Lesley Chamberlain

MOTHERLAND

(quê mẹ)

 

 

Nước Nga thường chỉ được coi là có một truyền thống riêng biệt về tư tưởng xă hội và chính trị c̣n về mặt triết học th́ chỉ là cái “sân sau” của Tây Phương. Nhận xét này hẳn có người sẽ cho là quá đáng v́ đă không xét tới những triết gia gốc Nga tên tuổi như Martin Buber, Nicholai Berdyaev, Leo Shestov, Alexandre Kojève (lậun giải Hegel tạo ảnh hưởng sâu đậm trên thế hệ J-P. Sartre)… hoặc nhà ngữ học Roman Jakobson, nhà phê b́nh văn học Yuli Aikhenvalt, nhả xă hội học Pitirim Sorokin, sử gia Lev Karsavin…Nhưng khốn nỗi những tên tuổi lừng lẫy đó lại chính là những người đă bị Lenin xua đuổi khỏi nước Nga vào năm 1922 thế kỷ trước, sau khi chính quyền cộng sản đă hoàn toàn thống trị đất nước này. Sau khi phải rời bỏ quê hương, phần lớn họ sống lưu vong ở các nước Âu châu, nhất là ở Pháp, và một vài người ở Mỹ. Ngày nay, sau khi chế độ cọng sản đă hoàn toàn xụp đổ, việc nh́n lại 200 năm triết học Nga thiết nghĩ cũng là một việc đáng khuyến khích v́ chỉ sau khi đă nh́n lại quá khứ người ta mới có thể đặt câu hỏi: tương lai triết học Nga đi về đâu? Công việc này tuy đáng khuyến khích nhưng cũng có một trở ngại lớn: thường thường người viết về lịch sử triết học Nga khó giữ được thái độ khách quan v́ hoặc sẽ đứng vào vị thế tư biện duy vật lịch sử hoặc lại ở cực đối nghịch phê phán cực hữu. Cho nên khi Lesley Chamberlain mới đây cho xuất bản quyển MOTHERLAND: A Philosophical History of Russia/Quê Mẹ: Tóm lược Lịch sử Triết học Nga lập tức được giới trí thức Âu-Mỹ chú ư và phê b́nh. Lesley Chamberlain là một phụ nữ Anh, sinh năm 1951 ở Rochford, đă theo học các đại học Exeter và Oxford. Năm 1978 làm đặc phái viên cho hăng thông tấn Reuter ở Nga trong nhiều năm, sau đó trở về Anh viết sách khảo cứu, tiểu thuyết, và truyện ngắn.

 

Phần đông độc giả b́nh thường rất khó tiếp cận sách triết lư nếu sách do những triết gia chuyên nghiệp viết v́ không đủ kiến thức chuyên ngành và vốn liếng thuật ngữ. Nhưng nếu sách bàn tới triết lư được viết bởi những người “ngoại đạo” lại thường có khuyết điểm không chuyên và chính, nghĩa là có nhiều khuyết điểm về mặt kiến thức cũng như diễn ngôn. Lesley Chamberlain tuy có cơ sở học vấn đại học, đă để nhiều thời gian và công sức nghiên cứu lịch sử triết học nhưng khi viết về triết lư vẫn bị coi là sản xuất những tác phẩm “ngoại vi”. Chẳng hạn khi viết quyển “Nietzche Turin”, quyển này cũng không thể được coi là một tác phẩm giải khai Nietzche. Trước khi xuất bản Quê Mẹ, Lesley Chamberlain cũng được chú ư nhiều với tác phẩm Philosophy Steamer: Lenin and the Exile of the Intelligentia/Chuyến Tàu Triết Lư: Lenin và Cuộc Lưu Đầy giới Trí Thức tŕnh bày khá cặn kẽ và thuyết phục việc Lenin trục xuất những trí thức hàng đầu Nga cũng như khả năng hiểu biết Marx rất nông cạn của Lenin. Tuy nhiên trong Quê Mẹ, Lesley Chamberlain tuy không mấy vững chăi về triết học nhưng lại khá khách quan trong quan điểm nghiên cứu lịch sử triết học Nga, có cái nh́n khá thoáng và gần sự thực về những tư trào triết học ở Nga trong hai thế kỷ trước. Ưu điểm này có lẽ cũng v́ Leslay Chamberlain đă sống nhiều năm ở Nga và yêu mến nền văn hóa của đất nước này.

 

Một cách tổng quát Quê Mẹ có ba phần: Trong phần đầu tác gia tŕnh bày triết học Tây-Âu đă vào Nga như thế nào, được đón nhận ra sao, và quan trọng hơn hết là “cái nền”, mảnh vườn Nga với những đặc điểm đă khiến cây Triết lư Tây-Âu khi được đánh sang mảnh vườn đó đă biến dạng ra sao. Khởi đầu phải kể công khai sáng của Nữ Hoàng Catherine vào thế kỷ 18, người đă từng liên lạc thư từ với Voltaire, đă đọc Locke và áp dụng tư tưởng của triết gia duy nghiệm Anh này vào giáo dục. Bà cũng là người khuyến khích Diderot và D’Alembert hoàn thành bộ Bách Khoa Pháp.  Lesley Chamberlain khá tinh tế khi xoáy mạnh vào khả năng tiếp nhận ảnh hưởng tư tưởng Tây-Âu của người Nga. Cũng không thể quên trong nhiều thế kỷ, dân Nga phải sống dưới sự đàn áp vế mặt chính trị của giới quí tộc và sự cai quản tôn giáo khá chặt chẽ của nhà thờ gịng chính thống. Người Nga lại không phải là dân tộc chuộng lư trí cho nên khi triết lư Khai Minh (Philosophy of Enlightenment) bắt đầu với Descartes và những triết gia duy lư sau đó tuy được du nhập vào Nga nhưng không gây ảnh hưởng quyết định. Nhất là khi Napoléon đem quân xâm lăng Nga và thất bại th́ ở Nga người ta càng có thái độ tiêu cực đối với triết học Tây-Âu hơn, và tư trào chống-Tây Phương tiếp sau đó đă ngự trị sân khấu tư tưởng học thuật Nga. Một lư do khác nữa là v́ trong bản chất “tâm thức Nga” vẫn mang nặng dấu ấn ẩn mật tôn giáo, tiền-khoa học, nghiêng về huyền nhiệm hơn là lư trí nên họ cho rằng Triết Học Khai Minh quá lạnh lẽo, duy lư, và không dành chỗ đứng cho đam mê, ḷng nhân.

 

Nhưng vào thế kỷ 19 trí thức Nga trong việc đi t́m một triết lư làm nền tảng cho thời đại, họ quay sang học hỏi những triết gia Đức như Kant, Fichte, Hegel, và nhất là Schelling. Trong phần này của quyển sách Lesley Chamberlain đă tỏ ra không mấy nắm vững triết lư của những triết gia này nên đă tŕnh bầy rất sơ lược và nhiều khi không rơ ràng. Tuy nhiên bà cũng nêu được một điểm quan trọng là trí thức Nga giai đọan này chịu ảnh hưởng Triết-học Thiên-nhiên của Schelling nhiều nhất v́ tư tưởng của triết gia này pha màu sắc chủ nghĩa lăng mạn, suy tưởng siêu h́nh gần với huyền nhiệm tôn giáo, và dành cho trực giác một vị trí then chốt hơn lư trí trong tư duy. Với trí thức Nga, suốt trong thời hiện đại (modernity) câu hỏi chính yếu là “Chân lư Nga là ǵ?”. Tuy vẫn có mặc cảm thua kém về mặt tư tưởng so với Tây-Âu nhưng luôn luôn người Nga ngấm ngầm tự hào về đất nước, lịch sử, văn hóa, và con người Nga nên họ muốn dựa vào triết học Đức để xây dựng một hệ thống tư tưởng nặng tính dân tộc hơn. Chính từ điểm nh́n này Lesley Chamberlain đă nắm được cốt tủy của giai đoạn lịch sử tư tưởng Nga với chủ nghĩa Lenin toàn trị. Theo bà, tư tưởng của Marx xâm nhập Nga khá trễ và đă chẳng bao giờ được nghiên cứu một cách quán triệt. Lesley Chamberlain có đưa ra một ghi chú quan trọng của chính Lenin cho thấy Lenin măi tới năm 1914 mới đọc sách Hegel. Và chúng ta cũng nên them một chi tiết khác rất quan trọng mà Lesley Chamberlain đă không (biết) nhắc tới: Khi Georgy Lukácz từ Berlin sang Nga tỵ nạn chính trị vào năm 1933 đă bị cô lập và chính trong thời gian này đă hoàn thành tác phẩm Der junge Hegel/Hegel Trẻ (tác phẩm này cho măi tới năm 1948 mới được xuất bản).  Việc Lukácz bị cô lập cũng là chuyện b́nh thường vào giai đoạn Stalin lên cầm quyền v́ Stalin không thể sánh với Lenin về kiến thức triết lư cũng như những “nhà tư tưởng của Đảng” không thể đủ tầm vóc để có thể đối thoại với Lukácz. Và tuy chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do Lenin triển khai dựa trên Marx và Engels tiếng là tư tưởng gịng chính của thời đại nhưng thực ra việc thực hiện chủ nghĩa Cọng sản ở Liên-xô từ đầu cho đến khi tan ră ngoài việc chỉ dựa vào tư tưởng Marx để tổng hợp với những khái niệm như  lư tưởng hợp đoàn (solidarity), hy sinh, hy vọng, và cứu chuộc (redemption) toàn là những tư tưởng truyền thống Nga  Nhận xét này của Lesley Chamberlain khá xác đáng và giúp xóa tan “huyền thoại Lenin”, người ta vẫn thường cho rằng Lenin là một nhà tư tưởng Mac-xit vĩ đại. Về câu hỏi “Ttriết lư Nga sẽ đi về đâu?” Leslay Chamberlain tuy không đưa ra câu trả lời rơ rệt nhưng tỏ ra khá bi quan. Bi quan cũng là điều tất nhiên v́ suốt trong hơn nửa thế kỷ trí thức Nga (cũng như Tàu) không có cơ hội được tiếp cận với triết lư Tây-Âu (chính quyền cấm đoán, không có khả năng sinh ngữ (Đức-Pháp-Anh), chủ nghĩa Lenin độc quyền thống trị v.v…Chúng tôi nghĩ Việt Nam không những cũng ở trong một hoàn cảnh tương tư mà có thể c̣n chậm lụt hơn. Sự mất mát này cần nhiều chục năm, vài thế hệ trí thức Nga (Tàu, Việt) mới có thể theo kịp thế giới.

 

 

Đào Trung Đạo

  

 

   http://www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

 

 

          © 2007 gio-o