HOME COMING
(trở về)
Bernhard Schlink
Bernhard Schlink tác giả quyển tiểu thuyết ngắn “Người Đọc Sách” xuất bản năm 1995 được dịch ra gần bốn mươi ngôn ngữ và được đọc nhiều ở Đức và Mỹ, vừa cho ra mắt tác phẩm mới TRỞ VỀ/ Homecoming chứa đựng nhiều suy tư về lịch sử, chiến tranh, Thiện-Ác, và con đường trở về quê nhà. Bernhard Schlink sinh năm 1944 ở Đức, học Luật, năm 1988 từng làm chánh án liên bang ở Bắc Rhine-Westphalia, hiện làm giáo sư công pháp và triết lư luật pháp tại đại học Humboldt ở Berlin. Ông bắt đầu vào nghề viết bằng tiểu thuyết trinh thám. Người Đọc Sách là một tiểu thuyết tự sự với nhân vật chính là một cậu bé đang khi phải ḷng một nữ tài xế xe khách ngoài ba mươi th́ người phụ nữ này đột ngột biến mất khiến cậu bé ngẩn ngơ thương nhớ. Lớn lên theo nghề luật chàng thanh niên này t́nh cờ gặp lại người phụ nữ ḿnh thầm yêu trộm nhớ trong một phiên ṭa xử tội ác chiến tranh thời Quốc xă và trong phiên xử người phụ nữ này ở vị trí biện hộ cho các phạm nhân tội ác chiến tranh v́ trước đây bà làm nhân viên bảo vệ trại giam. Kết cục người phụ nữ này cũng bị ṭa kết án. Điều đặc biệt là bà ta hoàn toàn mù chữ. Quyển sách này nhận được nhiều giải thưởng văn chương ở Đức, Ư, và Pháp. Năm 2001 Bernhard Schlink cũng cho ra mắt một tuyển tập truyện ngắn tựa đề Đường Bay của T́nh Yêu.
Nhân vật chính của Trở Về là Peter Debauer, trạc tuổi tác giả, là một luật gia, đang chú tâm nghiên cứu một tài liệu cũ biện hộ cho vụ giới nghiêm phong tỏa thành phố Leningrad của quân đội Quốc xă Đức vào những năm 1940. Tài liệu này của một người mang tên Volker Vonlanden*. Người này bênh vực việc phong tỏa và giết chóc dân chúng Leningrad với luận cứ: sự cần thiết thi hành kỷ luật sắt “làm nền tảng cho mọi quyền hành và việc lănh đạo” v́ “nếu như quí vị muốn đặt bản thân ḿnh thuộc về một điều ǵ đó th́ quí vị có quyền buộc kẻ khác cũng phải đặt ḿnh phụ thuộc vào điều đó.” Ư kiến này của Vonlanden đă ám ảnh Peter không ít. Peter Debauer cũng không thể quên được kỷ niệm chuyến viếng thăm nghĩa trang chôn những nạn nhân Leningrad, như lời anh tâm sự “Cái nơi năo ḷng nhất tôi từng đến viếng chính là cái nghĩa trang rộng mênh mông, trần trụi, hai bên đường trồng cây thẳng tắp, cái nơi chôn một nửa triệu người bị giết chết khi xảy ra cuộc phong tỏa Leningrad từ năm 1941 đến năm 1944 của quân đội Quốc xă, phần lớn nạn nhân là dân thường, được chôn trong những hố tập thể …” Peter từ thời thơ ấu chưa từng biết mặt cha và được mẹ gửi về sống với ông bà nội ở Thụy-sĩ. Mẹ anh là một phụ nữ kiệm lời, chỉ vắn tắt cho con biết cha là một luật sư, phục vụ trong Hội Chữ Thập Đỏ ở Liên-xô và khi chiến tranh xảy ra ác liệt ông bị tử thương. Quê nhà và Người Cha là hai nỗi ám ảnh lớn nhất trong đời Peter. Những ngày sống với ông bà nội là những ngày hạnh phúc của cậu bé Peter. Nhất là v́ ông bà cậu bé là người đứng đầu một nhà xuất bản loại tiểu thuyết b́nh dân giải trí nên từ nhỏ cậu bé đă có thói quen đọc sách. Ông của cậu cũng c̣n cho cậu bé một tập bản thảo của một kẻ vô danh kể lại câu chuyện một chiến binh bị cầm tù bên Nga đă trốn thóat khỏi trại tù binh và lần ṃ về được tới nhà, nhưng khi bước vào cửa nhà ḿnh th́ đă thấy vợ anh nay đă lấy chồng khác, trên tay đang ăm con. Quyển bản thảo này có nhiều nét tương tự tác phẩm cổ điển lừng danh Odyssey của Homer. Khi cho cháu cuốn bản thảo để làm giấy nháp, ông nội dặn cậu không được đọc xem người vô danh đă viết ǵ. Nhưng dĩ nhiên cậu bé ṭ ṃ đă đọc hết tập bản thảo. Rất tiếc những trang chót tập truyện lại bị thất lạc, khiến từ đó cậu bé bị câu chuyện ám ảnh và cậu cũng nghi ngờ tác giả của tập bản thảo có thể chính là cha cậu. Lớn lên theo đuổi ngành Luật nhưng Peter đă không thể hoàn tất luận án tiến sĩ v́ chính anh đang c̣n vướng mắc về mặt luận lư trong việc trả lời vấn nạn “có phải rằng công lư phải được thực hiện dù cho thế giới có bị hủy hoại không?” Trong ḷng Peter cũng hoài nghi rằng Volker Vonlanden tác giả tài liệu tuyên truyền bênh vực chủ nghĩa Quốc xă anh đang nghiên cứu rất có thể là một cái tên giả của chính cha anh.
Hành tŕnh t́m kiếm diện mạo thực của người cha dẫn anh tới những địa chỉ và những con người đáng nghi ngờ. Anh tự hỏi ḿnh biết được bao nhiêu về cha anh và có c̣n muốn t́m hiểu thêm nữa không? Cái phần anh biết đó liệu có là sự thực? Cứ theo lời mẹ anh th́ cha anh là một người anh hùng tử trận nhưng cũng có thể ông ta là một kẻ tuyên truyền cuồng nhiệt của Quốc xă. Liệu thực sự ông đă chết hay ông vẫn c̣n sống ở đâu đó trên mặt đất này và đă thay tên đổi họ? Nhưng v́ là một người nghiên cứu luật nên Peter cần có những bằng chứng xác thực cụ thể trước khi đi đến một kết luận. Peter cũng biết chắc rằng chỉ khi nào anh biết được cha anh là người như thế nào th́ anh mới có thể hiểu được chính bản thân anh. Câu hỏi là: trong chiến tranh ông cha chúng ta đă đóng vai tṛ ǵ, là người thiện hay người ác, dù thiện hay ác họ đă dự phần vào tội ác chiến tranh như thế nào? Con cái của những người tham dự vào cuộc chiến ngày nay hoàn toàn là những kẻ mồ côi, dù cha ông họ c̣n sống hay đă chết, nếu như sự thực chưa được soi sáng. Trong cuộc hành tŕnh đi t́m sự thực về người tù binh chiến tranh Peter đă đến tận nơi căn nhà của người này và cũng chính tại nơi đây anh đă gặp được t́nh yêu chân thật nơi một phụ nữ với lời hứa hẹn khởi đầu một cuộc đời mới không dối lừa.. Peter không chỉ đến những nơi chốn ở Âu châu mà anh c̣n sang Mỹ, t́m đến đại học Columbia ở New York để gặp vị giáo sư chính trị học nổi danh John de Bauer**, người dùng thuyết hủy tạo (deconstruction) làm cơ sở cho học thuyết chính trị của ông. Qua cuộc gặp gỡ này người đọc cũng có thể ngờ rằng John de Bauer cũng chính là Volker Vonlanden và cũng chính là cha anh, v́ chữ Debauer tên anh dù viết rời ra là de Bauer cũng không có ǵ khác biệt.
Peter Debauer cũng như chính tác giả là những tâm thức trăn trở về một hành tŕnh trở về. Họ cũng là những người say mê Homer với tác phẩm Odyssey, coi tác phẩm này là nguyên mẫu của hành tŕnh trở về của con người. Một cuộc trở về không phải để ở lại nhưng trở về để rồi lại ra đi. Odyssey là câu truyện của một sự di chuyển liên tục, di chuyển không để đặt chân tới một điểm đến. Đó là một chuyển động hoài hủy cho nên không có mục đích, không là một thành tựu nhưng cũng không phải là hoài công. Trở Về của Bernhard Schlink là một tiểu thuyết về mối liên hệ cha con, đàn ông /đàn bà, chiến tranh/ ḥa b́nh, lịch sử / sự thực. Tác phẩm phơi mở viễn cảnh cứu chuộc cho nhân loại để vượt qua thảm kịch chiến tranh. So với quyển tiểu thuyết thành công rực rỡ Người Đọc Sách hơn mười năm trước đây, Trở Về có thể sẽ bị nhiều người cho là quá tải về mặt tư tưởng, nhân vật nhợt nhạt không định h́nh rơ nét, v́ vậy thiếu hấp dẫn. Trong sách Bernhard Schlink cũng nhắc đến và trích dẫn sách vở của những tên tuổi lẫy lừng của thuyết hủy tạo như Paul de Man chẳng hạn. Có phải v́ vậy nếu người đọc không có kiến thức về lư thuết văn chương và triết học sẽ cảm thấy xa lạ hụt hẫng? Quả thực phần đông người đọc không mấy người biết chuyện Paul de Man, con chim đầu đàn phê b́nh văn học hủy tạo của đại học Yale hai mươi năm trước, tên tuổi lừng lẫy trong giới học thuật văn chương, nhưng sau khi ông chết đi người ta đă t́m thấy nhiều chứng cớ cho biết, trong thời gian Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai khi c̣n ở Bỉ trước khi di dân sang Mỹ, Paul de Man đă viết những bài báo ngợi ca chủ nghĩa Quốc xă. Nhưng mặt khác quyển tiểu thuyết Trở Về của Bernhard Schlink, cũng nhắc nhở chúng ta rằng khá đông những nhân vật lịch sử nổi danh thực ra đều có một nhân thân bí ẩn, với nhiều mảng ch́m khuất trong bóng tối che phủ những hành vi thiếu đạo đức của họ trong quá khứ, nhất là trong những giai đoạn thời thế nhiễu nhương.
đào trung đạo
*Tác gia đặt tên các nhân vật trong truyện bằng tiếng Đức đều nên hiểu theo nghĩa đen.
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao
© 2007 gio-o