điểm Omega

 

Truyện vừa Điểm Omega của Don DeLillo tuy lấy chủ đề là cuộc chiến tranh Iraq nhưng không có những mô tả chiến trận hay cuộc sống cái chết của những chiến binh mà là những trầm tư về chiến tranh hiện đại. Ông già Elster vốn là một cố vấn của Lầu Năm Góc của cuộc chiến này giờ đây đă bỏ thành phố, đời sống để tự lưu đầy ngoài vùng sa mạc, nhưng Filey, một người làm phim tài liệu đă t́m tới ông để thuyết phục Elster xuất hiện trong phim của ḿnh.

Nhà văn Mỹ Don DeLillo sau khi cho xuất bản quyển tiểu thuyết thứ mười một Underworld/Thế Giới Ngầm năm 1997 đă được nhiều nhà phê b́nh cho là một trong vài nhà văn có tầm vóc nhất của Mỹ hiện nay. Có thể nói quyển tiểu thuyết đồ sộ trên 800 trang này là bức tranh mô tả thật sống động sinh hoạt đa diện của nước Mỹ trong năm thập niên cuối thế kỷ 20. Tháng 5 năm 2006, tờ New York Times Book Review làm cuộc tổng kết cho rằng đứng sau quyển Beloved của Toni Morrison, giải văn chương Nobel 1993, Underworld của Don DeLillo là tác phẩm xuất sắc hàng thứ nh́ của văn chương Mỹ trong ṿng 25 năm nay. Những người đọc tiểu thuyết tiếng Anh ở các xứ Âu-Mỹ ưa thích Don DeLillo nên sách ông bán khá chạy. Don DeLillo sinh ngày 20 tháng 11 năm 1936 ở Bronx, New York City, cha gốc Ư di dân sang Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân tại đại học Fordham năm 1958, phải ra làm việc cho một hăng quảng cáo trong 5 năm, sau đó “bỏ việc v́ chỉ v́ muốn bỏ việc chứ phông phải bỏ việc để vào nghề viết văn” như ông nhấn mạnh trong các bài phỏng vấn. Quyển tiểu thuyết đầu tay Americana in năm 1971 và 5 quyển tiếp theo của Don DeLillo chỉ thành công ở mức khiêm tốn cho măi đến quyển thứ tám White Noise (Tiếng Động Trắng) được trao giải National Book Award năm 1985 ông mới thực sự được xếp hạng vào loại nhà văn tầm cỡ. Don DeLillo được coi là nhà tiểu thuyết hậu-hiện-đại tiêu biểu của Mỹ, ông chịu ảnh hưởng của hai nhà văn thế hệ trước là Thomas Pynchon và William Gaddis và có ảnh hưởng lớn trên hai nhà văn tên tuổi thế hệ sau là David Foster Wallace và Jonathan Franzen. Mới đây Don DeLillo cho ra mắt tác phẩm thứ mười bốn là một truyện vừa dày 117 trang Point Omega, liên quan tới cuộc chiến tranh Iraq, một cuộc chiến người dân Mỹ không mấy đồng t́nh.

   Từ sau tác phẩm đồ sộ Underworld Don DeLillo nay đă vào tuổi già có chiều hướng chỉ viết truyện vừa tuy vẫn giữ được nguyên chất văn chương riêng ḿnh nhưng tư tưởng, câu văn cô đọng, trầm lắng, cấu trúc truyện khác lạ hơn so với những tác phẩm trước đây. Điều này nhất thời gây ngộ nhận, những độc giả cũng như một số nhà phê b́nh vốn hâm mộ Don DeLillo nghĩ rằng ông đang xuống dốc v́ vậy những truyện vừa của ông có số bán xụt giảm.

   Point Omega dùng làm tựa sách là chữ mượn của nhà khảo cổ học Pháp nổi tiếng Linh mục Pierre Teilard de Chardin, chữ này được dùng để mô tả một cấp độ tối thượng của ư thức đă vượt qua mọi giới hạn không và thời gian. Nhưng Don DeLillo hiểu ‘Điểm Omega’ dường như là một điểm đi đến sự kết thúc. Trong một bài phỏng vấn mới đây đăng trên tờ Wall Street Journal ông giải thích viễn kiến của Linh mục Teilhard về ư thức con người như “đang tiến tới một điểm cạn kiệt và sau đó có thể là sự kịch phát hay một cái ǵ đó vô cùng siêu phàm” tuy trong quyển truyện này điều đó rất gần với sự im lặng. Những người có thị hiếu muốn biết cốt truyện có thể sẽ thất vọng khi đọc quyển truyện vừa này v́ tác giả không những không đưa ra một cốt truyện mà chỉ cốt ư đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật giống như lối viết tiểu thuyết của Samuel Beckett.

Point Omega có một chương mở đầu và một chương kết thúc coi như vào truyện và kết truyện. Truyện tuy có chủ đề là cuộc chiến tranh Iraq nhưng lại xoay quanh hai nhân vật chính là Richard Elster và Jim Finley và một nhân vật Jessie là con gái của Elster thoáng hiện rồi mất hút. Chương vào truyện diễn ra ở Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại ở New York hiện đang trưng bày một tác phẩm điện ảnh thiết kế của Douglas Gordon thuộc ttrường phái Nghệ Thuậ Khái Niệm có tên là “24 Hour Psycho/Xem Phim Psycho Trong 24 Giờ.” Giữa căn pḥng triển lăm rộng mênh mông trống trải một màn h́nh cỡ lớn trong suốt được dựng lên và cuốn phim Psycho của Alfred Hitchcock vốn chỉ kéo dài trong 109 phút được chiếu ở tốc độ thật chậm theo tính toán phải 24 giờ cuốn phim mới chiếu xong. V́ màn h́nh trong suốt nên người ta có thể xem những h́nh ảnh hiện ra ở cả hai mặt phải trái. Và v́ được chiếi cực chậm nên người xem có thể thấy rơ được những chi tiết ngộ nghĩnh của tài tử trong phim cũng bản chất của điện ảnh. Chẳng hạn bộ mặt Janet Leigh ngơ ngác không biết cái ǵ sẽ xảy đến cho ḿnh. Finley đă rủ Elster đến xem cuộc triển lăm này. Theo Finley “Càng có ít thứ để nh́n, ta càng nh́n kỹ hơn, thấy được nhiều hơn.” Richard Elster là một trí thức nổi tiếng, mấy năm trước cùng với vài chuyên viên đầu ngành khác được Lầu Năm Góc mời làm cố vấn cho cuộc chiến tranh Iraq từ giai đoạn khởi đầu. Nhiệm vụ của Elster là trừu tượng hóa cuộc chiến tranh này trở thành mội khái niệm phổ quát. Vào mùa Hè năm 2006 Elster đă 73 tuổi, muốn rũ bỏ hết thảy nên về sống trong một căn nhà nhỏ ở Sa Mạc Anza-Borrego thuộc tiểu bang California. Jim Finley là một đạo diễn phim tài liệu khoảng gần 40 tuổi.

   Được biết Elster bỏ đi sống lưu đầy ngoài sa mạc để bỏ lại sau lưng đời sống thị thành, để “không phải làm ǵ hết” chỉ để được suy tưởng trong sự cô độc tuyệt cùng. V́ Elster cảm thấy “thời gian đang chầm chậm già đi. Già kinh khủng. Không phải từ ngày này sang ngày khác. Nhưng đây là thời gian sâu thẳm, thời gian đánh dấu một thời kỳ.” Finley biết tin này t́m đến căn nhà ở sa mạc của Elster để thuyết phục ông ta xuất hiện trong cuốn phim tài liệu về chiến tranh Iraq của ḿnh nhưng Elster cương quyết từ chối. Lời từ khước của Elster nhiều khi nghe như lời mắng nhiếc sỗ sàng. V́ Finley muốn Elster xuất hiện trước ống kính độc thoại, Elster gọi việc này giống như “tṛ truyện trên giường chờ chết” rồi nhiếc móc Finley: “Có phải đó là cái anh muốn phải không. Sự điên rồ, sự kiêu căng tự cao tự đại của một người trí thức. Một sự tự kiêu mù quáng, sự tôn thờ quyền lực. Xin lỗi anh chứ, cho tôi miễn.” Tuy bị khước từ, thay v́ bỏ về Finley đă lần lữa ở lại cùng Elster. Hai người một già một trẻ loay hoay bên nhau truyện tṛ và uống rượu thả dàn, khi th́ trong nhà khi th́ ở bên ngoài trong khung cảnh mênh mông tịch liêu, ban đêm với vầng trăng chuyển vị chầm chậm của sa mạc.

   Gần gũi nhau dần dần Elster trở thành cởi mở hơn. Ông nói: “Một quyền lực vĩ đại phải hành động. Chúng ta bị tấn công nặng quá. Chúng ta phải nắm lại tương lai.” Hay “nói dối là cần thiết. Chính quyền phải nói dối. Chẳng có sự nói dối nào trong chiến tranh hay khi chuẩn bị chiến tranh nào không có thể được bào chữa cả. Chúng ta đă đi xa c̣n hơn thế nữa. Chỉ qua một đêm chúng ta đă cố gắng sáng tạo những thực tại mới, xếp đặt những từ ngữ một cách chỉn chu giống như tác động của những chữ trên những tấm bảng quảng cáo ghi vào kư ức và lập đi lập lại hoài hủy.” Những lời đối thoại này tuy phần lớn cụt ngủn của hai người, nhất là những câu nói của Elster, cũng hé lộ cho ta thấy quan niệm của vị cố vấn của chính quyền Mỹ trước đây về cuộc chiến Iraq của Elster. Những câu nói của Elster khá tương tự lời lẽ của cựu Bộ trưởng Quốc Pḥng Donald Rumsfeld hay của cựu tổng thống George W. Bush. Nhưng cái khác ở đây là nằm đằng sau những lời thốt ra của Elster là một nỗi cay đắng, một sự dầy ṿ hối lỗi. Ông ta nay cho rằng “Cuộc chiến tranh của bọn chúng là trừu tượng. Chúng nghĩ rằng chúng gửi một binh đoàn đi tới một vùng trên bản đồ.” Và đấy cũng là lư do ông đă bỏ hết lại sau lưng, tự lưu đầy ngoài sa mạc xa vắng. Và để có dịp thốt ra: “Thời gian trôi tuột đi. Đó là cái tôi cảm thấy ở nơi đây… thời gian từ từ già cỗi. Phải chăng sự trống rỗng tuyệt cùng của sa mạc là điểm Omega, một cái lỗ hổng đen ng̣m ngoác miệng chờ Elster mất hút trong đó để triệt tiêu nỗi đớn đau và mặc cảm tội lỗi do việc ông đă đóng góp vào việc phát khởi một cuộc chiến tranh.

Sự xuất hiện của Jessie, con gái của Eslter, một thiếu nữ ngoài 20 nhưng chưa tới 30 bên hai người đàn ông cô độc tuy tạo nên những khuấy động nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Việc Jessie từ New York t́m tới người cha không phải để gần gũi nhưng để trốn chạy: Jessie nghe theo lời mẹ - bà đă rời xa chông từ nhiều năm trước – để trốn chạy người t́nh có tính ưa thống trị cô. Hiện nay Jessi đang thất nghiệp. Cô ta là một người con gái thầm lặng, không sắc cạnh, có khuynh hướng ch́m lỉm trong những tâm trạng cô ta dường như làm ngơ trước mọi sự có thể đem đến một đáp ứng. Elster nhân xét về con gái ḿnh: “Nó không phải là một đứa trẻ cần có bạn bè trong tưởng tượng. Nó tưởng tượng về bản thân,” và: “Ánh mắt con bé có một thứ phẩm tính hạn chế, thu giảm, không vươn tới tường nhà hay cửa sổ. Thế nhưng, Finley cảm thấy ḿnh bị Jessie thu hút, mơ tưởng làm t́nh với cô ta. Nhưng sự việc chưa diễn ra th́ một bữa nọ Finley và Elster đi chợ mua rau cỏ khi trở về th́ căn nhà họ ở đă trống không, Jessie hoàn toàn biệt tích, như thể tan loăng vào trong không khí, không hiểu v́ lư do ǵ. Elster và Finley cùng nhau t́m kiếm Jessie trong vô vọng trên những ngả đường không dấu vết của sa mạc. Hai người xưa nay vẫn cho rằng “người ta t́m đến sa mạc là để tự sát.” Finley đă mô tả sự mất mát của Elster một cách thật tài t́nh: “Điểm Omega thu hẹp dần, nơi đây và hiện giờ, vào cái điểm của một mũi dao như thể đang xuyên vào một thân xác. Tất cả những tư tưởng lớn lao của một người đàn ông chảy tuột về một nỗi thương tiếc tại, một cái xác người, nằm ngoài kia hay ở một nơi nào đó, hoặc không.” Đọc câu văn này của Don DeLillo chúng ta không khỏi liên tưởng tới những người lính tử trận nơi nơi trong một cuộc chiến. Kết cục hóa ra Jessie đă bỏ mạng dưới lưỡi dao tàn bạo của một kẻ sát nhân vô danh giữa vùng sa mạc hoang vu. Nh́n chung, cả ba nhân vật trong Điểm Omega đều là những kẻ vong thân, đánh mất bản thân trong thời gian. Nếu như khi Linh mục Teilhard de Chardin khi đưa khái niệm “điểm Omega” có màu sắc tôn giáo và gợi ra một niềm hứng khởi th́ qua quyển Điểm Omega Don DeLillo bằng lối viết cô đọng, sắc lạnh, muốn nói lên một sự kết thúc bi thảm của con người sau chiến tranh.

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

2010