Ilustrado

(Người  Dược Khai Minh)

Miguel  Syjuco

ILUSTRADO của nhà văn trẻ Philippine Miguel Syjuco được trao giải Man Asian Literary Prize năm 2008. Nhân việc dựng lại cuộc đời nhà văn lưu vong Philippines Crispin Salvador, tác giả đă vẽ ra bức tranh xă hội băng hoại về mọi mặt của nước Philippines hiện nay để nhắc nhở giới trí thức ngoài nước nhiệm vụ lịch sử đối với quê hương.

Man Asian Literary Prize được thành lập từ năm 2007 là giải thưởng hàng năm trao cho quyển tiểu thuyết hay nhất của nhà văn Á châu được hoặc sáng tác bằng Anh văn hoặc được chuyển ngữ sang Anh văn và được xuất bản một năm trước. Giải này được trao tặng cho những nhà văn là công dân hoặc thường trú nhân trong 27 nước châu Á (trong đó có Việt Nam). Tác giả trúng giải được nhận 30.000 Mỹ Kim, và dịch giả (nếu là sách dịch) 5.000 Mỹ Kim. Giải này được đặt ra nhằm nâng cao sự chú tâm và đánh giá văn chương Á châu trên thế giới. Man Asian Literary Prize do cơ sở đầu tư Man Group plc. tài trợ. Cơ sở này cũng là nhà tài trợ của giải văn chương Man Booker Prize. Giải đầu tiên năm 2007 được trao cho nhà văn Trung quốc Khương Nhung với tác phẩm Totem Sói, năm 2008 giải này về tay một nhà văn trẻ Philippines Miguel Syjuco với tiểu thuyết Ilustrado chúng tôi giới thiệu trong chương tŕnh Điểm Sách hôm nay, và năm 2009 giải này lại được trao cho một nhà văn Trung quốc khác là Su Tong với tiểu thuyết dụ ngôn chính trị Con Thuyền Đưa Tới Cứu Chuộc. Nhưng trong số 3 nhà văn được trao Man Asian Literary Prize này có lẽ tác phẩm Ilustrado của Miguel Syjuco được coi là có giá trị văn chương hơn cả, sách in ra ở những xứ dùng Anh ngữ được độc giả cũng như giới phê b́nh chú ư nhiều.

   Miguel Syjuco sinh năm 1976, cha là Augusto Syjuco Jr. một cựu bộ trưởng trong chính phủ của cựu Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo và hiện nay cả cha lẫn mẹ anh đều là dân biểu. Tốt nghiệp trung học năm 1993, cử nhân Văn chương Anh ngữ ở đại học Manilla năm 2000 sau đó sang Mỹ học ở Columbia và tốt nghiệp Cao học Sáng tác năm 2004. Hiện anh được nhận học bổng cấp tiến sĩ văn chương của đại học Adelai. Tiểu thuyết đầu tay Ilustrado tuy c̣n ở dạng bản thảo được trao giải tiểu thuyết viết bằng Anh văn Palanca 2008, và cùng năm là giải Man Asian Literary Prize.

   Chữ “Ilustrado” tiếng Tây Ban Nha có nghĩa “được khai minh” nhằm chỉ thành phần trí thức ưu tú thế kỷ 19 ở xứ thuộc địa Philippines là những người đă được gửi sang Âu châu học tập và trở thành những kẻ “đă được khai minh”. Là những kẻ sống lưu vong nhưng sau đó họ trở về nước làm hạt nhân và tích cực tham gia kháng chiến thành công đánh đuổi thực dân Tây Ban Nha năm 1896. Tuy luôn luôn nhấn mạnh tiểu thuyết Ilustrado chỉ là truyện hư cấu nhưng qua quyển sách này ta thấy Miguel Syjuco có ư phê phán những người Philippines hiện sống ngoài nước, những ilustrado – con số hiện nay lên tới trên 8 triệu, trong đó có chính bản thân Miguel Syjuco – đă không làm ǵ để giúp đỡ xứ sở. Tuy được cha thúc đẩy đi vào con đường chính trị nhưng Miguel Syjuco không thích chính trị, và chọn con đường văn chương. Hiện nay Miguel Syjuco đang sống với bạn gái ở Montreal, Canada.

   Nếu tóm lược cốt truyện Ilustrado th́ thấy quyển sách hầu như không có cốt truyện nhưng lại là những chuỗi truyện trong truyện. Về nhân vật tác giả lấy nhân vật có thực ngoài đời rồi hư cấu đưa vào truyện nhưng lại ngầm nói bằng một ánh mắt và nụ cười tinh quái thông minh hóm hỉnh: “thực nhưng mà là hư, nhưng hư hóa ra lại là thực” đó! Hai nhân vật chính trong truyện là Crispin Salvador nhà văn Philippines lưu vong nổi tiếng khắp thế giới và Miguel Syjuno (chính là tác giả quyển truyện ta đang đọc). Ngoài đời nếu ai có theo dơi văn học của Philippines th́ không lạ ǵ Crispin Salvador nhà văn hàng đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 của xứ này, kẻ có một đời sống nhiều mặt, có những hành động quái chiêu gây chú ư cho mọi người cho nên số người yêu mến thán phục cũng nhiều và những kẻ thù ghét ông cũng không ít.

Crispin Salvador là con trai một đại điền chủ mía, khi du học ở Âu châu nổi tiếng là một tay ăn chơi hang đầu, đă sống qua những đêm Địa Trung Hải ngà ngọc với những người đàn bà đẹp nổi tiếng như Porfirio Rubirosa, đă ngồi uống zivania (một thứ rượu quí của xứ Cyprus) với nhà văn Mỹ nổi tiếng Lawrence Durrell, đă ói mửa vào một tô súp đồ biển trong bữa tiệc ngoài vườn ở East Hampton do nhà phê b́nh nổi tiếng George Plimpton khoản đăi, đă từng được huấn luyện về chiến tranh du kích với các du kích quân cộng sản ở trong rừng rậm vùng Luzon, đă từng để lại vết thẹo trên mặt một nhà phê b́nh nổi tiếng ở Manilla, và trước đây cũng đă từng to tiếng đôi co với vợ chồng cựu tổng thống Marcos trong một dạ tiệc ở điện Malacanang. Cũng có dư luận đồn thổi Crispin Salvador là người đồng tính. Từ năm 1972 sau khi tổng thống Marcos tuyên bố t́nh trạng thiết quân luật trên cả nước, Salvador bỏ nước sang sống lưu vong ở New York và hiện nay là giáo sư ở Columbia. Nhưng trong tiểu thuyết Ilustrado tuy tên Crispin Salvador vẫn được giữ nguyên, nhưng nhiều chi tiết về đời sống của ông đă được tác giả hư cấu.

Mở đầu truyện là hung tín: xác Crispin Salvador hiện nổi lềnh bềnh trên Hudson River vào tháng 2 năm 2002. Với một nhân thân vốn được nhiều người biết tiếng như Salvador dĩ nhiên nghi vấn về cái chết của ông cũng phức tạp: phải chăng đây là một vụ mưu sát chính trị hoặc cũng chỉ là một vụ giết người thông thường, hay đây là một vụ tự tử, và cũng rất có thể cái chết này là do chính Salvador diễn xuất lần cuối trong đời.

Nghe tin sư phụ chết, đệ tử Miguel Syjuco hiện nay là phụ tá chủ biên của tạp chí văn chương Paris Review, liền lao vào một cuộc điều tra để trước hết t́m ra manh mối cái chết của Salvador, sau nữa cũng để t́m hiểu thêm những mặt khuất lấp bí ẩn trong cuộc đời của Crispin Salvador, và cuối cùng cũng để truy t́m vết tích quyển tiểu thuyết “Những Cây Cầu Ablaze” ở dạng bản thảo nghe đâu được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Crispin Salvador và quyển hồi kư “Người tự đạo văn” của ông. Theo lời Crispin Salvador, ông viết quyển “Những Cây Cầu Ablaze” để mô tả những mối mắt nối chằng chịt của t́nh đồng chí qua nhiều thế hệ của giới ưu tú Philippines, sự liên kết phi pháp trong những vụ việc như mở ṣng bạc, bắt cóc, tham ô, dẫn đến những tội lỗi của bọn này.

Để thu thập thông tin về quá khứ của Salvador, Miguel làm một chuyến trở về Philippines. Miguel cũng định nhân việc này sẽ viết một cuốn tiểu sử Crispin Salvador. Và để trung thành với lư tưởng của thày, quyển tiểu sử này theo lời Miguel sẽ là “một bản cáo trạng dành cho xứ sở của tôi, cho thời đại này, và cho nhân loại chỉ biết lo cho bản thân.” Từ nhiều thập niên, Philippines là xứ một người có đạo đức không thể ngồi vào ghế tổng thống, chính trị gia nếu không dính líu tới những vụ bê bối không thể được coi là người có danh dự, tham nhũng tràn lan nhưng được bao che phủ lấp.

Philippine là cái xứ người giàu có sống trong những căn biệt thự sang trọng trong những khu riêng biệt có cổng được điều khiển tự động trong khi người nghèo chui rúc sống trong những khu ổ chuột, đường phố thủ đô Manilla khi mưa trút xuống là ngập lụt cùng khắp, công an cảnh sát luôn chờ chực ăn hối lộ. Những điều này Crispin Salvador đă nói lên trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Paris Review trước đây.

Người đọc Việt Nam chúng ta khi đọc đến đây không khỏi liên tưởng tới sự suy sụp đạo đức hiện nay ở quê nhà cũng như những thực tại phũ phàng ở Saigon, Hà Nội và hầu như trên toàn cơi hiện nay. Đến đây truyện tẽ ra ba tuyến tự sự. Gịng thứ nhất Miguel kể lại cuộc đời thơ ấu của Miguel với những ác mộng về mối quan hệ giữa anh và ông nội anh đặt tên là “Ông Nho” vốn là một chính khách đầy quyền hành đă cấm đoán cháu không được nói tiếng mẹ đẻ Tagalog mà chỉ được nói tiếng Mỹ, trở thành người Mỹ, để chuẩn bị sẵn sàng du học. Miguel cũng đắm đuối hồi tưởng cuộc t́nh vực sâu với người thiếu nữ yêu dấu Madison Liebling thời đă trưởng thành.

Chuyển qua tuyến tự sự thứ nh́, tác giả vạch lại bằng những nét chấm phá lịch sử của Philippines qua lăng kính của những thân tộc trong gia đ́nh Salvador từ thời c̣n là thuộc địa, đến cuộc chiến tranh giải phóng, kế tiếp là thời thế chiến thứ nh́ đất nuớc bị quân đội Nhật chiếm đóng, và cũng không thể bỏ sót t́nh cảnh Philippines hiện nay. Tuyến tự sự thứ ba đột ngột chuyển sang những cuộc phiêu lưu đi t́m thông tin, đàn đúm với đám bạn học cũ thuộc Câu Lạc Bộ Đảo Chính, cũng như cuộc t́nh dan díu với kiều nữ Sadie của Miguel Syjuco ở thủ đô Manilla nơi hàng ngày nhan nhản những tin tức về bọn khủng bố đánh bom cũng như những tội ác khủng khiếp khác đang diễn ra, vân vân và vân vân…

Điều làm người ta thích thú khi đọc Ilustrado là nghệ thuật viết tiểu thuyết tài t́nh của một nhà văn mới ở độ tuổi 30. Miguel Syjuco khi dựng lại cuộc đời của Crispin Salvador đă sử dụng những mảnh báo cắt rời, những cuộc phỏng vấn, những bài luận văn, những điện thư, những trích dẫn, những ghi chú đặt ở cuối trang sách hay trong phần phụ lục, những đoạn đạo văn, và ngay cả những blog cá nhân, tất cả vừa có thực vừa hư cấu. Đây là kỹ thuật “cắt dán” (collage) của tiểu thuyết hậu hiện đại.

Người ta ví quyển Ilustrado như một căn pḥng bốn vách là những tấm gương giống như cấu trúc truyện của Jorge Luis Borges. Về ngôn từ tiểu thuyết Miguel Syjuco không những không làm người đọc nhức đầu khi đề cập những vấn đề triết lư văn chương trừu tượng mà c̣n thành công hơn khi khôi hài, riễu nhại. Về tư tưởng chủ đạo gửi gấm trong tựa đề quyển tiểu thuyết “Những Kẻ Được Khai Minh” là một lời nhắc nhở, trước hết là cho chính bản thân, sau đó gửi tới những trí thức ưu tú Philippines ở ngoài nước, nhiệm vụ cấp thiết nhằm chuyển biến, thay đổi hiện trạng đáng hổ thẹn của xứ sở.

Về kỹ thuật viết tiểu thuyết Miguel Syjuco đă thể hiện trong quyển Ilustrado, đó là sự kết tinh lóng lánh những kinh nghiệm và thủ pháp tiểu thuyết anh đă học hỏi xuyên suốt từ văn chương cổ điển đến văn chương hậu-hiện-đại, và trên hết là nỗ lực đẩy tiểu thuyết đi xa thêm một bước. Tài năng văn chương này cho phép người ta hy vọng Miguel Syjuco có triển vọng trở thành một nhà văn tầm cỡ thế giới.

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

2011