Diễm Xưa, tranh Trịnh Công Sơn, 1963

 

HOÀNG XUÂN SƠN

C Ũ N G  C Ầ N  C Ó  N H A U

phóng bút

Nhân Ảnh xuất bản Tháng Mười 2013

 

 

CHƯƠNG BA

Từ Ngưỡng Cửa Học Đường Bước Vào CPS

(trích đoạn)

 

Tà Áo Văn Khoa

 

    Trường Đại Học Văn Khoa (cũ) tọa lạc trên một vuông sân thơ mộng. Mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Trung Trực. Hông bên phải là đường Gia Long chạy dài tới Dinh Gia Long. Phía trái là đường Lê Thánh Tôn. Và sau lưng là Công Lư. Khu tứ giác này về sau có nhiều hội đoàn đến đóng đô tạo nên một sinh hoạt khá sôi động, một thời kỳ tiêu biểu cho các hoạt động thanh niên sinh viên, văn hóa, xă hội v. v.

 

    Ngô Vương Toại và tôi sau một thời gian bỡ ngỡ trước thềm cuộc sống mới, cũng đă bước chân vào ngưỡng cửa Đại Học Văn Khoa, nơi có truyền thống lâu đời về cái đẹp văn nhă, trang trọng. Chúng tôi đă có một quăng đường dài tập tành ăn chơi, đua đ̣i thời c̣n ở trung học nên không đến nổi lúng túng lắm (như mấy trự nhà quê ra tỉnh) khi trực diện với ngày mới, người mới, đời mới của văn minh Sàig̣n. Ở đây chúng tôi vui mừng gặp lại một vài bạn cũ và kết giao thêm rất nhiều bạn mới. Toại đă sớm nổi đ́nh nổi đám nhờ sự hoạt bát, bạo dạn, ăn nói thu hút (nhờ đó về sau, chàng xông thẳng vào trường chính trị không chút ngần ngại). C̣n tôi vẫn là một kẻ nhút nhát đứng bên lề! Những ngày chập chững đi ghi cours cũng khá hấp dẫn với không khí là lạ của buổi đầu đại học. Thỉnh thoảng ngồi chăm chú nghe giảng, hí hoáy biên chép. Thỉnh thoảng đứng ngoài hành lang ngó ngang liếc dọc. Và các đấng nữ lưu ở đây chao ơi là đẹp, là duyên dáng. Con gái Văn Khoa đẹp có tiếng so với nữ sinh viên các ngành khác. Có rất nhiều tà áo văn khoa huyền ảo phất phới khắp mọi nẻo giảng đường. Nào là Diệm My hoa khôi từ Huế vào. Nào là Hồng Khắc Kim Mai rất hiện sinh, à la mode, với thi tập bạo dạn Mắt Màu Nâu gây được iếng vang. Và rồi Thanh Lan, Hoàng Oanh tài tử, ca sĩ về sau. Làm sao không ngẩn ngơ được khi đứng trông vời bóng hồng Kim Dung với tà áo tím lilac thướt tha, sáng rực cả góc chiều …

 

    Thời kỳ này, Văn Khoa cũng có nhiều sinh viên cầm bút làm thơ, viết văn, biên khảo, đă trở thành những tác giả có tiếng, có người đă có tác phẩm xuất bản như Đặng Phùng Quân, Cao Huy Khanh, Nguyễn Nhật Duật, Trần Nhật Tân, Trần Văn Nam, Đào Trường Phúc, Đỳnh Bảng, Phạm Quốc Bảo, Cung Vĩnh Viễn v.v

 

    Sau lưng trường Văn Khoa, ngay ở trung tâm điểm của khu tứ giác là một dăy nhà tiền chế được xây cất bằng vật liệu nhẹ (vách bằng rơm ép, mái tôn). Dăy nhà này hiện diện từ hồi c̣n mồ ma Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, nguyên được sử dụng cho hội chợ, pḥng triển lăm, nhà trưng bày sản phẩm đặc biệt chi đó. Nguyên khu đất trống này hồi c̣n Pháp là khám lớn, nơi giam giữ các tội phạm chính trị. Thậm chí ở đây c̣n nguyên bậc tam cấp lưu lại dấu tích nơi đặt máy chém xử tử các tội nhân. Bởi thế, có nhiều huyền thoại về thế giới âm hồn ma quỷ quanh quất khu đất này sẽ nhắc về sau.

 

    Phần lớn dăy nhà chính được dùng làm trụ sở của một cơ quan mang tên CPS. Cái tên thoạt nghe như tên một cơ quan Mỹ. Nhưng thật ra CPS là chữ viết tắt của Chương Tŕnh Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường theo đề nghị của anh Lê Đ́nh Điểu, một trong những nhân vật cốt cán điều hành chương tŕnh. Cổng chính vào trụ sở CPS nằm ở đường Gia Long. CPS trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, là một cơ quan được sự trợ giúp của các tổ chức thiện nguyện quốc tế, chuyên trách về điều hành và xây dựng các sinh hoạt thanh niên sinh viên học sinh hướng về phụng sự xă hội.

 

    CPS được coi sóc bởi một nhóm giáo chức trẻ, nhiều tâm huyết, là những người trí thức dấn thân mà tên tuổi trở nên rất quen thuộc về sau: Lê Đ́nh Điểu, Trần Đại Lộc (đă khuất); Phạm Phú Minh (tức Phạm Xuân Đài), Đỗ Qúy Toàn, Hà Tường Cát, Phan Văn Phùng ... Thật ra, trước khi CPS chính thức sinh hoạt, cũng đă có những chương tŕnh chuyên trách về công tác xă hội như Chương Tŕnh Hè 65, Chương Tŕnh Công Tác Bạn Đường(?). Một trong những tay điều hành trụ cột của những chương tŕnh này là kư giả lăo thành Đỗ Ngọc Yến sau này của tờ Người Việt ở California. Nếu tôi nhớ không lầm, Đỗ Ngọc Yến (đă khuất) cũng là một thành viên cốt cán của CPS dù không chường mặt trong ban điều hành. Tất cả những nhân vật trẻ nhắc trên đều là thành viên của Hội Đồng Sáng Lập tạp chí Thế Kỷ 21 và một vài cơ quan truyền thông khác hiện nay ở Quận Cam, Cali.

 

    Thử điểm qua một vài cứ điểm khác của khu đất trống kỳ lạ này:

 

    - Sau lưng trường Văn Khoa, cách một lối ṃn, là căn pḥng nhỏ của Nhóm Sư Địa chuyên in ấn cours cung cấp cho sinh viên (bằng kỹ thuật Ronéo, dĩ nhiên, vào thời đó). Chúng tôi thường gọi đùa Nhóm Sử Địa là “những tay lái cua” của Văn Khoa. Nhóm này quy tụ những đấng mày râu rất mồm mép, hễ gặp nhau là ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Điểm mặt quần hùng thấy có: Phạm Quân Khanh,Nguyễn Minh Diễm, Vũ Hiệp, Lê Hoài Quỳnh, Nguyễn Tuyển, Bùi Hồng Sỹ, Trần Công Sung, Phạm Quốc Bảo, Đỗ Phan Hạnh v.v.

 

     - Sau lưng trụ sở CPS là dăy nhà h́nh chữ L, được chiếm hữu bởi Hội Nhu Đạo của GS Phạm Lợi và Hội Kiếm Thuật do ông Hoàng Việt, thân phụ của nhạc sĩ Nam Lộc làm trưởng tràng.

 

     - Qua bậc tam cấp, xuống hết con dốc thoai thoải là sân bóng chuyền. Chiều chiều cư dân trong khu vực và anh em Văn Khoa sinh hoạt muộn chia phe đánh đấu ra ǵ! Chỉ cá độ một chầu cà phê hoặc trà đá chanh đường cũng đủ mát ḷng mát dạ. Có những thân h́nh lực sĩ vạm vỡ th́ cũng có những bộ xương cách trí xông pha chuyền bóng, đỡ bóng ngoạn mục không kém. Nhớ có lúc Trần Công Sung (tức kư giả Từ Thức) nh́n Đào Trường Phúc (nhà thơ, Phong Trào phó Hưng Ca sau này) cởi trần đánh bóng cứ tấm tắc gật gù: ơ ḱa! xem con hạc nó vờn banh. Cũng chính ở sân bóng chuyền “lô can” này đă xuất phát được một tay kiệt hiệt về nghệ thuật chuyền bóng cá độ. Đó là hảo thủ Nguyễn Văn Hào (con của cụ Riêm, quản trường Văn Khoa mới). Hào chỉcần sử dụng một cái ghế đẩu để chuyền bóng mà đối phương ba người được chấp phải chạy trối chết mới mong đở được những đường bóng hiểm độc của chàng ta.

 

    - Ngó xéo sân bóng chuyền là ngôi nhà nhỏ với vườn rau be bé xinh xinh của gia đ́nh một nhân viên trường Văn Khoa khác. Gia đ́nh này có cô con gái tên Phương về sau đánh bạn với Hoàng Xuân Giang em tôi.

 

    - Kế nhà Phương là trụ sở của Ca Đoàn Nguồn Sống. Trưởng Đoàn là Nghiêm Phú Phát ít khi xuất hiện. Người điều hành thường trực là Hà Quốc Bảo, người tṛn trịa, vui tính. Và bác sĩ Hoàng Cơ Trường, ít khi lộ diện. Chính nữ ca sĩ Thanh Lan và nhiều tên tuổi khác cũng xuất phát từ ca đoàn này.

 

     - Sau rốt, day mặt ra đường Lê Thánh Tôn là trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ: Chủ Tịch /Nguyễn Trung, Tổng Thư Kư /Hồ Thành Đức và nhiều khuôn mặt hội họa danh tiếng khác

 

 

Một Bước Thành Cư Dân CPS

 

V́ đâu Ngô Vương Toại và tôi trở thành dân cư ngụ thường trực của CPS? Đầu dây mối nhợ cũng tự Nguyễn Huỳnh. Như đă nhắc ở trên, chính Nguyễn Huỳnh xúi Toại và tôi ghi danh Văn Khoa. Sau một khoảng thời gian ngắn, Huỳnh hỏi tụi tôi: Toại Sơn có muốn đi làm kiếm thêm tí bổi không? Thế th́ c̣n ǵ bằng. OK liền tức khắc. Lũ bọn tôi xa nhà du học chỉ trông mong vào trợ cấp gia đ́nh, nay có cơ hội kiếm thêm tí ngoại bổng th́ “sướng rên mé đ́u hiu”. Bạn hăy tin vào triết lư mèo mù vớ cá rán nhé! Nhờ quen biết sao đó với mấy anh trong ban chấp hành CPS, Huỳnh đưa chúng tôi vào làm việc bán thời gian cho cơ quan này. Trợ cấp tới ba ngàn rưỡi một tháng à nhe! Với cuộc sống sinh viên tự túc, đó là một món tiền lớn cho tụi tôi. Nhớ lần đầu tiên lĩnh lương, Toại và tôi ra phố sắm mỗi chàng một ống vố (pipe) hiệu Dr.Plum ngậm cho oai với thiên hạ.

Trước khi rời xa miền trung trọ học, tôi đă mường tượng ra cái cảnh:

Anh chàng người Huế đi lang bạt

Vô tuốt Sài G̣n ở gác thuê

Chiều chiều ngó xuống đường xe cộ

Buồn nhớ chi mô, lạ rứa tề!

Thế mà cuộc đời không vận vào cái x́ tin “Trầm buồn xa vắng” như mấy câu thơ thẩn trên. Cuộc đời xoay chiều theo hướng khác, một sớm một chiều bỗng xô vào trường náo nhiệt. Một khúc quành rẽ của đường đời khá quan trọng.

Trước khi cất bước giang hồ, bọn tôi, những đứa con cưng xứ Huế cũng đă được gởi gấm cẩn thận. Toại có người chú ruột ngụ ở gần Trường Đua Phú Thọ (ông là chuyên gia đấu thầu hệ thống cung cấp giếng nước). Chú Phát của Toại thuộc hàng trung lưu. Ông cũng thường dẫn tụi tôi đi ăn uống du hí này nọ. Phần tôi được trao gởi cho người chị bà con, chủ nhân nhà xuất bản Trường Thi ở đường Vơ Tánh, cạnh ngă sáu Saigon. Chị Đức, nữ chủ nhân Trường Thi là thân mẫu của Nguyễn Xuân Hùng (tức nhà thơ Khê Kinh Kha). Hùng và tôi đồng trang lứa, lại có chút máu văn nghệ văn gừng nên rất dễ thân nhau. Cơ sở Trường Thi ngoài việc xuất bản và phát hành sách vở từ điển c̣n có hai cao ốc lớn ở đường Trương Tấn Bửu và Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận cho người nước ngoài (Mỹ, Đại Hàn, Phi Luật Tân …) mướn dài hạn. V́ c̣n nhiều pḥng ốc trống, bọn lang bạt chúng tôi được phép chiếm ngụ làm chỗ lui tới văn nghệ nhiều năm sau đó. Nhân lực phục vụ cho nhà Trường Thi cũng đông đảo vô ngần: thợ in, thợ sắp chữ, nhân viên bán hàng, giao hàng, quản trị, hành chánh lên độ vài chục người. Tất cả đều ăn chung một nhà nhưng phải chia làm hai, ba đợt.

Toại và tôi đều có chỗ nương tựa “nhà êm cửa ấm là thế” mà cứ thích bụi đời. Âu là những con chim ra ràng mới ĺa xa tổ ấm thích đời tự do bay nhảy. Hết hai phần ba cuộc đời sinh viên, bọn tôi sống lây lất ở CPS. Chỉ lúc nào ngặt nghèo mới lết về nhà kiếm ăn.

Thế là một sớm một chiều, lũ chúng tôi vầy đoàn, nhập bọn với nhau và trở thành những tay tử thủ dài hạn vùng đất thiêng CPS. (36)



(c̣n tiếp)

 

 



Phát hành trong tháng 10-2013 :  C Ũ N G  C Ầ N  C Ó  N H A U

phóng bút của Hoàng Xuân Sơn – Nhân Ảnh xuất bản

viết về thời kỳ sinh hoạt thanh niên sinh viên

 từ CPS, Du Ca, Quán Văn (Trịnh Công Sơn/Khánh Ly . . .) tại Sài G̣n (1965/1975)

Sách dày 380 trang, gồm nhiều h́nh ảnh xưa; hiếm

 

Giá bao gồm cước phí :

Gia Nă Đại và Hoa Kỳ :  25 Mỹ kim
  Ngoài Bắc Mỹ :
*Mỹ châu, Âu châu : - 35 Mỹ kim
*Á châu, Úc châu : - 40 Mỹ kim

Liên lạc:  son_hoang42@yahoo.com

Điện thoại:  (450) 689-8291

Chi phiếu & lệnh phiếu xin đề Hoang Xuan Son, gởi về địa chỉ:

813 Etienne-Lavoie

Laval, Quebec H7X-4H8 CANADA

 

MỤC LỤC

Cảm Tạ

Vào Tập

CHƯƠNG MỘT - Huế, Trói Chân Những Cơn Mưa Buồn

CHƯƠNG HAI - Độ Nắng Trong Mắt Người

CHƯƠNG BA - Từ Ngưỡng Cửa Học Đường Bước Vào CPS/Tà Áo Văn Khoa

CHƯƠNG BỐN - Từ Màu Sương Trên Dốc Đồi Đến Sông Nước Miền Hậu Giang

CHƯƠNG NĂM - Nhân Quần C̣n Ai Nữa Quanh Đây ...

CHƯƠNG SÁU - Những Cư Dân Đặc Biệt

CHƯƠNG BẢY - Từ Nhóm Sinh Viên Văn Hóa Đến Công Trường Thanh Niên

Vùng Giới Tuyến

CHƯƠNG TÁM - Nữ Hoàng Chân Đất

CHƯƠNG CHÍN - Những Kinh Nghiệm Hăi Hùng

CHƯƠNG MƯỜI - Mậu Thân Trong Ḷng Cuộc Chiến

CHƯƠNG MƯỜI MỘT - Đi Giữa Lằn Ranh

CHƯƠNG MƯỜI HAI - Nghe Buồn Ghé Môi Sầu

CHƯƠNG CUỐI - Tạm Thay Lời Kết: Vạn Nẻo Mây Tần

 

PHẦN VIẾT THÊM

Có Một Ḍng Sông Đă Qua Đời

Bài Ca Những Tế Bào

Ngựa Hồng Đă Mỏi Vó

Chương Sơn

Chân Dung Trịnh Công Sơn

Như Chuyện Thần Tiên

Người Lành

Mùa Lâm Ly

Cuộc Về

Đường Ta Măi Đi

San Diego Nh́n Lại & (Vẫn) Nghiêu Đề

Cái Huông Của Thời Quán Văn

Trịnh Công Sơn Và Những Ngày Văn Khoa

May Đă Có Một Thời Như Vậy Đó

Hoàng Xuân Sơn: Nơi Tôi Sinh Sống Th́ Hát Nhạc Trịnh Cũng Nên Dè Dặt

Quà Thơm Hạnh Ngộ

Lật Trang Ảnh Cũ

 

http://www.gio-o.com/HoangXuanSon.html

 

© gio-o.com 2013