Hoàng Xuân Sơn/Khánh Ly - Houston 2008

 

HOÀNG XUÂN SƠN

C Ũ N G  C Ầ N  C Ó  N H A U

phóng bút

Nhân Ảnh xuất bản Tháng Mười 2013

 

Mặt Hồ Dợn Sóng

(trích đoạn)

 

Một buổi chưa tới giờ cao điểm của Quán Văn. Tôi rủ Nhuệ Giang tản bộ xuống đường Thủ Khoa Huân ăn tối (chúng tôi vẫn thường luân phiên chiêu đăi cô em bông hồng răng khễnh như thế). Cơm nước xong, Nhuệ Giang về trước lo mở hàng. Tôi tà tà về sau. Đi được hai phần ba đường bỗng nghe ầm ầm trời long đất lở. Việt Cộng pháo kích trời ạ! Thật t́nh lúc ấy tôi không biết ǵ. Không nhớ rơ cái ǵ đă xăy ra. Chỉ có cảm giác thân h́nh bị nhấc bỗng khỏi mặt đất ném dội xuống mặt đường phía sau. Trong chốc lát, tôi lồm cồm ḅ dậy ê ẩm người. Và biết ḿnh c̣n sống. Chẳng biết Nhuệ Giang có hề hấn ǵ không? Quay về quán thấy thiên hạ nhốn nháo. Giang, Toại, Huỳnh, Tuấn . . . đang lóng ngóng chờ . . . tôi. Hỏi: Có sao không? Đáp: Chắc không sao. Chỉ bị té hơi nặng. Không thấy máu me ǵ. Vào trong quán, định hồn nh́n lại mới biết ḿnh bị thương. Mảnh đạn (nhỏ) của trái pháo đi quá nhanh xớt một miếng thịt mông của tôi. Máu chưa kịp chẩy. Chỉ thấy một lỗ sâu hoắm ḷi trắng xương! Lúc ấy mới thấy sợ và . . . ngất xỉu -từ ấy trong tôi bừng . . .nỗi sợ-. Cứ mỗi lần nghe đạn pháo kích là co rúm người lại!. Chúng bạn hối hả gọi xe cứu thương. Xe đến cấp kỳ hụ c̣i chở tôi vào Bệnh viện Đô Thành.

Nguyễn Huỳnh, Hoàng Xuân Giang chạy bộ theo xe cứu thương, khóc như ri. (chạy sao lại xe cứu thương!) Tội nghiệp bạn-tôi-em-tôi nay đà khuất bóng. Mà tôi c̣n đây thương quá giọt lệ tràn ướt mắt môi nào. Ôi thương quá đoạn đời nào. Nhớ tới không khỏi mủi ḷng. Tuấn Toại Lai. Giang ơi!

Vào tới bệnh viện, một tai nạn không chờ đợi khác xăy ra: một viên chức cảnh sát thộp cổ tôi trên giường bệnh nghi ngờ ḿnh làm chỉ điểm cho vụ pháo kích! Oan ôi ông địa. Ḿnh thực thà khai báo. Rồi cũng thôi. Bạn bè sau đó xúi tôi đi kiện. Nhưng thôi. Kệ. Kiện ai bây giờ. Kiện củ khoai? Chẳng qua người ta làm phận sự của ḿnh. Thời buổi loạn ly. . .

Thời gian tôi nằm viện có đông đảo bạn bè viếng thăm. Hoa quả bánh trái ê hề và tấm ḷng bằng hữu làm ấm ḷng người . . .(ngay) mắc nạn. Bạn bè bên báo giới cũng loan tin vụ pháo kích. Mạ hay tin dữ cũng bươn bả từ Huế vào Sài g̣n thăm con. Tội nghiệp mạ. Mừng mừng tủi tủi. Thương ơi là thương!


      Ngô Vương Toại vào thăm nói đùa: Trịnh Công Sơn dọn nhà mới sạch sẽ tươm tất quá, moi cũng muốn dọn nhà như toi. Phỉ phui cái miệng ăn mắm ăn muối nói tầm bậy tầm bạ. Lời đùa cợt bông lơn mà linh thiêng như thật! Không lâu sau đó, Ngô Vương Toại nhà ta cũng phải nhập viện trong một cơn bạo hành thập tử nhất sinh.

 


Việt Cọng tổng tấn công Miền Nam, trận Mậu Thân 1968, photo: wikimedia.org


      Vết thương không nặng lắm. Tôi được về nhà sau mươi ngày điều trị. Lại tiếp tục sinh hoạt với bạn bè. Đó là tất cả sự tích Sơn Què (tên do Lệ Mai đặt).

      Sau buổi tŕnh diễn thành công vang dội ở quán Văn/ CPS, Trịnh Công Sơn/Khánh Ly tiếp tục ôm đàn ca hát trong khuôn viên các trường Đại Học Sàig̣n. Buổi văn nghệ nào cũng thu hút một lượng khán thính giả sinh viên đáng kể. Ca khúc Trịnh Công Sơn  và đặc biệt Ca Khúc Da Vàng đồng vọng khắp nơi. Từ học đường, quán xá, thậm chí nơi quân trường thụ huấn quân sự nhọc nhằn cũng vang vọng lời ca tiếng nhạc Trịnh Công Sơn. Đấy là hiện tượng, cũng là biểu tượng tuổi trẻ hôm nay trước cuộc chiến tương tàn. Dù quy kết thế nào, Miền Nam Việt Nam vẫn bảo đảm được một số quyền tự do tối thiểu, trong đó thiên chức làm người vẫn luôn được tôn trọng. Những buổi sinh hoạt mang hơi hướm “phản chiến” và “bất lợi” của Trịnh Công Sơn, của một số sáng tác gia trẻ khác vẫn được chính quyền làm ngơ. Và đó cũng là kẽ hở cho phía bên kia xâm nhập tuyên truyền vào lănh thổ của Miền Nam Tự Do.


      T́nh h́nh chiến sự ngày một căng thẳng. T́nh trạng hợp lệ quân dịch của cá nhân Trịnh Công Sơn cũng rất mong manh. Dù được các bạn bè “ tai to mặt lớn ” che chở, TCS rất sợ phải di chuyển qua các nút chặn an ninh trong thành phố. Mang một thứ giấy chứng nhận hợp lệ tạm trong người cũng có thể bị hốt bất cứ lúc nào. Trừ trường hợp tản bộ loanh quanh phố xá, mắt mũi cảnh giác ḍm trước ngó sau (tà tà không sao cả); mỗi lần ai đèo Trịnh Công Sơn một quăng đường dài đều phải mở tầm mắt nh́n xa trông rộng. Để chi? Để nh́n thấy lố nhố sắc phục cảnh sát/quân đội th́ chàng xuống xe lỉnh sang hướng khác! Chả nhẽ cứ tránh né hoài, đă tới lúc Trịnh Công Sơn theo lời khuyên của gia đ́nh và bạn bè, nhịn ăn, sụt kư, đi tŕnh diện nhập ngũ và được cái giấy chứng nhận tạm hoăn dịch v́ lư do sức khỏe.

 


Trịnh Công Sơn /Trịnh Quang Hà, Saigon sau 1975
(Collection - Đinh Cường)


      Phải nói là anh Trịnh Công Sơn quen biết “lớn”. Bè bạn anh trong chính quyền đă hết ḷng che chở cho anh. Bọn tôi cũng dựa hơi anh đôi lần tháp tùng vào những cuộc vui lớn tổ chức bên trong phi trường Tân Sơn Nhất. Một lần đi như vậy đều có xe an ninh hụ c̣i dẫn đường. Oai ghê chưa? Và hài hước nữa: an ninh lớn không sợ, sợ an ninh nhỏ đứng đường. Một lần tổ chức ở câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc có đông đủ anh chị em văn nghệ sĩ tham gia. Ở đây bọn tôi cũng quen biết và kết thêm một số bạn mới: Tướng Không Quân Phan Phụng Tiên, Đại tá Chẩn . . ., nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh, ca sĩ Không Quân Sĩ Phú, nhà thơ không quân Kiêm Thêm, kư giả Lê Thiệp, Phan Thanh Tâm v.v. Lần khác do Tướng Nguyễn Cao Kỳ mời vào câu lạc bộ Mây Bốn Phương. Kỳ này thu hẹp hơn. Có nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, bạn thân và đồng hương Sơn Tây với tướng Kỳ và một số ca nhạc sĩ khác. Phe ta có độ mươi người tham gia, có thêm Khánh Ly, nhà thơ/dịch giả Chơn Hạnh Trần Xuân Kiêm, nhạc sĩ Miên Đức Thắng . . . Chủ khách thay nhau ngất ngưỡng lên bục gỗ ca ngâm vui vẻ và nhập tiệc với thực đơn ê hề của ngon vật lạ. Lúc Tướng Không Quân Lưu Kim Cương, một bạn khá thân của Trịnh Công Sơn tử trận, anh có viết ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống nghe nức nở cảm động qua tiếng hát chiêu hồn của Khánh Ly.


      Bên trong ngó ngon lành vậy mà bên ngoài Trịnh Công Sơn vẫn phải tiếp tục né tránh. Để bớt chường mặt, đă tới lúc tôi phải làm cái màn Lê Lai tân thời liều ḿnh cứu . . . Trịnh Công Sơn. Nhờ vào tác người nhỏ nhắn hao hao giống Trịnh Công Sơn, qua một vài ngón đàn thụ huấn cấp tốc, tôi xâm ḿnh ôm lục huyền cầm đệm cho Khánh Ly hát: từ sân trường Kiến Trúc, Đại Học Khoa Học qua một vài nơi khác sau đó. Dù là lính mới ṭ te, màn tŕnh diễn bất đắc dĩ chắc cũng không đến nỗi quá tệ v́ không thấy ai . . . ném cà chua, trứng thối!

 

Phát hành trong tháng 10-2013 :  C Ũ N G  C Ầ N  C Ó  N H A U

phóng bút của Hoàng Xuân Sơn – Nhân Ảnh xuất bản

viết về thời kỳ sinh hoạt thanh niên sinh viên

 từ CPS, Du Ca, Quán Văn (Trịnh Công Sơn/Khánh Ly . . .) tại Sài G̣n (1965/1975)

Sách dày 380 trang, gồm nhiều h́nh ảnh xưa; hiếm

 

Giá bao gồm cước phí :

Gia Nă Đại và Hoa Kỳ :  25 Mỹ kim
  Ngoài Bắc Mỹ :
*Mỹ châu, Âu châu : - 35 Mỹ kim
*Á châu, Úc châu : - 40 Mỹ kim

Liên lạc:  son_hoang42@yahoo.com

Điện thoại:  (450) 689-8291

Chi phiếu & lệnh phiếu xin đề Hoang Xuan Son, gởi về địa chỉ:

813 Etienne-Lavoie

Laval, Quebec H7X-4H8 CANADA

 

MỤC LỤC

Cảm Tạ

Vào Tập

CHƯƠNG MỘT - Huế, Trói Chân Những Cơn Mưa Buồn

CHƯƠNG HAI - Độ Nắng Trong Mắt Người

CHƯƠNG BA - Từ Ngưỡng Cửa Học Đường Bước Vào CPS/Tà Áo Văn Khoa

CHƯƠNG BỐN - Từ Màu Sương Trên Dốc Đồi Đến Sông Nước Miền Hậu Giang

CHƯƠNG NĂM - Nhân Quần C̣n Ai Nữa Quanh Đây ...

CHƯƠNG SÁU - Những Cư Dân Đặc Biệt

CHƯƠNG BẢY - Từ Nhóm Sinh Viên Văn Hóa Đến Công Trường Thanh Niên

Vùng Giới Tuyến

CHƯƠNG TÁM - Nữ Hoàng Chân Đất

CHƯƠNG CHÍN - Những Kinh Nghiệm Hăi Hùng

CHƯƠNG MƯỜI - Mậu Thân Trong Ḷng Cuộc Chiến

CHƯƠNG MƯỜI MỘT - Đi Giữa Lằn Ranh

CHƯƠNG MƯỜI HAI - Nghe Buồn Ghé Môi Sầu

CHƯƠNG CUỐI - Tạm Thay Lời Kết: Vạn Nẻo Mây Tần

 

PHẦN VIẾT THÊM

Có Một Ḍng Sông Đă Qua Đời

Bài Ca Những Tế Bào

Ngựa Hồng Đă Mỏi Vó

Chương Sơn

Chân Dung Trịnh Công Sơn

Như Chuyện Thần Tiên

Người Lành

Mùa Lâm Ly

Cuộc Về

Đường Ta Măi Đi

San Diego Nh́n Lại & (Vẫn) Nghiêu Đề

Cái Huông Của Thời Quán Văn

Trịnh Công Sơn Và Những Ngày Văn Khoa

May Đă Có Một Thời Như Vậy Đó

Hoàng Xuân Sơn: Nơi Tôi Sinh Sống Th́ Hát Nhạc Trịnh Cũng Nên Dè Dặt

Quà Thơm Hạnh Ngộ

Lật Trang Ảnh Cũ

 

http://www.gio-o.com/HoangXuanSon.html

 

© gio-o.com 2013