J. M. Coetzee
Diary of a Bad Year
(Nhật Kư Một Năm Xấu)
Nếu bạn là người quan tâm tới tiểu thuyết hiện đại, nếu bạn là kẻ đă/đang/sắp viết tiểu thuyết trong tư thế một người đă bỏ lại quê nhà sau lưng, hiểu được ḿnh đang sống trong bày đoàn vô xứ không thể ra khỏi sự khủng hoảng của bản ngă, quẩn quanh trong một thế giới có nhiều những biến động tạo nên sự thu hẹp thế giới cùng với nỗi ám ảnh của con quái vật lịch sử, th́ bạn không thể bỏ qua không lắng nghe hai tiếng nói ở hai đầu một tuyến thông giao sống/viết thức tỉnh và trí tuệ nhất của ba thập niên cuối thế kỷ 20 và những thập niên bước sang thế kỷ 21: Salman Rushdie và J.M. Coetzee. Kẻ này gốc Á, người kia gốc Âu. Ở người này trong tác phẩm xứ Ấn không thể xóa bỏ, ở người kia Nam Phi là một vết thương không thể hàn gắn, những quê nhà không thể tống táng. Tuy không trực diện đối thoại với nhau, nhưng đó là hai tiếng nói tiêu biểu nhất của mảng văn chương vô xứ. Không có sự đối nghịch của tranh biện hay phản biện trong cái viết của hai người, nhưng chắc chắn họ vẫn quanh quẩn bên nhau trong cái đọc cái viết hàng ngày. Làm sao khác được, v́ họ là những kẻ hiểu được viết là tạo một không gian độ không cho văn chương tư tưởng để chữ nghĩa định h́nh và hủy hoại nhau, và cuối cùng chỉ để khắc khoải về một thứ “désoeuvrement”- hủy tạo, tháo gỡ tất cả, xóa sạch những vết/vạch “viết” đă để lại trong tác phẩm như một thảm họa chung cuộc đă trở thành một hành trang không thể vứt bỏ, một đới đè nặng trên vai (như Maurice Blanchot phát hiện.) Trên đây là những suy nghĩ “chớp” khi tôi đọc quyển sách mới Diary of a Bad Year của J.M. Coetzee.
Nhiều người nghĩ từ sau quyển Disgrace, từ sau khi được trao Nobel Văn chương, từ sau khi bỏ Nam phi sang định cư ở Úc, J.M. Coetzee có thể sẽ không viết tiểu thuyết nữa mà chuyển sang viết hồi kư (cho ra mắt hai quyển Boyhood và Youth). Nhưng vào năm 2003 ông lại cho ra Elizabeth Costello, kế tiếp là Slow Man vào năm 2005 quay lại với chủ đề bằng câu hỏi (không có câu trả lời): làm thế nào ta có thể định nghĩa cái nơi chốn ḿnh đang sống là “quê nhà”? Sự thành công của quyển Disgrace là tín hiệu cho thấy J.M. Coetzee đă lên đỉnh diểm sự nghiệp văn chương. Những người theo dơi văn nghiệp ông thấy Elizabeth Costello và Slow Man không mới lạ hấp dẫn nên không được chú ư nhiều. Và người ta tự hỏi phải chăng lộ tŕnh văn chương của J.M. Coetzee đang ở vào giai đoạn kết thúc. Ở một mặt khác, hầu như giọng điệu của ông sau khi đi qua gai đoạn hồi kư tự ttruyện đang chuyển sang tự bạch (confession) thấp thoáng từ quyển Slow Man. Phải chăng nay tôi đă là một Kẻ Chậm Lụt cả về sống lẫn viết, như tựa đề quyển truyện gợi ư? Trong bài “J.M. Coetzee, Kẻ Ngoại Cuộc” viết nhân dịp ông được trao gải Nobel Văn chương năm 2003, tôi đă chỉ ra “Ba vấn đề chính một nhà văn khi viết tiểu thuyết phải giải quyết là: viết trong môi trường văn hoá, xă hội, chính trị, kinh tế nào, sử dụng kỹ thuật, ngôn ngữ văn chương ra sao, và thái độ tinh thần của ḿnh đối với thời đại ḿnh sống như thế nào? Văn chương, nhất là tiểu thuyết, là ngôn từ bày tỏ kinh nghiệm lịch sử của cá nhân trong những nghịch cảnh: lộ tŕnh và hành động của nhân vật tiểu thuyết dẫn đến những số phận khôn lường ở một cuối đường mất hút trong mê cung đời sống xô đẩy, tung cao rồi nhận ch́m, xóa bỏ con người. Tiểu thuyết là tṛ chơi mê hoặc tạo ra/xóa bỏ nhân vật. Nhân vật tiểu thuyết chỉ có thực trong quyển sách, giống như Thượng đế và Vùng đất hứa hay một quê hương t́m đến của những tín đồ Do thái giáo chỉ có trong lời, trong quyển sách. Đọc tiểu thuyết của J.M. Coetzee chúng ta thấy nhà văn này đă tiếp cận những vấn đề nêu trên một cách rất thông minh, coi trọng sự trung thực trí thức (probité intellectuelle) là điều kiện không thể thiếu của nhà văn, và luôn luôn giữ quan điểm phê phán triệt để, dù sự phê phán có là chủ quan hay khách quan nhưng không thể không phê phán.” Trong Diary of a Bad Year, dưới h́nh thức tiểu thuyết pha trộn luận văn, J.M. Coetzee cho thấy ông không phải là kẻ chậm chân trong việc viết tiểu thuyết cũng như việc tiếp tục đưa ra những phê phán, những “ư kiến nghịch thường” (Strong Opinions).
Diary of a Bad Year gồm hai phần: Ư Kiến Nghịch Thường (Strong Opinions} và Nhật Kư Thứ Nh́.(Second Diary) với phần đầu khoảng 150 trang chiếm 2/3 bề dầy quyển sách. Cấu trúc quyển truyện cũng cho thấy J.M. Coetzee muốn làm mới diện mạo trang truyện: trang sách được ngăn ra hai/hay ba phần với phần trên là luận văn và phần dưới là truyện thỉnh htỏang xen kẽ những trang trắng phía bên trái mỗi khi câu chuyện chuyển sang một giai đoạn mới. H́nh như tác giả thầm bảo người đọc có thể tùy nghi lúc đọc luận văn, lúc đọc truyện cũng được v́ đọc cả hai thứ trên một trang sách rất phân tâm. Tất nhiên đa số người đọc thói thường háo hức ṭ ṃ muốn đọc truyện trước, để phầm luận văn sẽ đọc sau. Cũng được đi, nhưng đừng quên hai phần có một sự liên hệ gắn bó mật thiết. Nhưng làm theo cách đó người đọc đă mắc mưu (mưu tốt) của tác giả là đă phải đọc lại quyển sách (sách hay nào mà chẳng cần phải đọc lại, từng phần hay toàn thể, nhiều lần trong đời?). Trong phần “Ư Kiến” tác gia đưa ra cả thảy 31 bài luận văn ngắn đề cập tới linh tinh đủ loại nhiều vấn đề quay quắt hàng ngày của một nhà văn về già: từ tư tưởng triết học tới chính trị, văn chương, ngôn ngữ. Trong phần hai “Nhât Kư Thứ Nh́” tác gia đưa ra 24 ư kiến ngăn ngắn giọng điệu bớt nghịch thường ngang ngạnh, dịu dàng riêng tư tâm sự hơn. Về phần truyện ở dưới, nhân vật chính là Lăo C bảy mươi hai tuổi. nhà văn về già, Anya cô “thư kư” hai mươi chin tuổi và nhân vật Alan bốn mươi hai tuổi già nhân nghĩa non vợ chồng của Anya. Truyện xảy ra ở một chung cư bên Úc, phần đầu được ghi là từ ngày 12 tháng Chín năm 2005 đến 31 tháng Năm năm 2006. Phần sau không xác định thời gian nhưng đọc hết quyển sách ta có thể đoán chừng khoảng thời gian này cũng chỉ một vài tháng. Khởi đầu 12 tháng Chín không thể không làm người đọc nhớ đến biến cố lịch sử 11 tháng Chín năm 2001 nên có lẽ tác giả muốn lưu ư người đọc ông đă bắt đầu viết quyển sách bốn năm sau biến cố này. Senor C. bảy mươi hai (khi đó J.M.. Coetzee sáu mươi lăm), cách đặt tên cũng như tính cách và sinh họat, tư tưởng và hoàn cảnh của nhân vật chính rất trùng hợp với chính tác giả. Nhân vật hư cấu Anya và Alan điển h́nh cho thế hệ trung niên và thế hệ trẻ. Như thế người đọc cũng dễ nhận ra tác gia tuy thuộc về thế hệ già nhưng đă không lạc hậu, tách rời với hai thế hệ kế tiếp. Hiện Lăo C., cùng với sáu nhà văn thế giới nổi tiếng khác, được một nhà xuất bản ở Đức đặt cọc viết một loạt “Tư Kiến” tùy sở thích. Hạn nộp bài đă được định rơ và lăo cũng c̣n chẳng mấy thời gian nữa. Nghĩ ḿnh cũng đă cạn kiệt nhưng khi được mời viết, mới bày tỏ ư kiến, lăo không khỏi “nhảy xổm lên” hứng chí nhận lời ngay tức khắc v́ lại có dịp “càu nhàu lư sự giữa nơi công cộng, một cơ hội trả thù đời một cách thần sầu v́ đời đă từ chối không chịu tuân theo những mơ tưởng huyễn hoặc” của lăo (Diary, trang 23)
Về chữ “Strong Opinions” J.M. Coetzee chú giải (trang 126): Opiniâtre, theo tiếng Pháp: bướng bỉnh, cứng như đá, ương ngạnh, Chủ biên quyển sách người Đức lửng lơ giữa hai từ Meinungen và Ansichten, và nhấn mạnh Meinungen là những ư kiến, nhưng là ư kiến bấp bênh tùy tính khí lúc thế này lúc thế kia. C̣n Ansichten ngược lại chin chắn hơn, được nghị đi nghĩ lại nhiều. Như thế “Strong Opinions” của J.M. Coetzee nên được hiểu theo cả ba chữ Opinâtre, Meinungen, và Ansichten. Nh́n chung trong phần này J.M. Coetzee cho thấy ông là nhà văn cập nhật, quan sát kỹ lưỡng và có những suy nghĩ khá độc đáo thâm trầm về những biến cố xảy ra trên khắp thế giới trong thời đại ḿnh sống, đọc nhiều và cũng suy tưởng rất riêng ḿnh (Hỡi ôi! Không hiểu đây có là một nhắc nhở cho những người hăm hở viết, một sớm một chiều muốn là nhà văn nhà thơ nổi tiếng.} Ư kiến 01. của Lăo C. về Nguồn gốc của Nhà Nước sau khi đă bực tức về số phận con người sinh ra là đă phải chịu đựng sống trong một quốc gia, không có sự chọn lựa nào khác và cũng không thể tiêu hủy cái nhà nước đó, lăo than:” Sao quá khó khăn khi ta muốn nói bất kỳ cái ǵ về chính trị từ điểm đứng bên ngoài chính trị? Tại sao không thể nào có được một diễn ngôn về chính trị mà diễn ngôn đó lại không là diễn ngôn chính trị?” Trong Ư kiến 02. Lăo C bàn về Chủ nghĩa Vô chính Phủ (người đới vẫn cho rằng tư tưởng chính trị của Coetzee có màu sắc vô chính phủ) lăo gọi bọn chính khách là những “thằng con hoang” (bastards) – có lẽ chữ này tác giả mượn lại cách dùng của Sartre nhưng theo một nghĩa có màu sắc chính trị hơn. Ghê tởm hành vi của bọn làm chính trị hiện nay, lăo tự nhủ cũng như triệu triệu sinh mạng trên trái đất hiện nay không thể tùng phục nhưng cũng không thể nổi loạn, thôi đành tịch mịch, tự lẩn vào bóng tối, di dân nội giới (inner emigration). Tiếp theo là những ư kiến về: dân chũ, về Machiavelli, về khủng bố, về những hệ thống hướng dẫn vũ khí pḥng thủ và tấn công, về Al Quida, về đại học, về trai giam Guatanamo Bay, về sự nhục nhă toàn quốc, .…với ư kiến kết thúc “Về Kiếp Sau”. Và J.M. Coetzee đương nhiên không thể không một lần nữa đưa ra ư kiến về bảo vệ súc vật. Nói chung đây toàn là những ư kiến ngang bướng ương gàn, người đọc dù không đồng t́nh nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên thích thú. Như đă nói ở trên, trong phần 2 “Nhật Kư Thứ Hai” những ư kiến đă bớt nghịch nhĩ, trở thành ấm áp tâm sự hơn. Từ ư kiến bắt đầu phần này “Về Một Giấc Mơ” kết thúc bằng ư kiến chót “Về Dostoevsky” thật cảm động : lăo đă không thể tự kiềm chế, nức nở khóc đêm qua khi đọc chương thứ năm cùa quyển Anh Em Nhà Kqaramazov, chương sách trong đó Ivan đem trả lại tấm vé bước vào cái vũ trụ Thượng đế đă tạo dựng nên. Lăo khóc v́ “những cung bậc của nỗi chán chường cay đắng, nỗi chán chường riêng ḿnh của một linh hồn không thể chịu đựng được nữa những nỗi kinh hoàng của cuộc thế này. Đó là tiếng nói của Ivan, như được Dostoevsky hiện thực, chứ không phải là cách lư sự của anh ta, đă quét tôi dạt trôi theo ḍng…..Và ta cũng xin gửi lời cảm tạ về nước Nga, Nước Mẹ Nga, đă dựng lên trước mặt chúng ta với một sự chắc thực không thể bàn căi, những chuẩn mực để cho bất kỳ một người viết tiểu thuyết nghiêm chỉnh nào cũng bắt buộc phải trần ḿnh hướng tới, dù rằng chẳng có mấy cơ may đặt chân tới được: một đầu là chuẩn mực của bậc thầy Tolstoy, đầu kia là chuẩn mực của bậc thầy Dostoevsky. Nhờ gương sáng của họ, ta trở thành một người viết khá hơn; khi nói khá hơn tôi không định nói là kỹ năng hơn, nhưng là khá hơn về mặt đạo đức. Hai vị đó triệt tiêu những nỗi tự cao tự đại không trong lành của một người viết văn; các ông ấy huệ nhăn cho ta; các ông củng cố sức mạnh cho ta.”
Sang phần truyện: Lúc đầu chỉ có phần tự sự của Lăo C.: Một buổi sáng muộn mùa Xuân nọ Lăo C. đang ngồi trước căn hộ tầng chót của ḿnh buồn t́nh ngắm cảnh ngắm người th́ chợt sửng sốt v́ sự xuất hiện của một phụ nữ trẻ mặc chiếc váy đỏ màu cà chua ngắn cũn cỡn mang đồ giặt bước vào pḥng giặt đồ. Là hàng xóm láng giềng, họ chào hỏi nhau qua loa một cách khá thong thường xă giao lạnh nhạt. Nhưng ngay từ giây phút đầu chạm mặt Lăo C. đă bị ám ảnh về người hàng xóm xinh đẹp hấp dẫn này, lăo cũng có phần “nổi bệnh Tề Tuyên” tuy biết thân đă già cúp thùng thiếc. Không thể xóa đi sụ ám ảnh, lăo lân la hỏi ḍ tung tich của thi. Lăo được biết tên thị là Anya, căn hộ thị ở trên từng hai mưoi chin, chung sống với một “nam nhân” tên Alan. Không có một trở ngại nào có thể ngăn cản lăo lân la với người phụ nữ này. Thừa cơ một lần Anya ra ngồi chơi ngoài vườn hoa khu chung cư, lăo khơi chuyện với Anya và khi thị cho lăo biết ḿnh hiện “đang nghỉ xả hơi” giữa hai việc làm – một cách nói mẽ - trước đây Anya làm thư kư hay làm trong pḥng nhân viên của một bệnh viện và hiện nay đang ở không, lăo liền nắm lấy cơ may ngỏ ư muốn thuê Anya giúp ḿnh đánh máy bản thảo sắp đến kỳ hạn giao nộp. Đánh máy cũng chỉ là một cái cớ. Lăo C. cũng c̣n vẽ với muốn Anya đóng góp “những cảm nghĩ” của cô giúp lăo hoàn tất tác phẩm cho tươm tất hơn. Và lăo mừng rơn v́ Anya nhận lời lăo, tuy không mấy hứng khởi. Cách thức làm việc như sau: v́ lăo già nua, việc chữ lên đồi xuống dốc nên lăo sẽ đọc những ǵ ḿnh muốn viết vào một tấm băng, Anya đem về nhà nghe lại và viết ra. Công việc thóang nh́n có vẻ đơn giản, Anya có thể làm việc ở nhà, mỗi lần làm xong sẽ xuống trao cho lăo. Bắt đầu sau “Ư Kiến” thứ sáu về “Những hệ thống hướng dẫn mục tiêu” truyện bắt đầu có them phần tự sự của Anya xếp dưới lời kể của Lăo C. Sau vài lần gặp gỡ, hai người quen hơi bén tiếng, thố lộ tâm sự nhiều hơn. Phần lăo, lăo chỉ sơ lược cho Anya biết ḿnh là một nhà văn về già, sống cô độc từ nhiều năm nay. Tuy Anya tự nhận ḿnh là “filippina” nhưng về sau thị cung cấp thong tin nhiều chi tiết hơn: thị chưa từng ở Philippines, mẹ chị là dân quần đảo này thật đấy nhưng cha thị là người Úc làm trong ngành ngoại giao gặp gỡ mẹ thị trong một party vốn là một phụ nữ vợ một tay trong ngành xây cất nhưng cưới-vừa-xong-là-ai-đi-đường nấy. Từ nhỏ Anya đă có một nếp sống nay đây mai đó cùng với bà mẹ, đă theo học các trường trung học quốc tế khắp đây đó (Washington, Cairo, Grenoble). Nói gọn, Anya là một sản phẩm lai tạp, căn bản học vấn rất lỗ chỗ. Thời con gái, Anya bồ bịch với một thanh niên Pháp nông dân trồng nho, tuy anh ta muốn cưới cô nhưng Anya lại nổi điên với bà mẹ kỳ thị chủng tộc của anh nên đoạn giao cái rụp. Hiện Anya sống chung già nhân ngăi non vợ chồng với Alan làm nghề cố vấn đầu tư. Lăo C. không mấy hài ḷng về khả năng đánh vần tiếng Anh của Anya c̣n Anya cũng vô cùng chán ngấy cứ phải đánh máy những ư kiến vớ vẩn của lăo. Đă có lúc Anya bực ḿnh bảo lăo “Tại sao ông cứ viết mấy cái đó? Sao ông không viết một quyển tiểu thuyết thay vào chỗ đấy? Chẳng phải tiểu thuyết là món ông khấm khá hơn không nào?” Nhưng lăo trả lời: “Một quyển tiêu thuyết ư? Không. Tôi không c̣n có được sự giai sức chịu đựng nữa. Để viết môt5 cuốn tiểu thuyết bạn phải biến ḿnh thành giống như một Quyển Bản Đồ, trên vai trương lên toàn thể trái đất và giữ nó nằm yện đó tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác trong khi mọi sự việc trên mặt đất cứ mặc t́nh diễn ra. Với sức lực của tôi hiện nay, như vậy là quá sức chịu đựng.” Càng ngày sự xâm nhập, dự phần của Anya vào cái sống cái viết của Lăo C. càng sâu, càng đậm. Dĩ nhiên gần gụi lăo Anya cũng học hỏi được nhiều điều lư thú. Chẳng hạn Lăo C. đă nói với cô “ Truyện tự chúng kể, truyện không được kể. Cả đời làm việc với truyện cho tôi hiểu biết được bấy nhiêu đó. Đừng bao giờ ra sức cố mà đặt để ḿnh vào đó Hăy đơi chuyện tự nó cất tiếng kể. Chờ đợi và hy vọng rằng truyện được đẻ ra không điếc, khờ, câm. Tôi có thể làm được khi c̣n trẻ. Tôi có thể kiên nhẫn chờ đợi ṛng ră tháng này qua tháng khác. Bây giờ tôi mệt nhoài rồi. Khả năng chú ư của tôi rong chơi rồi.” Sự thân thiết giữa Lăo C. và Anya không khỏi làm Alan bức xúc. Lúc đầu là ghen tuông nghi kỵ sau trở thành âm mưu lừa đảo. Alan là kẻ mồ côi từ thưở thiếu thời, cố ngoi lên trong xă hội bằng khả năng tự học và sự khôn ngoan chụp giựt của thế hệ trung niên ngày nay. Tuy căn bản học vấn là về thương mại nhưng Alan rất chịu khó đọc sách, nhưng lại hiểu sách theo ư muốn riêng. Hắn sống quả giao, không ưa tụ họp giao tiếp bạn bè. Alan mê say Anya v́ Anya đă mở lối cho hắn bước vào thế giới t́nh dục. Tuy biết ḿnh luôn ở thế hạ phong nhưng Alan luôn đem thứ ngôn ngữ cử chỉ áp đảo để đối phó với Anya. Alan kiếm khá nhiều tiền, luôn chiều chuộng Anya về mật vật chất, thích mua sắm quần áo nữ trang đẹp cho Anya trưng diện để nam giới them khát Anya nhưng lại t́m cách ngăn cản mọi giao tiếp của Anya với những người đàn ông khác. Câu chuyện bắt đầu trở nên gay cấn từ khi Alan nổi ghen, cho rằng Lăo C. ve văn cướp đọat thân xác Anya. Ban đầu hắn xúi Anya kiện Lăo C. về tội sách nhiễu t́nh dục. Sau qua những cuộc tranh căi giữa Anya và Alan, Anya nghi ngờ Alan “ŕnh rập” ḿnh và buộc Alan phải thú thật mọi chuyện. Hắn cho cô biết hắn đă cài vào chiếc máy computer của Lăo C. một thào chương điện toán (hắn cài vào một ttrong những chiếc đĩa Anya đánh máy bản thảo) cho nên Alan có đầy đủ thong tin của Lăo C. Nhất là việc hắn đă trèo vao chương mục ngân hàng của lăo nhà văn già này, biết được lăo có một ttriệu đồng trong chương mục tiết kiệm. Là một cố vân đầu tư Alan không thể chịu được hành vi “phí của trời này” nên hắn cho Anya biết hắn sẽ chuyển món tiền đó vào những chương mục đầu tư, it lắm mổi năm cũng kiếm được ba trăn ngàn đồng. Ngoài ra Alan cũng khám ohá được di chúc của Lăo C. là sau khi lăo chết đi số tiền trong chương mục của lăo và tiền tác quyền sẽ được tặng cho một hội bảo vệ súc vật. Cho nên Alan viết một thảo chương điện toán để qua mặt các luật sư của Lăo C., ngay khi lăo ngỏm là tất cả tiền bạc sẽ chạy một đường ṿng từ Úc sang thụy Sĩ và cuối cùng chui tọt vào tay hắn. Nghe lới thú tội của Alan, Anya không tỏ ra giận dữ, tỉnh bơ nhưng trong ḷng đă quyết. Khi bản thảo tập “Ư Kiến” đă gần xong, Lăo C. gửi giấy mời Anya và Alan làm một bữa tiệc ăn mừng. Tuy Anya đă định không dự nhưng Alan cương quyết đ̣i đi dự. Một bữa tiệc lạ thường tại chính căn hộ của lăo nhà văn già: Khách dự chỉ có ba người gồm Anya, Alan, và Lăo C. công them một bà phục vụ đồ ăn từ tiệm gửi tới. Trong bữa tiệc Alan đă phần không tư chủ được, phần v́ quá chén, đă có cử chỉ ngôn ngữ thô lỗ tục tằn với Lăo C. tuy nhiều lần Anya đă cố gắng can gián. Hắn kết tội Lăo C. “không những chỉ là kẻ mơ mơ màng màng mà c̣n là một kẻ âm mưu nữa. Hắn trút hết những ư tưởng độc ác, những phẫn hận của hắn lên đầu lăo. Sau bữa tiệc Anya viết cho Lăo C. một bức thư từ giă, xin lỗi thay cho Alan, đến chào từ giă lăo để về ở với mẹ cô, để thay đổi không khí. Trong những thư Anya viết gửi cho lăo từ Brisbane lời lẽ thật chân t́nh cảm động và cho Lăo C. biết cô đă bỏ lại tất cả, kể cả Alan sau lưng, Lăo cũng gửi tặng Anya bản in tiếng Đức quyển sách “Strong Opinions” dù Anya chẳng thể đọc. Trong thư Anya cũng dặn ḍ Lăo C. phải thuê chuyên viên computer dến nhà để sửa chữa, chùi sách máy của lăo. Lời tự sự cuối cùng của Anya hứa khi lăo chết cô sẽ lấy máy bay về Sydney để “ nắm chặt bàn tay lăo trong tay ḿnh và đặt một nụ hôn lên chân mày lăo, một nụ hôn đích thực, để nhắc nhở lăo về những ǵ lăo để lại sau lưng.”
Có lẽ Diary of a Bad Year là quyển sách cần được đọc lại nhất trong số các tác phẩm của J.M. Coetzee. Cần đọc và so sánh với những tác phẩm trước để nhận ra những chuyển biến về cả phong cách lẫn tư tưởng. Trong những tác phẩm trước, nhất là trong Disgrace tác giả cho thấy ông là một người bị dày ṿ v́ khoảng trống ngăn cách không thể lấp đầy giữa trái tim và khối óc, giữa ham muốn t́nh dục và nỗi nhức buốt trí tuệ. Giữa một bức tranh xă hôi hiện thực và góc nh́n hoài nghi đậm màu triết lư. Giữa khả năng và sự vô ích của văn chương. Giữa tac gia và người đọc. Cuộc tranh chấp giữa tinh thần và thân xác đă ảm đạm hơn qua nhân vật Lăo C. Đường ngăn cách đó đă rơ ràng trước mắt trên trang giấy có những đường kẻ ngăn chia không những giữa luận văn và tự sự mà c̣n ngay cả giữa hai tuyến tự sự. V́ J.M. Coetzee là một người có kiến thức toán học và computer cho nên cái cách ngăn chia trang giấy này không thể được coi là vô t́nh, một cố gắng “làm mới” tiểu thuyết. J.M. Coetzee có một bản ngă phân ĺa và ông ư thức minh bạch điều đó nhưng lại thản nhiên bất cần hàn gắn. Nhưng điều lạ lung là dường như tác gia đă thấy đâu đó chông chênh hy vọng cứu chuộc qua người phụ nữ với nhân vật Anya. Anya phải chăng là thiên thần đến với ông vào cuối đời? Trong những tác phẩm trước của J.M. Coetzee h́nh dạng người phụ nữ thường mờ nhạt hoặc bị bỏ quên giữa chừng. Trong Diary, J.M. Coetzee cho thấy ông quan niệm phụ nữ thuộc một chủng loạii (race) khác, được tạo nên bởi một thứ chất liệu khác, vừa cao hơn vừa thấp hơn đàn ông. Về trí tuệ cũng như t́nh cảm. Phụ nữ là dạng thái tổng hợp hoàn thiện nhất của tinh thần và thể xác. Phụ nữ không mấy khắc khoải về những vấn nạn bấy lâu dày ṿ ông. Và họ có khả năng “sống làm sao” một cách tự tại an nhiên vượt trôi hẳn nam giới và điều này đă “huệ nhăn” J.M. Coetzee đến nỗi ông phải thú nhận qua nhân vật Anya “Cái ǵ đă bắt đầu thay đổi kể từ khi tôi đi vào quỹ đạo của Anya không phải chính là những ư kiến của tôi mà là mà nhiều hơn là về ư kiến tôi về những ư kiến của tôi. (my opinion of my opinions)” Ở một điểm khác cần nhận ra: trước đây J.M. Coetzee hoàn toàn phủ nhận chủ nghĩa hiện thực (realism) trong văn chương, nay đọc những lời ông ngợi ca Tolstoy và Dostoevsky ta có thể nghĩ ông đă làm ḥa với tiểu thuyết hiện thực. Để hiểu hơn “khúc ngoặt” này có lẽ ta nên quay trở lại với phát biểu của chính J.M. Coetzee: “Sự tách rời càng ngày càng lớn với thế giới dĩ nhiên là kinh nghiệm của các nhà văn ngày càng luống tuổi, ngày càng lạnh nhạt hơn hay lạnh lùng hơn. Kết cấu tản văn (texture of prose) của họ mỏng đi hơn, cách họ dựng nhân vật cũng như hành đông khái lược hơn. Những triệu chứng này thường được cho là do khả năng sáng tạo cạn dần…Tuy vậy ngay chính bên trong cùng một sự phát triển này ta cũng có thể có một giải thích khác: đó là sự giải phóng, sự thanh tẩy trí năo để đảm đương thêm những trách vụ quan trọng…” Nhưng có lẽ có một trách vụ quan trọng J.M. Coetzee cần ghi vào bộ nhớ: đó là hăy đem vào trong tác phẩm của ḿnh them niềm vui, tuy rằng kết thúc quyển Diary đă có niềm an ủi.. Cho người đọc. Cho cuộc đời. Như Samuel Beckett – kẻ ông ngưỡng mộ hàng đầu – đă làm được.
đào trung đạo
© 2008 gio-o