nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

 

lê thị huệ

Bắt Tay với Người Thơ

 

tản mạn

 

Một lần nữa tôi lại đi rập rượng với thơ qua một buổi họp mặt của tổ chức Ân Xá Quốc Tế. Một ngày đúng cuối năm. 30.12.1995.  Lần này tôi rủ được Vũ Quỳnh Hương đi theo. Vũ Quỳnh Hương, cái tên nàng tự chọn rất thơ. Đâu như tôi cũng tự đặt tên cho ḿnh, Lê Thị Huệ, nghe tục.

 

Buổi thơ chiều vắng ở một ngôi nhà nhỏ. Rất đời thường xứ Mỹ. Nhà có hai chỗ đậu xe, bốn pḥng ngủ, khu dân cư tạp chủng. Không như những lần khác ở biệt thự cô lập Palo Alto, ở giảng đường đại học Berkeley - Stanford, hay ở rạp hát thành đô San Francisco - Los Angeles.

 

Có cái lạ là tổ chức này ưa đi tranh đấu cho những hạng người nổi tiếng. Nhưng tổ chức lại sính đọc thơ. Mà đọc thơ th́ ở xứ nào và lúc nào cũng chỉ lèo tèo những người quởn.

 

Khi chúng tôi đến nơi, tôi thấy ngôi nhà như được thắp sáng bởi hào quang của những người nào đó. Chẳng hạn sự có mặt của người đàn bà có tên Ginetta Sagan. Một kiện tướng nhân quyền.

 

Ginetta Sagan nhỏ bé hạt tiêu Mỹ gốc mỳ ống Ư Đại Lợi . Nhưng tôi biết bà là người vạm vỡ trong mối quen biết để vận động những chiến dịch của tổ chức Ân Xá Quốc Tế. Tôi đă từng tận mắt nh́n và tận tay giúp bà từ lúc trứng nước vụ bà xông xáo nhất định mở màn hồ sơ HO của tù nhân chính trị Việt Nam. Lúc đó vào khoảng 1982, 1983... Hàng chục ngh́n tù cải tạo Việt Nam c̣n bị kềm kẹp ở quê nhà họ. Lúc đó tôi đă thấy người đàn bà này chớp nhá hào quang đội đá vá trời. Bà làm cho ai th́ tôi không biết được nhiều. Nhưng v́ chứng kiến bà vất vả tranh đấu cho người đồng hương tôi. Nên tôi ngưỡng mộ.

 


photo: Wally Fong/Shutterstock.
Từ trái qua phải: Nhà tranh đấu Nhân Quyền Ginetta Sagan, bác si Trần Xuân Ninh (lúc ấy đang là người đại diện cao cấp cho Mặt Trận Hoàng Cơ Minh), siêu sao Joan Baez tại buổi họp báo @ thành phố Los Angles ngày 29 tháng 5 năm 1979.
Nhà tranh đấu Nhân Quyền Ginetta Sagan, là bạn của cựu Ngoại Trưởng George Shultz thời tổng thống Reagan, người đă tranh đấu để đưa hết Tù Nhân Cải Tạo Việt Nam sang Hoa Kỳ, sau chiến tranh Quốc Cọng 1975

 

Khi nghe tin hàng chục ngh́n gia đ́nh tù cải tạo người Việt Nam được tự do. Với riêng tôi, đó là kết quả công sức của nữ anh hùng Ginetta Sagan nhiều nhất.

 

Cũng bởi hữu duyên gặp gỡ và làm việc với bà mà thỉnh thoảng tôi mới có cái màn đi nghe thơ Ân Xá Quốc Tế.

 

Tôi yêu được đắm ch́m vào không khí ở những buổi đọc thơ đẹp đẽ này. Không gian phảng chút nồng của những ước vọng tốt. Khuôn mặt người tráng lên chút thiện hiếm hoi. Những bài thơ tung lên trời từ những thác ḷng chung chứ không từ những phiếm ḷng tư. Cái chung ấy lung linh ánh nến. Nó có nỗi hạnh phúc của gặp gỡ bất ngờ cùng t́m đến thơ để giải tỏa khát vọng.

 

Có khi tôi cũng v́ thơ mà hơi bất thường.

 

Chẳng hạn. Mua bài thơ chép trên một vuông giấy lụa của một thi sĩ Nam Mỹ mà tôi chưa hề nghe tên. Với cái giá mắc mỏ của một bé tí lọ nước hoa. Bài thơ trên vuông giấy đen thui viền trắng, điểm khối xám tím cạnh màu xanh rừng nhăo đục. Phía trên vẽ h́nh người đàn bà Nam Mỹ thắt bím. Dưới góc trái có chiếc mặt nạ người nhỏ bé lưỡi liềm trăng vàng. Bài thơ chữ trắng. Dưới cùng là hai vệt xanh bờ lu sáng ra cùng với những gịng chữ tạ ơn khác. Thơ như sau:

 

     The Culture of Terror

 

     Eduardo Galeano

 

     extortions

     insults

     threats

     slapping

     beating

     thrashing

     whipping the dark room

     the icy shower

     enforced fasting

     forced feeding

     the ban on leaving the house

     the ban of saying of you think

     the ban on doing waht you feel

     and public humiliation

     are some of the methods

     of punishment and torture

     traditional to family life .

     To punish disobedience

     and discipline liberty

     family tradition perpetuales

     a culture of terror that humiliates women .

     teaches children to lie .

     and spreads the plague of fear .

 

     "Human rights should begin at home"

     Andres Dominguez told me in Chile

 




chữ kư của nhà thơ Czeslaw Milosz

 

Lần nọ. Cũng đi nghe đọc thơ Nhân Quyền ở một hội trường San Francisco, bất ngờ tôi đứng cạnh một nhà thơ người Ba Lan. Tên ông ta là Czeslaw Milosz. Không hiểu hôm đó cắc cớ nỗi ǵ mà tôi chỉ muốn bắt tay người đàn ông này một cái. Thi sĩ th́ đang bận tiếp chuyện với nhiều người lớn. Tôi không biết làm sao cả. Chợt ông quay sang cười chào tôi. Tôi vụt nói tôi muốn bắt tay ông. Bàn tay Czeslaw Milosz mập và to lớn. Ấm và mời mọc. Giương nơi đấy một tấm linh hồn rộng lượng. Tôi bất ngờ vui v́ đă bỏ phiếu cho một người đàn ông trong đám đông đêm nay và đă trúng tủ.

 

Chiều thứ bảy này có sương sa. Lạnh. Trời đất hương bay nhang trầm mùa nghỉ lễ. Căn nhà chật như hủ mắm. Phiên tôi bất ngờ làm thông dịch viên tí xíu vui vui cho thi sĩ Việt Nam, Nguyễn Chí Thiện. Thi sĩ xuất sắc thổ sản vần trắc và hiện thực. Vần trắc có thể nào làm cái dốc hùng dũng của trí thơ Việt Nam hay không? Tôi đang tự hỏi. Th́ hôm nay lại gặp ông. Thơ của ông đầy mùi lợn trộn với mùi mơ. Tôi chọn ông làm thi sĩ đại diện dùm đất nước và thời đại chúng tôi. Ông cao và gầy. Đứng dăm phút nghe ngục sĩ tường tŕnh thơ nhân quyền. Tôi lặng im và mơ mộng về một người tù da đen tên Mandela. Một người bị tù mấy chục năm. Khi ra vùng tự do. Đứng ở trên khán đài mênh mông vĩ đại. Đón nhận ánh sáng cực sáng của những ngọn đèn khắp thế giới chiếu vào. Ông vẫn không bị chói ḷa mắt. Vẫn bản lĩnh nhân ái. Không thù hận. Không cận thị. Can đảm tiếp nhận vai tṛ lănh đạo mà mọi người đă đẩy Mandela tới chỗ đó.

 

Tôi nói với Vũ Quỳnh Hương. Để mời thi sĩ ra đầu đàng uống nước. Nhưng khi chúng tôi ngỏ lời, thi sĩ hỏi để làm ǵ. Để nói chuyện tào lao thiên địa chơi, tôi nói. Thi sĩ từ chối.

Buồn năm phút. Tôi nói với Vũ Quỳnh Hương. Hai phụ nữ nhí nhảnh độc thân tại chỗ mà không xiêu ḷng nhà thơ đi. Hai cây bút nữ hải ngoại mà không mời được thi sĩ Việt Nam. Ổng bỏ lỡ một gặp gỡ lớn đó Hương à.

 

Chúng tôi đang khúc khích giă từ chiều vui qua mau. Giữa cái lúc tôi chả có ư định bắt tay ai cả. Bất ngờ nhà thơ rút tay sắc và gọn ra khỏi túi áo. Ông nói "Nhưng mà cũng phải bắt tay một cái chứ. Chứ không bắt tay à."

 

"Ôi những kẻ tôi chỉ chào một bận."(HC)

 

Lê Thị Huệ

1996

 





http://www.gio-o.com/LeThiHue.html

 

© 2012