Nguyên văn điện thư của Đinh Cường : "ông có nhă hứng rong chơi mấy ngày trước tết ở Houston không? Ḿnh triển lăm chung với Nguyễn Đ́nh Thuần bên Ca-li. Có văn nghệ phụ họa. Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn. Ḿnh đề nghị mời Hoàng Xuân Sơn bên Canada, thêm giọng nam đă từng sinh hoạt chung với Khánh Ly cho đêm nhạc được đầy . . . "
Ǵ chứ vui chơi ca hát là trúng tủ ḿnh. OK liền “tút xuỵt”. Tháng 9 năm ngoái vợ chồng lái xe sang Virginia thăm bạn Ngô Vương Toại, có họp mặt văn nghệ ở nhà Toại. Gặp gỡ bạn bè cũ mới: Phạm Nhuận, Phạm Thành Châu, anh chị Đoàn Viết Hoạt, Hồng Hà/Thúy Diệm, Dương Quang Hớn, Thịnh. . . và dĩ nhiên: Đinh Cường. Cũng vẫn hát chơi Trịnh Công Sơn những ca khúc thời trước. Chừ Đinh Cường rủ rê sang xứ lạ. Ừ th́ đi! Hỏi bà xă có muốn tháp tùng qua Houston chơi không? Tiện thể thăm Tuyết-Phước, bạn học ấu thời; cũng hàng chục năm xa cách. Đồng ư hoàn toàn. Cái này gọi là thuận vợ thuận chồng, vui-chơi-không-ngần-ngại. Nghĩ cho cùng, cuộc sống vẫn hoài bận rộn, cho tới khi tuổi đă luống chiều hễ có cơ hội vợ chồng đi chơi xa là đi ngay. Vậy mà cuộc hẹn Đinh Cường bày ra bỗng trở nên xôm tụ :
Hai cô em gái bà xă tôi – Kim Chi và Kim Hạnh - ở San José, Ca-li luôn luôn bận trăm công ngh́n chuyện, cũng nhóng tin sẽ sang Houston gặp nhau (có thêm cu Kent, cháu trai của Hạnh đi cùng). Chưa kể giờ cuối, Duy Khiêm, cậu quư tử của bọn tôi đang hành nghề ở Denver/Colorado cũng lấy hai ngày nghỉ cuối tuần bay sang xứ cao bồi gặp bố mẹ và các cô (d́). Ôi ! Trong phút ngẫu nhiên có cái dễ thương của giờ ngẫu nhỉ. Không hẹn mà đến: một cuộc trùng phùng thân thương không toan tính trước. Ừ nhỉ! Biết đâu số ḿnh đi xa có tả phù hữu bật cũng nên?
Trước khi khăn gói lên đường, email qua lại với anh Đinh Cường, biết được người đứng mũi chịu sào cho cuộc trưng bày tranh và hát nhạc Trịnh là Hồ Phan Hà, một bác sĩ nha khoa trẻ tuổi xuất thân từ Harvard, có một tấm ḷng đam mê nghệ thuật vô bờ bến. Đinh Cường trấn an: ông đừng lo, Hà rất nhiệt t́nh và dễ thương! (quá dễ thương là đằng khác). Hà đă từng tổ chức vô vị lợi, một đôi lần sinh hoạt tương tự, rất được sự đáp ứng nồng nhiệt của bạn bè và thân hữu .
Lên đàng sớm ngày 18-01-2008. Lề mề hành lư sém trễ chuyến bay. Tới phi trường G.Bush / Houston khoảng xế trưa đă thấy Chi,Hạnh và Kent đứng chờ nơi quày lấy hành lư. Lóng nhóng một hồi, thấy có người trương bảng tên t́m ḿnh. Biết là người nhà của Hồ Phan Hà ra đón. Em ruột Hà là Hồ Phan Nam, một bác sĩ y khoa trẻ mới ra trường, khệ nệ giúp khiêng hành lư ra xe. Tạm thời chia tay. Chi thuê xe ở phi trường đưa cả bàu đoàn về nhà anh chị Phước-Tuyết. Cậu ấm nhà ḿnh khuya nay mới tới .
Từ phi trường về khách sạn, đường khá xa. Trời Houston bữa nay mưa tầm tă và đầy gió lạnh, làm như ḿnh mang cái rét mướt của xứ tuyết qua đây!. Hà book cho ḿnh một pḥng cạnh pḥng của hai họa sĩ Đinh Cường & Nguyễn đ́nh Thuần (ĐC&NDT). Giờ cao điểm xe cộ nghẹt cứng! Nam phải t́m con đường trả nhiều lần tiền măi lộ mới thu ngắn được lộ tŕnh. Lần đầu tiên đến Houston thấy nhà cửa, đường phố rất ngăn nắp, sạch sẽ. Nam cho về khách sạn cất đồ đạc rồi đưa ra pḥng tranh. Nơi trưng bày tranh của ĐC&NDT là Viêt Art Gallery nằm bên cánh phải của một khu nhà biệt lập: một khu y tế gần như toàn khoa của gia đ́nh Hồ Phan Hà. Giang sơn này của HPHà tọa lạc trên con đường Bellaire, một con đường huyết mạch của Houston có nhiều cơ sở thương mại Việt Nam, sầm uất và tấp nập không thua ǵ đại lộ Bolsa ở nam Cali.
Nam thả tôi xuống pḥng mạch/pḥng tranh. Gặp Hồ Phan Hà tay bắt mặt mừng. Hà dáng dấp thư sinh, điển trai, nhanh nhẹn. Mới gặp đă có thiện cảm ngay, với ḷng tin có thể trao gởi không ngần ngại. Qua xem pḥng tranh, những bức họa đă được thiết trí đâu vào đấy. Không thấy hai chàng họa sĩ đâu. Hà nói mấy anh đi uống cà phê sẽ quay về trong chốc lát, và hỏi: hay anh có muốn gặp mấy anh th́ em nhờ người đưa đi . Ḿnh cũng thèm cà phê chết bỏ nhưng ngại trời mưa lớn quá! Hỏi Hà : quán cà phê có ở gần đây không, đi bộ được không? Hà bảo : chuyện nhỏ (đây là chữ chuyên dùng của HPHà), để em lo! Hà phái một cô em chở tôi đi t́m hai ông bạn cầm cọ dưới cơn mưa tầm tă. Tới cà phê Canvas, một quán cà phê Bistro có sân khấu tŕnh diễn văn nghệ và pḥng tranh bên cạnh. Không thấy hai chàng họa sĩ trong quán cà phê, hóa ra ĐC/NDT đi thăm thú láng giềng.
Gặp gỡ, cũng những cái xiết tay thật chặt, NĐThuần tóc dài muối tiêu, râu lốm đốm bạc. Trông Thuần giống như tài tử Nhật Bổn. Cái bắt tay sít sao, nồng ấm. Không dưng ở đâu, một đấng nam nhi lù lù tiến tới: nhớ ḿnh không? Ngờ ngợ. Luyến đây! Dương Phước Luyến đây! Trời! Trời! DPLuyến của thời Quốc Học Huế thập niên 60. Nghe phong thanh chàng ta lưu lạc tận Hoa Bang (Florida) và đang hành nghề kiến trúc ở đó, không ngờ lại hội ngộ nơi đây. Một cụ đàn ông khác dáng dấp bụi đời cỡ cao bồi Mễ được giới thiệu: đây là Huệ ? A`, không phảI: Huế! Cười thân thiện. Cả bọn kéo nhau qua quán. Giờ này th́ nghe khát nước; thay v́ cà phê, mần một chầu bia vậy. Có bánh ḿ pâté thịt nguội “à la phờ răng xe”. Ḿnh quất một tô bún thang, cũng khá ngon, cho đỡ cơn dằn xóc mấy tiếng đồng hồ không có thức ăn bỏ bụng trên máy bay. Chủ nhân Canvas luôn miệng mời mọc: mai mốt quư anh có th́ giờ mời trở lại quán sinh hoạt chơi. Ừ è, nhưng về sau chương tŕnh cả bọn quá khít khao nên không có cơ hội trở lại cà phê Canvas thêm một lần nữa.
Trên đường về lại Motel, Huế chở cả bọn vào Super Market mua nước uống, trái cây, bia rượu dự pḥng. Vào pḥng Cường/Thuần làm tiếp mấy chai bia. ĐCường đưa tặng tập thơ (và CD) in rất đẹp và công phu của Lê Thị Hàn. Chị Hàn th́ tôi biết: bạn học của Hoàng Hương Thủy, chị ruột tôi. Chị LTHàn đi du học sớm ở Nhật Bản và hiện làm việc ở New York. ĐCường nói thêm: Huế đây là em của bà Hàn đó! Ḿnh lại phải kêu lên: Trời! (điệu này ông trời chắc bị nhảy mũi dữ thần lắm à nha!). Quá ngạc nhiên: Huế đây sao? Huế của những năm gặp gỡ 60, 61. . . ở Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng. Từng có dịp đi chơi chung, thụt bi-da, vào tiệm kem, cà phê, cao lầu, phở v.v. Cả một trời kỷ niệm chợt quay về. Mừng quá! Rứa là thêm một cuộc tao phùng trên 40 năm được nhận diện.
HPHà gọi điện thoại rủ cả bọn tối nay đi party nhà anh Hải, xong đi đón Khánh Ly. Nhận lời. Nhưng rồi có trát của bà xă triệu hồi: mấy chị em đă về tư gia anh chị Phước/Tuyết. Anh Phước đă cất công đi t́m mua cho được món ḅ tái để tiếp đăi ḿnh. Cung kính bất như tuân mệnh! Phải xù cái party của Hà, mai sẽ tính sau. Ngồi đợi không lâu, anh Phước đi cùng cháu Kent ghé Motel đón ḿnh. Mở cửa xe, ṿng tay mừng hạnh ngộ này cũng tṛm trèm 30 năm! (anh Phước, nguyên sĩ quan Không Quân VNCH, bị đi cải tạo. Trở về năm 79, có gặp nhau đôi lần rồi mạnh ai đường nấy!). Trời vẫn mưa dầm, gió rét luồn lọt từng cơn. Đúng là người bắc phương mang cái lạnh truyền nhiễm sang xứ cao bồi. Về tới ngôi nhà khang trang của Phước/Tuyết là bày cuộc đoàn viên sum vầy. Ḅ tái tương gừng với nước tương home made ngon tuyệt. Bia rượu ê hề và rốt ráo là một chầu phở gà đi bộ quá sức « tới » do chị Tuyết trông nom. Hàn ôn, chuyện cũ / mới. Rôm rả nói cười, vui quá là vui. Sướng thiệt t́nh!
Cơm nước no nê, xin được trở về khách sạn dưỡng thần đặng tối mai . . . hành nghề (?!). Duy Khiêm khuya nay mới đến, thôi không chờ lên phi trường đón cháu được.
Sáng thứ bảy, khoảng 9 giờ đă thấy DPLuyến đến gơ cửa pḥng rủ đi ăn sáng. ĐCường đ̣i đi uống cà phê Star Buck trước. Luyến bảo đi ăn sáng rồi uống cà phê luôn cũng đặng. ĐCường lắc đầu : “Không! Tôi uống cà phê Star Buck”. Ấy chính là cái điệp khúc chắc như đinh đóng cột của chàng họa sĩ mỗi khi có ai rủ đi uống cà phê chỗ khác. Trung thành với Star Buck cỡ ĐCường th́ chị Nhung ở nhà khỏi lo: người trung thành tuyệt đối đâu có thể là kẻ bạc t́nh được. Phải không chị?
Nhà hàng -Dông Ba dọn bữa ăn sáng chung cho mọi người có gần đủ các món Huế: bún ḅ, cuốn thịt nướng, bánh ướt tôm chấy, bánh bột lọc v.v. Hương vị và phẩm chất thức ăn khá! Có lẽ ḿnh sẽ trở lại thưởng thức thêm những món khác. Cám ơn sự ân cần của bạn hiền DPLuyến. Giờ này, anh ĐCường cũng đang gặp lại cố nhân là nhà báo Vũ Linh ở Houston, bạn học cũ của ĐCường thời c̣n ở trung học Pétrus Kư. Vũ Linh tạt vào quán Đông Ba nhập bọn. Lại một hạnh ngộ lâu đời khác! Anh Vũ Linh hiền ḥa, dễ mến. Điểm tâm xong, DPLuyến tách đi làm công chuyện. Anh Vũ Linh đang lấy vacations để đón tiếp bạn cũ ĐCường, đưa cả bọn về khách sạn. Lại có cái hẹn đi ăn trưa. Ai rủ rê không cần biết, chỉ việc tháp tùng ĐC/NDT là chắc . . . ăn như bắp.
Tới nhà hàng Tây Đô khoảng 1 giờ trưa đă thấy một bàn tṛn lớn có nam/nữ (b́nh quyền) đang tọa lạc “nhậm xà”. Vui mừng gặp lại thi sĩ Tô Thùy Yên, cũng tṛm trèm 20 năm kể từ hồi tổ chức ra mắt Thơ Tuyển TTY tại Montreal (Quebec-Canada). Ngồi kế TTYên là triết gia Đặng Phùng Quân, vị này mới gặp lần đầu mà ngỡ như đă quen biết tự thuở nào. Hồi tôi đang làm luận án Cao Học Triết ở Văn Khoa Saigon th́ ĐPQuân đă là giáo sư thỉnh giảng môn Triết tại đây. Anh cũng là người thân cận, hay đúng ra là thành viên của nhóm sáng tác văn nghệ, phê b́nh văn học mới mẻ gồm có Huỳnh Phan Anh, Tạ Kư, Nguyễn Nhật Duật, Cao Huy Khanh, Nguyễn Đạt v.v. Rồi đến nhà thơ Trương Đ́nh Luận & chị nhà (anh chị là người khỏan đăi bữa ăn hôm nay). Tôi đă từng nghe bằng hữu nhắc đến tên Trương Đ́nh Luận với ḷng trân quư. Nói chuyện một hồi rồi cũng ḷi ra T ĐLuận và ḿnh đă từng tương ngộ khoảng năm 1989 tại nhà Nguyễn Kỳ Phong ở bang Virginia-Hoa Kỳ. Kế đến là đôi uyên ương Cao Hữu Tích/Tường Vy. CHTích cùng lứa Quốc Học Huế 60. CHTích vận âu phục màu đen, mang kính mát sậm, tác phong rất giống điệp viên thứ thiệt có đăng kư hẵn ḥi ( Business card ghi tên James CH . . . James, ư chừng là điệp viên James Bond 007?). Này đây là một cơi thơ mới lạ, vững chăi – Vũ Tiến Lập là tác giả Tạp Ghi Thơ – Gió Văn xuất bản, đứng dậy bắt tay chào mừng sơ ngộ. N-DThuần không dự vào bàn tiệc này, đang cùng với gia đ́nh đến đoàn tụ từ Kansas City, ngồi ăn cạnh bên. Thiếm xực vài ba món khai vị đă thấy ông Ngu Yên ào vào như trận gió. Ngu Yên thi sĩ, nhạc sĩ, người thiết kế các show văn nghệ . . . một tay « quậy » đ́nh đám của phồn hoa đô hội Houston. Người không chịu ở yên này mới chia tay với tôi vào cuối năm 2005 ở Dallas nhân đại hội truyền thông báo chí được tổ chức tại vùng này. Như vậy, các hiệp sĩ của nội chiếc bàn tṛn này – chevaliers de la table ronde - từ sơ ngộ, cố ngộ . . . tới được đăi ngộ đều có đủ mặt anh hùng hào kiệt.
Cơm nước xong, Ngu Yên đưa ra ngồi cà phê tán dóc một hồi với Tô Thuỳ Yên, Đặng Phùng Quân. Anh Quân bắt điện thoại cho tôi nói chuyện với Hàn Song Tường, nữ sĩ kiêm trị thơ văn này cũng đă 20 năm chưa gặp lại kể từ lần đầu gặp gỡ ở xứ tuyết Mộng Lệ An của chúng tôi. HSTường ngỏ ư mời anh em văn nghệ ghé nhà chơi tối thứ hai 21/1 có đàn ca, hát xướng và ngâm vịnh. Ừ th́ đến. Chắc đến. Cứ làm con ma nhà họ Hứa đă. Rồi tính sau.
HPHà phone tay nhờ Ngu Yên đưa tôi xuống tiệm đàn của Thắng, người sẽ đàn đệm cho Khánh Ly hát tối nay. Thắng đă từng đệm cho Khánh Ly hát rất thành công trong một lần tổ chức trước đây của HPHà. Thắng chính là sư phụ chỉ dẫn cách sử dụng lục huyền cầm cho ông nha sĩ trẻ mê đàn . . .Hà. Tới tiệm, thấy anh em đang lắp ráp hệ thống âm thanh cho buổi sinh hoạt chung tranh/nhạc 19 tháng giêng tây này. Tôi cũng muốn dợt thử vài ba gam để có thể tự đàn hát. Khốn nỗi, chiều cuối năm tây vừa rồi bị trợt một cú tuyết tại xứ nhà, tay chống xuống đất, chưa gẫy là may!, giờ này c̣n đau ê ẩm, không có khả năng nắm trọn cần đàn. Thôi trăm sự nhờ Tây Ban Cầm thủ . . . Thắng vậy. Nhiều người ngộ nhận tôi là guitarist v́ đă từng đàn đệm cho Khánh Ly hát. Không phải đâu là không phải đâu! [ nhại giọng nhân vật Bao Bất Đồng trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung] . Hồi c̣n Quán Văn, TCSơn kẹt th́ tôi tạm thay, đứng cạnh Khánh Ly. Ngần ấy thôi: đệm đàn hay tự đệm cũng chỉ với vài ba accords căn bản. Trước sau, “ông 3 gam” cũng vẫn chỉ là . . . “chàng 3 búa” Tŕnh Giảo Kim. Ba búa này đă thấm mệt, cần nghỉ ngơi dưỡng sức đặng. . . búa tiếp.
Hà đưa về motel. Tắm gội. Tính chơi bộ đồ vía. Cà-la-oách đeo vào lại cởi ra. Sau cùng quyết định chỉ khoác cái veston ra ngoài – demie saison - Giản dị, giản dị như nhạc Trịnh vậy. 7 giờ, Hà đón Cường / Thuần / Sơn ra pḥng tranh. Thính đường bên cạnh: cũng chỉ là pḥng đợi được sắp xếp lại, kê khoảng 100 ghế. Sân khấu đơn giản: bục nhỏ, chân dung Trịnh Công Sơn, và 2 cây đàn tây ban cầm. Phông nền là vườn trúc xanh linh động đàng sau khung kính.
Mở cửa vào, thấy Khánh Ly đang dợt hát với Thắng. Bước lên bục ôm chầm cố nhân, vỗ về kỷ niệm và nối lại bao phương trời cách biệt. Cũng mấy năm rồi mới gặp lại Mai - Lệ Mai, tức Khánh Ly - kể từ lễ cầu siêu TCS ở chùa Quan Ấm / Montreal. Hỏi: có muốn duo Mai / Sơn một vài bài TCS? D’accord. OK liền! C̣n Có Bao Ngày, Giọt Nước Mắt Cho Quê Hương, Quỳnh Hương . . .Chỉ cần thử ḥa giọng đôi câu. Lâu không hát chung, không sao, cứ thế mà vào!
đời không khóa một linh hồn để ngỏ
miệng quỳnh thơm xin cứ nhả hương vào
(HXS)
Khách khứa vào lai rai. Đang lên thử dây đàn, chợt phái đoàn Dallas uà vào như cơn lốc. Quá đỗi mừng vui, những anh chị em bạn thiết như ruột thịt trong nhà: -Dại ca và chị Nguyễn Xuân Thiệp, vợ chồng biểu muội Thu Thuyền/Lưu Tiến Nam. Anh chị Phan Xuân Sinh / Thiên Nga. Vợ chồng thi nhạc sĩ Ian Bùi . . .Theo sau là anh Trung, chị Hoàng Hôn Thắm, chị ruột Thu Thuyền –[cả hai cùng là ái nữ của cố thi sĩ Hoàng Anh Tuấn], và một vài người bạn khác. Phái đoàn Dallas không ngại đường xa, tung cánh chim về đây theo tiếng gọi bầy. Những cuộc họp mặt văn nghệ thân thương đă thu ngắn dần khoảng cách địa lư! ôi có t́nh nồng ấm nào cho bằng? Nam thấy tay ḿnh lọng cọng, lên hộ dây đàn. Thu Thuyền nghe biểu huynh chưa ăn ǵ, dấm dúi cho cái bánh pâté chaud mang theo. Cám ơn những người lành Dallas và khung trời hiền hậu mang theo. Và thâm t́nh rượu đỏ Phan Xuân Sinh, khui, rót từng niềm vui tái ngộ.
Thu Thuyền luôn miệng hỏi chị Kim Lân đâu? chị Kim Lân đâu? (Kim Lân là khuê danh của bà xă tôi). Giờ này chắc cánh Lân-Chi-Hạnh-Tuyết-Phước c̣n enjoy bữa ăn tối đâu đó. Đang chuyện tṛ han hỏi, chợt DPLuyến dắt tới một cụ đờn ông cao lớn: Sơn nhớ ai đây không? Lại ngờ ngợ, quen quen. Lực đây! Lực sói con Hướng Đạo Chi Lăng đây! Rồi, rồi. Cái khoảng trí nhớ tạm thời được vá víu: Lực, cùng hướng đạo sinh từ Sói Con lên Thiếu, rồi cùng được đi dự trại họp bạn toàn quốc ở Trảng Bom.
Mừng vui quá! Lại tíu tít cụng ly. Hết rượu PXSinh mang theo, nhào vào bếp lục lọi. Có ǵ cưa nấy. Cưa túi xụi bất kể trời trăng. Hạnh ngộ, đại hạnh ngộ mà! Không chừng “xỉn tản” chốc hết làm việc nổi. Kệ! Nghe ruột gan hơi cồn cào, ḿnh lại rủ đại ca NXThiệp, Luyến, Lực vào bếp kiếm chút bổi dằn bụng. Trong bếp đang có anh em bằng hữu của Hà xào nấu đồ nhậu dă chiến, thịt trừu, nấm chiên . . . khói bốc thơm lừng. Ăn nhậu đông vui như hội, có Khánh Ly đang tiếp chuyện bác thân sinh HPHà, cùng kể chuyện Quán Văn thời xưa với Thịnh, Thắng, Hoàng . . .NXThiệp tán gẫu với Tô Thuỳ Yên. Hết rượu đỏ tới Cognac XO, Ḍng Sông Xanh tuôn ŕ rào. Phải công nhận nguyên băng trẻ Hồ Phan Hà chịu chơi tới bến!
Một vị nữ lưu ló mặt vào bếp, tay cầm tấm giấy viết tên HXSơn. Chị Bích Đào phải không? Lần này trí nhớ không đến nổi quá mốc meo. Thêm một ṿng ôm hạnh ngộ khác: Chị Bích Đào là bạn chí thân với chị Hương Thủy tôi. Hồi ở Huế, hai nhà chỉ cách nhau một bờ giậu nhỏ. Chị Bích Đào năng qua lại học hành, vui chơi vớI chị Thủy. Chị BĐào cũng đi du học sớm và tôi chỉ được gặp chị một lần sau đó khoảng năm 1970, lúc chị thành tài, tốt nghiệp, trở về nước. Rứa là tha hương lại ngộ cố tri! cũng Huế mền đó nợ!. Cái vùng trời thân thuộc của tôi chằng chịt dây mơ rễ má, chắc hẳn đă làm các bạn nhức đầu lắm phải không?
Bên ngoài hội trường, bàu đoàn thê tử của tôi cũng đă bắt trúng tầng số phái đoàn Dallas. Tha hồ mà đấu hót. Giờ này, tiệc trà nhẹ dọn cho quan khách cũng đă được thu dọn xong, chương tŕnh sẽ bắt đầu trong giây lát.
Buổi nhạc thính pḥng đêm nay ắt hẳn sẽ được nhiều phần linh động. Bởi v́ ngoài MC Nguyễn Văn Thịnh của Paris By Night, Khánh Ly là một cây ăn nói mượt mà, văn vẻ; sẽ dẫn dắt chương tŕnh uyển chuyển từng phút giây. Hội trường yên lặng theo đêm dần tĩnh mịch. Cử tọa chăm chú lắng nghe. Khánh Ly bắt đầu bằng những t́nh khúc TCSơn quen thuộc: Mưa Hồng, Như Cánh Vạc Bay . . .Dứt mỗi bài hát là những tràng pháo tay nồng nhiệt vang lừng. Tiếng đàn thùng của Thắng rưng rưng từng giọt nến chong khuya, rơi đều trên từng ngọn âm thanh nức nở. Đêm thân t́nh và nồng ấm trong từng chia sẻ đồng điệu, vỗ về. Khánh Ly - Lệ Mai, vẫn là tiếng hát không nề hà tuổi trời. Tiếng hát vẫn đầy ma lực khơi động từng kỷ niệm thân thương, Từng vùng thịt da nồng nàn. Nỗi xúc động bám vào từng chân tơ kẽ tóc.
Khánh Ly hát khoảng 4,5 bài rồi đến phiên tôi: được giới thiệu rất ân cần bởi MC Nguyễn Văn Thịnh và với lời dẫn giải duyên dáng của Khánh Ly về những kỷ niệm thời Quán Văn có anh, có em, có chất ngất một trời bằng hữu. Tôi bước lên sân khấu trong sự cảm động bồi hồi. Ngây ngất như vừa nhắp một chén rượu cay - một đời tôi uống hoài, trả lại từng tin vui, cho nhân gian chờ đợI - mà quả thật, “nhắp”có hơi nhiều!.
Trước khi sang Houston phó hội, anh bạn văn Song Thao nhắn nhe: Này, đem chuông đi đấm xứ người cẩn thận đấy nhé! Coi chừng mất tiếng Mộng Lệ An! Nghĩ bụng: có tiếng tăm chi mô mà sợ mất, vả lạI, chuông này thuộc loại chuông rè, lỡ có bị bể chắc cũng không ai quở, không ai nỡ rầy rà. Nói rứa cho vui. Chớ ḿnh có bao giờ là ca sĩ chuyên nghiệp đâu. Thích hát th́ cứ hát chơi trong cái nghĩa “vui thôi mà” của thi sĩ Bùi Giáng. Hát hay không bằng hay hát, phải không các bạn ?
Cũng xin được ngỏ vài lời về những dấu mốc đặc biệt của 40 năm hội ngộ người thân, bằng hữu lần này tại Houston: 40 năm lại cùng đứng chung một diễn đàn với Khánh Ly, sẽ tŕnh bày một số ca khúc TCS hơn 40 năm về trước, kể như những sáng tác đầu tay, trong nhạc tập Thần Thoại – Quê Hương, T́nh Yêu & Thân Phận (TH-QH,TY&TP), và đặc biệt hôm nay, có sự hiện diện của thi sĩ địa phương Tô Thuỳ Yên, người đă viết lời giới thiệu và lời bạt cho tuyển tập ca khúc này, cùng với Đinh Cường; họa sĩ vẽ b́a sách và cũng là một người bạn thân thiết, lâu đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Theo thiển ư, những bài ca trong tuyển tập này của TCS, chất thi ca, triết học hiển lộng nhất trong suốt hành tŕnh mang âm nhạc đến giữa cuộc đời. Hi vọng khi tŕnh diễn, loạt ca khúc ít được phổ biến trên thị trường này sẽ không gây sự nhàm chán cho quư khán thính giả. Vậy mà, để mở đầu, như một thói quen bất dịch, tôi lại gửi đến người nghe ca khúc Một Cơi Đi Về như một tiếng kêu trầm thống của cuộc nhân sinh trong cái không khí trầm lắng của buổi thính pḥng với từng khuôn mặt bằng hữu vây quanh. Như một hồi chuông bi thiết cho những chặng đời đi và đến không hồi kết cuộc. Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn - để sớm mai đây lại tiếc xuân th́ . Ta say. Ừ say một trận để đời. Say chiêu từng ngụm kỷ niệm. Say t́nh bằng hữu. Ấm thanh cổ vũ và đồng thuận oà ra, rộ lên những đóa kỳ hoa nở trong đêm huyền nhiệm. Cám ơn các bạn, cám ơn Hồ Phan Hà, cám ơn biểu muội Thu Thuyền khản giọng gào la hỗ trợ . . .Cám ơn cuộc đời được sống ngần ấy phút giây: một cơi đi về . . .cám ơn Trịnh Công Sơn. . .
Như thế là có cơ may khỏi phải đi nhặt nhạnh những miểng chuông bể về tặng ông Song Thao. Tiếp tục hát Vết Lăn Trầm, rồi Chiều Một Ḿnh Qua Phố. Hát say sưa trong từng nỗi vui của kẻ tŕnh diễn, ch́m lắng trong cơi ḷng trân trọng và ưu ái của người nghe. Tạm ngưng. Đă tới giờ thao tác mục tiêu chính của buổi sinh hoạt đêm nay: Khai mạc pḥng tranh Đinh Cường & Nguyễn Đ́nh Thuần. Mọi người ùa sang pḥng tranh. Trong pḥng, ngoài hành lang tấp nập người lui tới. H́nh lưu niệm chớp lia lịa. Hai chàng họa sĩ khờ người. Cơi tranh và cơi ngườI ḥa trộn mầu sắc rực rỡ. Ca sĩ Khánh Ly tay cầm micro đi lại cổ động đắc lực cho việc bán tranh. Hiện diện đông đủ các khuôn mặt sinh hoạt văn học nghệ thuật của vùng Houston và Texas nói chung: các nhà thơ Tô Thùy Yên, Nguyễn Xuân Thiệp, Trương Đ́nh Luận, Ngu Yên, nhà văn Doăn Quốc Sỹ, Thu Thuyền . . . Bạn c̣n có cơ hội gặp gỡ, chuyện tṛ cùng họa sĩ Dương Phước Luyến, thi họa sĩ Mùi Quư Bồng, ca sĩ Duy Trác, dịch giả Lê Tạ Bích Đào, các nhà báo Lê Thị Sông Văn, Trương Trọng Trác cùng các nhiếp ảnh gia quen thuộc Phạm Cơ, Trần Văn Anh, Trần Châu Minh . . . Không khí thật vui nhộn và kết quả thu nhập của hai họa sĩ cũng khả quan.
Sau chừng một tiếng đồng hồ thả bộ xem tranh, quan khách lại trở về pḥng hội để tiếp tục thưởng thức văn nghệ phần hai. Khánh Ly, người thân cận suốt một đời với TCS, vừa dẫn giải các trường hợp sáng tác đặc biệt của nhạc sĩ, ư nghĩa những lời ca đặc thù, vừa hát minh họa nhiều ca khúc ít có dịp được xuất hiện trước công chúng . Đó là những bài ca trong tập Ca Khúc Da Vàng, và một số bài được viết từ biến cố đau thương Mậu Thân / Huế như Hát Trên Những Xác Người, Bài Ca Dành Cho Những Xác Người v.v.
Tôi trở lại sân khấu hát nối tiếp những ca khúc TCS viết về quê hương và thân phận con người như Lời Của Ḍng Sông, Phúc Ấm Buồn . . . Sau đó, để cho không khí bớt lắng ch́m, ngột ngạt theo giai điệu kể lể bằng cung thứ; tôi thử gửi đến các bạn một ca khúc được viết ở cung trưởng, nhịp Valse chậm, trung ḥa, khá vui tươi. Sống trong đời sống cần có một tấm ḷng - để làm ǵ em biết không? Không, không để làm ǵ cả! Hăy thử để gió cuốn đi tất cả hệ lụy trần gian này: muộn phiền, yêu thương, hờn giận . . .
Phần sau cùng là duo Khánh Ly/Hoàng Xuân Sơn. Hát, miệt mài hát và hát. Cuốn hút đam mê không ngừng nghỉ. Ḷng người nghe ḥa nhịp với con tim kẻ tŕnh bày. Những tâm hồn đồng điệu đă cùng quay về nơi chốn hạnh ngộ thân thương. Từ xưa thật xưa - thuở hồng hoang đă thấy, đă xanh ngời liêu trai - Chương tŕnh dự định chấm dứt khoảng 11giờ30 tối. Vậy mà ngó trật lại đă quá nửa khuya. Quán nửa khuya bạn và tôi chưa chịu chia tay! Hỏi: Anh chị c̣n muốn nghe hát thêm nữa không? Pháo tay đồng thuận ṛn ră. Ừ th́ hát tiếp! Càng về khuya càng lắng đọng. Say sưa hát đến sau hơn 1 giờ đêm. Chấm đứt trong t́nh lưu luyến. Mọi người bịn rịn chia tay. Những ṿng ôm chặt hẹn ḥ gặp gỡ tiếp nối. Chao ơi cả một rừng phim ảnh lưu niệm!
Xúm nhau vào dọn dẹp một chốc, HPHà rủ nguyên xóm làng, họ mạc đi ăn cháo khuya. Mời luôn cả thân hữu. -Dúng là tay ḥm ch́a khóa chịu chơi. Tới quán Hong Kong đă thấy đại ca và chị Nguyễn Xuân Thiệp ngồi cùng vợ chồng Ian Bùi. Tối nay ḿnh vẫn ân hận một điều là không có dịp giới thiệu Ian sinh hoạt chung theo yêu cầu của anh Thiệp. Có nhắn lại ban tổ chức. Mà rồi cũng không thực hiện được. Phe Tuyết-Phước-Lân-Sơn-Chi-Hạnh nhào vào ngồi cùng bàn với anh chị Thiệp. Người cháo, kẻ ḿ ăn nói rộn ràng. V́ phe ta khá đông, định chia bớt sở phí cho HPHà, nhưng anh chị Thiệp đă nhanh chóng móc hầu bao thanh toán tự hồi nào! Cám ơn, cám ơn thi sĩ Nguyễn Xuân Thiệp, “người nghèo Texas” nhưng lúc nào cũng hào sảng. Làm một tô cháo lưng lửng dạ chắc tối về ngủ ngon? Tàn cuộc cháo khuya, HPHà lại rủ rê sáng mai đi ăn tỉm xắm tiễn Khánh Ly về lại Cali sớm. Thiệt là chưa xong hôm nay đă tính chuyện ngày mai. Ăn nhậu kiểu này chắc . . . chết! Đêm nằm ngủ chỉ nằm mơ thấy bát cháo . . . cá lội tung tăng!
Sáng hôm sau, trước khi đi điểm tâm, ông Star Buck lại đ̣i ra Star Buck. Nói của đáng tội, phe ta có hẹn với phái đoàn Dallas hàn huyên một hiệp trước khi tỉm xắm mạnh ai nấy xực! Cháu Khiêm lúc này đă book một pḥng cạnh bọn tôi, ở qua đêm với Kent. Nhờ có xe, Khiêm dă đưa các bác và bố đi t́m . . . Star Buck. C̣n ai nhớ cà phê Star Buck ḿnh uống hôm qua nằm trên đường nào không? Bộ nhớ của mấy ông già trên 60 này coi bộ không ổn: kẻ nhớ lối này, người chỉ đường khác làm Khiêm chạy lạc lung tung. Một hồi rồi cũng phải cầu cứu “kẻ đưa đường” DPLuyến mới tới được đúng địa điểm. Hóa ra, tiệm Star Buck này chỉ cách Motel chừng một thôi đi bộ! Ngồi chưa nóng máy đă thấy phe NXThiệp, Thu Thuyền, PXSinh ghé vào. Thu Thuyền lại mang cả quà cáp cho biểu huynh HXSơn và chú –Dinh Cường. Cô em này và phu quân Lưu Tiến Nam lúc nào cũng có t́nh và chu đáo!. Thu Thuyền gọi tôi bằng anh, nhưng xưng hô cháu / chú với Đinh Cường. Vậy, hóa ra ḿnh c̣n “năng” hơn ông bạn họa sĩ! Lúc mày mới thực sự có th́ giờ nói chuyện riêng tư chút đỉnh . Thuyền Nam sắp sửa đáo nhậm xứ Philipines làm việc chừng vài năm. PXSinh quay trở lại Dallas là sửa soạn hành trang về Việt Nam thăm quê. Báo Phố Văn của NXThiệp có cơ ra lại. Mong thay!. Một chốc, con thoi HPHà lại tạt ngang đưa cả bọn trực chỉ một tiệm ăn Tàu lớn nằm trên đường Bellair, thiên hạ đứng sắp hàng chờ chỗ chao ơi là đông! Dù Hà đă có giữ chỗ trước, nhưng kiểu này chắc mạnh ai t́m lấy ghế ngồi. Nhóm Thu Thuyền / PXSinh an vị nơi đâu cà, sao không thấy? Tỉm xắm, nhậm xà lưng lửng bụng, tôi chạy đi t́m quư vị này để cám ơn và chào tạm biệt, nhưng thực khách nhốn nháo, không biết t́m góc nào. Hay các bạn đă bỏ ra về trước rồi? Sau cùng, cũng chỉ c̣n ṿng tay xiết chặt hẹn ngày tái ngộ với anh chị NXThiệp, với Khánh Ly, và kẻ lăng tử bán thường trực này cũng phải quay đầu về với bàu đoàn thê tử cùng anh chị Phước/Tuyết.
Quư vị đă ớn chuyện ăn uống kinh tợn chưa? Chưa hết đâu! Hễ cứ rảnh giờ nào là HPHà cùng các bạn rủ rê, mời mọc đi kéo ghế nhà hàng sáng trưa chiều, bất kể. Làm khách phương xa cũng áy náy cho cái hầu bao của ḷng nhiệt thành này! Chỉ có thể tạm kết luận về cái ông bạn trẻ “lấy bụng ở đời” này là: một thanh niên có nghề nghiệp vững chắc, rất cỡi mở trong giao thiệp và sở hữu một ḷng đam mê văn nghệ ngút ngàn. Có lẽ cái hạnh phúc đích thực mà Hồ Phan Hà t́m được là sự quân b́nh trong đời sống: có làm có ăn, có hưởng thụ cuộc sống đích thực theo ư thích của ḿnh, đổng thời mở ra, chia sẻ hạnh phúc này với bằng hữu, với mọi người. Một lối sống như thế hẵn là hiếm quư và đáng ngưỡng phục ở vào lứa tuổI trẻ trung . Không dễ dầu ǵ t́m được một mẫu người biết sống như HPHà khi hành trang dấn thân chỉ vừa mới tiếp cận ngưỡng cửa đầu của trường đời.
Chi/Hạnh/Kent/Khiêm lần lượt trở về San José, Denver tiếp tục cuộc sống hằng ngày qua dăm ba bữa vui chơi tận t́nh với anh chị Phước Tuyết: đi thử các của ngon vật lạ Houston, shopping, tụ họp quây quần mỗi tối tại tư gia anh chị. T́nh bạn, t́nh thân mỗi một phút giây càng thêm quyến luyến, keo sơn. Vậy mà phần tôi ham vui theo các bạn, chưa có một buổi nào riêng tư với Phước Tuyết. Thôi chiều nay Chủ Nhật, hẹn cùng đi ăn chung vậy ! (ôi, lại ch́u ḷng cái bao tử! )
Một tiệm ăn hoàn toàn mới mẻ: đồ Mă Lai ít dầu mỡ, rất healthy. Thức ăn lạ miệng, ngon. Chị Tuyết kêu nhiều món quá. Ăn ngợp người. Ăn không hết đành đem về vậy!
Dang ăn th́ có trát đ̣i đi hầu ṭa tiếp: Huế / Nhă mở party tại nhà, gióng mời từ trước. Ḿnh nhiều việc ăn chơi quá, quên khuấy! Thôi th́ tới trễ vậy. Anh Phước lại đưa cả bọn lại nhà Huế / Nhă. Trời tối thui, ṃ mẫm một hồi mới t́m được nhà. Đă thấy ông cao bồi Mễ đứng đón. Vào nhà, nhốn nháo chào hỏi quư anh hùng hào kiệt: Trương Đ́nh Luận, Cao Hữu Tích. . . và quư phu nhân, cùng một vài cặp thân hữu. Có ĐCường / N ĐThuần, HPHà và các bạn trẻ: Thắng guitarist, Hoàng, một tay đàn khác, v.v. Tụi này c̣n no quá nên chỉ xin ngồi. . .chơi xơi nước. Nhậu suông! Vậy mà cứ t́ t́ hết cạn ly đầy lại rót đầy ly cạn. Sau đó là vầy cuộc ca hát. Mọi người đều tham gia. CHTích / Tường Vy, chị Luận, chị Nhă và các chị khác; Thắng, Sơn, Hà . . . Hát đủ loại nhạc: từ tiền chiến sang TCSơn, TCPhụng, VTAn, NTMiên v.v. rồi tới nhạc lính, nhạc sến, một hồi quay sang nhạc ngoại quốc. Phải công nhận Thắng đàn guitare quá hay mà hát xướng cũng nghề! Thắng và ḿnh có dịp duo lại mấy bài nhạc Pháp thập niên 60 / 70 nghe đầy ắp kỷ niệm Sàig̣n. Hát ḥ quên giờ giấc. Say sưa. Xỉn v́ rượu. Say v́ bạn. Nhừa nhựa kéo dài tới khuya. Chị Nhă lại cho xực bún ḅ Huế, do Bắc Kỳ nấu: Trời! Ngon tuyệt. Không thua ǵ tay nghề Huế thứ thiệt - chắc ỷ có ông xă mang tên Huế?. Tôi phải mần tới hai tô mới đă thèm. Cái này th́ nói nhỏ nhỏ thôi: bà xă tôi Bắc Kỳ chính hiệu nhưng theo lời bạn bè, cũng là tay nấu bún ḅ Huế khá. Chính tôi cũng công nhận là mẹ tôi đă chỉ dẫn lạI được món chân truyền của người cho con dâu. Như vậy phải tuyên dương mấy cô dâu Bắc Kỳ này! Hay nói đùa như Huế bạn tôi, để chứng tỏ ta đây cũng là tay ngon: Bắc Kỳ khéo lắm! Nhưng cũng khó lắm! Khó thế mà tôi cũng lấy được đấy! (sic).
C̣n hai buổi họp mặt đáng ghi nhớ khác trước ngày “hồi hương “. Kể tiếp các bạn chuyện vui chơi nhé:
Nữ sĩ Hàn Song Tường nhắn qua anh Đặng Phùng Quân mời tối thứ hai 21 tháng giêng ghé tư gia hội tụ văn nghệ văn gừng! Tiếp tục tham gia chứ! Nhà văn kiêm nhà thơ này hội ngộ cách nay đă hơn 20 năm tại nhà anh Đỗ Quư Toàn ở thành phố Montreal của chúng tôi. Chị là người chân t́nh, thành thật trong giao tiếp. Tôi mến HSTường ở tính t́nh tự nhiên, thẳng thắn. Lâu nay chỉ có liên lạc với chị bằng điện thư về bài vở cho tờ Gió Văn do HSTường là chủ bút.
Phe ta gọi đàn, chờ đợi níu kéo nhau cũng khá muộn mới đến được tư gia của nữ sĩ. Ở đây , được nh́n lại những khuôn mặt thân thiết cũ, và gặp gỡ người mới: Nữ chủ nhân nom vẫn đầy đặn cái đẹp phúc hậu. Và rồi anh chị Tô Thuỳ Yên/Bích, chị Bích tôi có gặp khoảng tháng 4/2004 ở Virginia, anh Đặng Phùng Quân, vợ chồng thi sĩ Vũ Tiến Lập. Người mới là cháu Lê Thị Sông Văn, ái nữ của anh chị Trần Dạ Từ / Nhă Ca. Sông Văn trẻ tuổi tài cao, một ḿnh gánh vác tờ Việt Báo Houston, lại là một người làm thơ rất có nét! và đây là cô Bạch Hạc, một tiếng hát thoạt nghe đă “hết hồn” - chữ, Ngu Yên : âm vực cao mà vẫn đượm chất khàn đục của jazz, blues, nức nở, quyến rũ. Bạch Hạc c̣n có nhiều tài khác, tài nào cũng tới nơi tới chốn như ngâm thơ, hát ả đào, kể chuyện tiếu lâm v.v. Vậy là tôi đă có dịp may thưởng thức cùng sinh hoạt với tiếng hát “chim trời” này. Buổi văn nghệ cũng đă để lại nhiều niềm vui cho bằng hữu sau giờ chia tay.
Và đây là bàn thắng sau cùng ghi được trên sân chơi văn nghệ trước khi rời Houston: Cường/Thuần/Sơn và toàn ban tạp lục được mời tham dự tiếp cuộc vui tại nhà anh chị nhiếp ảnh gia Trần Châu Minh & nữ ca sĩ Yên Sơn. Thế là cứ “đến hẹn lại lên”. Anh chị Phước/Tuyết cũng được mời nhưng không dự được v́ phải trông nom cháu ngoại mới sinh. Tụi ḿnh lại lỗi hẹn với anh chị một lần nữa. Xin vô vàn tạ lỗi!
Party này đa số là những người quen “lớn” với nha sĩ Hồ Phan Hà. Hầu như những anh em trẻ trong băng HPHà đều có mặt: có me-xừ Phong tự Phong-Trần [ Mr. Naked Wind, theo diễn nghĩa của HPHà], có anh em song sinh với tài tử Châu Nhuận Phát?, có luật sư HảI . . . và nhiều tay đàn ghi-ta khác. Anh chị Minh / Sơn thật chu đáo: tiếp khách rât niềm nở. Nghe các tây ban cầm thủ dợt nhạc, người nào cũng ngón nghề xanh rờn, hứa hẹn cho một buổi văn nghệ hấp dẫn tưng bừng. Tối hôm nay - bữa chót - tha hồ mà đàn hát! Có một màn vui nhộn bất ngờ là cắt bánh sinh nhật cho những ai sinh nhằm tháng Giêng. Có luật sư Hải, một anh bạn, và tôi chào đời đầu năm đầu tháng được hân hạnh mời đứng ra một góc. Một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng 3 người Tháng Giêng Cỏ Non này cùng người phối ngẫu với nhiều câu hỏi đáp thật tếu. Kế đến là màn thổi nến sinh nhật: cả 3 cái ống thổi cùng xúm lại thổi mấy ngọn đèn cầy tượng trưng cắm trên chiếc bánh. Một ai đó lẩm bẩm: ăn bánh sinh nhật kiểu này chắc trúng phải Long Diên Hương kỳ chưởng (nước miếng cá voi!).
Chị Yên Sơn rất tốt bụng, tận t́nh chỉ vẽ bà xă tôi cách tráng bánh cuốn tại gia, không một chút giấu diếm tay nghề. Về nhà ít hôm sau, tôi được thưởng thức bánh cuốn thực tập từ Yên Sơn, khá ngon. Cuộc rượu hôm nay tôi cụng ly với các bạn trẻ . . . mờ người! Về tới khách sạn hết biết trời trăng, mới nghe thấm cái mệt của “than ôi tuổi đă xế chiều”. Nhưng mà vui thiệt là vui! Đời người dễ có mấy lúc.
Trong mấy ngày sinh hoạt lui tới, nếu quên không nhắc đến 2 ngườI Huế thiệt dễ thương này th́ quả là một điều đáng tiếc. Tôi muốn nói tới Phạm Cơ, một bác sĩ không chịu hành nghề, mê chụp h́nh hơn chữa bệnh, cùng với phu nhân, tự nhận là những con chiên cuả “Ḍng mến ống kính”. Chả thế mà lúc hồi xứ, tụi tôi đă thủ đắc một DVD h́nh ảnh nghệ thuật của buổi sinh hoạt văn nghệ, săn được từ tay nhiếp ảnh gia tài tử Phạm Cơ này. Mấy ngày đầu tháng 2, tôi lại nhận thêm được một bộ h́nh độc đáo khác của anh Trần Châu Minh phóng tặng qua điện thư. Như vậy là cuộc phiếm du này khá hoàn hảo, toàn bộ sinh hoạt được ghi lại bằng nhiều h́nh ảnh sống động.
Một người Huế khác là Nguyễn Khoa Hoạt, h́nh như hành nghề kế toán, có quan hệ rộng răi với nhiều giới ở Houston. Anh Hoạt cũng hay lui tới khách sạn, rủ rê ăn uống và sẵn sàng góp tay giúp các anh Cường / Thuần đóng gói tranh ảnh. Anh Hoạt cũng hứa với tôi rằng lần tới, nếu có dịp tái ngộ Houston, - mong lắm thay!-, sẽ dẫn tôi đi thăm nhiều người quen cũ tưởng chừng đă thất lạc.
Rồi cũng phải tới lúc thốt nên cái câu khá cải lương và xưa như trái đất: “Cuộc vui nào rồi cũng tàn – Ngày vui qua mau . . .” Sáng thứ tư 23/1, cả bọn chúng tôi lục tục trở về xứ. Giờ bay tuy có khác nhau chút đỉnh nhưng dồn lại lên phi trường cùng một lúc cho đỡ cực và tiện việc người đưa rước: lại HPHà chứ không ai khác làm tài xế. Hà phải đùn hết công việc vào buổi chiều, để c̣n giây phút . . . ngậm ngùi đưa tiễn. Và chi thêm một chầu bún ḅ Huế cho đám lữ hành được chắc bụng trước khi đi mây về gió.
Vào phi trường G.Bush. Hà thả anh ĐCường và tụi tôi xuống trước. NĐThuần măi tới 3 giờ trưa mới lên máy bay. Thôi giă biệt ông Nhật Bổn, người bạn mới gặp mà ngỡ như đă thâm t́nh! Xiết chặt tay hẹn ngày tái ngộ. Tới quày soát vé, đă thấy bạn Lực đứng chờ. Tội nghiệp Lực: gặp chớp nhoáng đêm sinh hoạt, chưa kịp chuyện ngắn chuyện dài. Chừ cũng bỏ công chuyện tạt ngang gặp bạn nói đôi câu giă từ. Thương quư ơi, t́nh bạn!
Về tới đất nhà (! ?) cũng gần khuya . Ra băi đậu xe ở phi trường, tái ngộ với cái lạnh ngút ngàn của mùa đông xứ tuyết. Hỡi ơi, thơ mộng cách mấy cũng không viết được như thi sĩ Thanh Tâm Tuyền “dầm ḿnh trong hạnh của ẩn mật” mà phải viết là “trầm ḿnh trong cái lạnh của cạn kiệt”. Tê cóng. Ră rời. Hết xí quách! Và rồi lại phải than trời trách đất: cái xui xẻo cuối năm ta c̣n đeo đẵng, chưa chịu dứt. Cái xế để ngoài trời lạnh mấy hôm, lốp bị xẹp lép! Muốn thay bánh pḥng hờ cũng không có con đội. Cố lết tới một cây xăng c̣n mở cửa bơm tạm. Từ đấy lê về nhà cũng c̣n khá xa. Thôi liều, biết mần răng chừ!. Cứ cà rịch cà tàng ḅ đi vậy! Tới cửa nhà, nh́n lại cái lốp xe đă rách teng beng, ḷi cả niềng sắt. Ẩu thiệt là ẩu! Hên là không xăy ra tai nạn. Mấy ông thầy mà bắt được lái xe kiểu này chắc là bị mời về bót sớm. Tới cỡ ni đă hết xúi quảy chưa? Chưa đâu! Mắt nhắm mắt mở vào garage de cái xe của bà xă ra, quẹt phải vách tường, đi đứt cái kính chiếu hậu bên người lái. Có phải cái xui xẻo c̣n đeo đẳng?. Không, bất cẩn này lỗi tại ta mọi đàng. Mà ông trời ổng đă tính toán kỹ rồi. Có tới ắt có lui. Có bù qua hẵn nhiên có sớt lại. Mấy ai suông sẻ gặp hên suốt đời? Bao nhiêu cái xui xẻo cuối năm đâu có nhằm nḥ ǵ với nỗi vui lớn lao gặp lại bạn bè, người thân sau hàng chục năm xa cách. -Dấy chẳng phải là những món quà thơm hạnh ngộ từ trên trời rơi xuống hay sao? Hên xui may rủi là chuyện thường giữa đời. Mấy ai lường được. Kệ!
Hoàng Xuân Sơn
17 tháng 2 năm 2008
© 2008 gio-o