馬建

Mă  Kiến

bc kinh lit v

 

Tháng 6 là tháng kỷ niệm biến cố lịch sử Thiên-An-Môn. Năm nay độc giả Âu-Mỹ được đọc một tác phẩm văn chương Trung Quốc bề thế, có sức nặng lịch sử và giá trị văn chương cao của nhà văn lưu vong Mă Kiến (Ma Jian), quyển truyện dài Bắc Kinh Liệt Vị (Beijing Coma) . Mă Kiến sinh năm 1953 ở Quingdao, ban đầu làm thợ sửa đồng hồ và vẽ quảng cáo tuyên truyền, sau đó làm kư giả nhiếp ảnh cho một tạp chí thương mại của nhà nước. Khi 30 tuổi, v́ không thể chịu được áp lực buộc phải nói dối trong nghề kư giả, lại thêm bị công an trù dập hạch hỏi v́ bị buộc tôi có nếp sống trưởng giả nên ông bỏ nghề năm 1983. Suốt trong 3 năm sau, giống như Cao Hành Kiện trước đó, Mă Kiến mai danh ẩn tích đi lang thang về những vùng hoang dă ở phía Nam Trung Quốc. Sau những chuyến đi này ông hoàn thành quyển khảo luận Bụi Đỏ. Măi đến năm 2004  độc giả những xứ dùng tiếng Anh mới được đọc tuyểu thuyết Người Làm Bún (Ḿ Sợi) và tập khảo luận Bụi Đỏ của Mă Kiến và năm 2006  tập truyện ngắn Hăy Thè Lưỡi Bạn Ra (1987) mô tả nền văn hóa và tôn giáo của dân Tây Tạng bị chính quyền cọng sản Trung Quốc triệt hủy mới được dịch sang Anh văn. Quyển này khi được đăng tải vào năm 1987 trên tạp chí Văn Chương Nhân Dân khi tác giả c̣n ở trong nước, lập tức tác phẩm này đă bị Ban Tuyên Huấn Trung Ương tố cáo là đồi trụy, theo hư vô chủ nghĩa và toàn bộ 30,000 số báo bị tịch thu và tiêu hủy. Từ  đó Mă Kiến phải  mangbản  án suốt đời cấm viết lách, xuất bản hay phát tán tác phẩm. V́ vậy Mă Kiến phải rời qua Hồng Kông sống. Quay trở  lại Bắc Kinh vào những ngày  đầu tháng 6 năm 1989 là lúc cao trào đ̣i dân chủ của sinh viên đang dâng cao, Mă Kiến t́m cách giúp đỡ ủng hộ giới sinh viên tranh đấu nhưng khi cuộc nổi dậy bị dẹp tan, ông quay trở lại Hồng Kông sống ẩn dật và sáng tác. Năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, Mă Kiến qua sự giúp đỡ của Flora Drew đi thoát khỏi Hông Kông, nhập cảnh vào Đức rồi sau đó sang London xin tỵ nạn năm 1999. Tuy đă khá nổi tiếng trong nước nhưng phải chờ tới khi Bắc Kinh Liệt Vị ra mắt Mă Kiện mới thực sự được coi là một nhà văn Trung Quốc có tầm vóc quốc tế. Cái may mắn của Mă Kiến là tác phẩm của ông đến được với độc giả các xứ Âu-Mỹ nhờ có người bạn đường Flora Drew, một phụ nữ Anh làm đạo diễn phim ảnh đă bỏ nhiều công sức chuyển ngữ tác phẩm của ông sang Anh văn. Nhà văn Cao Hành Kiện, Nobel Văn Chương năm 2000 cho rằng Mă Kiến là một trong những  tiếng nói dũng cảm và quan trọng nhất của Văn chương Trung Quốc đương đại.

 

   Định hướng của Mă Kiến khi viết quyển Bắc Kinh Liệt Vị được tác giả phát biểu rất minh bạch: “Khi lịch sử bị xóa sạch th́ những giá trị tinh thần của dân chúng cũng bị xóa xổ. Chính từ cảm xúc cuồng nộ về việc xóa sạch lịch sử này mà tôi cảm thấy cần phải làm nhân chứng v́ trong các chế độ độc tài toàn trị luôn luôn có cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ giữa giới nắm quyền hành muốn kiểm soát lịch sử và nhà văn muốn nắm lấy và khôi phục lịch sử như thực sự đă diễn ra.”

   Trong Bắc Kinh Liệt Vị, Mă Kiến muốn ghi lại sự thực lịch sử kể từ cuộc biểu t́nh chống đói của sinh viên biến sang biểu t́nh đ̣i dân chủ từ năm 1986 cho đến giai đoạn hiện thời Trung Quốc đang lao ḿnh theo chế độ tư bản tập đoàn. Để thực hiện việc tường thuật lịch sử tác giả sử dụng một topos văn chương khá mới mẻ: nhân vật tự sự là một kẻ bị tuy chấn thương thể lư trầm trọng, thân xác nằm liệt như một khúc cây, nhưng trí óc, nhât là giác quan nhận biết tiếng động, ánh sáng và mùi hương vẫn c̣n bén nhậy, không bị hủy hoại. Trong tiểu thuyết cổ điển và hiện đại topos nhân vật chờ chết trên giường bệnh hay dựa trên nhật kư hoặc những bức thư, h́nh ảnh của nhân vât quá cố để làm cái khung cho truyện đă thường được sử dụng. Mă Kiến dùng topos kẻ liệt vị v́ chính tác giả có một người anh em trong họ sau khi vấp té bị chấn thương óc năo, tuy thoát chết nhưng nằm liệt và đầu óc vẫn tỉnh táo. Thêm vào đó, giống như nhà văn Mỹ Richard Powers (nhất là trong tiểu thuyết The Echo Maker), Mă Kiến muốn đưa vào tiểu thuyết những mô tả về mối quan hệ giữa thân xác và đời sống tâm linh, trên hết là mối liên hệ với kư ức. Vùng bí ẩn này cho đến ngày nay khoa học chưa có nhiều những khám phá mới mẻ. Ngoài ra Mă Kiến cũng chịu ảnh hưởng của Marcel Proust, James Joyce và Vladimir Nabokov trong việc sử dụng kư ức để viết tiểu thuyết.

 

Trang mở đầu và trang cuối quyển sách giống hệt nhau trừ một câu chót: đó là tự ngôn của nhân vật chính, mô tả không gian căn gác bẩn chật nơi đặt giường bệnh của ḿnh, khi thấy ḿnh hăy c̣n nh́n được, nghe được, và ngửi được hắn tự nhủ “Đó là dấu hiệu rơ ràng rằng từ nay trở đi anh sẽ phải coi trọng đời sống của ḿnh.” Rồi có một sự việc kỳ lạ đă xảy đến: Mùa đông năm ngoái có một con chim sẻ đă cố t́nh t́m đến trụ ngụ trong pḥng anh, nó đến đậu trên ngực anh và cứ “đứng lỳ ra như một quả trứng lạnh toát.” (Cũng cần nhắc lại Mao Trạch Đông sinh thời đă ra lệnh tiêu diệt bằng tuyệt ṇi chim sẻ ở Trung Quốc. Và người Việt xa xứ lâu năm khi về nuớc cũng có nhận xét chim sẻ đă hoàn toàn vắng bóng ở phần lớn những thành phố, điển h́nh là ở Saigon, nhưng lư do th́ chưa nghe nói tới). Sự xuất hiện của con chim sẻ là một liều thuốc hồi sinh mạnh, khiến bệnh nhân tưởng chừng ḿnh từ khi lâm trọng bệnh đă thôi không c̣n bao giờ nghĩ tới việc “bay” được nữa, nhưng nay sự xuất hiện của con chim sẻ đă phục hồi khả năng nghĩ tưởng này của anh. Và máu trong huyết quản anh ta cũng ấm dần lên, cơ bắp ở hố mắt hoạt động trở lại, anh lại có thể khóc được, miệng đă bớt khô khốc, các ngón tay bắt đầu cử động được. Nhưng lời tự nhủ quan trọng nhất vẫn là “Từ nay anh không c̣n phải tùy thuộc vào những kư ức của anh để sống qua ngày. Đây không phải là tia sáng chợt lóe lên rồi tắt ngúm của đới sống trước khi chết đi. Đây là một khởi đầu mới mẻ.”

 

Trong suốt quyển truyện 586 trang tác giả đă ngắt ḍng tự sự, chuyển thời gian bằng hai hoặc ba gịng chữ in nghiêng mô tả mối liên hệ giữa cái thân xác rũ liệt và những chuyển động về t́nh cảm hoặc tư tưởng. Sự ngắt hơi tự sự này thích hợp với t́nh trạng khi tỉnh khi mê của nhân vật. Chẳng hạn khi tỉnh táo hắn nhận biết: “Những cơ phận của anh nằm rải rác trong cái thân anh giống như một đoàn quân tan ră. Thân xác anh là một cái cây bị đốn ngă, mục nát dần nằm trên mặt đất,” hay Cái cây xỉa cành nhánh ra ngoài, để cho gió thổi qua. Dần dần da anh bắt đầu hồi tưởng.”  Thời gian truyện bắt đầu là khoảng tháng 6 năm 1989, ngay sau khi vụ nổi dậy Thiên An Môn bị đàn áp và kết thúc vào Giáng sinh năm 2000. Tính ra khoảng xấp xỉ trên mười năm.

 

Nhân vật chính trong truyện là Dai Wei, vốn là một sinh viên cao học ngành Sinh Vật Học ở Đại học Bắc Kinh, nằm trong nhóm lănh đạo cuộc nổi dậy, vào những giờ phút chót trước khi toàn bộ những người tham gia bị dẹp tan, anh ta bị quân đội bắn vào gáy trọng thương. Khi được đem vào nhà thương cứu cấp anh bị nhân viên bệnh viện phát giác là thành phần sinh viên nổi dậy nên lập tức bị từ chối chữa trị và buộc mẹ anh phải đem anh về nhà chăm sóc. Trong hơn 100 trang phần đầu quyển truyện Mă Kiến cho Dai Wei hồi ức về thời niên thiếu và thời mới lớn. Cha anh là một nhạc sĩ vĩ cầm tốt nghiệp ở Mỹ và mẹ anh là một ca sĩ nổi tiếng của ban giao hưởng Bắc Kinh. Sau khi họ Mao toàn thắng, nghe lời tuyên truyền đường mật nên ông hồi hương mong đem tài nghệ phục vụ đất nước. Nhưng không những không được tin dùng, ông c̣n bị trù dập và cuối cùng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa bị kết án “hữu khuynh” và đầy đi lao cải 22 năm. Khi được thả về, v́ thân xác quá tàn tạ nên mấy năm sau ông .từ trần. Suốt thời gian cha bị lao cải gia đ́nh anh bị trù dập khốn đốn, mẹ anh quá sợ hăi và để tồn tại ngoài mặt đă phải lên án người chồng nhưng cũng vẫn không được thu nhận làm đảng viên. Tuy c̣n đi hát nhưng bà hoàn toàn lép vế tuy tài năng hàng đầu. Chính cha mẹ và anh em của bà cũng bị chính quyền cọng sản đấu tố giết hại. Dai Wei có một đứa em trai anh luôn luôn muốn bảo vệ. Cha anh chết đi để lại những tập nhật kư, và trước khi nhắm mắt ông trăn chối muốn Dai Wei sẽ đọc những ǵ ông ghi lại suốt thời gian tù lao cải. Trong thời thơ ấu v́ có cha bị kết án “hữu khuynh” Dai Wei bị kỳ thị ruồng bỏ nên anh không khỏi bồng bột có ư nghĩ tiêu cực về người cha. Nhưng khi trưởng thành, bước chân vào đại học, anh đem những cuốn nhất kư hoen ố cũ rách của cha ra đọc nên cảm thấy thấu hiểu và thương xót người cha xấu số. Ư thức chính trị của Dai Wei bắt nguồn từ những quyển sổ bụi này. Sau này cộng thêm những hiểu biết về dân chủ tự do và tận mắt nh́n thấy những sự thực đen tối của chính quyền độc tài tham nhũng ngày càng bộc lộ rơ nét càng khiến anh bước tới việc tham gia phong trào đ̣i dân chủ tự do. Ttrong phần hồi kư về những ngay khổ nạn lao cải của cha, Mă Kiến đă cực tả cuộc sống những người lao cải. Họ đă hầu như trở thành mất nhân tính. V́ đói và bị hành hạ tinh thần. Đói ăn đến nỗi theo gót người bạn tù sắp chết v́ tiêu chảy để bới trong phân người này những mẩu đồ ăn chưa tiêu, rửa đi và nhai. Khắp trong một vùng rộng lớn nơi có trại tù lao cải, cha anh cũng đă gặp được một vị ân nhân nhưng sau này khi Dai Wei cùng với A-Mei t́m về vùng này th́ được biết trong những năm trước đó người dân bị một trân đói kinh khủng đến nỗi họ phải ăn thịt nhau và hai cha con vị ân nhân của cha anh cũng không thoát khỏi số phận bị phản bôi và ăn thịt Mă Kiến cho người đọc thấy chủ trương làm con người mất nhân tính của đường lối cai trị độc tài dưới thời Mao. Ngay từ khi c̣n nhỏ Dai Wei đă bị đẩy vào con đường làm kẻ bất đồng chính kiến. Khi c̣n học tiểu học cậu bé Dai Wei đă bị hành tội v́ dám xé một tấm bích chương tuyên truyền của Đảng làm giấy đi cầu. Khi 15 tuổi Dai Wei phải bỏ học và sống lén lút bằng tiền bán tranh khiêu dâm. Khi chính quyển đổi mới, anh được vào học ở đại học Quảng Châu và chính trong thời gian này anh dấn thân vào chính trị. Phần chính quyển truyện Mă Kiến dùng để tái tạo cuộc nổi dậy của sinh viên những đại học lớn ở Bắc Kinh và những tỉnh phụ cận. Phong trào sinh viên này thực ra đă manh nha từ năm 1986 khi chính quyền cọng sản đi vào đổi mới. Thanh niên sinh viên và giới trí thức tiến bộ ở Bắc Kinh hậu thuẫn việc thực hiện những chính sách đổi mới của Hồ Diệu Bang khi đó là Tổng Bí thư Đảng. Nhưng khi nhân cái chết của Hồ Diệu Bang xảy ra thanh niên sinh viên muốn lấy biến cố này để nói lên tiếng nói dân chủ th́ những lănh đạo bảo thủ của Đảng đă có ư định trấn áp nhưng chưa nặng tay ngay v́ vậy phong trào thanh niên sinh viên vẫn âm ỉ chờ dịp bùng dậy. Những cuộc tụ họp ở quảng trường Thiên An Môn với ư đồ biến đám tang họ Hồ thành một cuộc vận động chính trị lập tức bị chính quyền đàn áp tức thời. Là người trong cuộc và có khả năng điều tra, ghi nhận của một phóng viên báo chí nên Mă Kiến đă đưa ra những mô tả tại hiện trường khá gần sự thực. Sự thực đó là: phong trào thanh niên sinh viên nổi dậy đi đến thất bại phần nào cũng v́ sự ấu trĩ vế chính trị, sự thiếu tổ chức, không có lănh đạo nhất quán, và “bệnh say mê quyền hành” của chính những lănh tụ sinh viên. V́ Dai Wei cao lớn và có nhiều quen biết một số sinh viên tích cực đấu tranh ở các khoa và trường đại học kế cận nên nhiệm vụ chính của anh trong những biến cố Thiên An Môn  là lo về trật tự. Chính v́ nhiệm vụ này nên anh có cơ hội làm giao liên với những nhóm sinh viên biểu t́nh và đă tận mắt chứng kiến những động thái đàn áp của quân đội. Tận mắt anh nh́n thấy bạn bè bị hoặc xe tăng đè nát hoặc súng liên thanh trên các tháp xe tăng quét ngă hàng loạt..

 

   Sau khi bị bắn vào đầu v́ cố quay lại khu quanh quảng trường để cứu bạn bè bị trọng thương, anh được dân phố khiêng vào bệnh viện. Tưởng đă chết nhưng như có phép lạ, tuy được cứu chữa trong điều kiện tối thiểu ngặt nghèo, Dai Wei tuy thoát chết nhưng cơ thể rơi vào t́nh trạng hôn mê. Khi công an khám phá ra anh thuộc đám sinh viên nổi loạn anh lập tức bị đuổi khỏi bệnh viện. Cực chẳng đă mẹ Dai Wei phải đem anh về căn hộ tồi tàn chăm sóc. Dai Wei không chết trong những ngày sau đó nhưng trở thành một kẻ thân xác th́ gần như ngừng họat động nhưng đầu tóc vẫn tỉnh táo như người thường. Về mặt thể chất anh đă ở trong t́nh trạng này trên mười năm. Cho nên mô tả t́nh trạng anh là hôn mê cũng không hoàn toàn đúng. Đau xót v́ bệnh t́nh con trai, lại thêm gia đ́nh túng quẫn, mẹ anh một hôm lén đưa anh về vùng quê chạy thuốc thang của những vị lang băm. Dai Wei cũng hồi ức về hai cuộc t́nh của anh, trước với A-Mei, sau này với Tian-Yi đều là những sinh viên cùng trường. Tác giả mô tả hai cuộc t́nh của Đại Vệ khá sôi nổi, lăng mạn. Người đọc qua đó cũng hiểu thêm được nếp sống của sinh viên thanh niên trí thức Trung Quốc vào giai đoạn đổi mới. Không những thế, t́nh dục được tác giả sử dụng như một mô-típ để dẫn tới sự giải phóng và nổi loạn của thanh niên chống lại những cấm kỵ của xă hội, những lời giao giảng đầu dối trá của chủ nghĩa cọng sản đứng đầu là Mao Trạch Đông.

 

T́nh trạng hôn mê của Dai Wei kéo dài trên 10 năm, bà mẹ già quá nghèo không thể có khả năng thuốc thang chăm sóc lại thêm bị lóa mắt v́ cuộc sống phồn hoa ở Bắc Kinh sau thời đổi mới nên bà đă t́m cách bán trái thận bên trái  của anh cho một bệnh nhân giàu có cần thay thận. Mẹ Dai Wei cũng được Sư Phụ Yao, một ông thày vơ trong nhóm Pháp Luân Công hiện đang bị chính quyền đàn áp, chữa bệnh cho con bà không lấy tiền công. Cảm phục và biết ơn Sư phụ Yao mẹ anh dần dà hóa ra lphải ḷng ông này và hai người tằng tựu với nhau nhưng khi ông ta bị công an bắt giam, bà trở thành mất trí điên loan loạn. Không những chỉ bán thận của con, mẹ anh c̣n loan truyền đồn thổi nước tiểu của Dai Wei là thần dược, có thể chữa được nhiều chứng nan y. V́ vậy không thiếu người giàu có đến chầu chực bên giường bệnh của Dai Wei để uống nước tiểu của anh. Với giọng điệu  tự sự khi th́ nghiêm chỉnh khi th́ biếm riễu anh hồi ức về những động thái bột phát nên nhiều khi trở thành vô tổ chức, sự  tranh giành quyền hành của đám lănh tụ sinh viên, những cảnh ăn uống làm t́nh bừa băi của họ đă xảy ra, và cho đến giờ phút chót khi cuộc nổi dậy bị dẹp tan, với con số sinh viên bị tăng cán chết và bị bắn giết lên hàng nhiều ngàn người, những kẻ thoát chết bỏ chạy tứ tán về các vùng lân cận. Phần này là phần chính quyển sách. Những mô tả sự kiện lịch sử của Mă Kiến khá thuyết phục v́ được viết như những trang phóng sự báo chí. Qua lời kể của Dai Wei ta có được một bức tranh toàn cảnh, sống động, khá chân thực về biến cố Thiên An Môn chứ không phải như những thông tin lịch sử  của cả hai phía chính quyền cọng sản Trung Quốc cũng như của phía thế giới tự do. Những nhân vật trong nhóm lănh tụ nổi loạn được mô tả căn kẽ từng chi tiết về tính cách, về gốc gác. Nhưng có lẽ v́ đây là một tiểu thuyết cho nên tên gọi những nhân vật này đă được tác giả thay đổi để không tiết lộ nhân thân của những người hiện c̣n sống. Dai Wei cũng không quên nói về số phận của họ qua những thông tin từ bạn bè đến thăm. Chẳng hạn người yêu cũ Tian-Yi của anh nay đang ở Mỹ, sắp đám cưới và anh tự hỏi những ai trong đám bạn bè lănh đạo Thiên An Môn sẽ đến dự đám cưới “Ke Xi mấy năm trước đă bỏ Mỹ về Đài Loan. Hắn ta mở một quán nhậu bán thịt trừu. Han Dan đi Mỹ sau khi được ra tù, và hiện đang làm luận án tiến sĩ về khoa chính trị học, và Shu Tong và Liu Liu giờ đang sống ở Boston, như thế chắc ba người này sẽ đi dự tiệc cưới. Không ai nghe tin tức ǵ về Wu Bin và Sun Chunlin kể từ ngày họ xin tị nạn chính trị ở Pháp. Có lẽ hai người này đă họp lại với Tang Guoxian. Anh chàng này sau cuộc hành hương băng ngang Siberia đă t́m thấy Thượng Đế, rồi định cư ở Marseille, và giờ đây hắn là một ông cha thiên chúa giáo.” (Beijing Coma, p 571). Dai Wei cũng không khỏi đau đớn khi kể lại cảnh tượng những người bạn thân nhất bị bắn chết hay bị xe tăng cán xẹp lép vào nhưng giờ phút chót của biến cố. Trong những trang cuối quyển sách, Mă Kiến tường thuật về khu chung cư mẹ anh có một căn hộ là nơi hiện đặt giường bệnh của anh nay sắp sửa bị giựt xụp theo kế họach xây dựng chính quyền cho chủ thầu Hồng Kông khai thác. Tuy nhà nước có kế họach đền bù nhưng v́ số tiền đền bù quá thấp so với giá một căn hộ mới được xây cất nên mẹ Dai Wei ở lỳ lại, nhất định không chịu kư giấy đồng ư rời đi tuy hàng ngày bà bị công an, xóm giềng, cũng như bọn thày thợ nhà thầu thúc bách đe dọa. Bà càng ngày càng trở thành lẩm cẩm điên khùng, lâu lâu một đôi ngày lại sách va ly quần áo ra đường chờ “người ta” đưa xe đến đón đi Mỹ tuy thật sự chẳng có ai đến đón. Bà vẫn như sống trong mơ, nghĩ rằng người em trai cha anh hiện đang ở Mỹ thế nào cũng đưa bà đi. Rải rác trong suốt quyển truyện, tác giả cho thấy ước mơ được đi qua Mỹ sống của một bộ phận dân chúng Trung Quốc thật rơ rệt. Anh cũng cảm thấy thương xót mẹ suốt đời đă không trọn vẹn được với một cuộc t́nh nào. Thời cha anh c̣n trong trại lao cải, có một vị giáo sư người Nga yêu mẹ anh nhưng rồi ông này phải về nước. Trong một thời gian sau đó hai người thư từ qua lại với nhau nhưng rồi người đàn ông Nga đó cũng bặt tin. Nhưng lại chính v́ mối liên hệ này mẹ anh bị chính quyền nghi là làm gián điệp cho Liên-xô v́ vậy bà phải đem đốt hết những bức thư t́nh bà vẫn coi như những kỷ vật yêu dấu một đời. Anh vừa hồi ức quá khứ vừa nghe ngóng ghi nhận những sự việc diễn ra hàng ngày quanh ḿnh, những biến đổi chóng mặt đang đưa Trung Quốc lên hàng một cường quốc. Trong cuộc sống mới ào ạt xô đẩy, chính quyền Trung Quốc vừa t́m cách làm cho người dân quên đi một giai đoạn lịch sử thảm khốc như chưa từng xảy ra, vừa t́m cách viết lại lịch sử đó theo chiều hướng thuận gịng, nghĩa là bóp méo lịch sử. Dai Wei trong chương chót quyển sách, sau khi đă nói lên sự thực của những biến động lịch sử, đă tự nhủ “Từ nay anh không c̣n phải tùy thuộc vào những kư ức của anh để sống qua ngày. Đây không phải là tia sáng chợt lóe lên rồi tắt ngúm của đới sống trước khi chết đi. Đây là một khởi đầu mới mẻ. Nhưng một khi anh đă ḅ ra khỏi được cái ngôi mồ thân xác này th́ liệu có ǵ c̣n lại để anh tiếp tục bước tới không?” Đó không những là một câu hỏi cho Dai Wei mà c̣n là một câu hỏi cho cả Trung Quốc nữa. Một câu hỏi gợi lên niềm hy vọng về một tương lai nào đó. Quyển Bắc Kinh Liệt Vị của Mă Kiến là một ẩn dụ về một Trung Quốc phát triển mạnh nhưng lại chứa đầy những mâu thuẫn rạn nứt vô phương cứu chữa. Quyển sách cũng c̣n là một tài liệu sử tái thẩm định cuộc nổi dậy Thiên An Môn, một biến cố lịch sử quan trọng nhất của những năm cuối thế kỷ 20 của Trung Quốc.

 

đào trung đạo

 

 

www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

 

© 2008 gio-o