tái khai minh

 

nhân đọc

 

CƠ S TƯ TƯỞNG THI QUÁ Đ

của

đặng phùng quân

 

 

 

Thưa Quí vị và các bạn,

 

Trong vị thế của một người bạn cố tri của ‘Người Hiền Đăng Phùng Quân”, là kẻ đă từng sánh bước với anh trên nửa thế kỷ đây đó may mắn được hưởng sự hoan lạc giây  lát  trong việc đi t́m minh trí, trong nỗ lực tiếp cận vấn đề tư tưởng, hôm nay tôi có được dịp may chia xẻ niềm vui khi đọc CSTTTQĐ của Đặng Phùng Quân với quư vị và các bạn, nhất là các bạn trẻ trong và ngoài nước, là những người trong một giới hạn nhất định, có mối quan tâm tới triết lư và đang băn khoăn về một định hướng tư tưởng cho bản thân. Mối quan tâm này nhiều khi không trực tiếp bộc lộ v́ nhiều lư do nhưng lại hiện ra khá rơ trong các bản viết nghị luận hay sáng tác trong văn học của chúng ta từ nhiều thập niên thế kỷ trước và càng biểu lộ rơ nét hơn từ khi thông tin toàn cầu bùng nổ. Trong những dịp đọc được những bản viết này trên các phương tiện truyền thông từ sách in, báo in hay báo mạng, bản thân tôi càng thấy  cần thiết lắng nghe bằng “đôi tai Việt Nam” những tín hiệu phát đi từ quyển Cơ Sở Tư Tưởng Thời Quá Độ của Đặng Phùng Quân. Đó là tín hiệu cấp thiết “Hăy Tái Khai Minh” để mở ra một giai đoạn mới cho con đường tư tưởng.

 

   Nhận định từ góc độ chuyên môn, chúng ta phải thành thực nh́n nhận t́nh t́nh trạng không những nghèo nàn mà c̣n phi triết học của phần lớn sách triết tiếng Việt xuất hiện trên nửa thế kỷ nay ở cả Miền Nam trước 1975, lẫn ở Miền Bắc trước và sau 1975. Ở Miền Nam phần lớn những sách được giới trẻ đọc nhiều nhất chỉ là những sách giáo khoa triết học (hoặc được miễn cưỡng mô phỏng từ những nguồn tài liệu giáo khoa cấp trung học của Pháp hoặc được viết ra với sự hiểu biết rất nông cạn v́ không chuyên ngành), và những sách “trộn” triết lư vào văn chương một cách tự phát, thiếu cơ sở kiến thức. Ở Miền Bắc trước 1975 triết lư hoàn toàn vắng bóng khi triết lư Mác-xít được nâng lên hàng giáo điều, ngoại trừ một trường hợp duy nhất là công tŕnh nghiên cứu của Giáo-sư Trần Đức Thảo. Và từ sau những năm 90 cho đến ngày nay, t́nh trạng t́m hiểu nghiên cứu triết học tuy có những chuyển biến nhất định tiếp theo cuộc bùng nổ thông tin, nhưng vẫn chưa ra khỏi t́nh trạng bế tắc tư tưởng, sinh họat tư tưởng vẫn ở t́nh trạng tụt hậu hàng thế kỷ so với thế giới. Tại sao? Và làm thế nào để ra khỏi t́nh trạng này?

 

    Trong phạm vi nhỏ hẹp của một bài nói, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra những nguyên nhân hay đề nghị những giải pháp, chỉ xin vắn tắt về mây điểm căn bản nhất t́m được trong quyển CSTTTQĐ của Đặng Phùng Quân và có thể coi đấy là những chỉ dẫn cần thiết cho người muốn t́m hiểu triết học. Trước tiên cần nói đến một vài ngộ nhận từ lâu đă thành chướng ngại cho việc t́m hiểu này.

 

   Ngộ nhận trước tiên cấn được giải trừ: Đến với triết lư không phải để thu lượm sự hiểu biết. Điểm căn cốt này thường bị bỏ qua, và v́ sự bỏ qua này nên triết lư bao lâu nay đă hoặc bị coi là một thứ trừu tượng, khó tiêu hóa, hoặc được nh́n bằng cặp mắt nghi ngờ xa lánh, coi đó là thứ “vớ vẩn”. Vậy triết lư không là nhận thức theo nghĩa thông thường vẫn được dùng để chỉ nhận thức trong các chuyên ngành như toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật… Nhưng triết lư lại là nhận thức theo nghĩa riêng của nó: đó là nhận thức cơ sở tư tưởng. Về điểm này, ngay từ mở đầu Chương Dẫn Nhập, Đặng Phùng Quân đă lưu ư người đọc:  “Cơ sở tư tưởng thời quá độ không chỉ tranh luận với giới chuyên môn, c̣n nhắm tŕnh bày với người không chuyên môn về một vấn đề thiết yếu: định hướng tư tưởng đi về dâu.” Người Việt ta v́ ngộ nhận triết lư là nhận thức cho nên nhiều khi đi thu lượm một số hiểu biết rải rác đây đó trong những sách triết để hoặc tự nâng ḿnh lên, hoặc đem vào truyện tṛ trong đời sống hàng ngày hay trên những trang viết để tỏ ra ḿnh là một người “có tư tưởng”, nhưng thực ra làm vậy chỉ tổ khiến cho những người vốn dị ứng với triết lư có phản ứng tiêu cực hoặc làm tṛ cười cho giới chuyên môn.

 

   Ngộ nhận thứ nh́ phát sinh từ định nghĩa sai lạc triết lư nên không đi vào cốt tủy thao tác tư tưởng là ‘triết lư’ (philosopher, hiểu như một động từ) dẫn đến thái độ ‘khuyển triết’ v́ không có định hướng. Để củng cố cho định hướng khởi đầu này chúng tôi thiết nghĩ có thể lập lại lời khải mặc của triết gia Immanuel Kant qua lược tŕnh của tác gia CSTTTQĐ khi nói về tinh thần Khai Minh: “Kant đă chỉ ra cơ bản của triết lư phê b́nh là phải tự chính ḿnh tư tưởng, tức là đi t́m trong tự bản thân, trong lư trí của chính ḿnh ḥn đá tảng thử nghiệm của chân lư và phương châm luôn luôn tự ḿnh tư tưởng đó chính là khai sáng/Aufklarung.” Tự ḿnh tư tưởng đồng nghĩa với tự do tư tưởng.

 

   Đó cũng là lư do tại sao chúng tôi dặt tựa cho bài nói ngày hôm nay là “Tái-Khai-Minh” : trong sinh họat triết lư tư tưởng Việt Nam bước vào thế kỷ 21, để ra khỏi t́nh trạng tụt hậu, lạc hướng bấy lâu, bước đầu là phải làm ngay việc Tái-Khai-Minh (Re-Enlightenment) theo tinh thần của Kant. Lới nhắn nhủ này ngày nay xem ra dễ thực hiện v́ tác phẩm vĩ đại của Immanuel Kant Phê Phán Lư Tính Thuần Túy mới đây được Bùi Văn Nam Sơn dịch sang tiếng Việt, tạo cơ hội tốt cho những người muốn đi vào triết lư, tiếp cận dễ dàng một tác phẩm khó đọc, khởi đầu một vận động tư tưởng nghiêm túc.

 

   Đối với những người không chuyên môn, điều cần nhớ đầu tiên khi đi vào triết học là t́m một câu trả lời, dù tạm thời, cho câu hỏi ‘triết lư là ǵ?’Ta không thể áp đặt một định nghĩa cho triết học, không thể nói vo để đưa ra một định nghĩa. Đặng Phùng Quân chỉ ra trong CSTTTQĐ: “rơ ràng triết học tự xác định trong khi vận động.” (Chương 7). Để giúp chúng ta khái quát về vận động đó, không ǵ bằng đưa ra con đường vận động của triết học thông qua lịch sử triết học. Từ những chương sách sau Chương Dẫn Nhập, tác gia đă  khá rốt ráo trang bị cho người đọc một bức biểu nhất lăm sáng sủa rơ ràng t́nh cảnh của cuộc tranh luận triết học khá phức tạp từ buổi b́nh minh tư tưởng cho đến ngày nay. Để nh́n ra quang cảnh triết học bước sang đầu thế kỷ 21, đối với người không chuyên môn, là một công việc khá khó khăn v́ các triết gia hiện đại khi viết tác phẩm là đă đứng trong định hướng tư tưởng của riêng ḿnh, rất hiếm khi khái quát về toàn cảnh triết học ít nhất là trong khoảng 100 năm trở lại đây. Muốn định hướng tư tưởng trong t́nh cảnh triết học với trên 2000 năm lịch sử và được nối tiếp bằng “tâm thức hiện đại” – chúng tôi dùng lại khái niệm này của Jean-Francois Lyotard – là một công việc đ̣i hỏi kiến thức hàn lâm chuyên và sâu. Với phần đông những người đến với triết học, dù được trang bị bằng những kiến thức bài bản tối thiểu, cũng rất dễ bị lạc trong khu rừng rậm nhiều nguy cơ đón chờ này. Nhất là với những người trẻ chưa nhiều công lực và không có điều kiện tiếp cận trực tiếp với tác phẩm gốc của các triết gia cột trụ của mỗi thời đại, t́nh cảnh không khác ǵ một người bị ném vào rừng rậm hoặc sa mạc. Nguy cơ ngộ nhận dễ dàng xảy ra khi trong tay có được một quyển sách triết lư nào đó – nguy cơ đó càng khủng khiếp hơn nếu sách này lại do những tác gia Việt Nam biên soạn – đọc và tiếp nhận những hiểu biết không có cơ sở, bị cuốn hút vào những cuộc tranh biện rất vu vơ vô bổ – chẳng hạn cuộc tranh biện về triết học của Marx hiện nay. V́ vậy tinh thần “Tái-Khai-Minh” là điều tối cần, nghĩa là khi đi vào triết học phải vượt lên trên sự ngu muôi, giáo điều, tự ḿnh tư tưởng một cách tự do.

 

Tất cả những định hướng nên được coi như những phác thảo cần tranh biện. Và tranh biện với một định hướng tư tưởng. Lây một thí dụ: Alain Badiou (trong L’Être et l’événement) đưa ra một tóm lược về t́nh trạng triết học với ba lời ‘xướng’ (phát biểu} như sau:

 

1. Heidegger là triết gia cuối cùng theo sự nh́n nhận được nhiều người đồng ư .

 

         2. Diện mạo của sự hữu lư khoa học được bảo lưu như kiểu mẫu, bằng cách thế chủ tŕ, bởi những công cụ (dispositifs) của tư tưởng, nhất là của người Mỹ, những công cụ này theo sau những hoán chuyển của toán học, luận lư học và những công tŕnh của trường phái Vienne.

 

         3. Một học thuyết hậu-Descartes về chủ thể đang trên đường khai mở, học thuyết này có nguồn gốc có thẻ t́m thấy nơi những thực hành phi triết học (trong chính trị, hay trong tương quan được thiết định cho “những bệnh tâm thần”). và chế độ diễn giải tương quan này được đánh dấu bằng những tên tuổi của Marx (và của Lénin), của Freud (và của Lacan), được du nhập chồng chéo nhau trong những hoạt động trị liệu lâm sàng hay quân sự, những hoạt động này vượt quá diễn ngôn có thể chuyển tải được.

 

            Theo Badiou, những phát biểu này có một điểm chung là cùng nói lên sự khép lại (clôture) của toàn thể một thời đại tư tưởng. Ba định hướng: Heidegger chỉ ra sự chấm dứt của siêu-h́nh-học và kêu gọi trở về uyên nguyên tư tưởng Hy-Lạp; Marx tuyên bố chấm dứt triết lư và hướng về thực tiễn; Lacan nói về một “phản-triết-học”; hai định hướng đầu là từ Châu Âu (Lục địa) c̣n định hướng thứ ba là từ khối Anh-Mỹ với triết học hậu-phân tích.

           

            Để trả lời câu hỏi “định hướng trong tư duy là ǵ?” Đặng Phùng Quân quay trở về với Kant, cha đẻ của triết lư Khai Minh. Kant cho một câu trả lời thật minh bạch cho đáp án này: hăy xác định lấy phương hướng cho ḿnh. Và trong khi xác định nhất thiết phải hướng đến tha nhân, cộng đồng, thiết lập mối tương quan truyền thông hai chiều trong tự do. Điều này cũng chỉ ra Khai Minh là trưởng thành đối lập với ấu trĩ, mông muội với minh trí, nô lệ với giải phóng, ngu dốt với trí tuệ, xă hôi đóng với xă hội mở, giáo điều cuồng tín với khai phá tư tưởng. Điểm nhấn ở đây là sự cần thiết nêu ra sự đối lập giữa giáo điều cuồng tín với khai phá tư tưởng bằng thái độ vô tín, nghi hoặc. Theo chúng tôi nghĩ tác gia muốn chỉ ra lư do chính yếu của t́nh trạng tŕ trệ trong sinh hoạt triết học hiện nay của nước ta. Và đấy cũng là lư do phải Tái-Khai-Minh để ra khỏi ṿng luẩn quẩn mông muội tư duy trong suốt một thế kỷ nay.

 

            Thế nhưng triết gia đóng vai tṛ ǵ hôm nay?  Theo Đặng Phùng Quân, triết gia nhất thiết là kẻ không ngụy tín, khiêm cung, đứng sau hội trường, là kẻ yếu thế nhất so với nhà chính trị và ông thày tu. V́ “Nhà chính trị dựa trên những điều đă được lập thành và biến chúng thành luật/công cụ sử dụng trong việc đoạt quyền lực. Nhà tu dựa trên những châm ngôn, ẩn dụ biến thành giáo điều/ công cụ sử dụng trong việc sùng bái vô điều kiện.” (CSTTTQĐ) Theo chúng tôi nghĩ không v́ vậy mà triết gia chỉ giữ một vai tṛ thụ động. Ngược lại, triết gia là người ỡ với cộng đồng, chia xẻ số phận chung với mọi người trong quan hệ thông giao-khai minh. H́nh ảnh này không phải là mới lạ: từ trên hai ngh́n năm trước, ở Hy Lạp, triết gia/nhà tư tưởng là người của cộng đồng, đối thoại với cộng đồng. Tuy ở vị trí yếu thế nhưng triết gia không v́ vậy bỏ thái độ đối lập, không khoan nhượng khi tự do bị bức hại, vĩnh viễn không thỏa hiệp với quyền lực đến từ chính trị hay tôn giáo.

 

            Hẳn có người sẽ nêu lên câu hỏi: Khi triết gia, nhà tư tưởng đă là một kẻ lưu đầy/vô xứ th́ vai tṛ sẽ là ǵ? Thật ra, từ đầu thế kỷ 20 với những biến động lịch sử có kích thước lớn lao chưa từng có, đă có rất đông trí thức, nhà tư tưởng, triết gia, các nhà văn và nghệ sĩ … phải xa ĺa xứ sở, sống lưu đầy/vô xứ. Và họ đă không những không bị đẩy vào bóng tối quên lăng, rơi vào niềm im lặng mà đă có những đóng góp quan trọng hàng đầu cho vận động tư tưởng, văn học nghệ thuật nửa sau thế kỷ 20. Georg Lukácz, Walter Benjamin, Theodor Adorno… là những tên tuổi lớn đă phải sống lưu đầy. Hơn nữa, từ nửa sau thế kỷ 20 và nhất là bước sang thế kỷ 21, triết học đă vượt biên giới trở thành sinh hoạt tư tưởng toàn cầu. Trong Chương 5 của quyển CSTTTQĐ Dặng Phùng Quân đă đề cập tới vấn đề này, cho thấy đường phân ranh giữa triết học lục địa và triết học Anh-Mỹ đă bị xóa bỏ qua những tranh luận về quan niệm chân lư. “Khúc quanh Ngôn ngữ” trong vận động triết học khởi từ Heidegger được Richard Rorty tiếp nối, cộng them những thành tựu quan trọng của Hữu thể luận Thông diễn (Hermeneutic Ontology) với Gadamer, Apel và Habermas đặt điểm nhấn ở thông giao, cho thấy triết học đă trở thanh toàn cầu. Hơn thế nữa, triết gia lưu đầy/vô xứ quả thực chiếm một vị trí tối hảo: với kinh nghiệm “vượt biên giới”, “ở giữa”, “là người khách không được mời nhưng vẫn có mặt”, với tinh thần khai phá, lật đổ, coi tư thế “không chính đáng” như một lực đẩy để không đặt ḿnh vào một truyền thống hay cần đến sự nh́n nhận thuộc về, theo chúng tôi đó chính là “chốn không nhà” như Heidegger đă nh́n thấy khi viết “Thư về Chủ Nghĩa Nhân Bản.”  

           

Câu hỏi cuối cùng là: tư tưởng đặt trên cơ sở nào?  Để nhận ra cơ sở, cách đơn giản nhất là truy cứu những tham vọng, khuynh  hướng từng có ảnh hưởng nhất định trong việc đặt cơ sở cho tư tưởng trong lịch sử triết học nhưng đă thất bại. Điều đó chỉ ra những cơ sở đă được xác lập nhưng rồi bị những yêu cầu thời đại thử thách và bị xụp đổ là những phi-cơ-sở. Trước hết phải kể trào lưu tuy lấy con người làm cơ sở nhưng lại đặt nặng vào bản chất biết suy nghĩ, có lư trí. Ngày nay hầu như không c̣n mấy ai lại chấp nhận việc thu giảm bản chất con người vào lư trí. Những mưu toan khu biệt nghiên cứu con người, coi bản chất con người chủ yếu có thể t́m ra trong sinh họat  xă hội hay kinh tế/sản xuất cũng tỏ ra không đem lại những giải thích rốt ráo cũng như thưc hành thỏa đáng. Việc khám phá ra vô thức của Freud và khuynh hướng qui giảm sinh họat con người vào vô thức và dục tính cũng không đưa ra những lư giải hoàn toàn thuyết phục về chủ thể và phương pháp trị liệu tâm phân học sau Freud đă có những biến đổi nếu không phải là ly khai Freud th́ cũng là những toan tính cải biến để thích nghi với thực tế trị liệu đ̣i hỏi. Phải chăng cơ sở đó là ngôn ngữ, thông giao? Trong nửa đầu thế kỷ 20 sau khi Saussure và kế tục là thuyết cấu-trúc và hậu cấu trúc, tuy có những đóng góp quan trọng nhưng cũng đă tỏ ra không có khả năng trả lời rốt ráo được những vấn nạn do khoa học và hữu thể học đặt ra. Vào những năm cuối thế kỷ 20 người ta quay trở lại với Hiện-tượng-luận của Husserl, kiểm tra khả tính và bất khả tính của Hiện-tượng-luận trong việc đặt cơ sở cho tư tưởng trên tương quan giữa hiện thể và thế giới. Nhưng chúng ta không nên quên châm ngôn của Husserl là “hăy trở về với chính sự vật.” Lới kêu gọi này của Husserl là để cảnh cáo những mưu toan khu biệt giảm trừ thực tại vào chủ-thể-tính. Có thể nói cơ sở của tư tưởng là nhận thức mối liên hệ liên lỉ giữa chủ thể và thực tại trong lao động.

 

Trong CSTTTQĐ Đặng Phùng Quân đă tỏ ra tâm đắc trong việc đi t́m cơ sở tư tưởng trong triết lư của Nicolai Hartmann. V́ Nicolai Hartmann là một triết gia không những ít được nghiên cứu t́m hiểu ngay cả với học giới Âu-Mỹ, và hầu như từ trước đến nay là một triết gia hoàn toàn xa lạ với trí thức Việt Nam, cho nên việc giới thiêu triết gia này rất cần thiết và đáng ca ngợi. Tác gia đă khái lược khá đầy đủ những nét chính triết học của Nicolai Hartman, từ bước đầu nhằm thiết lập và phân tích những phạm trù cơ bản tức “những thành tố nhất định của hữu”, và tŕnh bày tham vọng của Hartmann xây dựng một hữu-thể-học bằng những lư luận phạm trù, dung chứa chứ không loại bỏ cái ‘phản lư’ trong đối tượng nhận thức, v́ ‘phản lư cũng là một h́nh thái của nhận thức. Ngoài ra Nicolai Hartmann cũng là người đưa ra Lư luận Nan đề, điểm then chốt thứ hai của một Hữu-thể-luận hiện thực mới. Và điểm son của Hartmann đă được Georg Lukácz ca ngợi là khi xây dựng hữu thể học hiện thực đă hướng về lao động như khởi điểm của những phạm trù nền tảng của hữu/thể tính. V́ ‘lao động là một họat động thực của con người liên hệ với thực tại trên bốn chiều kích: thực tại của người lao động, vật chất làm việc, công cụ sử dụng, và của con người trong hoàn cảnh cộng đồng.” (CSTTTQĐ).

 

            Một nhận xét cuối cùng thay lời kết: Trong cái trận đồ tranh luận đi t́m cơ sở tư tưởng, sự hoan lạc khởi đầu trong tiền kiếp và kết thúc trong tương lai vô định do việc đuổi bắt những bóng vang của những H hôm nay là kinh nghiệm hoan lạc tâm thân cọ sát một H ai khác, đêm đêm lắng nghe lời tự truyện thầm th́ của một H hay một ta: Hegel-Husserl-Heidegger-Hartmann…

 

 

Miền Nam California, đêm gió cuồng

21 tháng 10, 2007.

 

 đào trung đạo   

 

 

© 2007 gio-o