IMRE  KERTESZ

detective story

Truyn Trinh Thám

 

 

Quyển tiểu thuyết ngắn Truyện Trinh Thám của nhà văn Hungary Imre Kertesz, Nobel Văn chương 2002 nguyên tác xuất bản năm 1977 vừa được Tim Wilkinson dịch sang Anh văn và được nhà xuất bản Knopt ở Mỹ cho ra mắt đầu năm 2008. Độc giả Anh ngữ biết nhà văn này qua bản dịch ba quyển Fateless/Không Số Mệnh, Kaddish for an Unborn Child/ Bài Chiêu Hồn cho một Đứa Trẻ Chưa Chào Đời, và Liquidation/Thanh Toán. Trong ba tác phẩm này quyển Không Số Mệnh có tới hai bản dịch sang Anh ngữ và cũng đă được dịch sang trên 30 ngoại ngữ khác nhau v́ được đọc nhiều nhất. Irme  Kertesz sinh năm 1929 ở Budapest, gia đ́nh gốc Do thái cho nên khi mới 14 tuổi bị Quốc xă Đức đem lưu đầy ở Auschwitz và Buchenwald chờ ngày bị cho vào ḷ thiêu. Năm 1945 sau khi quân đội Đồng minh chiến thắng Quốc xă, Irme Kertesz được giải thoát và hồi hương. Cơ hội may mắn khi Georgy Lukácz có quyền hành trong chính phủ trong một giai đoạn ngắn ngủi vào thập niên 60s, Irme Kertesz mới có thể đăng tải những bài viết của ḿnh. Làm kư giả và viết kịch bản cho măi tới năm 1975 ông mới cho xuất bản tác phẩm đầu tay Không Số Mệnh, quyển sách được thai nghén trong gần ba mươi năm, mô tả thời niên thiếu bị giam cầm ở các trại tập trung Quốc xă chờ ngày bị hỏa thiêu. Trong tác phẩm bất hủ này Irme Kertesz không chỉ tố cáo sự tàn ác của con người mà c̣n cho rằng sự kiện bất kỳ ai trong chúng ta đều có khả năng trở thành tàn bạo là dấu chỉ cho ta thấy con người đă bỏ rơi thánh thần. Theo ông, Thượng đế không bỏ rơi chúng ta mà chính chúng ta đă bỏ rơi Thượng đế và khi làm vậy chúng ta đă đánh mất số phận hay sinh mệnh. Là một nhà văn ly khai sống dưới chế độ độc tài cọng sản từ sau thế chiến 2 cho tới khi chế độ này xụp đổ, Irme Kertesz không bao giờ gia nhập Hội Nhà Văn Hungary, sống âm thầm làm công việc dịch thuật văn học và triết học viết bằng tiếng Đức và viết kịch bản. Cho măi tới năm 1989 sách của ông mới được xuất bản và phổ biến rộng răi.

 

   Tựa sách “Truyện Trinh Thám” cho thấy tác giả tuy ngoài mặt dụ dẫm người đọc sẽ được theo dơi những t́nh tiết hấp dẫn trong sách, nhưng thật ra lại muốn làm ngược lại, nghĩa là thầm cho người đọc biết đây không là một truyện trinh thám. V́ thông thường chữ “truyện trinh thám” chỉ được dùng như một phụ đề cho tựa đề chính, chẳng hạn đặt dưới tựa sách chính như 007 Phá Lưới Hương Cảng.  Nói gọn, quyển sách này của Irme Kertesz không phải là một truyện trinh thám theo nghĩa thông thường. Nhưng đây là một tác phẩm văn chương nhằm lên án sự tàn bạo của những chế độ độc tài qua những vụ giết hại người dân vô tội của ngành công an thi hành chỉ thị của “cấp trên”. Truyện Trinh Thám lấy bối cảnh ở một xứ thuộc Châu Mỹ La Tinh, tác giả không nêu rơ là xứ nào. Sau khi chế độ độc tài bị giựt xụp, Antonio Martens – một nhân viên thẩm tra trước đây phục vụ cho Cơ Quan – hiện bị đưa ra ṭa để trả lời về những tội ác hắn đă gây ra trong vụ án giết hại chàng thanh niên con nhà giàu Enrique Salinas. Gịng tự sự của truyện là lời kể và tự thú của Martens. Ta có thể tin những ǵ Martens viết và nói ra là sự thực v́ chính đương sự đă biết chắc ḿnh không thoát phải lănh án, tối đa có thể là tử h́nh. Ngay từ đầu anh ta đă tỏ ra thành khẩn khi nói: “Tôi là một công an trung thực đúng như tôi xưa nay vẫn vậy, và tôi coi trọng việc làm của tôi. Dĩ nhiên tôi cũng ỳ thức được rằng ở Cơ Quan trước đây họ dùng một đơn vị đo đạc khác hẳn ở đây để đánh giá, nhưng tôi nghĩ ít ra cũng có một thước đo chuẩn mực. Nhưng khốn nỗi trước đây lại chẳng có một thước đo nào cả, và khi biết được như vậy th́ đầu tôi bắt đầu nhức như búa bổ.” Martens là một chàng trai trẻ có nhiều tham vọng, gia nhập Cơ Quan chẳng được bao lâu th́ chế độ xụp đổ, tận mắt đă chứng kiến những tội ác của Cơ Quan và ḿnh cũng có phần dính líu v́ phải trung thành, giờ đây cảm thấy ghê tởm và hối hận.

 

   Cấp trên cao nhất của Martens là Đại Tá không được tác giả mô tả nhiều trong sách. Nhưng hai cấp trên sát liền của anh ta là Diaz và Rodriguez th́ được phác họa khá chính xác. Diaz là một kẻ được Martens gọi là một người “bao giờ cũng trầm tĩnh và xoa dịu” c̣n Rodriguez là một tên thích hành hạ người khác. Martens được giao nhiệm vụ theo dơi những phần tử cách mạng đáng nghi ngờ, túm cổ bọn này vào tù để thẩm tra khi tội ác của họ dường như đă được nắm chắc. Nhiều khi động tâm nên Martens phản đối Rodriguez sao quá nhiệt tâm  với công việc bằng cách nhắc Rodriguez rằng “chúng ta phục vụ luật pháp ở đây” th́ bị Diaz sửa sai ngay tức khắc bằng câu “Phục vụ những người đang nắm quyền lực, thằng nhóc ngu ngốc ạ.” Nay đi vào chính vụ án Martens phải ra ṭa trả lời về những hành động của ḿnh: Từ khi Cơ Quan bắt đầu lưu ư tới anh chàng trẻ tuổi Enrique con nhà giàu, lái xe hơi thể thao Alfa Romeo, bạn gái gạt đi không hết, nhưng lông bông vô kỷ luật nên lập tức bị đặt dưới sự giám sát ngầm. Martens tự thú “Một cách ngắn gọn, hồ sơ của chúng tôi đă chỉ rơ ra là Enrique sớm muộn ǵ cũng thành một thứ không thể khác được. Mối quan tâm của chúng tôi là số phận hắn đă được đóng ấn rồi dù cho chính bản thân hắn cũng chưa biết ḿnh định sẽ có hành động ǵ. Ở những xứ độc tài toàn trị, chính quyền lúc nào cũng rêu rao hành x73 dựa trên luật pháp nhưng sự thực ái án lại đă được định trước. Từ cái lỗ hổng tối đen của cơ quan công an Enrique có vẻ như đang phân vân lưỡng lự để câu giờ. Hắn chỉ hết long nhong ngoài đường lại viết nhật kư, phóng chiếc Alfa Romeo của hắn đi khắp nới tối ngày, đến thăm bè bạn hắn, hoặc chui vào giường ngủ với mấy em nơn nà khi thấy thích. Enrique c̣n trẻ lắm, mới hai mươu hai; “chỉ riêng cái mái tóc dài, bộ ria mép và cḥm râu của hắn cũng đủ để hắn bị coi là một kẻ khả nghi dưới con mắt chúng tôi.” Kế đến là những ngộ nhận xảy ra từ mọi phía, liên hệ cả tới ông bố của Enrique là Federigo, một tay kinh doanh cỡ đại gia. Vị đại gia này tuy quen biết giới có quyền hành nhưng phải cái tôi nuông chiều bênh vực bảo vệ quá đáng cậu quí tử nên bị coi là đầu xỏ âm mưu mọi chuyện. V́ thế là cả gia đ́nh đang là những người vô tội trở thành những phần tử xấu, có tội.

 

   Tác giả đă dẫn dắt câu truyện theo những phương cách, những thủ đoạn tinh vi ghê tởm của giới công an trong các chế độ độc tài một cách khá tài t́nh chứng tỏ bản thân Imre Kertesz dă trải qua suốt hơn 30 năm sống dưới chế độ độc tài cọng sản ở Hungary. Một chi tiết đáng chú ư là tác giả không bỏ lỡ cơ hội trong khắp quyển sách cho thấy giới công an từ cao chí thấp đều có tư tưởng và hành động bài-Do thái điên cuồng. Tuy việc đưa vào quyển Truyện Trinh Thám chủ đề này tỏ ra không mấy thích hợp v́ truyện xảy ra ở một xứ thuộc châu Mỹ La tinh nhưng lại nói lên được điều cốt yếu là: khủng bố, hành hạ, sát nhân chính trị dù xuất hiện ở nơi đâu cũng được thúc đẩy bởi cùng một động cơ nhằm triệt hủy nhân tính.  Tuy đây là một cuốn tiểu thuyết ngắn nhưng đọc rồi cần phải đọc lại để thấy được những hậu quả khốc liệt của chế độ độc tài đặt sự tồn tại của quyền lực dựa vào hệ thống công an để cai trị, biến con người thành mất nhân tính. Người đọc quyển Truyện Trinh Thám có cảm giác đang đọc một cuốn chỉ nam dạy cách cầm quyền một nhà nước độc tài. Tác giả cũng muốn chúng ta sau khi đọc truyện hăy quay trở lại đặt câu hỏi: khi cái chế độ độc tài đó đă xụp đổ th́ trách nhiệm về những vụ tàn sát, giết người đó thuộc về ai? Đây là một câu hỏi nhức nhối đặt ra cho nhân loại, nhất là cho những người đă và đang phải sống những chế độ độc tài. Truyện Trinh Thám cũng khiến người đọc liên tưởng tới truyện ngắn "Phiên xử" của Kafka. Nhưng ở Kafka, không khí truyện mù tối hỗn mang làm nền cho một quan niệm siêu h́nh về mối liên hệ triệt hủy nhau giữa luật pháp và thân phận làm người. C̣n trong Truyện Trinh Thám của Irme Kertesz, mối liên hệ đó tuy cũng là một sự triệt hủy nhân tính nhưng lại đă được thực hiện ngoài ánh sáng dưới các chế độ độc tài toàn trị.

 

 

đào trung đạo

 

www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

© 2008 gio-o

 

 

 

 

 

 

 

 

.