói là rất hiệu quả, các gia nhân được chụp ảnh trước khi nhận được một giấy chứng nhận từ cảnh sát.  Tuy nhiên, thuộc địa, [cũng là] quê hương của gia nhân, giúp cho một hệ thống như thế dễ được thực hiện  một cách hữu hiệu, điều mà trong trường hợp của Hồng Kông sẽ trở nên khó khăn, các gia nhân ở đó đến từ đại lục.

 

       Điều đáng lấy làm thỏa măn để ghi nhận rằng nhiều kỹ nghệ địa phương đă được khởi sự hồi gần đây, trong đó chính yếu có một nhà máy dệt bông vải và một nhá máy sản xuất xi măng.  Công Ty Dệt Bông Vải Đông Dương (Société Cotonnière de l’Indo-Chine) hiện hoạt động tại Đường Avenue du fort Annamite, và chế tạo các cuộn vải có phẩm chất tốt, và được nói là một cuộc kinh doanh có lăi; trong khi đó Công Ty Xi Măng Portland Nhân Tạo Đông Dương (Société des Ciments Portland Artificiels de l’Indo-Chine), với số vốn 2,000,000 phật lăng, cũng là một doanh nghiệp phát triển, và hiện đang sản xuất một loại xi măng tốt.  Chúng tôi được thông tri rằng để bảo vệ các sản phẩm này và để khuyến khích các kỹ nghệ khác, Chính Quyền đă quyết định gia tăng các thuế quan trên cuộn bông vải và xi măng ngoại quốc nhập cảng.  Dưới các t́nh huống này, chừng nào mà các xí nghiệp địa phương chưa trở nên tự măn trong sự thịnh đạt của chúng và nâng cao giá cá của chúng, điều sẽ được giả định là khách tiêu thụ sẽ được thỏa măn, nhưng một châm ngôn tổng quát rằng sự cạnh tranh trong kinh doanh sẽ làm lợi trong nhiều khía cạnh cho giới tiêu thụ, trong khi sự bảo hộ thuế quan thường tạo bất lợi cho cả nhà sản xuất lẫn giới tiêu thụ.

 

       Kỹ nghệ chính yêu là xưởng đóng tàu của các ông Maty và d’Abbadie, được thiết bị hoàn hảo và phát đạt, và chế tạo ra các tàu với trọng tải lên tới 500 tấn.  Phần lớn các tàu hơi nước chạy trên sông của họ được chế tạo tại đây.  Sự tham khảo đến dịch vụ tàu hơi nước huy hoàng của họ sẽ được t́m thấy ở nơi khác, và chắc chắn Hải Pḥng sẽ mắc nợ không ít sự thịnh vượng của nó nơi dịch vụ thuận tiện và sâu rộng của các chiếc tàu hơi nước chạy đường sông của công ty này, liên kết nó với tất cả các địa điểm quan trọng trong nội địa.

 

 


 Văn Pḥng Của Các Ông Marty và D’Abbadie

 

 


  Quảng Cáo Công Ty Bận Chuyển Đường Thủy Của Các Ông Marty và d’Abbadie

 

      

Dân số của thành phố trong năm 1899 bao gồm 1,000 người Âu Châu, 10,000 người An Nam, 50 người Nhật Bản, 38 người Ấn Độ, và 5,000 người Trung Hoa.

 

       Một đường xe hỏa nối liền Hải Pḥng với Hà Nội đă được mở cho sự lưu thông vào Tháng Bẩy, 1902 và chắc chắn sẽ góp phần cho sự thịnh vượng gia tăng của Hải Pḥng.

 

 

***

 

HÀ NỘI

 

Vị Trí – Một Sự So Sánh – Đời Sống Xă Hội – Một Ư Kiến Của Pháp – So Sánh Hồng Kông và Hà Nội – Các Khách Sạn – Các Kiến Trúc – Các Cửa Hiệu – Khu Sinh Sống Của Người Bản Xứ -- Hồ Hoàn Kiếm – Thành Hà Nội – Vườn Bách Thảo – Băi Đua Ngựa – Các Nài Ngựa An Nam – Phụ Nữ Thực Dân – Các Quán Cà Phê – Kinh Doanh – Đường Xe Điện – Trạm Xe Hỏa – Sự Phát Triển Của Hà Nội – Giới Chức Trách Ṭa Thị Chính

 

      

Thành phố Hà Nội, hiện là thủ đô của Đông Dương thuộc Pháp, cách xa Hải Pḥng khoảng 80 dặm.  Hiện tại du khach có thể di chuyển bởi một trong các tàu hơi nước có tầm nước nông, loại nhỏ của Công Ty Giao Thông & Chuyển Giao Thư Tín Miền Phù Sa tại Bắc Kỳ (Correspondances Fluvials au Tonkin), rời Hải Pḥng lúc 8 giờ tối và đến Đáp Cầu, trên sông Cửa Cấm, vào lúc b́nh minh của ngày hôm sau.  Khi đó du khách có thể lên bờ và tiến vào tàu xe hỏa, sẽ chở du khách đến Hà Nội trong ba tiếng đồng hồ, hay có thể tiếp tục đi đến nơi đến bằng tàu hơi nước.

 

 


 Đáp Cầu

 

       Một lối đi khác là bằng đường rầy xe hỏa mới giữa Hải Pḥng và thủ đô, hiện giờ đi mất năm tiếng đồng hồ nhưng sẽ sớm được giảm xuống thành ba giờ.

 

       Một phóng viên chiến tranh người Anh, ông James G. Scott, kẻ đă thăm viếng Hà Nội trong năm 1884 trong chiến dịch Bắc Kỳ, khi ghi chép các cảm tưởng của ông về thủ đô bản xứ nơi tác phẩm đáng chú ư của ông, France and Tongking, đă viết như sau:

 

       “Có thể không cần bàn căi rằng Hà Nội sau rốt sẽ vượt xa Sàig̣n, thị trấn đẹp đẽ như hiện nay, giống y như sau rốt, nó tất nhiên sẽ thay thế cho Sàig̣n như là thị trấn chủ yếu trong các lănh thổ sở hữu của Pháp tại Viễn Đông.”

 

       Mặc dù điều vẫn c̣n bị thắc mắc là liệu trong một vài khía cạnh, Hà Nội như một thành phố vượt trội trong hiện tại hơn thủ phủ của Nam Kỳ hay không, song dưới chế độ [régime, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của Toàn Quyền Doumer, sự tiên tri của ông Scott đă được hoàn thành, bởi ngày nay Hà Nội là thủ đô của Đông Dương, bao gồm các xứ Nam Kỳ (Cochin-China), Trung Kỳ (An Nam), Lào, Căm Bốt, và Bắc Kỳ (Tonkin).  Nó rất xứng đáng nhận danh dự đó.

 

       Hà Nội, như một thành phố được xây dựng giữa các vùng ngoai vi mang sắc thái Á Châu, th́ vượt trội hơn bất kỳ thành phố nào khác tại Viễn Đông.  Thượng Hải có thể tuyên nhận có nhiều doanh nghiệp hơn; Hồng Kông có thể hănh diện nói về khu cư dân trên Đỉnh (Peak) cao và các con lộ đục ra từ núi đá tảng; Manila với khu phố cổ của nó, và Singapore với mức độ huy hoàng của nó, nhưng trong tổng thể [tout ensemble, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] Hà Nội chắc chắn là địa điểm trội bật.  Về mặt các đường lộ khoảng khoát và được bảo tŕ chu đáo, các không gian mở ngỏ và các khu dân cư cách biệt, Singapore đứng ở các vị trí hoàn toàn tương đương với Hà Nội; nhưng sau khi mặt trời lặn, Singapore thiu thiu ngủ trong khi Hà Nội ở vào thời khắc huy hoàng nhất của nó.

 

       Khái niệm Đại Lục (Continental) b́nh thường của nếp sống thuộc địa Anh Quốc, có nghĩa, với ngoài lệ về sự đam mê của giống dân Anglo-Saxon dành cho thể thao ngoài trong bất kỳ thời tiết nào – điều họ không thể nào hiểu được – các kẻ thực dân bày ra việc tự biên tự diễn một cách công khai là phải chịu khổ sở đến mức tối đa.

 

       Khái niệm Anglo-Saxon về đời sống thuộc địa của Pháp là, các láng giềng của chúng ta chi tiêu tiền của công cộng trong việc giúp cho họ được thoải mái đến mức tối đa.  Trong nhiều khía cạnh, điều này là đúng, và bất kỳ ai đă đến thăm một thuộc địa Pháp đều phải nh́n nhận rằng đời sống thuộc địa Pháp có nhiều sự việc đáng ca ngợi, và nhất định lôi cuốn nhiều hơn so với sinh hoạt thuộc địa của chúng ta.  Thực dân Pháp oán ghét việc phải hy sinh thú vui trong cuộc sống ở quê hương, và chắc chắc không có lư do tại sao người đó phải làm như thế.

 

       Đời sống xă hội tại Bắc Kỳ được tiêu biểu bởi sự vắng mặt của tính chuộng h́nh thức bất tiện, bởi sự tự do hoàn toàn tách ra khỏi các kiềm chế xă hội của chúng ta, với hậu quả rằng trong khi người Anh dẫn đến, ở một tầm mức lớn lao, một sự hiện hữu xă hội giả tạo, người Pháp hoàn toàn sống thoải mái, và khi công việc đă kết thúc, họ đắm ḿnh toàn diện vào sự giải trí và hưởng thụ.  Các nét đặc thù xă hội tinh tế của chúng ta rơ ràng không có mặt ở đó.  Chúng ta xem sự giải trí một cách nghiêm trọng và thường biến nó thành công việc; người Pháp không làm như thế, và hoàn toàn không theo quy uớc.

 

       Hăy tưởng tưởng, các vị thánh thần ơi, tại Hồng Kông, vợ của một công chức [fonctionnaire, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] hàng đầu, thả bước dọc đường phố trong cái nóng giữa ngày của mùa hè với mũ cối (topee) màu trắng và áo dài buổi sáng thả lỏng, ghé ngang khách sạn để ăn trưa và tṛ chuyện sau đó.  Hay một sĩ quan quân đội hay hải quân cao cấp ngồi, cùng với vợ, sau bữa ăn tối, ở một chiếc bàn nhỏ trên vệ đường bên ngoài quán cà phê, nhấm nháp rượu ngọt (liqueur), đàm thoại và ngắm nh́n các người nồi trên các cỗ xe ngựa ngang qua!

 

       Để đối chiếu, hăy chụp ảnh một pḥng ḥa nhạc tại một thuộc địa của Anh tại phương Đông, với khối thính giả an vị một cách nghiêm trọng, ăn mặc với đầy đủ trang phục buổi tối, tất cả mọi thứ đối với đầu óc của dân Gauls [Gallic, tức sắc dân Pháp, chú của người dịch], là cứng ngắc, trông thực trang trọng và không thoải mái đến mức tốí đa.  Người Anglo-Saxon biến sự vui chơi thành một bổn phận; các láng giềng của chúng biến các bổn phận của họ thành một thú vui.

 

       Một buổi tối ở Hà Nội, chúng tôi đă dùng bữa tối với một sĩ quan quân sự quan trọng cùng với bạn của ông – nhà xây dựng chiếc cầu Hà Nội.  Ngôi nhà của ông là một ngôi nhà oai nghiêm với đầy các đồ vật đẹp đẽ.  Bữa ăn tối thật tuyệt hảo, vị chủ nhân đón tiếp chúng tôi vẫn mang đồng phục hàng ngày, với băng quấn từ cổ chân lên đầu gối (putties), người bạn của ông trong bộ y phục mầu trắng cài cúc!

 

       Một lần nữa, khi đi ngược lên vùng trên, chúng tôi được khoản đăi một cách thú vị tại Ṭa Trú Sứ Chính của các Tỉnh.  Mười hai người chúng tôi ngồi xuống dùng bữa ăn thịnh soạn, không kém phần thỏa thích mặc dù không có ai mang trang phục buổi tối.  Thật không thể tưởng tượng ra điều này tại một thuộc địa của Anh Quốc.

 

       Song, mặc dù chúng ta có khuynh hướng chế diễu người Pháp, các tục lệ xă hội của họ, và các phương pháp thực dân hóa của họ, chúng tôi là các người đầu tiên sử dụng và tán thưởng các điều này khi chúng tôi đến thăm viếng các thuộc địa của họ. Tuy nhiên, người ta không thể đi xa đến mức nêu ư kiến rằng nữ du khách Anh Quốc sẽ đi trên đường phố trong cơn nóng của ban ngày với một chiếc nón cối và áo choàng buổi sáng.  Cô ta sẽ kinh sợ trước ư tưởng đó!

 

       Cố Hoàng Thân Prince Henri d’Orléans đă nhận xét: - “Khi người Pháp chúng ta thực hiện chính sách thực dân, chúng ta thường biểu lộ sự thiếu kinh nghiệm lớn lao và thiếu sót dự kiến; nhưng đi kèm với các khiếm khuyết này là một số phẩm chất tốt đẹp nào đó mà chúng ta mang theo cùng với ḿnh đến khắp nơi trên địa cầu.  Trước tiên, chúng ta có một sự khéo léo trong việc giải tỏa một thị trấn bản xứ và trong việc xây dựng bên cạnh nó một cái ǵ đó tức thời sạch sẽ và thanh nhă, ứng dụng các chi tiết nhỏ nhặt nhất sao cho tạo được một hiệu ứng toàn bộ làm vui mắt nh́n.  Khiếu thẩm mỹ thú vị của cô gái bán hàng mặc áo xám tại khu Montmartre có thể được t́m thấy dấu vết trong công việc của kẻ tiền phong ở California và viên hạ sĩ quan (non-commissioned officer) gốc Nam Kỳ, rằng điều ǵ đó tế vi và vô h́nh phát sinh từ tính khí của chúng ta và thuộc vào chính bản chất của chúng ta, giải thích cho sự kiện rằng, với khoản tiền chi tiêu nhỏ bé, chúng ta đă khai quang và tái kiến thiết một phần nào hai trong các thành phố đẹp đẽ nhất tại Viễn Đông – Hà Nội và Sàig̣n.  So sánh chúng với những thị trấn xây cất bởi người Anh tại Bombay và Calcutta ở Ấn Độ, hay với Hồng Kông ở Trung Hoa, và bạn sẽ t́m thấy ở thành phố kể sau các kiến trúc to lớn, đồ sộ, biểu hiệu cho sức mạnh và quyền lực, nhưng nặng nề; trong khi đó tại những thị trấn do Pháp xây dựng, luôn luôn có sự tương đồng đôi chút với Paris.”

 

       Phần lớn du khách sẽ nh́n nhận sự chính xác trong ư kiến của ông.  Sau một cuộc thăm viếng Hà Nội, người ta sẽ phải thắc mắc để biết những ǵ mà người Pháp sẽ thực hiện với Hồng Kông nếu họ chiếm hữu nó.  Công tŕnh của người Anh trong nhiều khía canh thật tuyệt diệu, song sự phát triển ḥn đảo thuộc địa là do sự kinh doanh tư nhân nhiều hơn công tác chính thức.  Về mặt các kiến trúc thương mại, Hồng Kông vượt xa Hà Nội; không có các ṭa nhà kinh doanh khổng lồ như thế ở đây.  Không có nhu cầu về chúng, giống như tại Singapore, bởi đất đai th́ tràn đầy, phẳng và rẻ tiền.

 

 


Trung Tâm Hà Nội

 

       Trong việc quản trị hành chính thành phố, Hà Nội tiến bộ hơn nhiều so với Hồng Kông hiện nay hay măi măi sau này, trong khi nó lại là một thuộc địa của hoàng gia.  Các chức năng của Chính Quyền Hồng Kông mang tính chất Thành Phố (Municipal) hơn là Đế Quốc (Imperial); lănh vực hoạt động của nó bị giới hạn trong lănh thổ vài dặm vuông.  Ngoài công việc Thành Phố, giới Quân Sự hoàn toàn có khả năng một ḿnh điều khiển chính phủ.  Đó là một cơ chế tốn kém như hiện trạng, và công việc quản trị Thành Phố của nó là một thảm họa.  Tại Hồng Kông chúng ta liên tục phải chịu đựng chính sách thiển cận và vụng về của các viên chức trước đây của chúng ta, và Chính Phủ ngày nay thay v́ nh́n nhận điều này lại tự làm mất năng lực khi nỗ lực để bào chữa cho các sai lầm trong quá khứ bằng một chính sách chắp vá về quản trị, chống đối sự tự do hành động, né tránh kinh phí lành mạnh về công chánh, và lẩn trốn một hệ thống thành phố tân tiến.  Các ban ngành chính phủ bị cắt giảm tới mức nhỏ nhất có thể được, gần như mọi ngành đều thiếu nhân viên và hậu quả không có khả năng đáp ứng công việc thật bén nhậy mà một thành phố đang tăng trưởng đ̣i hỏi.  Tham vọng của viên Thống Đốc là muốn phô diễn một khoản thặng dư hàng năm – được tích tụ từ các tổn thất của các công tŕnh công chánh thiết yếu và các sự cải thiện vệ sinh.  Tại Hà Nội, mọi việc mà Chính Quyền có thể làm được để thực hiện các sự cải thiện công cộng nhằm làm đẹp và hoàn chỉnh thành phố, họ đang làm.  Họ cũng sẵn ḷng để chi tiêu tiền bạc trong khi chúng ta lại tích trữ nó thật nhiều.  Không có cư dân nào than phiền về thuế khóa quá mức của Thành Phố, nhưng mọi người đều ca ngợi công tác tráng lệ của các kỹ sư thành phố của họ.

     

           


Lễ Khánh Thành Hội Chợ Triển Lăm Hà Nội, ông Doumer Đến Nơi

 

 


Ṭa Triển Lăm Chính Gần Hoàn Tất

 

 

       Một tính chất nổi bật của việc xây dựng thành phố của Pháp, như được minh họa tại Hà Nội, và gần hơn tại Quảng Châu Văn (Kwang-chau-wan), là viễn kiến mà họ bộc lộ.  Họ thiết kế và xây dựng cho tương lai và trong khía cạnh này họ rơ ràng vượt trội hơn người Anh.  Liệu các kỹ sư của họ có vượt trội hơn các kỹ sư của chúng ta hay không về mặt huấn luyện là một câu hỏi đáng cứu xét; nhưng chắc chắn họ cho thấy các kết quả tốt đẹp hơn.

 

       Thí dụ, Hồng Kông phải chịu đựng hồi gần đây một t́nh trạng tràn ngập các bệnh dịch, dịch hạch, dịch tả, và đậu mùa, hậu quả mà các chuyên viên đă tuyên bố của nạn quá đông dân, và, cộng đồng cũng tác cũng có bổ trợ, vào việc thoát nước không thích hợp và một t́nh trạng khan hiếm nước.  Sự việc này phát lộ một sự thiếu sót khả năng quản trị nơi các Thống Đốc trước đây, trong việc không ước lượng sự phát triển nhanh chóng của hải cảng, và sự thất bại của họ trong việc bước theo nhịp với sự phát triển.  Điều đó cũng phơi bày rằng các kỹ sư của chúng ta đă không có khả năng tương ứng với công tác thực sự của họ, hay nếu họ có khả năng, họ đă không thể thực hiện được các ư kiến của ḿnh.  Hiện nay các phương tiện công cộng của sự chuyển vận mau lẹ và rẻ tiền để cứu giúp các quận hạt tắc nghẽn một cách khủng khiếp đều không hiện hữu, và không có phà công cộng cung cấp sự nối liền giữa ḥn đảo và đất liền, công việc như thế được dành cho dịch vụ độc quyền của một công ty địa phương.  Tuy nhiên, một dịch vụ xe điện được hứa hẹn, và một viên chức đă đề nghị về một chiếc cầu ngang qua bến tàu, nhưng các chiếc phà hơi nước công cộng, đủ lớn để chở được một chiếc xe điện, sẽ ít tốn kém hơn và thực tế hơn.

 

       Mặc dù thuộc địa đă từng có một bài học khách quan đáng sợ như thế trong sự quản trị chính quyền sai lạc như thế, bất kể điều đó, ở khu Kowloon đang bị xâm nhập bởi cùng các lỗi lầm, cùng các tai hại.  Đất đai, mọi tấc đất có thể được bán, cho mục đích xây dựng, đều được quyết định bởi Chính Phủ.  Các đường xá, mau chóng trở thành các lộ chính tiến vào vùng Đất Mới (New Territory), th́ nhỏ hẹp và chiều ngang của nó chỉ bằng với con đường trung b́nh tại khu vực dân bản xứ của Hà Nội.  các ngôi nhà Trung Hoa cao ngất, nhiều cái được xây cẩu thả, xấu xí và thiếu vệ sinh, đang hàng ngày được dựng lên, trong một số trường hợp giáp với mép lề của các con đường này, và các ngôi nhà ngoại quốc thực sự, đứng biệt lập trên mảnh đất đất riêng của chúng, và thích hợp cho sự cư ngụ tại khí hậu nhiệt đới, trong thực tế c̣n ít.  Các chủ đất được phép để dựng lên các dẫy nhà dành cho sự cư trú của người nước ngoài, sẽ đua tranh với một khu vực ngoại ô London bị lạm dụng, và hoàn toàn không thích hợp với địa điểm **** và khi các mảnh sất trống được xây lên và người Trung Hoa lũ lượt kéo vào trung tâm và tràn ngập nó, một sự tái diễn các nạn dịch Hồng Kông có lẽ sẽ theo đuôi.  Trong Tháng Tám năm 1902, Ngài Sir William Gascoigne đă khánh thành một công viên nhỏ, trước đó đă không có sự dự trù cho các khoảng không gian trống.

 

       Có mọi lư do để tin rằng nếu người Pháp sắp xếp khu Kowloon nó sẽ là một khu định cư đẹp đẽ, với vườn hoa và các đại lộ xinh đẹp, các ngọn đồi sẽ được cắt thấp xuống và các nhà ở được rải trên một khu vực rộng lớn hơn với các phương tiện lưu thông công cộng.  Người Trung Hoa sẽ có khu đặc biệt của họ và ở lại đó.  Sức khỏe và hạnh phúc tương lai của các đồng hương sẽ là lư tưởng của kỹ sư người Pháp.

 

       Có nhiều khách sạn, quán cà phê, và nhà nghỉ tại Hà Nội để chứa các khách thăm viếng, quan trọng nhất là Khách Sạn Métropole và Khách Sạn Hà Nội.  Khách sạn trước là một kiến trúc tráng lệ, mới được dựng hồi gần đây, và tọa lạc trên Đại Lộ Henri Rivière, đối diện trực tiếp với Ṭa Thống Sứ (Résidence Supérieure)  Khách sạn được trang bị một cách thanh nhă, mỗi pḥng ngủ có một buồng tắm liền bên; và có một pḥng khách chung, salons de conversations [tiếng Pháp trong nguyên bản, pḥng nói chuyện,  chú của người dịch], pḥng đọc sách báo.  Các sự sắp xếp vệ sinh th́ hoàn hảo, và tiện nghi tổng quát không c̣n thiếu thứ ǵ.  Dịch vụ thật tốt, các kẻ phục dịch tại pḥng ăn là người Trung Hoa và các kẻ trực pḥng là người An Nam .  Cách nấu nướng là những ǵ mà người ta sẽ mong đợi tại một thị trấn Pháp, và giá tiền thay đổi từ $6 đến $7.70 một ngày hay $155 một tháng.  Đối với hai người, $10 đến $12 một ngày và $210 đến $250 một tháng, và theo tục lệ một chai rượu vang trắng hay đỏ, và rượu ngọt (liqueur), được miễn phí ở cả hai bữa ăn, trưa và tối.  Khách Sạn Hà Nội cũng là một địa điểm rộng răi và được điều hành chu đáo, tương tự, có khách đông đảo, và gồm một quán cà phê rất được ưa chuộng.

 

 


Đại Khách Sạn Métropole

 

 

 


Mẫu Quảng Cáo Khách Sạn Métropole Hà Nội

 

 

       Hà Nội là một thành phố rất thuận tiện để du lịch trong đó.  Có nhiều xe kéo [pousse-pousses, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], tên họ gọi cho jinrickisha [tiếng Nhật trong nguyên bản, jin để chỉ người, riki, sức, và sha, xe, tức xe kéo bằng sức người, chú của người dịch], với phu kéo người An Nam.  Một đường xe điện chạy ngang qua thị trấn và các khu ngoại ô trên một khoảng cách dài tám dặm, và có đông khách là người ngoại quốc cũng như dân bản xứ.  Các kiến trúc chính là Ṭa Thị Chính (Mairie), Trụ Sở Bưu Điện và Điện Tín, Dinh Thống Sứ, Ngân Khố, Khu Quân Sự và các văn pḥng khác.  Các Trường Học Công Lập, tốn phí 175,000 phật lăng, tạo thành một dẫy kiến trúc lộng lẫy, với các phần dành riêng cho con trai và con gái, giảng đường, v.v…  Một Phủ mới cho Toàn Quyền đang trong tiến tŕnh xây dựng gần Vườn Hoa Công Cộng, cũng như một Pháp Đ́nh mới.  Dẫy phố trung tâm nguy nga của các kiến trúc Khu Hội Chợ Triển Lăm, hiện đang hoàn tất, sau rốt sẽ biến thành một viện nghiên cứu về khảo cổ và ngữ học.  Một nhà hát mới với 800 chỗ ngồi, được dựng lên bởi Chính Quyền Thành Phố, chỉ cách vài thước ngôi nhà thờ Tin Lành Pháp nhỏ bé và xinh đẹp.

 

      Các đường xá th́ rộng răi, được che mát bởi cây cối, và trong t́nh trạng tuyệt hảo.  Chúng đều được đắp bằng đá giăm và tổng số chiều đài của chúng, kể cả các lối đi vùng ngoại ô, lên tới hơn năm mươi dặm Anh (miles).

 

       Các cửa hiệu to lớn và chất đầy hàng hóa tạo thành một đặc điểm nổi bật của đời sống Hà Nội, nhiều hăng may đồ trang phục phụ nữ và vải vóc sẽ làm hài ḷng các khách phụ nữ trong suốt thời gian Triểm Lăm.  Trong thực tế, cái nh́n với nhiều đường phố với các cửa hiệu hạng nhất đủ mọi loại, với các mái hiên che nắng bằng vải nhiều màu, các cửa sổ bày biện lôi cuốn, các cửa hàng thịt và bánh nướng ngoại quốc, tất cả đều được điều hành bởi người Pháp và không có người Á Châu, là một bức tranh quyến rũ làm gợi nhớ các cảnh tượng thú vị của đời sống quê nhà.  Như tại các thành phố Trung Hoa, các cửa hàng bản xứ bị giới hạn vào các khu đặc biệt.  Các thợ đồng thau và đồ đồng có một khu vực, các người sản xuất cuộn giấy chiếm một khu khác, v.v….  Công việc bản xứ hay nhất được sản xuất là việc khảm xà cừ trên gỗ màu đen bản xứ, trên các loại hàng đẹp đẽ một cách xuất sắc có thể tạo ra được dưới h́nh thức các bức b́nh phong, tủ, khay, hộp, v.v…  Nơi sản sinh sản phẩm này thực sự là thị trấn Bắc Ninh.  Một số đồ thêu trên lụa rất thanh nhă cũng có thể t́m mua được.

 

       Tại trung tâm thành phố có tọa lạc Hồ Nhỏ [Petit Lac, tiếng Pháp trong nguyên bản, để chỉ Hồ Hoàn Kiếm, chú của người dịch], với đảo nhỏ của nó và một chiếc cấu mộc mạc ở một đầu, và ở giữa đảo là một ngôi chùa An Nam trông cổ quái [có lẽ để chỉ Tháp Rùa?, chú của người dịch]], được phủ trên nóc bởi một tượng [Nữ Thần] Tự Do (?statue of Liberty) bằng đồng.  Tiền bạc làm bức tượng này được thu thập từ các khoản tiền nhỏ của nhiều người đóng góp bản xứ.  Hồ rộng khoảng gần nửa dặm vuông,  lối đi quanh hồ tạo thành một lối dạo mát thú vị, và nếu khách bộ hành trở nên mệt mỏi, người đó có thể ngồi nghỉ tại quán cà phê của Khách Sạn Bên Hồ (Hotel de Lac), và chú mục vào phong cảnh trước mặt.  Cạnh hồ là Nhà Thờ Công Giáo La Mă, và ở phía bên kia, bên cạnh Văn Pḥng Bưu Điện và Điện Tín, là một vườn hoa công cộng nhỏ với một bục ḥa nhạc và một bức tượng bằng đồng tạc h́nh ông Paul Bert.

 

 


Petit Lac, Hồ Hoàn Kiếm

 

       Từ Hồ Nhỏ này, du khách có thể lấy xe điện đến Ṭa Thành, đồn pḥng thủ An Nam cổ xưa đáng chú ư của Hà Nội, các bức tường thành hăy c̣n hiện hữu.  Tại nơi đây nhiều binh chúng khác nhau của quân đội được đồn trú.  Trên nền ṭa thành này, một công ty ở Paris hiện đang bận rộn xây cất một khu vực các nhà ở Âu Châu được thiết kế đẹp đẽ, với chợ cùng các tiện nghị khác đi kèm.  Dùng xe điện đi xa hơn chạy ngang thành phố cổ với những ngôi nhà cổ lỗ nhỏ bé, một khu vực mà người Pháp đă cho thoát nước toàn bộ và cải thiện, và các đường lộ giờ đây th́ rộng răi, sạch sẽ và bảo tŕ tốt.

 

       Xe điện sau đó sẽ nhập vào các khu ngoại ô, ở một bên nằm rải rác các nhà ở kiểu biệt thự cách biệt đẹp đẽ với mọi kích thước phù hợp với mọi túi tiền, trong khi đó bên phía tay phải trải dài Hồ Trúc Bạch và Hồ Lớn Tây Hồ.  Có nhiều ngôi đền và chùa bản xứ, đền chính yếu là đền Đại Phật (Grand Bouddha), bên bờ Hồ Tây, có chứa một tượng đồng khổng lồ [? có lẽ tác giả muốn nói đến bức tượng đồng đúc h́nh ông Trọng, người chuyên đúc các tuợng Phạt khi trước, tại Đền Quan Thánh, chú của người dịch].

 

       Gần nơi đây là Vườn Bách Thảo (Jardins Botaniques) thực sự là các vườn hoa công cộng thanh nhă và ngoạn mục nhất tại Viễn Đông.  Các vườn cây được xếp đặt một cách đẹp đẽ, và được cắt ngang bởi các đường xe ngựa che mát bởi cây cối.  Nơi đây trong cơn mát của buổi tối, các cư dân Hà Nội cưỡi trên các cỗ xe ngựa của họ, và những kẻ thích đi bộ hơn t́m được nhiều nơi ẩn náu quyến rũ.  Có một sưu tập nhỏ nhưng hay ho các thú vật, và một số loại đặc biệt về hổ, báo và gấu Bắc Kỳ được  nh́n thấy.  Các khu vườn, bao phủ một diện tích 23 mẫu tây (hectares), chứa đựng hơn 3,000 mẫu các loại thực vật.

 

       Đi xa hơn nữa, đến Sân Đua Ngựa (Race Course), và rơ ràng được bảo trợ tốt.  Các cuộc đua được tổ chức vào ngày Chủ Nhật khi chúng tôi ở đó, và quang cảnh là một loại lễ hội.  Ngựa cưỡi là các con lừa Bắc Kỳ, các con vật nhỏ bé linh hoạt, trông hơi giống nhưng phần nào lớn hơn giống lừa Deli tại vùng Eo Biển [Mă Lai].  Chúng không đủ lớn cho người Âu Châu đễ cưỡi, v́ thế các nài ngựa là các người An Nam nhỏ xíu, và hợp lại, họ đă tŕnh diễn một số cuộc đua ngựa đẹp mắt.  Các nài ngựa có vẻ rất lấy làm hănh diện về công việc của họ, và trông khệnh khạng khi mặc y phục mang màu sắc của chủ nhân của họ, [là] các đối tượng của sự ngưỡng mộ bản xứ.  Các con lừa th́ đầy rẫy và rẻ tiền, và bởi có nhiều đường đi thú vị, đa số cư dân sắm một cỗ xe và một đôi lừa.  Các quang cảnh trên các đường lộ xuyên qua các khu vườn làm nhớ đến các dự kiến về khu Lunetta tại Manila trong thời kỳ lệ thuộc Tây Ban Nha, đặc biệt khi một ban nhạc đang ḥa nhạc.

 

       Khi đó là thời điểm để nh́n thấy phụ nữ Pháp xinh đẹp nhất.  Người đàn bà cởi bỏ y phục nhẹ, lùng thùng của buổi sớm hơn trong ngày, và có thể được nh́n thấy đang mang trang phục kiểu Paris thanh nhă, trong cỗ xe của bà ta được kéo bởi một đôi lừa, với kẻ đánh xe và “phục dịch” (“tiger”) có cánh tay khoanh lại, mang đồng phục bảnh bao, và đôi giầy ủng ống cao.

 

       Cảnh tượng là một h́nh ảnh sáng chói, sinh động và thích thú; chuỗi xe ngựa di chuyển xuyên qua các con đường đẹp đẽ, với các người đi xe ăn mặc xinh đẹp.  Hà Nội trong thực tế là một thành phố có nhiều phụ nữ xinh đẹp.

 

 


 Chùa Một Cột

 

Vào 7 giờ tối, cộng đồng ăn bữa tối, và sau 8 giờ các quán cà phê bắt đầu đông dần.  Các đoàn người kéo tới và tự t́m chỗ ngồi tại các bàn nhỏ bằng đá hoa cương: nhâm nhi rượu congac hay rượu ngọt (liqueurs) hút thuốc và tṛ chuyện.  Bia cũng là một thức uống được ưa thích.  Một cái vỗ tay, một lệnh gọi ngắn bằng tiếng Pháp “bồi” (pidgin French), và một người “bồi” An Nam mặc quần áo trắng mang ra một tấm khăn nhỏ, được đặt vào giữa bàn, và một cuộc chơi bài tiếp diễn, trong đó có các phụ nữ gia nhập.  Sinh hoạt quán cà phê rất ôn ḥa, rất thích thú và rất phổ thông.  Một người Anh Quốc, trừ khi anh ta là một kẻ kiêng cữ, sẽ có thể cần đến các ly rượu mạnh hơn và các sự khích động hơn; một cốc bia hay một ly rượu ngọt nhỏ đủ thích hợp với người đàn ông Pháp vào buổi tối.

 

Giới quân sự hiển nhiên là đông đúc, các sĩ quan mọi cấp bị bắt buộc luôn luôn phải xuất hiện trong quân phục.  Như thường lệ, áo chẽn quân đội Pháp thường bằng vải đen, với cổ áo hay cửa tay màu đỏ, vàng hay bạc, ấn tượng trên người mặc và người quan sát không hoàn toàn quá xốn mắt như là áo choàng đỏ của một sĩ quan Anh mang lại, nếu người đó bị bắt buộc phải xuất hiện thường trực trong quân phục.  Vải khaki được mặc một cách sâu rộng – đặc biệt ở vùng thượng du, và băng quấn bắp chân theo mẫu thiết kế của Anh đang trở thành thời trang.

 

Các buổi dạ tiệc (soirées), khiêu vũ, ḥa nhạc và diễn kịch cấu thành các thú vui xă hội của cuộc sống Hà Nội.

 

Hiện có một khối lượng lớn và gia tăng vũng chắc các doanh vụ được giao dịch tại Hà Nội, nơi mà dĩ nhiên sẽ phát triển một cách bao la nếu xứ sở chỉ cần được mở ngỏ cho mậu dịch tự do.  Nhiều kỹ nghệ địa phương đă được tạo lập, trong số đó có nhà máy bia, dệt bông vải, nhà máy giấy, chưng cất rượu bản xứ, và các nhà máy sản xuất diêm.

 

Cả Hải Pḥng lẫn Hà Nội đều chưa đạt tới giai đoạn khi mà tiền tệ địa phương được đầu tư vào các công ty công lập, và dân chúng có thặng dư tiền mặt đầu tư tiền vào doanh nghiệp riêng của họ, hay gửi tiền về Pháp.  Thị trường cổ phần như đang hiện diện tại Hồng Kông hay Thượng Hải chưa được biết đến, nhưng khi một hay hai công ty công lập đă được thành lập để điều hành một ít kỹ nghệ xuất hiện, một định chế như thế là điều khả hữu trong tương lai.

 

Doanh nghiệp chính yếu là Công Ty Xe Điện (Electric Tramway Company), mà họ giải thích với chúng tôi là một phần tư nhân, một phần là công ty công lập, bất kể theo nghĩa nào.  Công tŕnh được xây dựng trong năm 1900, và một dịch vụ xe điện tuyệt hảo nhất được cung cấp, chiều dài của tuyến đường vào khoảng tám dặm.  Các toa xe được xây dựng rất tốt và thoải mái, được chia thành hạng nhất và hạng nh́, và đều do người Pháp chế tạo.  Đi kèm theo xe là một toa nhỏ, mui trần, với các màu che bên hông bằng vải, trên đó khách đi có thể thích ngồi trong thời tiết nóng nực.  Xe điện được chạy trên một hệ thống truyền điện (trolley system), bởi một ḍng điện biến đổi từ 500 đến 600 volts.  Nhà máy phát điện bao gồm ba máy phát điện mạnh có công suất 250 mă lực, và có 22 xe điện.  Các người bán vé và lái xe đều là người An Nam, toàn thể số nhân viên vào khoảng 100 người, trong đó có 8 người Pháp.  Các xe điện có khách đông đảo là người Âu Châu cũng như dân bản xứ, và công ty được nói kiếm được lợi tức tốt.  Giá vé tối đa là 5 xu cho hạng nhất, và 3 xu cho hạng nh́, và người đi có một chuyến đi thú vị trong bốn mươi phút cho một giá vé rất rẻ.

 

Một trạm xe hỏa đẹp đẽ đă được xây dựng trên Đại Lộ Boulevard Gambetta, nơi mà toàn thể mạng lưới của đường rầy xe hỏa Bắc Kỳ sẽ sớm hội tụ.  Từ chiếc cầu nguy nga băng ngang sông Hồng đường rầy xe hỏa chạy qua một cầu cạn bằng đá dài 600 thước, và sau đó đi xuyên qua thị trấn.

 

Trong năm 1897, 384 cư sở ngoại quốc hiện hữu tại trung tâm đô thị của Hà Nội, từ đó cho đến 1901 con số của chúng đă tăng lên 608.  Số cư sở bằng gạch của dân bản xứ là 1,225 cũng được xây dựng trong cùng thời kỳ đó.  Có vài ngôi chợ được xây dựng rất tốt, và các ngôi chợ khác được dựng lên theo đ̣i hỏi.  Các nhà chức trách Thành Phố xứng đáng được ghi nhận cộng trạng về hệ thống thoát nước xuất sắc mà họ đă cung cấp với phí tổn không hạn chế, bởi xứ sở th́ phẳng và đầm lầy, và nhiều hồ nước phải được san lấp vốn đă hiện hữu tại thành phố và các vùng ngoại ô.  Hệ thống Nước đă được xây dựng trong các năm 1895-6, nước được chuyển vận bởi một kinh đào, dài 25 cây số (kilomét), từ các giếng nước to lớn, cung cấp được 5,000 mét khối mỗi ngày.  Nước được dẫn vào các ngôi nhà người ngoại quốc, và có 85 trụ ṿi nước (borne fontains) và 85 nhánh dẫn nước dành cho sự cung cấp nước cho dân bản xứ.

 

Thị trấn được thắp sáng bằng điện, ở đó có 523 ngọn đèn 523 nến (incandescent) và 55 ngọn đèn chiếu sáng khu người ngoại quốc.  Các khu vực bản xứ ngoại vi được thắp sáng bằng đèn dầu hỏa.  Thị trấn được tuần cảnh kỹ càng nhưng cảnh sát th́ rất khiêm tốn.  Ngân sách Thành Phố được ước lượng cho năm 1902 lên tới $844,304, được đóng góp bởi các khoản khác nhỏ hơn về các sắc thuế cho thuê nhà $29,000; môn bài $60,000; thuế thân trên các ngoại kiều gốc Á Châu $17,484; thuế cá nhân trên người An Nam $9,458.  Số thu nhập từ các ngôi chợ trong năm 1901 là $71,497; ḷ sát sinh $18,682; phu kéo xe $43,370.

 

Dân số của Hà Nội là 160,000 người, trong đó có 1,500 người Âu Châu, không kể số quân đồn trú lớn, và 4,000 người Trung Hoa.  Thành phố lành mạnh một cách đáng ghi nhận, và nhiệt độ tối đa trong mùa hè, bắt đầu từ Tháng Tư, là 350 bách phân (950 F.), và xuống mức thấp nhất trong mùa đông, bắt đầu trong Tháng Mười, là 60 bách phân (4208 F.)   Đường rày xe hỏa giờ đây giúp cho các cư dân lên tới vùng núi đồi trong ít tiếng đồng hồ, nơi mà cái nóng của mùa hè có thể được né tránh, và nơi mà các cư sở thích thú có thể được xây cất.

 

Hiện thời cộng đồng đang chú ư một cách sôi nổi về kỳ Hội Chợ Triển Lăm sắp được mở ra tại Hà Nội trong Tháng Mười Một 1902, sẽ lôi cuốn du khách từ mọi nơi và một sự tŕnh bày về Hội Chợ Triển Lăm này được dành cho một chương sách khác./-   

 

 

 

 

 

 

***

 

DU HÀNH LÊN MẠN NGƯỢC

 

 

Giao Thông Miền Phù Sa Tại Bắc Kỳ -- Hải Pḥng – Các Con Muỗi – Đáp Cầu – Tàu Xe Hỏa – Quang Cảnh – Sông Hồng – Sơn Tây – Việt Tŕ – Sông Lô – Phủ Doăn – Ḥa Muc [?Mộc] – Một Câu Chuyện – Các Niên Sử Ḍng Sông – Tuyên Quang – Các Địa Điểm Đáng Chú Ư Khác

 

 

-----

 

 

       Hành tŕnh từ Hải Pḥng về Hà Nội có thể được thực hiện một phần bằng tàu hơi nước, và một phần bằng xe hỏa, hay du khách có thể lên xe hỏa tại Hải Pḥng và năm tiếng đồng hồ sau đổ xuống Hà Nội.  Miền châu thổ ph́ nhiêu nằm giữa Bắc Kỳ, giống như miền tây nam Trung Hoa, đầy các giang lộ, trên đó tọa lạc nhiều trung tâm bản xứ quan trọng về kinh doanh và các đồn quân sự bị biến đổi trong thời b́nh thành các kho trung chuyển hàng hóa [entrpots, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] của các kẻ thực dân siêng năng.

 

       Yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của Bắc Kỳ là đoàn tàu hơi nước đường sông có tầm nước nông tuyệt hảo được gọi là Dịch Vụ Được Trợ cấp Về Giao Thông Vùng Phù Sa tại Bắc Kỳ (Service Subventionné Fluviales au Tonkin), và được sở hữu bởi các ông Marty và D’Abbadie. Trụ sở của công ty này đặt tại Hải Pḥng, nơi mà các văn pḥng của họ tạo thành một dẫy cao ốc kinh doanh oai vệ nhất, và xưởng đóng tàu của họ, nơi mà nhiều chiếc tàu hơi nước của họ được đóng, là công nghiệp lớn nhất trong ngành tại Đông Dương.  Công việc kinh doanh được đích thân chỉ huy bởi hai người đứng đầu xí nghiệp, những kẻ mà năng lực và sự bén nhạy thương mại đă tạo ra sự thành công cho công ty.  Các tàu hơi nước của công ty này cung cấp các phương tiện cho sự truyền thông cá nhân với vùng nội địa; chúng chuyên chở các binh sĩ và chở khách du lịch; chúng vận tải thư từ và hàng hóa đến các phần sâu xa nhất của thuộc địa, và nơi mà sau hết các con sông quá nông để tiếp nhận được các tàu hơi nước có bánh lái sau đuôi với tầm nước nông hai bộ Anh (feet), công việc được đảm nhận bởi các thuyền bản xứ của Công Ty này và các thuyền khác làm việc với Công Ty.  Đoàn tàu được trợ cấp bởi Chính Phủ; các chiếc tàu được trang bị hoàn hảo và cung cấp một khối lượng tiện nghi đáng ngạc nhiên khi cứu xét đến kích thước của một số tàu trong chúng.  Đề tạo sự thuận tiện cho các khách du lịch, Công Ty ấn hành một quyển Hướng Dẫn Khách Du Lịch (Guide des Voyageures) hàng năm chứa đựng các thông tin thiết yếu và gồm cả một biểu đồ bằng màu, chỉ các tuyến đường được chạy bởi các tàu hơi nước.

 

 

Một Tàu Hơi Nước Đường Sông Với Thuyền Chở Khách Bên Hông

 

 

       Khi muốn về Hà Nội, chúng tôi lên tàu từ Hải Pḥng vào lức 8 giờ tối, và nhận thấy tàu chật đầy các khách đi.  Nhiều người cẩn thận đặt mua vé các buồng riêng (cabins) trước, và chúng tôi đă có sự lụa chọn hoặc nằm ngủ trên các ghế dài ở pḥng khách lớn hay trên sàn tàu.  Chúng tôi ưa thích trên sàn tàu hơn, nhưng một lá thư cá nhân của ông D’Abbadie sau rốt đă dành cho chúng tôi một buồng riêng ở một phần xa cách của chiếc tàu, mặc dù viên ủy nhiệm [commissaire, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], viên chức phụ trách vừa là thuyền trưởng kiêm quản lư tài chính, đă nói với chúng tôi và các hành khách thất vọng khác mà không đỏ mặt, rằng không c̣n giường ngủ c̣n trống nào.  Cách xử sự chân thật của ông dưới các t́nh huống căng thẳng cần phải được  nêu ra để thăng thưởng cho ông ta.

 

       Căn buồng trên tàu tính chúng tôi $3, tất nhiên là nhỏ và rất nóng, nhưng chúng tôi không quan tâm v́ chỉ cần qua một đêm.  Sự thản nhiên chịu đựng của chúng tôi đối với bất kỳ sự bất tiện nào mà sau này chúng tôi trải qua có lẽ là nhờ ở kinh nghiệm ban đầu của chúng tôi về cuộc sống khách sạn ở Hải Pḥng.  Chúng tôi khá kém may mắn để tới khi thị trấn đầy các viên chức và gia đ́nh của họ đang thay đổi nhiệm sở, và nơi ở duy nhất chúng tôi có thể có được là chỗ nằm trên sàn của pḥng ăn riêng của một khách sạn hàng đầu.  Có bảy người khác ở trong cùng hoàn cảnh khốn khổ.  Giới quản lư chắc chắn đă cố gắng tối đa để làm chúng tôi thoải mái, và các con muỗi đă tung hết năng lực của chúng nhằm cắt giảm sự thoải mái đó.  Có bao giờ bạn có kinh nghiệm với muỗi Hải Pḥng hay chưa?  Chúng tôi đă từng phải chịu sự tàn phá của “con [muỗi] hổ” [?”tiger” trong ngoặc kép, nhiều phần không phải để chỉ con hổ chính danh, có lẽ là một cách nói thậm xưng chỉ một loại “muỗi” đáng sợ nào khác ở vùng này, chú của người dịch] tại Vịnh Gulf of Tartary, và họ hàng của nó tại Phi Luật Tân, nơi mà có những chỗ các binh sĩ Tây Ban Nha bị bắt buộc phải bao che khuôn mặt của họ trong khi canh gác; cùng với các cuộc tấn công của quân xâm lăng âm thanh của một loại xe hỏa của Nhật vào buổi tối, và loại sinh sản tại vùng Eo Biển [Mă Lai], nhưng các con muỗi anophèles của Hải Pḥng là một quái vật khát máu không có đối thủ.  Chúng tôi không ngủ một phút nào xuyên qua các cơn hấp hối im lặng của buổi tối sau cùng đó.  Chúng tôi chùm ḿnh bằng các chiếc chăn màu xám dầy với nỗi nguy ngộp thở trước mắt, nhưng các con ác muỗi Hải Pḥng cách nào đó chui qua được hay đă cắn xuyên qua chiếc mền.  Chúng tôi bật đèn sáng và giữ quạt máy điện trên đầu quay tṛn, nhưng tiếng kêu vo ve của chúng, cùng với tiếng ngáy giọng trầm phụ họa của một khách bên cạnh, gần như đă nhận ch́m tiếng quạt.  Sau cùng, chúng tôi ngồi dậy và đợi cho đến khi trời sáng, mà chỉ với điều ấy mới cứu nguy được.  Rơ ràng chúng vẫn chưa nhiệt t́nh với lư thuyết muỗi sốt rét tại Bắc Kỳ, bởi tại Hải Pḥng và Hà Nội, khắp nơi đều có các ao tù nước đọng để nuôi dưỡng giống muỗi anopheles làm chúng ta run sợ. Bắc Kỳ là một nơi chốn phải cung cấp cho các lư thuyết gia muỗi sốt rét của chúng ta một vùng đất cắm trại huy hoàng, nơi mà mọi người đều có thể bị đốt một cách tự do v́ mục đích khảo cứu khoa học.

 


Trên Con Sông Lô, Quang Cảnh Một Tai Họa

 

       Chúng tôi có ít muỗi cùng với chúng tôi trên chiếc tàu này, cũng như một ít muỗi trên các chiếc tàu khác, và bất kỳ ủy ban vô tư nào của Hội Chợ Triển Lăm Hà Nội nên dành giải thưởng cao nhất cho các con muỗi anopheles Bắc Kỳ.  Các loại muỗi khác mà chúng tôi đă gặp chỉ vào “hạng đáng khen”.

 

 


Một Chiếc Thuyền Chở Khách Bản Xứ

 

 

       Chúng tôi không được phép quên không nhắc đến bữa cơm tối tuyệt hảo được cung cấp tại buồng tàu, và trong suốt các cuộc du hành ngắn của chúng tôi trên các tàu hơi nước của Hăng Giao Thông Miền Phùn Sa, chúng tôi nhận thấy các bữa ăn lúc nào cũng ngon miệng.  Thật là điều kỳ điệu để hiểu được làm sao mà trên một số các tàu hơi nước loại nhỏ hơn, chỉ chuyên chở khoảng nửa ta hành khách hạng nhất, chúng lại có thể nấu ăn cho khách trong một cung cách như thế.  Khách thăm viếng không cần lo nghĩ về các bữa ăn của ḿnh tại Bắc Kỳ; người Pháp để ư kỹ lưỡng về vấn đề đó.

 

       Chúng tôi đến Đáp Cầu vào 5 giờ sáng hôm sau, và, sau một ly cà phê, lên bờ và dùng xe hỏa tại trạm ven sông dọc cầu tàu.  Đây là một đường nhánh ngắn từ tuyến đường chính đến Lạng Sơn.  Đáp Cầu nổi tiếng chính yếu về các viên gạch to và ngói mái nhà của Công Ty Các Ông Blazeix (Messrs. Blazeix & Co.).  Trạm hiện nay bao gồm một toa xe cũ trên một đường tàu phụ (đường tàu tránh) được lập để đáp ứng mọi đ̣i hỏỉ và được trông nom bởi một trưởng trạm người An Nam.

 

       Xe hỏa, được kéo bởi một đầu máy nhỏ có mang két nước thuộc loại chỉ được dùng hiện nay cho tuyến đường Lạng Sơn, bao gồm, vào khoảng một tá toa xe.  Các hành khách có sự lựa chọn để du hành trong bốn hạng, hạng chót là một toa trần không có chỗ ngồi dành cho dân bản xứ là các kẻ không thể đài thọ cho giá vé hạng 3.  Hạng nhất th́ thoải mái, và các toa được xây dựng theo họa kiểu có đường hành lang với lối ra ở mỗi đầu toa.  Các toa đều được bọc nệm rất tốt, được trang bị hoàn hảo mọi chỗ và có một pḥng vệ sinh.  Chúng được chế tạo tại Pháp và theo một kiểu mẫu của Hoa Kỳ.  Các giá vé xe hỏa rất phải chăng và hành tŕnh từ Đáp Cầu đến Hà Nội, vé hạng nhất, giá $2.50: hành tŕnh kéo dài khoảng 1 giờ 20 phút, xe hỏa chạy với một tốc độ trung b́nh – khoảng 20 dặm Anh (miles) một giờ, nhưng ngừng lại tại từng trạm.  Dân bản xứ là khách hàng đông đảo của trạm xe hỏa, và họ du hành với giá rất rẻ.

 

       Quang cảnh chúng tôi đi qua làm gợi nhớ lại vùng đất sản xuất lúa gạo bằng phẳng của sông Dương Tử [Trung Hoa].  Hàng dặm các cánh đồng lúa gạo trải dài ở cả hai bên, một biển lúa xanh sinh động, chỉ bị ngắt quăng bởi các bụi cây xanh đậm hơn bao quanh các thôn ấp bản xứ, xuyên qua đó các đầu hồi và mái nhà của các trang trại An Nam nhô lên.  Một con đường bộ chạy song song với tuyến xe hỏa, trên đó đi qua mặt một chiếc xe kéo đôi khi – ngay giờ này một di tích của phương tiện lưu động thời quá khứ; hay một nhóm các dân bản xứ nhiệt t́nh, với cờ quạt, hương và các lễ vật, thờ phụng ở các ngôi miếu Phật Giáo hoang phế.  Một dẫy nhà có các lỗ châu mai đổ nát [phải là dilapidated, trong nguyên bản tiếng Anh in sai là delapiđate, chú của người dịch], có tính chất công kích trong thiết kế đơn giản, h́nh vuông, nói lên các cuộc tranh đấu của thời trước kia khi người dân Bắc Kỳ và Quân Cờ Đen kháng cự lại cuộc tiến quân của người Pháp.  Các phụ nữ và thiếu niên đang làm việc cực nhọc tại các cánh đồng lúa khoảng khoát, thường ngập nước với một chiếc gầu đan bằng gai, có một sợi dây thừng tại mỗi đầu, mà họ lần lượt thả xuống ao và kéo lên cánh đồng cao hơn, nghiêng đổ nước trong gầu, trong một chuyển động nhịp nhàng, chỉ ngừng lại để nh́n chằm chằm vào đoàn xe lửa ngang qua.  Khi chúng tôi băng ngang thành cũ của Bắc Ninh, các binh sĩ An Nam chạy ùa ra như một đám học tṛ huyên náo để nh́n xe hỏa đi qua.  Các cảnh tượng tại các trạm xe hỏa làm gợi nhớ đến quang cảnh tại Nhật Bản.  Có các kiểm soát viên bản xứ oai nghiêm trong đồng phục chỉnh tề thi hành phận sự, các phu khuân vác bản xứ được chỉ huy bởi viên trưởng trạm An Nam đội khăn đóng và mang áo dài.  Đám đông dân làng há hốc mồm,  nh́n trừng trừng khi gặp các hành khách đến nơi và các quầy của các kẻ bán trái cây và thức ăn lưu động.  Trạm thường gồm một ṭa nhà khiêm tốn, đơn giản, rộng lớn không có các nhà ở, và, nơi mà các người Âu Châu cư ngụ, với các khu vườn trồng rau trong lành và các loại hoa đẹp đẽ, trục kéo (tời) bằng gỗ trên giếng nước hoàn tất một bức tranh làm gợi nhớ các cảnh trí của các trạm xe lửa nông thôn nơi quê nhà.  Chiếc đồng hồ trạm xe lửa ở đó, với các bảng cáo thị và hộp điện tín, trên đó có dán hàng ngày các tin tức mới nhất từ Âu Châu của hăng tin Havas – miễn phí cho tất cả những ai quan tâm để đọc đến.

 

       Khi gần đến Hà Nội, các đồng lúa đă nhường chỗ cho các vườn trồng rau, kết quả của chúng cung cấp cho các chợ ở Hà Nội.

 

       Hành tŕnh từ Hà Nội đến Đồng Đăng, tại biên cương với Trung Hoa, được mô tả ở một chương khác.

 

       Nếu khách viếng thăm mong muốn nh́n thấy sinh hoạt ngược ḍng sông, một chuyến đi rất thú vị có thể được thực hiện cho tới Việt Tŕ, tại điểm giao nhau của ba con sông, và từ đó đến Chợ Bờ, trên sông Đà (Black River, Sông Đen) hay tới Tuyên Quang, trên sông Lô (Claire River, Sông Nước Trong).  Chúng tôi rời Hà Nội trên một chiếc tàu hơi nước chạy đường sông lúc 11 giờ sáng, trên đường đi tới Tuyên Quang và Chợ Bờ.  Tàu hơi nước thực hiện cuộc hành tŕnh lên Việt Tŕ là loại lớn và rộng răi, và được trang bị một cách đáng nể phục.  Lối đi ngược ḍng sông Hồng rất thú vị, giang lộ này rất rộng và nông, các bờ sông được chấm họa với các ngôi làng Bắc Kỳ và các cánh đồng lúa.  Thả trôi xuôi ḍng là nhiều bè lớn bằng tre với các túp lều bằng gai trên mặt bè trong đó đoàn người chèo bè sinh sống. 

 


Một Bè Bằng Tre

 

Đồn quân sự lịch sử của Sơn Tây được vươn tới vào lúc 3 giờ chiều, nhưng chỉ có ít điều được nh́n thấy từ chiếc tàu hơi nước.  Các nhóm binh sĩ và dân bản xứ tụ tập đông đảo trên bờ sông dốc đứng để chào đón chiếc tàu hơi nước.  Không có băi đáp và các hành khách phải đi lên bờ bước qua một vài thanh gỗ khó gây được sự an tâm.  Xuôi xuống ḍng sông đôi khi là các tượng thú vật thô sơ và được gắn trên các chiếc bè nhỏ, rơ ràng là các phẩm vật dâng cúng bản xứ cho các vị thần ḍng sông.

 


Lễ Vật Dâng Các Vị Thần Ḍng Sông

 

       Thị trấn Việt Tŕ, một trung tâm có một số tầm quan trọng về quân sự, được đến nơi vào lúc 6 giờ chiều.  Có một dân số miền sông bản xứ lớn sinh sống trong các túp lều bằng gai được dựng trên các chiếc bè thả neo ngoài bờ sông.  Khu định cư người ngoại quốc là một địa điểm nhỏ, đẹp mắt, bao gồm một số nhà gỗ một tầng (bungalows), hầu hết được cư ngụ bởi quân đồn trú.  Có một văn pḥng của công ty tàu hơi nước, và kế cận nó là một khách sạn nhỏ, cao một tầng, tạo thuận tiện cho du khách, chính yếu là các công chức hay các chủ đồn điền đi ngang qua.  Một làng bản xứ được mọc lên chung quanh khu định cư và gần như mọi căn lều con đều mở một quầy giải khát nhỏ để lôi kéo các lính Pháp.

 

       Việt Tŕ tọa lạc ở giao điểm của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, và sẽ sớm trở thành một trung tâm đường sắt quan trọng, tuyến đường từ Hà Nội lên Lào Kay và Vân Nam đi ngang qua đây.  Một chiếc cầu bằng thép mỹ lệ đang trong tiến tŕnh xây dựng ngang qua sông Lô.

 

       Chúng tôi đă ở lại khách sạn nhỏ bé khiêm tốn tối hôm đó và vào lúc rạng đông lên một chiếc tàu hơi nước nhỏ bé, có bánh lái đàng đuôi để đi Tuyên Quang.  Chiếc tàu được dự trù để chứa bốn du khách hạng nhất, nhưng chúng tôi có tám người, cùng với nửa tá hạ sĩ quan [sous- officiers, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], và khoảng ba mươi lính bộ binh An Nam.  Được buộc chặt dọc theo chiếc tàu hơi nước là một thuyền bản xứ hẹp, dài, đầy chật các hành khách bản xứ và hành lư của họ.

 

       Du hành trên sông Lô trên tàu có bánh lái sau đuôi không phải là không có điều đáng để ư và khoái chí.  Phong cảnh rất quyến rũ và khi chiếc tàu càng ngược ḍng xa hơn, cảnh trí càng trở nên nguyên sơ và xinh đẹp.  Các ngọn đồi mênh mông nằm dọc hai bên bờ sông và tán lá phần lớn thuộc cây vùng nhiệt đới che phủ rậm rạp.  Đôi khi các ghềng nhỏ được băng ngang và chiếc tàu hơi nước chỉ cách các tảng đá sắc nhọn kinh khiếp có vài phân Anh (inches), thùy thủ đoàn trực sẵn với các chiếc sào để chống đỡ trong trượng hợp cần thiết.

 


Nơi Cập Bến Tại Sơn Tây

 

 

       Sông Lô th́ rộng nhưng rất nông, và cứ mỗi vài phút, tiếng c̣i được thổi bởi một viên thuyền trưởng bản xứ và hai nhân viên đoàn lái thuyền cầm lấy các sào tre, trên đó có các số đo lường được đánh dấu, và, ở các tư thế lom khom, họ thăm ḍ và đọc lên chiều sâu.  Đột nhiên, có một tiếng động cọt kẹt vang lên và chiếc tàu hơi nước mắc cạn trên một nền cát.  Máy tàu được trả ngược số, thường không có hiệu quả, và thủy thủ đoàn cố gắng dùng sào đẩy.  Nếu không thành công với nỗ lực này, họ xuống một chiếc thuyền tam bản (sampan) và đẩy ra xa một khỏang cách và rồi thả neo; họ trở lại và khởi động trục kéo (máy tời) để kéo về hướng neo, hy vọng nhờ thế kéo được chiếc tàu hơi nước ra [khỏi chỗ mắc cạn].  Thường nỗ lực này chứng tỏ thành công nhưng không phải luôn luôn, và trong nhiều dịp, họ đă lội xuống nước và cố gắng để bẫy mũi tàu lên, hay đẩy nó vào chỗ nước sâu hơn bằng đôi vai của họ.  Thoạt tiên, động tác này th́ thú vị và đáng để y nhưng sau sự lập lại nó dần trở nên nhàm chán, và, trong cái nóng của ban ngày không có gió, thật khó chịu.  Một ngày chúng tôi đă mắc cạn tám lần, các khoảng nghỉ ngơi dài nhất của chúng tôi là ba đến năm tiếng đồng hồ, và chiếc tàu hơi nước đă chỉ nổi lên tại vùng nước sâu hơn bằng việc di chuyển các hành khách và hành lư sang chiếc thuyền bản xứ bên hông và quấy cát rời bằng bánh lái.  Đúng ra, Công Ty Giao Thông Miền Phù Sa phải trả một khoản tiền thuê đất cho một số con sông nội địa, bởi sự chiếm ngụ đáy sông của họ th́ thường xuyên và kéo dài.    

 


Ḍ ḷng sông

 

       Hậu quả là hành tŕnh đôi khi kéo dài bởi vài ngày, nhưng việc này rơ ràng không tạo ra sự khác biệt trong giá biểu và các bữa ăn được cung cấp mà không phải trả phí tổn phụ trội: một sự sắp xếp rất tử tế và công bằng.

 

       Đúng là một biến cố có tầm quan trọng đối với các cư dân của các trạm nội địa khi có tiếng rít lên của c̣i tàu báo hiệu sự cập bến của tàu hơi nước với các hành khách và thư tín.   Toàn thể dân chúng – người Pháp và dân bản xứ -- ùa ra từng toán [en bloc, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] và xếp hàng dọc bờ sông.  Đây là trường hợp đặc biệt tại Phủ Doàn.  Chúng tôi đă ngừng ở đó cả đêm, các hành khách không lên bờ ngủ trên sàn tàu.

 

       Gần Hoa-Muc [?Hoa Moc] chúng tôi đă được chỉ cho thấy một tượng đài kỷ niệm được dựng lên cho 800 người Pháp được nói là đă bị hạ sát trong một cuộc phục kích, khi bị bao vây bởi 30,000 người Bắc Kỳ và Trung Hoa.  Chúng tôi đă được nghe nhiều truyện kể về quang cảnh trận đánh nổi tiếng trong các niên sử Bắc Kỳ, nhưng con số dự trận và bị giết phần nào khác biệt trong các tài liệu cung ứng.  Một số người luôn luôn thoát được các trận đánh đẫm máu này để thuật lại câu chuyện, và các tài liệu đă trở nên thần thánh hóa và phóng đại xuyên qua thời gian và sự biến hóa trong chi tiết.

 


Quang Cảnh Chiến Trường

 

 


Trận Đánh Hoa Moc [?], Tháng 3 năm 1885

 

       Sự việc này làm nhớ đến câu chuyện về các kẻ buôn lâu trong quyển Le Lac de Gers của Topffer.  Mười tám người trong họ mang thuốc súng trong các túi xách, đi bộ theo hàng một (Indian file), và kẻ đi sau chót, dần tin rằng khối hàng của anh mang nhẹ đi, đă bỏ túi xuống và t́m thấy một lỗ hổng.  Anh ta nh́n thấy vệt thuốc súng làm lộ tẩy trên lối đi, và, lo sợ rằng nó tiết lộ bí mật của họ cho các viên chức Quan Thuế, anh ta kêu gọi ngừng lại, và truy t́m ngược lại bước đi của ḿnh trong khoảng vài dặm đường cho đến khi anh ta hết cả thuốc súng.   Anh ta đă ngừng lại ở đây để lau mồ hôi trên trán, và, chụp lấy một ư tưởng sáng chói, đốt một que diêm vào thuốc súng với ư định mau chóng phá hủy vết tích.  Điều này hẳn sẽ là một mưu kế tuyệt hảo nếu không có các đồng chí của anh ta ở cuối vệt kia, đang chờ đợi anh ta quay trở lại, với mười bẩy bao thuốc súng.  Kết quả là một tiếng nổ vang dội trong đó mười bẩy kẻ đă biến mất, trừ anh ta trốn thoát – để kể lại câu chuyện.

 

       Tuy nhiên, điều này không có nghĩa như một sự coi nhẹ nhiều chiến công sáng chói của vũ khí của Pháp tại Bắc Kỳ trong suốt cuộc chinh phục của họ trên vùng đất này, các tài liệu về chúng mới được công bố hồi gần đây dưới h́nh thức quyển sách.

 


Các Ghềnh Thác Trên Sông Lô

 

 


Cun: Phủ Doăn

 

       Cuộc pḥng thủ anh hùng tại Tuyên Quang được xếp hạng như một trong những thành tích quân sự Pháp hiện đại tốt đẹp nhất.

 

       Chúng tôi đi ngang qua một hẻm núi sâu, nơi lối vào nổi bật lên từ trên cao là một ṭa nhà gỗ một tầng ngoạn mục.  Ngôi nhà này được đặt tên theo một Trung Úy Diah nào đó, kẻ, trong những ngày chiến đấu, tại một đồn gần cận, nơi mà một bộ phận nhỏ linh Pháp bị bao vây bởi 40,000 kẻ ngu dốt la hét, như một người với các thói quen thường lệ, thường đến thăm viếng một địa điểm trên một thềm đất cao mỗi chiều tối.  Nơi đây anh ta sẽ uống chậm răi ly rượu ngọt buổi tối của ḿnh, và bắn súng trong khi nhâm nhi các hớp rượu vào các quân Trung Hoa bao vây.  V́ là một tay thiện xạ, các đốí thủ của anh ta đă không tán thưởng sự tận tụy thường xuyên của anh ta, và một buổi tối, họ canh chừng cho tới khi họ nh́n thấy khói súng đến từ cùng một địa điểm và khi đó họ tiến gần đến tầm bắn, với kết quả rằng khi anh ta nhô lên để nh́n những ǵ anh ta hạ thủ được, họ đă gửi cho anh một tràng súng.  Anh ta bị sát hại và các đồng hương của anh đă tưởng nhớ anh vĩnh viễn bằng căn nhà thực tế này.

 

       Để ngăn chặn sự buồn chán, chúng tôi được chỉ cho thấycác tảng đá mà một tàu hơi nước trước đây đă va vào và ch́m xuống cách xa bờ vài thước Anh (yards) nơi ḍng nước sâu chín mươi bộ Anh (feet).  Nhiều cư dân Pháp với vợ của họ đă bị chết đắm cùng với nhiều dân bản xứ; cả với số tiền $80,000 chưa hề được thu hồi.  Một băi cát khác đánh dấu một địa điểm nơi mà một chiếc tàu vũ trang táp vào bờ và bị ch́m đắm.  Các kẻ thực dân bị hớp hồn với các câu chuyện về nỗi nguy hiểm tại các vùng đất này, và, chúng tôi không bao giờ tra hỏi họ; mặc dù chúng ta giữ lại sự phán đoán của ḿnh.

 


Thành ở Tuyên Quang

 

       Lối vào Tuyên Quang trong thực tế thật khích động, bởi có nhiều ghềnh thác và các tàu hơi nước nhỏ hơn không ngần ngại để tự xoay ṿng tṛn theo bán kính của chính nó, làm thót ḿnh kinh sợ v́ sự sát cận với các tảng đá.  Nhưng các tàu này được lái một cách an toàn, nhờ ở kỹ năng tuyệt vời của vị thuyền trưởng bản xứ, và chúng tôi thả neo dọc trạm hẻo lánh này, dưới bóng che của một rặng núi hùng vĩ.  Từ đây du khách có thể thăm viếng A-yang [?] tại biên giới Trung Hoa, bằng lối đi theo một dịch vụ bằng thuyền bản xứ, được làm chủ bởi ông Audran.  Hành tŕnh hẳn phải là khích động khi đi qua 45 ghềnh thác và cần đến hai mươi hai ngày để ngược ḍng, nhưng chỉ cần hai ngày để xuôi ḍng.

 

       Trên bờ đối diện phía trên Tuyên Quang, trên đỉnh một ngọn đồi cao có thể được mô tả là một đồn của Pháp.  Bản thân khu định cư là một ṭa thành cổ (các tường thành và cổng ra vào được bảo vệ bởi các súng máy) và một vuờn hoa công cộng nhỏ, với bục ḥa nhạc.  Có nhiều nhà ở của người ngoại quốc, một nữ tu viện, các cửa hiệu và nhà ở bản xứ, và một ngôi chợ nhỏ.  Một toán biệt phái của Đoàn Lính Lê Dương Ngoại Quốc Đánh Thuê nổi tiếng, với pháo binh và các binh sĩ bản xứ, đă đồn trú nơi đây.  Việc trồng trọt thành công và được thực hiện trên khắp quận hạt này.

 

       Khi trở về Việt Tŕ, cùng chiếc tàu hơi nước rời đi Chợ Bờ, trên sông Đà, nơi mà phong cảnh c̣n đẹp đẽ hơn nữa.  Các chuyến đi khác có thể được thực hiện – một đến Lào Kay bằng thuyền bản xứ, thuộc Công Ty Giao Thông Miền Phù Sa, ḍng nước quá nông trong hầu hết cả năm để cho phép một tàu hơi nước có thể ngược ḍng.  Trong ṿng vài năm, các đường xe hỏa khác nhau sẽ nối liền các địa điểm nội địa đáng chú ư và quan trọng này với thủ đô, khi mà các hành tŕnh, nếu có kém thú vị đi, sẽ lại được thực hiện một cách nhanh chóng hơn nhiều.

 


Đường Xá Tại Tuyên Quang

 

       Chuyến đi hấp dẫn nhất và thoải mái nhất là cuộc thăm viếng Vịnh Hạ Long tại Ḥn Gay, một trong những địa điểm quyến rũ nhất tại vùng Viễn Đông.  Huế và Đà Nẵng (Tourane), trên bờ biển Trung Kỳ, cũng có thể được thăm viếng bởi các tàu hơi nước của cùng công Ty.  Chúng tôi hụt mất chiếc tàu hơi nước nối chuyến, tại Việt Tŕ và đă di chuyển xuôi sông Hồng về Hà Nội, trên một chiếc thuyền tam bản nhỏ, rời Việt Tŕ lúc 2 giờ sáng và về tới Hà Nội vào 4:30 chiều cùng ngày.  Bởi chuyến đi th́ dài, cần phải mang lại cho người chèo thuyền của chúng tôi một chất kích thích đôi lúc, và anh ta sẵn sàng nhất để uống bia, mặc dù anh ta không hoàn toàn vô tư.  Không được tắm gội hay thay quần áo trong một tuần, chúng tôi hài ḷng để tiến vào một lần nữa các cánh cửa hiếu khách của Khách Sạn Métropole./-

 


Người Bạn Chúng Tôi – Kẻ Chèo Thuyền [Đang Uống Bia]

 

-----

 

Nguồn: Alfred Cunningham, The French In Tonkin And South China, Second Edition – Revised, Hongkong: Printed At The Office of The “Hongkong Daily Press” & London: Sampson Low, Marston & Cọ, St. Dunstan’s House, Fetter Lane, các Chương: Hải Pḥng, từ trang 46-62, và Hà Nội, từ trang 63-89, Dh Hành Lên Mạn Ngược, các trang 164-188.

 

 

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

19/07/2010  
    

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2010