ĐÀO TRUNG ĐẠO

Nguyn Thùy Song Thanh

 

Cánh Cửa: giữa Đi và Về

 

đọc sách

 

■  Người đời sử dụng ngôn ngữ như dụng cụ để thông giao trong khi thi sĩ buộc lời nói c̣n ở dạng thô sơ (parole brute) này phải im tiếng để cho lời nói thiết yếu (parole essentielle) tức ngôn ngữ thi ca cất tiếng. Thi sĩ áp đặt niềm im lặng lên ngôn ngữ thông thường thô sơ để lắng nghe lời nói thiết yếu cất tiếng trong niềm im lặng. Thế nên bài thơ bao giờ cũng là sự khởi đầu và khởi đầu lại trên triền dốc của ngôn ngữ thơ, những bước chân bỏ đi và trở về qua cánh cửa, bỏ đi ra biển lớn hay trôi dạt nơi hải giác thiên nhai đầu ghềnh cuối băi nhưng rồi cũng sẽ trở về khêu gầy bếp lửa gia đ́nh. Cánh Cửa một ẩn dụ văn chương, một dấu vạch biên giới trong/ngoài - với cái bản lề như nghịch lư không có lời giải đáp (double bind) - khai từ cho đi và về. Cánh cửa: sở cứ của biệt phân (différance), phạm vi nơi kiến/bất kiến (le visible/l’invisible) đối mặt trong niềm im lặng thầm lặng của ngôn ngữ, nhưng cũng lại là nơi không đâu cả (nulle part), hay nói như Blanchot, ở đó ngày khác đến trước ngày sắp tới, đêm khác chờ đợi đêm nay trở về. Phía ngoài Cánh Cửa là ngôn ngữ thô sơ của nhân gian cả tin vào sự khiếm diện của sự vật không có hữu khi sử dụng, phía trong khi khép lại là ngôn ngữ thiết yếu kiếm t́m hữu trong tra vấn cái ǵ có trước khi ngôn ngữ thô sơ đánh mất hữu. Cánh cửa: sự tương hữu (Ereignis) giữa trong và ngoài, quá độ của hủy thể, của cái trung tính (le négatif, le neutre) hướng ra cơi ngoài. Ra vào đi về qua cánh cửa: thi sĩ sau khi bỏ/ra đi lại trở về để hồi tưởng cội nguồn của thi ca, viết xuống con chữ đă hóa thân, viết không ngưng nghỉ trong cơi nhân sinh đam mê không rời để “Chong ngọn thiêng – thu trời đất lại/ Dầm trong thơ thăm thẳm nhân sinh” hiện thực yếu tính thi ca trong ngôn ngữ thiết yếu. Nguyễn Thùy Song Thanh đă cảm thức được điều này khi viết:

 

Chim bay đi để lại cái tổ

Ta ra đi bỏ lại cánh cửa

 …………………………

Chào người ra Biển Lớn thi gan

          Phỉ cơn đại mộng hay trôi giạt

Buổi chiều cánh cửa đón ta về

Nhóm cụm lửa ấm cháy cơn mê

Bếp xông hương nồi cơm gạo mới

          Mâm xum vầy tay bưng bối rối.

Chong ngọn thiêng – thu trời đất lại

Dầm trong thơ thăm thẳm nhân sinh.

……………………..

Một hôm cánh cửa tiễn ta đi

Đâu biết ta đi sẽ không về

Sẽ không về nữa không về nữa

Sẽ lạc về đâu cơi mịt mù.

Chim không c̣n ai chim bỏ tổ

Ta vẫn c̣n ai sao bỏ cửa

Khung cửa hẹp c̣n ai trông theo

           (Cánh Cửa)

 

   Thi sĩ kẻ lang thang dơi t́m dấu chân của kẻ lang thang tiền kiếp đă bỏ đi khi thời đại đi vào khổ nạn. Tự nhủ ḷng ḿnh rằng Đâu biết ta đi sẽ không về/Sẽ không về nữa không về nữa. Nhưng sự mời gọi quyến rũ của cánh cửa mở ra dẫn vào cảnh gia đ́nh xum họp ấm cúng bên bếp lửa buổi chiều – hay vào một Đêm Đông như thơ của Georg Trakl (1) – đă cầm chân thi sĩ cánh chim lang thang v́ thi sĩ vẫn “c̣n ai trông theo”: ánh mắt trông theo này chất chứa toàn bộ t́nh yêu người thiêng liêng. Thơ là tụng ca sự thiêng liêng.

 

   Lộ tŕnh thơ của Nguyễn Thùy Song Thanh được đánh dấu bởi những “chốt sáng” đă xuất hiện (theo bài Phỏng vấn Nguyễn Thùy Song Thanh của Lê Thị Huệ trên Gió-O] từ những năm cuối thập niên 50 thế kỳ trước cho thấy một khởi đầu, một lên đường của một giọng điệu tươi tắn của thơ thời trẻ tuổi. Nhưng rồi thảm họa chiến tranh ập xuống quê hương: Thôn xanh thổ mộ nhịp nhàng/Tàng hoa điệp trổ bừng bừng hỏa châu, và khi cuộc chiến tranh phi lư kéo dài vây bủa quê hương trong tối thẳm với cái chết cận kề như một ám ảnh không rời Trên đầu phố những nỗi buồn chênh vênh/Trong hồn tôi t́nh yêu này và ám ảnh chiến tranh tưởng như đă xô đẩy thi sĩ vào nỗi tuyệt vọng Nửa đêm chợt nh́n rơ mặt định mệnh/Cuộc chiến bắt đầu từ bao giờ/Bây giờ bàn tay buồn như lá số để rồi một tương lai không tương lai như thảm họa cận kề Nếu mai này/Mỗi ánh đèn nở một ṿng hoa thược dược/Choàng vào cổ người ôm buồn lẻ khóc thầm đi trong mưa/Mỗi chuỗi cười ṿng ân ái trên tượng hồn xanh xao và rồi tự vấn về sự lăng quên có thể Tôi có hết buồn hết buồn/Quên thời tàn phế cũ. Phải chăng những chốt sáng đời Nguyễn Thùy Song Thanh sẽ măi măi biến mất? Thực ra những chốt sáng này chỉ ra mối tương quan không tương quan (relation sans relation) trong lộ tŕnh thơ và thi sĩ sau hơn hai thập niên kể từ thảm họa Tháng Tư 75 là thời khổ nạn của thi ca Việt (Thi sĩ đi tù chỉ c̣n biết ngẩng đầu nh́n trời xanh và “làm thơ trong đầu” như Thanh Tâm Tuyền hay “hưu ẩn” như Nguyễn Thùy Song Thanh và đa số những người thơ Miền Nam khác) (2) nhưng quyết không than thở và đi đến quyết định thiết lập mối tương quan giữa “cái c̣n lại” của đời ḿnh với ngôn ngữ thiết yếu của thơ mà thôi “Không có chốt sáng nào đáng kể ngoài những bài thơ lộng lẫy buồn”như câu trả lời của Nguyễn Thùy Song Thanh với Lê Thị Huệ khi được hỏi về những chốt sáng đời ḿnh. Cái chốt sáng trung tâm nơi Nguyễn Thùy Song Thanh là sự kiếm t́m dầy ắp hy vọng với “cái c̣n lại” sau thảm họa qua ngả chuyên chở thiên nhiên vào cơi thơ:

 

Buổi sáng ra biển đông

Bóng theo sau lẽo đẽo

Khi mặt trời đứng tuổi

Bóng tựa sát bên vai

Biển mộng chưa kịp đầy

Sửng nghe mặt trời nộ

Bức ḷng về Núi Tây

Thẫn thờ ta theo bóng

Sa chân Vực im lặng

Bóng lạnh lùng bỏ ta

Lần theo bờ thiên thu

Họa chăng c̣n cơi khác

                             (Ta và Bóng)                  

                    Nàng lặng lẽ đào xới hư không

Gieo trồng hạt quên

Cắt tỉa nhánh ưu phiền

Hơi thở nào cũng mang theo hi vọng dù đang tuyệt vọng

Nàng hi vọng ǵ

                             (Người đàn bà làm vườn)

Niềm hy vọng chính là “cái c̣n lại” đă cưu mang thơ:

Hăy hát lên em

Tự họa chân phương đời ḿnh

Tụng ca sông núi

Điều trần dự cảm trước nhân gian

                             (Điều c̣n lại)

 

V́ vậy có thể coi Cánh Cửa là ngọn gió tinh khôi từ cội nguồn thi sĩ thả tung thổi suốt thi ca của chúng ta hôm nay. Và đó là sự độc đáo của thơ Nguyễn Thùy Song Thanh.

 

■  Giữa thời đại tuy những thành phố đă mất tên, quê hương bản quán không c̣n là quê nhà, cuộc sống tràn ngập bóng tối, nghệ thuật thi ca đi vào mạt vận và tự do linh thiêng bỏ đi không ở với người, nhưng Nguyễn Thùy Song Thanh vẫn gắn bó với Sàig̣n trinh trắng thân thương ngày cũ dù cho Sàig̣n hôm nay đă khác:

 

Sài G̣n rất trắng

Trắng ngất mê những cung trời lụa bạch

Đất bỗng thiên thai

Rợp cánh áo tiên giờ tan trường

Cổ kính Gia Long thục nhă Trưng Vương

Lăng tuổi ngọc một thời cắp sách

Trái tim Sài G̣n hồng hào Chúa Nhật

Bầu trời thủy tinh

Úp trên ngôi giáo đường đỏ gạch

Cuốn lên thiên đường

Tiếng chuông nguyện tỉnh thức

Rền âm ba

……………….

Một góc nào

Sài G̣n rất đen âm u ngơ tối

Sài G̣n rất tối con kênh nước đen

Theo ngọn thủy triều lựng khựng

Hạnh phúc hấp hối

                   (Sàig̣n Nhan Sắc Thời Gian)

Trong thơ Nguyễn Thùy Song Thanh Ngày và Đêm, Hạnh phúc và Bất hạnh cùng được xô đẩy thúc hối bằng hơi thở và bằng nhịp đập trái tim gắn bó với cơi trần gian vô xứ ngóa lịch sử. Chúng ta biết rằng Nguyễn Thùy Song Thanh đă sinh ra và lớn lên trong một Sàig̣n rực nắng nhưng mặt trời Sàig̣n hôm nay đă là mặt trời đen. Thế nhưng Nguyễn Thùy Song Thanh vẫn gắn bó với Sàig̣n bằng mọi giá của đời sống ḿnh:

Sài G̣n trong ta thiên thu màu lá

Là ngọn cây lăo trượng

Là cọng cỏ ấu nhi

Bất tận phục sinh

Bất tận ngoài lịch sử.

 

■  Albert Camus trong bài Tựa cho Tuyển tập Thơ René Char chuyển ngữ sang tiếng Đức và xuất bản lần đầu vào năm 1958 đă đặt câu hỏi ở cuối bài viết: “Chúng ta c̣n có thể đ̣i hỏi thi sĩ điều ǵ hơn nữa trong thời đại của chúng ta?” và cho rằng Char là thi sĩ của tương lai chúng ta chính v́ Char đă đem chúng ta lại gần nhau. (3) Tôi muốn áp dụng nhận định này cho trường hợp thơ Nguyễn Thùy Song Thanh. Và xin kèm theo một lời cảm ơn.

 

______________________________

 

(1)     Trước thảm họa lịch sử Nguyễn Trăi hưu ẩn: Đă buồn v́ trận mưa rào/Lại đau v́ nỗi áo ào gió thu, Cao Bá Quát hải giác thiên nhai trong Sa Hành Đoản Ca/Bài ca ngắn Đi trên băi cát: Trường sa phục trường sa/ Nhất bộ nhất hồi khước/ Nhật nhập hành vị dĩ/Khách tử lệ giao lạc…Thính ngă nhất xướng cùng đồ ca/Bắc sơn chi bắc sơn vạn diệp/ Nam hải chi nam hải vạn cấp/Quân hồ vi hồ sa thương lập? [Băi cát dài tiếp băi cát dài/Bước một bước lại như lùi một bước/Mặt trời lặn rồi sao ta vẫn đi/Kẻ lang thang lệ đẫm rơi…Này hăy nghe ta ca bài đường cùng/ Phía Bắc núi Bắc kia sao cứ tiếp nối/ Phía Nam biển Nam sao sóng đùn vạn đợt/ Sao anh c̣n đứng trên băi cát?], Thanh Tâm Tuyền trong trại tù cải tạo: Đầm ḿnh trong hạnh của ẩn mật/Mắt hoen nḥa hứng giọt thiên thâu, và Mai Thảo trong Nửa Đường: Chiều muộn đường xa mới nửa đường/Chập chùng rừng tiếp núi mung lung/Đêm nay về đó bên kia núi/Chân mỏi c̣n qua tới mấy rừng?

 

(2)     Georg Trakl, bài Ein Winterabend/Một Đêm Mùa Đông (version 2), khổ thứ ba :

Wanderer tritt still herein;

Schmerz versteinerte die Schwelle.

Da erglänzt reiner Helle

Auf dem Tisch Brot und Wein

Kẻ lang thang lặng lẽ bước vào bên trong;

Nỗi đớn đau hóa thạch ngưỡng cửa.

Trong ánh ḷa thuần khiết

Bánh ḿ và rượu vang tỏa sáng

 

(3)     Albert Camus, René Char, bài Tựa cho tuyển tập Thơ René Char bản tiếng Đức sau được Camus cho vào Carnets I, nxb Gallimard.     

 

đào trung đạo

Tháng Mười 2014

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2014