thư viết từ
pháo đài cuối cùng
(Letter from the Last Bastion) 

nell freudenberger


truyện ngắn

 

 

   Thưa Quí Ông hoặc Quí Bà:

 

   Tôi viết bức thư này để cho quí vị biết một vài điều quí vị có thể không biết về Nhà văn-Thỉnh cư (Writer-in-Residence)  Henry Marks. Có thể quí vị đă biết đôi chút. Nếu như quí vị đă đọc quyển Binh Nh́ George Johnson, quyển tiểu thuyết đầu tay của ông ấy, quí vi được biết Henry đă hoàn tất nhiệm vụ quân dịch ở Vịệt Nam vào tháng 11 năm 68.  Và nếu quí vị đă đọc quyển Người Quan Sát Chim (tôi đoán chừng ai mà chẳng đă đọc quyển này), quí vị cũng biết  chuyện ǵ đă xảy đến với ông ấy vào giai đoạn cuối nhiệm vụ đó. Quí vị cũng có thể t́m biết thông tin này một cách dẽ ợt từ quyển Tuyển Tập Khảo Luận, đặc biệt là trong bài “Theo Bén Gót Người Quan Sát Chim,” suy tư của ông ta về viết văn, phạm tội,  và về chiến tranh, xuất bản năm 1990, cái năm đánh dấu Henry phục hồi sau một giai đoạn ngắn tơi tả v́ vụ quyển Tai Nạn in năm 88.  Các nhà phê b́nh qui sự thất bại của Tai Nạn vào sự ẩu tả; họ nói rằng Henry đă trở thành mất tự chủ v́ sự thành công của ḿnh.

 

   Vào những ngày không vui Henry nói với tôi rằng Tai Nạn là một dấu hiệu, và rằng ông ta đă kết thúc với tiểu thuyết rồi bởi ông không thể t́m ra một cách nào để kết thúc tác phẩm đang hoàn thành: Pháo Đài Cuối Cùng. (Ông ta đă viết chương cuối cùng đến ba lần nhưng lại không cho tôi thấy bất kỳ một trong những nỗ lực đó cả). Vào những ngày ông ta cảm thấy lạc quan, Henry nói rằng Pháo Đài Cuối Cùng chắc chắn sẽ làm cho tiếng tăm của ông bền vững như một nhà văn hàng đầu trong số những tiểu thuyết gia thuộc thế hệ ông. Tôi muốn nói với ông ta rằng tiếng tăm ông ta đă được đóng bê-tông rồi; song, vào giai đoạn đó, tôi chưa căi lời Henry.

 

   Tôi sẽ giải thích làm thế nào tôi lại biết nhiều về Henry như vậy (và tôi đă đọc những phần của quyển Pháo Đài Cuối Cùng ra sao trước khi sách được xuất bản), nhưng trước tiên tôi phải nói chút đỉnh về bản thân tôi với quí vị. Tôi mười bảy tuổi, và tôi sẽ trở thành một bác sĩ nhăn khoa. Mẹ tôi và tôi cư ngụ trong một căn chung cư nhỏ (lầu hai, phía sau) ở đường West Lemon, phía dưới là nhà vị thị trưởng. Nói thế nghe có vẻ sang trọng quá, nhưng không phải vậy đâu; thị trưởng cũng là chủ nhân tiệm dược phẩm. Tuy mẹ tôi chẳng làm ra nhiều tiền, thế nhưng tại Ngân hàng Fulton có một tài khoản mở từ ngày tôi mới chào đời dành cho việc chi trả học phí đại học cho tôi hiện đang sinh lời. Mẹ tôi mong muốn tôi sẽ dùng món tiền đó để vào học một đại học như cái đại học của quí vị, nhưng bà cũng nói rằng nếu tôi chẳng đi đại học th́ tài khoản đó vẫn cứ là của tôi như thường. V́ vậy tôi cứ cho rằng việc này coi nhu đă được giải quyết. Tôi sẽ ở lại đây, vùng Lancaster này.

 

   Dù cho tôi không cảm thấy nhu cầu du lịch khắp thế giới, tôi vẫn thích nghe kể về những nơi chốn ở ngoại quốc. Tôi thật mừng rỡ khi nhận được những bức thư của Henry viết về chuyến đi mới đây của ông ta, chuyến trở lại Việt Nam với bốn người bạn đồng ngũ trong thời chiến. Chuyện này xảy ra đă ba năm rồi, ngay sau ngày sinh nhật thứ năm mươi tư của Henry.  Khi ở Saigon họ đă ngồi uống bia trên sân thượng khách sạn Rex mới được sửa sang lại, và rồi cả bọn lang thang trong Chợ Lớn khu vực người Hoa cũ; nhân khi đi mua đồ lưu niệm Henry đă thử cố đến thăm một tiệm mỳ trong một con hẻm vô danh nằm đằng sau Chơ B́nh Tây, nhưng ông ta đă t́m thấy nơi tiệm mỳ cũ nay là một tiệm bán chim két. Ông ta đứng sững ở đó hồi lâu giữa đám chim xanh, vàng, xanh lá cây nhốt trong những cái chuồng bằng tre có trang trí,  trước khi t́m gặp lại được các bạn ông trong chợ.

 

   Từ Saigon, cả bọn họ gồm năm người đi ngược lên phía bắc, đến Đà Nẵng và cuối cùng đến Hà Nội và từ đó họ thuê một cái ghe và để cho ghe len lỏi qua những phiến đá chồi ở Vịnh Hạ Long. Họ lặn qua phía bên  kia núi, lần lượt từng người chồi lên, lau nước từ trong mắt họ tuôn ra. Những thanh niên người Việt họ đă tin tưởng trao sự an nguy vào tay những người này (cùng với sụ an toàn của năm cái túi đeo lưng dă ngoại màu sắc sặc sỡ họ đă mua tai khu “du lịch phiêu lưu”  trong những cửa hàng bán đồ thể thao ở những thành phố lớn chính bên Mỹ. kể cả ở New York, Los Angeles, Detroit, và, trong trường hợp của Henry, tại khu phố của đại học ở New England mà, Quí Ông hay Quí Bà, biết rất rơ) đang ngồi nghỉ và hút thuốc lá trên mạn ghe trong khi năm anh chàng cựu quân nhân trần như nhộng nổi lềnh bềnh (không kể những  mảnh quần tắm Gore-Tex, đồng hồ không ngấm nước, và một hay hai sợi xích đeo ở cổ tay để cấp báo cho nhân viên cấp cứu)  trông giống như vào cái ngày họ ra chào đời ngay giữa làn nước ấm, trong, và xanh màu lá mạ một cách kỳ diệu của Vịnh Bắc Bộ.  Họ phải cười vui thôi. Henry cười nhiều quá  đến nỗi ông ta phải nằm ngửa ra và trôi lềnh bềnh, việc này dễ ợt trong vùng nước đứng lặng và mặn chát. Trong cái thế nằm ngửa đó ông ta nh́n lên mảnh buồm đẹp đẽ, ông đă tả theo trí nhớ cánh buồm  này trong quyển Tai Nạn là “mỏng và cứng đơ như tờ giấy cũ kỹ, màu giống như màu máu khô, với ánh sáng xuyên qua những mảnh vá bóng nhẫy như thể cánh buồm là một cái chụp của một cây đèn màu xậm khổng lồ.” 

 

*   *   *

 

Trong quyển Tai Nạn, có một chàng trai trẻ làm một chuyến đi hệt như chuyến du hành Henry đă kể với tôi trong thư ông, mục đích là để t́m kiếm cái quá khứ của người cha đă khuất của anh ta.  Tại Saigon, người con gặp một người trùng tên với anh, một người Pháp, trước đây có làm vịêc với CIA, tay này hiện cư ngụ trong căn lầu phía dưới là tiệm bán két trong một con hẻm ở Chợ Lớn. Tôi rất khoái khi thấy những nơi chốn Henry viết trong thư cho tôi lại xuất hiện trong những tiểu thuyết của ông ta; cũng theo cùng một cách như vậy, tôi rất thích t́m sự trùng hợp giữa những nhân vật trong truyện của ông ta với với những người có thực trong đời Henry. Anh chàng binh nh́ Johnson khi nào cũng vẫn là Henry; và mặc dù Henry không phải là một chú binh nh́ – khi đó cấp bậc của ông ta là trung úy – quí vị có thể thấy việc hạ thấp cấp bậc của ḿnh khiến cho tên quyển truyện đập vào mắt người ta hơn. Thế nhưng, vào thời gian ông ta khởi sự viết quyển Tai Nạn, Henry đă dùng chính tên ḿnh trong tất cả các tác phẩm. Chính điều này có lẽ là một yếu tố khiến ông ta cứ dùng dằng măi về chuyến đi, khiến ông ta hết sức bồn chồn đến nỗi ông phải lấy đơn mua hai thứ thuốc: thuốc giải acid dùng cho bao tử, và để trị chứng mất ngủ, là thứ có tên là Halcyon. Dù có uống Halcyon, trong suốt ba ngày liền trước ngày khởi hành, ông ta cũng không tài nào nhắm mắt nổi. Mặc dầu vậy, với tư cách một nhà văn, Henry cảm thấy chuyến đi là một cơ hội ông không thể bỏ qua.

 

*   *   *

 

Với Henry, công việc chiếm ưu tiên hàng đầu; ông ta chẳng ngại ngùng nói với sinh viên của ông rằng ông đă sắp xếp đời sống xoay quanh việc làm. Vào ngày đầu mỗi học kỳ, ông tả đời sống hàng ngày của ḿnh như sau: sáu giờ mười lăm sáng thức dậy và ra khỏi nhà,  chạy bộ một ṿng bốn dặm bắt đầu từ phố North Pleasant, ṿng quanh khuôn viên đại học, rồi tiếp vào con đường nhỏ chạy trong ḷng khu đường rầy xe lửa bỏ hoang, ngang qua bồn chứa nước. Ông ta thích nghe tiếng chân ḿnh chạy dội lên từ mặt gỗ cây cầu bắc ngang gịng nước ở chỗ hẹp nhất.

 

   Bảy giờ th́ ông ta trở về đến nhà, tắm và ăn điểm tâm – gồm một trái trứng trụng nước xôi trét lên lát bánh ḿ, một ly nước bưởi, một ly cà phê đen – đến làm việc tại bàn giấy trong pḥng làm việc ở trường từ tám đến mười giờ, mười phút sớm hơn bà thư kư ban, ông không thích chào buổi sáng bà này. Việc này chằng ăn nhập ǵ tới bà thư kư, một phụ nữ Mỹ gốc Phi châu tên Renée, một người vui vẻ, làm việc rất tốt, nhưng chỉ v́ đối với Henry, một kẻ dị đoan hết cỡ về việc mở miệng nói với một người nào đó trước khi ông ta bắt đầu cầm bút viết vào buổi sáng là tối kỵ.

 

   Bà Renée sắp nghĩ hưu. Vào cuối mùa hè năm 1984, lúc bà bắt đầu nhận việc, th́ bà thư kư của ban trước đó là bà Maggie Straub (có lẽ quí vị chẳng c̣n nhớ bà này) đă nói cho Renée tất cả những điều cần biết về thời khóa biểu của Henry. Tôi cho rằng thái độ của Renée đối với công việc của Henry chẳng mấy trân trọng như thái độ của Maggie, mặc dù cho đến tháng Tư này bà Renée đă làm việc với ban được mười tám năm và suốt từ bấy d8ến nay bà ta đă chẳng bao giờ có một lư do ǵ để phải gơ cửa pḥng Henry cả. Việc gơ cửa pḥng chỉ có thể xảy ra trong trường hợp tối khẩn – đặc biệt, việc này chỉ có thể xảy ra nếu như bà mẹ của Henry sắp chết. Ông ta đă nói với bà Renée rằng ông không thể nghĩ ra được lại có một hoàn cảnh nào khác có khả năng đột nhiên lôi ông ta khỏi công việc được.

 

   Vào lúc 11:05 Henry miễn cưỡng nối lại đường điện thoại và chuẩn bị đọc bài vở sinh viên của lớp thực tập viết văn nộp, viết những ghi chú bên lề bài. Ông ta đă đổi việc dùng bút xanh sang bút đỏ những năm sau này khi những bài nộp của sinh viên càng ngày càng trở thành dễ nổi sùng hơn. Đến một giờ thiếu mười lăm, khoan khoái  như vừa thoát nạn, Henry lái xe đến tiệm bán đồ ăn lành mạnh (health food), tiệm đă làm sẵn ổ bánh ḿ sandwich chờ ông ta đến lấy gồm: thịt gà tây nướng ướp gia vị tự nhiên, kèm cà chua lát, đọt rau, và chỉ một lát phô-ma Swiss thôi. (Bởi v́ trong gịng giơi gia đ́nh ông ta có người mắc chứng nghẽn động mạch nên Henry trông chừng trái tim ḿnh.) Những lớp dạy viết văn cho cấp cử nhân và cấp cao học của Henry mỗi tuần học một ngày lần lượt vào thứ Ba và thứ Năm  từ hai đến bốn giờ; ông ta cũng dạy một lớp tên là “Nghệ Thuật Viết Truyện Ngắn” vào thứ Hai, cũng từ hai đến bốn giờ. Vào ngày thứ Tư, thứ Sáu, thứ Bảy, và Chủ Nhật, ông ta cũng theo đúng cùng một thời khóa biểu ở nhà, thay v́ dạy học, ông ta thêm vào thời khóa biểu ba giờ nữa để ngồi vào máy computer của ông. Giả dụ như mẹ ông ta có chết vào một trong những ngày này, và cứ cho rằng bà không chết vào giữa khoảng từ tám đến mười một giờ hay từ hai đến năm giờ, th́ Henry có thể sẽ đến nhấc điện thoại lên nghe tin.

 

   Henry được khá nhiều quí vị giảng viên đại học của trường quí vị đến kiếm với tư cách bạn bè hay ǵ ǵ đó và có thể ông ta chỉ nhận tiếp khách ba lần một tuần thôi; ông ta thường nói với sinh viên rằng Henry James cũng chẳng từ chối đến dự các tiệc tùng mục đích để thu lượm chuyện thiên hạ.  Thế nhưng, Henry hạnh phúc nhất là khi ông ta có thể tự nấu lấy bữa ăn tối. Ông ta không hảo đồ ngọt, ngoại trừ vào mùa hè, là mùa của blueberries, nectarines, và cherries. Trong những dịp hiếm hoi đi New York để gặp người đại diện hay chủ biên, thế nào Henry cũng nhân dịp đó để mua một két rượu vang thật ngon.

 

   Nhưng ông ta chỉ uống rượu vang đó sau bữa tối, trong khi đọc báo, v́ lẽ đọc báo sớm hơn sẽ làm ông chia trí khi viết văn. Trong lúc đọc báo có thể ông sẽ nghe một bản giao hưởng; những bài giao hưởng này được thay đổi, mặc dù bản giao hưởng Số Chín của Mahler là bản ông ưa thích nhất. (Có một lần tôi đến mượn bài Giao hưởng số Chín của Mahler ở thư viện – thư viện trường chúng ta nay đă có CDs – và đă thử nghe bản nhạc này, nhưng bản nhạc làm tôi nghĩ ḿnh là ngu xuẩn; bản nhạc chẳng thích hợp với khung cảnh nh́n từ cửa sổ pḥng tôi v́ đối diện là một cửa tiệm bán y phục nam giới). Henry nghĩ rằng ḿnh ưa thích nhạc giao hưởng bởi giao hưởng rông, là những công tŕnh bao la chan ḥa, cũng giống như tiểu thuyết vậy. Người bạn tên Richar của ông ta (vị Nhạc sĩ-Thỉnh cư của quí vị đó) chẳng đă có lần tuyên bố rằng ta phải nghe được tiếng nói của những nhân vật trong tiểu thuyết cùng một lúc trong đầu ḿnh, giống như nghe những nhạc khí vậy. Henry rất trân quí so sánh này, mặc dù ông nhận thấy chính tác phẩm của ông ta lại thường xoay quanh có mỗi một nhân vật thôi, buổi đầu có tên là Georgr Johnson, sau th́ chỉ giản dị là Henry. Henry đă may mắn trong cương vị một nhà văn v́ đă có những hồ sơ kín cẩn chứa mớ kinh nghiệm, gồm những kinh nghiệm vừa riêng tư vừa tiêu biểu của thế hệ ông, do đó ông ta có thể đồng thời vừa viết về chính cuộc đời ḿnh vừa về thế kỷ của nước Mỹ. Càng lớn tuổi ông ta càng nhận ra sư phân biệt giữa văn sáng tác và văn khảo luận chẳng có ư nghĩa ǵ; trong những lóp thực tập viết văn ông lớn tiếng tự đặt câu hỏi chẳng biết trong ṿng mười lăm hay hai mươi năm nữa liệu có c̣n tiểu thuyết không.

 

   Có lẽ chính v́ mối nghi ngờ này về tiểu thuyết đă khuyến khích Henry đánh bạn với tôi. Bởi v́ tuổi tôi y chang bằng tuổi người thiếu nữ trong quyển tiểu thuyết mới nhất của ông ta, quyển Pháo Đài Cuối Cùng, cho nên ông nghĩ có thể tôi sẽ mach bảo cho ông về những thiếu nữ sống ở tỉnh nhỏ, ông ta rất có thể có nguy cơ h́nh dung sai lạc. Có thể ông nghĩ việc làm bạn với tôi cũng là một cách t́m tài liệu.  Mặc dù viết từ điểm đứng của một thiếu nữ choai choai tuy là một sự vói ra phía ttrước của ông, nhưng Henry rất tự tin; sự đóng góp của tôi vào công tŕnh của ông ta, như lời ông ta nhắc đi nhắc lại hoài hủy với tôi, là hoàn toàn tự nguyện. Ông ta cho tôi có tự do tuyệt đối, được quyền mở những bức thư này hay ném chúng vào xọt rác chẳng cần đọc, có quyền đọc những đoạn bản thảo ông gủi cho tôi hoặc quăng chúng đi. Ông bảo tôi rằng tôi không phải viết thư trả lời, trừ phi tôi muốn viết.

 

*   *   *

 

Trong những chuyến đi từ New York trở về nhà, Henry thường thường ghé Atlantic City, để qua buổi trưa trong ṣng bài Sands Casino đánh phé. Có thể đó là điều làm quí vị ngạc nhiên khi biết Henry là một tay x́ phé? Cũng có thề là không – sinh viên trong lớp ông ta biết ông ta dừng lại song bài một tiếng rưỡu, uống một ly rượu mạnh pha Coke ở bàn đánh bài và một ly nữa sau đó ở quầy rượu, đôi khi ông ta thắng nhưng thường là thua, và ngay cả trong những ngày hên nhất, ông ta cũng chẳng bao giờ muốn ở lại ṣng bạc lâu hơn khỏang thời gian ông đă tự cho phép ḿnh. Trên đường lái xe về nhà, ông ta thích bỏ đường Hutchinson River Parkway và đi vào những đường nhỏ hơn, lát gỗ chạy ṿng đâm vào Greenwich và Stamford, phóng chiếc xe nhỏ sơn màu bạc của ông qua những đường hầm cây cối lốm đốm, chạy xe ngang qua những căn nhà sơn trắng trang nghiêm của những người không rảnh rỗi có th́ giờ để mà tiêu phí buổi trưa trong ṣng bài đánh phé ở Atlantic City thay v́ nằm phơi nắng trên những thảm cỏ  mênh mông phẳng lỳ xanh mơn mởn.

 

   “Cái ǵ khiến bạn muốn là nhà văn?” Henry giận dữ hỏi các sinh viên của ông. (Càng về sau này ông ta càng mất kiên nhẫn đối với họ.)

 

   Bọn sinh viên cười thẹn thùng. Tất cả bọn họ đều mơ ước trở thành giống hệt ông ta.

 

*   *   *

 

Có một lư do khác khiến tôi biết khá nhiều về Henry, ngay cả trước khi ông ta liên lạc thư từ với tôi, v́ chúng tôi cùng là cư dân ở Lancaster, PA. Mới đây chúng tôi có treo một bức chân dung ông ấy ở thư viện công cộng. Đó là một bức h́nh đă cũ, chụp ngay sau khi quyển Người Quan Sát Chim ra đời năm 1975. Quí vị có thể tưởng tượng được cảnh vị thủ thư độc thân luôn đeo sợi móc quần (suspenders) và hàng ria mép, và bà nội trợ t́nh nguyện trông coi khu sách cho con nít, khi họ nhận được cái phong b́ gửi bưu điện đựng bức h́nh như thế nào không?  Cái phong b́ có in triện tên và địa chỉ người đại diện của Henry ở New York. Khi mở phong b́ ra, hai vị thủ thư kể với nhau những chuyện dân ở Lancaster kháo nhau hoài về Henry: rằng ông đă đánh đổi cái học bổng của Đại Học Oxford lấy chuyến đi Saigon vào năm 67, trong khi vô khối thanh niên ở những nơi khác bịa ra đủ thứ lư do để khỏi bị động viên.  Henry có một lư do nhưng đă không dùng tới. Ông ta đă đi đến nơi đó, và sự việc không như ông ta đă mong đợi, nên ông ta t́m lối thóat ra khỏi quân đội, quay trở về xứ, và đă  tự tạo được tên tuổi. Hai vị thủ thư, dồn sức lực chưa bao giờ quá đáng đến như vậy, nh́n quanh quất kiếm sợi dây treo tranh và đinh đóng.

 

   Tôi đoán chừng là Henry bảnh trai, mặc dù tôi khó có thể nói như thế. Trong h́nh coi ông ta hầu như rẻ trung đấy. Dạo đó tóc ông ta húi cao (chỉ hơi dài hơn khi ông ta là nhân vật Trung-úy Marks), và hồi đó th́ ông ta chưa để cḥm râu đen điểm bạc xén gọt cẩn thận là một trong những món riêng biệt của ông ta giờ đây. Hồi đó ông mặc một cái sơ-mi cụt tay màu xám trông có vẻ lính tráng, và quí vị chẳng thể thấy được tấm huy chương bằng đồng trên ngực áo ông ta, mặc dù tôi biết là ông ta có đeo nó. Tóc ông ta đậm màu, chưa bạc. Ông ta nửa như quay ḿnh nh́n về phía sau, như thể vừa mới chào từ giă người cầm cái máy h́nh. Vào thời gian bức h́nh được chụp cái tên Henry chưa được nhiều người biết; tuy vậy, trông ông ta rất buồn bă.

 

   Nếu như quí vị đă đọc quyển Người Quan Sát Chim vào năm 75, rồi lật quyển sách nh́n tấm h́nh Henry in trên b́a sau, rất có thể quí vị hiểu được tại sao trông ông ta buồn thảm thế, nhưng như vậy là quí vị có thể đă lầm to. V́ phải chờ cho đến khi quyển Người Thiếu Nữ trên Sân Khấu ra mắt th́ quí vị mới có thể hiểu được. Cái ông Henry (James) kia cơ mới là người đă nói rằng để trở thành một nhà văn bạn chỉ cần là kẻ một lần thất bại trong t́nh trường; v́ quí vị chắc hẳn đă đọc hai quyển tiểu thuyết nêu trên cho nên tôi xin bỏ qua không nhắc tới sơ lược cốt truyện và  nói cho quí vị nghe thực sự chuyện ǵ đă xảy ra.

 

*   *   *

 

Vào đầu mùa hè năm 67 Henry đă không có ư định từ chối cái học bổng trên đường đi xe búyt từ New York City về Lancaster. Anh ta vừa mới tốt nghiệp cử nhân ở Đại Học Columbia và chỉ định ghé về thăm nhà ít ngày; hai tuần lễ sau đó người bạn gái của anh tên Laura sẽ đến gặp để hai người có thể lái xe băng ngang từ miền Đông sang miền Tây và cùng nhau hưởng mùa hè ở California. Mùa Thu kế đó anh ta sẽ bắt đầu cái học bổng hai năm học ở trường Đại Học Pembroke, Oxford.

 

   Ai cũng nghĩ là anh ta sẽ sang Anh để tránh chiến tranh. Henry chống đối chiến tranh, dĩ nhiên rồi; anh ta c̣n tham dự vào một vài cuộc biểu t́nh nữa là đằng khác, nhưng chỉ tham dự với tư cách nhỉnh hơn một kẻ đứng quan sát chứ chắng có ǵ khác. Những lănh tụ sinh viên là những người thuộc đẳng cấp khác – tự tin hơn, trào lưu hơn, liên kết hơn, về mọi mặt hơn hẳn anh ta. Anh ta quan sát họ một cách hăi hùng, và đồng thời lại cảm thấy thích thú về sự độc lập của riêng mính. Trong những bài luận văn của anh, Henry giải thích , vào cỡ tuổi đó, đối với anh ta, h́nh như điều căn cốt là tránh trở thành cái này hay cái kia. Theo một cách nào đó, tôi nghĩ rằng anh ta hẳn đă giữ kín tham vọng cá nhân, dấu kín cả ngay đối với chính ḿnh.

 

   Những sinh viên anh nh́n thấy xếp hàng giăng ngang những bực thềm ṭa thư viện trong buổi trưa hôm đó – một cuộc biểu t́nh nhỏ, ôn ḥa xảy ra một năm rưỡu trước cuộc biểu t́nh đă chiếm trang nhất tờ New York Time sau đó – những sinh viên đó hoàn toàn giữ im lặng. Họ nắm chặt hai mép một dải giấy dài màu trắng trên có viết chữ lớn bằng mực đen: RÚT QUÂN MỸ KHỎI VIETNAM. Cả thảy bọn họ chỉ chừng mười lăm hai mươi người, và Laura đứng ở chót hàng. Cô ấy mặc một cái áo choàng len mầu lá mạ có mũ dính liền, và tóc cô ta bay dạt về phía tay phải tấm biểu ngữ đang phập phềnh trong gió lớn. Tóc cô ta, cái mũ của cô ta, và váy cô ta giương gió căng lên trông giống như bức tượng đồng thau thế kỷ mười chin; đứng quan sát từ một khung cửa phía bên kia chỗ đám biểu t́nh đứng, Henry có cái cảm giác nếu anh ta rời mắt không nh́n cô ta nữa, chắc cô ta sẽ trọn vẹn biến đổi, nếu sau này anh ta có đi ngang qua chỗ đó hẳn là cô ta đă vĩnh viễn trụ lại, đóng băng phía dưới một lớp da màu lam do đồng thau bị ốc xít hóa.

 

   Chính Laura là người gợi ư bảo anh ta nộp đơn xin học bổng Marshall; tất cả bạn bè cô đă vội vă ghi danh học bậc cao học, hoặc gia nhập đoàn Peace Corps, hay t́m cách được xác nhận là đồng tính hay điên loạn. Henry đến trường tự giới thiệu ḿnh là một ứng viên bằng cao học về Văn chương Anh. Theo lời cố vấn của một vị giáo sư, anh ta nói rằng anh ta muốn viết môt luận án về chủ đề “Những Bài Thuyết Giảng của Ông York” của Laurence Sterne. Anh ta viết xong bài luận văn rồi quên khuấy đi. Vào tháng Tư khi được chấp nhân vào học, Henry phát hoảng lên. Anh ta đă thử và thất bại hai lần không thể đọc xong quyển Tristram Shandy. Anh ta chẳng từng ra khỏi nước. Đặc biệt có ư nghĩa hơn nữa, là anh ta nghĩ ḿnh phải ḷng Laura.

 

   Hai người có nói chuyện qua loa về việc sang Anh, nhưng Laura lại sẽ đi đến ở tại một căn nhà công cộng ở phía bắc San Francisco, nơi một vài người bạn cô ta sẽ ở đó để thăm thú cảnh trí xem sao. Cô tả nơi đó như là một chốn thiên đường thần tiên với Henry: “Họ trồng lấy trái cây nguyên sinh – đào và sung, em nghĩ vậy. Và khí hậu th́ ấm áp đủ để ngủ ngoài  trời, nằm sát ngay bên bờ Thái B́nh Dương.” Henry chẳng ưa thích Thái B́nh Dương chút nào, nhưng anh ta biết ḿnh muốn nằm ngủ bên cạnh Laura, càng nhiều đêm càng tốt. Cuối cùng hai người họach định sẽ lái xe băng ngang lănh thổ, và sống với nhau vài tuần lễ (cùng với đám bạn cô ta) , trước khi anh ta phải lên đường qua Oxford. Khi gặp bọn bạn của Laura, Henry lập tức tỏ ra khinh khi họ và thấy bọn này làm anh ta kinh hoảng; anh ta tự nhủ rằng chính trị cũa lũ này chỉ là lớp áo khóac ngoài, rằng bọn này chỉ là một bầy rởm và là những xúc vật hoàn toàn có thể đoán biết trước chúng sẽ làm ǵ. Những nhận định này xem ra chẳng giúp ǵ khi Laura giới thiệu anh ta với các bạn hầu như tất cả đều từ New York, Boston,  D.C., ai cũng đă học tại những trường chuẩn bị đại học ở Miền Đông, và chẳng có một người nào có thể nhớ đă gặp anh ta trước đây đôi ba lần. Anh ta không thể nào h́nh dung ra chính anh ta lại cùng với bọn họ ăn quả sung, nguyên sinh hay ǵ đó, tại một căn nhà công cộng trông ra biển Thái B́nh.

 

   Điều kỳ cục là chính anh ta cũng không tin ḿnh sẽ sang Anh. Anh ta duy nhất chỉ mong chờ được lái xe băng ngang lănh thổ cùng với Laura. Anh ta nóng ḷng muốn nh́n thấy sa mạc. Anh ta có cái ư nghĩ ngộ nghĩnh nhưng dai dẳng là giữa LancasterBerkeley thể nào cũng có cái ǵ đó xảy ra chỉ cho anh ta biết phải làm ǵ.

 

   Trên chuyến xe buưt vào buổi trưa nắng chang chang hôm đó, Henry đọc quyển “Cuộc Đời Ngắn Ngủi, Hạnh Phúc của Francis Macomber.” Anh ta nhận ra, ở gần cuối trang hai mươi lăm, rằng không có ai ngoài đời thực lại thay đổi ư kiến nhanh và hoàn toàn  như Francis Macomber sau cuộc đi săn trâu nước, và rằng Hemingway đă thu rút mọi việc kiểu đó, cốt tạo cảm giác. Anh ta yêu thích ư tưởng cho rằng ḷng can đảm là một phẩm tính có thể sờ thấy được, ta có thể thấy ở cả con ngưới lẫn xúc vật; anh ta cũng yêu thích ư tưởng về những tia nắng xuyên qua căn lều dùng làm nơi ăn khi mặt trời hạ thấp xuống bụi cây, tiếp sau một chuyến đi ban mai  trên cái xe Jeep có những người khiêng súng, người chuyên lột da thú, và phu khuân vác di theo. Anh ta hầu như đă hoàn toàn quên hẳn được ḿnh đang ở đâu, cho đến khi ngước mắt nh́n lên thấy có bốn người lính đang chạy băng ngang khoảng sân bóng loáng. Anh ta tiếp tục đọc, nhưng vẫn có thể nghe thấy mấy người lính leo lên xe, họ sinh động ồn ào và ướt nhễ nhại.

 

   “Henry Marks!

 

   Đó là Billy Coleman. Anh ta đă học cùng trường với Billy cả mười hai năm trời, nhưng về người bạn học này anh ta chỉ có thể nhớ được đôi điều chẳng hạn hắn đă tự nhận đă làm được chuyện đó với một đứa con gái tên là Helen Snyder ở trường trung học,(nhưng chắc chắn là hắn đă chẳng làm được tṛ vè ǵ cả) và, trước đó lâu lắm, hắn ta đă tè vào chiếc ủng đi mưa để trong tủ quần áo ở trường tiểu học.

 

   “Coleman.”

 

   “Mày cũng đi về nhà hả?” Coleman hỏi, trườn vào ngồi ghế kế bên. Henry có thể nh́n thấy rơ ràng là hắn ta đem lên xe cái túi sách hoàn toàn cũ nát  (một tặng phẩm của Laura, mua  ở tiệm bán đồ cũ ở Village), cái quần jeans và cái áo khóac của hắn, và quyển Toàn Tập Truyện Ngắn đă cũ.

 

   “Một hai tuần thôi,” Henry nói. “C̣n mày th́ sao?”

 

   “Bọn tao đáp chuyến xe ở đây, thẳng từ Fort Dix.” Coleman ngó xéo sang người bạn hắn ngồi  ở hàng ghề bên kia, tên bạn này nh́n hắn một cách khinh bỉ, như thể Coleman lẽ ra phải giữ mồm giữ miệng hơn.  Chẳng phải vỉ bọn họ có thể từ một nơi nào khác tới đây, với mái tóc như vầy.

 

   “Bọn tao sẽ được di chuyển đi trong ṿng mười ngày,” Coleman nói. Hắn ta ngó Henry một cách tở mở, hầu như rất trẻ thơ.

 

   “Cũng sắp rồi,” Henry đẩy đưa câu chuyện.

 

   Coleman gật đầu, đầy khích lệ. “Bọn này về thăm nhà một tuần. Schwartz và hai tên kia đều từ Philly. Schwartz biết tiếng Pháp và nó cũng sẽ học tiếng Việt. Hắn đă nói được tiếng Pháp – hê, Alan, nói mấy câu tiếng Pháp  đi.”

 

   Alan lắc đầu, chỉ chút chút thôi.

 

   “Nói đi chứ. Thằng này có trí nhớ kinh khủng lắm.”

 

   “Baise ta mère.”.(Hôn mẹ mày)

 

   “Mẹ đứa nào cơ chứ?”

 

   “Đêm nay trông mày đẹp trai lắm,” Schwartz nói. Có phải đó là câu mày sẽ nói với tất cả những đứa con gái, lần tới mày đến Paris.”

 

   Coleman ngập ngừng cười. Quay lại phía Henry, hắn nói, “Mày đang học đại học, phải thế không?”

 

   Tao vừa học xong. Henry nói. “Tao được cái học bổng. Tao sẽ đi học lấy bằng cao học – bên Anh.” Giây phút nói câu này ra, anh ta  mong chi ḿnh đừng nói câu đó.

 

   Coleman đấm nhẹ vào cánh tay anh ta. “Ê, tuyệt quá. Chúc mừng mày. Lẽ ra tao phải đoán biết chứ. Mày luôn luôn là đứa thông minh ở trường.” Không có một chút ám chỉ ganh ghét nào trong lời Coleman. “Thằng Schwartz cũng đi đại học đấy. Nó rời trường năm ngoái, và rồi nó nhận được giấy nhập ngũ. “ Colemman hạ thấp giọng. “Dù sao tao cũng sẽ ngồi trong văn pḥng đấy, biết không? Mày biết tao đang làm ǵ chứ?”

 

   Henry lắc đầu.

 

   “Mày thử đoán xem nào?”

 

   “Tao thực không---“

 

   “Tiền sát hướng dẫn pháo binh.”

 

   “Họ bảo với mày như thế hả?”

 

   “Tao t́nh nguyện – một ḿnh một chợ, mày biết không? Và tao thuộc vào loại đơn thương độc mă. Phải thế không nào? Ê, Schwartz, có phải tao là tên đơn thương độc mă không?”

 

   Nhưng Schwartz không quay đầu lại. Hắn ta h́nh như đang hồi ức về Ephrata, ở Pensylvania.

 

   “Mày nhớ Susan Tammery không?”

 

   “Ừ à, không. Tao không nghĩ tao nhớ.”

 

   “Hai đứa tao chia tay một thời gian, nhưng giờ hai đứa quay trở lại với nhau.” Coleman nhấc bàn tọa khỏi ghế ngồi và dơ tay móc túi áo để lấy cái bốp của hắn. Hắn mở bốp rồi lật một cách thành thạo đến ngăn có cái h́nh Susan, sau lớp nhựa trong. Cô ta trông thùy mỵ, gái tóc bạch kim tṛn chịa, mặc quần soọc trùm lên đồ tắm ô cờ và ưỡn mông ra theo cái kiểu bắt chước cô đào Marilyn. Ta chẳng thể nh́n thấy mắt cô ta sau lớp kính râm, nhưng ta cảm thấy cô ta vừa mới chụp cái kính râm lên để chụp h́nh. Cô ta trông chẳng có vẻ quen biết chút nào cả.

 

   “À, trông được lắm,” Henry nói. “Cô ta thế nào?”

 

   “Nàng thật tuyệt với,” Coleman nói. “Tuần này tao sẽ gặp nàng. Tao sẽ về nhà ăn tối, sau đó tao sẽ đến nhà Susie.” Hắn nhăn mặt.  “Sau bận này có lẽ tao sẽ không về nhà ăn tối nữa.”

 

   Khi bị Coleman hỏi tới, Henry nói với hắn về Laura và hai người đă sắp đặt  cùng nhau lái xe về California; nhưng khi Henry nói ḿnh chẳng cần có ai, Coleman vỗ vỗ lên cánh tay anh ta, như thể Henry đă nói rằng anh ta hoàn toàn chẳng có người bạn gái nào cả.

 

Quí vị sẽ nhận ra cảnh này trong quyển Binh Nh́ Johnson, và cảnh sau đó, trong cảnh này George quyết định đăng lính. Hắn và Eddie Foster(ngoài đời là Billy Coleman) từ trạm xe buưt cùng cuốc bộ về nhà, v́ hóa ra nhà hai người chỉ cách nhau vài dăy. Bà mẹ Foster đang đợi con bên cửa sổ; khi hai người bước gần tới nhà Foster, bà mở cửa và gào lên, “Eddie!” như thể anh chàng đang trong chiến trận. Foster đập mạnh trên cánh tay George và nói “Chúc may mắn.” Hắn thong thả bước ngang thảm cỏ trước nhà, đá vào cái hoa sen phun nước ri rỉ  (như thể tự nhắc ḿnh một việc nhà phải làm), và để cho mẹ ôm ḿnh, ngoái cổ nh́n George như thể muốn nói, “Cái lũ đàn bà ấy mà – làm sao được?”

 

   George Johnson lúc đó chợt nghĩ: “Ḿnh phải cứu nó.”

 

   Nhân vật của Henry sau đó trả giá cho cái khoảnh khắc lư tưởng trên thảm cỏ. (Đó là cái tṛ đảo nghịch vai nhờ đó Henry nổi tiếng). George không ngớt chửi thề Foster và mẹ Foster, măi cho tới khi cái tên “Foster” đă trở thành một tiếng long trong đầu George để chỉ bất kỳ cái ǵ đặc biệt là ngu xuẩn và vô tích sự. Trong suốt thời gian mười ba tháng George sống ở Saigon, có không biết bao nhiêu là Fosters – cho măi tới một hôm hắn lật tờ báo Ngôi Sao và Nét Vạch Ngang (Stars and Stripes) và thấy tên Foster trên danh sách.binh sĩ tử trận. Hắn đứng dậy, đi về phíaa cửa sổ, và ngó mênh ra đường phố đông nghẹt xe đạp và những phụ nữ trên đầu đội những rổ rau, và (một chi tiết kỳ quặc có thể làm cho quí vị tin là thực) có một bàn tay tḥ ra bên ngoài căn pḥng bên kia đường, căn nhà thấp lụp xụp và quá hẹp đến nỗi hắn không thể tin có người ở trong đó, bàn tay phất đi phất lại một con rắn bằng giấy màu đỏ và vàng cam treo trên đầu một cây gậy.

 

   Và hắn nghĩ rằng Foster đi Việt Nam v́ hai lư do – ḷng kiêu căng và sự xuẩn ngốc. Và hắn nghĩ: “Đ.M.  mày, Eddie Foster. Baise ta mere.”

 

*   *   *

 

Henry đă giảng giải trong những bức thư rằng những ư nghĩ của ông ta về Eddie Foster (Billy Coleman) là có thực, nhưng cái khoảnh khắc trên băi cỏ là bịa. Trong đời sống thực Henry đă không nghĩ đến chuyện đăng lính măi cho tới cái đêm đầu tiên ở Lancaster, sau khi ăn bữa tối với cha mẹ, người anh trai tên Sam, vợ Sam tên Karen và hai đứa con gái. Mọi người đều tỏ ra hiếu kỳ về Oxford; mẹ hắn muốn biết hắn sẽ có những món nào khi sang bên đó, và có thể nào hắn có được một cái bếp điện trong pḥng không; pḥng dịp hắn đói bụng trong khoảng giữa hai bữa tối và sáng:

   “Mẹ đoán là bên đó đồ ăn tệ lắm phải không?” mẹ hắn hỏi. Cả hai ông bà đều nh́n hắn nóng ḷng chờ câu trả lời.

   Karen, vừa mới đứng dạy, đi trở vào bếp và đứng sớ rớ ở cửa với đưa con nhỏ.

 

   “Liệu họ có bắt chú mặc những cái áo chùng đó không?” Trên vai Karen phủ giấy lau pḥng con nhè đồ ăn lên áo.

 

   “Không phải mỗi ngày,” hắn nói.

 

   “Chị có xem một phim,” Karen nói với vẻ ngờ ngợ. “Chị nghĩ đó là Oxford. Trong phim sinh viên luôn mặc áo chùng.”

 

   “Tại sao chúng nó lúc nào cũng mặc áo chùng như thế?” Sam nói: “Lạy Chúa tôi.”

 

   Henry chẳng biết khi nào người ta mặc áo chùng, hay người ta có thể có cái bếp điện riêng; thực ra, khi hắn nghĩ về Oxford hắn có cái cảm giác bệnh hoạn ngay phía dưới lồng ngực. Hắn cảm thấy thóat nạn khi được tách xa gia đ́nh và đứng lên đi vào căn pḥng cũ pḥng ḿnh, căn pḥng có cái trần nhà thoai thoải và lót thảm màu ngà, có cả  cây cờ của trường Columbia và tượng thắng giải bóng chày và tất cả những cuốn sách cũ của hắn, đầy đủ hết từ những cuốn  Hardy Boys cho đến quyển Catcher in the Rye (Bắt Trẻ Đồng Xanh).

 

   Hắn nghĩ ngợi về Coleman giờ đây có thể đang làm t́nh với Susan Tammery trong xe hơi ở một nơi nào đó, và băn khoăn tự hỏi có nên đi xuống dưới nhà chỗ hành lang và gọi cho Laura mà không khua cha mẹ thức dậy. Thay v́ xuống nhà gọi điện thoại hắn ngồi trên sàn pḥng lưng dựa vào giường, ngồi chỗ đó như thế hắn có thể duỗi cẳng được, và mở quyển truyện của Hemingway ra. Hắn bỏ qua kkhông đọc bài tựa, đây là lần đầu tiên hắn đọc những tư tưởng của Hemingway về kinh nghiệm:

 

      Bằng cách đi tới nơi mà bạn phải tới, và làm cái ǵ bạn phải làm, và nh́n cái ǵ bạn phải nh́n, bạn làm cho cái dụng cụ dung  để viết ngu muội và cùn nhụt đi. Nhưng chẳng thà tôi bẻ cong và làm ngu muội và biết được tôi phải đem mài rũa nó lại và  lấy búa nện cho nó thẳng ra và đặt một ḥn đá mài bên cạnh nó, và rằng tôi biết tôi đă có một cái ǵ đó để viết về, c̣n hơn  là có cái dụng cụ đó sắc bén và long lanh và chẳng có ǵ để mà nói, hoặc vuốt cho thẳng thắn, bôi dầu mỡ kỹ lưỡng cất kỹ  trong tủ, chẳng bao giờ dùng tới.

 

   Henry chép lại đọan này cho tôi, bởi trong quyển Binh Nh́ Johnson không có đoạn này. Ông ta bảo cũng chỉ v́ hai câu nói này mà ông đăng lính, và rằng chỉ sau vài tích tắc bỏ ra để đọc hai câu đó, ông ta đă hoàn toàn thay đổi ư định.

 

*   *   *

 

Henry bồn chồn v́ quyển Pháo Đài Cuối Cùng – đây là quyển đầu tiên ông ta viết tuyệt đối không có ǵ dính dáng tới Việt Nam cả - nhưng tôi nghĩ ông ta chẳng cần lo lắng. Ông ta đă tạo được tên tuổi nhờ viết về Việt Nam, nhưng nếi ta nh́n vào ba mươi năm đời ông, quăng đời đó có nhiều chuyện quan trọng về các nhí gái nhiều hơn là về chiến tranh. Về điểm này tôi phải dẫn chứng rằng mặc dầu trong những lớp dạy viết văn có vài thiếu nữ rất hấp dẫn, Henry giữ vững những giới hạn nghề nghiệp. Ông ta đă rất thành thực với tôi về điểm này. Ông ta nghĩ rằng một đứa con gái mười bảy tuổi sắp là một người bạn của ông – hoặc chúng tôi có là ǵ  với nhau đi nữa – phải biết rằng ông ta không có những quan hệ với học tṛ ông, họ là những người lớn tuổi hơn tôi, nhưng cũng chả lớn hơn mấy tí.

 

   Vấn đề đối với tôi là nếu như Henry nói với tôi là ông quả thực có những lien hệ t́nh ái th́ sao. Và nếu không, th́ ông ta có cái ǵ? Ông ta vẫn là người theo đúng thời khóa biểu, đong đếm từng giớ, ngay cả những giờ trước khi lên giường ngủ, v́ thế tôi tự hỏi phải chăng ông ta có thể đă bỏ sót những sự việc nào đó.

 

   Nếu quả thực như vậy, tôi mong ông sẽ nói cho tôi biết. Có lẽ ông ta nghĩ tôi rất thính tai. Có thể rằng tôi  trẻ nhưng nhưng không tế nhị. Tôi ưa thích vài món thể thao, đặc biệt là môn quần vợt (tôi chơi trong đội xuất sắc cấp một), và nếu không phải là mùa quần vợt, buổi sáng tôi chạy bộ. Tôi gầy nheo, ngực phẳng lỳ, và mắt cá chân tôi thô. Tóc tôi bạch kim và cắt ngắn đến cằm, và tôi có cặp mắt thật to, màu xanh nhạt và phải đeo kính. Có lần tôi đă nói với mẹ là mắt tôi là mắt cá, và bà cười lớn rồi nói không phải, nhưng rồi sau đó bà bắt đầu gọi tôi là “Cô Cá.” Bà bảo rằng đó chẳng phải v́ mắt tôi lớn quá nhưng bởi v́ tôi cứ quan sát mọi người, kể cả bà.  Bà bảo tôi thuộc loại con gái thong minh, láu cá.

 

   Tôi phải nói cho quí vị biết tôi không c̣n trinh. Đó là một sự phát triển mới diễn ra thôi, kể từ thứ Hai tuần trước. Tôi đă thề là sẽ không c̣n trinh khi vừa đung mười bảy tuổi, nhưng vào tháng Tư là tôi mười bảy nhưng vẫn c̣n trinh tiết. Đó không phải v́ tôi không có bạn trai – tôi có chứ, thằng Curtis Moreno đó – hoặc v́ nó không muốn – nó muốn lắm chứ, muốn ghê lắm – nhưng tơi đoán là v́ tôi không có thể tưởng tượng được vụ đó lại diễn ra tại nhà chúng tôi (nhà của mẹ tôi và tôi) giữa trưa với một anh chàng như Curtis. Trí tưởng tượng của tôi là một trong những vấn nạn lớn của tôi, theo như mẹ tôi nhận xét. Mẹ tôi nói rằng nếu như nếu con cứ luôn nghĩ ngợi về mọi sự trong đời con rồi sẽ như thế nào, con sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc được. Mẽ đă nói như thế nhưng tôi biết là mẹ cũng tưởng tượng về nhiều sự việc. Tôi nhận ra thế bằng qua cách bà ăn mặc đep khi chúng tôi đi lễ nhà thờ ngày Chúa Nhựt, bà mặc một cái váy và một áo áo ngoài có cái pin (một con ong, mắt là hai hạt khối Ziconi h́nh vuông)  và ttrong cái cách cách mỗi sáng bà lại tập thể dục theo băng h́nh của Jane Fond trên thảm trong pḥng khách của chúng tôi, dù rằng bà đă tâp theo băng này ít nhất cũng cả mười năm rồi, và hẳn nó phải làm bà điên lên v́ cái kiểu Jane bước vào pḥng tập và nói: “O-kay, chúng ta đă sẵn sang để làm việc chưa?”

 

   Dù sao chăng nữa, cái buổi trưa thứ Hai đó chẳng v́ lư do ǵ tôi quyết định là quyết định. Đó là cái kiểu của tôi (cũng như với bức thư này, tôi đă không biết tôi sẽ viết cho tới khi tôi về đến nhà sau buổi tập quần vợt hôm nay và ngó thấy tờ đơn xin vào học do trường quí vị gửi tới để trên mặt bàn). Mẹ tôi đang ở sở, nhưng bà đă để tờ đơn vào chỗ tôi không thể không nh́n thấy. Có lúc tôi đă nghĩ tới việc làm cho điểm học của tôi chụt đi một tư  để bà thôi làm phiền tôi, nhưng thật khó mà học kém đi khi mà ḿnh đă quen học khá rồi. Tôi không xin vào học trường quí vị đâu, nhưng tôi cũng chẳng ngại cho quí vị biết tôi có điểm 3.97 và mọi người đều nói rằng tôi sẽ là thủ khoa.

 

      Curtis có thể sẽ là phó thủ khoa nếu nó đừng phi ma túy nhiều quá. Nó nói học ở trường dễ quá nên chẳng cần cố gắng, tôi nghĩ đó là một cái cớ chạy tôi nó dùng để giải thích với chính nó tại sao tôi có điểm cao hơn nó. Curtis cũng c̣n chơi Tây-ban-cầm nữa và nó kháu khỉnh; nó gốc Ư. Nó có hai con mắt nâu dễ thương, lông mi dài, tóc dài thượt (vừa phủ qua mang tai). Nó muốn thành một nhạc sĩ, và nó rất ngưỡng mộ Neil Young, The Band, Jerry Garcia, và Bob Dylan, ngưỡng mộ quá xá, dù cho đó không phải là thứ nhạc người ta nghe ở trường tôi. Tôi cũng chẳng ngại việc Curtis sau khi tan học đến nhà tôi khảy tây-ban-cầm, nhưng sau khi đă nghe những bản nhạc nó viết tôi nghĩ là khôn ngoan nếu như nó chọn một cái ǵ đó để pḥng hờ sau này, chẳng hạn như ngành bác sĩ mắt. Tôi chờ một cách  khéo léo để nói với nó như vậy.

 

   Khi Curtis đến đây hôm thứ Hai đó, Bà Glick đứng ngoài sân, hai tay chống nạnh và mắt nh́n đám hoa impatiens.

 

   “Hello, Bà Glick,” tôi nói. Mẹ tôi bảo ḿnh phải  cố sao đứng ở phía thanh thiên bạch nhật đối với ông bà Glick, v́ ông Glick không những chỉ là hàng xóm chúng ta mà ông c̣n là chủ nhà và là ông thị trưởng nữa.

 

   Bà Glick lấy tay che nắng chiếu vào mắt và hấp háy nh́n lên phía chúng tôi. “Ồ, hello, Curtis.” Rồi bà nói với tôi: “À th́ ra hôm nay là ngày họp bạn.” Đó là cái bà nói mỗi khi nhà chúng tôi có ai tới chơi. Để rồi sau đó bà có thể hỏi xem người đến chơi làm nghề ngỗng ǵ. Trong trường hợp này, tôi và Curtis chẳng làm bà hớn hở.

 

   Curtis và tôi mỗi đứa uống một chút rượu ngọt nhẹ, đó là thứ rượu duy nhất mẹ tôi để trong nhà, cùng với cái ly uống rượu nhỏ có in h́nh một chú heo trên đó với hàng chữ TÔI YÊU IOWA. Lúc đó là vào quăng hai giờ rưỡu trưa một ngày thứ Hai, là giờ chúng tôi phải có mặt ở trường nếu hôm thứ Hai đó không phải là ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day, 30 tháng 5, chú thích ĐTĐ). Mẹ tôi không được nghĩ ngày Chiến Sĩ Trận Vong và bà thường về nhà vào khoảng sáu giờ, vậy nên tôi và Curtis có chán chê th́ giờ.  Hai đưa vào pḥng ngủ của tôi và bắt đầu rỡn nghịch, và Curtis để tôi chọn nhạc, việc này thật hiếm có. Tôi không chắc phải mô tả chuyện xảy ra sau đó thế nào. Theo một cách nào đó, đấy giống như chuyện hai người cùng ở đó một lúc: tôi (tên tôi có ghi trên phong b́, nếu nhứ quí vị ṭ ṃ muốn biết) và một người nào đó (thí dụ, bà Fish). Một người th́ cảm thấy lạ lung quá, c̣n người kia th́ nghĩ ngợi thật lung về chuyện đang xảy ra, và những cảm giác và ư nghĩ đó rất khác nhau.

 

   Điều Cô Fish nghĩ là: hay đứa đúng ra không nên cúp lớp học về Vệ Sinh (Health class). Những vị phụ huynh dạy lớp này nói cần học lớp này chính bởi v́  chúng ta sống trong một công đồng bảo thủ. Đúng là chúng ta có thấy dân Amish và dân Mennonites thật (những sắc dân bản xứ làm nghề nông, ĐTĐ chú thích), nhất là ở chợ vào ngày thứ Bảy, nhưng họ phần lớn dạy dỗ con cái ở nhà,.  Chính những kẻ không trang phục ǵ đặc biệt – những kẻ lái xe một đỗi xa để đến Nhà Thờ Monument Bible ở Paradise – là những kẻ không đến lớp học này.  Mẹ tôi không đồng ư với những phụ huynh này, nhưng việc nói về làm t́nh gợi nên không biết bao nhiêu là thứ khác mẹ tôi và tôi đă thỏa thuận với nhau từ lâu rồi, và tôi nghĩ bà đă rất vui mừng khi tôi nói với bà tôi đă tự ḿnh t́m hiểu tất cả rồi. Bà nói: “Cô Fish, cô là một lỏi tỳ ranh mănh lắm.”

 

   Trong lớp Vệ Sinh tôi đă nghe người ta nói đă xem phim thấy cả chuối cũng được chụp bao cao su. Cái cách tôi học hỏi về t́nh dục là tra hết chữ này sang chữ kia trong tự điển.  Thật tốn th́ giờ. Tôi đơn giản bắt đầu, bằng chữ “tinh trùng,”(sperm) đúng ra là “spermatozoon”, chữ này dẫn tôi sang chữ “spermatic cord” và “testis.”Tôi có thể h́nh dung khá đúng ra những thứ này, mặc dù “scrotum” hóa ra ngó xấu xí hơn nhiều so với cái định nghĩa gợi ra. Không có một chữ nào tôi tra trong tự điển có h́nh ảnh kèm theo, điều này tôi nghĩ với một quyển tự điển có tranh minh họa thất là kỳ cục, một quyển tự điển  ghi rơ “vật trạm trổ : một món đồ được trổ hay trạm, đặc biệt là ngà cá voi, xương cá voi, nanh con móoc (walrus) hay tương tự, do những người săn cá voi làm như một thú tiêu khiển,” đấy là chưa kể chữ “testudo.” Chữ “vas deferens” thật hữu ích, nhất là nó dẫn tôi tới  chữ “epididymis: một bộ phận dài, hẹp, xẹp xoắn là một phần của hệ thống dẫn tinh trùng, nằm phía cạnh song song của đường biên phía sau của trứng dái.” Định nghĩa này thực đă thu vén tất cả lại cho tôi và cũng, theo một cung cách, khiến tôi cảm thấy tŕu mến đối với cái epididymis và gần như đồng hóa ḿnh với nó – tôi biết nói thế nghe kỳ cục thật, nhưng chính tôi cũng là một cơ thể dài ngoẵng, mảnh mai, xẹp lép, và xoắn tít, khi nằm dưới Curtis.  Có lẽ nếu như chúng tôi đến lớp học Vệ Sinh, hoặc nếu trên cáit trang tự điển có bức h́nh một vật ǵ kế bên từ “epergne” , th́ tôi đă chẳng có một ư tưởng kỳ khôi như vậy.  (Qui Vị, Quí Ông hay Quí Bà, sẽ nhận ra ngay  chữ epergne là “một cái bàn rộng đặt giữa nhà gồm có một cái khung sườn với những cánh tay nối dài hay những nhánh chống đỡ những mâm, để trưng hoa, trái cây, hay kẹo mứt.”)

 

*   *   *

 

Tất cả những thứ trên là do Cô Fish nghĩ. Điều tôi nghĩ là: Tôi sẽ khóc. Curtis nhắm mắt lại và tôi cũng làm vậy, nhưng rồi tôi mở mắt ra v́ tôi không thể không mở mắt ra.  Curtis làm mặt hài nhưng tôi không thích, cho nên tôi ngó lên trần nhà qua vai nó  và tôi nghĩ rất có thể cái trần nha khiến chút xíu nữa tôi khóc. Trần nhà của chúng tôi trắng ngà, rất thấp, và được trát lớp sơn sần sùi trông như rắc đường. Khắp nhà đều sơn như vậy, v́ vậy mẹ tôi ước ǵ nhà rông hơn. Tôi cầu mong sao đừng biết mẹ tôi đă ao ước như thế, bởi nếu không tôi hóa ra lại thích căn nhà của chúng tôi. Bà than phiền về lớp cỏ trên bực thềm phía ngoài nhà nhưng cứ mỗi khi ngó lớp cỏ đó là tôi nghĩ về Fredericka, chú thỏ xám của chúng tôi, nhốt trong một cái chuồng thỏ mẹ tôi đă dựng lên ngay ngoài cửa trước nhà.

 

   Đó là vào một sáng thứ Bảy, khi tôi trạc mười tuổi. Mẹ tôi thức dậy sớm và đi xuống nhà dưới để mượn ông Glick giải đồ nghề. Trong khi ông Glick giúp mẹ tôi chỉnh giải thắt lưng cho vừa eo mẹ tôi, tôi nghe thấy Bà Glick nói:

 

   “Tôi phiền không phải v́ trong hợp đồng thuê nhà đă nói không được có thú cảnh nhưng v́ bà phải tự tay làm cái thứ công việc này.” Sau đó ông Glick đề nghị để ông dựng cái chuồng thỏ cho chúng tôi, và Bà Glick nói: “Lại ông!” Và rồi bà nói với mẹ tôi, “Ông ấy là một tay làm thương măi giỏi và là một ông thị trưởng tốt cũng chưa đủ - ông ấy c̣n phải là một kẻ cơm nhà vác ngà voi giỏi nữa!”

 

   Và mẹ tôi nói, “Nhưng Linda này, chẳng có ai cần phải là một người cơm nhà vác ngà voi giỏi cả. Tôi thích có một công việc để làm.”

 

   Trong lúc tôi làm t́nh với Curtis tôi nhớ đến con Fredericka, và hẳn điều này phải là cáii khiến cho mũi tôi ngứa ran lên phía hai bên cánh mũi, và rồi bất th́nh ĺnh Curtis mở mắt ra và nói: “Em đang quan sát anh phải không?” “Cái bộ phận đực để giao hợp của anh ta  trong loài động vật có xương sống cao đẳng” đang ở trong tôi, nhưng tôi nghĩ Curtis hận tôi. Đó đúng là lúc tôi thực sự nghĩ ḿnh sẽ khóc, nhưng v́ tôi vừa mới nói là tôi không quan sát anh ta, Curtis lại nhắm mắt và kết thúc. Tôi đă biết Curtis chẳng kinh nghiệm ǵ, nhưng tôi mong nó sẽ kéo dài hơn thế - từ 3:12 đến 3:21 như đồng hồ báo thức của tôi chỉ. Tôi vừa lăn người sang bên và co cặp gị lên, và tôi thực ngạc nhiên khi Curtis ṿng tay ôm tôi. Hai đưa tôi nằm như vậy trong vài phút, trên tấm trải giường, và tôi nghĩ về việc tôi thở, cố giữ nhịp thở vừa đều vừa êm.

 

   “Cám ơn,” Curtis nói.

 

   Tôi chẳng nói chằng rằng.

 

   “Anh yêu em,” Curtis nói.

 

   “Tôi yêu Iowa.” Tôi nói.

 

   Hay đó là điều tôi nghĩ. Tôi thường nghĩ về một điều khá hơn để nói ra sau đó, đó là lư do tại sao tôi ưa thư từ. Tôi đă muốn Curtis biến đi ngay sau giây phút chúng tôi kết thúc, và rồi có thể sau đo viết cho Curtis một bức thư. Dù sao, vao cái ngày thứ Hai tuần trước, ngày 27 tháng 5, ngày Chiến Sĩ Trân Vong – tôi thấy nhẹ nhơm khi biết Curtis không hận tôi rằng điều tôi đă nói là: “Em cũng yêu anh.”

 

   Nhưng giờ đây tôi mong sao tôi đă chẳng là một người hèn hạ như thế.

 

 

 

Cho đến nay tôi chưa tương tư ai; nhưng ta chẳng cần phải đă từng phải ḷng ai để trở thành một bác sĩ nhăn khoa giỏi. Henry, được tiếng là, đă chỉ tương tư có độc một lần. Ông ta nói với học tṛ của ông điều này, và nếu họ có hỏi thêm nữa th́ ông nói, “Ở trong sách ấy .” Nghĩa là ông có ư nói đọc quyển Thiếu Nữ Trên Sân Ga đi th́ biết chuyện. Trong quyển tiểu thuyết này, Henry bỏ cái tên giả George Johnson và viết truyện một người đàn ông tên là Henry Marks, ông này gặp gỡ một thiếu nữ, rời xa cô ta, và rôi phải ḷng lại, nhưng khi đó th́ đă quá muộn. Tên người thiếu nữ là Laura.

 

Henry cũng thường viết thư cho Laura. Ông ấy viết bức thư đầu tiên trước khi ông rời nhà để vào Trung tâm Huấn luyện Cơ bản Quân sự và cứ tiếp tục viết hoài, cứ ba hay bốn hôm một cái, trong toàn thể thời gian ông ta ở Việt Nam. Ông ta chính là kẻ đă nói với cô ta là ḿnh không mong đợi cô ấy chờ ḿnh, hay viết thư lại cho ông ta, trừ phi cô ấy thích viết. Quí vị có thể tưởng tượng xem, Laura nghĩ sao về quyết định này của ông ta, cái quyết định thành h́nh chỉ có một tuần lễ trước khi lẽ ra họ sẽ cùng nhau làm chuyến đi băng ngang lănh thổ. Henry không mong cô ta hiểu, và khi cô ta hỏi ông một cách rất b́nh tĩnh, hăy giải thích v́ những lư do ǵ mà làm vậy, và việc hỏi ông này làm ông bực ḿnh. Có thể ông ta thích thay v́ hỏi lư do cô ấy nổi giận và la khóc. Trong quyển truyện này th́ Laura lại giữ im lặng cả sáu tháng trời, sống tỉnh bơ, trước khi cô ấy bắt đầu viết thư cho ông ta.

 

Ông ta hơi ngạc nhiên việc cô ta đi California dù không có ông. Căn nhà công cộng, tên là Cổng Biển, hơi ở về phía bắc thành phồ Bolinas một chút, nằm trên một ngọn đồi nh́n xuống Thái B́nh Dưong. Căn nhà nằm trên bốn mẫu đất, có những cây ăn trái đă nói ở trên, một vườn rau, và một bể tắm hơi. Dân cư ở đó đủ mọi quốc tịch và kể cả một anh chàng người Bolovia tên Andreas là kẻ đă dạy Laura học tiếng Tây-Ban-Nha, một ngôn ngữ cô ta đă mong muốn được học ở trường thay v́ học tiếng Pháp, bởi v́ cái cách thật khó tả khi bạn nói ngôn ngữ này. Cô ấy ước ǵ ḿnh là một nhà văn như Henry  (cô viết trong thư như thế) để có thể dùng ngôn ngữ mô tả được điều này.

 

Cổng Biển không phải là một cái nhà công cộng điển h́nh, cô ta làm cho ông ta yên ḷng trong bức thư sau. Nó không phải là cái ǵ như ông ta nghĩ: không có x́ ke ma túy, trừ cần sa ra, và những người xài món khác th́ phải ra khỏi nhà mà xài. Mỗi người có một pḥng ngủ riêng biệt, ngay cả nếu là vợ chồng cũng vậy. Nó cũng không phải là một cái nhà công cộng theo kiểu đó; Henry chẳng nên lo lắng  rằng cô ấy đă thay đổi nhiều như vậy. Đa số những người cặp với nhau họ làm vụ đó trong rừng, và theo Andreas chuyện này rất là b́nh thường trong đồn điền mía ở Bolovia của ông nôi anh ấy.

 

Những người ở Cổng Biển có thái độ phê phán Andreas v́ cái đồn điền của ông nội anh ta – đồn điền dùng nhân công là những nông dân da đỏ di dân từ những làng xóm vùng núi non trong vụ trồng mía – phải hiểu rằng mọi chuyện ở Bolovia rất khác, và nói cho cùng kỳ lư, nước Mỹ trên căn bản là ông chủ đồn điền phong kiến của toàn thế giới. Ư này là của Laura, cô ấy nhấn mạnh, chứ không phải của Andreas. Andreas chỉ có nói với cô về sự mềm mại  của cỏ bên bờ con sông chảy ngang đồn điền của ông anh ta, và về mùi mía thoang thoảng trong gió nhẹ từ đồn điền Pilcomayo khi ta nằm ngửa mặt về ban đêm, chime ngưỡng những chùm sao nghịch đảo của bầu trời Bolovia ngợp thiên hà.

 

C̣n ở Việt Nam th́ như thế nào?, cô ta có ư muốn hỏi xem trong một bức thư khác, dù rằng cô đă biết có rất nhiều thứ anh ta không thể nói với cô. Cô đă chẳng nói cho người nhà biết về anh ta – chẳng phải v́ cô thấy xấu hổ, nhưng có thể v́  thực ḷng chính cô cũng không hiểu ǵ cả. Cô chỉ biết rằng Henry ở bên đó không phải để giết chóc trẻ thơ và người già, xếp hàng bọn họ phía trước những căn lều của họ  và thản nhiên xả súng bắn chỉ bởi họ muốn có một hệ thống chính quyền Hiệp-chủng- quốc Mỹ đă v́ một lư do nào đó không đồng ư, nhưng cô muốn biết anh ta đang làm ǵ ở đó để cô có thể giải thích với những người ở Cổng Biển, nhất là Andreas, là một người ngoại quốc, và v́ là người ngoại quốc nên đầu óc cởi mở hơn một vài người bạn mới của cô.

 

*   *   *

 

Dĩ nhiên bất kỳ ai đă đọc quyển Binh Nh́ Johnson đều biết rơ Henry đang làm ǵ – ngồi trong một văn pḥng viết những bản tường tŕnh để chuyển đến nhân viên các hăng thông tấn tại JUSPAO mỗi buổi chiều. Anh ta đă hoa ḥe hoa sói đánh bóng chuyến công tác của anh với Laura (anh ta đă viết là anh ta không thể nói cho cô biết về cái phần hấp dẫn của công việc của anh, v́ phần này có liên quan tới “t́nh báo”). Thực ra, về t́nh báo,  việc Henry hàng ngày đều đặn phải làm đối với cơ quan MACV chỉ  là đến đó để lấy cái mẫu đơn đặc biệt cần thiết để khai việc trưng thu những cuộc băng máy chữ cũ kỹ trong văn pḥng anh ta. Trong những giờ muốn làm ǵ th́ làm đó, anh ta có thể lang thang trong những khu phố ngoằn ngoèo và các chợ búa, trong đầu tưởng tượng ra cảnh Laura khỏa thân, măn nguyện và tươi mát  giữa làn gió hây hây ban đêm của xứ Bolovia.  C̣n anh ta th́ lại đang ở Việt Nam, với một dụng cụ cũ ṃn và không một chút kinh nghiệm về chiến tranh ngoài cái thứ thống kê được chuyển đến cho một anh chàng trung úy sĩ quan thông tin mới  được gắn lon.  Theo vị sĩ quan chỉ huy của anh, công việc của anh là phải làm sao cho những bản báo cáo “rơ ràng, hợp lư, và chó-đẻ-hồ-hởi.” Nếu như bị cưỡng bách nói sự thực th́ hẳn Henry sẽ nói đó là một việc làm trọng đại.

 

   Trước đây Henry đă tưởng tượng Saigon hẳn là một nơi tuyệt hảo để trở thành một nhà văn. Trong mấy tuần lễ đầu anh ta ở lại văn pḥng trễ sau giờ làm việc trong khi các bạn đồng đội anh đă ra về để tới những quán rượu ở đường Tự Do, hay trở về Bộ Chỉ Huy trống vắng và đến đứng bên cửa sổ, nghe những tiếng động phố phường – phân biệt xem tiếng động về đêm khác với tiếng động ban ngày ra sao, và đúng vào giờ nào, một cách thật chính xác, th́ những tiếng động đó thay đổi? – viết rồi viết đi viết lại những đọan thư ban đầu thật ấn tượng nhưng dần dần dài lê thê chẳng dẫn tới đâu. Những đoạn văn đó chỉ là cái nền chẳng có nghĩa lư ǵ nếu không có cuộc chiến Bille Coleman đang chứng kiến: cuộc chiến của lính cứu hỏa và quân cảnh tuần hành ban đêm và những đường hầm. Giống như thể nói về việc làm t́nh trước khi thực sự làm; cho dù bạn có là người nói hay mấy chăng nữa th́ đối với một kẻ kinh nghiệm đầy ḿnh chỉ vài giây sau là họ biết ngay bạn chỉ là thứ hạng bét.

 

   Chỉ sau vài tuần lễ thứ duy nhất anh ta có thể chịu đựng nổi là viết thư cho Laura. Đôi khi anh đă nghĩ những bức thư này viết ra có để gửi cho Laura hay không cũng cóc quan trọng, miễn sao chúng có được gửi đi cho một người nào đó là được rồi, những bức thư có lời chào hỏi và câu kết thúc. Anh ta đă thử thay đổi chúng: từ “Yours sincerely” sang “Yours despondently” rồi “Yours malarially” (anh ta cường điệu), tiếp đó là “Anh  kẻ cúc cung một ḷng với em” (I am, your devoted} và cuối cùng chỉ c̣n là “Anh là.” trong một bức thư Henry biết ḿnh sẽ đi đến đâu. [Tác giả  liệt ra những lời cuối thư rất kỳ cục chỉ hăn hữu được dùng trong những trường hơp đặc biệt và cũng xin xem chú thích cuối bài về cách dùng chữ, và cách nói tiếng Pháp lóng ranh mănh của Nell Freudenberger để riễu cợt nhà văn này, ĐTĐ].

 

   Một buổi chiều nọ anh ta băng ngang cây cầu bắc ngang một con kênh hôi hám, chẳng thèm để ư tới những kẻ bán những con lươn đen gầy teo như cái bút ch́ và rùa nước ngọt, giả tảng nhăn nhở  nhe răng cười với anh ta, khoa tay chỉ vào những thùng ngập ngụa, và anh ta thấy ḿnh đang ở trong một cái hẻm hẹp có những tiệm mỳ cửa mở ra phía đường phố. Anh ta thật vất vả tránh ḍng xe đạp và người đi bộ, giả tảng chẳng để ư đến những tia nh́n hiếu kỳ của những người đi bộ chung quanh, đến nỗi chút xíu nữa anh ta hụt thấy một người da trắng ngồi trong một cửa tiệm măi, cho tới khi anh đă đến sát bên người này.  Khi Henry gật đầu chào người này ông ta quay mặt đi chỗ khác. Ông ta đang ngồi trên một khối gỗ thấp tè, hai chân vắt chéo dưới một cái bàn nhỏ xíu . Henry nh́n một cái là biết ngay ông này không phải là người Mỹ. Anh ta không biết được ông này người nước nào, nhất là khi ông ta ngửng lên nói ǵ đó bằng tiếng Việt thật nhanh khiến cho một người đàn bà xinh xắn mặc đồ bộ màu xanh rú lên.

 

   Giờ đây, cứ mỗi khi anh ta nghĩ về chuyện này, Henry khó có thể tin rằng ḿnh đă bước vào tiệm và ngồi vào cái bàn kế bên, giống như thể anh ta đă dừng lại tiệm Linden Diner để mua một cái bánh ḿ nhân thịt bằm (hamburger), sau khi ngồi xuống kêu phở bằng cái thứ tiếng Việt thử cố dùng của anh ta. Người đàn bà biến dạng sau một tấm màn cửa. Lát sau một người đàn ông đứng tuổi bước ra, mắt nh́n.cḥng chọc. Henry thử mớ tiếng Pháp của ḿnh, và ngừơi đàn ông đứng tuổi này cũng biến dạng luôn. Người đàn ông Âu châu ngẩng mặt khỏi quyển sách đang đọc, như thể ông ta bị làm gián đoạn bởi một đứa bé quậy hết cỡ. Ông ta lập lại hai câu nói của Henry,  trước bằng tiếng Việt rồi sau bằng tiếng Pháp,  sửa lỗi phát âm của anh.

 

   “Cám ơn,” Henry nói.

 

   Người đàn ông này lại tiếp tục đọc sách. Không dấu diếm Henry gắng nh́n b́a cuốn sách: đó là quyển T́nh Đầu của Turgenev.

 

   Henry cảm thấy phấn kích vô duyên cớ. Trong suốt bảy tháng vừa qua, anh ta chỉ gặp mặt toàn những người trong quân đội, nhưng cái người đàn ông ngồi kế bên rơ ràng không có vẻ lính chút nào. Ông ta mặc một cái sơ mi vải lanh trắng, tay áo sắn lên ngang cùi chỏ và trông chẳng mấy sạch sẽ, chân mang đôi dép da  có khóa cài bự xự. Ông ta có mái tóc nâu dài thượt, râu lởm chởm có đến mấy ngày chẳng cạo. Henrr cố thử định tuổi tác ông ta – trông lớn tuổi hơn Henry nhưng lại dưới bốn chục- khi ông ta đọc xong quyển truyện vừa và đứng dậy. Ông ta cúi chào người chiêu đăi viên và cô ta cúi gập người chào lại.

 

   “Xin lỗi.” Anh ta chẳng biết mở lời cách nào cho đúng. “Vous habitez ici?” (Ông sống ở đây?)

 

   “Anh phải nói tiếng Anh đi,” người đàn ông nói. “Hay tiếng Việt c̣n hơn. Cách phát âm tiếng Pháp của anh nhục mạ quá.”

 

   “Một phụ nữ dân Paris đă có lần bảo tôi rằng tôi nói tiếng Tây như một con ḅ Bỉ.” Điều này đúng quá, dù bà ấy là thày dạy Pháp ngữ của anh ta.

 

  Người đàn ông mỉm cười, và Henry nhân đó khới chuyện.

 

“Tôi có để ư quyển sách của ông.  Tôi – “

 

   “Anh thích Turgenev hả?”

 

   “Đặc biệt là quyển đó.”

 

   “Tại sao?”

 

   Henry nghĩ ngợi một phút. Tất cả những ǵ anh ta c̣n nhớ được về quyển T́nh Đầu chỉ là một vài chi tiết chẳng ăn nhập ǵ với nhau – một tṛ chơi cùng một cái mũ, một cuộc hẹn ḥ vào nửa khuya, một cây roi quất ngựa – và rằng vào lúc anh đọc quyển sách th́ câu chuyện h́nh như có vẻ rất đúng thực. “Cái cách Turgenev tạo nên uy thế thật là hiện đại – so với tất cả các  nhà văn kể chuyện về mối t́nh đầu của ḿnh.”

 

   “Tuy vậy chỉ có mỗi một truyện là đáng kể. Cái truyện ngay từ khởi đầu đă chứa đựng sự sợ hăi và sự sỉ nhục.”

 

   Henry không chắc ḿnh phải nói ǵ về về nhận xét này.

 

   “Anh là lính hả?”

 

   Henry ch́a tay ra: tự giới thiệu:

 

“Trung úy Henry Marks.”

 

 Người đàn ông tự giới thiệu ḿnh tên là Francois Metrailler.

 

“Vậy hẳn là anh đóng ở Đà Nẵng?”

 

   “Tôi đóng ở đây thôi,” Henry xác nhận.

 

   “Tốt,” Francois nói. Không có một chút đắng cay nào của kẻ đă từng phải lặn lội ờ vùng phía bắc đất nước này, những kẻ hẳn sẽ cười khinh khỉnh với người không trong hoàn cảnh bhư ḿnh và nói “Mày hên đấy.” Henry chờ xem Francois nói cho anh ta biết ông ấy đang làm ǵ ở Việt Nam, nhưng không có một thông tin nào được tiết lộ.

 

   “ Có phải ông làm việc cho – với người Mỹ ở đây?”

 

   Henry cố lấy giọng b́nh thường hỏi tiếp, “Ông trong ngành t́nh báo?”

 

   Francois cười lớn. “Thế th́ anh nâng đỡ tôi quá. Tôi chỉ là thông dịch viên thôi.” Ông ta đẩy cái bát của ḿnh xích ra, và lập tức người nữ chiêu đăi viên đến dọn đi. “Mặc dù ông bố tôi trước đây là  dân SDECE – anh có biết cơ quan này là ǵ không?”

 

   “Cũng tựa như CIA.”

 

   “Chỉ khác là của người Pháp,” Francois nói. “Vậy là anh đủ hiểu.”

 

   Henry gật đầu, dầu rằng sự thực anh không hiểu.

 

   “Lũ ma, như anh thường gọi bọn này phải không?” Francois nói tiếp.

 

   “Không - lũ quỷ.” Anh ta không thể biết người bạn mới quen của ḿnh có đồng ư với ḿnh không.

 

   “Quỷ. Diễn tả như thế thật đúng. Ông bố tôi trong bọn đó, ông ấy biến mất rồi – hồi nào th́ chẳng rơ.”

 

   “Hẳn chuyện này với ông thật nặng nề.”

 

   “Khó khăn cho bà mẹ tôi,” Francois nói. “Bà ấy là người xứ anh đấy. Một người tính nết kỹ càng hơn, đúng không? C̣n anh đúng ra xuất xứ từ đâu?” 

 

   Henry nói dối không cần suy nghĩ. “New York.”

 

   “A. Bà mẹ tôi cũng từ New York. Une jolie débutante. Một nàng mới toanh vào nghề xinh xẻo. Bà ấy sang Âu châu v́ đến phiên , nhưng không may cho bà chính tại đó bà gặp ông bố tôi trong một tiệm cà phê. Ông bố tôi vốn là một nhà thơ thất bại và một họa sĩ chẳng làm nên danh tiếng ǵ trước khi ông ấy trở thành một điệp viên thành công đáng kể.”  Francois móc một vật ǵ đó từ trong túi áo. “Tôi sinh ra ở Hà Nội. Mẹ tôi để lại cho tôi món này – “ Ông ta nhoáng ch́a quyển sổ thông hành thường thấy. “Nhưng có lẽ để bù vào, là không cửa không nhà. Hầu như tôi cứ trở đi trở lại nơi này dài dài.”

 

   Tiệm mỳ ẩm thấp nặng nhiều mùi hỗn tạp pha trộn – lá chanh, rau mùi, và húng. Henry chưa từng nghe nói về  một cuộc đời như Francois vừa mô tả, nhưng anh ta biết là ḿnh muốn nghe thêm nữa. Trong đầu anh đă tưởng tượng ra một đứa bé trong bộ đồ màu trắng, chạy xuyên qua những căn pḥng bày đồ cổ - bằng lụa, gỗ tếch, xứ - trong lúc một mỹ nhân đài các lơ đăng ngồi trên những cái gối nhung  đọc một quyển tiểu thuyết.

 

   Francois làm đứt gịng tưởng tượng của anh ta. “Tôi có thể hỏi anh đang làm ǵ ở khu này được không?”

 

   “Kiếm một tiệm phở ngon.” Tô mỳ của Henry bốc khói, chưa đụng đũa, đặt trước mặt anh ta. Tôm màu hồng, chụng nước sôi lềnh bềnh trong nước lèo trong vắt, rắc bạc hà và rau quế.

 

   Francois nhổ ra phía ngoài đường.  “Ở đây không ngon.”

 

   “Vậy sao ông đến đây?”

 

   Francois hất cằm về phía cái màn cửa, như thể điều ấy rơ như ban ngày.

 

   Người con gái tiếp viên quan sát họ. Khi Henry ngửng lên đưa mắt nh́n, cô ta nh́n xuống sàn nhà và hai má hơi ửng hồng lên. Miệng cô ta nhỏ xíu nhưng đầy đặn, và cặp lông mày của cô ta mỏng dính và nhọn hoắt như thể bị vặt tỉa. Anh ta không thể định xem thân h́nh cô ta thế nào bên dưới lớp đồ bộ; cô ta đi chân đất và dấu hai tay trong ống tay áo.

 

   Anh ta không nghĩ cô ta có cái dáng của một con điếm, nhưng thường th́ ta chẳng thể biết được. Có lẽ Francois đến đây là chỉ để hẹn với cô ta. “Cô ta đẹp lắm.”

 

   Francois h́nh như biết Henry đang nghĩ ǵ.  “Ngày nào tôi cũng đến đây. Cô ta tiếp đăi tôi; đôi khi cô ta cười lớn. Có thế thôi – c’est assez.” Ông ta gật đầu với Henry, cầm quyển sách lên, và nói ǵ đó với người con gái. Không chờ cô ta trả lời, ông ta thoáng biến vào phố xá và len lỏi trong gịng người hối hả trên đường, một lần ghé lại mua một hộp quẹt. Mọi người chẳng ai tỏ ra ngạc nhiên  về sự có mặt của một người ngoại quốc cao lêu khêu trong đám đông. Henry nh́n theo cho tới khi ông ta biến hẳn, cố dằn sự thôi thúc đứng dậy đi theo ông ta. Ngay lúc này anh ta nghĩ ḿnh như đă đang viết một bức thư, và cuộc gặp gỡ Francois  là chuyện đầu tiên anh có thể sung sướng kể cho Laura nghe, để trả lới câu hỏi của nàng, :”Ở bên đó anh đang làm ǵ?”

 

*   *   *

  

Những bức thư của Henry nhét trong những cái bao thư dầy, chữ viết ngoắt lên gần như chữ con gái. Bức đầu tới vào tháng Chín năm ngoái, ngay sau khi tôi vừa vào học năm cuối trung học. Vài tuần sau tôi nhận được một chương của quyển Pháo Đài Cuối Cùng, viết về một giáo viên tại một trường đại học nhỏ ở New England. Tôi có thoáng nghĩ đến việc đưa cho mẹ tôi xem những bức thư và những chương truyện, đều đặn gửi cho tôi từ bấy đến nay, nhưng cuối cùng tôi quyết định không làm vậy, ít ra để một dạo nữa. Tôi luôn luôn về đến nhà trước bà những ngày thường trong tuần và vào ngày thứ Bảy tôi đứng ngay ở thùng thư chờ ông phát thư của chúng tôi, ông ấy là người Tàu. Mẹ tôi không muốn hỏi tôi về những thứ bà thấy là tôi thích được riêng tư, chứ không như bà Glick, cứ mỗi khi nh́n thấy tôi đứng chờ bên thùng thư  là lại  nói:

 

   “Chờ ǵ đó hả?” Rồi bà ta đứng lỳ ở đấy nhíu mày, cứ như thể bà ta nghĩ tôi giống như một anh học cấp hai trung học đi ṿng ṿng bỏ bom thối vào thư của mọi người.

 

   “Chờ giấy nhận cho vào học trường nhăn khoa.”

 

   “Giấy chấp thuận hả,” Bà Glick nói. “Liệu chúng ta có tin thế được không!”

 

   Tôi làm ngơ bà, dù rằng nói thực với quí vị, tôi đang nghĩ đến việc chờ tới sang năm mới xin vào đại học nhăn khoa. Tôi muốn dùng một chút tiền dư dành cho việc học đại học để đi thăm một vài nơi trên thế giới – hay ít nhất một nơi nào đó xa hơn Philadelphia. Tôi chưa nói cho mẹ tôi biết vậy, cả Curtis tôi cũng không nói cho biết, nhưng tôi cũng đă có nghĩ tới California.

 

  Trong những bức thư của Henry cũng như trong truyện của ông ta, một vài người có cùng một tên – chẳng hạn Francois Metrailler. Henry cũng không chắc đó có phải là một cái tên thật hay không, bởi từ suốt ba mươi ba năm nay ông ta vẫn t́m kiếm người bạn ông mà không thành công, dù rằng ông ta đă là một kẻ nổi tiếng.- đấy là chưa kể những kỹ năng sưu khảo của người thư kư ban – bất kỳ kẻ nào bà không t́m ra được th́ có lẽ là v́ kẻ đó không muốn được t́m ra. Ông ta nói với tôi rằng sau những ǵ xảy ra cho ông và bạn ông vào năm 1969, ở Lào, việc Francois không muốn lộ tung tích là “rơ ràng và hữu lư, nhưng vẫn cứ là đáng nản ḷng thấy mẹ đi.”

 

   Nhưng Francois lại kiếm được Henry chẳng khó khăn ǵ. Ông ta cứ việc chường mặt ra ở khách sạn Continental, hay thường là ở phố xá, đột nhiên từ trong một cửa tiệm bước ra, đi với Henry như thể hai người vừa mới không gặp nhau trong chốc lát chứ chẳng phải vài ngày hay một tuần lễ.  Ngoài Turgenev, hai người c̣n thảo luận với nhau về Dostoevsky, Henry James, James Joyce, và Virginia Woolf. Francois cũng biết được rằng đây là lần đầu Henry đi ra khỏi lục địa liên bang Mỹ; rằng Henry đă suy nghĩ rất nghiêm túc về việc trở thành một nhà văn, và anh ta cũng tưởng tượng rằng việc phục vụ ở Việt Nam có thể cung cấp cho anh ta những kinh nghiệm cần thiết, rằng anh ta có một người bạn gái sống trong một căn nhà công cộng. Anh ta nói với Francois rằng trước khi anh rời nước Mỹ, anh ta đă chẳng rơ ḿnh đang tương tư; rằng giờ đây th́ anh ta biết ḿnh đang tương tư; rằng người bạn gái của anh đang tính sang chơi Bolovia.

 

   “Cô ấy đang đ… một tên nào đó rồi,” Francois nói, như thể ông ta biết rơ đó là một sự kiện. Họ ngồi trong một quán bia ôm, ở một khu phố đằng sau nhà hát Tây, ngắm nghía hai phụ nữ trẻ đồng diễn xuất trên một sân khấu lót nhung. Làn da bóng nhẫy của hai diễn viên này, dù vốn đă là màu mật ong, được ánh đèn pha vàng óng chiếu dội xuống.

 

   Henry (trong những bức thư ông ấy giải thích ông ta thường không mấy khi lai văng đến loại địa điểm này)  không nói năng ǵ hết, cố gắng làm cho Frnacois biết là ông ta đă vượt qua giới hạn bạn bè. Người thiếu nữ gần với Henry nhất đang đang dùng một đồng hào người Mỹ tặng để tŕnh diễn sự kiểm soát và sự khéo léo của cô với đám khán giả biết thưởng thức.

 

   “Nơi này không khá được,” Francois nói.

 

   “Cô ta nói rằng sẽ đi học tiếng Tây Ban Nha,” Henry đẩy câu chuyện xa hơn.

 

   Francois phát ra một âm thanh như thể ghê tởm. “Ở Vientian anh kiếm được thứ thiệt.”

 

   Henry ngó ông ta, “Ông đă từng ở bên đó?”

 

   Francois đưa mắt ngắm nghía những vũ công, cử chỉ này Henry hiểu là một sự xác định.

 

   “Ông cũng làm công việc một thông dịch viên?”

 

   “Vào thời gian đó, đúng,” Francois nói. “Nhưng trước đó tôi ở vùng quê.”

 

   “Nhưng ông làm ǵ cơ chứ?”

 

   “Cái việc tốt nhất từ trước đến nay tôi chưa bao giờ làm được.” Francois ra dấu gọi người hầu bàn là một chú nhỏ mặc quần áo trắng,  phần nhiệm vụ hẳn không chỉ  giới hạn ở việc phục vụ đồ uống. “Yessir,” anh ta nói nhỏ, qú xuống quá gần hai người.

 

   “Hai ly White Horse – đá cục thôi, không sô đa,” đột nhiên Francois nói. Khi người bồi đi khuất ông ta quay sang Henry. “J’habitais un village. J’étais en train de construire une école” (Tôi ở trong một ngôi làng. Tôi vừa khởi công dựng lên  một ngôi trường học.)

 

*   *   *

 

Cái trường của Francois nằm trong một ngôi làng của người Hmong, nằm ở phía nam cách Cánh đồng Chum mười dặm.. Ông ta đến vùng này vào mùa đông năm 61 với tư cách một nhân viên t́nh nguyện của IVS Mỹ. Ông ta chỉ cho Henry vùng này trên một tấm bản đồ cũ kỹ đă hai mươi năm. Hồi đó ông ta sống trong một cái pḥng sau của một căn nhà chủ nhân là một bà già suốt ngày ngồi bên cửa sổ tỉ mỉ thêu móc những mẫu h́nh sặc sỡ vào những cái pandou cổ truyền. Francois sau khi đă ḥa ḿnh vào trong ngôn ngữ và văn hóa của dân làng lền bắt đầu lập kế hoạch xây dựng  trường học. Công việc tiến hành chậm chạp dù có sự đóng góp thiện chí thật lớn lao của người trong bộ lạc bởi v́ trong làng hầu như không c̣n đàn ông. Họ đă bị ông tường lừng danh Vang Pao chiêu mộ hết. Khi Francois hỏi các phụ nữ trong làng những người đàn ông đó hiện đang làm ǵ, họ trả lời bằng một chữ phát âm theo kiểu Tây là “Reconnaissace” (Do thám)

 

   Francois và bọn con nít đi chặt tre và đem phơi nắng cho khô đi. Họ dựng cái khung nhà bằng cột tre giàng bằng dây chăo quấn bằng tay rồi lắp những tấm vách đan bằng tre rồi dựng vách bằng tre đan chung quanh. Khi vách tre đă dựng xong xuôi, một ông lăo từ một làng khác chở tới một xe đầy ắp rạ khô màu xám. Rạ được đem lợp mái và bọn trẻ bắt đầu cưa cây gỗ tếch để đóng bàn ghế. Công việc sắp ḥan thành th́ quân đội Bắc Việt Nam chiếm Cánh đồng Chum, và Francois bị cưỡng bách phải rời vùng này. Ông ta sau đó đă làm thiện nguyện viên trong hai năm tại một trại tỵ nạn trong vùng núi phía tây nam Cánh đồng Chum, chờ thời cơ quay trở lại bản làng cũ. Một buổi chiều nọ ở tỉnh Xiêng Khoảng, ông ta đến đó để mua một chai White Horse, Francois gặp một sĩ quan Mỹ và người này mời ông một ly. Vị sĩ quan Mỹ rất có cảm t́nh với Francois khi biết được Francois nói thông thạo không những tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga mà c̣n cả tiếng Hmong và tiếng Việt nữa. Một tháng sau đó, một chiếc xe Jeep đến trại tỵ nạn mang theo một  bức thư hối thúc Francois đi Vientiane và làm việc cho người Mỹ. Bức thư cũng nói thêm rằng nếu ông ta muốn đi, giấy phép đă được các xếp ở USAID chấp thuận.

 

   “Tôi có ảo tưởng là có thể làm được nhiều hơn khi ḿnh ở trong hệ thống,” Francois nói. “Tôi đă tin tưởng rằng tôi đang đóng góp sự hy sinh cá nhân của ḿnh.”

 

   Chẳng bao lâu sau đó ông ta đă hối tiếc quyết định của ḿnh. Vientiane đầy ứ cố vấn quân sự Mỹ, nhiều người trong bọn họ không có khả năng t́m thấy Cánh đồng Chum ở điểm nào trên bản đồ chứ chua nói tới việc t́m được cái bản làng của Francois. Francois làm công việc thông dịch những báo cáo truyền tin, và những tờ truyền đơn của NVA (Quân đội Bắc Việt).Thi thỏang ông ta tháp tùng những chính khách Mỹ  trong những cuộc thăm viếng chính thức. Ông ta chờ đợi cái mà ông gọi là đă đến lúc và rồi nộp đơn ở văn pḥng USAID ở Vientiane xin được tái tuyển dụng. Ông biết ḿnh đă làm việc xuất sắc ở bản làng; ông nghĩ rằng những đồng nghiệp ở USAID của ông sẽ đồng ư rằng Francois thiếu vắng tiếng gọi của cái bản làng đó.  Nhưng khi ông ta đến thăm văn pḥng th́ cấp trên của ông bảo ông rằng hiện thời quanh Cánh đồng Chum không an ninh cho nên việc quay trở về làng của Francois rất nguy hiểm. Một cách thật nhă nhặn ông ta nói với xếp là ông rất muốn thử thời vận. Các xếp thảo luận đi thảo luận lại cả tiếng đồng hồ trước khi ông xếp thừa nhận rằng, căn cứ trên những loại tài liệu Francois đă phụ trách từ bảy tháng nay, không thể nào cho phép Francois trở về một bản làng chỉ nằm cách quân đội Bắc Việt không đầy mười dặm.

 

   “Nhưng cả đến việc gửi một thày giáo về làng họ cũng không chịu làm ,” Francois nói. “Họ thề rằng họ sẽ làm, nhưng chẳng bao giờ làm.”

 

   Quá ghê tởm, Francois quay về Saigon vào năm 66 và quyết định chờ thời cơ. Hiện nay, nghĩa là ba năm sau, mọi việc có vẻ nhiều hy vọng cho tướng Vang Pao và lực lượng của ông ta. Francois tin rằng ông tướng này sẽ chiếm lại đươc Cánh đồng Chum, và vào mùa đông th́ ông ta có thể trở lại bản làng. Vào một buổi tối tháng Tám, sau cơn mưa xối xả rửa sạch và làm cho đường phố quanh khu chợ B́nh Tây bốc hơi nước, xông mùi rau dập ủng, hơi nóng, và ruột cá, Francois hỏi Henry có muốn đi cùng ông ta về làng không.

 

   Henry có biết về những chiếc máy bay cất cánh từ Udorn và Vientiane làm những chuyến đi lại phía trên vùng tối tăm ở phía đông nước Lào: đó là một vùng đồng bằng rải rác những ngôi mộ đá cổ lớn quá khổ. Anh ta cũng có nghe được những điều vẫn thường được nhắc tới về Vang Pao, một ông tướng bản xứ hẳn đă giàu xụ v́ cây thuốc phiện, lănh tụ của một đoàn quân du kích gồm những thiếu nhi thuộc các bộ lạc săn người và bố trí cho kẻ thù sa xuống những hầm chông. Anh ta cũng đă từng đọc cho những kư giả buồn chán v́ không có tin tức ǵ hấp dẫn ở JUSPAO nghe bản Nhiệm Vụ về những biến cố này: “Theo yêu cầu của Chính Phủ Hoàng Gia Lào, Hiệp-chủng-quốc Mỹ hiện đang thi hành những chuyến bay do thám không vơ trang được những máy bay có vơ trang hộ tống và những máy bay này có quyền khai hỏa nếu bị hỏa lực lấn công.” Nhưng Henry chẳng bao giờ nghĩ ḿnh lại có cơ hội nh́n thấy một Cuộc Chiến Khác (Other War) như thế.

 

   Anh ta viết cho Laura một bức thư nói rằng anh đang đắn đo về việc làm một chuyến đi ngắn ngày cùng với một người bạn biết rất rành rẽ về vùng đất sẽ tới sau khi măn nhiệm. Anh ta nói rằng đó là một dịp may hiếm có. Điều mà Henry đă không nói ra, bởi v́ chính bản thân anh cũng không tin tưởng điều này, rằng anh ta cảm thấy hơi ngại ngùng việc trở về nhà, và đặc biệt là việc gặp Laura. Anh ta đă quá thân thuộc với niềm hạnh phúc trong sự chờ đợi gặp lại nàng. Chỉ cần nhân được một lá thư của nàng là có thể biến một ngày khó sống thành một ngày kham được, làm cho một cuốc đi bộ chân nam đá chân siêu từ khách sạn Continental sáng ngời với những ảnh h́nh lóa mắt của cuộc tương phùng của hai người. Sự ham muốn tŕ hoăn tái hợp đó – để nhấm nháp thưởng thức lâu hơn trong trí tưởng tượng của anh ta – ngày tháng qua càng ngày càng tăng sức mạnh nhưng thời gian kết thúc nhiệm vụ của anh ta  lại cứ mỗi ngày mỗi gần.

 

   Vài tuần sau khi đă gửi bức thư của ḿnh đi, Henry nhận được thư trả lời. Laura nghĩ rằng đi Lào là một ư tưởng tuyệt vời: tại sao lại không đến thăm càng nhiều xứ càng hay nếu có thể được, trong chừng mực là anh ta phải biết chắc sẽ an toàn? Nàng viết nàng muốn gặp lại anh ta chết đi được, nhưng thật không may khi anh trở về th́ nàng có thể sẽ không đang ở trong nước. Nàng cũng sẽ đi du lịch đây đó, sẽ ở Bolovia vào quí học mùa xuân – chắc để trau dồi thêm tiếng Tây-Ban-Nha của nàng.

 

   Hiện anh ta có một tấm h́nh Laura – không phải một tấm đáng trầm trồ - trong h́nh nàng đứng trên một mỏm núi đối diện Thái B́nh Dương. Tấm h́nh được chụp vội vă, ở một địa điểm phong cảnh ngay mép xa lộ, và Laura trên tóc quấn một cái khăn sặc sỡ cho tóc khỏi bay. Cô ta mặc một cái áo choàng anh nhận ra trước đây ḿnh đă thấy và một cái váy chắp mảnh anh không nhận ra. Henry nh́n tấm h́nh có đến cả mười lăm lần mỗi ngày, dù rằng tấm h́nh làm anh sợ hăi. Có thể chỉ v́ ánh nắng trong mắt nàng, nhưng h́nh như Laura trông có vẻ mất kiên nhẫn. Nàng nh́n vào người chụp h́nh (ai là kẻ chụp h́nh nhỉ?) như thể muốn hỏi tại sao khi không anh ta lại ngừng chụp bức h́nh đó. Cô ta h́nh như muốn được giải thích.

 

 

*   *   *

 

Vào tháng Chín, đúng như Francois tiên đoán, ông tướng Hmong chiếm lại được Cánh đồng Chum. Hai tháng sau đó hai người bước lên một cái máy bay Beechgraft hai động cơ, do một phi công dân thương măi Mỹ lái, đến Wattay thuộc Vientiane họ chuyển sang chiếc Pilatus Porter tại cái phi đạo bằng đá nện ở đó. Không xảy ra một vấn đề nào như Henry đă tiên liệu. Khi ở Saigon, nơi Francois đă trả tiên người phi công bằng một cái phong b́ nhỏ để gửi đường hàng không làm bằng thứ giấy chất lượng cao, Henry được giới thiệu là một kư giả, c̣n Francois là thông dịch viên của anh. Tại Vientian Francois lại trao đổi một cái phong b́ nữa, lần này phong b́ đựng đầy đô-la Mỹ, với một phi công Thái PARU tên là Pornchai là người lái máy bay tái tiếp tế đều đặn cho tỉnh Xiêng Khoảng. Henry và Francois là hai hành khách duy nhất ngồi trên máy bay.; những chiếc ghế phía sau đă được tháo ra và rời đil ấy chỗ chở những bao tải trên có đóng dấu U.S. ARMY. Henry đoán chừng những bao màu nâu này nhồi đầy đạn dược, hay có thể là bông g̣n quấn che những bánh thuốc phiện; nhưng anh đă ngạc nhiên khi nh́n thấy, qua một lằn rách nhỏ trên một bao b́, tuôn ra những hạt gạo Á châu tṛn chịa, rải rác, cứ dăm hạt một mỗi khi phi cơ liệng nghiêng và chúi xuống trong những đám mây trắng giăng giăng.

 

   Thành phố lập tức bị ch́m dưới lớp rừng già bao phủ, chỉ c̣n thấy những mái chùa lấp loáng vàng rực hiện ra trên những ngọn đồi nhung đen. Trong khoảng thời gian ngắn của chuyến bay phần lớn Henry đưa mắt nh́n xuống những ngọn đồi và gịng sông ngoằn ngoèo lấp lánh bạc, và rồi, ngay trước khi máy bay đáp xuống, gịng sông bị bỏ lại sau lưng và mặt đất màu xám nhạt cứ từng giải lớn dần lớn dần hiện ra.

 

   Nhiều vùng đồi đă được khai quang; những hố bom rộng ngoác chia cắt những khoảnh đồi phẳng phiu, nay nh́n qua những cái cửa tṛn nhỏ của máy bay, trông giống như những công tŕnh xây cất ùn lại và bị bỏ hoang.

 

   “Cầu xin đức mẹ.”

 

   Henry nghe vậy hoảng lên. “Ǵ vậy?”

 

   Francois dơ tay chỉ vào một ngọn núi màu xỉn mờ mờ hiện ra phía bên phải hai người, sườn phía tây ngọn núi tua tủa những thân cây đen x́. “Thấy không? Trước đây tất cả đều xanh tươi.”

 

   Henry cố dấu cảm tưởng ḿnh vừa như thoát nạn: không có ai bắn vào hai người và cái máy bay không có ǵ trục trặc cả. “Kể từ hồi ông ở đây cách nay đă bao lâu rồi?”

 

   “Ba năm,” Francois nói, hơi ngờ ngợ. “Không tới ba năm.”

 

   Henry đang định nói điều ǵ đó để chia xẻ khi máy bay bất thần hạ thấp và lướt qua trên ngọn hàng cây; Henry nhắm mắt lại thay v́ nói, và tập trung hết sự chú ư để khỏi ói mửa. Anh ta nghĩ đây chính là điều ḿnh muốn mà, và Thượng đế đang cho ḿnh đấy: giờ th́ ḿnh sẽ bỏ mạng  ở nơi cách xa nhà hàng ngàn dặm, ở cái nuớc Lào này. Nhưng đó chỉ là một cảm giác thôi’ và đó không phải là một sự ngạc nhiên khi bánh xe máy bay đụng xuống giải đất phi đạo và bắt đầu chạy lạng phải lạng trái hồi lâu. Henry mở mắt nh́n Francois  đang chăm chú nh́n qua cửa số máy bay.

 

   “Tôi đă biết trước nhưng anh không biết đâu. Cho đến khi tận mắt anh thấy.”

 

   “Tôi nghĩ ḿnh tưởng đă toi mạng rồi,” Henry nói cụt ngủn.

 

   Francois ghê tởm nh́n anh ta. “Chúng ta không ở trong một sự nguy hiểm nào cả.”

 

   V́ lúc năy nhắm mắt nên cái thoáng nh́n đầu tiên của anh về căn cứ là từ một phi đạo. Dọc theo hai b́a hai phía đông và nam căn cứ là những căn lều văn pḥng dă chiến, và phía sau lưng những văn pḥng này là những đống đổ nát của thành phố. Henry vừa nh́n thấy những bức tường đứng trơ trọi của những ṭa nhà không mái, hàng đống cột kèo, vỏ cái xe tăng của đối phương bỏ lại. Một tài xế dân địa phương đang hút thuốc đứng chờ hai người trên một phi đạo. Trước mắt họ duy nhất chỉ có một sinh vật là một sĩ quan Thái mặc đồ trân và đeo kính râm: anh ta không ra hiệu cho hai người nhưng cứ đứng tuyệt đối không nhúc nhích tại một trong những căn lều, quan sát hai người đi về phía cái xe Jeep trống.

 

   “Anh có nh́n thấy cái hố mả mẹ to kềnh trên mặt đất không? Phía Tây Bắc đó?”

 

   Henry lắc đầu, nhưng h́nh như Francois chỉ nói với chính ḿnh chứ không phải với ai.

 

   “Tôi đă tưởng tượng – tưởng tượng cái ǵ nhỉ? Tôi đă tưởng tượng ra một cái ǵ đó khác hẳn.”

 

 

*   *   *

 

Ra khỏi Xiêng Khoảng được chừng một giờ, người tài xế đột nhiên dừng xe trên đường.

 

   “Nó muốn ḿnh xuống xe ở đây,” Francois nói. Mặt trời giờ này đang vào lúc gay gắt nhất phía trên chiếc xe Jeep; ở phía bên tay trái họ là một cánh đồng êm đềm trải dài măi tận chân những ngọn đồi lân cận. Người tài xế lao mũi xe phóng lên thẳng phía trước ở khúc con đường bỗng quặt về hướng tây, tạo nên một lằn ngoằng ngoèo mầu nâu ngang qua thung lũng. Có một khối h́nh chữ nhật nhỏ xíu đang di chuyển dọc trên lằn đường tiến về phía hai người.

 

   “Cái ǵ đó?” Henry hỏi.

 

   “Một cái xe tải,” Francois nói.

 

   “Nhưng là của ai?”

 

   Francois nhún vai.

 

   “Nhưng chẳng phải là của đối phương chứ?”

 

   Theo gợi ư của Francois, Henry mang theo một khẩu .45 đă mua trong một tiệm ở Bangkok nằm phía sau một ngôi chùa được biết là chợ bán bùa chú. Sau khi mua xong vũ khí của bạn rồi, người chủ tiệm hướng dẫn bạn tới chợ, ở đó anh có thể chọn mua một tượng Phật bằng đồng hay bằng xứ để đeo quanh cổ.

 

   Cũng như cái bùa đeo trước ngực, khẩu súng cũng là một phù phép đối với Henry. Anh ta tuyệt đối không có ư định sẽ bắn khẩu súng, chắc chắn không bắn vào một người lính thuộc phe Pathet Lào. (Khả năng có quân Bắc Vịệt trong vùng nói chung bị Francois loại bỏ đêm trước khi lên đường ở thủ đô Vientiane khi hai người ngồi trong một quán cà phê uống  lao-lao là món đồ uống “cường lực du khách”, ngắm nghía vầng thái dương đỏ nhừ lặn giữa những tàu lá dừa đâm chĩa ra.)

 

   Giờ đây khi thấy cái xe tải không biết là của phe nào đang ḅ như môt côn trùng có nọc độc trên cảnh trí này Henry không mấy tin vào nhận định đêm trước của Francois. Người tài xế nói với Francois cái ǵ đó.

 

   “Ces sont tes frères,” (Bọn anh em máu mủ ruột thịt của anh đấy, một cách nói mỉa mai, ĐTĐ) Francois nói. Ông ta có thói quen cho rằng việc tiết lộ quốc tịch của bất kỳ ai là bất tiện. Mắt nhấp nháy nh́n cái xe tải, Henry không biết tại sao người tài xế lại biết được đó là xe Mỹ. Chưa nghe được tiếng máy xe; chỉ có tiếng chim hót vang trên đồng không. Hoa dại rung rẩy phất phơ trong những kè phiến đá tách đôi ngay phía trước mặt họ, tạo thành một hẻm núi khô cằn. Người tài xế chỉ trỏ dải đường chồm lên đồi băng qua hẻm núi, bằng một điệu bộ địa phương nói lên sự khẩn cấp:cánh tay duỗi thẳng phía trước, ngón tay vẫy vẫy, ḷng bàn tay úp xuống.

 

   “Con đường không đủ rộng cho cả hai xe.,” Francois giải thhích. “Tên tài xế không muốn phải dạt xe khỏi đường.”

 

   “Nhưng chúng ta sẽ làm ǵ?”

 

   “Đó là một ngả khác dẫn tới bản làng,” Francois nói.

 

   “Anh nhớ đường chứ?”

 

   “Tôi tin nó.”

 

   Người tài xế chờ, một bàn tay rung rung trên cần sang số. Francois đưa cho hắn hai tờ giấy bạc và xuống xe.

 

   Henry ngần ngừ, tay trái vẫn để trên cái xe Jeep. “Nó có quay lại đón tụi ḿnh không?”

 

   Francois gật đầu nhẹ, quay đi, và băng ngang qua con đường dẫn vào lối ṃn. Không c̣n biết phải hỏi ǵ nữa. Henry miễn cưỡng bước theo.

 

*   *   *

 

Thay v́ nói cho quí vị rơ chuyện ǵ xảy ra sau đó, tôi xin đính kèm theo đây một cảnh – cảnh gây cấn nhất – trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Henry, quyển Người Quan Sát Chim. Có lẽ cảnh này rất quen thuộc đối với quí vị,  nhưng thật quan trọng quí vị phải nhớ những chi tiết đúng y chang như vậy. Henry đă cảnh báo tôi đừng có học lịch sử qua sách vở, nhưng ông ta lại quên rằng sách vở lại thường là những phương tiện sẵn có để sử dụng. Có một lần tôi hỏi cha của Katie bạn tôi là một người lính thủy quân lục chiến là như thế nào, nhưng ông bố của Katie bảo tôi rằng chiến tranh Việt Nam chẳng phải là một thứ đem ra nói trong bữa ăn tối. Năm ngoái khi lên lớp mười một chúng tôi đă tưởng được nghe nói về cuộc chiến ấy trong giờ Sử Mỹ, nhưng tiết học đó lại được sắp xếp vào cuối năm cho nên chúng tôi chẳng được nghe.

 

   Tôi không thấy được tại sao chúng tôi lại không t́m hiểu về những thứ đó từ Henry – hay từ những quyển sách của Henry – v́ rằng ông ta đă giải thích trong những bài luận văn của ông rằng cảnh thổ, nhân vật, và cốt truyện của quyển Người Quan Sát Chim hầu như giống hệt với những thứ ông ta đă kinh nghiệm vào tháng Chạp năm 1969 ở Lào. Đoạn truyện dưới đây bắt đầu từ trang hai trăm mười hai bản in b́a mỏng (bản có cái b́a màu xanh và cái bóng màu đen của một đứa bé trai}:

 

Francois nh́n ra thằng bé con Hmong trước George. Thằng nhóc đang đứng giữa lối ṃn, mặc quần áo nông dân màu đen vai đeo khẩu súng trường. Người nó chỉ bằng cỡ  một đứa trẻ mười một tuổi, nhưng dáng dấp lại như của một kẻ gấp đôi tuổi đó, với cái bụng lép xẹp, cứng, hai  cánh tay và cặp gị gầy guộc, và một cái đầu to tướng. Tay trái nó cầm một ṿng dây thép rỉ sâu hai con chim đă chết lông lốm đốm đen trắng treo lủng lẳng chân được buộc vào ṿng dây thép đầu chim chúc xuống đất.

 

 Francois nói với thằng bé bằng thổ ngữ của nó. George nghe tiếng cái xe tải đang tiến mỗi lúc môt gần thêm, anh ta nghe được cả tiếng máy xe rú. Rồi âm thanh ngưng bặt và anh ta nghe thấy tiếng chim. - chúng trốn lánh đứa bé đi săn trong đám cỏ. George biết rất rơ phía dưới đám cỏ lau chạy dọc theo con đường ṃn những loại vũ khí đạn dược nào được dấu bên dưới – đạn đại bác, phốt pho trắng, bom chum do Mỹ chế tạo dân địa phương kêu là bom bi.

 

“Nó muốn làm hướng dẫn viên cho ḿnh,” Francois nói. “Nó nhớ ra tôi.”

 

“Ông từ chối?”Thằng nhóc đứng thẳng lên trong đám cỏ, ngực kiêu hănh ưỡn ra. George mỉm cười với  nó; anh ta nghĩ bụng hai người có thể dùng một người hướng dẫn là dân địa phương.

 

“Nhưng nó không có th́ giờ,” Francois gằn giọng. “Nó nói nó săn đă ba tiếng đồng hồ rồi, nh́n đấy, đó là tất cả những ǵ nó kiếm được.”

 

Hai người đi bộ trong rừng một giờ bên dưới những thân cây chĩa nhánh, không gặp một ai. Sự việc anh ta không biết là cái xe tải đă đi qua khiến George quay cổ nh́n lại phía sau dù rằng hai người không c̣n ở trên mặt đường nữa. Anh ta cũng bắt đầu cảnh giác bên phía trái ḿnh có nước ǵ đó, và rồi nh́n  thấy một cặp trâu trầm ḿnh trong bùn, mắt ngướng lên. Con đường ṃn mềm dần, cho đến khi hai người đi đến một lùm cây non chẳng biết là loại ǵ, thân mảnh mọc chếch lên từ mặt đất. Cái ao phía bên  trái họ hầu như đứng lặng, trên mặt phủ một lớp bụi mỏng. Trên những mảng bóng râm nhất ở phía bên kia bờ ao có ba phụ nữ bộ tộc đứng bất động, quanh họ là đồ giặt. Váy họ đang mặc một nửa phồng gió, phùng ph́nh trên mặt nước, với những quần áo đang giặt.

 

 Francois cất tiếng chào và những phụ nữ này cười khúc khích.  Cả một khoảng rừng h́nh như bắt đầu chuyển động, như đang đong đưa trên vơng: đó là một ảo ảnh tạo nên bởi làn gió nhẹ trong cây cối, tiếng vỗ nước bành bạch, và tiếng côn trùng rỉ rả. Khi lá cây rung rinh chuyển động, những đốm nắng sáng rỡ chen chúc trên mặt đất cát.

 

 Một tiếng động sột soạt ngay sau lưng George khiến anh ta lạng người đi: một khoảnh lá cây vén ra, bộ đồ đen, một cái thùng tṛn đen nằm trong cỏ hiện ra. Anh ta nghe thấy một tiếng súng nổ: anh rút súng thật lẹ, lẹ hơn bất kỳ lần nào trước đây anh rút súng và nổ súng và chỉ một giây sự việc chấm dứt; một vật mềm mềm rít lên, đổ xập trong cỏ.

 

 Người  bạn đứng bên anh không hề hấn ǵ, tay không cầm súng. Anh mơ hồ nghe thấy tiếng những người đàn bà tay đập nước, miệng kêu ré lên. George kéo mạnh Francois khỏi con đường, chạy xuống bụi gai và cỏ sắc.

 

 “Bọn chúng!” giọng anh ta lạc đi. Nhưng Francois nhảy vút qua mặt  đường. George choáng váng và đột nhiên từ đâu bỗng xuất hiện cả một đoàn quân muỗi bay ào lên từ bụi cỏ gai ùa vào tay áo, tóc, tai anh ta và bay lên mi mắt và tay anh.

 

 “Francois,” anh nói. “Francois,” nhưng Francois giờ đây đứng sững như một tấm bia bằng giấy. Anh ta chờ một tiếng súng nổ nhưng chẳng có tiếng súng nổ. Măi cho tới khi những người đàn bà đến gần hai người – trên hai cánh tay họ ôm đầy quần áo ướt, những cái cẳng màu nâu của họ ướt nước, và những mớ tóc dài ướt sũng của họ quấn lại  phía sau lưng – Francois quỳ gối xuống, rồi gục mặt , quỳ phủ phục trước những người đàn bà, hai tay chắp lại để trên trán. Một phụ nữ khóc gào lên, tiếng khóc gào dài dặc, nhẫn nhục. Những phụ nữ khác cùng làm theo bà ta.

 

Từ chỗ đứng trong đám cỏ, George giương mắt nh́n cái nghi lễ kỳ cục. Anh ta không thể nh́n thấy người đàn ông – bị thương hay bị giết chết? – trong đám cỏ phía sau lưng Francois. Không nghe có tiếng súng nổ nào nữa. Thật thận trọng anh ta đưa tay lên đằng sau gáy ḿnh và sờ thấy xác những  côn trùng dập nát, anh lau bàn tay dính máu ḿnh lên ống quần. Francois thôi qú phủ phục và  đứng thẳng lên.

 

 “Ra đây,” ông ta nói bằng tiếng Pháp. “Mày vừa giết chết một đứa trẻ.”

 

 

Henry nói rằng một quyển tiểu thuyết là một bức thư ta viết cho một người nào đó ḿnh không biết; hay một người nào đó ḿnh có biết nhưng người ấy đă tách xa ḿnh v́ bất cứ một lư do nào đó. Quyển tiểu thuyết đầu tiên của Henry là để tưởng nhớ Billy Colemean. Ông ta viết Binh Nh́ Johnson trong khi ở Oxford và đem bán cho một nhà xuất bản nhỏ trên chuyến trở về New York. Ông thuê một căn chung cư ở gần khuôn viên đại học trước đây ông theo học, giữa đương số 103 và đường Amsterdam. Ông kiếm được một chân kiểm tra bài vở trước khi đem in làm ca hai ở một tạp chí thương mại; ông đến sở làm lúc ba giờ chiều và thường măi tới hai hay ba giờ sáng mới rời văn pḥng về nhà. Giờ giấc làm việc này rất thích hợp với Henry, có cả buổi sáng dành cho việc viết quyển Người Quan Sát Chim.

 

   Trong khi ông ta khổ sở trên ba năm trời trong việc viết quyển sách đầu tay, không biết bao lần bắt đầu và thỏa hiệp không kết quả, quyển Người Quan Sát Chim h́nh như tuôn ra từ ông ta không cần phải cố gắng chút nào. Sáng tinh sương là ông di chuyển từ giường ngủ sang bàn giấy, như thể di chuyển vào một giấc mơ khác. Ông nghe thấy tiếng xe tải chạy ầm ầm ngoài đường phố và tiếng những thùng ton-nô chứa rượu vang được chuyển lên phía tầng trên; những con chim bồ câu đi tuần hành trên bệ cửa sổ với tiếng gù bí ẩn của chúng, như thể muốn nói rằng ẩn dấu bên dưới cái thế giới cuộc sống hàng ngày huyên náo có sự ẩn mật và ư nghĩa. Vào khoảng gần trưa ông ta đi bộ đến tiệm bán đồ ăn để mua một cái sandwich kẹp trứng, ông ta vừa đứng ăn ngay tại quầy vừa đọc tờ The York Post. Ông rất hào hứng t́m đọc những tin tức quan trọng; ông muốn đọc những tin về các vụ sát nhân; đến đứng gần những người di dân lái tắc-xi; hít ngửi mùi đồ ăn lạ và quan sát từ cửa sổ pḥng ḿnh những thiếu nữ nói tiếng Tây-Ban-Nha đẩy xe chở con. Ông ta yêu thích cách họ phục sức, ngay cả vào buổi sáng cũng mặc quần cụt chẽn mùa hè và đeo những món trang sức rẻ tiền, chân đi giầy đế mỏng, và mớ tóc họ được kết và sức dầu bóng kỹ càng.  Ông ta yêu mến khu phố ông ở, nơi mọi thứ có tất cả cái hứa hẹn cho một câu chuyện mai mốt ông sẽ thử viết.

 

   Quí vị, Quí Ông hay Quí Bà, sẽ nhớ điều ǵ đă xảy ra khi quyển Người  Quan Sát Chim được xuất bản năm 1975, bởi đấy chính là năm quí vị mướn Henry dạy học ở trường quí vị. Sự đáp ứng đối với quyển sách thật tuyệt vời. Henry hầu như đến đọc tác phẩm ở hầu hết mọi khuôn viên đại học ở Mỹ. Ông cũng đọc tác phẩm của ḿnh trong những buổi gặp mặt độc giả ở các tiệm sách và quán cà phê, thu hút nguời nghe tựa như một ca sĩ dân ca. Những buổi đọc văn của ông khởi hứng cho những cuộc thảo luận và tranh luận; đă có một lần nhà họat động và là cựu t́nh nguyện viên của IVS tên Fred Branfmann cũng đến dự và bắt tay Henry. Henry cũng bắt đầu mở rộng việc cuồng nhiệt theo đuổi những phụ nữ trẻ sính văn chương, rất nhiều bà trong đám họ đă nói với ông ta rằng sách của ông đă làm họ khóc, một vài bà c̣n dầm dề hạt lệ ngay trước mặt ông ta, và hầu như tất cả các bà đều muốn giúp đỡ ông hàn gắn vết thương ḷng.

 

   Trong những bức thư gửi cho tôi, Henry chỉ nhận rằng ông chẳng quan tâm về sự chú ư này. Tôi đă muốn biết thêm: (tóc các bà ấy trông thế nào? Y phục và vú vê họ? Họ có mặc quần lót dưới váy không, hay phải chăng x́-líp đă là chuyện xưa rồi? Henry đă đi cùng họ tới nơi nào – và, một cách thật chính xác, chuyện đó xảy ra như thế nào? Có phải vào những năm 70 ông làm nhiều tṛ  khác với chúng tôi thời nay?) Nhưng trong những bức thư của Henry cũng như khi, ông chớp nhoáng bỏ qua những chi tiết này, trong một buổi đọc văn ở một tiệm cà phê ở Berkeley, vào mùa xuân năm 1976.

 

   Henry đă khởi đầu đọc cái chương (bản của chính ông ta rành rành ra đấy) lên đến đỉnh điểm ở cái bản làng Hmong, rồi nhướng mắt lên – những phụ nữ nghĩ, “Đâu có phải lỗi anh ta! Chúng tôi tha lỗi cho anh! Để em tha lỗi cho anh!” – và nh́n thấy nàng đứng nhích vào bên trong cái cửa ra vào. Cô ta mặc một cái áo trắng mỏng và quần jeans, và mặc dù bấy giờ là buổi tối, nàng  vẫn c̣n để căp kinh râm cài hếch trên trán. Nàng quàng chéo hai tay trên vai và lắng nghe, và Henry đọc cho nàng nghe. Khi ông ấy ngừng đọc, cô ta khóc, giống như rất nhiều người khác trong đám thính giả.

 

   Henry đă kư tên xong trên hai hay ba chục ấn bản rồi nàng mới có thể tiến vào phía cửa pḥng.

 

   “Hi,” Laura nói.

 

   “Hi,” Ông ta đă tưởng tượng về một chuyện tương tự như thế này, nhưng giờ đây chuyện đó đang xảy ra, ông lại cảm thấy hổ thẹn về đầu  óc ưa tưởng tượng của ḿnh.

 

   “Anh không biết là em –“

 

   “Ừ,”

 

   “Hiện em c̣n ở chỗ cũ?”

 

   “Ô, trời đất, không,” cô ta nói. “Em có một căn chung cư trong thành phố này. Hiện em đang theo chương tŕnh  cao học.”

   “Văn chương?”

 

   “Lịch sử Nghê thuật. Em đang viết cái luận án.”

 

   “Về ǵ? Ông ta sợ nếu ḿnh ngưng hỏi th́ cô ta có thể biến đi.

 

   “Paul Klee. Anh có –“

 

   “Chỉ tối nay thôi,” Henry nói. “Mai anh sẽ đi Los Angeles, nhưng nếu –“

 

   “Em chờ được mà.”

 

   “Chỉ một phút thôi là xong.”

 

   “Bao lâu cũng được,” Laura nói. “Không sao đâu – em vừa mới –“cô ta khoát tay về phía cửa, vô t́nh quơ lọn tóc của ḿnh giữa những ngón tay. Tóc cô màu nâu đậm, gần như đen, lăn tăn, ngược thời thượng. Mái tóc thật mềm mại, ông ta có thể cảm thấy thế dù không sờ tay vào. Cô ta đang cầm quyển sách ông là tác giả, dọc gáy quyển sách đă sờn cũ.

 

   “Anh có thể viết ǵ đó trên quyển sách được không?”

 

   “Được chứ,”

 

   Nhưng ông ta khám phá ra rằng không biết ḿnh muốn viết ǵ nữa. Ông chọn cách lăng ba vi bộ bông đùa trí trá:

 

   “Anh nhớ em. Yêu em, Henry”

 

   Sau buổi đọc văn, hai người đi về căn chung cư của Laura. Căn chung cư nóng hầm hập v́ để máy sưởi quá cao và sực mùi cây xanh. Giờ đây chỉ có hai người với nhau ông ta có thể ngắm cô kỹ hơn; da dẻ cô xạm nắng hơn theo như ông nhớ, môi cô đầy đặn hơn và đậm màu hơn.  Trên mặt cô ta có nét buồn bă – ông không tự nịnh ḿnh khi nghĩ rằng điều này chẳng liên can ǵ đến ông – nhưng cô ta đă già đi kể từ lần sau cùng ông gặp cô; cái chất thiếu nữ tỉnh bơ  nay đă được thay thế bằng sự tự tin, hay sự bất toại nguyện.

 

   “Lapsang Souchang, hay bạc hà?”

 

   “Em cho uống ǵ cũng được.

 

   Laura cười mỉm. “Thôi uống bạc hà đi.” Cô ta dùng những lá bạc hà nguyên chất và một cái lọc. Cô khéo léo cầm cái lọc bên tay phải và dùng tay trái đổ nước vào; ông ta quên khuấy rằng cô ta thuận tay trái.

 

   “Pḥng đẹp lắm,” Henry nói. “Thực hả. Anh th́ chẳng nên có cây cối, v́ cứ quên tưới cây hoài, nhưng cây cối vẫn thật xanh tốt. Ḿnh phải tưới tắm cho chúng chứ – thế em có bạn ở chung pḥng không?” Câu hỏi nghe như có vẻ ông ta dọ thám. Mà ông đang dọ thám thực.

 

   Cô ta lắc đầu. “Trước đây em có ở chung với một người, nhưng nay th́ thôi rồi.”

 

   Ông ta nghĩ đến tên Bolovian.

 

   “Em có thể hỏi anh điều này được không?”

 

   Henry gật đầu. Ông ta cảm thấy ḿnh sắp hắt x́.

 

   “Hết tối này qua tối nọ cứ phải đọc văn như thế có gay không?”

 

   “Chỉ hơi buồn chán.”

 

   “Nhưng em có ư nói là, khi anh đọc ra anh có thấy ḿnh lại trải qua cái kinh nghiệm đó một lần nữa không?

 

   Henry không thể t́m ra câu trả lời đúng. Ông ta vă mồ hôi và cố đừng hắt hơi. Nhưng cơn hắt hơi cứ cuồn cuộn tới, một cơn giông băo trong mũi. Ông cảm thấy việc ḿnh đón nhân nó như khối sắt treo bằng sợi tóc. Cô ta trao cho ông một cái chén bằng xứ không quai thật nóng. Cặp mắt nâu của cô chăm chú nh́n ông, chờ đợi câu trả lời.

 

   Henry hắt hơi. Chén trà sóng ra, hoen ra vải cái sô-fa.

 

   “Tội chưa,” Laura nói. Giọng cô ta thành thực lo lắng.

 

   Thôi rồi, Henry nghĩ, ḿnh làm hư chuyện hết rồi. “Anh thật t́nh xin lỗi,” ông nói. Cô ta đang đứng phía dưới ngọn đèn trong bếp.

 

   “Đến đây đi,” Laura nói. “Lẹ lên.”

 

   “Em có giấy lau chén bát, hay  ǵ đó cũng được, không?”

 

   “Đừng có ngốc thế.”

 

   Giây lâu sau ông mới biết được rằng cô ta thực sự lo ngại về bàn tay ḿnh. “Xả tay dưới ṿi nước đi,” cô nói. “Đây.”

 

   “Ồ, anh không sao đâu,” Henry nói. “Thực đấy.”

 

   Nhưng hai người đang đứng bên nhau trong bếp, cái bếp chỉ đủ chỗ cho một người đứng. Đùi trái ông ta kè sát hông Laura và cô đang cầm tay ông dưới ṿi nước, mắt xem xét chỗ bàn tay ông bị phỏng. Cô ta cũng chẳng biết hiện ḿnh đang làm ǵ nữa. Mặt ông kề sát tóc cô, tóc thoảng mùi khói.  Có phải cô đă ngồi trên sàn nhà với một người nào đó trước ḷ sưởi? Với anh chàng người Bolovia? H́nh như vậy. Chẳng phải v́ Laura không ở với hắn không có nghĩa là chẳng có ǵ. Điều đó chỉ có nghĩa là cô ta sống độc lập – lại thêm một phẩm chất tốt nữa. Ông ta không thể chịu nổi tất cả những phẩm chất tốt của cô ấy.

 

   “Theo bà em nói th́ anh phải bôi bơ lên chỗ bỏng.”

 

   “Sao cơ?”

 

   “Nhưng em lại chẳng có chút bơ nào.”

 

   Laura là người ăn chay. Đó là cả một thế giới những thứ lỉnh kỉnh như – đậu hạt, glutten (hỗn hợp protein gliadin và glutenin,ĐTĐ), rau cải kale – mà anh ta mù tịt chẳng biết ǵ. Thế tên người Bolovia có thể biết ǵ về những món này không? Rất có thể hắn giả đ̣ ngồi ăn những món này với cô ta và rồi về nhà lại đớp steak fajita. Cũng có thể hắn ta c̣n có một đào khác nữa ở nhà – cô này nấu ăn cho hắn. Nếu quả đúng như thế th́ Henry sẽ giết hắn. Anh ta bâng khuâng tự hỏi liệu có cách nào thật hay để báo động cho Laura biết những nguy khốn của hoàn cảnh cô ấy không.

 

   “Có đau không?”

 

   “Không.”

 

   Cô ta tắt ṿi nước và thả tay anh ra.

 

   “Em đoán là có đau chút đỉnh.”

 

   “Anh có nghĩ cần đi nhà thương cấp cứu ---?”

 

   “”Không,” anh ta nói nhanh. “Anh không sao cả. Em uống trà đi – trừ phi – có thể làm mệt. Em có mệt không?”

 

   Laura lắc đầu. Cô ta nâng bàn tay anh lên môi, trong khi vẫn nh́n anh đang ngó ḿnh, đưa những ngón tay anh vào miệng. Anh ta ngạc nhiên v́ nghe tiếng rên rỉ nhè nhẹ như thể từ chính anh phát ra. Lưỡi cô ta chạy ṿng ṿng trên những ngón tay anh; Laura kéo chúng ra khỏi miệng và thổi nhè nhẹ.

 

   “Làm vậy có đau không?”

 

   “Không!”

 

   Cô ta cười lớn. “Em không mệt,” cô ta nói. “Nhưng em nghĩ ḿnh phải chờ tí nữa.”

 

   Cô ta muốn chờ. Điều đó có nghĩa là có một cái ǵ đó hai người đang chờ đợi. Cả đời chưa bao giờ anh ta sung sướng như vậy.

 

   “Cám ơn em.”

 

   “Về cái ǵ chứ?”

 

   “Thôi th́ cứ cám ơn,” anh ta nói.

 

   Căn pḥng ŕ rào tiếng cái  máy sưởi, không khí tối mờ. Anh ta cảm thấy mọi thứ kể cả cái ghế sô pha và thảm lót màu xanh lá cây và những chiếc chén uống trà Nhật, đang thở. Một con mèo lông xám bước lang thang vẩn vơ từ pḥng ngủ và đến cọ ḿnh giữa cẳng hai ngưới.

 

   “Con Petra đấy,” Laura nói.

 

   Henry qú xuống . “Hi, Petra.”

 

   “Chào Henry đi,” Laura bảo con mèo. “Ông ấy xa nhà lâu thật là lâu.”

 

 

*   *   *

 

 

Lẽ ra hai người phải đắn đo suy nghĩ. Cũng giống như việc vị giảng viên có thể sẽ bảo học sinh của ḿnh trong lớp Vệ Sinh rằng: trong cái hừng khí của khoảnh khắc, có lẽ anh/chị sẽ quên khuấy đi mất. Laura chẳng chần chờ cùng với Henry dọn nhà về New York City. Trong căn chung cư đường số 103, hai người bắt đầu ăn chay và ngủ trên sàn. Laura kiếm được một công việc làm nhân viên lễ tân ở Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Trung Ương, nơi cô có thể gần gũi tranh của Klee.  Vào bữa trưa cô ta có thể đem bọc đồ ăn chay ra ngồi trên bậc thềm ăn với những cô gái khác, ở đó họ có thể ngồi ăn, hút thuốc và chọc phá những du khách đang mua hot dogs và chụp h́nh kỷ niệm, tóc tai các du khách cứ dựng đứng lên trong gió trông như những cái cánh chim nhỏ.

 

   Laura bảo mấy cô ở bàn lễ tân rằng người bạn trai của cô là một nhà văn. Cô cũng nói với họ là ḿnh chỉ  có thể về nhà  sau sáu giờ chiều (dù rằng ca làm việc của cô chấm dứt lúc ba giờ} v́ Henry đang làm việc. Các cô gái tỏ ra thông cảm nhưng vẫn nói thế th́ khiếp quá, và Laura chỉnh họ liền: cô nói ḿnh kính trọng cái Henry đang cố gắng thực hiện. Cái Henry đang cố gắng làm là viết một quyển sách về Laura.  Quyển đó sẽ có nhan đề là Thiếu Nữ Trên Sân Ga, và sẽ kể truyện một chàng quân nhân cứ mải mê tưởng tượng về người bạn gái của ḿnh, suốt cho tới chi tiết cuối cùng là, thay v́ cô ta đứng trên sân ga chờ chuyến tàu đưa anh về ở nhà ga tỉnh họ, anh chỉ  thấy, khi anh ta đă thật sự về tới,  một lá thư Anh Thân Mến đang chờ anh ở sân ga. Nhiều năm sau người lính gặp lại cô gái trong một tiệm tạp hóa, và rất sốc bởi sự khác biệt giữa điều anh bao lâu tưởng tượng so với người phụ nữ đang đứng trước mặt anh. Lúc đó anh ta đang giận dữ lư sự một chiều với một thiếu nữ bận đồ tắm vải kẻ ô, tóc cắt ngang trán, và người phụ nữ anh gặp lại là một người có nghề chuyên môn ngoài hai mươi đi với chồng và một đứa con nhỏ. Họ bắt đầu một cuộc t́nh vụng trôm, và kết quả là cô ta bỏ chồng để đi theo người lính.  Mối liên hệ của họ có tốt đẹp hay không – cho tới giờ Henry vẫn chẳng biết ǵ. Henry bảo Laura rằng nếu ḿnh biết cái kết thúc trong khi đang viết th́, trên căn bản, quyển truyện của ḿnh là phân.

 

   Laura lặng lẽ tiếp nhận ư kiến này và cố gắng không can dự ǵ tới việc làm của Henry. Sau giờ làm việc cô đến chi nhánh của Thư Viện New York viết nhựng ghi chú ngay ngắn nhưng đầu óc không tập trung về Paul Klee. Laura thường ngẩng nh́n những khung cửa số cao màu xanh của pḥng đọc sách, là nơi không chừng những thiên thần trong bức Angelus Novus của Klee có thể hiện ra lúc nào chẳng hay. Cô có thể nh́n thấy vị thiên thần nam này đập cánh điên cuồng vào cửa kính giống như thứ thiên thần Gabriel kiểu mới, giáng xuống quá đột ngột đến nỗi chính ông ta cũng phải ngạc nhiên.

 

   Dĩ nhiên rất có thể kết cục là hai người có con với nhau. Cô ta có thể tưởng tượng ra  cái h́nh ảnh trước đây của Henry tính khí sẽ chẳng tùy thuộc vào số trang đẵ viết được trong ngày, sẽ là kẻ đem đứa bé ra công viên ngâm thơ cho nó nghe; kẻ viết những quyển tiểu thuyết trong mua hè. Mặc dù hai người không nói về cái công việc dạy học mới của Henry vào mùa thu – chuyện này chưa chính thức – Laura không thể thấy giờ đây làm sao hai người có thể sống cách xa nhau được.

 

   Tính khí lúc vui của Henry thật tuyệt vời. Hai người sẽ cùng nấu ăn và thường đem khay đồ ăn  ra ngoài lối thóat khẩn cấp khi nhà cháy, để mặc ngọn nến chưa dập tắt gắn trên bậu cửa sổ. Sau khi đă ăn xong món bánh đậu nành (tempeh) hay cải Tàu (bok choi), họ sẽ nghe những đĩa nhạc của Laura, và thi thoảng Henry đọc to văn ḿnh cho Laura nghe. Nếu hai người có sẵn rượu vang, họ sẽ uống, lúc đầu chỉ định uống chơi chút đỉnh thôi nhưng cuối cùng lại làm hết cả chai.  Sau đó họ sẽ làm t́nh từng hồi từng hồi, khi ngừng làm t́nh họ sẽ nói chuyện hoặc vuốt ve nhau. Sau đấy họ lại thấy đói bụng, hai người thích trở dậy và đi ra phố, nửa đêm đường phố hăy c̣n nồng nực, đi ngang qua những cặp ngồi trên những bực thềm và những chiếc máy thu thanh  đang phát ra những bản merengue nhè nhẹ và những bản t́nh ca ḥa quyện vào nhau qua những những khoảnh khắc ngắn ngủi nhất, tới tiệm deli mở cửa suốt đêm trên đường Broadway, tại đó hai người chẳng c̣n chay tịnh ǵ nữa, mua  đồ ăn  và một b́nh sữa đông lạnh.

 

   Laura tự cho phép ḿnh quên đi những ngày không ra ǵ. Khi Henry không vui, anh ta trở thành lầm lỳ mắt ngó cô như thể cô là một người nào, đó một kẻ lạ lẫm, như thể nh́n thấy h́nh dáng người đứng đó nhưng chẳng biết người đó là ai.

   “Anh không sao chứ?” cô sẽ hỏi anh ta.

 

   “Ừ,” (giọng trách móc, như thể câu hỏi vừa rồi chẳng những cọc cằn mà c̣n là ngu xuẩn nữa.)

 

   “Anh h́nh như là ---“

 

   “Không.”

 

   “Em đi thư viện đây.” Cô ta sẽ đứng lại giây lâu phía sau cái máy chữ, chờ đợi một cái ǵ đó giống như một sự nh́n nhận và tự hỏi phải chăng anh ta giở tṛ với ḿnh, hay rất có thể anh ta không nghe thấy ḿnh nói ǵ. Nhưng hóa ra cả hai điều đó đều không đúng; Henry đang cố nghĩ trọn một ư. Cô nghe tiếng máy chữ vang lên giống như tiếng chim la lớn, kinh hăi. Khi anh ta xong việc anh sẽ đến ngồi vào cái ghế xoay ṿng tṛn màu đen và quay ṃng ṃng, cặp mắt thất thần ngó chăm chú vào một điểm cố định trên bức tường phía sau cô ta (chỗ Laura đă treo một bản sao bức Angelus Novus lồng kính) và nói “See you.”

 

 

*   *   *

 

 

Một buổi chiều vào tháng Tám Laura trở về nhà với bản tái hợp đồng thuê căn chung cư ở San Francisco bỏ trong ví. Lúc đó bốn giờ rưỡu. Anh ta nghe tiếng Laura ở hành lang, bỏ cái túi vải thô của cô xuống, cái túi anh ta thấy giống như cái vú con ḅ vừa bị vắt sữa. Túi đó đựng thỏi son của cô, vài mảnh khăn giấy  Kleenex cũ, những tập sách mỏng về bảo tàng viện, tập vở ghi chép của cô, bút viết, hộp kẹo thơm miệng Tic Tacs, nắp bút, và, như một lần anh ta đă khám phá thấy (đang khi đi t́m tài liệu cho một truyện ngắn) một trái nho khô. Có lẽ trái nho khô ấy vẫn c̣n nằm trong đó.

 

   “Hen?” (gọi tắt tên Henry)

 

   Hôm nay là ngày bắt đầu làm việc trễ và rồi ra cũng chẳng được việc ǵ. Nhưng anh ta đă khám phá ra ḿnh phải viết được trong những ngày không tốt đẹp, thanh lọc những ngày đó để có chỗ cho những ngày tốt đẹp và ngày tốt đẹp lại rất hiếm. Lúc này mới có bốn giờ rưỡu mà cô ta lại làm anh ngừng công việc th́ có khác nào cô ta đặt sẵn trước mặt anh ta một ngày mai không tốt đẹp. Rồi cái ngày mai không tốt đẹp đó có thể sẽ kéo dài cho đến hết cuồi tuấn, giống như khí ẩm. Và cô ta lại gọi anh bằng tên tắt Hen nữa chứ!

 

   Anh không lên tiếng trả lời. Lẽ ra anh muốn cứ tiếp tục đánh máy, nhưng khốn nỗi anh chẳng thể nào nghĩ được sẽ viết xuống cái ǵ. Anh ta quyết định chẳng thà cứ viết xuống những điều vô nghĩa  để chứng tỏ cho cô ta biết ḿnh chẳng đùa.

 

   “Hen, xin lỗi nhé. Em biết là em về sớm, nhưng anh có múôn nghe em nói cái ǵ đă xảy ra không?”

 

   “Đừng có gọi anh là Hen.”

 

   Cô ta dường như không nghe anh nói, ngồi phịch xuống cái ghế bành và duỗi hai cánh tay sau lưng ghế, cánh tay này chồng lên cánh tay kia. Hai cánh tay cô rám nắng và ở thế ba chiều không gian. Anh ta đánh máy:

 

Đôi khi mỗi khi cô ta bước vào nhà Henry cảm thấy như thể ḿnh là một kẻ đă chết và cô ta làm cho cái xác chết đó linh họat lên bằng sự có mặt của cô. Hay chỉ linh hoạt một nửa: anh là một kẻ trú ngụ nhợt nhạt và thống thiết của Hầm Ăn Năn, được một thằng đốn gỗ sống nhăn đến viếng. Những cánh tay cô trông hồng hào làm sao! Trông chúng như giải thịt  nhồi tươi máu, giải này nằm nghỉ ngơi trên giải kia trên cái lưng ghế của cô.

 

   “Anh đang viết về cái ǵ đó?”

 

   “Hiện chẳng về cái ǵ cả,” nói thế nhưng anh vẫn để nguyên tờ giấy trong trục máy chữ.

 

   “Ồ này Hen. Xin lỗi anh nhé. Nhưng hăy nghe em nói chuyện ǵ đă xảy ra tên xe điện ngầm. Bởi v́ em đă không quấy rầy anh, em đă đi thư viện, và vào lúc em vừa xuống ở Bến Chính, th́ có tiếng hét ghê rợn như sau:

 

Nếu như cô lặng lẽ hiện ra, anh ta tưởng tượng rằng rất có thể cô nh́n thấy những chữ trên măt bàn máy chuyển động lên xuống mà không có anh ta, giống như một cây đàn dương cầm tự động. Tại sao lại không có máy chữ tự động nhỉ? Bời v́ hành vi viết không phải là tṛ trên sân khấu.

 

   “Hăy nghe em  nói một phút thôi,” Laura nói. “Ai cũng tưởng có một quả bom.”

 

   “Bom ǵ vậy?”

 

   “Chẳng có ǵ hết, em đoán vậy. Em nh́n thấy những cô gái chính là những kẻ khởi xướng la hét – mấy thiếu nữ ấy mà. Thiếu nữ da đen. Bọn chúng nó cười ầm lên.”

 

 

Henry tự hỏi không biết đ…một thiếu nữ da đen th́ như thế nào nhỉ. Chưa bao giờ anh ta làm chuyện đó. Liệu anh rồi ra có sống hết cả đời ḿnh mà không được biết chuyện đ…một người con gái da đen nó ra sao không?

 

   Cô ta quơ tay vồ lấy tờ giấy, điều đó hẳn phải là điều anh muốn xảy ra. Tuy Henry có chăm chú ư quan sát cô; nhưng anh ta vẫn c̣n đang ở trong trạng thái viết lách, anh đă xác quyết là khi ở trong trạng thái này th́ không phải có quy củ ǵ hết. Cô ta bắt đầu ḿm cười, và mắt cô trở thành tṛn và sáng loáng. Cô  nghẹt giọng khi đọc tới một trong những câu văn của anh – anh ta muốn biết câu đó là câu nào – và rồi giướng mắt lên. Đong đưa tờ giấy giữa ngón trỏ và ngón cái.

 

   “Không có ǵ đâu,” anh ta nói. “Đó là viết bừa đi ấy mà – bất kỳ cái ǵ th́nh ĺnh chọt vào đầu ḿnh.”

 

   “Em tưởng đó là sự giận dữ.”

 

   “Không.”

 

   “Nếu vậy th́ c̣n tệ hại hơn.”

 

   Cô đang đứng ở chỗ cao hơn anh ta; trông thật khêu gợi. Anh đă biết là nếu ḿnh t́m cách điều khiển trân căi cọ này, và để nó kết thúc ở chỗ ḿnh muốn nó kết thúc, anh sẽ phải bắt đầu chú ư, nghĩ trước ra vài nước đi. “Anh  đang có một ngày không tốt đẹp. Em về nhà sớm – nhưng chẳng sao.”

 

   “Đó chẳng phải là điều anh nghĩ,” Laura nói “Đó chẳng phải là nhữ ng đứa con gái da đen, chuyện này cũng b́nh thường thôi – đúng ra là tầm thường -  hay về hai cánh tay em, là điều…ờ mà anh biết điều đó là ǵ mà.”

 

   “Anh yêu hai cánh tay em.” Anh ta nói không tự nhiên lắm.

 

   “Đó là cái ấn tượng siêu nhiên anh có về anh.” Cô ta lắc tờ giấy. “Về cái này. Anh không phải là một hồn ma. Anh là một nhà văn.”

 

   “Anh biết.”

 

   “Thật không?”

 

   “Anh chỉ vừa bị một ngày không tốt đẹp – Anh xin lỗi.”

 

   “Ờ nhưng em lại có một ngày tốt đẹp,” cô ta nói. “Em đang sắp xé bỏ cái bản tái giao kèo thuê nhà.”

 

   “Và giờ th́ em sẽ không xé đi chứ?”

 

   Cô ngồi xụm xuống cái ghế bành, tóc cô đâm tóe ra khỏi sợi dây cô buộc tóc, và cúi xuống mở khóa giầy. Chân cô nhuốm bẩn v́ đi bộ và v́ đi trong chỗ xe điện ngầm, nơi có thể có một quả bom. Bàn chân cô thật nhỏ. “Em chẳng biết nữa,” cô nói.

 

   Cô ta trông ră rời.  Anh chẳng biết có thể yêu một người nhiều như thế và vẫn chẳng rơ không biết ḿnh muốn cái ǵ từ cô ấy. Anh muốn chạm tay vào cánh tay cô ta nhưng phút chót ngừng lại được. Cô ta nh́n lên, “Anh muốn em làm ǵ?”

 

   “Anh không biết nữa, anh  thành thực nói. “Anh không muốn mất em.”

 

   “Tuy vậy anh rất có thể.” Rồi cô bắt đầu khóc. “Anh sẽ phải hôn em thật nhiều lần – một ngàn lần, nếu chúng ḿnh sẽ…”

 

   Hai người cứ như thế cả mấy tiếng đồng hồ, cho tới khi họ ngồi trong bóng tối thật tối. Tiếng xe cô chạy ngoài đường có vẻ ồn hơn thường lệ. Không người nào nhắc đến bữa ăn tối. Sự ham muốn của anh trôi tuột đi khi đèn bật sáng., nhưng anh ta vẫn muốn nằm trong giường cùng cô ta. “Em có muốn nằm nghỉ chốc lát không?”

 

   Cô gật đầu mắt không nh́n anh ta và buông mái tóc xuống. Cái chút kiêu sa đó, giữa nỗi buồn của họ, làm anh cảm động. Anh đi theo cô vào pḥng ngủ, mắt để ư đến đường cong đáng yêu của cái đồng hồ treo tường. “Em đẹp vô cùng,” anh ta nói.

 

   Cô ta đột nhiên choàng người vào trong hai cánh tay anh bằng một sức mạnh khủng khiếp. “Henry,” cô thầm th́ vào cổ anh. “Henry, xin cho em đi với anh. Em không muốn chúng ḿnh thôi nhau. Em không thể. Em không biết nếu xa nhau em sẽ làm ǵ.”

 

   “Sụyt,” anh nói. “Chúng ta sẽ nói về chuyện đó. Hăy để  sau này sẽ nói.”

 

   Chính là vào lúc đó, anh ta nhận ra, đó là khoảnh khắc cuối cùng anh đă có thể thay đổi sự viễc. Có thể Laura cũng nhân biết như thế.  Hầu như lập tức ngay sau đó cô ngủ thiếp đi, giống như một đứa trẻ muốn xua một biến cố ghê sợ nào đó. Anh ôm cô và cảm thấy được hơi thở cô và nghĩ ngợi về chuyện không biết ngày mai ḿnh sẽ phải nói với cô ta điều ǵ, và suốt trong khoảng thời gian anh để tâm xem điều đó được cảm thấy như thế nào, và đầu óc anh nghĩ rằng điều đó sẽ không phải là rồi chẳng dẫn tới cái ǵ cả.”

 

 

*   *   *

 

 

Quí vị, Quí Ông hoặc Quí Bà, sẽ nhận ra cảnh trên, thêm hay bớt một hai gịng chữ cũng chẳng sao. Henry viết xong quyển Thiếu Nữ Trên Sân Ga vào tháng Chạp năm đó, làm việc thật khuya trong sự mong chờ Laura đang mạnh mẽ nhất, chỉ có một ḿnh anh ta trong căn nhà đại học cho anh  mượn tạm. Anh cưu mang sự đơi chờ đó cho tới khi có thể sử dụng nó như một dụng cụ; trong khi viết những đoạn cuối cùng anh ta khóc. Đèn đóm trong nhà anh chẳng được bật lên, và những đoạn văn viết về tuyết anh ta đang nh́n thấy ngoài cửa sổ, những tiếng động của đồ thiết bị điện trong cái bếp của anh ta, và sự không thể nào có thể có bước chân ai đi với nhu cầu nhân sinh khẩn cấp đến t́m anh vào giờ giấc này.

 

   Anh ta bước ra ngoài Phố North Pleasant, rẽ sang phải ngay ở chỗ mặt bắc khu đại học và chút nữa th́ quên khúc ngoặt dẫn vào con đường ṿng nhỏ phủ vài phân tuyết. Đêm đó tuyết đổ nhẹ, nhưng có vầng trăng khuất sau mây, và đủ ánh sáng để đi bộ ngang đó được. Henry không mặc áo khoác, và cho tới khi anh  bước xuống về phía cái bồn chứa nước những ngón tay anh ta đă tê dại đi. Anh  ṿng chéo tay và thọc hai bàn tay vào hai nách. Chỉ vài phút sau khi anh đă viết xong quyển sách của ḿnh, khi anh biết được đó là một quyển hay nhưng trước khi bất kỳ người nào được tận mắt nh́n thấy, anh ta cảm thấy chẳng có áp lực nào bắt ḿnh hiện hữu cả; quyển sách hiện hữu cho anh. Điều này giống như sự hiện hữu vô h́nh trong khu rừng im ắng, là một khuôn mặt kỳ lạ đến mức nếu như có một ai đi ngang qua con đường ṃn nhỏ phía trên chỗ anh ta đứng hẳn người đó phải khó khăn lắm mới chiếu tụ ánh mắt trên anh ta được và nghĩ: Đó là một con người. Nếu chẳng làm vậy người ấy có thể chỉ nh́n ra một cái bóng hay một cái cây bị băo đánh tơi tả và sau đó rảo bước đi. Henry chẳng cần đến cái đèn bấm anh mang theo, băng lạnh buốt qua cái túi áo vải bông g̣n  áo anh; anh chẳng cần bước ra để dẵm lên lớp băng mỏng màu đen. Anh ta không có ư định tự sát, chỉ muốn tận hưởng sự bất cần hoàn toàn chính con người ḿnh. Anh biết việc này sẽ chẳng thể kéo dài được lâu, nhưng vẫn muốn dành dụm một vài khoảnh khắc hiếm hoi quyến rũ này, và khi nh́n vào cái bồn chứa nước đông cứng, Henry cảm thấy mọi sự đă được sắp đặt đâu vào đấy cả rồi; chẳng c̣n cài ǵ có thể đụng tới anh ta nữa; anh ta ở bên ngoài mọi sự, và an nghỉ tại đó.

 

                                                                                     

*   *   *

 

 

Laura đă không trở về San Francisco vào mùa thu. Cô ở lại căn nhà sang trọng của cha mẹ ở Đường Bảy-mươi-bảy, sống ở đó Laura hóa ra lại trở thành mảnh mai đi nên cô ta cần quần áo mới, và những phụ nữ trong khu phố soi mói hướng những tia mắt không thân thiện vào hai cánh tay cô. Có thể v́ sự sụt giảm cân nhanh này (do bệnh hỗn loạn hệ thống ăn uống không t́m ra triệu chứng), Laura không có kinh nguyệt trong hai tháng sau khi Henry bỏ đi. Khi thấy ḿnh mất kinh Laura tưởng ḿnh có bầu nên thôi không nằm lỳ trong nhà nữa và bắt đầu ăn uống. Cô ta ăn theo một thực đơn không chay cân bằng gồm bip-tếch, thịt gà, rau, hột trồng theo cách tự nhiên, và thật nhiều trái cây. Cô cũng cho phép ḿnh tự do ăn kem trái cây. Cô cũng xin hẹn đi bác sĩ  nữa.

 

   Ba bữa trước ngày gặp bác sĩ, Laura bỗng bắt đầu thấy đau quặn bụng dưới và bắp chân; và môt ngày trước ngày hẹn, việc  bỗng nhiên ở giữa háng cô ướt đầm đ́a  làm Laura hoảng lên tưởng ḿnh hư thai. Cô vào dùng pḥng tắm của bố mẹ và bị sốc (bởi cô cứ đinh ninh nghĩ ḿnh đang mang bầu đứa hài nhi là con của Henry) khi khám phá ra rằng ḿnh ra kinh như thông thường thôi. Cô nhặt cái băng vệ sinh để trong ngăn tủ phía dưới chậu rứa chén của mẹ, uống bốn viên aspirin, cả hai việc này Laura làm một cách máy móc tự động, và vào giường nằm nghỉ.

 

   Cảnh này không có trong quyển Thiếu Nữ Trên Sân Ga.. Tôi cho nó vào đây, Thưa Quí Ông hay Quí Bà, chỉ bởi nó có liên hệ với chính chuyện của tôi. Quả thực chẳng ai nói với tôi (hay với Henry) rằng việc đó đă xảy ra, và có thực quan trọng không. Nếu là quan trọng tôi chắc Henry đă cho vào trong quyển tiểu thuyết của ông ta rồi. Henry hẳn khá hơn trong việc mô tả những tấm màn cửa làm bằng vải đột lỗ và lớp giấy dán tường màu xanh lá mạ nhạt trong căn pḥng ngủ của Laura khi c̣n bé và những cặp mắt bằng thủy tinh của những con búp bê đồ cổ  của cô ta, và ông ta rất có thể cũng có biết tên nhà họa sĩ kư phía dưới bức tranh thạch bản treo ngay ngoài cánh cửa pḥng tắm của Laura – những thứ mà tôi chỉ thể phỏng đoán. Tôi đoán là sự khác biệt giữa những thiếu nữ như Laura và những thiếu nữ như tôi nằm ở chỗ những thiếu nữ như Laura h́nh như luôn luôn có kinh nguyệt, dù cho họ có mong ước ngược lại thế đi nữa.

 

   Hiện nay đă ba tuần sau lễ Chiến Sĩ Trận Vong rồi tôi cũng  chẳng dấu diếm ǵ quí vị rằng tôi bị chậm kinh.

 

 

*   *   *

 

Quí vị có nhớ Maggie Straub không? Không sao, hầu như chẳng ai nhớ ra cả. Cô ấy chính là người thư kư bà Renée thay chân nói ở trang tư bức thư này đấy. Cô ấy là một phụ nữ làm việc hiệu quả, nói năng nhẹ nhàng gốc gác dưới cấp trung lưu và là một kẻ thán phục Henry hạng nặng, và cũng là kẻ hy vọng rằng người thay chân ḿnh rồi ra chẳng thể nào làm việc gần giỏi bằng ḿnh. Quí vị chẳng nhận ra cô ta trong bất kỳ quyển truyện nào của Henry đâu. Maggie không mong đợi đi vào trong sách của Henry, hay ngay cả vào trong ư thức ông ta; sự quen biết của họ bắt đầu vào những năm 80, ở cao điểm của sự không thỏa măn của Henry về đám học tṛ của ông ta. Cũng gần vào dịp này có một nhà văn nỏi tiếng đến diễn thuyết tại đại học của quí vị.

 

   Maggie đứng ở lối ra vào quan sát, cho rằng ḿnh đă thật là may mắn được nghe vĩ Học giả Thỉnh giảng này nói chuyện, và trong đầu cô cũng nghĩ đến ổ bánh Hello Dollys ḿnh dành thời giờ riêng để làm ở nhà  lẽ ra phải lấy ra khỏi tủ lạnh trước khi lũ học tṛ chạy ùa vào pḥng tiếp tân lùng kiếm chỗ để b́nh rượu vang nhẹ Gallo. Khi nhà văn bắt đầu nói chuyện, Henry lúc đó đứng tít phía cuối  giảng đường, lưng dựa vào cái kệ sách – những nhà văn được mời tới nói chuyện luôn luôn làm ông ta không thoải mái -  đột nhiên quay đầu nh́n về phía cửa ra vào vô t́nh nh́n thấy Maggie Straub, một phũ nữ ba mươi tóc bạch kim trang phục áo choàng lụa màu kem vai độn phía trong và một cái váy ngắn bằng lụa nền rằn ri vừa khít. Tóc cô mới uốn, hơi rôi rối , tương phản với bộ đồ hợp thời trang; cô ta cài tóc mà như không cài  về phía sau bằng hai cây kẹp mặt kim cươjng giả.

 

   Tại pḥng tiếp tân, trên đường đến lấy một lát bánh Hello Dolly thứ nh́, trong lúc học tṛ ông vây quanh ông nhà văn, Henry mỉm cười với Maggie làm cô ta hơi đỏ mặt.

 

   “Bọn tôi thường được ăn bánh này khi c̣n là con nít,” Henry nói một cách độ lượng.

 

   “Làm cũng dễ thôi,” Maggie bảo ông.  “Nhưng phải để hơi lâu một chút trong tủ lạnh – phải chờ cho những lớp bánh cứng thành lớp.” Bỗng cảm thấy ḿnh sao cứ mải miết nói về bánh Hello Dolly,  Maggie đột nhiên ngừng nói. Henry mong chi cô ta cứ tiếp tục nói. Giọng nói của cô có cái ǵ đó nghe quen thuộc quá. Thoáng liếc mắt Henry cũng đủ thấy một cặp sinh viên bậc cao học hối hả bước đến gần cái bàn để bánh và rượu.

 

   “Cô làm cái bánh cho dịp này?” anh ta hỏi Maggie miệng chưa nuốt hết  mẩu bánh.

 

   “Chẳng nhọc công ǵ mấy.”

 

   “Henry!” Mấy sinh viên t́m thấy ông ta. “Bọn tôi đi kiếm thày khắp nơi. Chúng tôi đang định ngày cho buổi hội luận về cố t́nh trá ngụy.”

 

   “Xin lỗi,” Henry nói. “Tôi không giúp anh chị được. Tôi đang chờ lấy một cái chỉ dẫn cách thức làm bánh.”

 

   “Ồ không, giáo sư Marks – để tôi viết xuống cho ông. Tôi sẽ để vào hôp thư ông.”

 

   “Chi bằng tôi lấy ngay bây giờ,” Henry nói vậy nhưng lũ sinh viên chẳng để cho hai người được đứng riêng với nhau.

 

   “Giáo sư có nghĩ rằng Barthes (*) có ư gộp “Cái Chết của Tác Gia” cả những nhà phê b́nh không? Ư tôi muốn nói nếu vậy khi đó điều này cứ lùi măi đến vô cùng tận.”

 

   “Dùng từ ‘có ư’ là không  được công bằng!”

 

   “Các anh chị thứ lỗi cho chúng tôi,” Henry nói một cách cương quyết. Lũ sinh viên bỏ đi, nhưng quay lại ném những cái liếc mắt hiếu kỳ về phía hai người. Henry quyết tâm như không để ư tới bọn sinh viên. “Có phải đó là một chỉ dẫn cách làm bánh của gia đ́nh nhà ḿnh không ?”

 

   Cô Maggie tôi nghiệp má ửng hồng lên, giờ th́ khó bề tự chủ được. “Em không biết,” cô ta thầim th́. “Có thể là của dân gốc Ḥa Lan ở Pennylvania”

 

   “Cô quê ở Pennsylvania?”

 

   “Lancaster, có lẽ ông chẳng từng nghe nói đến tên vùng này.”

 

   “Tôi tốt nghiệp LHS, khóa năm sáu mươi ba.” (LHS=Lancaster High School)

 

   Phải mất giây lâu Maggie mới tiếp thu được thông tin này. (Chẳng như người gốc ở thị xă Lancaster cứ có dịp là tuyên nhận Henry là người của thị xă ḿnh, trong khi Henry họa hoằn lắm mới tiết lộ nguồn gốc ḿnh ra, và Maggie kẻ đă rời thị xă ngay sau khi học xong trung học cho nên không biết ǵ về những lời tuyên nhận của dân thị xă.) Giờ th́ hai mắt Maggie mở lớn. “Trời ơi, thật không? Em cũng vậy. Ư em nói cùng trường, nhưng không phải niên khóa đó.”

 

   “Anh tính nhẩm trong đầu là ra năm nào liền.”

 

   “Chẳng bao giờ em là người khái môn toán cả.”

 

   Henry mỉm cười với cô thư kư ban, trong ḷng tự hỏi chẳng hiểu tại sao cho măi tới buổi chiều hôm nay ḿnh mới để mắt đến cô ta. Anh thử nói đùa: “Có mấy ai có cái may mắn có gốc gác Lancaster đâu.”

 

   “Em yêu Lancaster.” Maggie ngưng nói, và rồi nói tiếp một câu ǵ đấy khiến đêm đó câu này có thể khiến cô rên rỉ hối tiếc trong lúc không sao nhắm mắt ngủ đi được: “Nhiều khi anh nghĩ đó là cái pháo đài tao nhă cuối cùng trong những tiểu bang thuộc vùng trung-Đại-Tây-Dương.”

 

*   *   *

 

 

Hello Dollys chẳng phải món của dân gốc Ḥa Lan ở Pennsylvania, nhưng  bánh ổ mật (shoofly pie) th́ đúng. Tuần lễ sau Maggie mang biếu Henry một ổ banh mật to kềnh gói giấy dầu và anh ta nếm thử rồi khen là ngon tuyệt. (Khi quí vị nghĩ về cái sự khỏi phải ngày ngày dùng giờ nghỉ trưa để đi mua bánh sandwich kẹp thịt gà tây và phó-mát Swiss rắc hạt thiên nhiên, th́ quí vị bắt đầu hiểu cảm nghĩ của Henry về Maggie Straub như thế nào. Thêm nữa lại c̣n phải kể đến chủ nghĩa tiết kiệm thời giờ ngọt ngào của việc dùng giấy dầu (brown paper) ngược hẳn với dùng giấy gói hiệu Sarah hay giây thiếc.} Một tối nọ Henry lái cái xe của anh ta vào khu phố kế ngay khu đại học, một khu phố kém rực rỡ hơn, là chỗ Maggie có một căn công-đô thuê. Cô đă quyết định, sau khi suy nghĩ nát cả óc, là không làm bánh mật kiểu dân Ḥa Lan ở Pennsylvania nữa.

   Sau một bữa ăn tối, một bữa ăn có thể đánh lạc hướng một người Ư, nhưng đối với Henry th́ đó lại là một chuyến đi ṿng ṿng ít tốn tiền để có dịp hồi tưởng về những bữa ăn vào lúc sáu giờ chiều thời niên thiếu của anh, hai người về pḥng Maggie. Họ uống vừa đũ đô chai vang Zinfandel hạng bét của Maggie để việc khiêu vũ được tự nhiên. Ngay cả sau khi họ đă cùng nhau vào pḥng ngủ, chính tại pḥng ngủ này, Henry mới ngạc nhiên và hân hoan thấy Maggie là một người thực tế, đ̣i hỏi và to tiếng, và  có đầu óc cởi mở hơn nhiêu người đàn bà (Tôi xin lỗi đă bỏ xót nhiều chi tiết v́ tôi đă không được kín đáo mấy) Henry đă dính lẹo với họ trong quá khứ.  

 

   Henry không cho phép ḿnh nghĩ về những ǵ anh ta đang làm, ngoài sự kiện là cảm thấy dễ dàng và thích thú hơn khi sống với Maggie so với bất kỳ một người đàn bà nào anh biết. Maggie ưa nấu ăn và đi dạo. Cô ta thích bản Giao hướng số Chín của Mahler, chẳng biết có thực hay không nhưng cô đă nói thế. Đă quen thuộc với thời khóa biểu của Henry nên cô tôn trọng mà không cần biết tại sao và vui mừng trả lời điện thoại vào giờ khuya khoắt mỗi khi Henry cảm thấy cô đơn và muốn tạm nghỉ làm việc một lát. Không có lần nào trong những câu chuyện trên điện thoại này cô ta nhắc đến cái tên Roland Barthes cả.

 

   Chẳng bao lâu, sao mà không xảy ra được trong những khu đại học, mọi người bắt đầu suy diễn. Một mối liên hệ với một sinh viên cấp cao học cũng đủ gây ra chút chút xôn xao dị nghị rối, nhưng vụ này th́ lại là chuyên chưa từng xảy ra. Khi lời thầm th́ bàn tán đến tai Henry  nó lại khiến Henry càng mạnh mẽ quyết định hơn. Anh ta thích làm cho mọi người ngạc nhiên. Vả lại, anh cũng thực sự thích Maggie. Anh không thể nào tưởng tượng ḿnh lại có thể căi lộn với Maggie được, hay cảm thấy cách ǵ ḿnh lại mắc ơn cô ta  được -  một điều thật lạ lùng nếu căn cứ vào những cuộc chuyện tṛ với nhau trong một trong những buổi cùng nhau đi dạo, lần đầu đi xuống phía cái đầm nước (quí vị, Quí Ông hay Quí Bà, biết chỗ đó), nơi quí vị có thể ngồi trên bức tường bằng đá và cảm nhận được làn gió mát từ nước trong đầm xô chảy, và thi thỏang nh́n thấy một chú rùa trườn lên sát ngay chỗ ḿnh ngồi và lăn long lóc như một quả lựu đạn lăn trên đá ở ḷng suối.

 

   “Bữa nay em nhận được một cái thư của Giáo-sư Chandler.“ Maggie mặc một cái áo lạnh ngắn tay màu trái đào và một cái váy xếp nếp và đeo một cái thắt lưng rộng bản. Cô cũng mang một đôi giày đế mỏng nhẹ cho hợp với cái thắt lưng, một lắc tay vàng, và ngay trên chỗ vú phải cài một cái pin h́nh con ong mắt hạt cườm. Sau chuyến đi dạo hai người đă định sẽ ăn tối ở tiệm Old Mill Café.

 

    “Bà ấy bảo em phải nhớ chắp những cái syllabuses (đề cương khóa học)làm thành những prospectuses (thông báo) lớp mùa hè và gửi cho các ban vào cuối tuần.”

 

   “Syllabi là chữ thường được dùng hơn – mặc dù điều thú vị là nói syllabuses hay syllabi cũng đều đúng.”

 

   “Syllabi.”

 

   “Em có thể bảo bà Chandler anh không cần dạy một lớp về Aristotle nữa và đề cương khóa Khái Niệm về Cái Đẹp – anh đă cố dạy năm lần rồi. Nếu như có người nào không mấy đủ khả năng dạy một lớp về --“

 

   Bà ấy nói anh chưa nhận được mà.”

 

   “Nhận được ǵ?”

 

   “Những cái prospeecti.” (thông báo)

 

   “Prospectuses. Lần trước th́ em đúng.”

 

   Maggie nh́n anh ta.

 

   “Anh xin lỗi em,” anh ta nói.

 

   “Không phải anh chỉ không chú ư thôi đâu.”

 

   “Anh bị lăng trí v́ em trông xinh quá.” Henry bị lăng trí v́ ư nghĩ Maggie trông giống Peach Melba**, và rồi tự hỏi ḿnh có thực sự biết Peach Melba là ǵ không. Song le, anh ta đă học được bài học về việc so sánh phụ nữ với những món ăn, cho nên đă chỉ nói: “Em có cặp mắt khác thường.”

 

   “Mà anh đă nhận được cái thông báo chưa?”

 

   “Anh chắc chắn đă nhân được. Có thể anh đánh mất rồi. Làm thế nào bà Chandler biết anh nhận được cái ǵ?”

 

   “Bà ấy nói là đă hỏi anh.”

 

   “Anh sẽ bảo bà ấy anh nhận được rồi.”

 

   “Đừng!” Maggie chụp lấy cánh tay anh ta mạnh đến nỗi anh phải ôm chầm vào bức tường. “Đừng có nói ǵ với bà ấy. Bà ta chỉ bảo em lên nói chuyện với bà về anh.”

 

   “Ừ, mà anh có thể nói với bà về chuyện ấy.” Henry gợi ư.

 

   Maggie lắc đầu. “Em phải tự ḿnh xuất trận.”

 

   Nhưng cái khả năng làm rộng thêm hố ngăn cách với mụ già Chandler, kẻ Henry cho rằng ḿnh cao cấp hơn nhiều mặc dù sự khác biệt về tuổi tác, và trên thực tế, bà ta không có cái căn bản hợp pháp nào để dựa vào đó mà đặt vấn đề về mối lên hệ của anh với Maggie. Bà ta chỉ là một chuyên gia về văn chương cổ điển cổ lỗ sĩ (classist classicist}. Anh ta tự cười thầm trong bụng.

 

   “Không phải chuyện đùa đâu,” Maggie nói. Ngồi trên bức tường, cô ta cố sao cho minh coi vừa thoải mái vừa rực rỡ. Đôi giày nhẹ đế mỏng của cô không chạm vào cỏ trước mặt họ. Nắng đậu trên bồng tóc cô.

 

   “Anh xin lỗi,” Henry nói. “Tại sao em lại chịu đựng được anh nhỉ?”

 

   Đó là một câu hỏi văn chương mỹ miều, nhưng Maggie lại không hiểu theo kiểu ấy. Cô lấy tay che nắng chiếu vào mắt, cho nên tất cả những ǵ Henry có thể thấy trong đôi mắt đó là bóng râm.

 

   “Bởi v́,” cô ta nói, “Em muốn có một đứa con.”

 

*   *   *

 

Hai người không đi ăn tối ở tiệm Old Mill Café.  Họ đi bộ lên Phố Chợ, quẹo trái ở đường Trung Tâm và quẹo phải ở đường Mùa Hạ để về nhà anh ta, cùng ngồi với nhau trên chiếc sô-pha lót nhung xanh sờn rệu cũ anh đă mua lâu lắm trước đây cho căn chung cư ở đường 103 và Henry đă giải thích v́ sao, trong bất kỳ trường hơp nào, vĩnh viễn không bao giờ anh muốn làm một người cha. Anh ta sơ luợc cốt truyên hai quyển Binh Nh́ JohnsonNgười Quan Sát Chim cho Maggie nghe.

 

   “Em biết mà,” Maggie nói. “Em có đọc cả hai quyển này rồi.”

 

   “Thật không? Sao không thấy em nói ǵ cả.”

 

   Pḥng khách mỗi lúc mỗi tối hơn; Maggie tự động đứng dậy và bật đèn lên. Trước khi ngồi xuống lại cô ta vuốt tay trên phía sau váy, như thể sao cho những nếp váy cô khỏi bị nhàu.

 

   “Em không thích hai quyển đó sao?”

 

   “Không, không phải thế đâu. Maggie nói. “Em thích chứ. Nhưng sao cả hai quyển đều buồn bă quá.”

 

   “Trong đời có thật nhiều nỗi buồn. Anh không muốn trách nhiệm về việc có thêm bất cứ nỗi buồn nào nữa.” Henry phát ngôn những ư tưởng này ra bằng nội lực âm trầm. Sự thật được nói ra, trong quá khứ anh ta đă có dịp nói ra.

 

   Maggie gật đầu. “Nhưng làm thế nào anh trách nhiệm được?”

 

   Henry nh́n cô ta.

 

   “Ư em nói, những sự việc đó đă xảy đến với anh?”

 

   Trong mười năm vừa qua Henry đă nói rất nhiều về về những kinh nghiệm của anh ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên có người đă hỏi thẳng anh ta câu hỏi này. Mọi người chỉ đơn giản cho rằng anh là Binh Nh́ Johnson. Anh nhớ lại khi anh quyết định dùng chính tên ḿnh trong quyển Thiếu Nữ Trên Sân Ga, và anh đă nh́n thấy ḿnh chuyển đến gần kinh nghiệm của chính anh hơn, chấp nhận kinh nghiệm đó và chuộc lỗi cho kinh nghiệm đó. Vậy mà đôi khi anh nghĩ đó là một thứ coi rẻ đối với trí tưởng tượng của anh, rằng độc giả của anh cứ mặc nhiên coi kinh nghiệm đó hẳn phải thực sự xảy ra đúng như anh đă viết. Việc Maggie sẵn sàng tin rằng tất cả chỉ là bịa đặt làm anh cảm động.

 

   “Em có biết anh thích ǵ nơi em không?”

 

   Maggie lắc đầu.

 

   “Em thông minh hơn bất kỳ  người nào ở quanh đây.”

 

   “Vậy sao anh lại không muốn có con với em?”

 

   “Anh không muốn lập gia đ́nh.”

 

   “Hai đứa ḿnh không phải cưới hỏi ǵ cả.”

 

   “Tất nhiên chúng ta sẽ không.”

 

   “Em từng đọc cuốn sách này – quyển Đi T́m Ông Đúng Boong?” (Mr. Right) Cô ta đỏ bừng mặt lên nhưng vẫn tiếp tục nói: “Họ bảo rằng phụ nữ chú tâm vào việc lấy chồng quá đáng.”

 

   “’Họ’ là ai cơ chứ?”

 

    “Những ông bác sĩ thần kinh hay tâm lư gia hay ǵ ǵ đó. Họ nói rằng chừng nào bạn thỏa măn với nghề nghiệp của ḿnh, bạn chẳng cần chờ đợi Ông Đúng Boong.”

 

   “Anh nghĩ việc này hơi phức tạp hơn thế.”

 

   Maggie gật đầu. “Dù sao em vẫn thích đó là ư anh. Có những gen của anh.”

 

   “Gen của anh.” (Nhưng Henry hài ḷng.) “Em có thể làm hơn thế. Không phải về tiền bạc đâu. Em cần một người sẽ là một người cha. – kẻ thật sự muốn làm việc này.”

 

   “Em có thể tự ḿnh làm được,” Maggie nói. “Em biết em làm được.”

 

   “Anh xin lỗi,” Anh ta nh́n cô đang đùa rỡn với cái ṿng tay của ḿnh, xoay xoay cái ṿng trên cổ tay.

 

   “OK,” cuối cùng cô nói.

 

   Anh nh́n cô kỹ lưỡng hơn, nhưng cô ta h́nh như không buồn ḷng. H́nh như đó là điều cô lâu nay đă mong đợi. Cô ngáp thẳng cánh, duỗi hai cánh tay khỏi đầu. Anh tự hỏi phải chăng thật quả là không thích đáng việc đêm nay cố ư ngủ với cô ta.

 

   “Em muốn về nhà em không?”

 

   Maggie dáng ngạc nhiên. “Anh muốn em đi về hả?”

 

   “Không,” Henry nói “Nhưng ư anh muốn nói – như vậy có thay đổi mọi sự cho em không?”

 

   “Không.”

 

   “Em không nghĩ em phải đi t́m kiếm Ông Đúng Boong?

 

   “Đó là tất cả trọng điểm của quyển sách,” Maggie giải thích. “Chẳng làm ǵ có cái Ông Đúng Boong.”

 

   “Đúng vậy – nhưng rất có thể một người nào đó đúng (righter) hơn.”

 

   “Em đă t́m thấy Ông Nhà văn.(writer)” (Nell chơi chữ, ĐTĐ)

 

   Henry thấy ḿnh mỉm cười lâu hơn là lối chơi chữ này cho phép.

 

 

*   *   *

 

Mẹ tôi sưu tập thiên thần. Khắp nhà đâu cũng có thiên thần, trên những thiên thần này có những câu tục ngữ nho nhỏ. Câu KHÔNG ĐƯỢC CẨU THẢ KHI TIẾP ĐĂI NGƯỜI LẠ, BỞI THEO CÁCH ĐÓ CÓ KẺ ĐĂ TIẾP ĐĂI THIÊN THẦN

KHÔNG Ư TỨ được viết bằng sơn trên một cái tượng thiên sứ bằng xứ đặt ở bậu cửa sổ trong bếp; và phía trên cái máy giặt là câu: CHÚNG TA SẼ T̀M ĐƯỢC AN B̀NH, CHÚNG TA SẼ NGHE TIẾNG NHỮNG THIÊN THẦN, CHÚNG TA SẼ NH̀N THẤY BẦU TRỜI LẤP LÁNH NHỮNG HẠT KIM CƯƠNG.  (Những câu này theo thứ tự lấy từ Thánh Kinh và từ Anton Chekhov.) Thiên thần, mẹ tôi bảo vậy, là những đứa trẻ ở phía bên kia, chờ được sinh ra. Họ chờ đúng lngười đàn bà đó để băng qua đến với chúng ta.

 

   Đó là cách Henry cảm thức về tương lai. Anh ta tưởng tượng tương lai nằm ở đó cùng với những đứa trẻ ở phía bên kia. Cũng giống như trẻ con, tương lai đang chờ đợi đúng người để băng qua đến cới chúng ta. Đấy chính là một nhận xét về việc viết tiểu thuyết: dù cho bạn có bịa đặt mọi thứ, nhưng kết cục chúng có khuynh hướng thành có thật.

 

   Quí vị sẽ nhớ lại điều này trong quyển Tai Nạn người con trai của George Johnson gặp gỡ kẻ trùng tên, Francois Metrailler, ông ta đang cư ngụ trong căn gác nhỏ phía trên cửa tiệm bán két. Dần dà, trong những câu chuyện với Francois, người con bắt đầu hiểu  cái cách một loạt những tai nạn (kể cả một cuộc biểu t́nh chống chiến tranh, một chuyến đi xe búyt, một sự nhiệt t́nh được chế ra dành cho Sterne và mối nhiệt t́nh thật sự đối với Turgenev)  dẫn đến những tội ác chiến tranh mà cha anh ta, một nhà văn nổi tiếng, đă công khai tự thú. Tất cả mọi thứ về quyển sách đă xảy ra đúng như ông đă mô tả trong những bức thư ông gửi cho tôi, ngoại trừ, dĩ nhiên rồi, rằng chính Henry đă làm cuộc hành tŕnh, và cả việc Henry không thể t́m được Francois Metrailler nữa. Cảnh cuối cùng trong quyển truyện – trong cảnh này người con đi lang thang xuyên qua chợ, bị một người bán lươn kèo nèo, ngó trâng vào cái thùng và trong khoảnh khắc đó anh ta biết anh sẽ viết một quyển sách để cứu chuộc cha anh, một sự tính toán sẽ đem lại danh tiếng cho nhà văn, cả về cá nhân lẫn vế văn chương – do đó đều là hoàn toàn được chế ra. Dù sao cũng thật khó viết ra được sự tính toán này. Nếu quí vị muốn kể chuyện thật của chính cuộc đời của quí vị, th́ quí vị phải không những cho tất tật cả những ǵ quí vị đă làm vào mà cả những việc ḿnh đă không làm nữa; và từ việc trao đổi thư từ của tôi với Henry, tôi đă biết được rằng cái phạm trù (những sự việc) thứ nh́ có thể khó mô tả hơn loại thứ nhất rất nhiều.

 

   Henry nghĩ rằng người đời chú tâm nhiều đến tôi lỗi hơn là đến cứu chuộc. – cứ so sánh quyển Paradise Lost*** với cái quyển sách chẳng ai buồn đọc của anh th́ rơ ngay (và tôi , hầu như là mỗi khi tôi đi thư viện, là có ư định check xem ai là những người đó). Dù cho rằng ông ta có nói rỡn về chuyện này đi nữa, tôi có thể nói rằng sự thất bại của quyển Tai Nạn thực sự đă hủy diệt ông ta. Henry có ư  như muốn khó khăn với chính bản thân. Tôi đă đọc hết những sách của Henry, vài cuốn c̣n đọc đi đọc lại nữa, và tôi không chắc sự cứu chuộc là vấn đề đă được đề cập tới. Tôi nghĩ có thể có một lư do thật đơn giản: những sự việc trong quyển sách nôi tiếng nhất của ông khác hẳn với những sự việc thực sự đă xảy đến trong đời ông.

 

   Quí vị, Quí Ông hay Quí Bà, là những người không sưu tập thiên thần, không nhớ Maggie Straub (là người  đă rời trường quí vị vào năm 1984 v́ một tai nạn), quí vị có lẽ chẳng bao giờ hỏi Henry câu này: “Những sự việc đó có xảy đến với ông không?” Quí vị có cân hỏi không nhỉ? Căn cứ vào những bản văn quí vị đă nghiên cứu thật kỹ lưỡng chẳng đă quá rơ ràng rằng Henry quả thực đă có gặp gỡ một người tên là Francois Metrailler trong một tiệm mỳ người phụ nữ xinh đẹp đứng làm chủ; rằng hai người đă trở thành bạn nhau ở Saigon; rằng Francois đă dẫn Henry đi theo, chẳng phải v́ những lư do thực tiễn nào cả (thực ra, đem Henry theo khiến cho mọi việc thành khó khăn hơn, nộp hối lộ nhiều hơn} nhưng chỉ để dạy dỗ anh ta về cuộc chiến tranh anh ta muốn dùng như một cục đá mài?

 

   Và cái việc Henry, trong dạ bồn chồn nóng nảy hơn và đồng thời cũng lại cương quyết hơn ở thơi điểm trứoc đó, đă đến một khu chợ có tiếng trong khu Banglamphu của Bangkiok để mua một khẩu súng và một cái bùa, hóa ra lại có ư nghĩa? Và, chẳng bao giờ từng nổ súng vào một vật ǵ ác độc hơn một cái bia h́nh người đàn ông mặc bộ đồ đen, có phải dường như đúng là Henry bị chết sững và đă mường tượng, suốt trên đường đi tới cái bản làng Hmong, rằng anh ta có thể nghe thấy những người gầy choắt nhảy xuống từ phía sau cái xe tải của họ và ḅ dọc theo con đường ṃn không thể nh́n thấy trong đám cỏ cao rậm rạp và những bóng lá cây rừng lay động?

 

   Khoảng đất trống giữa rừng màu nâu và màu vàng .Những phụ nữ ở bên kia bờ ao có gọi Francois, và Francois có trả lời họ bằng thổ ngữ. Quần áo đang dập dềnh trong nước và những phụ nữ cứ để cho quần áo giặt trôi dạt ở đó bởi chúng chẳng thể trôi đi đâu mất. Cây cối ở đây không cao lắm nhưng mọc san sát nhau; địa điểm đó giống như một trong những chỗ vui thú Henry đă t́m thấy trong nông trại của ông nội hồi anh c̣n nhỏ, chỗ này nằm ngay phía dưới bên cạnh con lạch anh dự trù sẽ ẩn trốn dưới đó nếu chẳng may có chuyện ǵ xảy ra, để bảo vệ nông trại (anh na theo một cành cây bự xự chĩa nhánh bởi v́ ông nội anh sẽ chẳng để anh lấy khẩu súng), nằm xẹp ŕnh h́nh như có đến vài giờ đồng hồ, chờ một chú sóc trong đám cây sồi chết mục lao ḿnh xuống. Những côn trùng trong mảnh rừng trống này ở chỗ những phụ nữ đang giặt quần áo có tiếng kêu hệt như côn trùng ở Lancaster. Dây thần kinh Henry làm cho anh thành quá nhạy cảm và đề cao cảnh giác. Anh sờ đi sờ lại khẩu súng đeo bên hông, v́ vậy tất nhiên khi nghe có tiếng động phía sau lưng là rút súng ra, quay ngưiời lại và chĩa súng, và tất nhiên người phụ nữ thét lên, và cũng tất nhiên Francois quát lớn, “Ngưng ngay.”

 

   Và cũng tất nhiên Henry, kẻ vẫn được coi là một người học tṛ giỏi, lưỡng lự giây lâu đủ để tiếng quát đó truyền được đến tai anh ta là chỗ một lát sau anh sẽ lấy tay đập một con muỗi và quệt máu. Không có chạm súng. Thằng bé lúc năy muốn làm hướng dẫn viên xuất hiện và chĩa khẩu súng trường nạp đạn đằng ṇng của nó vào Henry, loại súng bọn phi công vẫn hay đem về nhà làm kỷ niệm, nhe răng thẹn thùng cười chính câu nói đùa của ḿnh. Ba người phụ nữ cười lớn, và vào cái lúc trước khi sự việc này bị xóa đi, là một việc luôn luôn phải là như vậy ở cái phần đất này của thế giới. Chỉ có Francois giữ lại được trong đầu óc ông việc ǵ hầu như đă xảy ra, và ánh mắt ông ấy nh́n Henry đă đi thẳng vào trong quyển tiêu thuyết, một quyển sách đă đem đến cho Henry tài sản và danh vọng.

 

*   *   *

 

  

Tôi không phải là một nhà văn như cha tôi. (Tôi không phải là một nhà văn, dù bức thư này được viết dài hơn tôi mong đợi.) Nếu như tôi là một nhà văn, tôi hẳn sẽ phải thận trọng hơn khi viết cho người đọc về cái ǵ tôi không thực sự hiểu biết. Ngay cả nếu quí vị tin một người trăm phần trăm, quí vị cũng chẳng thể nào kiểm soát được mọi thứ một khi quí viết chúng xuống. Chính tôi  mới đây cũng đă mắc lỗi lầm này khi tôi viết cho Curtis và nói cho nó biết tôi đă tiêu mất số tiền $35.99 như thế nào cho bài thi trắc nghiệm và đă dùng hết cả ba tấm thẻ trả lời, và tất cả những tấm thẻ đó đă chỉ nói lên y chang cùng một điều như thế nào. Và chúng ta sẽ phải làm ǵ đây, bởi v́ tôi tin tưởng vào khoa học, nhưng bà mẹ tôi, người tôi yêu thương quá đi, - quí vị chẳng thể tin được tôi yêu mẹ nhiều chừng nào đâu,  chẳng hạn tôi muốn có một cuộc diễu hành biểu dương bà và viết một bài hát về bà và rồi buộc mọi người trong phố đến đứng ṿng quanh ở chỗ đậu xe của tiệm Safeway dạ khúc bà khi bà ngừng lại đó để lấy bữa ăn tối của chúng tôi trên đường từ chỗ làm việc về nhà – mẹ tôi đặt niềm tin vào các thiên thần.

 

   Nếu Henry và mẹ tôi có thể cùng đồng ư về một việc, th́ việc duy nhất đó là cả hai cùng muốn tôi vào học trường quí vị. Đó cũng là lư do tại sao tôi viết gửi quí vị lá thư này để giải thích tại sao việc này là bất khả. Ngay cả nếu quí vị có chuyển bức thư này đến văn pḥng của ông cho ông ta đọc đi nữa, cái văn pḥng tôi tưởng tượng ra nằm trong ṭa nhà cổ cũ nhất, sang trọng nhất, và ông ấy ngồi đọc cái thư và rồi bất thần đứng dậy – đi ra chỗ đậu xe có ghi tên ông và rút tấm bản đồ chỉ đường của ḿnh ra và bắt đầu lái cái xe ra, lái suốt ngày và kết cục đến Đường West Lemmon, khi những ngọn đèn trên tiệm ăn Thuyền Rồng đang uưnh lộn với ánh sáng trên bầu trời  màu  rạng hồng như thể phố xá ở đây là  một thứ khu Cờ Bạc thay v́ là một pháo đài cuối cùng của sự tao nhă ở trong vùng trung nguyên Đại-Tây-Dương; và ông đă đậu cái xe của ḿnh ở góc phố, phía bên ngoài tiệm thuốc tây Glick’s Drug, khiến Bà Glick phải vén màn cửa sổ ra và nói: “Bữa nay ngày họp bạn,” và quan sát trước hết mái tóc muối tiêu của cha tôi rồi sau đó là cái nốt ruồi của ông, cái cổ chiếc áo sơ mi vải lanh và cái tượng Phật đeo ở cổ, cái quần của ông và đôi giày gót êm (sneakers) để bảo vệ tật đi cà nhắc của ông; và bấm vào nút cái chuông hú Maggie đă chụp lên trên một cái đầu chó bằng xứ nho nhỏ, và c̣n tôi sẽ đứng dậy từ cái bàn và đi ra cửa, và đế ông đi vào cửa sao cho ông có thể nh́n thấy được h́nh dạng và màu sắc của cặp mắt khác thường của tôi – tôi e rằng tôi sẽ không muốn đi học trường quí vị, nói vậy thôi chứ chẳng có ư ám chỉ ǵ. Tôi sẽ trở thành một bác sĩ nhăn khoa.

 

   Maggie chẳng mấy chốc sẽ về tới và tôi sẽ phải bật đèn lên. Lúc này ánh sáng trong bếp màu đỏ tía, cái kiểu tôi thích: cửa sổ màu hoa cà, những vuông vải chuyển động như nhịp mạch máu (Ông có thích cái cách tôi mô tả màn cửa như vậy không? Thực ra đó chỉ là một ảo ảnh thị giác. Những cái cửa sổ hiện ra như thể nhấp nhô bởi v́ sự tương phản giữa tối bên trong và sáng bên ngoài; mắt quí vị cứ tiếp tục điều tiết bởi v́ nó tưởng quí vị sẽ chọn một trong hai thứ. Nó không có chút kư ức nào, mắt quí vị đó, cho nên dù nó có là một bộ phận rất tế vi, nó có thể bị ṃn đi nếu cứ phải làm vậy măi, v́ vậy cho nến tốt hơn ta phải chọn hoặc cái cửa sổ hoặc căn pḥng.) Tôi cũng phải đem cất những tờ thư này đi, bởi nếu Maggie nh́n thấy tôi cùng với cái mẫu đơn xin vào học, hẳn bà sẽ tưởng tôi đang điền đơn và tràn trề hy vọng. Ông có nhớ điều này về bà mẹ tôi không, cái kiểu bà có thể giữ cao những niềm hy vọng của bà?

 

   Tôi nghe tiếng cửa xe, và dù cho tôi không tận mắt nh́n thấy, tôi cũng có thể thấy được là Bà Glick đang xem có đúng không và nói, chẳng cần quay cổ lại, “Đó là Maggie ở sở về.” Tôi nghe tiếng chân mẹ tôi trên lối đi dẫn vào nhà và giờ th́ bà đă tới sát cầu thang rồi, và tôi nhẹ nhàng bật đèn lên và nhét cái đơn xin nhập học vào ngăn kéo phía dưới cái quầy để cái đơn nằm cùng những tấm thiệp chúc mừng, như vậy lưng tôi ở thế xoay lại trong khi những bàn chân bà đang bước lên bậc thang.

 

   Nếu đo đă đúng là ông, tôi có thể chỉ việc đưa bức thư này cho ông, và ông có thể đọc ngay tại cái bàn này. Như vậy th́ thật tức cười, sau khi nhận tất cả những bức thư của ông, để rồi cuối cùng ông đặt mắt nh́n lên tôi và sau đó dùng th́ giờ của ông ở Lancaster dể đọc một bức thư. Nhưng đó cũng có thể là cách tốt nhất, để cho tôi có thể tận mắt nh́n thấy ông, mà không ngại ḿnh nh́n chằm chằm. Trong đời sống thực ai chẳng xem ra khác với trong h́nh, cũng tương tự như trong bản viết và trong lúc nói nghe khác nhau.**** Người đời không đồng ư được về cái này hay cái nọ là trung thực. Riêng tôi, tôi muốn có thời giờ để xem xét tôi có ư nói ǵ trước khi ḿnh nói điều đó ra: có lẽ đó là một cái ǵ chúng ta có chung.

 

   Maggie nói rằng tôi thừa hưởng sự vỡ mộng từ ông, nhưng tôi thật không tin rằng con người ta thừa hưởng những thứ trừu tượng kiểu như vậy. Tôi nghĩ rằng chính sự thích thú của tôi về khoa học đă giúp tôi là người không đam mê. Nếu ông có ở đây, tôi cũng sẽ muốn ông thành ra như vậy. Tôi có thể bảo ông đọc bức thư này với con mắt phán đoán và dùng bút đỏ ghi chú bên lề giấy. Ông chẳng cần phải nói cho tôi biết ông nghĩ ǵ, trừ phi ông muốn làm vậy.

 

Chân thành cảm tạ,

 

Cô Cá

 

nell freudenberger

 

 

(LUCKY GIRLS pp-161-225, Ecco 2003)

 

 

 

 

Chú thích:

 

Nell Freudenberger trong đoạn kể việc Schwartz nói tiếng Pháp đă đùa nghịch cho anh này phát ra câu “baise ta mère” là câu chửi thề (tiếng lóng) tiếng Pháp có nghĩa tục tĩu là “Đ.M. mày.” Tuy ở khoảng hơn hai trang sau khi Henry biết tin Eddie Foster tử trận cũng xổ ra câu này theo kiểu chửi thề đó nhưng tưởng cũng nên lưu ư quí độc giả. Sự việc này cũng rất thường thấy, chẳng hạn trước đây khi lính Pháp, rồi sau này lính Mỹ qua Việt Nam, những người lính lê dương này cũng như những thành phần dân chúng địa phương buổi đầu giao dịch với họ (nhất là giới “chị em”) thường bị những người dạy sinh ngữ {Pháp, Anh} dạy họ nói những câu, chữ rất tục tĩu đối với người thông thạo thứ tiếng đó nhưng người học xổi không thể biết nghĩa thực nên cứ thản nhiên lặp lại làm tṛ cười cho thiên hạ.

 

*Roland Barthes (1915-1980) lư thuyết gia văn học người Pháp.

** Peach Melba: một thứ kem ăn tráng miệng dùng nuớc cốt trái đào và raspberry với cà rem vanilla.

***Tác phẩm trường thi cổ điển Anh (tk.17) của John Milton.

****Phân biệt theo Jacques Derrida.

 

Đào Trung Đạo dịch

 

 

 

   http://www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

 

 

          © 2007 gio-o